CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Âm mưu gì sau MH370 bị mất tích?


VRNs (11.03.2014) – Sài Gòn – Liệu có âm mưu gì sau sự mất tích của chiếc Boeing 777, mã hiệu MH370 không là câu hỏi bắt đầu được nhiều người đặt ra sau bốn ngày tìm kiếm.
Sáng hôm nay, báo Tuổi trẻ có bài Kịch bản nào cho máy bay Malaysia MH370?. Bài báo sử dụng ý kiến của hai giáo viên đã từng dạy bay trên chiếc Boeing 777 là ông Nguyễn Hồng Lĩnh và ông Nguyễn Nam Liên. Hai ông này đưa ra năm kịch bản: Thời tiết, sét đánh; Lỗi kỹ thuật; Không tặc tấn công, đưa máy bay đến vị trí bí mật; Rơi; và UFO (vật thể lạ) bắt cóc, lọt vào hệ quy chiếu khác. Rồi từng kịch bản, các ông này đều khẳng định không thể xảy ra như vậy được, tức chưa thể đoán được nguyên nhân mất tích chiếc MH370.
Buổi chiều, trên Facebook, trang của nhạc sĩ Tuấn Khanh đã xuất hiện một vài suy nghĩ khiến nhiều người quan tâm hơn như sau:
140311009“Chào cuộc sống ngây thơ giẫy chết, tất cả như đang là một kịch bản.
Trong chuyện chiếc máy bay của Mã Lai MH370 bị cho là rơi ở gần mũi Cà Mau, VN, nếu tinh ý một chút, bạn có thể nhận ra rằng cuộc sống đã trở thành một chuỗi kịch bản của những âm mưu chung và riêng.
Nổi bật là bản tin về chuyện một thân nhân người bị nạn đại lục kêu gào chính quyền Trung Cộng hãy tự mình giải cứu vì không tin Việt Nam. Hãy lược qua sự ngu dốt của người rất trẻ dại đó, rất dễ nhận thấy đó là một cách sắp đặt chủ ý của truyền thông Trung Cộng nhắm vào dư luận quốc tế, là chỗ dựa cho hai chiến hạm Trung Cộng đi vào biển Việt Nam, nhất là khi sáng ngày 10-3 lại có tướng Trung Cộng lên tiếng thăm dò, đòi xây sân bay trên Trường Sa.
Một bản tin khác, nói rằng một quan chức Mã Lai giấu tên cho rằng chính Trung Cộng là người tổ chức bắt cóc chiếc máy bay này. Dĩ nhiên là nhất tiễn xạ song điêu: một là lấy cớ giới thiệu người Duy Ngô Nhĩ là khủng bố để tiện tay đàn áp, hai là lấy cớ đi chiến hạm vào biển Việt (có thỏa hiệp hay không thì chỉ có trời biết) và dễ dàng cài cắm các mục tiêu quân sự cho tham vọng lưỡi bò.
Các sân bay VN tăng cường an ninh như một màn trình diễn. Buồn cười. Điều đó có lợi cho ai, không lâu sau sẽ rõ.
Chỉ thương các thường dân bị hy sinh một cách đau lòng cho các kịch bản lớn. 
Các thường dân ở đây bao gồm hành khách trên chiếc máy bay MH370 và cả ngư dân Việt Nam. Câu tuyên thệ của ông tướng quân đội VN chỉ huy tìm kiếm máy bay MH370 là “sẽ tìm kiếm bằng cả trái tim” nghe tự nhiên mà buồn nôn. Biết bao lần sinh mạng ngư dân Việt bị tàu Trung Cộng đâm chìm, bắt cóc… trái tim của họ để ở đâu? Hay trái tim của họ chỉ dành cho những người không là dân tộc mình? 
Cả thế giới đang dõi theo cây chuyện về lòng nhân ái và ngây thơ giẫy chết bên những âm mưu của con người.
Có thể ai đó sẽ trả lời quan điểm trên đây bằng sự nghi ngờ. Nhưng cũng xin nhắc rằng bản thân sự nghi ngờ là cội rễ của niềm tin ngây thơ, và ở đây, thì ngây thơ của cuộc sống nhân loại đang giẫy chết“.
Chúng tôi xin nhắc lại, vào ngày thứ Bảy, 08.03.2014, Hãng hàng không Malaysia Airlines (MA) cho biết chiếc máy bay Boeing 777-200, mang mã chuyến bay MH370 đã bị mất liên lạc trên đường bay từ Kuala Lumpur , thủ đô Malaysia đi Bắc Kinh, chở 239 người. MA thông báo chuyến bay mất tích lúc 02:40 giờ địa phương [tức 01:40 sáng giờ Việt Nam].
Facebooker Minh Ham Chơi nhận xét: “Đúng theo lịch trình bay, nếu có rơi, nó phải rơi ở ngoài khơi Miền Trung VN chứ không phải ở đó. Sau 1giờ 50 phút thì nó đã phải bay quá xa Phú Quốc rồi”.
Rất có thể có một âm mưu tàn nhẫn đang núp sau vụ mất tích MH370 này.
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

............

Bất động sản chờ ‘cú hích’ Việt kiều

Đề xuất cho phép Việt kiều được kinh doanh bất động sản như tổ chức, cá nhân trong nước trong dự thảo mà Bộ Xây dựng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang mở ra kỳ vọng phục hồi thị trường này sau nhiều năm đóng băng.

Bất động sản chờ ‘cú hích’ Việt kiều Việt kiều tìm hiểu thông tin dự án Leman của C.T Group (Q.3). Khoảng 2/3 trong tổng số khoảng 200 căn hộ nơi đây đã được bán với mức giá 4.000 - 5.000 USD/m2 - Ảnh: Đình Sơn
Có lợi cho thị trường
Ông Hậu, một Việt kiều từ Úc, cho biết do quy định hiện nay chưa cho phép Việt kiều kinh doanh bất động sản (BĐS) nên ông phải thông qua một đối tác VN đầu tư 2 triệu USD vào dự án Garden Bay (Nha Trang). Tuy nhiên, phía đối tác VN nhận tiền nhưng đem làm chuyện khác khiến việc kinh doanh bị đình trệ. “Nhiều người bạn của tôi ở Úc muốn gom tiền của anh em kiều bào về VN đầu tư, nhưng họ sợ hiện nay chính sách còn chưa rõ ràng, minh bạch nên chưa dám. Nên có chính sách hỗ trợ, mở rộng cửa cho kiều bào mua bán, đầu tư vào BĐS”, ông Hậu kiến nghị.
Ủng hộ mở cửa thị trường BĐS cho Việt kiều kinh doanh BĐS trong nước, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho rằng đây là chính sách tất yếu trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa. “Cho Việt kiều quyền được kinh doanh BĐS là điều có lợi cho thị trường lúc này. Chính sách sẽ có tác động về lâu dài chứ không phải giải pháp phá băng BĐS tức thì. Đây còn gọi là cơ chế xuất khẩu tại chỗ”, ông Võ nói.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích nếu chính sách trên được ban hành sẽ tạo thêm nguồn vốn dồi dào vào BĐS VN. “Mở cửa thị trường địa ốc cho Việt kiều kinh doanh là chính sách cần làm sớm để bổ sung cho nguồn vốn BĐS trong nước thêm đa dạng và trường vốn. Cần hướng nguồn vốn này vào những phân khúc trung và cao cấp”, ông Nghĩa đánh giá.

Cho Việt kiều quyền được kinh doanh BĐS là điều có lợi cho thị trường lúc này. Chính sách sẽ có tác động về lâu dài chứ không phải giải pháp phá băng BĐS tức thì. Đây còn gọi là cơ chế xuất khẩu tại chỗ

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT

Khơi mạnh dòng kiều hối
Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, hiện có hơn 4 triệu người Việt ở hầu hết các nước trên thế giới, tập trung đông nhất ở Mỹ, hằng năm lượng kiều hối gửi về nước trên 10 tỉ USD. Quan điểm của Đảng đã coi Việt kiều là một bộ phận không tách rời của dân tộc, nên cho Việt kiều được đầu tư như người trong nước là hợp lý. Điều này giúp Việt kiều gắn bó với quê hương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết 2 năm nay lượng kiều hối chuyển về thành phố tăng lên đáng kể. Năm 2013 ở mức 4,85 tỉ USD, tăng 17% so với năm 2012, trong đó kiều hối chảy vào BĐS chiếm 71%. Lượng kiều hối chuyển vào BĐS năm 2013 tập trung chủ yếu vào đầu tư dự án BĐS còn dang dở, sau đó xây dựng nhà ở cho người thân... Với cơ chế cho Việt kiều được kinh doanh BĐS, tạo điều kiện cho Việt kiều đầu tư, mua nhà ở thì lượng kiều hối sẽ tăng nhiều hơn. “Trong thời gian qua, bằng hình thức thông qua người thân, bạn bè, nhiều Việt kiều chuyển tiền về nước để kinh doanh BĐS... Trong trường hợp này, khi có những tranh chấp xảy ra cũng rất khó giải quyết. Việc công nhận Việt kiều đứng tên BĐS để kinh doanh là hoàn toàn hợp lý, giúp việc đầu tư của Việt kiều thuận lợi hơn. Chính sách này sẽ tạo thuận tiện, tháo cho dòng kiều hối vào BĐS mạnh hơn trước đây”, ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, nhận xét.
Nhất trí với quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS VN, cho rằng nguồn kiều hối vào cũng là một giải pháp giúp tiêu thụ, thêm cơ hội để giải quyết tồn đọng. Nguồn vốn này sẽ thúc đẩy giải quyết quá trình BĐS tồn đọng nhanh hơn, làm thị trường chuyển động tích cực hơn, giải quyết trì trệ hiện nay. Còn theo phân tích của tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, khi mở cửa cho Việt kiều kinh doanh BĐS, ngoài thu hút được nguồn kiều hối dồi dào thì thị trường BĐS cũng tiếp nhận được những phương thức kinh doanh mới. Qua đó, sẽ tăng tính cạnh tranh đưa ra sản phẩm tốt, hạn chế được lối kinh doanh không chịu bỏ vốn ban đầu. “Cũng cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguốn vốn kiều hối. Nhà đầu tư sợ nhất là bị hoạnh hẹ, làm tiền. Tốt nhất nên có lực lượng tư vấn giúp nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường, quy trình thủ tục chuyên nghiệp để giảm bớt tâm lý e ngại rót vốn về nước”, ông Liêm nói.
Tán thành nới điều kiện cho người nước ngoài sở hữu nhà
Trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi luật Nhà ở chiều qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét bên cạnh những yếu tố mang tính kỹ thuật sắp xếp chưa được mấy “sáng sủa”, thì một số nội dung còn “rất tối”. “Luật đề cập đến việc phát triển nhà ở tái định cư nhưng cần phải xác định rõ tái định cư là một chính sách bao gồm cả chỗ ở, sinh sống, làm ăn. Nếu chỉ nói phát triển một cái nhà ở nhưng xung quanh không có đất sản xuất, không có trường học... thì làm sao mà tái định cư được”, Chủ tịch QH nói.
Riêng đối với quyền sở hữu nhà ở của người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN theo điều 153 và điều 155, Ủy ban Pháp luật tán thành định hướng mở rộng cho phép người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN có quyền sở hữu nhà ở nhưng đề nghị cần nghiên cứu đưa thêm một số quy định như hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư... tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống, bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thái Sơn
Tranh luận
Tại phiên thảo luận về dự luật Kinh doanh BĐS của Ủy ban TVQH sáng qua, còn nhiều ý kiến trái chiều về quy định cho phép Việt kiều được kinh doanh BĐS như tổ chức, cá nhân ở trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng “không nên cho phép Việt kiều và người nước ngoài kinh doanh BĐS như các tổ chức, cá nhân ở trong nước vì cần có lộ trình phù hợp”. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng băn khoăn: “Luật mở rộng đối tượng Việt kiều, tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh BĐS, vậy có điều kiện gì để kiểm soát được những tiêu cực sẽ phát sinh khi “mở” quy định này”, và đề nghị: “Cần có biện pháp, điều kiện chặt chẽ kiểm soát được các đối tượng Việt kiều, tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh BĐS ở VN. Nếu chưa kiểm soát được thì chưa nên cho phép mở rộng, nhất là khi chúng ta còn cho phép mua bán BĐS hình thành trong tương lai”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng tán thành quy định mở rộng cho Việt kiều kinh doanh BĐS. Ông Hằng lý giải: “Điều 6 của dự luật Sửa đổi đã có quy định “khóa” (các vấn đề rủi ro - pv) rồi, trong đó nêu rõ những loại nhà, công trình không được đưa vào kinh doanh. Việc gì không mở thêm quyền cho Việt kiều được kinh doanh như tổ chức cá nhân trong nước”.
Bảo Cầm
Lê Quân - Đình Sơn - T.Xuân


Copy từ: Thanh Niên

................

Crimea 'sẽ là Hoàng Sa' của Ukraine


Nguyễn Hùng
BBC Tiếng Việt
Bản đồ Crimea với biểu tượng Phát Xít và với cờ Nga cùng chữ 'hoặc' ở giữa tại Crimea
 
 Một nhà nghiên cứu người Úc chuyên về Việt Nam dự đoán số phận của Crimea thuộc Ukraine rồi sẽ giống như quần đảo Hoàng Sa.
Giáo sư Carl Thayer, người cũng từng giảng dạy ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng cũng như Đại học Quốc phòng Australia, cho rằng:
"Ở chừng mực nào đó bẫy đã sập xuống rồi," ông Thayer nói và chỉ ra rằng đã có binh lính và xe tải quân đội vượt biên giới vào Crimea.
Vị giáo sư nói đã có một phong trào ủng hộ Nga ở Crimea từ những người nói tiếng Nga, các dân quân và cả Tư lệnh Hải quân cũng đào ngũ sang phía thân Nga.
Ông Thayer nói ông không tin là Nga sẽ phủ nhận kết quả trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới và cũng không loại trừ khả năng 20% người Ukraine ở Crimea có thể bị trục xuất một khi Crimea về với Nga.
"Nó giống như Hoàng Sa của Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua Trung Quốc lại củng cố thêm vai trò quản lý của họ và Việt Nam không thể thắng được về mặt pháp lý.
"Trung Quốc tiếp tục xây dựng và phát triển Tam Á, Hải Nam, Phú Lâm, tiếp tục sản xuất thêm tàu hải quân.
"Việt Nam sẽ chẳng thể làm gì được."
Ông Thayer nói cũng giống như Ukraine trước một Crimea bị chiếm đóng, Việt Nam sẽ không thể dùng vũ lực lấy lại Hoàng Sa và cũng không thể tuyên bố trao Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Điều duy nhất Hà Nội có thể làm là tiếp tục ra các tuyên bố phản đối.
Giáo sư Thayer nói ông hy vọng sẽ đến lúc hai bên có thể có quan hệ cho phép ngư dân Việt Nam có thể ra Hoàng Sa đánh cá và người Việt Nam có thể du lịch tới đây.

'Đối sách Monroe'

So sánh quyết định của cựu Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev tặng Crimea cho Ukraine hồi năm 1954 và công hàm hồi năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "tán thành" một tuyên bố của chính phủ Trung Quốc mà theo đó Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc về Bắc Kinh, ông Thayer nói:
"Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ có một trang thôi, nó không đề cập cụ thể tới Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và thừa nhận rằng chính phủ Việt Nam thông báo để các cơ quan liên quan tôn trọng phạm vi hàng hải mới của Trung Quốc.
"Mỗi lần tôi tới Moscow tôi đều nhận thấy không ở đâu mà giới học giả lại nghi ngờ quá đáng và luôn có thuyết âm mưu về Hoa Kỳ như thế."
Giáo sư Carl Thayer
"Một yếu tố phức tạp khác là [công hàm] có từ trước khi có luật biển quốc tế và một số người ở Việt Nam nói với tôi họ [các chính trị gia Việt Nam thời ông Đồng] quá ngờ nghệch và không hiểu được hệ lụy của công hàm. Trung Quốc coi Hoàng Sa là của họ nhưng Việt Nam lại không làm thế."
Bình về phản ứng hiện nay của Nga trước các diễn biến ở Ukraine, giáo sư Thayer nói nó có vẻ giống như 'Đối sách Monroe' mà Hoa Kỳ dùng hồi Thế kỷ 19 khi họ coi bất kỳ cố gắng nào của các quốc gia châu Âu trong việc chiếm thuộc địa hay can thiệp vào các quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ là "hành vi gây hấn" và buộc Hoa Kỳ phải ra tay can thiệp.
Ông bình luận thêm:
"Mỗi lần tôi tới Moscow tôi đều nhận thấy không ở đâu mà giới học giả lại nghi ngờ quá đáng và luôn có thuyết âm mưu về Hoa Kỳ như thế.
"Tôi có cảm giác tôi đang ở hành tinh khác," ông Thayer nói.
Nhưng vị giáo sư cũng nói giống như George, Ukraine là "sân sau" của Nga và Moscow sẽ luôn cố gắng để có ảnh hưởng.
Ông nói để hiểu được sự xấu đi của quan hệ giữa Nga và Ukraine, người ta hãy hình dung ông Hugo Chavez là Tổng thống Mexico, ngay sát nách Hoa Kỳ, và xem Washington sẽ phản ứng như thế nào.
"Đó là sự thôn tính thầm lặng [Crimea] và Hoa Kỳ không làm gì được. Ông Vladimir Putin biết như thế."


Copy từ: BBC


..........

Lịch sử phải là những câu chuyện có thật


Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-03-11
Các mũi tấn công của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979
Các mũi tấn công của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979
Files photos
Nghe bài này
Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc thường được nói tránh đi trong các văn bảng chính thức, trong các bài giáo khoa lịch sử. Lịch sử có nên được trình bày bằng cách thức như vậy để tránh xung đột hay không?
Sự tế nhị mang tên Trung quốc
Các dân tộc cổ xưa sống cạnh nhau không tránh khỏi những mối hiềm khích. Những hiềm khích ấy vẫn còn là những xung đột, lúc ngấm ngầm lúc công khai giữa thời buổi của công nghệ thông tin mà nhiều người tin rằng nhân loại đang đi đến một thế giới phẳng. Người Nga và Ukraine đang thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Người Nhật và người Trung quốc lời qua tiếng lại suốt hai năm nay. Và ở chiều ngược lại, những cảm xúc dân tộc chủ nghĩa đó ở Việt Nam lại đang được dồn nén lại, dồn nén tới mức tên của quốc gia gây ra cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là Trung quốc không được nêu lên.
Một hội thảo tại Hà nội mang tên "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" có vẻ muốn làm một điều gì đó đột phá trong cách thức mà những kiến thức lịch sử được truyền tải trong xã hội hiện nay. Trong lời phát biểu kết thức cuộc hội thảo của Giáo sư Phan Huy Lê được TS Nguyễn Xuân Diện ghi lại trên blog của ông như sau: SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn riêng với Hoàng Sa - Trường Sa  không có chữ nào về chủ quyền.
SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn riêng với HS-TS không có chữ nào về chủ quyền
(blog Nguyễn Xuân Diện)
Các cuộc chiến tranh mà cuộc hội thảo trên nêu ra đều có liên quan đến Trung quốc. Và lịch sử nói về những cuộc chiến tranh này không được thực hiện như bản thân môn lịch sử phải có là kể lại trung thực những câu chuyện đã xảy ra. Có vẻ như sự thể lại rắc rối hơn khi hai quốc gia láng giềng có lịch sử xung đột với nhau là Trung quốc và Việt nam lại có cùng một mô hình chính trị xã hội là chế độ cộng sản.
Sự rắc rối này thể hiện ở từ tế nhị mà GS Vũ Dương Ninh dùng trong phát biểu với biên tập viên Mặc Lâm của đài Á châu tự do,
Bộ đội Việt Nam bị Trung Quốc bắt năm 1979
Bộ đội Việt Nam bị Trung Quốc bắt năm 1979. files photos
Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.
Có phần chắc là sự tế nhị đó nằm trong sự tương đồng về thể chế chính trị “anh em” của hai nước, vì sự tế nhị tương tự không hề được nêu lên trong những bài học lịch sử có liên quan đến cuộc can thiệp quân sự của người Mỹ vào Việt nam trước đây. Nhưng sự tế nhị đó không tránh được các cuộc biểu tình chống Trung quốc nổ ra mỗi khi có ngư dân trên biển Đông bị lực lượng hải giám Trung quốc đánh đập, không ngăn được lời phát biểu chống ảnh hưởng của Trung quốc của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi khi ông được hỏi về việc thành lập Khổng tử học viện tại Việt Nam,
“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”
Mặc dù với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm, ông rất tường tận về sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trong xã hội Việt nam.
Sách lịch sử Việt Nam. Files photos
Sách lịch sử Việt Nam. Files photos
Lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa
Lịch sử được giảng dạy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa do những người cộng sản điều hành không đơn giản là là những câu chuyện xưa được kể lại một cách trung thực, mà theo những người cộng sản thì nó phải mang tính giai cấp. Tức là nó phải mang quan điểm của giai cấp lãnh đạo mà cụ thể là đảng cộng sản. Do vậy lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị rất cao, và thời lượng được tập trung rất nhiều vào giai đoạn từ khi đảng cộng sản ra đời, 1930, trở về sau, tức là vỏn vẹn chưa đầy 100 năm trên hơn 2000 năm của lịch sử dân tộc nếu kể từ khi có những văn bản ghi chép đầu tiên.
Cũng chính vì học thuyết giai cấp ấy trong môn lịch sử mà rất ít học sinh Việt Nam biết về cuộc xâm lăng miền Đông Ba Lan của Liên Xô đầu thế chiến thứ hai, hay là những cuộc nổi dậy Budapest tại Hungary năm 1956, Prague tại Tiệp Khắc năm 1968.
Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội chọn môn lịch sử để thi là…không có em nào cả
Trong những bài học lịch sử mang tính chính trị, thế giới cộng sản được hình dung là các nước anh em, vào thời hoàng kim của nó gồm 13 nước, chống lại hệ thống tư bản bóc lột phía bên kia. Những bài học lịch sử chính trị ấy không làm tránh được những cuộc chiến tranh đẫm máu Xô Viết-Trung quốc năm 1969, và Trung quốc –Việt nam mười năm sau đó. Và trong chừng mực nào đấy là những cuộc chiến dân tộc chủ nghĩa trong không gian hậu Xô Viết khi đế chế Liên xô sụp đổ.
Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội chọn môn lịch sử để thi là …không có em nào cả.
Liệu sự tế nhị mà giáo sư Ninh đề cập có tránh được chiến tranh như nó từng xảy ra giữa các quốc gia cộng sản “anh em”? Hay là phải hóa giải những xung đột dân tộc bằng những phương cách khác với sự che dấu (tế nhị) những gì đã thực sự diễn ra?
Và sau cùng sự tế nhị ấy có làm cho học sinh Việt nam trở lại với môn lịch sử? Hay nó chỉ làm những gười Việt biểu tình bên bờ hồ Hoàn Kiếm thêm bực bội vì ngày 17/3 vì tế nhị mà nhường bước cho buổi nhảy đầm dưới chân tượng đài vua Lý? Đây dường như là câu hỏi lớn mà cuộc hội thảo vừa qua cũng chưa cho thấy câu trả lời như lo ngại của nhà báo Nguyễn Hữu Vinh khi kết thúc buổi hội thảo rằng nó sẽ dừng lại ở đâu đó mà không tiến triển gì thêm.

Copy từ: RFA

....

Tướng Trung Quốc mượn cớ vụ máy bay Malaysia đòi xây cảng ở Trường Sa

(Dân trí) - Lợi dụng vụ máy bay của Malaysia mất tích bí ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác mới đây đã ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
 >> Trung Quốc huy động 10 vệ tinh tìm máy bay mất tích

Tướng Trung Quốc mượn cớ vụ máy bay Malaysia đòi xây cảng ở Trường Sa
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để thực hiện chiến lược bấy lâu của mình trên Biển Đông.


Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia mất tích đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày qua. Tổng cộng có 10 bên gia tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc máy bay mất tích cùng 239 người, trong đó 2/3 là người Trung Quốc.
Trong khi đó, trang tin China.org.cn mới đây dẫn lời ông Doãn Trác biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo họ chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Không những vậy ông này còn đề xuất xây dựng một sân bay ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định Trung Quốc đang dùng vụ máy bay mất tích để “ra oai” với các nước láng giềng. Hôm nay 11/3, Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích, sau khi cử một loạt phương tiện hải quân hùng hậu, trong đó có tàu đổ bộ lớn nhất, hiện đại nhất Tỉnh Cương Sơn, xuống Biển Đông tham gia cứu nạn. Quy mô của lực lượng tham gia cứu hộ của Trung Quốc đã được truyền thông nước này loan tin rầm rộ trong suốt những ngày qua.
Một bài báo trên mạng Quartz nhận định, vụ máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: đó là mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á”.
Trung Anh
Tổng hợp

Copy từ: Dân Trí

.............

Ai đã xóa sổ 130.000 ha rừng Tây Nguyên?

Ai đã xóa sổ 130.000 ha rừng Tây Nguyên?

Chỉ trong 5 năm gần đây, khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 rừng. Chưa bao giờ, khu vực có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn 2,84 triệu ha này lại bị tàn phá, xâm hại nhiều, nhanh, nghiêm trọng như những năm gần đây. 
Những “thủ phạm” nào đã gây ra cuộc tàn sát rừng nhanh chóng như vậy? Giải pháp nào để cứu rừng Tây Nguyên?
Kỳ 1: Cơn lốc cao su tàn sát rừng!
Trong hàng loạt “cơn lốc” do chính con người tạo ra đã nhanh chóng xóa sổ hàng chục vạn ha rừng mỗi năm ở Tây Nguyên, cao su là “thủ phạm” số 1 tàn sát rừng nhiều nhất, nhanh nhất.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép nhưng các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn.
Mỗi năm mất hơn 25.700 ha rừng  
Số liệu thống kê do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) vừa công bố năm 2013 đã khiến những ai nghe đều phải giật mình: chỉ tính từ năm 2007 đến 2013, 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã mất đi hơn 129.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trung bình mỗi năm, khu vực này bị mất hơn 25.700 ha rừng. Đây là diện tích rừng bị mất lớn nhất trong thời gian nhanh nhất từ trước đến nay.
Tại tỉnh Gia Lai, 5 năm qua đã mất đi trên 42.300 ha rừng, diện tích rừng tự nhiên bị giảm đến hơn 62.100 ha. Trong thời gian này, tỉnh Gia Lai đã phát hiện hơn 11.160 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu là tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép…
Cùng thời điểm, tại tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hơn 9.000 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, gây thiệt hại hơn 8.500 ha rừng, trong đó hầu hết là rừng tự nhiên. Tính bình quân, mỗi năm Đắk Lắk mất đi 1.706 ha rừng.
Tỉnh Kon Tum bị mất hơn 26.700 ha rừng, phát hiện hơn 6.700 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện độ che phủ của rừng ở khu vực Tây Nguyên chỉ còn  51,3%, trong đó rừng có trữ lượng độ che phủ chỉ còn 32,4%. Mặt khác, hàng loạt loại gỗ quý hiếm, lâm đặc sản vốn chỉ có ở Tây Nguyên hiện đã “biến mất”.
Trong khi đó, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng  tình trạng mất rừng ở Tây Nguyên chưa dừng lại với hàng vạn ha rừng khác sẽ tiếp tục biến mất khi sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai rà soát, quy hoạch lại 1 triệu ha rừng nghèo kiệt ở khu vực này.
Lâm tặc dùng xe máy mở đường để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại huyện M’Đrắk, Đắk Lắk 
Các dự án cao su hủy diệt rừng
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 130.000 ha rừng bị mất ở Tây Nguyên 5 năm qua có đến 78%, tương đương 101.700 ha rừng là hệ quả từ chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su và từ các dự án thủy điện.
Còn lại là các nguyên nhân chủ yếu như khai thác, chặt phá trái phép (hơn 7.390, bình quân mỗi năm có 1.478 ha rừng bị mất), khai thác trắng rừng (hơn 4.600 ha, chiếm 4%)…
Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy chỉ trong mấy năm gần đây các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có trên 100.000 ha rừng chuyển sang trồng cao su.
Thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27.9.2011 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức rà soát, thu hồi 76 dự án với gần 8.000 ha đất rừng, đình chỉ 48 dự án với gần 1.300 ha rừng.
Những năm gần đây, “cơn lốc” chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su diễn ra ồ ạt, không kiểm soát tại Tây Nguyên đã khiến hàng vạn ha rừng bị xóa sổ vô tội vạ. Trong khi đó, phần lớn các dự án trồng cao su chủ yếu chiếm đất, khai phá rừng rồi để đó, nhiều năm qua vẫn chưa trồng cao su.
Trong diện tích đất rừng giao cho các dự án trồng cao su, có đến hơn 4.000 ha bị chặt trắng mà đến nay vẫn chưa chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường… Ngoài ra, còn có hơn 7.400 ha bị chặt phá trái phép.
 Ông Nguyễn Lân, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk), chỉ rõ: “Thực tế, nhiều doanh nghiệp lợi dụng dự án trồng cao su để trục lợi. Sau khi được giao đất rừng, họ chỉ tập trung khai thác rừng, sau đó nhiều năm cũng không thấy triển khai trồng trọt gì. Nhiều doanh nghiệp khác thì thuê đất rừng nhiều nhưng trồng ít”.
Tiếp xúc với phóng viên, nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương và cả cán bộ kiểm lâm, lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên đều bức xúc phản ánh: không ít doanh nghiệp sau khi có được chủ trương cho phép đầu tư của tỉnh, họ không cần liên hệ với chính quyền địa phương hay ngành kiểm lâm mà xộc vào các khu rừng “tự tung, tự tác” khảo sát, lập dự án… 
Sau khi được cấp phép, giao đất rừng, các doanh nghiệp ồ ạt khoanh vùng, khai phá rừng mà không báo cơ quan chức năng giám sát cũng không lập kế hoạch sử dụng đất rừng được giao. Từ đó, người dân thấy vậy cũng đua nhau phá rừng, chiếm đất để chờ đền bù hoặc mua bán, sang nhượng trái phép tràn lan.
Ông Y Rít Buôn Yă, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, nói: “Từ khi các dự án trồng cao su đăng ký đầu tư tràn lan ở các địa phương, việc quản lý, quy hoạch, bảo vệ rừng càng khó khăn. Trong nhiều lý do cũng như tác nhân khiến rừng bị xâm hại, các dự án cao su là xâm hại nhiều nhất, nặng nề nhất đối với rừng”.
Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhìn nhận: “Mặc dù tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng phá rừng nhưng thực tế vẫn không thể ngăn chặn hết. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng nhiều như hiện nay là do việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su”.
Lâm tặc sử dùng xe "đặc chủng" mở đường khai thác gỗ trái phép tại huyện M’Đrắk, Đắk Lắk. 

Tan hoang những cánh rừng Tây Nguyên
Bài, ảnh: Minh Uyên
Chú thích ảnh bìa: Lực lượng kiểm lâm kiểm tra gỗ rừng



Copy từ: Một Thế Giới

.......