CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Tín nhiệm không thể là “bán tín, bán nghi”


Đồng Phụng Việt
11-06-2013
Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin.
Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta “bán tín, bán nghi”.
Xét cho cùng, chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.
Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
“Tín nhiệm cao” có nghĩa là “tin”. “Tín nhiệm” là “bán tín, bán nghi” và kế đó, “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “không tin chút nào”.
Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ “tín nhiệm” = “bán tín, bán nghi” và tỷ lệ “tín nhiệm thấp” =  “không tin chút nào” cao quá thì còn để đó làm gì?
“Lấy phiếu tín nhiệm” có giúp gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó.
Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ “bán tín, bán nghi”.
Và “bán tín, bán nghi” chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn.


Copy từ: Đồng Phụng Việt

Theo cách trả lời của PGĐ bệnh viện Đa Khoa Bỉm Sơn thì tương lai bệnh viện sẽ có anh hoạn lợn mổ ...chim cho bệnh nhân.

Thanh Hóa:

Vụ cháu bé bị hiếp có bầu: Câu trả lời gây “sốc” của PGĐ bệnh viện

(Dân trí) - Liên quan đến vụ học sinh lớp 6 bị hiếp dâm có bầu 4 tháng nhưng Bệnh viện Đa Khoa Bỉm Sơn lại chẩn đoán bị viêm đại tràng và viêm họng, PGĐ bệnh viện này đã trả lời: “Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên buộc phải sử dụng người kém trình độ”.
 >>  Bị hiếp dâm, học sinh lớp 6 mang bầu 4 tháng

Sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết “bị hiếp dâm, học sinh lớp 6 mang bầu 4 tháng”, nhiều độc giả đã chia sẻ, động viên gia đình cũng như cháu N. Bên cạnh đó, độc giả cũng tỏ ra bức xúc trước đội ngũ y bác sĩ đã khám bệnh cho cháu N. một cách thiếu trách nhiệm.
Chiều ngày 10/6, PV tìm đến Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì được biết người khám cho cháu N. cả hai lần dẫn đến chẩn đoán sai là bác sĩ đa khoa ở phòng khám của bệnh viện tên là Lê Thị Mai Chi.
Theo chị D., mẹ của cháu N., vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, chị có đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn khi thấy cháu có những biểu hiện buồn nôn, môi thâm tím, khó thở. Cháu N. được bác sĩ Chi khám và chẩn đoán viêm đại tràng rồi kê cho một loạt thuốc uống.
 
Sau khi thấy con uống thuốc vẫn không khỏi, ngày 7/5, chị D. tiếp tục đưa cháu N. xuống lại bệnh viện để khám lại nhưng lần này bác sĩ Chi lại cho rằng N. bị viêm họng và vẫn kê một loạt thuốc. Không thấy con có chuyển biến gì về những biểu hiện bất thường, chị D. đưa con ra phòng khám tư thì mới tá hỏa phát hiện con mình mang một bào thai 4 tháng tuổi.
 
Điều đáng nói là thời điểm chị D. mang con ra phòng khám tư để khám chỉ cách thời điểm cháu N. khám ở Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn 1 tuần. Và cái thai lớn 4 tháng tuổi nhưng vị bác sĩ đa khoa Lê Thị Mai Chi dù đã khám 2 lần vẫn không hề hay biết.
Vụ cháu bé bị hiếp có bầu: Câu trả lời gây “sốc” của ông PGĐ bệnh viện
Đơn thuốc viêm họng được vị Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn khẳng định không ảnh hưởng đến sức khỏe cháu N. cùng thai nhi
Chị D. bùi ngùi: “Nếu bệnh viện phát hiện sớm việc con tôi có thai thì việc giải quyết cái thai trong bụng cháu sẽ dễ dàng hơn. Đằng này để cho con tôi uống linh tinh các thuốc đến hơn 1 tháng trời sau mới phát hiện và đi giải quyết thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của con tôi và hậu quả sau này”.
Trao đổi với PV về vấn đề trên, bác sĩ Đỗ Văn Nhơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, thừa nhận: “Việc bác sĩ Chi khám cho cháu N. không cẩn thận, không toàn diện nên mới chẩn đoán sai. Nhân viên của tôi dù là bác sĩ nhưng học tại chức nên trình độ hạn chế”.
Vụ cháu bé bị hiếp có bầu: Câu trả lời gây “sốc” của ông PGĐ bệnh viện
Bác sĩ Đỗ Văn Nhơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn: "Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên buộc phải sử dụng người kém trình độ"
Tuy nhiên, bác sĩ Nhơn cũng “biện minh” cho rằng: “Để xảy ra nguyên nhân trên là do bệnh viện quá đông bệnh nhân, mỗi ngày có khoảng vài ba trăm bệnh nhân đến khám nên không thể có đủ thời gian và điều kiện khám kỹ, đông bệnh nhân khiến cho áp lực cũng khiến cho việc sai sót là rất cao còn những phòng khám tư nhân họ ít bệnh nhân hơn nên có thời gian, điều kiện hơn.
“Hơn nữa, chúng tôi không ai ngờ cháu bé 13 tuổi lại có bầu và bản thân mẹ cháu bé và cháu bé không cho biết có bầu, chỉ có các triệu chứng nôn, môi thâm và khó thở thì chúng tôi căn cứ vào những biểu hiện như thế chứ không quan tâm đến những vấn đề khác”.
Vụ cháu bé bị hiếp có bầu: Câu trả lời gây “sốc” của ông PGĐ bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, nơi chẩn đoán cháu bé có bầu 4 tháng thành bệnh viêm đại tràng và viêm họng
Khi được hỏi việc biết bác sĩ Chi hạn chế về trình độ tại sao bệnh viện vẫn sử dụng, bác sĩ Nhơn cho biết: “Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên chúng tôi buộc phải sử dụng những người như thế.”
 
Sự việc vừa qua xảy ra, bệnh viện cũng chỉ “giao ban nhắc nhở, rút kinh nghiệm” chứ không có một biện pháp kỷ luật gì đối với bác sĩ “hạn chế trình độ” này.
 
Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, gia đình cháu bé không phẫn nộ gì trước sự việc bị bác sĩ chẩn đoán sai và do bệnh viện “không liên quan” gì đến cháu bé nên không có động thái thăm hỏi gì cả.
 
“Trong các đơn thuốc trị viêm đại tràng, viêm họng mà bác sĩ Chi trước đó đã kê cho cháu N. không ảnh hưởng gì đến cháu N. cũng như thai nhi” - bác sĩ Nhơn khẳng định.
Nguyễn Thùy


Copy từ: Dân Trí

Tôi cũng sẽ tuyệt thực để ủng hộ.

                     
Ngày 10/6/2013, người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ đã bước sang ngày thứ 15 tuyệt thực trong nhà tù - Trại giam số 5 Thanh Hóa – để phản đối việc nhà chức trách “xâm phạm quyền lợi hợp pháp” đối với ông. Bạn bè và người thân của ông Vũ cho biết: Chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng việc tuyệt thực.

Ngày 10/6 cũng là ngày người cựu Tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ nổi tiếng Phạm Hồng Sơn sẽ bắt đầu cuộc tuyệt thực kéo dài 07 ngày tại nhà riêng ở số 21, ngõ 72B Thụy Khuê, Hà Nội. Một trong những lý do ông Sơn đưa ra là nhằm “ Bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt. Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu bách hại của cường quyền tại Việt Nam”.


Và tôi, nhân danh một Công dân Tự do, cũng sẽ tuyệt thực tại nhà riêng ở số 17, đường Liên khu Phương Lưu 8, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng. Vì điều kiện sức khỏe không tốt nên tôi sẽ tuyệt thực làm hai đợt, mỗi đợt 03 ngày. Đợt 1 từ ngày 16/6 đến 19/6/2013. Đợt hai từ 20/6 đến 23/6/2013 để không chỉ bày tỏ sự khâm phục và sẻ chia tinh thần tranh đấu của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn mà còn muốn gửi đi thông điệp của riêng tôi rằng: Không một ai phải độc hành trên con đường tìm kiếm Tự do và Công bằng cho dù người đó đang  trong chốn ngục tù.

Vì sao tôi tuyệt thực trong 06 ngày, chia làm hai đợt mà không phải một tuần, hay mười ngày liên tục và bắt đầu từ ngày 16 chứ không phải ngay hôm nay khi ra thông báo này?

 Thứ nhất, tôi vừa trải qua một cơn đau nặng và đang trong quá trình điều trị. Sẽ rất nguy hiểm nếu tôi thực hiện việc tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe chưa hồi phục. Hơn nữa, việc tuyệt thực là nhằm bày tỏ tinh thần tranh đấu, tình đoàn kết với những người chung chí hướng chứ không phải một hình thức tự hủy hoại bản thân. Tuy nhiên, nếu trong vài ngày tới sức khỏe tôi chưa hoàn toàn bình phục thì việc tuyệt thực sẽ vẫn diễn ra như dự kiến.

Trong trường hợp Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ dừng việc tuyệt thực trong tù trước khi tôi thực hiện hành động này thì đó là một tín hiệu may mắn vì nó chứng minh việc tranh đấu của ông đã đạt kết quả ( cho dù ông phải chịu một tổn thất rất lớn về sức khỏe). Khi đó, tôi sẽ không thực hiện việc tuyệt thực vì điều đó, tôi nghĩ không còn cần thiết.

Thứ hai, hẳn sẽ nhiều người nghi ngờ ( và được quyền nghi ngờ) về mục đích tuyệt thực của tôi. Câu hỏi là: Tại sao tôi không tuyệt thực ngay khi ra thông báo này mà phải chờ đến 6 ngày sau, khi mà rất có thể ông Vũ sẽ chấm dứt việc tuyệt thực trong tù? Ngoài lý do sức khỏe như đã nói ở trên, còn vì lý do khác: Tôi đã từng có thời gian 30 tháng ở tại Phân trại số 4, Trại giam số 5 Thanh Hóa. Tôi rất hiểu lối “hành xử phi pháp và phi nhân” của những người có trách nhiệm tại Trại giam số 5. Cũng như sự thù ghét của chế độ này đối với những người có tiếng nói bênh vực cho lẽ phải. Chính ông Lường Văn Tuyến, ngày 16 tháng 2 năm 2011 cũng đã nhân danh một Giám thị trại giam hứa sẽ dành cho tôi một buổi tiếp sau nhiều lần cho cấp dưới trì hoãn. Xin lưu ý, ngày 16 tháng 2 năm 2011, tôi đã “đón đường”, “chặn gặp” trong một lần hiếm hoi ông này cùng các đồng sự từ Phân trại số 1 - nơi đặt văn phòng làm việc của ông - tới Phân trại số 4 ( nơi giam giữ tù nhân nữ) - để “thị sát”.

Nhưng kể từ ngày 16/2/2011 đến ngày tôi hết án, 18/9/2012 là vừa tròn 19 tháng, ông Tuyến đã không thực hiện lời hứa hay nói cách khác, ông đã nhân danh một Giám thị, người có quyền lực cao nhất của Trại giam để nuốt lời đối với một người tù. Những sự việc kể trên cho thấy tình trạng của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lúc này rất nghiêm trọng bởi không có dấu hiệu nào cho thấy ông dừng việc tuyệt thực cũng như dấu hiệu …nhượng bộ từ phía chính quyền.

So với mười mấy ngày tuyệt thực( có thể còn kéo dài nữa) của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và 07 ngày của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, việc làm của tôi thật vô cùng tầm thường và nhỏ bé nhưng trước mắt, đó là tất cả những gì tôi có thể làm trong hoàn cảnh của mộtngười tù bị quản chế và với tình trạng sức khỏe tồi tệ.

Tất nhiên, những băn khoăn của bác sĩ Sơn cũng là những băn khoăn của tôi. “Sẽ có những nghi vấn về tính xác thực của việc tuyệt thực”. Và xin lấy lựa chọn của bác sĩ Sơn để diễn tả sự lựa chọn cho mình: “đặt niềm tin tuyệt đối vào sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người”.

Xin gửi tới Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và những người tôi yêu mến  tấm lòng của một con người bé nhỏ.

                                                                      Hải Phòng ngày 10/6/2013.

Copy từ: Phạm Thanh Nghiên

Phiếu tín nhiệm buộc phải tín chiệm không có chỗ cho KHÔNG TÍN NHIỆM

29 ông kiểm phiếu, 10 loại phiếu tín nhiệm

 
Cuối giờ chiều nay, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu 47 chức danh lãnh đạo chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê huẩn. Quốc hội đã bầu ban kiểm phiếu gồm 29 thành viên do ông Đỗ Văn Chiến (ĐBQH tỉnh Yên Bái) làm Trưởng ban.



Thay mặt Ban kiểm phiếu, ông Chiến đã phổ biến và hướng dẫn đại biểu Quốc hội về việc ghi phiếu bầu. Cụ thể, phiếu bầu chia thành 10 loại tương ứng với các chức danh và nhóm chức danh sau: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, các PCTQH, Ủy viên UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, các PTT Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ khác, Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC.


Mỗi loại phiếu bầu có in màu khác nhau, được đóng dấu Quốc hội phía trên bên trái (mới được coi là hợp lệ), ghi rõ 3 mức tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Ngoài ra, phiếu đánh dấu cả hai ô, hoặc không đánh dấu...sẽ bị coi là không hợp lệ.


Ngay chiều tối nay, Ban Kiểm phiếu sẽ tiến hành kiểm phiếu. Chủ tịch QH nhận xét “đây là công việc khá vất vả”. Kết quả lấy phiếu sẽ được công bố vào sáng mai (11/6).



Theo hướng dẫn của Trưởng Ban kiểm phiếu, ĐBQH bầu xong bỏ phiếu vào một phong bì riêng. Sau đó, những phong bì của ĐBQH cùng đoàn sẽ bỏ chung vào một phong bì khác để nộp cho Ban kiểm phiếu.
Đêm nay, là cái đêm gì?

Copy từ: Phairzios

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và tù-nhân quyền


Nguyễn Tường Tâm (luật gia)
 
Đã tới lúc TS CHHV ngưng tuyệt thực. TS CHHV cần phải sống để tiếp tục hướng dẫn phong trào tranh đấu cho những quyền cơ bản của người dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền, một chế độ đa nguyên, đa đảng, một chế độ thực sự hòa hợp hòa giải. TS CÙ HUY HÀ VŨ NÊN NGỪNG NGAY CUỘC TUYỆT THỰC ĐỂ BẢO TỐN SỨC KHỎE CHO CÁC CUỘC TRANH ĐẤU TRONG TƯƠNG LAI. 
 
Ngày 27/5/2013, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực để phản đối việc "Giám thị Lường Văn Tuyến xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tôi như không trả lời Đơn tố cáo, không cho gặp vợ không quá 24 giờ ở phòng riêng, không cho gửi thư cho gia đình, không cho nhận một số đồ vật thiết yếu không thuộc danh mục cấm, 10 đầu tài liệu mà Tòa án đã dùng làm chứng cứ kết tội tôi để tôi kháng cáo." Giám thị Lường Văn Tuyến là trại trưởng trại giam số 5 của Bộ Công An. Qua 5 đòi hỏi của người tù Cù Huy Hà Vũ, người ta thấy 5 đòi hỏi đó có vẻ không có gì là quan trọng nếu nhìn như những đòi hỏi cá nhân. Nếu quả thực đó là “quyền” của mọi tù nhân đang bị giam giữ thì người Giám thị trưởng có thể thi hành ngay và phải thi hành ngay. Tại sao vài vấn đề nhỏ như thế mà trại giam và bộ Công An để xảy ra chuyện lớn? Rõ ràng đây có chủ trương gây khó dễ cho đời sống của tù nhân Cù Huy Hà Vũ. Một khi Bộ Công An có chủ trương gây khó dễ cho tù nhân Cù Huy Hà Vũ, thì số phận của các tù nhân khác cũng tương tự, hay còn tệ hơn nữa. Như vậy vấn đề TS CHHV nêu lên không còn là nhỏ nữa, không còn mang tính cách cá nhân nữa, mà là một vấn đề rất lớn, có tính cách toàn quốc, liên hệ tới phúc lợi và quyền của cả trăm ngàn tù nhân khác.
Nhìn dưới góc độ toàn quốc như vậy mới thấy ông CHHV, ngay trong gông cùm vẫn nghĩ tới tranh đấu cho quyền cơ bản của những người thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội: những tù nhân. Cho dù đó là những tù nhân lương tâm hay tù nhân hình sự, hoặc tù nhân trọng án, thì họ vẫn còn một số quyền tối thiểu mà luật pháp qui định. Và những quyền đó phải được chính quyền tôn trọng. Không ai có thể tước đoạt quyền sống cơ bản của những người tù.
Chưa kể theo nhiều tin tức của gia đình các tù nhân đi thăm nuôi về kể lại, nhiều tù nhân khác chẳng những bị sách nhiễu mà còn bị trại cho côn đồ đánh đập trong tù. Có thể nói tất cả những tù nhân lương tâm đều bị Bộ Công An dùng luật rừng hành hạ, trả thù. Tình trạng đó phải chấm dứt. Phải có người trong cảnh ngộ lên tiếng. Những người tù khác không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. Ông CHHV một lần nữa, dù trong ngục tù, vẫn tỏ rõ tư cách của một người trí thức dũng cảm.
Ông xứng đáng được nhân dân ngưỡng mộ. Hành động tranh đấu quyết liệt của ông, hành động tuyệt thực của ông, nâng cao kiến thức pháp lý và lòng dũng cảm của các tù nhân khác để họ biết và dám lên tiếng đòi hỏi quyền sống tối thiểu của họ. Hành động tranh đấu, tuyệt thực của luật gia CHHV cũng nâng cao kiến thức pháp lý cho người dân, để họ hỗ trợ cho những đòi hỏi của các tù nhân khác.
Ông CHHV chưa bao giờ tranh đấu cho quyền lợi bản thân. Ông luôn luôn nghĩ tới quyền và quyền lợi của toàn dân. Khi ông nạp đơn tranh cử chức Bộ Trưởng Văn Hóa, không phải vì ông ham chức quyền, một điều ông đã từ bỏ để đi vào con đường tranh đấu cho một nền dân chủ pháp trị, không còn sự độc tài đàn áp của Cộng sản. Ông tranh cử là để nâng cao trình độ pháp lý của người dân, để họ hiểu rằng, tất cả mọi người đều có quyền tranh cử vào mọi chức vụ dân cử, mà không một qui định nào có thể gạt bỏ một trong các quyền cơ bản đó của mọi công dân.
Ông CHHV thừa hiểu biết để thấy rằng tên giám thị trại giam Lường Văn Tuyến chỉ là một con chốt trong một hệ thống cai trị vô luật lệ, không đáng để ông đánh đổi thân xác. Ông tuyệt thực tranh đấu đây là tranh đấu đòi cải thiện toàn bộ chế độ lao tù. Đó là nét đẹp của người trí thức CHHV.
Nay cuộc tuyệt thực của ông CHHV đã được toàn dân chú ý và biểu đồng tình; đã được nhiều chính phủ các nước dân chủ văn minh chú ý và hỗ trợ, trong đó có Hoa Kỳ. Mục tiêu nâng cao ý thức về quyền của các tù nhân coi như đã đạt được. Mục đích đánh động lương tâm của các chính phủ và nhân dân các nước dân chủ văn minh đã đạt được, và họ đang áp lực nhà cầm quyền Cộng Sản phải cải tổ chế độ lao tù, phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Đã tới lúc ông CHHV ngưng tuyệt thực. Ông CHHV cần phải sống để tiếp tục hướng dẫn phong trào tranh đấu cho những quyền cơ bản của người dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền, một chế độ đa nguyên, đa đảng, một chế độ thực sự hòa hợp hòa giải. ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ NÊN NGỪNG NGAY CUỘC TUYỆT THỰC ĐỂ BẢO TỐN SỨC KHỎE CHO CÁC CUỘC TRANH ĐẤU TRONG TƯƠNG LAI.


Copy từ: Dân Luận

Bộ Công an vẫn tiếp tục khước từ lời đề nghị khẩn thiết của LS Nguyễn Thị Dương Hà

Bộ Công an vẫn tiếp tục khước từ lời đề nghị khẩn thiết của LS Nguyễn Thị Dương Hà, bất chấp người tù Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực sang ngày thứ 16


Kính gửi: Bauxite Việt Nam
Cho tới hôm nay, TS Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực đến ngày thứ 15. Sáng nay 10/6/2013, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là vợ TS Cù Huy Hà Vũ đã làm đơn đề nghị cấp Giấy giới thiệu vào gặp TS Vũ (đính kèm). Nhưng Tổng Cục 8 đã từ chối không cấp phép.
Đề nghị Quý Báo cho đăng kèm theo lá thư mà ông Cù Huy Thước gửi TS Vũ để những ai quan tâm tới TS Cù Huy Hà Vũ được biết.
Xin trân trọng cảm ơn Quý báo,
Gia đình TS Cù Huy Hà Vũ
clip_image002
clip_image004


Copy từ: Bauxite Việt Nam

Trưởng thôn hò dân làng đánh côn đồ như... đánh giặc

.
Trưa 11/5/2013, thấy đám côn đồ xông vào hành hung người dân hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân (xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình), trưởng thôn Đồng Quân nhanh chóng gọi loa phóng thanh kêu cứu.
Hàng trăm người dân nghe báo động lập tức đổ ra giáng trả những kẻ dám làm loạn xóm núi. Lúc vào thì hùng hổ, lúc ra phải bằng xe cứu thương, có lẽ đám côn đồ sẽ phải sợ đến già tinh thần đoàn kết của người dân hai thôn.
Nhóm côn đồ bảo kê cho doanh nghiệp chiếm đất?
Để hiểu sự việc, cần nói sơ qua về bãi đất xảy ra tranh chấp. Theo đó, công ty Cổ phần du lịch Cúc Phương (sau đây gọi tắt là công ty) đã được tỉnh cấp 15 ha đất để xây dựng Khu du lịch Thung Phương (đã xây tường rào kiên cố bao bọc).
Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh bò lê bò càng
Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh
Khoảng 3 năm trước, không biết vin vào cớ nào, công ty cho rằng đã thầu thêm 25 ha đất thuộc địa bàn hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân. Với ý đồ xây dựng trang trại, làm đường bao quanh núi rồi mở một con đường mới nối ra đường lớn, thời gian gần đây, đơn vị này cho xe cơ giới đến múc đất, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, 25 ha đất này là bãi chăn thả gia súc lâu đời của dân hai thôn. Người dân không đồng ý nên hai bên liên tục xảy ra tranh chấp. Cứ mỗi lần "xe múc" đến, bà con lại kéo ra ngăn cản, không cho vào xúc đất.
Ngày xảy ra vụ việc, nhiều nhân chứng cho biết bọn côn đồ đã có mặt từ trưa. Chúng đi bằng xe taxi, được một người trong công ty dẫn đi "khao quân" tại một quán ăn trong khu vực.
Bà chủ quán nhớ lại: "Khi bưng bê phục vụ, thấy bọn họ cười nói rôm rả, bảo nhau ăn uống no say để “chết cũng thành con ma no”. Tưởng chỉ là chuyện đùa, ai ngờ họ đang lấy khí thế để lát sau vào hành hung người dân".
Đánh chén xong, chúng tiếp tục đi taxi tới cổng công ty, thủ hung khí vào trong người rồi đi bộ ra nấp sẵn ở bãi đất tranh chấp.
Khoảng 13h30 ngày 11/5, người dân hai thôn lùa đàn gia súc lên bãi đất chăn thả. Đúng lúc này, công ty lại cho "xe múc" vào xúc đất. Như thường lệ, một số người chăn bò vội chạy ùa ra ngăn cản. Họ không biết đã lọt vào bẫy của đám côn đồ.
Vừa chạy đến gần chiếc "xe múc", họ đã nhìn thấy sáu thanh niên lù lù xuất hiện phía sau những tảng đá lớn. Cả nhóm đều xăm trổ đầy người, đầu trọc lốc, tay lăm lăm dao, kiếm, gậy gộc. Không nói không rằng, chúng lao vào hành hung những người chăn bò. Mọi người sợ hãi, bỏ chạy tán loạn.
Một người chạy chậm bị đuổi kịp liền quỳ xuống van xin, nhưng đám côn đồ vẫn vác gậy quật túi bụi. Đau quá, nạn nhân gắng sức vùng dậy, bỏ chạy vào làng kêu cứu.
Gọi loa phóng thanh dẹp loạn côn đồ
Thấy có côn đồ đuổi đánh người dân, một người nhanh trí đã dùng điện thoại gọi cho ông trưởng thôn Đồng Quân. Phản xạ nhanh không kém, ông trưởng thôn vội chạy sang nhà phó thôn, nơi đặt chiếc loa phóng thanh. Tiếng loa như tiếng báo động thời chiến tranh, xé nát cả buổi trưa không yên bình.
“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. “Giặc" đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh "giặc”. Loa, loa, loa”, nguyên văn lời thông báo của vị trưởng thôn.  
Tiếng loa vừa dứt, người dân hai thôn từ người già, thanh niên cho đến phụ nữ, lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Bị yếu thế, những kẻ phá "xóm núi" liền gọi nhau rút về công ty. Hàng trăm người dân vẫn đuổi theo.
Đám côn đồ nấp vào trong tường bao kiên cố của công ty, liên tục dùng đất đá ném ra. Cho rằng nơi này bất khả xâm phạm, nhóm côn đồ leo lên mái nhà, phanh ngực, lột quần, ngang nhiên thách thức. Hành vi láo lếu khiến cơn giận của người dân càng bùng phát. Hàng trăm người cùng lúc ùa vào trong tường bao. Nhóm côn đồ bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.
Sự việc có thể còn nghiêm trọng hơn nếu đại diện chính quyền địa phương, lực lượng công an xã, công an huyện Nho Quan không kịp thời có mặt. Người dân được thuyết phục đã chấp nhận dừng tay.
Nhóm côn đồ lúc trước còn hung hăng, giờ đã nằm bẹp mỗi tên một chỗ, trong  đó có hai tên bị thương khá nặng. Tuy thế, trong hơi thở yếu ớt, chúng vẫn mạnh miệng dọa sẽ còn quay lại trả thù. Sau đó, nhóm côn đồ được đưa lên xe thùng của công an, đi cấp cứu.
Người dân xóm núi "đại thắng"
Dù “đại thắng”, người dân hai thôn vẫn vô cùng bức xúc trước thái độ của công ty. Vì tranh chấp đất đai, các đối tượng này đã bất chấp pháp luật, manh động gọi côn đồ về hành hung người lương thiện?. Ông trưởng thôn Đồng Quân cho biết cư trú trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra sống ở bãi đất này từ năm 1988.
Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện dân xóm núi “đại thắng”
Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện người dân xóm núi “đại thắng”.
Đã hơn 25 năm, mảnh đất là nguồn sống của người dân, thông qua chăn nuôi gia súc, trồng ngô, trồng đậu. Khoảng gần chục năm trước, công ty bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Lúc đó, công ty xây dựng khu sinh thái, có giấy tờ, quyết định từ tỉnh, huyện, được sự đồng thuận của đa số người dân nên không gặp sự phản đối nào.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công ty có những động thái định chiếm nốt 25ha đất còn lại.
Theo một số người dân, ông Lê Quốc Thịnh, Giám đốc công ty luôn nại ra rằng 25ha đất này đã được công ty thầu lại, có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận như 15 ha xây khu sinh thái trước đó. Tuy nhiên, người dân hai thôn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của chính quyền về việc này.
"Mà cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống", một người địa phương cho biết.
Đồng quan điểm đó, ông trưởng thôn cũng khẳng định không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty thầu thêm 25ha đất.
"Việc tranh chấp chưa ngã ngũ thì công ty đã liên tục điều "xe múc" vào đào đất. Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được", ông trưởng thôn bức xúc.
Được biết sau khi sự việc xảy ra, ngày 19/5, đã có cuộc họp giữa đại diện chính quyền xã và người dân hai thôn với Giám đốc công ty, nhằm giải quyết hậu quả. Tại buổi họp, đối tượng này đã nhận lỗi quản lý nhân viên không chặt, để xảy ra việc đáng tiếc, chịu trách nhiệm trước mọi tổn thất gây ra cho người dân.
Người này cũng hứa sẽ dừng mọi hoạt động làm ảnh hưởng tới 25ha đất tranh chấp, thậm chí chấp nhận không “xin” thêm mét đất nào trên địa bàn xã Cúc Phương nữa.
Nhằm thu thập thông tin nhiều chiều, phóng viên Xa lộ Pháp luật đã tìm đến công ty nêu trên tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên từ sau sự việc, công ty đóng cửa, ngừng hoạt động. Được biết ông giám đốc cũng không có mặt tại địa phương.
Thông tin từ công an huyện Nho Quan, nhóm côn đồ bị người dân hai thôn giáng trả đều bị thương. Có hai đối tượng bị thương khá nặng, phải đi cấp cứu tại Hà Nội, hiện đã ra viện. Cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ, điều tra mở rộng vụ việc.
Theo Xa lộ pháp luật

Copy từ: Pháp Luật Việt Nam

Bộ máy chuyên chính có căm ghét gì cô gái trẻ?


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-10
Blogger Nguyễn Hoàng Vi (2012)
Blogger Nguyễn Hoàng Vi (2012)
File photo
Nghe bài này
Bộ máy của công an Việt Nam liên tục đàn áp các công dân phản kháng bất bạo động của mình. Một vụ bạo hành của công an lại vừa mới xảy ra.
Cô Hòang Vy, người bị công an TP HCM đánh đập là làm nhục hồi tháng 12 năm ngóai, lại bị công an hành hung vào thứ sáu tuần rồi. Năm ngóai cô bị đánh đập là làm nhục khi đến dự phiên tòa goi là công khai xử các thành viên của câu lạc bộ nhà báo tự do. Cô kể với chúng tôi chuyện xảy ra vừa rồi.
Khỏang 11h tối bạn em là Vương Các chở qua quận 12 có chút việc thì bị một nhóm an ninh gồm năm người đi trên ba chiếc xe máy chặn tụi em lại rồi đánh em rất là nhiều. Thời gian gần đây em bị an ninh canh chừng rất là gắt. Họ lôi em xuống rồi đánh em ngã lăn ra đất, khi bà con xung quanh mở cửa nhà xem chuyện gì thì họ bỏ chạy.
Em đi báo công an trước rồi đến bệnh viện, bác sĩ khuyên em nên ở bệnh viện để dưỡng thương, giờ này em cũng còn rất đau. Em nhận ra hai người an ninh trong số năm người đó. Hôm 6/6 em theo giấy mời lên thanh tra công an quận nhứt làm việc về đơn tố cáo của em về vụ em bị làm nhục hồi tháng mười hai năm ngóai.
Khi về thì tụi em bị hai người đó bám theo. Họ vượt đèn đỏ nên bị giao thông bắt dừng lại. Sau đó ít phút họ chỉ đạo cho giao thông bắt bọn em, hốt xe của bạn em về đồn công an.
Nguyên nhân trực tiếp của vụ hành hung này có vẻ như bắt nguồn từ lá đơn Hòang Vy tố cáo công an về vụ hành hung và làm nhục năm ngóai.
Em cũng không biết là vì sao, nhưng em thấy căng thẳng hơn từ khi có vụ làm việc với thanh tra công an quận nhứt. Và gần đây là họ có động thái kêu em lên để làm việc về vụ lá đơn tố cáo của em hồi năm ngòai mặc dù thời hạn giải quyết đã qua lâu rồi. Mà khi làm việc với em về vụ lá đơn, họ có thái độ xem em như là tội phạm chứ không phải là người đi tố cáo.
Hòang Vy cũng là một trong những người đề xướng buổi dã ngọai nhân quyền vừa qua, và hình như hành động đó đã huy động cả một bộ máy chuyên chính, theo dõi một cô gái không một tấc sắt trong tay.
Sau buổi dã ngọai nhân quyền hầu như ngày nào an ninh cũng canh và theo dõi em hết, thậm chí là cuối tuần còn gắt hơn. Đến đầu ngõ nhà em gần chùa Giác Tâm thì họ ngồi đấy rất nhiều và ngày nào cũng như vậy.


Copy từ: RFA

Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.
Một nhà hoạt động từng bị tù vì cổ xúy dân chủ tại Việt Nam tuyên bố cùng tuyệt thực với nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.
Bác sĩ Sơn cho biết ông sẽ tuyệt thực trong 7 ngày kể từ 10/6 hôm nay nhằm bày tỏ sự khâm phục, chia sẻ tinh thần đấu tranh với tiến sĩ luật Hà Vũ và với những ai đang phải gánh chịu “sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.”

Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.

Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: "Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt." 
 
Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.
VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.

VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.
Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Cùng với tuyên bố đồng tuyệt thực của bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong nước, giới tranh đấu ở hải ngoại cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam cũng đang phát động một cuộc tuyệt thực tập thể trước đại sứ quán Việt Nam ở San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), vào sáng ngày 14/6 tới đây để hỗ trợ tinh thần và bày tỏ tình liên đới với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này...
Nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt Đỗ Thành Công từng tuyệt thực nhiều ngày khi bị Hà Nội giam cầm hồi năm 2006 với cáo buộc “xâm hại an ninh quốc gia” vì các hoạt động cổ xúy đa đảng tại Việt Nam. Ông kêu gọi những người yêu chuộng dân chủ hãy đồng hành với luật sư Hà Vũ bằng cách tuyệt thực trước các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước.

Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.

Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:

"Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay."

Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.

Luật sư Dương Hà:

"Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”

Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.

Copy từ: VOA

Đồng hành tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ


Mặc Lâm, BTV RFA
2013-06-10
nguyenquocquan-hungerstrike-622
TS Nguyễn Quốc Quân tuyệt thực trước Tòa Bạch Ốc hôm 10-06-2013 để ủng hộ cho TS Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong nhà tù Việt Nam.
RFA photo



Cuộc tuyệt thực của TS luật Cù Huy Hà Vũ đã được 15 ngày làm xúc động  nhiều người trong đó có Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khiến ông quyết định đồng hành cùng TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực tại nhà riêng trong bảy ngày.
Việc làm này đã đánh động một vị TS khác là ông Nguyễn Quốc Quân và ông đã quyết định cùng với BS Phạm Hồng Sơn gióng lên tiếng chuống báo động về hiện trạng bất công trong tù đối với Cù Huy Hà Vũ bằng việc tuyệt thực trước Nhà Trắng, bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều ngày 10 tháng 6 giờ DC. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với cả hai ông Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Quốc Quân về vấn đề này.
Mặc Lâm: Trước tiên xin BS Phạm Hồng Sơn cho biết ông bắt đầu tuyệt thực từ lúc nào và ông có thể cho biết cách tuyệt thực của ông như thế nào không?
BS Phạm Hồng Sơn: Trước hoàn cảnh người tù chính trị là anh TS luật Cù Huy Hà Vũ đang bị giam cầm tại trại giam số 5 Thanh Hóa, anh đã tuyệt thực để phản đối cách đối xử không pháp luật và thiếu tính nhân văn đối với anh cũng như gia đình anh. Tình trạng tuyệt thực đó cho đến bây giờ không có một dấu hiệu nào dừng lại. Bản thân tôi ngay tối hôm qua có liên lạc với bác sĩ tại trại giam số 5, tôi có hỏi cụ thể sức khỏe của anh Cù Huy Hà Vũ và qua cuộc trao đổi thì tôi nhận thấy bác sĩ trại giam hoàn toàn né tránh các câu hỏi của tôi về tình trạng sức khỏe của anh Vũ cũng như tình trạng tuyệt thực của anh ấy. Tôi thấy nguy cơ gây nên nguy hiểm rất trầm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của anh ấy. Tôi là người đã trải qua nhà tù và cảm thấy hành xử của chính quyền Việt Nam gần đây có nhiều hành vi rất ngang ngược, độc đoán có tính chất chà đạp lên nhân quyền của con người không chỉ những người làm chính trị mà cả những người bình thường ngoài xã hội.
Chính quyền Việt Nam gần đây có nhiều hành vi rất ngang ngược, độc đoán có tính chất chà đạp lên nhân quyền của con người không chỉ những người làm chính trị mà cả những người bình thường ngoài xã hội.
-BS Phạm Hồng Sơn
Chính quyền Việt Nam gần đây có nhiều hành vi rất ngang ngược, độc đoán có tính chất chà đạp lên nhân quyền của con người không chỉ những người làm chính trị mà cả những người bình thường ngoài xã hội.
-BS Phạm Hồng Sơn
Trong tinh thần đó tôi với tư cách là một công dân muốn đóng góp bằng cách tuyệt thực từ ngày mùng 10 tháng 6 và chấm dứt vào ngày 17 tháng 6. Cuộc tuyệt thực của chúng tôi rất đơn giản đó là ở nhà vẫn làm việc bình thường và từ chối không ăn thức ăn trong suốt 7 ngày 7 đêm để chia sẻ tinh thần với Cù Huy Hà Vũ ở trong trại giam số 5.
Mặc Lâm: Thưa TS Nguyễn Quốc Quân, chúng tôi được biết ông có dự định sẽ tuyệt thực trước cửa Tòa Bạch Ốc tức là Nhà Trắng thay vì trước tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington DC như thông lệ. Xin ông cho biết tại sao ông lại chọn địa điểm này?
TS Nguyễn Quốc Quân: Trước nhất tôi đang có một công tác tại Washington DC và tôi đã gặp một vài phóng viên trong đó có anh Mặc Lâm và tôi muốn bày tỏ ý nguyện của mình trước hai người là Cù Huy Hà Vũ và Phạm Hồng Sơn. Thật ra tôi rất đồng cảm trước trình bày của BS Phạm Hồng Sơn về sự đối xử đối với những người có suy nghĩ riêng tư nhưng bị đàn áp như thế nào. Chính bản thân tôi cũng phải gánh chịu những điều đó thì tôi càng cảm thông hơn. Thực tình mà nói cá nhân tôi vừa phẫn nộ vừa xót xa khi mình không biết phải làm điều gì để đồng hành, chia sẻ và kêu gọi sự quan tâm của nhiều người khác. Tôi trong vai trò là người đang ở Hoa Kỳ muốn có sự quan tâm của thế giới nhiều hơn nữa đến trường hợp của TS Cù Huy Hà Vũ cũng như của rất nhiều người bất đồng chính kiến khác.
Tôi rất cảm ơn BS Phạm Hồng Sơn đã có quyết định này khiến tôi nảy ra ý định đồng hành với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước để nêu bật lên trường hợp của TS Cù Huy Hà Vũ.
CuHuyHaVu-600
TS luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 02-08-2011.
Khi tuyệt thực trước cửa Tòa Bạch Ốc, tức là Nhà Trắng, tôi muốn nói lên vai trò của một công dân Hoa Kỳ vì đất nước này đã tôn vinh và nêu lên rất nhiều vấn đề nhân quyền, dân chủ. Tôi muốn Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ phải quan tâm hơn nữa bằng hành động cụ thể để thúc đẩy Việt Nam giải quyết vấn đề nhân quyền cũng như những giá trị tốt đẹp mà từ lâu nay cá nhân tôi cũng như đất nước Hoa Kỳ tôn vinh nó. Mặc Lâm: Xin quay lại với BS Phạm Hồng Sơn. Thưa BS sau khi biết TS Nguyễn Quốc Quân quyết định đồng hành cùng BS để tuyệt thực thì cảm nhận của ông ra sao?

Tôi rất cảm ơn BS Phạm Hồng Sơn đã có quyết định này khiến tôi nảy ra ý định đồng hành với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước để nêu bật lên trường hợp của TS Cù Huy Hà Vũ.
-TS Nguyễn Quốc Quân
BS Phạm Hồng Sơn: Vâng, khi được anh Mặc Lâm cho biết là TS Nguyễn Quốc Quân sẽ tuyệt thực vào ngày hôm nay trước cửa Nhà Trắng tôi có cảm giác rất khó tả. Tôi chỉ xin ngắn gọn rằng đây là đáp ứng của một người đồng bào Việt Nam cùng yêu đất nước này, cùng khát khao tự do cho xã hội, cho dân tộc Việt Nam. Nó chứng tỏ dù bất kỳ nơi đâu cách xa đến mấy hoặc là khó khăn về phương tiện thông tin hay là bất kỳ một trở ngại nào nhưng chúng ta có lòng đồng cảm với tổ quốc có lẽ tâm tư tình cảm của chúng ta sẽ dễ dàng kết hợp với nhau.
Việc TS Nguyễn Quốc Quân có quyết định nhanh chóng như vậy tôi cho rằng đã chứng tỏ với thế giới dân tộc Việt Nam vẫn còn rất mạnh mẽ.
Mặc Lâm: Xin được quay lại với TS Nguyễn Quốc Quân. Thưa chúng tôi được biết ông quyết định tuyệt thực rất nhanh trong hoàn cảnh chưa chuẩn bị chu đáo cho công việc này. Ông có lo ngại sức khỏe của mình hay không?
TS Nguyễn Quốc Quân: Tiện đây tôi cũng xin chia sẻ là tôi không thể tuyệt thực liên tiếp 7 ngày vì công việc của tôi sắp tới. Tôi chỉ xin chia sẻ, đồng hành cùng anh Phạm Hồng Sơn hai hay ba ngày thôi. Nó mang ý nghĩa đồng cảm cùng anh Phạm Hồng Sơn vì tôi phải tiếp tục công việc rất cần thiết tại Âu châu.
Sức khỏe thì dĩ nhiên tôi có lo lắng nhưng nhà tôi càng lo lắng nhiều hơn. Tôi cố để hoàn tất công việc thôi cho nên mong mỏi hãy nhìn sự cố gắng đó như một khích lệ và tôi rất mong sự tiếp tay của nhiều người khác nữa. Ở Washington DC cũng như toàn thể Hoa Kỳ và các châu lục khác để mình cùng nếm thử những gian nan của đồng bào mình, của những người rất cần thiết cho tương lại của đất nước. Tôi chỉ chia sẻ được mối bức xúc, lo lắng của tôi đối với trường hợp nguy kịch của anh Cù Huy Hà Vũ.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn hai vị về cuộc trao đổi hôm nay.


Copy từ: RFA

Quân đội Nhật qua Mỹ tập tấn công đổ bộ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Hagel (trái) tiếp đồng nhiệm Nhật I. Onodera tại Washington. Ảnh 29/04/2013
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Hagel (trái) tiếp đồng nhiệm Nhật I. Onodera tại Washington. Ảnh 29/04/2013
REUTERS/Kevin Lamarque

Trọng Nghĩa
Kể từ ngày 11/06/2013, khoảng một ngàn lính Nhật sẽ có mặt trên bờ biển miền Nam California trong hai tuần lễ để tham gia một cuộc tập trận hỗn hợp với quân đội Mỹ. Mục tiêu chính nhằm cải thiện khả năng tấn công đổ bộ của lực lượng Nhật Bản. Trung Quốc được cho là đã yêu cầu Mỹ hủy bỏ kế hoạch tập trận này nhưng không được đáp ứng.

Theo các thông báo đã được công bố, cuộc tập trận ở California mang tên Dawn Blitz, huy động các đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ, trong lúc phía Nhật cử đến California 3 chiến hạm, 4 trực thăng chiến đấu, cùng với 1.000 binh sĩ. Lực lượng Nhật đã bắt đầu có mặt tại Hoa Kỳ từ cuối tháng 5 vừa qua để chuẩn bị cho cuộc tập trận.
Các nguồn tin từ giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn, đã xác định rằng chương trình tập huấn chưa từng thấy này này chỉ có mục tiêu giúp quân đội hai bên đối phó tốt hơn các tình huống khủng hoảng như thiên tai chẳng hạn. Những người lính Thủy quân lục chiến và thủy thủ Mỹ, sẽ giúp Lực lượng Tự vệ Nhật Bản – tên gọi của quân đội Nhật - hoạt động trong sự phối hợp chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đồng minh chính của mình.
Tuy nhiên, theo hãng AP, trong bối cảnh tình hình đang căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu ngư ngoài biển Hoa Đông, Trung Quốc đã không khỏi bất bình trước đợt diễn tập quân sự Mỹ Nhật này.
Một trong các nguyên do có thể là hai bài tập trong chương trình tập trận, theo đó binh lính hai bên sẽ thực hành một cuộc tấn công đổ bộ trên đảo San Clemente, một trường huấn luyện của hải quân Mỹ ngoài khơi Thành phố San Diego, và một cuộc đổ bộ khác lên bãi biển tại căn cứ Hải quân Mỹ Camp Pendleton.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trích dẫn giới chức chính phủ Nhật xin giấu tên, thì Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ và Nhật Bản hủy bỏ cuộc tập trận. Khi được hỏi, cả hai bộ Quốc phòng và Ngoại giao Nhật Bản đều không xác nhận nguồn tin về yêu cầu của Trung Quốc, nhưng cho biết là kế hoạch tập trận vẫn được xúc tiến. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không trả lời câu hỏi của hãng tin Mỹ việc phải chăng Trung Quốc đã yêu cầu hủy bỏ cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Nhật tại California.
Đối với các quan chức quân sự Mỹ, việc tăng cường năng lực đổ bộ của quân đội Nhật Bản là một nhu cầu thiết yếu vào lúc Washington chú ý nhiều hơn đến việc thúc đẩy một chiến lược châu Á-Thái Bình Dương nhưng với ngân sách quốc phòng bị cắt giảm liên tục.
Sự ổn định của khu vực châu Á hiện đang bị nhiều yếu tố khuấy động, trong đó có tình trạng căng thẳng nảy sinh từ việc Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển với các láng giềng. Đại tá Grant Newsham, phụ trách liên lạc với quân đội Nhật Bản xác định : « Thế kỷ 20 đã dạy cho chúng ta bài học là khi các nền dân chủ có năng lực và quyết tâm tự bảo vệ mình, điều đó sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định… Hầu hết các nước châu Á đều hoan nghênh – (dù có khi không nói ra) - một lực lượng Nhật Bản tinh nhuệ hơn, cùng lúc là đồng minh chặt chẽ của Hoa Kỳ».

Copy từ: RFI

9 triệu tấn lúa hè thu không lỗ là may


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-07
Nông dân mùa gặt
Nông dân mùa gặt. AFP
AFP
Nghe bài này
Thị trường xuất khẩu bế tắc lúa ế gạo rẻ, đến độ Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong nói trong cuộc họp báo ngày 4/6 tại TP.HCM: “lúc này chưa nên đặt vấn đề bảo đảm nông dân có lãi 30% hay không mà là làm sao bán được lúa gạo.”
Chủ tịch VFA đã phát biểu như vậy do có dự báo không sáng sủa về tiêu thụ lúa gạo cho vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân ở khu vực này đã canh tác khoảng hơn 1,1 triệu héc ta cho vụ lúa lớn thứ nhì trong năm, với sản lượng dự kiến hơn 9 triệu tấn lúa.
Không có chiến lược trong vấn đề xuất khẩu
Nhận định về tình trạng này, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia kinh tế tài chính từ Hà Nội phát biểu:
“Ở Việt Nam này mỗi khi được mùa thì mất giá mà được giá thì mất mùa. Đó là hậu quả của vấn đề quản lý thị trường chưa thực sự hiệu quả. Có nhiều khi mùa được thặng thu nhưng giá thị trường nó rớt, rớt trên thị trường thế giới, rớt trên thị trường trong nước thì Nhà nước cũng có chính sách bỏ tiền ra để cho các tổ chức như lương thực miền bắc, lương thực miền nam vay vốn để mua tích trữ 1 triệu tấn để hỗ trợ giá cho nông dân khỏi bị rớt giá. Có chính sách hỗ trợ giá như thế nhưng nó chưa được hiệu quả lắm. Vấn đề của Việt Nam là chưa tổ chức được thị trường để cho nhân dân có thể có được một chính sách ổn định giá cả. Không riêng gì lúa gạo, các nông sản khác cũng vậy.”
Theo lời chuyên gia Bùi Kiến Thành, Việt Nam chưa có chiến lược trong vấn đề xuất khẩu, thí dụ đương khó khăn chưa bán được hàng, thì thương lái và các nhà xuất khẩu hạ giá xuống. Nhà nhập khẩu nước ngoài trả giá 520 USD/tấn thì có người chịu bán 510 USD, người khác bán 500 USD thậm chí 490 USD. Quyết định của một số doanh nghiệp xuất khẩu gây ra thiệt hại cho thị trường và nông dân.
Ở Việt Nam này mỗi khi được mùa thì mất giá mà được giá thì mất mùa. Đó là hậu quả của vấn đề quản lý thị trường chưa thực sự hiệu quả...Vấn đề của VN là chưa tổ chức được thị trường để cho nhân dân có thể có được một chính sách ổn định giá cả.
ông Bùi Kiến Thành

Theo Kinh tế Saigon Online, ngày 5/6 Thủ tướng Chính phủ quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy ra gạo vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long từ 15/6 đến hết ngày 31/7/2013. Quyết định nói rõ, một triệu tấn qui ra gạo mua tạm trữ gồm lúa thường, gạo thường và lúa thơm, gạo thơm, tỷ lệ qui đổi là 2 lúa: 1 gạo và VFA tiếp tục được Chính phủ giao thực hiện kế hoạch tạm trữ. Cũng như mọi lần mua tạm trữ trước kia, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được cấp bù lãi suất tối đa là 3 tháng kể từ 15/6.
Nông dân dùng ghe lớn để chuyển lúa gạo đến các kho dự trữ, hoặc đem bán
Nông dân dùng ghe lớn để chuyển lúa gạo đến các kho dự trữ, hoặc đem bán


Khác với những vụ lúa các năm trước, doanh nghiệp tranh nhau chỉ tiêu mua tạm trữ để được vay tiền ngân hàng không mất lãi. Năm nay, một ngày trước khi quyết định của Thủ tướng chính thức ban hành, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong được báo SGGP Online trích lời nói rằng, do gạo vụ đông xuân cũng có chương trình tạm trữ nhưng doanh nghiệp xuất khẩu thời điểm hiện nay bị lỗ 35-30 USD và không doanh nghiệp nào muốn mua tiếp. VFA sẽ chỉ định doanh nghiệp và giao chỉ tiêu mua tạm trữ nhưng ông Trương Thanh Phong chỉ bảo đảm là nông dân sẽ không phải bán lúa dưới giá thành, có thể mức lời là rất ít.

Thụt lùi thế này chết nông dân

Đối với nông dân trồng lúa lãi 30% giá thành cũng vẫn chưa bảo đảm cuộc sống vì đa số nông dân canh tác trên diện tích dưới 1ha. Thu nhập bình quân đầu người chỉ vào khoảng 550.000 đ/tháng, theo kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam. Nông dân Tám Cước ở đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:

Lợi nhuận không đủ 30% ảnh hưởng đời sống, nông dân chỉ biết có lúa đâu biết gì khác. Mong mấy ông chính quyền làm sao cho lúa có giá lại, nước mình là nước nông nghiệp thì phải phát triển lên hàng đầu chứ thụt lùi như thế này chết nông dân.”

Tại sao Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, năm 2012 còn xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo mà bây giờ người đứng đầu VFA lại bối rối về đầu ra đến vậy. Năm ngoái VFA cho rằng gạo Ấn độ, Pakistan luôn rẻ hơn gạo cùng loại của Việt Nam vài chục USD/tấn nên Việt Nam mất thị phần. Nhưng năm nay gạo Ấn Độ, Pakistan lại luôn cao hơn gạo Việt Nam 60-70USD/tấn. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6, giá gạo 5% tấm giao hàng lên tàu ở cảng TP.HCM là 370 USD/tấn trong khi gạo cùng loại của Ấn Độ, Pakistan được bán với giá 440 USD/tấn.
Ai là người chịu thiệt thòi nhiều hơn người nông dân
Ai là người chịu thiệt thòi nhiều hơn người nông dân. AFP


Phân tích tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang thất thế trên thị trường thế giới, TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho rằng, ngành gạo Việt Nam xuất thân từ các doanh nghiệp nhà nước và luôn dựa vào hợp đồng tập trung cấp chính phủ, nên khi phải cạnh tranh tìm kiếm hợp đồng thương mại thì họ thiếu năng lực và gặp bế tắc. TS Võ Hùng Dũng nói:
Lợi nhuận không đủ 30% ảnh hưởng đời sống, nông dân chỉ biết có lúa đâu biết gì khác. Mong mấy ông chính quyền làm sao cho lúa có giá lại, nước mình là nước nông nghiệp thì phải phát triển lên hàng đầu chứ thụt lùi như thế này chết nông dân
Nông dân Tám Cước
Bởi vậy khi thị trường thăng hoa, phát triển theo nhu cầu quốc tế tăng lên thì họ dễ dàng bán được gạo, còn khi thị trường suy yếu thì họ gặp bế tắc. Tình trạng này lặp đi lặp lại rất nhiều năm cho tới bây giờ cũng không thay đổi, nếu vậy ngành gạo suy yếu kéo dài và nông dân càng thêm khó khăn.”
Chất lượng gạo còn kém, khó canh tranh
Đáp câu hỏi của chúng tôi, phải chăng chính sách lúa gạo của Việt Nam cần điều chỉnh vì có dấu hiệu dư thừa, sản xuất nhiều mà phải xuất khẩu  giá thấp và nông dân không đủ sống. TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định:
“Có những ý kiến cho rằng Việt nam sản xuất một sản lượng lương thực chất lượng thấp quá nhiều và gặp khó khăn trong việc tìm thị trường. Trong khi đó thì Thái Lan chú trọng việc sản xuất gạo phẩm chất cao cho nên họ bán được giá và Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh và việc điều chỉnh là chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa hoặc một vụ lúa một vụ rau, một vụ màu là một điều bình thường. Đây là một sự tái cấu trúc để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tôi nghĩ đấy là một bước hy vọng đem lại tiến bộ trong canh tác nông nghiệp của Việt Nam.”
Việt nam sản xuất một sản lượng lương thực chất lượng thấp quá nhiều và gặp khó khăn trong việc tìm thị trường. Trong khi đó thì Thái Lan chú trọng việc sản xuất gạo phẩm chất cao cho nên họ bán được giá
TS Lê Đăng Doanh
Quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo vụ hè thu đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ không còn kèm theo chỉ đạo bảo đảm giá thu mua sao cho nông dân có lãi tối thiểu 30% như mọi lần và cũng không đưa ra mức giá định hướng. Tham gia tạm trữ vụ hè thu, doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể hiểu là doanh nghiệp có thể thu mua theo giá rất thấp, nếu có người chịu bán.
Ở khúc mắc vừa nêu Thời báo kinh tế Saigon Online trích ý kiến ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công y TNHH Thịnh Phát ở Bến Tre, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất, Chính phủ ấn định giá thu mua có lãi cho nông dân. Lấy giá thu mua quy ngược trở lại giá thành gạo thành phẩm, tính bằng USD, có trừ đi lãi vay ngân hàng và các loại chi phí khác liên quan.
Ví dụ mức giá là 400 USD/tấn thì doanh nghiệp nhận lệnh chính phủ sẽ thu mua tạm trữ tương đương mức giá đó. Đến lúc xuất khẩu, chính phủ có các hợp đồng tập trung  thì phân giao cho doanh nghiệp, trường hợp thấp hơn giá thu mua thì chính phủ bù lỗ còn cao hơn thì chính phủ thu lợi hoặc dành để hỗ trợ nông dân.
Ông Tuấn cho rằng thu mua tạm trữ cách này vừa bảo đảm giá cho nông dân vừa bảo đảm cho doanh nghiệp không chịu rủi ro lớn. Không thấy ông Tuấn đề cập tới mức lời của doanh nghiệp, có thể hiểu được tính vào phần các chi phí liên quan. Tuy vậy chính doanh nhân này đặt câu hỏi là liệu chính phủ có chấp nhận xuất một số vốn rất lớn hay không.
Năm nay ngành gạo Việt Nam vẫn đặt chỉ tiêu xuất khẩu không dưới 7 triệu tấn gạo, tức là tiêu thụ hết sản lượng lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu. Như thế thêm một vụ lúa nữa, người nông dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục không thể ấn định giá bán hạt lúa mình làm ra, mà hoàn toàn tùy thuộc vào những quyết định của người khác.




Copy từ: RFA

Giá điện có thể tăng từ 1/7

Giá điện có thể tăng từ 1/7

Theo dự thảo mới của Bộ Công Thương, khung tính giá điện sinh hoạt sẽ chỉ còn 6 bậc thay vì 7 bậc như hiện nay. Giá điện bán cho ngành xi măng, sắt thép cũng sẽ cao hơn so với các ngành sản xuất khác.
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo lần 3 về cơ cấu Biểu giá bán lẻ điện, dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013, trong đó khống chế giá bán tại từng khu vực theo một tỷ lệ nhất định so với giá bán lẻ bình quân, thu hẹp bậc thang điện sinh hoạt và tách riêng giá bán dành cho nhóm khách hàng sản xuất xi măng, sắt thép.
dien2-1370836152_500x0.jpg
Biểu giá điện bán lẻ dự kiến thay đổi từ 1/7/2013. Ảnh: Hoàng Hà
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo dự thảo sẽ chỉ còn 6 bậc thang, giảm so với mức 7 bậc thang hiện nay, trong đó gộp mức từ 101 đến 200 kWh, thay cho 2 bậc nhỏ hiện nay là từ 101 đến 150 kWh và 151 đến 200 kWh.
Ở bậc thang đầu tiên dành cho các hộ thu nhập thấp sử dụng không quá 50 kWh mỗi tháng và đã đăng ký với ngành điện, giá điện không lớn hơn 80% giá bán lẻ bình quân. Giả dụ với giá bán lẻ bình quân không đổi (là 1.437 đồng/kWh - chưa bao gồm thuế VAT), mỗi hộ gia đình này sẽ phải trả tối đa 1.150 đồng/kWh, thay vì 993 đồng như hiện nay.
Với hộ gia đình bình thường, giá điện sẽ tính từ bậc thang thứ 2 trở đi, bao gồm 5 mức giá. Trong đó, với lượng tiêu thụ điện mỗi tháng dưới 100 kWh, giá điện sẽ áp tối đa bằng giá bình quân, tương ứng 1.437 đồng/kWh theo quy định hiện nay.
Từ 101 đến 200 kWh, giá điện bằng 108% mức chung, so với hiện nay đang phải chịu 2 mức giá là 106% với lượng điện tiêu thụ từ 101 đến 150 kWh và 134% với 151 đến 200 kWh. Quy đổi, mức giá điện cho bậc thang này khoảng 1.552 đồng/kWh.
So sánh với mức giá điện hiện nay, với lượng điện tiêu thụ dưới 150 kWh, hóa đơn tiền điện của mỗi gia đình sẽ phát sinh thêm từ 7 đến 157 đồng mỗi kWh.
Nếu tiêu thụ điện từ 201 đến 300 kWh, tỷ lệ so với giá bán điện bình quân giảm còn 138%. Tương tự, bậc thang từ 301 đến 400 kWh cũng giảm từ 155% xuống còn 154%. Đây là hai mức tiêu thụ điện mà hộ gia đình có thể hưởng lợi so với thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ từ 401 kWh mỗi tháng trở lên, hộ gia đình sẽ phải chịu giá điện cao do áp mức 165% giá điện bán lẻ bình quân, tăng 6%.
Biểu giá điện bán lẻ cho hộ gia đình
dien-JPG-1370851893_500x0.jpg
Đơn vị: đồng/kWh
Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cũng có sự gia tăng. Cụ thể, với cấp điện áp từ 110 kV trở lên, giờ bình thường và giờ cao điểm vẫn chịu mức giá như hiện nay là 84% và 150% giá bán lẻ điện bình quân, nhưng ở giờ thấp điểm sẽ bị tăng thêm 5%, lên 56%.
Ngoài ra, biểu giá bán lẻ điện mới cũng quy định riêng giá điện cho các ngành sản xuất sắt, thép, xi măng, thay cho việc bị gộp giống như các cơ sở sản xuất hiện nay. Lĩnh vực này sẽ phải chịu giá điện cao hơn các ngành sản xuất khác từ 6 - 10% với cùng cấp điện áp 110 kV trở lên.
Trước đó, trao đổi với báo chí tại cuộc họp ngày 6/5, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán lại chi phí phát sinh sau khi giá than bán cho điện tăng nhằm có lộ trình điều chỉnh giá. Bởi theo Quyết định 24 của Thủ tướng, khi chi phí đầu vào như nhiên liệu, tỷ giá... tăng từ 5% trở lên, giá điện sẽ được điều chỉnh tương ứng, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh tối thiểu là 3 tháng. Lần gần đây nhất giá điện được điều chỉnh là ngày 22/12/2012, tăng thêm 5% lên mức bình quân 1.437 đồng mỗi kWh.
Huyền Thư


Copy từ: VnExpress

Gần 30 năm nhìn lại nền kinh tế thị trường Việt Nam. Cơ quan quản lý Nhà nước không đủ kiến thức, năng lực để điều chỉnh.


(ĐVO) - Gặp chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhân chuyến công tác ra Hà Nội của ông, thấy ngưỡng mộ sức làm việc của vị chuyên gia tuổi đã ngoài 80. Chuyến công tác lần này của ông nhằm thẩm định và xúc tiến gói hỗ trợ tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động thuộc lĩnh vực này.

Ông bảo rằng, ngày xưa, những tư vấn chính sách của ông thường được lãnh đạo xem xét, đánh giá và triển khai nhanh hơn. Ông luôn nghĩ và làm việc theo đúng nghĩa là người cố vấn khách quan, trung thực, không vụ lợi về bất cứ vấn đề gì, miễn điều đó có thể giúp được đồng bào, đất nước.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành: - “Đầu những năm 1980, tôi được đại diện Nhà nước Việt Nam do ông Phạm Hùng, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Công an, gửi qua Paris (Pháp) hỏi ý kiến về tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn: cả nước thiếu ăn; vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long không sản xuất đủ để tự nuôi mình; các nhà máy từ Bắc chí Nam không có nguyên liệu để hoạt động; hàng tiêu dùng đã khan hiếm lại bị ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đều phải được phân phối qua các hợp tác xã; cọng rau, con gà cũng không được mua bán tự do, vì hoạt động trao đổi hàng hóa là phạm luật của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với chính sách kinh tế kế hoạch tập trung.
Sau bao nhiêu lần trao đổi, với nhiều văn bản phải viết ra và ký tên để các anh mang về báo cáo với cấp trên (vì trong những ý kiến đưa ra có nhiều phạm trù “kiêng kị” nên các anh không thể báo cáo miệng với lãnh đạo mà cần có chứ ký của tôi để làm bằng chứng rằng các đề xuất là “nhìn từ kinh nghiệm thế giới”, và nhất là từ nền kinh tế “tư bản” Mỹ), chúng tôi đã đi đến đồng thuận là nền kinh tế Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng “dân giàu”, vì trong lịch sử nhân loại từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, không hề có một đất nước nào hùng mạnh được xây dựng trên nền tảng một đám dân nghèo.
 
“Dân giàu” là mục đích tất nhiên của mọi thể chế, nhưng trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, “giàu” là kẻ thù của “vô sản”; vì thế một cán bộ lão thành không thể phát ngôn cho một chính sách cổ vũ cho người dân được “làm giàu”. 
 
Tuy vậy lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã âm thầm “phá rào” và tiến hành thí điểm các phương án cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được chủ động giải quyết nguồn nguyên liệu thay vì phải chờ đợi Trung ương rót xuống, các nhà máy đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

Ngành sắt thép thì đi thu mua sắt phế liệu, ngành nhựa thì đi đào bới các hố bao bì nhựa cũ v.v… giám đốc các nhà máy đã năng động áp dụng những đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế, phát huy trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo điều hành.

Các lý thuyết kinh tế như là “ưu thế tương đối” đã được áp dụng qua cách bố trí nhân sự “đúng người, đúng việc”, không còn bắt anh thợ may đi đóng giày và anh thợ giày đi may áo. Năng suất được tăng lên, sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn.

Hàng hóa trở nên dồi dào. Bước tiếp theo là cho phép các doanh nghiệp được “trao đổi” hàng lấy nguyên liệu hay lấy sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Thị trường bắt đầu hình thành. Nền kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu từ đó. Từng bước, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã triển khai các phương pháp kinh doanh mới và xoá bỏ các rào cản của nền kinh tế kế hoạch tập trung, giải tỏa ngăn sông cấm chợ.
 
Rút kinh nghiệm thành quả ban đầu của TP. Hồ Chí Minh, năm 1983 lãnh đạo Đảng và Nhà nước họp bàn tại Đà Lạt về khả năng áp dụng cho cả nước (Hội nghị Đà Lạt, ngày 12-19 tháng 7, 1983). Đây là những bước đột phá đầu tiên nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Cuối cùng thì chính sách “Đổi Mới” đã được Đại hội VI thông qua với những từ ngữ khiến cho nhiều người bỡ ngỡ.  Kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
 
PV:- Thưa ông, từ 1985 – 2013, hai mươi tám năm đã trôi qua, xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đi đến đâu?
 
Ông Bùi Kiến Thành: -Trong tinh thần phấn khởi của một cuộc “Đổi mới” đầy triển vọng, người dân cũng như mọi người thương yêu Việt Nam đặt rất nhiều hy vọng vào một thời đại mới của một dân tộc thông minh, kiên cường, sáng tạo.

Nhiều người nghĩ rằng đây là một cuộc “cách mạng” giải phóng sức sáng tạo của tất cả các thành phần xã hội, trả lại quyền tự do kinh doanh cho toàn dân, tạo điều kiện để mọi lực lượng tham gia hoạt động kinh tế, xóa bỏ quan liêu bao cấp, chuyển đổi cơ chế kế hoạch tập trung qua cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ “chuyên chính vô sản”, đặt nền tảng phát triển xã hội dựa trên tích lũy tài sản tư nhân, lấy phương án thị trường cạnh tranh để hội nhập quốc tế, kèm theo là những mục đích kinh tế, chính trị, xã hội cốt lõi mà nền kinh tế phải đạt được, nhằm phục vụ con người thay vì nô lệ hóa con người.
 
Sau một thời gian dò dẫm, các tiệm mua bán đã mở cửa trở lại. Luật Doanh nghiệp ra đời, các công ty tư nhân xuất hiện, hoạt động nội thương, ngoại thương không còn phải thông qua “ủy thác” với các doanh nghiệp nhà nước.
 
Với Luật Đầu tư Nước ngoài, Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư, công nghệ, khoa học quản lý từ các “chế độ cừu địch” nay trở thành “đối tác hợp tác”.
 
Rồi các ngân hàng thương mại cổ phần, thị trường chứng khoán, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lần lượt  xuất hiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phát triển.
 
Tuy vậy việc thực thi chính sách “Đổi mới” và tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam suốt gần 30 năm qua chưa đạt được kết quả như mong đợi. Kinh tế Việt Nam vẩn chưa thật sự thoát khỏi khu vực các nước “thu nhập trung bình thấp”. Doanh nghiệp tư nhân còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
 
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẩn là thành phần “chủ đạo”, chiếm gần 50% tín dụng ngân hàng, hiệu suất thấp, lãng phí cao, nợ xấu, nợ khó đòi chồng chất. Nhiều dự án tái cấu trúc đã được Chính phủ đề xuất, nhưng vẩn chưa qua khỏi giai đoạn văn bản trình Quốc hội.
 
 Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sư cam kết với các giá trị cốt lỏi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên tòan thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển.
Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sự cam kết với các giá trị cốt lõi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý Nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển.
PV: -Vậy những gì đã ngăn chặn bước tiến của Việt Nam?
Ông Bùi Kiến Thành: - Việc thực thi chính sách “Đổi mới” và tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn, cốt lõi là do thiếu sự nhất quán trong tư duy và một hệ thống quản lý Nhà nước phù hợp.
 
Sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương với Việt Nam, nhà nước Mỹ đã gửi một phái bộ chuyên gia (Star Program) để giúp Việt Nam soạn thảo các văn bản pháp luật cần thiết cho phát triển kinh tế thị trường và quan hệ thương mại với Mỹ. 
 
Sau khi ký Hiệp định WTO với Việt Nam, cộng đồng quốc tế cũng đã hỗ trợ Việt Nam sửa đổi gần 100 bộ luật để phát huy hội nhập.
 
Hệ thống văn bản pháp luật đã được hiện đại hóa, nhưng guồng máy thực hiện vẫn là của thế kỷ trước, chẳng những chưa được nâng cao về năng lực và ý thức, mà còn nặng nợ với các giáo điều lạc hậu, lại thêm tha hóa, quan liêu, tiêu cực mà Nghị quyết Trung ương IV cũng chưa làm lay chuyển được.
 
Xuyên suốt gần 30 năm “Đổi mới” Ngân hàng Thế giới đã viện trợ cho Việt Nam nhiều tỷ USD để đào tạo, nâng cao năng lực điều hành (Capacity Building) trong nhiều lĩnh vực từ quản lý công (Public Administration) đến điều hành ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang lao vào tình trạng bất ổn, nợ xấu tràn lan, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, mà điểm xuất phát lại là từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, phạm luật, phạm quy, mà các cơ quan quản lý Nhà nước không đủ kiến thức, năng lực để điều chỉnh.
 
Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sự cam kết với các giá trị cốt lõi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý Nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển. 
 
PV:- Đại Hàn, Singapore, Đài Loan cũng trong khoảng thời gian như Việt Nam, từ một nền kinh tế “mới nổi” đã bắt kịp các nước phát triển về công nghệ, và thu nhập cá nhân. Vậy các nơi đó đã làm được những gì mà Việt Nam nên nghiên cứu để rút kinh nghiệm, thưa ông?
 
Ông Bùi Kiến Thành:- Từ một chế độ độc tài quân phiệt, Đại Hàn đã nhanh chóng xây dựng một chế độ Nhà nước pháp quyền, kèm theo một chính sách phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy mọi nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh và xâm nhập quốc tế.
 
Qua phương thức nhà nước cho vay 100% vốn phát triển cho những doanh nghiệp có dự án khả thi; và tài trợ gần như toàn bộ các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, các doanh nghiệp Đại Hàn đã tiến lên và chiếm vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa hoc, sản xuất kinh doanh, vượt qua cả các nước phát triển. Sản phẩm của LG, SAMSUNG đã chiếm ngôi đầu bảng trong ngành điện máy, điện tử, và  tin học.
 
Singapore đã thoát ra khỏi tình trạng một quốc gia nghèo nàn lạc hậu, bằng một quyết sách bài trừ tiêu cực, xây dựng một Nhà nước thông thoáng, đáp ứng được sự mong đợi của các tập đoàn kinh doanh trên toàn thế giới.
 
Đài Loan đã vươn lên để trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Á, qua những cải cách triệt để về thể chế cũng như về phương thức kinh doanh, chấp nhận và phát huy quy luật của kinh tế thị trường.
 
Nhìn xa hơn một chút nữa, các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức đã xử lý việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước như thế nào để thực hiện cuộc đột phá kinh tế trong những thập kỷ qua? Dưới sự lãnh đạo của Thủ Tướng Thatcher, tất cả các doanh nghiệp nhà nước Anh đã được nhanh chóng tư nhân hóa (Privatize), từ điện lực, dầu khí, vận tải, viễn thông, không chừa một lĩnh vực nào. Chính phủ không giữ lại một tỷ lệ chi phối nào, mà đã giải phóng cho các doanh nghiệp được tự do tìm đường phát triển.
 
Và nước Mỹ đã làm thế nào để đối mặt với những thách thức từ ngày lập quốc và đang tiếp tục diễn ra liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử?  Bắt đầu bằng một Hiến pháp xây dựng trên quyền tự do của người dân, Nhà nước và nhân đân Mỹ đã linh hoạt giải quyết các biến động qua sự đồng thuận, các bên đồng có lợi.
 
Rất nhiều lần trong lịch sử nước Mỹ tình hình kinh tế đòi hỏi phải có một ban lãnh đạo quản lý nhà nước mới,  nhưng việc chuyển giao quyền lực đã được thực hiện trong trật tự và yên bình. 
 
Từ năm 1919 đến năm 1945, tình hình đã được cải thiện, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 35 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình kéo dài 18 tháng. Và từ năm 1945 đến năm 1991, mọi việc còn tốt hơn, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 50 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình chỉ kéo dài 11 tháng.
 
Ngoài việc tin rằng thị trường tự do làm gia tăng hiệu quả kinh tế, việc tự do kinh doanh còn được coi  là cách thức nâng cao các giá trị chính trị của người dân. 
 
Trong những năm đầu thế kỷ XX, khi các tập đoàn kinh tế, ví dụ như công ty dầu khí ESSO của nhà tỷ phú Rockefeller, trở thành những tổ chức độc quyền, Chính phủ Theodore Roosevelt đã ra quyết định giải tán và chia ra thành nhiều công ty độc lập và cấm không được liên kết để lũng đoạn thị trường.

Trong những năm gần đây, khi các tập đoàn viển thông tập trung quá nhiều quyền kiểm soát thị trường, Nhà nước Mỹ đã áp dụng Luật cấm độc quyền để chẻ nhỏ công ty BELL TELEPHONE thành ra  nhiều đơn vị. Hiến Pháp Mỹ, cũng như hệ thống luật pháp Mỹ rất kiên quyết bảo vệ quyền bình đẳng của toàn dân. 
 
Tất cả người Mỹ, từ Tổng Thống đền thường dân đều phải nghiêm túc tuân thủ pháp luật và đều bình đẳng như nhau trước pháp luật.
 
Trong tất cả các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp Mỹ, cũng như giữa doanh nghiệp Mỹ và các đối tác nước ngoài, đều có tham chiếu và trích dẩn điều khoản của Luật Phòng chống tham nhũng về cấm đưa hay nhận hối lộ. Nếu vi phạm, bên đưa cũng như bên nhận đều bi truy tố hình sự.
 
Năm 1983 một sự kiện tiêu biểu đã xảy ra là lãnh đạo công ty công nghiệp hàng không Lockeed và nguyên Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka đã bị xử lý và lĩnh án tù vì đã đưa và nhận hối lộ trong một thương vụ mua bán máy bay.
 
PV: - Nhìn rõ vấn đề của Việt Nam, tư vấn khách quan, trung thực nhưng thực tiễn lại chậm thực hiện, ông nghĩ sao ?
 
Ông Bùi Kiến Thành: (Cười) Tôi luôn tư vấn hoàn toàn khách quan và trung thực, không vụ lợi về bất cứ vấn đề gì khi được hỏi ý kiến. Còn việc nghe thế nào, làm theo đến đâu, đó là ý chí và trách nhiệm của những người lãnh đạo.
 
Họ mới là người chịu trách nhiệm về những quyết định của mình với nhân dân, và với lịch sử. Phần tôi, tôi đã cố gắng làm tốt nhất những gì có thể.
 
Nguyễn Nguyễn (Thực hiện)


Copy từ: Đất Việt