CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Ung thư: Điều trị không cần hóa trị liệu


TPO - Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi quan điểm của mọi người về căn bệnh ung thư.
Đây là Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013 được tác giả Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp.
Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, đến nay, đây được coi là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: Một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
Thức ăn của tế bào ung thư
Đường: Là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không ăn đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.
Sữa: Làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là thịt đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.
Chế độ ăn uống hỗ trợ
Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu.
Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Không nên dùng cafe, trà hay sô cô la, đây là những đồ ăn thức uống chứa nhiều caffeine. Trà xanh là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.
Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các protein của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.
Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.
Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit". Học để có tâm hồn khả ái và yêu thương với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
1. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng.
2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
3. Không để tấm nhựa trong lò vi sóng.
Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể. Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.
Gần đây, tiến sĩ Edward Fujimoto, giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.
Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.
Xuân Phong



Copy từ: Tiền Phong

Đối thoại Shangri-La : Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại hội nghị an ninh Đối Thoại Shangri-la 01/06/2013 (REUTERS)
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại hội nghị an ninh Đối Thoại Shangri-la 01/06/2013 (REUTERS)

Thanh Phương
Hôm nay 01/06/2013, tại hội nghị an ninh Đối Thoại Shangri-La, các Bộ trưởng Quốc phòng đã cảnh báo về nguy cơ cuộc chạy đua vũ trang làm mất ổn định khu vực châu Á. Nhờ có mức tăng trưởng cao và do lo ngại về những căng thẳng khu vực, các nước châu Á trong thời gian qua đã gia tăng trang bị vũ khí cho quân đội, gây lo ngại về nguy cơ mất ổn định trong dài hạn cho khu vực này.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS ), năm ngoái, lần đầu tiên, chi tiêu quân sự của các nước châu Á đã vượt hơn chi tiêu của các thành viên châu Âu trong khối NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương).
Các số liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc Stockholm cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được thẩm định tăng gấp bốn lần từ 37 tỷ vào năm 2000 lên tới 166 tỷ năm 2012.
Chi tiêu quân sự của Ấn Độ cũng tăng 67% từ năm 2000 đến 2012. Ngay cả Nhật Bản tháng Giêng vừa qua loan báo là lần đầu tiên từ một thập niên qua, nước này sẽ tăng chi phí quốc phòng trong năm nay.
Tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho rằng việc gia tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á là rất « đáng ngại », trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng tăng và các nước tranh nhau những nguồn tài nguyên. Điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn định lâu dài hoặc nguy hiểm hơn nữa, dẫn đến xung đột vũ trang.
Về phần Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purmono Yusgiantoro cho rằng « để tránh cho việc hiện đại hóa quân đội dẫn đến mất ổn định khu vực, cần phải có một sự minh bạch cao hơn ».


Copy từ: RFI

Xin giám định của quý để....minh oan

Hiệu trưởng xin giám định 'của quý' 


TP - Ngày 31/5, ông Hoàng Văn Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT Hiệp Đức (Quảng Nam) cho biết: “Cơ quan chức năng đang điều tra rõ vụ việc thầy giáo N.T.H hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu có đơn cầu cứu vì tin đồn bất chính”.
Trong đơn kiến nghị, cầu cứu gửi cơ quan chức năng, thầy giáo N.T. H cho biết: tin đồn là thầy N.T.H có quan hệ bất chính với cô L.T.T, Phó hiệu trưởng của Trường THCS Phan Bội Châu, bị bắt quả tang và bị cắt dương vật.
Được biết, ngoài việc viết đơn kiến nghị “cầu cứu” cơ quan chức năng xác minh tin đồn, thầy giáo N.T.H cũng đang xin giấy để giám định thương tật “của quý” để chứng minh mình không quan hệ bất chính, minh oan cho minh và cô L.T.T.
Nguyễn Thành


Copy từ: Tiền Phong

Cù Huy Hà Vũ : Sức khoẻ nguy kịch sau 6 ngày tuyệt thực

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp ngày 24/02/2012 (REUTERS)
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp ngày 24/02/2012 (REUTERS)

Thanh Phương
Trả lời đài RFI hôm nay 01/06/2013, sau khi thăm chồng trong nhà tù trở về, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà báo động về tình trạng sức khoẻ của ông Cù Huy Hà Vũ sau 6 ngày tuyệt thực trong tù để đòi giải quyết những tố cáo của ông.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, hiện đang thọ án tù 7 năm vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước », đã tuyệt thực từ ngày 27/05/2013 sau khi tố cáo cán bộ trại giam cố ý giết ông. Trả lời RFI Việt Nam sau khi trở về Hà Nội, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cho biết về tình trạng sức khỏe của chồng sau 6 ngày tuyệt thực : 
Luật Sư Dương Hà
 
01/06/2013
 
 
 Luật sư Dương Hà : « Môi anh ấy thâm lại và miệng trắng ra. Anh ấy rất là yếu. Nói chung tình trạng rất không tốt, nhưng không được chăm sóc. Tất nhiên là anh ấy béo, nhưng là béo bệu, thành ra họ cứ nói với gia đình tôi rằng anh ấy vẫn khoẻ và còn báo cáo lên trung tướng Cao Ngọc Ánh ( Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) rằng trong phòng anh ấy không thiếu gì đồ ăn. Thành ra bản thân ông Cao Ngọc Ánh cũng nói rằng trong phòng anh ấy nhiều đồ ăn.
Hôm qua tôi định vào thăm, nhưng không được, vì phải sang tháng khác mới được vào, trong khi chồng tôi tuyệt thực đã 6 ngày mà họ không cho gặp. Cuối cùng, chúng tôi phải ngủ lại ngoài trại để sáng nay vào thăm. Đợi từ trước lúc 7 giờ cho đến 9 giờ kém 20 mới được gặp chồng, nhưng họ vẫn nói thế này thế khác.
Anh Vũ có nói là anh có một số đơn thư tố cáo và nhờ gởi, nhưng tất cả đều bị khám và giữ lại. Nói chung là anh ấy bất bình lắm.
RFI : Cụ thể anh Vũ đòi hỏi những điều gì ?
LS Dương Hà : Anh Vũ chỉ muốn trả lời và giải quyết những đơn tố cáo của anh ấy, những thư tín của gia đình gởi vào thì phải được nhận, còn những thư tín anh ấy gởi ra thì gia đình cũng phải được nhận, những đồ dùng không thuộc danh mục cấm thì phải cho anh ấy nhận, phải để anh ấy gặp vợ 24 tiếng trong phòng riêng theo như quy định của pháp luật.
Tóm lại đó là những đòi hỏi hoàn toàn theo quy định của pháp luật, nhưng họ cố tình không giải quyết, buộc anh ấy phải tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi của mình. Đến bây giờ là gần 7 ngày tuyệt thực mà họ vẫn không giải quyết cho anh ấy, mà khẳng định anh ấy vẫn khỏe. Họ nói rằng anh ấy không ăn cơm trại nhưng ăn thứ khác, trong khi anh Vũ tuyệt thực hoàn toàn, không ăn bất cứ gì.
Bản thân tôi cũng không tin chồng tôi đã nói tuyệt thực mà lại vẫn ăn như thế cả. Nhưng họ vẫn không giải quyết, cho nên anh Vũ sẽ tuyệt thực đến cùng và điều đó làm cho chúng tôi rất lo lắng.
Chồng tôi vốn đã bị bệnh tim bẩm sinh, huyết áp mọi khi rất cao, nhưng bây giờ đã thấp hơn bình thường rồi, nhưng họ không đếm xỉa đến tình trạng sức khỏe của anh ấy. Cho nên anh Vũ vẫn cứ tuyệt thực và tuyệt thực thì nguy hại đến tính mạng của anh ấy.
RFI : Xin cám ơn luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. 


Copy từ: RFI


.................................

'Philippines đã đúng đắn khi thách thức Trung Quốc' Việt Nam cần học tập và làm theo.

'Philippines đã đúng đắn khi thách thức Trung Quốc'

David Pilling của tờ Financial Times ngày 29/5 cho rằng Philippines đã hành động đúng khi "dám" kiện Trung Quốc ra tòa án UNCLOS. Tác giả cũng phân tích một số trở ngại trong quá trình diễn ra vụ kiện này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Chín đoạn, năm thẩm phán và hai thí sinh. Có vẻ như đây là một chương trình truyền hình thực tế. Trên thực tế, vụ việc này tuy còn khá mù mờ, nhưng rất quan trọng, để bắt đầu một quá trình phân định biên giới trên biển ở châu Á theo quy định của pháp luật, chứ không phải theo luật rừng.
Chín đoạn đó do Trung Quốc đưa ra. Họ đánh dấu những gì mà Bắc Kinh nói là tuyên bố lịch sử đối với Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), một vùng đường biển rộng lớn có biên giới với một số nước châu Á khác.
Năm thẩm phán đã được chọn để xét xử ở một tòa án mà sẽ xác định tính hợp lệ của tuyên bố đó theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai thí sinh, đó là Philippines, nước đã kiện ra tòa, và Trung Quốc, nước có đường chín đoạn đang bị thách thức.
Nói đúng ra thì chỉ có một thí sinh bởi vì, mặc dù đã ký UNCLOS, nhưng Trung Quốc không có ý định công nhận thủ tục pháp lý này.
Các nước châu Á, trong đó có nhiều nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc, đang theo dõi vụ kiện này với sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, rất ít nước dám nói công khai nhiều điều vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh.
Ý định của Manila là đưa tranh chấp song phương với Bắc Kinh về quyền sở hữu vùng biển và các đảo gần bờ biển của họ ra trọng tài quốc tế. Giáo sư Jerome Cohen, chuyên gia về luật pháp Trung Quốc và quốc tế tại Trường Luật của Đại học New York cho rằng vụ kiện của Philippines đã làm Bắc Kinh bị sốc vì sự táo bạo của nó.
Vụ kiện được đưa ra vào tháng 1/2013 và sẽ có thể phải mất 4 năm để đi qua các khâu trong hệ thống của UNCLOS. Nhưng nó có ý nghĩa tiềm năng rất lớn đối với một khu vực có nhiều tranh chấp lãnh thổ dễ bùng nổ, trong đó có cả tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về các đảo không có người ở ở Biển Hoa Đông.
Philippines đã yêu cầu UNCLOS xét xử về tính hợp lệ của đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra từ năm 1947 để minh họa cho những gì mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ từ lâu đời trên hầu hết vùng Biển Đông. Tuyên bố đó chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines cách bờ biển 200 dặm.
Được ký kết vào năm 1982, công ước thực sự có phạm vi hoạt động khá hẹp. Chủ yếu nó bao gồm những hoạt động liên quan đến những vấn đề như liệu một bãi đá có được tính là một hòn đảo hay không, và do đó liệu nó có tạo ra một vùng lãnh hải 12 dặm và vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm. Nhưng vấn đề liệu hòn đảo đó có thuộc nước Y hoặc nước X hay không thì lại không nằm trong phạm vi quyết định của công ước.
Ngay cả khi UNCLOS tuyên bố nó có thẩm quyền để phân xử trường hợp đó, thì vẫn còn có ít nhất ba điều trở ngại sau đây. Trước hết, trái với những gì thường được cho là như vậy, luật pháp quốc tế không phải là một số Newton tuyệt đối mà nó là một bộ qui tắc chung được sự đồng ý của các quốc gia mà nổi lên từ trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và từ thực tế mà nó phản ánh.
Thứ hai, có rất ít “đạo đức” khi nói đến tranh chấp lãnh thổ, dù cho các nước có lớn tiếng khẳng định quyền không thể để mất chủ quyền như thế nào. Các đường biên giới ngày nay phải dùng đến quân đội và tàu chiến nhiều hơn là sự chính đáng, công bằng.
Trở ngại thứ ba, đó là trường hợp luật pháp quốc tế bị suy yếu bởi một thực tế là Mỹ, nước đã nổi lên trong trật tự thế giới sau chiến tranh, thường đứng bên lề. Ví dụ Washington chưa bao giờ phê chuẩn UNCLOS. Điều đó gây khó khăn khi nói rằng Bắc Kinh phải tuân thủ quyết định của công ước.
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là Philípin đã sai trong việc đưa vụ kiện ra tòa, mà nước này đã làm một điều đúng đắn. Nếu Philípin đủ kiên trì, có ngày họ sẽ có thể đi tới đích.
Theo Vietnam+


Copy từ: Tiền Phong

Quýt Hoa Kỳ vừa đến cửa ngõ Việt Nam đã chua lét

'Tiền bán visa Mỹ đi qua ngả TQ'


Đường dây của Sestak nhắm vào các đối tượng từng bị bác đơn hoặc khó có khả năng được cấp visa
Một quan chức ngoại giao Hoa Kỳ đã "nhận hàng triệu đô la hối lộ" từ các công dân Việt Nam muốn xin visa du lịch vào Mỹ, theo nội dung nêu trong một tài liệu do tòa án Mỹ công bố.
Michael T. Sestak, từng là lãnh đạo bộ phận xét duyệt visa phi di dân ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp HCM, hiện đang phải đối diện với các cáo buộc gian lận trong hoạt động cấp visa và nhận hối lộ được thực hiện trên nhiều quốc gia.
Cơ quan điều tra nói từ 1/5/2012 đến 6/9/2012, cơ quan lãnh sự nhận được 31.386 đơn xin visa phi định cư và tỷ lệ bác đơn là 35,1%.
Cũng trong thời gian này, ông Sestak xử lý 5.489 đơn và chỉ bác có 8,2%. Tỷ lệ này tụt xuống 3,8% trong tháng Tám, ngay trước khi ông ta rời bộ phận lãnh sự.
Bản kết luận dài 28 trang do điều tra viên Simon Dinits thực hiện và nộp lên tòa hôm 6/5/2013 nói rằng đường dây của ông Sestak, gồm năm đồng phạm khác nữa, nhắm vào các đối tượng khó có khả năng xin được visa vào Mỹ, với mức phí được đưa ra từ 50.000-70.000 đô la Mỹ.
Chứng cứ mà cơ quan điều tra có được cho thấy mức giá này có thể ở mức thấp hơn, "tùy thuộc vào tâm trạng của ông ta [Sestak]".
"Ông ta đã chuyển tiền ra khỏi Việt Nam bằng cách dùng những kẻ rửa tiền, thông qua các ngân hàng ở nước ngoài chủ yếu đóng tại Trung Quốc để chuyển vào một tài khoản tại Thái Lan mà ông ta mở hồi tháng 5/2012," điều tra viên Dinits viết. "Ông ta sau đó dùng tiền này để mua bất động sản tại Phuket và Bangkok, Thái Lan."

'Nhắm vào Việt kiều'

Michael Sestak được cho là đã thu nhiều triệu đô la từ dịch vụ 'bán' visa
Năm đồng phạm của Sestak đều cư trú tại Việt Nam và có quan hệ gia đình gần gũi với nhau.
Bản kết luận điều tra không nêu danh các đồng phạm, nhưng xác định người nắm quan hệ chính với ông Sestak là tổng giám đốc tại Việt Nam của một công ty đa quốc gia hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. Ông này mang quốc tịch Hoa Kỳ.
Những người còn lại là vợ (quốc tịch Việt Nam), em trai (quốc tịch Hoa Kỳ) và em họ của ông ta (quốc tịch Việt Nam), và người cuối cùng là bồ của em trai ông ta (quốc tịch Hoa Kỳ).
Các đồng phạm đóng vai trò tìm kiếm "khách hàng" và chuẩn bị hồ sơ, hướng dẫn cách trả lời khi tới buổi phỏng vấn xin visa, thu và chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
Với lợi thế là có các mối quan hệ cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, các đồng phạm muốn nhắm vào các đối tượng là Việt kiều tại Mỹ, bởi "họ có tiền và tha thiết muốn mang người thân sang Mỹ," theo bản kết luận điều tra.
Ngoài ra, bản điều tra còn nói bố vợ của ông tổng giám đốc, cư trú tại Việt Nam, và một người chị em gái của ông Sestak, cư trú tại Hoa Kỳ, cũng tham gia trong việc giúp trung chuyển tiền trong đường dây hoạt động bất hợp pháp này.

'Dịch vụ béo bở'

Các đồng phạm đã giúp 'khách hàng' điền đơn xin visa và làm các thủ tục, kể cả tổ chức 'luyện thi' trả lời phỏng vấn
Chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chừng ba tháng, nhưng ông Sestak và các đồng phạm dường như đã làm ăn rất phát đạt.
Theo kết luận điều tra, từ đầu tháng 4/2012, vị tổng giám đốc đã bàn với người em trai cùng một người anh em khác nữa của mình về khả năng nhận tiền tại Mỹ, "nếu có người muốn chuyển".
Ông ta thậm chí còn yêu cầu người anh em của mình "mở một tài khoản đô la ở Vietcombank cho an toàn, bởi [tài khoản] HSBC có thể bị chính phủ Mỹ kiểm tra".
Các giao dịch chuyển tiền bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 5/2012, nhưng thực sự ồ ạt bắt đầu từ tháng 6/2012.
Bản kết luận điều tra nói trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6/2012 đến đầu tháng 9/2012, chừng 3,2 triệu đô la được chuyển vào tài khoản ngân hàng tại Thái Lan của ông Sestak và gần 3 triệu đô la vào tài khoản tại Hoa Kỳ của vợ ông tổng giám đốc.
Hầu hết các khoản này đều được chuyển đi từ ngân hàng Bank of China, có trụ sở chính tại Bắc Kinh.
Bản kết luận điều tra ghi nhận một số giao dịch chuyển tiền ở Hoa Kỳ vào tài khoản cũng ở Hoa Kỳ của vợ ông tổng giám đốc, dường như để thanh toán cho "dịch vụ visa". Tuy nhiên, đây chỉ là một số khoản nhỏ với tổng trị giá chừng 55 ngàn đô la.
Việc nhận tiền mặt ngay tại TP Hồ Chí Minh, sau khi khách nhận được visa, cũng được cho là đã xảy ra.

Rửa tiền

"Chúng tôi vẫn chưa tìm được cách chuyển tiền ra khỏi Việt Nam... Thật là tức khi không thể chuyển tiền của mình đi được... Tôi bị mắc kẹt ở Việt Nam."
Email ông Sestak gửi đại lý bất động sản ở Thái Lan hôm 2/6/2012
Bản điều tra thu được chứng cứ nói vào ngày 2/6/2012, ông Sestak email cho đại lý bất động sản tại Thái Lan, hãng đại diện cho ông ta tìm mua bất động sản tại nước này với nội dung: "Chúng tôi vẫn chưa tìm được cách chuyển tiền ra khỏi Việt Nam."
"Chúng tôi đã tìm được dịch vụ giúp chuyển tiền vào Thái Lan, nhưng là tiền mặt, mà tôi nghĩ là không thanh toán cho các ông bằng tiền mặt được... mà tôi nghĩ ngân hàng Thái cũng không cho phép tôi nộp tiền mặt vào tài khoản."
"Còn một cách khác, nhưng chúng tôi phải trả 25% thuế công ty khi chuyển tiền, cao quá. Các ông có gợi ý gì không?"
"Thật là tức khi không thể chuyển tiền của mình đi được... Tôi bị mắc kẹt ở Việt Nam."
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít hôm, ông ta đã khoe với đại lý bất động sản này là đã tìm được cách chuyển tiền qua ngả Hong Kong, và bắt đầu từ 20/6/2012, tiền bắt đầu được chuyển từ Bank of China vào tài khoản tại Thái của Sestak.
Bản kết luận điều tra không xác định đường đi của các khoản tiền chuyển ra khỏi Việt Nam.
Bank of China có chi nhánh tại tòa nhà Sun Wah Tower, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng này cũng hoạt động tại Hong Kong, Macau và Bangkok, cùng nhiều chi nhánh khác tại Á châu và Âu châu.

Phụ trách việc duyệt đơn

Ông Sestak làm việc tại bộ phận lãnh sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chuyên trách mảng visa phi định cư trong thời gian từ 8/2010 đến 9/2012.
Việc "bán" visa được cho là diễn ra trong thời gian từ 5/2012 đến 9/2012, là thời điểm ông này rời Việt Nam để chuẩn bị tái nhập ngũ vào lực lượng Hải quân.
Vụ việc bị phát giác khi giới chức Hoa Kỳ nhận được thư báo tin vào tháng 7/2012, theo đó nói có hiện tượng hàng chục người ở cùng một ngôi làng ồ ạt nhận được visa du lịch một cách bất hợp pháp trong thời gian từ cuối tháng Năm tới đầu tháng Bảy, kèm theo hình ảnh và thông tin cá nhân của bảy người trong số này.
Ông Sestak, sinh năm 1971, đã bị bắt giữ tại Nam California hồi trung tuần tháng Năm và không được phép tại ngoại hầu tra cho tới khi được di lý về Washington, nơi kết luận điều tra được đệ trình lên tòa.


Copy từ: BBC

Ngày Quốc tế thiếu nhi và những em bé không nhà


Nhóm phóng viên tường trình từ VN

qttn-305.jpg
Bé Tuyền, con gái chị My tại công viên tượng đài Lý Tự Trọng ở Hà Nội.
RFA PHOTO


Mặc dù cha mẹ vẫn ở bên cạnh các em, họ cũng thương con như bao người làm cha làm mẹ khác, nhưng điều kiện của họ, hoàn cảnh của họ đã không mang lại một ngày quốc tế thiếu nhi đúng nghĩa cho con mình, thậm chí, đó chỉ là một ngày buồn cho cả gia đình. Những em bé trong các gia đình dân oan ở Hà Nội, năm trước, các em đã cùng cha mẹ đón ngày này trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng, còn năm nay thì tứ tán, đời chẳng biết về đâu.

Những em bé “dân oan”

Trong số hàng trăm dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, sau này chuyển sang công viên tượng đài Lý Tự Trọng, có hai gia đình chị Ngọc, người Hà Đông, Hà Nội và gia đình chị My, người Kiên Giang là có con nhỏ. Gia đình chị Ngọc có ba đứa con trai nhỏ, đứa đầu 12 tuổi, đứa út 6 tuổi, cả ba đứa đều không được đi học vì suốt ngày lo đi nhặt đồng nát phụ giúp cha mẹ. Chị Ngọc than thở với chúng tôi là chị rất buồn vì không cho con đi học được. Nhưng anh chị cũng không có cách nào khác vì nhà không còn, tiền cũng không có, suốt ba năm nay ngồi ở vườn hoa Lý Tự Trọng để chờ nộp đơn khiếu kiện, đó là chưa kể gần mười năm mang đơn đi khắp các cơ quan từ phường đến quận, rồi thành phố nhưng vẫn vô vọng, đất đai vẫn bị thu hồi, không nhà, lang thang rày đây mai đó, ở trọ mỗi ngày mỗi mái hiên, bao giờ chủ nhà lên tiếng thì đi tiếp chỗ khác… Thử hỏi, điều kiện như vậy, làm sao anh chị có thể cho các con mình đến lớp. Nói đến đây, chị Ngọc khóc thành tiếng.
Hoàn cảnh của chị My thì khó khăn hơn chị Ngọc vì kể từ khi rời Kiên Giang ra Hà Nội khiếu kiện đến nay đã ngót nghét mười năm vẫn chưa có kết quả. Lúc anh chị ra Hà Nội, cháu bé con gái đầu lòng của chị mới hai tuổi, mới biết đi lũn chũn, và chị đang mang thai đứa con thứ hai, đến nay, đứa em đã được mười tuổi non, đứa đầu được mười hai tuổi, cay nỗi, cả hai đều không được đến lớp. Nhưng hai đứa con chị My may mắn hơn ba đứa con của chị Ngọc ở chỗ chồng chị My vốn là giáo viên, anh dạy cho các con mình biết chữ, biết làm toán, nói chung là tất cả các môn học có trong trường lớp đều được anh dạy cho, chỉ tiếc là chúng chưa một lần được nô đùa với bạn bè cùng lứa, cùng lớp.
Chị My kể với chúng tôi rằng trước đây, nhiều lần chị dắt các con mình đến xin học ở các trường trong thành phố Hà Nội nhưng nếu trường chịu nhận cho con chị học thì mức học phí quá cao, anh chị không thể theo nổi, còn trường có học phí thấp thì anh chị xin không được vì không có hộ khẩu Hà Nội, cuối cùng, sau nhiều năm gõ cửa các trường mà không được, anh chị chào thua, đành cho con lăn lóc theo mình, cố gắng dạy được chữ nào mừng chữ đó. Chuyện học hành của con anh chị xem như không có lối thoát.

Không biết chữ

danoan250.jpg
Dân oan tập trung khiếu kiện tại công viên tượng đài Lý Tự Trọng ở Hà Nội. RFA PHOTO.
Các con của chị Ngọc thì hầu như không có mảy may cơ hội nào để biết chữ. Bé trai tên Dũng, con đầu chị Ngọc tâm sự với chúng tôi rằng em rất muốn đi học nhưng ba mẹ em không có tiền, cũng không có nhà, em phải đi nhặt đồng nát mỗi ngày từ tám giờ sáng đến mười một giờ trưa, sau đó về ăn cơm dưới gốc cây công viên cùng ba mẹ, bữa nào ba mẹ bận đi nộp đơn hoặc đi căng biểu ngữ thì em phải đi nhặt củi khô trong công viên, đi xin nước về vo gạo và nấu cơm cho các em ăn.
Em nói gần như khóc rằng nhiều bữa đi nhặt đồng nát, thấy các bạn cùng lứa được cha mẹ đưa đến lớp, được mặc đồng phục, được đi ăn sáng vui vẻ, được cha mẹ cưng chiều… Em thấy tủi thân, thương mình và thương hai em nhỏ bị thiệt thòi đang ngồi giữ áo quần và lượm củi ở nhà, mà nhà của em là công viên này, vườn hoa nọ, giường ngủ của em là ghế đá công viên, mái hiên nhà ai đó không nhớ được và có thể là một thảm cỏ giữa trưa nắng mệt mỏi, em ngả người và thầm cám ơn ông Trời đã cho em kiếm được mỗi ngày từ mười mấy đến hai chục ngàn đồng và giấc ngủ trưa yên bình… Lời tâm sự vừa trẻ con vừa có chút gì đó trải đời của Dũng làm chúng tôi thấy ray rứt, khó nói cho trọn!
Khi chúng tôi hỏi em về ngày quốc tế thiếu nhi, Dũng ngơ ngác, nói rằng chưa từng nghe cái ngày này. Từ nhỏ đến giờ, em chỉ nhớ là Tết Trung Thu, các cô các bác ở Hà Nội có mang đến một giỏ bánh chưng, chia đều cho mấy anh em của em và hai con của cô My. Em nghĩ rằng ngày quốc tế thiếu nhi cũng không quan trọng lắm đâu, thứ em cần nhất là một bữa cơm thật no, có thịt gà, cá nục và một ít dưa cải muối, em đã ước ao điều này lâu nay nhưng không được, vì ba mẹ của em nghèo và khó khăn lắm, em thương ba mẹ lắm, nhiều đêm mưa, mẹ em ôm đứa em út của em khóc nức nở…
Bé Tuyền, con gái chị My thì có vẻ rành về ngày quốc tế thiếu nhi hơn, em kể với chúng tôi rằng ngày 1 tháng Sáu năm ngoái, ba mẹ có dành dụm tiền mua cho hai chị em hai chiếc bánh bông lan và một hộp đồ chơi, ba mẹ cho hai chị em biết là ngày này, các bạn thiếu nhi trên khắp địa cầu sẽ được ưu ái nhiều nhất, được ba mẹ mua cho thật nhiều quà, bánh kem nữa, nhưng vì ba mẹ em khó khăn, nên không mua bánh kem cho hai chị em được. Kể đến đây, em cười hai mắt tròn xoe và lấy hộp đồ chơi gồm những mảnh ghép hình danh họa Leonardo Dvinci ra khoe. Có vẻ như những mảnh ghép này được chơi rất nhiều lần nên màu đã bạc, hình ảnh mờ, không nhìn thấy rõ.
Chúng tôi nhớ không lầm thì còn nhiều em bé nữa trong công viên Lý Tự Trọng và vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nhưng hiện tại, chúng tôi chỉ gặp được con của chị Ngọc và chị My, bây giờ họ không còn ở vườn hoa Mai Xuân Thưỏng hay công viên Lý Tự trọng nữa, vì công an đã đến dẹp toàn bộ bà con ra khỏi đây đã hơn ba tháng nay. Mỗi người mỗi ngả, người thì đi bán trái cây dạo, người đi lượm ve chai, đồng nát, người đi bốc vác… để chờ cơ hội nộp đơn khiếu kiện. Những em bé lại lang thang theo cha mẹ kiếm cơm rày đây mai đó, không biết đâu là điểm dừng.
Ngày quốc tế thiếu nhi đang đến gần, lại một lần nữa, những em bé không nhà phải cúi mặt mà lượm từng miếng đồng nát trong lúc những em bé đồng trang lứa được cha mẹ đưa đi ăn kem, mua đồ chơi và tung tăng bóng bay qua những con phố… Có một quốc tế thiếu nhi rất buồn, ở đâu đó giữa lòng Hà Nội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Hà Nội, Việt Nam.


Copy từ: RFA

Phương Uyên và Nguyên Kha đã kháng án

Hải Huỳnh (Danlambao) - An ninh cấm gia đình không cho thăm nuôi Nguyên Kha. Phương Uyên cho hay là cô bị sock và uất ức trước những diễn biến trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16.5.2013. Có những điều cô chưa kịp nói trong phiên tòa sơ thẩm. Tâm sự với mẹ mình, Phương Uyên cho biết là cô kháng án nhằm phản ứng những bất công trong toàn bộ tiến trình của vụ án chứ cô NHẤT ĐỊNH KHÔNG XIN GIẢM ÁN HAY NHẬN TỘI ĐỂ ĐƯỢC TÒA ÁN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN KHOAN HỒNG...
*
Đến hôm nay thì chính thức chúng tôi được biết là 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha đã kháng án toàn bộ bản án sơ thẩm hôm 16.5.2013 tại tòa án tỉnh Long An.
Ngày 30.5.2013, hai gia đình của 2 sinh viên đã đến tòa án Long An làm thủ tục đi thăm nuôi thì tòa án tỉnh Long An cho họ thấy bản án sơ thẩm đã đóng dấu kháng án.
Ngày 30.5 là ngày thăm nuôi theo định kỳ, bà Nguyễn Thị Kim Liên (mẹ Nguyên Kha) và bà Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên) đã vào trại giam thuộc công an tỉnh Long An. Tuy nhiên, họ chỉ thăm nuôi được một mình Phương Uyên.
Qua cuộc thăm nuôi này thì hai bà mẹ được biết là sau khi xử sơ thẩm ngày 16.5.2013, về trại giam Phương Uyên và Nguyên Kha đã kháng án vào ngày 21.5.2013. Phải mất 5 ngày sau mới được nộp đơn kháng án dù việc kháng án đã được dự tính trước khi nhà cầm quyền đưa vụ án ra xử sơ thẩm. 5 ngày trong trại giam phải khó khăn lắm họ mới cấp cho giấy và viết để cho 2 sinh viên làm đơn kháng án.
Phương Uyên cho hay là cô bị sock và uất ức trước những diễn biến trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16.5.2013. Có những điều cô chưa kịp nói trong phiên tòa sơ thẩm này. Tâm sự với mẹ mình, Phương Uyên cho biết là cô kháng án nhằm phản ứng những bất công trong toàn bộ tiến trình của vụ án chứ cô NHẤT ĐỊNH KHÔNG XIN GIẢM ÁN HAY NHẬN TỘI ĐỂ ĐƯỢC TÒA ÁN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN KHOAN HỒNG.
Nhận xét về tình trạng sức khỏe của Phương Uyên thì bà Nhung và bà Liên cho hay là cô sinh viên ốm yếu và rất xanh xao. Họ quan sát thì thấy trên người của cô không có vết tích gì bị đánh đập. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi 10 phút thăm nuôi giữa 4 công an trại giam canh gác thì cũng không kịp trao đổi gì nhiều. Bà Nhung cũng với theo con gái của mình là: "Con bây giờ không chỉ là con của ba mẹ mà con có rất nhiều ông bà, cô, bác, chú, dì, anh chị khắp nơi yêu quý. Hình ảnh của con xuất hiện trước tòa thật dễ thương trên các diễn đàn và tin tức". Cô sinh viên yêu nước cũng tìm cách cho mẹ vui lòng, cô an ủi mẹ và mong ước mẹ gởi cho cô tấm hình của cô hôm ra trước tòa. Bà Nhung cho biết là trong lần thăm nuôi kế tiếp sẽ gửi tấm hình mà các báo trong nước chụp Phương Uyên và Nguyên Kha cho con gái của mình.
Về trường hợp của Nguyên Kha thì gia đình không được gặp mặt hôm 30.5.2013 vừa rồi. Tòa án thì chỉ xuống trại giam tỉnh, công an trại giam thì chỉ về an ninh điều tra tỉnh Long An. Bà Nguyễn Thị Kim Liên vì thương nhớ con cũng ráng sức chạy theo hướng dẫn của họ. Nhưng khi đến cơ quan an ninh thì ông Huỳnh Văn Nhật trả lời thẳng là CẤM GIA ĐÌNH KHÔNG ĐƯỢC THĂM NUÔI NGUYÊN KHA. Ông Huỳnh Văn Nhật là người mà hành hạ gia đình 2 sinh viên yêu nước nhiều nhất.
Về chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm sắp đến thì trước mắt hai bên gia đình vẫn nhờ các luật sư bào chữa trong phiên xử sơ thẩm tiếp tục bào chữa trong phiên xử phúc thẩm sắp đến. Các luật sư Hà Huy Sơn và Nguyễn Thanh Lương vẫn bào chữa cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Luật sư Nguyễn Văn Miến thì bào chữa cho Đinh Nguyên Kha.
Hiện bây giờ thì chưa biết là phiên xử phúc thẩm diễn ra ở Sài Gòn hay Long An nhưng theo luật thì tất cả các vụ án xử phúc thẩm các bản án của tòa án tỉnh thì phải về trụ sở chính của tòa phúc thẩm khu vực phía nam là số 131 NKKN- Quận I- Sài Gòn.


Copy từ: Dân Làm Báo

THỦ TƯỚNG...VÀ ĐĨ

GS Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nọ, ngồi nói chuyện với một em nghiên cứu sinh Việt Nam ở Bangkok, và em đưa ra một nhận xét hay. Em nói rằng báo chí Việt Nam có xu hướng tô vẽ sinh hoạt chính trị ở Thái Lan hỗn loạn, nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy. Chính trị ở đây phong phú hơn nhiều so với Việt Nam. Tôi thấy em này nói đúng, và cá nhân tôi cho rằng sinh hoạt chính trị ở đây cũng có vẻ dân chủ hơn VN.

Câu chuyện một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh biếm hoạ so sánh bà Yingluck với đĩ điếm, và bà Yingluck kiện ông hoạ sĩ cho thấy tính dân chủ và thượng tôn pháp luật ở đây. Họa sĩ Somchai Katanyutanan (gọt tắt là Chai) là một cây biếm hoạ danh tiếng của Thái Lan. Chai từng là hoạ sĩ vẽ tranh mô tả hoạt động của hoàng gia. Có lẽ nói không quá đáng rằng Chai, cũng như bao nhiêu người Thái khác, rất sùng kính hoàng gia. Những người này thường không ưa bà đương kim thủ tướng Yingluck Shinawatra và người anh của bà là Thaksin Shinawatra. Trong một entry trên facebook, Chai viết rằng: "Hãy hiểu rằng những con điếm không phải là những phụ nữ xấu; họ chỉ bán thân, nhưng có một phụ nữ xấu đi lang thang cố tình bán đứng xứ sở.” Những dòng chữ trên kèm theo bức hình của bà Yingluck đang phát biểu trong một hội nghị dân chủ ở Mông Cổ vào ngày 29/4/2013. Trong hội nghị đó, bà Yingluck có một bài phát biểu, trong đó bà nói về tình hình đấu tranh cho dân chủ ở Thái Lan, về cuộc lật đổ chính quyền được dân cử năm 2006 mà ông anh của bà nay phải lưu vong; bà nhắc đến sự kiện đàn áp người biểu tình năm 2010. Bà nói thẳng rằng trong vụ đàn áp đó, nhiều người vô tội đã bị các tay súng bắn tỉa sát hại, các lãnh đạo phong trào dân chủ bị bỏ tù cho đến ngày nay. Nhưng cuối cùng thì dân chủ cũng chiến thắng, vì khi tổ chức bầu cử nghiêm chỉnh thì bà được đắc cử lớn. Bài diễn văn nói chung có thể nói là hay, nhưng không xuất sắc. Nhưng những phát biểu của bà làm cho không ít người Thái nổi giận vì họ cho rằng bà nói xấu Thái Lan, rằng bà đang “bán” nước! Mới đây có tin tặc còn hack trang web của thủ tướng và treo hình bà làm trò đùa.
Những thành phần elite trong xã hội bắt đầu phản ứng với những phát biểu đó. Thật ra, thời gian gần đây bà Yingluck đã làm mất cảm tình của không ít người từng ủng hộ bà. Còn những người trong tầng lớp trung lưu và elite thì không ưa bà từ lâu. Do đó, khi có dịp, những người này bắt đầu phản ứng mạnh. Cách ví von bà Yingluck với đĩ điếm là một phản ứng có thể nói là quá cảm tính, và vượt qua những phép lịch sự trong chính trị; nó trở thành xúc phạm. Hàng loạt tổ chức đấu tranh cho nữ quyền lên tiếng. Một nữ giáo sư của Đại học Chiangmai viết một bài luận dài lên lớp ông Chai về nữ quyền và đạo đức, bà nói rằng ông Chai vẫn có tư duy kì thị và xem thường nữ. Bà giáo sư cho biết bà cũng không ưa và chưa từng bầu cho thủ tướng Yingluck, nhưng bà tôn trọng quyền phát biểu của thủ tướng. Một người cháu gái của bà Yingluck cũng viết một bài ngắn nói rằng ông Chai vẫn sống trong thế kỉ 19, vẫn sống trong cái ao tù trọng nam khinh nữ. Có một bà từng là bộ trưởng trong chính quyền cũ (trước Yingluck) rất giận, đến nổi bà đặt hẳn một vòng hoa đám tang có ghi tên ông Chai và đem đến tận nơi ông làm việc để…tặng. Phần lớn những người lên tiếng chỉ trích Chai cho rằng ông chẳng những xúc phạm bà Yingluck mà còn xúc phạm toàn thể phụ nữ Thái Lan. Nói chung, đọc những phản ứng này tôi thấy báo chí ở đây có vẻ như là những diễn đàn tranh luận nghiêm chỉnh. Thoạt đầu, bà Yingluck có vẻ thản nhiên với “tấn công” đầy cảm tính và cá nhân tính của Chai.

Bạn tôi cho biết bà tỏ ra là người có bản lĩnh, cười cợt trước những tấn công như thế trong quá khứ. Bà chẳng quan tâm đến những tấn công như thế. Nhưng chẳng hiểu sao sáng nay đọc báo tôi thấy luật sư của bà đã nộp đơn kiện hoạ sĩ Chai vì tội xúc phạm danh dự. Theo luật sư của bà Yingluck thì bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến và tiếp thu chỉ trích, nhưng phải là những câu chữ “phải đạo”, chứ không phải những câu chữ hạ cấp và xúc phạm như ông hoạ sĩ Chai. Do đó, bà quyết định khởi kiện như là một bài học cho những ai phát biểu thiếu tính văn hoá trên các diễn đàn công cộng. Tôi nghĩ kết cục của vụ kiện này chắc sẽ hấp dẫn lắm. Dù chỉ mới ở đây một tuần, nhưng có dịp trao đổi với bạn bè và theo dõi truyền thông, tôi thấy sinh hoạt chính trị ở Thái Lan có vẻ rất sống động. Ở một mức độ nào đó, họ có một nền tự do ngôn luận hơn Việt Nam. Các đại biểu quốc hội Thái lan phát biểu có khi cũng nhăng nhít, nhưng họ tranh luận rất hào hứng trên tivi.

Điều làm tôi phải so sánh với Việt Nam là các đại biểu ở đây họ rất gần dân, họ thật sự quan tâm đến phúc lợi của những người họ đại diện, chứ không phải hành xử như là những ông bà quan trên như ở nước ta. Do đó, tôi rất đồng tình với nhận xét của em nghiên cứu sinh rằng sinh hoạt chính trị Thái Lan không hề hỗn loạn như báo chí VN mô tả, mà thật ra là một nền chính trị rất sinh động và…vui.
(TL ngửa cổ lên trời mà cảm thán rằng: Bao giờ ở VN đuổi kịp Thailand về kinh tế? Bao nhiêu năm nữa thì có nền chính trị vui vẻ (lời GS Tuấn) như thế này? Chắc lúc đó các blogger có thể tự lấy phiếu thăm dò các chính trị gia mà không còn bị coi là "lợi dụng tự do dân chủ" như Trương Duy Nhất vừa bị bắt theo điều 258...Còn hiện tại, ở Việt Nam, đĩ điếm chân thành hơn vô vàn chính khách. Nếu so sánh như họa sỹ Chai về bà thủ tướng Thailand thì e rằng xúc phạm chị em đang hành nghề bán thân nuôi miệng một cách chân chính...)


Copy từ: Thùy Linh

Phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La được đánh giá cao

RFA 01.06.2013

000_Del6221418-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn tại Lễ khai mạc Đối Thoại Shangri-La ở Singapore tối 31-05-2013.
AFP


Báo chí khu vực và nhiều hãng thông tấn quốc tế đã có những trích dẫn về bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc vào tối hôm qua khi Đối Thoại Shangri-La khai mạc.
Tờ Strais Times của Singapore nơi hội nghị đang diễn ra đã trích câu nói của ông Dũng mà tờ báo cho là đáng ghi nhận, ông Dũng nói rằng nếu để xảy ra mất ổn định nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua mà tất cả cùng thua.
Trong khi đó tờ AsiaOne lại trích dẫn lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về một thuật ngữ mới mà ông Dũng đưa ra đó là “lòng tin chiến lược”. Ông Dũng nhấn mạnh các nuớc dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế và nhận thức được trách nhiệm của mình.
Còn hãng tin Reuters thì trích lại rất nhiều câu của Thủ tướng Dũng trong đó đề cập đến vai trò của ASEAN khi Thủ tướng Dũng nói rằng cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích riêng của mình trong mối quan hệ với các nước lớn.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nước tham dự hội nghị đánh giá cao và Việt Nam đã tỏ ra có lập trường hơn trong vấn đề hợp tác và giữ gìn sự ổn định của khu vực.
Trong dạ tiệc mở ra vào tối Thứ Sáu, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Hagel và hai bên đã có những trao đổi về bang giao hai nước.


Copy từ: RFA

Bưng bít và bóp méo thông tin chỉ càng chứng tỏ sự bất minh


Nhất Phương
Tờ Bangkok Post của Thái Lan, hôm 16/5, đưa tin hệ thống TV của Việt Nam cắt bỏ hai chương trình là đài BBC và CNN, trong khi các đài khác vẫn phát bình thường (như đài của Trung Quôc hay Nga, ...). Còn kênh K+ liên doanh với Canal+ (Pháp) thì nhanh nhảu cắt 21 chương trình nước ngoài.
Bangkok Post bình luận rằng “… chính phủ độc đảng của Việt Nam tăng cường đàn áp tự do phát biểu”. Và do vậy, “các kênh truyền thông nước ngoài đều bị phát chậm lại nửa giờ để nhà cầm quyền có đủ thời gian cắt những nội dung ‘nhạy cảm’”…
Đó là việc làm vô ích. Ở Việt Nam, các kênh bằng tiếng nước ngoài chủ yếu phát trên hệ thống TV trả tiền. Do vậy, chỉ ở các thành phố hoặc vùng phụ cận chứ không phải tất các các hộ gia đình ở đây đều có thể tiếp cận được. Tỷ lệ người xem VTVcab – mà người ta đùa là hãng “taxi VTV” – không cao. Trong số tỷ lệ thấp này, số người hiểu được tiếng nước ngoài lại càng không nhiều. Với những người theo dõi và hiểu các kênh bằng tiếng nước ngoài thì TV không phải là kênh thông tin duy nhất, không có CNN, BBC trên “taxi VTV”, người ta có muôn vàn cách xem nếu họ muốn. Còn đối với đại đa số, “taxi VTV” có trưng CNN ra miễn phí cũng bằng thừa. Việc bưng bít thông tin như thế là hoàn toàn vô ích.
Hơn thế nữa, nếu ai theo dõi CNN và BBC bằng tiếng Anh sẽ thấy cả năm họ chẳng nhắc đến cái tên Việt Nam bao giờ, thậm chí bản tin thời tiết khu vực của họ cũng ít khi nhắc đến Việt Nam. Lo sợ của chính quyền Việt Nam là hoàn toàn thừa vì chắc còn lâu lắm Việt Nam mới thành tin tức trên những kênh này.
Nhưng sự cắt xén, xuyên tạc còn có cả trên các kênh giải trí. Nếu ai để ý một chút sẽ thấy những tình tiết trên phim có phụ đề tiếng Việt (như HBO, …) thiếu logic của mạch chuyện, vô lý, … chỉ vì sự bóp méo nội dung lời thoại của nhân vật. Tất cả những từ như “Soviet, Russian, KGB, Chinese, … Red” trong cảnh nào “không có lợi” đều bị cắt bỏ hoặc dịch xiên xẹo một cách có hệ thống. Nhiều người cho rằng dường như có sự chỉ đạo từ Nga và Trung Quốc. Rất tiếc, “taxi VTV” đã quên mất rằng thị trường, trên mạng Internet đầy những phim này với lời dịch đầy đủ.
Vì lý do gì mà “taxi VTV” cứ phải bảo vệ Nga Xô và Trung Quốc theo lối ‘bảo hoàng hơn vua’ như vậy?
Vẫn theo Bangkok Post, Quyết định 20 yêu cầu “các quảng cáo trên kênh nước ngoài phải được sản xuất tại Việt Nam”. Chắc đồng chí nào muốn thâu tóm chuyện làm quảng cáo trên những kênh này cho con cháu hoặc nhóm lợi ích làm truyền thông “sân sau” của VTV hiện nay, nhiều như nấm gặp mưa.
Thật là nực cười và ngu dốt.
Bangkok Post nhận xét “cơ quan nước ngoài sẽ cân nhắc việc rút khỏi những nơi không có kênh thông tin và giải trí nước ngoài”.
Chẳng cứ người nước ngoài, nếu “taxi VTV” cắt hết các chương trình thông tin, khoa học và giải trí của nước ngoài, thì “taxi VTV” cũng sẽ giải tán luôn vì chẳng ai điên lại đi trả tiền để xem “taxi VTV”.
N. P.

Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam


....................................

Bãi Cỏ Mây: Kẻ cướp gằm ghè nhau chủ nhà núp bụi!

Trung Quốc lộ chiến lược 'cải bắp' nhằm thôn tính Bãi Cỏ Mây


TPO- Mới đây, tờ Malaya của Philippines có bài viết vạch trần chiến thuật của Trung Quốc trong thôn tính Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa của Việt Nam.
Tàu hải quân Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây
Tàu hải quân Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây.
Theo Malaya, Trung Quốc rất có thể áp dụng chiến thuật tương tự như trên Scarborough Shoal (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) lên Bãi Cỏ Mây (thuộc Trường Sa của Việt Nam, đang bị Philippines chiếm đóng và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền).
Tướng Trương Triệu Trung của Lực lượng Không quân Trung Quốc khoe khoang với truyền thông nước này về việc làm cách nào quân đội Trung Quốc có thể nắm quyền kiểm soát Scarborough/ Hoàng Nham. Ông này cho biết nước này đang dùng “chiến lược cải bắp” nhiều lớp và biến hòn đảo (Scarborough/Hoàng Nham) chỉ cách tỉnh Zambales của Philippines 200km trở thành một ngư trường của riêng ngư dân Trung Quốc.
Thậm chí vị tướng này còn lớn tiếng tuyên bố chiến thuật này có thể được áp dụng đối với các hòn đảo khác đang bị Philippines chiếm đóng.
Bài phỏng vấn trên truyền hình gần đây của ông Trương tại Bắc Kinh đã được đăng tải đầy đủ trên trang tin tức China Daily Mail vào hôm thứ ba, 28/5.
Tướng Trương Triệu Trung của Lực lượng Không quân Trung Quốc
Tướng Trương Triệu Trung của Lực lượng Không quân Trung Quốc .
Theo Malaya, Trung Quốc thực sự nắm quyền kiểm soát trên Scarborough/ Hoàng Nham, nơi Mỹ sử dụng làm nơi diễn tập ném bom khi Mỹ còn đặt căn cứ quân sự ở Philippines.
Tháng 4 năm ngoái, căng thẳng nổi lên khi một tàu hải quân Philippines tiếp cận tàu cá Trung Quốc khi tàu này đang khai thác trai khổng lồ, rùa và san hô ở gần nơi này.
Tàu hải quân Philippines có tên BRP Gregorio del Pilar, sau đó đã được thay thế bằng một chiếc tàu Cảnh sát biển và tàu của Cục Thủy sản và Tài nguyên Biển. Tuy nhiên, hai tàu này đã phải rút lui vì thời tiết khắc nghiệt, để lại Trung Quốc kiểm soát Scarborough/Hoàng Nham.
“Kể từ đó, chúng tôi bắt đầu có các biện pháp vây chặn và kiểm soát khu vực xung quanh Scarborough/Hoàng Nham, việc chặn và kiểm soát được thực hiện liên tục cho đến nay”, tướng Trương nói.
“Đã hơn một năm kể từ lúc đó, ngư dân của chúng tôi thường xuyên đánh bắt ở đây vì khu vực này có rất nhiều cá. Ngư dân đến khu vực này bằng tàu lớn sau đó dùng thuyền nhỏ đi vào vịnh để đánh bắt cá. Họ cũng có nơi trú ẩn trong vịnh khi có bão lớn”, ông nói thêm.
Các quan chức quốc phòng Trung Quốc cũng thừa nhận rằng Trung Quốc đã dàn phao ra vùng nước nông, nơi các nhà chức trách Philippines đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ động thái của Trung Quốc trong khi chờ giải quyết tranh chấp.
Chiến lược cải bắp
Lý giải về chiến lược cải bắp, ông Trương cho biết: đầu tiên cho tầu cá xâm nhập, vòng thứ 2 là các tàu Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống, vòng thứ 3 là các tàu hải quân. Bằng cách này, các tàu của Philippines sẽ phải “xin phép” hải quân Trung Quốc và cơ quan quản lý ngư nghiệp nếu họ muốn đi vào phần ngoài cùng của bãi đã ngầm mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc.
Một tàu chiến Trung Quốc
Một tàu chiến Trung Quốc.
Thậm chí, ông Trương còn thẳng thừng tuyên bố chiến lược này có thể được áp dụng ở các nơi khác mà không cần phải sử đụng đến chiến tranh, và chỉ cần “thời điểm thích hợp để áp dụng” mà thôi.
Ông Trương nói thêm: “Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ có vài binh lính của các nước đóng quân trên đó, không có thức ăn, thậm chí là nước uống. Nếu chúng ta thực hiện chiến lược cải bắp, họ sẽ không thể gửi được thực phẩm và nước uống lên các đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh sỹ sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.
Căng thẳng mới nhất diễn ra khi Trung Quốc kéo hơn 30 tàu cá ra Trường Sa. Các tàu cá này được hộ tống bởi một tàu khu trục, hai tàu hải giám lần cuối cùng được nhìn thấy vào 8/5.
Binh lính Philippines được cho là đang đồn trú trên chiếc tàu chiến BRP Sierra Madre từ thời Thế chiến II để kiểm soát Bãi Cỏ Mây.
Binh lính Philippines được cho là đang đồn trú trên chiếc tàu chiến BRP Sierra Madre từ thời Thế chiến II để kiểm soát Bãi Cỏ Mây. .
Tàu Hải quân Philippines thường xuyên đến Bãi Cỏ Mây để cung cấp lương thực thực phẩm cho những người lính đang đóng quân tại tàu chiến BRP Sierra Madre, tàu bị mắc cạn ở nơi này kể từ năm 1999.
Philippines lo ngại rằng các tàu Trung Quốc có thể ngăn chặn nguồn cung cấp lương thực cho hàng chục lính thủy quân lục chiến Philippines tại con tàu mắc cạn này.
Ông Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho biết, căng thẳng thứ hai trên Bãi Cỏ Mây có thể nguy hiểm hơn cả trên Scarborough/ Hoàng Nham với sự hiện diện của quân đội Philippines.
“Thật khó tể tưởng tượng việc Trung Quốc có thể dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát trên Bãi Cỏ mây nhưng việc phong tỏa, ngăn không cho quân đội Philippines vào khu vực là có khả năng. Leo thang căng thẳng hay tính toán sai lầm rất dễ xảy ra”, ông Storey nhận định.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Storey, Bãi Cỏ Mây là điểm nóng trên Biển Đông, Mỹ rất có thể sẽ can thiệp để bảo vệ đồng minh ở khu vực Đông Nam Á này.
Phan Yến
Theo Malaya


Copy từ: Tiền Phong

UNESCO không có danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới"...

Trước hết, cần biết là tổ chức UNESCO không có danh hiệu "danh nhân văn hóa", theo nghĩa sau: (a) UNESCO không có tiêu chí cụ thể để công nhận một danh nhân văn hóa thế giới, (b) UNESCO không có lễ trao tặng danh hiệu cho một danh nhân văn hóa, và (c) UNESCO cũng không lưu trữ một danh sách vinh danh các cá nhân đại diện tiêu biểu cho văn hóa của một dân tộc hoặc có đóng góp quý báu cho quốc tế. Ngược lại, UNESCO duy trì một danh sách "di sản thế giới" gồm 890 thực thể (tính đến thời điểm hiện tại 9/2009) ở đây. Vì thế, nếu ai hiểu khái niệm "danh nhân văn hóa" như là một danh hiệu do UNESCO phong tặng thì không đúng. (nguồn dẫn)

"great man of culture" không có chữ world

Tất nhiên UNESCO không có cái danh hiệu hay giải thưởng chính thức nào có tên gọi như trên. Chỉ là ra nghị quyết kỷ niệm sinh nhật các vĩ nhân của thế giới thôi.
Có rất nhiều danh nhân được UNESCO ra nghị quyết mừng sinh nhật, nhưng không đúc đồng xu tưởng niệm. Có một số không phải danh nhân vĩ nhân gì hết, nhưng cũng được đúc đồng xu tưởng niệm (vì có công đóng góp cho UNESCO). (nguồn dẫn)

Trước hết, "danh nhân văn hóa" không phải là một danh hiệu chính thức trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO. Tổ chức này chỉ công nhận các danh hiệu như: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, kiệt tác truyền khẩu v.v... Còn "danh nhân văn hóa" thì hoàn toàn không. Tại UNESCO, hàng năm, Đại hội đồng họp để thông qua các nghị quyết tổ chức kỉ niệm các ngày sinh hoặc ngày mất chẵn của những người có đóng góp quan trọng cho văn hóa và giáo dục của nhân loại, chứ họ không vinh danh danh hiệu "danh nhân văn hóa" hay "anh hùng giải phóng dân tộc" v.v... Đối với Hồ Chí Minh, trong văn bản của đại hội đồng nhằm tổ chức kỉ niệm ngày sinh này, UNESCO đã gọi ông là "anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa". Thế nhưng đây hoàn toàn không phải là một danh hiệu chính thức của UNESCO. Trường hợp của Nguyễn Trãi cũng tương tự như vậy, ông cũng được UNESCO "tổ chức kỉ niệm ngày sinh", chứ không trao tặng cho danh hiệu "danh nhân văn hóa". Do đó, cái gọi là "danh nhân văn hóa" này là không hợp lí. Vì vậy, trên thế giới, trừ Việt Nam ra, không có quốc gia nào đưa ra một bản danh sách "danh nhân văn hóa thế giới" như vậy đối với các nhân vật được UNESCO tổ chức tưởng niệm vì thực tế, danh hiệu này là không có. (wikipedia)

Về Nguyễn Trãi
Nhiều báo, phát biểu cho là Năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
TTXVN viết thế này: Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài.
Wiki - Nguyễn Trãi cũng không dẫn được nguồn tin cậy nào.
Tôi chưa tìm thấy văn bản của UNESCO tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Nguyễn Trãi. Nếu bạn nào tìm thấy được thì trích dẫn vào. Vì các nguồn viết về UNESCO tôn vinh Nguyễn Trãi đều từ các trang của VN. (wikipedia)

Về Nguyễn Du
Ngày 21.5, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban Quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cho biết Ban Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết số 192 EX/32 về việc vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam là Danh nhân văn hóa thế giới.
Theo dự kiến, tháng 11.2013, Đại hội đồng UNESCO họp ở Paris sẽ chính thức biểu quyết, và các hoạt động tôn vinh đại thi hào Nguyễn Du sẽ được triển khai ở Việt Nam và các nước trong năm 2014 - 2015. (Thanhnien)

Về Hồ Chí Minh
Xem bài: UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Có người nhận xét: Hiểu đúng hơn là văn bản đang đề cập đến HCM như anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa của-Việt-Nam, của-người-Việt-Nam (Vietnamese) hơn là bất kỳ sự phong tặng nào mang tính chất quốc tế ở đây.
____________

Đã là vĩ nhân thì người đời tự sẽ vinh danh họ, và dù có thêm hay bớt một cái danh hiệu cũng chẳng làm ảnh hưởng đến sự vĩ đại của họ.
Tuy nhiên, việc có tên tuổi lọt vào danh sách được UNESCO khuyến nghị tổ chức kỷ niệm ngày sinh danh nhân đó, là một vinh dự rất lớn đối với mỗi quốc gia thành viên.

*****
Th09 đã đăng:


Copy từ: Trần Hùng

Phóng viên chiến trường: Trương Duy Nhất


Phạm Ngọc Cương
 
Đọc cái tin “Bộ Công an ra Lệnh bắt khẩn cấp và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất…” mà thấy buồn nôn.
Thực chán nẫu cái cách quản lý thô lậu và giật cục của nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay trong đủ mọi đàng từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục tới an ninh. Thật khó tìm ra một điểm sáng nào!
Có gì nguy hại cấp kỳ cho an ninh quốc gia và an toàn xã hội mà phải rao to lên là “ khẩn cấp” ở đây thế?
Dẫu là con vật cũng có quyền sống của nó chứ không phải cứ đụng tý là bắt, là nhốt. Đưa tin theo kiểu báo cáo thành tích và khủng bố tinh thần, kiểu sớm bắt trúng tội phạm hình sự như vậy thật chướng. Nếu như ngày nào đó trên cổng thông tin điện tử hay báo giấy của cơ quan an ninh loan tin bắt khẩn cấp, khám xét khẩn cấp tư gia “đồng chí” X, Y, Z nào đó thì tôi nghĩ ngành an ninh vẫn cần thêm chữ “ông” hay “bà” vào trước tên, họ của bất kỳ ai. Dù là trong “thể chế pháp quyền XHCN” đi nữa thì trước phán quyết của toà án, không phải cứ có bàn tay của ngành an ninh rờ tới là đều nghiễm nhiên bị coi như tội phạm.
Hơn nữa nước Việt Nam không cần những cú huých cho rơi sâu nhanh hơn xuống vực kiểu này. Không cần bắt khẩn cấp ông Trương Duy Nhất hay ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Sinh Hùng…hay bất kỳ ông, bà nào khác. Trấn áp và khủng bố không mang lại đồng thuận để rút ngắn khoảng cách phát triển, để bảo vệ vững chắc cương vực quốc gia, để mưu cầu “độc lập, tự do, hạnh phúc” như tiêu chí nhà cầm quyền nêu ra và ngày càng tỏ ra không hiệu quả, phản tác dụng trong việc quản trị xã hội.
Chế độ độc tài toàn trị chỉ có thể kê gối cao mà ngủ nếu họ bóp chặt được cái dạ dầy và đúc khuôn được đồng loạt não bộ của dân chúng. Nhưng khi lực đã bất tòng tâm với hai món bửu bối đó chỉ còn mỗi võ thượng cẳng chân hạ cẳng tay là hù doạ, uy hiếp, và trấn áp thì tức là chính kẻ cầm quyền, nếu không sớm tỉnh táo và thay đổi, cũng sắp tới lúc đứt bữa rồi!
Các vụ bắt giữ như bát “thuốc đắng” chẳng “dã tật” được về tư tưởng cho bất kỳ nhân cách chín chắn nào và nhiều phần chỉ dẫn gần hơn đến ngòi nổ của sự bùng nổ mâu thuẫn xã hội.
Anh là con nhà nòi cộng sản (cộng sản thời ông cụ của anh khác một trời một vực với cộng sản hôm nay), tư tưởng đầu đời được nhuộm kỹ lưỡng dưới mái trường XHCN. Từng hành nghề nhà báo thành công tại một tờ báo lớn TW- một công việc “thơm” trong thể chế. Từng gặp nhiều cấp chức sắc… Thật dư dả yếu tố làm nên một quan cách mạng có hạng! Vậy mà cơ quan an ninh CHXHCN Việt Nam phải bắt khẩn cấp và di lý khẩn cấp anh ra Hà Nội.
Hôm đầu gặp Trương Duy Nhất không hiểu sao tôi bỗng hỏi anh về nỗi sợ của những người không bẻ cong ngòi bút (hay bàn phím) ở Việt Nam. Anh bộc trực luôn: Sợ chứ. Và tôi tin anh ngay từ đó.
Con người Trương Duy Nhất là sự tổng hợp của nhiều thứ. Ở bề nổi là vẻ bộc trực, năng động, xốc vác, dũng khí, quyết liệt của một chiến tướng. Ở bề chìm là một bản lĩnh lớn dám sống thẳng và sống song hành với điều mình nghĩ; và trên hết là nỗi sợ (cá nhân dĩ phải có) đã lùi xuống hàng dưới để nhường chỗ đứng trang trọng nhất trong tâm hồn anh cho sự đau xót phải thốt thường xuyên thành lời trước cái chung là hiện tình đất nước, trước những cơ hội liên tiếp bị bỏ lỡ của dân tộc này hàng ngày hàng giờ trong suốt nhiều năm nay.
Trao đổi với anh tôi không thấy anh bài binh bố trận cho một cuộc chiến lợi ích cá nhân nào. Anh cho tôi biết không thích lân la gặp lãnh đạo, hồi còn làm báo có lần đi họp bỗng thấy lãnh đạo tiến lại vỗ vai hỏi: Đang xây nhà hả? Anh bảo vâng. Vậy thôi và tuyệt nhiên không xin xỏ gì theo kiểu tố khổ xin xỏ cấp trên rủ lòng thương. Tôi nghĩ, quả thực nếu muốn, thì một con người sắc sảo như anh có dư dả cơ hội để tranh thủ vơ, vét hay lợi dụng trong một cơ chế quá ư thừa mứa lỗ hổng này. Phụ huynh cả nước đang chạy chí chết cho con cháu thoát khỏi nền giáo dục Việt mà chưa một lần anh hỏi tôi về chuyện con trẻ du học nước ngoài. Cháu gái của anh vẫn theo học từ nhỏ tới nay ở các trường trong cùng một thành phố. Anh đã ngỡ ngàng khi tôi bảo chiếc xe Toyota Camry cũ của anh ở Canada giá chỉ khoảng hai ngàn đô. Mấy quảng cáo chỉ gắn chơi trên trang Web của anh không thu đồng nào mà thu thì sẽ có đủ loại phép tắc, nhiễu nhương đi kèm.
Đang yên ấm trong một guồng quay chơi chơi mà vẫn dư sống (nhà báo cỡ nào thì phong bì được nhận cỡ ấy, mà phong bì thì rắc khắp mọi bàn từ hội thảo họp hành, sơ kết, tổng kết,…) Ở một thể chế mà…bổng lộc (không thuế má) là chính, lương là phụ không mấy người đủ nhân cách và bản lĩnh dám quyết nhẩy ra tự mình lo cuộc sống ngoài cơ chế. Anh không đợi phải ăn no nê cơm canh “của đảng”, nghỉ hưu, hạ cánh an toàn mới lên tiếng. Cuối năm ngoái tôi hỏi anh là anh có dự kiến nổi cuộc sống khó khăn sau khi bỏ báo không? Anh nhận là ra ngoài mới thấm thật không dễ sống, nhưng anh không hối tiếc vì được sống đúng với nỗi đam mê của mình.
Anh rất quí, chiều và hiểu bạn. Lần đầu vào Đà Nẵng thấy anh rất bối rối khi báo là mình cái gì cũng chỉ có một. Một nhà, một con, một vợ, một xe. Và nhà lại nhỏ nên không tiện cho tôi về nghỉ. Lần sau dẫu có người bạn khác sẵn lòng cho tôi tá túc anh vẫn hân hoan đón tôi về nhà anh vì vợ anh và cháu ra Hà Nội ít ngày. Anh dành cho bạn cái phòng sang và tiện nghi nhất trong nhà.
Nhiều người thấy góc nhìn của anh là thẳng thắn tới cực đoan. Cá nhân tôi thấy việc góp ý kiến ý cò ở Việt Nam là nước đổ đầu vịt. Nhưng vẫn không ít người cho rằng còn nước còn tát, đổ nước lạnh thì dĩ là vô dụng rồi, đổ ít nước ấm may ra vịt có tỉnh táo ra chăng?
Nhiều người cứ ghét là phủ định sạch trơn. ĐCS bên cạnh vô vàn cái sai lầm cũng có những công tích lớn cần ghi nhận. Ví dụ chuyện xoá thần tốc giặc dốt (mù chữ) ngay sau năm 1945. Hôm đón tôi tại sân bay Đà Nẵng khi xe anh đã rời bãi đỗ xe để vào thành phố thấy tôi còn ngoái nhìn lại cái sân bay mới của thành phố biển miền Trung anh hiểu cái sự lượng định trong đầu một người đặt chân đến gần như đủ loại sân bay quốc tế như tôi liền nói: “Được cái sân bay như thế này là mừng lắm rồi, mừng lắm rồi Cương ơi!”. Chúng tôi im lặng mà cùng đồng cảm với nhau niềm vui trước những bước đi dẫu bé nhỏ nhưng thật đáng khích lệ của đất nước.
Một người chủ yếu sống ngoài Việt nam còn người kia là ở trong nước mà cách nhìn sự vật của anh với tôi thật gần gũi. Anh chỉ tôi các lá cờ cắm chi chít trên từng vỉa hè góc phố và nói rằng đấy không còn là cờ nữa mà là …rác. Phố xá đã chật chội, nhếch nhác mà hàng ngày lại phô trương cờ xí rợp trời. Nếu bớt cờ quạt đi sẽ thông thoáng biết bao nhiêu và cuộc sống sẽ nhẹ nhõm, bớt bệnh hình thức, khoa trương thêm thần thực chất.
Ngồi trên xe anh vừa cầm lái vừa diễn thuyết đến lạc cả giọng về sự bất lực của nhiều cấp trong việc quản trị đất nước. Những chuyện nhỏ mà thể hiện rõ “nhân cách” “tầm vóc” của những nhân vật tai to mặt lớn đương thời. Có dựng cái tượng Phật ở Đà Nẵng mà thành chuyện cả hai ông đứng đầu chính phủ và thành phố vốc từng nắm kim loại quí ném xuống nền móng lúc khởi công. Và sau đó còn những ì xèo là ông ném sau thì sẽ át được vía ông ném trước. Chuyện có tay mới lên uỷ viên BCT mà nhâng nhâng đi xe cả đoàn hú còi inh ỏi vào phố cổ đi bộ Hội An. Nhiều lúc tôi cảm tưởng cái tính yêu ghét rành mạch, rõ ràng của anh chứ không phải cái xe kéo phăng phăng chúng tôi trên đường. Khéo anh quăng vô lăng, mất lái và chúng tôi gặp tai nạn mất vì chính người lái chả còn để ý gì tới lái mà đang bị cảm xúc cuốn trôi theo trong xe.
Để cho tâm hồn không cong queo thì ngòi bút cần phải thẳng! Chưa một nhà báo hay blogger Việt trong nước nào nhận diện và vẽ chân dung các “chính khách” cỡ bự của Việt Nam đương đại rõ hơn Trương Duy Nhất.
Hàng ngũ “bảo hoàng” hôm nay hoá ra đang gồm rất nhiều kẻ thực chất là giáo điều (sống bằng suy nghĩ của người khác) và cơ hội (đủ loại lợi ích cá nhân và nhóm).
Cái Việt Nam cần lúc này là sự khai mở tư duy để hàng ngũ của những người cấp tiến ngày một dài ra.
Song hành cùng tính thời sự nóng hổi trong các bài báo của anh là xác xuất mất an toàn cao cho cá nhân anh. Nhưng trên hết là sự thôi thúc không thể khoan nhượng với cái xấu. Khát khao về một sự canh tân và đổi mới từng bước cho đất nước. Nhiều người cứ thích hô hào là phải thay đổi hết toàn bộ cái cơ chế này, hay phủ định sạch trơn ĐCS thì đất nước mới mong ngóc đầu lên được. Tôi thấy đó là một cái nhìn lý tưởng nhưng xa rời thực tế. Trừ phi những người đó có khả năng tiến hành một cuộc cách mạng.
Cái nhìn của Trương Duy Nhất thực tế hơn. Phải có những con người năng động và quyết liệt, có khả năng và trách nhiệm như những hạt nhân tốt rồi từng bước mới tiến tới thay đổi cơ chế ù lì và lạc hậu. Đừng ảo vọng thay cả cái vườn khi một cái cây ra hồn còn không có. Vì vậy, anh công khai kêu gọi những con người kém năng lực phải nên ra đi. Từ một nền độc tài vô trách nhiệm cần bước qua một nền độc tài trách nhiệm rồi sau sẽ tới nền dân chủ sơ khai rồi bài bản. Anh quá hiểu những yếu kém của giàn nhân sự quốc gia hiện nay. Khi không còn sự chọn lựa nào khả dĩ thì trong rất nhiều cái xấu hãy chọn cái ít xấu hơn cả.
Quan điểm, lực lượng chính trị mạnh hay yếu là do sự cộng hưởng hay từ khước nó của tinh thần toàn xã hội. Tôi có thể nêu quan điểm rằng quân đội Việt Nam hai miền trong thế kỷ XX là hai đội quân thất trận. Chả vinh quang, hơn thua gì chuyện anh em trong nhà đâm chém nhau hơn nữa bại cả hai trận hải chiến dưới tay Trung Quốc, làm mất biển, mất đảo. Thật chẳng vẻ vang gì khi lãnh thổ, lãnh hải quốc gia dưới tay người Việt quản trị trong mấy thập kỷ qua đều nhỏ hơn dưới sự cai trị của chính quyền bảo hộ Pháp. Nhưng quan điểm khắt khe đó dù ít nhiều được thực tế lịch sử hậu thuẫn lại không thấy có nhiều sức sống vì tổn thương quá nhiều tinh thần dân tộc hiện thời. Có thể phải chờ thêm nhiều thập kỷ nữa quan điểm đó mới có chỗ đứng rộng rãi (hoặc là không bao giờ) trong nhận thức chung của toàn xã hội. Nhưng điều đó không thể cấm cản tôi nêu ra điều đó ngay từ bây giờ vì tôi có quyền nêu chính kiến của mình như một lời cảnh tỉnh cho căn bệnh tưởng là “cái rốn” của vũ trụ, là “lương tâm của thời đại” là “ điểm đến của nhân loại” của dân tộc hôm nay.
Nhiều người thắc mắc về chuyện làm sao Trương Duy Nhất có thể đi lại được khắp nơi. Sự thật là nếu muốn chơi ngông thì làm bất kỳ chuyện gì cũng đều có thể rất tốn kém. Ở Việt Nam để có một chỗ bám chuyên cơ theo chân các quan chức hàng đầu ra nước nọ nước kia là phải chung chi cả mấy chục ngàn đô. Du ngoạn kiểu chúng tôi, ở nhà bạn, đi xe nhà vừa vui vừa khoẻ.
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH, ông Hồ Chí Minh từng lang thang không có một nghề nghiệp ổn định và danh giá suốt 37 năm… Nhưng hôm nay, dù người Việt trong hay ngoài nước, chẳng vẻ vang và thuyết phục gì khi kêu gọi dân chủ và phát triển trong tấm thân tàn ma dại. Nếu Trương Duy Nhất hay bất kỳ ai đó có thể có cuộc sống tốt và lại toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự phản biện nhằm thăng hoa cho toàn xã hội thì đó là điều mừng.
Việt Nam đang bị thế giới cộng sổ nợ về các “thành tích” quản trị quốc gia và nhân quyền. Từ đầu năm đến nay đã bắt giữ và kết tội 33 người vì bất đồng chính kiến. Hôm nay mấy người bạn quốc tế hỏi tôi là ở Việt Nam còn có gì đang phát triển? Thật là câu hỏi khó! Bức tranh Việt lâu nay tối thui. Chính trị lủng củng, kinh tế be bét, đạo đức suy đồi, giáo dục xuống cấp… Ồ còn có một thứ là căn bệnh duy ý chí của nhà cầm quyền vẫn thấy đang phát triển một cách đáng kinh ngạc cùng hệ quả trực tiếp của nó là sự chà đạp thô bạo quyền sống quyền làm người của không chỉ Trương Duy Nhất mà là của gần 90 triệu dân. Sứ quán Việt Nam tại các nước nên làm tổng kết từ báo chí và tin tức các nước xem thế giới họ nhìn Việt nam qua vụ này và lâu nay xám xịt chừng nào. Đừng mong họ mãi ủng hộ và giúp đỡ khi ta cứ thích một mình một chợ và theo đuổi các thang giá trị quá ngược ngạo với họ.
Cái hay của Trương Duy Nhất là anh đã thường chỉ ra một cách nhanh chóng và ngắn gọn, ý Đảng, nhà nước và lòng dân hôm nay thường cách xa, nhiều khi đối chọi nhau như thế nào. Ý kiến của anh được nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp tại Việt Nam trong nước khá thấu hiểu và đồng cảm. Ngay cả nhiều người đương quyền cũng không hẳn là cự tuyệt với cái nhìn của anh vì họ thấy đó như một tiếng nói giám quan hiệu quả.
Hơn nữa góc nhìn của anh mang tính nghiêm túc đường dài. Buồn là vẫn còn có quá ít góc nhìn như thế. Nhưng cũng không nên đổ tất cả cho mặt bằng dân trí. Những năm cuối của thế kỷ trước cả thế giới (được tiếng là văn minh) Phương Tây chả ồn lên với các chuyện của công nương Diana và thái tử Charles (một đôi mà cả tài đức và dung mạo chỉ ở mức tầm tầm) đó sao? Truyền thông và xã hội Việt hôm nay ồn lên với mấy cô chân dài nhưng vụ Trương Duy Nhất trên không gian mạng và trong lòng dân cũng đang sôi sục. Một nước không ai nói là kém cỏi trong thang bậc văn minh là Thuỵ Sỹ mà ở nhiều vùng chỉ có 20% học sinh là học tiếp lên phổ thông trung học. Một lần nữa cái làm nên sự khác biệt lớn lao giữa Việt Nam hôm nay và phần còn lại của thế giới văn minh là bản lĩnh của giới lãnh đạo và văn hoá sống của dân chúng.
Một dân tộc yếu là một dân tộc mà các bộ phận của nó không chịu chấp nhận nhau hay cao hơn nữa là không thể cảm thông và tin cậy nhau nên không thể cùng làm việc hiệu quả với nhau. Chúng ta đang là một dân tộc như thế khi chiến trường đang hiện hữu ngay chính giữa những người luôn gọi nhau là “đồng chí” với nhau, giữa người dân và chính quyền, giữa người Việt trong và ngoài nước.
Với nghiệp của mình, anh thành một phóng viên chiến trường thực thụ tại một chiến trường khốc liệt giữa cái khát khao thay đổi và ù lì, công bằng chung và lợi ích nhóm, phát triển và bảo thủ tụt hậu. Người phóng viên ấy đã trúng đạn từ một chính trường tối dạ, nông cạn, mù quáng và giáo điều. Nhưng không phải anh mà là sinh mạng chính trị của nhà cầm quyền lại thêm một vết tử thương.
Đau đời có cứu được đời đâu”(1) có lẽ đã không còn đúng trong trường hợp này.
Ít nhất, những hưng phấn tuyệt vời mà dũng khí và tài năng người phóng viên ấy mang lại đã cứu rỗi phần nào cho sự hèn kém và nhàm chán của câu chuyện Việt Nam hôm nay!
Phạm Ngọc Cương
Toronto 27/5/2013
(1) Các vị La hán chùa Tây Phương - Huy Cận


Copy từ: Dân Luận

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.

Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy.

Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.

Trước hết là lãnh đạo yếu.

Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.

Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.

Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?

Không.

Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.

Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.

Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.

Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?

Thứ nhất, các phe phái mạnh.

Thật ra, đảng Cộng sản lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.

Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.

Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối với nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.

Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng:
“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.”

Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.

Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:

Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.

Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).

Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.

Còn Việt Nam?

Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn.

Copy từ: VOA