CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

CCB GIỮ ĐẤT TẠI QUÊ BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚC…


CCB CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CAO ĐIỂM 1509, 772 VỊ XUYÊN HÀ GIANG, HIỆN ĐANG ĐẤU TRANH GIỮ ĐẤT TẠI QUÊ BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚC…

Phạm Viết Đào.

Phần 1: Gặp Đường Minh Tuấn người mở đường máu thoát khỏi Cao điểm 1509 Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang chiều 28/4/1984?

Các Cựu chiến binh E 457, F 313, quê Vĩnh Phúc từng chiến đấu tại Thanh Thủy Hà Giang...

Cuối tháng 7/2012 vừa qua, Đường Minh Tuấn, quê ở Hương Canh Vĩnh Phúc, CCB của Sư 313, từng có mặt trên Cao điểm 1509 Thanh Thủy, Vị Xuyên Hà Giang từ tháng 7/1981 cho đến  15 giờ 30 chiều 28/4/1984, ngày Cao điểm này vĩnh viễn rơi vào tay Trung Quốc đã gọi điện cho tôi: Chiều 24/7/2012 này, bọn em tổ chức gặp mặt những CCB từng chiến đấu tại Hà Giang, có thời gian mời anh lên nghe chuyện chiến đấu bảo vệ 1509…Sở dĩ Tuấn chọn ngày 24/7 vì ngày 24/7 là ngày Tuấn nhập ngũ vào năm 1980; Cùng nhập ngũ với Tuấn dịp này tại Hương Canh có khoảng 30 đồng đội; hàng năm Tuấn và đồng đội thường lấy ngày này để tụ họp nhau ôn lại một quãng đời lính…
Theo hẹn, chiều 24/7 tôi phi xe từ Hà Nội lên, vào nhà Đường Minh Tuấn đã thấy chật cứng các CCB của Sư 313, khoảng 30 CCB phần lớn đang sinh sống tại Hương Canh và xã Thanh Lãng; Họ là những CCB từng có mặt tại Vị Xuyên những năm tháng ác liệt giai đoạn 1981-1984… Thấy tôi đến, Đường Minh Tuấn dẫn tôi vào giới thiệu với CCB Nguyễn Đình Hát, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 457 thuộc Sư 313, đơn vị đã từng bắn tới những viên đạn cuối cùng nhằm bảo vệ 1509 và 772…gặp Đỗ Văn Năng, Trần Ngọc Viên, Kiều Văn Phong…những pháo thủ từng tham gia 2 trận đánh bảo vệ 1509 và 772…Đường Minh Tuấn cho biết: riêng thị trấn Hương Canh vã xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, trong đoạn ác liệt nhất 1981-1985, đã đóng góp có khoảng 70 lính cho mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…

           Đường Minh Tuấn, ngoài cùng bên phải đang trực chiến tại chân cao điểm 1509
Cao điểm 1509 theo Đường Minh Tuấn là một điểm cao khống chế vùng Thanh Thủy, có độ cao trên 1500 m; Tuấn là kế toán pháo binh của Trung đoàn 457 được đưa lên 1509 làm nhiệm vụ phối thuộc cùng đại đội giữ chốt là C 22, E 122, F 313;Tuấn có nhiệm vụ quan trắc tính toán tọa độ bắn cho cho pháo binh ta bắn yểm trợ bảo vệ cao điểm nếu bị Trung Quốc tấn công…
Đường Minh Tuấn cho biết Cao điểm 1509 có 3 mỏm: Đồi Cây khô, Mỏm 1 và Mỏm 2; Đồi cây khô do trung đội 1 chốt giữ do anh Sơn là Trung đội trưởng; Mỏm 1 do anh Sáng là Trung đội trưởng; Còn mỏm 2 lâu ngày Tuấn quên…Mỗi mỏm ở đây chiều dài khoảng 40-50 m, chiều rộng khoảng 25 m.Lực lượng chốt giữ cao điểm 1509 giai đoạn 1981-1984 về phía ta có khoảng 100 tay súng, vũ khí có: AK, B41, ĐKZ, Cối cá nhân 60, lựu đạn, mìn định hướng ĐH 10 ( Kleymo )… Về trang bị cá nhân cho bộ đội có súng AK cơ số đạn mỗi khẩu có khoảng 300 viên/ khẩu… 
Ngoài ra từ bình độ 1200, Trung đoàn có đặt một số khẩu cối 120 để bắn yểm trợ trực tiếp; Để yểm trợ bảo vệ 1509 Sư 313 còn bố trí Trung đoàn pháo binh 457 đặt pháo 105 ở Nậm Ngặt bắn yểm trợ…Công sự phòng ngự trên Cao điểm 1509 là hệ thống hầm bêtông, mỗi tiểu đội một nhầm hình chữ U…
Đường Minh Tuấn cho biết: Vào khoảng 5g  sáng ngày 28/4/1984, bọn em bắt đầu nghe pháo Trung Quốc bắn dồn dập lên; nghe pháo bắn rát cả đơn vị thức giấc đoán là sắp bị tấn công nên đã sẵn sàng chiến đấu.Pháo Trung Quốc bắn dồn dập đến khoảng 7 giờ thì thưa dần và bộ binh Trung Quốc bắt đầu tràn lên tấn công từ phía sườn 1450…Phía ta bắt đầu phát hỏa đánh trả: Cối từ bình độ 1200 và của Trung đoàn 457 đặt ở Nậm Ngặt bắn vào đội hình địch và khá chính xác; đợt tấn công thứ nhất  ta đã đẩy lùi được lính Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho lui quân và cho pháo bắn lên ác liệt hơn, phía ta bắt đầu có thương vong; khoảng 9 giờ phía Trung Quốc tấn công đợt 2 và chúng đã chiếm được mỏm Đồi Cây khô…Đợt thứ 3, vào khoảng trưa, phía Trung Quốc cho xe ôtô bổ sung quân và tổ chức tấn công đợt 3; Đợt 3 này phía Trung Quốc đã tràn lên được mỏm 2; hai bên xảy ra thế trận giằng co ở mỏm 2 này…Đại đội trưởng Nguyễn Văn Thông đã phải gọi điện cho pháo Trung đoàn bắn thẳng vào trận địa của ta vì địch đã tràn lên xen kẽ với ta…Đáng tiếc tầm trưa thì pháo ta thưa dần, không còn mãnh liệt như lúc sáng vì hết đạn. Đại đội trưởng Thông chiến đấu ở Mỏm 1 cùng với Đường Minh Tuấn, thấy bắn nhau ác liệt ở mỏm 2, Đại đội trưởng Thông lao xuống để chỉ huy anh em chiến đấu, không may anh lại lao đúng vào căn hầm đã bị lính Trung Quốc chiếm, nên anh đã bị chúng bắn chết…Như vậy đến tầm trưa thì ta gần như mất nốt mỏm 2; bộ đội ta thương vong rất nhiều…”
Từ trên Mỏm 1, mỏm cuối cùng Tuấn và đồng đội còn giữ được tới tầm 3 giờ chiều; Tuấn cho biết: bọn em còn nghe rõ đồng đội kêu la từ mỏm 2, đồng hương ơi cứu nhau với…Sau đó thì nghe súng nổ. Bộ đội ta thương vong và hy sinh đều được đưa vào trong hầm, khi lính Trung Quốc tràn được lên thì chúng xả súng bắn chết cả thương binh. Trong trận đánh bảo vệ 1509 những thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã chôn cất anh em mình tại chỗ…
Tôi hỏi Tuấn: Thế Tuấn và số đồng đội còn lại đã rút lui như thế nào ? Tuấn cho biết: Khoảng 10 giờ, từ Bình độ 1200, Trung đoàn đã cho 1 đại đội lên tiếp viện nhưng chủ yếu là mang đạn dược bổ sung; Trong khi đó thì phía Trung Quốc từ sáng đến chiều đã tập trung khoảng 2 đến 3 tiểu đoàn bộ binh với sự yểm trợ tối đa của pháo binh…Ta có 2 khẩu cối 120 bố trí ở Bình độ 1200 bắn lên yểm trợ rất tốt, nhưng đến trưa thì không bắn được vì bàn đế bắn nhiều nên lún sâu xuống 1 m, nòng bị nóng; Còn pháo 105 của Trung đoàn 457 đặt ở Nậm Ngặt thì tầm trưa cũng hết đạn…Tuấn chỉ cho tôi gặp Đỗ Tiến Năng và Kiều Văn Phong, những pháo thủ pháo 105 tham gia trận này? Tôi hỏi đùa Đỗ Tiến Năng: Nghe nói khi tham gia trận này, các ông bị xích chân vào pháo có đúng không ? Năng cười: Bọn em được phát mỗi người 1 khẩu AK, được giao nhiệm vụ giữ lại 3 viên đạn pháo cuối cùng để đề phòng trường hợp bị lính Trung Quốc tràn đến trận địa thì cho nổ tung pháo và dùng AK đánh nhau với chúng để bảo vệ trận địa…

                                       Đường Minh Tuấn tại nhà riêng thị trấn Hương Canh...

Đường Minh Tuấn kể tiếp: Vào khoảng 3 giờ chiều, sau khi ta đã mất Mỏm Đồi cây khô, Mỏm 2 chỉ còn Mỏm 1; Trong khi đó thì pháo của ta gần như đã im hẳn, bọn em mỗi người chỉ còn vài chục viên đạn; khẩu AK của em bị hỏng, may cón vớ được 1 khẩu của đồng đội…Đến đợt tấn công thứ tư của lính Trung Quốc thì bọn em đành phải rút lui…Con đường rút lui của bọn em từ Mỏm 1 về phải qua mỏm 2; bọn em gần như phải mở đường máu mà rút vì phải qua một dốc đá trống, không có giao thông hào trong khi đó thì phía Trung Quốc bắn chéo sang từ Đồi Cây Khô và mỏm 1…Khoảng trên một chục đồng đội của em đã hy sinh khi chạy qua đoạn đường máu này, may mà em thoát chết…
Tôi hỏi Tuấn: Ta phòng ngự, phía Trung Quốc tấn công lên, thế mình có tiêu diệt được nhiều lính Trung Quốc không? Tuấn cho biết: Phía Trung Quốc chắc cũng thương vong nhiều, em chỉ kể về trường hợp một 1 quả ĐH 10 do anh Thủ phát hỏa đã tiêu diệt gần như cả 1 trung đội của lính Trung Quốc…Tuấn đã chứng kiến cảnh này; Quá ĐH 10 ( mình kleymo ) bị pháo Trung Quốc bắn văng ra khỏi hào, Thủ đã bò ra lấy lại và cài sẵn trên miệng hào, chờ cho lính Trung Quốc bò lên đông, gần anh mới phát hỏa…Khi mìn nổ xong bọn em ra xem thì thấy cả một sườn đồi sạch bong…Tôi hỏi thế bây giờ Thủ ở đâu? Tuấn cho biết: Đáng tiếc, Thủ đã bị tai nạn bị rơi và chết năm ngoái khi đang thi công xây dựng khu nhà Keangnam ở Hà Nội…
Tôi hỏi Tuấn: Thế anh em chiến đấu, hy sinh như vậy có ai được khen thưởng gì không ? Tuấn cho biết: Đơn vị sau này cũng đã có ý định đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng cho Đại đội trưởng Thông nhưng vì cao điểm mất nên không ai còn nghĩa đến nữa…



       CCB Đỗ Tiến năng E 457, F 313, CCB Nguyễn Nghĩa Cầu.. đang mếu máo cười khi chứng kiến đất của mình bị chiếm xây nhà nghỉ ?

Nhìn gương mặt khắc khổ già trước tuổi của CCB Đường Minh Tuấn, Kiều Văn Phong, Đỗ Tiến Năng, Trần Ngọc Viên, Nguyễn Văn Thơm…tôi hỏi Tuấn: Thế  anh em mình bây giờ sống như thế nào ? Tuấn cho biết: Anh trông anh em thì sẽ thấy; Chỉ có tôi và một số anh em xoay xở được là còn tạm ổn, phần lớn anh em bây giờ vẫn nghèo, chưa kể còn bị di chứng chiến tranh…Nhân gặp tôi: Đường Minh Tuấn gọi Đỗ Tiến Năng, Kiều Văn Phong: Anh xem, những anh em từ bỏ xương máu ra bảo vệ biên cương tổ quốc nhưng hiện họ về quê làm ăn lại đang bị gặp rắc rối về chuyện đất đai với chính quyền địa phương?
Nhân có tôi lên, Kiều Văn Phong, Đỗ Tiến Năng và một số CCB xã Thanh Lãng mời tôi sắp xếp thời gian về xã Thanh Lãng của các anh  để chứng kiến về những uất ức mà các anh và một số CCB, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng đang bị chính quyền dùng quyền lực nhà nước chiếm giữ đất hương hỏa, đất phần trăm được phân theo Điều 72 của Luật Đất đai 2003 của gia đình họ…

( Còn nữa )

Copy từ: NV Phạm Viết Đào


Tổng tài sản của các ngân hàng TMCP "bốc hơi" mạnh


(Dân trí) - Trong 5 loại hình TCTD, nhóm ngân hàng TMCP có sự sụt giảm mạnh nhất khi để mất khoảng 8%, còn 2.081,1 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đạt hơn 4.838,8 nghìn tỷ đồng.

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng).
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng).
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 31/10/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt hơn 4.838,8 nghìn tỷ đồng, giảm 2,44% so với cuối năm 2011.
Điểm nổi bật là vốn tự có và vốn điều lệ của toàn hệ thống tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011 và hầu như không có biến động nhiều so với mấy tháng qua. Trong đó, vốn tự có toàn hệ thống đạt 413,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,45% so với cuối năm 2011; vốn điều lệ đạt hơn 386,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,59% so với cuối năm 2011.
Trong 5 loại hình TCTD, 3 nhóm gồm: ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), ngân hàng liên doanh nước ngoài và công ty cho thuê tài chính tiếp tục sụt giảm về tài sản. Trong đó, nhóm ngân hàng TMCP có sự sụt giảm mạnh nhất khi để mất khoảng 8%, xuống còn 2.081,1 nghìn tỷ đồng. Hai nhóm còn lại giảm lần lượt 7,23% và 7,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi vượt nhóm ngân hàng TMCP trong tháng 9 về tổng tài sản thì sang tháng 10 lại trở về vị trí thứ 2 với tổng tài sản đạt 2.080,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,63% so với cùng kỳ. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp tổng tài sản của nhóm này tăng trưởng.
Cũng theo số liệu từ NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống sụt giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng trước, tuy nhiên vẫn ở mức 13,7% cao hơn quy định được NHNN đặt ra là 9%. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng TMCP đều có tỷ lệ này duy trì trên 10%.

Tính đến 31/10, chỉ số ROA và ROE của toàn hệ thống lần lượt ở mức 0,62% và 6,31%, cao hơn đáng kể so với 0,39% và 4,14% vào cuối tháng 9. Trước đó, ROA và ROE toàn hệ thống suy giảm trong tháng 5 đã tăng trở lại trong tháng 6,7 và 8, 9.

Hệ số ROA, ROE của nhóm TCTD vẫn tiếp tục giữ mức cao nhất trong toàn hệ thống, lần lượt đạt 1,53% và 8%, nhưng nếu so với thời điểm cuối tháng 9, hai hệ số này có giảm nhẹ.

Nhóm công ty tài chính, cho thuê tiếp tục có chỉ số ROA và ROE âm 0,76% và 13,88%. Trong đó, ROA cải thiện đôi chút, còn ROE sụt giảm mạnh so với chỉ âm 1,21% hồi cuối tháng 9.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống cuối tháng 10 là 17,36%, tăng nhẹ so với cuối tháng 9. Ngoại trừ nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài và nhóm TCTD hợp tác có tỷ lệ này âm, thì 3 nhóm còn lại đều trên 17%.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng tại 31/10 đạt 91,13%, cũng tăng so với thời điểm cuối tháng trước. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và nhóm công ty tài chính, cho thuê có tỷ lệ này lên tới 101,14% và 132,55%, cải thiện chút ít so với tháng trước. Các nhóm khác đều duy trì tỷ lệ này dưới 100%.
Nguyễn Hiền




Copy từ: Dân Trí

Phân tích: Những rắc rối và lối thoát trong vấn đề Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam


Phân tích: Những rắc rối và lối thoát trong vấn đề Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nhu Dang/Bach Nguyet

Vũ Cao Đàm dịch
Bài viết này được đăng trên trang mạng tiếng Hoa của Đài BBC, ký tên là “Bình luận viên độc lập Việt Nam”, Nhu Dang và Bach Nguyet.
Chúng tôi đã cố gắng tìm nguyên bản tiếng Việt của các tác giả trên mạng, nhưng chỉ tìm được bản dịch tiếng Việt theo chương trình dịch tự động của Google, đọc rất khó hiểu.
Nhận thấy bài viết có ý tưởng rất đáng chú ý, chúng tôi dịch lại sang tiếng Việt để các bạn đọc trong cộng đồng Việt tham khảo
Bauxite Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc về việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Ngày 30-11-2012, phần chủ quyền lãnh thổ đường biển phía Nam Trung Quốc đã tồn tại tranh cãi từ lâu lại xuất hiện thêm một sự việc mới. Trong ngày, hai tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp tại 108.02 độ kinh đông, 17.26 độ vĩ bắc đã cắt đứt dây cáp địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Vùng biển xảy ra sự cố nằm ngoài cửa vịnh Đông Kinh (trước gọi vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý và cách quần đảo Paracel (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa) khoảng 210 hải lý.
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để kháng nghị sự việc nói trên.
Bộ ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng vùng biển xảy ra sự cố vẫn chưa hoàn tất việc vạch định ranh giới, hai bên đang trong quá trình đàm phán, sự cố xảy ra trong “khu vực trùng lặp” giữa hai bên, đồng thời yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay mọi hoạt động “thăm dò dầu khí đơn phương” và chấm dứt “quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, nhưng hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh này.
Trên bản đồ, ký hiệu “X” là điểm đánh dấu vùng biển xảy ra sự cố, đường màu đỏ là đường trung tuyến.
Nếu theo luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế thì đường trung tuyến sẽ là đường ranh giới được vạch định chính thức trong tương lai. Cho dù là vì cần thiết phải có những hạng mục cụ thể để đơn giản hóa trình tự, nhưng đường ranh giới cách đều đảo Hải Nam Trung Quốc và bờ biển Việt Nam cũng vẫn sẽ là đường biên giới khu vực có khả năng được tòa án quốc tế công nhận nhất.
   
Đường trung tuyến phân định tranh chấp
(Bản đồ do giới phân tích Việt Nam đưa ra về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ)
(Chú thích: Trung Quốc gọi vịnh Đông Kinh là phiên âm theo tiếng Anh Tonkin Bay, là vịnh Bắc Bộ. Quần đảo Hoàng Sa là cách gọi của Việt Nam với quần đảo Tây Sa)
Tất nhiên, điều không thể tránh là hai phía Việt – Trung đều sẽ chủ trương đưa ra “đường trung tuyến” vạch đinh riêng. Phía Việt Nam mong muốn đường trung tuyến có thể ở giữa đảo Cồn Cỏ và đảo Hải Nam, phía Trung Quốc cũng hy vọng đường trung tuyến nằm ở giữa đảo Hải Nam và đường bờ biển đất liền của Việt Nam.
Theo cách phân định ranh giới mà phía ViệtNammong muốn thì vùng biển xảy ra sự cố sẽ nằm ở vị trí cách đường trung tuyến lệch về phía ViệtNam13.5 hải lý.
Còn theo kết quả của phía Trung Quốc, không tính nhân tố đảo Cồn Cỏ của Việt Nam thì địa điểm xảy ra sự cố lần này vẫn nằm trong vùng biển vượt qua đường trung tuyến Việt Nam khoảng 10.5 hải lý.
Một phương án giải quyết mang tính hợp lý hơn là tạo ra một đường trung tuyến mới ở giữa hai đường trung tuyến mà hai bên kiên trì theo chủ trương của mình. Thật ra đây cũng là cách giải quyết tranh chấp được lựa chọn cuối cùng trong quá trình đám phám việc phân định khu vực vịnh Bắc Bộ.
Theo phương án giải quyết này thì đường trung tuyến được thỏa hiệp sẽ cách bờ biển đất liền Việt Nam 66 hải lý, cách đảo Cồn Cỏ 55 hải lý và cách đảo Hải Nam 63 hải lý.
Thế nhưng dù dựa theo phương án thỏa hiệp này thì vị trí cắt cáp vẫn nằm trong vùng biển ViệtNam10 hải lý.
Như vậy, nếu phía Trung Quốc nhận xét vùng biển xảy ra sự cố vẫn nằm trong “khu vực trùng lặp” chủ quyền của hai bên thì đường biên giới biển mà Trung Quốc chủ trương cũng nhiều hơn ít nhất 10 hải lý so với đường biên giới phía Việt Nam đưa ra.
Mấu chốt tranh chấp giữa ViệtNam– Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra căn cứ lý luận phương pháp phân định ranh giới chính thức này. Nhưng chí ít về mặt pháp lý rất khó để lý giải tại sao vị trí cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý lại thuộc về Trung Quốc.
Cách giải thích thứ nhất: đây có thể là một thủ đoạn đàm phán phía Trung Quốc, đầu tiên đẩy đường khởi điểm đàm phám xa khỏi phía Việt Nam, sau đó sẽ cật lực giành kết quả có lợi hơn cho mình trong phương án thỏa hiệp cuối cùng.
Khả năng thứ hai là Trung Quốc không chấp nhận tập quán luật pháp quốc tế dùng đường trung tuyến vạch định biên giới, mà tiếp tục dựa theo “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ, gọi vùng biển nói trên “từ xưa đến này đều là vùng biển Trung Quốc”, đồng thời hi vọng chủ trương này được thông qua và làm đường cơ sở phân định vạch mốc.
Khả năng thứ ba là phía Trung Quốc thực chất không muốn phân định ranh giới trong khu vực tranh chấp, mà hi vọng “gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Đây là phương án giải quyết đầu tiên được đưa ra để giải quyết tranh chấp ở vùng biển phía đông Trung Quốc khi phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình còn tại nhiệm năm 1978, sau đó lại được chính phủ Trung Quốc áp dụng cho tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc có ý đồ dùng ba cách nói trên để đàm phán với Việt Nam thì phía Việt Nam rất khó để chấp nhận bất cứ phương pháp nào, vì Việt Nam mong muốn vạch định đường biên giới biển hai bên theo phương pháp đường trung tuyến cách đều.
Vì thực lực hai bên tồn tại một chênh lệch lớn, Việt Nam là nước yếu hơn nên hi vọng có thể phân định biên giới rõ ràng, như vậy có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn; Việt Nam cho rằng việc “cùng nhau khai thác” chỉ có thể là phương án giải quyết tạm thời, hoặc tiến hành trên cơ sở đã hoàn thành việc chia ranh giới, nhưng không thể thay thế ranh giới.
Do thực lực hai bên không tương xứng, cho nên, nếu Trung Quốc kiên trì một hoặc nhiều lập trường đàm phán nói trên thì Việt Nam sẽ đối phó như thế nào, sự việc này đáng để theo dõi.

Bản tiếng Hoa

分析:中越北部湾的麻烦和出路

更新时间 2012年12月9日, 格林尼治标准时间15:22
Nhu Dang/Bach Nguyet
越南独立评论员

越南政府就中国渔船“切断”越南油气勘探船拖曳缆索一事已经照会中国使馆。
2012年11月30日,历时已久的南中国海主权之争中又增添了新的一例事端。当日,两艘在东经108.02度/北纬17.26度海域作业的中国渔船切断了同在这一海域作业的一艘越南油气勘探船所拖曳的地震电缆。
事发海域位于东京湾(北部湾旧称)湾口外部,距离越南大陆海岸54海里,距离中国海南岛75海里,距离争议的帕拉塞尔群岛(中国称 西沙群岛)约210海里。

相关内容

更多相关的故事
越南政府就此事件照会中国驻河内大使馆以表达抗议。
中国外交部则发表声明指出事发海域仍未完成划界,双方仍在谈判中,事发地位于双方划界“重叠区”,并要求越南方面停止“单方面的油气勘探”活动,并停止“骚扰”中国渔船。
尽管中越两国已经于2000年签订了东京湾划界协定,但是两国就湾口外部海域的划界仍在谈判过程中。
地图上标有“X”符号所示意的就是事发海域。图上红线是中间线。
如果依照国际法和国际惯例,那么无疑中间线将是未来正式划定的分界线。即使是因为可能需要简化程序等具体事项的需要,在中国海南岛和越南海岸等距线划界也仍将是一个国际法庭最可能认可的划界线。
间线划界争议

越南独立分析人士所提供的东京湾湾口外部示意图。 (注:中国称东京湾为北部湾。黄沙群岛是越南对西沙群岛的称呼。)
当然,不可避免的是中越双方都会就如何划定“中间线”提出自己的主张。越南可能希望中间线能在昏果岛(Con Co)与海南岛的中间;中国可能希望中间线划在海南岛和越南大陆海岸之间。
依照越南所更希望主张的划界方法来看,那么事发海域应该是中间线偏向越南一方13.5海里的地方。
依照中国所更希望看到的划界结果来看,不考虑越南昏果岛的因素,这次事发地点仍然处于跨过中间线越南一方约10.5海里的海域。
一个可能更加合理的妥协方案是在双方所分别坚持的两条中间线之间等距划出一条新的中间线。其实,这也是中越双方在东京湾划界谈判过程中最后所采取的解决分歧办法。
依照这一妥协方案划界,那么这条妥协中间线将距越南大陆海岸66海里,距离昏果岛55海里,距离海南岛63海里。
不过,即使依照这一妥协划界,切断缆线事件的发生海域仍然位于越南一侧约10海里。
如此看来,如果中方所称事发海域仍然位于双方主权重叠区,那么中国所主张的界线就至少比越南所主张的向中方多划出至少10海里。
中越分歧关
中方迄今为止没有正式提出这种划界方法的理论根据。不过,至少从法理上看,很难找到为什么距离越南大陆海岸54海里而距离中国海南岛75海里的地方要划归中国。
第一种可能的解释是,这是中方的一种谈判手段,首先将谈判起点线远远推向越南一方,然后再争取在最终妥协方案中取得对自己更加有利的结果。
第二种可能是,中方不接受中间线划界的国际法惯例,而继续依照所谓的“九段线”,将上述海域称为“自古以来就是中国领海”,并希望通过这一主张作为划界基础。
第三种可能是,中方根本不愿意在争议地区划界,而更希望“搁置争议、共同开发”。这是时任中国副总理的邓小平1978年时就东海争端最初提出的解决方案,后来又被中国政府沿用到南海争端。
如果中国试图用上述三种方式与越南谈判,那么越南方面很难接受其中任何一种,因为越南希望能按照等距中间线清楚划分双方海上边界。
由于中越双方存在巨大的力量不对等,相对弱小的越南希望能清楚划界,这样可以更好地保护自己的权利;越南认为所谓“共同开发”只可能是临时解决方案,或者是在完成划界的基础上进行,而决不可能取代划界。
由于双方力量对比不对等,因此如果中国坚持以上述一种或多种立场谈判,越南方面将如何应对应该值得关注。
Nguồn bản tiếng Hoa: http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_analysis/2012/12/121209_china_vietnam_tonkin.shtml



Copy từ: Bauxite Việt Nam

Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973


2012-12-17
Ngày 27-1-2013 sắp đến sẽ đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 1973, một biến cố lịch sử vô cùng quan trọng đối với Việt Nam vì những hậu quả của nó áp đặt trên mảnh đất này trong gần bốn thập niên cho tới ngày nay.
Ảnh tư liệu
Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris. Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai, và Chủ Tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1972.
Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.
Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973
Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.
Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.
Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.
Khoảng cách chạy tội
image003-250.jpg
Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27-1-1973.
Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo. Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.
Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:
“We need a decent interval. You have our assurance.”
Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.
Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.
Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:
“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.
Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:
“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.
Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.
Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:
“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.
Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).
Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh
Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:
1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.
2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).
Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.
Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:
“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.
Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.
Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:
1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.
Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% - 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.
Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:
Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”
Kissinger: “No Question.”
Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.
Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm
Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.
Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.
Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:
“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.
image005-250.jpg
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.
Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh. Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.
Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?
Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.
Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.
Kết luận
Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:
1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).
2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).
Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.
Tài liệu tham khảo:
1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.
2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.
3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.
4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.
5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.
6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.
7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.
8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.
9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.
11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.
12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Copy từ: RFA

Hùng hổ thô bạo với dân, nhu nhược với Trung Quốc


2012-12-17
Các nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn kêu gọi và tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tiếp tục bị chính quyền thành phố ngăn chặn, sách nhiễu vào chủ nhật 16/12 vừa qua.
AFP
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên họ tuyên bố tiếp tục hoạt động của họ cũng như tố cáo biện pháp cản trở từ phía chính quyền.
Thô bạo với dân
Một tuần lễ sau ngày chủ nhật 9 tháng 12 với cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngắn ngủi diễn ra trước tiền sảnh Nhà hát lớn thành phố, các vị nhân sĩ, trí thức hàng đầu tham gia biểu tình và ký tên trong đề nghị hồi ngày 27 tháng 7 yêu cầu thành phố tổ chức cho người dân biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, cũng như thông báo cuộc biểu tình vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, tiếp tục bị nhân viên an ninh cầm chân ở nhà hay theo dõi; thậm chí ép xe gây tai nạn cho họ như trường hợp nhà báo Nguyễn Quốc Thái.
Ông Nguyễn Quốc Thái có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự do và trước hết trình bày lại sự việc của bản thân ông trong ngày 16 tháng 12 như sau:
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Sáng hôm qua tôi đi lễ giỗ thân phụ tôi dưới Thủ Đức. Trên đường từ nhà tôi đi đến gần ngã tư Điện Biên Phủ- Phạm Ngọc Thạch, có một thanh niên tông vào tôi rất mạnh. Tôi năm nay lớn tuổi rồi nên tay lái lạng quạng. Tôi cố kềm lại để không bị té; nhưng cổ tay bị trặt, đau cho đến hôm nay. Khi tôi dựng xe, khi chưa định hồn được bởi cú va đập mạnh như vậy, thì có hai cảnh sát giao thông ập tới và cướp chìa khóa xe của tôi.
Sau đó họ hỏi giấy tờ của tôi và tôi đưa giấy tờ cho họ. Họ giữ xe của tôi và đòi chở tôi về Công an Quận 3. Tôi nói tôi bị người khác tông và cố tình gây ra vụ va đập này, sao lại giữ tôi như vậy?  Họ nói cứ về Quận 3 giải quyết bởi vì đây là vụ va đập mà đây là Tuần lễ An Toàn Giao thông nên chúng tôi phải giải quyết.
Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi.  Họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôi
Ô.  Nguyễn Quốc Thái
Khi về đến Quận 3, tôi biết người tông xe vào tôi là một cảnh sát hình sự. Họ bắt tôi ngồi làm việc, đưa tôi tờ khai, rồi họ đóng cửa và bỏ đi từ lúc 6:30. Đó là sự việc rất bất hợp lý, gây ra những tổn thương về tinh thần cho tôi và những bạn bè của tôi.
Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi. Bởi vì nếu họ cần giử tôi hay làm bất cứ gì thì có luật pháp: họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôi để tôi có thể té xuống và gây ra tại nạn như vậy được. Nhưng rất may, tôi là người Công giáo, tôi tin có Chúa phù hộ tôi khỏi những tai họa và dã tâm muốn gây cho tôi.
Gia Minh: Ông có thể lý giải vì sao bản thân ông lại gặp sự việc như vậy?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi được biết thì họ nghĩ tôi đi biểu tình; bởi vì theo tôi được biết tất cả những người trong số 42 người ký vào thư gửi UBND Thành phố đều bị cầm giữ tại nhà
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
bằng nhiều cách khác nhau. Có người đi ra đường như anh Lê Công Giàu, anh Huỳnh Tấn Mẫm, hay ai đó cũng đều bị chặn lại, và có người bị ép lên xe đưa về nhà hoặc đâu đó. Riêng tôi bị sử dụng một biện pháp thô bạo như vậy. Rất may lúc này tôi còn được ngồi nói chuyện với anh ở đây. Gia Minh: Như vậy trong ngày 9 tháng 12, ông cũng không thể tham gia biểu tình?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Ngày 9 tháng 12 tôi ở cách Sài Gòn 300 cây số. Lúc đó tôi phải đi công việc riêng.
Gia Minh: Trước đó tại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, ông đều có tham gia?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Không phải có mặt mà còn đi hàng đầu nữa. Đó là chuyện lương tâm của mình mà. Trước tình hình của đất nước như vậy, thì lương tâm của mình mách bảo và dẫn dắt mình đến những nơi mà mình phải làm gì.
Đừng làm mất lòng tin người dân
Gia Minh: Mặc dù lương tâm và ý thức của người công dân thúc đẩy làm vậy, nhưng phía chính quyền vẫn ngăn trở; ông nghĩ sao về những hành động lâu nay của phía chính quyền đối với những người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc gây hấn?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc nói chuyện với UBND Thành phố gồm có anh Lê Công Giàu, anh Cao Lập và tôi, tôi có hỏi ông đại diện của UBND Thành phố là các ông có cảm thấy vui khi chúng tôi có mặt trong những cuộc biểu tình phản đối những thế lực nước ngoài xâm lược nước ta hay không và các ông nghĩ thế nào vào lúc đó chúng tôi đang ngồi trong một bar uống rượu, chơi bida hoặc làm điều gì đó? Các ông có hãnh diện là thành phố này có những công dân như chúng tôi hay không? Và tôi cũng nói với họ là xin các ông hãy giữ gìn niềm tin của nhân dân vào những người lãnh đạo của thành phố này.
Gia Minh: Nhưng chính quyền vẫn không làm những việc để đáp ứng những nguyện vọng như vậy; theo ông những biện pháp tốt nhất cho đất nước sắp tới đây là thế nào?
Tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Tôi có trả lời một cuộc phỏng vấn của VTV nhưng sau đó họ không phát đi cuộc trả lời phỏng vấn đó. Tôi có nói rằng sự hòa hoãn, nhân nhượng, hữu nghị nếu bước qua một ranh giới nào đó thì sẽ biểu hiện một sự ươn hèn và sợ hãi. Những người lãnh đạo đất nước này đừng bao giờ để cho nhân dân nghĩ rằng những lãnh đạo của mình ở trong tâm trạng ươn hèn và sợ hãi.
Gia Minh: Còn cụ thể gì nữa không thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong hoàn cảnh đất nước mà chúng tôi đang sống, có những điều mà chúng tôi được thông tin, có những điều chúng tôi chỉ biết một phần, có những điều chúng tôi biết hết; trong hoàn cảnh đất nước này, là một công dân bình thường tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình.
Sau khi xảy ra những sự việc như đối với một trong 42 người ký tên vào kiến nghị thành phố tổ chức biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 27 tháng 7, xuất hiện văn bản nêu rõ 'Tôi tiếp tục tố cáo' ký bởi ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và hiện là phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam,
Ông này nhắc lại mọi trường hợp bị sách nhiễu trong ngày 16 tháng 12, trong đó có những cá nhân và gia đình của họ cũng như điều mà ông này cho là thủ đoạn khi Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí do bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm phụ trách cũng bị đe dọa. Đây là nơi đang giúp chữa trị cho hơn 100 cháu bé bị tự kỷ.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA

Sự hy sinh cần được trả công xứng đáng


2012-12-17
Một bản đề nghị gửi tới lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam vừa đựơc công khai trên mạng sau hai tháng không nhận được hồi báo. Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Photo by Lê Quang Nhật
Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị-2009 (đã bị gỡ xuống). Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ.

Tải xuống - download
Bản kiến nghị nêu ra năm điểm có liên quan tới sự hy sinh của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân trong các cuộc chiến tranh từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ký tên trong kiến nghị là: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Cao Sơn, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc. Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên Tổng Cục Chính trị. Nhà báo, nhà văn Phạm Viết Đào nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.

Những cuộc chiến sau năm 1975
Mặc Lâm có bài phỏng vấn Đại tá Phạm Xuân Phương và nhà văn Phạm Viết Đào để biết thêm chi tiết bản kiến nghị này. Trước tiên Đại tá Phạm Xuân Phương cho biết:
Đại tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi dựa vào một nghị định của chính phủ. Đó là Nghị Định số 23 mà chúng tôi đánh giá cao về một số chế độ đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ sau 1975 đến nay. Chúng tôi nghĩ rằng nghị định này đã chứng tỏ đây là nghị định thực hiện chỉ thị của Bộ Chính Trị - Tháng 4/2012. Đã xác định những thời hạn mà chúng tôi hoàn toàn đồng tình, tức là chiến đấu trên biên giới phía Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ tháng 1/1979 đến 31/8/1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ 17/2/1979 đến 31/12/1988. Việc tính toán thời gian để tính chế độ cho anh em thì chúng tôi cho là một cách tính toán chính xác, nó phản ánh đúng thực tế đã xảy ra.
Chiến đấu chống quân FULRO Tây Nguyên từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thứ ba là làm nghiệm vụ quốc tế giúp bạn từ ...1979 đến ...1989. Từ khi chúng ta hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia, và chiến cuộc trên biên giới phía Bắc và biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Đại tá Phạm Xuân Phương
Chuyển quân từ chiến trường Campuchia ra biên giới phía Bắc. Source bmt9x.com
Chuyển quân từ chiến trường Campuchia ra biên giới phía Bắc. Source bmt9x.com
Mặc Lâm : Xin Đại Tá cho biết kiến nghị nhắm vào những điều gì bên cạnh những mặt tích cực của nghị định 23 đã được chính phủ cho lưu hành trong toàn bộ các cơ quan truyền thông?
Đại tá Phạm Xuân Phương : Phải nói rằng từ sau 1975 chúng ta đã chuyển sang một hình thái chiến tranh mới. Nếu chúng ta xâu chuổi tất cả những sự kiện đó lại, tức là chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đáng tiếc rằng nghị định 23 này mới chỉ giải đáp một phần nhỏ của vấn đề chiến tranh này.
Đây là cuộc chiến tranh có 5 đặc điểm lớn mà đặc điểm thứ nhất là ngay sau 30 tháng 4, sáng 1 tháng 5 bè lũ tay sai của đám bành trướng bá quyền Đại Hán Bắc Kinh thì chúng ta đã tiếp nhận một cuộc chiến tranh với đội quân mà sau này chúng ta gọi là đội quân diệt chủng. Đội quân Pol Pot diệt chủng của Khmer Đỏ đấy. Sáng mùng 1 tháng 5 họ đã bắt đầu tấn công ta, tức là Trung Quốc đã sử dụng đội quân này để tấn công chúng tôi. Ngày 1 tháng 5 họ đã tấn công rồi cho nên đấy là đặc điểm mà chúng ta phải thấy ngay.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia. Đấy là đặc điểm thứ hai.
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Đặc điểm thứ ba là chúng ta đã phải chiến đấu ròng rã với một đội quân xâm lược đã được động viên, tổ chức từ năm 1972. Đội quân đó chính là đội quân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc thuộc nhiều đại quân khu, và khi họ tiến công chúng ta vào tháng 2/1979 thì họ đã chuẩn bị từ năm 1972. Đội quân này được sử dụng với 60 vạn tên. Đặc điểm thứ tư là chúng ta bị buộc phải bước vào một loại hình chiến tranh mới với một đối tượng tác chiến chiến thuật đặc biệt mà ta chưa hiểu rõ. Trong hoàn cảnh chúng ta vừa kết thúc chiến tranh và chưa kịp hàn gắn các vết thương. Trong một bối cảnh khu vực và bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, đan xen nhiều mối quan hệ chồng chéo các lợi ích quốc gia, lợi ích hai phe, lợi ích từng phe, thậm chí còn bị cấm vận và cô lập. Đấy là đặc điểm thứ tư.
Cuộc chiến tranh đó kéo dài và diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ Nam tới Bắc. Trên cả đất liền cũng như trên biển và hải đảo, trên cả hai đất nước bạn là Lào và Campuchia, mà chủ yếu là Campuchia
Đại tá Phạm Xuân Phương
Đặc điểm thứ năm là mặc dầu chịu nhiều thiệt hại và tổn thất làm chậm lại công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng rốt cuộc quân dân ta đã giành được thắng lợi. Tức là thế nào ? Tức là chúng ta đánh bại được cuộc chiến tranh này, giữ vững chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đã tiêu diệt bọn Pol Pot và chế độ diệt chủng man rợ mà cả loài người tiến bộ toàn thế giới lên tiếng ủng hộ.

Cuộc chiến bị lãng quên?

Mặc Lâm : Xin cám ơn đại tá Phạm Xuân Phương. Chúng tôi sẽ quay lại với ông ở câu hỏi thứ hai. Thưa nhà văn Phạm Viết Đào, xin ông chia sẻ thêm chi tiết những điểm được đưa ra trong bản kiến nghị này là gì, thưa ông?
Nhà văn Phạm Viết Đào : Bản kiến nghị có 5 điểm, chủ yếu là 4 điểm về nội dung, mà nội dung thứ nhất là nhân Nghị Định 23 do Thủ Tướng ban hành theo chỉ thị của Bộ Chính Trị, đấy là chỉ thị xác định mốc giới cuộc chiến tranh và ghi nhận lệnh nhà nước là các cuộc chiến tranh sau năm 1975.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. RFA file
Có rất nhiều cuộc chiến tranh mà quan trọng nhất là cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Nhìn chung tôi thấy đây là lần đầu tiên công khai bằng một nghị định, chúng tôi nghĩ cái nghị định ấy là một phần thôi mà cần phải làm rõ hơn, đó là bài học của các cuộc chiến tranh ấy cần phải tổng kết. Mà tổng kết không phải chỉ riêng về mặt sử học, về mặt các văn bản, mà tôi đề nghị cần phải tổng kết về mặt chiến dịch, chiến thuật và những bài học lịch sử chiến tranh. Đấy là kiến nghị thứ nhất. Kiến nghị thứ hai là sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thì Việt Nam – Trung Quốc có hoạch định đường biên giới, mà theo tôi biết thì một số đoạn đường biên giới đã nắn lại, không theo đường biên giới cũ, cho nên có tình trạng là có một số những trận chiến đấu, lúc ấy mình chiến đấu trên đất mình nhưng khi hoạch định biên giới rồi thì nó trở thành của Trung Quốc, thành ra rất nhiều những hài cốt liệt sĩ bây giờ nắm trên đất Trung Quốc.
Nhân dân cũng rất nhiều người bị lâm hoàn cảnh này và tôi biết rất nhiều vùng của nhân dân mình bây giờ cũng thành ra đất Trung Quốc.
Bây giờ chuyển sang dân sự thì thôi nhưng về mặt các liệt sĩ mình hy sinh nằm lại bên đó thì cần phải có chính sách để đưa về. Một số cao điểm ở vùng Hà Giang, Cao Bằng trong chiến tranh xảy ra đánh nhau rất là ác liệt, hài cốt anh em mình nằm ở đấy không lấy về được, mà chung quanh còn bom mìn còn nhiều.
Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm
nhà văn Phạm Viết Đào
Về phía nhà nước thì Bộ Quốc Phòng có dự án rà những chỗ bom mìn ở phía bên phần đất của mình để anh em cựu chiến binh tìm lại hài cốt đồng đội mình. Vừa rồi một số đơn vị tìm lại hài cốt đồng đội cũ nhưng người ta tự đi theo những con đường mà họ biết có những trận đánh hy sinh hàng trăm hàng nghìn bộ đội ở vùng biên giới. Những hài cốt ấy cần phải được đưa về bằng một chính sách.
Điều thứ ba là cần phải bạch hóa các cuộc chiến tranh này và phải đưa vào lịch sử, đưa vào các văn kiện.
Cái thứ tư là phải tổ chức kỷ niệm, xác nhận đấy là cuộc chiến tranh. Đây là cuộc chiến tranh kết cấu bằng xương máu của đồng bào chiến sĩ thì về mặt lịch sử cần phải có những kỷ niệm, những ngày lễ chính. Những năm kỷ niệm sự kiện lớn là mình phải có những mốc giới để ghi lại cái đó, cũng như sự kiện Đống Đa, sự kiện Điện Biên Phủ trên không. Tại sao sau cuộc chiến tranh với Trung Quốc chúng ta lại không làm ?
Cho nên bốn vấn đề đấy là những vấn đề chúng tôi rất là bức thiết.
Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà văn Phạm Viết Đào. Quay lại với Đại tá Phạm Xuân Phương, xin Đại Tá cho biết là sau hai tháng gửi đi và không nhận được hồi báo, lúc gần đây thì quý vị có nhân được dấu hiệu tích cực nào hơn hay không, thưa ông?
Đại Tá Phạm Xuân Phương : Chúng tôi phối hợp tất cả các cách để yêu cầu những người lãnh đạo có liên quan phải trả lời. Theo anh Vinh thông báo với tôi thì ông Lê Hồng Anh đã có điện thoại cho anh Lê Duy Mật và hẹn sẽ làm việc. Chúng tôi đang chuẩn bị để chờ buổi làm việc này đấy anh.
Là những người trực tiếp nên chúng tôi rất sốt ruột. Chúng tôi nghĩ thế này, 37 năm đã qua rồi thế mà cái nghị định này mới đáp ứng được một phần thôi, còn một loạt vấn đề lớn cần phải đặt ra.
Mặc Lâm : Xin được cám ơn Đại tá Phạm Xuân Phương và Nhà văn Phạm Viêt Đào

Theo dòng thời sự:




Copy từ: RFA

Măng tươi “ngậm” hóa chất để 2 năm không hỏng

Thời điểm chính vụ của măng tươi từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch) nhưng hiện nay măng được bày bán quanh năm và đặc biệt măng lúc nào cũng tươi ngon, hấp dẫn.

Măng được ngâm hóa chất trước khi bán ở chợ.
Măng được ngâm hóa chất trước khi bán ở chợ.
 
Dân buôn măng mới mua được hóa chất
Chợ đêm Văn Quán, chợ Hà Đông là đầu mối cung cấp măng tươi lớn cho Hà Nội và các địa phương khác, từ 2-5h sáng những chiếc xe tải chở măng tươi từ Hòa Bình, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang ùn ùn kéo về. Những thương lái chuyên buôn măng cùng dân buôn thoăn thoắt dỡ hàng xuống, chọc hết nước trong các túi măng sau đó cân măng và chở đi khắp nơi tiêu thụ.
Tại chợ Hà Đông- chợ bán buôn, bán lẻ măng tươi lớn cho Hà Nội, nhờ vào người quen chúng tôi được đưa đến một cửa hàng chuyên kinh doanh mặt hàng măng tươi đã 30 năm nay. Chủ cửa hàng cho biết, vào mùa măng lấy về hàng chục tấn, phải dùng hóa chất ngâm chống thối, làm trắng để bán dần. Vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng còn dùng cả chất phẩm màu để nhuộm măng có màu vàng hấp dẫn, thậm chí cho thêm đường hóa học để măng ngọt, mềm.
Chủ cửa hàng này tiết lộ, quy trình ngâm hóa chất cho măng rất đơn giản chỉ việc hòa hóa chất vào nước khuấy đều rồi xếp măng vào buộc kín cho vào thùng đậy kỹ nắp rồi dùng bán dần. Tuy nhiên khi hòa hóa chất phải đeo găng tay, bịt khẩu trang kín không được để hóa chất dính vào da.
Chúng tôi tiếp tục đến một đại lý cung cấp măng tươi ở phường Quang Trung-quận Hà Đông. Tại đây có đến hàng trăm thùng phuy ngâm măng rêu mốc, bụi bặm, sặc mùi chua, phía ngoài cửa là những thau măng to nổi lớp váng trắng và có thau còn có vài ba con ruồi chết.
Trong vai là con của chủ cửa hàng bán măng ở chợ Hà Đông đến mua hóa chất ngâm măng. Người phụ nữ làm thuê ở đây tay, chân, miệng được bịt kín mít bởi găng tay cao su, ủng và khẩu trang đang gọt măng củ và vớt măng từ phuy ra chậu. Khi tôi lân la hỏi về sự kỳ diệu của hóa chất chống thối cho măng thì lập tức người phụ nữ đuổi tôi ra ngay khỏi cơ sở.
Đến khu tầng 2 chuyên bán hàng khô tại chợ Hà Đông để tìm hiểu về hóa chất ngâm măng. Hỏi một vài cửa hàng thì được biết, họ chỉ bán loại thuốc “thần kì” đó cho khách quen mà không bán cho khách lạ và nhất định không cho xem hàng trước.
Măng thối biến măng tươi nhờ hóa chất
Theo đúng quy trình, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ qua nhiều lần nước, lửa phải đều và ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới mềm, chua, ngon ngọt hết đắng. Nhưng để giảm chi phí, giảm công luộc măng, người buôn măng đã sử dụng một loại hóa chất giúp măng chua ngon, giòn mềm và có thể để được đến 2 năm mà không lo thối và bán khi trái vụ. Đặc biệt loại hóa chất này không chỉ chống thối cho măng mà còn có tính năng “ tắm trắng kỳ diệu” biến măng thâm đen thành măng trắng sau 1 giờ. Muốn măng càng trắng và mềm thì bỏ nhiều hóa chất hơn.
Loại hóa chất dùng ngâm măng
Loại hóa chất dùng ngâm măng
Chủ một cửa hàng bán các loại hóa chất tại chợ Hà Đông cho biết: “Hóa chất ngâm măng dạng bột, màu trắng, tay dính phải thì thấy hơi nóng và rát, nó có mùi thối rất khó chịu, buồn nôn khi ngửi phải. Được đóng trong bao tải lớn, khi có khách hỏi mua thì xúc ra bán lẻ”.
Giá bán hóa chất ngâm măng có giá 60.000đ/ 1kg. Với 1 kg có thể ngâm được vài tạ măng. Nhờ hóa chất, măng còn nở ra và nặng cân, vì dân buôn măng sẽ thu lãi khủng nhất là những tháng trái vụ mùa măng tươi. Hiện nay, măng tươi bán tại các chợ quảng cáo là chỉ ngâm với nước muối nhưng thực chất đã được các tiểu thương ướp thuốc, tấy trắng trước khi mang ra chợ.
Theo một số tiểu thương buôn măng tươi, cách dễ nhất để nhận biết măng ngâm hóa chất là có măng màu trắng nhợt nhạt, hoặc màu vàng sẫm do măng được ngâm với bột măng (màu vàng). Còn măng tươi tự nhiên thường có màu vàng tươi nhạt. Măng ngâm hóa chất ăn ngọt ngon và giòn hơn măng tươi tự nhiên.
 
Theo Nguyễn Thu
Lao Động
 



Copy từ: Dân Trí