CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-20

Mo-Mieng-24-10-2006-305.jpg
Nhóm “Mở Miệng”: Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006.
Courtesy PhanNguyenBlog


Trong một bài viết mới nhất đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị” tường thuật lại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức xuất hiện những bài tham luận chống lại một luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên có tên “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn này được phó giáo sư TS Nguyễn Thị Hòa Bình, trưởng Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội hướng dẫn.
Luận văn thạc sĩ này thuộc chuyên ngành văn học và có lẽ do đó trong hội nghị Lý luận-Phê bình của hội nhà văn mới xuất hiện những phê phán gay gắt, thậm chí ác độc đối với tác giả luận văn và lây sang cả những cây viết trong nhóm Mở Miệng.

Ba mũi giáp công

Hai người có tham luận và ý kiến trong cuộc kết án này là nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu tức tác giả Chu Giang và Giáo sư Phong Lê, nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học được cho là có uy tín hiện nay.
Cách đây hai tháng tác giả Chu Giang đã viết nhiều bài trên Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh kết án tác giả luận văn và nhóm Mở Miệng. Trong một thời gian dài, những bài viết này rơi vào im lặng nhưng chợt sống lại một cách bất ngờ trong một hội nghị được gọi là Phê Bình lý luận khiến không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng tác động bức phá của nhóm Mở Miệng ngày càng lan rộng trong giới sáng tác khiến cho chính hội Nhà Văn Việt Nam sợ hãi sự bùng nổ sẽ làm tan vụn các định hướng từ bao lâu nay trong sinh hoạt sáng tác của hội.
Tờ Quân Đội Nhân Dân trích dẫn một đoạn của Nhã Thuyên để cáo buộc tác giả này đang có ý đồ hướng dẫn người đọc đi theo đường lối phản động của tác giả:
Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư tuởng chính trị cả thế.
-Chu Giang
“Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện của sự giải phóng, trong nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại. Trong sự so sánh với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ quyết liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ, nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã…” (tr. 104).
Để rồi bài báo kết luận ngay sau đó:
“Rõ ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”. Nó trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ bên lề” có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại định hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của văn học và nhà văn.”
Thật khó mà nghĩ ra tại sao “chối bỏ quyết liệt, phá nốt thành trì chuyên chế” lại là phản động? Như vậy không khác gì bêu rếu rằng nhà nuớc này, nền văn học này đang là thành trì chuyên chế hay sao?

Nhân văn giai phẩm hai?

Nói với chúng tôi nhà phê bình Chu Giang tức Nguyễn Văn Lưu nhận xét về bài luận văn này:
Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư tuởng chính trị cả thế nhưng dù sao cũng phải có cái tương đối của nó nhưng trong luận văn của cô ấy nó hơi thô thiển không phải là một cái tư tưởng nghệ thuật.
Riêng Giáo sư Phong Lê, người mà bài báo mô tả: “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” trần tình với chúng tôi:
qdnd-250.jpg
Bài viết trên tờ QĐND hôm 7/7/2013 có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị”. Screen capture.
Sự thật là thế này: điều ấy tôi biết được qua thành viên chủ trì cuộc họp đó đó là anh Chu Giang. Anh này khảo rất sâu về luận văn đó và anh sâu ngược lên về nhiều chuyện khác nữa và anh viết trên tờ Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh anh đặt vấn đê phải kiềm tra lại khoa văn Đại học Sư Phạm vì sao lại đào tạo ra cái luận văn như thế. Tôi chưa được đọc trong nội dung ấy tức nhiên là phức tạp, mỗi người một cách đánh giá nhưng tôi nói rằng nếu như nội dung ấy đúng như anh nói thì nó phạm phải một đìêu mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc và tôi nói nếu sự thực như thế thì hội nhà văn nên kiến nghị với Bộ Giáo dục về việc phải xem lại cái nội dung của luận văn đó chứ tôi không bao giờ nói công an cả. Câu chuyện này tôi biết ở trên họ đã bắt đầu “động” rồi đấy. Sắp tới báo chí nó sẽ xuất hiện.
Theo những thông tin mà chúng tôi có thì Giáo sư Phong Lê là một thành viên trong hội đồng xem xét trường hợp luận văn này và nó sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn sắp tới. Điều mà Giáo sư Phong Lê gọi là “sắp tới” ấy được nhà báo Phạm Thành diễn giải:
Thật ra tâm địa của những người chơi nhóm Nhã Thuyên chúng nó còn xấu xa đểu cáng hơn cả cái thời Nhân Văn. Tình chất của nó y chang thế thôi bởi vì rõ ràng đây là một lĩnh vực nghiên cứu tác phẩm công bố trên một phạm vi hẹp thế mà tự nhiên chúng nó la lên mà toàn dùng những ngôin gnữ mật thám ngôn ngữ chó săn để định tiêu diệt người ta vì vậy tâm địa và tính chất vụ việc nó cũng na ná như Nhân Văn Giai Phẩm.”

Từ tránh né đến nói dối

Theo bài báo thì sau khi vụ việc xảy ra Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Bài báo xác nhận trên thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có người còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận văn như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời.
Tuy nhiên sự thật lại khác hẳn, Nhã Thuyên không được giảng dạy tại trường và người hướng dẫn cô cũng bị mất luôn chức trưởng khoa. Ông Chu Giang nói với chúng tôi:
Nội bộ trong trường các cô làm với nhau thì ai mà biết được. Nhưng vừa rồi cái khoa này có mời cô này về để chuẩn bị giảng dạy chính thức trong trường. Chắc là cũng do hăng hái quá, phát biểu cái quan niệm của cô quá khích cho nên sinh viên họ phản đối dữ dội thì các cơ quan pahỉ can thiệp nên sự việc nó bị bùng ra chứ nếu không ai biết được bên trong nó như thế.
Nhà Báo Phạm Thành cho biết sự thật là cả hai đang trong tình trạng rất khó khăn nhưng ông chia sẻ sự khó khăn của ngôi trường Sư phạm này khi buộc lòng phải có biện pháp với hai người theo lệnh của Tuyên giáo:
Mình đánh giá cao chỗ này, tức là trường đại học sư phạm nó đã đồng ý cho Nhã Thuyên làm cái việc này và cử một giảng viên là cô Nguyễn Thị Hòa Bình ra đề hướng dẫn cho Nhã Thuyên làm luận án tức là họ đã có cái nhìn khoa học, và hành động cao cả. Còn bây giờ bị sức ép của tuyên giáo mà buộc pahỉ cho thôi việc Nhã Thuyên, cách chức trưởng khoa của cô Nguyễn Thị Hòa Bình thì cực chẳng đã phải làm. Mình đánh giá rất cao trường Sư phạm lúc đầu đã chấp nhận cho làm cái việc này. Họ cũng muốn đồi mới vì nghiên cứu thì không có vùng cấm.
Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông.
-Phạm Thành
Theo Lý Đợi một thành viên của nhóm Mở Miệng cho biết nhóm được hình thành từ ý tưởng của Bùi Chát, cái tên Mở Miệng lấy từ Thánh kinh: “Khởi thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000, nhóm xuất hiện chính thức từ năm 2001gồm có Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán  và Bùi Chát. Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản. Sau đó, thì cả nhóm muốn bình thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản.
Bùi Chát kể lại, trong lúc cả bốn người còn rất trẻ (ngoài 20), mới tốt nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xã hội, cho nghệ thuật... khao khát Mở Miệng càng thấy rõ sự phi lý, trì trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không thể nào khác được, những người trẻ này đã phải quyết tâm để Mở Miệng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức từ Hà Nội có những nhận xét ngắn về nhóm Mở Miệng như sau:
Nhóm Mở Miệng tôi có thể nói theo cảm quan của tôi, thứ nhất là họ có phản ứng với tính chất tâm lý. Ở Việt nam chúng ta sống bằng cảm xúc và tâm lý là nhiều chứ chúng ta không sống bằng lý thuyết. Nhóm Mở Miệng này phản ứng việc bị o ép, Mở Miệng là bung ra bật cửa bật phéc mơ tuya đề mở cửa đề cho gió vào nhưgn họ không có một hệ lực trong hệ lý thuyết. Đối với tôi nhóm Mở Miệng phản ứng một cái hệ trì trệ lâu năm mà họ bật ra bằng cảm xúc và tâm lý nhưng họ chưa có đủ một lộ trình mỹ học để thay thế cái cũ.
Nhà báo Phạm Thành nhận xét:
Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông, đầy một lũ du hủ du thực làm văn chương nghhệ thuật cho nên nó cứ phân khu ra chuệyn này chuyện kia. Nó phân khu ra cái này là văn minh, cái kia là không văn minh. Nó cũng theo gót bọn hủ nho cậy mình có chữ ba lăng nhăng coi thường cái nghề chân tay, coi thường người nông chỉ coi chữ nghĩa trên hết mà thôi.

Khi Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi

Để biết thêm điều gì đã làm cho nhóm Mở Miệng bị xem là phản động và lấy văn chương kích động người đọc ra sao, mời quý vị nghe bài thơ mang tên “chúng nói: “sông có thể cạn, núi có thể mòn” của Lý Đợi qua giọng đọc của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh:
“Chúng nó nói
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thể mòn
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thề mòn
Và tôi thấy chúng làm:
Chúng đuổi người đi đường
Chúng không cho người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ
Chúng bảo chúng ta bị xúi giục
Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.
Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.
(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)
Chúng vu khống những người yêu nước là phản động
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử
Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương
Chúng tóm cổ các nhà báo tự do
Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ
Chúng khủng bố các nhà trí thức
Chúng theo dõi điện thoại, email
Chúng hiếp dâm nhân quyền...
Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Quý vị vừa nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài thơ của Lý Đợi. Dĩ nhiên ông đọc lên để phê phán và kết án bài thơ này trong hội nghị của Hội Nhà Văn Việt Nam nhưng có một điều nghịch lý là khi nghe bài thơ qua giọng đọc hùng hồn của ông, người ta có cảm giác ông đang khen bài thơ, khen một cách chân thành vì ngôn ngữ bài thơ sống động bất ngờ đã lái cảm xúc của ông qua một hướng khác, hướng “Mở Miệng” ra để nói những lời chân thật?


Copy từ: RFA

Thân nhân Trần Huỳnh Duy Thức biểu tình hụt

SÀI GÒN 19-7 (NV) .- Vợ, cha, và các thân nhân khác của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã biểu tình bất thành ở Sài Gòn với hy vọng đánh động lương tâm ông chủ tịch nước.
Bị cản không cho ra khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh đứng chụp hình trước bàn thờ mẹ của ông Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với khẩu hiệu đòi trả tự do cho ông. (Hình: Dân Làm Báo)

Buổi sáng Thứ Bảy 20/7/2013, bà Lê Đinh Kim Thoa là vợ, ông Trần Văn Huỳnh, là cha của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, cùng một số thân nhân trong gia đình, dự tính đến biểu tình trước tư thất của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Sài Gòn nhân dịp ông Sang sắp công du Hoa Kỳ chỉ vài ngày nữa.

Mục đích là họ muốn kêu oan cho ông Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang bị tù ở một nhà tù tỉnh Đồng Nai với bản án 16 năm.

Tuy nhiên, một lực lượng lớn an ninh CSVN đã được điều động tới ngăn chận chung quanh nhà của ông Trần Văn Huỳnh (ở đường Phan Văn Trị quận Gò Vấp) cũng như nhà của bà Kim Thoa (quận 5), xông vào nhà họ cản không cho họ bước ra đường.

Nhà bà Lê Đinh Kim Thoa còn bị “kẻ xấu” cột chốt khóa bằng dây kẽm từ bên ngoài để họ bị nhốt bên trong như tù.

“Sáng nay, tôi mở cửa đi ra đường thì không mở được. Ráng đẩy thật mạnh mới mở hé được một ít thì thấy bị ai đó cột dây kẽm chốt khóa. Tôi lấy đồ cắt dây kẽm sút ra mới mở được”. Bà Lê Đinh Kim Thoa kể lại sự việc với  báo Người Việt qua điện thoại.

Bà cho hay căn nhà bên cạnh cũng bị cột dây kẽm như vậy. Mở được cửa thì bà thấy có một nhóm Công an ùa tới và lại còn có cả đại diện “Hội phụ nữ của Phường 6 Quận 5 tới thăm”.

Theo lời bà kể, nhóm Công an lăng xăng “chụp hình, đo dây kẽm” làm biên bản về việc nhà bà bị “kẻ xấu” nhốt bên trong.

“Công an nói cái trò cột dây kẽm như thế này xảy ra nhiều nơi trong thành phố”, bà Thoa kể. “Nhưng đây là lần đầu tôi thấy có chuyện như vậy chứ không có nhiều.”

Theo lời bà cho biết thì “Họ kéo dài chuyện lập biên bản hỏi thăm chuyện nọ chuyên kia rình rang nhất định không cho tôi ra khỏi nhà dù tôi nói tôi có việc phải đi qua chú út có đám giỗ nhưng mãi tới khoảng 12 giờ trưa họ mới rút đi.”

Họ nói với bà là “Chị thông cảm ở nhà” nhưng mục đích là họ cản bà đi tới nhà cha chồng để cùng đi tới tư gia ông chủ tịch nước biểu tình kêu oan cho chồng.

Cùng một thời gian ngăn chặn không cho bà Lê Đinh Kim Thoa ra đường, nhà ông Trần Văn Huỳnh cũng bị một lực lượng đông đảo Công an vây bọc và xông vào nhà ép ông không được bước chân ra đường.

“Có thể công an đã nghe lén điện thoại về dự định của gia đình sẽ trực tiếp đến nhà riêng của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang để đưa đơn kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức”.

Ông Trần Văn Huỳnh nói trong một số cuộc phỏng vấn.

Ông Huỳnh, từ tháng 4 năm 2011 đến nay, đã gửi đơn trước sau đã 4 lần đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu oan cho con trai ông và một số tù nhân chính trị khác. Ông không hề được hồi âm.

Ông Trần Văn Huỳnh là thầy dạy luật ở khoa luật cho ông Trương Tấn Sang ở đại học tổng hợp Sài Gòn giai đoạn 1990-1995. Đây là khóa đầu tiên của 3 khóa chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở Đại học Tổng hợp Sài Gòn trong chế độ Cộng Sản mô phỏng theo chương trình cử nhân luật của Đại học Luật Khoa Sài Gòn trước Tháng Tư-1975. Chương trình đào tạo thử nghiệm này chỉ thực hiện được ba khóa thì bị lệnh ngừng lại.

Trần Huỳnh Duy Thức, 47 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN vu cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền...” và kết án 16 năm tù trong một phiên xử bất công ngày 20/1/2010. Cùng một vụ nhưng Lê Công Định chỉ bị 5 năm tù, Lê Thăng Long bị 3 năm rưỡi tù, Nguyễn Tiến Trung bị 7 năm tù. Hiện các ông Lê Công Định và Lê Thăng Long đã được thả.

Theo nhóm “Con Đường Việt Nam” cho hay trong một bản thông cáo báo chí, một số thành viên khác của nhóm này (do Trần Huỳnh Duy Thức thành lập) cũng đã bị công an địa phương bao vây, “sách nhiễu, giam lỏng” tại nhà.

Ngày Chủ nhật 30/6/2013, tù nhân ở Phân trại 1 trại tù Xuân Lộc Z30A đã nổi loạn để phản đối các sự đối xử khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân. Họ bắt giữ giám thị của trại làm con tin trong khi điều đình.

Một số tù nhân chính trị bị giam chung trong phân trại này như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường và Huỳnh Ngọc Trí đã bị đưa tới một nhà tù khác cách đó khoảng 40 km cũng thuộc tỉnh Đồng Nai.

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tranh đấu chống sự ngược đãi nên đã bị biệt giam một số lần.(TN)

Copy từ: Người Việt

Sam Rainsy cảnh báo bầu cử ở Campuchia


Ông Sam Rainsy (thứ hai phải sang)
Ông Sam Rainsy (đeo kính) và đồng minh vẫy chào người dân ở Phnom Penh
Lãnh đạo phe đối lập mới hồi hương của Campuchia lên án đe dọa chính trị và cảnh báo cuộc bầu cử trong tháng này là bầu cử "giả tạo" trừ khi ông được tham gia ứng cử.
Ông Sam Rainsy, người được đám đông chào đón vào hôm thứ Sáu sau khi trở về từ Pháp, được coi là đối thủ chính của Thủ tướng Hun Sen.
Nhưng ông đã bị loại khỏi danh sách đăng ký bầu cử và không thể vận động như một ứng cử viên trong cuộc bầu cử ngày 28/7, trừ khi Quốc hội sửa đổi luật.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, ông Rainsy cảnh báo rằng các cuộc biểu tình có thể nổ ra nếu ông không được phép ứng cử.
"Nếu tôi không thể tham gia, sau bầu cử, tất cả người dân Campuchia sẽ phản đối và cộng đồng quốc tế sẽ lên án kết quả bầu và coi đây như một cuộc bầu cử giả tạo," Rainsy nói.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi nước này cắt viện trợ cho Campuchia trừ khi bầu cử được tự do.
Ông Rainsy, một cựu nhân viên ngân hàng được đào tạo ở Pháp, đã đào thoát vào năm 2009 để tránh bị ra tòa với những cáo buộc mà ông cho là có động cơ chính trị.
Ông đã bị kết án vắng mặt với các tội danh bao gồm kích động phân biệt chủng tộc, phao tin thất thiệt và phải đối mặt với bản án 11 năm tù giam.
"Nếu tôi không thể tham gia, sau bầu cử, tất cả người dân Campuchia sẽ phản đối và cộng đồng quốc tế sẽ lên án kết quả bầu và coi đây như một cuộc bầu cử giả mạo"
Ông Sam Rainsy, theo AFP
Nhưng ông mới được Quốc vương Campuchia ân xá vào đầu tháng này.
Gần đây ông cùng với đối thủ cũ của mình, chính trị gia chuyển nghề từ nhà hoạt động cho cựu chiến binh, ông Kem Sokha, sáng lập Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).

'Cầm quyền lâu nhất'

Mặc dù không phải là một ứng cử viên, ông Sam Rainsy đã tham dự vào chiến dịch tranh cử để giúp đảng của mình chĩa mũi nhọn nhằm kết thúc gần ba thập niên cầm quyền của ông Hun Sen.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Campuchia, Surya Subedi, tuần trước kêu gọi Campuchia cho phép ông Rainsy đóng vai trò "đầy đủ" trong chính trị.
Ông Hunsen
Ông Hun Sen muốn tiếp tục cầm quyền thêm nhiều năm
Ông Hun Sen là một trong những nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Đông Nam Á.
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông giành thắng lợi trong hai cuộc bầu cử mới nhất với kết quả long trời lở đất, mặc dù có cáo buộc về gian lận và vi phạm trong bầu cử.
Chính phủ của ông Hun Sen thường xuyên bị cáo buộc đàn áp tự do chính trị cũng như đàn áp giới hoạt động dân chủ. Hồi tháng Năm, ông Hun Sen nói ông sẽ nỗ lực duy trì quyền lực thêm một thập niên nữa.
Phe đối lập cũng cáo buộc những người cầm quyền đứng sau cuộc tấn công của một tay súng chưa được phát hiện, khi người này bắn một viên đạn vào trụ sở của đảng đối lập vào buổi sớm ngày thứ Bảy.
Không ai bị thương trong sự kiện này do các văn phòng đóng cửa vào thời điểm đó.
"Tôi nghĩ rằng cuộc tấn công này được dàn dựng bởi những người cầm quyền. Đây là một vụ việc có động cơ chính trị," phát ngôn viên của CNRP, Yim Sovann nói với AFP.
"Đây là một hành động hèn nhát .... Chúng tôi không hề sợ hãi vì cuộc tấn công này," ông Sovann nói.
Phát ngôn viên của Cảnh sát quốc gia, Kirt Chantharith xác nhận đã xảy ra cuộc tấn công của tay súng không rõ nguồn gốc và nói cảnh sát đã thu được một viên đạn.
"Chúng tôi đang điều tra vụ việc," ông nói với hãng AFP.


Copy từ: BBC

Hà Sĩ Phu - “Sâu” giữa đời, “sâu” trên mạng!


Hà Sĩ Phu
Chuyện vui chủ nhật

Thời sâu bọ lên làm...DLV!
Tôi đang ngồi uống trà một mình thì một anh bạn nhà báo đến chơi.
- Dạo này anh vẫn vào mạng đọc thường xuyên chứ?
- Cũng tàm tạm, nhưng tin nhiều quá, chỉ đọc lướt để nắm đại thể, bài nào cần thiết thì ghi lại đọc sau.
- Bọn “sâu” trên mạng mở chiến dịch tấn công anh và nhóm Đà Lạt đấy?
- Thật hả, mình cũng nhận được những Email gửi vào hộp thư, chuyên bôi xấu anh em dân chủ và châm chọc cố gây mâu thuẫn, đánh phá dân chủ. Nhưng sự thật thì ít bịa thì nhiều, rồi suy luận, bóp méo. Có lần ông Huệ Chi phát cáu lên, trả lời chúng nó: “Lần sau đừng gửi cho tôi nữa, tôi không có thì giờ đọc những thứ này, hãy gửi cho cấp trên mà lĩnh thưởng”! Mình thì mặc họ, việc họ họ làm!
- Nó lập cả một trang Web chuyên đánh phá các nhân vật dân chủ quen biết, nhưng chẳng ai buồn xem nên nó cứ trích các bài gửi Email lung tung, ai ngớ ngẩn cứ tưởng thật. Nó nhắc lại chuyện 10 năm trước về Hương Ly con anh Quốc sang đài BBC, bảo Hà Sĩ Phu tấn công sau lưng anh Quốc, chơi xỏ anh Quốc…
- Có gì đâu, chuyện Hương Ly sang đài BBC ai chẳng biết, cũng có đồn đoán này nọ nhưng lâu rồi chẳng ai nhắc đến nữa, chẳng có gì phải dấu diếm. Mình nhớ có ai đó gửi thư cho mấy người Đà Lạt, hình như gửi cả anh Huệ Chi, hỏi chuyện đó. Mình nói thẳng: Khả năng Cộng sản có đánh điệp viên vào BBC hay không thì có thể lắm, nhưng là ai thì sao biết được, có khi phải vài chục năm sau mới kết luận được. Nhưng anh Quốc chẳng phải chịu trách nhiệm gì về chuyện đó, Hương Ly nó là nhà báo nó có sinh mệnh chính trị riêng.
- Họ bảo chụp được hơn 1000 Email trao đổi giữa các anh, in ra làm bằng chứng
- Nếu thế càng tốt, chỉ sợ nó thêm thắt bịa ra, chứ mình nhớ rõ ý mình trong việc này là rất công bằng và bảo vệ anh Quốc, anh Quốc tuần nào chẳng ghé thăm mình, có chuyện gì đâu? Mà này, bọn họ là ai mà được đột nhập thông tin cá nhân dễ dàng thế nhỉ? Chỉ có mạng lưới “đen” của giới có quyền mới được phép xâm phạm thư tín cá nhân ngang nhiên như vậy!
- Vâng, người tinh ý thì nhận ra ngay, giữa lúc đất nước đang có những vấn nạn quá lớn, nhất là nguy cơ Bắc thuộc, hàng ngày có bao nhiều điều cần quan tâm, lại có kẻ mở một trang Web chỉ chuyên một việc chĩa vào những người dân chủ có uy tín thì biết ngay nó là của ai chứ cần gì bàn? Vụ Hà Vũ tuyệt thực em nhớ anh có bài “Gửi người tuyệt thực trong tù” rất sớm mà nó bảo nhóm Đà Lạt các anh im lặng, từ đó bình luận rằng Hà Sĩ Phu lúc thì “lăng mạ, sỉ nhục Cù Huy Hà Vũ”, “đâm sau lưng” Cù Huy Hà Vũ lúc thì “trơ trẽn”, “quay 180 độ”!
- Kệ xác nó, Dương Hà biết chuyện, đã viết thư cho mình: “Ai còn lạ gì trò bẩn ấy hả chú, chú còn quan tâm đến là mắc miu chúng nó!”.
- Chúng nó hết sức khai thác bài “Giải mã” của anh để gây hiềm khích với nhóm 72.
- Chuyện ấy âm ỉ từ lâu, mấy lần mình cũng định nói thêm điều gì đó để tránh hiểu lầm, nhưng nghĩ lại thấy không cần, cứ đọc kỹ bài là hiểu. Mình khẳng định “chủ nghĩa Cộng Sản đã không còn là một chủ nghĩa chân chính thì không thể có người Cộng Sản chân chính được”, nói thế không hề có nghĩa hạ thấp vai trò của nhưng người CS tỉnh ngộ mà dân thường gọi là những người CS nhưng mà tốt. Trái lại, mình rất quý cá nhân những người đảng viên CS nếu trong quá khứ và trong hiện tại vẫn giữ bền một lòng yêu nước thương dân, đó là những phẩm chất “người” cao quý còn lại trong họ mà chủ nghĩa “giai cấp cực đoan” CS không thể tẩy não hết, nên mình muốn khẳng định họ trên một thang giá trị cao hơn, bền vững hơn là giá trị Con người, mình tôn vinh họ là những CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH, NGƯỜI VIỆT CHÂN CHÍNH chẳng cao quý hơn à? Chứ giữ danh hiệu “CS chân chính” thì vẫn nằm trên thang giá trị Cộng sản là thứ giá trị đang rất bấp bênh, sắp vứt đi rồi, chẳng vinh dự gì trước cộng đồng. Chống Pháp thắng lợi là do sức mạnh dân tộc trong mỗi con người chứ ai biết chủ nghĩa CS là cái quái gì?
- (ngắt lời) Thế mà nhiều người bây giờ hình như vẫn khoái danh hiệu CS chân chính hơn là Con người chân chính hay Công dân chân chính mới lạ, hình như thấy thế “sang” hơn?
- Chẳng có gì quan trọng, bạn bè gần gũi của mình toàn gốc CS cả đấy thôi. Mà mình thì tẩy chay cái lý thuyết CS đến tận gốc, ai chẳng biết? Cậu có nhớ mình vẫn nhấn mạnh “sự bắc cầu từ độc tài toàn trị đến dân chủ cần tất cả các nhịp cầu, nhịp cầu nào cũng có vai trò của nó”? Khác nhau nhưng vẫn ủng hộ nhau được chứ sao, tùy tửng việc. Mình vẫn thư từ với mấy mấy ông CS thứ thiệt Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Hồ Hiếu, André Menras…rất chân tình, thú vị, mỗi người một kiểu mới hay! Ai có vai trò của người ấy, vấn đề là có phát huy được vai trò ấy cho cục diện chung hay không, hay chỉ bám vào đấy làm lá bùa hộ mệnh?
Mình bảo trước đây yêu nước mà theo CS là nhận thức chưa đủ tầm để sàng lọc một vấn đề ở tầm thời đại là nói cả dân tộc, nhiều dân tộc, trong đó có mình, đó là xót xa tự phê chung cho cả thế hệ chứ chỉ trích riêng ai? Mình bảo phê phán bạn cũng là phê phán mình mà!
Anh Quốc nói “Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt, để đúc nên chính cỗ máy này”, cái cỗ máy của sự “đểu cáng lên ngôi”, cả một “bầy sâu” chúng nó lên ngôi hành hạ người lương thiện, nói thế cũng là tự nhận mình sai lầm, mình dốt, mình bị lừa, mình không nhìn xa, nên trót làm điều có hại chứ gì nữa, khác gì HSP, khác gì các anh Nhật Hải-Nhật Tấn đâu?
- Em có cảm giác cánh “sâu mạng” đang tập trung vào nhóm Đà Lạt, đặc biệt vào anh và anh Lĩnh,
- Mình và ông Lĩnh viết lý luận, lý luận thì phải đến tận gốc mới bật ra chân lý! Nhưng bọn mình biết con đường hiện thực để đến chân lý nhiều khi phải tiệm tiến, có khi vòng vèo, đâu có nóng vội được.
Ngay trong mấy người chúng mình cũng mỗi người một kiểu, nhiều điểm cũng rất khác nhau, tranh luận với nhau nảy lửa, nên bị người ta lách vào, châm chọc đủ kiểu mười mấy năm nay mà vẫn chơi với nhau thân thiết, nếu bọn mình cực đoan thì đã chẳng chơi được với nhau. Biết mình bị tập trung đả kích, bọn mình vừa nói đùa với nhau: Dễ thường trong “tổng cục phản gián” người ta phải dành một “cục” cho mấy lão già Đà Lạt!
Mình bổ sung luôn: Trong đó có một “phân cục” để đối phó với Hà Sĩ Phu!
- Các anh “lãng mạn” phớt Ăng-Lê thế chứ họ nổi khùng lắm, em nhớ họ bảo “HSP rõ ràng là tên “tội đồ”, là “bom nổ chậm” đấy, họ muốn tách anh ra khỏi mọi người, không phải chơi đâu. Anh chỉ viết bài chứ làm gì đâu mà họ thù anh dữ vậy? Bọn “sâu” trên mạng này đến lúc khùng hay sao mà dùng chữ táo tợn như côn đồ?
Tôi không nhịn được cười:
- Lại thế nữa! Là “tội đồ” nữa thì khoái thật. Những anh bán nước hại dân, những anh thiết kế và thực thi cái con đường khiến cho nước thì mất dần độc lập, dân thì nghèo khổ mất dần tự do, rước voi Tàu về giày mả tổ mới xứng là “tội đồ”, chứ mình chống lại những thứ ấy sao đứng vào đấy được?
Cả hai chúng tôi cùng cười khoái, rót chút rượu vào cái chén hạt mít (chén của tôi chỉ láng vài giọt).
Anh bạn nâng ly: Thôi chúc anh cầm cự được với chứng huyết áp và cái bệnh gút cho đỡ khổ cái thân già! Mọi việc đã có…“đảng và nhà nước lo” hề…hề…
Đà Lạt 21-7-2013
H.S.P


Copy từ: Dân Luận

TÒA TRẢ HỒ SƠ LÀ CỐ TÌNH KÉO DÀI VỤ ÁN !?

 
* Ls. NGÔ NGỌC TRAI
Khởi tố từ tháng 1/2012 nhưng hơn một năm sau tới tháng 4/2013 tòa án mới xét xử sơ thẩm trong khi sự việc xảy ra cơ bản khá rõ ràng. Theo quy định của luật thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, song vấn đề ở đây là dù ông Vươn có tội hay không thì với tư cách công dân chúng ta đòi hỏi vụ án cần được kết thúc sớm.
Thực sự thì vụ án kéo dài không đem lại ích cho cả người dân lẫn chính quyền, chỉ khiến người bị giam hãm chịu khổ sở thay vì nhanh chóng được trả tự do nếu vô tội hoặc được thành án ra ngoài lao động cải tạo nếu có tội.
Một thực tế ít người biết là tình trạng bị giam hãm tù túng trong giai đoạn điều tra truy tố hoặc xét xử là rất khó chịu so với cuộc sống khi đã thành án chịu tù. Điều này thì những người đã kinh qua hai giai đoạn tạm giam và thi hành án phạt tù biết rõ. Khi đang tạm giam bị cáo không được ra ngoài lao động cải tạo như đã thành án phạt tù cho nên tình trạng bị giam trong phòng kín suốt nhiều tháng sẽ rất khổ sở.
Trong quá trình bị giam giữ chỉ những người được ưu ái đặc biệt mới được cho ra ngoài làm những việc như quét dọn vệ sinh sân vườn, giặt rũ quần áo cho người khác, hay chia cơm cho các phạm nhân…
Cho nên có tình huống là khi cán bộ điều tra trích xuất bị cáo ra ngoài để lấy lời khai thì bị cáo vui mừng như là được gặp người thân thiết.
Quy định của luật
Điều tra, truy tố và xét xử là các giai đoạn được quy định rõ thời hạn để hết thời gian đó thì phải chấm dứt, nhằm mục đích không cho việc xử lý tội phạm biến tướng thành công cụ đàn áp hành hạ, xâm phạm quyền lợi nhân dân. Thời gian giải quyết kéo dài vừa gây lãng phí thời gian công vụ của nhiều cơ quan tổ chức cá nhân, vừa gây khốn khổ cho bị can bị cáo và làm mất đi ý nghĩa tích cực của việc xử lý tội phạm. Tuy vậy quy định của luật hiện tại cho phép thời gian điều tra xử lý án quá dài lại cho nhiều lần được gia hạn cho nên có vụ vài năm có vụ hàng chục năm vẫn không kết thúc.
Ví dụ điển hình như vụ án Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em kéo dài từ năm 2005 đến 2012, hiện bị cáo đã thành án và đang chờ tiêm thuốc độc. Đây là vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng mà thời gian kéo dài đã đọa đày cuộc sống của rất nhiều gia đình.
Nếu coi việc xử lý tội phạm như công việc của bác sỹ chữa lành vết thương cho xã hội thì việc kéo dài thời gian tố tụng sẽ kéo dài nỗi đau cho nạn nhân. Việc xử lý tội phạm mất đi ý nghĩa hàn gắn vết thương, xoa dịu nỗi đau cho xã hội.
Nếu coi việc xử lý tội phạm là giữ gìn sự bình yên cho nhân dân thì việc kéo dài nó lại gây hại cho sự bình yên của nhân dân, bởi vì kéo dài thời gian xử lý tội phạm là kéo dài môi trường dung dưỡng cho bạo lực.
Kéo dài thời gian tố tụng bất luận vì lý do gì đều cho thấy sự yếu kém của cơ quan tiến hành tố tụng và gây ra nhiều tổn hại cho xã hội. Đầu tiên đó là sự lãng phí về thời gian công vụ, sau đó là gây mất niềm tin vào sự đứng đắn nghiêm minh của pháp luật.
Trong vụ ông Vươn các cơ quan tư pháp kéo dài thời gian giải quyết án không cần thiết và cũng là kéo dài thời gian khó chịu cho bị cáo.
Làm sao tuyên ông Vươn vô tội?
Một thực tế lâu nay khi tòa án tiếp nhận hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang, sau khi nghiên cứu mà thấy chứng cứ kết tội yếu, thay vì mở phiên tòa để tuyên vô tội, tòa lại trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung củng cố chứng cứ kết tội. Như thế đồng nghĩa với việc mở phiên tòa chỉ là làm nốt phần việc kết tội, diễn biến phiên tòa chỉ còn hình thức vì phán quyết đã được định trước. Điều này đi ngược lại nguyên lý suy đoán vô tội và xét xử theo tranh tụng của luật pháp tiến bộ.
Nếu những người có chuyên môn nghiệp vụ sau khi sử dụng mọi biện pháp kỹ thuật mà vẫn không chứng minh thuyết phục được một người phạm tội thì rất có thể và cần nhận định là người đó không phạm tội. Khi đó cần tuyên vô tội và trả lại mọi quyền tự do cho bị cáo, đó là bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là kết tội cho bằng được, như thế là coi trọng việc trả thù tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền công dân. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đi ngược lại nguyên lý xét xử theo tranh tụng, bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận với nhau còn tòa ở giữa xem xét và phán quyết. Tranh tụng làm sao được khi luật sư tìm ra được kẽ hở và đưa ra luận điểm bào chữa bị cáo vô tội thì tòa án lại căn cứ vào đó trả hồ sơ yêu cầu làm rõ và khỏa lấp kẽ hở đó?
Cho phép tòa trả hồ sơ chính là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết án, điều này gây ra những tai hại lớn cho xã hội, ví dụ như vụ kỳ án Vườn Mít cả chục năm xử lên xử xuống không xong.
Lâu nay các luật sư rất khó làm cách nào để thúc các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết án, nhiều khi làm lợi cho thân chủ chính là ở chỗ này.
Vụ ông Vươn khi đã mở phiên tòa thì có nghĩa rằng tòa nhận định hồ sơ đã đủ để kết tội ông Vươn. Như thế việc mong ước ông Vươn được tuyên vô tội và trả tự do tại tòa là không khả thi với các quy định luật hiện nay.
Pháp luật cần khai triển nguyên tắc suy đoán vô tội một sản phẩm của pháp luật văn minh tiến bộ, sửa luật bỏ đi quy định cho phép tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu hồ sơ điều tra không đủ căn cứ kết tội thì mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội. Có như thế mới nâng cao trách nhiệm trong hoạt động điều tra và truy tố, cũng như tạo sân chơi để các luật sư trau dồi và phô bày khả năng hùng biện thuyết phục.
Bằng cách đó sẽ giúp phân loại được luật sư giỏi hay dở và minh chứng được hiệu quả làm việc trước thân chủ. Khi đó các phiên tòa mới có được niềm vui vỡ òa khi tòa án tuyên bị cáo vô tội, tạo kịch tính hấp dẫn cho sân khấu xét xử, như lâu nay thì phiên tòa rất nhàm chán vì khi ra tòa là cầm chắc án có tội.

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-07-20

000_DV1308141-305.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hội nghị APEC ở Nga hôm 8/9/2012.
AFP


Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu tiên chính thức thăm Hoa Kỳ từ ngày 24/7. Cộng đồng người Việt ở Mỹ có kỳ vọng gì qua chuyến đi này?

Kỳ vọng một sự thay đổi

Kể từ sau tháng 4/1975, trong các chuyến đi thăm viếng Hoa Kỳ cũng như làm việc với Nhà Trắng của các vị nguyên thủ quốc gia VN ít nhiều mang đến niềm hy vọng cho những người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại. Niềm hy vọng mang nhiều ý nghĩa cho những mục tiêu khác nhau trong tâm tưởng của mỗi người Việt xa xứ và cả hàng triệu người Việt khác đang ở chốn quê nhà.
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 6/2007được nhiều người kỳ vọng cho một sự thay đổi ở VN. Dù nhìn chung diện mạo của VN khởi sắc về nhiều mặt, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, nhưng chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ không mang lại kết quả như nhiều người trông đợi. Do đó, lời mời Chủ tịch nước VN-Trương Tấn Sang của Tổng thống Obama lần này không được sự ủng hộ của nhiều người Việt hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông Jimmy Vũ ở California quả quyết chuyến viếng thăm này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho VN. Ông Jimmy Vũ nói:
“Nói về vấn đề Chủ tịch nước của Cộng Sản VN đi Hoa Kỳ thì theo Jimmy nghĩ là chẳng có kỳ vọng nào ở nơi những người Việt Cộng. Bởi vì là người ta không có tấm lòng với Tổ quốc và dân tộc. Người ta chỉ đi ‘dây’ để bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ thôi chứ không phải là quyền lợi của dân tộc VN. Nên không có kỳ vọng gì trong chuyến đi này của ông Trương Tấn Sang hết”.
Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại vẹn toàn lãnh thổ.-Ông Nguyễn Ân
Trong khi đó cũng có không ít người lại cho rằng Tổng thống Obama nên gặp gỡ ông Trương Tấn Sang vì có mời Chủ tịch nước VN qua hay không thì tình hình ở VN vẫn vậy nhưng mỗi khi các Chủ tịch nước VN đến thăm Mỹ thì VN lại có cơ hội thay đổi nhiều hơn.
Ông Nguyễn Ân ở Florida bày tỏ hy vọng trong chuyến đi này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ bắt lấy cơ hội thắt chặt hơn mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ trước tình hình Trung Quốc đang lấn lướt VN trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông:
“Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại vẹn toàn lãnh thổ. VN hiện giờ nằm trong sự bành trướng của Trung Quốc. Hy vọng ông Trương Tấn Sang qua Mỹ để mà xích lại quan hệ với Mỹ chặt hơn, để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc”.
000_DV1076681-305.jpg
Từ trái sang: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Bà Michelle Obama và Bà Mai Thị Hạnh tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.
Bên cạnh vấn đề nóng về tranh chấp biển đảo mà phản ứng của VN rất yếu ớt trước hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đường thăm Mỹ trong bối cảnh các tổ chức Nhân quyền quốc tế và Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng tình trạng nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng cũng như đàn áp tôn giáo ngày càng mạnh hơn. Hầu hết những người Việt quan tâm đến chuyến đi này đều mong mỏi có cơ hội gặp gỡ với vị Chủ tịch nước VN đương nhiệm để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Nếu có cơ hội diện kiến ông Trương Tấn Sang, ông Đặng Văn Tường ở Texas nói ông sẽ trình bày với ông Sang:
“Tôi yêu cầu tất cả các ông hãy thả các tù nhân chính trị ra. Bởi vì chính các ông là người dạy cho tuổi trẻ học chính trị thì các ông phải thả cho họ ra vì họ bị oan ức. Chuyện đấu tranh yêu nước mà các ông bắt người ta. Vậy là chuyện oan quá. Chính các ông đã làm việc đó hồi trước 1975 mà”.

Hy vọng Mỹ áp lực VN

VN luôn khẳng định với quốc tế là không có đàn áp tôn giáo. Và mặc dù các tổ chức Nhân quyền kêu gọi nhiều lần nhưng các chuyến đi của quan chức VN đến Hoa Kỳ sau khi trở về nứơc đều không mang lại một sự thay đổi nào về tự do tín ngưỡng cho người dân VN. Những người quan tâm đến vấn đề này nói rằng khi chuẩn bị các chuyến đi ra nước ngoài, VN “nới tay” với tôn giáo một chút, sau đó thì đâu lại vào đấy, không có gì thay đổi. Trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang lần này, nhiều người không kỳ vọng vào phía VN mà lại trông đợi chính quyền Hoa Kỳ có hành động tích cực hơn để giúp cho tôn giáo ở VN có tự do. Một người Việt định cư ở North Carolina chia sẻ:
“Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự do tôn giáo VN. Chính quyền vẫn có sự kiểm soát nhiều quá đối với tôn giáo. Đây là điều mình thấy không nên. Tại vì mình thấy tôn giáo không liên quan đến chính trị nhiều cho nên chính quyền để ý nhiều quá thì sẽ gây nên khó khăn cho tôn giáo ở VN”.
Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự do tôn giáo VN.
-Một Việt kiều ở North Carolina
Ông Nguyễn Thanh Liêm, người phụ trách báo Nguồn Việt ở Oklahoma chia sẻ rằng các tờ báo Việt ngữ ở địa phương nên chuyển tải những thông tin liên quan đến chuyến đi của ông Trương tấn Sang đến Mỹ để nhiều người Việt ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Obama về những vấn đề mà họ quan tâm ở VN. Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết:
Giới truyền thông những người trẻ bây giờ họ mong muốn mang vấn đề nhân quyền ra để thương thuyết. Giới truyền thông ở bên này hy vọng là người Việt sẽ mang đến cho chính quyền Mỹ hiểu được nguyện vọng của những người Việt ở bên này là muốn VN có nhân quyền. Do đó ảnh hưởng của truyền thông ở từng địa phương đóng góp rất lớn trong vấn đề nói cho người Việt biết rằng sẽ có 1 vị nguyên thủ của VN đến Hoa Kỳ nói chuyện làm việc với chính quyền Mỹ”.
Có rất nhiều tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về nhân quyền cho VN giống như ông Nguyễn Ân:
“Mỹ cũng là cường quốc, thực sự là dân chủ. Đây là cơ hội để VN cởi mở tiếp cận thêm về dân chủ của nước Mỹ nói riêng và Tây Phương nói chung. Hy vọng ông Trương Tấn Sang sẽ hiểu điều đó để đưa đưa VN thực sự dân chủ và đổi mới”.
Trong mối quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, các sự kiện trong tháng 7 mà người dân 2 nước quan tâm, đó là “Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ” chính thức ban giao vào tháng 7/1995 và “Hiệp định Thươngng mại Việt-Mỹ” ký kết vào tháng 7/2000. Hai sự kiện lịch sử này mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho hai quốc gia mà trước kia là “cựu thù”. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tháng 7/2013, kỳ vọng về một bản ký kết cải thiện dân chủ nhân quyền và tự do tín ngưỡng cho VN có phải là quá sớm?

Copy từ: RFA

Vì sao Blogger Điếu Cày tuyệt thực?

Gia Minh, biên tập viên RFA

Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Capture/VTV1


Gia đình tù nhân chính trị blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, vào ngày 20 tháng 7 trở lại trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An để tìm hiểu rõ thông tin về việc ông này tuyệt thực đã gần 30 ngày.
Vào chiều ngày 20 tháng 7, sau một ngày chờ đợi đến cuối ngày mới có người trong trại ra làm việc với bà Dương Thị Tân và con trai blogger Điếu Cày.

Kiên quyết không nhận tội

Đến 7 giờ 35 tối, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải. Trước hết bà Dương Thị Tân thuật lại:
Bà Dương Thị Tân: Chúng tôi đến trại vào lúc 9 giờ sáng nhưng họ đợi cho hết buổi sáng, xong họ nghỉ trưa và để cho mẹ con tôi chờ đợi. Đến đầu giờ chiều khi mẹ con tôi vào họ cũng để cho chờ đến 3 giờ 30 gần 4:00 giờ, họ mới ra đồng ý để hai mẹ con tôi vào. Mọi người mừng nghĩ rằng họ sẽ cho hai mẹ con tôi thăm gặp; nhưng họ đưa tôi đến chỗ thăm gặp và giữ tôi tại một phòng có 2 đại ý canh.
Trước hết, họ đưa cho con trai tôi ký một bản cam kết tuân thủ đúng những qui định và yêu cầu của cán bộ trại giam. Chúng tôi nghĩ chưa biết cán bộ trại giam yêu cầu điều gì mà bắt con tôi cam kết như thế, tôi không đồng ý. Tôi nói sẽ không ký vào cam kết đó mà chỉ cam kết thực hiện đúng luật pháp nhà nước qui định; chứ không cam kết một luật hay lệ nào của một trại giam mà không rõ lý do, không rõ được câu chữ, không rõ nội dung cam kết đó là gì. Sau đó họ thôi, và bỏ cam kết đó, đồng ý cho con tôi vào gặp bố cháu; riêng tôi họ khẳng định sẽ không cho với lý do tôi vời ông Hải  không còn liên quan. Cũng đành chấp nhận.
Cháu vào và 15 phút sau đã thấy cháu ra rồi; nhưng thực tế từ đoạn chỗ họ giữ tôi cho đến vào trong kia đi bộ mất khoảng 5 phút. Thời gian thăm gặp theo như cháu nói được 5 phút hoặc chưa tới.
Ông Hải nói với con tôi ‘bố đã tuyệt thực, hôm nay là ngày thứ 28. Và lý do tuyệt thực là họ yêu cầu ông Hải ký vào một bản nhận tội; nhưng ông Hải thấy sự vô lý của việc đó nên không ký.
-Bà Dương Thị Tân
Khi cháu ra tôi hỏi có gặp bố không, cháu rất thất sắc. Cháu nói với tôi ‘mẹ ơi con không nhận ra bố con nữa!’.
Nói thật tôi rất đau lòng khi nghe cháu tả lại bố cháu không thể ngồi vững, hai tay phải đỡ lấy cằm để có thể ngẩng lên nhìn cháu được. Bên cạnh đó có hai người tù, ba công an. Khi cháu vào sau lưng cháu có hai công an nữa. Họ cũng yêu cầu chỉ nói những điều gì được nói. Nhưng việc đầu tiên ông Hải nói với con tôi ‘bố đã tuyệt thực, hôm nay là ngày thứ 28. Và lý do tuyệt thực là họ yêu cầu ông Hải ký vào một bản nhận tội; nhưng ông Hải thấy sự vô lý của việc đó nên không ký. Họ ra quyết định biệt giam ông Hải ba tháng. Ông phản đối quyết định đó và đã khiếu nại ra đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của tỉnh Nghệ An từ ngày 24 tháng 6. Nhưng sau đó tất cả chìm vào quên lãng. Ông biết người ta đã không đưa đơn khiếu nại đó ra ngoài. Sau đó cũng có khiếu nại một vài lần nữa nhưng họ đều không đưa. Đó là lý do tuyệt thực để đòi lại quyền lợi chính đáng của ông và phản đối những việc làm sai trái của cán bộ trại giam số 6.’
Gia Minh: Ngoài những thông tin ông Hải cho cháu biết, cháu có còn nói được gì với ông không?
Bà Dương Thị Tân: Cháu cũng nói được với bố vài câu, động viên bố nên giữ gìn sức khỏe; nhưng theo như cháu nói câu cuối cùng ông là ‘ông quyết tâm thực hiện quyết định của mình, dù ông có thể chết trong tù, đến khi nào họ trả lời cho ông những đơn khiếu nại của ông.
Bây giờ có con trai tôi ở đây, anh có thể nói chuyện với cháu vài câu.
Anh Nguyễn Trí Dũng: Trước hết cũng xin lỗi Đài vì khi bước ra khỏi trại, Đài có gọi lần đầu tôi có nhấc máy, nhưng lúc đó có một nhóm người không mặc sắc phục họ hùng hổ xông tới, tôi rất ngại họ sẽ giật máy hay có động tác gì khác, nên lúc đó tôi đành phải cúp máy và hai mẹ con lên xe về ngay. Bây giờ mới có thể trả lời Đài.
Gia Minh: Không có gì. Mọi người đang mong muốn biết được tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải trong tù, vậy khi Nguyễn Trí Dũng gặp và thấy ông thế nào, xin trình bày lại.
Anh Nguyễn Trí Dũng: Bắt đầu lúc 3 giờ, sau khi mẹ và tôi cố gắng vào yêu cầu họ trả lời cho thăm gặp hay không cho thăm gặp ông Nguyễn Văn Hải. Từ sáng cho đến lúc đó họ không thể nào trả lời được bằng luật nên họ cho đi vào. Nhưng không ngờ khi vào đến bên trong họ tách tôi và mẹ tôi ra. Họ đưa cho tôi một tờ giấy và yêu cầu viết theo mẫu tờ giấy đó và ký vào họ mới xúc tiến việc cho thăm gặp. Nội dung tờ giấy này có 4 khoản nhưng tôi còn nhớ 2 khoản: hoàn toàn tuân theo mọi chỉ dẫn của cán bộ trại giam; khoản thứ hai là khuyên phạm nhân làm đúng theo qui định của trại giam và cải tạo tốt. Tôi hoàn toàn không đồng ý với hai khoản đó vì rất tối nghĩa ở điểm là phải làm theo tất cả những yêu cầu của cán bộ trại giam. Tôi trả lời tôi có thể ký 100 tờ làm theo đúng pháp luật, nhưng không cam kết làm đúng lời của cán bộ yêu cầu vì ở những trại giam khác đã có tiền lệ và rất nhiều việc xảy ra như vậy rồi: không cho ông Hải nói về phiên xử phúc thẩm, không cho nói những gì mà gia đình tôi bị đàn áp thế nào ở bên ngoài; đó cũng như sức khỏe là việc của gia đình thôi mà họ không cho nói; thì tôi hoàn toàn không đồng ý với bản đó và không ký. Họ có vẻ như không cho gặp và lúc đó họ bắt đầu…
Gia Minh: Alo, alo..
Cuộc nói chuyện bị gián đoạn tại đó. Trong suốt hơn một giờ sau, chúng tôi liên tiếp gọi nhưng đường dây liên lạc không thông.
Xin phép được nhắc lại ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày là người từng tham gia các cuộc biểu tình Nam hồi cuối năm 2007 và đầu năm 2008 chống Trung Quốc gây hấn đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt.
Ông là một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà giáo Tự Do chuyên nêu ra những tình trạng tham nhũng , tồi tệ của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ông bị bắt đầu tiên với tội danh trốn thuế, nhưng sau khi mãn án tù trốn thuế, ông bị giam ngay lại với tội danh tuyên truyền chống nhà nước. Phiên xử sơ thẩm hồi ngày 24 tháng 9 năm ngoái ông bị tuyên án 12 năm tù giam. Phiên phúc thẩm vào tháng 12 sau đó giữ nguyên mức mà tòa sơ thẩm đã tuyên.


Copy từ: RFA

CA bao vây nhà riêng của gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức

Trích thông cáo báo chí của Phong Trào Con Đường Việt Nam: Do bị ngăn cản không ra được khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh buộc phải chụp hình trước bàn thờ mẹ của anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với một khẩu hiệu yêu cầu trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức.
CTV Danlambao - Sáng nay, 20/7/2013, công an bất ngờ huy động lực lượng bao vây nhà riêng của những người thân trong gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức tại Sài Gòn. Đây là động thái mới nhất của cơ quan CA TPHCM ngay sau khi gia đình anh Thức công bố lá đơn kêu cứu đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trao đổi với Danlambao, ba ruột anh Thức là bác Trần Văn Huỳnh cho biết: Ngay từ sáng sớm, nhà riêng của bác Huỳnh tại số 439F8, Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp đã xuất hiện rất đông an ninh đủ loại. Tình hình khá căng thẳng khiến bác Huỳnh và gia đình không thể rời khỏi nhà.
Đồng thời, nhà riêng của vợ chồng anh Trần Huỳnh Duy Thức tại quận 5 cũng bị công an kéo đến bao vây, cô lập. Từ khi anh Thức bị bắt giam đến nay, chỉ còn vợ anh Thức là chị Lê Đinh Kim Thoa cùng hai cô con gái sống trong ngôi nhà này. Chị Thoa sau đó cũng phải 'làm việc' với công an nhiều tiếng đồng hồ.
Cũng trong buổi sáng hôm nay, một số thành viên khác của Phong trào Con Đường Việt Nam tại Sài Gòn cũng bị công an tăng cường theo dõi và sách nhiễu, có trường hợp bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà.
Về lý do công an bất ngờ huy động lực lượng nhằm cô lập gia đình, ba ruột anh Thức là bác Trần Văn Huỳnh cho biết:  Có thể CA đã nghe lén điện thoại về dự định của gia đình sẽ trực tiếp đến nhà riêng ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang để đưa đơn kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức.

Bác Trần Văn Huỳnh năm nay đã 76 tuổi, là người cha đã đấu tranh không mệt mỏi kể từ khi con trai mình là anh Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam từ năm 2009 đến nay. Được biết trước đó, bác Huỳnh đã 4 lần gửi đơn kêu oan đến chủ tịch nước nhưng chưa lần nào nhận được phản hồi.

Trước những hành vi nghiêm trọng như trên, Phong trào Con Đường Việt Nam - phong trào do anh Trần Huỳnh Duy Thức sáng lập đã ngay lập tức lên tiếng "cực lực phản đối hành vi vô cớ sách nhiễu, cô lập, giam lỏng này, yêu cầu chính quyền, an ninh địa phương lập tức trả lại quyền sống sinh hoạt bình thường cho gia đinh các công dân Trần Văn Huỳnh, Lê Đình Kim Thoa".

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang bị giam giữ tại trại giam Xuyên Mộc với bản án 16 năm tù giam. Sau vụ nổi dậy của tù nhân Z30A Xuân Lộc, anh Thức bị chuyển trại một cách hết sức đột ngột. Hành động này đã dấy lên lo ngại về những âm mưu trả thù đối với với anh Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác sau vụ tù nhân Z30A nổi dật phản đối chế độ lao tù CS.

Vừa qua, thay mặt cho gia đình, bác Trần Văn Huỳnh đã tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang về trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nội dung lá đơn đã được phổ biến trên Danlambao tại bài: Thân phụ Trần Huỳnh Duy Thức: Đơn kêu cứu lần 4

CTV Danlambao


Copy từ: Dân Làm Báo

Cuộc tuyệt thực bước sang ngày thứ 28: Điếu Cày khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng, dù có phải chết!

Người nhà blogger Điếu Cày đấu tranh trước cổng trại giam số 6 để yêu cầu được thăm gặp.
Danlambao - Hôm nay, 20/7/2013, bà Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng đã trực tiếp đến trại giam số 6 (Bộ CA) để đấu tranh yêu cầu được thăm gặp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải - người hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 28 liên tiếp nhằm phản đối chế độ lao tù CS.
Trước sự đấu tranh quyết liệt của hai mẹ con, lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công an trại giam đã buộc phải để con trai blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng gặp bố. Ngay khi vừa trông thấy bố, Nguyễn Trí Dũng tỏ ra hết sức bàng hoàng đến mức 'con không thể nhận ra bố'. Sau 28 ngày tuyệt thực trong hoàn cảnh bị kỷ luật biệt giam, tình trạng của blogger Điếu Cày hiện nay cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Được biết, buổi thăm gặp kéo dài chưa đến 5 phút, hai bố con chỉ nhìn thấy nhau qua một lớp kính dày, có vài lỗ nhỏ để nói chuyện. Blogger Điếu Cày suy kiệt đến mức không thể tự đi lại được mà phải có người dìu. Thậm chí khi ngồi anh vẫn phải dùng tay để đỡ lấy cằm.
Qua giọng nói thều thào, Điếu Cày xác nhận với con trai rằng anh đã tuyệt thực được 28 ngày, đồng thời khẳng định 'sẽ tuyệt thực đến cùng, dù có phải chết' để đấu tranh chống lại những hành vi sai trái dưới chế độ lao tù cộng sản.

Buổi thăm gặp bị giám sát chặt chẽ bởi 3 cán bộ công an và 2 người tù. Những người này luôn miệng quát tháo, la lối nhằm phá vỡ cuộc nói chuyện của hai bố con. Ngay khi Điếu Cày vừa nhắc đến từ 'tuyệt thực', nhóm cán bộ CA này đã quát rất lớn với nội dung: Không phải 'tuyệt thực', mà là 'không ăn đồ trại giam' (!?)

Blogger Điếu Cày dù đang rất suy yếu nhưng vẫn kiên quyết lập lại lời khẳng định bằng một thái độ cứng rắn: "Tôi tuyệt thực!".

Được biết, trước đó CA trại giam số 6 (Thanh Chương - Nghệ An) đã dùng nhiều thủ đoạn, bằng mọi giá phải ép buộc Điếu Cày ký vào lá đơn 'nhận tội'. Điếu Cày đã kiên quyết từ chối, không ký vào lá đơn 'nhận tội này'. Hậu quả là anh đã bị CA trại giam trả thù bằng cách ra quyết định kỷ luật biệt giam 3 tháng vào hôm 23/6.

Đây cũng chính là thủ đoạn của CA trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) nhằm mục đích hủy hoại tinh thần, tàn phá sức khỏe của blogger Điếu Cày - một trong những tù nhân lương hàng đầu tại Việt Nam.
Xin được nhắc lại: Hồi tháng 2 và tháng 3 năm ngoái (2012), Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng 28 ngày để phản đối chế độ lao tù CS tại nhà tù B14 (Bộ CA). Hậu quả là anh đã phải nhập viện trong trạng thái hôn mê. Khi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện 30/4 (bệnh viện thuộc bộ công an), phải mất 4 ngày sau Điếu Cày mới bắt đầu hồi tỉnh. Khi ấy, cơ quan CA đã hoàn toàn giấu nhẹm vụ việc và không thông báo đến gia đình. 
* Bản tin đang tiếp tục cập nhật


Copy từ: Dân Làm Báo

Bà Dương Thị Tân : Điếu Cày sẽ tuyệt thực đến chết để đòi công lý

Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày). DR
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày). DR

Thụy My
Hôm nay 20/07/2013 sau khi lặn lội đến trại giam ở Nghệ An và chờ đợi suốt một ngày từ sáng sớm đến cuối buổi chiều, bà Dương Thị Tân vẫn không được cho tiếp xúc với chồng là ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực đến hôm nay là ngày thứ 28.

Chỉ có con trai bà Dương Thị Tân là Nguyễn Trí Dũng được gặp cha trong vòng 5 phút. Điếu Cày sức khỏe rất suy kiệt, cho biết ông tuyệt thực để phản đối lệnh biệt giam ba tháng vì ông không chịu ký vào bản nhận tội, và sẽ tiếp tục tuyệt thực để đòi công lý cho dù có phải chết.
Vừa từ trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An về được hai phút, bà Dương Thị Tân cho RFI Việt ngữ biết như sau :

Bà Dương Thị Tân - Việt Nam
20/07/2013
by Thụy My
Tôi lặn lội gần hai ngàn cây số để đến được đất Thanh Chương, Nghệ An, mà ngày 16 họ cũng đành đoạn để mẹ con tôi chờ hơn bốn tiếng đồng hồ ở ngoài cổng, sau đó họ đuổi về. Đến ngày hôm nay tôi chờ từ 9 giờ sáng cho đến tận 4 giờ chiều. Họ cũng giả vờ cho tôi qua cái cổng đấy. Mọi hôm thì họ để tôi đứng ở ngoài, nhưng hôm nay trời mưa rất là to. Tôi nghĩ là họ cho hai mẹ con tôi vào, nhưng tôi đâu biết là vào trong có một cái phòng làm việc, họ giam lỏng tôi ở đấy. Họ giải thích vòng vo việc này việc nọ, xong họ đi ra ngoài.

Chỉ có một mình cháu Dũng, tức con trai tôi được vào thăm bố, mà thời gian thì cũng không lâu. Tôi nghĩ là tối đa được 5 phút, vì tôi ngồi đấy với hai người kia được khoảng 15 phút thì tôi đã thấy con tôi ra rồi, mà từ cái chỗ cháu vào gặp bố cháu là đi khoảng một cây số.
Từ hôm 16 đến giờ thì họ giở ra rất nhiều trò để bưng bít những thông tin về việc ông Hải tuyệt thực. Cho nên khi vào gặp thì bố cháu nói ngay là, cuộc gặp này sẽ rất ngắn, nên con lắng nghe bố đây - mặc dù sức khỏe rất yếu, ông nói với giọng nói thều thào thôi. Chắc cô biết là khi một người tuyệt thực tới gần ba chục ngày thì đâu còn sức lực nữa.

Anh nói là, bố tuyệt thực vì một cái quyết định biệt giam ba tháng. Lý do là không ký vào bản nhận tội mà họ đưa cho. Tôi xin nhắc lại là việc nhận tội hay không nhận tội thì tòa án đã kết tội ông Hải, và tất cả những việc đó là của tòa án chứ không phải của công an trại giam. Bây giờ ông Hải là người đi thi hành án thì không có nghĩa là bắt ông một lần nữa lại nhận tội, khi vụ việc đã được xét xử công khai – theo như người ta nói. Thế nhưng đến giờ này họ vẫn ép buộc ông Hải ký vào cái bản nhận tội, mục đích là như thế nào thì tôi nghĩ công luận thừa sức để phán xét.

Ông Hải không ký thì họ ra một quyết định biệt giam ba tháng. Trong khi quy định của Bộ Công an thì không có biệt giam nào tới ba tháng. Mỗi một lần bị kỷ luật phải biệt giam thì không quá mười ngày, và những trường hợp bị biệt giam hoặc là có bệnh truyền nhiễm, hoặc là vi phạm kỷ luật nhiều lần, lặp đi lặp lại, và một lý do gì đó nữa mà tôi không thể nhớ để viện dẫn ra đây.
Nhưng ông Hải mới về trại giam này có hơn hai tháng, từ 26/4 cho đến hôm nay - gần ba tháng – thì làm sao có thể vi phạm tái đi tái lại nhiều lần ? Mà ông cũng không có bệnh truyền nhiễm để người ta có thể biệt giam ông. Lệnh biệt giam ba tháng cũng hoàn toàn trái với luật pháp, trái với quy định, mà luật pháp và những quy định do họ đề ra là của họ chứ chúng tôi cũng không tự vẽ ra được.

Khi ông Hải nói đến đấy thì họ cắt, họ ồn ào nói là « Ông Hải không tuyệt thực, Ông Hải không tuyệt thực ! ». Nhưng ông Hải vẫn kiên quyết nói là « Bố tuyệt thực » - mặc dù giọng nói yếu ớt nhưng cực kỳ kiên quyết. Ông nói là đơn ông đã gởi lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 24/6, tức là cách nay đã gần một tháng rồi, nhưng không thấy phản hồi. Ông chỉ còn cách phản kháng duy nhất là tuyệt thực.
Và trước khi đứng lên ông nói rõ với con ông là bố sẽ vẫn thực hiện việc tuyệt thực này cho đến khi có phản hồi chính thức từ Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Nếu họ không đáp ứng, bố sẵn sàng chết chứ không thay đổi quyết định.

Mặc dù cháu rất là đau xót khi thấy cái tình cảnh của bố cháu như thế, cháu nói là bố phải nghĩ đến sức khỏe của mình. Nhưng ông Hải thì tôi nghĩ là chắc tất cả bạn bè cũng như người Việt gần xa đều biết tính cách của con người đó. Ông vô cùng cương trực và sẵn sàng thực hiện ý định của mình, khi biết việc này là đúng đắn.
Câu nói cuối cùng của ông Hải là, con nói với mọi người, với mẹ con, bố sẽ vẫn tiếp tục việc tuyệt thực nếu không có phản hồi của Viện Kiểm sát Nghệ An. Có thể là bố sẽ phải chết, nhưng bố sẽ không từ bỏ quyết định này. Đấy là toàn bộ những gì cháu thuật lại, và trong vòng năm phút ấy thì chỉ có bố cháu nói thôi.
Cháu cố gắng lắng nghe, nhưng khi ông Hải nói, tiếng nói thì rất yếu ớt nhưng xung quanh ông bốn người công an liên tục la hét, thậm chí nói lớn để át đi cho cháu khỏi nghe, cháu phải áp tai vào. Và bên cạnh ông Hải có hai tù nhân khác luôn luôn trừng mắt để hăm dọa con trai tôi.
Tôi không hiểu quy định nào cho phép tù nhân canh giữ tù nhân. Việc canh giữ, giám sát thăm gặp là của cán bộ quản giáo chứ không phải của tù nhân. Lại một lần nữa họ vi phạm quy định của chính ngành công an của họ.

Xin nói một điều nữa là sức khỏe của ông Hải đang gần cạn kiệt. Ông ngồi không thể thẳng người lên được, hai tay ông phải chống để đỡ lấy cái đầu. Con trai tôi khi đi ra, câu đầu tiên nói với tôi là : « Con không nhận ra bố con, mẹ ơi ! ». Hai hàng nước mắt cháu rưng rưng. Ông hoàn toàn khác hẳn sau 28 ngày tuyệt thực – ngày hôm nay là đúng 28 ngày.

Tính mạng ông Hải đã nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức con tôi lúc bấy giờ ra cũng không thể nói được. Tôi vừa dừng chân khoảng hai phút thôi thì cô gọi đó.

Tôi mong mỏi mọi người hãy cùng gia đình tôi lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ mạng sống của ông Hải. Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải luôn luôn bị phân biệt đối xử, hành hạ rất dã man về thể chất cũng như tinh thần. Đây là trại giam thứ mười mà ông Hải phải đi đến, và ở trại giam nào cũng luôn luôn có bộ phận riêng biệt đàn áp ông Hải.

Copy từ: RFI 

LS Nguyễn Văn Đài trả lời RFA ngay sau khi được thả ra



Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-20
lethicong-ngvdai-250.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên tòa ở Hà Nội hồi năm 2007.
File photo
Như tin chúng tôi đã loan, luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài bị công an bắt vào lúc 11 giờ 30 sáng ngày Thứ Bảy 20 tháng 7 với lý do ra khỏi khu vực bị quản chế.

Hành động bất thường?

Luật sư Đài đã cho chúng tôi biết thêm chi tiết vụ bắt giữ này sau khi ông được thả ra vào lúc 8 giờ 30 chiều cùng ngày:
LS Nguyễn Văn Đài: Như thường lệ chuyện chúng tôi đi thăm gia đình hay mua sắm là việc hàng ngày. Trước đây tôi đã đăng ký với phường hàng tháng những mục như đi khám chữa bệnh, đi nhà thờ, đi mua sắm vật dụng gia đình thì không cần phải xin phép và họ vẫn cho phép tôi đi trong suốt hai năm vừa qua. Sáng hôm nay khi tôi ra khỏi nhà thì thấy một nhóm an ninh đã đứng đấy để họ canh tôi rồi và tôi đi đâu thì họ theo đấy không có hành động nào để bắt giữ cả như trong suốt hai năm vừa qua.
Hai vợ chồng vào cửa hàng trong gần một tiếng đến khi trở ra thì thấy một tốp an ninh của A67 họ chờ ngoài cổng và hai người đến xốc nách tôi bỏ lên xe.
-LS Nguyễn Văn Đài
Vợ chồng tôi hôm nay đến thăm nhà ngoại vì bà cụ ngoại vợ tôi mất cách đây hơn mười ngày nên mẹ tôi rất buồn chúng tôi muốn tới chơi với bà. Trên đường đi vợ tôi muốn mua tặng bà cái áo trong ngày sinh nhật.
Hai vợ chồng vào cửa hàng trong gần một tiếng đến khi trở ra thì thấy một tốp an ninh của A67 họ chờ ngoài cổng và hai người đến xốc nách tôi bỏ lên xe họ đưa tôi về công an phường Hàng Bài để làm việc. Tại đó họ không hỏi han bất kỳ điều gì cả họ chỉ yêu cầu tôi viết một tường trình ngắn đi đâu và làm gì.
Trong biên bản họ có hai người làm chứng nói là tôi đã ra khỏi khu vực quản chế nên họ báo công an đến bắt.
Họ bắt tôi ngồi suốt từ gần 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều sau đó họ mới đưa tôi về phường là nơi cư trú để làm việc. Khi về tới nơi thì họ yêu cầu tôi ký biên bản vi phạm. Ban đầu tôi chống lại nhưng sau đó do mệt quá tôi chịu ký để ra về. Tuy nhiên tôi cũng tranh cãi suốt hai tiếng vì họ cố tình viết thêm sự vi phạm của tôi vào biên bản. Cuối cùng họ chấp nhận sửa lại biên bản và tôi ký trước khi ra về.



Copy từ: RFA

Luật sư Nguyễn Văn Đài lại bị công an bắt giữ


Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-07-20

nguyen-van-dai-le-thi-cong-nhan-305.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007.
AFP Photo/Frank Zeller


Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị lực lượng an ninh bắt đi vào lúc khoảng 11 giờ trưa nay 20 tháng 7 khi ông và vợ trên đường đi mua sắm từ siêu thị trở về.
Ông Phạm Văn Trội, một cựu tù chính trị, vào lúc 2:30 chiều cùng ngày cho biết thông tin về việc bắt giữ đó như sau:
Trưa nay vợ chồng luật sư Đài gọi báo cho tôi biết việc bị bắt như thế và từ đó đến lúc này chúng tôi gọi lại vẫn không được.
Xin phép được nhắc lại luật sư Nguyễn Văn Đài từng bị kết án 5 năm tù giam hồi tháng 5 năm 2007 về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Trong phiên phúc thẩm vào tháng 11 cùng năm, bản án giảm xuống còn 4 năm. Ông bị bắt lúc là trưởng văn phòng luật sư Thiên Ân tại Hà Nội. Ông được cho là có đóng góp đáng kể trong việc ra đời của Khối 8406 và Tuyên ngôn Tự do Dân chủ năm 2006.
Sau khi mãn hạn tù, dù bị quản chế ông vẫn tiếp tục các hoạt động lên tiếng vì dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Gần đây, ông là người tham gia khởi xướng Hội Anh Em Dân chủ trên Facebook.
Hồi tháng tư vừa qua, chỉ một ngày sau Đối thoại Nhân Quyền Việt- Mỹ lần thứ 17 diễn ra ở Hà Nội hồi ngày 12 tháng 4 năm 2013, ông và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị ngăn cản không thể đến gặp đại diện của phía Mỹ dẫn đầu đoàn đối thoại là phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách về nhân quyền ông Daniel Baer.
Chúng tôi tiếp tục theo dõi thông tin về vụ việc luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 20 tháng 7 để gửi đến quí vị những thông tin mới nhất.
___
Ls Nguyễn Văn Đài sau khi bị an ninh bắt và đưa về phường làm việc chừng nửa ngày đã được cho về nhà hồi tối nay lúc khoảng 8:30'.
Nội dung làm việc được ông cho biết là cơ quan chức năng nói ông vi phạm lệnh quản chế. Tuy nhiên theo ông, suốt thời gian 2 năm qua, ông vẫn làm những công việc theo nhu cầu mà ông báo với cơ quan chứ năng đúng qui định. Lần làm việc trong ngày 20 tháng 7 là khá lạ so với thời gian qua.
Dù được cho về, nhưng cơ quan chức năng yêu cầu ông phải trở lại làm việc vào ngày 23 tháng 7 tời đây.


Copy từ: RFA

Phải thay đổi ngay cách cư xử với tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm


Phải thay đổi ngay cách cư xử với tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm

(Viết nhân lời kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Cầu, thỉnh nguyện thư trả tự do cho 35 blogger, lời kêu cứu tính mạng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực)
Hoàng Hưng 

1/ Việt Nam không có tù nhân chính trị?
Nhà nước luôn luôn khẳng định nước này không có tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, mà chỉ có người phạm pháp bị tù. Một sự ngụy biện giả dối không ai tin nổi. Chỉ cần xem định nghĩa sơ giản nhất về tù nhân chính trị trong Wikipedia tiếng Việt là đủ hiểu: “Tù nhân chính trị hay Phạm nhân chính trị, chính trị phạm là một người bị giam giữ trong nhà tù hay quản thúc tại gia do hình ảnh hay chính kiến, hành động của người này bị chính quyền xem là đe dọa hay thách thức đến quyền lực của chính quyền hay an ninh và chủ quyền quốc gia. Đây cũng là trường hợp một phạm nhân chính trị bị giam giữ nhưng không qua xét xử công khai theo đúng thủ tục pháp lý. Một tù phạm chính trị cũng có thể là tù nhân lương tâm bị tước quyền tại ngoại hầu tra có bảo lãnh và quyền được tha theo lời hứa danh dự. Trong nhiều án, tòa án sẽ đưa ra các chứng cứ ngụy tạo để che giấu tính chất chính trị của vụ án để tránh bị quốc tế và dư luận trong quốc gia đó lên án là vi phạm nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến”.


Bản thân tôi từng là một “tù nhân chính trị” nhưng sau đó bị bóp méo thành tù hình sự. Ngày 17 tháng 8 năm 1982, tôi vừa đi lấy tập bản thảo thơ Về Kinh Bắc do nhà thơ Hoàng Cầm chép tặng, thì bị công an dàn cảnh “nghi ăn cắp xe đạp” để bắt giữ giữa đường, giải về đồn Hàng Bạc Hà Nội. Tại đây, họ lục túi xách của tôi, lấy đi tập thơ và đọc lệnh: “Bắt và khám xét khẩn cấp vì lưu truyền văn hoá phẩm phản động”. Tiếp đó, họ khám nhà tôi và thu được một số trang nhật ký bằng văn vần có nội dung nghi ngờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nghi ngờ “ngày mai tươi đẹp” của đất nước. Trong tù, một điều tra viên cấp tá cáo buộc tôi vào tội chính trị. Tôi cãi: “Tôi đâu có làm chính trị?”. Ông ta trả lời rất đơn giản: “Những việc làm của anh không phải vì tiền, thì là vì chính trị chứ gì nữa!”. Thế là tôi được đi “tập trung cải tạo”. 

Trong trại “cải tạo” Thanh Cẩm, Thanh Hoá, tôi bị giam ở dãy lán bên phải (mật danh là dãy tù B) dành cho tù chính trị (người có tư tưởng “phản động”, người chống đối chính quyền, người vượt biên, gián điệp Tàu, người Tàu khả nghi ở ven biên phía Bắc sau sự kiện chiến tranh biên giới Việt-Trung, sĩ quan công chức chế độ Sài Gòn) (không kể các tuyên úy công giáo giam riêng ở khu lán trên cao mà tù gọi đùa là “khu Vatican”) để phân biệt rõ với tù hình sự ở dãy lán bên trái (tù A) (hai mật danh A/B có thể tôi lộn cái nọ sang cái kia, các bạn tù khác sửa lại giùm nếu sai). Thế nhưng, khi ra tù sau 39 tháng, tôi nhận được tờ giấy “Ra trại” với tội danh “lưu truyền văn hoá phẩm đồi trụy” (!!!). Họ cẩn thận phòng xa lắm, lỡ sau này tôi có cơ hội “kiện cáo, xin xỏ” gì đó với quốc tế, thì chẳng hề có bằng chứng mình là “tù nhân chính trị”.

Các ông anh của tôi trong vụ án “Xét lại chống Đảng” thập niên 1960 còn không được cấp bất cứ giấy tờ gì chứng minh đã bị giam giữ. Bác sĩ Phan Thế Vấn bị giam 5 năm + quản chế 6 năm, sau thống nhất được bạn cũ lúc này là Giám đốc Sở Y tế Sài Gòn nhận vào làm việc, nhưng không qua nổi Phòng Tổ chức chỉ vì anh không làm sao chứng minh được bằng giấy tờ thời gian 11 năm ấy đã làm gì, ở đâu. Tức là “lý lịch không rõ ràng” (!!!).
Cho nên giờ đây, Trần Khải Thanh Thủy bị tù vì tội “hành hung”, Điếu Cày, Lê Quốc Quân bị tù vì tội “trốn thuế” thì quá dễ hiểu!

2/ Vì sao nhiều tù nhân chính trị hiện nay bị đối xử khắc nghiệt?
(Trường hợp Cù Huy Hà Vũ có một số tiện nghi trong tù là hết sức đặc biệt, không hề đại diện cho điều kiện của tù chính trị nói chung mà chẳng qua do gia thế của ông. Cũng hơi giống các cha tuyên úy trong trại cải tạo có chế độ riêng, là nhờ thế lực của Vatican).

Có khả năng: Có những “cai tù” bản chất côn đồ muốn trừng trị những tù nhân cứng đầu để ra oai. Nhưng nhiều cáo buộc của những người đã ra tù, kể cả những hồi ký của các cựu “cải tạo viên”, đến cáo buộc của thân nhân những người đang ở tù, khiến ta phải nghĩ đến một chủ trương nhất quán từ cấp cao: Trừng trị những tù nhân chính trị vẫn giữ vững lập trường, khí tiết để buộc họ phải đầu hàng, vừa chứng tỏ quyền lực của nhà cầm quyền, vừa trừ mầm “hậu hoạ” khi họ ra tù. 

Những người cộng sản Việt Nam trước đây là chính trị phạm trong nhà tù thực dân, nhiều người đã bị tra tấn, hành hạ dã man; có thể vì thế đến lượt họ cai trị, họ áp dụng lại “kinh nghiệm” nhà tù của thực dân? Hoặc “trả thù đời” theo kiểu mấy ông bố bà mẹ lý luận với con cái: Đời tao khổ cực, nay chúng mày khổ thế đã ăn thua gì?

Nhưng họ lại quên cái kinh nghiệm lớn lao này của chính họ: Đối với những người có lý tuởng thì “gian lao rèn luyện tinh thần thêm hăng”! Biết bao người đã biến nhà tù thành trường học? Biết bao người sau khi ra tù đã vững vàng hơn, kiên định hơn, mưu lược hơn, chiến đấu hữu hiệu hơn?

3/ Chính quyền độc tài có toan tính rất “cận thị”
Số người bất đồng chính kiến chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé trong dân chúng, có trùm chăn bóp cổ họ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến số đông! Toan tính quá đát từ lâu với thời đại Internet! Những vụ chấn động toàn cầu Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, Lê Quốc Quân chuẩn bị ra toà… vừa qua vẫn chưa làm họ mở mắt hay sao?

4/ Ở các nước không độc tài, chính trị phạm nói chung được đối xử ưu ái hơn hẳn tù thường phạm.
Vì hai lý do: Xét về tình, họ không phạm tội ác gì hết, họ không phải kẻ xấu xét theo tiêu chuẩn đạo đức luân lý, mà chỉ mang “tội” có niềm tin, lý tưởng, chính kiến khác với đường lối chính thống hiện hành. Xét về lý, họ chính là hạt giống chính trị của tương lai, chỉ cần đất nước có sự thay đổi về đường lối, chính họ sẽ là thành phần lãnh đạo quốc gia. Không hiếm tên tuổi những chính trị phạm sau này sẽ lừng lẫy thế giới trong cương vị người đứng đầu nhà nước: Aung San Suu Kyi, Benazir Bhutto, Benigno Aquino, Kim Đại Trọng, Nelson Mandela…

5/ Tóm lại: Phải thay đổi ngay cách cư xử với tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Kể cả thay đổi cách hành xử với những người bất đồng chính kiến, “tù nhân dự bị” nói chung. Không thiếu gì cách văn minh, nhân đạo để ngăn ngừa nguy cơ bạo loạn, lật đổ. Một trong những cách đó là đối xử tử tế, tôn trọng luật pháp trong xử sự với lực lượng đối lập ôn hoà, chỉ như thế mới có thể chứng tỏ cho nhân dân trong nước và dư luận quốc tế thấy tính chính danh của một Nhà nước pháp quyền. Cần chỉ thị, giáo dục lại cho các cai tù nhận thức mới này và cho phép một tổ chức xã hội dân sự làm công việc của Uỷ ban Cải thiện Chế độ Lao tù từng làm dưới chế độ mà chính quyền hiện nay thường miệt thị là “Ngụy quyền”. Nếu không, e khó tránh bị lịch sử mai đây gọi là “Siêu Ngụy”.

H.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

  Đọc thêm: Việt Nam làm gì có nhà tù  


......................................