CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI VỀ HÒN ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG


Thân gửi: Tiến sĩ, nguyên Phó GĐ Thư viện Viện Nghiên cứu  Hán Nôm,

Tôi có đọc một số thông tin trên các báo và của anh về hòn đá ở Đền Hùng.
Tôi có bức ảnh chụp từ khi mới đặt hòn đá đó vào đền, khi đó còn có đầu tượng Phật được gắn bằng keo. 
 


Sau một thời gian ông Phật không ở đó nữa, keo dán bị bong ra trông như người cụt đầu, không lấy gì làm linh thiêng cả. Đạo bùa đó là sản phẩm hỗn hợp của nhiều hình thức: Phật giáo, Mật Tông, đan xen thiên văn Trung thiên tinh tú với kiến thức chắp vá mê tín. Ông Nguyễn Tiến Khôi trên báo nói rằng đó là trận đồ của Đức Thánh Trần??? Thật là hoang đường, sao không lấy trận đồ của trận Điện Biên năm 1954, hay trận 12 ngày đêm Hà Nội về cách bố trí tên lửa phòng không ta đánh B52 khắc vào để lấy Uy cho đền Hùng???

Theo tôi không có gì hay hơn là đặt vào đó một chiếc trống đồng, đó là linh khí của Tổ Tiên Thời đại các Vua Hùng. Mặt trời là trung tâm của Vũ Trụ, sự hiểu biết của Tổ Tiên hàng mấy nghìn năm thật vĩ đại. Trong khi chúng ta cách đây 300 năm còn cãi nhau và đưa lên giàn hỏa thiêu con người vì ấu trĩ của mình.

Điều đó là văn hóa và tâm linh xóa bỏ sự nghi kỵ và sự chê cười của bè bạn năm châu về kiến thức của con cháu các Vua Hùng kém xa các cụ nhiều - Khi mà tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tuy nhiên chúng ta đưa lên công luận sao cho đạt được mục đích là đưa hòn đá đó ra kẻo vấp phải sự kháng cự của những người bảo lưu ý kiến. Nếu điều này xảy ra thì có hại to lớn cho đất nước.

Nếu cần chúng ta sẽ trao đổi thêm
Thân ái
Đ.Đ
 


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Từ ngoại lệ của dân nước mình đến ngoại lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam



Bà Đầm xòe
Hồi những năm sáu mươi khi mình còn nhỏ tuối và đang học ở cấp tiểu bandohọc, nghe các ông cán bộ nói nhiều đến sự ngoại lệ của dân nước mình. Chẳng hạn: Nước mình là một nước nhỏ mà dám đánh Pháp và thắng Pháp, bây giờ đang đánh Mỹ, một tên đế quốc đầu xỏ, giàu có, hùng mạnh bậc nhất thế giới mà ta vẫn đánh và đang thắng chúng, trong khi nhiều nước khác chỉ nghe đến tên Mỹ là vãi cả linh hồn.
Đây là một ngoại lệ
Năm 1972, khi Nic sơn sang thăm Trung Quốc và nhâm nhi rượi Mao Đài với Mao Trach Đông và Chu Ân Lai, chúng đã hàu nhau đưa Việt Nam vào cái thế: “ Rắn căn bên chân” thì cái sự ngoại lệ được bổ sung:
“Ngay Trung Quốc suốt ngày lu loa “Mỹ chẳng qua chỉ là con hổ giấy” nhưng trong bụng thì sợ “con hổ giấy” một phép. Đài Loan của Trung Quốc , thân My đó,  Trung Quốc lục địa có dám đánh đâu. Hồng Công của Trung Quốc thuộc địa của Đế quốc Anh đó, Trung Quốc lục địa có dám đánh đâu”,

Anh Cả  Nguyễn Phú Trong thăm bà con đồng bào cácdân tộc
Anh Cả Nguyễn Phú Trong thăm bà con đồng bào cácdân tộc
Chỉ có ta dám đánh Mỹ và đang thắng Mỹ, dó là sự kiện ngoiạ lệ mà thế giới không thể hiểu.
Đến khi được học ở cấp cao hơn, chuyện ngoại lệ mang tính lịch sử như khái niện Dân tộc, các thầy cũng nói,  Việt Nam ta cũng ở trường hợp ngoại lệ. Các thày giảng, khái niệm Dân tộc chỉ hình thành trên thế giới khi thế giới bước vào thời kỳ phát triển tư bản, tức là mới gần đây, còn Việt Nam ta, trước đây, tuy là ở chế độ phong kiến, nhưng dân mình nước mình đã là một dân tộc bền vững rồi.
Anh Tư Sang thăm dân chài
Anh Tư Sang thăm dân chài
Rồi đến chuyện đại sự như nước mình, vừa làm cách mạng giải phóng dân tộc, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng là một ngoại lệ, mà nêu đi sâu phân tích thì nó “ôm” là những hai ngoại lệ:
- Ngoại lệ vừa đánh giặc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội là một, vì chẳng có nước nào trên thế giới lại đồng thời làm cả hai việc như vậy trong cùng một lúc như thế.
- Ngoại lệ nữa, theo luận thuyết Mác- Anghen- Lê nin thì phải là nước đã kinh qua thời kỳ tư bản phát triển thì mới có cơ sở con người, cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở nước ta, tư bản mới hình thành còn rất ốm yếu, dân nước chủ yếu là dân nước tiểu nông, kinh tế nghèo nàn, trình độ hiểu biết lạc hậu, nhưng ta vẫn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở một nửa nước.
Và còn nhiều cái ngoại lệ nữa.
Anh Ba Dũng tham gia chống lũ lụt
Anh Ba Dũng tham gia chống lũ lụt
Ngay Đảng CS Việt Nam có ở trên đời này cũng là một ngoại lệ. Vì theo Mác- Anghen- Lê nin thì Cộng sản chỉ có khi có chế độ tư bản, vì có tư bản thì mới có công nghiệp phát triển; có công nghiệp phát triển thì mới có công nhân; tư bản càng phát triển cao thì mới có điều kiện sản sinh ra Cộng sản đích thực. Nhưng ở nước ta  làm gì đã có công nghiệp phát triển, mà có tư bản phát triển, để rồi có Công nhân- giai cấp Công nhân- có Vô sản- có Cộng sản.
Sự thực, mấy ông Cộng sản nước mình, chẳng qua cũng là anh Cả, chị Hai, chị Tư, gì Chín… hoặc là anh đầu gấu này, chị áp phe kia sa cơ thất thế ở làng quê mà gửi lại con cái ở nhà quê đi vào hầm lò, công xưởng để làm thuê. Rồi từ đó được giác ngộ về sự độc lập của dân tộc mà tham gia vào đảng này, đảng nọ, trong đó có Đảng Cộng sản mà chiến đấu để giành độc lập dân tộc, chứ nào có mấy ngươi hay, Cộng sản đích thực là thế nào. Đến ngay cảy cả lãnh tụ Cộng sản nước mình, ông Hồ Chí Minh khi tham gia vào Quốc tế Cộng sản III cũng chi biết vì nó quan tâm đến vấn đề giải phóng thuộc địa nên ông bỏ Đảng Xã hội Pháp mà theo Cộng sản III, chứ thực ra, Đảng, Đoàn  là gì ông cũng không quan tâm. (Không tin các bạn cứ đánh từ khóa ở cụm từ này vào google sẽ rõ ông Hồ nói ý này ở đâu, thời gian nào và sự chính xác như thế nào).
Ấy là ông Hồ Chí Minh, người được các đồng chí của mình coi nhơ thần như thánh cũng chỉ là một dạng Cộng sản chí có tâm niệm và hoài bão là dấu tranh giành độc lập, chứ Đảng, Đoàn, Cộng sản là gì, bản chất thế nào, chẳng thấy ông nói đến, chứ tính gì anh Cả, anh Hai, gì Tư, mợ Bốn mấy đời cần lao bên đồng ruộng, vung roi bám đít trâu cày mà mùi hôi còn da diệt thấm trong da trong thịt.
Gì Kim Ngân thăm các cháu
Gì Kim Ngân thăm các cháu
Trên một nền tảng nông dân như vậy thì làm sao mà có Cộng sản đích thực được.
Điều này, ai có hiểu biết ở nước mình đều đồng lòng nhận ra. Có người nói khác đi, chỉ là cố tình tung hỏa mù làm lộn sòng sự thật mà thôi..
Đích thực Đảng Cộng sản Việt Nam, bản chất không phải là Cộng sản nhưng lại mang tên Đảng Cộng sản. Như vậy, xét về bản chất, nó  cũng đã là một ngoại lệ.
Tôi cho rằng, ngoại lệ đã thành truyền thống tồn tại của dân nước mình. Vì vậy, các “ sự vật” sinh ra, lớn lên, rồi chết ở nước mình khó mà thoát khỏi cái truyền thống ngoại lệ tồn tại như một điều kiện khách quan này.
Đảng Cộng sản cũng vậy. Nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại ở Việt Nam cũng phải biến thiên theo cái truyền thống ngoại lệ như một yếu tố khách này.
Ngẫm nghĩ từ truyền thống ngoại lệ của dân tộc mình, khi tôi đem chiếu vào tình hình chính trị ở nước ta hiện nay thì thấy lóe lên niềm hy vọng. Mà tình hình chính trị lớn nhất, nổi bật nhất ở nước nước ta lúc này là sửa Hiến pháp.Trong sửa hiến pháp, dư lập tập trung quyết liệt vào Điều 4 với quy định Đảng CS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam
Nhiều người lên tiếng nhất định phải bỏ điều này vì hiến pháp là kim chỉ nam cho dân tộc tiến bước cùng thời đại, không thể có quy định độc tài. Hiến pháp quy định “chỉ có Đảng Cộng sản mới là lực lượng lãnh đạo xã hội” là thể hiện sự độc tài đó.
Nhiều người lại khăng khăng, nhất định phải giữ lại điều này vì có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có đất nước, mới có “mùa Xuân” mà “Xuân sang rộn ràng”, ai mà không thích.
Tôi là một công dân Việt Nam đích thực, cũng là người của mậu dịch một trăm phần trăm kiên quyết đứng về phe bỏ Điều 4, cũng là vì có xác tín trong lòng rằng, có Đảng mới có đất nước mà cái đất nước của Đảng lúc nào cũng đứng ở đáy chót của thế giới trên tất cả các lĩnh vực về con người; có đảng mới có “mùa Xuân” mà cái mùa Xuân của Đảng sau hơn bảy mươi năm Đảng lãnh đạo thì bây giờ người ta phải ồ ạt kéo lên rừng chặt hoa đem về chợ Đồng Xuân để bán cho dân Hà Thành chơi Xuân.
Tôi tin là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bỏ những quy định độc tài  trong Điều 4 Hiến pháp đang sửa.
Gì Tòng thị Phóng nói chuyện với các chau gái
Gì Tòng thị Phóng nói chuyện với các chau gái
Vì rằng, trước đây anh Cả, anh Hai, cô Tư, gì Bốn… cầm cờ đánh pháp, đánh My để giành độc lập cho dân tộc thì dân theo, các ông, các bà xưng mình là Đảng gì mà chẳng đươc. Nay thời thế đã thay đổi, Cộng sản bị tiêu diệt, bị tẩy chay và đang loại khỏi đến tận gốc rễ trong đời sống chính trị xã hội trên quy mô toàn thế giới và nó đã trở thành một xu thế tất yếu thì đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất nông dân, chả hà cớ gì mà không quẳng cái áo khoác lộn sòng Cộng sản ấy đi cho khỏi phải cố công trá hình. Nông dân có giá trị của nông dân. Sự phát triển của xã hội bây giờ phải đâu là dựa vào đấu tranh giai cấp mà là dựa vào trí tuệ. Mà trí tuệ thì không có giai cấp.
Đảng cần phải thấy, mình không phải là Cộng sản mà dụ mị được  toàn dân đi theo Cộng sản hơn bảy chục năm qua đã là quá dài, đã là quá mưng mủ ngoại lệ rồi.
Bởi vậy, tôi nhất định tin tưởng rằng, vào một ngày đẹp trời nào đó trong năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ theo bước chân nước Myanma bên nách mình mà chuyển cái thể thế một đảng cứ tuần tự như tiến lãnh đạo xã hội sang một Đảng muốn có vai trò lãnh đạo thì phải cạnh tranh với các Đảng khác, cùng với việc mở cửa cho báo chí tự do, ngôn luận tự dó, các hội đoàn, đảng phái, tôn giáo được thành lập và họat động tự do (tất nhiên là trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật).
Làm điều này Đảng Cộng sản Việt Nam mới đúng là Đảng của dân tộc của nhân dân tồn tại và phát triển đúng theo truyền thống ngoại lệ của dân tộc mình.
Sự thay đổi như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sự ngoại lệ của Cộng sản rồi, vì trên thế giới, các Đảng Cộng sản cầm quyền đều bị nhân dân vùng lên hạ bệ như ở Liên Xô, Đông Âu, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam thì không.
Làm như vậy, về mặt lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự biến đổi để thích nghi với tình hình, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại và loài người, nó còn là bằng chứng bác bỏ hầu hết các luận điểm của các nhà lý luận về chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, trong đó có những người đã từng ở vị trị lãnh tụ Cộng sản, rằng: “ Cộng sản là không thể cải tạo”. Đảng Cộng sản Việt Nam biến đổi sẽ là cở sơ thực tiễn để các nhà trên phải trố mặt ra, rồi bùi ngùi mà xem lại những luận điểm, tuyên ngôn của mình về Cộng sản.
Tôi rất tin vào điều này ở các anh Cả, anh Hai, cô Ba, gì Tư …đang mặc áo Cộng sản và đang ở vị trí lãnh đạo Việt Nam (mặc dù tôi không phải là đồng chí).
Sự biến thái này thực chất cũng chỉ là sự biến thái nằm trong truyền thống ngoại lệ của dân tộc Việt Nam, chẳng có gì là ghê gớm.
Các bạn hãy chờ xem sự kiện này sẽ diễn ra trong năm nay và hoàn thiện trong năm 2014.


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Thầy Vũ Mạnh Hùng tội gì?

Thầy Vũ Mạnh Hùng tội gì?

.
20130414_113723
Thầy Vũ Mạnh Hùng (mặc áo phông) tiếp khách đến thăm
Cũng phải hai ngày sau khi thầy Vũ Mạnh Hùng được thả ra, chúng tôi mới đến thăm thầy.
Rất vui khi chúng tôi tình cờ gặp Nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đang ngồi chơi. Một lúc sau, lần lượt có hai tốp các cháu từ sân bóng đến thẳng đây thăm thầy. Vậy là câu chuyện càng thêm phần rôm rả.
Vũ Mạnh Hùng là người vui vẻ, chan hòa, lúc nào cũng cười. Tôi để ý, thấy thầy chẳng bao giờ tỏ ra khó chịu về người này người khác. Anh em gặp nhau, nói oang oang hàng bao nhiêu chuyện, tất nhiên có cả những điều bức xúc trước hiện trạng xã hội, mặc dù tôi được cảnh báo nhà tôi đã bị đặt máy nghe trộm.
Có lần thầy đưa Nhà văn Phạm Đình Trọng đến chơi vào đúng ngày Tết (năm nay) làm tôi không để đâu cho hết vinh dự. Vợ tôi không có nhà, thế là chủ khách cùng xông vào bếp.
Khi thầy Hùng bị bắt hôm 11/4 vừa rồi, thú thật, lúc đầu tôi rất lo cho thầy. Biết đâu, cơ quan an ninh có bằng chứng gì về việc thầy tham gia tổ chức này, đảng phái nọ và tìm cách khép thầy vào tội tuyên truyền chống phá hay hoạt động lật đổ nhà nước. Nhưng rồi tôi cũng có phần yên tâm vì tiếp xúc với nhau, tôi thấy thầy chẳng có vẻ gì của người hoạt động bí mật. Mặt khác, tôi nghĩ, nếu an ninh đã có bằng chứng về hành vi phạm pháp của thầy thì việc gì họ phải bắt cóc mà cứ đến nhà đưa lệnh bắt đàng hoàng chứ.
Tôi sặc cười khi thầy nói về lý do họ bắt thầy. Tôi hỏi:
-    Thế khi làm việc với thầy, họ nói thầy tội gì?
-    À, họ hỏi tôi về việc có gặp một Việt Kiều.
-    Có thế thôi sao?
-    Chưa hết, sau đó lại còn đưa ông Việt Kiều đến nhà ông Nhàn chơi.
Tôi tò mò:
-    Thế ba người bàn chuyện gì với nhau. Âm mưu lật đổ à?
-    Đâu, quen biết nhau thì gặp nhau chơi thôi mà
Tôi hơi hoảng. Nhà tôi, kể cả đằng vợ đằng chồng đều có người nhà, bạn bè bên Mỹ, bên Úc. Hàng ngày, chơi trên facebook, tôi thường tán chuyện, bấm like loạn lên, nhỡ ra những nick mà tôi không biết là ai ấy là Việt Kiều, lại bị tội quan hệ với Việt Kiều thì chết.
Tôi chốt:
-   Tóm lại, thầy có hai tội: gặp một ông Việt Kiều và dẫn ông Việt Kiều ấy đến chơi với ông khác?
-    Vâng. Nhưng họ bảo còn nhiều lắm.
-    Thế họ có nói cho thầy biết nhiều lắm là gì không?
-    Không, họ chỉ bảo hành vi của anh nguy hiểm l… ắ… m! nguy hiểm l… ắ… m!
-    Lạ nhỉ, nếu nguy hiểm lắm lắm như thế thì họ phải nói để thầy biết lối mà tránh chứ?
-    Không, họ chỉ nói thế. Cho nên đến bây giờ, tôi cũng không biết những hành vi nguy hiểm lắm của tôi là hành vi nào.
22/4/2013
NTT



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

‘Cần làm sáng tỏ về Đảng cầm quyền’


Tượng Lenin ở Hà Nội
Về lý thuyết, Đảng cầm quyền ở Việt Nam vẫn tin theo con đường của Lenin
Đội ngũ các lý thuyết gia của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh đạo Đảng yêu cầu phải đào sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền và về chủ nghĩa xã hội.
Đây là chỉ đạo của ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư, trong buổi làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương hôm thứ Hai ngày 22/4, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Hội đồng Lý luận Trung ương là tập hợp các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Đảng về mặt lý thuyết để làm cơ sở cho các quyết sách lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hội đồng hiện tại đồng thời cũng là trưởng Ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị.

‘Cần đột phá’

Theo tường thuật của hãng tin nhà nước, thì ông Lê Hồng Anh đã nêu lên một số vấn đề mà theo ông ‘cần kết quả đột phá trong nghiên cứu lý luận’.
Các vấn đề đó là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu và các thành phần kinh tế, phương thức lãnh đạo của Đảng và phát triển văn hóa, xã hội.
Mục đích của các nghiên cứu này, theo ông là để "làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới".
Đây cũng là những vấn đề mà lâu nay có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng bản thân Đảng vẫn chưa nắm rõ nhưng lại đặt thành quy định để toàn dân phải tuân theo.
"Cần làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam "
Ông Lê Hồng Anh
Thậm chí có ý kiến còn bác bỏ hoàn toàn mô hình ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra.
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với BBC, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang đã nhận định ‘Đảng càng lý luận càng tối’.
Do đó, đội ngũ các nhà lý luận của Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để tìm ra cơ sở thuyết phục cho mô hình của Đảng – điều mà cho đến nay họ vẫn chưa làm được.
Trong buổi làm việc ngày 22/4, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh cũng yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương nâng cao chất lượng làm việc bằng cách "tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận".
Đây không phải lần đầu tiên ông Anh kêu gọi ‘tự do tư tưởng’ nhưng đây cũng là một khái niệm chưa rõ vì không ít ý kiến trái ý của Đảng bị quy kết hoặc là 'suy thoái tư tưởng đạo đức’ hoặc 'phản động, thù địch’.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã báo cáo với ông Lê Hồng Anh 10 vấn đề mà họ đang tập trung nghiên cứu hiện nay, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng từng nói với BBC rằng công tác lý luận của Đảng đã đưa Việt Nam vào ‘cái vòng lẩn quẩn’, cả về kinh tế và đối ngoại:
“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng," ông phân tích.
“Về đối ngoại...Vẫn xác định Trung Quốc dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là điều trật với tình hình thế giới và không đúng cả trong lòng nhân dân Việt Nam,” nhà bất đồng chính kiến này đánh giá.



Copy từ: BBC

‘Cần làm sáng tỏ về Đảng cầm quyền’


Tượng Lenin ở Hà Nội
Về lý thuyết, Đảng cầm quyền ở Việt Nam vẫn tin theo con đường của Lenin
Đội ngũ các lý thuyết gia của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh đạo Đảng yêu cầu phải đào sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền và về chủ nghĩa xã hội.
Đây là chỉ đạo của ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư, trong buổi làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương hôm thứ Hai ngày 22/4, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Hội đồng Lý luận Trung ương là tập hợp các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Đảng về mặt lý thuyết để làm cơ sở cho các quyết sách lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hội đồng hiện tại đồng thời cũng là trưởng Ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị.

‘Cần đột phá’

Theo tường thuật của hãng tin nhà nước, thì ông Lê Hồng Anh đã nêu lên một số vấn đề mà theo ông ‘cần kết quả đột phá trong nghiên cứu lý luận’.
Các vấn đề đó là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu và các thành phần kinh tế, phương thức lãnh đạo của Đảng và phát triển văn hóa, xã hội.
Mục đích của các nghiên cứu này, theo ông là để "làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới".
Đây cũng là những vấn đề mà lâu nay có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng bản thân Đảng vẫn chưa nắm rõ nhưng lại đặt thành quy định để toàn dân phải tuân theo.
"Cần làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam "
Ông Lê Hồng Anh
Thậm chí có ý kiến còn bác bỏ hoàn toàn mô hình ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra.
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với BBC, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang đã nhận định ‘Đảng càng lý luận càng tối’.
Do đó, đội ngũ các nhà lý luận của Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để tìm ra cơ sở thuyết phục cho mô hình của Đảng – điều mà cho đến nay họ vẫn chưa làm được.
Trong buổi làm việc ngày 22/4, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh cũng yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương nâng cao chất lượng làm việc bằng cách "tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận".
Đây không phải lần đầu tiên ông Anh kêu gọi ‘tự do tư tưởng’ nhưng đây cũng là một khái niệm chưa rõ vì không ít ý kiến trái ý của Đảng bị quy kết hoặc là 'suy thoái tư tưởng đạo đức’ hoặc 'phản động, thù địch’.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã báo cáo với ông Lê Hồng Anh 10 vấn đề mà họ đang tập trung nghiên cứu hiện nay, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng từng nói với BBC rằng công tác lý luận của Đảng đã đưa Việt Nam vào ‘cái vòng lẩn quẩn’, cả về kinh tế và đối ngoại:
“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng," ông phân tích.
“Về đối ngoại...Vẫn xác định Trung Quốc dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là điều trật với tình hình thế giới và không đúng cả trong lòng nhân dân Việt Nam,” nhà bất đồng chính kiến này đánh giá.



Copy từ: BBC

Chuyện cưỡng chế - Trăm năm đâu chỉ một cuộc bể dâu (phần kết)


Công lý chỉ là một diễn viên hài?

Một sai phạm khó hiểu nữa của các cấp chính quyền Hải Phòng là trong thời điểm cưỡng chế đầm Sép, Tòa án thành phố Hải Phòng đang giải quyết vụ tranh chấp đầm Sép giữa ông Trần Văn Phưởng với ông Nguyễn Đức Tê. Do khó khăn về tài chính, năm 1998, ông Phưởng đã bán quyền sử dụng một phần diện tích đầm Sép cho ông Tê. Nhưng ông Tê không những không trả tiền cho ông Phưởng mà còn định chiếm toàn bộ đầm Sép, dẫn đến việc ông Phưởng kiện ông Tê ra tòa. Vụ kiện đã qua Tòa án tối cao xử phúc thẩm vào 24/9/2003, và ngày 11/7/2003 phòng thi hành án TP Hải Phòng có quyết định thi hành án số 253/THA, buộc ông Tê phải trả lại đầm Sép cho ông Phưởng.
 
Như vậy là án chồng án? Trong khi tòa còn đang giải quyết tranh đầm Sép giữa ông Tê và ông Phưởng thì chính quyền lại nhảy vào cưỡng chế đầm Sép, biến đầm Sép thành tài sản của UBND Đồng Bài để xã hưởng tiền đền bù. 
Nếu UBND xã Đồng Bài là chủ đầm Sép, thì ông Tê và ông Phưởng có cái gì để mà tranh chấp ở tòa án TP Hải Phòng? Đầm Sép đã bị thu hồi vào ngày 20/5/2003 thì ông Tê lấy đâu ra đầm Sép để trả cho ông Phưởng, như quyết định thi hành án đã tuyên ngày 11/7/2004? Đúng là rối như canh hẹ.
Vậy mới nói ở nước ta, phán quyết của tòa chả có tý giá trị nào khi dính đến những sai phạm của chính quyền. Đó là lý do ông phó chủ tịch Nguyễn Văn Thành mới dám tuyên bố đầy thách thức, là UBND TP (chứ không phải cá nhân ông bà nào) sẵn sàng ra hầu tòa là thế?
Vụ việc chả có gì to tát, 70 hecta đầm ở một xã thì cũng chỉ bé bằng cái móng tay. Vậy mà nó khiến cả một bộ máy cồng kềnh phải vào cuộc, khiến chính phủ và quốc hội cũng phải bận tâm. Báo môn bài cũng dăm bảy số vào cuộc điều tra, đăng tin (Báo Lao động số 190/2012 ngày 16/8/2012; Báo Công an TPHCM số 2177 ngày 8/12/2011- số 2178 ngày 10/12/2011; Báo Bảo vệ Pháp luật số 30, ngày 26/7/2008 - số 32 ngày 9/8/2008; Báo Dân Việt điện tử ngày 1/8/2012).
Sau 6 năm đi gõ mọi cánh cửa có thể gõ, kết quả là ngày 30/9/2008, UBND huyện Cát Hải hạ cố ra quyết định đền bù 240 triệu đồng cho 8 năm công sức và tiền của của những người chủ đầm Sép. Trong khi đó, theo số liệu công an Hải Phòng đã điều tra (Trang 4 - công văn số 307/PV11 ngày 12/3/2008) thì  tổng kinh phí đền bù cho hạng mục đầm Sép (Dự thảo?) là 4.839.125.583 đồng ?
Trích trang 3 - công văn 307/PV11 ngày 12/3/2008 của công an Hải Phòng
Điều gì khiến cho mọi kết luận của các cấp về vụ đầm Sép đến nay vẫn chỉ trên giấy? Sự việc đã hai năm rõ mười, có gì là phức tạp? Phức tạp chính là mối quan hệ giữa con người với con người, trói mồm miệng chân tay của nhau vì nếu giải quyết tiền đền bù cho chủ đầm Sép, sẽ phải xử luôn cả những sai phạm của các cấp chính quyền, nên họ mới cố tình lờ đi? Mà xử người rồi còn mình thì sao?
Dự án mở rộng cảng Hải Phòng đã xong từ lâu. Nhưng vụ cưỡng chế và đền bù đầm Sép vẫn ì ạch ở mức tòa án mà vẫn chỉ “trao đổi” như thế này
 
Tôi hỏi ông Hài về hiện trang của đầm Sép vào thời điểm này ra sao. Ông cho biết, đầm Sép giờ như một hòn đảo hoang giữa bốn bề là nước. Về thực chất, diện tích mặt nước đầm Sép đã được Dự án mở rộng cảng Hải Phòng đền bù theo đất nông nghiệp. Như vậy, diện tích 70 hecta đầm này phải thuộc chủ quyền của Cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, theo lời của một cán bộ xã Đồng Bài trả lời ông Hài, thì hiện nay đầm Sép được UBND huyện Cát Hải giao cho xã Đồng Bài quản lý, với điều kiện không được giao cho ai sử dụng!!!
Đất đã được đền bù lại trở về chủ cũ. Mai này chả còn ai để ý, rất có thể ai đó lại đề xuất xin giao đầm Sép làm đảo du lich sinh thái chẳng hạn, và không chừng một ngày UBND huyện Cát Hải buồn buồn, lại ra quyết định giao đất một lần nữa chăng?
Tôi không phải là nhà báo, nhưng rất muốn các nhà báo tìm hiểu vấn đề này thực hư ra sao. Để lãng phí đất đai cũng là có tội. Đất đã đền bù lại tái quản lý và sử dụng là có dấu hiệu gian lận?
Cánh cửa nào là cuối cùng cho ông Hài và công ty TNHH Tân Thành Hưng, trong hành trình đi đòi công lý? Cánh cửa nào cho những dân oan đi đòi đất sống. Khi tôi kể lại câu chuyện này, một người bảo, thế mới hiểu tại sao Đoàn Văn Vươn lại nổ súng. Người khác lại bảo, không biết ở Việt Nam, Công Lý chỉ là tên một diễn viên hài thôi sao?











Copy từ: Phương Bích

Chuyện cưỡng chế - Trăm năm đâu chỉ một cuộc bể dâu? - Phần 1


Trong chuyến đi xem phiên tòa công khai, xử anh em Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, tình cờ tôi được nghe một câu chuyện na ná như vụ Đoàn Văn Vươn. Chỉ khác là vụ này không có súng hoa cà hoa cải gì cả. Không ai bị bắt bớ, bị thương, vì người dân mặc dầu thấy mình oan ngút trời, nhưng vẫn ngoan ngoãn chấp hành lệnh cưỡng chế. Rồi sau đó ngoan ngoãn đi gửi đơn đến các cấp từ xã cho đến tận quốc hội, ròng rã 10 năm trời vẫn chưa thấy công lý đâu.
Tôi cũng được đọc “ké” bộ hồ sơ của vụ này. Thú thực, đã nghe nạn nhân kể tóm tắt trước, nhưng đọc đến “hồ sơ” thì tôi không nén được dăm bảy phen chửi thề. Chửi từ cái “thằng” đánh máy cho đến “thằng” ký. Chửi cái tội sai chính tả thì ít, nhưng chửi cái “thằng” đá bóng thì nhiều. Các ban ngành chức năng đã cất công điều tra mấy năm trời. Thành lập hết đoàn này đến ban nọ, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền công tác phí và phong bì phí. Vậy mà chỉ một lời của ông phó chủ tịch thành phố là có thể sổ toẹt vào sự thật, biến không thành có, đổi trắng thành đen. Đây là do sự ngu dốt bẩm sinh hay cố tình giả ngu để ăn tiền? Phó chủ tịch thành phố mà tuyên bố xanh rờn: “ UBND TP sẵn sàng ra tòa” – trích báo Bảo vệ Pháp luật số 30, ngày 26/7/2008. Nói vậy thì ai sẽ là người to gan lớn mật, dám xử UBND thành phố Hải Phòng?
Thực ra báo chí đã từng đề cập đến từ nhiều năm trước đây, nhưng e rằng nó bị chìm nghỉm trong một xã hội đầy rẫy những oan khiên. Xã hội ta giống như một bà bác sỹ già nua, suốt ngày nghe bệnh nhân rên la đâm ra dửng dưng trước nỗi đau đớn của người bệnh. Chỉ khi nào bà bác sỹ già cũng bị bệnh, cũng phải rên la thì họa mới nhớ ra cảm giác đau nó ra làm sao.
Chuyện xảy ra từ 10 năm trước, nhưng hiện tại nó chưa hề chấm dứt. Nhân vụ cưỡng chế ở Cống Rộc, xin được lật lại chuyện Đầm Sép năm xưa, để thấy cái tội của luật đất đai theo tư duy xã hội chủ nghĩa, đã gây ra thảm cảnh cho người dân nó khốn nạn đến thế nào.
19 năm trước, bờ biển đó chỉ là những đầm nước hoang vu. Nhiều người dân trong vùng,  trong đó có không ít những người lính, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đã sắn tay vào cải tạo vùng đất hoang này, trở thành những đầm nuôi tôm, cua, cá, ghẹ, mang lại không ít lợi ích cho bản thân họ và cho xã hội. Tiền của đổ vào đó có thể tính, chứ mồ hôi nước mắt thì chả thể nào đong đếm được.
Rồi một ngày, khi họ đang cặm cụi trên đầm thì bất ngờ cả trăm người, thuộc lực lượng cưỡng chế của UBND huyện Cát Hải ào ào kéo đến, đập phá hết chòi, đăng, lưới và tất cả những gì có trên mặt đất. Tàn ác hơn, họ tháo cống cho hàng chục tấn thủy sản trong đầm trôi ra biển...
Ông Vũ Anh Hài – giám đốc Công ty TNHH Tân Thành Hưng kể lại, lúc bấy giờ anh em cựu chiến binh cũng đã định liều mạng chống lại. Quá đau xót trước bao nhiêu công sức bỏ ra hơn 8 năm trời, bỗng chốc tan tành ngay trước mắt họ, thôi thì ba bảy phen cũng liều. Bom đạn chiến tranh còn chả sợ, cũng đã từng tan xương nát thịt, không cho mảnh đất này thì cũng là cho đất nước này, giờ xá gì cái lũ cướp ngày kia?
Chừng như cũng thấy lo ngại, hay cám cảnh không rõ, một viên đại úy công an gọi ông Hài ra một nơi, lựa lời thuyết phuc, rằng đã có lệnh cưỡng chế mà mình chống lại thì sẽ mắc tội chống người thi hành công vụ. Rồi mình mà bị bắt, thì ai sẽ là người đi lo việc khiếu nại chuyện đúng sai?
Nghĩ cũng phải, ông Hài cùng anh em trong công ty đành thúc thủ, bất lực đứng nhìn thành quả lao động sau 8 năm tan thành mây khói.
Cái nghĩ cũng phải vào lúc ấy của ông Hài, đã khiến ông và những đồng đội cũ hơn 10 năm nay mòn mỏi trên con đường đi tìm công lý mà chưa thấy. Tôi hỏi, các anh đã làm đơn kiện lần nào chưa? Ông cười khẩy, sao không? Hơn 300 lá đơn rồi! Có lẽ lúc đó ông muốn nói đến tất cả những văn bản giấy tờ đã gửi trong suốt 10 năm qua. Rốt cuộc, số phận của những Đoàn Văn Vươn không nổ súng sẽ chỉ có thể là như thế. 
Lần giở lại sư việc mới hay, UBND huyện Cát Hải đã có quyết định số 173/QĐ/UB từ ngày 29/4/1994, giao 70 ha diện tích mặt nước (gọi là đầm Sép) cho hai ông Trần Văn Phưởng và Mai Văn Hậu quản lý và sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Ngay trong quyết định này, thời hạn giao đất đã đá nhau. Thời hạn giao đất ghi rõ là 9 năm (được ghi rõ bằng chữ chin năm bên cạnh cho khỏi lẫn), nhưng lại tính từ 29/4/1994 đến hết 01/5/2002?
Ngay sau đó, dựa trên quyết định giao đất, Ban quản lý đầm hồ của huyện Cát Hải đã ký hợp đồng kinh tế số 02/ĐB ngày 20/6/1994 với ông Phưởng và ông Hậu, nhằm quản lý mục đich sử dụng và thu nộp sản phẩm của chủ đầm. Để quản lý 70 ha đầm nước, Ông Phưởng và ông Hậu thuê thêm người, đắp 2km đê ngăn nước mặn, xây 05 cống, 03 nhà ở và nhiều công trình phục vụ sản xuất  khác. 
Công việc đang xuôi chèo mát mái thì năm 2002, việc mở rộng cảng Hải Phòng đi vào thực hiện giai đoạn 2. Trong số 7 đầm nuôi trông thủy sản bị ảnh hưởng bởi dự án này, có 6 đầm nằm trọn trong khu vực giải tỏa để đào kênh. Riêng đầm thứ 7 (Đầm Sép) rộng 70 ha thì chỉ dùng làm nơi chứa đất nạo vét kênh. 
Tuy nhiên, ngày 30/12/2002, UBND huyện Cát Hải đã ra Quyết định số 1477/QĐ-UB thu hồi 70 ha đầm Sép. Cùng ngày, UBND huyện Cát Hải ra tiếp thông báo số 235/TH-UB, giao toàn bộ diện tích thu hồi trên cho bà Nguyễn Thị Thu Hà, trú tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng quản lý, sử dụng.
Việc UBND huyện Cát Hải thu hồi đất của người này không phải để giao cho dự án, mà  là giao cho người khác là hoàn toàn trái pháp luật. Đương nhiên những người chủ đầm Sép không đồng ý giao đất cho bà Nguyễn Thị Thu Hà. Họ làm đơn khiếu nại nhưng không một cấp nào giải quyết. 
5 tháng sau, trong khi chủ đầm Sép vẫn đang tiếp tục khiếu nại, UBND huyện Cát Hải không những không giải quyết mà còn ra quyết định số 317/QĐ-UB ngày 20/5/2003, cưỡng chế thu hồi toàn bộ đầm Sép. Sau ba ngày ra quyết định cưỡng chế, không hề thông báo cho chủ đầm, lực lượng cưỡng chế hàng trăm người đã bất ngờ kéo đến, phá toàn bộ tài sản trên đất và dưới mặt nước. 
Phá xong đầm Sép, hơn 3 tháng sau - ngày 30/8/2003, Ban đền bù giải phóng mặt bằng TP. Hải Phòng và huyện Cát Hải mới phối hợp lập biên bản kiểm kê kiến trúc, tài sản đầm Sép? Lúc này chủ hộ hợp pháp đứng tên khu đầm được hóa phép thành ông Đoàn Hữu Đà – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Bài. Số tiền đền bù 3.904.746.980 đồng được phân chia cho 3 cấp thành phố, huyện và xã.  Việc biến toàn bộ tài sản của chủ đầm Sép thành tài sản của chính quyền địa phương để hưởng tiền đền bù là điều khó có thể giải thích nổi về mức độ trắng trợn của nó
Ngoài ra, về nguyên tắc, việc kiểm kê phải được tiến hành trước khi phá dỡ. Phá xong mới tiến hành kiểm kê, phải chăng đó là hành vi giả mạo hồ sơ? Chả thế mà trong công văn số 307/PV11 ngày 12/3/2008 của công an thành phố Hải Phòng, gửi UBND TP Hải phòng có chỉ ra, thất thoát vốn ngân sách trong dự án này là 20,552.737.128 đồng (hơn 20 tỷ đồng).






Câu chuyện 70 ha đầm và 10 năm đi kiện, không thể gói gọn trong một bài viết, nên xin ngắt làm đôi, chứ không có ý câu view gì. Mong bà con thông cảm ạ.




Copy từ: Phương Bích

Thư gửi Bạn về Ngày Dã ngoại - Quyền Con Người vào ngày 5.5.2013


Bạn bè thân quý,
Trước hết xin cám ơn mọi người đã yêu quý, quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng tham dự Buổi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người vào ngày 5 tháng 5 năm 2013 sắp tới đây. 
Và để trả lời những câu hỏi có nội dung gần giống nhau về buổi gặp gỡ này, Chúng Ta - Công Dân Tự Do xin có đôi lời ở đây để tất cả các bạn cùng tiện theo dõi nhé.
Như các bạn đã biết, dã ngoại là một hình thức sinh hoạt tập thể ngoài trời, giúp cho mọi người có thể gần gũi và dễ dàng trao đổi với nhau hơn. Vì lẽ đó mà ngoài việc mỗi người, mỗi gia đình tự chuẩn bị nước uống và đồ ăn nhẹ cho mình thì việc tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần thoải mái khi tham gia sinh hoạt là điều cần thiết. 
Bên cạnh đó, để Chúng Ta có thể trao đổi hiệu quả, đó các bạn có thể tìm đọc lại bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền để hiểu rõ hơn và chia sẻ với nhau ý tưởng trong lần gặp gỡ tới. 
Nhân quyền, hay Quyền Con Người là một khái niệm lớn, và trên thực tế mỗi người chắc chắn sẽ có một góc nhìn, một quan điểm riêng về Nhân Quyền. Tuy nhiên, nếu đem áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày, Chúng Ta vẫn sẽ có nhiều điểm chung cho nhiều trường hợp khác nhau. Vì thế việc công khai gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm với nhau về vấn đề này chính là một hình thức thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh hơn. Tự nó, việc Chúng Ta - những Công Dân Tự Do, cùng nhau gặp gỡ cũng chính là một hành động thể hiện Quyền Làm Người
Với tinh thần đó, nhóm khởi xướng tin rằng sẽ được gặp rất nhiều bạn bè để cùng nhau trao đổi, giao lưu vào ngày 5 tháng 5 sắp tới. 
Có một số bạn hỏi rằng: “Các bạn rất muốn tham dự nhưng ở xa quá thì làm thế nào bây giờ?” 
Cách đơn giản nhất là các bạn có thể ủng hộ bằng nhiều cách: 
- Treo avatar đính kèm dưới đây. 
- Tham gia gián tiếp bằng cách chia sẻ thông tin về buổi gặp gỡ này với những người xung quanh, qua email, qua blog, qua Facebook… 
- Đăng tải Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngay trên trang của mình để nhiều người khác có cơ hội tìm đọc. 
- Nếu có từ 2 đến 3 bạn quan tâm đến vấn đề này mà ở gần nhau thì các bạn cũng có thể tự gặp gỡ, trao đổi nói chuyện vào đúng ngày 5 tháng 5 và thông tin cho mọi người biết để cùng chia vui với nhau. Chúng ta còn có thể cổ vũ tinh thần cho nhau từ xa qua điện thoại nữa.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là câu hỏi chung mà hầu như ai cũng hỏi: “Nếu bị cấm tham gia thì sao?” 
Xin thưa rằng, việc Chúng Ta - các Công Dân Tự Do gặp gỡ nhau để trao đổi quan điểm về Quyền Con Người là một việc làm hết sức bình thường. Chúng Ta công khai tuyên bố, công khai gặp gỡ nên nếu có “ai đó” muốn lắng nghe, muốn tham gia cùng là điều đáng hoan nghênh. Quyền Con Người là khái niệm cần phải tìm hiểu, học hỏi đối với tất cả mọi người chứ không loại trừ bất cứ đối tượng nào.
Nếu có trường hợp nào bị ngăn cản, cấm cửa ngay từ đầu (tại nhà) các bạn nên thông báo công khai rộng rãi cho những người khác biết với thái độ hòa nhã, chừng mực là điều hết sức cần thiết.
Nếu bạn bị cản trở trên đường đi xin vui lòng thông báo cho bạn bè hoặc những bạn có trách nhiệm theo các số điện thoại đã được công bố, bạn bè trên mạng để thông tin và để đảm bảo an toàn cá nhân.
Dù thực tế hiện tại có cay nghiệt như thế nào, với niềm tin “Chúng Ta là Tự Do” - Chúng Ta vẫn luôn tin rằng không ai có thể ngăn cản ước vọng gặp gỡ nhau một cách chính đáng của các Công Dân Tự Do vì nhu cầu tìm hiểu Quyền Con Người. 
Và Chúng Ta - bằng hành động đường đường chính chính của mỗi người sẽ biến niềm tin thành sự thật. 
Hẹn gặp nhé các bạn thương yêu, những Công Dân Tự Do. 





Copy từ: Dân Làm Báo

DOANH NGHIỆP BÁO ĐẢNG THUA LỖ HƠN TRĂM TỶ ĐỒNG (?)

DOANH NGHIỆP BÁO ĐẢNG THUA LỖ HƠN TRĂM TỶ ĐỒNG (?)

Đôi lời: Bài viết dưới đây cùng tài liệu kèm theo được một độc giả gửi tới. Do tính chất quan trọng của vụ việc, chúng tôi đã liên lạc với một vài nhà báo có khả năng nắm được sự vụ và được biết những nội dung này là chính xác.
Ngoài ra, còn có thông tin đã có đoàn thanh tra của Văn phòng TƯ Đảng vào làm việc. Đoàn này muốn “hành chính hóa” vấn đề trong khi mức độ thiệt hại là nghiêm trọng và có nhiều biểu hiện khuất tất.
Hy vọng các cơ quan chức năng, báo giới vào cuộc để làm rõ và đưa ra công luận.
Bổ sung, 22/4/2013: Chúng tôi tìm được một tài liệu trên mạng, dài 26 trang, có tên: Dự án đầu tư – Nhà in Báo Nhân dân TP HCM.
N.V.C.
Quá trình xây dựng nhà in mới của Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra việc vay vốn tín dụng quá lớn của một số ngân hàng và dùng vốn ngắn hạn để xây dựng cơ bản dài hạn. Việc vay vốn tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà nước và quy định của chính báo Nhân Dân – vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam!
Báo Nhân Dân là cơ quan cấp bộ, chủ quản của các công ty in trực thuộc, trong đó có Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh. Theo quy định, những khoản vay vốn, đầu tư lớn phải có sự thảo luận, nhất trí của Ban biên tập – tập thể lãnh đạo đặc thù của báo Nhân Dân, với các thành viên gồm Tổng biên tập, Phó tổng biên tập và các Ủy viên ban biên tập (một chức trên vụ trưởng một chút, nhưng có quyền lực lớn, nhất là trong phần việc được phân công phụ trách).
Lợi dụng chủ trương đưa nhà máy khỏi nội thành, ông Ung Tấn Thể, giám đốc Công ty in (hàm vụ trưởng, đảng ủy viên báo Nhân Dân) và ông Lê Quang Tụ, Ủy viên ban biên tập, Trưởng ban trị sự, chủ tài khoản cơ quan, đã cùng nhau tùy tiện lập một công ty con để vay vốn các ngân hàng và xin đi nước ngoài, rồi tự ý quyết định mua thiết bị in qua một số chuyến công du hải ngoại tốn kém, không loại trừ có khoản “gửi giá bẫm” vì giá mua rất “trên trời”…
Tổng số vốn vay các ngân hàng lên tới 170 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi mà không được khoanh nợ thì chắc chắn lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả sản xuất kinh doanh đi xuống, nguy cơ vỡ nợ, phá sản ngày càng lớn. Đến khi thấy không thể bưng bít được nữa thì mới báo cáo Ban biên tập, xin giúp “tháo gỡ khó khăn”. Điều trớ trêu là sự việc bắt đầu từ khóa trước và hai ông Thể, Tụ là những cánh tay đắc lực của ông Đinh Thế Huynh – Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó. Nay vụ việc đổ bể thì ông Thuận Hữu – Tổng biên tập mới phải lo gỡ và chống đỡ, lại đúng lúc cao trào thực hiện nghị quyết của Trung ương đảng về chống tham nhũng. Nếu thật sự nghiêm túc xử vụ này thì là chấp hành tốt nghị quyết, nhưng lại khó xử và có thể bất lợi trong cái gọi là “ngó chúa” tiền nhiệm! Được biết, Thanh tra Văn phòng trung ương đảng cũng đã vào cuộc, nhưng “xử lý” hay “làm lơ” thì chưa biết.
Có tin ông Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện nay cũng muốn kiên quyết lắm, đã từng nói tội đó đáng phải mời công an vào điều tra xử lý theo luật hình sự, nhưng rồi vẫn đành phải ra sức nhờ ngân hàng giúp “khoanh nợ”. Hiện đang tiến hành các bước xử lý nội bộ với hai vụ trưởng nêu trên và có thể phải bán nhà đất, xưởng máy, trụ sở để trả nợ một phần những khoản nợ đã quá hạn mà ngân hàng ráo riết đòi. Nhưng dù có bán nhà đất, trụ sở cũ thì cũng chưa đủ trả nổi số lẻ của nợ gốc, nghĩa là chắc chắn bị thất thoát, mất vốn trên 100 tỷ do hai ông nói trên, không loại trừ trách nhiệm của bề trên hai ông. Còn nếu bòn rút, giảm lương, phúc lợi của công nhân để lấy thu nhập của Công ty trả nợ thì nửa thế kỷ chưa trả hết nợ gốc, hoặc không đủ trả lãi sinh sôi hàng năm chứ chưa nói đến trả khoản nợ gốc to lớn kia.
Đây là vụ tham nhũng, thất thoát chưa từng có của báo Đảng, có dấu hiệu của tội tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu để chìm xuồng, xử lý nội bộ thì hết sức nguy hại cả về kinh tế và uy tín báo Đảng. Đang có sự bưng bít. Bởi thế, có lẽ Bộ chính trị, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và Ban nội chính trung ương chưa được báo cáo (!).    
—–
1
3
2
-


Copy từ: Anh Ba Sàm

Ngày Tổng vận động cho Nhân quyền Việt Nam được phát động tại Mỹ

Cuộc vận động dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt kéo về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.
Cuộc vận động dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt kéo về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.
Cuộc vận động do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt tại Mỹ kéo về Quốc hội Hoa Kỳ, để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.

Một cuộc vận động vào cơ quan hành pháp Hoa Kỳ hồi tháng 3 năm ngoái đã dẫn tới cuộc đón tiếp của đại diện Tòa Bạch Ốc với hàng trăm người Mỹ gốc Việt kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS, cho biết mục tiêu Ngày Vận động nhắm vào công tác quốc tế vận cho các đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ của người dân Việt Nam, với kỳ vọng:

“Kỳ vọng thứ nhất, hành pháp và Quốc hội Mỹ sẽ có thể thức hội ý, hợp tác thường xuyên, đều đặn, chính thức với người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu thứ hai, đạt những điểm trọng tâm trong công cuộc tranh đấu nhân quyền Việt Nam, trong vấn đề đối ngoại của Mỹ với Việt Nam như thúc đẩy Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, ngưng các biện pháp tra tấn và nạn công an bạo hành, thực tâm phòng-chống nạn buôn người, và chính quyền Hoa Kỳ phải công tâm thi hành trách nhiệm bảo vệ quyền lợi-tài sản của công dân Mỹ hiện đang bị xâm phạm bởi chính quyền Việt Nam.”

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã loan báo sẽ mở cuộc tiếp đón và thảo luận với phái đoàn người Việt trong ngày Vận động 4/6 để trao đổi về thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Trong số các trọng tâm của nghị trình trong ngày 4/6 có việc vận động cho 2 đạo luật gồm Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam và Đạo Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam. Theo dự kiến, hai đạo luật này được đưa vào Hạ Viện Mỹ trước ngày 4 tháng 6 năm nay.

Một thông tin khác cũng liên quan đến nhân quyền Việt Nam, cộng đồng mạng trong nước đang truyền tay nhau thông báo về các buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền tại ba miền Bắc-Trung-Nam.

Trong thư mời trên các trang mạng xã hội, Các Công dân Tự do kêu gọi mọi người tham gia vào sinh hoạt lành mạnh này để chia sẻ những trải nghiệm và hiểu biết về nhân quyền để góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp vì nhân quyền ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, khát vọng mưu tìm hạnh phúc của từng cá nhân và sự phát triển của cả đất nước.

Các buổi sinh hoạt ngoài trời về nhân quyền dự kiến được tổ chức tại Sài Gòn, Nha Trang, và Hà Nội vào sáng ngày 5/5.

Trong khi đó, cộng đồng mạng trong nước đang truyền tay nhau thông báo về các buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền tại ba miền Bắc-Trung-Nam.

Trong thư mời trên các trang mạng xã hội, Các Công dân Tự do kêu gọi mọi người tham gia vào sinh hoạt lành mạnh này để chia sẻ những trải nghiệm và hiểu biết về nhân quyền để góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp vì nhân quyền ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, khát vọng mưu tìm hạnh phúc của từng cá nhân và sự phát triển của cả đất nước.

Các buổi sinh hoạt ngoài trời về nhân quyền dự kiến được tổ chức tại Sài Gòn, Nha Trang, và Hà Nội vào sáng ngày 5/5.”

Copy từ: VOA

ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CẦU VƯỢT QUA ĐÀN TẾ XÃ TẮC, NHÀ CHÁU THÀNH DÂN OAN

Ts. Nguyễn Hồng Kiên
Sau khi cùng một số báo chí lên tiếng về viêc Hà Nội có ý định xây cầu vượt qua khu di tích đàn tế Xã Tắc ở phường Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội), nhà cháu nhận thấy thật khó đạt đến được một giải pháp hài hòa các đòi hỏi về bảo tồn di sản và phát triển.
Các nhà văn hóa khẳng định làm cầu vượt là vi phạm luật Di sản.
Các nhà quản lý ủng hộ việc xây cầu vượt thì quyết nói rằng
 việc này không hề xâm hại đến di tích, không phạm luật.

 Nhà cháu đã đề cập với bạn bè làm bên truyền hình nên làm một cuộc tọa đàm, mời các chuyên gia các ngành, gặp gỡ-đối thoại trực tiếp để những người có trách nhiệm có thể lắng nghe. 
Không hiểu sao, câu trả lời nhà cháu nhận được lại là: - Chuyện nhạy cảm, để từ từ !
Không chỉ vì hoàn toàn thất vọng về “quyền lực thứ tư“, nhà cháu nhận ra rằng cần có ý kiến thẳng tới các cơ quan nhà nước liên quan, đề nghị những vị có trách nhiệm tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về việc này.

Đúng hôm Giỗ Tổ, nhà cháu ngồi viết ĐƠN.
Nguyên văn:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hanh phúc
—–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC 
VỀ VIỆC XÂY CẦU VƯỢT QUA KHU DI TÍCH ĐÀN XÃ TẮC THĂNG LONG
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,
- Ông Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
- GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
- GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử họcViệt Nam,
- PGS-TS Tống Trung Tín, Việntrưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam,
- Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải,
- Ông Hoàng Tuấn Anh , Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Thể Thao và Du Lịch,
- Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội,
Tôi là Nguyễn Hồng Kiên, tiến sỹ Sử học, hiện công tác tại Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam),
Tôi viết đơn này đề nghị các ông cho tổ chức một hội thảo khoa học về việc xây cầu vượt qua khu di tích đàn tế Xã Tắc Thăng Long các thời Lý – Trần – Lê.
LÝ DO:
Đây là một di tích lịch sử quốc gia (đã được xếp hạng bảo vệ theo quyết định số 15/2007/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/12/2007).
Ngày 14/2/2007 Văn phòng Chính phủ đã có “Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo tồn khu di tích Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao, Hà Nội” :
1. Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử gắn với Kinh thành Thăng Long, có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, cần phải được bảo tồn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tếvà khả năng cụ thể của địa phương… “
Sau đó di tích đã được tạm lấp đi để làm đường.
Hiện nay, để tiếp tục xây dựng đường vành đai I, có phương án làm cầu vượt qua khu di tích này.
Ban quản lý các dự án trọng điểm của UBND Hà Nội cho biết đã có văn bản thỏa thuận của Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, và đảm bảo không xâm phạm,mà chỉ có lan can cầu chờm lên di tích 1,5m.
Là người được giao phụ trách cuộc khai quật khu di tích này vào cuối năm 2006-đầu năm 2007, tôi khẳng định điều đó không đúng sự thật.
Chưa bàn tới các vấn đề Văn hóa và Tâm linh, tôi khẳng định đang có sự cố tình đánh đồng khu vực bảo vệ di tích với cái đảo giao thông hiện nay. Qua báo chí, nhiều nhà khoa học và tôi đã có ý kiến về việc này, nhưng nhiều quan chức Hà Nội và Bộ VHTTDL vẫn cho rằng di tích không bị xâm hại.
Để có thể bảo tồn một di tích cực kỳ quan trọng của đất nước, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển giao thông, tôi kính đề nghị các ông sớm cho tổ chức một hội thảo để các chuyên gia các ngành có thể trao đổi trực tiếp, nhằm tìm ra một phương án tốt nhất.
Tôi rất mong hội thảo đó sẽ được tổ chức TRƯỚC KHI có quyết định xây cầu vượt hay không.
Xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2013
Người làm đơn
Nguyễn Hồng Kiên
562541_408032179304396_1359210475_n
Viết xong đơn, định đi gửi nhưng bưu điện cũng nghỉ lễ.
Hôm nay, đầu tuần làm việc mới, nhà cháu quyết định sẽ mang đơn thư đến tận các địa chỉ muốn gửi.

12028_408031152637832_1989718505_n

Thật tình, từ bé nhà cháu chưa VÀO CỬA QUAN đề nghị, xin xỏ việc gì nên cũng thấy khá căng thẳng. Và cũng vì thuận đường nên cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan nhà cháu đang công tác (Viện Khảo cổ) là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chính là nơi nhà cháu đến đầu tiên.
Văn thư của Viện Hàn lâm KHXH coi nhà cháu như người nhà nên việc trao nhận rất nhanh chóng, đơn giản. Khi nhà cháu tỏ ý muốn được ghi nhận chuyện đã chuyển/nhận trên một văn bản LƯU, cũng được đáp ứng tối đa.
Văn thư đã nhận 9h k 10
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 
Trần Thị Minh Phương

67496_408039165970364_1290851605_n

Phấn khởi vì khởi đầu thuận lợi, nhà cháu tự thưởng bằng cách nghỉ, đi ăn sáng. Sau một bát tái gầu thơm ngon 35.000VNĐ, nhà cháu thêm tự tin bước vào Văn phòng Quốc hội.
Cũng ‘ngon lành’. Chỉ có tý trục trặc khi nhà cháu yêu cầu ĐƯỢC GHI NHẬN.
Cô văn thư không đồng ý ghi như văn thư Viện Hàn lâm KHXH VN.
Lý do: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MỞ THƯ GỬI NGƯỜI KHÁC, nên không biết trong đó có đúng là cái đơn lưu mà nhà cháu xuất trình. Bởi vậy, cô ấy lấy một tờ giấy trắng, viết rõ ràng:

9h30′ Ngày 22/4/2013, Phòng Văn thư 37 Hùng Vương, Văn phòng Quốc hội nhận 01 bì của anh Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) gửi đ/c Nguyễn Hạnh Phúc
Ký nhận
Phạm Thị Hồng Nhung”

Thái độ đúng mực, chữ nghĩa rõ ràng, có thể nói là đẹp của cô văn thư Văn phòng Quốc hội làm nhà cháu thêm phấn khởi đi sang Văn phòng Chính phủ.
Khi nhà cháu đang trình bày lý do với chú mặc cảnh phục ngay ở cổng sắt thì có đến 3-4 chú mặc thường phục từ trong ào ra, mặt mũi không có chút thiện chí nào. Một chú béo béo giật lấy cái phong bì trên tay chú mặc cảnh phục, hất hàm hỏi nhà cháu: - Ông viết gì trong này?
Nhà cháu cười bảo: - Chú mày là ai mà đòi biết? Đọc được đấy là gửi cho ông Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không? Đưa cái thư đây !

Chú béo ấy lủi đi chỗ khác. Nhưng chú cảnh sát bảo vệ nhất định không cho nhà cháu vào để chuyển đơn thư cho văn thư. Sau một hồi thuyết phục, thậm chí nói rõ cả chuyện khảo cổ-di sản-cầu vượt… nhà cháu được yêu cầu ra khỏi hàng rào sắt, cùng lời khuyên :
CHÚ VỀ GỬI QUA BƯU ĐIỆN ẤY
 ! Ở đây không nhận kiểu này !
Chả biết làm gì khác, nhà cháu quay xe đi.
Đến trụ sở Bộ Giao thông Vận tải (80 Trần Hưng Đạo), nhà cháu chuẩn bị tinh thần sẽ gặp khó, thì lại không có chuyện gì. Văn thư bộ này cũng chấp thuận việc ghi nhận:

10h ngày 22/4/2013, p.HC-VP Bộ GTVT nhận 01 bì thư của anh Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ) gửi BT
Ký nhận
Nghiêm Thị Thủy

(Cô Thủy này xinh phết, nhưng mặt mũi nghiên trọng, và chữ xấu quá)
408582_408039289303685_1272791348_n

Nhà cháu về 51 Ngô Quyền. Từ xa đã thấy một đám đông, khá nhiều người to tiếng, có cả màu áo công an… ngay trước cổng bộ Văn hóa Thể thao&Du lịch.
Nhà cháu lách qua đám người, đẩy xe vào cổng thì bị yêu cầu ra để xe ngoài vỉa hè. Ô hay, hồi nhà cháu còn thuộc Bộ Văn hóa, 
vưỡn được đưa xe máy  vào trong cổng cơ mà nhể?
À quên, 
nhập cả Thể thao và Du lịch vào Văn hóa nên ô tô đỗ kín cả còn đâu chỗ cho xe máy. 
Gửi xong xe, nhà cháu quay lại cổng và chộp được mấy ảnh này:
935779_408032469304367_1249797933_n164636_408032642637683_243279720_n298060_408034202637527_96851364_n
Thì ra là dân đến đòi gặp Bộ trưởng mà không được vào nên ngồi luôn ở cổng, TRÌNH BÀY chuyện đình Ngu Nhuế bị phá hoại.
Nhà cháu bật cười khi có bác đi qua, buông một câu:- Lại có cả dân oan văn hóa !
Thấy nhà cháu VẤN VƯƠNG, có một người mặc thường phục ra vỗ vai nhắc:
- Anh có việc vào bộ thì vào đi !

Đành đi vào, vì nhà cháu cũng đang là Dân Oan Văn hóa đây.
Chuyện trao nhận ở Văn thư Bộ VHTTDL cũng không có trắc trở gì. Nhà cháu lại được viết thêm vào tờ ‘chứng từ’:
10h15′ ngày 22/4/2013, P.HCTC-Văn phòng Bộ VHTTDL đã nhận 01 bì thư của anh Nguyễn Hồng Kiên (Viện VH-Khảo cổ học) gửi Bộ trưởng
Người nhận
Ninh Thị Hân
(Cô Hân này đã không xinh, chữ viết cũng chả ra sao. Nhà cháu không có ghi nhận nào về nhan sắc)
Nhóm các cụ các bác ngoài cổng bộ vưỡn chả có ai tiếp. Nhưng nhà cháu cũng khó làm gì giúp họ được, đành đi tiếp về trụ sở UBND Hà Nội.
Nhà cháu bị trạm bảo vệ cật vấn khá kỹ: 
Gửi công văn hay đơn thư, bảo để còn chỉ cho đúng chỗ. Nhà cháu trả nhời chung chung: Vào gửi giấy tờ về chuyện Khảo cổ.
Đến nơi có ghi cái gì đó nhà cháu không nhớ hết, chỉ nhớ là có chữ MỘT CỬA. Thấy có 1 ông đang làm việc với một bà trong của kính, nhà cháu lui lại chờ, thì được chỉ sang ‘ghi-sê’ bên cạnh. Một cô áo đen ngồi sau cái ô kính vòm cong, nhận cái phong bì từ tay cháu lập tức thọc kéo cắt phăng, lôi thư ra đọc, rồi trả lời không thể ngắn hơn:
- Đơn thư thì sang bên tiếp công dân 
34 Lý Thái tổ!
Nhà cháu ngỡ ngàng: – SAO CHỊ BÓC THƯ CỦA TÔI ? Tôi có gửi cho chị đâu ?
Trả lời: - CHÚNG TÔI ĐƯỢC QUYỀN BÓC !
Nhà cháu cố nín nhịn, trình bày cụ thể chuyện đơn thư của mình không phải là khiếu kiện gìthuộc về cá nhân mà là về chuyện CHUNG của Thủ đô/đất nước.
Câu trả lời không thay đổi: 
Mời anh sang bên 34 Lý Thái tổ!
Ô hô, nhà cháu chót cười khái niệm “dân oan văn hóa  nên thành Dân Oan thật rồi !
Thì đi sang bên DÂN OAN vậy.

Văn phòng tiếp dân không đông lắm, chỉ khoảng chục người, phần lớn là người già. Một cụ bà đang lớn tiếng kể lể, chửi bới lừa cụ không biết chữ cướp đất của cụ…
Hỏi ghi tên xếp hàng ở đâu, bác bên cạnh bảo có tờ giấy nhưng người ta cầm vào rồi, mà sắp hết giờ buổi sáng, bác ấy còn chả biết có đến lượt…
Nhà cháu bỏ ra sân hút thuốc vì không biết làm gì nữa.
Chợt điện thoại reo. Bác người quen nhắn cho cái số đi dộng của ông Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Nhà cháu bấm gọi mà chả tin lắm nhưng không ngờ lại được trả lời.
Ông Đam có vẻ bực mình khi nghe nhà cháu kể:
- Sao lại thế? Sao lại phải gửi bưu điện? Anh đang ở đâu để tôi gọi cho văn phòng ?
Nhà cháu hẹn sẽ quay lại số 01 Hoàng Hoa Thám sau 5 phút.
Đến nơi, kể lại chuyện với chú cảnh sát, nhưng vẫn không có gì thay đổi.
Nhà cháu bấm lại cho ông Đam. Lại được bảo chờ, sẽ gọi cho văn phòng xử lý.
10 rồi 15 phút trôi qua, ông cháu cảnh sát nhìn nhà cháu với vẻ chế diễu pha chút thách thức và lại yêu cầu nhà cháu đưa xe lên vỉa hè, ngoài hàng rào. Nhà cháu đành nhắn tin cho ông Đam: - Nếu được, xin gặp anh 5 phút! Trả lời: - Tôi không có nhà.
Đang thất vọng định đi về vì đã gần 11g30′ thì có một ông tóc muối tiêu ra hỏi, rồi nhận phong bì, bảo sẽ chuyển tận tay anh Đam.
Nhà cháu ‘khách sáo’: - Phiền anh quá, đáng ra tôi có thể chuyển cho văn thư
Bác ấy cười xòa: - Không sao, anh về nhé !
Thì chả về, chứ quay lại chỗ tiếp dân oan của Hà Nội thì cũng hết giờ rồi?
Chiều, 14g nhà cháu lên lại 34 Lý Thái tổ. Vắng ngắt, chỉ có 01 cô gái đang được tiếp.
Nhà cháu chờ khoảng 15 phút. Ông cán bộ sau khi nghe trình bày, không nhận đơn dù không xem đến đơn, khuyên nhà cháu về gửi qua bưu điện, vì chỗ ông ấy KHÔNG CÓ CHỨC NĂNG NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT chuyện của nhà cháu (!?)
Ô hô, nhất ông Bưu điện, nhì ông Bưu điện, ba vưỡn ông bưu điện…
Thì nhờ ông bưu điện thôi chứ biết sao giờ, dù khi mới về làm Thị trưởng, ông Thảo đã có mời nhà cháu lên nói lại về khu di tích đàn tế Xã Tắc cho ông ấy và bộ sậu nghe. Hôm ấy, cái máy chiếu của hội trường UBND Thành phố hỏng, ông ấy xem PowerPoint trực tiếp trên laptop của nhà cháu ! Nhưng đấy là một câu chuyện dài khác, xin sẽ kể sau.
Vầng, thư Phát Chuyển Nhanh nhà cháu gửi lúc 15g43′ cho ông Thảo đây ạ:
922726_408034419304172_857764107_n
Buổi trưa, lúc 11g51′ khi đang đi đường, nhà cháu nhận tin nhắn từ báo Đất Việt về bài mới lên mạng:
“Cục Di sản:Hà Nội phải đề xuất bảo vệ Đàn Xã Tắc! 
(ĐVO) – “Có bảo vệ toàn bộ khu vực đàn Tế Xã Tắc hay không thì thành phố Hà Nội phải để xuất, đưa ra phương án quy hoạch, lúc đó Bộ mới xem xét khoanh vùng và bảo vệ” – Ông Trần Đinh Thành – phó Trưởng phòng quản lý di sản – Cục di sản văn hóa- Bộ Văn hóa cho biết về dự án thi công cầu vượt tại ngã 5 Ô Chợ Dừa vượt lên đầu di tích đàn Xã Tắc.http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Cuc-di-sanHa-Noi-phai-de-xuat-bao-ve-dan-Xa-Tac-2345699/
À, ông phó Trưởng phòng quản lý di sản – Cục Di sản văn hóa PHẢN PHÁO ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội đây mà. 
Hôm 18/4, ông Nguyễn Hoàng Long (Phó trưởng Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội) BẢO:  “Cục di sản lên tiếng đi, lập chương trình quốc gia để chứng minh giá trị văn hóa đi, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất khoanh vùng các điểm cần bảo tồn, bảo vệ đi. Chứ như hiện nay, hoàn toàn thụ động, cách làm ăn xổi...” (http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Ha-NoiBao-ton-dan-Xa-Tac-Cuc-di-san-len-tieng-di-2345453/)
552937_408042169303397_1570441909_n

ÔI, THÊM MỘT LÝ DO NHÀ CHÁU MONG CÁC VỊ CÓ TRÁCH NHIỆM SỚM ĐỒNG Ý TỔ CHỨC HỘI THẢO.
ĐỂ MỌI CHUYỆN ĐƯỢC SÁNG TỎ !
ĐỂ NHÀ CHÁU KHÔNG CÒN LÀ DÂN OAN VĂN HÓA !
ĐỂ DI SẢN CÓ THỂ ĐƯỢC BẢO TỒN !

 UM MANI PADME HUM!

Nguồn : Facebook Nguyễn Hồng Kiên