CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

HIỆP HỘI LUẬT SƯ ĐỨC GỬI THƯ TỚI THỦ TƯỚNG DŨNG VỀ VỤ TS CÙ HUY HÀ VŨ

HIỆP HỘI LUẬT SƯ ĐỨC GỬI THƯ TỚI THỦ TƯỚNG DŨNG VỀ VỤ TS CÙ HUY HÀ VŨ


Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  
về vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Bundesrechtsanwaltskammer
Littenstrafe 9 / 10179 Berlin

Ngài Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Berlin, ngày 6 tháng 2 năm 2013

Về việc: Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Thưa Ngài,

Tổ chức Bundesrechtsanwaltskammer (Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức) đại diện cho quyền lợi của 28 Hội Luật Sư Đức và vì thế là đại diện của toàn bộ giới chuyên môn về luật của Cộng Hoà Liên Bang Đức, một tổ chức hiện có khoảng 160 ngàn luật sư, vis-à-vis authorities, các toà án và tổ chức ở mức quốc gia, Châu Âu và quốc tế.

Đại diện cho giới chuyên môn về Luật ở Đức, chúng tôi cũng cổ vũ cho việc tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận. Với cách nhìn của chúng tôi thì việc bảo vệ các quyền con người, theo quy định trong các điều luật quốc tế được công nhận trên toàn thế giới, là một nhiệm vụ quốc tế.

Chúng tôi đặc biệt để ý tới các luật sư đang phải đối mặt với sự sách nhiễu hoặc nguy hiểm, những người bị hạn chế quyền được tự do thực hiện các hoạt động mang tính chuyên môn của mình, những người bị đe doạ hoặc bị ngược đãi, và những người phải đối mặt với sự đàn áp như bỏ tù, chỉ bởi họ theo đuổi việc bảo vệ quyền con người.

Chúng tôi vì thế chủ động đề nghị Ngài chú ý tới sự việc sau:

Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có, luật sư người Việt, nhà bảo vệ quyền con người và bảo vệ môi trường, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án vào ngày 4/4/2011 bảy năm tù giam kèm theo 3 năm quản chế sau phiên toà kéo dài có 6 tiếng đồng hồ. Ông bị bắt vào ngày 5/11/2010 và bị kết tội "tuyên truyền chống nhà nước". Ông đã bị buộc tội đòi đa đảng và chấm dứt thể chế độc đảng tại Việt Nam. Trong năm năm qua, ông Vũ đã liên tục lên tiếng một cách ôn hòa phản đối việc lạm dụng quyền lực, bảo vệ các dân oan bị tước đoạt ruộng đất và bảo vệ môi trường.

Vào tháng 6/2009 và tháng 10/2010 ông Vũ đã phản đối dự án khai thác mỏ bô-xít đầy tranh cãi có liên quan đến Trung Quốc ở cao nguyên miền Trung Việt Nam, một dự án đã được chính phủ phê duyệt. Việc khai thác bô-xít đã tạo ra nhiều vấn đề môi trường đáng quan ngại. Vào tháng 10/2010 ông đứng ra bảo vệ một nhóm giáo dân Công Giáo ở Đà nẵng, những người bị bắt vào tháng 5/2010 sau khi lực lượng công an dùng vũ lực giải tán một lễ tang. Sau đó ít lâu, chính ông Vũ cũng bị bắt.

Phiên tòa kéo dài một ngày để kết tội ông Vũ đã không được tổ chức công khai; báo chí nước ngoài chỉ có quyền truy cập hạn chế. Trong phiên tòa, thẩm phán đã đuổi một luật sư bào chữa ra khỏi tòa, khiến cho ba vị luật sư bào chữa còn lại cũng rời phiên tòa để phản đối.

Trước phiên tòa ông Vũ đã đưa ra yêu cầu được giao bản cáo trạng để chuẩn bị cho việc bào chữa cùng với luật sư của mình. Ông đã không được cung cấp bất kỳ tài liệu nào, bất chấp sự thật rằng, theo thủ tục tố tụng hình sự, thì phía bên bị phải được quyền truy cập các tài liệu này. Trong phiên tòa, một luật sư của ông đã liên tục yêu cầu xem xét các hồ sơ, và dựa vào lý do đó mà thẩm phán đã đuổi vị luật sư này ra ngoài phòng xét xử. Ông Cù Huy Hà Vũ đã đồng ý với sự phản đối của các đồng nghiệp của mình trong tình huống này. Ông Vũ đã trở thành luật sư tự bào chữa cho mình. Phiên tòa như thế là vi hiến và cũng không tuân thủ theo thủ tục tố tụng hình sự.

Trong số các tài liệu không được quyền truy cập có 10 cuộc phỏng vấn được cho là ông Vũ đã thực hiện với truyền thông quốc tế. Trong số đó có cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do (RFA), là bằng chứng chủ yếu kết tội ông Vũ. Thẩm phán đã từ chối đọc công khai tài liệu này trước tòa.

Báo cáo cho biết phiên tòa đã không tuân thủ pháp luật, chỉ dựa trên lý do rằng hồ sơ cáo trạng đã không được công bố. Tất cả những gì được công bố công khai trước phiên tòa là ông Vũ đã "phá hoại chính quyền nhân dân, tiến hành chiến tranh tâm lý chống lại chính quyền và cố gắng lật đổ chính quyền bằng cách đòi đa nguyên đa đảng". Nguyên tắc vô tội cho tới khi bị kết án, cũng như nguyên tắc mọi người đều có quyền được bảo vệ mình trước tòa đã bị tảng lờ. Tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ phán quyết của tòa sơ thẩm đối với ông Vũ vào tháng 8/2011.

Chúng tôi rất quan ngại về số phận của đồng nghiệp của mình và mong Ngài làm sáng tỏ tình hình án phạt hiện thời của ông Cù Huy Hà Vũ. Xin Ngài hãy thông báo cho chúng tôi biết rằng những thông tin mà chúng tôi có là đúng hay sai, và quan điểm của Ngài về vụ việc này như thế nào.

Nếu những gì chúng tôi nêu ở trên là đúng sự thực, thì việc kết án ông Cù Huy Hà Vũ là vi phạm những nghĩa vụ được nêu trong Công ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam là một nước đã phê chuẩn. Theo điều khoản số 14, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghiã vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. Điều 19 khoản 2 cho phép mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, theo Các Nguyên Tắc Cơ Bản về Vai Trò của Luật Sư của Liên Hiệp Quốc, các luật sư phải được "thực hiện đầy đủ các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, ngăn cản, sách nhiễu hay can thiệp một cách không đúng pháp luật". Những điều khoản này cũng cho phép luật sư "có quyền được tham gia vào những cuộc thảo luận công khai về những vấn đề liên quan đến luật pháp, đến thực thi công lý và khuyến khích cũng như bảo vệ các quyền con người".

Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Ngài hãy đảm bảo bằng mọi cách rằng các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho ông Cù Huy Hà Vũ, và để thúc đẩy việc trả tự do cho ông. Hãy đảm bảo rằng ông Vũ có cơ hội tiếp xúc với gia đình và luật sư của mình thường xuyên. 

Trân trọng,
Axel C. Filges (đã ký)
Chủ tịch Hiệp Hội Luật Sư Đức

Đồng gửi: 
- Bộ Tư Pháp, Hà Nội
- Bộ Công An, Hà Nội
- Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Hà Nội
- Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hà Nội
- Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, Berlin
- Bộ Tư Pháp Đức, Berlin
- Bộ Ngoại Giao Đức, Berlin
.
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_1.png
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_2.png

2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_3.png

Nguồn: Quê Choa
Ảnh: Nguyễn Xuân Di



Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

12 NGÀY TRONG 'THẾ GIỚI TÂM THẦN' - PHẦN CUỐI

Hà Nội, 27/2/2013
Lê Anh Hùng

Phần cuối

Trưa hôm sau ngày tôi bị bắt, mẹ tôi vào thăm tôi. Mẹ tôi cho biết là cán bộ trung tâm yêu cầu bà viết giấy không cho ai khác ngoài bà được vào thăm tôi; bà phải viết thế thì họ mới cho vào gặp con. Tôi tiếp tục thuyết phục mẹ về việc làm của mình, và trách bà sao lại ký đơn đưa tôi vào đây, nhưng bà chối là bà không làm chuyện đó. Mặc dù mẹ tôi nói vậy nhưng tôi vẫn không thật sự tin lời bà. Khoảng 12h20, tôi lấy điện thoại của mẹ gọi điện ra cho một bác ở công ty, xin gặp hai đứa em mà mình tin cẩn ở đó là Từ Anh Tú và Đỗ Văn Ngọc. Hoá ra, chúng đã biết nơi tôi bị nhốt vì ngay buổi chiều hôm đó người ta đã chuyển cho công ty quyết định của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội. Chúng cho tôi hay là tin tôi bị bắt đã tràn lan trên mạng. Tôi bảo hai đứa là mẹ tôi đang ở đây và bà nói là bà không ký vào đơn cho tôi vào đây, mà ngay cả khi bà có ký đi nữa thì đó cũng là một quyết định tuỳ tiện, trái pháp luật. (Chính vì Tú loan báo như thế nên ban đầu trên mạng có thông tin là mẹ tôi không ký vào đơn.) Tôi bảo Tú nói chuyện với mẹ tôi để động viên bà.
Độ 5 phút sau, điện thoại của mẹ tôi đổ chuông. Thì ra là chị Bùi Thị Minh Hằng. Chị cho mẹ tôi biết là một tổ chức quốc tế đã lên tiếng về vụ việc của tôi. Chị hỏi địa chỉ nhà mẹ tôi và đề nghị gặp bà. Tôi nghe những gì chị nói qua điện thoại mà vui mừng khôn xiết, trào cả nước mắt. Tôi không cầm máy nói chuyện trực tiếp với chị Minh Hằng phần vì đang quá xúc động, phần vì không muốn sự kiện tôi bị cách ly khỏi xã hội bớt đi ít nhiều kịch tính một khi tôi có thể liên lạc điện thoại ra ngoài.
Tôi nói với mẹ: “Đấy, mẹ thấy chưa? Chuyện con bị bắt đã tràn lan trên mạng. Một tổ chức quốc tế đã lên tiếng, nhiều người ủng hộ. Người ta không thể ủng hộ một kẻ bị tâm thần được!” Mẹ tôi có vẻ bắt đầu tin tôi.
Mẹ tôi vừa dứt cuộc nói chuyện điện thoại với chị Minh Hằng độ 1 phút thì 2 nhân viên trung tâm chạy vào. Họ phàn nàn chuyện mẹ tôi trước đó bảo không mang điện thoại theo mà rồi lại điện thoại, đồng thời bảo mẹ tôi là đã hết giờ thăm bệnh nhân. Như vậy, nếu lúc đó tôi có nói chuyện với chị Minh Hằng thì chắc cũng chỉ nói được vài câu là bị phá ngang.
Từ ngày thứ hai ở trung tâm, các nhân viên bắt đầu quan tâm đến tôi một cách đặc biệt. Họ mua sắm cho tôi gần như đầy đủ mọi thứ: 1 áo phao, 1 quần dài, 1 áo sơ mi, 2 quần lót, 2 đôi tất, 1 chậu rửa mặt, kem và bàn chải đánh răng, chăn, màn. Những bệnh nhân khác có mà nằm mơ cũng chẳng được một phần như thế, vào những nơi như thế này gia đình họ thậm chí còn phải chạy chọt chứ chẳng phải tự dưng mà được “vinh hạnh” như tôi.
Chiều 26/1, PGĐ Trung tâm Lê Công Vinh vào nói chuyện với tôi. Hoá ra, anh ta là đồng môn với tôi ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Anh ta cho biết là trước kia anh ta chẳng biết gì về câu chuyện của tôi; sau khi tôi vào trung tâm, anh ta tìm hiểu trên mạng thì mới biết. Anh ta mong tôi chia sẻ và thông cảm: “Chúng tôi chỉ là cấp thừa hành”; “Ai sai người ấy chịu”; “Chúng tôi cũng không muốn anh ở đây làm gì”…
Sáng 27/1, một nhân viên hộ lý cho tôi biết: “Sáng hôm kia có một đoàn khoảng 2 chục người, đi trên mấy chiếc ô tô đến trước cổng trung tâm đòi thả cháu. Họ chất vấn lãnh đạo trung tâm, rồi quay phim, chụp ảnh trung tâm. Cháu yên tâm đi. Thế nào cháu cũng được cứu khỏi đây thôi!” Tôi quá đỗi vui mừng! (Thỉnh thoảng cũng có người này người nọ cho tôi biết những thông tin bên ngoài, chẳng hạn như việc lãnh đạo trung tâm cấm CBCNV tiếp xúc với tôi, chuyện họ dự định mời bác sỹ đến “giám định” cho tôi…)
Trưa 28/1, mẹ và em trai tôi vào thăm. Mẹ tôi cho biết là đã gặp chị Minh Hằng và nhiều người nữa. Bà cũng đã trả lời phỏng vấn một đài nước ngoài. Tôi dặn mẹ: “Không được thoả hiệp với công an. Nếu họ kết luận con bị bệnh, bắt con uống thuốc thì con sẽ tuyệt thực.” Bà nói nhỏ vào tai tôi: “Thế thì đừng có uống.” Mẹ chuyển cho tôi gói quà mà chị Minh Hằng gửi.
Một bác bảo vệ “phàn nàn” với tôi: “Cậu vào đây làm chúng tôi thêm khổ. Trước kia thỉnh thoảng còn tranh thủ chạy về nhà được chứ từ khi cậu vào đến giờ chúng tôi phải túc trực thường xuyên. Đi đâu cũng thấy mọi người bàn tán về Lê Anh Hùng cả.”
Chiều 31/1, PGĐ Lê Công Vinh vào thông báo với tôi là mẹ tôi đang làm thủ tục để đưa tôi về. Độ một vài hôm nữa là tôi sẽ được về nhà thôi.
Sáng thứ Bảy, 2/2, mẹ tôi lại vào thăm tôi. Bà cho biết là đang làm thủ tục để đưa tôi về, lẽ ra đã xong khâu giấy tờ nhưng một trong số những người chịu trách nhiệm giải quyết đơn lại nghỉ vì nhà có đám tang, hẹn chiều thứ Hai, 4/5, mới giải quyết. Nếu sớm thì ngày 5/2 tôi sẽ về nhà, muộn thì một vài hôm sau. GĐ Đỗ Tiến Vượng cũng vào thăm hỏi tôi mấy câu xã giao.
Mẹ tôi cho biết là bà đi cùng anh Ngô Nhật Đăng (con trai của nhà thơ Xuân Sách), người mà tôi đã gặp vài lần trong CLB Bóng đá No-U. Tôi bảo mẹ ra đưa anh vào, nói dối nhân viên anh là người nhà. Anh Nhật Đăng cho tôi biết qua về tình hình ở ngoài. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là anh ta lại cung cấp cho tôi nhiều thông tin sai lạc mà khi về nhà kiểm tra lại thì tôi mới biết. Chẳng hạn như anh ta cho biết là đã post một bài lên blog của tôi. Điều này tôi hết sức ngạc nhiên, vì chỉ có admin của blog mới có thể đăng bài lên đó được. Anh ta lại khẳng định là mẹ tôi không hề ký đơn đề nghị đưa tôi vào trại tâm thần, mà thực ra bà đã lừa công an (?). Chưa hết, anh ta còn cho tôi biết là Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ tôi, họ đã chất vấn ông Nguyễn Phú Trọng về vụ việc của tôi khi ông ta đang ở thăm một số nước Châu Âu, và ngay lúc anh nói chuyện với tôi thì Hội đồng Nhân quyền LHQ đang làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam về vụ việc (?), v.v. Anh ta “khuyên” tôi không nên để các phe phái lợi dụng vụ tố cáo của mình. (Thật ra, chẳng phải chính tôi đang lợi dụng sự đấu đá của họ để thúc đẩy vụ việc của mình đó sao? Họ lợi dụng tôi đã đành nhưng xem ra tôi cũng biết lợi dụng họ đấy chứ.) Anh ta còn “chỉ bảo” tôi thế này: “Bọn họ đang rơi vào cảnh ‘chó cùng cắn dậu’ nên mình tạm nhún một chút để ra khỏi đây đã rồi tính sau, kể cả chuyện người ta có bảo mình bị ‘hoang tưởng’ nhẹ thì cũng mặc (?!).” Anh ta nói là vụ của tôi lẽ ra có thể được giải quyết êm ngay trong mấy ngày đầu, nhưng tại vì chị Minh Hằng làm um quá khiến nhà chức trách rơi vào tình thế khó xử (?). Khi tôi muốn gọi điện gặp chị Minh Hằng, người mà ngay lúc ấy tôi đã biết là đang làm hết sức vì tôi ở bên ngoài, thì anh ta nói là “số máy chị Hằng bị chặn” (?).
Lúc đó, tôi nghĩ ý kiến của anh ta là quan điểm chung của những người đang tìm cách giải cứu tôi nên tôi cũng không phản ứng gì, nhất là với người mà lúc đó tôi vẫn nghĩ là đang giúp mình.
Chiều 3/2, PGĐ Lê Công Vinh gặp và trao đổi với tôi qua cửa sổ. Anh ta nói mọi người ở trung tâm “chia sẻ” với tình cảnh của tôi và mong tôi cũng “chia sẻ” với điều kiện và hoàn cảnh họ.
9h sáng 5/2, khi tôi đang nóng lòng chờ tin tức bên ngoài thì một nhân viên bảo tôi dọn đồ để về, mẹ tôi đang làm thủ tục ở ngoài kia. Tôi thu xếp tư trang và phát quà cho mọi người để chia tay. Lát sau, PGĐ Lê Công Vinh vào gặp tôi, cho biết là mẹ tôi đang làm thủ tục. Anh ta đưa cho tôi 2 tờ giấy trắng khổ A4 và đề nghị tôi viết vài lời cám ơn trung tâm trong thời gian tôi ở đây.
9h30, tôi được đưa ra khỏi khu nhà dành cho bệnh nhân tâm thần. Ra tới gần toà nhà chính của trung tâm, tôi nhác thấy đằng xa những người đồng đội của mình ở CLB Bóng đá No-U (No-U FC) đang hân hoan chờ đón tôi: nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Lê Dũng, Nguyễn Lân Thắng và Lã Việt Dũng. Tôi vẫy tay chào mọi người rồi vào phòng PGĐ Lê Công Vinh để hoàn tất nốt thủ tục. Trong phòng có GĐ Đỗ Tiến Vượng, PGĐ Lê Công Vinh, mẹ tôi, “đồng chí” Ngô Nhật Đăng và một nhân vật mà trước đấy tôi mới gặp 1 trong No-U FC nhưng chưa hề nói chuyện với nhau – người có nick Facebook là Ngọc Tây Hồ.
Tôi đưa tờ giấy viết “Lời cám ơn” cho PGĐ Lê Công Vinh:


Anh ta có vẻ thoả mãn. Tuy nhiên, khi đưa sang GĐ Đỗ Tiến Vượng thì ông ta lại không hài lòng với hai chữ “bị tạm giữ” và “bất đắc dĩ” và đề nghị sửa lại. Tôi định không đồng ý thì “đồng chí” Ngô Nhật Đăng lại hùa theo họ khiến tôi phải tặc lưỡi sửa chữ “bị tạm giữ” thành chữ “sống” và bỏ chữ “bất đắc dĩ” đi cho họ hài lòng. Anh bạn Ngọc Tây Hồ nhanh tay lấy bản cũ đút vào túi.
Sau khi mẹ tôi hoàn tất thủ tục giấy tờ với họ, chúng tôi đi ra trong niềm vui vỡ oà của cả người được đón lẫn người đón.


Từ trái qua: Lã Việt Dũng, mẹ tôi, tôi, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Lê Dũng, “đồng chí” Ngô Nhật Đăng, Ngọc Tây Hồ. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Tôi lên chiếc xe do Ngọc Tây Hồ lái; trên xe còn có mẹ tôi, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ và cả “đồng chí” Ngô Nhật Đăng nữa. Nguyễn Lân Thắng đi cùng xe với Lã Việt Dũng, còn blogger Lê Dũng thì một mình một xe.
Trên hành trình trở về trung tâm Hà Nội, ngay cả với sự có mặt của nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, người theo rất sát vụ việc bắt giữ tôi và đăng nhiều bài về tôi trên blog của mình, “đồng chí” Ngô Nhật Đăng của chúng ta vẫn tiếp tục lặp lại chiêu trò hòng làm cho tôi rối trí như lần gặp tôi ngày 2/2. Chính nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ cũng quá đỗi ngạc nhiên khi nghe anh ta nói là anh ta đã post bài lên blog của tôi, trong khi tôi mới là người nắm quyền quản trị. Anh ta “chỉ bảo” cho tôi là khi trả lời phỏng vấn các đài báo thì chỉ cần nói là tôi hiện mới về nhà, đang cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để ăn Tết với mẹ, hiện tôi chưa muốn nói gì thêm. Anh ta còn bảo tôi chuẩn bị để trả lời phỏng vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (?) và khi có một người gọi điện đến đề nghị tôi trả lời phỏng vấn một đài nào đó thì anh ta thản nhiên trả lời là tôi đang trả lời phỏng vấn một đài khác, dù lúc đó tôi chẳng hề trả lời phỏng vấn ai cả.
Anh ta cũng “doạ” tôi là bây giờ sát Tết rồi, mình trả lời phỏng vấn mà khơi lại vụ tố cáo kia thì bọn họ sẽ bắt nhốt trở lại trong lúc bạn bè, đồng đội tứ tán hết cả thì nguy (!?). Anh ta “khuyên” tôi nên về nhà chứ không nên tụ họp ở đâu để gặp gỡ mọi người, bởi nhiều kẻ đang muốn lợi dụng tôi để “đánh bóng” tên tuổi, ai thăm thì cứ việc đến nhà thăm chứ đừng đi đâu cả, v.v. Đáng chú ý là “anh bạn” Ngọc Tây Hồ cũng “tung hứng” rất ăn ý với “đồng chí” Ngô Nhật Đăng. [i]
Mặc dù vậy, ngay khi còn đang trên đường trở về trung tâm Hà Nội, lúc phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn, tôi đã trả lời thẳng thắn về nguồn cơn của việc người ta bắt tôi vào trại tâm thần – đó chính là vụ tố cáo mà tôi vẫn theo đuổi suốt gần 5 năm qua.
Khi xe về đến lối rẽ vào nhà mẹ tôi, ngõ 120 Kim Giang, mẹ con tôi xuống xe. Xe của Lã Việt Dũng cũng vừa trờ tới. Và trong khi Lã Việt Dũng và Nguyễn Lân Thắng đòi kéo tôi ra quán bia gặp gỡ chia vui với đồng đội thì “đồng chí” Ngô Nhật Đăng lại khuyên tôi về nhà đi. Đến thời điểm đó, mặc dù vẫn chưa nhận ra âm mưu của anh ta (vì chưa kịp kiểm chứng những thông tin mà anh ta cung cấp cho tôi), nhưng tôi cũng không mắc mưu anh ta: tôi lên xe cùng Lã Việt Dũng và Nguyễn Lân Thắng ra thẳng nhà hàng 181 Nguyễn Lương Bằng, "tụ điểm" quen thuộc của anh em No-U FC, để chia vui với những người đồng đội đã làm hết mình trong cuộc “giải cứu” tôi - một “bệnh nhân tâm thần”. Sau đó, tôi lần lượt trả lời phỏng vấn các đài BBC, Chân Trời Mới, VOA (2 lần), RFI… nhưng tôi vẫn không mắc bẫy anh ta, dù đến lúc đó tôi vẫn chưa kịp kiểm chứng những thông tin mà anh ta cung cấp cho tôi lúc gặp tôi trong Trung tâm BTXH cũng như lúc tôi trên đường từ Trung tâm về nhà.[ii]

Chia sẻ niềm vui với đồng đội tại “tụ điểm” quen thuộc

Thật chẳng vui vẻ gì khi phải lật chân tướng của một “đồng đội” trá hình, nhưng vì lợi ích của cộng đồng, của phong trào dân chủ vốn đã bị chia năm sẻ bảy bởi những “ngón nghề” quỷ quyệt của lực lượng an ninh, tôi buộc lòng phải nói lên một sự thật đáng ghê tởm. Chừng đó thôi cũng đủ cho quý vị thấy là suốt hơn 7 năm qua, trong tình cảnh đơn thương độc mã, tôi đã phải đối phó vất vả đến thế nào với đủ mọi mưu ma chước quỷ để có thể sống sót và, quan trọng hơn, để đưa được những sự thật kinh hoàng, ảnh hưởng vô cùng lớn đến vận mệnh dân tộc, ra trước công luận.
÷
Qua những gì mà chị Bùi Thị Minh Hằng đã tường thuật trong “thiên phóng sự” Nhật ký chuyện Lê Anh Hùng cùng những gì mà tôi thuật lại trên đây, quý vị có thể nhận ra vai trò của lực lượng công an trong vụ bắt tôi đưa vào trại tâm thần. Ngay cả khi mẹ tôi có “tỉnh ngộ” rồi viết đơn đòi con đi nữa mà thiếu áp lực của công luận thì cũng chưa biết điều gì có thể xẩy ra với tôi trong cái trại giam trá hình tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó. Chính vì vậy, việc tôi được thả tự do chỉ sau 12 ngày bị giam giữ trái phép, trước hết, là thắng lợi của các lực lượng tiến bộ và công luận ở cả trong và ngoài nước.
Đầu tiên, tôi xin dành sự tri ân đặc biệt đối với những người đồng đội tuyệt vời của tôi ở CLB Bóng đá No-U (No-U FC), mà nhân vật đặc biệt nhất chính là chị Bùi Thị Minh Hằng. Nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, bác Nghiêm Việt Anh, blogger Lê Dũng, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Lã Việt Dũng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Chí Tuyến, Ngô Quỳnh, Lan Lê, anh Lý Lương Dân, anh Trương Văn Dũng, Nguyễn Văn Phương, Từ Anh Tú, Lưu Đức, cùng bao đồng đội khác mà tôi không thể nào nêu hết tên ra đây, là những người đã vào cuộc gần như ngay lập tức và đã làm tất cả những gì có thể để giải thoát tôi khỏi trại tâm thần kia.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã phản ảnh về vụ bắt giữ tôi: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á Châu Tự Do (RFA), Đài RFI Việt ngữ, Đài BBC, Radio Chân Trời Mới, Radio Sài Gòn – Dallas..., bên cạnh các trang mạng độc lập như blog Nguyễn Tường Thuỵ, blog Anh Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Quê Choa, blog Huỳnh Ngọc Chênh, blog Nguyễn Xuân Diện, blog Phạm Viết Đào, blog Bùi Thị Minh Hằng, blog Phương Bích, blog Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Thông Luận, Dân Luận, Diễn đàn X-CafeVN, Vàng Anh, blog Xuân Việt Nam, blog Châu Xuân Nguyễnv.v.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về vụ việc của tôi: Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights – FIDH), Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (World Organisation Against Torture – OMCT), Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights – VCHR), Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists). Đặc biệt, tôi được biết là đích thân ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về vụ bắt giữ tôi để đệ nạp lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngay trước khi tôi được thả tự do.
Thắng lợi ngoạn mục này có sự đóng góp hữu hiệu của rất nhiều cá nhân, mà tôi không thể nào nêu hết tên ở đây, như nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, nhà báo Nguyễn Đình Ấm, nhà văn Nguyễn Quang Lập, blogger Phương Bích, thạc sỹ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện, GS Chu Hảo, nhà báo Lê Diễn Đức (Mỹ), phóng viên Gia Minh (Mỹ), phóng viên Nguyễn Trung (Mỹ), nhà báo Trà My (Mỹ), phóng viên Thanh Phương (Pháp), phóng viên Nguyễn Khắc Long (Mỹ), đạo diễn Song Chi (Na Uy), học giả Đỗ Thông Minh (Nhật Bản), cô Nguyễn Ngọc Nhi (Australia), v.v.
Tôi xin ghi nhận tấm lòng vô cùng đáng quý của anh Hoàng Văn Trung, Giám đốc Công ty HVT, nơi tôi đã làm việc suốt 9 tháng qua. Để đảm bảo cho tôi một chỗ dung thân và mưu sinh trong bước đường đấu tranh đòi công lý, anh đã phải chịu đựng không ít áp lực cũng như nhiều hình thức đe doạ khác nhau.
Tôi cũng không thể nào quên lãnh đạo và CBCNV của Trung tâm Bảo trợ Xã hội II – Hà Nội, những người đã chia sẻ với tình cảnh của tôi và dành cho tôi sự quan tâm chu đáo, bất kể điều đó là do áp lực của công luận hay tự trong thâm tâm họ khi họ hiểu được nghịch cảnh của tôi.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, chính là sự đóng góp thầm lặng với sức lan toả cực lớn của vô số người qua những bình luận trên Facebook, dưới các bài viết trên các trang mạng, hay qua những hình thức chia sẻ thông tin và biểu đạt chính kiến khác về vụ bắt giữ tôi.
Khép lại loạt bài về quãng thời gian 12 ngày trong "thế giới tâm thần" này, tôi muốn khẳng định một lần nữa với quý vị rằng: Tôi vẫn sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đòi công lý của mình, bất chấp mọi hậu quả có thể xẩy ra với bản thân và gia đình.[iii] Đó vừa là lương tâm của một con người, vừa là trách nhiệm của một công dân trước Tổ quốc, nhất là khi mà giờ đây tôi không còn đơn độc như suốt gần 5 năm qua nữa./.



Ghi chú:

[i]  Về sau, Ngọc Tây Hồ đã chụp rồi công bố trên mạng tờ giấy ghi lời cám ơn của tôi (như quý vị thấy ở trên) – một hành động rất đáng đặt dấu hỏi vì điều đó có lẽ chỉ có lợi cho nhà chức trách, vốn đang bị dư luận sôi sục lên án về vụ bắt giữ tôi, trong khi nếu không có sự đấu tranh của những đồng đội của tôi cũng như sự lên tiếng của công luận thì chưa chắc tôi đã được đối xử tử tế trong trại.

[ii] Nếu tôi không nhắc đến vụ tôi tố cáo các ông Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải, căn nguyên của vụ bắt giữ tôi, thì tôi đã đánh mất một cơ hội vô cùng thuận lợi để lên tiếng công khai về vụ tố cáo trên các cơ quan thông tấn quốc tế quan trọng, đồng thời mọi người cũng có thể nghĩ là tôi đã “tỉnh ra” hoặc đã “biết sợ” sau khi bị đẩy vào trại tâm thần mà không tiếp tục tố cáo nữa. Còn nếu tôi nhắc đến Hội đồng Nhân quyền LHQ, việc họ làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như những thông tin khác mà “đồng chí” Ngô Nhật Đăng đã dày công “mớm” cho thì sẽ bị chính những kẻ mà tôi tố cáo lu loa rằng tôi đích thị mắc bệnh “hoang tưởng”, và mọi người hẳn cũng không tránh khỏi “băn khoăn” về “bệnh tình” của tôi.

[iii] Nhân tiện, tôi xin thông báo một thông tin quan trọng là ngày 18/2 vừa qua, cả tôi và vợ, nhân chứng sống của vụ tố cáo, đã đến gặp trực tiếp ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng của ông ở 216 Trần Quang Khải (Hà Nội) theo lịch hẹn của ông. Ông thông báo với tôi là ngày 29/1/2013, ông đã tận tay trao công văn cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, yêu cầu làm rõ việc tôi bị bắt đưa vào trại tâm thần.



 Copy từ: Lê Anh Hùng

NHỮNG TÍN HIỆU VUI CẦN NHÂN LÊN THÊM NỮA


Kính thưa toàn thể quý độc giả và bà con đồng bào yêu quý1
Cho đến chiều tối hôm nay ngày 1-3-2013 
Chỉ sau 1 ngày phát động mọi người ký tên vào LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO thì thấy con số đã 1000 người
Có rất nhiều bạn bè trên facebook , là công dân trong nước viết message cho tôi thể hiện tâm trạng "băn khoăn" vì còn e ngại trước những hành xử tàn độc , bất chấp luật pháp của nhà cầm quyền như từ trước đến nay
Xong , mặc dù "lo ngại" thì trong đó cũng rất nhiều người đã mạnh dạn thể hiện chính kiến của mình bằng việc đặt bút ký một cách trân trọng và thể hiện rõ thái độ của mình
Có một bạn trẻ đã viết cho tôi như sau:
Chào cô Minh Hằng,
cháu rất ngưỡng mộ cô và các cô chú khác cùng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Thực tế cháu cũng thấy nhiều bất công trong xã hội, nên cháu rất ủng hộ các cô chú trong việc nên tiếng đấu tranh cho dân chủ.
Mấy tuần trước cháu cũng tham gia ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp, qua chuyện anh Kiên hôm trước cháu cũng tham gia ký tên vào tuyên ngôn của Công dân tự do. Cháu ko thấy hổ thẹn về những việc mình đã làm.
Cháu cũng nói với 1 số bạn của cháu, nếu có vấn đề gì về tính mạng của cháu thì cháu có nhờ các bạn đưa lên face để cho các cô, chú biết và cũng nên tiếng giúp cháu.
Tất nhiên ko ai muốn chuyện xấu xảy ra với mình, nhưng cháu cứ đề phòng trước.
Cháu cảm ơn các cô chú trước nhé.
Cháu rất vui vì được biết đến các cô chú dám lên tiếng vì 1 đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn !


Ngoài ra còn vô số những tâm tư khác của nhiều người,  nhiều tầng lớp. Nhưng tôi đặc biệt thấy mừng khi trong lớp người trẻ tuổi , họ đã có được nhận thức trước hiện tình đất nước quê hương và điều quan trọng là họ đã biết "Vượt qua sự sợ hãi"
Có lẽ đã đến lúc thật sự chuyển mình cho một sự thay đổi không thể cưỡng lại được theo một trào lưu phát triển tiến bộ

Có lẽ đã đến lúc mỗi người chúng ta phải vươn vai đứng thẳng lên để thể hiện trách nhiệm và thực thi quyền công dân vốn có mà chúng ta đã không làm tất cả để bảo vệ nó
Tôi khao khát mong muốn mỗi ngày sẽ càng dày thêm những chữ ký trên lời kêu goi
Đồng thời sẽ càng nhiều thêm những tiếng nói thực tế ngoài đời.Từ suy nghĩ này tôi có một đề nghị chúng ta nên phát động một chiến dịch chuyển tải bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đến nhiều tầng lớp bà con Nhân Dân,  bằng nhiều cách khác nhau. Và tôi tin chắc rằng số lượng người ủng hộ cho tuyên bố này trên thưc tế sẽ tăng lên đáng kể . 
Mỗi người chúng ta hãy cùng nhau nghĩ cách để biến ước mơ thành hiện thực nhé! 
Chúng ta hãy cùng nắm tay nhau! Cùng sát cánh bên cạnh những tiếng nói chính nghĩa để đấu tranh cho một Việt Nam TỰ DO- DÂN CHỦ VĂN MINH TIẾN BỘ

Chúng ta hãy thêm một lần nữa cho tất cả thấy rằng Đoàn Kết  và Chính Nghĩa sẽ là sức mạnh không một kẻ bạo lực ,bạo tàn nào khuất phục và chia rẽ  được







Copy từ: Bùi Hằng

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử Giải Công dân Mạng 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Một trong những blogger có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, được đề cử giải thưởng Công dân Mạng 2013.

Đây là giải thưởng quốc tế do tổ chức bảo vệ nhân quyền mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp phối hợp với đại công ty internet Google tổ chức hằng năm nhằm đánh động sự quan tâm của mọi người về nhu cầu cần phải bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng internet qua việc vinh danh những ngòi bút mạng đã bất chấp sự đàn áp, can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại các nước trên thế giới.


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sinh năm 1952 tại Đà Nẵng, làm việc cho báo Thanh Niên từ năm 1992 đến khi về hưu vào tháng tư năm ngoái.

Ông bắt đầu viết blog từ năm 2008. Các bài blog của ông về dân chủ, nhân quyền, vấn đề Biển Đông, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa...
Dù trang blog của ông thường bị nhà nước khóa chặn, nhưng hiện mỗi ngày vẫn có chừng 15.000 người đọc ghé thăm.

Từ hồi còn làm ký giả cho báo Thanh Niên, ông từng bị cảnh cáo về nội dung các bài viết mà ông đăng tải trên nhật ký điện tử cá nhân và các trang blog trước nay của ông đã nhiều lần bị buộc phải đóng cửa. 

Trong phần mô tả về blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói những bài blog trên trang cá nhân của ông Chênh cũng là nguyên nhân của các cuộc sách nhiễu, đe dọa, theo dõi, nghe lén điện thoại từ phía chính quyền đối với chính tác giả.

RSF nói 9 ứng cử viên của Giải Công dân Mạng năm nay trong đó có blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử vì những nỗ lực bất chấp rủi ro, góp phần bảo vệ và thăng tiến quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do internet của công dân trên toàn cầu.

Chia sẻ cảm nghĩ với VOA Việt ngữ, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói ông ngạc nhiên khi biết tin mình được đề cử giải thưởng quốc tế này:

“Cũng hơi bất ngờ vì mình cũng không nghĩ là được đề cử như vậy. Cũng cảm thấy vinh dự lắm, nhưng nghĩ rằng nhiều người khác còn xứng đáng hơn. Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa.”

Để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng mạng thế giới, năm nay lần đầu tiên người đoạt Giải Công dân Mạng sẽ do cư dân mạng khắp nơi bình chọn.

Kể từ ngày 27/2 đến hết ngày 5/3, người dùng net trên toàn cầu có thể bỏ phiếu cho các ứng viên được RSF đề cử trên trang web của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bình chọn nhất sẽ được công bố vào ngày 7/3, và sau đó được mời sang dự lễ trao giải tại trụ sở của công ty Google ở Paris (Pháp) vào ngày 12/3.

Giải thưởng thường niên khởi sự từ năm 2008 này thường được trao vào 12/3 hằng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới Chống lại Sự kiểm duyệt trên mạng.




Copy từ: VOA

Chương Mỹ Hà nội - nổi lên đám cường hào ác bá mới.

Bắt cóc phụ nữ rồi sáu ngày sau mới gửi giấy về địa phương.

   Lợi dụng việc dân thiếu hiểu biết về luật pháp, chính quyền Chương Mỹ Hà nội đã có những hành xử trái pháp luật, coi thường nhân dân, ra mặt đối đầu với Nhân dân, chụp mũ tội "chống người thi hành công vụ " cho phụ nữ, nông dân và bắt cóc họ. 



Nông dân địa phương đang chỉ cho nhà báo những sai phạm của chính quyền. 

  Sự việc tại Chương Mỹ đang nóng dần lên trước dư luận, cũng không có chuyện gì phức tạp, to tát ngoài việc dồn điền đổi thửa đang được các huyện ngoại thành Hà nội tiến hành đồng loạt, nhiều địa phương đã làm xong rất nhanh chóng bởi đạt được sự đồng loạt của nhân dân. Tại vài xã ở Chương Mỹ, chính quyền đã tự ý chia ruộng ghép từ thôn này sang thôn khác, đòi mỗi khẩu phải " hiến" 30 m2 đất để làm kênh mương công cộng trong khi quỹ đất công còn chauw sử dụng hết. Chuyện đòi dân " hiến " đất không theo một luật lẹ nào khiến dân bất bình, cộng với thói lọng hành coi dân như mẻ và sự chấm mút tham nhũng đất đai của quan chức địa phương - ở địa phương nào cũng vậy - đã dẫn đến việc chính quyền dở trò côn đồ, cường hào ác bá ra với dân.
 Mang công an, bộ đội ra bắt giữ phụ nữ, vu cho tội " chống người thi hành công vụ". Hiện chính quyền Chương Mỹ đang giam giữ trái phép 6 người.
  Để biết thông tin người bị bắt xin liên hệ với gia đình ông Nguyễn Xuân Huê (0914.887.095)  hoặc con gái là Hoa (con bé sn 1995): 01648.317.140.Địa chỉ xóm Cộng Hòa, thôn Võ Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ
 Tại thôn Trung Vực xã Thượng Vực bên cạnh cũng có 4 người bị bắt tam giam, chưa biết chính quyền Chương Mỹ sẽ vu cho những nông dân này tội gì ?

   Đám cường hào ác bá mới đang nổi lên tại Chương Mỹ, cưỡi đầu cưỡi cổ Nhân dân - những người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có hạt gạo nuôi họ.

   Cộng đồng mạng xã hội, những nhà báo và blogger  yêu cầu chính quyền Chương Mỹ trả ngay lập tức những nông dân về với quê hương, ruộng đồng của họ, bất kể sự vu khống nào của Chính quyền Chương Mỹ hòng chụp mũ, bắt cóc, giam giữ trái phép những nông dân này đều phải bị lên án, lãnh đạo Hà nội mà đích danh Vũ Hồng Khanh - phụ trách đất đai - sẽ phải chịu trách nhiệm với Nhân dân.


Copy từ: Xuân Việt Nam

Máy tính VN nhiều mã độc nhất khu vực



Những máy tính có phần mềm không bản quyền thường kèm theo mã độc
Nghiên cứu mới nhất của Microsoft cho thấy máy tính tại Việt Nam nhiều mã bẩn nhất khu vực Đông Nam Á.
Kết quả nghiên cứu tại 5 nước Châu Á của tập đoàn Microsoft, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan, Việt Nam được công bố ngày 27/2 cho thấy 69% các máy tính và đĩa cài đặt không bản quyền có chứa mã độc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy 66% DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc, cao nhất trong khu vực.
Philipines có các mẫu kiểm tra với số lượng phần mêm độc hại thấp nhất, ở mức 42%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng phần mềm không bản quyền, tường lửa Windows đã bị thay đổi trên 97% các thiết bị, khiến phần mềm diệt virus thông thường không phát hiện được.
Một trong những mã độc phổ biến nhất tên Zeus, đã làm thiệt hại hơn 1 tỷ đôla trên toàn cầu trong 5 năm trở lại đây.
Một cựu chuyên viên của Microsoft nói với BBC Zeus là một loại keylogging khi bám vào máy tính có khả năng ghi nhớ mật mã ngân hàng, email cá nhân để từ đó giúp kẻ phát tán trục lợi.
Các máy của Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo với ổ cứng bị tháo lắp để cài đặt hệ điều hành và ứng dụng cũng bị nhiễm mã bẩn.

Chưa chính xác

Báo cáo Microsoft về VN 'chưa chính xác'
Giám đốc Bkis Security trực thuộc BKAV nói báo cáo về mã bẩn trong máy tính tại Việt Nam của Microsoft chưa chính xác.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Tuy nhiên nghiên cứu của Microsoft cũng được cho là chưa có độ chính xác cao.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/2, ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận BKIS R&D của BKAV cho rằng "báo cáo của Microsoft dựa trên khảo sát mà độ tin cậy chưa rõ thế nào."
"Khảo sát được đưa ra sau khi họ đi mua máy tính ở một số cửa hàng. Microsoft không công bố đây là loại cửa hàng nào, liệu có uy tín hay có số lượng bán ra lớn hay không."
"Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng máy tính. Nếu mua ở cửa hàng nhỏ thì khâu cài đặt và đưa tới khách hàng không được làm chuẩn nên đôi khi máy tính được đưa ra ở những cửa hàng như vậy bị nhiễm mã độc."

Phần mềm lậu

Những mã độc thường đột nhập qua các phần mềm và hệ điều hành không có bản quyền.
"Hiện nay rõ ràng người sử dụng đã ý thức hơn trong việc phải cài phần mềm có bản quyền được cập nhật để tránh lỗ hổng cho virus lây lan."
"Tuy nhiên do điều kiện và do hoàn cảnh khác nhau mà số lượng người sử dụng phần mềm có bản quyền ở Việt Nam là chưa nhiều."
"Nhưng cũng phải nói rằng xu hướng sử dụng phần mềm có bản quyền đang ngày càng tăng ở Việt Nam."


Copy từ: BBC

Thư ngỏ của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên gửi bạn đọc

Thư ngỏ

Thưa các bạn!
Tôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.
Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.

Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này. 
Có người chất vấn tôi về chuyện làm sao để Tha thứ và Hòa giải, đó là chất vấn xác đáng. Tuy tôi e rằng, nói điều đó ra bây giờ là sớm, nhưng vì không biết ngày mai sẽ ra sao nên cứ nói ra thì vẫn hơn. Chúng ta cứ nhìn sang Myanmar thôi, không cần nhìn đâu xa, họ làm được, tôi tin chúng ta cũng làm được, có khi còn tốt hơn. Sao không lập một Ủy ban hòa giải dân tộc, với thành viên là các nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước, kể cả một số lãnh đạo tiến bộ của ĐCS VN? Tôi nghĩ rất nhiều người sẵn sàng tham gia. Sao không lập một chính phủ lâm thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức xong Hội nghị lập Hiến, ban hành Hiến pháp mới, bầu Quốc hội mới? Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao.
Nhưng để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ, không chỉ nhân dân, những người đấu tranh cho dân chủ tự do mà cả các vị lãnh đạo của ĐCS VN, cần vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự tức giận, thử một lần thôi, xin các ngài hãy đặt mình là một người Việt Nam bình thường, lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng trong việc giúp giới lãnh đạo ĐCS VN hiện nay vượt qua sự sợ hãi. Tôi cũng như tất cả các bạn đều đau xót vì những khoản tiền tỷ đô la bị thất thoát, tham nhũng, nhưng cứ thử nghĩ đến xương máu có thể đổ, thử nghĩ đến tương lai hàng trăm nghìn năm nữa của dân tộc, những khoản nợ đó chẳng phải là rất nhỏ sao? Vậy sao chúng ta không mạnh dạn xóa nó đi để bảo vệ cái toàn cục lâu dài. Hơn nữa, chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù ngoại bang, sao không thể tha thứ cho đồng bào, anh em ruột thịt mình?
Có nhiều người cho rằng, tôi chỉ là một kẻ cơ hội, tự bản thân tôi thấy không cần phải trả lời chất vấn này, nhưng tôi nói chuyện này ở đây để bàn sang chuyện khác xa hơn. Bác Nguyễn Quang A có nói là sẽ sắp xếp cho tôi một công việc biên tập ở một NXB. Đó là công việc mơ ước của tôi, tôi sẽ có điều kiện vừa làm việc, vừa đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề mình quan tâm. Tôi chỉ mong ước có thế và không gì hơn, những người đã có thời gian quen thân tôi lâu có thể làm chứng. Tôi hiểu, một sự chuyển đổi nếu có, thì đằng sau nó còn rất nhiều việc phải làm, mà một việc quan trọng bậc nhất là phổ biến tinh thần dân chủ tiến bộ đến toàn thể nhân dân, công việc đã nói ở trên có thể giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Nhưng một điều quan trọng hơn tôi muốn bàn là suy nghĩ về những người tài và trọng dụng người tài. Nền nho học tuyển cử hàng nghìn năm đã khiến chúng ta đặt định vị trí hiền tài khi nào cũng gắn với việc làm quan. Điều đó sẽ thay đổi trong một xã hội dân chủ. Tôi hiểu, một đất nước muốn phát triển cần phải có thật nhiều người tài làm thương gia, nhà khoa học, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, công nhân lành nghề, nông dân thạo việc… không phải dồn hết người tài vào làm mỗi công việc quan, việc chính trị. Tôi thích cách người Mỹ thiết kế bộ máy nhà nước của họ, đó là một bản thiết kế không hoàn hảo, nhưng nó là bản thiết kế để cho mọi sai lầm có thể sửa chữa với ít hao tổn nhất cho nhân dân, đất nước.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh, mỗi khi lòng dân ly tán là lúc vận mệnh dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Theo cảm nhận của tôi, đất nước chúng ta đang vào ở trong tình thế lâm nguy đó. Hơn khi nào hết, chúng ta cần sự đồng lòng, nhất trí của tất cả người dân Việt Nam, để đưa đất nước tiến lên.
Trân trọng,
Nguyễn Đắc Kiên *
* Thư này cũng đồng thời được đăng trên blog Nguyễn Đắc Kiên.




Copy từ: Anh Ba Sàm

Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Gửi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992 Nhận Định và Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp

Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Gửi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992 Nhận Định và Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp


VRNs - 01.03.2013: Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.




 
 





Copy từ: Thanh Niên Công Giáo

Chương Mỹ Hà nội - vừa Tết xong đã ăn cướp, đàn áp dân !



  Huyện Chương Mỹ Hà nội đang tiếp tục học và làm theo chính quyền các địa phương khác : giở thói  côn đồ, ngồi trên pháp luật, đàn áp các ông bà chủ của mình khi chuyện đất đai cần được giải quyết thấu đáo bằng luật pháp minh bạch.
 Vấn đề dồn điền đổi thửa cần được bàn bạc, đối thoại minh bạch với dân trước sự công khai của báo chí, cấp trên để đạt được sự đồng thuận trên cơ sở Luật đất đai và đặc thù của từng địa phương. Thế nhưng huyện Chương Mỹ Hà nội lại đang giở trò ăn cướp, đàn áp dân khi chuyện đơn giản là đối thoại, giải quyết theo trình tự chưa được thấu đáo. 
    Ai cho phép họ dám bắt giữ các nông dân, trong đó toàn các phụ nữ quanh năm chân lấm tay bùn, cả đời chưa ra khỏi luỹ tre làng, một chữ luật pháp còn bỡ ngỡ ?. Chính quyền làm việc do dân thuê, nếu chính danh thì sao không mời báo chí, truyền thông và các cơ quan giám sát luật pháp về để chứng kiến mà nhắm mắt điên cuồng ra tay bắt giữ dân, ngăn chặn dân tới các cơ quan luật pháp để khiếu nại ? 

Bắt giữ phụ nữ, còn đòi khởi tố trong ngày ăn cướp được gọi là " cưỡng chế ".


  Ngày 21 tháng 2 vừa rồi, UBND xã đã huy động các lực lượng gồm  đầy đủ các ban ngành: công an, xã đội, cựu chiến binh, phụ nữ... cùng với sự hỗ trợ của công an huyện để " cưỡng chế" !
 Trận "cưỡng chế" tại xóm Cộng Hòa, thôn Võ Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, các lực lượng đã bắt giữ  6 phụ nữ bị bắt và tạm giữ tại CAH Chương Mỹ để lập hồ sơ trình VKS khởi tố.
  Ngày 22/2/2013, 16 người thân của 6 phụ nữ trên mang hồ sơ lên trình các cơ quan chức năng thì bị cơ quan CAH Chương Mỹ bắt giữ lại dọc đường rồi đưa về trụ sở CAH thu giữ toàn bộ các loại giấy tờ liên quan. Hành vi côn đồ, lưu manh, coi thường pháp luật, coi thường dân của chính quyền Chương Mỹ cần được các cơ quan báo chí, truyền thông, các cơ quan chức năng các cấp vào cuộc làm rõ và trả lời trước công luận. 

Chính quyền giằng co với đàn bà con gái  tại ruộng.



  Tuy nhiên, sau gần chục ngày diễn ra trận " cưỡng chế" tại Văn Võ, sự việc  vẫn đang  đang rơi vào im lặng, chưa có cơ quan nào vào cuộc, báo chí nào đưa tin, các cơ quan chức năng từ VKS, CAH, UBND xã đều ko trả lời hoặc trả lời chung chung rồi đá bóng lên cấp trên.  
 Chúng tôi đang điều tra về vụ việc và làm rõ trước công luận.
 
 
 


Copy từ: Xuân Việt Nam

Giáo hội Công giáo phê phán Điều 4



Hình minh họa
Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải 'xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào'
Giáo hội Công giáo Việt Nam tuyên bố Hiến pháp không nên khẳng định sự lãnh đạo 'của bất kỳ đảng phái chính trị nào' trong tuyên bố đưa ra hôm 1/3.
Văn bản được Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ký và được chuyển cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội.
Lá thư vạch ra một loạt các điểm mà theo Giáo hội là “cần làm sáng tỏ”.
Tư tưởng ‘đóng khung’
Đáng chú ý, lá thư bày tỏ bất đồng với Điều 4, mà theo dự thảo, được sửa một phần thành Đảng Cộng sản “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Hội đồng Giám mục nói: “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi?”
“Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Giáo hội đòi hỏi: “Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.”
Nói về quyền tự do tôn giáo, lá thư yêu cầu: “Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam.”
“Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập...”
‘Tự do ứng cử’
Đi sâu vào quyền chính trị, lá thư nói “việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh”.
Hội đồng Giám mục nói thẳng “quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết”.
Trong ngụ ý đòi bỏ Điều 4, lá thư viết “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân”.
Lá thư viết thêm: “Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...”
Với giọng chỉ trích mạnh mẽ, lá thư nói phải “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào”.
Những ngày gần đây, Đảng Cộng sản cho tổ chức hàng loạt các buổi thảo luận, nói chuyện ở các bộ, ngành về dự thảo Hiến pháp.
Tường thuật trên truyền thông nhà nước cũng nhắc đến Điều 4 Hiến pháp, nói rằng đây là “không thể thay thế”.

Copy từ: BBC