CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn!


Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi là một người sinh sau đẻ muộn và cũng là dân Bắc, hay còn gọi là sinh trong cái nôi xã hội chủ nghĩa “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nói như vậy cho bà rõ tôi không có thân nhân nào trong vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên tôi nói cho bà và đồng bọn rõ rằng: “Dù một giọt máu của DÂN TỘC tôi, ĐỒNG BÀO tôi đổ xuống do tội ác của đồng bọn của bà cũng không thể tha thứ. Huống chi bà và đồng bọn còn cho quay một bộ phim tài liệu lịch sử đổi trắng thay đen 100% để vu cáo tội ác của Hồ Chí Minh và đồng bọn cho người khác - đó là tội ác không thể dung tha.”
Thưa bà Lan, tôi biết bà cũng là người Việt Nam như tôi. Như vậy chúng ta không thể nào có thể làm ngơ trước những tội ác của những kẻ giết người man rợ. Ấy vậy mà bà lại cho làm một bộ phim hoàn toàn bịa đặt lịch sử. Bà đổ lỗi cho những hố hầm đầy xác người tết Mậu Thân là do “Mỹ Ngụy”. Chính vì bà và những người đang làm tay sai cho chế độ cộng sản khát máu đã cố tình quên đi sự thật để đổi trắng thay đen đã làm tôi không thể ngồi yên để nói với bà rằng những người như bà và đồng bọn là một lũ cơ hội và vô đạo đức. 
Thưa bà Lan, nhân dân Việt Nam có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bà có biết câu đó không? Tôi hi vọng rằng bà không mất gốc đến nỗi quên mất câu đó. Nếu có biết thì bà có hiểu câu đó không? Đó là đối với người đã khuất thì cái nghĩa của chúng ta phải là cái nghĩa tận tụy nhất, cao cả nhất. Thế nhưng, bà và đồng bọn lại đi làm một bộ phim hoàn toàn bịa đặt lịch sử để đổ vấy sang cho người khác. Tôi thì không lạ gì trò này của cộng sản vì đây là nghề của bà và đồng bọn: “ném đá giấu tay, ngậm máu phun người”. Bà đã bịa đặt hoàn toàn lịch sử, như vậy bà đã làm cho vong hồn những người chết oan uổng bởi đồng bọn của Hồ Chí Minh không được an nghỉ. Bà có lúc nào đó nghĩ rằng làm điều đó thì sẽ gặp quả báo không? Tôi không mê tín nhưng tôi là đệ tử Phật Gia nên tôi tin có quả báo. Bà và đồng bọn cứ chờ đấy!
Thưa bà Lan, nếu nói xuông với bà và đồng bọn thì bà sẽ cho rằng tôi đang nói lấy được mà thôi. Nhưng xin bà nhớ cho rằng còn rất, rất nhiều bằng chứng lịch sử đang còn sống thậm chí ngay cả những người trực tiếp tham gia tàn sát dân lành đã gặp tôi và họ đã kể cho tôi nghe những gì thật nhất về sự kiện Mậu Thân. Họ sẵn sàng ra đối chất để nói lên sự thật kinh hoàng mà bè lũ khát máu cộng sản gây ra cho nhân dân Huế năm 1968. Hôm nay tôi chỉ có đôi dòng gửi đến bà như sau:
Thứ nhất, bà trả lời cho tôi những chứng cứ mà tôi công khai viết tại bài 14 “Những sự thật không thể chối bỏ” là sai hay đúng. Nhất là bà cho tôi ý kiến về những cuốn sách của các tác giả trung lập, thiên tả... viết về sự kiện mậu thân 1968 tại Huế.
Thứ hai, có một người lính cộng sản thuộc trung đoàn Thừa Thiên (cho đến giờ phút này tôi xin được giấu tên vì lý do an ninh) sẵn sàng cùng tôi ra đối chất tại phiên tòa nếu có của LHQ về tội ác cộng sản đã nói với tôi thế này: “Chú là trung đội phó của trung đội tự vệ nhân dân. Chú đã thực hiện lệnh cấp trên tham gia xử chôn sống 14 người ở khe Đá Mài - Huế. Chú xin nhận trách nhiệm nếu phải ra tòa án làm chứng. Chú muốn chú sống quãng đời còn lại thanh thản và con cháu chú không bị quả báo...” Bà cho tôi biết bà có sẵn sàng đối chất không?.
Thứ ba, sau đây 5 ngày tôi xin gửi bà và đồng bọn cũng như đông đảo bạn đọc BẢN CÁO TRẠNG tội ác Hồ Chí Minh và cộng sản (bài 2) có thêm rất nhiều tài liệu cụ thể về sự kiện Mậu thân - Huế. Lúc đó tôi mong bà nếu có thể lên tiếng phản biện cho tôi và bạn đọc xem sự thật là thế nào?
Thưa bà Lan, tôi không có ý thách thức cá nhân bà và đồng bọn, nhưng tôi sẵn sàng thách thức kẻ nào dám viết láo lịch sử bênh vực cho những kẻ sát hại ĐỒNG BÀO tôi. Thưa bà, tôi đã khóc rất nhiều lần khi viết về sự kiện Mậu Thân cũng như khi nghe bài hát “Hát trên những xác người”. Tôi không hiểu sao bà lại có thể đổi trắng thay đen để bịa đặt lịch sử, bà không có trái tim một con người hay sao bà? Con thú còn biết yêu thương nhau, sao bà là người Việt lại đi bịa đặt lịch sử để cho những oan hồn vô tội kia phải buồn tủi? 
Đáng buồn cho những kẻ vì tiền, vì quyền lợi mà phải sống hèn hạ!
15/02/2012
________________________________
Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (Cập nhật) 
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

 

Trung tá công an bắn người bị còng tay tại trụ sở


Phương Ân (Thanh Niên) - Những ngày qua, người dân xã Tắc Vân, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bức xúc việc trung tá Dương Văn Dũng, Phó trưởng Công an xã Tắc Vân, bắn anh Huỳnh Nhật Quang (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tắc Vân) bị thương trong lúc anh bị còng 2 tay tại trụ sở công an xã.
Theo trình bày của anh Huỳnh Nhật Quang, khoảng 0 giờ 30 ngày 5.2, anh cùng nhóm bạn đi hát karaoke về đến trước cổng trường THCS Nguyễn Du (ấp 2, xã Tắc Vân) thì bị lực lượng công an xã gọi lại vì có 2 người trong nhóm không đội mũ bảo hiểm. “Thấy trung tá Dũng là chỗ quen biết, tôi đến xin không giữ xe nhưng ông Dũng không đồng ý. Do đã uống rượu, tôi có lớn tiếng và có hành động quơ tay, quơ chân với lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, ông Dũng dùng súng bắn tôi bị thương ở mang tai, phải nhập viện cấp cứu”, anh Quang nói.
Vết thương do trung tá Dũng bắn anh Quang - Ảnh: người nhà cung cấp
Ngày 16.2, tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Lê Thanh Hùng (bảo vệ dân phố ấp 2, xã Tắc Vân), kể: “Tôi đến hiện trường, thấy anh Quang đang trong tình trạng say rượu và có lớn tiếng với lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế còng tay đưa về trụ sở công an xã. Về đến trụ sở, anh Quang được đưa vào phòng với ông Dũng và mấy công an viên. Khi tôi vừa bước ra ngoài ngồi khoảng vài phút thì nghe tiếng súng nổ nhưng không rõ loại súng gì. Một công an viên chạy ra ngoài báo là ông Dũng đã bắn anh Quang bị thương”. Theo lời anh Quang, sau khi bắn anh bị thương, ông Dũng hốt hoảng vội kêu người chở anh đi cấp cứu trong tình trạng hai tay bị còng.
Một đội viên đội dân phòng xã Tắc Vân còn cho biết: “Ông Dũng là người rất “thích” nổ súng”. “Cách đây hơn 1 tháng, trong lúc hỏi cung một tên trộm vặt, ông Dũng cũng nổ súng. Trước đó, trong lúc rượt đuổi một người vi phạm luật giao thông, ông Dũng cũng móc súng ra bắn. Rồi chuyện một ông chồng đánh vợ, chúng tôi đã khống chế, còng tay định đưa về trụ sở làm việc, ông Dũng cũng lấy súng ra bóp cò”, đội viên dân phòng này nói.
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Dương Văn Dũng thừa nhận có bắn anh Quang, nhưng diễn biến vụ việc ra sao thì “hãy hỏi cấp trên”. Trong khi đó, đại tá Trương Ngọc Danh, Trưởng Công an TP.Cà Mau, cho biết: “Theo báo cáo của Công an xã Tắc Vân thì công an nổ súng do anh Quang chống người thi hành công vụ. Chúng tôi đang điều tra xác minh vụ việc, sai đến đâu xử lý đến đó”.
Phương Ân
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo



17.2.2013: HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG VÒNG HOA TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ CHỐNG TÀU



Sáng nay, một số thanh niên, trí thức Hà Nội đã đến tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc tháng 2 năm 1979 đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc. Vòng hoa trắng mang dòng chữ: Tưởng niệm các Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống Trung Cộng xâm lược

Vòng hoa ấy đã có một hành trình dài từ Tượng đài Cảm tử ở Hồ Gươm, đến Đài Liệt sĩ ở đường Bắc Sơn trước cửa lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Cộng trên đường Hoàng Diệu, rồi lại tiếp tục đến Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ ở Gò Đống Đa. Đó mới là điểm dừng, và chỉ ở đó, vòng hoa này mới được đặt lên đúng nơi cần dâng lên, mặc cho sự canh chừng cấm đoán hết sức bất nhân và vô lối của lực lượng chức năng. 

Một vòng hoa khác, mang dòng chữ: Đời đời nhơn các liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược do các vị nhân sĩ trí thức, cựu quan chức, cựu tướng lĩnh mang đến Đài Liệt sĩ đường Bắc Sơn cũng không được đặt lên đài tưởng niệm, phải đem vdâng tại Tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ.

Phóng sự ảnh của JB Nguyễn Hữu Vinh sẽ "tường trình" vhành trình của vòng hoa trắng tưởng niệm những người con ưu tú đã hy sinh vì Tổ Quốc trên mặt trận chống Trung Cộng xâm lược tháng 2 năm 1979, cách nay tròn 34 năm:

Lực lượng an ninh chìm bao vây Đài Cảm tử

Bắt đầu gây sự

Cán bộ đơn vị nào vậy ?


Đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh bị nhốt bằng rào sắt nhọn









Lính gác Đài Tưởng niệm liệt sĩ ở đường Bắc Sơn, trước cửa lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh



Nguyễn Chí Đức đứng bên Đài Tưởng niệm liệt sĩ














Vòng hoa trắng tiếp tục hành trình, đi ngang Sứ quán Tàu Cộng







Copy từ: Nguyễn Xuân Diện

Viếng liệt sĩ chống Trung Quốc ngày 17/02/2013

 Thông tin từ Hà Nội: 7h25′ - Quanh khu vực Bờ Hồ và khuôn viên Sứ quán Trung Quốc rất yên bình, không một bóng công an, chỉ có những người dân đi bộ, tập thể thao …
8h10′: trước Nhà hát lớn, đội mô tô HN, toàn trai tài gái sắc. Chắc không phải chuẩn bị diễu hành tưởng nhớ … ?
9h30′ – Tại Sài Gòn, khoảng 30 vị nhân sĩ, trí thức, trong đó có GS Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Chu Hảo … đã tới Tượng Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Lực lượng an ninh không ngăn cản, nhưng có hành động gỡ bỏ một số băng rôn. Có phóng viên của trang BoxitVietnam đi cùng, chắc sẽ có tin bài sau.
10h30′ – CTV từ Sài Gòn đã gửi hình ảnh ra:
1
11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Hình ảnh, video và chi tiết diễn biến chúng tôi sẽ xin được bổ sung tiếp …
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.



.
17-2
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ. (Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
Mời độc giả đón đọc tường thuật chi tiết sẽ có trên blog Tễu.
—————
Đôi lời: Cách nay đúng 34 năm, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới Việt – Trung để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến đó đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính Việt, vừa là lính vừa là thường dân, biến nhiều khu vực ở biên giới phía Bắc thành bình địa. Thay vì “dạy”, Trung Quốc nhận thêm được một bài học nữa mà người Việt hồi đó, noi gương tiền nhân, tiếp tục dạy kẻ là láng giềng ở phía Bắc của mình: “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư. Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Chỉ có một điều đáng để ý, vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam là sau đó, những người lính, người dân Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới Việt – Trung, đã cố tình bị vùi chôn vào quên lãng do Đảng CSVN muốn thực thi “tinh thần 4 tốt”, đề cao “16 chữ vàng”.
Lúc này, có lẽ chỉ có một điều cần nhắc nhau, đó là bạn có muốn quên lịch sử, quên công lao tiền nhân, quên cuộc chiến đã từng xảy ra ở biên giới phía Bắc, quên cả hiện tại đầy bất trắc cho tiền đồ tổ quốc, vận mệnh dân tộc và bạn có muốn mọi người Việt đừng quên tất cả như vậy hay không? Có nhiều người vừa không muốn quên, vừa muốn nhắc người khác và cả họ lẫn gia đình của họ đang phải trả một giá rất đắt.
Xin hãy nhớ, hãy nhìn, hãy ngẫm nghĩ. Cả bạn và tôi, đâu có ai muốn trở thành bạc bẽo, phải không?

——



Copy từ: Anh Ba Sàm


VIỆT NAM NẰM TRONG TỐP 10 QUỐC GIA CÓ QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ TỒI TỆ NHẤT THẾ GIỚI ?


XẾP HẠNG CỦA TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ NĂM 2012

Thật đau khổ và xấu hổ khi 10 quốc gia có quyền tự do báo chí bị chà đạp thậm tệ nhất thì thế giới cộng sản ghi danh mỗi 4 quốc gia: bét là Bắc Triều Tiên, áp chót là Trung Quốc, Việt Nam tốp giữa và Cu Ba anh em đỡ hơn Việt Nam 1 điểm xấu ! 
Phải chăng mấy ông bà của cái tổ chức phóng viên không biên giới quá quan liêu, coi thường độc giả và báo giới Việt Nam, không hiểu được báo giới Việt nam tự do gấp vạn lần cái tự do của các vị nên đã xếp bừa, xếp bậy ?!


Tuyên ngôn Nhân quyền nói rằng "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý kiến của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng lời nói, bằng văn bản, in nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình. "

Ngoài ra, Phóng viên Không Biên giới gần đây công bố báo cáo về tự do báo chí trong năm 2012.
Yemen đứng thứ 169 trong 179 quốc gia với số điểm của 69/ 100. 

Sudan đứng thứ 170 trong 179 quốc gia với số điểm 70 trong số 100. Báo chí kể từ khi cuộc đảo chính quân sự vào năm 1989, chế độ độc tài toàn trị của Omar al-Bashir đã đóng cửa và các nhà báo đã bị lạm dụng, bị bắt hoặc tấn công tình dục. Ngay cả cảnh sát bí mật bắt cóc và tra tấn một nhà báo.

Cuba được xếp hạng 171, đầu liberatatii báo chí, trong tổng số 179 quốc gia phân tích, với một điểm số của 71 trong tổng số 100. Cuba gần đây cho phép công dân của họ rời khỏi đất nước mà không cần xin thị thực xuất cảnh, nhưng đất nước vẫn còn được biết đến với pháp luật Cấm vô cùng hạn chế tự do báo chí và đàn áp các nhà báo. Ngay cả phóng viên làm việc cho tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, Granma, đã bị buộc tội làm gián điệp và bị tống vào tù. Hai mươi bảy nhà báo và những người bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ ở Cuba cuối tháng mười một trong nhiều những gì đã được gọi là "một làn sóng áp '

Việt Nam nằm ở tốp giữa được tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng 172 trong 179 quốc gia với số điểm của 71 trong tổng số 100. Việt Nam, là một nhà nước do đảng cộng sản  lãnh đạo, tại quốc gia này không có báo chí độc lập. Hiện nay tại Việt Nam, các bloggers đang đóng vai trò như các tờ báo độc lập với Đảng Cộng sản; Việt Nam là nước đã bỏ tù 12 bloggers…

Trung Quốc đứng thứ 173 trong tổng số 179 quốc gia có một điểm số của 73 trong tổng số 100.

Iran đứng thứ 174 trong 179 quốc gia với số điểm của 73 trong tổng số 100, nhà nước kiểm soát tất cả mọi thứ mà sản xuất phương tiện truyền thông. Đất nước này là "một trong năm nhà tù lớn nhất trong thế giới của các nhà cung cấp thông tin." Iran phương tiện truyền thông được kiểm soát bởi Bộ Tri thức và Vệ binh cách mạng, và chính quyền sách nhiễu và bỏ tù các nhà báo Iran làm việc cho các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Somalia là "một địa chỉ chết người cho các nhà báo," viết Business Insider. Trong năm 2012, 18 nhà báo đã bị giết, bị bắt trong vụ đánh bom các mục tiêu trực tiếp của sát thủ. Chính phủ Somali cho biết họ có kế hoạch thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho tự do báo chí và khu vực viễn thông được quy định đúng, nhưng vẫn còn có các tình huống đàn áp tự do báo chí. Một nhà báo Somali đã bị bắt vào ngày 10 tháng 1 khi đang phỏng vấn một người phụ nữ tố cáo cô đã bị cưỡng hiếp bởi binh lính.
Syria cũng là một cuộc quốc gia đang xảy ra chiến tranh thông tin. Syria được coi là quốc gia kém nhất về quyền tự do báo chí, đứng đầu bảng xếp hạng 176 trong 179 quốc gia với số điểm số 78 trong tổng số 100.  Ít nhất 98 nhà báo đã bị giết chết trong cuộc nội chiến và tất cả mọi người Syria ở Syria có nguy cơ bị bắt cóc hoặc bị giết.
Các nhà lãnh đạo Turkmenistan là ông chủ của các tổ chức báo chí ở đất nước này. Đến ngày 25 tháng một năm nay, Tổng thống và Gurbanguly Berdymuhammedov Thủ tướng Chính phủ sở hữu 39 ấn phẩm, năm đài phát thanh, bảy đài truyền hình và cơ quan tin tức quốc gia. 

Bắc Triều Tiên đứng thứ 178 trong 179 quốc gia với 83 điểm trong số 100. Bất cứ ai tin rằng Kim Jong Un là người đàn ông quyến rũ nhất còn sống? Hiến pháp của đất nước bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, nhưng chỉ khi quan điểm của mình là ủng hộ chính phủ và đảng cầm quyền. 





Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Bài ‘Tứ đại ngu": Bạn đọc chia sẻ với ông Dương Trung Quốc


TPO – Hàng trăm bạn đọc phản hồi vụ blog được cho là của đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước có bài ‘tứ đại ngu’ nhằm vào ông Dương Trung Quốc.
Hầu hết bạn đọc ủng hộ, chia sẻ với ông Dương Trung Quốc
Hầu hết bạn đọc ủng hộ, chia sẻ với ông Dương Trung Quốc.
Ai là người hồ đồ?
Bạn đọc Bùi Toản viết: Sau khi đọc bài báo ông Dương Trung Quốc nói về "tứ đại ngu" đăng trên báo Tiền Phong online tôi mới tìm vào blog được cho là của ông Hoàng Hữu Phước để đọc bài "Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (tứ đại ngu)".
Là người dân bình thường, tôi cũng chưa từng gặp mặt cả hai ông Phước và ông Quốc, nhưng sau khi xem blog được cho là của ông Hoàng Hữu Phước, tôi xin được mạn phép nói thế này: Nếu đây đúng là ông Phước thì ông cần phải học nhiều hơn nữa để nâng tầm kiến thức về luật, về chính trị học, văn hóa ứng xử, về vai trò đại diện đích thực cho cử tri đã bầu ra ông..., vì dường như chính ông mới hồ đồ khi nói về mại dâm, về biểu tình, về văn hóa từ chức.....
Chúc ông Phước năm mới Quý Tỵ có nhiều đóng góp có giá trị với Quốc hội, đừng để cử tri thất vọng.
Độc giả Nguyễn Nùng chia sẻ: Tôi nghe nhiều về Nhà sử học Dương Trung Quốc; không chỉ nghe nói về ông mà còn nhiều lần trực tiếp theo dõi ông phát biểu trên TV, đặc biệt trong các kỳ họp Quốc hội.
Chắc chắn là rất nhiều người Việt Nam từng nghe Dương Trung Quốc trình bày quan điểm của ông và của rất nhiều cư tri một cách sắc sảo và thuyết phục. Đấy chính là điều mà ĐBQH cần có và phải có.
Bạn Nguyễn Đình Chiến thẳng thắn: Đọc bài viết trên blog được cho là của Hoàng Hữu Phước, bài trả lời của ông Dương Trung Quốc, tôi thấy, ông Dương Trung Quốc đúng là một nhà sử học và xứng đáng là đại biểu của nhân dân.
Bạn đọc Phan Đức Thắng cho rằng, người đọc không khỏi có cảm tưởng ông Phước mới là người vừa hồ đồ nếu đây thực sự do ông viết. “Việc ông Phước công khai xúc phạm một ĐBQH khác là điều chưa từng xảy ra và cần được Quốc hội chấn chỉnh ngay”, Phan Đức Thắng viết.
Ngạc nhiên!
Bạn đọc Thục Viên chia sẻ: Đọc bài viết trên blog được cho là của ông Phước tôi thấy ngạc nhiên quá. Chẳng lẽ ĐBQH mà lại nói năng vậy. Mà ông lại còn khoe ông nhiều "Học" nữa chứ. Cách nói năng của ông rất lạ.
Độc giả Nguyễn Hiền bày tỏ: Đại Biểu QH Dương Trung Quốc là người tôi rất kính trọng. Ông là người có kiến thức uyên bác và hết lòng vì quốc gia dân tộc.
Thật là quá kiêu ngạo khi nói người này người kia là đại ngu. Nếu đúng là do Đại biểu Quốc hội viết ra thì nên xem lại.
Bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ đăng trên blog được cho là của ĐBQH Hoàng Hữu Phước
Bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ đăng trên blog được cho là của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
“Tôi đã lần mò và đọc mấy bài viết trên blog được cho là của ông Phước. Cảm nhận của tôi không được thiện cảm lắm. Tư duy trong phạm vi với mấy thứ ngôn từ và luẩn quẩn”, bạn đọc Nguyễn Minh Hoàng phản hồi.
Bạn Nguyễn Văn Hồng cho rằng, nếu là đại biểu của nhân dân, bạn phải phản ánh những bức xúc, mong muốn của nhân dân giữa nghị trường Quốc hội, chứ không phải chửi người ta sau lưng trên blog như thế! (Nếu đúng đây là blog của đại biểu Phước).
Nhiều cử tri thậm chí còn đề nghị đoàn đại biểu TPHCM xem xét tư cách, đạo đức văn hóa ứng xử của ông đại biểu phát biểu thiếu suy nghĩ trong bài viết ‘tứ đại ngu’ nếu đây đúng là blog của ông và do ông viết.



Copy từ: Tiền Phong



Để thay thế một bản báo cáo gửi bạn bè

Hồ Cương Quyết, André Menras

Nguyễn Ngọc Giao dịch
Vì mẹ già của tôi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tôi phải khẩn cấp trở về Pháp trước ngày dự định. Thành ra chuyến này tôi chỉ ở Việt Nam được hai tuần, trong đó 11 ngày đi trong phái đoàn những bạn bè quốc tế tham dự lễ kỷ niệm chính thức 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris. Song, mục đích thực sự (đối với tôi) của chuyến đi này đã được thực hiện: nhiệm vụ mà hàng trăm bạn bè và Việt Kiều ở Châu Âu, hàng chục đồng bào ở Thành phố Hồ Chí Minh (gia đình người bạn tôi là chị Trần Tố Nga) và bạn bè của họ ở Úc và Mỹ đã hoàn thành. Trong dịp tết, tôi đã thay mặt họ, trao 385 triệu đồng cho 50 gia đình ngư dân Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi), 30 học bổng (sáu tháng) cho con em ngư dân nghèo. Thông điệp mà các bạn ấy gửi về không thể rõ ràng và thắm thiết hơn: «Bà con ngư dân! Bà con không cô đơn, chúng tôi ở bên cạnh bà con. Bà con hãy bám biển, bám đảo, hãy tiếp tục chiến đấu vì gia đình, vì quê hương, Tổ quốc. Chúng tôi rất tự hào vì bà con». Nhiều tờ báo chính thức, trong đó có những tờ rất chính thức, đã đưa tin về chuyến đi thăm ngư dân của tôi với tư cách «người đưa thư». Các bạn đã quyên góp hẳn sẽ hài lòng trước tiếng vang của báo chí. Điều đó có nghĩa là đóng góp vật chất và tinh thần của các bạn đã được chính thức thừa nhận và biểu dương, bất luận vị trí xã hội, tín ngưỡng và chính trị của người đóng góp. Nói rõ hơn: việc làm của chúng ta đã được đón nhận, và chính quyền mặc nhiên thừa nhận đó là một hành động nhân đạo và yêu nước. Đối với tôi, đó là điều cơ bản và khích lệ.
Tất nhiên, trong bản giao hưởng ấy, cũng có những nốt nhạc không hay. Trong khi các gia đình và các cháu không giấu nổi niềm vui và đôi khi những giọt nước mắt, thì trong giới chính quyền, đặc biệt ở Lý Sơn, có người không tích cực cho lắm đối với tôi. Tôi đã trao đổi với một nhà báo và nhà báo này đã chuyển cho Anh Ba Sàm cái email nói tới một cái va-li suýt nữa đã biến mất trong đám đông trên chuyến tàu đi từ Sa Kỳ ra Lý Sơn. Chính quyền đã giúp tập hợp nhanh gọn các gia đình tiếp nhận quà tặng, còn ngoài ra, tôi phải tự bươn chải giữa đám đông ngày tết. Giá có một người đi kèm thì hay biết mấy, để bảo đảm an toàn, không phải cho tôi, mà cho số tiền mặt tôi để trong hành lý. Nhưng khi tôi kể cho bà con là trên con tàu cao tốc, suýt nữa tôi bị mất va-li, thì ông chủ tịch huyện Lý Sơn cười nói, hai lần: «Ở đây rất an toàn». Nói đùa chăng? Tôi sợ là không. Tôi vốn ngưỡng mộ những chính khách điềm nhiên khẳng định trái đất không tròn mà vuông. Còn gì bằng nữa, để tôi sẽ nhờ Hoài Linh, chuyên gia kể những chuyện khôi hài được phát âm trên chuyến tàu để giải trí cho hành khách, đề nghị em ta nói về nghệ thuật treo đầu dê bán thịt chó (nguyên văn tiếng Pháp: lấy bong bóng làm đèn lồng).
Nói chuyện nghiêm chỉnh hơn. Trước khi đi, tôi đã gửi thư ngỏ cho chính quyền Quảng Ngãi để nói lên những thỉnh cầu của tôi. Rất mừng là tới nơi, tôi được biết Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn thư hoan nghênh việc trực tiếp giúp đỡ các gia đình ngư dân và chỉ thị cho Sở Ngoại vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ hỗ trợ nghề cá và chính quyền cấp huyện, cấp xã tạo điều kiện tổ chức cấp phát trực tiếp và công khai cho các gia đình. Theo yêu cầu của tôi, Ủy ban tỉnh đã chỉ thị cho Sở Ngoại vụ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức một buổi làm việc với tôi, để thảo luận về những đề nghị hợp tác mà tôi chuyển từ những tổ chức và cá nhân ở Châu Âu. Cuộc họp đã được tổ chức nhanh gọn với những giới chức hữu quan, cũng là những người tôi quen từ những lần trước. Hai đề nghị bị gạt ra, một là xây dựng một quạt gió để cung cấp điện cho một trăm hộ cư dân trên đảo, hai là đặt máy chế biến nước biển thành nước ngọt, vì, theo lời các giới chức: dự án cung cấp điện từ đất liền ra đảo bằng cáp ngầm sắp được thực hiện; một công ti Hàn Quốc đã triển khai thiết bị cung cấp nước ngọt, thiết bị này được đánh giá là hiệu lực. Như thế là vấn đề nước ngọt cho Lý Sơn không đặt ra nữa, mặc dầu trong suốt một giờ trên đảo, tôi đã thấy bà con đi đi về từ nhà tới «Giếng Vua» lấy nước, và thấy cái giếng nổi tiếng đã gần cạn… Trái lại, các cán bộ phụ trách không loại trừ đề nghị giúp xử lý rác (rác đang đe dọa nặng nề môi trường sinh thái, đe dọa ô nhiễm nguồn nước của Lý Sơn). Còn thực hiện cụ thể ra sao, thì chưa bàn. Có lẽ chúng ta sẽ có dịp thảo luận trong một lần sau.
Dự án mà tôi quan tâm nhất là hiện đại hóa đội thuyền đánh cá để bảo đảm an toàn cho ngư dân đối với bão tố và các hành động gây hấn của nước ngoài, và góp phần phát triển kinh tế vùng ven biển. Mục tiêu dự án là từng bước trang bị cho đội ngư dân những tàu đánh cá vỏ thép có mã lực lớn. Các cán bộ tỉnh đã đưa ra một đề nghị nguyên tắc, còn việc thực hiện cần phải bàn thêm với chính quyền về tính khả thi trước khi công bố và tiến hành cuộc vận động.
Phải nói là tôi rất hứng thú với triển vọng và ý nghĩa của đề nghị này, vì nó vừa phù hợp với dự án hiện đại hóa đội thuyền đánh cá mà Chính phủ đưa ra từ một năm nay, vừa nằm trong mục đích của phong trào đoàn kết và yêu nước của kiều bào và bạn bè nước ngoài là nhằm giúp ngư dân đi khơi bám chặt vùng biển truyền thống trong điều kiện an toàn hơn, và đồng thời, bằng sự có mặt của mình, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển đảo. Sau Tết, chúng ta sẽ bắt tay vào việc, mang lại cho dự án này một chiều kích quốc tế. Xin hẹn với các bạn là chúng ta sẽ trao đổi qua internet. Tôi hy vọng cuộc trao đổi này sẽ mang lại kết quả.
Ngoài dự án này ra, thông qua các bạn ngư dân, tôi đã tiếp xúc với nữ Hiệu trưởng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bình Châu, để Secours Populaire Français (Cứu trợ Bình dân Pháp), một tổ chức nhân đạo lớn đã có truyền thống đoàn kết với Việt Nam, có thể triển khai một dự án đoàn kết lâu bền hướng về trẻ em nghèo của xã Bình Châu. Cũng phải ghi nhận một điểm tiêu cực là tôi không tranh thủ được sự đồng ý của quan chức giáo dục huyện Lý Sơn về nguyên tắc việc trao đổi tranh vẽ giữa học sinh Trường tiểu học Lý Sơn với học sinh một trường tiểu học ở thành phố Béziers của tôi (trao đổi qua bưu điện, mỗi năm ba lần). Phía Pháp nhận trang trải toàn bộ bưu phí trao đổi của hai bên, nhưng đối với ông cán bộ này, chắc vấn đề hơi bị «nhạy cảm», nên hẹn sẽ trả lời trong vòng 7 tháng nữa, nghĩa là đợi đến ngày tựu trường niên học sau! Tôi mong rằng cuộc trao đổi tranh vẽ sẽ được thực hiện với Trường tiểu học Bình Châu vì tại đây, tôi có thấy trong giới chính quyền nhiều dấu hiệu hợp tác, hữu nghị hơn là dấu hiệu quan liêu co cụm…
Trong cuộc hành trình đơn độc lần này, đôi khi gặp phải sự thờ ơ lãnh cảm, tôi thường nghĩ tới em bé gái ở Cheb (Cộng hòa Séc), đã rụt rè trao tặng tôi bức tranh vẽ đẹp này. Bức tranh (có lỗi chính tả « eat » rất có ý nghĩa) minh họa bài viết này, nói lên tấm lòng yêu nước và sự tỉnh táo của tuổi trẻ lưu vong. Với dòng chữ viết ở mặt sau:
«Kính tặng đồng bào quả cảm tại quê nhà». Tôi cũng thường nghĩ tới những người đã hướng dẫn tôi trong các cuộc nói chuyện về biển đảo – rất xa mà rất gần – tại các chợ Việt Nam nhiều khi ở rất xa trung tâm thành phố, nơi kiều bào tần tảo bán áo quần và vật dụng, dưới những mái lều lộng gió, trong băng giá mùa đông. Tôi nhớ như in những cuộc chuyện trò ấm lòng, đôi môi và bàn tay cóng lạnh, nhưng ánh mắt say mê, buồn vui lẫn lộn. Giữa chúng tôi, có một dòng điện đồng cảm, dường như chúng tôi quen nhau không biết từ bao giờ… Cảm ơn các bạn Tường, Long, Ánh, Nga và Hoa (hai «con phe» đã dẫn đường cho tôi trong gió lạnh ở Folmava), Ngọc, Trung, Phong (và món chả cá Lã Vọng tuyệt vời); cảm ơn các bạn ở chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Nurnberg; cảm ơn tất cả những người bạn mà tôi không thể kể tên ở đây, những người đã đón tiếp tôi như người nhà. Tôi sẽ không bao giờ quên nhiệt tình và hảo tâm của các bạn. Và, bao giờ cũng có mặt trái mà chúng ta không nên che đậy, tôi cũng không quên vị Chủ tịch cộng đồng Erfurt đã đích thân xé bỏ tấm áp phích mời tới xem cuốn phim của tôi và dán thông báo kêu gọi kiều bào đừng đóng góp giúp đỡ ngư dân.
Khi tôi phải rời Lý Sơn để vội vã về Pháp trong âu lo, thì sân bay Chu Lai đã dành cho tôi một bất ngờ lý thú. Khi tôi đăng ký hành lý, mấy nhân viên trẻ đứng ở quầy, thấy lạ khi đọc tên tôi, đã bắt chuyện. Và tôi được biết tên họ của cô gái trong mấy bạn trẻ ấy: Nguyễn Thị Hoàng Sa! Cái tên đẹp quá! Chẳng phải định mệnh đã nheo mắt cười với chúng ta đó sao?
A.M.H.C.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam