CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’

Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.
Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.
 
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun một lần nữa nhấn mạnh như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ - Đài VOA.

Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

Trả lời VOA, ông Jun nói phía Mỹ sẽ xem xét tới vấn đề vũ khí sát thương, nhưng ông nhắc lại rằng việc này dính líu tới vấn đề nhân quyền.

Ông nói: "Chúng tôi muốn chứng kiến một sự cải thiện lớn đối với vấn đề nhân quyền trước khi chúng tôi chuyển sang thương thảo những việc khác”.

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.

Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương.
Hồi đầu tháng này, tại một buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về mối quan hệ Việt – Mỹ, ông Yun nói rằng người dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp nhanh chóng quan hệ song phương, nếu chưa có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam.

Ông nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn về mặt an ninh, hiện vẫn còn các giới hạn về mối quan hệ quân sự liên quan tới vấn đề nhân quyền. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương”.

Tuy nhiên, ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á.

Ông cũng cho hay, Hoa Kỳ hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc lần đầu tiên triển khai binh sĩ ra nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014.

Theo nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự cho giới chức Việt Nam tham gia nhiệm vụ vừa kể.

Trong bối cảnh Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Việt Nam đã chi hàng tỷ đôla để mua sắm các thiết bị quân sự tối tân.

Khi được hỏi liệu có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn, ông Yun nói rằng có nhiều lý do dẫn tới sự hợp tác giữa hai nước.

Ông Yun nói: “Hai bên giao thương với nhau nhiều. Chúng tôi cùng làm việc về các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á, vấn đề an ninh biển, các vấn đề phát triển hay vấn đề hạ nguồn sông Mekong. Có nhiều lý do để giải thích vì sao chúng tôi hợp tác với Việt Nam”.

Ông Yun nói thêm rằng nhân quyền luôn là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông cho hay Washington muốn thấy Việt Nam có được tiến bộ về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo và mọi quyền tự do khác.

Mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam tống giam 3 blogger, nâng con số người bị bắt giữ vì chỉ trích chính sách của nhà nước trong năm qua lên tới hàng chục người.

Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình.
​Các tổ chức nhân quyền coi đó là hành động bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói với VOA Việt Ngữ rằng ông quan ngại về việc này.

Ông nói: “Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình. Vâng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi quan ngại và muốn thấy có tự do ngôn luận”.

Trước câu hỏi Việt Nam thường lên án các nước chỉ trích Hà Nội về nhân quyền là can thiệp vào chuyện nội bộ, ông Yun nói rằng nhân quyền là quyền cơ bản của con người trên thế giới, và điều đó đã được nêu rõ trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

Nhà ngoại giao Mỹ nói thêm rằng nhân quyền là một trong những cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông cho biết rằng Tuyên ngôn đó là tiêu chuẩn mà Mỹ tuân thủ và nó áp dụng đối với tất cả mọi người.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun đã tham dự các buổi điều trần liên quan tới Việt Nam tại Hạ viện Mỹ.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Yun từng nói rằng ‘còn nhiều việc cần phải làm ở Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.

Copy từ: VOA

Philippines tố cáo Trung Quốc đe dọa hòa bình trên Biển Đông

Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Reuters

Trọng Nghĩa
Trong một bản thông cáo công bố ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Brunei vào hôm nay, 30/06/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nêu đích danh Trung Quốc là nguy cơ cho nền hòa bình trong khu vực. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, mối đe dọa đến từ sự hiện diện ngày càng gia tăng của các lực lượng cả quân sự lẫn bán quân sự của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.

Thông cáo của chính quyền Philippines nói rõ : « Ông Del Rosario hôm nay (30/06/2013) đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc về tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng trên Biển Đông ». Theo ông Del Rosario, đã có sự hiện diện « ồ ạt của tàu quân sự và bán quân sự Trung Quốc » tại hai nhóm đảo thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là bãi Scarborough Shoal và bãi đá ngầm Second Thomas Shoal.
Ngoại trưởng Philippines cho rằng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại các nhóm đảo này là « những đe dọa đối với nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển trong khu vực ».
Ông Del Rosario không đi sâu vào chi tiết về các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng nhấn mạnh rằng các hành động đó đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, theo đó các bên tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này đã cam kết không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm tình hình thêm căng thẳng.
Cáo buộc mạnh mẽ của Ngoại trưởng Philippines được đưa ra đúng một hôm sau khi báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước Đông Nam Á có thái độ kiên quyết nhất chống lại các hành vi bá quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Vào hôm qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc – cụ thể là Nhân dân Nhật báo - đã không ngần ngại cảnh cáo rằng « nếu Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc…, một đòn phản công (từ phía Trung Quốc) sẽ khó có thể tránh khỏi ».
Vào hôm nay, Ngoại trưởng Del Rosario đã lên tiếng cảnh báo về các luận điệu như vậy. Ông nói : « Những tuyên bố đề cập đến biện pháp phản công là vô trách nhiệm. Chúng tôi lên án mọi đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi lên án hành vi đó. Và chúng tôi tiếp tục theo đuổi biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. »

Copy từ:RFI

'VN phải xem lại về nhân quyền'

Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhân việc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Bấm Dự luật về nhân quyền đối với Việt Nam.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm thứ Bảy, 29/6/2013, Tiến sỹ Quang A cho rằng thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam 'tồi đi rất nhiều' trong ít nhất ba năm trở lại đây.
Ông không cho rằng việc bắt bớ, câu lưu, sách nhiễu các bloggers và các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền ở trong nước có thể làm suy giảm hoặc tắt đi tiếng nói của người dân và các giới này trong quá trình đấu tranh đòi cải thiện dân chủ.
Ông cũng phủ nhận quan điểm của nhà nghiên cứu nước ngoài về chính trị Việt Nam cho rằng bất cứ sự tác động, áp lực nào của quốc tế, đặc biệt là Phương Tây vào Việt Nam lúc này đều có thể tạo "tác động ngược" làm chính quyền ra tay cứng rắn hơn với phong trào dân chủ trong nước.
"Có thể khi người ta quẫn lên, người ta có thể tăng cường đàn áp hơn nữa, nhưng tôi nghĩ về dài hạn, chính kiến của các chính phủ khác trên thế giới dứt khoát phải có tác động với chính quyền Việt Nam," nguyên Viện trưởng viện phản biện chính sách độc lập IDS nói với BBC.


Copy từ: BBC

Báo cáo về nạn buôn người năm 2013: VIỆT NAM

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Văn phòng Theo dõi và Đấu tranh chống Buôn người
BÁO CÁO VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 

Việt Nam (Bậc 2)
Việt Nam là điểm xuất phát, và ở mức độ nhỏ hơn, là điểm đến của nạn buôn bán tình dục và cưỡng bách lao động đối với phụ nữ và trẻ em. Việt Nam là điểm xuất phát của tình trạng đàn ông và phụ nữ đi xuất khẩu lao động bằng những cách riêng hoặc thông qua các công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty quốc doanh tuyển dụng lao động để xuất khẩu. Đàn ông và phụ nữ Việt Nam cũng đi xuất khẩu lao động  thông qua những công ty tuyển dụng lao động không chính thức trong ngành xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, khai thác quặng, khai thác gỗ và sản xuất, chủ yếu là đến Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc, Lào, các Tiểu Vương quốc Ả Rập và Nhật Bản, và với mức độ ít hơn, là đến Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Nam Dương, Anh, Cộng hòa Sec, Cyprus, Pháp, Thụy Điển, Cộng hòa Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Lybia, Ả Rập Saudi, Jordan và nhiều nơi khác ở Trung Đông và Bắc Phi. Một số công nhân này sau đó phải đối mặt với tình trạng lao động cưỡng bách. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn bán tình dục khắp Châu Á, thường bị lừa gạt bằng những hứa hẹn gian lận về cơ hội lao động và bị bán vào những nhà chứa ở biên giới Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số người cuối cùng được đưa đến các nước thứ ba như Thái Lan và Mã Lai. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị cưỡng bách bán dâm ở Hàn Quốc, Nam Dương, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai, Singapore và Nga.
Các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam, hầu hết là có liên kết với các công ty quốc doanh, và những người môi giới không được cấp phép, như được biết, là đã đòi những công nhân này một số lệ phí vượt quá mức pháp luật cho phép để nhận được cơ hội đi lao động ở nước ngoài. Vì thế, công nhân Việt Nam thường mắc nợ nhiều nhất trong số các công nhân châu Á lao động ở nước ngoài, điều này khiến họ dễ bị cưỡng bách lao động, bao gồm tình trạng làm nô lệ lao động để trả nợ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người Việt Nam đi xuất khẩu lao động phải trả những khoản phí cao, điều này sẽ đặt họ vào tình trạng nợ nần trong nhiều năm. Đa số những người này trở về Việt Nam rất sớm, sau một hai năm, không thể kiếm đủ tiền để trả nợ. Khi vừa ra đến nước ngoài, một số công nhân nhận ra rằng họ bị buộc phải làm việc trong những điều kiện lao động không đủ tiêu chuẩn, bị trả lương thấp hoặc không trả lương trong khi đó bị mắc những món nợ lớn mà không có nơi khả tín để cầu cứu sự giúp đỡ về pháp lý. Một số công ty tuyển dụng, theo các báo cáo, không cho phép các công nhân đọc bản Hợp đồng cho đến một ngày trước khi họ được sắp xếp rời khỏi Việt Nam, và các công nhân này, theo các báo cáo, cũng đã ký vào những bản Hợp đồng bằng tiếng nước ngoài mà họ không hiểu được. Cũng có nhiều trường hợp được thu thập về các công ty tuyển dụng đã bỏ mặc các công nhân khi họ yêu cầu giúp đỡ.
Các nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến nạn cưỡng bách trẻ em Việt Nam lao động trong những nông trại trồng cần sa ở Vương quốc Anh, ở đó họ phải chịu những khoản nợ lên đến con số xấp xỉ 32 ngàn đô la mỗi người. Các báo cáo cho biết rằng nhiều người trong số những nạn nhân Việt Nam này bay sang Nga cùng với một người đại diện và sau đó được chở bằng xe tải qua Ukraine, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Đức và Pháp trước khi đến được Vương quốc Anh. Có nhiều báo cáo về đàn ông,  phụ nữ, trẻ em Việt Nam ở Việt Nam bị cưỡng bách lao động ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Hầu hết những nạn nhân buôn người ở miền Trung và miền Bắc bị bán qua Trung Quốc để làm nô lệ tình dục hoặc lao động cưỡng bách; những nạn nhân ở miền Nam chủ yếu bị bán qua Campuchia và bị buộc phải bán dâm, đôi khi sau đó họ bị đưa đến một nước thứ ba ở Đông Nam Á. Trong cả hoạt động buôn bán sức lao động và tình dục,  tình trạng bị nô dịch bởi nợ nần, bị tịch thu các giấy tờ tùy thân và giấy tờ thông hành, và nguy cơ bị trục xuất thường được dùng để hăm dọa các nạn nhân. Một số phụ nữ Việt Nam đến Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Macau, Singapore và Hàn Quốc  thông qua những cuộc hôn nhân được môi giới với người ngoại quốc, những phụ nữ này sau đó rơi vào tình trạng bị cưỡng bách lao động (bao gồm việc phục vụ như người giúp việc nhà), cưỡng bách bán dâm, hoặc cả hai. Có nhiều báo cáo về tình trạng buôn người Việt Nam, đặc biệt là những phụ nữ và trẻ em gái từ những tỉnh lẻ nghèo khổ lên những khu vực thành thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và những đô thị mới phát triển như Bình Dương. Một số người ra đi rất hăng hái, những sau đó họ có thể bị bán làm nô lệ lao động hoặc bị buộc phải bán dâm.
Trẻ em Việt Nam từ những vùng nông thôn bị bóc lột tình dục cho mục đích thương mại. Trẻ em cũng bị cưỡng bách đi bán hàng rong, đi ăn xin hoặc lao động trong những nhà hàng ở những trung tâm đô thị chính của Việt Nam, mặc dù vài nguồn thông tin cho hay rằng vấn đề này hiện nay ít  nghiêm trọng hơn những năm trước. Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của lao động nô dịch và cưỡng bách trong các hãng xưởng được điều hành bởi những gia đình người thành phố và tại những mỏ quặng vàng tư nhân ở nông thôn. Các tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng việc những kẻ buôn người ngày càng gia tăng  sử dụng Internet để dụ dỗ các nạn nhận đã dẫn đến con số tăng cao những người Việt Nam cư ngụ ở thành phố và những người thuộc giới trung lưu trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Theo cuộc thăm dò được tài trợ bởi UNICEF năm 2012 về tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến cho ngành du lịch tình dục trẻ em với những thủ phạm được cho là đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Vương quốc Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ.
Chính quyền Việt Nam không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu để loại trừ nạn buôn người; tuy nhiên, họ đang thực hiện những nỗ lực đáng kể. Trong suốt 2012, chính quyền nước này đã sử dụng những luật hiện hành để truy tố hình sự những hành vi vi phạm liên quan đến nạn kinh doanh sức lao động; trong nhiều trường hợp, các công tố viên dựa vào điều 139 “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thêm vào đó, hai nghị định riêng rẽ đã được ban hành trong thời gian làm báo cáo này quy định về việc xác định nhân thân và các biện pháp bảo trợ các nạn nhân. Các trung tâm phục hồi nhân phẩm dành cho những người nghiện ma túy và gái bán dâm được quản lý bởi chính quyền Việt Nam, tiếp tục  bắt những người ở đó phải lao động cưỡng bách trong các hoạt động nông nghiệp, xây dựng và sản xuất, bất chấp những chỉ trích liên tiếp của quốc tế. Chính quyền Việt Nam đã không đưa ra những biện pháp khắc phục thích hợp đối với tình trạng công nhân lao động ở nước ngoài bị nô dịch vì nợ nần hoặc chịu các hình thức lao động cưỡng bách khác.
Các giải pháp được đề nghị cho Việt Nam:
Ban hành những Nghị định cần thiết hoặc những chỉ dẫn chính thức khác để thực hiện đầy đủ luật chống buôn người mới, thông qua việc áp dụng những hình phạt nghiêm khắc dành cho tất cả các hình thức buôn người; đào tạo các viên chức ở tuyến đầu và các viên chức tư pháp về những điều khoản của luật chống buôn người này, đặc biệt tập trung vào việc công nhận tình trạng bóc lột nạn nhân như là yếu tố căn bản của tội phạm buôn người; truy tố hình sự đối với những cá nhân liên quan đến cưỡng bách lao động, liên quan đến việc  tuyển dụng người cho mục đích cưỡng bách lao động, hoặc tuyển dụng lao động gian lận, và áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm đã bị buộc tội; ngay lập tức dừng việc buộc công dân Việt Nam phải lao động mang tính thương mại trong các trung tâm phục hồi nhân phẩm được quản lý bởi chính quyền; thực hiện những chính sách nhận diện sớm nạn nhận trong những nhóm người dễ bị tổn thương, như những công nhân xuất khẩu lao động bị cưỡng bách lao động, và phải đảm bảo nạn nhân được cấp những dịch vụ trợ giúp; phát triển những thủ tục chính thức cho việc nhận diện, sử dụng những chỉ dấu về tình trạng cưỡng bách lao động được công nhận quốc tế như việc những người chủ hoặc môi giới lao động tịch thu giấy tờ thông hành của nạn nhân, và đào tạo những viên chức thích hợp để sử dụng những thủ tục như thế; tiếp tục những nỗ lực bảo vệ công nhân xuất khẩu lao động thông qua kênh trao đổi thông tin ngoại giao về những hiểu biết và đồng thuận với các nước đến phụ (additional destination countries); thực hiện những biện pháp bảo vệ nan nhân bị buôn bán sức lao động để đảm bảo các công nhân này không bị đe dọa hoặc bị trừng phạt vì phản đối điều kiện lao động hoặc tồi tệ hoặc vì bỏ đi khỏi nơi làm việc; cải thiện sự hợp tác liên cơ quan trong nỗ lực chống nạn buôn người nhằm  theo dõi và đánh giá nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động quốc gia; cải thiện việc thu thập và chia sẻ dữ liệu ở cấp độ quốc gia về việc truy tố các vụ buôn người, đặc biệt là những truy tố liên quan đến vấn đề lao động; phát huy hệ thống giáo dục cập 1 và cấp 2 cho dân số trẻ có nguy cơ bị buôn người; cấp vốn cho những chương trình nâng cao hiểu biết để giảm thiểu sự khinh thường của cộng đồng và thúc đẩy sự tái hội nhập cộng đồng đối với những nạn nhân buôn người đã trở về; và thực hiện cũng như cấp vốn cho cuộc vận động nâng cao hiểu biết công khai chống nạn buôn người hướng tới những người dụ dỗ người lớn và trẻ em vào hoạt động thương mại tình dục.
Truy tố
Chính quyền Việt Nam vẫn giữ vững nỗ lực thi hành luật pháp để đối phó với nạn buôn người trong năm 2012. Bất chấp luật pháp chống buôn người toàn diện của Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2012, những hình phạt hình sự vẫn chưa được củng cố vững chắc; luật chống buôn người này đã được thực thi bằng cách ban hành những hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao. Những định nghĩa  mở rộng về buôn người trong luật mới không được áp dụng trong suốt thời gian làm báo cáo này, vì chính quyền chưa ban hành những chỉ dẫn cần thiết cho khối nhân sự thi hành luật.
Vì luật mới chưa được thực hiện, đa số những kẻ buôn người  vẫn bị truy tố theo những điều khoản luật hình sự đã tồn tại trước đây, ở mức độ nào đó, những điều luật này còn mập mờ nhưng cũng có khả năng được dùng để truy tố một vài hình thức buôn người. Điều 119 của Bộ luật Hình sự quy tội hình sự đối với việc buôn bán phụ nữ nhưng có vẻ không định nghĩa được từ “buôn người”.  Điều 120 cấm “việc  mua bán, chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em”, cũng không được định nghĩa. Những điều luật này quy định những hình phạt đủ nghiêm khắc là từ hai đến bảy năm tù giam, thời gian tù này đủ nghiêm khắc và tương xứng với các hình phạt được quy định dành cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng khác, như hiếp dâm. Các giới chức tư pháp đã giải thích những điều khoản này để chỉ áp dụng với các trường hợp liên quan đến việc đánh tráo rồi bán cho một bên thứ ba. Những trường hợp khác thì bị phạt hành chính theo những điều luật về lao động của nước này, chứ không đưa ra những hình phạt hình sự.
Hệ thống thu thập dữ liệu Trung ương của Việt Nam vẫn không đủ để đưa ra những số liệu thống kê về việc thi hành luật pháp đối với những vụ truy tố và buộc tội buôn người trong năm nay (2012) những truy tố và buộc tôi bị tách riêng ra bởi hai loại buôn người. Số liệu thống kê được được ra về việc truy tố, buộc tội và về các nạn nhân đã được xác định không trùng khớp giữa Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã báo cáo rằng các cơ quan có thẩm quyền đã truy tố 232 trường hợp buôn người và những hành vi vi phạm liên quan trong năm 2012 theo điều 119 và 120. Chính quyền đã báo cáo rằng, trong năm 2012, Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa ra tòa, buộc tội và kết án 490 bị cáo. Trong số này có 7 bị cáo nhận những bản án từ 20 đến 30 năm tù giam, 38 bị cáo nhận từ 15 đến 20 năm tù, 137 người nhận từ 7 đến 15 năm tù, 265 người nhận dưới 7 năm tù, 48 người bị quản chế và một người bị phạt tiền.  391 bị cáo bị đưa ra tòa theo điều 119 và 85 người theo điều 120. Chính quyền tiếp tục khởi tố chủ yếu trong các trường hợp kinh doanh tình dục liên quốc gia, và những nỗ lực thực thi luật pháp một cách toàn diện thì chưa đủ để đối phó với tất cả các hình thức buôn người ở Việt Nam. Chính quyền đã bắt đầu gởi những viên chức Bộ Công an sang Campuchia, Trung Quốc và Lào để thực hiện những nhiệm vụ ngắn hạn  nhằm đưa những nỗ lực hợp tác của Việt Nam vào các cuộc điều tra buôn người chung với các nước. Mặc dù Việt Nam không theo dõi được con số các cuộc điều tra hợp tác quốc tế về nạn buôn người mà nước này có tham gia, nước này bị cho rằng có một số trường hợp viên chức Bộ Công an sang Trung Quốc để tiến hành nhiệm vụ giải cứu nạn nhân buôn người, đưa tới việc bắt giữ hơn 200 kẻ buôn người và giải cứu khoảng 216 nạn nhân ở Trung Quốc.
Những tranh cãi trái ngược nhau giữa các công nhân Việt Nam và các công ty tuyển dụng lao động đặt tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài – bao gồm việc tuyển dụng và các điều kiện tuyển dụng gian lận là chỉ dấu cho thấy việc cưỡng bách lao động –   chủ yếu buộc các công ty này phải giải quyết. Mặc dù công nhân có quyền hợp pháp để đưa những trường hợp này ra tòa, trong thực tế ít người có đủ khả năng thực hiện điều đó, và cũng không có hồ sơ nào được biết về những nạn nhân Việt Nam bị mua bán sức lao động được bồi thường theo quyết định của Tòa; vì vậy, trong thực tế, các công nhân bị bỏ mặc mà không nhận được bất cứ sự trợ giúp hợp lý nào của luật pháp trong những phiên tòa như thế. Thông qua một chương trình thanh tra thường xuyên, chính quyền đã theo dõi và xử phạt những nhà tuyển dụng lao động lừa đảo vì không tuân thủ những quy định của luật pháp về việc tuyển dụng lao động, gồm những hành vi vi phạm được cho là những nhân tố đóng góp vào nạn buôn người.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đã chỉ ra rằng tình trạng tham những liên quan đến buôn người vẫn tiếp tục xuất hiện ở cấp địa phương, bao gồm những viên chức ở vùng biên giới và cửa khẩu nhận tiền hối lộ từ những kẻ buôn người và các viên chức đã chọn cách không can thiệp đại diện cho quyền lợi nạn nhân khi giữa những kẻ buôn người và  nạn nhân tồn tại mối quan hệ gia đình. Chính quyền đã tường thuật hai trường hợp đồng lõa của viên chức Nhà nước trong việc buôn người trong suốt thời gian làm bản báo cáo này đã bị buộc tội. Vào tháng 12 năm 2012, phiên tòa phúc thẩm ở thành phố Hồ Chí Minh đã tán thành bản án tử hình cho viên chức sở Tư pháp thành phố Cần Thơ vì nhận số tiền hối lộ tổng cộng lên đến hơn 195 ngàn đô la từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 để tiến hành những hồ sơ đăng ký kết hôn liên quan đến người nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn người. Vụ buộc tội thứ hai là vào tháng 1 năm 2013; Tòa án nhân dân Tối cao tỉnh Nghệ An đã kết án một  cựu trưởng công an xã Bảo Thắng  ba năm tù giam vì buôn bán người lớn và sáu năm vì buôn bán trẻ em.
Bảo vệ
Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ trong nỗ lực bảo vệ những nạn nhân, chủ yếu là những người bị kinh doanh tình dục liên quốc gia, nhưng họ không có nỗ lực để nhận diện các nạn nhân một cách thích hợp trong khối cư dân dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ nạn nhân của nạn buôn bán sức lao động hoặc buôn người xuất hiện trên khắp cả nước. Hai dự thảo nghị định để hướng dẫn việc thực hiện Luật phòng chống buôn người về việc bảo vệ nạn nhân đã được hoàn thành và ban hành trong suốt năm làm báo cáo này: Nghị định số 62/2012/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân cùng người thân của họ và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống buôn người về những phương tiện, chế độ, thủ tục và trình tự hỗ trợ nạn nhân. Chính quyền đã không phát triển và sử dụng những thủ tục mang tính hệ thống trên cả nước để nhân diện trước và hiệu quả các nạn nhân của nạn buôn người trong khối dân số dễ bị tổn thương, như phụ nữ bị bắt vì bán dâm và công nhân xuất khẩu lao động về nước, và những nỗ lực nhận diện nạn nhân vẫn còn kém khi đối mặt với dòng buôn người và xuất khẩu lao động đã xác định được.
Bộ Công an đã báo cáo rằng 883 nạn nhân buôn người Việt Nam đã được xác nhận trong những tài liệu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012. Trong suốt thời gian này, bộ đội biên phòng đã phối hợp với các cơ quan chính quyền khác giải cứu và nhận về 201 nạn nhân buôn người; trong số đó, 119 đã được các chính quyền nước ngoài hoặc các NGOs nhận diện và cho hồi hương, và 38 người tự xác nhận nhân thân. Không có điều kiện bảo vệ đặc biệt nào cho các nạn nhân khỏi bị trục xuất trong luật Việt Nam và không có điều luật nào quy định về việc cấp quy chế thường trú  cho những nạn nhân buôn người là công dân nước khác. Việt Nam là nước đến hoặc nước quá cảnh đối với những nạn nhân người nước ngoài, chính quyền đã bắt liên lạc với nước xuất phát để các nạn nhân được trở về Việt Nam an toàn.
Luật về xử phạt hành chính được phê chuẩn tháng 6 năm 2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Luật mới này đảm bảo rằng những người nghiện ma túy sẽ không tự động bị chuyển đến một trung tâm giam giữ, ở đó trong quá khứ họ từng bị cưỡng bách lao động hằng ngày. Nhiều bài báo trong thời gian làm báo cáo này cho biết rằng, tuy nhiên, chính quyền vẫn tiếp tục là thủ phạm của nạn cưỡng bách lao động người nghiện ma túy theo những quy định hiện hành. Chính quyền có những thủ tục chính thức để nhận lại nan nhận buôn người và hướng dẫn họ đến nơi chăm sóc, mặc dù hệ thống hướng dẫn này thiếu hụt trầm trọng, như không thể nhận diện được những nạn nhân không trở về qua nơi giáp giới chính thức hoặc những nạn nhân không muốn bị nhân diện bởi chính quyền vì sợ xã hội dị nghị hoặc vì những lý do khác. Chính quyền không có những biện pháp bảo vệ pháp lý thích hợp cho những nạn nhân khỏi bị cưỡng bách lao động hoặc trợ giúp nạn nhân ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Vào tháng 9 năm 2012, báo chí đã tường thuật rằng một công ty của người Việt ở Nga đã cầm giữ và bắt công nhân Việt Nam làm việc trong những điều kiện nô dịch lao động và rằng những nhà ngoại giao Việt Nam đã đến địa điểm đó nhưng không đưa ra sự trợ giúp nào. Việt Nam vẫn có những tùy viên lao động ở chính quốc gia nhận số công nhân xuất khẩu lao động lớn nhất theo các dữ liệu thu thập; tuy nhiên, họ không duy trì các Đại sứ quán ở một số nước nơi những công dân Việt Nam bị bán vào, theo các báo cáo. Ở một vài nơi có Đại sứ quán, nhân sự ngoại giao đã không có hành động thích đáng để bảo vệ công nhân xuất khẩu lao động, và chính quyền cũng thừa nhận rằng nhân viên ngoại của họ đã không được giám sát và đạo tạo thích hợp. Chính quyền không công khai những dữ liệu về các trường hợp cá nhân trong đó, giới chức ngoại giao và lãnh sự nhân diện và trợ giúp các công nhân Việt Nam bị cưỡng bách lao động ở nước ngoài. Các quy định của chính quyền không cấm những chủ doanh nghiệp tư nhân không được giữ hộ chiếu của công nhân ở những nước đến, và các công ty Việt Nam đã thu giữ giấy tờ thông hành của công nhân, một chỉ dấu rõ ràng của việc buôn người. Mặc dù công nhân trên nguyên tắc có quyền khởi kiện các công ty xuất khẩu lao động, những không có dấu hiệu gì cho thấy các nạn nhân sẽ nhận được những bồi thường hợp pháp trong những vụ kiện cáo như thế ở Việt Nam.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có liên kết với các NGOs và nhận sự trợ giúp tài chính từ nước ngoài, vẫn tiếp tục vận hành ba cơ sở bảo trợ  nạn nhân buôn người ở những khu vực thành thị lớn nhất của Việt Nam; những cơ sở bảo trợ này cung cấp những cơ hội đào tạo và tư vấn nghề nghiệp cho những nạn nhân nữ của nạn buôn bán tình dục. Hội phụ nữ và bộ đội biên phòng cũng vận hành những cơ sở nhỏ hơn cung cấp những trợ giúp tạm thời cho những người cần giúp đỡ ở một vài điểm giáp giới có lưu lượng lớn nhất. Đôi khi các nạn nhân được cấp chỗ ở trong những trung tâm bảo trợ xã hội của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những trung tân này cung cấp những dịch vụ cho những nhóm dễ bị tổn thương trong phạm vi rộng, mặc dù các giới chức thừa nhận rằng nạn nhân được trợ giúp tốt hơn trong các trung tâm đặc biệt dành riêng cho nạn nhân buôn người. Ở nhiều khu vực, các cơ sở bảo trợ  còn thô sơ, không được trợ giúp tài chính và thiếu những nhân sự được đào tạo thích hợp. Không có cơ sở bảo trợ hoặc sự trợ giúp nào dành riêng cho các nạn nhân nam, nạn nhân trẻ em hoặc nạn nhân buôn bán lao động, mặc dù những cơ sở hiện có được cho rằng đã hỗ trợ cho vài nạn nhân nam và trẻ em. Các NGOs báo cáo rằng một số nạn nhân chọn cách không ở trong các cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc nhận những hỗ trợ xã hội vì sợ dư luận xã hội khi họ bị nhận diện như là một nạn nhân buôn người. Những nạn nhân buôn người đủ điều kiện để được trợ cấp tiền mặt lên đến 50 đô la, sẽ được trợ cấp thông qua chính quyền địa phương; chính quyền đã không đưa ra những số liệu thống kê về con số nạn nhân nhận được những khoản trợ cấp này. Chính quyền tiếp tục đóng góp nhân sự và không gian văn phòng cho các tổ chức quốc tế tiến hành những dự án chống buôn người.
Theo các báo cáo, chính quyền khuyến khích các nạn nhân hỗ trợ cho việc truy tố những kẻ buôn người, mặc dù chính quyền Việt Nam nói chung không bảo vệ những nhân chứng trợ giúp công an điều tra này. Những nạn nhân thường miễn cưỡng phải tham gia vào quá trình điều tra hoặc các phiên tòa vì sợ dư luận xã hội đặc biệt khi liên quan đến việc bán dâm,  vì sợ sự lên án của cộng đồng địa phương, và vì thiếu động lực tham gia. Luật pháp Việt Nam bảo vệ những nạn nhân buôn người khỏi phải đối mặt với những cáo buộc tội hình sự đối với những hành động của họ được xem như hậu quả trực tiếp để họ trở thành nạn nhân; tuy nhiên, những nỗ lực chưa đủ để nhận diện nạn nhân trong khối dân cư dễ bị tổn thương có thể dẫn một số nạn nhân đến tình trạng bị đối xử như những người vi phạm luật pháp. Chính quyền không cung cấp cho những nạn nhân người nước ngoài những giải pháp pháp lý để họ đi đến các nước mà ở đó họ đã đối mặt với sự trả thù và khổ sai.
Ngăn chặn
Chính quyền Việt Nam đã có những nỗ lực để ngăn chặn nạn buôn người trong thời gian làm báo cáo này. Theo Nghị định 1427 của Thủ tướng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Phụ nữ vẫn duy trì những cuộc vận động chống buôn người thông qua truyền thông trực tuyến, áp phích quảng cáo, hội nghị chuyên đề, bảng niêm yết, biễu diễn nghệ thuật, sách báo, chương trình giáo dục và các cuộc họp khu dân cư chống buôn người đặt ở các cộng đồng. Trong hai Nghị định được ban hành trong thời gian làm báo cáo này, Nghị định thứ nhất, số 62/2012/NĐ-CP đã hướng dẫn việc nhận diện nạn nhân theo luật buôn người. Nghị định này đã đưa ra những thủ tục pháp lý chính thức trong việc nhận diện các nạn nhân nhưng không chỉ rõ việc áp dụng trước cho khối dân cư có nguy cơ cao. Hơn nữa, Nghị định này phát biểu rằng trong trường hợp thiếu các tài liệu và chứng cứ thuyết phục về việc nạn nhân bị bóc lột hoặc bị bán, việc xác định nhân thân có thể dựa vào quá trình phát hiện ra nạn nhân hoặc việc nạn nhân được biết là cùng có mặt với những nạn nhận đã được xác định khác, biểu hiện về thể chất và tâm lý cho thấy những dấu hiệu bị lạm dụng tình dục hoặc bị cưỡng bách lao động,  có người thân báo cáo (ND: tình trạng mất tích của nạn nhân) lên chính quyền , hoặc những thông tin khác góp phần chứng minh một người là nạn nhân. Một thay đổi quan trọng trong việc thủ tục xác định theo Luật buôn người là việc mở rộng con số các cơ quan được trao quyền thẩm tra tình trạng của nạn nhân buôn người.
Bộ Ngoại giao vẫn duy trì những trang mạng về di cư của Bộ cung cấp cho những người có khả năng di cư cách tiếp cận các thông tin về những hướng dẫn pháp lý quản lý các công ty tuyển dụng; tuy nhiên, chính quyền không gia tăng nỗ lực để thực thi các quy định này, và những nỗ lực toàn diện để quản lý các công ty tuyển dụng và nhà môi giới hôn nhân vẫn còn yếu kém. Với sự giúp đỡ và hợp tác  từ các tổ chức quốc tế, các chính quyền khác, các NGOs, và các nhà tài trợ nước ngoài, chính quyền Việt nam đã gia tăng những nỗ lực ngăn chặn nạn buôn người. Vào tháng 9 năm 2012, chính quyền Việt nam và Campuchia đã đồng ý thực hiện một kênh trao đổi thông tin để đối phó với nạn buôn người trong giai đoạn 2013-2015. Chính quyền có kế hoạch 5 năm hành động quốc gia về nạn buôn người, có hiệu lực cho đến năm 2015 và đã  cấp gần 15 triệu đô la để thực hiện kế hoạch, kế hoạc này bao trùm tất cả các hình thức buôn người và phối hợp phản ứng của chính quyền thông qua Ủy ban Quốc gia về phòng chống buôn người do Phó Thủ tướng làm chủ tịch.

Copy từ: Defend the Defenders 

Kinh tế Trung Quốc sẽ có cú sụp đổ kinh hoàng?

Kinh tế Trung Quốc sẽ có cú sụp đổ kinh hoàng?

Rất có thể những hệ quả mới chỉ bắt đầu. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể phải chịu những nỗi đau lớn hơn rất nhiều.

NHTW Trung Quốc đã khiến thị trường toàn cầu quay cuồng khi cố gắng thắt chặt tín dụng và hạn chế hệ thống ngân hàng trong bóng tối (shadow banking). Tuy nhiên, rất có thể những hệ quả mới chỉ bắt đầu. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể phải chịu những nỗi đau lớn hơn rất nhiều.

“Tín dụng đã được thắt chặt kể từ cuối năm ngoái”, Leland Miller – chủ tịch của China Beige Book International nhận định. 

Theo Leland, lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng lên chính là một chỉ số thể hiện sự căng thẳng của hệ thống. Cơ chế chu chuyển tín dụng đã vỡ vụn và cho đến khi điều này được sửa chữa, Trung Quốc sẽ không thể có được kết cục tốt đẹp. 

Trong thông báo được gửi đi tuần trước, NHTW Trung Quốc khẳng định nền kinh tế và hệ thống tài chính đang vận hành trơn tru và không hề có hiện tượng thiếu thanh khoản trên thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải chịu đựng những rắc rối từ tín dụng và tình trạng đầu tư quá mức trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm. 

Bill Smead – CEO kiêm CIO của Smead Capital Management – cho rằng trong giai đoạn 2008 – 2011, Trung Quốc đã bơm vào nền kinh tế khoảng 2.500 tỷ USD. Phần lớn số tiền này đổ vào các công cụ đầu tư để xây dựng cầu cống, sân bay và chung cư. Rất nhiều dự án được xây dựng chỉ với mục đích thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội mà không tạo ra nhiều hiệu quả về mặt kinh tế.  
Trong khi đó, Gordon Chang – tác giả của cuốn sách “The Coming Collapse of China," (tạm dịch: Cú sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) cho rằng nước này chỉ có thể tăng trưởng 2 -3%. Thậm chí, nếu tất cả hoạt động xây dựng đổ vào các thành phố ma và “những con đường chẳng dẫn đến đâu”, nền kinh tế có thể không tăng trưởng.  

Gordon Chang bổ sung nên nhìn vào sản lượng sử dụng điện để xem xét tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thay vì các con số chính thức. Trả lời phỏng vấn CNBC hồi đầu tháng, ông nhận định Trung Quốc chỉ tăng trưởng 2,9% trong quý I thay vì 7,7% như báo cáo. 

Và, rất nhiều khoản vay được sử dụng để tài trợ cho các thành phố ma và những tuyến đường sắt bỏ hoang. Các chủ nợ gần như không bao giờ có thể thu hồi những khoản nợ này. Thay vào đó, các ngân hàng tiếp tục đảo nợ. 

Nếu các ngân hàng ngừng đảo nợ, hệ thống ngân hàng có thể xuất hiện một “lỗ hổng” về vốn. Trong trường hợp này, chính phủ buộc phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để tái cấu trúc các ngân hàng.
Trung Quốc có thể làm hai điều để phòng chánh rủi ro: nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc và sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ. 

David Riedel – chuyên gia đến từ Riedel Research Group – cho rằng trong khi nhà đầu tư phải lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng,  tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 20% mà chính phủ đưa ra và kho dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD là “hai trụ đỡ quan trọng”. 

Tuy nhiên, sử dụng dự trữ ngoại hối để tái cấu trúc các ngân hàng có thể gây nên nhiều hậu quả không mong muốn: phá hoại đồng nhân dân tệ và gây nên lạm phát, dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn. 

Bi quan

Đối với một số nhà đầu tư quốc tế, sự bấp bênh của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc tránh đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc. Rajiv Jain – giám đốc của quỹ Virtus Foreign Opportunities Fund – nói với các nhà đầu tư tham dự hội thảo của Morningstar rằng ông “rất lo lắng về những rủi ro đến từ hệ thống ngân hàng trong bóng tối của Trung Quốc”.

Nhận định về đầu tư trong quý I vừa qua, ông cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc là không bền vững. Jain bổ sung thê rằng các rủi ro mang tính chất hệ thống. Nếu kinh tế Trung Quốc suy giảm, chắc chắn là giá hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Giá hàng hóa thấp dẫn đến thu nhập cũng như đầu tư vào các nước xuất khẩu sụt giảm. Các nước này bao gồm Indonesia, Malaysia, Brazil, Canada và Australia. 

Ông khuyến nghị nên đầu tư vào các công ty có phần lớn hoạt động ở trong nước (ví dụ như các ngân hàng Ấn Độ) và đánh giá rất thấp các công ty liên quan đến thị trường hàng hóa (vốn phụ thuộc vào Trung Quốc). 

Cơ hội của Trung Quốc?

Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về Trung Quốc. “Chúng tôi vẫn tin rằng Trung Quốc có thể xoay xở được”, Todd Henry – chuyên gia đến từ T.Rowe Price nhận định. Mặc dù nhận định Trung Quốc đã sai lầm trong phân bổ nguồn vốn và hệ thống tài chính ẩn chứa rủi ro, Henry vẫn cho rằng không có rủi ro hệ thống.

T. Rowe cho rằng không nên đầu tư vào mảng tài chính của Trung Quốc. Các cổ phiếu chưa đủ rẻ để chấp nhận rủi ro. T. Rowe ưa chuộng cổ phiếu của các công ty tiêu dùng, Internet và công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường.  

Richard Gao, chuyên gia tại Matthews Asia, cho rằng Trung Quốc sẽ không đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn nên có cách tiếp cận thận trọng và giảm danh mục đầu tư vào lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. 

Michael Kurtz, trưởng bộ phận đầu tư cổ phiếu của Nomura, cũng cho rằng nỗ lực thắt chặt tín dụng “rất hữu ích trong việc giúp nền kinh tế Trung Quốc bền vững hơn  trong trung và dài hạn. Thậm chí, đây là điều tích cực cho các định chế tài chính của Trung Quốc. 

Còn Bill Stone của công ty quản lý tài sản PNC Asset Management thì cho rằng có vẻ như Trung Quốc không sụp đổ và những biến động gần đây có thể tạo ra cơ hội trong tương lai.  

2007 hay 1979?

Chuyên gia đến từ HSBC Garry Evans so sánh bối cảnh hiện nay của Trung Quốc với nước Mỹ hồi năm 1979, khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Paul Volcker lên nhậm chức. Theo Evans, chính phủ Trung Quốc đang tập trung vào cải cách, thị trường sẽ chờ đợi liệu cải cách sẽ diễn ra như thế nào.

Trong khi đó, Henry cho rằng chuyển trọng tâm nền kinh tế từ đầu tư sang tiêu dùng nội địa sẽ là một quá trình  đòi hỏi nhiều sự khéo léo. Rủi ro nằm ở chỗ Trung Quốc có thể đi chệch hướng và mất kiểm soát. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tỏ ra khá xuất sắc trong nhiệm vụ điều hành nền kinh tế.

Trong khi đó, Smead có cái nhìn ảm đạm hơn khi cho rằng Trung Quốc năm 2013 giống với nước Mỹ thời kỳ 2007 – 08, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Trung Quốc là mối lo ngại lớn nhất của Smead và ông tránh đầu tư vào các công ty năng lượng, tài nguyên cũng như công nghiệp phụ thuộc vào Trung Quốc. 

Smead dự báo Trung Quốc sẽ chịu đựng một cuộc suy thoái sâu kéo dài đến 4 năm. 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC


Copy từ: Cafef

Tinh thần Nguyễn Phương Uyên vững vàng trong tù

Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm tại toà án Long An 16/05/2013 (Reuters /VNA)
Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm tại toà án Long An 16/05/2013 (Reuters /VNA)

Thụy My
Sáng nay 28/06/2013 gia đình và bạn bè, những người ủng hộ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã đến Long An thăm Phương Uyên trong trại giam. Những người đi thăm cho biết tinh thần của Uyên vẫn rất vững vàng, tuy điều kiện sống ở phòng giam hiện nay tệ hơn trước.

Trả lời RFI Việt ngữ lúc vừa từ Long An về đến Saigon, bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày cho biết :

Bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày
 
28/06/2013
 
 
Dương Thị Tân : Lần này là lần thứ tư mình đi thăm Phương Uyên, cùng với gia đình Phương Uyên và Nguyên Kha. Phương Uyên thì được cho vào thăm bình thường nhưng Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy thì chưa, lý do là còn trong giai đoạn điều tra nên họ cản trở thăm gặp.
Còn Phương Uyên thì nói chung cũng như những lần trước vẫn được thăm theo đúng thủ tục, và cũng được nói chuyện. Mỗi người nói một câu thăm hỏi động viên cháu. Nói chung tinh thần của cháu rất tốt. Phong thái thì rất là đĩnh đạc so với tuổi tác của cháu, thực sự đã làm chúng tôi khâm phục ý chí cũng như tác phong của cháu.
Những câu nói của người bên ngoài thì thường là động viên cháu giữ gìn sức khỏe thể chất và giữ vững tinh thần. Còn một số câu hỏi của cháu dặn dò bên ngoài cho gia đình và mẹ - như lần trước thì có bố, có em - cháu cũng dặn dò một số việc rồi cháu yêu cầu là cho cháu giấy, mực, sách vở gửi vào để cháu học cho khỏi quên những kiến thức còn đang dang dở.
Buồng giam thì tối tăm chật hẹp, và lần chuyển buồng giam lần này là lần thứ ba sau phiên sơ thẩm. Buồng giam này không được sạch sẽ, và không được sáng sủa như trước, nên điều kiện để cháu nhìn rõ chữ có hơi không được như mong muốn. Mẹ cháu có dặn nếu thế thì phải làm đơn để mình khiếu nại, sau khi làm đơn rồi nếu người ta không giải quyết vấn đề đó thì bên ngoài mọi người mới có cơ sở để mà đưa phản ánh của cháu lên. Thì cháu cũng đồng ý theo trình tự như thế. Hơn nữa mình đang ở trong tay họ, mình muốn làm gì thì cũng phải có một trình tự nhất định.
Nói chung cháu rất vui khi chung quanh gia đình cháu có bạn bè, có mọi người quan tâm. Tôi thì cũng nói được vài câu động viên cháu là mọi người ở bên ngoài đang cố gắng hết sức để đấu tranh đòi lại tự do cho các cháu. Vì những việc làm cho các cháu không phải là tội lỗi, không phải để cho người ta cầm tù. Đó chỉ là những hành động của những người trẻ đang đau xót cho đất nước này. Thì cháu vui lắm !
RFI : Như vậy là thần sắc của Phương Uyên vẫn tốt và việc thăm hỏi được dễ dàng ?
Dương Thị Tân : Dạ vâng, đủ 30 phút và mọi người mỗi người chào hỏi một câu, thì tương đối là thoải mái. Nói chung sự nghiêm ngặt của công an ở Long An cũng khác ở những nơi khác, có sự dễ dãi hơn. Tôi không biết đây có phải là chỉ thị của cấp cao hơn không, nhưng mọi người ra vào và gởi quà thì không có một sự khó khăn nào. Bản thân tôi là người đi thăm nuôi, gửi quà cho ông Nguyễn Văn Hải hơn năm năm qua ; mọi sự khó khăn, gây cản trở dù là với một lý do nhỏ nhất, tôi đã từng gặp phải. Chỉ có lần xuống Long An này tôi mới thấy là khác hẳn.
Cháu rất là chững chạc, và phong thái thì một đứa trẻ 21 tuổi đầu tôi nghĩ là quá ổn luôn. Có những người lớn hẳn hoi, có kinh nghiệm, từng trải rồi nhưng vào những chốn ấy đôi khi cũng mất tinh thần. Với Phương Uyên thì tôi thấy cháu như thế là tương đối tốt.
RFI : Có biết được chừng nào xử phúc thẩm không thưa chị ?
Dương Thị Tân : Dạ theo như luật sư thì có lẽ là vào cuối tháng Bảy – theo phỏng đoán của luật sư thôi, chứ họ cũng chưa cho gia đình hai cháu một văn bản nào cả.
Xin cảm ơn chị Dương Thị Tân.


Copy từ: RFI

Tù nhân Z30A nổi dậy, bắt giám thị làm 'con tin'

Thượng tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đang bị các tù nhân nổi dậy giữ làm 'con tin'
Danlambao - Nguồn tin thân cận vừa gửi đến Danlambao cho biết: Khoảng 8 giờ sáng nay, 30/06/2013, các tù nhân tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đồng loạt nổi dậy để phản đối chế độ lao tù CS khắc nghiệt. Cuộc phản kháng bùng phát tại phân trại số 1 (K1) với sự tham gia của 1000 tù nhân. Sau khi làm chủ hoàn toàn phân trại, các tù nhân đã phá cửa và bắt giữ một viên thượng tá - giám thị làm 'con tin'.
Trại giam Xuân Lộc còn được gọi là trại Z30A, đây là nơi hiện đang giam giữ nhiều tù nhân lương tâm tại Việt Nam như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Việt Khang... Trước đó, anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải từng bị đày ải tại đây trong suốt thời gian dài.
Được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu bùng phát tại phân trại số 1 thuộc trại giam Xuân Lộc. Nguyên nhân cuộc nổi dậy bắt nguồn từ việc anh em tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc...
Hiện nay, một viên thượng tá CA tên Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đã bị tù nhân giữ lại làm 'con tin' phía bên trong. 
Cho đến thời điểm này, các tù nhân vẫn đang làm chủ tình hình phía bên trong trại, lực lượng công an đã được huy động mỗi lúc một đông nhưng vẫn chưa thể xâm nhập vào.
Các tù nhân kêu gọi sự lên tiếng kịp thời của truyền thông cũng như dư luận, nhằm tránh xảy ra cuộc đàn áp khốc liệt của CA như các vụ nổi dậy trước.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam giữ tại Xuân Lộc cho biết thêm: Phân trại số 1 - Trại giam Xuân Lộc là nơi tù nhân nổi dậy. Toàn bộ trại giam Xuân Lộc có 6 phân trại. Phân trại số 1 gọi là phân trại trung tâm. Mỗi phân trại khoảng 1.000 tù nhân. Phân trại 1, có khoảng 10 tù nhân lương tâm. Đây là phân trại có chế độ giam giữ hà khắc nhất trong các phân trại.
Thông tin tiếp theo vụ việc sẽ được cập nhật trên Danlambao


Copy từ: Dân Làm Báo

Đại Vệ Chí Dị

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.

Bấy giờ bên ngoài bể khơi, quân Tề hàng ngày ra sức cũng cố chiến lũy, xây hào, dựng thành ở những đảo chúng chiếm được của nước Vệ.

Nhà Sản họp bàn về việc luyện quân. Có ý nói phải tăng cường huấn luyện thủy chiến, mua sắm tàu lớn để đối phó với kẻ địch bên ngoài, nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ trong trường hợp phải đối phó với ngoại xâm. Những điều này phải đưa vào giáo trình giảng dạy gấp rút phổ biến thực hành trong toàn quân.

Ý kiến ấy đưa ra, nhiều quan lại băn khoăn, có người nói.

- Chúng ta theo đạo  Lý Ninh, Người ấy nói rằng muốn giữ đạo thì phải đề phòng kẻ địch trong nước chứ không phải là ngoài nước. Người đã dạy rằng '' bất cứ cuộc nội chiến nào cũng tàn khốc hơn ngoại chiến''.  Làm sáng tỏ điểm này, trường lý luận cao cấp của nhà Sản ta đã công phu nghiên cứu chỉ ra rằng. Nội chiến bắt nguồn từ nhân dân. Bởi vậy lúc này nên chăng quân ta tập huấn đối phó với những tình huống phức tạp đông người lợi dụng danh nghĩa đòi đất để ý đồ gây nội chiến, đó là đường lối quân sự đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hơn cả.

 Quan khác nói.

- Tề dẫu sao cũng là anh em với triều đình ta, có thế nào cũng muốn nhà Sản ta trường tồn cai trị nước Vệ. Giờ huấn luyện quân lính tập trận đối ngoại há là khiến họ hoài nghi lòng trung thành của ta, như thế chúng ta đánh mất '' niềm tin chiến lược '' với thiên triều. Nay mai dân chúng can qua, nhà Sản biết chạy sang đâu cậy nhờ binh mã dẹp loạn.

Vệ Kính Vương phán.

- Chuyện chủ quyền phải gắn  với chuyện tồn vong của nhà Sản. Nếu vì chủ quyền mà nhà Sản ta suy vong thì điều ấy có nên không?. Các quan lại có ngồi trong biệt thự, đi xe tứ mã, hưởng của ngon vật lạ trong thiên hạ. Vợ con đề huề nhung lụa được nữa không.?

Các quan không ai nói gì, người nào người ấy quay sang nhìn nhau dò hỏi ý kiến. Thấy ai cũng béo tốt, mỡ màng do tẩm bổ nhiều chất quý báu trong thiên hạ, da dẻ đỏ au , trơn láng. Tất cả vì thế im lặng.

Vương lại hỏi.

- Thế giờ mất đảo, liệu những thứ các ngươi đang có trong nhà, có mất theo ngay không.?

Các quan lại đồng thanh đáp.

- Dạ thưa không.

Vương nói.

- Người quân tử bỏ cái mối lợi trước mắt, đang hưởng để lo đến những cái xa vời, không thiết thực đến bản thân,. Loại như  thế liệu có đáng làm quan cai trị thiên hạ không.? Liệu có gọi là giữ vững lập trường không.?

Các quan nhất loạt đáp.

- Dạ thưa không.

Vương dạy.

- Thế nên nói chuyện biển đảo, không chỉ là biển đảo mà thôi,trong chuyện biển đảo còn có những thứ khác, nói chuyện về chủ quyền biển đảo thì cũng phải cân nhắc đến chủ quyền nhà cửa, biệt thự, trang trại, tài sản.. con cái, thậm chí xa hơn còn là cháu chắt nhà các ngươi nữa. Lúc này bàn chuyện huấn luyện quân lính về giáo trình đối phó với ngoại xâm liệu có đẻ ra cho các người  thêm nhà cửa,thêm tài sản không mà bàn. Nếu không có nhà cửa, tài sản, tiền bạc thì liệu ai trong các quan lại ở đây còn mong muốn phụng sự triều đình.?

Các quan nín thinh.

Vương tiếp.

- Nay nhà Tề, đối với chúng ta trước kia có xung đột nhỏ, có thể sau này có xung đột nhỏ hơn. Nhưng phải khẳng định một điều là chúng ta mang ơn của Tề rất lớn, trước kia Tề giúp ta giữ nước, nay vẫn giúp ta giữ vững cơ đồ nhà Sản. Không nên có những quan điểm gây nghi ngờ, chia rẽ lòng trung thành, biết ơn của chúng ta với Tề quốc vào lúc này, để kẻ thù bên trong lợi dụng làm loạn.

 Vương ra lệnh cho triều đình tiếp tục sách lược cho quân lính tập huấn với chủ trương phòng ngừa đám đông  nhân dân lợi dụng oan khuất để tụ tập đông người gây biến loạn.


Lại nói chuyện khi ấy, tể tướng Bạo đi hội các sứ  bên Thượng La ngoài biên giới Vệ. Bạo hô hào kêu gọi các nước mạnh mẽ quan tâm tới tình trạng phức tạp ngoài biển Vệ, hàm ý nói cho thiên hạ biết mọi chuyện ấy đều do Tề chủ tâm gây ra cả. Bạo nói nhu, nói cương, nói đế quốc này , cường quốc nọ phải tham gia vào giữ an ninh chung ngoài biển Vệ. Lời nói có nhiều ý khiến sứ Tề ở đó không bằng lòng.

 Lúc trở về nước, Bạo nhận được một số lời khen. Chưa kịp phổng mũi thì bật ngã ngửa người nghe tin Vệ Kính Vương đã phái Thừa tướng Năm Trừ đi sứ sang Tề. Bạo thất kinh, đóng cửa phòng ngừa, nghe ngóng tin tức, toan tính đối phó. Từ lúc đi sứ Thượng La về Bạo chột dạ không xuất hiện xử lý việc lớn trong nước.

 Thiên hạ đồn Thừa Tường  Năm Trừ bấy lâu  thấy Tể tướng Bạo khuynh loát thiên hạ, mọi nguồn tài vật đều nắm trong tay, thế lực nghiêng nước, nghiêng thành. Thừa tướng muốn trừ cái họa ngày càng lớn ấy, ngặt vì chức Thừa tướng nhà Sản hữu danh, vô thực. Nên Năm Trừ cậy nhờ vào Vệ Kinh Vương cũng mưu  trừ bớt thế lực của Bạo, năm lần bày lượt công kích , thế của Bạo cũng giảm bớt đôi phần. Nhưng cũng chẳng ăn thua.  Vệ Kính Vương gọi Thừa tướng vào bàn chuyện, Vương tính.

- Nay trong nước không đủ lực trừ được hắn, chi bằng ngươi đi sứ sang Tề. Nhân lúc hắn mất lòng Tề ở Thượng La này, người có cơ hội mà mượn lực bên ngoài mà trừ hắn.

Thừa tướng Năm Trừ tỏ vẻ băn khoăn.

- Tề như con sói đói mồi, sang cầu cạnh, dâng bao nhiêu quà cho đủ, khéo lại mang tội bán nước.

Vệ Kính Vương cười khà khà.

- Ngươi chớ lo, cái chuyện biển đảo là mối bận tâm lớn của ta với Tề còn có một chuyện khác ở trong rất quan trọng. Đó là Tề muốn tiến xuống phía Nam xưng bá, phải có đường đi để áp lực. Đường ấy tất phải qua bể Đông.  Cho nên Tề muốn chiếm biển Đông có hai ý chiến lược của họ, chiếm hữu lâu dài khai thác tài nguyên và lấy đường đi bành trướng phía Nam.

Thừa Tướng Năm Trừ à một tiếng kinh ngạc, thán phục Vương.

- Vương thật anh minh, biết rõ thâm ý của họ.

Vương điềm đạm nói.

- Chả phải, chuyện này có từ mấy đời trước rồi, bí mật này chỉ có ai ngồi ngai vàng nhà Sản mới được biết. Từ khi nhà Sản  đánh xong nhà Hòa ở phương Nam nhất thống nước Vệ về một mối . Tề đã có ý  muốn nước Vệ ta như một con dốc mà đỉnh dốc hướng về Tề. Khi Tề tiến quân thì thuận lợi, nhưng khi kẻ khác muốn tiến về Tề  từ nước Vệ thì lại rất khó khăn. Đại ý nhà Tề muốn Vệ là bức tường, phên dậu che chắc cho Tề khi Tề thủ, làm bàn đạp cho Tề khi Tề công. Nhưng Vương nhà Sản lúc đó là Xuẩn không chấp nhận. Hai nước mới xảy ra binh đao. Sau này đặt lại quan hệ quần thần, Vương khác nên ngôi thuận lòng trời, theo ý đó, cho nên mọi chuyện diễn ra lớp lang lần lượt từ từ đến giờ Tề đã khá vững chãi ngoài biển là vậy. Cũng nhờ vậy mà chính sự nước ta ổn định suốt vài chục năm qua. Mọi âm mưu biến loạn trong nước Vệ đều nhờ kỹ thuật, sách lược của người Tề mà chúng ta phá được cả.

Năm Trừ hỏi.

- Vậy thần đi chuyến này sẽ thế nào.?

Vương cười khà khà, mái đầu bạc rung rinh, đôi mắt nheo lại rất nhân từ và độ lượng, ngài ần cần nói như chia sẻ nỗi lòng với bạn bè.

- Người chỉ cần làm sao để Tề hiểu, nước Vệ sẵn sàng giúp Tề có đường tiến xuống phía Nam, còn chuyện sở hữu biển cứ nói giờ lòng dân Vệ còn chưa dẹp yên, dù Vệ đã ra sức bắt nhiều đứa nho sĩ ghét Tề, nhưng dư âm còn sục sôi lắm. Xin cứ gác lại bàn sau.


Thừa tướng Năm Trừ đi sứ, ký với Tề hai nước hợp tác tuần tra trên biển Vệ. Chuyện chủ quyền biển đảo trong tay Tề đang nắm y rằng không được nhắc tới. Tề Vương Tạp Cặn cũng tạm thấy hài lòng hứa hẹn sẽ nâng đỡ nhiều sau này. Năm Trừ về nước vài hôm, ra thông báo đe dọa sẽ còn bắt nhiều những '' luồng gió độc'' về thông tin, ý nói những nho sĩ, kẻ sĩ dám bàn truyện không đúng với đường lối chủ trương triều đình.

 Người diễn kịch ở chợ có ba con rối. Ông ta lấy một cái bánh để trước mặt ba con rối, còn mình đóng vai quan tòa sói. Ba con rối tranh giành cái bánh, quan tòa sói chia bánh làm ba, rồi thủ thỉ với con rối này là phần con kia to hơn thì phải, nói xong ông ta đớp một miếng của con rối nọ, rồi lại kẻ cả phán con này to, ba con rối cứ nhìn phần bánh mà so đo, chành chọe.  Cứ thế ông ta xơi gần hết, đến nỗi miếng bánh chỉ đủ chia làm hai phần. Ông ta bảo với ba con rối.

- Thế này khó chia, thôi cứ để đó bao giờ có thêm chút nữa thì chia cho dễ.

 Người xem nói.

- Không đúng như trong chuyện kể, quan tòa sói ăn hết bánh cơ mà.

Người diễn kịch nói.

- Chuyện thì thế, diễn thì khác, ăn hết bánh thì lấy gì ra mai diễn tiếp vở này. Và  phải còn một ít cho bọn chúng hy vọng để làm rối tiếp cho quý vị xem.

Khách qua đường chứng kiến than.

- Nước Vệ loạn rồi, vợ thông dâm em chồng để giết chồng xong ân ái ngay trên giường, kẻ buồn đời thấy trẻ con ba tuổi ngoài đường rút dao đâm giải sầu, quan lại nhận hối lộ do rối loạn cảm xúc, công sai hiếp dâm cũng do rối loạn cảm xúc... giờ bọn diễn kịch dạo cũng diễn những vở quái gở. Hay cũng là rối loạn cảm xúc mà diễn vậy chăng.?

Nói xong nhìn lại mấy con rối, giật mình thấy có con tóc bạc, con mắt lươn, con cười nửa miệng. Vội rụng rời chân tay ,rảo bước như chạy trốn khỏi chợ.


Copy từ: Người Buôn Gió

Tình hình Biển Đông đã có gì mới chưa, thưa bác Cả Trọng?


nguyenphutrong-10namtrongcay2-danlambao
Như chúng ta đã biết, từ hàng chục năm qua, mặc dù hai nước “cộng sản anh em” Việt-Trung đã bình thường hóa quan hệ và hợp tác chặt chẽ không ngừng đưa quan hệ chiến lược giữa hai đảng hai nhà nước lên ”tầm cao mới”. Nhưng thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn BNG lên tiếng phản đối chứ các giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô “đại cuộc” mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm. Trong đó bác Cả Trọng là một điển hình tiêu biểu.
Còn nhớ khi Trung Quốc gây hấn cắt cáp ngầm tàu thăm dò địa chấn, đâm tàu cá, bắt ngư dân Việt Nam, vẽ bản đồ đường lưỡi bò trùm lên biển đảo Việt Nam và các nước khu vực… làm Biển Đông sôi sùng sục, khiến đại biểu Quốc Hội đề nghị đưa vấn đó vào thảo luận, thì bác Cả Trọng (khi đó còn là Chủ tịch Quốc hội) cười, thản nhiên phán một câu xanh rờn rất nổi tiếng: “Tình hình biển Đông không có gì mới, nói biển Đông mà không phải Biển Đông…”.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong Q.đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ đó tới nay (chắc vẫn “không có gì mới”) nên Trung Quốc được đà cứ lấn tới mãi. Song song với các hành động gây hấn như cho tàu quân sự giả tàu Ngư Chính xua đuổi và bắn cháy ca bin tàu cá của ngư dân ta. Đặc biệt sự kiện vô cùng phi lý là trong khi chính quyền tỉnh Nam Hải rầm rộ hộ tống đưa 32 tàu cá xuống đánh bắt cá trái phép tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Thì từ 12 giờ, ngày 16/6 tới 12 giờ, ngày 1/8/2013, lệnh cấm biển được cái chính quyền Nam Hải ấy ban ra để nhằm ngăn cản con đường mưu sinh của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống của mình.
Bên cạnh những việc ngang ngược đó, thời gian gần đây Trung Quốc đã không ngừng dùng các thủ đoạn văn hóa thâm độc để xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam như: Phát hành bản đồ; in sách sách kỷ niệm một năm “Thành phố Tam Sa”; phát hành tem “Tam Sa thất liên dữ” (Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa) và ‘tuồn’ rất nhiều đèn lồng in chữ Tam Sa vào Việt Nam. (xem ở đây).
“Nói biển Đông mà không phải biển Đông” là nói tới chuyện gì mà cứ để Trung Quốc thao túng theo kiểu ”tằm ăn dâu” từng bước lấn áp và thôn tính chủ quyền biển đảo của Việt Nam bằng cả vũ lực cứng và mềm như vậy?
TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình HN chiều 28/6/2013
TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình HN, chiều 28/6/2013
Theo các báo quốc doanh đưa tin, chiều hôm qua (28/6), đến hẹn lại lên, bác Cả Trọng cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Trước những quan tâm của bà con cử tri với tình hình Biển Đông, bác Cả cho biết:
“Đây là vấn đề liên quan đến nhiều nước, đến an toàn tự do hàng hải, liên quan đến độc lập chủ quyền quốc gia, hòa bình ổn định trong khu vực, cần xử lý bình tĩnh, tỉnh táo. 
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều hết sức coi trọng vấn đề này, chúng ta đã có cả Chiến lược về biển, đảo; đã thông qua Luật Biển Việt Nam; thành lập Ban chỉ đạo về biển Đông…
Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, các kênh ngoại giao song phương, đa phương, chúng ta đều thể hiện rõ ràng, nhất quán quan điểm giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. 
Với tinh thần độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ… phải xử lý làm sao để giữ môi trường hòa bình. Nếu xảy ra va chạm, xung đột thì tình hình đất nước thế nào? Còn môi trường hòa bình mà phát triển không? Nếu không cẩn thận sẽ mắc phải âm mưu kích động”. (Trích lục ở đây).
tong-bi-thu-bo-phieu-tin-nhiem-giaoduc.net.vn - Copy (1)Trước đó hơn tháng, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ ngày 14/5/2013, bác Cả cũng chia sẻ:
“Vấn đề chủ quyền biển đảo là rất quan trọng cho nên phải gìn giữ, thứ hai là phải làm sao giữ được ổn định hoà bình để phát triển, không xảy ra những cái phức tạp dẫn đến xung đột, không còn điều kiện để mà phát triển, thứ ba là phải chăm lo bảo vệ dân, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước hết sức quan tâm tới việc này, từ chuyện đi đánh cá thế nào, xem tàu bè ra sao, rồi các tổ hợp tác tổ chức để giúp nhau khai thác tài nguyên của ta, đồng thời bảo vệ cho được chủ quyền, độc lập của mình”. (Trích ở đây)
Tàu cá QNg 96382 bị bắn cháy đen, nham nhở ngày 20/5/2013. (Ảnh: NLĐ)
Tàu cá QNg 96382 bị bắn cháy đen, nham nhở ngày 20/5/2013. (Ảnh: NLĐ)
Qua đó cho thấy, sau việc Trung Quốc lật long trong vụ bắn cháy cabin tàu của ngư dân Quảng Ngãi hồi thượng tuần tháng 3 vừa rồi, bác Cả nhà ta không còn có thể bênh che ”bạn vàng” được nữa nên đã có những phát ngôn sát thực tế hơn. Mặc dù vậy, với việc xử nặng hai sinh viên yêu nước chống Tàu ở phiên toà sơ thẩm tại Long An ngày 16/5 vừa rồi. Cũng như việc trấn áp mới đây đối với những người viết blog có xu hướng chống Tàu. Nay lại thêm cái câu thòng “phải xử lý làm sao để giữ môi trường hòa bình…. Nếu không cẩn thận sẽ mắc phải âm mưu kích động”. Điều này chứng tỏ cái quyết tâm “đồng sàng” với đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng “môi hở răng lạnh” là không có gì lay chuyển được!(?).
Không biết bác Cả Trọng ám chỉ cái “âm mưu kích động” là xuất phát từ tụi “Thế lực thù địch” nào, chứ dứt khoát không phải Trung Quốc. Vì sự khẳng định trong chuyến thăm Lào Cai của bác Cả cách đây chưa xa: “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!”.
Bởi thế, dù tình hình Biển Đông đã (hay không) có gì mới thì cái mục tiêu xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, vẫn là những ưu tiên hàng đầu trong chính sách cả đối nội và đối của bác Cả Trọng cho tới hết nhiệm kỳ này.
Động thái này cho thấy giữ môi trường hòa bình cho giới chức quyền trong đảng ổn định ghế và tiếp tục làm giàu là ưu tiên hàng đầu. Chứ cái tiêu chí “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bên gốc” để giữ nước mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước khi khuất núi đã trăng trối lại là không còn lọt được lỗ tai bác Cả nữa rồi.
Chính cái quyết tâm giữ bằng được điều 4 và không để cho đa quyền sở hữu về đất đai được sớm đưa vào Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã chứng minh hùng hồn điều đó. Ai nghĩ khác ”định hướng” này tức là suy thoái và sẽ bị “xử lý” đấy!
Ban-tuyen-giao“Thế lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”; Bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tường lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị, vi phạm quyền con người!…”.
Hình như bác Cả Trọng đã nói như thế tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo vào ngày 9/1/2013 ở Hà Nội thì phải?!
___
PS:

Minh Diện: Triết lý nhóm lửa – Chân dung tứ trụ

http://diendancongnhan.blogspot.de/2013/01/triet-ly-nhom-lua-chan-dung-tu-tru.html
_


Copy từ: Gò Cỏ May

Thảo luận về Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Australia: Phát biểu của Philip




Philip Ruddock 
Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ
(Defend the Defenders)
Philip Ruddock | 24.6.2013 |
Berowra, Đảng Tự do (Liberal Party)
Trong giới hạn một vài phút dành cho tôi, tôi xin nhắc lại vấn đề này phát sinh như thế nào. Một đề xuất thảo luận đã được khởi xướng bởi người đồng nghiệp của tôi, vị dân biểu đến từ Fowler, tôi tin rằng, về Việt Nam và những tù nhân chính trị ở Việt Nam. Nó kể chi tiết rất nhiều trường hợp. Vấn đề đã được thảo luận một cách cởi mở bởi các thành viên của cả hai bên nêu lên mối quan ngại về một loạt các vụ phi phạm nhân quyền được cho là xảy ra ở Việt Nam. Cuộc thảo luận đã diễn ra đúng vào ngày diễn ra Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Việt Nam. Cuộc thảo luận đã diễn ra cho đến lúc nghỉ trưa và sự chia rẽ sắp xuất hiện và tôi nghĩ có 05 phút cho tôi tường trình lại cuộc hội thoại. Những cuộc đối thoại diễn ra khá thường xuyên trong mối quan hệ với Trung Quốc và mối quan hệ với Việt Nam. Các thành viên không thường có cơ hội để tham gia, nhưng nhân dịp này tôi, với vai trò dân biểu của khu vực Werriwa đã có thể tham gia vào cuộc thảo luận Úc- Việt, đại diện cho quốc hội Úc.
Tôi tin rằng điều đáng mong muốn ở đây là báo cáo lên Quốc hội về cách thức mà cuộc đối thoại đã được tiến hành. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi cách mà Bộ Ngoại Giao và Thương Mại  trong Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Úc – Việt lần thứ 10 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại. Tôi đặc biệt ấn tượng với cách mà phía Việt Nam trả lời cho các vấn đề. Tôi muốn vắn tắt cho các đồng nhiệm những người quan tâm tới những vấn đề đang xảy ra ở Việt Nam.
Mục tiêu của vòng 10 đàm phán là để hợp lý hóa các cuộc thảo luận và khẳng định lại lập trường của Úc rằng vấn đề nhân quyền tiếp tục là một phần không thể thiếu của mối quan hệ song phương Úc-Việt Nam mở rộng. Có một mối quan ngại về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do thông tin ở Việt Nam. Chúng tôi muốn thảo luận về danh sách các trường hợp và khuyến khích phía Việt Nam thả họ và dỡ bỏ hạn chế với những người khác, và để thể hiện mối quan ngại về sự tăng lên nhanh chóng các trường hợp trong danh sách vài năm gần đây cũng như mức độ nghiêm trọng của các vụ án đã diễn ra, và cũng để hoan nghênh những lĩnh vực chúng tôi tin rằng có sự tiến triển liên quan những cải tổ luật pháp, các vấn đề về phụ nữ và tự do tôn giáo.
Tôi đã có mặt khi Úc đưa ra những trường hợp đặc biệt như Cha Lý, blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải cũng như 14 blogger bị kết án vào tháng 1, và một số các nhạc sĩ, và cũng nêu lên những trường hợp của các tu sĩ phật giáo, đặc biệt là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, trường hợp của ông tôi đặc biệt quan tâm.
Tôi rất thích thú suốt những cuộc thảo luận để xem cách mà Việt Nam đáp lại. Tôi khá là cởi mở với các vấn đề này. Tôi xem xét khá kỹ càng những điều mà tôi tin là thực tế, nhưng tôi thấy thú vị khi phía Việt Nam trình bày rằng, với các bản án đặc biệt quan trọng đã được áp dụng, họ thường sử dụng hệ thống mà chúng ta hiểu là được ân xá. Họ nói về ân xá và, mở rộng rằng chúng ta sẽ nhận được những bản báo cáo rằng nhiều người sẽ được thả ra sớm hơn so với bản án, đó là một bước tiến tích cực.
Có các vấn đề được nêu lên liên quan tới án tử hình. Án tử hình là một vấn đề nhân quyền,  cũng là điều quan tâm của các thành viên Quốc Hội. Các khía cạnh thú vị của các báo cáo từ phía Việt Nam là, trong khi họ đã không từ bỏ việc sử dụng án tử hình, họ đã thu hẹp án tử hình liên quan đến các loại tội phạm mà nó có thể được áp dụng, đặc biệt tập trung vào những người liên quan đến ma túy và những người gây chấn thương cho các cá nhân và như thế, những loại tội phạm mà chúng tôi cho rằng khá nghiêm trọng trong hoàn cảnh của Úc. Tôi muốn các thành viên biết rằng các vấn đề này vẫn đang trong quá trình tiến triển. Trong dịp này những cuộc đối thoại đã rất tích cực và đã cho tôi thấy những mong muốn của các thành viên quốc hội tham gia trong những buổi đối thoại theo cách mà dân biểu của Werriwa và tôi có thể.

Nguồn:OpenAustralia
***

Dennis JensenDennis Jensen
Tangney, Đảng Tự do (Liberal Party)
17.6.2013
 Việt Nam từng là chủ tịch của ASEAN vào năm 2010 và kể từ đó đã thể hiện một chút tinh thần tôn trọng các nguyên tắc cốt lõi trong hiến chương ASEAN nhằm tăng cường dân chủ, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Những tiến bộ kinh tế của Châu Á trong một phần tư thế kỷ qua không có gì đáng kinh ngạc. Từ khi Đổi Mới hoặc tự do hóa nền kinh tế, đã có sự tăng trưởng thần kỳ, đưa hàng triệu người ra khỏi đói nghèo. Nhưng đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo là chưa đủ. Điều quan trọng là cách thực hiện. Thế giới cần nhiều hơn sự phát triển lành mạnh. Sự khác biệt này đã phổ biến trong kinh tế học, và quan điểm chung của các nhà bình luận từ Amartya Sen cho đến Greg Mankiew cho rằng thế giới cần nhiều hơn sự phát triển lành mạnh, hay còn được gọi là chủ nghĩa tư bản lương tâm. Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và sự nhận thức phát triển có trách nhiệm với vấn đề nhân quyền và lợi ích của nó, Úc nên có tiếng nói mạnh mẽ hơn.
Đề xuất thảo luận này là việc buộc Quốc hội phải đặt trách nhiệm đằng sau sự do dự. Nó là về việc phải đối mặt. Chúng ta đang nói về Châu Á – nơi chúng ta đang sống. Những người mà chúng ta đang nói ở đây chính là những người hàng xóm của chúng ta. Diễn giải lời của cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna, chúng ta phải quan tâm vì các nguyên nhân vị tha và ích kỷ. Sự quan tâm của chúng ta về những vấn đề của Việt Nam đi xa hơn cả lòng vị tha, chúng ta có lợi ích kinh tế và an ninh ở trong vùng này. Một nửa giao thương hàng hải của thế giới là quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa. Nghị Viện của chúng ta nên phản ánh lại mối quan ngại của báo The Australian đối với Trung Quốc và mục đích của nước này trong khu vực, hãy nhớ rằng sự khôn ngoan là nhìn vào phương pháp và cách tiến hành, chứ không chỉ những lời tuyên bố. Điều này có nghĩa là đặt ra nhiều câu hỏi hơn, phức tạp hơn, những câu hỏi về Trung Quốc và mong muốn của nước này tiến hành tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa trong cuộc đối thoại song phương. Nếu một xã hội tự do không thể cứu giúp những người nghèo, thì xã hội đó không thể cứu giúp những người giàu. Điều đó nói lên những giá trị của đất nước chúng ta.
Là một người Úc và là một người tự do như tôi đã đề cập. Tôi trích dẫn trường hợp của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Việt Nam đã ký Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Tôi kêu gọi Việt Nam hãy đẩy nhanh và thực hiện đúng những lời hứa và cam kết của họ. Thời điểm thực hiện là ngay bây giờ và cơ hội chính là Đối Thoại Nhân Quyền Úc – Việt.
Theo bản hiến pháp hiện hành, Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất được phép cai trị đất nước, những đảng phái đối lập đều bị cấm. Đây là vấn đề chính về tự do chính trị. Những vấn đề nhân quyền khác được nói đến là quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Tôi có chú ý đến những báo cáo của Freedom House về một phiên tòa tại một tỉnh của Việt Nam đã luận tội 14 nhà hoạt động vì tội “lật đổ chính quyền”, kết án 13 trong số những người hoạt động từ 3 cho đến 13 năm tù giam và cho một người hoạt động án treo. 14 nhà hoạt động bao gồm cả sinh viên, blogger và các nhà báo bị kết tội có liên hệ với đảng Việt Tân bị cấm hoạt động và họ đã bị xét xử cùng nhau trong một phiên tòa giả mạo chỉ kéo dài 2 ngày. Hầu hết những nhà hoạt động này là dân Công giáo, một tổ chức tôn giáo luôn bị ngược đãi ở Việt Nam, điều đó phản ánh những thành tích nghèo nàn của chính quyền Việt Nam về quyền tự do tôn giáo.
Freedom House cũng đề cập đến các báo cáo rằng một vài thành viên gia đình và người ủng hộ những nhà hoạt động tụ tập một cách ôn hòa ngoài tòa án đã bị quấy rối, bị tấn công và bị bắt giữ bởi lực lượng công an. Đây là những bước leo thang mới nhất trong việc đàn áp của chính quyền với những người ủng hộ tự do ngôn luận. Lê Quốc Quân, một blogger đã bị bắt vào ngày 27 tháng 12 sau đó ông đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc giam giữ ông, gia đình và luật sư đã bị từ chối gặp mặt ông.
 Tự do ngôn luận bị giới hạn ở Việt Nam, và đất nước này bị xếp hạng “không có tự do” trong bảng xếp hạng Freedom in the World (Tự do trên thế giới) năm 2012, Freedom of the Press (Tự do báo chí) năm 2012  và Freedom on the Net (Tự do internet) năm 2012. Sự quấy rối các nhà hoạt động mạng đã tăng lên từ năm 2008, với việc chính phủ thực hiện một chiến dịch nhắm vào những người chỉ tríc, đóng cửa các blog và các phương tiện truyền thông xã hội, sách nhiễu và giam giữ các blogger độc lập và gia đình của họ. Chính quyền giới hạn những hoạt động tôn giáo thông qua luật định, yêu cầu đăng ký, sách nhiễu và giám sát. Một đơn vị công an được chỉ đạo trực tiếp từ trung ương, A41, giám sát những nhóm tôn giáo mà các nhà chức trách coi là cực đoan tôn giáo. Các nhóm tôn giáo bị yêu cầu phải đăng ký với chính quyền và hoạt động theo kiểu chính quyền kiểm soát ban lãnh đạo (tôn giáo). Chính quyền cấm bất kỳ hoạt động động tôn giáo nào mà chính quyền cho rằng chống đối lợi ích nhà nước, gây nguy hiểm đến đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự công cộng hoặc gây chia rẽ.
Các tín đồ của cùng nhóm tôn giáo chưa đăng ký và các nhà hoạt động tôn giáo cho các quyền được quốc tế quy định bị sách nhiễu, giam giữ, bỏ tù hoặc bị quản chế. Vào tháng một năm nay công an sử dụng hơi cay và roi điện để giải tán các giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Chiêm, gần Hà Nội, những người này đã ngăn cản việc công an tháo dỡ thập giá.
Úc nên ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản lương tâm. Điều đó không vượt quá quyền và nghĩa vụ của chúng ta để mong ước thấy được nhân quyền và tự do hơn nữa ở Việt Nam, nhưng tôi thúc giúc tất cả các thành viên ở đây hãy ý thức về những điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế- điều này luôn đúng, nếu chúng ta không có gì, rất dễ chia sẻ với người khác. Miếng bánh cần được phát triển thêm. Ví dụ rõ ràng nhất cho sự giải phóng chủ nghĩa tư bản dân chủ là ngày nay những người dân thường đã có cuộc sống giàu có mà những vị vua giàu có nhất Châu Âu nhiều năm trước cũng chỉ dám mơ ước.
Hai nhà hoạt động trẻ bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Họ bị kết án vì đã rao truyền đơn xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo và đất đai và bày tỏ quan điểm méo mó về tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc kết án hai nhà hoạt động trẻ này thể hiện sự lúng túng của chính quyền Việt Nam, và hành động theo cách của chính thể độc tài. Công an bắt Phương Uyên và đem cô đến đồn công an mà không có thông báo về cho gia đình cô. Gia đình cô đã không biết cô ở đâu trong 8 ngày và chỉ được biết sau khi tìm kiếm và đăng tin tìm kiếm cô. Gia đình cô đã được cho biết cô đang bị giam giữ tại trụ sở công an – sau một tuần lo lắng và tìm kiếm.  Những cáo buộc này được tuyên bố bởi mẹ của cô, đây là sự vi phạm nhân quyền và vi phạm tất cả những điều mà cuộc đối nhân quyền Úc-Việt đồng thuận. Đối thoại nhân quyền Úc-Việt có ý nghĩa  chứng minh sự trưởng thành của mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam.
Hạ viện tiến hành sắp xếp lại vị trí các thành viên tuỳ theo quan điểm của họ về chủ đề thảo luận

Buổi họp ngưng từ 13:21 đến 13:40)

Cuộc đối thoại đã mang cho cả hai nước một cơ hội có cuộc thảo luận mang tính xây dựng, thẳng thắn và cởi mở. Cuộc đối thoại trước bao gồm cả quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Cuộc đối thoại đã cho Úc nêu lên nhiều trường hợp cần quan tâm về nhân quyền. Và điều cần thiết hơn bao giờ là cần thảo luận về các cá nhân này ở vòng Đối Thoại Nhân Quyền Úc- Việt tiếp theo. Đinh Nguyên Kha, một sinh viên đại học, đã bị kết tội rải 2000 truyền đơn chống chính quyền khắp thành phố Hồ Chí Minh. Rõ ràng đây là một hành động biểu tình ôn hòa. Tất cả những người bị cáo buộc phạm tội toàn thế giới đều được tiếp cận với luật sư và bác sĩ. Giam cầm người khác đằng sau những cánh cửa đóng kín chỉ tạo ra những nghi ngờ như việc họ bị ngược đãi. Đã có những lời kêu gọi từ các tổ chức quốc tế nêu lên cần phải đặt áp lực lên chính quyền Việt Nam, như việc đã có một cuộc đàn áp tồi tệ đối với những nhà bất đồng chính kiến vài năm gần đây. Trong khi đó tất cả sự can thiệp của quốc tế có thể sẽ được thảo luận trong tương lai, điều quan trọng là tận dụng một cách hiệu quả cuộc đối thoại mà chúng ta đang tham gia. Nếu những xác nhận rằng việc đàn áp bất đồng chính kiến đang trở lên tệ hại là đúng, những cuộc đối loại này và việc giao tiếp cởi mở giữa chính quyền của chúng ta cần thiết hơn bao giờ hết.
Nếu Úc tin rằng việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu để đạt được hòa bình lâu dài, an ninh và phẩm giá cho tất cả, thì rõ ràng là chúng ta cần phải nói lên mối quan tâm của chúng ta liên quan đến việc bắt giữ và tạm giam hai nhà hoạt động trẻ. Chúng ta cần phải được nghe rõ ràng rằng có sự kỳ vọng phía Việt Nam tôn trọng nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Người  Úc biết cái giá của tự do. Tự do không bao giờ miễn phí, nhưng cái giá của tự do cũng không cần thiết phải trả bằng máu.

Nguồn: OpenAustralia
***

Graham PerrettGraham Perrett
Moreton, Đảng Lao động (Labour Party)
17.6.2013
 Ngày hôm nay tôi cũng đứng dậy để gióng lên cảnh báo về sự ngược đãi của chính quyền Việt Nam về nhân quyền, và tôi cảm ơn vị dân biểu đến từ Fowler đã đưa ra đề xuất liên quan đến cuộc đối thoại nhân quyền ở Việt Nam. Tôi là chủ tịch Ủy Ban Tư Vấn Bộ Trưởng  Việt Nam với vị dân biểu vùng Fowler. Gần đây chúng tôi có cuộc gặp ở Canberra nơi chúng tôi được nghe từ Bộ Trưởng  Ngoại Giao, thượng nghị sĩ Carr; Bộ trưởng Di Trú và Công dân, ngài O’Connor; Bộ trưởng Tư Vấn Thủ Tướng về vấn đề Cải Cách Sức Khỏe Tâm Thần, ngài Butler và Bộ Trưởng Dịch Vụ Nhân Sinh, thượng nghị sĩ McLucas. Đây là chủ đề vẫn thường được nêu lên một vài năm qua.
Ở Queenslan, có hơn 11 nghìn người sinh ra ở Việt Nam. Ở trong khu vực bầu cử của tôi, tôi có đến 3000 cử tri sinh ra ở Việt Nam hoặc có cha mẹ sinh ra ở Việt Nam. Vấn đề này thường được đưa ra cho tôi, đặc biệt bởi vì cộng đồng bang Queensland đã được định hình rất rõ bởi những người Úc gốc Việt. Tôi sẽ chỉ đề cập ngắn gọn bởi vì sự hạn chế thời gian. Tôi tán dương bản kiến nghị được đưa ra bởi viện Fowler. Trong một nhóm họp của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tôi đã mang theo một bản kiến nghị được ký tên bởi rất nhiều người- có lẽ có một vài người có mặt trong căn phòng này- gửi đến Sứ Quán Việt Nam để nói lên những mối quan ngại của người Úc gốc Việt, và tất cả những người Úc những người tin vào sự cồng bằng cho những gì đang diễn ra ở đất nước Việt Nam. Tôi biết rằng chúng ta sẽ chỉ tạo ra thay đổi khi nào mà chúng ta thực hiện và chúng ta có rất nhiều cơ hội ở tầm quốc gia, thông qua ngoại giao, để tạo ra thay đổi ở Việt Nam. Tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhanh chóng.
Tôi nghĩ đó cũng là vai trò của mọi người Úc đến du lịch ở Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Sức mạnh kinh tế thông qua du khách của chúng ta nên được sử dụng để tạo ra thay đổi khi chúng ta đến Việt Nam. Tôi biết điều này là một khó khăn với người Úc gốc Việt bởi vì họ có các thành viên gia đình và các mối quan hệ, và sẽ có áp lực phải chịu đựng. Khi chúng ta được nghe nói từ nhiều người trước đây, khi bạn có thể bị 20 năm tù giam chỉ vì nói lên mối quan tâm chính đáng. Việt Nam vẫn còn chặng đường dài để đến nền dân chủ. Dân chủ sẽ đến, nhưng nó chỉ đến thông qua sự ủng hộ của các nước, như Úc là một ví dụ.

Cuộc thảo luận tạm ngừng
Cuộc họp tạm ngừng từ lúc 13:45 đến 16:00

Nguồn: OpenAustralia
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/06/29/thao-luan-ve-nhan-quyen-viet-nam-tai-quoc-hoi-australia-phat-bieu-cua-philip-ruddock-dennis-jensen-va-graham-perrett/#sthash.ywvCjVIJ.dpuf

 


Copy từ: Defend the Defenders 

...............