CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Giáo dân Mỹ Yên vẫn bàng hoàng sau vụ đàn áp


Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-09-05

gd-1-305.jpg
Giáo dân giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xứ Mỹ Yên tập trung trước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9.
Courtesy NVCL


Vụ việc đàn áp giáo dân giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xử Mỹ Yên bằng bạo lực: súng đạn, dùi cui, hơi cay… vẫn còn âm ỉ với những bất an, mất niềm tin trong người dân địa phương.

Nỗ lực dàn xếp

Đối với giáo dân giáo xứ Mỹ Yên nói riêng cũng như người theo đạo Công giáo tại giáo phận Vinh nói chung hiện còn bàng hoàng sau khi sự việc lực lượng công an vào ngày 4 tháng 9 vừa qua sử dụng súng đạn, dùi cui, hơi cay, và cả chó nghiệp vụ đến tại Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An để trấn áp số giáo dân tập trung để đón hai người trong giáo họ theo như cam kết mà chủ tịch ủy ban nhân dân xã đưa ra với họ một ngày trước đó.
Vị linh mục quản xứ Xuân Mỹ gần với giáo xứ Mỹ Yên, sau khi nghe chuyện đã đến tại nơi xảy ra sự việc để nói chuyện với lực lượng chức năng và giáo dân cho biết lại như sau:
“Lúc đó tôi thấy lực lượng an ninh rất đông, người dân bị họ đàn áp đánh đập, thì tôi tìm cách vào và đề nghị rút quân và thả người. Tôi đã gặp vị chỉ huy công an và ông ta đồng ý thả người. Trong số những người được thả ra có nhiều người bị thương, một số bị thương nặng.”
Hiện còn 3 người bị thương ở bệnh viện, trong đó có một người thì tình trạng rất nguy kịch là Anh Văn 35 tuổi, bị công an bắt và đánh đập ngay tại nhà.
-Một giáo dân
Vào ngày 5 tháng 9, chúng tôi cũng cố gắng liên lạc với các cấp chính quyền huyện Nghi Lộc từ ủy ban huyện cho đến ủy ban nhân dân xã nhưng điện thoại reo mà không ai bắt máy, hay máy bận.
Số máy của công an tỉnh Nghệ An cũng không liên lạc được.
Hậu quả vụ việc:
Một ngày sau khi xảy ra việc giáo dân không những không được đáp ứng theo như lời cam kết của chủ tịch ủy ban nhân dân xã mà còn bị đánh đập, bắt bớ bằng những biện pháp bạo lực như vừa nêu, một giáo dân cho biết tình hình vào trưa ngày 5 tháng 9 như sau:
“Đến chiều tối hôm qua thì họ đã thả hết số người bị bắt hôm 4/9. Hôm qua họ bắt 15 người sau đó họ thả tại chỗ 5 người, còn 10 người thì Đức Cha can thiệp họ mới thả. Có 7 người bị thương rất nặng. Công an dung dùi cui đánh, chó nghiệp vụ, rồi bắn chỉ thiên… Đến sáng 5/9 thì công an bộ đội vẫn còn tập trung ở xã Nghi Phương rất đông. Hiện còn 3 người bị thương ở bệnh viện, trong đó có một người thì tình trạng rất nguy kịch là Anh Văn 35 tuổi, bị công an bắt và đánh đập ngay tại nhà.”

Niềm tin người giáo dân

gd-2-250.jpg
Công an, bộ đội tập trung trước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9. Photo courtesy of DCCT.
Hai giáo dân thuộc giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn là hai ông Ngô văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 sau khi hai ông này cùng nhiều giáo dân tại đó chứng kiến việc một số người mặc thường phục chặn một xe hành hương và đòi lục soát hành lý của những người trên chiếc xe đó hồi ngày 22 tháng 5. Đó là chiều trước ngày xử phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành tại tòa án thành phố Vinh.
Những người mặc thường phục bị giữ lại sau đó được xác nhận đúng là những công an và bị giáo dân giữ lại tại nhà văn hóa xã. Phía Tòa Giám mục và chính quyền tỉnh Nghệ An phải có thương lượng và giáo dân địa phương mới thả những người công an không mặc sắc phục mà lại chặn đường xe khách hành hương đến Trại Gáo ra.
Nhưng rồi hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn văn Hải bị bắt khi họ đang đi trên đường như hình thức bắt cóc. Đến một tuần lễ sau, thân nhân mới được thông báo họ bị bắt với lý do gây rối trật tự công cộng.
Thân nhân và giáo dân địa phương nhiều lần đến gặp cơ quan chức năng và yêu cầu thả hai ông Khởi và Hải ra vì họ không vi phạm gì theo như cáo buộc.
Đầu tiên giáo dân được hứa miệng hai người đồng đạo của họ sẽ được trả về trước ngày 2 tháng 9. Đến ngày 3 tháng 9, giáo dân không thấy hai ông này được trả về như lời hứa nên tập trung đến ủy ban nhân dân xã Nghi Phương và yêu cầu ông chủ tịch xã Nguyễn Trọng Tạo phải có cam kết bằng văn bản. Văn bản đã được lập ra với nội dung đến 16 giờ ngày 4 tháng 9, hai người bị bắt sẽ được trả về.
Tuy nhiên khi đến hẹn theo như cam kết, giáo dân đến tại ủy ban nhân dân xã thị lại bị một lực lượng rất đông của phía công an lên đến cả ngàn người trấn áp bằng súng bắn chỉ thiên, đánh đập bằng dùi cui, và khói cay…
Người giáo dân tại Trại Gáo nói lên suy nghĩ của ông:
“Chủ tịch xã lừa dân. Chúng tôi là những người Công giáo chỉ biết cầu nguyện, không hề có bạo lực mà họ lại đối xử như thế.”
Vào sáng ngày 4 tháng 9, giáo phận Vinh tổ chức lễ phong chức cho giám mục phó Phê Rô Nguyễn Văn Viên. Đến chiều lại xảy ra vụ trấn áp giáo dân giáo xứ Mỹ Yên như vừa nêu.
vn-injured-sept2013.jpg
Một giáo dân Mỹ Yên bị thương được đưa đến bệnh viện Nghệ An hôm 04/09/2013. Photo courtesy of Vietnamese Redemptorists News.



Copy từ: RFA


..................

Mời Ký Tên Cứu Bloggers


Địa chỉ ký tên tại trang RSF  ở đây!

 
Tác giả : Trần Khải
 
 
Hôm nay là những ngày đầu tháng 9-2013. Và cuối tháng này, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới Paris. Vấn đề là, vận động nhân quyền nên làm những gì, và có thể làm những gì để giúp các bloggers tại Việt Nam?

Tin từ nhà hoạt động Genie Nguyen và một số nhân sĩ trên mạng điện thư Biển Đông, cho biết rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới Paris cuối tháng này, và một viên chức của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (Reporters sans Frontières, RSF) đã nhắc rằng một bản thỉnh nguyện thư của RSF đòi trả tự do cho các bloggers VN, phát động từ đầu tháng 7, tới nay có 19.000 chữ ký, đang cần có thêm chữ ký.

Dự kiến, RSF sẽ vận động dư luận ráo riết để làm áp lực dư luận trong khi phái đoàn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp Quốc.

Cũng cần ghi lại một phần bản tin từ VOA về chiến dịch RSF mời gọi ký tên thỉnh nguyện thư naỳ.

Bản tin đề ngày 11 tháng 7 năm 2013 của VOA viết:

“Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa phát động một thỉnh nguyện thư trên mạngkêu gọi mọi người khắp nơi chống lại tình trạng kiểm duyệt Internet tại Việt Nam và đòi tự do cho các blogger bị giam cầm.

Thỉnh nguyện thư bằng ba ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp nói Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và những nhà bất đồng chính kiến thể hiện quan điểm trên mạng internet, chỉ sau Trung Quốc.

RSF nêu rõ các blogger ở Việt Nam cung cấp tin tức độc lập, một sự lựa chọn cho người dân Việt ngoài các thông tin của nhà nước, với các bài phản ánh về tình trạng tham nhũng, các vấn nạn về môi trường, và sự phát triển chính trị của quốc gia.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Pháp này tố cáo trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục tiến hành nhiều đợt bắt bớ blogger, cư dân mạng, và các nhà báo.

RSF cho rằng chính phủ Hà Nội đang gia tăng chiến dịch đàn áp để trấn dẹp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn vì lo sợ những điều tương tự như “phong trào Mùa Xuân Ả Rập” sẽ xảy ra tại Việt Nam.

Làn sóng các cuộc biểu tình phản đối tại các quốc gia Ả Rập mùa xuân 2011 được xem là các cuộc cách mạng dân sự đã châm ngòi cho sự sụp đổ của các chính phủ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, và Lybia.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:

“Chúng tôi phát động chiến dịch này với hy vọng sẽ đánh động được càng nhiều sự lưu tâm từ cộng đồng quốc tế càng tốt về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. RSF hiện cũng đang tham gia vào các chiến dịch chung của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho hai nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ và Lê Quốc Quân tại Việt Nam. Thỉnh nguyện thư này gửi tới tất cả mọi người trên thế giới và sau cùng, chúng tôi sẽ gửi đến các nơi hữu trách, các cơ quan quốc tế như Liên hiệp Châu Âu hay Liên hiệp quốc, và dĩ nhiên tới chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp nữa.”

Ông Ismail nói có thể RSF sẽ dịch thỉnh nguyện thư này ra nhiều thứ tiếng khác nữa để thu hút sự quan tâm của công luận các nơi can thiệp cho những blogger chỉ vì thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm mà bị đàn áp và bị vu cáo với các tội danh về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ của Việt Nam như điều 258, điều 79 hay điều 88.

Vẫn theo RSF, các điều luật này là công cụ tạo điều kiện cho nhà cầm quyền Việt Nam có thể tống giam những người chỉ trích họ.

Thống kê của RSF cho thấy hiện có 35 blogger đang bị Hà Nội giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

Trong số những người đang thọ án dài hạn vì các tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” được RSF nhắc đến trong thỉnh nguyện thư có blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và luật sư Lê Quốc Quân.

Phóng viên Không biên giới nói ngoài các bản án nặng nề mà các nhà hoạt động mạng này phải gánh chịu, người thân của họ cũng không tránh khỏi những chiến dịch sách nhiễu và bôi nhọ của nhà cầm quyền.

RSF thúc giục Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả các blogger, dỡ bỏ các biện pháp kiểm duyệt mạng cũng như các điều luật trấn áp thường được dùng để chống lại những người đưa tin, đặc biệt là điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự.

RSF kêu gọi mọi người chung tay góp sức trong cuộc chiến chống lại nạn kiểm duyệt mạng tại Việt Nam bằng cách ký tên và lan truyền rộng rãi thỉnh nguyện thư này.”(hết trích)

Xin mời gọi độc giả quan tâm cùng ký Thỉnh nguyện thư của RSF để kêu gọi mọi người khắp nơi chống lại tình trạng kiểm duyệt Internet tại Việt Nam và đòi tự do cho các blogger bị giam cầm.

Có thể vào ký ở đây:
http://rsf.org/petitions/vietnam/petition.php?lang=en

Liên kết trên là tiếng Anh. Độc giả có thể chọn ký tên vào bản tiếng Việt hay tiếng Pháp bằng cách chọn ở góc phải, trên cao.

Xin mời cùng ký tên, vì dư luận quốc tế chắc chắn sẽ tác động tới tình hình tại Việt Nam.

Copy từ: Việt Báo


...................

Thư hồi đáp Hồi âm của bác Bằng Phong Đặng Văn Âu viết ngày 04/09/2013


Trung Nghĩa

Thưa bác Bằng Phong Đặng Văn Âu

Xin phép được xưng hô một cách thân mật như thế vì cháu rất xúc động với lá thư hồi âm rất dài của bác. Qua đó (theo cảm nhận cá nhân) có vẻ như bác đã ngầm công nhận rằng cả bác và cả cháu đều là những người quan tâm tới đất nước, vẫn đau đáu về những vật vã của người dân ở quê mình và khao khát đến cháy lòng về sự thay đổi cho dân tộc Việt Nam thông qua cách gọi “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương” thật trìu mến. Cảm ơn bác đã tin những lời cháu viết, không đặt cháu vào vị trí của kẻ “thù địch”, đã dùng những lời lẽ hết sức ân cần để viết thư hồi âm cho một kẻ chỉ đáng tuổi con cháu mình, dù rằng bức thư này đến với bác qua trang mạng xã hội và không được xưng hô một cách chính danh.
Bài bác viết, cháu đã đọc, nhiều lần. Vẫn đầy nhiệt huyết, đầy tâm trạng, đầy bức xúc…..Nhưng một lần nữa cháu xin được hầu chuyện với bác.
Có lẽ, nếu chúng ta phải rơi vào tư thế là đang tranh luận thì tâm trạng sẽ rất khác so với khi chúng ta tâm sự. Vậy thì, bác hãy thả lỏng cảm xúc, lấy lại sự tĩnh tâm để nghe cháu thưa chuyện. Hãy xem như đây là những lời gan ruột của một người con, một người cháu trong gia đình, thưa bác Âu rằng như thế có được không?
Cháu có một chút băn khoăn và tự hỏi: hình như bác Âu đọc chưa kỹ thư của cháu viết? Nếu sai xin bác thứ lỗi vì cháu thấy có nhiều chỗ bác hiểu chưa đúng lắm. Cháu xin nêu một ví dụ thôi nhé.
“Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó
Bác trích dẫn câu này, rồi tô đậm dòng chữ nó có một chỗ đứng riêng của nó. Sau đó bác lại nói rằng: Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu.
Ý của cháu là Chỗ đứng này là chỗ đứng cho những bài viết của bác, chứ đâu phải chỗ đứng của cộng sản; thưa, có phải vậy không?
Có lẽ cũng chính vì đọc chưa kỹ nên bác cũng đã bỏ qua rất nhiều lời gan ruột, thậm chí gần như năn nỉ rằng “bác Bằng Phong ơi, cháu qúy bác lắm đấy nhưng bác làm như thế thật không lợi tí nào….”.
Cháu xin chỉ ra hai điều (xin lỗi bác nhé) mà cá nhân cháu cho là sai/thiên kiến của bác khi bác đánh giá về ông Luật sư Lê Hiếu Đằng:

Thứ nhất:Trích: ”Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta”.
Đây là lời xúc phạm, thoá mạ quá nặng nề. Có lẽ bác cho rằng Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản”. Tại sao chỉ tới khi nằm ốm rồi đọc mấy cuốn sách thì luật sư Lê Hiếu Đằng mới thấy cái sai, cái tàn ác của cộng sản mà trước đó rất lâu những tâm sự của ông, nhóm bạn bè cùng thời đấu tranh như ông như Hồ Ngọc Nhuận, Hạ Đình Nguyên,…đã đã lên tiếng rồi đó chứ bác Âu? Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người xuống đường đầu tiên biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, là những người dẫn đầu đoàn biểu tình suốt từ 2011, 2012, 2013 (dù ông bị sách nhiễu, bắt cóc). Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng là người ký tên phản đối dự án Bauxit Tây Nguyên từ năm 2011, đấu tranh cho sự tự do của Ls Cù Huy Hà Vũ, ký tên trong việc phản đối Điện Hạt Nhân ở Ninh Thuận, yêu cầu trả tự do cho Phương Uyên, là một trong những người ký tên đầu tiên trong kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992,… Cháu tự hỏi: Sao Bác Âu lại thiếu xót đến thế? Để rồi, từ cái thiếu xót này bác đã buông ra những lời mạt sát thật nặng nề khó nghe. Tại sao vậy hả bác?
Thứ hai: “Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần”.
Cháu hơi buồn, có lẽ phải dùng một chữ là thất vọng về lý do mà bác nêu ra. Nói không quá lời, bác Âu đã phạm vào chủ nghĩa duy ý chí mất rồi.
Thuyết duy vật biện chứng có một nguyên tắc: tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đó là tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Con người là một cá thể hay một thực thể phức tạp, cũng vận hành không ngoài quy luật này. Đơn giản như: cháu chỉ muốn làm công việc thật nhẹ nhàng, hay chỉ muốn ngồi chơi, nghe nhạc nhưng cháu vẫn cứ muốn có tiền lương cao bác ạ. Đó là sự mâu thuẫn và cháu phải đấu tranh rằng đó là điều không thể nên cháu phải làm việc cật lực nếu muốn có thu nhập cao.
Vì vậy cái gì tốt mình khen, cái gì sai trái mình chê; có công thì thưởng có tội thì phạt. Một kẻ ăn cắp đâu hẳn đã xấu toàn bộ, mọi tích cách của anh ta đều đáng vứt đi, nhất là nếu vì bần cùng, vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha mẹ mà anh ta phạm tội, chúng ta còn phải xem xét tới cái tình bên cạnh cái lý nữa kia.
Muốn đánh giá một con người không thể dựa vào cảm tính, không thể “yêu nhau củ Ấu cũng tròn” bác Âu nhỉ?
Ông thủ tướng mắc nhiều sai lầm, thậm chí là có tội với nhân dân, pháp luật không xét xử thì lịch sử dân tộc này cũng không thể bỏ qua. Thế nhưng bác nghĩ sao nếu những lời phát biểu của ông ta ở một hội nghị khu vực như thế, ông ta đã nói hợp với lòng dân? Tiếng nói đó không còn là của cá nhân ông ta nữa mà nó còn đại diện cho dân tộc này, tại sao bác Âu lại chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi hạn hẹp đến thế?
Dù có “ghét” ông thủ tướng đến tận xương tủy, nếu nghĩ rộng ra, việc cổ vũ cho những phát ngôn mạnh mẽ và đúng đắn của ông Dũng tại Shangri-la là có lợi cho đất nước VN, sẽ động viên những người lãnh đạo khác có quan điểm rõ ràng trong mối quan hệ với Trung Quốc, xin thưa có phải thế không bác?
Như cháu đã nói, đây là một cuộc nói chuyện “trong nhà” giữa hai bác cháu mình.  Cháu tin và rất tin tấm lòng của bác đối với dân tộc này. Thế nhưng để biết đâu là bạn, đâu là thù, chúng ta không chỉ xem xét dựa vào hành động mà còn phải biết mục tiêu của họ. Và liệu sự sám hối, ăn năn và muốn “tính sổ với đảng Cộng Sản” của một người sắp chết như luật sư Lê Hiếu Đằng thì theo bác Âu có đáng tin cậy không?
Bác Âu có quá chủ quan để phát biểu rằng những người trẻ như chúng cháu sẽ không tin luật sư Lê Hiếu Đằng hay “thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi” ? Xin thưa, cháu và bạn bè của cháu, rất nhiều cái tên mà bác đã kể ra, rất tin tấm lòng và hành động của luật sư Lê Hiếu Đằng.  Cháu đã khóc đấy khi lần đầu tiên đọc bài viết “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, khóc rất nhiều bác Âu ạ.
Nhận thức là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian; tuy nhiên nhận thức với tuổi tác đôi khi lại không phải là một hàm số tỉ lệ thuận. Bác nghĩ sao về nhạc sỹ Phạm Tuyên con của nhà văn hóa, trí thức lỗi lạc của dân tộc Phạm Quỳnh đã bị cộng sản giết chết một cách tàn bạo và đẩy xác xuống mương rồi lấp đất lại? Nhạc sỹ Phạm Tuyên có biết, có chứng kiến cha mình bị giết không? Xin thưa là biết rất rõ, thế nhưng Phạm Tuyên đã làm gì, viết bài ca cách mạng, ca ngợi ông Hồ ra sao? Vì vậy, những người vẫn còn thức tỉnh, dù đã muộn cũng đã là một điều đáng mừng và diễm phúc cho dân tộc lắm rồi.
Cháu có hai câu hỏi muốn được bác suy nghĩ, chỉ suy nghĩ thôi xin đừng trả lời.
1. Bác tôn trọng những người như bác Hà Sỹ Phu, một người cương trực, thông thái, sớm nhìn ra bản chất của chế độ cộng sản hay như Gs Huệ Chi, hết lòng vì sự lên tiếng của trí thức, muốn khai thông dân trí; vậy tại sao nhưng người này lại rất ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng? Bác có tin rằng tiến sỹ Hà Sỹ Phu hay Gs Huệ Chi bị lừa do thiếu sáng suốt hay muốn nịnh bợ ai đó nhằm “đánh bóng tên tuổi” mà ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng hay không? Qua đó để thấy rằng hình như bác Âu lại có một cách nhìn nhận “không giống ai” mất rồi.
2. Bác có nhận xét gì về sự kiện, sau bài “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của luật sư Lê Hiếu Đằng tung ra, cả một giàn nhà báo, ký giả, giáo sư Marx-Lê/tư tưởng văn hóa/tuyên giáo, …thậm chí họ dùng cả những Việt kiều giả dạng để phản bác, đánh phá bài viết của bác Lê Hiếu Đằng? Nếu bác Âu cũng không nhìn ra được sức lan toả và giá trị chiến đấu trong một “góc hẹp quá chật trội” ấy, có lẽ nào bác Âu đã thua cả con mắt chính trị của người cộng sản rồi sao! Cháu không tin như thế đâu.
Trong một cuộc chiến đấu, sẽ cần nhiều người ở những vị trí khác nhau, cháu xin lỗi khi phải nói cái điều này một lần nữa với một người đã là lính như bác Âu đấy; để thấy nếu chỉ có anh tiền tuyến, xung phong lên chiến đầu thì ai lo hậu phương?
Cháu thích một câu ngạn ngữ: “được đằng chân rồi lân đằng đầu”, nó giống như môt câu nói nổi tiếng của Archimedes “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhắc bổng cả trái đất lên”. Những bước đi đầu tiên để đặt nền móng cho một cái gì đó luôn là khó khăn và gian khổ nhất. Tại sao trong một trận chiến luôn luôn có một mũi tấn công gọi là mở đường máu mà người ta gọi những người lính này là đội cảm tử? Bác nghĩ sao khi chính những người cộng sản như bác Đằng sẽ thoái đảng CS rồi tách đảng và thành lập đảng Xã Hội dân chủ? Liệu nhà cầm quyền cộng sản hiện nay có dám đàn áp, cầm tù thay thủ tiêu họ không? Nếu sự tàn ác đến tận cùng như thế thì chính nhân dân sẽ được chứng kiến bản chất ghê tởm của cộng sản, nó sẽ làm làn sóng thoái đảng lan rộng. Và rồi cái gì đến nó sẽ đến.
Có lẽ “nên nói ít mà hiểu nhiều” bác Âu nhỉ? Sự gan dạ anh hùng đôi khi cần thiết lắm, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ, như cháu đã nói là triệt để/rõ ràng đến tận cùng ấy, đôi khi là kém khôn ngoan thậm chí là ngu xuẩn nữa kia. Chắc bác Âu còn nhớ về chiến lược và sách lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong chiến đấu với quân Nguyên, lấy yếu thắng mạnh, nhu thắng cương? Và cái quan trọng nhất là bảo toàn lực lượng, phải biết né tránh thế giặc ban đầu mạnh như vũ bão để tiêu diệt cái thế tàn hơi yếu sức và tư tưởng lung lạc về sau.
Cháu quý bác Hà Sỹ Phu, bác Huệ Chi, bác Đặng Văn Việt, bác Lê Hiếu Đằng…  và tất nhiên rồi cháu cũng rất quý mến những ai yêu nước thương nòi như bác Đặng Văn Âu, dù nói thật là cháu còn một chút lăn tăn về cách lên tiếng của bác.
Bác có biết tại sao những người lính VNCH thua trận không? Vì sự rối loạn hàng ngũ, thiếu đồng bộ và thiếu đoàn kết của nhau đấy. Nó giống như một đàn kiến tha mồi, chúng đều muốn mang thức ăn về tổ nhưng mỗi con cong đít đẩy mỗi hướng.
Cháu không mong được bác hồi âm, chỉ mong bác hãy dành thời gian nói chuyện với các bác trí thức mà bác kính trọng, trên một tinh thần cởi mở và giải bày. Cháu tin, bác Âu sẽ có những bài viết khác, những bài viết cũng nóng bỏng đầy cảm xúc nhưng mũi tấn công của bác sẽ dành cho kẻ ác, kẻ làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân Việt Nam kia. Sự lên tiếng của bác sẽ hoà cùng những người yêu nước đang ở tại quê hương, để chúng ta tận dụng được sự “cộng hưởng“ quý giá đó.
Nhất định là thế. Và chúng cháu tin nhất định lịch sử dân tộc mình sẽ phải sang trang.
Kính chúc bác thật nhiều sức khỏe, minh mẫn và sáng suốt.
T.N.

Copy từ: Ba Sàm


.....................

MẶT TRẬN LÀ GA CUỐI CỦA ĐƯỜNG QUAN LỘ?..


VMH FB - Ông Nguyễn Thiện X nhậm chức Chủ tịch Mặt trận (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) vào đúng ngày sinh nhật mình.

Trong khi bạn bè nhắn tin chúc mừng khen mình trẻ, thì giờ này hẳn ông X đang sôi tiết khi bị gọi bằng CỤ.

Tờ báo Mặt trận là Đại Đoàn kết, ngày mai điểm tin này mà không gọi ông X bằng CỤ tức là láo.

Nhưng gọi mà không giải thích cặn kẽ cho Cụ X thì có khi cũng bị cụ chửi là láo. Nhẽ nào chúng mày nói Mặt trận là Trại Dưỡng lão, còn tao là Trại viên?.

Sự thực, tất cả đời chủ tịch Mặt trận đều được gọi trịnh trọng là Cụ trên Báo Đại Đoàn kết, vào ngày các cụ này nhậm chức.

Nhớ cái ngày người tiền nhiệm ông X là ông Huỳnh Đảm đăng cơ, Đại Đoàn két phải làm cái tin tiểu sử và dẫn lại danh sách Chủ tịch qua các thời kỳ...

Mấy vị trên Mặt trận gọi xuống báo nhắc nhở tại: Sao không gọi cụ Đảm?.

Từ thời Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo, rồi Phạm Thế Duyệt đều được phong CỤ, lẽ nào để chơ lơ là ông Huỳnh Đảm?.

Các cụ Mặt trận nói cho cùng vẫn là người thật thà.

Người ta bảo Mặt trận là ga cuối của đường quan lộ là đúng.

Và hình như các cụ cũng muốn tự ví đó là Trại Dưỡng già khi muốn nhân dân gọi mình là Cụ.

Các cháu nhớ nhé: Không chỉ có Bác, mà ngoài Bác còn có Cụ...
--------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt, không phải nguyên bản của tác giả Vũ Minh Hoàn.
* Hình ảnh đã được đăng tải trên các PTTTĐC chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

Copy từ: Blog Mai Thanh Hải


.................

Tổng thống Syria có đánh vợ?


Syria ở Trung Đông. Ảnh: Internet
Syria ở Trung Đông. Ảnh: Internet
Chuyện kể có một tay rất hay đánh vợ. Đi làm về, vợ chưa nấu cơm, tẩn. Vợ đón con muộn, tát vài cái. Đi ngủ hôi hám, đánh. Đại loại, cậy thế đàn ông, y đánh vợ bất kỳ lúc nào. Đến nỗi hắn bảo, hôm nào không đánh vợ, ăn ngủ không ngon.

Cho đến một hôm có ông khách tới chơi nhà bên cạnh. Thấy nhà đó tiếng kêu khóc, ông này mò sang, nhìn một lúc rồi bảo “Này anh kia, có thôi đánh vợ đi không?”. Thằng cha kia thuộc vào dạng đại cùn “Vợ tôi, tôi đánh, việc gì đến ông”. Nói rồi tiếp tục đấm đá dã man hơn.
Ông khách nổi xung, túm cổ tay côn đồ, nhấc lên như con nhái, rồi tát cho mấy cái. Đây nhé, mày xem mày bị tát thì đau và nhục như thế nào. Mày mà còn đánh vợ, tao cho mày ra bã luôn. Không hiểu sao, sau lần ấy, lão chồng ít đánh vợ hẳn.
Bạn nghĩ gì về chuyện này. Nếu chủ cậy thế nhà riêng, muốn chửi chồng, muốn đánh vợ, muốn giết con cũng được chăng? Chắc chắn là không được rồi. Pháp luật chưa sờ đến thì cũng phải có ai đó ra tay chặn tội ác.
Thế giới cũng vậy. Cậy chủ quyền quốc gia, cấm người khác không được can thiệp vào nội bộ, rồi muốn giết dân vô tội thế nào cũng được chăng. Không thể được rồi. Thế nào cũng có ai đó can thiệp. Hôm nay có thế làm càn, nhưng ngày mai thành tội phạm chống nhân loại. Chết rồi thì họ đào mồ lên xử án.
Dường như Syria đang rơi vào trạng thái của anh chồng vũ phu. Assad được cho là người ra lệnh giết đồng bào dã man bằng khí độc sarin, làm chết hơn 1400 người, trong đó có hơn 400 trẻ em. Nếu điều đó là sự thật, chả lẽ thế giới ngồi nhìn Assad giết cả dân tộc như Khmer Đỏ lấy vồ đập vào đầu 4 triệu người Campuchia.
Lúc này cần có “sen đầm quốc tế” can thiệp như ông khách đến chơi gặp tay hay đánh vợ.
Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng là một ví dụ can thiệp từ bên ngoài. Dù lý do đứng đằng sau còn nhiều nữa, nhưng Khmer Đỏ xứng đáng bị đưa ra tòa án quốc tế vì phạm tội chống nhân loại.
Mỹ can thiệp vào Kosovo, Iraq, Afghanistan và nhiều nơi khác trên thế giới cũng có lý do na ná như ông khách xử lý thằng chồng khốn kiếp.
Nếu Tổng thống Bush không làm gì thì Afghanistan vẫn còn luật đạo Hồi khủng khiếp do Taliban đứng đầu, khủng bố khắp nơi. Tại Iraq, không tìm được vũ khí hủy diệt, nhưng thế giới vui hơn khi không có Saddam Hussein tàn bạo, giết người như ngóe. Hắn bị treo cổ là rất phải.
Bây giờ mới hỏi, tại sao trên thế giới có rất nhiều kẻ thất phu mà Mỹ không xử lý, lại chọn đúng anh Assad. Đơn giản, Mỹ chỉ ra tay khi quyền lợi của Mỹ bị đụng chạm. Đánh vợ kêu khóc ngay bên tai, điếc đít, bố không ngủ được nên phải rút súng.
Hơn nữa, Syria là điểm đấu trí giữa Putin và Obama sau vụ Snowden. Khí độc sarin đã làm cả hai say đòn, muốn dạy cho nhau một bài học.
bốn lý do mà Nga che chắn Syria:
(1) Là nơi Nga có căn cứ hải quân duy nhất ở nước ngoài tại Trung Đông và rất quan trọng về chiến lược;
(2) Nga vẫn còn “tư tưởng” chiến tranh lạnh và muốn có đồng minh chút ít dù đã suy sụp hoàn toàn sau sự sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô cũ;
 (3) Nga ghét thói can thiệp quốc tế chống lại một quốc gia có chủ quyền như Syria, coi đó là tiền lệ nguy hiểm và ảnh hưởng đến Nga. Phải nói thêm, Nga này từng can thiệp tự do vào Tiệp Khắc, Hungary và Afghanistan; và
 (4) Syria mua rất nhiều vũ khí của Nga mà anh gấu đang túng ngoại tệ.

Đánh thẳng vào mặt Nga không được thì đánh thằng em Syria để xem Putin nói phét đến đâu. Trung Quốc và Nga đều có interest (quyền lợi) tại Syria. Khí độc sarin là cái cớ, nhưng là cớ quan trọng để Mỹ can thiệp. Trung Quốc cũng ngại vì giá dầu tăng, Nga lo cũng đúng.

Người dân Syria là khổ nhất. Ảnh: Internet
Người dân Syria là khổ nhất. Ảnh: Internet
Cũng lạ cho hai anh Nga và Trung Quốc trêu ngươi cao bồi. Trung Quốc không cản thằng em Bắc Triều Tiên dọa bậy bạ, tự nhiên để Mỹ đến quây. Rồi biển Đông cũng vậy. Trung Quốc dọa chiếm biển đảo của Việt Nam và Philippines, là rủ sen đầm đến.
Cho đến thời điểm này, về quân sự, người Mỹ tin, nếu đánh nhau, không máy bay hay tên lửa của Syria nào bay nổi lên không trung. Radar, tên lửa, xe tăng Nga sẽ tịt ngòi hết. Cứ xem trận chiến Nam Tư thì rõ.
Trong khi đó, dân Việt nhà ta mê vũ khí Nga. Nào là tầu ngầm kilo, S300, Sukhoi hay MIG… mua về dọa Trung Quốc. Thời nay Nga là quốc gia mafia, Trung Quốc mua Sukhoi cũng bán, Việt Nam muốn S300 cũng xong. Họ đâu còn là Liên Xô thân ái của các vị từng du học ở thế kỷ trước mà phải dựa vào cho mệt. Putin chưa bao giờ coi Việt Nam là đồng minh.
Từ khi lên chức Tổng thống đến giờ là 5 năm, Obama chưa bắn phát Tomahawk nào. “Sen đầm” mà không đánh nhau thì mất sức chiến đấu. Quốc hội chắc thông qua làm phép thôi.
Nghe hai ông Kerry và Hagel, cựu binh từ chiến trường Việt Nam, đủ hiểu mấy hôm tới lại được xem các loại vũ khí Mỹ và Nga đọ sức. Sau vụ này, ai thắng thì ta nên đặt hàng mua vũ khí cho chắc ăn.
Phỏng đoán chiến tranh ư? Thấy hàng xóm đánh vợ, các bạn có can không? Từ đó mà suy ra Mỹ có tấn công Syria hay không. Người ta bảo, Nhật làm xong mới nói, Israel làm xong cũng chẳng nói. Mỹ nói trước rồi mới  làm.
Mỹ cũng khôn chán, vụ nào cần dằn mặt thì nói rất to, tớ đánh đấy, liệu mà tránh, nhưng vụ nào cần bất ngờ thì bắt chước người Nhật, làm xong mới báo. Nhưng họ không học Israel, cao bồi phải đàng hoàng, không nói nhiều, mà “hốt liền” như ông Nguyễn Bá Thanh đòi bắt sâu tham nhũng.
Hôm nay (4-9), tại cuộc họp báo ở Stockholm cùng với Thủ tướng Fredrik Reinfeldt, Obama nói “I would argue that when I see 400 children subjected to gas, or 1,400 innocent civilians dying senselessly . . . the moral thing to do is not to stand by and do nothing. – Tôi muốn nói, nhìn thấy 400 trẻ là mục tiêu của hơi độc, 1400 người chết vô tội, thì chả lẽ người có đạo đức lại đứng nhìn và không làm gì”
Theo cái tone này của Obama và thượng viện bàn về Syria thì người Mỹ đi đến kết luận “Assad đánh vợ”. Muốn biết kết cục thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ :) :roll:


Copy từ: Blog Hiệu Minh


.......................

Sở Nội Vụ tỉnh Gia Lai vi phạm tự do tôn giáo



VRNs (05.09.2013) – Gia Lai – Ngày 28.08.2013, ông Nguyễn Thành Cam, Phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Gia Lai đã gởi văn thư số 184/SNV-BTG than phiền việc các linh mục tu sĩ không tham dự buổi phổ biến Nghị định 92 đúng vào ngày lễ trọng của đạo Công giáo.
Văn thư viết: “Ngày 15.08.2013, Sở nội vụ tỉnh Gia Lai đã tổ chức phổ biến chủ trương của đảng về tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cho 96 linh mục tu sĩ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, số linh mục tu sĩ đến tham dự Hội nghị chỉ có 31 người”.
Sau đó, ông Cam đề nghị Tòa giám mục nhắc nhở các linh mục tu sĩ về vấn đề này. Cho đến nay (sau một tuần, Tòa giám mục chưa có phản ứng gì, ngoài việc phổ biến cho các linh mục miền Pleiku biết có văn thư này).
Một giáo dân ở Gia Lai phản ứng: “Hàng năm bắt các cha phải đăng ký chương trình lễ, các cha đăng ký và đưa cả lịch Công giáo cho biết, vậy mà vẫn tổ chức hội họp với linh mục tu sĩ vào ngày lễ trọng. Việc làm này nghĩa là sao?”
Theo lịch Công giáo, ngày 15.08 là ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác về trời, bậc lễ là Lễ Trọng, lễ Họ. Với bậc lễ trọng này, tất cả các giáo dân trong ngày đó, trừ trường hợp bị ngăn trở chính đáng, phải tham dự thánh lễ. Còn các linh mục thì buộc phải dâng lễ cho các giáo dân có thể tham dự.
Tại giáo phận Kontum, miền Pleiku, các linh mục phải quản nhiệm ít là 5 nhà nguyện, nhiều lên tới 20 điểm cử hành phụng vụ cho dân. Trong ngày lễ trọng như thế mà chính quyền tổ chức họp các linh mục tu sĩ thì có phải là biện pháp ngăn chặn hoạt động tôn giáo hợp pháp của các chức sắc tôn giáo không – người giáo dân này đặt vấn đề.
Vị giáo dân này nói: “Thay vì viết văn thư xin lỗi, vì đã không theo dõi lịch sinh hoạt của đạo Công giáo, nên đã gây phiên toái cho quý chức sắc, thì ông Cam lại tỏ ra quyền lực và khôn ngoan lên lớp khuyên răn và đe dọa”.
Trong những năm vừa qua, việc vi phạm tự do tôn giáo tại tỉnh Gia Lai là một hiện tượng đáng chú ý như nhà nguyện của người bệnh phong tại làng Kon Thup bị xóa bỏ, mục sư Nguyễn Công Chính bị bỏ tù vì truyền đạo … 
Liệu ông phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Gia Lai có lạm quyền, vi phạm tự do tôn giáo khi ép buộc các chức sắc phải đến nghe ông giảng dạy về “chủ trương của đảng về tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”?
 

Ngoài ra, việc đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm theo quy định của Nghị định 92 cũng tỏ ra vi phạm Hiến pháp về tự do tôn giáo. Công dân có quyền tự do theo và tự do không theo một tôn giáo nào đó. Trong khi đó, bản đăng ký buộc các linh mục phải đăng ký cho biết trong năm làm những lễ nào, mỗi lễ ai chủ tế, và đặc biệt có bao nhiêu người tham dự.
Đây là những quy định nhằm đe dọa quyền tự do tôn giáo. Một linh mục ở Sài Gòn cho biết: “Là linh mục chúng tôi chỉ được khuyến khích giáo dân đi lễ, chứ cũng không được quyền ép giáo dân đi lễ, vậy thì làm sao có thể bắt họ đăng ký để có số người đi lễ mà ghi vào bản đăng ký của nhà nước yêu cầu?”
Một lần nữa, Nghị định 92 bộc lộ một đường lối hạn chế tự do tôn giáo, mà Bộ ngoại giao VN liên tục chối bỏ trước các diễn đàn quốc tế.
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


...................

Gia đình Đinh Nguyên Kha kêu cứu



VRNs (05.09.2013) – Long An – Hôm qua, 04.09.2013, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha đã gởi Đơn kêu cứu đến Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Long An cho biết con bà bị ép cung nhận tội khủng bố.
Được biết, ngày 30.08.2013, khi gia đình bà Liên thăm con, Đinh Nguyên Kha đã quyết định mời luật sư bào chữa cho mình.
Xin quý vị đọc đơn kêu cứu để tường.



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


................

Hoãn xử Lê Quốc Quân đã quá hạn.?


Luật sư Hà Huy Sơn đã gửi đơn khiếu nại tòa án Hà Nội về thời gian xét xử luật sư Lê Quốc Quân đã quá hạn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_lequocquan_lawyer.shtml

Phiên tòa định diễn ra xét xử Lê Quốc Quân hồi 9/7.2013 đã bị hoãn lại vì lý do chủ tọa bị ốm.

Trong luật tố tụng hình sự, bị cáo có thể đòi thay hội đồng xét xử ngay tại phiên tòa nếu có lý do chính đáng. Điều này nói lên rằng tòa án luôn có những hội đồng xét xử , có những thẩm phán, chánh án dự bị dự phòng trong trường hợp cần thay thế theo luật định . Lý do thẩm phán ốm mà dừng xét xử phiên tòa của chính quyền Hà Nội ở vụ này nghe chừng không được hợp lý cho lắm.

Mới đây một nguồn tin cho biết  thẩm phám bị ốm Lê Thị Hợp không hề bị ốm hay đi cấp cứu trước ngày 9/7. Lý do bà Lê Thị Hợp được cấp trên thông báo hoãn xử, và bà chỉ biết có vậy.

Thông báo xử sơ thẩm Lê Quốc Quân được đưa ra trước chuyến đi Trung Quốc của chủ tịch Trương Tấn Sang, thông báo hoãn vô thời hạn được đưa ra trước chuyến ông Sang đi Mỹ.

Hiện tại gia đình Lê Quốc Quân và bạn bè, đồng đạo  của anh rất lo lắng anh sẽ bị xét xử không được công bằng. Lý do này có căn cứ, bởi ngay tại chuyện hoãn xử thời gian cũng đã không minh bạch.

Lo sợ chính quyền sẽ kéo dài thời gian xét xử, để chuyển vụ án kinh tế này sang vụ án chính trị.? Xin thưa, Lê Quốc Quân chắc chắn ở trong tù  luôn sẵn sàng hào hứng đón nhận một bản án chính trị do tòa tuyên hơn bất cứ ai. Cơ quan an ninh Hà Nội đã mất bao nhiêu công sức để đưa Lê Quốc Quân vào vụ án kinh tế, phải điều chuyển cán bộ an ninh sang bên cảnh sát kinh tế để chỉ đạo vụ án Lê Quốc Quân '' trốn thuế''.

 Nếu có ý đồ muốn một vụ án chính trị với Lê Quốc Quân thì chẳng phải lúc này, muốn sao thì sao họ cũng phải đưa vụ '' trốn thuế'' ra xử trước cái đã.

Cho nên chúng ta tạm gác suy luận về đột biến vụ án này chuyển sang án  chính trị. Nếu có ,nó phải xảy ra khoảng  thời gian sau này như Nguyễn Văn Hải. Còn trước mắt vẫn là vụ án '' trốn thuế''.

Số tiền cáo trạng quy kết cho Lê Quốc Quân trốn thuế xấp xỉ số tiền cáo trạng của bloge Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Mức án tù cho Lê Quốc Quân chắc hẳn chỉ dao động từ 2 đến 3 năm, dù xử có ép đến đâu thì mức án cũng không thể hơn được. Vì mặt bằng các vụ án trốn thuế nói chung trên cả nước đều như vậy, có nhiều vụ trốn thuế tiền hàng chục tỷ mà chỉ án treo. Nếu xử án Quân với mức án tù vượt trội so với mặt bằng các vụ khác, chính quyền tự làm rơi bộ mặt của vụ án '' trốn thuế'' mà họ đang biên kịch rất tự nhiên như thật.

 Xử 2 đến 3 năm tù đổ lên đầu Lê Quốc Quân, chính quyền được lợi gì.?

Thông điệp đe dọa cho những nhà đấu tranh khác ở Việt Nam ư.? Chả nghĩa lý quái gì, giờ ở Việt Nam chẳng mấy người sợ vài năm tù vì tội phản kháng chính quyền.

Tiêu diệt ý chí của Lê Quốc Quân ư.? Nằm mơ, ai chứ thằng đó nó còn hứng làm thơ luôn trong những ngày ở trong cảnh tù đầy. Mà cái bọn đã làm thơ được trong tù thì các bạn biết đấy, thằng nào càng tù càng bất khuất hơn, càng có thời gian ủ mưu, tính kế hơn. Cái thằng không làm được thơ, còn biết cách cóp pi của người khác để nhận là mình đã làm thơ trong tù. Thì những thằng làm được thơ thật khỏi phải nói là nó thế nào.?

Xử Lê Quốc Quân án chính trị bây giờ chưa được. Xử về tội trốn thuế không quá được 3 năm. Mức án 3 năm ấy chính quyền được gì và mất gì, các nhà chính trị, ngoại giao và bảo vệ chính trị nội bộ hiểu rõ hơn ai hết. Vì tế nhị và ý tốt cho bạn mình, tôi không muốn phân tích nhiều  về những vấn đề này. Khiến các vị khó khăn khi đưa ra quyết định. Trong bối cảnh quốc tế và thực trạng kinh tế Việt Nam ngày này, 3 năm tới sẽ là giai đoạn cực khó khăn cho Việt Nam. Đừng đánh mất nỗ lực cải thiện hình ảnh với quốc tế, cũng đừng đẩy sự mâu thuẫn giữa các lực lượng tổ chức trong xã hội nên cao là điều khôn ngoan trong bối cảnh lúc này.

 Trong  những ngày tầm cuối tháng 9 này tới đây, mang Lê Quốc Quân ra xử, mức án 30 tháng tù giam cho hưởng án treo, bị cáo được hủy bỏ tạm giam ngay sau phiên tòa  là hợp lý về thời gian tạm giữ. Khoác cho Quân cái ách 30 tháng thử thách để kìm giữ. Có lẽ là điều hợp lý với chính quyền hơn cả.

Mức án này phù hợp với các vụ án trốn thuế đã có trước đây, thêm 30 tháng thử thách để làm cái dây thít giữ Quân khi ra tù. Cũng là mức án mà các nhà ngoại giao có thể xoa tay khi đi công vụ, những người làm an ninh tôn giáo cũng nở nụ cười khi tiếp những chức sắc tôn giáo trong và ngoài nước.


Tái bút .

Một số bạn sẽ gào, thằng Gió khốn nạn, Lê Quốc Quân phải được tuyên án vô tội, phải được bồi thường, phải được này nọ...nói như thằng Gió là muốn thằng Quân vẫn là có tội, như thế là hùa với cộng sản. Cũng như một số bạn đã gào trong vụ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là thằng Gió nham hiểm xui chị Hà đợi anh Vũ chết, xui mang quan tài đến trước cổng trại chờ như bạn Việt Kiều Châu Xuân Nguyễn đã nói.

 Chuyện này để cho em Hiền, chị Hà nói với các bạn  ý kiến của họ, các bạn chỉ cần gọi điện, viết mail hỏi xem thằng Gió nói thế có phải giết chồng các chị không ? Có phải cồ mồi, mớm chuyện cho an ninh không?. Hoặc để cho Quân và anh Vũ nói sau này khi họ về nếu các bạn có thể chờ được.

Còn bạn không thể chờ được, nóng lòng cứu các anh ấy, muốn về nước phá cổng trại, hai tay kẹp hai khẩu tiểu liên, mình khoác đầy những băng đạn, răng cắn chốt lựu đạn, dao găm cắm hai bên đùi...nhưng vì không thuộc đường lối đi lại. Cũng chẳng ai trách bạn không có tấm lòng, tuy nhiên nếu không làm được điều đó, xin bạn hãy mail hoặc gọi điện hỏi thân nhân họ xem giúp đỡ được cách gì hiệu quả.
Copy từ: Blog Người Buôn Gió


....................

Tòa án Phú Yên lập kế hoạch bắt giam Thượng tọa Thích Thiện Minh và Hòa thượng Thích Nhật Ban

Việt Nam, ngày 5 tháng 09 năm 2013
Kính gửi các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế
Kính gửi Các Đoàn Thể Chính Trị, Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ, Đồng Bào VN Trong, Ngoài Nước
Kính thưa quý vị:
Cách đây gần 5 tháng, vào ngày 12/4/2013, tôi nhận được giấy triệu tập của Ông Nguyễn Văn Hồng, Điều Tra Viên cơ quan An Ninh Điều Tra tỉnh Phú Yên mời thẩm cung sự việc có liên quan đến ông Ngô Hào, ngụ tại Tuy Hòa, Phú Yên. Ông Ngô Hào đã bị bắt đến nay gần 7 tháng và hôm nay, ngày 5/9/2013 tôi vừa nhận được giấy báo của Thẩm phán Võ Nguyên Tùng, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Phú Yên mời tôi đúng 7g30 ngày 11/09/2013 phải có mặt tại Trụ sở TAND tỉnh Phú Yên số 58 Lê Duẫn, Tp. Tuy Hòa để tham gia phiên tòa.
Tôi được biết Tòa Án có mời cả 3 nhà Sư gồm:
Tôi (Thích Thiện Minh, Hóc Môn, tp) , HT.Thích Nhật Ban chùa Ba La Mật - Đồng Nai và TT.Thích Thiện Khánh chùa Phước Quang, Tuy Hòa, Phú Yên tham dự.
Buổi làm việc của tôi với trên 6 Công an cách đây 5 tháng. Ông Nguyễn Văn Hồng muốn biết rõ mối quan hệ giữa tôi và ông Ngô Hào vì lý do:
Khi ông Ngô Hào bị Công An tỉnh Phú Yên bắt, khám xét trong computer của ông Hào có 1 tấm ảnh chụp chung của ông Ngô Hào cùng tôi và Hoà thượng Nhật Ban tại chùa Ba La Mật, vào buổi cơm trưa, tôi có trình bày với ông Hồng như sau:
Vào trước năm 98 lúc tôi còn đương nhiệm Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN tạm trú tại chùa Giác Hoa, đường Nơ Trang Long, F:7, Q. Bình Thạnh, nhân ngày lễ húy kỵ Tổ Nguyên Thiều, Thượng tọa Thiện Khánh chùa Phước Quang, Phú Yên hướng dẫn ông Ngô Hào vào chùa Giác Hoa gặp tôi và ngỏ ý nhờ tôi vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ cho: “Vợ ông Ngô Hào là Bà Kim Lan bị bệnh Ung Thư Vòm Họng đang điều trị tại Trung Tâm Ung Bướu. Mấy ngày sau tôi mời Hoà thượng Nhật Ban, Thượng toạ Nguyên Thịnh cùng tôi mang tịnh tài khoảng 5 triệu đồng giúp bà Lan. Thời gian hơn 4 năm sau ông Ngô Hào làm ăn khấm khá, một hôm ông ghé chùa Ba La Mật Đồng Nai thăm, cúng dường Hoà thượng Nhật Ban và tôi, mục đích để tạ ơn, lúc ấy con trai ông Ngô Hào tên Minh Tâm cũng có mặt, cháu xin phép dùng điện thoại chụp 1 tấm ảnh 3 người làm kỷ niệm. Sau đó, cháu Minh Tâm đã đưa ảnh vào computer nên khi ông Ngô Hào bị bắt, khám xét máy có tấm ảnh nên công an điều tra muốn làm sáng tỏ mối liên quan. Còn việc khác riêng tư của ông Ngô Hào thì tôi và Hoà thượng Nhật Ban không hề hay biết...
Nay bất ngờ Tòa án tỉnh Phú Yên triệu tập 3 người chúng tôi tham dự phiên tòa xét xử, tôi thiết nghĩ việc làm nầy không cần thiết vì tôi và Hoà thượng Nhật Ban cùng Thượng toạ Thiện Khánh chẳng có liên quan gì đến vụ án của ông Ngô Hào. Nhận xét việc thông báo triệu tập của tòa án chỉ gây thêm phiền toái hay có dụng ý không hay. Nên vội thông tin nầy đến các tổ chức Nhân quyền QT và các đoàn thể Chính Trị , tôn giáo, quý nhà dân chủ và đồng bào VN trong, ngoài nước được liễu tri.
Trân Trọng,
Thích Thiện Minh


Copy từ: Dân Làm Báo


.....................

Thành Vinh Thế Sự.

Giáo phận Vinh ước tính khoảng 400 ngàn giáo dân, hình như con số có thể hơn chút. Tận mắt tôi chứng kiến  thánh lễ Đức Mẹ Lên Trời ở tòa giám mục Vinh, có đến gần 200 nghìn người đang độ tuổi sung sức đến dự.

 Giáo phận Vinh trải dài từ Nghi Sơn đến Quảng Bình về chiều dài. Đi dọc từ trên các huyện miền núi Nghệ An từ Đô Lương, Anh Sơn, Kỳ Sơn xuống tận miền duyên hải như  Nghi Lộc, Cửa Lò đâu đâu chúng ta cũng thấy thấp thoáng hai bên đường những tháp chuông của nhà thờ.

Xứ đạo có khắp nơi tại Nghệ An.

Chưa nơi đâu sự nhiệt thành, sốt sắng với nhà thờ ,  với việc họ đạo của giáo dân có thể so được với giáo dân Vinh. Ở giáo phận Vinh, đôi khi nhà thờ họ đạo còn lớn hơn nhà thờ giáo xứ ở giáo phận khác. Thậm chí chỉ chục nóc nhà giáo dân họ cũng đoàn kết góp sức xây một nhà thờ tương đối bề thế.

Châm ngòi cho những bức xúc của giáo dân giáo phận Vinh bắt đầu có từ vụ Tam Tòa. Tất nhiên trước đó đã có nhiều vụ khác ở giáo phận Vinh, nhưng vẫn giữ được mức độ vừa phải. Đến vụ Tam Tòa, nhà cầm quyền bắt giữ một số giáo dân, một số giáo dân khác bị những người '' dân tự phát '' dùng gậy gộc đánh đập. Hai linh mục đã bị những người DTP ( dân tự phát ) truy đuổi và đánh đập , linh mục Bính bị đánh gây xương tay.

Giáo phận Vinh bừng lửa giận, băng rôn có khẩu hiệu như '' phản đối công an Quảng Bình đánh đập giáo dân Tam Tòa '' được in to, rõ, treo khắp các giáo xứ, nhà thờ. Ngay tại chính tòa giám mục giáo phận Vinh, băng rôn như vậy cũng được căng lên. Khí thế phản đối sự bạo lực ở Tam Tòa tưởng như kéo dài không biết bao giờ mới dứt. Linh mục Phùng người phát ngôn của tòa giám mục Vinh luôn đưa ra những lời lẽ đanh thép, đòi hỏi theo đuổi đến cùng tìm ra những kẻ gây tội ác tại Tam Tòa. Thời điểm này tại giáo phận Hà Nội cuộc đấu tranh đòi đất của giáo dân giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ cũng rất rực lửa.

 Bỗng nhiên tòa thánh Vatican đột ngột thay đổi hai giám mục ở giáo phận Vinh và giáo phận Hà Nội.. Giám mục Nguyễn Văn Nhơn 72 tuổi từ trong Nam ra với cái giá lạnh ngoài Bắc để thay giám mục Ngô Quang Kiệt 54 tuổi, lý do thay là sức khỏe của đức cha Kiệt không tốt. Linh mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp từ Sài Gòn ra nhận chức giám mục Vinh thay thế giám mục Cao Đình Thuyên.

 Trong thời gian đầu tiên nhậm chức của giám mục Nguyễn Thái Hợp, những việc của Tam Tòa dần dần đi vào yên ắng. Tiếp thời gian sau, những linh mục các xứ hoán đổi, các linh mục giữ vị trí trong tòa giám mục thời  trước được điều đi quản các xứ như linh mục Phùng, linh mục Hóa. Thậm chí cả một số giáo dân giúp việc ở tòa giám mục cũng không được tin dùng, trong số giáo dân mới được tuyển dụng vào người ta thấy một giáo dân trẻ từng chê trách các linh mục Thái Hà là rách việc, chính giáo dân trẻ này trước đó ở Hà Nội từng đi vận động các giáo dân khác xem trang website Giao Điểm, anh ta tên là Trần Đức Hà, tên thánh hình như là Anton, một giáo dân thuộc địa phận xã Đoài. Khi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nhậm chức, anh ta rời Hà Nội trở về quê. Sau đó làm việc tại tòa Giám Mục, những công việc gần gũi bên giám mục Nguyễn Thái Hợp như phục vụ sinh hoạt, áo lễ, nước nôi và làm truyền thông cho website giáo phận Vinh.

 Trong số giáo dân cũ rời đi khỏi tòa giám mục Vinh có chị Thủy, người phụ nữ từng kiên cường trên mảnh đất Tam Tòa. Rời khỏi tòa giám mục ít lâu, chị Thủy bị công an bắt và xử tù vì tội chống phá nhà nước. Mở đầu cho mười mấy số phận thanh niên bất hạnh nữa ở giáo phận Vinh cũng bị bắt vì các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đỉnh điểm là đúng ngày lễ Noel, công an xộc vào bắt Phero Nguyễn Đình Cương ngay tại giáo xứ anh ta. Hành vi bắt người giáo dân vào thời điểm lễ Noel cần rất cân nhắc, trong trường hợp này công an không cần tính đến yếu tố nghi lễ, tôn giáo mặc dù tội trạng của Nguyễn Đình Cương không cần phải cấp bách bắt giữ như vậy.

 Điểm qua thay đổi nhân sự và vài nét về một hai cá nhân, chúng ta có thể thấy chiều hướng đi của giáo phận Vinh dưới thời  giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp là ôn hòa, nhún nhường với thế quyền. Giáo phận Vinh không có những buổi thắp nến đồng loạt cầu nguyện cho công lý, hòa bình, cho người bị bắt giữ oan khuất. Tranh chấp đât đai ở giáo xứ Cầu Rầm không được sự hiệp thông đông đảo của các giáo xứ khác như trước kia, mặc dù cha xứ Cầu Rầm là linh mục quản hạt ( tức bao gồm cả nhiều nhà thờ khác ).

Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp uyên bác về tri thức, ôn hòa trong mọi tình huống, sẵn sàng đối thoại mềm dẻo với chính quyền để tìm giải pháp êm ả. Ngài ưa thích bày tỏ chính kiến trên sách vở, kiến thức pháp luật, Ngài cũng song hành với các vụ việc cải cách ôn hòa như kiến nghị sửa đổi hiến pháp của các nhân sĩ trí thức cũng như giáo hội. Song song với việc phát triển ủy ban Công Lý Hòa Bình của giáo hội để bồi dưỡng cải thiện kiến thức về quyền con người cho giáo dân. Ngoài ra ngài cũng quan tâm đến chủ quyền biển đảo, những vấn nạn nhức nhối của xã hội.

 Trong các vụ việc mâu thuẫn giữa giáo dân, giáo xứ địa phận ngài coi sóc với chính quyền. Giám mục Nguyễn Thái Hợp luôn giữ sự điềm tĩnh, chọn lối đi ôn hòa, kể cả có thiệt thòi những miễn sao giữ được sự yên lành, êm ấm. Ở những vụ việc phức tạp thế này, Ngài ít khi trả lời đài báo quốc tế, hoặc nếu có thì trả lời rất chung chung.

 Thiết nghĩ ở một giáo phận rộng và đông giáo nhiệt thành như thế, mà có một vị chủ chăn ôn hòa như giám mục Nguyễn Thái Hợp, chính quyền địa phương của ông Hồ Đức Phoc phải thấy là may mắn. Nhất là đã chứng kiến ngọn lửa Tam Tòa cháy rực liên miên ở thời Giám Mục Cao Đình Thuyên trước đó. Nhất là đã qua những vụ xử đưa mười mấy con em giáo phận Vinh vào tù một cách êm ả , không gây xáo trộn nhiều ở giáo phận vốn dĩ nóng như lửa này.

 Tiếc thay quá ỷ lại vào bộ máy chính quyền địa phương ( được bổ sung phó cục trưởng A88 về làm phó giám đốc công an tỉnh phụ trách đặc biệt mảng Công Giáo  ) Cùng với quân khu 4 hùng hậu đóng tại Nghệ An, cũng như số lượng người không Công giáo áp đảo. Thêm sự đánh giá sai lệch về sự nhún nhường của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Chính quyền Nghệ An qua các vụ bắt giữ giáo dân, vụ đập phá giáo điểm Con Cuông, xúc phạm tượng Thánh... tưởng rằng mọi sự nằm trong tay họ.

Trong khi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp quỳ dưới tượng Thánh bị đập vỡ ở giáo điểm Con Cuông,  Đức Phước đã nhanh chóng  làm bản báo cáo gửi thủ tướng chính phủ khoe công trạng đặt quân khu 4 ở trạng thái báo động, cho xe thiết giáp chạy vòng quanh tòa giám mục Vinh, cho bộ đội tập trận quanh tòa giám mục bắn đạn thật, trấn áp vững địa bàn Con Cuông. Bản báo cáo còn nhấn mạnh UBND tỉnh Nghệ An đã thuyết phục được Giám Mục Nguyễn Thái Hợp kêu gọi giáo dân giảm căng thẳng. Bản công trạng này đưa Hồ Đức Phoc từ phó chủ tịch tinh lên làm chủ tịch tỉnh ngay sau đó. Rất nhanh chóng Hồ Đức Phước lãnh tiếp chân Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, vua một cõi. Từ một anh kế toán trưởng cho xí nghiệp xây dựng cấp huyện, qua vài năm làm chủ tịch ủy ban Cửa Lò kiếm chác chút đỉnh để lo lót leo lên UBND tỉnh. Nhờ thao lược hay gọi chính xác là may mắn, bởi những biến cố chung của giáo hội Việt Nam cũng như sự mệt mỏi vì tuổi tác của Giáo Hoàng Benedicto đã tác động lên giáo phận Vinh. Anh kế toán quèn Hồ Đức Phơc quen báo cáo láo về các con số, thành tích đã đem cái sở trường ấy để báo cáo về tình hình chính trị, an ninh trật tự, tôn giáo ngẫu nhiên yên bình của những năm 2010 đến 2012 ấy thành công lao của riêng mình. Để rồi leo đến chức Bí Thư Tỉnh Ủy của một tỉnh đông dân nhất nhì miền Bắc.

Lẽ chừng khôn ngoan, phải biết sức mình, đâu là may mắn, đâu là sự nhún nhường. Nhưng chính quyền Nghê An Hồ Đức Phước lại say men chiến thắng nghĩ là sức mình mạnh, nghĩ là mọi chuyện do mình áp đặt, nghĩ sự nhún nhường là tính sợ hãi. Trên cái suy luận Mác Xít điển hình ấy, chính quyền Nghệ An dấn tiếp bước nữa là bắt hai giáo dân Yên Mỹ.

 Vụ bắt hai giáo dân này nguyên nhân có từ tháng 5, lực lượng an ninh trá hình làm dân thường để cản trở những giáo dân đi hành lễ, cản trở giao thông cũng như cản trở quyền tự do đi lại dự lễ nghi tôn giáo. Xô xát xảy ra ở mức độ nhỏ. Thiết nghĩ chính quyền Nghệ An khôn ngoan thì nên lờ đi. Dùng an ninh giả dạng dân thường đánh người mãi không sao, bị người ta đánh lại lộ cả thẻ ngành, sắc phục dấu trong cốp xe phải thấy là nhục nhã, im đi cho yên chuyện. Giữ được mọi sự yên bình nếu nghĩ đến đại cuộc chung đang tốt đẹp.

Thế nhưng vì cay cú ăn thua, chính quyền Nghệ An tưởng rằng sự nhún nhường của giáo phận Vinh bấy lâu là sự sợ hãi  nên đã tiếp tục bới lên sự việc, đòi truy xét, bắt bớ, khởi tố vụ án các an ninh giả dạng dân thường bị dân đánh lại. ( Thế mới biết lúc đánh người thì là nhân dân tự phát, lúc bị người đánh lại thì thành cán bộ, chiến sĩ của chính quyền ). Sai lầm nối tiếp sai lầm, khi sự việc dân chúng đến ủy ban đòi hỏi làm rõ nguyên nhân, lại bày binh bố trận trí trá hẹn bằng công văn hôm sau trả lời. Rồi ỷ vào sức mạnh dùng bạo lực để trả lời giáo dân, cứ nghĩ làm thật mạnh tay. Tòa giám mục Vinh ắt sợ hãi mà kêu gọi giáo dân phải kiềm chế, trở về nhà như mọi lần trước.

 Lần đầu tiên tòa giám mục Vinh bày tỏ quan điểm rõ ràng về vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên, đích thân Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp thẳng thắn trả lời báo chí quốc tế. Ngài không trả lời chung chung như mọi lần. Tại vụ việc này, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã vạch rõ những hành động ngụy tạo, giả dạng quần chúng nhân dân tạo ra bạo động, lấy cớ cho quân đội đàn áp, đổ tại cho giáo dân gây ra. Giám mục Nguyễn Thái Hợp, một con người tri thức, rất cẩn trọng trong phát ngôn, cân nhắc chắc chắn khi nói, đã trả lời hãng tin RFA có đoạn '' hành động của công an là quá bạo tàn với nhân dân''.

 Sinh năm 1963 tương lai quan lộ còn dài, lẽ ra con đường của anh kế toán Hồ Đức Phước đi từ tỉnh lẻ còn tiến xa hơn mảnh đất Nghệ An vốn dĩ đã rộng ấy. Nhưng những gì xảy ra ở Nghệ An ngày hôm nay cho thấy may mắn của anh là có hạn, cũng như sự giới hạn về nhận thức xã hội của anh. Một kẻ cơ hội khi nhìn thấy thành tích , không thể là kẻ cảm nhận được hậu họa trong sự bình thường. Muốn leo cao hơn, quản lý ở cấp vĩ mô hơn, Hồ Đức Phước thiếu đi cái đánh giá sự bất ổn tiềm ẩn trong cái yên bình. Một kẻ chủ quan, ngạo ngược như vậy để leo cao nữa, sẽ còn những cái loạn lớn hơn.

 Nếu như giáo dân Vinh sẵn dùng lợi thế nhà và giáo xứ mình là chiến trường. Tạo một cuộc đấu tranh ôn hòa đòi hỏi công lý hòa bình, khắp giáo phận trải dài hàng trăm cây số chiều dài cũng như chiều ngang. Từ tháng này sang tháng khác. Liệu quân khu 4, cảnh sát có đặt được trong tình trạng báo động, di chuyển quân liên tục từ địa bàn này sang địa bàn khác. Xe thiết giáp, xe chuyển quân khiên giáp súng ống chạy dọc ngang tỉnh ngày này sang tháng khác. Chúng ta thử hình dung một giáo xứ bừng bừng khí thế, quân đội được điều tới ồ ạt, rầm rập, cấm đường, phong tỏa. Đến nơi giáo dân lại hiền hòa kéo vào nhà thờ dự lễ, rồi ai về nhà đó. Hôm sau giáo xứ khác lại vậy, quân đội lại rầm rộ kéo đến bao vây. Dân tình lại hiền hòa hát kinh, vào nhà xứ đọc kinh cầu nguyện.
Duy trì từng ấy quân đội, công an, thiết bị, địa điểm , phương tiện rồi cả đội ngũ chỉ đạo, rồi cả huy động truyền thông, báo chí, cán bộ địa phương , thậm chí cả dân ngoài thuê tiền 500 nghìn một ngày đi uy hiếp..Chỉ cần một tháng thì ngân sách tỉnh Nghệ An khánh kiệt. Chưa nói đến chuyện cảnh binh lính kéo đi liên miên, đóng chốt liên miên như thời chiến tác động thế nào đến xã hội và quốc tế. Nhất là trong lúc bộn bề khó khăn này lấy đâu ra quân mà duy trì huy động mãi, lấy đâu ra lãnh đạo bỏ hết các việc kinh tế, hành chính để đi lo trực chỉ đạo đối phó với từng ấy điểm , bởi mỗi giáo xứ Vinh lúc ấy sẽ trở thành một điểm nóng. Những giáo xứ có người quản như các linh mục Phúc, Hoán, Lai, Văn, Tĩnh, Tuấn...nhiều nhan nhản ở giáo phận Vinh chẳng nề hà gì chuyện đòi hỏi công lý  đến cùng.

Giải pháp bây giờ cho chuyện Mỹ Yên chỉ có một từ đơn giản , đó là '' điều chuyển''.

Tên nhân vật cần '' điều chuyển ''  chỉ duy nhất một người, Bí thư tỉnh Ủy Nghệ An Hồ Đức Phước


Copy từ: Blog Người Buôn Gió


.............................

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-05

thanhnienconggiao-305.jpg
Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê
Photo courtesy of thanhnienconggiao


Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.
Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha?

Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Giáo hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực.
- GM. Nguyễn Thái Hợp
GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.
Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua.
Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?
GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.
Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.


Copy từ: RFA


....................

Tín đồ PGHH chùa Huê Viên Tự bị ngăn cản thờ Phật


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-09-05

photo-305.jpg
Tổ đình PGHH thuộc thị trấn Phú Mỹ, tỉnh An Giang
Photo courtesy of Wikipedia


Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang hiện gặp khó khăn trong vấn đề tín ngưỡng thiêng liêng có liên quan chùa Huê Viên Tự do tín đồ bỏ tiền xây dựng.

Bất chấp nguyện vọng của tín đồ

Huê Viên Tự ở ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện là nơi mà nhiều tín đồ PGHH địa phương than phiền bị Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương với sự tiếp tay của chính quyền địa phương khống chế, bất chấp nguyện vọng chính đáng của tín đồ, như ông Nguyễn Văn Hùng, một tín đồ PGHH ở đây cho biết:
“Vấn đề là ở xã Phú Bình có một ngôi chùa mới cất lên, nhưng Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương PGHH Nguyễn Tấn Đạt dùng quyền lực để tìm cách đưa những tượng Phật ở trong chùa này đi, và nói là chùa không thờ tượng Phật mà thờ Vô Vi. Nhưng toàn bộ tín đồ PGHH xã Phú Bình không chấp nhận đưa Phật đi. Nên quan chức này đã dùng quyền lực đóng cửa chùa. Tín đồ rất bức xúc, nhiều lần gởi đơn lên các cấp, từ tòa án cho tới mặt trận tỉnh, mặt trận huyện, mặt trận xã… Nói chung là gởi đơn khắp nơi. Nhưng không ai giải quyết.”
Một tín đồ khác, ông Trần Phú Cường, giải thích thêm về tình trạng mà ông gọi là phía tín đồ chân tu “muốn thờ Phật” trong khi phía tôn giáo nhà nước “lấy quyền để không cho thờ Phật”.
Trong Tôn Chỉ hành đạo mà Đức Hùynh Giáo Chủ đã dạy, nếu trong chùa có tượng Phật thì vẫn giữ y như vậy, không tạo thêm thôi.
-Tín đồ Trần Phú Cường
“Ban đại diện muốn thờ Vô Vi. Họ không cho Phật ở trong chùa mà muốn thờ Vô Vi cho nên tín đồ không thống nhất. Nhưng chùa này đã có Phật từ lâu rồi. Bà con thống nhất 100% là để Phật tại chùa để thờ. Còn bên Ban đại diện không chịu để Phật trong chùa, lấy quyền hạn là Trưởng Ban đại diện Trung ương, rồi Trưởng Ban đại diện xã để nói là họ có quyền hạn đối với nhà chùa; và họ cho đóng cửa chùa. Bà con tín đồ không chấp nhận nên mới mở cửa chùa. Phía tín đồ thì giữ Phật, còn bên tôn giáo nhà nước lấy quyền để không cho thờ Phật.”
Theo tín đồ Nguyễn Văn Hùng thì phía trị sự của nhà nước lập luận rằng thờ Vô Vi là không để tượng Phật ở trong chùa, chỉ thờ Tấm Trần Dà (Trần Điều) thôi. Nhưng tín đồ cho biết sáu tượng Phật trong chùa này đã được thờ gần 50 năm nay, được giữ nguyên vẹn trong chùa cũ từ hồi đó tới giờ. Rồi chùa cũ bị dột nát nên tín đồ mời hùn tiền với nhau, giao cho cho Ban Trị sự trừng tu chùa để thờ Phật. Khi chùa xây gần xong thì họ nói là bây giờ chùa không có thờ Phật – điều mà các tín đồ cho là “một sự lường gạt tín đồ trắng trợn”. Tín đồ Trần Phú Cường giải thích:
“Trong Tôn Chỉ hành đạo mà Đức Hùynh Giáo Chủ đã dạy, nếu trong chùa có tượng Phật thì vẫn giữ y như vậy, không tạo thêm thôi.”
Theo lời kể của các tín đồ thì vì quá bức xúc do phía Ban trị sự nhà nước với sự hỗ trợ chính quyền đóng cửa chùa cách nay khỏang 5 tháng rồi, nên tín đồ mới cắt ổ khóa cửa chùa để tín đồ vào sinh hoạt đạo pháp. Nhưng họ bị công an huyện bắt bớ, phạt hành chính... “làm đủ thứ hết” để khống chế. Tín đồ Nguyễn Văn Hùng phân trần:
Trong một lần hành lễ của tín đồ PGHH. Hình do độc giả gởi cho RFA.
Trong một lần hành lễ của tín đồ PGHH. Hình do độc giả gởi cho RFA.
“Lúc tín đồ chúng tôi gởi đơn cho họ thì họ nói rằng chuyện tôn giáo họ không dính dáng vô. Còn bây giờ tín đồ cắt cửa như vừa nói thì họ mời, họ bắt, họ nói tín đồ vi phạm hành chính, đó là điểm thứ nhất. Thứ nhì là chùa này xây lên, thì mấy ông quản tự thừa dịp đó mà thâm lạm trên một tỷ đồng. Tín đồ chúng tôi hoàn toàn có chứng cứ, chứng từ đầy đủ. Nhưng khi chúng tôi đi thưa lên tỉnh thì tỉnh không xử, mà trả đơn ngược về cho Giáo hội Trung ương PGHH của nhà nước và sự việc vẫn để y như vậy.”
Nói chung, các tín đồ ở Huê Viên Tự cho biết họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Riêng tín đồ Trần Phú Cường vừa nói với tín đồ Nguyễn Văn Hổ  - hai người đứng ra cắt cửa chùa cho đồng đạo vào chùa làm việc - thì bị phía cầm quyền tiếp tục đàn áp; họ ngày nào cũng bị công an tỉnh, huyện, rồi xã mời lên “làm việc”, như ông Trần Phú Cường kể lại:
“Tôi bị mời hoài; tỉnh rồi huyện rồi xã mời liên tục. Họ không giải quyết mà cứ mời làm việc hoài.”
Chúng tôi có điện thọai cho Ban Trị Sự PGHH Trung ương của nhà nước để tìm sự giải thích của họ, nhưng không ai trả lời. Theo tín đồ Trần Phú Cường thì hiện giờ:
“Tất cả bà con tin đồ PGHH trong xã và bản thân tôi mong sao chùa được mở cửa lại và được thờ Phật. Trong khi những người làm sai, tiếm dụng số tiền xây chùa thì phải trả số tiền đó lại thôi.”
Và nguyện vọng của tín đồ Nguyễn Văn Hùng là:
“Chúng tôi khẳng định rằng toàn thể tín đồ PGHH địa phương này, 100% đều muốn giữ Phật lại trong chùa để thờ; muốn chùa mở cửa lại; và những người thâm lạm tiền lên đến hàng tỷ đồng của nhà chùa, của bá tánh đóng góp thì phải bị trừng trị để số tiền đó được thu hồi cho việc trùng tu tiếp ngôi chùa còn dở dang khi Huê Viên Tự chỉ mới xây được 90% mà thôi.”
Tóm lại, toàn thể tín đồ PGHH ở ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang muốn Phật trong chùa phải yên vị như từng được thờ từ năm 1954 tới giờ. Thứ nhì là chùa phải được mở cửa vĩnh viễn cho tín đồ sùng bái Phật chứ không phải bị đóng cửa trong khi tín đồ chân tu lại bị đàn áp. Thứ ba là vấn đề tiền bạc phải sòng phẳng, minh bạch; những người thâm lạm tiền cúng dường, theo các tín đồ, phải bị “đưa ra khỏi Đạo chứ không để ở trong Đạo rồi làm ô uế Đạo Pháp và nhà chùa”.



Copy từ: RFA


...................