CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Giá xăng VN 'tăng cao nhất trong lịch sử'

Cập nhật: 14:40 GMT - thứ năm, 28 tháng 3, 2013

Mức giá xăng mới trong ngày 28/3 là mức cao nhất từ trước đến nay
Tối ngày 28/3, giá xăng dầu trong nước sẽ đồng loạt tăng trong bối cảnh quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp xăng dầu đã cạn.
Giá mới sẽ có hiệu lực kể từ 8h tối, theo đó giá xăng tăng tối đa 1.430 nghìn đồng/lít, dầu diesel tăng 362 đồng/lít, dầu hỏa tăng 480 đồng/lít, và dầu madut tăng 807 đồng/kg.
Như vậy, mức giá mới 24.580 nghìn đồng/lít xăng hiện là mức cao nhất từ trước đến nay.
Mức cao nhất trước đó là 23.800 nghìn đồng/lít hồi 20/4 năm ngoái. Trong năm 2012, giá xăng đã tăng tổng cộng 6 lần.
Quyết định mới được thông qua của Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng cho biết sẽ khôi phục lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp 300 đồng/lít, kg, đồng thời, ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá đối với các chủng loại xăng, dầu.
Chỉ mới vài ngày trước đó, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn lãi lớn vì liên Bộ Tài chính - Công thương vẫn cho xả quỹ bình ổn 2.000 đồng/lít xăng và 800 đồng/lít dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới những ngày qua giảm 5-7%.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết ngày 26/2/2013, giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, nên giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1.000 đồng- 2.300 đồng/lít, khi đó phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1.000 đồng - 2.300 đồng/lít.
"Tuy nhiên, để ổn định thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tăng giá mà sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp."
Nguyên nhân tăng giá ngày 28/3, được bộ này giải thích do "giá xăng dầu thế giới tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, trong khi đó, quỹ bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết."
"Trong khi đó giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp”.
Tính đến 8h giờ tối, giờ Việt Nam, giá dầu thô trên thị trường New York giao dịch ở mức 96,43 đôla/thùng, giá dầu Brent dao động quanh mức 109 đôla/thùng.

Nguy cơ tái lạm phát?

Nợ xấu có thực sự giảm?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đặt nghi vấn cho chỉ số nợ xấu và nói việc hạ lãi suất là một nỗ lực đáng khen ngợi nhưng cũng đầy mạo hiểm.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt hồi 26/3 về việc Ngân hàng Nhà nước mới hạ lãi suất, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã cho rằng lạm phát đang phát triển 'phức tạp'.
Tuy nhiên, ông Doanh nói đến việc chính phủ "đã có nỗ lực không cho phép tăng giá xăng dầu thời gian vừa qua" như là một trong những yếu tố đang góp phần kiềm lạm phát, tạo khoảng trống cho việc hạ lãi suất.
Mặc dù vậy, kinh tế gia này cũng cảnh báo những yếu tố có thể khiến lạm phát quay trở lại:
"Nhưng có nhiều dấu hiệu điện có thể sẽ phải tăng giá vì họ sẽ phải dùng dầu DO để sản xuất thay cho than và khí, vì thế giá thành sẽ lên cao và họ có thể sẽ phải nâng giá điện."
"Đó là chưa kể đến những yếu tố khác như chi phí y tế của các bệnh viện của một số tỉnh cũng muốn tăng lên."
"Tất cả những yếu tố đó có thể làm lạm phát tăng trở lại."
Giờ đây, khi giá xăng dầu đột ngột bị tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ, một trong những yếu tố kiềm chế lạm phát mà ông Doanh nói đến có vẻ như đã mất đi.


 
Copy từ: BBC

  Đọc thêm:

Tăng 1.430 đồng/lít, giá xăng lên cao nhất trong lịch sử (VnEco). - Xăng tăng 1.430 đồng, lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít (VEF).  - Giá xăng vượt 24.500 đồng/lít (TBKTSG).   - 20h tối nay, xăng tăng giá 1.430 đồng/lít (GDVN).  - Giá xăng tăng sốc lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít (NLĐ).  - Điều hành thiếu linh hoạt khiến thị trường xăng dầu méo mó (ĐBND).  - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Tăng giá xăng dầu là hợp lý (VOV).  - “Sướng” như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (CafeF).

 

Tàu hải quân Trung Quốc tiến sâu vào khu vực tranh chấp ở Biển Ðông

Tàu chiến của hải quân Trung Quốc tham gia một cuộc thao dượt ngoài khơi Thanh Ðảo, tỉnh Sơn Ðông.
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc tham gia một cuộc thao dượt ngoài khơi Thanh Ðảo, tỉnh Sơn Ðông.

Biển Đông được cho là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn, vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả Châu Âu.Biển Đông được cho là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn, vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả Châu Âu.
​​Tài nguyên thiên nhiên là trọng tâm của những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Khu vực này có nhiều cá và được cho là có những trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn. Vùng biển này cũng là nơi có những thủy lộ quan trọng nhất trên thế giới. Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ khu vực này.

Bãi đá ngầm James nằm cách tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc gần 2.000 kilomét về hướng nam và cách Brunei chừng 100 kilomét. Nhưng lâu nay, Việt Nam, Philippines và Đài Loan là những nước thường lên tiếng mạnh mẽ hơn so với Malaysia và Brunei để phản đối sự hiện diện của các tàu bè Trung Quốc trong vùng biển mà mỗi nước có đòi hỏi chủ quyền.

Khi những cuộc diễn tập của Trung Quốc bắt đầu, Philippines tuyên bố họ “mạnh mẽ phản đối” sự hiện diện của các chiếc tàu của quân đội Trung Quốc trong vùng biển của Philippines.

Giáo sư Storey cho biết ông dự kiến là Malaysia và Brunei sẽ giữ im lặng về những cuộc tập trận này. Ông cũng cho rằng không phải tình cờ mà tàu của hải quân Trung Quốc tiến tới gần Brunei, là nước giữ chức chủ tịch của tất cả các hội nghị trong năm nay của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.

Ông Romney Banlaoi, Giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình, bạo động và khủng bố ở Philippines, cũng nêu lên vai trò quan trọng mà Brunei sẽ nắm giữ tại diễn đàn an ninh ASEAN vào tháng tới.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói Trung Quốc đang hành xử các quyền hợp pháp của mình qua việc thực hiện những cuộc thao dượt này.Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói Trung Quốc đang hành xử các quyền hợp pháp của mình qua việc thực hiện những cuộc thao dượt này.
​​Ông Banlaoi nói: "Tôi nghĩ là Trung Quốc đang gởi tới cho ASEAN một thông điệp là Trung Quốc không những chỉ muốn khẳng định đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông mà còn muốn trắc nghiệm khả năng bảo vệ các yêu sách về lãnh thổ của mình."

Ông Banlaoi cho biết vụ tranh chấp Biển Đông nằm cao trong nghị trình thảo luận của hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng tư tới đây.

Trong lúc một số nước trong khối ASEAN, như Philippines, muốn giải quyết những vụ tranh chấp này với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc lại nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán tay đôi với từng nước đòi chủ quyền.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại một lần nữa nhắc tới lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.

Ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Trung Quốc đang hành xử các quyền hợp pháp của mình qua việc thực hiện những cuộc thao dượt này.




Copy từ: VOA

  Đọc thêm:


- 'Tàu chiến Mỹ cần gia tăng hiện diện ở Biển Đông' (VNN). "Chúng ta đang mất uy tín với các đồng minh và bạn bè bằng cách không can dự. Trung Quốc hiểu việc Mỹ không hành động là tín hiệu đèn xanh để họ tiến tiếp".

- Bản đồ cổ TQ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của VN (KT).  - Ảnh 'độc' chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa (TP).

- Bình Định: Tặng quà tri ân chiến sĩ trận hải chiến đảo Gạc Ma (PNTP).  - Lính Trường Sa luyện đánh địch đổ bộ xuống đảo (PN Today).

- Tàu chiến Trung Quốc vẫn lởn vởn ở Trường Sa (PN Today).  - Hạm đội Nam Hải đang bày trò ở Trường Sa (PT).  - Trung Quốc lại bao biện cho hành động của mình (PT). - Kết thúc đợt tuần tra biên giới Việt-Trung đầu tiên năm 2013 (VOA).

- Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông? (VOA). Ngoại trưởng Australia Bob Carr: Căng thẳng từ các vụ tranh chấp lãnh hải đang gây tổn hại tới khu vực, đồng thời gợi ý rằng các tuyên bố chủ quyền phức tạp nên được gác sang một bên để các bên có thể bàn bạc nhằm mưu tìm các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên”.


 

Vấn đề sở hữu đất đai – lời bàn góp của một nông dân



Đức Thành

“Tấc đất tấc vàng”. Đó là câu nói truyền đời của tổ tiên ta dạy các thế hệ sau phải biết nâng niu, gìn giữ tôn tạo khai thác sử dụng sao có hiệu quả nhất. Nhờ câu nói này mà một dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió, kẻ thù ngàn đời xâm lược lúc chiến tranh, nhòm ngó lúc hòa bình, vẫn kiên cường phát triển xây dựng nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ rất đỗi tự hào.
Gia đình tôi thoát được nạn đói năm 1945 cũng là do “tấc đất tấc vàng” và nhờ có sở hữu tư nhân của “chế độ cũ” mặc dù số lượng sở hữu không lớn. Ông cha tôi thường dạy chúng tôi rằng “phải quí lấy đất, đất sẽ không phụ người”.
Nay nhân chuyện sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai lại được nhiều người đặt ra.
Dưới nhãn quan của một người nông dân tôi xin có mấy ý kiến như sau:
Một là: Về thực trạng, hậu quả của sở hữu toàn dân về đất đai:
-Đất đai được quốc hữu hóa toàn diện ngay sau khi kết thúc chiến tranh đã gây ra khủng hoảng sâu sắc về kinh tế xã hội. Người nông dân bị đói ăn trên chính đồng ruộng quê hương mình khiến Đảng, Nhà nước phải điều chỉnh theo phương thức “giao đất cho người dân”: dân có quyền sử dụng nhưng không có “quyền sở hữu”. Thực chất điều đó chỉ nhằm che chắn thứ độc đoán của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đất đai. Về khách quan, đó là chính sách không muốn nông dân phát huy trí tuệ năng lực của mình trên đất, mà chỉ muốn nông dân bị Đảng chăn dắt như trâu ngựa, bảo ăn là ăn bảo làm là làm… và khi thu hồi muốn trả bao nhiêu dân cũng phải chịu, như đã thấy trong suốt thời gian qua.
-Việc giao quyền sử dụng đất (giới hạn quyền về đất đai), trong thời kỳ đói kém để thúc đẩy sản xuất tăng vụ tăng năng suất dẫn đến khai thác triệt để mà không tái đầu tư lại cho đất, khiến đất bị hủy hoại, năng suất giảm, chất lượng sản phẩm không cao. Tuy xuất khẩu nhiều  nhưng đó là xét về số lượng chứ giá trị xuất khẩu, hàm lượng chất xám trong xuất khẩu rất thấp.
-Trong trào lưu công nghiệp hóa bằng mọi giá vừa qua, địa phương nào cũng ra sức tàn phá đất nông nghiệp dưới chiêu bài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu vui chơi giải trí khiến Đảng phải cố gắng giữ cho được 3,8 triệu ha đất nông nghiệp – một cố gắng trước sự tàn phá do chính chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng? Thật là nghịch lý!
-Gây bất công, bất ổn lớn trong xã hội. Sở hữu toàn dân hay nói cụ thể hơn là sở hữu thuộc về số ít người được trao quyền lực. Khi cơ chế kiểm soát quyền lực bị làm ngơ, xem nhẹ thì “tấc đất” sẽ đẻ ra rất nhiều “tấc vàng” cho những ai nắm quyền lực, còn “tấc vàng” của người dân bỗng thành bọt bèo mây khói trước sự phù phép của các “công bộc” của Đảng.
Hai là: Đa sở hữu đất đai sẽ được những gì?
Trước hết đa sở hữu đất đai sẽ triệt tiêu cơ bản được những hậu quả do sở hữu toàn dân gây ra như đã đề cập ở phần trên. Ngoài ra còn tạo được những thay đổi tốt đẹp sau:
-Thu hút được chất xám, công nghệ cao cho đầu tư nông nghiệp, nhất là đầu tư sau thu hoạch một lĩnh vực bị bỏ trống vì không phải đất của người trồng trọt thì người nông dân không thể lấy đất để đảm bảo trong các giao dịch của mình.
-Chấm dứt được nạn dòm ngó đất từ các quan tham, chấm dứt được tình trạng “trăm hoa đua nở” trong thu hồi đất để làm dự án kiểu tỉnh này có sân bay, nhà máy đường, nhà máy xi măng… thì các tỉnh khác cũng phải có!
-Về mặt pháp lý, Đảng, Nhà nước không phải nuôi một đội ngũ chuyên gia khổng lồ để suốt đời chỉ xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật về đất đai, Đảng cũng không còn phải bận họp để ra những nghị quyết riêng về đất đai nữa. Số tiền, số giấy định in luật theo tiêu chí đất đai là sở hữu toàn dân hãy in những sách kinh nghiệm trồng trọt, chế biến, chăn nuôi hay các sách bổ túc cho nhân cách đảng viên từ cơ sở trở nên thì dân cũng được nhờ nhiều lắm.
-v.v. và v.v.
Thực tế đã chỉ ra chừng nào còn thừa nhận duy nhất một hình thức sở hữu toàn dân thì chừng đó còn tiếp tục bất công, bất ổn trong một xã hội nông dân chiếm tới 76% dân số này.
Do đó không có lý do gì mà không chấp nhận đa hình thức sở hữu đối với đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân).
Là nông dân tôi nói lên những lời gan ruột như vậy, mong Đảng, Nhà nước tiếp thu, đừng coi tôi là phần tử chống phá Đảng. Tôi chẳng sợ trời làm mất mùa mà chỉ sợ “người có quyền lực” làm mất mùa thôi. Trời làm mất mùa thì mỗi một cái khổ là thiếu ăn nhưng còn tình người đùm bọc nhau. Người (có quyền lực) làm mất muà thì trăm đường khổ bởi còn đâu tình người mà che chở cho nhau.
Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho :Bauxite Việt Nam

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan


VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời
Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.
Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Dân làng cùi Đăk Pnan chào đón Đức cha Micae – Ảnh VRNs
Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.
Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.
ĐGM Kontum giáo huấn cộng đoàn – Ảnh VRNs

Cộng đoàn Bahnar và Kinh lắng nghe chia sẻ Lời Chúa
Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.
ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan – Ảnh VRNs

Cha Công, CSsR và cha Tâm, SVD đồng tế với Đức cha Micae
Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.
Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu  xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”
Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.
Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.
PV. VRNs tại Pleiku




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

“Tôi làm điều này bằng trái tim của tôi”

“Tôi làm điều này bằng trái tim của tôi”, ĐGH Phanxicô nói trước khi rửa chân cho các tù nhân


VRNs (29.03.2013) – CAN – Từ thành phố Vatican hãng tin CNA / EWTN News cho biết ĐGH Phanxicô cử hành lại cách thức Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ xưa với khoảng 40 người trẻ bị giam giữ, và nói rằng ngài làm như vậy cho họ bởi vì ngài được gọi là để phục vụ.
“Chúa chúng ta đã nêu gương quan trọng khi Ngài để rửa đôi chân các môn đệ, bởi vì giữa chúng ta ai làm lớn nhất phải là phục vụ người khác”, Đức Giáo Hoàng đã kể lại cho các bạn trẻ cách Chúa Giêsu phản ứng lại sự từ chối của Phêrô.
“Đây là một biểu tượng, rửa chân là một dấu hiệu cho biết tôi đang phục vụ bạn. Và chúng tôi là (người phục vụ) cho nhau, nhưng chúng tôi không rửa chân cho nhau mỗi ngày. Vậy, điều này có nghĩa gì? Nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau …”. ĐGH Phanxicô giải thích như vậy vào chiều ngày 28 tháng 3 tại Casal del Marmo, một cơ sở giam giữ thanh thiếu niên.
Đức Giáo Hoàng cũng giải thích cho lý do tại sao ngài đã rửa chân cho các tù nhân trẻ.
“Đây là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta. Đây là những gì tôi làm. Và tôi làm điều đó với tất cả trái tim của tôi. Tôi làm điều này bằng trái tim của tôi bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi, như một linh mục và giám mục phải phục vụ anh chị em. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim của tôi và một nhiệm vụ tôi yêu. Tôi thích làm việc đó bởi vì đây là những gì Chúa đã dạy tôi” – Đức Phanxicô  nói.
Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ trở nên những người tự hiến và hữu ích. Ngài nói thêm: “hãy giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ làm tốt cho nhau”.
Trước khi thực hiện lễ rửa chân, ĐGH Phanxicô đặt với các bạn trẻ câu hỏi: “Tôi thực sự sẵn sàng giúp đỡ người khác?”
“Tôi nghĩ rằng đây là dấu Chúa Kitô chăm sóc, vì Chúa Giêsu đã đến vì điều này, để phục vụ chúng ta, để giúp chúng ta”, ĐGH kết luận.
ĐGH Phanxicô rửa và hôn chân các tù nhân trẻ – Ảnh CNA
Sau khi rước lễ, Đức Giáo Hoàng di chuyển Bí Tích Thánh Thể sang nhà nguyện tạm và dành một quảng thời gian ở đó thờ lạy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng đã quyết định đến thăm các cơ sở giam giữ thanh thiếu niên sau khi ngài được ông Paola Severino, Bộ trưởng Tư pháp Italia mời.
Nó cũng giống như lúc ngài là Tổng giám mục của Buenos Aires, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh với những người nghèo và bệnh tật.
Thứ sáu thánh, hôm nay, Đức Phanxicô sẽ chủ sự tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta lúc 18:50 chiều, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Nghi thức sẽ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa và tôn kính Thánh Giá.
Lúc 21:15 tối, Đức Phanxicô sẽ chủ trì buổi đi Đàng Thánh Giá tại đấu trường Coliseum.
PV. VRNs
Viết theo CNA




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Bảo vệ sự vi phạm pháp luật bằng mọi giá?


28/03/2013
duy chung của pháp lý và pháp luật xây dựng trên nền hệ thống của Liên Xô đặt mục tiêu cao nhất là trấn áp “đối tượng” và bảo vệ pháp chế XHCN (không coi trọng bảo vệ con người và lẽ phải). Điều này có thể thấy rõ trong quy định và cách hiểu về tội danh “Chống người thi hành công vụ” xung quanh vụ anh Đoàn Văn Vươn. Với tư duy  nhà nước luôn đúng, các cơ quan bảo vệ pháp luật cả trung ương và Hải Phòng đã ép anh Vươn vào tội “Chống người thi hành công vụ” được quy định tại Điều 257 Bộ luật HS. Trong bối cảnh việc cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng là hoàn toàn trái pháp luật, hành động gọi một việc làm trái pháp luật là “công vụ” để các cơ quan nhà nước rầm rộ vào cuộc, bảo vệ sự vi phạm pháp luật bằng mọi giá đã cho mọi người thấy bản chất của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tư duy cũ kỹ, lạc hậu này được thừa kế từ pháp luật Liên Xô còn in rõ trong từng hành vi, việc làm của các cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam. Mối quan hệ Nhà nước – Công dân được nhấn mạnh là mối quan hệ không bình đẳng. Nhiều khi tư duy này đẩy người ta vào những tình huống bi hài, lố bịch. Có đồng chí Công an tranh thủ đi “giải trí” rồi quỵt tiền, bị xã hội đen đánh thương tích. Điều tra làm hồ sơ thế nào mà “xã hội đen” bị đưa ra tòa vì chống người thi hành công vụ. Đồng chí Công an kia còn được làm hồ sơ thương binh để hưởng các chế độ đãi ngộ.
Ngày 7/7/2009, một thanh tra giao thông của Sở GTVT Hà Nội chặn ngay trước đầu xe tải đang lưu thông trên cầu Tó (Thanh Trì – HN), bị xe cán chết. Nguyễn Duy Ngọc (lúc đó là Trưởng CA huyện Thanh Trì, nay là Phó Giám đốc CA Hà Nội) cùng Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh rầm rộ định biến vụ này thành vụ chống người thi hành công vụ điển hình. Đồng chí Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy HN) thân xuống viếng tang, hô hào phải phong cho liệt sỹ cho đồng chí Thanh tra GTVT bị chẹt chết. Về sau, luật sư của bị cáo mới chỉ ra Thanh tra GTVT không có thẩm quyền chặn xe đang lưu thông (chỉ CS giao thông mới có thẩm quyền này). Như vậy, việc đồng chí Thanh tra GT nhảy ra chặn xe là trái pháp luật và không thể gọi là “công vụ”. Từ đó, không ai thấy đồng chí Phạm Quang Nghị nhắc tới vụ phong liệt sỹ nữa.
Vừa rồi, Bộ Công an lại đề xuất cho phép dùng súng bắn thẳng vào đối tượng chống người thi hành công vụ cho thấy tư duy lạc hậu pháp luật Liên Xô trong các hệ thống của Việt Nam đã di căn lên độ ác tính.
Trở lại vụ anh Vươn, quan điểm của các cơ quan pháp luật Việt Nam coi vụ cưỡng chế trái pháp luật nhà anh Vươn là thi hành công vụ. Vậy, mấy tay Công an bị thương có được dựng dậy để phong thương binh không? Nếu có thì vô cùng lố bịch. Nếu không phong thương binh, các cơ quan nhà nước đã tự tỏ ra mâu thuẫn và bất nhất.


Copy từ: Cầu Nhật Tân

ĐỂ BẢO VỆ CÁ NHÀ CHÙA SẴN SÀNG THÍ MẠNG NGƯỜI BẮT CÁ


Nhà cầm quyền VN tìm cách ngăn tổ chức lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

 VRNs (29.03.2013) – Sài Gòn – Từ sau ngày 30.04.1975, nhà cầm quyền muốn lèo lái các tôn giáo, nên đã chủ động bằng cách gây chia rẽ nội bộ các tôn giáo, rồi ra tuyên bố công nhận nhóm này, loại trừ giáo hội kia như đối với Phật giáo, Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo, dụ giáo dân giả linh mục tuyên bố lung tung… Tuy hoàn cảnh thế kỷ 21 đã khác trước rất nhiều, nhưng đường lối phản động đối với tôn giáo vẫn không thay đổi. Những gì nhà cầm quyền đang đối xử với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy do cụ Lê Quang Liêm làm hội trưởng là một bằng chứng.
“28/3/2013, lúc 11 giờ cũng phái đoàn của Đại Tá Bé Sáu đến nhà ông Út Điền và cuộc tiếp xúc có vẻ ngọt bùi lúc đầu và sau đó thì đem vấn đề Đại Lễ 25/2 Âl ra bàn thảo, Đại Tá Sáu khuyên ông Điền không nên tổ chức ngày lễ này với sự hù dọa là nếu tổ chức lễ, có gì xảy ra như liệng lựu đạn, đặt chất nổ có người chết thì ông Điền phải chịu trách nhiệm. Câu hù dọa này làm ông Điền lo sợ vì ai sẽ liệng lưu đạn, đặt chất nổ? Điều này quá dễ hiểu. . . ai sẽ làm được việc này?” – Cụ Lê Quang Liêm đã cho biết như vậy trong một bản tin vừa phổ biến từ Huyền Phong Các, ngày hôm qua, 28.03.2013.
VRNs xin trân trọng giới thiệu bản tin này đến quý vị.
———–

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY
——————————
BẢN TIN

Chỉ còn một tuần lễ nữa là đến Mùa Đại Lễ năm thứ 66 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại. Biểu hiện hai sắc thái tương phản:
THỨ NHẤT: Về phần tín đồ PGHH thì từ trẻ đến già đều nô nức lo tổ chức ngày lễ kỷ niệm Đức Thầy.
THỨ HAI: Về phía đảng csVN thì cúi đầu bóp trán tìm cách ngăn chận không cho tín đồ PGHH tổ chức ngày lễ. Điển hình là tại các địa phương có tín đồ PGHH thì công an đến tiếp xúc với các cấp lãnh đạo PGHH để tìm cách hoặc mua chuộc hoặc đe dọa để không tham gia những cuộc tổ chức ngày lễ.
Năm nay, khối PGHH Thuần Túy đồng tình tổ chức ngày lễ chánh tại nhà ông Út Điền , ở tù 7 năm vừa về.
Vào ngày 22/3/2013, ông Điền được một phái đoàn cs tỉnh Đồng Tháp gồm hơn 5 người công an cấp tỉnh do Đại Tá Bé Sáu cầm đầu, phối hợp với 4 công an Huyện Lai Vung xuống Xã Tân Phước mời Út Điền đến. Cuộc tiếp xúc có vẻ thân mật. Phái đoàn cs khuyên ông Điền nên đừng hoạt động chống nhà nước cs nữa và hứa sẽ cho ông Điền một miếng đất và cất cho một cái nhà đầy đủ tiện nghi trên đó để ở, tất nhiên ông Điền từ chối.
Đây là một cái lối “mua chuộc” nhà nghề của cs.
Vào ngày 28/3/2013, cũng phái đoàn này do Đại Tá Bé Sáu cầm đầu đến nhà ông Nguyễn Văn Thơ (5 Thơ) để thăm và cũng áp dụng lối vuốt ve, mua chuộc như đối với ông Út Điền, nhưng ông 5 Thơ từ chối.
Cùng ngày 28/3/2013, lúc 11 giờ cũng phái đoàn của Đại Tá Bé Sáu đến nhà ông Út Điền và cuộc tiếp xúc có vẻ ngọt bùi lúc đầu và sau đó thì đem vấn đề Đại Lễ 25/2 Âl ra bàn thảo, Đại Tá Sáu khuyên ông Điền không nên tổ chức ngày lễ này với sự hù dọa là nếu tổ chức lễ, có gì xảy ra như liệng lựu đạn, đặt chất nổ có người chết thì ông Điền phải chịu trách nhiệm. Câu hù dọa này làm ông Điền lo sợ vì ai sẽ liệng lưu đạn, đặt chất nổ? Điều này quá dễ hiểu. . . ai sẽ làm được việc này?
Thế là nhà cầm quyền cs đã quá lao tâm tổn trí để ngăn chận việc tổ chức ngày lễ 25/2 Âl, trong lúc ngày lễ này chỉ là một ngày lễ thông thường theo phong tục truyền thống mà thôi.
Nếu nhà cầm quyền cs đem tâm trí nồng nhiệt này mà lo giữ Trường Sa, Hoàng Sa, 6 tỉnh phía Bắc và beauxít Tây Nguyên v.v. . . thì đất nước VN sẽ được muôn vàn hạnh phúc đâu có phải sẽ rơi vào tay ác quỷ xâm lăng.
Nhân danh Giáo Hội PGHH Thuần Túy, tôi cực lực phản đối hành động của Đại Tá Bé Sáu và xin Quý ông:
-Nguyễn Phú Trọng.
-Trương Tấn Sang.
-Nguyễn Sinh Hùng.
-Nguyễn Tấn Dũng.
Cho chúng tôi biết hành động của Đại Tá Bé Sáu là hành động cá nhân tự động hay là chánh sách của Đảng đối với PGHH, đồng thời tôi cũng long trọng tuyên bố tiếp tục tổ chức mùa Đại Lễ 25/2 Âl dù phải xương rơi máu đổ. . .
Trong cuộc lễ này nếu có liệng lưu đạn, có đặt chất nổ thì thủ phạm chính là nhà cầm quyền CS , vì người tín đồ PGHH là nông dân quê mùa chất phác, chỉ biết niệm Phật, làm lành lánh dữ và lựu đạn đâu có mà liệng, chất nổ đâu có mà đặt?
Huyền Phong Các, ngày 28 tháng 3 năm 2013.
TM. Giáo Hội PGHH Thuần Túy.
Hội Trưởng Trung Ương
LÊ QUANG LIÊM


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Cà Phê Tối: VTV dùng linh mục giả để tuyên truyền cho Hiến pháp


VRNs (28.03.2013) – Sài Gòn – Bản tin thời sự trên VTV1 vào buổi tối ngày 26.03.2013, với tựa đề “Các chức sắc tôn giáo góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp” đã gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng.
Ông Nguyễn Quốc Hiếu, người mà VTV1 cho là “Linh mục” thuộc Giáo phận Bắc Ninh, đã trả lời trên VTV1 vào phút thứ 13 như sau: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để cái từ không ai được vi phạm, thì tôi nghĩ rằng là thì nó thuộc về cá nhân nhiều quá, vì vậy, cho nên chúng ta có thể thay đổi cái cụm từ không ai, bằng cái từ nghiêm cấm mọi hành vi.”
Cà Phê tối đã liên lạc với một Linh Mục thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xác minh về “Linh mục” Nguyễn Quốc Hiếu.
Linh mục thuộc Giáo phận Bắc Ninh, khẳng định: “Đấy chỉ là một giáo dân của Giáo xứ Xuân Hòa được mời đi tham dự buổi đó thôi. Chứ còn ở trên truyền hình họ đưa là Lm Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban đoàn kết Tôn Giáo ở tỉnh Bắc Ninh, là không đúng sự thật. Ở Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục hay cha nào tên là Hiếu, và không có cha hay linh mục nào làm trong Ủy ban đoàn kết Tôn Giáo hết”.
Cha nhắc nhở các giáo dân: “Trong tuần này, các cha rất bận nhiều công việc không thể theo dõi truyền hình, nên bà con hãy cẩn thận. Bà con muốn tìm hiểu thông tin của các cha trong giáo phận Bắc Ninh thì hãy vào trang web http://www.giadinhbacninh.com/, sau đó vào mục Lm Giáo phận Bắc Ninh ở bên tay trái, thì sẽ có danh sách của các cha trong Giáo phận.”
Ngài cũng nói thêm: “Tôi đã liên lạc với Cha chánh văn phòng để Ngài đính chính lại với VTV1, nhưng hiện nay ngài đã đi vắng”
Cha Nam Phong, CSsR đã phản hồi trên facebook như sau: “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu hay trò bịp bợm của Đài truyền hình Việt Nam. Trong chương trình thời sự tối 26.03.2013 vừa qua, với phóng sự “Các chức sắc Tôn giáo góp ý sửa đổi Hiên pháp”, Đài Truyền hình Việt Nam một lần nữa cho thấy sự dối trá đã trở thành căn bệnh không còn thuốc chữa…”
Cha viết tiếp: “Các linh mục tham dự hội nghị hôm đó còn cho biết thêm, các ngài đã thẳng thắn đóng góp theo đúng tinh thần của Bản Nhận định và Góp ý của HĐGM Việt Nam, nhưng những gì là đóng góp tâm huyết, gây tức tối cho những người tổ chức buổi hội nghị góp ý hôm đó, thì đã bị Truyền hình Việt Nam cắt bỏ. Thật ra, việc Truyền hình ViệtNamcắt xén, dựng chuyện nhằm lừa bịp người dân không còn là chuyện lạ, nhất là đối với người Công giáo. Trong vụ việc Thái Hà, Đài Truyền hình ViệtNamđã từng có thành tích lừa đảo khi bắt một “cựu chiến binh giả danh giáo dân” và đặt vào miệng người này những lời của đảng và nhà nước hòng lừa bịp những ai cả tin.
Cha nhấn mạnh: “Có lẽ, đã tới lúc, Giáo phận Bắc Ninh và mọi người Công giáo cần mạnh mẽ lên tiếng về sự lừa đảo trắng trợn này của nhà cầm quyền Việt Nam mà đại diện là Đài truyền hình Việt Nam, thông báo cho toàn thể các Giám mục và giáo dân thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam biết rõ sự việc, bởi đây là một sự xúc phạm trắng trợn tới niềm tin tôn giáo.”
Facebooker Đăng Khôi phản hồi trên facebook của Cha Nam Phong, cho biết thông tin của ông Nguyễn Quốc Hiếu như sau:
ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH BẮC NINH KHOÁ XVII, NHIỆM KỲ 2011-2016
NGUYỄN QUỐC HIẾU (STT: 38)
Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo
Quê quán: Xã Đại Xuân, huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh
Nơi ở hiện nay: Thôn Xuân Hòa, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Học vấn: 10/10
Chính trị: Sơ cấp
Chuyên môn: Không
Một giáo dân Kỳ Đồng nói: “Tại sao người ta lại rảnh rỗi bày ra nhiều trò vô bổ đến vậy? Tôi nghĩ, đây chỉ là những trò rẻ tiền đánh vào tâm lý, không nên bận tâm làm gì!”
HT. VRNs




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Hạm đội Nam Hải đang bày trò ở Trường Sa

(Petrotimes) – Ngày 27/3, đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra trái phép, bày trò "giao lưu" với các tàu ngư chính ở khu vực Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
>> Hải quân Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ở Biển Đông
>> Hạm đội Nam Hải xâm phạm trái phép Trường Sa
>> Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận ra oai trên Biển Đông
>> Tàu Ngư chính lớn nhất của Trung Quốc đã ra Biển Đông
Trung Quốc đã đưa ngư dân ra đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trái phép tại Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trong khi thực hiện cái gọi là “tuần tra” ở khu vực Đá Vành Khăn ngày 27/3, Tân Hoa xã đưa tin, đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải còn giao lưu với các tàu chiến trực chiến của Hải quân Trung Quốc và tàu ngư chính Trung Quốc đang tuần tra (trái phép – PV) tại vùng biển gần đó.
Đội tàu chiến trên bao gồm: tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ tên lửa Hằng Thủy, tàu khu trục Lan Châu và tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm, thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, đã rời cảng Tam Á hôm 19/3 và tiến ra Biển Đông, bắt đầu cái gọi là “đợt huấn luyện tuần tra dài ngày” tại đây.
Gần 1 tuần nay, đội tàu này liên tục xâm phạm trái phép các khu vực Đá Xu Bi, Đá Ga Ven và Đá Tư Nghĩa,… thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngang ngược hơn, hôm 26/3, chúng còn ngang nhiên bày trò thượng cờ và tuyên bố cái gọi là "chủ quyền lãnh hải" của Trung Quốc tại bãi ngầm James, nằm trong vùng lãnh hải của Malaysia.
Có thể thấy, những hành động “tác oai, tác quái” của Hải quân Trung Quốc gần đây trên Biển Đông là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực bành trướng trên vùng biển này, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, thách thức dư luận và coi thường luật pháp quốc tế.
Linh Phương


Copy từ: Petrotimes

Đào Tuấn - Nữ Bộ trưởng, lệ làng và đầu hàng

Đào Tuấn
Tháng 11 năm ngoái, trước Quốc hội, không ít hùng hồn, Bộ trưởng Kim Tiến tuyên chiến với những cái phong bì: “Bệnh nhân và người nhà dứt khoát không đưa phong bì. Nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì cứ chụp ảnh gửi cho tôi”.
Bà Bộ trưởng thậm chí bấy giờ còn so sánh chuyện cái phong bì với “cuộc đấu tranh thiện ác”.
Nói thế là phải quá. Trong chính buổi chất vấn, ĐBQH Trần Thị Dung chẳng phải đã ta thán tham nhũng vặt, lót tay đã là “chuyện thường ngày” đến nỗi “viện phí chỉ bằng nửa lệ phí”. Hơn nữa, câu chuyện 10 ngàn để mũi tiêm bớt đau, hay khoản hối lộ “bằng cốc trà đá” để đổi một nụ cười, không chỉ đơn thuần là chuyện tiền. Cũng không phải chỉ thản nhiên nói là chuyện y đức. Đó là cái ác của những người vẫn được tôn vinh mà “mẹ hiền”, là thầy thuốc nhân dân- với những “con bệnh”, với nhân dân của mình.
Tất nhiên, chuyện chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì giống y chuyện phát hiện UFO. Đơn giản: Bác sĩ không nhận phong bì ngoài ngã tư.
Ấy thế mà đến hôm qua, cũng vẫn là bà Bộ trưởng, cũng vẫn không ít hùng hồn, nhưng lần này lại là chuyện “cam kết cán bộ y tế không nhận quà biếu trước và trong quá trình điều trị”. Tức là sau điều trị thì phong bì thoải mái.
Giải thích cho lý do không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh: “Văn hóa Việt Nam… việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh”.
Bọn “khoai tây” nghe chuyện phong bì này hẳn phải cười đến trẹo quai hàm khi không thể hiểu được làm sao người dân phải cảm ơn những người lãnh lương từ tiền thuế thực hiện nhiệm vụ dẫu là cao cả của mình. Hơn nữa, lời giải thích giống với lời thanh minh của một bác sĩ chót nhận phong bì, hơn là của một chính khách làm chính sách đối với các bác sĩ. Và cái tâm thế, giống của một thôn nữ sau lũy tre làng hơn là một bộ trưởng.
Một câu hỏi không thể không đặt ra: Văn hóa Việt Nam trong trường hợp này là gì?
Câu trả lời đúng nhất: Là một thứ lệ làng.
Phải chăng việc bật đèn xanh cho thứ “lệ làng” không thể nói khác hơn chính là nhân nhượng, nếu như không nói là thỏa hiệp, thậm chí “đầu hàng”- với cái tệ phong bì đã, đang và sẽ làm khổ không ít dân chúng.
Trên Dân Việt, một Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), đơn vị được giao phản biện các chính sách của ngành y tế nhận xét: “Đưa phong bì là hậu quả của sự mất kiểm soát của Nhà nước với hệ thống y tế, đe dọa mục tiêu phát triển công bằng và hiệu quả trong chăm sóc y tế”. RTCCD cho biết thường thì bệnh nhân chẳng bao giờ dám “mặc cả”.
Trên một diễn đàn phụ nữ, khi đọc những lời lẽ của nữ Bộ trưởng, rằng “Chúng ta quyết thay đổi diện mạo ngành y tế Việt Nam, chân dung của nhân viên y tế trong mắt người dân”. Chị em, một cách tinh tế và không ít hài hước phát hiện ra rằng phát biểu của Bộ trưởng thiếu một chữ “liệt”, sau chữ “quyết” (quyết liệt), cho phù hợp với “Xờ tai đương đại”.
Bởi biết đâu đấy, với việc thiếu một chữ liệt và sự thỏa hiệp với những cái lệ làng, cuộc chiến chống tiêu cực của ngành y tế lại chẳng “liệt” hẳn khi ngay cả nhân viên ngành y tế, sau khi nghe Bộ trưởng phát biểu, cũng băn khoăn rằng làm sao phân biệt cái phong bì nào là trước, cái phong bì nào là sau, khi mà cái phong bì nào cũng là đựng tiền và chẳng ai có thể chui vào phòng bác sĩ để một tay đưa phong bì, một tay lăm lăm máy ảnh.



Copy từ: Dân Luận

Lề Trái - Nức lòng với 200 triệu đô cho mạng xã hội


27.03.2013
Mỗi lần hay tin chánh phủ phóng tay chi tiền, tui lại thấy sướng rậm rật cái bầu… Lần này là sướng vì 200 triệu đô cho cái mạng xã hội của đoàn thanh niên CS mang tên Bác, nơi có con trai út thủ tướng là bí thư!
Hổng biết cái mạng xã hội mặt mũi tầm vóc nó ra răng mà thủ tướng chi cho nó dữ rứa? 200 triệu đô, tức là hơn 4 ngàn tỉ tiền Việt. Số tiền này mà đem chia cho 1 triệu hộ nghèo thì mỗi hộ được hơn 4 triệu đồng. Nếu các đồng chí đứng ra chia tiền hưởng đi một nửa thì mỗi hộ cũng còn được 2 triệu.
Tui nghe nói ở Mỹ có cái thằng thanh niên chi đó, tên là Xấc Cơ Bơ hay là Xúc Ke Be chi đó, nó lập ra cái mạng xã hội Phết Búc, hổng biết to chừng mô mà mới có vài niên đã đem lại cho nó hàng chục tỉ đô, bằng cả nước ta làm hàng tháng! Nghe mà thấy tức. Cái thằng ranh tư bản ngu dốt mà cũng ra vẻ ta đây! Cứ đợi đấy, thủ tướng ta mà để ý đến thì…
Và đúng là thủ tướng ta đã để ý đến thiệt. Thủ tướng quyết chi 200 triệu đô! Quyết cái vèo! Đúng là thủ tướng ta! Bây giờ thì cứ ngồi đợi, khoảng 5 năm sau dân ta chắc giàu nhất nhì thế giới!
Căn cứ vào mô mà tui nói rứa? Này nhớ: cái thằng thanh niên Mẽo đó, lúc nó khởi sự mần cái mạng xã hội của nó, nó có mấy đồng? May lắm là xin cha mẹ được vài ngàn đô, lấy chó đâu mà làm cái mạng lớn? Rứa mà trong có mấy năm, tài sản của nó đã như rứa, tăng gấp hàng chục, hàng trăm ngàn lần! Tui cứ cho là sau một kế hoạch 5 năm, với tài lãnh đạo của các anh bí thư trung ương đoàn, mà hạt nhân là anh Triết con trai thủ tướng, với sự chỉ đạo từ xa của chính thủ tướng nữa, doanh số do cái mạng xã hội của đoàn thanh niên ta tăng lên 10 ngàn lần thôi, thì dân VN ta cũng đã có (từ riêng cái mạng đó thôi đấy nhớ!) 200 triệu đô nhân 10 ngàn lần bằng 2 ngàn tỉ đô! Bằng tổng thu nhập mười mấy năm của cả nước hiện nay! Đem chia ra cho 80 triệu người (trừ 7 triệu thằng là tay sai các thế lực thù địch), mỗi người được 25 ngàn đô, tức là hơn nửa tỉ đồng tiền Việt! Như nhà tui 6 người thì được đến 3 tỉ. Nhưng đó mới là riêng cái thu nhập từ trò chơi mạng xã hội thôi nhớ!
Nghĩ đến đây tui thấy sướng run hết cả người… Rứa mà cái bọn xấu cứ lấy mấy cái Vi Na Xịn, Vi Na Lai ra để bảo thủ tướng ta phá nát nền kinh tế. Tui bảo đảm trên hành tinh này không có anh nguyên thủ quốc gia nào dám chi đến 1 phần 10 số tiền đó để làm một mạng xã hội. Thậm chí không có anh nào dám nghĩ đến chi tiền nhà nước vô những việc như rứa. (Toàn bọn ngu mà!)
Hay rứa mà ta không mần từ trước. Nhưng thôi, chừ mần cũng được.
Viva thủ tướng! Thủ tướng oan xuẩy, oan xuẩy, oan oan xuẩy!
MICHAEL LANG

LỜI TÒA SOẠN: Chỉ 56 phút sau khi bài này được post lên mạng đã có 782 người gởi thư riêng cho LỀ TRÁI đề nghị cho mở cuộc đấu thầu thiết kế trang mạng này, bảo đảm giá “mềm” hơn nhiều.
-150 người đầu tiên ra giá 8500 USD
-472 người ra giá 7000 USD
-Số còn lại ra giá dao động từ 4000 USD đến 6500 USD
Bạn có thể thiết kế trang mạng này rẻ hơn không? Cơ hội trúng thầu đang chờ bạn.




Copy từ: Dân Luận

Hội thảo sửa đổi Hiến pháp tại Câu lạc bộ Kháng chiến

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-28
hnhp3613-305.jpg
Buổi hội thảo góp ý sửa đổi Hiến Pháp do Câu Lạc bộ Truyền thống Kháng chiến tổ chức tại nhà Bảo tàng Cách mạng TPHCM hôm 6 tháng 3 năm 2013.
Courtesy boxitvn.net


Một buổi hội thảo bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 92 do Câu Lạc Bộ Kháng chiến tổ chức đã nổ ra những tranh luận sôi nổi về các câu hỏi mà nhân sĩ trí thức trong buổi hội thảo đưa ra.

Tranh luận gay gắt

Trong buổi hội thảo góp ý sửa đổi Hiến Pháp do Câu Lạc bộ Truyền thống Kháng chiến khối sinh viên của thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại nhà Bảo tàng Cách mạng thành phố đã có mặt của nhiều nhân sĩ trí thức, lão thành cách mạng cũng như những Đảng viên vẫn đang sinh hoạt đảng và làm việc trong guồng máy chính quyền.
Theo luật sự Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội có mặt tại buổi hội thảo nhận xét thì không khí tranh luận giữa hai phía, một bên nhất quyết giữ vai trò của Đảng trong Hiến pháp còn một bên thì dứt khoát phải bỏ điều 4 vì nó đi ngược lại lợi ích của đất nước, nhân dân, có lúc diễn ra khá gay gắt. Luật sư Thuận cho biết:
“Không khí của cuộc hổi thảo của Câu lạc bộ kháng chiến khối sinh viên  thì những phát biểu của các diễn giả phải nói rằng có nhiều ý kiến có thể nói dùng chữ gay gắt thì cũng không sai, từ những ý kiến ủng hộ Đảng lẫn những ý kiến ủng hộ bản dự thảo thì họ nói rất gay gắt nhất là 4 vấn đề mà họ quan tâm. Chương một, điều hai, điều 4, rồi chương đất đai điều 58, rồi chương 70 nói về dự thảo và chương về Hội đồng Hiến Pháp… nói chung sôi nổi và gay gắt tập trung vào những việc này.”
Khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa.
Hồ Hiếu
Tuy nhiên theo một số người cho biết ý kiến của ông Nguyễn Văn Thuyền, nguyên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kháng chiến do lớn tuổi không thể tham dự cuộc hội thảo đã gửi bài phát biểu vào và có những câu chữ khiến nhiều người cho rằng gay gắt, đặc biệt với câu hỏi: “Ai là kẻ mưu toan dẹp bỏ điều 4 Hiến pháp?”
Giải thích điều này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:
“Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Thuyền, thì tôi cho rằng hồi trước tới giờ cũng không có gì gay gắt. Tôi vẫn gọi ổng là chú, chú Ba Tôn. Ông này đúng là cả cuộc đời tham gia cách mạng bây giờ thì tuổi cũng xấp xỉ 100 rồi cho nên tình cảm của ông ấy tha thiết gắn bó với cách mạng, gắn bó với Đảng đối với ổng thì nó sâu sắc nó dài. Tôi cho rằng đó là một bài tâm sự hơn là một bài phát biểu cho nên ổng cho rằng chuyện duy trì sửa đổi Đảng thì trong đó có ổng. Những người phát biểu bảo vệ điều 4 hay điều này điều kia thì họ phát biểu giọng gay gắt. Còn chú Ba Tôn ổng phát biểu tôi cho như vậy là không có gì gay gắt. Liều lượng như thế thì không có vấn đề gì. Tụi tôi ở đây nghe cái giọng văn ấy cũng quen rồi, nó cũng bình thường.”

Vai trò thật sự của Hiến pháp

HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn
Ông Lê Công Giàu nguyên Phó bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những ý kiến phản biện hiện nay do những người trong Đảng đưa ra trên truyền thông đại chúng rõ ràng là không thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Người của Đảng hay cánh tay nối dài của Đảng không thể phản biện lại với ý kiến của người dân. Khi được hỏi về những tranh luận liên quan đến điều 4 và vai trò của Đảng ông Lê Công Giàu cho biết:
“Về cái điều 4 người ta không phải đòi hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng ý người ta phát biểu rất rõ. Thứ nhất Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi của quần chúng nhân dân. Điều quan trọng là Đảng phải được sự tín nhiệm, sự chấp nhận và ủy nhiệm của nhân dân, đó là một vần đề. Nếu không có cái đó mà có ghi vào Hiến pháp thế nào đi chăng nữa thì tính chính danh rất là khó có.
Điều thứ hai người ta quan tâm nếu ghi Đảng là lực lượng lãnh đạo thì như vậy khi Đảng lãnh đạo Đảng sẽ phải có trách nhiệm đối với sự thành công hay thất bại. Hiện nay cái cơ chế này chưa có. Kỳ này có ghi bổ xung là Đảng sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân nhưng mà cơ chế nào để mà chịu trách nhiệm? Nếu Đảng làm sai thì xử lý ra sao cũng chưa rõ. Theo tôi đó là trách nhiệm của những đồng chí lãnh đạo, của Bộ chính trị của Ban chấp hành Trung ương phải thể chế hóa cái này một cách cụ thể và những thể chế đó nó phải thực thi được trong thực tế.”
Trong buổi hội thảo xuất hiện một nhân vật quan trọng đối với tiền thân của Câu Lạc Bộ Kháng chiến, đó là ông Hồ Hiếu, nguyên Chánh văn phòng ban Dân vận Mặt trận TPHCM người tham gia đầu tiên thành lập Câu lạc bộ này và cũng chính vì nó đã dẫn ông vào con đường ngục tù trong nhiều năm trời. Nhận xét về điều 4 Hiến pháp ông Hồ Hiếu cho biết:
Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi.
Lê Công Giàu
“Đối với điều 4 tôi đề nghị dứt khoát là phải bỏ. Có nghĩa là không nên để cho Đảng độc quyền tự tung tự tác với bốn lý do. Lý do thứ nhất Đảng đã nói theo chủ nghĩa Marx Lenin chấp nhận biện chứng nhưng mà thủ tiêu đối lập. Như vậy sẽ không có đấu tranh thì làm sao phát triển? Những nước Xã hội chủ nghĩa có nước nào phát triển đâu? Lý do thứ hai: Ai cho anh cái quyền đó? Trong lúc chưa trưng cầu ý dân anh tự đặt cái quyền đó và đưa vào Hiến pháp, như vậy là lạm quyền. Thứ ba, khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa. Thứ tư cho đến bây giờ cái gọi là xã hội chủ nghĩa thì thực tế là nội dung không rõ ràng. Nó là một sự thí điểm trên toàn xã hội. Một sự thí điểm không phải với một con chuột bạch nhưng đã lấy dân tộc ra làm thì điểm.”
Trong buổi hội thảo còn có các ông luật sư Nguyễn Đăng Liêm, ông Kha Lương Ngãi Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Đặc biệt ông Võ Văn Thôn, nguyên chủ tịch UBND Quận 3, giám đốc sở Tư Pháp thành phố đã mạnh mẽ lên tiếng rằng Đảng không nên lên án, đả kích những góp ý trái chiều.
Phát biểu của ông Võ Văn Thôn đã dấy lên một sự đồng tình lớn trong buổi hội thảo và cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều nhân sĩ trí thức quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Họ đang cố hết sức mỉnh để đánh động cho xã hội biết những manh nha muốn dùng Hiến pháp như một thanh gươm để bảo vệ quyền bính hơn là bảo vệ pháp luật đúng như vai trò thật sự của một bản Hiến pháp.



Copy từ: RFA

Nguyễn Phú Trọng. Ông có sợ đến ngày đó không?


KTS Trần Thanh Vân

                        


                              Ai làm cho Cộng sản sụp đổ ?



Tôi may mắn có quen biết Ts Nguyễn Văn Khải và cựu Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, đồng thời cũng quen biết hầu hết trong số 9 người đã ký bức thư trước ( Bức thư thứ 2 yêu cầu ĐBQH Nguyễn Phú Trọng tiếp công dân). Đó là những con người đứng đắn, hiểu biết và đã từng được xã hội đãi ngộ, từng là đảng viên trung thành của ĐCSVN ( chứ không phải vì bị thua thiệt, bị ngược đãi, nên bất mãn và có tư tưởng suy thoái muốn phá bĩnh )

Bởi vậy, bức thư của họ là lành mạnh và chân thành. Họ thành tâm muốn nói chuyện thẳng thắn với ông đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng, để giúp ông tìm ra lối thoát trong tình thế “sắp đến bờ vực thẳm của sự sụp đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ở cuối thế kỷ trước”.


Vậy tôi khuyên ông TBT Nguyễn Phú Trọng hãy bình tĩnh xếp lịch để tiếp những người công dân chân chính này. Bằng không, khi ông gặp nạn ( tất nhiên sẽ gặp ) thì không ai cứu ông đâu


Còn nếu ông hy vọng ở sự dẫn đường của “Ông Thánh Nguyễn Văn Linh” tình nguyện bán giang sơn cho bè lũ TQ từ năm 1990, thì ông nhầm rồi. Tôi cũng may mắn quen biết và thân thiết với nhiều người ở cõi âm lắm, họ bảo tôi nhắn với ông rằng :

“Bọn CS Trung Quốc cũng không khác gì bọn Phong kiến TQ khi xưa là nó sẽ ưu ái với những kẻ phản bội tổ quốc như ông, cho đến khi nó chiếm được VN ta thì ông và con cháu ông sẽ bị chu di tam tộc ngay. Bởi lẽ nó biết ông bất tài, hèn nhát mà chỉ giỏi phản bội?”.

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng  có sợ đến ngày đó không?



BS: Cái khó cho bác Trọng là không có loại “thư ký” Đại biểu QH dạng Phan Trung Lý như bác Hùng. Không lẽ lại bắt mấy tay ở Văn phòng TBT, Văn phòng TW Đảng trả lời thì … hề quá. Chắc mấy bữa nay thầy trò đang chụm đầu bàn cách.

Còn trò mèo Phan Trung Lý trả lời thì chắc sẽ có tiếp câu chuyện hài cho thiên hạ cười.


Tin vui BA SÀM

Hôm nay BTV có một tin vui nho nhỏ, xin được chia sẻ cùng quý độc giả. Đó là BTV đã lấy lại được thêm 1 email account (gmail) nữa, sau hơn 20 ngày bị mất. Đây là email mà BTV sử dụng hàng ngày để liên lạc với các độc giả thường gửi bài điểm tin, các dịch giả, các CTV và ABS. Mặc dù đã lấy lại được nhưng vẫn chưa có thời gian dọn dẹp, kiểm tra xem email đó có còn “thỏa hiệp” (compromise) với hacker hay không.

Nhờ lấy lại được email này mà BTV biết được rằng, trong ngày 8-3, có 1 đợt tấn công vào email basamvietnam@gmail.com khi gmail gửi thông tin: “Ai đó vừa cố sử dụng ứng dụng để đăng nhập vào tài khoản Google của bạn - basamvietnam@gmail.com. Chúng tôi đã ngăn chặn nỗ lực đăng nhập trong trường hợp đây là một kẻ xâm nhập cố gắng truy cập tài khoản của bạn. Vui lòng xem lại thông tin chi tiết về nỗ lực đăng nhập…” Cũng may là khi biết BTV và ABS bị tấn công, nên BTV đã set up lại phần bảo mật cho email basamvietnam@gmail.com ngay lập tức, nên email đó không bị mất.

Cũng nhờ lấy lại được email này, đọc 1 số mail trong đó (chỉ mở những email thường, không dám mở những mail có đính kèm các files vì sợ bị “gài mìn”), BTV học được nhiều điều. Cảm nhận ban đầu là: CÔNG CUỘC “PHÁ VÒNG NÔ LỆ” CỦA CHÚNG TÔI CÒN DÀI, bởi có một số người đã bị hacker lừa dễ dàng, có người đọc tin nhưng đã không cho qua cái đầu để phân tích, để biết thông tin nào là thật, thông tin nào là giả khi hacker tung ra. Rất tiếc là bà con đang "sống với khỉ" nhưng vẫn không hiểu được "khỉ đang diễn trò". Tuy nhiên, cũng có một số độc giả gửi email chia sẻ, hiểu được những trò khỉ mà chúng bày ra.

Khi có sự cố xảy ra, bằng các phương tiện thông tin khác, chúng tôi đã thông tin ngay lập tức tới độc giả, không nên liên lạc với BTV qua email vì đã bị hacker chiếm, thế nhưng có những độc giả thấy hackers đưa email lên đó, lại vội vàng gửi email, không ngờ chính họ đã vô tình tiết lộ mình với hackers. Độc giả nào đã làm như vậy thì hãy đổi số điện thoại ngay lập tức và bỏ luôn email đó, nếu không muốn chúng biết mình là ai.
Lần sau, khi biết được tin blog nào bị hack, các bác KHÔNG nên liên lạc với blogger đó, mà hãy chờ thêm các thông tin từ những blogger đáng tin cậy khác, thông báo kênh liên lạc nào an toàn.


Copy từ: FB Ba Sàm

CHUYỆN CÁ THÁNG TƯ?



KHÔNG! Đây là chuyện có thật ở tình Kon Tum.





    Đọc thêm ở đây!

Công an Dak Lak lại đứng nhìn côn đồ hành hung dân

Thanh Quang, phóng viên RFA

157059_632320740115189_1431845501_305.jpg
Xe ủi ngang nhiên ủi phá đất của Anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak hôm 12-03-2013.
Hình thính giả gởi RFA


Đánh người vô cớ

Theo đơn tố cáo đề ngày 18 tháng 3 năm 2013 của anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak, thì gia đình anh định cư ở đây từ năm 1988, khai hoang một cánh rừng thuộc thôn Buôn Triết từ năm 1990 và canh tác đất đai này, sinh sống yên lành cho đến nay hơn 2 thập niên. Cho đến hôm 12 tháng 3 vừa rồi, gia đình bất ngờ khi vô cớ bị lực lượng địa phương, kể cả công an, kết hợp với người láng giềng gọi là “anh Tư” ở xã bên hành hung nghiêm trọng.
Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh này, và được anh Phạm Văn Chung kể lại:
Phạm Văn Chung: Họ làm ăn với xã, tự nhiên họ vào không thông qua mình, tự nhiên lấn át cho xe ủi đất của gia đình. Mình ra can ngăn hỏi tại sao tự nhiên ủi hết ao hồ của tôi như thế này thì lấy đâu ra nước bơm, thì họ kêu du kích xã vào can thiệp rồi họ đánh đập Ba em.
Thanh Quang: Đánh đập? Nghe nói đánh đập nhiều người trong gia đình?
Phạm Văn Chung: Đánh đập Ba của em và hất ông xuống hố nước và anh rể thấy ông già chết ngất thì bế ông  lên thì họ  lao vào đánh tiếp ông anh rể và thằng em trai luôn ạ. Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ. Thằng em bị dùi cui điện giật, khi tỉnh dậy thì cõng ông già về nhà.
Thanh Quang: Như vậy là lúc đó có sự hiện diện của công an xã phải không?
Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ, thằng em bị dùi cui điện giật.
Phạm Văn Chung
Phạm Văn Chung: Vâng, công an xã đưa lực lượng xã vào đánh luôn. Họ cho lực lượng đánh tới tấp ông già, bọn nó còn lao vào đánh ông anh rể vào gáy. Ông anh rể bảo tôi có làm gì đâu, tôi chỉ bế bố tôi lên sao các anh lại đánh tôi. Thằng em xuống giúp thì nó lao vào đánh thằng em luôn. Thằng em cõng ông già về thì lúc đó ông già chết ngất đi ạ. Và làm mất một chiếc điện thoại cùng với 500 ngàn.
Thanh Quang: Trước khi sự việc xảy ra thì gia đình có thấy dấu hiệu gì báo trước có thể bị lâm nguy như thế này không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Không có gì cả. Hôm trước gia đình đang làm có vào anh Tư vào nói là bây giờ tao muốn đắp một con đường nhà mày phải bỏ ra 150 triệu. Em có nói là tiền đâu tôi bỏ ra 150 triệu, từ trước giờ ao của tôi như thế nào thì tôi cứ thế tôi làm; còn anh làm đâu thì làm tôi không làm. Anh Tư có nói một câu là mày bỏ ra 150 triệu thì tao mới để cho mày làm, mày không bỏ ra 150 triệu thì tao đã đắp rồi là tao lấy. Em bảo lấy thế nào được vì bao năm nay em vẫn làm, tưới nước lúa, cà-phê mà giờ tự nhiên lấy của em thì lấy thế nào được. Anh bảo mày cứ vào bàn bạc với gia đình đi chứ tao đã đắp là tao sẽ lấy. Như vậy là nó đã “ăn rơ” với xã rồi anh.
Thanh Quang: Anh Tư, như anh vừa nói đó, đã thuê ở xã đưa công an đến lấy đất của nhà anh. Sao có chuyện lạ là đất của nhà anh mà bị người khác thuê xã đến lấy?
Phạm Văn Chung: Bây giờ họ thấy địa hình của mình làm bao đời ngon rồi nên họ muốn thầu bên trong nhưng mà không có con đường nên họ dùng cái bờ của em để họ đi đấy.
483992_632320713448525_1914085186_250.jpg
Ao bị san lấp trên đất của Anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak hôm 12-03-2013. Hình thính giả gởi RFA.
Sau đó họ thầu được khu bên trong nên muốn chiếm luôn khu đấy. Ý họ là giờ muốn mở con đường từ bên kia sang đây, vậy là họ có ý đồ muốn cướp do mình khai hoang từ bao nhiêu năm nay rồi. Mình đang bơm nước họ ủi lấp cả máy đi.
Thanh Quang: Như vậy liệu khu đất của anh có cản trở lối đi ra của người ta không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Có đường đi đàng hoàng chứ ạ. Không phải là đường đi ở đấy nhưng họ muốn đi tắt qua thôi.
Thanh Quang: Họ muốn đi tắt như vậy có nghĩa là họ phải lấp miếng đất hợp pháp của gia đình anh phải không?
Phạm Văn Chung: Vâng ạ. Họ muốn đắp qua để có lợi cho họ là để họ đi tắt qua thôi. Với lại họ nghĩ họ bỏ ra 150 triệu thì họ phí nên họ lấy của mình để họ làm ao.

Chính quyền làm ngơ

Thanh Quang: Nhưng trở lại cái điểm hồi nãy, là tại sao đất của anh mà người ta muốn lấy một cách dễ dàng qua tay của chính quyền địa phương và hành hung gia đình anh như vậy? Tại sao có chuyện như vậy ạ?
Phạm Văn Chung: Dạ em cũng không hiểu ạ. Mình làm đã bao nhiêu năm nay rồi mà tại sao họ lại thông đồng với xã mà không qua mình. Đã vậy còn tự nhiên đưa máy móc vào vào ủi phá hết bờ đập, ao của mình. Mình ra ngăn cản thì  ông già và anh rể cùng em trai bị hành hung.
Thanh Quang: Trong mấy ngày qua thì gia đình có tiếp tục bị hành hung,bị tấn công, bị hăm dọa như thế nào nữa không?
Em muốn nhờ cấp trên giải quyết oan ức cho gia đình em vì từ trước giờ mình đang sinh sống như thế mà giờ lại phá đi tất cả nguồn sống hằng ngày của gia đình.
Phạm Văn Chung
Phạm Văn Chung: Không ạ. Anh Tư có nói con người có tiền là có tất cả, có chức, có quyền. Tôi có tiền tôi muốn làm gì thì tôi làm.
Thanh Quang: Hiện bây giờ thì việc thưa kiện của gia đình anh về vấn đề này ra sao? Có ai giải quyết gì không?
Phạm Văn Chung: Ngày hôm qua điện tín ở xã gởi xuống thì họ vẫn cứ giải quyết như vậy. Họ vẫn cho anh Tư làm, vẫn cứ bảo là để cho xã làm xong, nếu xã không giải quyết được thì đưa lên huyện.Trên tỉnh thì bảo nếu huyện không giải quyết thì đưa lên tỉnh không cần qua huyện.
Thanh Quang: Giải quyết như thế nào?
Phạm Văn Chung: Dạ cũng chưa biết ạ. Xã có xuống nhưng xã vẫn cho máy ủi làm, tàn phá hết những tang chứng nhưng má em thì đã quay hết rồi.
Thanh Quang: Những ngày sắp tới thì gia đình anh có kế hoạch ứng phó như thế nào không?
Phạm Văn Chung: Trên xã họ thông đồng nên em lên huyện mà rồi ở huyện cũng chưa thấy gì. Nếu huyện không được thì em sẽ lên tỉnh.
Thanh Quang: Nhân đây anh có muốn lên tiếng với công luận về nỗi oan ức này của gia đình anh hay không?
Phạm Văn Chung: Em muốn nhờ cấp trên giải quyết oan ức cho gia đình em vì từ trước giờ mình đang sinh sống như thế mà giờ lại phá đi tất cả nguồn sống hằng ngày của gia đình. Phá hết ao nên mất đi nguồn nước cho lúa nên năm nay lúa cháy hết ạ. Em chỉ cần làm sao lấy lại công bằng cho em thôi.
Thanh Quang: Cảm ơn anh Phạm Văn Chung rất nhiều.



Copy từ: RFA

Báo chí bày tỏ thái độ bằng ....HIẾP PHÁP.


 
Hình ảnh: Lỗi này thật khó có thể chấp nhận !
Hình ảnh: Hôm nay là ngày Hiếp Pháp, thôi chụp hết để làm ... kỷ niệm.  Còn ai có link hay đem ra hết đi, chụp bỏ vào Album Hiếp Pháp !

Kết quả việc cắt lãi suất của VN sẽ ra sao?

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2013-03-27

Ngan-hang-Sacombank-inside-1-305.jpg
Giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng Sacombank ở Hà Nội hôm 26-11-2012.
RFA PHOTO


Hôm Thứ Hai 25, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại quyết định sẽ cắt hàng loạt lãi suất chủ chốt sau khi có tin là chỉ số giá tiêu dùng đã giảm trong Tháng Ba. Đây là lần thứ bảy mà lãi suất được hạ từ khoảng một năm nay để kích thích sản xuất kinh tế. Kết quả sẽ ra sao, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do, qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Điều không bất ngờ

Vũ Hoàng: Xin kính chào tái ngộ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kể từ cuối năm 2011, lãi suất tại Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh và lần này là lần thứ bảy mà cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đều giảm để các doanh nghiệp dễ tiếp cận được vốn. Ông nghĩ sao về quyết định này nếu nhìn vào hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam từ một năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng việc Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam có một Quyết định và hai Thông tư để đồng loạt hạ các loại lãi suất cơ bản từ ngày 26 là điều không bất ngờ. Tín hiệu về lãi suất được nhiều nơi đón bắt từ trước khi nhiều ngân hàng tự ý hạ lãi suất ký thác vào tuần trước và thị trường cổ phiếu tăng giá ngoạn mục từ hai tuần qua. Tức là nhiều người biết rằng Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị tống ga và việc chỉ số giá tiêu dùng có giảm trong Tháng Ba chỉ khiến người ta yên tâm lao tới mà thôi. Nhưng nhìn vào hoàn cảnh kinh tế Việt Nam, chúng ta chẳng nên lạc quan như nhiều người trong nước đã lầm từ cả năm nay.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ bắt đầu từ đó, thưa ông. Hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam là gì và vì sao ông nói rằng nhiều người đã lầm từ một năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kể như từ cuối năm 2011 đến nay, kinh tế Việt Nam gặp trạng thái tôi xin gọi là "co giật liên hồi", tức là trôi ra khỏi biến động này lại chìm vào biến động khác. Đó là nạn ách tắc tín dụng vì doanh nghiệp vay tiền không được, rồi núi nợ xấu của ngân hàng bỗng tăng rồi hạ một cách khó tin, đến tình trạng tồn kho ế ẩm, bất động sản đóng băng, hàng chục vạn xí nghiệp đóng cửa, đại gia bị bắt, quan chức bị điều tra, v.v... Tất cả đều xảy ra trong bối cảnh vật giá leo thang, lạm phát chập chờn, và tuổi trẻ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Nhiều người biết rằng Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị tống ga và việc chỉ số giá tiêu dùng có giảm trong Tháng Ba chỉ khiến người ta yên tâm lao tới mà thôi.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi ấy, nhớ lại nhận xét của giới chức kinh tế ở trong và ngoài chính quyền, ta thấy họ có xác nhận khó khăn rồi đánh giá là kinh tế sắp đụng đáy nên sẽ bật dậy trong vài tháng hay vài quý. Ở trong chính quyền, họ trấn an hay ru ngủ thị trường, là điều chỉ hiểu được với sự độ lượng. Nhưng ở ngoài chính quyền mà lạc quan như vậy thì quả là điều đáng lo về khả năng thẩm định.
Thực tế thì thị trường đang chuyển bại thành liệt, và ngần ấy bài toán về nợ xấu của ngân hàng, công trái của nhà nước, sự mất giá của khu vực địa ốc và nhất là sự hoài nghi của người dân về khả năng cải cách của chính quyền, đang là loại vấn đề có thật. Người ta thấy đảng bị mộng du, nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng thì bơi vào biển lạ mà không có hải đồ, còn kinh tế ở dưới thì tiếp tục ngụp lặn và người dân không có lối thoát.
Vũ Hoàng: Nhưng dường như Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam cho là chính sách tiền tệ đã góp phần kiềm chế được lạm phát và biện pháp hạ lãi suất có thể kích thích kinh tế trong sự ổn định. Ông nghĩ sao về cách đánh giá này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là chỉ có ở Việt Nam sau khi đã bị lạm phát năm 2008 tới mức 24% quy ra toàn năm rồi 18% vào năm 2011, người ta mới hài lòng với lạm phát trên 6% và nghĩ đến việc cắt lãi suất là giải pháp an toàn. Thực tế thì năm nay vật giá vẫn đe dọa và có thể vượt quá 7% mà đà tăng trưởng khó lên tới chỉ tiêu 5,5%. Trong khi đó, các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa, là thành phần tạo ra nhiều việc làm nhất, lại chết như rạ, trong hai năm mà phá sản 10 vạn, bằng phân nửa của tổng số doanh nghiệp bị đóng cửa trong suốt 20 năm qua.
imageNH250.jpg
Tiền cho vay và thế chấp (ảnh minh họa). RFA file.
Trong chuyện giảm lãi suất chúng ta có thể thấy ra hai điều. Ở đầu ra là tín dụng cho doanh nghiệp, rất nhiều cơ sở kinh doanh vẫn không vay được tiền dù lãi suất giảm một điểm bách phân, tức là 1% hay 100 điểm cơ bản. Có nhiều lý do họ không vay được tiền, hay tiếp cận với nguồn vốn như cách nói tại Việt Nam. Một phần là vì ách tắc trong cơ chế, như ngân hàng sợ mất nợ, hụt vốn nên đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn hơn. Phần khác là niềm tin của thị trường chưa có, số tổng cầu không tăng và doanh nghiệp mà vay được tiền thì có khi lại chất hàng vào tồn kho. Tình trạng bấp bênh ấy không thể chỉ giải quyết bằng cách hạ lãi suất.
Vũ Hoàng: Ông nói đến hai điều trong chuyện hạ lãi suất này. Vừa rồi là đầu ra của ngân hàng hay tín dụng cho doanh nghiệp. Còn điều kia là gì thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Điều kia là lãi suất huy động, là tiền lời trả cho các trương chủ ký thác từ một tháng đến một năm, đã giảm từ 8% xuống 7,5% và ký thác tiết kiệm theo hạn kỳ lâu hơn thì do sự thoả thuận giữa ngân hàng và thân chủ, tức là cũng phải trên 8%. Ta thử xét vấn đề này theo khía cạnh "phí tổn thời cơ của tư bản", là đầu tư đồng tiền dư dôi vào nơi nào thì lợi nhất?
Thứ nhất, từ năm ngoái, người nào có tiền thì đã ồ ạt tháo chạy khỏi thị trường bất động sản vì biết là kẹt vốn và sẽ lỗ. Họ cũng dè dặt với việc đầu cơ qua thị trường chứng khoán, vì chưa có lời. Một số thì nghĩ đến đô la nhưng âu lo về trị giá của đồng bạc xanh trên thị trường ngoại hối vì chính sách hạ lãi suất tới số không và ào ạt bơm tiền của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Nhiều người thì nhắm vào vàng nên giá vàng trong nước mới cao hơn giá quốc tế, nhưng lại sợ là vàng có thể sụt, hoặc nhà nước sẽ chiếu cố đến thị trường này và giành lấy độc quyền hoặc trưng thu bất ngờ. Vì thế, về cơ bản, các giải pháp đầu tư ấy vừa thiếu an toàn vừa kém lời.

Cái bẫy của thanh khoản

Vũ Hoàng: Thưa ông, có phải là trong hoàn cảnh đó, những người có tiền chỉ còn một ngả bảo vệ trị giá tài sản của họ là ký thác vào ngân hàng hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy và đấy mới là vấn đề khi ta xét về cả hai mặt là có lời và an toàn.
Nói về phần lời thì khi ký thác, người ta có thể được 8% trở lên, là mức lời cực lớn mà cũng là một gánh nặng cho ngân hàng vì nói chung, khi kinh tế chỉ tăng trưởng ở khoảng 5% mà kiếm ra 8% thì ai cũng ham, nhưng làm gì mà lời hơn 8% để trả cho khách? Trong khung cảnh cắt giảm lãi suất đồng loạt của các nước mà lãi suất ký thác lại được tới 8% thì đấy là chuyện hãn hữu, gần như chỉ có ở Việt Nam! Ở xứ khác mà được một hai phân là mừng. Đã vậy, từ kinh nghiệm của Cộng hòa Síp, người ta còn e rằng khi cùng quẫn thì nhà nước lại đánh thuế trên tiền lời tiết kiệm để cứu lấy chuyện khác, như đã có người đề nghị tại Việt Nam.
Nói về sự an toàn thì tất cả chỉ là tương đối. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam rất bấp bênh và có quá nhiều rủi ro sụp đổ, nhưng dù sao thì các trương chủ còn có thể rút ký thác ra tiền mặt, ít ra là một phần, chứ không đến nỗi mất cả chì lẫn chài. Họ đành tin vào lợi thế của thanh khoản như vậy vì nhìn quanh chẳng còn giải pháp nào khác. Muốn tẩu tán tư bản và chuyển tiền ra ngoài thì phải là đại gia hoặc có quan hệ lớn với giới chức của đảng và nhà nước.
Vũ Hoàng: Khi kết hợp cả hai mặt an toàn và có lợi của giới có tiền thì người ta thấy thế nào?
Tôi nghĩ rằng nó cũng tựa như đẩy một sợi dây mà chẳng tác động theo sự chờ đợi, tức là rơi vào cái bẫy của thanh khoản như giới kinh tế thường nói.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ rằng người ta thấy ra một bi và hài kịch.
Bi kịch là số phận của người có tiền bị kẹt giữa những kênh đầu tư đều bất trắc như nhau và giải pháp ít tệ nhất vẫn là gửi tiền vào ngân hàng mà nơm nớp lo rằng mình giao trứng cho ác.  Hài kịch là cách tính toán trên thị trường công khố phiếu, tức là cho nhà nước Việt Nam vay tiền.
Sau khi quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được công bố, trị giá trái phiếu tăng vọt và phân lời sụt. Tôi xin giải thích thêm là trị giá trái phiếu và phân lời, tức là tiền lời khi cho vay, chuyển dịch ngược chiều. Khi thấy lạm phát thoái lui và lãi suất ký thác hạ, giới đầu tư muốn cho vay nhiều hơn nên giá trái phiếu mới tăng và phân lời mới giảm. Hôm 25 thì phân lời trái phiếu loại 5 năm giảm tám điểm cơ bản hay 0,08% tới 8,92% là mức thấp nhất kể từ Tháng Hai năm 2009. Vì thấy nhiều người muốn cho nhà nước vay tiền, ta để ý đến gánh nợ của nhà nước, là gánh công trái hay "nợ công" theo cách gọi trong nước.
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, hình như là gánh nợ của nhà nước cũng đang là vấn đề mà?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hài kịch ở đây là người ta không biết rằng nhà nước Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp đã mắc nợ đến mức nào. Lý do là chính quyền không công khai hóa các khoản nợ của mình, lẫn trách nhiệm hoàn trái khi bảo lãnh cho các tập đoàn kinh tế của nhà nước hay các địa phương. Nhiều nơi thì chỉ có thể ước tính rằng gánh công trái của Việt Nam lên tới phân nửa Tổng sản lượng, khoảng 72 tỷ đô la, trong đó 60% là vay ngoại quốc.
nha250.jpg
Tòa nhà căn hộ cao cấp ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 14-08-2011. RFA photo.
Chưa biết Việt Nam sẽ trang trải nợ nần thế nào nhưng vì bội chi ngân sách thường xuyên ở mức 5% của Tổng sản lượng nên ai cũng có thể suy ra rằng chính nhà nước Việt Nam đang đảo nợ, tức là vay khoản nợ mới để trả nợ cũ và cứ vậy mà tích lũy tiền lời.
Bây giờ, khi lạc quan cho nhà nước vay tiền bằng cách mua vào công khố phiếu với kỳ vọng có lời tám chín phân sau này, nhiều nhà đầu tư hay chủ nợ đang chuốc lấy họa. Họ chẳng biết là nhà nước Việt Nam vay để làm gì, cho ai và làm sao kiếm ra lời để trả nợ sau này khi doanh nghiệp nhà nước thì lỗ lã, các dự án xây dựng hạ tầng thì rệu rã vì bị rút ruột và gây lãng phí triền miên.
Các ngân hàng trung gian hay tổ chức tín dụng làm môi giới thì đã ăn hoa hồng và đứng sang một bên, còn chủ nợ thì gói kén nợ chuyền tay qua người khác mà chẳng biết là bên trong bị ung thối đến cỡ nào, cho tới ngày sẽ nhờ Câu lạc bộ Paris hay London dàn xếp để đòi nợ! Hài kịch là thế, như người ta đã chứng kiến quá nhiều lần tại nhiều xứ khác trên thế giới.
Vũ Hoàng: Tổng kết lại thì ông không mấy lạc quan về biện pháp cắt giảm lãi suất vừa qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nó cũng tựa như đẩy một sợi dây mà chẳng tác động theo sự chờ đợi, tức là rơi vào cái bẫy của thanh khoản như giới kinh tế thường nói. Và sợi dây đó sẽ thắt cổ các chủ nợ vì khách nợ sau cùng là một nhà nước không đáng tin.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi và qua một kỳ khác có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu về Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London là nơi có thể dàn xếp chuyện đòi nợ sau này.




Copy từ: RFA