CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Những Chuyện Khó Tin Trong Nghiên Cứu Khoa Học Ở Việt Nam

Nguyễn Văn Tuấn: Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của khoa học nước nhà.

Chuyện thứ nhất là công bố thật nhiều. Hôm cuối năm 2013, tôi được một đồng nghiệp ân cần tặng một số đặc biệt của một tạp chí y học do một trường y xuất bản. Tôi không chú ý lắm, vì thú thật lần nào về cũng có nhiều bạn tặng tạp chí như thế, nhưng lần này thì anh bạn rất ân cần muốn tôi cho ý kiến. Đêm về khách sạn, mở tạp chí ra đọc thấy có một tác giả đăng một mạch 5 bài trong số đặc biệt của tạp chí đó [1].
Tất cả 5 bài tác giả đứng tên duy nhất. Trong số đó, 4 bài là tường thuật những ca lâm sàng, và 1 bài là thuộc dạng clinical audit – giống như đếm các đặc điểm những ca lâm sàng ghi nhận trong một thời gian. Những ca này tôi không dám nói hay hay dở vì không phải là người có cùng chuyên ngành, nhưng tôi có thể nói là quá đơn giản. Tất cả không thể xem là “research” được. Những ca lâm sàng được công bố trên các tập san y khoa quốc tế có uy tín thường rất thú vị, xét nghiệm rất nhiều, và luôn luôn có những thông điệp quan trọng. Có những ca lâm sàng dẫn đến khám phá quan trọng như gen LRP5 trong ngành xương [2]. Nhưng thử tưởng tượng, một tạp chí công bố một loạt 5 bài của một tác giả! Đó là một điều bất bình thường, ngay cả với tạp chí phổ thông dành cho đại chúng [3]. Sau này, anh bạn tôi mới cho biết rằng đó là số đặc biệt dành cho tác giả, người lúc đó đang làm hồ sơ để được phong chức danh giáo sư / phó giáo sư. Không biết kết quả phong chức danh ra sao, nhưng tôi nghĩ cách làm việc như thế rất lạ lùng và nó hoàn toàn không giống một qui tắc nào trong xuất bản khoa học.

Chuyện thứ hai là bán dữ liệu. Trong khoa học, dữ liệu có giá trị như vàng. Nói cho cùng tất cả nỗ lực từ thiết kế đến đo lường và chi tiêu tiền bạc cũng chỉ để thu thập dữ liệu. Khi nói “dữ liệu” tôi không chỉ nói đến số liệu, mà còn là hình ảnh và sinh phẩm, mẫu máu, mẫu DNA, v.v. liên quan đến công trình nghiên cứu. Vì lí do y đức, dữ liệu gốc phải được bảo mật rất kĩ, thường phải để trong tủ sắt và chỉ có người có trách nhiệm mới được tiếp cận. Nhưng dữ liệu có khi được chia sẻ giữa các nhà nghiên cứu khi có đề tài mới. Một nguồn dữ liệu tốt có thể khai thác vài chục năm là chuyện bình thường. Chính vì thế mà dữ liệu được xem là vàng. Ấy thế mà ở VN người ta không quí dữ liệu. Có nhiều người làm xong nghiên cứu, hỏi họ dữ liệu ở đâu, họ nói tỉnh queo rằng đã vứt bỏ rồi! Họ nói như là không có gì xảy ra. Nhưng vứt bỏ dữ liệu sau nghiên cứu có thể xem là “tội phạm”. Nhưng nghiêm trọng hơn có người còn bán dữ liệu cho người nước ngoài. Họ không thấy dữ liệu là quí hay không biết làm gì với dữ liệu, nên họ … bán (khi có nhu cầu và người mua). Việc bán dữ liệu như thế là vi phạm đạo đức khoa học một cách nghiêm trọng. Người mua cũng vi phạm y đức. Những công trình như thế không nên cho công bố trên các tập san khoa học.

Chuyện thứ ba là giả tạo dữ liệu. Đã lâu lắm rồi, khi tôi còn quan tâm đến vụ chất độc da cam (gọi tắt là AO – Agent Orange), có một số em sinh viên từng tham gia đoàn khảo sát về nhiễm AO ở miền Trung nói cho nghe những chuyện [mà lúc đó] tôi không tin. Các em đó nói rằng tham gia đoàn công tác khảo sát vui lắm, ban ngày chẳng tìm được ai là nạn nhân AO, nên chẳng thu thập được dữ liệu nào cả, thế là đêm về khách sạn các em phịa ra dữ liệu bằng cách điền vào bộ câu hỏi! Các em kể chuyện một cách vô tư và có phần vui vẻ, làm như là đắc thắng về sáng kiến của mình. Lúc đó tôi nghĩ họ chỉ nói cho vui, chứ không tin có chuyện động trời như thế, nhưng sau này thì có nhiều người xác định đó là điều có thể xảy ra. Sau này càng ngày càng hiểu, tôi biết trường hợp đó chỉ là một trong biết bao trường hợp giả tạo dữ liệu trong khoa học. Bởi vì các em biết mình đi làm với mục đích gì, và để làm vui lòng thầy cô hay cấp trên của thầy cô, các em có thể giả tạo dữ liệu sao cho khi phân tích thì kết quả sẽ rất “đẹp”, hiểu theo nghĩa đúng với ý định của thầy cô.

Chuyện thứ tư là những kết quả nghiên cứu “đẹp” một cách bất thường. Trong khoa học thực nghiệm, không bao giờ có những dữ liệu trơn tru hay đúng với giả thuyết của mình, và nếu có thì đó là điều đáng nghi ngờ. Do đó, bất cứ kết quả nào quá đẹp người ta đều nghi ngờ là “too good to be true”. Có lần ngồi nói chuyện với một đồng nghiệp Mĩ cũng quan tâm và có nghiên cứu về AO, anh ta nói (và tôi diễn giải nôm na): “Eh mày, tao rất ngạc nhiên là tất cả các báo cáo nghiên cứu của đồng nghiệp VN đều cho ra một kết quả nhất quán là AO có hại cho đủ thứ bệnh; tụi tao làm bao nhiêu năm nay và dùng máy Spect đo lường dioxin rất tinh vi, mà trầy trật, lúc phát hiện +ve, lúc phát hiện –ve, lúc chẳng có gì. Tao khâm phục tụi nó”. Tôi biết và hiểu hắn nói gì, thậm chí còn biết câu thứ hai hắn sắp thốt ra là gì! Tôi suy nghĩ vài giây rồi giải thích: Tao nghĩ chắc vì tụi nó nghiên cứu ở môi trường mà độ phơi nhiễm cao nên dễ phát hiện mối liên quan, còn mày là thằng đi rải độc chất, có phơi nhiễm gì đâu, nên tụi mày khó phát hiện là đúng rồi. Tay đồng nghiệp Mĩ nhìn tôi mỉm cười (như thầm nói gì đó) và nhún vai nói: có lí! Thật ra, tôi chưa chắc tin những gì tôi nói , nhưng vì danh dự VN nên phải giải thích cho vui. Nhưng khi hàng chục nghiên cứu cho ra một kết quả nhất quán thì điều đó có thể là sự thật, nhưng cũng có thể là sai sót gì đó trong phương pháp, hoặc giả tạo dữ liệu.

Chuyện thứ năm là vặn vẹo dữ liệu. Có những trường hợp vặn vẹo dữ liệu sau khi đã thu thập xong. Đó là trường hợp một anh bác sĩ sau khi đã thu thập xong dữ liệu, và tiến hành phân tích. Nhưng khổ thay, kết quả phân tích cho thấy không như người hướng dẫn nghĩ. (Dĩ nhiên, những gì người hướng dẫn nghĩ chưa chắc đã đúng). Thế là người hướng dẫn đề nghị anh bác sĩ “sửa vài con số” để sao cho kết quả giống như anh ta nghĩ trong đầu. Khi ra trình bày thì đồng nghiệp chỉ thấy ấn tượng với những bảng biểu, đồ thị hoành tráng, chứ đâu ai biết sự thật đằng sau. Anh bác sĩ này đáng quí ở chỗ là anh cảm thầy dằn dặt vì chuyện làm bậy, nên anh quyết định bỏ cuộc nghiên cứu. Anh ta trở nên chán chường và nghi ngờ tất cả những dữ liệu nghiên cứu của đồng nghiệp khác.

Chuyện thứ sáu là gây áp lực để đứng tên tác giả bài báo. Trong hoạt động khoa học, đứng tên tác giả bài báo là một trách nhiệm nghiêm chỉnh. Người đứng tên tác giả phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà cộng đồng khoa học đã đồng ý và tuân theo. Nói ngắn gọn, người đứng tên tác giả bài báo phải là người có đóng góp tri thức và phương pháp trong công trình nghiên cứu, kể cả soạn bài báo. Bộ tiêu chuẩn tác giả ghi rõ nếu là giám đốc hay đứng đầu nhóm nghiên cứu, hay người có công xin tài trợ, mà không đáp ứng các tiêu chuẩn chính thì vẫn không có tư cách đứng tên tác giả bài báo khoa học. Thế nhưng ở VN làm sếp lại là tiêu chuẩn quan trọng để đứng tên tác giả, dù đương sự chẳng có đóng góp gì cho bài báo. Có người thậm chí còn không biết bài báo phản ảnh điều gì và công bố ở đâu. Có lần tôi tiếp nhận lí lịch khoa học của một vị có gần 80 bài báo khoa học, nhưng toàn là đứng tên trong danh sách tác giả như là “foot soldier” (lính đánh bộ), và tôi ngạc nhiên lắm. Nhưng sau này thì rõ ràng là tác giả chỉ là honorary author – tác giả danh dự (vì là giám đốc bệnh viện) chứ không có thực sự làm nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu từ bệnh viện này cười nói ai mà không đề tên bác ấy vào danh sách tác giả thì lần sau đừng nghĩ đến chuyện thu thập dữ liệu từ bệnh viện do bác ấy làm giám đốc. Tuy nhiên, theo tôi biết đây là trường hợp thiểu số, vì nhiều giám đốc bệnh viện ở VN không quan tâm đến việc đứng tên tác giả bài báo.

Chuyện thứ bảy là gian dối trong cách đề tên tác giả. Một lần khác ở Chợ Rẫy, tôi nghe được một câu chuyện mà chẳng biết nói sao. Sau khi tôi nói xong bài nói chuyện, có vài câu hỏi cũng thú vị, rồi đến một anh đứng lên phát biểu chứ không hỏi. Anh nói rằng ở VN có những người cố tình gian trá về cách ghi tên tác giả trong hồ sơ xét phong chức danh GS/PGS. Bởi vì theo qui định, một bài báo có n tác giả thì số điểm được tính cho ứng viên là k/n điểm (trong đó k là điểm chung cho bài báo). Do đó, để nâng cao điểm cho mình, ứng viên chỉ cần ghi danh sách tác giả bài báo theo công thức “ứng viên và cộng sự” thì điểm sẽ là k/2 [4]. Tôi thật sự không biết nói gì sau khi anh ấy nói xong, vì nói gì thì cũng đụng chạm [có khi là] bạn bè. Thoạt đầu mới nghe qua, tôi thấy khó tin là vì chẳng lẽ hội đồng chức danh không xem xét bài báo gốc để biết bao nhiêu tác giả! Nhưng nhiều người cho biết mánh khoé đó có thật! Câu chuyện nói lên một sự gian dối quá thấp. Biết rằng gian dối là thấp, nhưng gian dối kiểu như thế trước một hội đồng gồm những người có học và còn qua được thì nó cũng nói lên khả năng của hội đồng.

Chuyện thứ tám là chủ nghĩa bình quân trong cách tính điểm bài báo. Thật ra, việc định lượng hay tính điểm bài báo khoa học đã là một việc rất khó làm và theo tôi biết không có đại học nào làm cả. Nhưng ở VN, các hội đồng chức danh GS/PGS bằng cách nào đó qui định rằng bài báo trên tập san A là 2 điểm, bài báo trên tập san B là 1 điểm, v.v. Nhưng điều còn lạ lùng hơn nữa là họ có qui định rằng bài báo công bố trên tập san nước ngoài có cùng điểm với tập san A ở trong nước! Chúng ta biết rằng đại đa số (có lẽ là 99.9%) các tập san khoa học trong nước không nằm trong danh mục ISI, và không có impact factor. Do đó, đánh đồng một bài báo trong nước với một công trình trên một tập san danh tiếng ở nước ngoài là điều cực kì vô lí. Ngay cả ở nước ngoài, hay cụ thể là ở Úc, không ai điên rồ đến nỗi đánh giá một bài báo trên tập san Medical Journal of Australia tương đương với một bài trên tờ The Lancet! Nhưng trong thực tế thì sự vô lí đó tồn tại qua nhiều năm và vẫn tồn tại: một bài báo trên tạp chí y học của Bộ có điểm y chang như một bài báo trên tập san New England Journal of Medicine!

Chuyện thứ chín là đạo văn. Hai năm trước, khi có dịp ghé thăm và giảng tại một trường y, một đồng nhiệp tặng tôi một số đặc biệt của tạp chí y học của trường. Số này công bố hoàn toàn bằng tiếng Anh, với gần 1000 trang. Nhìn bề ngoài rất “hoành tráng”. Trong lòng thì tôi thật sự mừng vì nghĩ rằng hoá ra có nơi đã ra tập san bằng tiếng Anh, và đó là một dấu hiệu tích cực. Nhưng đêm đó, về khách sạn, tôi đọc qua nhiều bài mình quan tâm, thì thấy có rất nhiều vấn đề về chất lượng. Tiếng Anh cũng còn rất …. Việt Nam, có quá nhiều sai sót. Trong những bài như thế, tôi đặc biệt đến một bài mà đoạn mở đầu (introduction) được viết với văn phong rất smooth (trôi chảy), có chất thơ và cái air báo chí, nhưng đến đoạn phương pháp và kết quả thì có nhiều sai sót về văn phạm, cách dùng từ, cách diễn tả, v.v. Chỉ cần một phút trên mạng, tôi thấy đoạn văn đó được trích từ một website về bệnh mà bài báo quan tâm. Website đó dành cho đại chúng, nên văn phong có cái air báo chí. Tôi có báo cho anh bạn biết, và đề nghị không làm lớn chuyện làm gì, chỉ cần báo cho anh ấy biết và khuyên không nên làm như thế nữa.

Một lần khác (năm ngoái) tôi gặp một trường hợp khá hi hữu. Số là một anh bác sĩ gửi tặng tôi luận án của anh ấy như là một lời cám ơn vì tôi có giúp anh chút việc trong khi học. Tôi đọc đến đoạn mô tả về một hormone (khoảng 1.5 trang) mà tôi thấy giọng văn rất … quen. Quen nhưng nghĩ hoài không ra đã thấy ở đâu. Ngày hôm sau tôi chợt nhớ đó là đoạn văn … của tôi! Đó là bài tôi viết cho báo Tuổi Trẻ. Vì viết cho Tuổi Trẻ nên tôi không dùng những thuật ngữ, và giọng văn có phần bình dân. Kiểm tra lại thì đúng là nguyên đoạn văn từ bài viết đó, và anh ấy đã sao chép nguyên văn. Lúc đó, tôi ở vị thế lúng túng, không biết làm gì cho hợp lí. Tôi chỉ viết email cám ơn anh ấy và có nói nhẹ rằng anh nên cố gắng dùng cách diễn giải của mình và nên viết văn cho khoa học hơn. Nhưng tôi nghĩ anh ấy không hiểu tôi nói gì.

Chuyện thư mười là qui định lạ lùng về công bố nghiên cứu. Ai cũng biết rằng trước khi bảo vệ luận án, thí sinh thường phải công bố kết quả nghiên cứu. Ở vài nước, đặc biệt là Bắc Âu, luận án tiến sĩ trong thực tế là tập hợp những bài báo đã công bố cộng với hai chương dẫn nhập và bàn luận. Công bố kết quả nghiên cứu trước khi bảo vệ luận án là qui trình chuẩn. Ấy thế mà ở VN có đại học qui định rằng thí sinh không được công bố kết quả nghiên cứu trước khi bảo vệ luận án! Thoạt đầu nghe qua qui định này tôi không tin, vì nghĩ chắc là có hiểu lầm đâu đó, nhưng sau này có dịp tìm hiểu và đọc được email tôi mới biết là có qui định lạ lùng, nếu không muốn nói là “ngược đời” như thế. Thật không hiểu nổi tại sao ban giám hiệu lại để cho một qui định như thế hiện hữu trong đại học.

Những câu chuyện trên đây (dĩ nhiên là chưa đầy đủ) phản ảnh một “văn hoá khoa học” – nếu có thể dùng cụm từ đó – nhếch nhác. Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất nghiêm trọng. Dĩ nhiên, những gian dối này không chỉ xảy ra ở VN, mà còn thỉnh thoảng xảy ra ở các nước tiên tiến. Không ai biết qui mô gian lận khoa học ở VN cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám trên báo cho người ta cảm giác vấn đề khá phổ biến. Một số đại học VN có tham vọng được đứng tên trong danh sách “Top 500” hay “Top 200”, hay muốn trở thành đại học đẳng cấp quốc tế. Thậm chí có một doanh nghiệp Nhà nước và một đại học còn kí kết hợp đồng để trường có giải Nobel trong tương lai! Nhưng với sự nhếch nhác như mô tả trên tôi nghĩ giấc mơ đẳng cấp quốc tế sẽ chỉ là giấc mơ dài.

________________________

[1] Rất hiếm có tập san khoa học nào công bố nhiều bài của cùng một tác giả trong cùng một số. Ở nước ngoài, ít ai có thể công bố 5 bài mỗi năm, vì thời gian viết mỗi bài cũng vài tháng trời, rồi chờ bình duyệt và chỉnh sửa, làm thêm, nên rất khó công bố nhiều được.

[2] Ca này là một tai nạn xe hơi nặng mà không bị gãy xương nào cả, và tôi từng đề cập trước đây.

[3] Ngày xưa khi tạp chí TS đăng 2 bài của tôi trong cùng một số, họ phải đổi tên tôi thành một cái bút danh mà họ phịa ra!

[4] Thật ra, chuyện cho điểm đã là vô lí. Làm sao định lượng điểm cho một bài báo, dựa vào tiêu chí gì, ai đặt ra những tiêu chí đó, v.v. Hàng loạt câu hỏi không có câu trả lời. Việc chia điểm đều cho đồng tác giả càng vô lí, vì làm sao hội đồng biết được ai có công gì trong bài báo. Nói chung, qui trình cho điểm bài báo khoa học là hết sức phản khoa học.


Copy từ: Thanh Niên Công Giáo

................

Lại cháy ở trung tâm TP.Biên Hòa

TTO - Khoảng 16g40 ngày 24-3, tại đường Cách Mạng Tháng 8 (thuộc P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã xảy ra một vụ cháy tại cơ sở kinh doanh đồ gỗ Việt Thảo

 
PV Tuổi Trẻ có mặt ở hiện trường đã chứng kiến lửa đã bốc lên dữ dội từ phía sau căn nhà kinh doanh đồ gỗ.
Do khu vực cháy xảy ra ở mặt tiền đường trung tâm TP. Biên Hòa nên các lực lượng Thành đội Biên Hòa, dân quân và công an các phường Hòa Bình, Quang Vinh cùng với người dân tổ chức giải quyết ách tắc giao thông vừa tổ chức dập lửa trong khi chờ xe của cảnh sát PCCC đến ứng cứu.
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt, các chiến sĩ đã chia nhiều nhóm dùng xe thang phun nước và đi vào các nhà lân cận tiếp cận vị trí phát cháy để đục tôn, dập lửa.
Đến 17g15, ngọn lửa đã được dập tắt. Tài sản và căn nhà sau của cơ sở kinh doanh gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
Theo những người dân xung quanh, trước khi xảy ra cháy, người dân đã nghe tiếng nổ

Copy từ: Tuổi Trẻ

.............

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (2)


Dòng người xếp hàng chờ mua thực phẩm tại một siêu thị ở San Cristobal, 27/02/2014.
Nạn khan hiếm hàng và buôn lậu ở Venezuela

Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài : « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn : trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà : « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».

Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao » dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».


Gần một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen, đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.

Catalina, y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản. Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết : « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ». Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.

Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể : « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… » Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận : « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».

Khách hàng được viết số thứ tự xếp hàng lên cánh tay.
Làm thế nào Venezuela lại ra nông nỗi này ? Từ mười lăm năm qua, việc tái phân phối lợi tức từ dầu lửa cho người nghèo đã làm tăng vọt nhu cầu nội địa. Nhưng việc sản xuất hàng tiêu dùng lại không theo kịp, và quốc gia này phải đi nhập khẩu đủ loại hàng. Theo các nhà kinh tế đối lập, việc kiểm soát ngoại hối, được thiết lập từ năm 2003 cũng như kiểm soát giá cả đã góp phần vào việc bóp nghẹt dần nền kinh tế. Giáo sư Pedro Palma so sánh với « chiếc ga-rô buộc chặt lâu ngày rốt cuộc đã làm hoại thư toàn bộ cơ thể ».

Nhà nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo BP Statistical Review of World Energy. Ông Palma nhắc nhở : « Tuy nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không - chủ yếu cho Cuba, hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc là trả nợ cho Trung Quốc ».

Các cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu khí quốc doanh, và lên tài chính công. Sau chiến thắng ngắn ngủi của ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa vào lưu hành tăng lên 74%.

Đất nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la. Trên thị trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn buôn lậu.

Những người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.

Theo chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn phí ở Venezuela.

Do không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp sản xuất suy sụp. Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm. Tập đoàn cuối cùng còn cho lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty tư nhân 13 tỉ đô la.

Theo báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ 181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn mạnh : « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».

Ông Palma thở dài : « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ». Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.
Copy từ: Thụy My (RFI)’ blog


..............

Ukraine cương quyết trước đe dọa chủ quyền từ Nga


Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk (phải) bắt tay với Thượng nghị sĩ Mỹ Kelly Ayotte tại Kiev, ngày 23/3/2014.
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk (phải) bắt tay với Thượng nghị sĩ Mỹ Kelly Ayotte tại Kiev, ngày 23/3/2014.
 
Steve Herman
 

Copy từ: VOA

...............

Bauxite Tây Nguyên: Bộ Công thương cần công khai...

(Tin tức thời sự) - “Khi Bộ Công thương cho rằng tiêu chuẩn quá cao thì phải công bố công khai toàn bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật họ đã phê duyệt cho nhà máy Tân Rai”.
Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã nói như vậy với Đất Việt liên quan đến hai dự án bauxite ở Tây Nguyên.
PV: - Thưa ông Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra kiến nghị xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao. Ông đánh giá như thế nào về kiến nghị này khi từ trước tới nay đã có quá nhiều ý kiến lo ngại về sự an toàn hồ chứa?
Ông Phạm Quang Tú: - Đối với vấn đề như hồ chứa bùn đỏ của dự án bauxite Tây Nguyên, đầu tiên cần có quan điểm thống nhất mức độ an toàn phải đặt ở mức cao nhất. Lý do là vì bùn đỏ là một hóa chất độc hại, nếu bị phát tán ra môi trường sẽ bị ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
Bauxit Tây nguyên: Cứ lỗ mãi thì cho không còn hơn!
Đặc thù hồ bùn đỏ của Việt Nam được đặt ở Tây Nguyên, đầu nguồn các con sông, đặc biệt với hai dạ án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ là đầu nguồn của sông Đồng Nai và Sêrêpok. Nếu giả sử có sự cố gì xảy ra thì nó không chỉ ảnh hưởng vùng đó mà cả tới vùng rộng lớn hạ du là Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng rất quan trọng cả về dân sinh cũng như phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Hơn nữa, bùn đỏ là vấn đề từ trước đến nay xã hội quan tâm và lo lắng. Chính vì vậy việc xây dựng nó ở mức độ an toàn cao nhất là điều cần phải làm để bảo sự đồng thuận của xã hội.
Vậy trong trường hợp này tại sao chủ đầu tư là TKV và cơ quan chủ quản là Bộ Công thương trước đây đã xác định được mức độ an toàn và đưa ra tiêu chuẩn cao như vậy khiến dư luận xã hội rất yên tâm và hoan nghênh. Nay đặt lại vấn đề là mức an toàn quá cao và cần điều chỉnh lại?
Đề xuất này thể hiện phương pháp làm việc không thống nhất trước và sau giữa chủ đầu tư và cơ quan chủ quản.Tức là trước đây hồ này cũng do chủ đầu tư thiết kế và Bộ Công thương phê duyệt, sao nay lại nói là cao?.
Tôi cho rằng việc đặt an toàn ở mức độ cao nhất là cần phải làm và không nên giảm tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng về mặt tương lai. Bởi hiện nay trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, sự rủi ro môi trường, tai biến thiên tai ngày càng tăng.
Thêm nữa nếu giảm tiêu chuẩn xuống một lần nữa sẽ tạo ra sự lo lắng trở lại đối với xã hội về sự an toàn, bền vững của hồ chứa này.
Khi Bộ Công thương cho rằng tiêu chuẩn quá cao thì phải công bố công khai toàn bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật họ đã phê duyệt cho nhà máy Tân Rai. Đồng thời cũng phải nói rõ tiêu chuẩn nào là cao quá để xã hội đóng góp ý kiến.
Còn phê duyệt thì nói làm thế này, đến khi thấy có vấn đề về tài chính thì lại đòi giảm thì không ai tin được. 
Ông Phạm Quang Tú cho rằng Bộ Công thương phải nói rõ tiêu chuẩn nào là cao quá để xã hội đóng góp ý kiến.
Ông Phạm Quang Tú cho rằng Bộ Công thương phải nói rõ tiêu chuẩn nào là cao quá để xã hội đóng góp ý kiến.
PV: - Không những thế Bộ Công thương còn xin giảm thuế môi trường, không đền bù tiền đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn. Có ý kiến cho rằng dự án đang phạm chính tiêu chí ban đầu đó là góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Ông có đồng tình với ý kiến này?
Ông Phạm Quang Tú: - TKV muốn xin thuế VAT về bằng 0 vì cho rằng alumin chế biến sâu. Thực ra alumin chỉ mới trải qua một công đoạn gọi là chế biến không còn là quặng thô.
Để được xem là chế biến sâu hay nông thì phải trải qua một chuỗi giá trị của ngành nhôm. Ít nhất có 4 công đoạn (quặng thô, alumin, nhôm kim loại, sản phẩm sau nhôm kim loại…) thì chế biến alumin chỉ là công đoạn đầu tiên và so với chuỗi giá trị của ngành này thì chưa thể coi là chế biến sâu.
Do vậy nếu lập luận rằng như thế đã là chế biến sâu rồi, đóng góp nhiều cho xã hội rồi để không đóng thuế VAT nữa là không thỏa đáng. Đặt lại câu hỏi nếu không đóng thuế thì nhà nước, địa phương được hưởng lợi gì từ tài nguyên này.
Còn đóng thuế tài nguyên thì Việt Nam vẫn đang bị đánh giá là ăn vậm vào tài sản của tương lai. TKV còn xin giảm phí môi trường xuống giống như ngành than xuống mức 7%. Nhưng theo tôi không thể đánh đồng giữa bauxite và than được.
Để nói giảm hay tăng hay giảm cần phải có những nghiên cứu đánh giá khoa học về ảnh hưởng môi trường của khai thác bauxite so với than rồi mới đưa ra được con số.
Vậy Bộ Công thương đã dựa trên cơ sở nào để đưa ra đề xuất giảm thuế môi trường xuống bằng so với khai thác than?.
Còn với đất đai TKV đề xuất không đền bù tiền đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn. Riêng với phương pháp này cá nhân tôi đồng ý về mặt nguyên tắc. Lý do là vì một trong những điểm mà chúng ta lo lắng nhất từ trước tới nay đối với các dự án của Việt Nam khi được triển khai là thu hồi đất đai vĩnh viễn và người dân mất đất.
Tuy nhiên cái giá thuê được tính như thế nào? Nó phải được tính dựa trên cơ sở của 3 chi phí (đền bù hoa màu và các sản phẩm trên đất thuê tính đúng, đủ theo giá thị trường; rồi chi phí cơ hội trong thời gian thuê đất; công ăn việc làm…). Nhưng ở đây TKV lại giải trình là hỗ trợ sinh kế trong thời gian thuê đất là không thỏa đáng.
Phải khẳng định trong trường hợp này là chủ đầu tư phải đền bù chứ không phải hỗ trợ bởi dự án đang lấy đất của dân. Nếu nói hỗ trợ giống như đền bù tái định cư là chủ đầu tư nói kiểu ban ơn. Chính từ ‘hỗ trợ’ dễ tạo ra khoảng an toàn cho doanh nghiệp. Mà đã là hỗ trợ thì dân không có quyền đòi hỏi, dù 5 đồng hay 1 đồng cũng là hỗ trợ.
Thêm một vấn đề nữa là trả lại cho dân bằng đất nào? Khi trả lại phải ít nhất là loại đất có thể canh tác trước đây chứ không phải khi dân trao cho anh là đất thịt nạc còn khi trả lại thì là cục xương.
Do vậy cá nhân tôi cũng còn rất băn khoăn với cách thức triển khai khi chủ đầu tư khi đưa ra đề xuất này. Do vậy nếu có đồng ý thì chính quyền địa phương phải có những quy trình cam kết chặt với chủ đầu tư nếu không sẽ đẩy người dân vào thế khó.Cần cảnh giác nếu không đất trả lại sẽ không có khả năng canh tác.
PV:- Theo ông các cơ quan chức năng nên ứng xử như thế nào cho phù hợp với dự án này để đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp? Ông có kiến nghị gì?
Ông Phạm Quang Tú: - Hiện nay nhà máy Tân Rai đã xây dựng xong đã đi vào vận hành ổn định và có sản phẩm xuất khẩu ra bên ngoài. Theo kết luận 245 của Bộ Chính trị từ tháng 4/2009 thì Tân Rai và Nhân Cơ là các nhà máy thí điểm.
Do vậy hiểu thí điểm là sau khi triển khai phải có đánh giá đúc rút kinh nghiệm. Nhìn lại thời gian ban hành kết luận của Bộ Chính trị đến nay cũng là 5 năm, công việc của Tân Rai đã xong thì đây là thời điểm cần đánh giá lại một cách nghiêm túc.
Hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang chủ trì đánh giá hiệu quả, tôi mong muốn đoàn giám sát làm rõ thêm ngoài hiệu quả tài chính của dự án thì hiệu quả xã hội và môi trường mà chính quyền và người dân địa phương nhận được như thế nào. Cần đánh giá mở rộng thêm.
Một trong những phương pháp luận về kinh tế tôi tin là các nhà làm luật về kinh tế của Ủy ban kinh tế của Quốc hội biết rõ là phải nội địa hóa tất cả các chi phí ngoại biên bao gồm những ảnh hưởng về môi trường và xã hội vào trong bài toán hiệu quả.
Sau kết quả đánh giá rồi mới có đề nghị tiếp tục hay là dừng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)


Copy từ: Đất Việt

.......

Quân đội Triều Tiên treo khẩu hiệu: Không nên tin Bắc Kinh

(GDVN) - Kim Jong-un đã ra lệnh cho học viện treo lại khẩu hiệu này sau khi Trung Quốc tham gia trừng phạt Bình Nhưỡng theo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Binh lính Bắc Triều Tiên diễu duyệt đội ngũ, hình minh họa.
Chosun Ilbo ngày 24/3 đưa tin, học viện Quân sự Kang Kon, nơi đào tạo sĩ quan chỉ huy hàng đầu của Bắc Triều Tiên đã treo khẩu hiệu trích dẫn câu nói của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành chỉ trích Trung Quốc "trở cờ, là kẻ thù của chúng ta."
Theo Chosun Ilbo, ông Kim Nhật Thành đã đưa ra nhận xét này trong chuyến thăm học viện vào năm 1992 trong lúc giận giữ về quyết định của Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Seoul.
Câu nói của nhà lãnh đạo này được trường làm khẩu hiệu và treo đến năm 1995, sau đó gỡ xuống. Năm 2009 sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 2, nó xuất hiện trở lại một thời gian ngắn.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh cho học viện treo lại khẩu hiệu này sau khi Trung Quốc tham gia trừng phạt Bình Nhưỡng theo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái lên án Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
Khẩu hiệu này cũng được treo lên tại trường đào tạo cán bộ cao cấp đảng Lao động Triều Tiên. Một nguồn tin của Chosun Ilbo bình luận, Triều Tiên cần Trung Quốc nhưng không tin tưởng họ.


Copy từ: Giáo Dục

...........

Điểm mặt “siêu” dự án bất động sản đang “bất động”

Hàng loạt “siêu” dự án bất động sản được đầu tư hàng trăm triệu USD đang trở thành những dự án "bất động", khối tài sản khổng lồ đang bị lãng phí từng ngày.

1. Tòa cao ốc Saigon One Tower (tên cũ là Saigon M&C Tower) có tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 256 triệu USD.
Đây là tòa văn phòng và căn hộ hạng A tọa lạc tại trục đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1). Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ là tòa nhà cao thứ hai tại TP.HCM (42 tầng, cao trên 195 m).
Saigon One Tower được xây dựng trên diện tích đất 6.672 m2. Theo thiết kế, cao ốc Saigon One Tower là trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và căn hộ cao cấp đạt chuẩn quốc tế.
Dự án bao gồm một khối bệ làm trung tâm thương mại dịch vụ cao 6 tầng (diện tích 23.000 m2), một khối văn phòng cao 34 tầng (diện tích 49.000 m2) và khối căn hộ gồm 133 căn hộ cao cấp, cùng các dịch vụ tiện nghi khác.
Tòa nhà do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư là liên doanh giữa Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Công ty cổ phần M&C, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Tòa cao ốc đồ sộ này được khởi công xây dựng từ năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 5 năm, tòa nhà hiện đang “bất động”.
Điểm mặt “siêu” dự án bất động sản đang “bất động”
Saigon One Tower (ảnh: Ngôn Dân)
2. Richland Emerald Tower được kỳ vọng sẽ là “kỳ quan” khu Sài Gòn – Chợ Lớn
Tòa nhà tọa lạc tại số 116-117-118 Bãi Sậy, phường 1, quận 6 với mặt tiền tiếp giáp hai con đường lớn của khu vực Chợ Lớn là Bãi Sậy và Phạm Đình Hổ. Richland Emerald Tower chỉ cách chợ Bình Tây vài trăm mét nên rất thuận tiện cho việc kinh doanh.
Dự án có diện tích đất là 3.813 m2 với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 38.000 m2. Dự án là một tòa nhà cao 28 tầng với 2 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật.
Tòa nhà được thiết kế vuông vức, vững chãi và cân bằng, về mặt phong thủy thể hiện đời sống trường tồn ở trung tâm khu vực phồn thịnh nhất của Chợ Lớn.
Richland Emerald Tower trước đây do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Nhật Quang (phường 6, quận 3) làm chủ đầu tư, sau đó chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Vốn Thái Thịnh.
Richland Emerald Tower đã được khởi công từ tháng 3/2008, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án chỉ hoàn thiện phần thô đến tầng 28.
Richland Emerald Tower là một trong số các dự án bất động sản tại TP.HCM chậm tiến độ bị kê biên, đấu giá lấy tiền trả lại cho khách hàng góp vốn vào dự án.
Cuối năm 2013, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM (thuộc Sở Tư pháp) đã tổ chức bán đấu giá toàn bộ tòa nhà này.
Điểm mặt “siêu” dự án bất động sản đang “bất động”
Phối cảnh dự án Richland Emerald Tower
3. Dự án khu phức hợp căn hộ - thương mại cao cấp Kenton Residences từng được mệnh danh là “Thiên đường nhiệt đới” do Công ty TNHH Tài Nguyên làm chủ đầu tư.
Dự án có vị trí đắc địa nằm trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè (liền kề Khu đô thị Phú Mỹ Hưng).
Đây là dự án có quy mô rất lớn với tổng diện tích đất lên tới 90.500 m2 được phân thành 3 khu với 9 tòa nhà cao từ 15 – 35 tầng với tổng số 1.640 căn hộ và trung tâm mua sắm, giải trí. Vào thời điểm năm 2009 - 2010, giá chào bán của dự án này dao động từ 1.566 – 2.250 USD/m2.
Mặc dù được khởi công từ tháng 6/2009, nhưng từ năm 2011 đến nay dự án hầu như ngừng thi công hoàn toàn. Ngay thời điểm này, các hạng mục đang thi công dang dở sắt thép đã hoen gỉ, xung quanh cỏ mọc um tùm.
Được biết, chủ đầu tư Kenton Residences đã từng đưa ra giải pháp chuyển đổi toàn bộ dự án thành khách sạn 5 sao cho một đối tác nước ngoài vì không thể cầm cự được nữa.
Tuy nhiên, thỏa thuận giữa chủ đầu tư và đối tác này không đi đến đâu do đối tác muốn khai thác thêm casino trong khách sạn nhưng không được phép.
Khó có thể hình dung được một khối lượng tài sản lớn đến mức nào khi hàng loạt “siêu” dự án bị chôn vốn từng ngày. Nguồn lực đầu tư của xã hội đang bị lãng phí một cách đau xót.
Điểm mặt “siêu” dự án bất động sản đang “bất động”
Kenton Residences (ảnh: Ngôn Dân)


Copy từ: Soha

.........

Vì “lý do cá nhân”, Chủ tịch Sacombank từ nhiệm


Vì “lý do cá nhân”, Chủ tịch Sacombank từ nhiệm
Ông Phạm Hữu Phú là người của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), được Eximbank cử sang Sacombank làm đại diện phần vốn sở hữu, được bầu vào Hội đồng Quản trị Sacombank vào ngày 26/5/2012 và giữ chức Chủ tịch từ ngày 2/11/2012.


Theo thông tin công bố hôm nay (24/3), Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐQT thống nhất thông qua đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Lý do ông Phú từ nhiệm được nêu là “vì lý do cá nhân”.

Hội đồng Quản trị Sacombank đã thống nhất bầu ông Kiều Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị (thành viên Hội đồng Quản trị độc lập) giữ chức danh Chủ tịch kể từ ngày 24/3/2014.

Hội đồng Quản trị Sacombank cũng thống nhất trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (ngày 25/3 tới) thông qua đơn xin từ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị của ông Phạm Hữu Phú theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Hữu Phú là người của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), được Eximbank cử sang Sacombank làm đại diện phần vốn sở hữu, được bầu vào Hội đồng Quản trị Sacombank vào ngày 26/5/2012 và giữ chức Chủ tịch từ ngày 2/11/2012.

Trong một bài viết hồi đầu tháng này, VnEconomy từng nêu tình huống ông Phạm Hữu Phú trở về tham gia Hội đồng Quản trị Eximbank, và ông Kiều Hữu Dũng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch.



Copy từ: VnEconomy

............

Cà phê Nhân Quyền và những điều còn để ngỏ


Mẹ Nấm Gấu - Điều bất ngờ đầu tiên là phòng lạnh quán café Joma đóng cửa bảo trì ngoài dự kiến, có lẽ nó chỉ bất ngờ với tôi, một người lần đầu tham gia sự kiện có tính chất thảo luận hội họp ở Hà Nội, chứ không bất ngờ với những người đến tham dự, đặc biệt là các đại sứ nước ngoài.

Có hề gì, tất cả sẽ được nhiều người chứng kiến và thuật lại, và rồi nó lại sẽ trở thành một phần lịch sử của một thời.

Điều thú vị nhất với tôi ở lần cà phê này, có lẽ là nhóm "Phản bác Tuyên bố 258", với sự xuất hiện của bạn Hoàng Thị Nhật Lệ, cùng 2 thanh niên trẻ và một người đàn ông trung niên. Họ đến quán từ rất sớm, có lẽ chỉ sau 8 nhân viên an ninh thường phục một chút, và họ có vẻ hơi lúng túng không biết nên chọn chỗ ngồi nào khi nhìn thấy bảng thông báo ở “khu vực bảo dưỡng”.

Sau thư mời công khai thảo luận với cá nhân Võ Khánh Linh, và nhóm "Phản bác Tuyên bố 258" theo hình thức công bố trên mạng và bị các bạn từ chối, thì đây là tín hiệu đáng hoan nghênh vì các bạn đã tự giác bước ra tham gia sinh hoạt cùng chúng tôi. 

Cám ơn các bạn vì điều này.

Nhân viên ở quán café nói với chúng tôi rằng thời gian bảo dưỡng sẽ kết thúc vào lúc khoảng 10h30 sáng, và đây là hoạt động bất ngờ nên khu vực này không nhận khách.

Nhóm bạn Lệ đi ra đi vào chừng vài lần để ngó nghiêng thì quyết định tiến đến chỗ tôi ngồi. Bạn Lệ sau khi tự giới thiệu bản thân và mục đích muốn tham gia thảo luận thì rút sẵn hai bài viết đã được chuẩn bị để phát cho chúng tôi. Tôi từ chối nhận một bài in sẵn vì không có lý do gì phải đọc những thứ không thiện chí ngay từ lời mở đầu. Tôi mời bạn ấy ngồi vào bàn trống và trao cho các bạn vài bản tài liệu cần thiết cho cuộc thảo luận lát nữa.

Điểm thiếu sót lớn nhất của tôi có lẽ là quên giới thiệu cho bạn Lệ biết Joma Bakery Café là quán theo phong cách tự phục vụ. Đồ uống được yêu cầu và thanh toán từ phía ngoài quầy trước khi tìm chỗ ngồi. Và vì các bạn không phải là khách mời có trong nội dung thảo luận sẵn nên chúng tôi chỉ có thể chuẩn bị nước lọc để các bạn tự phục vụ nếu muốn. 

Có lẽ các bạn cần biết điều này, để lần sau khỏi thắc mắc và khỏi mất thời gian tìm hiểu xem ai là người thanh toán cho mỗi buổi café. Đây cũng chính là cách tập hành xử văn minh trên tinh thần dân chủ từ những việc nhỏ nhất.

Ngay từ trước lúc bắt đầu, tôi đã thay mặt những người tham dự nhắc rất rõ nhóm bạn Lệ, chúng ta đến đây để thảo luận theo chủ đề có sẵn vì vậy việc tập trung lắng nghe và đi vào trọng tâm chủ để là chuyện cần thiết và phải được giữ đúng tinh thần thảo luận chứ không cãi nhau. Riêng điểm này các bạn thiếu tập trung và nói chuyện riêng để bạn Paulo Thành Nguyễn phải nhắc nhở là chuyện cần phải thay đổi ở những lần tới (nếu có).

Có lẽ đến phút này, các bạn nhóm phản bác Tuyên bố 258 vẫn đang thấy ấm ức rằng các bạn không được phát biểu, không được đặt câu hỏi. 

Và tôi trả lời công khai ở đây thế này: Khi bạn Nhật Lệ được mời lên để thảo luận, câu đầu tiên bạn ấy hỏi đại ý rằng: “Liệu con người có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm khi bị xâm phạm hay không?” - Tôi nhắc bạn quay lại chủ đề khi có vài người tham dự phản đối, và chính nhà văn Nguyễn Hoàng Đức đã trả lời bảo vệ danh dự và nhân phẩm là chuyện cá nhân của mỗi người, không liên quan đến chủ đề nhà nước hôm nay. Chưa dừng ở đó, bạn Lệ lại đặt tiếp câu hỏi với đại diện đại sứ quán Úc: Ở nước ông việc một cá nhân dùng trang mạng để nói sai sự thật thì có bị xử lý không? Câu trả lời của đại diện đại sứ quán Úc chắc hẳn đủ để làm bạn Lệ im lặng: Nói sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không phải là những vu cáo vô căn cứ, và chuyện chỉ trích cá nhân khác với chỉ trích chính phủ (Tôi tường thuật lại ý tương đối, chứ không chính xác, và tôi nhớ không lầm là hai bạn đi theo bạn Lệ có quay video rất chăm chú, không biết vì lý do gì lúc này các bạn chưa up đoạn phim đó lên).


Theo quan sát của tôi, điều đáng vui nhất là sự tham gia những cá nhân quan tâm đến vấn đề công dân bị cấm xuất cảnh tuỳ tiện theo thư thông báo trên mạng. Mọi người tự đến, tự tìm chỗ và quan sát hoặc tham gia thảo luận theo quan điểm của mình trên tinh thần văn minh. 

Thú vị hơn nữa là sự theo dõi, quan sát của các bạn khách nước ngoài hôm đó với nội dung thảo luận.

Chúng ta tham gia thảo luận không phải để chỉ trích chính phủ, mà để chứng tỏ rằng, chúng ta có quyền nhận xét và phê phán cách hành xử tuỳ tiện của Bộ Công An khi ngăn cấm công dân xuất cảnh một cách tuỳ tiện. Và các nhân viên an ninh thường phục với đầy đủ máy quay phim, điện thoại, Ipad tham gia ghi hình hôm đó hẳn cũng cần phải biết quan điểm quốc tế nghĩ gì về cách hành xử tuỳ tiện của các anh.


Chúng tôi - những công dân Việt Nam bị xâm phạm quyền tự do đi lại – đã nói một cách công khai đĩnh đạc đàng hoàng trước mặt nhiều người chứ không kiến nghị, không xin xỏ luật pháp phải được thực thi.

Buổi thảo luận công khai hôm nay với tôi chỉ là bước đầu để nhiều người bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn xin cho để đòi lại quyền tự do chính đáng của mình. 

Với không gian bị thu gọn một cách có chủ ý ở Joma hôm 20/03 vừa qua, tôi cho rằng số người tham dự không phải là vấn đề quan trọng, mà điều phải thấy ở đây là những người đòi hỏi quyền tự do đi lại của mình và những người quan tâm hoàn toàn thẳng thắn và đàng hoàng trước lực lượng an ninh luôn thiếu kiềm chế nơi công cộng với những hành xử kém văn minh.

Những bạn nào không tham dự hôm ấy mà chỉ ngồi chém gió trên mạng thì lần tới tôi xin mời các bạn bước ra để biết rằng việc quán bị can thiệp chỉ bán đồ uống mang về mà không nhận thêm khách dù bên trong còn chỗ là chuyện có thật. (Đương nhiên chuyện này chỉ có thể xảy ra với người Việt chứ khách Tây thì không).


Còn rất nhiều thiếu sót trong khâu tổ chức mà theo tôi ghi nhận qua các góp ý của nhóm "Phản bác Tuyên bố 258' đều là những tín hiệu tích cực để các buổi cà phê Nhân Quyền lần tới có thể hoàn thiện hơn.

Chân thành cám ơn các bác, các anh chị và các bạn đã đến tham gia để mở rộng vấn đề và có thêm nhiều chia sẻ cần thiết.

Cám ơn các bạn trong nhóm “Phản bác Tuyên bố 25” đã đến tham dự và hy vọng lần sau các bạn cùng lực lượng an ninh sẽ cư xử văn minh, thân thiện hơn cho đúng tinh thần thảo luận. (Rất hy vọng được xem bản clip của các bạn công bố mà không qua can thiệp để khách quan)

Lẽ ra tôi sẽ đánh giá cao hơn thái độ tích cực của an ninh Hà Nội nếu không có việc sử dụng bạo lực với blogger Trịnh Anh Tuấn. 

Nếu có chính nghĩa và lý lẽ, không ai phải vận dụng đến sức mạnh nắm đấm bao giờ.

Buổi cà phê hôm ấy lẽ ra sẽ thành công hơn, nếu lực lượng an ninh cũng chịu khó gọi nước uống để góp phần tăng doanh thu cho khách thay vì choáng chỗ, ngáng đường như đã làm.

Hy vọng lần tới, ngoài việc vì nhiệm vụ thì tất cả chúng ta biết cư xử văn minh hơn.



Copy từ: Dân Làm Báo

...................

Chu Va 6 và Boeing MH 370

(Dân trí) - 8 người chết. 38 người bị thương. Cả một miền quê bình yên bỗng chìm trong tang tóc trong nỗi đau con mất cha, vợ mất chồng… Thế nhưng đến nay tròn một tháng (24/2 – 24/3), vụ án vẫn chưa được khởi tố như đề nghị từ Bộ GTVT.
 >>  Bộ trưởng Thăng: “Chúng ta nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi”
 >>  Có sự chậm trễ trong xử lý vụ lật cầu treo Chu Va 6?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đó là vụ sập cầu Chu Va 6 ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu khi người dân đi đưa đám ma. Ban đầu, giả thiết về nguyên nhân sập cầu đã được đưa ra là quá tải trọng, trong đó có một nguyên nhân đầy tình “văn chương” là sự cộng hưởng giống như vụ sập cầu thời… Napoleong bên nước Pháp, khi đoàn quân đi đều bước qua cầu.
Nhưng rồi nguyên nhân đã được làm sáng tỏ với sự tham gia của các nhà kỹ thuật ngành giao thông.
Tối 16/3, trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định nguyên nhân chính là do chất lượng công trình, mà trực tiếp là do ắc neo tăng đơ chỉ bằng 1/2 kích thước thiết kế; biện pháp thi công ắc neo sai quy định làm thay đổi tính chất vật lý của vật liệu.
Không dừng ở đó, trong văn bản gửi Bộ Công an và UBND tỉnh Lai Châu đề nghị khởi tố vụ án còn nêu rõ trách nhiệm thuộc về các đơn vị như DNTN Xây dựng Ký Hoa phải chịu trách nhiệm do thi công ắc neo tăng-đơ không đúng kích thước thiết kế và công nghệ chế tạo dẫn đến không bảo đảm yêu cầu chịu tải, thi công trụ tháp không đúng với hồ sơ thiết kế công trình.
Tư vấn thiết kế cầu Chu Va 6 là Công ty TNHH Tư vấn công nghiệp Lào Cai phải chịu trách nhiệm về sai sót trong hồ sơ, không chỉ dẫn về mác thép đúc ắc neo tăng-đơ và không giám sát quyền tác giả với một số bộ phận công trình như ắc neo tăng đơ, trụ tháp.
Đặc biệt, bên tư vấn giám sát là Ban Quản lý dự án huyện Tam Đường phải chịu trách nhiệm về việc không theo dõi, giám sát quá trình chế tạo, kiểm tra chất lượng lắp đặt ắc neo và không kiên quyết loại bỏ những hạng mục không đúng thiết kế, không bảo đảm an toàn kỹ thuật…
Tuyệt vời! Đúng là các nhà chuyên nghiệp có khác. Đúng phóoc 100%.

Ít ngày sau vụ tại nạn tang thương, tại cuộc họp với Tổ điều tra độc lập của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sáng nay 6/3, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng “Chúng ta còn nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi”.

Tất nhiên lời xin lỗi ở đây không phải là đăng báo hay phát trên đài phát thanh, truyền hình rằng “chúng tôi xin lỗi ” mà bằng những việc làm rất cụ thể để khắc phục hậu quả, để không xảy ra một Chu Va thứ hai và đặc biệt là sớm khởi tố vụ án.

Thế nhưng tiếc thay đã tròn một tháng trôi qua, “lời xin lỗi” khởi tố vụ án vẫn chưa được thực hiện.
Dù đã được Giám đốc Công an Lai Châu, ông Trần Duân khẳng định trên báo Người Lao động ngày 18/3: “Chúng tôi không chịu sức ép gì cả. Quan điểm là cứ ai sai thì người đó chịu trách nhiệm… Sai bên nào thì xử lý bên đó. Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng thì không ai bảo vệ chuyện đó. Tôi đã báo cáo bí thư Tỉnh ủy rồi và bí thư đồng tình quan điểm đó”.
Song, dư luận vẫn không khỏi hồ nghi về sự chậm trễ này.
Trong bài "Giỡn" tử thần và chuyện con rể quan cũng xử trên Vietnam Nét ngày 22/3, Nhà báo Kỳ Duyên viết: “Phải chăng vì ông Đỗ Chiến Thắng, Trưởng Ban QLDA huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, người trực tiếp quản lý xây dựng cầu Chu Va 6, cũng lại là con rể của ông Lò Văn Giàng, Bí thư tỉnh này, nên vụ việc mới bò và yếu như… “con ốc” (neo)?”.

Thành thật, dù rất tin tưởng ở lời ông Giám đốc Công an Lai Châu nhưng cũng thành thật, mình không khỏi lo lắng bởi gần đây, có quá nhiều những vụ “mất tích bí ẩn”.

Ví như ở Việt Nam, nạn nhân trong vụ Thẩm mĩ Cát tường đến nay vẫn chưa tìm thấy xác.

Rồi vụ mất tích đầy bí ẩn trước mắt toàn thế giới của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH 370 mang trên mình nó 239 người trên khoang đã bước sang ngày thứ 16 (ngày 8/3)...

Vậy thì biết đâu nếu cứ để lâu, một ngày nào đó Chu Va 6 chả “bỗng dưng mất tích” như chiếc Boeing MH 370, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám


Copy từ: Dân Trí

........

Xuất hiện tài liệu nghi vấn 2,8 triệu USD “bôi trơn”

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SING-VIỆT (BÌNH CHÁNH, TP.HCM)

Xuất hiện tài liệu nghi vấn 2,8 triệu USD “bôi trơn”

Trong quá trình giải quyết vụ kiện hành chính giữa chủ đầu tư và UBND TP.HCM, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM phát hiện tài liệu và lời khai “2,8 triệu USD đã được gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”.

Thẩm phán TAND Tối cao Phạm Công Hùng, chủ tọa phiên tòa, cho biết đã kiến nghị UBND TP.HCM buộc các bên liên quan phải giải trình, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông nói: “Dù đã tham gia xét xử nhiều vụ án lớn nhưng tôi sốc khi nghe các thông tin này tại phiên tòa…”.
Suýt chuyển cơ quan điều tra
. Phóng viên: Tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng, bị cáo Dũng khai thêm chi tiết 1 triệu USD liên quan đến một dự án ở TP.HCM khiến dư luận quan tâm. Nhưng đó chỉ là lời khai của ông Dũng, còn trong vụ án này, kiến nghị làm rõ khoản chi 2,8 triệu USD là nhận định của HĐXX?

 
+ Nếu hôm đó đủ chứng cứ là chúng tôi kiến nghị cơ quan điều tra rồi. Tài liệu hôm đó là bản phôtô, các đương sự khai chưa thống nhất nên HĐXX không thể làm rõ được tại phiên tòa. Vì thế nên tại bản án phúc thẩm, HĐXX đã kiến nghị UBND TP.HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước giao cho các cơ quan chuyên môn xem xét.
. Trong vụ án này, nhân chứng quan trọng là Công ty CP Xây dựng Bình Chánh có liên quan đến lời khai riêng phí tư vấn cho việc rút vốn đã là 300.000 USD. Nhân chứng vắng mặt, sao tòa không hoãn phiên tòa để làm rõ?
+ Tại phiên tòa lần đầu chưa phát hiện ra chi tiết này và sau đó phiên tòa đó hoãn. Đến phiên tòa lần hai mới phát hiện ra chi tiết này nên mới triệu tập Công ty CP Xây dựng Bình Chánh. Họ không đến, HĐXX phải xử vắng mặt vì án hành chính tòa không được hoãn hai lần. Nếu hôm đó Công ty CP Xây dựng Bình Chánh có mặt, HĐXX sẽ hỏi có khoản phí tư vấn 300.000 USD không và cho các bên đối chất để làm rõ.


Dự án Khu đô thị Sing-Việt.
. Về “khoản 2,8 triệu USD gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”, do chưa đủ chứng cứ nên không chuyển cơ quan điều tra nhưng niềm tin nội tâm của HĐXX thì sao?
+ Nếu không có niềm tin nội tâm chắc chắn HĐXX sẽ không đưa kiến nghị vào bản án. Trong bản án, HĐXX kiến nghị UBND TP.HCM có biện pháp quản lý đầu tư tốt hơn nhằm tạo môi trường đầu tư trong sạch và chống tham nhũng trong công tác đầu tư.
. Việc kiến nghị vấn đề khá nhạy cảm như vậy HĐXX có phải thỉnh thị ý kiến của cấp trên không, thưa ông?
+ Trong quá trình xét xử vụ án, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ, lời khai, HĐXX độc lập, thấy vấn đề này cần kiến nghị UBND TP.HCM để làm rõ chứ không xin ý kiến ai cả!
Kiến nghị UBND TP.HCM làm rõ
. Trong nhiều phiên tòa hình sự, các bị cáo khai không thống nhất nhưng tòa nhận định lời khai này có căn cứ, lời khai kia không có căn cứ và tuyên án. Còn vụ này sao chỉ dừng ở kiến nghị?
+ Trong vụ án hình sự, HĐXX phải xác định hành vi của bị cáo có phạm tội hay không để tuyên bố và quyết định hình phạt. Còn đây là vụ án hành chính, mục tiêu xét xử là làm rõ tính hợp pháp của quyết định hành chính. Còn các chứng cứ, lời khai về chi phí 300.000 USD để tư vấn rút vốn; khoản tiền 2,8 triệu USD đưa cho các cơ quan ở Hà Nội là phát hiện trong quá trình xét xử. HĐXX không có quyền xử vấn đề này về mặt hình sự nhưng có quyền kiến nghị.
. Sau phiên tòa, HĐXX có văn bản riêng gửi cho UBND TP.HCM chưa, thưa ông?
+ Trong vụ án hành chính này, UBND TP.HCM là người bị kiện. Ngoài việc chứng minh cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng, đồng thời UBND TP.HCM còn có quyền kiểm soát toàn bộ trình tự thủ tục dự án. Nếu UBND TP.HCM không phải là người bị kiện trong vụ án này, HĐXX sẽ có văn bản kiến nghị riêng kèm theo các tài liệu hồ sơ. Ở đây tòa phúc thẩm hủy án, đưa về tòa sơ thẩm xử lại. Tòa sơ thẩm sẽ triệu tập đại diện UBND TP.HCM với tư cách người bị kiện. Lúc đó ngoài việc chứng minh quyết định hành chính của họ là hợp pháp thì với vai trò quản lý nhà nước, UBND TP.HCM sẽ buộc người khai và các bên liên quan các chi phí tư vấn 300.000 USD, 2,8 triệu USD phải giải trình. Khi giải trình nếu có dấu hiệu tội phạm thì UBND TP.HCM chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
. Lâu nay dư luận quan tâm CSGT mãi lộ, cán bộ địa chính nhận tiền bảo kê xây dựng trái phép… Nhưng đó chỉ là tham nhũng vặt, còn tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư mới là “khủng” nhưng ít được rờ đến, đó là những chi phí “vô hình” để “bôi trơn” dự án. Quan điểm của ông về vấn đề này?
+ Đúng. CSGT, cán bộ cấp phường/xã là những người gần gũi với cuộc sống người dân nên việc sai phạm của họ dễ bị người dân búc xúc. Còn tiêu cực tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư thì kín đáo hơn nhiều. Bên liên quan là chủ đầu tư nếu họ khai ra thì họ sẽ liên đới trách nhiệm. Chính vì vậy mà khi có tài liệu cho thấy họ đã gửi cơ quan này, cơ quan kia với số tiền lên đến 2,8 triệu USD thì tôi quá sốc, thấy ghê quá!
. Xin cảm ơn ông.
TRUNG DUNG - ÁI NHÂN

 



Copy từ: Pháp Luật

.............

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (1)


Biểu tình chống chính phủ tại Caracas, 19/03/2014. Dòng chữ trên biểu ngữ: “Khi Trung Quốc bước vào năm con ngựa, Venezuela ở vào kỷ nguyên con lừa. Hãy ra khỏi chủ nghĩa cộng sản Castro!”

LND : Mới đây hôm 22/03/2014, hàng chục ngàn người Venezuela lại xuống đường bất chấp đàn áp, đòi tự do dân chủ, phản đối cách cai trị « độc tài theo kiểu Cuba ». Quốc gia Mỹ la tinh này tuy xa xôi nhưng lại ít nhiều gần gũi với Việt Nam với khuynh hướng « xã hội chủ nghĩa », thường xuyên đả kích các « thế lực thù địch ».

Thụy My xin giới thiệu hai bài viết trên Le Monde ngày 12/03/2014 nói về « chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez » đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới đến tình cảnh phải phân phối theo chế độ tem phiếu.

Về tiềm năng, Venezuela, đất nước sản xuất dầu lửa, là một nước giàu. Nhưng mười lăm năm đi theo chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez đã làm đo ván quốc gia này cả về kinh tế lẫn xã hội. Từ đầu tháng Hai, người dân Venezuela đã xuống đường hàng ngày để phản đối một chế độ đã làm nên ba thành tựu : lãng phí do quản lý tồi tệ, tham nhũng và độc tài chính trị.


Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Chavez – cố Tổng thống nắm quyền từ năm 1999 cho đến lúc qua đời vào năm 2013 là một thứ cốc-tai xã hội – độc lập dân tộc theo mô hình Cuba, và phong trào đấu tranh chống đế quốc đã lỗi thời của châu Mỹ la tinh.

Mười bốn năm ngự trị của Hugo Chavez đã giúp ích cho một bộ phận dân chúng : những người nghèo nhất trong số 30 triệu dân Venezuela đã được tái phân phối lợi tức từ dầu lửa. Còn lại, Chavez đã đưa quốc gia này xuống đến đất đen : nền kinh tế ì ạch dưới ách của Nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nản lòng ; kiểm soát từ giá cả, ngoại hối cho đến ngoại thương…

Được bầu lên vào tháng 4/2013, người kế nhiệm ông Chavez là Nicolas Maduro lại còn làm « tốt » hơn. Chỉ trong vòng một năm, ông ta đã làm đóng băng hoạt động kinh tế của đất nước. Tuần này ông loan báo buộc lòng phải thiết lập chế độ tem phiếu, theo cách Cuba đã làm cách đây nửa thế kỷ…

Ngoài dầu lửa với trữ lượng lớn nhất thế giới, Venezuela sản xuất ngày càng ít đi, và nhập khẩu hầu như tất cả mọi thứ. Trước đây là quốc gia trồng trọt và chăn nuôi, ngày nay Venezuela phải đi mua hơn một phần ba hàng tiêu dùng thông dụng.

Nhà nước hầu như không còn tiền mặt – thật không còn gì để bình luận đối với một quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu ! Các bệnh viện thiếu thốn đủ thứ. Việc cúp điện ngày càng trở nên thường xuyên. Tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt mức 56%, khiến những người nghèo lại càng khốn khổ hơn.

Rừng người biểu tình chống chính phủ Maduro tại Caracas ngày 22/03/2014.
Những người biểu tình đối đầu với các dân quân. Lực lượng trung thành của chế độ lên án những ai xuống đường là « tư sản ». Họ đã lầm. Đằng sau các sinh viên, lực lượng chủ công của phong trào phản kháng, là chiếc bóng của toàn xã hội Venezuela biểu lộ nỗi lo lắng của họ cho tương lai.

Với việc cá nhân hóa quyền lực tột độ của Chavez, quân đội không ngừng tăng cường dấu ấn lên đời sống chính trị. « Mô hình Cuba » sản sinh tại đây tất cả những hệ quả thiếu lành mạnh nhất. Một nền kinh tế không chính thức ra đời, một thị trường chợ đen cả nội thương lẫn ngoại thương trong đó những kẻ tai to mặt lớn ung dung hưởng lợi.

Bên cạnh sự sụp đổ của nền kinh tế, còn phải kể đến tình trạng mất an ninh tăng vọt : 25.000 vụ giết người một năm, không kể đến các vụ trộm cướp, tấn công, bắt cóc đủ loại. Caracas là thủ đô nguy hiểm nhất hành tinh.


Cần phải huy động mọi sự thu hút của tính ngoại lai Mỹ la tinh mới có thể khiến một số nhà trí thức Pháp tìm thấy vài điều thú vị nơi chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez. Dưới thời Maduro cũng như Chavez, tự do của công chúng bị chế nhạo, một bộ phận báo chí bị bịt miệng và tất cả các phe đối lập đều bị trấn áp. Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội Venezuela đã biến thành cơn ác mộng.

Copy từ: Thụy My (RFI)’ blog

.................