CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Nhân chuyện Bôxit Tây Nguyên: “Trí tuệ” của đất nước ta chỉ có vậy thôi sao?


Thông thường, mỗi báo cáo hoặc bài viết trên báo Đảng, hoặc trong các cuộc mít tinh, hoặc trên bất cứ một cuộc đại hội nào câu cửa miệng thường có là: “Sự lựa chọn con đường cách mạng đó là sự lựa chọn của chính lịch sử, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của đông đảo nhân dân Việt Nam. Nhờ vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Thế rồi sau đó là hàng ha sa số những thành tựu, thắng lợi, thành quả… được nêu ra. Còn khi nói đến những sai lầm, những thất bại, những hậu quả, thì tất cả đều là những sai lầm và thất bại, khuyết điểm tạm thời, do khách quan, do một số không nhỏ cá nhân mà thôi. Còn “đảng ta” vẫn vĩ đại thật(!).
dangtadaoduc
“Đáng ta” là đạo đức, là văn minh?
Bởi “đảng ta” là tất cả những điều gì tốt đẹp nhất và trên cả tốt đẹp nhất có thể dùng để xưng tặng cho “đảng ta” nào là đạo đức, là văn minh, là vầng thái dương, là trí tuệ nhân loại. Thậm chí, tờ QĐND còn viết: “Đảng ta là con nòi…”.  “Con nòi” có thể được hiểu Đảng ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. “Con nòi” cũng có thể được hiểu là kế thừa, kết tinh những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của nhân dân”.
Vâng, chúng ta đã nghe đi, nghe lại, nghe mãi nghe hoài mấy chục năm nay những câu, những từ đó với cách nhét vào tai, đập vào mắt ở mọi nơi mọi lúc và không thiếu nhiều lớp người quá quen thuộc đến mức cứ tưởng rằng đó là chân lý.
Từ một “Chủ trương lớn của Đảng” hơn hai năm trước
Khi  dự án Boxit Tây Nguyên đưa ra, dư luận bàn tán ồn ào và thậm chí nhiều người phản đối dữ dội vì nhiều lẽ. Trước hết vì đó là mái nhà Tây Nguyên, nơi có vị trí cực kỳ quan trọng đối với an ninh đất nước, đối với sự tồn vong của dân tộc lại để Trung Cộng dẫn quân vào đó khác gì giao Nỏ thần cho Triệu Đà. Thứ đến là phá nát Tây Nguyên có nền văn hóa mang bản sắc lâu đời, và cuối cùng là hiệu quả kinh tế của dự án sẽ là con số âm…
ThaihacnchoTayNguyen
Giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho Tây Nguyên và dừng dự án Bauxite
Nhiều phản ứng xã hội đã tạo nên một làm sóng phản đối đối với dự án này. Hàng ngàn chữ ký đã được thu thập vào một bản Kiến nghị đưa lên các cơ quan cao nhất của đất nước. Thậm chí, một Tiến sĩ đã từng đưa cả đơn kiện Thủ tướng (Nay đã vào tù vì bị bắt bởi… hai bao cao su đã qua sử dụng).
Nhiều bài viết, nhiều tiếng kêu, tiếng phản biện trong nhiều diễn đàn, trong xã hội “Dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa ô nhiễm” đối với dự án này. Nhiều công dân từng giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy đến các kiều bào ở nước ngoài đến các công dân Việt Nam nặng lòng với tiền đồ dân tộc đã bày tỏ ý kiến lo ngại và phản đối dự án. Nhưng, tất cả những sự cảnh báo, những kiến nghị, những ý kiến phản biện đều được cho vào sọt rác. Có chăng chỉ có thêm vài cuộc họp, hội thảo lấy lệ cho qua quýt mà thôi.
Chỉ đơn giản là vì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đây là chủ trương lớn của Đảng”. Còn báo chí thì cho biết “Giải trình trước Quốc hội sáng nay, Thủ tướng cho biết, việc thăm dò khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán từ Đại hội Đảng 9 đến Đại hội Đảng 10”.
Nhiều người ký vào bản kiến nghị còn được lực lượng an ninh, công an đưa vào vòng ngắm và gọi đến “làm việc” vì dám có ý kiến ngược lại với “Chủ trương lớn của Đảng” – một tội tầy trời trong chế độ độc đảng hiện nay.
Thậm chí nhiều nhà khoa học, nhiều trí thức cổ thụ hàng đầu đất nước có tâm huyết với non sông còn bị đám báo chí, đám phóng viên, ở lứa trẻ con (cả về tuổi đời, trí tuệ khả năng và lòng yêu nước) đưa lên bêu xấu và chế giễu trên hệ thống báo chí nhà nước, coi họ như những người bị chứng tâm thần. Điều này đã góp phần to lớn vào sự nghiệp làm suy đồi nền đạo đức và văn hóa ngàn năm qua đất nước này đã xây dựng.
Có thể đám người ngộ độc thông tin đó nghĩ rằng, khi mà mọi tốt đẹp nhất đã dồn kết tinh vào “đảng ta”, thì đám quần chúng nhân dân bên ngoài có chi là đáng kể, có gì đáng phải quan tâm, phải chú ý? Đã là chủ trương của Đảng, thì cứ thế mà thực hiện, miễn ý kiến. Nếu có ý kiến thì khác chi lội ngược dòng nước lũ. Thậm chí, một số cái gọi là “nhà khoa học” cũng đã được trưng dụng, để lên tiếng, để giải thích, để trấn an nhân dân hãy “tuyệt đối tin tưởng” vào chủ trương của đảng và nhà nước.
Và cứ thế, mặc mọi ý kiến, mặc mọi kêu gào, dự án Bôxit Tây Nguyên vẫn cứ tuần tự như tiến.
Đến hậu quả nhãn tiền hôm nay của các “chủ trương lớn”
bauxite
Khai thác Bôxit, Tây Nguyên sẽ ra sao?
Mấy hôm nay, báo chí loan tin ngưng xây dựng cảng Kê Gà sau mấy năm đầu tư để vận chuyển Boxit xuất khẩu. Thủ tướng giao cho UBND Tỉnh Bình Thuận giải quyết đền bù thiệt hại cho 12 nhà đầu tư bị thu hồi đất đai làm cảng Kê Gà. Như vậy, một đống tiền của dân đã bỏ ra nay chìm xuống biển như không. Hậu quả tiếp theo là những công trình ăn theo dự án này, cũng là tiền của của xã hội, của nhân dân bổng dưng thành cát bụi. Điều lạ là thoát được dự án Cảng Kê Gà nằm trong “Chủ trương lớn của Đảng” này, Tỉnh Bình Thuận thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nợ dù cả ngàn tỉ đồng đã bay đi.
Rồi đến hôm nay, báo chí tiếp tục đưa tin về Dự án Bôxit Tây Nguyên thuộc “Chủ trương lớn của Đảng” với những thông tin màu xám.
Dù mới cách đây 29 tháng: “Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, một số ĐBQH đã có ý kiến về các dự án bô xít Tây Nguyên – Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện việc kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả kinh tế và tác động môi trường đối với các dự án, đặc biệt chú ý thẩm định thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ, bảo đảm an toàn lâu dài đối với môi trường. Việc thẩm định được tiến hành nghiêm túc, thận trọng và đã khẳng định: các dự án có hiệu quả KTXH, bảo đảm an toàn về môi trường và an ninh, quốc phòng” – Thủ tướng nói.
Lời hứa của Thủ tướng trước Quốc Hội đến đâu? Thì đây đã có câu trả lời:   “Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy!“Dự án bauxite: Không hiệu quả thì nên dừng”.Trật một li, đi ngàn tỉ”.
Bởi những con số đưa ra đã là con số thật, không còn là “chủ trương” không còn là những lời hứa đẹp đẽ, lẻo mép. Rằng: “Giá xuất khẩu thấp hơn giá thành, chi phí vận tải tốn kém, nhất là khi phương án xây dựng cảng Kê Gà bị loại bỏ, lại thêm những hệ lụy lớn về môi trường…”. Rằng: “Chấp nhận loại bỏ dự án bauxite ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm, càng sớm càng tốt”.
Và đây là con số cụ thể: “nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo quy định là 20% thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD nên tính ra, Vinacomin sẽ lỗ 74,4 triệu USD/năm”.
Những bài viết này đặt bên câu trả lời của Thủ  tướng trước Quốc Hội nói trên, khác chi dội những thùng nước lên đốm lửa?
Cũng tương tự, một dự án chủ trương lớn” là Dung Quất đã có kết quả là “Đầu Tư ở Dung Quất : Lỗ 120 triệu đô mỗi năm”. Chỉ riêng hai dự án “chủ trương lớn” này, mỗi năm dân ta tha hồ nộp thuế để bù vào đó 200 triệu đôla. Đọc những con số hiệu quả của các Dự án này, người ta có cảm giác rằng Chính phủ Việt Nam ăn chơi còn gấp vạn lần câu chuyện Công tử Bạc Liêu, đốt tiền dân còn hơn đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho những ngày đầu năm.
Như vậy, chỉ nhìn vào vài dự án là “Chủ trương lớn của Đảng” như Dung Quất, Bôxit Tây Nguyên, chúng ta có quyền nghi ngờ cái gọi là “Trí tuệ của nhân dân” Việt Nam đã “kết tinh” trong Đảng Cộng sản và sản phẩm của sự kết tinh đó là các “Chủ trương lớn”.
Mỗi năm, với quyền lực của mình, “đảng ta” phát minh ra hàng hà sa số các chủ trương. Với các chủ trương đó, người dân cứ im lặng mà thực hiện, nếu thất bại, thì lại có “chủ trương lớn” khác để bù vào đó. Tiền thuế của nhân dân sẽ được huy động tối đa,các loại phí tha hồ được các chuyên gia nghĩ cách để tận thu. Còn các loại khoáng sản, các nguồn lợi thiên nhiên được khai thác cạn kiệt để bán lỗ.
Đó là hậu quả tất yếu của sự kiêu ngạo và bỏ ngoài tai mọi lời góp ý, mọi sự đóng góp của nhân dân, mọi quyền lợi của người dân trên đất nước này. Khi giành được quyền lực vào tay mình, những người cộng sản đã nghiễm nhiên coi chỉ có mình là người chủ đất nước và mọi tiếng nói phản biện của người dân đều bị coi khinh, thậm chí được xếp vào “thế lực thù địch”. Vậy họ đang phục vụ điều gì?
Thật hài hước khi đọc những dòng này: “Chúng ta tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, một đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp và lợi ích dân tộc, vững vàng trước mọi thách thức, sáng suốt trong vai trò lãnh đạo của mình”. Thì nay đã phải đọc những thông tin về các “chủ trương lớn” của đảng với những câu trả lời thật thảm hại. Cái gọi là “cách mạng và khoa học” ở đâu? Cái gọi là “sáng suốt” ở đâu khi chủ trương và lãnh đạo? Dù chỉ mới vài dự án được nêu tên ở đây?
Và nếu những câu tán tụng, tự sướng rằng “đảng ta” là kết tinh mọi tinh hoa dân tộc, là trí tuệ nhân loại, là văn minh nhất, sáng suốt nhất, thiên tài nhất… là sự thật, thì lẽ nào trí tuệ của đất nước này chỉ có vậy thôi sao?
Tạm kết
Để an toàn cho bản thân, người dân ở trong đất nước Trung Cộng thường trích ngữ lục của Mao Trạch Đông để biện dẫn cho các ý kiến của mình. Trong chế độ Cộng sản Việt Nam, thay vì lời Mao Trạch Đông, người dân dùng “ngữ lục” của Hồ Chí Minh như một cẩm nang, như Kinh Thánh. Chúng ta thử xem những lời đó có gì? Ở đó có câu rằng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi; nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Ở đây, câu nói trên của Hồ Chí Minh có đúng?
Hà Nội, Ngày 21/2/2013
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh
  •  
  •  

Copy từ: J.B Nguyễn Hữu Vinh

TOA THUỐC TRỊ DỨT UNG THƯ GAN


TOA THUỐC TRỊ DỨT UNG THƯ GAN

Tôi tên Huỳnh Trung Hậu, sanh 1934. Quê gốc tại Long Xuyên, An Giang VIỆT-NAM. Tôi Là người bị bệnh ung thư gan. Thời kỳ thứ 3. bác sĩ Mỹ chuyên khoa của bệnh viện Memorial đường Beechnut thành phố Houston, suốt 1 tuần xét nghiệm đủ cách xác định hạn kỳ 3 đến 6 tháng chết!...

Sau đó, tôi tìm được những toa thuốc gia truyền Đông y (thuốc bắc) trị được lành bệnh từ năm 2004 đến nay có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nói trên. Do đó, nay xin phổ biến đến toàn thể đồng bào VIỆT NAM và đồng hương trong cũng như ngoài nước nhằm góp phần điều trị bệnh hiểm nghèo mà tây dược nay vẫn còn chưa có thuốc diệt được vi trùng ung thư gan này. Việc phổ biến toa thuốc ung thư gan trong tinh thần bất vụ lợi. Xin qúi đồng bào chuyền tin nhau, ai có bệnh cần diều trị để kịp thời cứu giải tình thế. Qua kinh nghiệm điều trị tôi sẵn sàng hồi đáp và góp ý để kết quả tốt.

Trân Trọng Kính Chào
Huỳnh Trung Hậu


Toa số 1
    Bắc Sài Hồ              3 Chỉ
    Hoàng Cầm             2 Chỉ
    Bán Hạ                    5 Chỉ
    Sa Sâm                    3 Chỉ
    Cam Thảo                1 Chỉ
    Thiên Hoa Phấn       3 Chỉ
Thang thuốc số 1 này ít thuốc chỉ nấu 1 chén rưỡi nước để được mau cạn

Toa Số 2
    Bán Chi Liên                        1 Lượng
    Bách Hoa Xà Nhiệt Thảo    2 Lượng
Toa thuốc số 2 chỉ có 2 vị, nhưng bỗ thuốc nhiều cần 4 chén nước đễ đủ thắm khi nấu...

Toa Số 3
    Bắc Nhân Trần         1 Lượng
    Bồ Công Anh           1 Lượng
    Hoàng Cầm              3 chỉ
    Bán Biên Liên           5 chỉ
    Đỗ Trọng                  5 chỉ
    Sa Nhơn                   3 chỉ
    Thổ Phục Linh          5 chỉ
    Bạch Phục Linh        5 chỉ
    Ý Vỉ (sống)              5 chỉ
    Huyển Sâm              3 chỉ
+ Nếu bị đau lưng dạng suy thận thì dùng Liên Tâm Tu không dùng Bán Biên Liên
Lưu ý: Tất cả các thang thuốc đều sắc 3 chén nước còn 7 phân , ( 7/10 chén ) uống nước 1 và 2 sắc 2 lần. Xác thuốc còn lại sắc loãng làm nước uống trong ngày mổi ngày uống 1 thang theo thứ tự 1,2,3. Xoay hết vòng trở lại 1,2,3. Dùng suốt 1 tháng, nếu thấy ngán thuốc hoặc bệnh thuyên giảm, nghỉ 1 ngày uống 6 thang. Tháng thứ 3 nghỉ 1 ngày uống 3 thang. Dù bệnh đã hết cũng nên uống liên tục, có giảm 1 tuần uống 2 tuần rồi giảm 1 tuần uống 1 tuần.
Nếu xơ gan cổ trướng, bụng có nước thì dùng toa số 4 gồm 17 vị.
Bệnh ung thư gan thời kỳ thứ 3 của tôi, Bác sĩ khẳng định 3 đến 6 tháng thì chết.Tôi đã uống 3 thang 1,2,3 được lành bệnh.

Toa số 4
    Phục linh                10 gr   (3, chỉ 3)
    Kim Tiền Thảo       20 gr   ( 6, chỉ 7)
    Chi Tử                   10 gr   ( 3, chỉ 3)
    Nhơn Trần             30 gr    (10, chỉ 0)
    Long Cốt               20 gr    ( 6, chỉ 7)
    Huỳnh Bá              10 gr     ( 3, chỉ 3)
    Hậu Phát               10 gr     (3, chỉ 3)
    Uất Kim                10 gr     ( 3, chỉ 3)
    Chỉ Thiệt               10 gr      (3, chỉ 3)
    Bạch Trực             16 gr      (5, chỉ 0)
    Biển Đậu               16 gr      (5, chỉ 0)
    Thông Thảo           8 gr        (3, chỉ 0)
    Hắc Hương           10 gr       (3, chỉ 3)
    Nhục Trúc             10 gr       (3, chỉ 3)
    Sài Hồ                  10 gr       (3, chỉ 3)
    Huỳnh Cầm           10 gr       (3, chỉ 3)
    Kê Cốt Thảo         20 gr      (6, chỉ 7)

Ghi chú: Toa thuốc 17 vị, 1 chỉ bằng 3 gr, uống liên tục 5 thang trong 5 ngày để xác định. Kết quả của 3 thứ ứng nghiệm: giảm, bình, phản ứng.

Giảm: Tiếp tục uống 5 thang ( có thể nghỉ 1 ngày nếu ngán thuốc )
Bình: Do tự mình theo dõi hoặc trùng hợp thuốc khác, hay bệnh khác bị phản ứng. Nếu không trở ngại gì hãy tiếp tục uống 5 thang ngưng 1 ngày, lắng nghe cho chính xác phản ứng,nếu chưa suy giảm mọi mặt về cơ thể thì tiếp tục uống 5 thang. Đợt 2 vẫn theo dõi liên tục.
Phản ứng: Bệnh khác phải dùng Tây Dược thì cách nhau 90 phút hãy dùng Đông Dược. Nếu phản ứng về bệnh không đúng thuốc ngưng. ( Đông Dược không kỵ Tây Dược đến độ nguy hại )...

* Lượng thuốc 17 vị cần nhiều nước để nấu tan đều chất thuốc. ( 5 chén còn lại 8/10 một chén thuốc đúng bệnh là thuốc hay; Chính mình tự theo dõi bệnh dùng thuốc sẽ được kết quả tốt .



Copy từ: Bất Khuất 

Tám Tàng: Hán hóa?


Hán hóa?



(nhân đọc tin trên tranhung09 v/v TQ tưởng niệm 17.2)*

 


Mấy hôm rày ngu Tàng tôi thì cũng như bá tánh thôi, sa đà vào chuyện nghị khùng “phố” Phước. Xin mở ngoặc ở đây từ “phố” lấy nguyên mẫu của một nhà văn chính chủ gọi một ông quan văn võ song song lm tài(nhiều nhà: nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà báo, nhà binh, nhà từ thiện, nhà vẽ tranh, nhà làm phim, nhà...và nhà......cho nên gọi là  "ph" cho gn) tầm tầm như “phố Hữu Ước”, vì cậu Phước (dân miệt ruộng tôi thấy ai bảnh bao thì gọi là "cậu"(gọi "Cậu ấy"=cẩu), chứ không có ý nhắc “cậu Phước”, cậu con cầu tự của bà phó Đoan trong “Số Đỏ” của nhà văn quá cố Vũ Trọng Phụng nhé, dù rằng “nghị phố Phước” nước Nam đúng là số đỏ mới , lắm tài (nhà) có chân trong làng phố nghị Quốc hội nước Nam.


Sa đà vào nghị "phố Phước" đúng là vô phúc tàn canh! Vì người người tranh luận, nghị nghị tranh công chỉ là chuyện nhỏ, nhỏ như con thỏ, so với chuyện biển Đông to vật, cuồn cuộn nổi sóng của Hải Giám mà thế giới đang lo lắng hay việc TQ đã bắn giết chiếm gọn quần đảo Hoàng Sa , một phần quần đảo Trường Sa và đang lăm le nuốt trọn biển Đông theo chiếc lưỡi bò Đại HánMột chuyện lớn khác  như ngày 17 tháng 2 năm 1979 TQ xua 60 vạn quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía bắc xâm lăng Việt Nam giết hại gây tổn thất hàng vạn người dân nước Nam thì lãnh đạo Đ., chính quyền làm ngơ ?


Tàng tôi cũng như dư luận dân chính chủ (xin dong dài thêm từ “dư luận” này để phân biệt trắng đen cái gọi là “dư luận viên” ăn cơm dân bẻ cong dư luận) mỗi người một kiểu tưởng niệm sự hy sinh cao cả vì nước quên thân của quân dân VN nằm xuống bảo vệ từng tấc đất gốc cây ngọn cỏ quê hương mà ông cha để lại.  

Càng nghĩ càng đau, càng thương quý quan “hưu” tốt bụng, nghĩa nặng tình sâu và các phó thường dân yêu nước đứng sắp lớp trước các vòng hoa không tên vì bị "anh em" an ninh ra tay hùng h lột sạch!


Quân TQ xâm lăng bắn giết quân dân Việt Nam, nước họ tưởng niệm, người ngợm, hoa lá, băng rôn băng rốn tưng bừng.

Quân dân Việt Nam bị giết bởi quân TQ xâm lược, dân ta tưởng niệm thì rón rén, hò hẹn giờ X giờ Y, vòng hoa, cụm hoa mang đến thì nhà cầm quyền chỉ đâu đặt đó, những dòng chữ nhắc nhớ thương tiếc thì bị giật xé vứt bỏ … Báo đài im thin thít, như bị ai bóp cổ, chận họng !

Đoàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Đoàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN.


Tàng tôi nhìn hình ảnh người Việt rưng rưng đứng sắp hàng xa xa để vọng bái, chp tay tưởng niệm hàng vạn anh hùng liệt sĩ trước các lễ đài, báo im TV tịt, thì một hình ảnh khác hiện lên. Cảnh vua quan triều đình nước Nam những ngày lễ lạc đi tưởng niệm anh hùng liệt sĩ (được công nhận!!!) thì tiền hô hậu ủng, đội quân khiêng vòng hoa, đội quân vác súng danh dự, hùng dũng, hoành tráng tay vung chân đá đi trước, quan lên quần áo xênh xang, mặt nghiêm trọng đi sau, báo lên trang, TV ra rả … các vlàm như không biết đã có hơn hai vạn con em bđội "cụ Hồ" đã ngã xuống trong trận gic tàu càn năm 1979 nên không cho người dân đến đài Liệt sĩ đặt vòng hoa để tưởng nhớ và tri ân? !

nguyenxuandien-trungquoc
Hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc ngày 17/2 đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm đã bị lực lượng công quyền cản trở vì băng rôn có ghi dòng chữ tưởng niệm các liệt sĩ “chống Trung Quốc xâm lược”.   
http://quechoainfo.files.wordpress.com/2013/02/130217102153_china_war_464x261_basamblog.jpg
Chỉ được phép đứng đằng xa "vọng bái"

Ôi! Nghĩ mà tủi thân. Dân đen ta tưởng niệm quân ta hy sinh thì nhà cầm quyền bắt đứng xa xa van vái, bái lạy. Còn  Quan đầu triều ta thì tưởng niệm ai, bái lạy ai đây?


Trước thực tế trái khoáy như vậy, Tàng tôi tám hỏi loanh quanh nước Nam xưa hùng cứ một phương, kẻ thù nào cũng đánh là thắng, giặc xâm lăng nào đến là bỏ mạng, cho chúng biết nước này xưa nay vẫn có ch , nay thì sao? Có đau không. Mạ bầy trẻ trả lời ngay cho là nhìn qua cách nhà cầm quyền ứng xử việc tưởng niệm 17.2 năm nay thì nước Nam ta bi chừ vưỡn độc lập tự chủ đấy, độc lập tự chủ của một phiên giậu của Thiên triều trong "thế giới đại đồng" Hán hóa! Quả vậy chăng ?


Tưởng nhớ muôn đời Liệt sĩ anh hùng cách mạng đã hi sinh trong chiến tranh vệ quốc Trung-Việt(!!!)


 Bà con độ giúp xem mụ Tàng nói rứa nghe được không, chứ Tàng tôi là tức ói máu, dứt khoát tự cấm vận, tự cấm giao lưu với bọn Hán hóa, cõng rắn cắn gà nhà, tẩy chay những tên tay sai ngoại bang mãi quốc cầu vinh, sống hèn nhục đâu đó đang ra sức khuyển mã, cổ mang vòng 4 tốt, miệng nhai nhãi 16 chữ vàng chữ vện. Hành động, phát biểu lập trường quan điểm thì lựa theo ý đồ của quân xâm lược TQ sao cho hợp với  chủ trương của Thiên triều đ đảm bảo chiếc ghế quyền lực đc tôn toàn tr, duy trì "ổn định" bằng các lực lượng mặc áo giáp, dùi cui và nhà giam... khng chế những con người tâm huyết trăn trở với vn mệnh nguy nan của dân tộc, đ mặc các nhóm lợi ích của họ tiếp tục trục lợi và đục khoét dưới chiêu bài "xã hội hoá", "do dân" và "vì dân" (!)  . Chịu không nổi !
Tàng chỉ muốn được như Tôn Ngộ Không, biến cho xong! 
Tám Tàng
21/02/2013 

đọc đây:
 Trung cộng tổ chức tưởng niệm đặt vòng hoa ngày 17-02-1979 http://dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2013/02/trung-cong-to-chuc-tuong-niem-at-vong.html

Copy từ: Người Lót Gạch

Bọn bành trướng Bắc Kinh xuyên tạc & kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam



Đôi lời: Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.
Bài 1:
Phượng Hoàng

NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

17.2.2013
Nguồn:  Nhân Dân Nhật báo
Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua 1đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
Ảnh :   Trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, các chiến sĩ đang ký tên trên lá cờ đỏ có dán dòng chữ “Tổ quốc trong chúng ta” tự làm
—-
Bài 2:
hxcy1965.blog.163.com

KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

20.2.2013
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!
1
Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc chữ “Xuân” (“春”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc đối với Việt Nam.
2
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động chụp ảnh lưu niệm
3
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.
4
5
6
7
8
Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu
9
.
10
Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
11
Tổ quốc to lớn của chúng ta là do những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi, từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!

Bài 3:
bbs.tiexue.net

CÁC CỰU CHIẾN BINH ANH HÙNG QUÂN TRANG CHỈNH TỀ TỤ HỘI KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

17.2.2013
2
3
4
5
6
7
8

Bài 4:
CỰU CHIẾN BINH THAM CHIẾN Ở MA LẬT PHA KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
19.2.2013
Ngày 17.2, là ngày kỷ niệm 34 năm nổ ra cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Ma Lật Pha, trang web Cựu chiến binh Ma Lật Pha, ủy ban tổ chức một loạt các hoạt động “Ký ức tìm về Lão Sơn”, nhóm QQ siêu cấp Con mắt Lão Sơn… cùng các cựu chiến binh tham chiến và nhân sĩ yêu nước từ Ông An Quý Châu, Văn Sơn và Ma Lập Pha Vân Nam đã tới Nghĩa trang liệt sĩ Ma Lật Pha dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ cách mạng.
1
2
3
4
5
6
7
8
Người dịch: XYZ
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013



Copy từ: Anh Ba Sàm

Vụ Dương Chí Dũng thoát lưới: Cục phó bộ CA bị bắt


CTV Danlambao - Liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an vừa phát đi bản tin ngắn về việc bắt giam Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc CA TP. Hải Phòng vào hôm 22/2/2013. 
Ông Dương Tự Trọng là em ruột ông Dương Chí Dũng, cấp bậc đại tá, bị khởi tố điều tra về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo điều 275 Bộ luật hình sự.
Thời điểm Dương Chí Dũng trốn thoát, đại tá Dương Tự Trọng khi ấy là Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra CA TP. Hải Phòng. Sau khi Dương Chí Dũng bị tóm, vụ việc có nguy cơ bại lộ nên ‘bố già’ Nguyễn Văn Hưởng đã đưa ông Trọng về Bộ CA giữ chức Cục phó Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội vào cuối năm 2012.
Việc đưa một kẻ vi phạm về bộ CA giữ chức vụ cao cũng là âm mưu của 'bố già' Hưởng nhằm tạo ô dù bao che cho phe cánh, khiến không ai dám đụng đến. Tuy nhiên, quyền lực của ông tướng về hưu Nguyễn Văn Hưởng đã không còn đủ mạnh để cứu đàn em trước những đòn triệt hạ lẫn nhau của các phe nhóm trong đảng.   
Trích bản thông báo từ Cổng Thông tin Điện tử Bộ CA:

"Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt đối tượng liên quan vụ án Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài 
Liên quan đến vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Ngày 22/2/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam đối với anh Dương Tự Trọng, sinh năm 1961, hiện công tác tại Tổng cục VII- Bộ Công an có hành vi phạm tội quy định tại Điều 275- Bộ luật Hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./. 

Trung tâm Thông tin báo chí" 

Bản thông báo trên trang web bộ CA http://www.mps.gov.vn gọi đây là vụ án mang tên Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Hiện không rõ nhân vật bị coi là cầm đầu vụ án mang tên Trần Văn Dũng là ai, đang giữ vị trí nào trong bộ máy nhà nước. 
Trước đó, một người em rể của ông Dương Chí Dũng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, phó giám đốc CA TP. Hải Phòng cũng đã bị khai trừ Đảng. Hình thức kỷ luật này có thể đặt dấu chấm hết cho con đường quan lộ của đại tá Kiên. 
Cũng liên quan đến vụ trốn thoát của ông Dương Chí Dũng, đến nay đã có tổng cộng 7 người bị khởi tố (nếu không tính đến nhân vật bí ẩn Trần Văn Dũng). Trong số này, có đến 5 người là công an đang giữ những chức vụ có máu mặt trong bộ máy. 
Từ khi bị bắt và dẫn độ về Việt Nam, mọi thông tin liên quan đến Dương Chí Dũng vẫn còn đang trong vòng bí ẩn. Lần gần đây nhất, có tin nói rằng ông Dương Chí Dũng đã bị áp giải ra Hà Nội nhằm phục vụ cho cuộc đấu đá chính trị giữa lúc Hội nghị 6 họp bí mật.
CTV Danlambao
 
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ'




Hệ thống kinh tế - chính trị ở Việt Nam là 'vừa tư bản, vừa cộng sản'
Một trí thức Mỹ vừa có bài nói nước Việt Nam cộng sản ‘thắng Mỹ’ để rồi lại muốn ‘giống Mỹ’ về kinh tế và cũng đang gặp đầy vấn đề từ nợ tín dụng tới thất nghiệp.
Phó Giáo sư Bấm Gary McDonnell từ Đại học North Michigan (NMU) có bài ngắn trên báo ở Mỹ chia sẻ quan điểm của ông về quan hệ Mỹ – Việt thông qua mấy chiếc ghế ‘Made in Vietnam’ vợ chồng ông mua về nhà ở Hoa Kỳ qua mạng Amazon.com.
Lấy đó là ý ẩn dụ cho quan hệ tình cảm của người Mỹ với nước Việt Nam thông qua cuộc chiến tranh và nay là kinh tế, ông McDonnell đặt câu hỏi vậy nước Việt Nam ngày nay là gì.
“Việt Nam nay là tư bản hay cộng sản?”
Ông nói ông tự tìm hiểu một chút, và nhận xét Việt Nam không thuộc loại nào.
“Sau chiến tranh, những người cộng sản Việt Nam lập ra chế độ kiểm soát tài sản và thương mại hà khắc, gây ra hậu quả là đói nghèo lan ra, và sự đau khổ của người dân Việt Nam...”
“Giới có học bỏ nước ra đi. Và phải đến thập niên 1990 chính quyền mới mời gọi đầu tư nước ngoài và có động thái tiến dần đến tự do hóa kinh tế.”

'Tư bản bè phái'

"Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc"
Thế nhưng, theo ông Gary McDonnell, tiến sỹ môn kinh tế học, thì thể chế chính trị Việt Nam vẫn là cộng sản.
“Nước này vẫn là cộng sản, vẫn ngăn chặn ngôn luận và báo chí, và có một khu vực kinh tế lớn là do nhà nước nắm,”
Ông trích báo New York Times nhận xét rằng các vấn đề của Việt Nam là của một thứ "chủ nghĩa tư bản bè phái với ít nhiều màu sắc cộng sản".
Nhưng giống như ở Trung Quốc, chính quyền cho tư nhân làm chủ một số khu vực doanh nghiệp.
Nhờ kinh tế cởi mở hơn, người dân Việt Nam được hưởng lợi nhưng nhiều vấn đề mang tính thể chế cũng xuất hiện và trở nên ngày một nghiêm trọng.
Ngoài các vụ đầu cơ địa ốc, xây cất bất động sản, nay mức nợ không trả nổi trong khu vực kinh tế nhà nước cho thấy "nguồn tài nguyên vẫn bị kiểm soát bởi chính phủ tham nhũng và bất tài", theo tiến sỹ McDonnell.
"Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc."
Theo ông, hóa ra câu chuyện cũng khá quen thuộc với người Mỹ khi chính họ cũng gặp cảnh nợ tín dụng, cứu trợ tài chính, thất nghiệp và đầu tư sai mấy năm qua.
Đây là điểm trớ trêu, theo Gary McDonnell, vì "dù đã 'chiến thắng' nhưng người Việt Nam lại cuối cùng đi ôm vào một hệ thống kinh tế với các vấn đề chẳng mấy khác của Hoa Kỳ.



Copy từ: BBC

Thư giãn cuối tuần: NỤ CƯỜI THU HOẠCH CỦA DI LẶC BÁI ĐÍNH


 Nụ cười Di Lặc Khu vui chơi Bái Đính (còn gọi là Chùa Bái Đính - Ninh Bình)

 Một tượng chùa Bái Đính bị người dân nhét tiền vào mồm

Giá dịch vụ cúng sao giải hạn chùa Diên Hựu - Một Cột - Quận Ba Đình - Hà Nội
 Vũ điệu Hương Sơn Xuân Quý Tỵ
Chữ TỔ trong ấn Đền Hùng - Cụt đầu và lòi dom (trĩ)
Kết quả phong trào xây dựng Khu phố văn hóa

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Cái khó ló cái đúng


Li Ti (Songmoi) - Cầm chắc lỗ, chưa lên được phương án vận chuyển tối ưu, dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên bán cho nước ngoài đang gặp vô vàn khó khăn.
Theo thông tin được Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đưa ra mới đây, Nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) dự kiến sản xuất 300.000 tấn alumin trong năm 2013, xuất khẩu với giá khoảng 340 USD/tấn. 
“Với giá 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây, Vinacomin vẫn chưa có lãi”, Phó Tổng Giám đốc Trần Văn Chiều cho biết. “Nếu điều kiện thuận lợi, sang năm 2014 việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi”. 
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (thuộc Vinacomin), hiện Tân Rai chưa chạy hết công suất (300.000 tấn/năm tương đương với 50% công suất thiết kế) do chưa có đầu ra nên làm tăng chi phí khấu hao, kéo theo đó tăng lỗ tương ứng. Ông Sơn tính toán, nếu đạt 100% công suất, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai cũng vẫn xấp xỉ 375 USD/tấn. Có nghĩa bán hết 600.000 tấn thì lỗ khoảng 21 triệu USD/năm. Nếu cộng cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và thuế xuất khẩu (theo quy định là 20%), con số này có thể tăng gấp rưỡi. 

Công nhân Trung Quốc trên công trường nhà máy bauxite Tân Rai. Ảnh: SGTT 
Trong lần trả lời báo chí hồi tháng 10/2012, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin Trần Xuân Hòa thổ lộ rằng “chưa thể khẳng định năm nào sẽ có lãi” vì Tân Rai là dự án bauxite đầu tiên của tập đoàn. 
Điều này càng khiến cho người ta phải băn khoăn, bởi nếu không vì lợi nhuận thì tiến hành dự án khai thác bauxite, bị phản đối kịch liệt từ ý tưởng do các tác hại khôn lường của nó, để làm gì. 
Đáng ngạc nhiên là Vinacomin bắt tay vào một dự án có sự ảnh hưởng lớn đến cả môi trường và an ninh ở một khu vực quan trọng như Tây Nguyên mà lại không thể tính toán nổi làm thế nào để có lãi. 
Vinacomin vốn nổi tiếng là xúc tài nguyên lên bán mà vẫn lỗ. Năm 2011, tập đoàn này lỗ 3.000 tỷ đồng vì bán than cho các nhà máy điện thấp hơn giá thành, còn tháng 8 năm 2012, Vinacomin ước tính lỗ hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy lý do là phải bán dưới giá thành cho các nhà máy điện, nhưng theo nhiều ý kiến, nguyên nhân chính nhất là chi phí sản xuất than của Vinacomin quá cao, cho dù vốn đầu tư chỉ là công cụ khai thác và bán bao nhiêu thu lời bấy nhiêu. 
Cũng chính vì thế mà vào tháng 12 năm ngoái, Standard & Poor’s đã hạ mức tín dụng dài hạn của Vinacomin từ BB- xuống B+, với lo ngại về rủi ro tài chính bởi tập đoàn này có các kế hoạch đầu tư lớn trong khi lợi nhuận từ than giảm mạnh. Ước tính của Standard & Poor’s cho thấy, Vinacomin sẽ sử dụng khoảng 10.000-11.000 tỷ đồng mỗi năm giai đoạn 2012-2014 để hoàn thành các dự án năng lượng, nhôm và khai khoáng… 
Trong số này, lớn nhất là hai nhà máy alumin và cảng Kê Gà dùng để vận chuyển sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhà máy alumin thứ nhất là Tân Rai bị trễ tiến độ hai năm, còn cảng Kê Gà vừa bị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định dừng lại, với lý do địa điểm xây dựng rơi vào “tọa độ chết” và phương án vận chuyển alumin theo đường này không mang lại hiệu quả. 
Hiện tại, phương án vận chuyển bauxite phù hợp cũng chưa có. Phương án đang được nghiên cứu là đi qua cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Có thuận lợi là cảng này dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên sẽ cần đầu tư khoảng 2.840 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường từ Lâm Đồng đến cảng. Còn nếu đi theo con đường hiện nay, từ Lâm Đồng tới cảng Gò Dầu (Đồng Nai) cũng cần tới 2.000 tỷ đồng nâng cấp đường sá, nhưng phương án này bị cho là không phù hợp khi sản lượng alumin tăng lên tối đa. 
Trong bối cảnh đó, một số ý kiến đã đề xuất dừng dự án bauxite thứ hai là nhà máy alumin Nhân Cơ. Ông Nguyễn Thành Sơn khẳng định: “Với sự trầy trật của Tân Rai, nay thêm cảng Kê Gà phải dừng, thì dự án nhà máy Nhân Cơ nên đóng cửa hẳn dù đã đầu tư cũng phải chịu”. Theo ông Thành, Viện CODE thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam mới đây đã khảo sát sản xuất alumin tại Tây Nguyên và đưa ra khuyến cáo Vinacomin đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai dự án Nhân Cơ cho đến khi kết thúc thí điểm nhà máy Tân Rai. 
Dừng dự án cảng Kê Gà chắc chắn khiến chủ đầu tư Vinacomin mất một số tiền lớn vì phải đền bù đất thu hồi trước đây mà không làm gì (dẫu việc các dự án du lịch bị thu hồi được đền bao nhiêu chưa ai dám chắc). Tuy nhiên, số thiệt hại này không thể so với việc tiếp tục dự án xây cảng có tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng. 
Trong bài viết “Đối diện với sự thật” ngày 21/2, báo Thanh Niên đánh giá quyết định dừng dự án cảng Kê Gà tốn kém mà không hiệu quả “là một quyết định cực kỳ dũng cảm”, đòi hỏi bản lĩnh của nhà quản lý, của người lãnh đạo. 
Tất nhiên, không phải cứ sai rồi sửa là hay, bởi tiền bạc từ ngân sách nhà nước là mồ hôi nước mắt của người dân. Nhưng mới chỉ cần thừa nhận sai lầm thôi đã có thể tránh được thiệt hại lên tới cả tỷ USD. Và liệu đã có phải là tín hiệu cho thấy bài học Vinashin sẽ không lặp lại ở các lĩnh vực khác, ít nhất là với alumin và Tây Nguyên? 
Theo Thanh Niên, Người lao động 
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

Tin sốc: Xăng kêu lỗ nên sắp tăng giá?


Xăng, điện cùng rục rịch đòi tăng giá, sắp thêm cả lương tối thiểu khiến các doanh nghiệp sản xuất ngay từ đầu năm đã uể oải.

Ngày 21-2, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết chưa có bất cứ đề xuất tăng giá xăng nào lên liên bộ Tài chính - Công Thương. Tuy nhiên, Petrolimex cũng có báo cáo trên cơ sở các phương án để liên bộ nắm tình hình. Theo một số doanh nghiệp (DN) xăng dầu khác, có Petrolimex báo cáo rồi nên “yên tâm” và đang đợi chỉ đạo từ phía Bộ.

Đang chờ duyệt!
Trưởng phòng kinh doanh một đầu mối xăng dầu phía Nam cho biết tính đến ngày hôm qua, mức lỗ DN này đang phải chịu vẫn là 1.800 đồng/lít, trừ đi 1.000 đồng/lít trích quỹ bình ổn còn 800 đồng/lít. Đại diện Petrolimex đồng tình với mức lỗ là khoảng 800 đồng/lít mà các DN đưa ra. Tuy nhiên, vị này cũng nói thêm: “Các đầu mối phải phụ thuộc vào điều hành từ liên bộ để hài hòa các mục tiêu. Nhưng hiện nay giá xăng dầu thế giới đang cao mà liên bộ không có thông điệp gì sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn hàng”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng nếu mức lỗ DN báo cáo khớp với xu hướng giá thế giới thì về nguyên tắc phải thông cảm, chấp nhận tăng giá nhưng vấn đề là mức tăng đấy phải nằm trong khuôn khổ và lợi ích hài hòa, chứ không lạm dụng vào cơ chế xin - cho và “to mồm”. Thêm nữa mức lỗ của các DN xăng dầu chưa được công khai, vẫn là DN báo và Bộ biết. Như vậy, DN cần đưa ra những con số cụ thể để tạo ra sự minh bạch, thuyết phục, đồng cảm để đi đến sự đồng thuận.

Sắp tới, giá xăng sẽ điều chỉnh? (Ảnh chụp chiều 21-2) Ảnh: HTD
“Tôi có cảm giác các DN tránh đưa ra các con số để hạn chế những bình luận sâu. Năm ngoái (2012), cả ngành xăng dầu có thông báo lãi to, thành công nhưng sao giờ lại kêu một cách quá như vậy? Trong khi đó, dự báo chung của thế giới là xăng dầu sẽ không có nhiều đột biến lớn về giá cả và cầu” - ông Phong nêu ý kiến.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng nếu giá xăng thế giới tăng thật thì đúng là cần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. “Tuy nhiên, nhìn lại lần nữa thì giá xăng không minh bạch và các chi phí, hoa hồng đại lý không rõ ràng. Lúc này rất cần vai trò của Nhà nước điều chỉnh hài hòa lợi ích, nếu không rất khó khăn với các DN năm nay” - ông nói.

DN thêm uể oải!
Năm 2012, hàng ngàn DN đã phải ngừng hoạt động, phá sản. Trong khi đó, ngay thời điểm đầu năm 2013 này, các DN sản xuất tiếp tục nhận thêm thông tin xăng dầu, điện… sắp tăng giá, cộng thêm cả mức lương tối thiểu.
Về tác động xăng dầu lên các DN sản xuất, ông Lê Đăng Doanh cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo, tăng trưởng tín dụng đến giờ là âm 0,16%, tiền huy động không tăng bao nhiêu. Như vậy, cần hài hòa các lợi ích và khuyến khích để các DN phát triển, nên có sự kiểm soát việc nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ đang quản lý. “Người dân còn e ngại học phí và viện phí tăng, cộng thêm giá xăng sẽ lại làm tình hình giá cả thêm phức tạp” - ông Doanh nói.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong phân tích, khả năng phải cộng thêm quá nhiều chi phí kinh doanh như vậy sẽ gây áp lực lớn lên các DN. Đây là bài toán rất lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Vì thế, các DN cần có kiến nghị tập thể, nếu phát hiện sự bất hợp lý về việc tăng giá xăng dầu hoặc các chính sách vĩ mô chưa phù hợp thì nên kiến nghị ngay. Có thể thông qua hiệp hội để đưa ra tiếng nói của mình, tránh trường hợp bị động, “trăm dâu đổ đầu tằm”. Khi DN xăng dầu kêu lỗ thì DN sản xuất cũng cần phải lên tiếng để có sự bình đẳng.
“Nói mà có ai lắng nghe đâu!”

Đối với các DN thủy sản, năm vừa qua do không vay được vốn, nhiều hộ nông dân đã hạn chế diện tích nuôi tôm làm cho giá nguyên liệu đã cao nay còn cao hơn. Trong khi đó đơn hàng đã ký với đối tác, chúng tôi không thể tăng giá. Giờ lại thêm thông tin xăng, điện có khả năng tăng giá, lương tối thiểu cũng sẽ tăng… Mỗi chi phí đội thêm một chút thì DN khó có thể chịu thêm được nữa. Các đối tác nước ngoài lại đang đề nghị phải giảm giá. Nếu cứ để tình hình như vậy thì DN rất dễ tiêu tan.
Về việc kiến nghị, DN đã nói rất nhiều nhưng nói cứ nói mà có ai lắng nghe đâu! Vì vậy, chúng tôi cứ phải lẳng lặng việc mình mình làm, tự tháo gỡ để tồn tại.
Ông PHẠM HỮU LONG, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản
Agrex Sài Gòn
Cần cân nhắc bài toán lạm phát
Theo tính toán của chuyên viên vĩ mô một công ty tư vấn, vào tháng 8-2012, giá xăng tăng mạnh 3.000 đồng/lít, khi đó lạm phát của tháng 9 đã lên tới 0,3%. Như vậy, nếu giá xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít cộng với ảnh hưởng sau tết thì mức lạm phát có thể là 0,15%. Trên thực tế, xăng còn ảnh hưởng gián tiếp lên chi phí đầu vào của nhiều mặt hàng. Các ngành dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng.
Chính phủ cần cân nhắc nên hy sinh điều gì để đảm bảo lợi ích hài hòa. Nếu tăng giá thì chấp nhận lạm phát tăng. Còn nếu không, hạ thuế nhập khẩu thì mất nguồn thu ngân sách.
MAI PHƯƠNG


Copy từ: Pháp Luật