CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Hà Nội nhanh tay ra đòn trước


Dân Choa
2c_1357888898NQL: Hôm nay mình đang ngồi nhậu với Trần Kỳ Trung thì má của TKT gọi điện vào, nói mày nói với thằng Thanh thôi về, về Đà Nẵng có dân đùm bọc, ở ngoải không có dân đâu. Má TKT 82 tuổi, 65 tuổi Đảng, nguyên là bí thư đảng ủy Ty thương nghiệp Quảng Nam- Đà Nẵng.
Hôm qua báo chí chính thống lại rầm rộ đưa tin chính phủ quyết định công bố công tác thanh tra về Đà Nẵng. Các Tít báo chạy hàng đầu: Đà Nẵng sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai.
Kinh, cú đòn tuyệt chiêu của Hà Nội phải nói là hiểm độc đối với Đà Nẵng, mà trước tiên là đối với ông Bá Thanh.
Từ trước đến giờ chưa có một sai phạm ở phạm vi địa phương nào mà được thanh tra chính phủ cho công bố rành mạch như thế cả. Chưa hết, trong kết luận thanh tra còn kiến nghị xử lý ngay bộ máy hành chính Đà Nẵng và Thủ tướng cũng chấp nhận ngay lập tức. Hơn nữa Thủ tướng còn đề nghị bộ công an vào cuộc.
Ai cũng thừa biết biết Đà Nẵng đi lên là nhờ vào chính sách thu hút đầu tư qua chính sách ưu đãi đất đai và cung cách làm việc khá thoáng của bộ máy hành chính. Như thế nó đã tạo điểm mạnh cho Đà Nẵng, nhưng lại có vẻ trái ngược với cung cách hiện hành về chính sách ở khắp cả nước. Sự nổi trội của Đà Nẵng đã làm lu mờ nhiều địa phương khác. Điều đó gây ra không ít sự ganh tỵ trong giới lãnh đạo và quá khứ cũng đã âm ỉ mưu đồ tìm cái sai về chính sách của Đà Nẵng, mà cụ thể là người đứng đầu Nguyễn Bá Thanh.
 Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương. Mọi hoạt động ở Đà Nẵng đều chịu sự chi phối của Hà Nội. Đà Nẵng phải báo cáo hoạt động của mình hàng năm với Hà Nội. Thanh tra chính phủ hàng năm đều triển khai công tác thanh tra của mình ở Đà Nẵng. Nếu Thanh tra chính phủ cho rằng Đà Nẵng làm trái chính sách từ năm 2003 cho đến 2011 ( hoặc là cho đến nay) thì trong cả một thời gian dài tại sao thanh tra chính phủ không có ý kiến gì. Tại sao đến thời điểm này, khi ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội làm trưởng Ban nội chính mới công bố.
Thanh tra cho công bố, con số tiền mà nhà nước bị thiệt vì chính sách của Đà Nẵng là 3400 tỉ vnđ . Đối với một cá nhân hay một doanh nghiệp thì đó là một con số khổng lồ. Nhưng đối với một địa phương lớn trong cả một quá trình dài từ năm 2003 đến 2011 thì không lớn, vì địa phương này có GDP hàng năm là 10 400 tỉ, mức thu nhập đầu người hàng năm chừng 33 triệu vnđ. Cái thiệt của Nhà nước ( nếu thực sự như báo cáo Thanh tra) so với cái được của Đà Nẵng ( cũng là Nhà nước)ngày nay là quá bé. Thanh tra chính phủ không chỉ ra được hiện tượng tham ô hay tham nhũng của cá nhân hay của tập thể lãnh đạo cụ thể mà chỉ vin vào chính sách ưu đãi của Đà Nẵng trái với quy định chung của Chính phủ để cho rằng Nhà nước thiệt 3 400 tỉ đồng.
 Cái sai của Đà Nẵng cả một thời gian dài chắc chắn có dựa trên cơ sở lách luật chung của Nhà nước như ở bất cứ địa phương nào. Điểm này chính là tạo cơ sở cho địa phương „ vượt rào“. Nhưng nếu mọi hòa đồng thì Hà Nội có thể làm ngơ cho địa phương, còn địa phương tỏ ý qua mặt trung ương thì Hà Nội sẽ sẵn sàng vào cuộc, lôi những điều sai phạm đặt lên bàn làm việc.
 Đọc câu chữ của văn bản thanh tra người ta dễ nhận thấy rằng, Thanh tra chính phủ không phủ nhận lời khen của dư luận đối với Đà Nẵng, nhưng Thanh tra quy kết nặng nề khuyết điểm lớn của Đà Nẵng như vậy khác nào bảo Đà Nẵng cũng có tình trạng tham ô, tham nhũng lớn chứ không trong sạch như người ta lầm tưởng.
 Một vụ sai phạm lớn, có thể là lớn hơn rất nhiều so với Đà Nẵng, đấy là vụ sai phạm ở tập đoàn dầu khí Việt Nam trong năm qua. Thanh tra vào cuộc cũng đã chỉ ra các con số khổng lồ về kinh tế. Thế nhưng việc đâu lại vào đấy, câu chữ được chuyển sang „ có sai phạm nhưng không có thất thoát“ và người ta không có ý định truy trách nhiệm của người đứng đầu. Vì người đứng đầu đang tại vị trong nội các ở Hà Nội, có nghĩa là cùng hội cùng thuyền.
 Khác với ông Thăng họ Đinh, ông Thanh họ Nguyễn tiến ra Hà Nội bằng con đường tắt ngang trong Đảng. Văn phòng Tổng Bí thư trực tiếp gọi ông ra. Nếu chỉ là một cán bộ chuyên trách đảng đoàn thì có lẽ mọi việc cũng êm thấm. Nhưng ông ra làm Trưởng Ban nội chính thì hoàn toàn không hợp ý của bên Chính phủ. Rất có thể ông là một mối đe dọa trực tiếp với các đồng chí của mình. Tốt nhất là hãy cho bên Văn phòng Đảng một bài học như một lời cảnh báo, trước lúc xử người thì hãy tự nhìn về mình đi đã.
Nói về chuyện Thanh tra chính phủ công bố sai phạm ở Đà Nẵng, mình chợt nhớ chuyện đi cùng với một cụ sĩ quan cao cấp hư trí ngày nào. Nhân dịp Bộ tư lệnh không quân tổ chức ngày 50 năm của binh chủng. Mình và cụ sĩ quan đi cùng xe ra Hà Nội. Mình nhắc đến các vị tư lệnh và chính ủy, khi nhắc tên đến một vị trong đó thì cụ gầm lên như hổ: Cái thằng đó, vì cái thằng khốn nạn đó mà tôi công không thành danh bại, tôi căm thù thằng này hơn cả giặc Mỹ.
Ngạc nhiên quá, mình nói sao cụ lại gọi đồng chí của mình là thằng, lại cùng bao nhiêu năm chung chiến hào chống giặc?
Cụ xổ luôn, đồng chí gì nó, nó là một thằng cơ hội, nó biết tranh thủ tổ chức, thành ra tôi phải về hưu sớm.
Cụ lại nói, đánh giặc cứu nước dễ hơn nhiều, chiến tuyến rõ ràng, công tội phân minh. Còn chiến với đồng chí mình phức tạp lắm, khó lắm, nhiều mưu ma chứơc quỷ vì đã quá hiểu nhau rồi.
À, ra thế đấy.

Copy từ: Quê Choa


Cái gót Asin của Nguyễn Bá Thanh


Đồng chí Nguyễn Bá Thanh bị bắt làm con tin khi Tổng Bí thư đang ở nước ngoài

 
“Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho hốt liền, không nói nhiều”  - Nguyễn Bá Thanh. 

Chỉ sau tuyên bố rất mạnh mẽ của đồng chí tân Trưởng Ban Nội chính Trung ương chưa đầy 1 tuần, Thủ tướng CP đã lệnh cho pháo dàn cấp tập nhả đạn đáp trả. Ngày 17/1/2013, Thanh tra CP tổ chức thông báo rất long trọng, công bố kết luận Thanh tra sai phạm của thành phố Đà Nẵng, các báo dồn dập đưa tin nóng hổi.
Theo kết luận, đối tượng “có vấn đề” bị ám chỉ là chính cá nhân đồng chí Thanh cùng nhiều lãnh đạo các thời kỳ thuộc diện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt kết luận thanh tra quy ngay trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các Phó Chủ tịch. Nên nhớ, vụ Đồ Sơn (Hải Phòng) được khoanh lại, chỉ đánh đến Giám đốc Sở TNMT mà đồng chí Tô Huy Rứa đã tịt đường lên Tổng bí thư.
Cũng tại kết luận Thanh tra này, sai phạm ở Đà Nẵng là cố ý, có hệ thống, rất tinh vi, xảy ra trong thời gian dài, làm thất thoát gần 3500 tỉ đồng. Nhiều sai phạm xảy ra ngay từ 2003 (khi Đà Nẵng mới lên đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và khi đó đồng chí Bá Thanh đang là Chủ tịch UBND TP). Hàng loạt các văn bản của Thủ tướng, của Chính phủ bị vi phạm đã được liệt kê ra. Kết luận cũng rất “mạnh dạn” đề nghị xử lý các Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (như vậy, có cả đồng chí Bá Thanh). Chỉ một đoàn thanh tra mà dám đề xuất xử lý toàn bộ UBND một thành phố trực thuộc trung ương (xử lý cả Trưởng ban Nội chính của Đảng, cánh tay phải của Tổng Bí thư) là việc làm chưa từng xảy ra từ trước tới nay.
Kết luận Thanh tra đã có từ tháng 11 năm 2012, sau đó được đóng dấu mật và cất một chỗ, chờ khi có việc dùng đến. Chưa đầy 1 tuần sau khi đồng chí Nguyễn Bá Thanh tuyên bố sẽ bỏ tù các bố già ngân hàng, ngày 17/1/2013, Thủ tướng đột ngột lệnh cho giải mật, công bố rộng rãi nội dung kết luận thanh tra. Toàn bộ các nhà báo, nhà đài đều được tặng hẳn TOÀN VĂN kết luận thanh tra một cách rất hào phóng, được chụp và đóng gói rất cẩn thận, chu đáo. Thủ tướng còn chỉ đạo giao Bộ Công an khẩn trương điều tra, xử lý vi phạm. Có lẽ chỉ ở riêng vụ này, Thủ tướng mới đặc biệt thấm nhuần tinh thần Nghị quyết trung ương 4, chống tham nhũng kiên quyết, không nể nang.
Thông báo công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng được đột ngột thực hiện khi Tổng Bí thư đang công du châu Âu 1 tuần. Tin từ Văn phòng Trung ương Đảng cho hay lãnh đạo VP đã biết về kết luận thanh tra nhưng hoàn toàn bất ngờ về việc tổ chức công bố rộng rãi kết luận này. Nhiều báo có trong tay toàn văn kết luận rồi, được Thủ tướng khích lệ cho đăng rồi mà vẫn “run”, không dám đưa chi tiết. Có báo đưa chi tiết thì lại đăng kèm mấy dòng bên dưới thanh minh rằng việc này không liên quan đến chuyện Trung ương điều động đồng chí Bá Thanh ra nắm quyền Trưởng ban Nội chính của Đảng. Thực tế, kết luận Thanh tra đã chính thức đề nghị xử lý đồng chí tân Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Rồi đây, không hiểu con thuyền chống tham nhũng do đồng chí Bá Thanh được Tổng Bí thư tin tưởng giao cho chèo lái sẽ đi tới đâu khi mà một đến vài đồng chí lãnh đạo TP phải vô khám, Đảng bộ TP Đà Nẵng phải nhận một án kỷ luật, cá nhân đồng chí Bá Thanh cũng không nằm ngoại lệ (đó là mức nhẹ nhất). Chống ai, ai chống, bây giờ chống ai?
Chuyện kể rằng, có cô gái sắp đi lấy chồng, anh người yêu cũ nghe tin bèn đánh tiếng dọa tung clip sex của hai người ngày xưa. Thế là cô gái lập tức phải hoãn cưới, tăm tắp nghe theo mệnh lệnh của anh người yêu cũ vì sợ clip sex bị phát tán. Tình cảnh của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, nay, thật không khác cô gái kia.
Kỳ sau: Nguyễn Bá Thanh sẽ trở thành tướng “không quân”?



Copy từ: Cầu Nhật Tân

Đọc thêm tại trang Anh Ba Sàm

Tài liệu “mật” nhưng mới được giải mật: THÔNG BÁO – Kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất; công khai nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý sau thanh tra (TT Chính phủ).  – Kiến nghị kiểm điểm hàng loạt quan chức Đà Nẵng (NLĐ). - Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm về quản lý đất đai ở Đà Nẵng (SGTT).
Gây thất thu hơn 3.400 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng bị kiểm điểm (VNN).  - Sai phạm lớn về đất đai tại Đà Nẵng (TN).- Nhà nước bị thất thu trên 3.434 tỉ đồng (LĐ).  - Kết luận thanh tra đất đai Đà Nẵng: Sai phạm hơn 3.400 tỉ đồng (PLTP). - ‘Thất thu 3.400 tỷ đồng’, lãnh đạo UBND Đà Nẵng bị kiểm điểm (GDVN). - Sai phạm đất đai tại Đà Nẵng: thất thoát trên 3000 tỷ đồng (Trương Duy Nhất).  – Đà Nẵng ‘thất thu hàng ngàn tỷ đồng’ (BBC). “…vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai cũng như giảm giá đất, ký hợp đồng chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định”.
3- Dù có “thanh tra”, phát hiện “thất thu”, rồi “kiểm điểm”, nhưng Người dân đã kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh từ 10 năm trước rồi nha! (Infonet). Cho tới 7h sáng nay, đã có khoảng 9 báo đài đưa tin, bài về kết luận thanh tra này. Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp nhận đơn thư của người dân =>
- BÁ BAO CÔNG BỊ PHẢN ĐÒN (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Hiệu ứng ngược? (Đông A).
Như đã hẹn với bà con trong bình luận lúc 19h45′ tối qua về một khúc ngoặt quá ngoạn mục này của công cuộc “chỉnh đổn”, xin được tiếp tục: Trước hết, cảm giác đầu tiên là thấy tội cho cái “Cánh chim báo bão” quá, khi nó vừa được nhận danh hiệu đặc biệt này đúng 1 ngày thì lại như đã trở thành “Cánh chim … dính bão”, hay nói cách khác, là “cánh ruồi”, “cánh muỗi” sa vô giữa thế trận “trâu bò húc nhau …”
Ngay khi bình về danh hiệu đẹp đẽ đó, chúng tôi đã khơi gợi một điều mà bao nhiêu “fan” của những là “Cánh chim”, “cụ Bá“, “Triệu Tử Long” này đã không hề nhắc tới, đó là khi chọn một ông tạm coi như sẽ đóng vai “Bao Công”, nhưng không thấy ai khen ngợi ông là quan thanh liêm có tiếng, một tiêu chuẩn đầu tiên mà quan trọng nhất? Thật khôi hài và đầy… “khuất tất”, chẳng có “tính đảng” chút nào! Hình như tiếp nối tinh thần đó, trong bài ngắn ở trên, blogger Đông A vội chụp ngay cho “nước cờ” của “đ/c X” có vẻ như giống với vụ “hai bao cao su đã qua sử dụng”, mà không hề biết, hoặc không muốn nói tới, đằng sau và tiếp sau kết luận thanh tra này đã có, sẽ có những nội dung động trời khác – “tuyệt mật” chứ không phải chỉ “bí mật”. “Fan” TDN thì thận trọng, khôn ngoan hơn sau hàng loạt tung hô, là chỉ (bất đắc dĩ?) trích dẫn ngắn gọn thông tin, mà không bình luận.
Có vẻ như chàng “Triệu Tử Long” đã vội quên kinh nghiệm xương máu của người đồng hương và là bạn thân Nguyễn Văn Chi mới cách đây không lâu, bị dính cú “đà đao” ngay “phút 89″, xấc bấc xang bang, rồi phải quy hàng vội, nhận “giải an ủi” với cậu quý tử được vô trung ương.
Chàng “Triệu Tử Long”, với cú “thoát hiểm” nghẹt thở bay ra trung ương trước khi nghỉ hưu chỉ mấy tháng, dường như cũng vì quá háo hức mà quên chuyện mới đó chưa lâu, chàng bị hụt một lần ra nắm chức “lãnh chúa Thủ đô”, mà nghe nói chỉ vì mấy lời đường mật của người đẹp rót vô tai bác “răng chắc” thôi, nhưng chắc chắn không thể không có những toan tính tinh vi hơn của các đối thủ.
Trở lại với kết quả thanh tra. Tại sao lại chọn thời điểm bắt đầu là năm 2003? Đó là năm chàng “Triệu Tử Long” nhảy lên chễm chệ lần lượt trên cả hai chiếc ghế được coi như “Lãnh chúa miền Trung”, nắm quyền sinh sát, mà tay Chủ tịch TP chỉ đóng vai trò “thừa lệnh” trong tất cả các phi vụ đất đai. Và cũng năm đó, ông Phan Diễn rời quê nhà, sau khi trúng Thường trực BBT, đương nhiên “vô can” trong kết quả thanh tra này; các bậc đàn anh đã về vườn của “đ/c X” sẽ … thở phào nhẹ nhõm: “Nó sẽ không động đến mình!”.
Dù bản kết luận thanh tra chỉ nhấn mạnh tới trách nhiệm các cấp lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng, chứ không nhắc tới lãnh đạo đảng, trong những sai trái về đất đai trong suốt 8 năm, song quá dễ hiểu là “AI” mới là người có đủ quyền lực thực sự để thực hiện những quyết định đó, mà oái oăm thay lại đã làm nên những “kỳ tích” được báo chí nức lời ca ngợi một thành phố xây dựng khang trang đẹp đẽ. Thêm nữa, đó mới chỉ là “bề nổi”, còn bên trong bản kết luận thanh tra đó, liệu có những gì liên quan trực tiếp tới bản thân và người thân chàng “Triệu Tử Long” không, thì công luận chưa được biết. Lời đồn thổi cũng chỉ như tham khảo, mới hôm qua nghe được từ một vị quan chức cấp cao, rằng “cả hai cha con” dính nặng, và, tới độ … (không dám nói nữa, vì nghe quá khiếp!).
Cú “ra đòn” này cũng quá khiếp! Bởi vì nó đặt các “đ/c Y, “Z”, … và “Triệu Tử Long” vào thế trớ trêu. Bên đảng có vào cuộc không? Ban chỉ đạo Phòng chống Thanh nhũng của Tổng bí thư, với chính chàng “Triệu Tử Long” trong vai Chánh văn phòng, có lấy đây làm cú thí điểm “mở hàng” cho mình không? Hu hu … “Gậy ông đập lưng ông” mất rồi!
Còn quá nhiều chuyện, nhiều thông tin để bàn luận, dự đoán, như vai trò của một nhân vật đặc biệt ở giữa “đ/c X” và “Triệu Tử Long”, tạm gọi như “siêu nhân” Thân Đức Nam Cienco 5, mà Thuyết Buôn Vua chắc phải gọi bằng cụ. Nhưng đành tạm ngưng, vì sẽ còn những chuyện lớn lao hơn rất nhiều, đó là thông tin về một Hội nghị toàn quốc vào tháng 6, như một thứ Đại hội giữa nhiệm kỳ, nghe nói sẽ có những thay đổi CỰC-KỲ-LỚN-LAO đến khó tin và khó đoán … Hẹn bà con tiếp tục vào sáng mai.
- Vừa xong phần bình luận trên, đã có độc giả méc bài này: Đồng chí Nguyễn Bá Thanh bị bắt làm con tin khi Tổng Bí thư đang ở nước ngoài (Cầu Nhật Tân). Tếu: “Chưa đầy 1 tuần sau khi đồng chí Nguyễn Bá Thanh tuyên bố sẽ bỏ tù các bố già ngân hàng, ngày 17/1/2013, Thủ tướng đồng ý cho giải mật, công bố rộng rãi nội dung kết luận. Toàn bộ các nhà báo, nhà đài đều được Thanh tra hào phóng tặng hẳn TOÀN VĂN kết luận thanh tra, được photocopy và đóng gói rất cẩn thận, chu đáo. Thủ tướng còn chỉ đạo giao Bộ Công an khẩn trương điều tra, xử lý vi phạm. Có lẽ chỉ ở riêng vụ này, Thủ tướng mới đặc biệt thấm nhuần tinh thần Nghị quyết trung ương 4, chống tham nhũng kiên quyết, triệt để, không nể nang.”
Cuối bài còn có thòng Kỳ sau: Nguyễn Bá Thanh sẽ trở thành tướng “không quân”? Cái “không quân” này có lẽ còn nhắc nhở chàng “Triệu Tử Long” phải nhớ tới đòn ân oán với cánh công an ở Bộ từ vụ xử ông Chánh Thanh tra Bộ Trần Văn Thanh năm ngoái nữa.
PHA LOÃNG DƯ LUẬN (Bùi Văn Bồng). Tinh quái!




PHA LOÃNG DƯ LUẬN



                                                                       * Bùi Văn Bồng
Cuối năm 2012 có hàng loạt các quy định làm vẹo cổ thiên hạ, tá hỏa âm binh: Nào là cán bộ, công chức không được mở mạng Internet; nào là đại gia Trầm Bê mất sừng tê giác; nào là phạt xe không chính chủ; nào là đưa họ tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân; rồi nghĩa trang chó mèo; rồi thu phí sử dụng đường bộ; nào là mở chiến dịch truy quét gà nhập lậu; đến quy định đám cưới chỉ được mấy mâm, và nhất là ra quyết định trời gầm không cho nhìn mặt người thân khi chết, …
Những thứ quy định trái khoáy, vớ vẩn kiểu đó khiến cho xã hội đang bất ổn càng thêm bât ổn, lòng dân đáng bất an càng thêm bất an. Chẳng lẽ các loại tầm cỡ từ chính phủ đến cấp bộ, ngành ra các quyết định cũng chỉ đạt ‘đỉnh cao’ có vậy?
Không đâu! Có bài cả đấy. Rõ nhất đó là những chiêu thức nhằm tung hỏa mù, bắt chước gây nhiễu B52. Nhưng, làm như thế để làm gì? Triết gia Gerben đã nói: “Khi muốn kéo người khác khỏi suy nghĩ điều gì đó, phải vẽ ra ngay cái gì khác trước mắt họ, càng quái dị càng tốt”. Ô, hóa ra mấy vị đứng đầu ngành đâu có lớ ngớ, họ đang chơi bài pha loãng dư luận! Thế mà dân ta vốn chất thật thà, lại cứ tưởng…, nhưng ai ngờ!
Dư luận xã hội Việt Nam đang kỳ đổi mới rộ lên nhất là sau Hội nghị Trung ương 6. Người ta nói số 6 vò nhàu số 4 là thế. Cứ tưởng sau Nghị quyết Trung ương 4 ngay đầu năm 2012 thần dân thiên hạ sẽ thấy ít nhất một vài rực rỡ đổi mới của Đảng. Cứ tưởng: “Tình hình cấp bách, bệnh ung thư nguy kịch đến thế, lần này có phác đồ điều trị, có thuốc rồi đây. Cứ tưởng chí ít cũng được như Tuyên bố hùng hồn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lần này Đảng ta sẽ “CHỈNH” tử tế và ra tay “ĐỐN” thực sự.
Vậy mà, Trung ương 4 rồi lập tức triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai ngay, tiếp đến quyết tâm cao độ tại Trung ương 5, rầm rộ chiến dịch phê-tự phê từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ ngang sang chéo. Thấy cứ rùm beng xủng xoảng, nhiều khi tưởng như muốn xảy ra choảng nhau chí chóe… Cuối cùng chỉ nhặt về một mớ ẩn số các đồng chí X,Y,Z. Rồi, đi đến kết luận: Đảng ta vẫn trong sạch, vẫn kiên định lập trưởng tư tưởng, vẫn vững vàng quan điểm. Nghĩa là lôi ra tắm rửa ‘ầm xì cò, rò lỗ trôn’ mới thấy đảng ta vẫn trong sạch, vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, vẫn kiên định lập trường, vẫn nêu cao vị trí tiền phong cách mạng… chưa tìm ra chỗ nào suy thoái, biến chất. Nghĩa là “Đảng ta vĩ đại thật”!
Thiên hạ bị bất ngờ, nhà thiết kê, nhà thi công cái dự án NQ4 to đùng nhất nước từ mấy chục năm nay đều bó tay. Dân tình quay dự luận từ đồng chí X sáng đồng chí A, đồng chí B. Rồi người ta nói: “Sang Trọng bị đo ván trước Dũng Anh Hùng”!
Dư luận ngày càng lan rộng. Nguy cơ bung xé xã hội. Nhiều nơi nguy cơ đến mức như rơm khô còn tẩm bông gàn có xăng, không khéo chỉ một que diêm châm vào là đám cháy bùng lên dữ dội. Phải hết sức cảnh giác với “diễn biến hòa bình”, bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu Đảng, Nhà nước, phải cảnh giác cao độ với các “thế lực thù địch”, phải chống “bạo loạn lật đổ”, phải truy dẹp các trang báo mạng “lề trái”…
Hóa ra, nói hay, nói mạnh, hô to tưởng như làm ra môn ra khoai được gì. Vậy mà cả năm “lỗ nực no nắng và quyết niệt” vẫn không hơn gì chạy một vòng quanh sân vận động mệt xác rồi về vị trí cũ, lại sinh rối tinh cả xã hội. Bươi tung đống rác lên, rồi chẳng nhặt được cọng rác nào gọi là hốt bớt đi. Đống rác lâu ngày đầy xú uế lại càng bốc mùi hành hạ lỗ mũi thiên hạ, sinh thêm ô  nhiẽm môi trường thêm nghiêm trọng: “Đem chăn chấy rận ra phơi / Phơi luôn thầm kín giưa tôi với nàng / Khiến cho thiên hạ ngó ngang / Hóa ra ung nhọt vỡ toang mủ đầy…”.
Cấp bách! Để giải quyêt hậu họa đó, để che lấp những gì đã lộ rõ, không cách nào hơn là tham khảo ông Gerben, cho mấy chú đệ tử liên tiếp thay nhau ban hành hàng loạt quy định tréo ngoe, trái tai stai gai mắt, phản công chọc giận thiên hạ để …pha loãng bớt dư luận tham nhũng, dư luận đảng mất chất cộng sản chân chính. Cái cách cổ điển đó nay cũng bị thiên hạ lật tẩy, thấy rõ cái ổ tò vò nằm phơi chính ình ra đó rồi. Than ôi!
BVB
 
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng


 

Ông al-Assad chỉ còn tại vị 6 tháng?



Copy từ: Thanh Niên


Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự

 
Phúc trình hàng năm của Freedom House.
 
Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.”

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”.

Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.

Nguồn: Freedom House Report/VOA Interview

Copy từ: VOA

Sửa đổi hiến pháp và vấn đề luật đất đai


2013-01-17
Việc sửa đổi hiến pháp đang được phổ biến rộng khắp để lấy ý kiến người dân, trong đó hai điều được chú ý hầu hết là điều 4 hiến pháp và luật đất đai.
AFP
Ảnh chụp tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam ngày 13-06-2010.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang để tìm hiểu thêm ý kiến của một cán bộ cao cấp đối với việc sửa đổi hiến pháp.

Nên mở rộng quyền dân chủ

Mặc Lâm: Thưa ông, Quốc hội và chính phủ đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 92. Ông là người đã từng tham gia chính quyền với vai trò Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang và nay đã về hưu. Với kinh nghiệm của một cán bộ lẫn một người dân bình thường, vấn đề ông quan tâm nhất trong việc thay đổi hiến pháp lần này là gì?
Nguyễn Minh Nhị: Theo tôi thì cái hiến pháp sắp tới nên theo hướng mở rộng quyền dân chủ cho người dân. Hai nữa là xác định cho được cái quyền sở hữu của người dân về mặt tài sản, về mặt trí tuệ. Đó là những điều phải mở rộng hơn. Còn một điều nữa là hạn chế việc chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hóa luật của Quốc hội. Vừa qua có tình trạng đó nên luật pháp vô cùng chậm, vì nó thiên về điều thuận lợi cho phía cầm quyền, cho chính phủ nên người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Hiến pháp sắp tới nên theo hướng mở rộng quyền dân chủ cho người dân. Hai nữa là xác định cho được cái quyền sở hữu của người dân về mặt tài sản, về mặt trí tuệ.
Nguyễn Minh Nhị
Luật thì làm sao để mà sắp tới có hai điều, một là ràng buộc bảo đảm quyền lập pháp của quốc hội, làm luật trở thành luật luôn chớ không còn phải chờ nghị định nữa nó kéo dài và có khi tạo thuận lợi về phía chính quyền chớ không lợi cho người dân. Đứng về phương diện chính quyền thì phải nên làm điều đó. Còn về phía người dân thì phải bảo đảm hoạt động tự do dân chủ nhiều hơn cho người dân. Tôi nghĩ cũng chỉ vậy thôi chứ một lần một mà tham vọng làm hết thì cũng không được đâu.
Mặc Lâm: Thưa ông, mối bận tâm nhất của người nông dân hiện nay vẫn là sở hữu mảnh đất của họ một cách thực sự để họ có thể thực hiện bất cứ điều gì họ muốn, trong đó có việc trồng trọt, kể cả bán hay là sang nhượng. Theo ông, mấu chốt giữa sở hữu và sử dụng hiện nay có gì bất cập theo hiến pháp cũ hay không?

Nguyễn Minh Nhị: Bà con người ta lấn cấn cũng lâu lắm rồi, tức là vấn đề sở hữu với sử dụng, quan điểm của người này thì như thế này, quan điểm người kia như thế khác. Từ cái chỗ quyền sở hữu không được công nhận và do đó quyền sử dụng cũng không được công nhận luôn. Đó là những điều sau năm 1976, 1980, 1990 thì nó sinh ra tình trạng đó.
HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn
Nhưng sau đổi mới khi có khái niệm mở rộng quyền sử dụng thì có nhiều quyền hơn cho người sử dụng. Hiện nay nếu nói về nội hàm của nó thì có năm điểm hay mười điểm gì đó coi như đó là quyền sở hữu nhưng trong đó nó còn những điều mắc mứu làm người dân không được yên tâm đó là giá trị của quyền sử dụng nó có 20 năm, hay là 10 năm, hay là bao nhiêu năm thì đó còn là điểm mắc mứu. Nếu không có cái thời hạn đó thì quyền sở hữu cũng giống như quyền sử dụng vậy thôi. Khái niệm coi như đổi nhau vậy thôi.

Chênh lệch bất hợp lý

Mặc Lâm: Riêng về vấn đề trưng thu thì người dân nhiều tỉnh đã tỏ ra rất bức xúc khi đất của họ bị lấy để giao lại cho doanh nghiệp với lý do là phát triển kinh tế, đây là điều luật bổ xung đối với quyền trưng thu trong hiến pháp năm 92. Ông nghĩ sao về việc người dân kêu ca là bồi thường không đủ hay không hợp lý khi đất của họ bị trưng thu, thưa ông?

Nguyễn Minh Nhị: Điều đó thì còn mấy việc cần phải phân biệt cho rõ. Bồi thường thấp thì thấp thế nào? Thấp ở đây là nó thấp ở cái giá mà mảnh đất đó đã thu hồi rồi thì sau khi đầu tư một số cơ sở hạ tầng cái giá sau đó coi như giá sản phẩm của đất mới, nó quá cao so với giá cũ, thì việc đó gọi là thấp. Đây cũng là một việc rất là khó cho nên người ta cũng dễ tham nhũng ở chỗ này. Tất nhiên anh đầu tư vô thì giá sẽ lên, nhưng mà anh dùng thủ đoạn để đẩy giá lên trời thì một là cái đó không ai rớ tới, vì nếu nhà đầu tư nào vô lãnh cái giá đó thì cũng chết với nó tại vì quá cao. Hai nữa là người nghèo hay người dân thì không thể nào mó tới rồi. Cái đó là chênh lệch bất hợp lý.

Người ta sợ mất đất là mất cái chỗ để mà sản xuất, để có hạt cơm, chớ còn nói mà sợ mất đất vì giá thấp thì không phải đâu.
Nguyễn Minh Nhị
Nếu dứt khoát đầu tư vô thì đất phải lên giá, nhưng mà ở đây mình chưa có cách để loại trừ những phù phép của nhà đầu tư với một số chính quyền là đẩy giá lên trời mà hệ quả như hiện nay cho thấy có biết bao nhiêu là đất mà có ai đâu mà mua, mà ở! Còn đầu tư vô mà giá thành nó cao thì cạnh tranh với ai? Điều đó hết sức nguy hiểm.
Hai nữa theo tôi biết là ở An Giang của tôi bồi thường thì hầu hết là bằng với giá mặt bằng của thị trường hay hơn chớ không thấp. Nhưng ở đây nó có một vấn đề hết sức rắc rối mà nó tiềm ẩn có người không thấy. Đó là người nông dân được bồi thường với số tiền cao hơn với giá của thị trường, có khi nó gấp rưỡi gấp đôi, nhưng cầm cái số tiền đó để làm gì? Trong khi đó thì họ chưa có chuẩn bị để chuyển qua một nghề nghiệp mới, cầm số tiền đó thấy nhiều nên chi tiêu đâu có kế hoạch gì rồi thành ra trắng tay. Cho nên bây giờ việc người ta sợ mất đất là mất cái chỗ để mà sản xuất, để có hạt cơm, chớ còn nói mà sợ mất đất vì giá thấp thì không phải đâu. Đó là vào cái thời đã qua rồi. Bây giờ chính quyền bồi thường giá cao lắm.
Còn vấn đề cho nhà đầu tư họ thuê lại đất đó thì tôi cũng có phát biểu rồi, cũng có đề xuất rồi, là nếu nhà nước có cho thu hồi thì nhà nước đứng ra đấu giá và cái chênh lệch giá đó phải có một cái phần trả lại cho nông dân bị mất đất. Còn nếu không thì mâu thuẫn này dân sẽ thấy và như vậy nó cứ phát sinh hoài, phức tạp lắm.
Chỉ có cách đó thôi, hoặc là để cho nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân, nhưng mà thường nếu nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân đối với diện tích nhỏ thì dễ chớ với diện tích lớn thì khó lắm nên có khi nhà nước phải ra tay. Nhưng mà ra tay với cái giá nhà nước thu hồi làm công trình công cộng đặng cho nó có cái mặt bằng cho dễ, nhưng khi đưa ra đấu giá thì cái phần chênh lệch đó phải chia lại bớt cho người chủ đất cũ. Có làm như vậy nó mới yên, còn không thì nó không yên đâu. Cái này thì tôi có đề xuất rồi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Nguyễn Minh Nhị đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA


LÚ BÁ TƯ, TAM ANH CHIẾN LỮ BỐ


Trong bảy năm làm tể tướng, anh Ba ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng, cho tay chân nắm giữ hết các chức vụ quan trọng của triều đình từ đó anh thao túng triều ca, vơ vét của cải thiên hạ về làm của riêng nhiều như núi, tay chân núp bóng tung hoành không coi trời đất ra gì, gây ra bao cảnh tang thương, làm thiệt hại kinh tế đất nước một số tiền khổng lồ lên đến con số với 13 chữ số dài dằng dặt mà người dân thường không thể nào hiểu được. 13349030000000000000....

Anh Lú xuất thân là anh giáo, ngày ngày tụng thuộc lòng kinh điển giáo điều rồi lặp lại không sai một chữ để đi lên lớp thiên hạ...cho dzui chứ chẳng ai buồn nghe vì kinh điển ấy đã bị chính các anh vất vào sọt rác từ lâu rồi. Tuy có hơi lú lẫn đôi chút nhưng nhờ hiền lành nên anh được trao giữ ngai vàng.
Từ phương Nam ra, có anh Tư, được dư luận cho là trong sạch vì không có tật đụng gì ăn nấy, hoặc có ăn thì cũng ăn đôi chút, không quá tham lam, được phong phó vương, phẩm trật đứng hàng thứ hai nhưng quyền lực chẳng có gì.

AnhTư và anh Lú thật ra chẳng ưa gì nhau- chuyện tất yếu của một triều đình độc tài chẳng ai ưa được ai - nhưng thấy anh Ba làm quá, gây ra biết bao tai tiếng và tổn thất, dân tình ta thán lên đến tận trời xanh, có nguy cơ đưa đến sụp đổ triều đình, nên hai anh kết hợp lại với nhau bàn mưu ra nghị quyết Vô Tư tổng quy động lực lượng toàn triều đình tổ chức cuộc tổng tiến công hạ bệ anh Ba.
Bằng cách làm ngơ cho mỗi quan từ trung ương đến địa phương làm bậy kiếm ăn một ít, để ai cũng có chút quyền lợi và có ít tì vết, anh Ba qua đó khống chế và nắm hầu hết quan lại. Thế lực của anh Ba vì thế rất lớn làm nội công của anh Ba vốn đã thâm hậu nay càng thâm hậu hơn. "Song anh" Tư- Lú cùng rút kiếm xuất chiêu tấn công ào ạt vào Ba bằng những đường gươm sát thủ. Thế nhưng Ba kiêu ngạo đứng yên nhìn "song anh" bằng cặp mắt mang hình đồng chí với cái nhếch môi khinh bỉ đầy tính đảng và tính giai cấp. Tưởng như hai đường gươm của song anh Tư -Lú lướt tới cắt phăng cổ và bổ đôi đầu Ba ra. Nhưng không, chỉ thấy Ba rùng mình một cái, da của Ba từ cổ trở lên bổng dưng dày lên như da cá sấu và cứng như thép Vi na tập đoàn. Hai nhát gươm của song anh chạm vào nghe keng keng hai tiếng rợn người rồi dội ngược trở ra làm hổ khẩu của song anh tóe máu. Nghe đồn rằng môn võ Thiết Diện Bì Công ấy anh Ba học được từ phương Bắc khi anh qua chầu bên ấy trước vài ngày xảy ra trận chiến và ngay lúc đang chiến đấu thì có thầy từ bên ấy qua núp sau lưng hỗ trợ.
Anh Lú vốn là người mềm yếu, chịu đau không nỗi bật miệng khóc thét lên một tiếng bi thương, nước mắt tuôn ra xối xả. Anh Tư rán chịu đau, phi thân một mạch về tận sào huyệt của mình ở phương Nam mới lấy lại được tinh thần, uất ức trong lòng bùng ra, rút gươm ra vung chém loạn xạ vào không khí, dân gian gọi là chém gió, miệng hét to lên : Chết mày này, thằng Ít Xì, thằng It Xì, thằng It Xì...Qua đó anh tạo ra một công án với ẩn số toán học X đầy bí hiểm nhưng toàn dân ai cũng biết đó là ai rồi, chỉ có hai anh  giả vờ không biết để đỡ xấu hổ vì đã thua xiểng liểng trong trận "Song Anh chiến Lữ Bố".
Anh Lú sau một thời gian thì hoàn hồn, vốn là người thuộc làu kinh sử nên nhớ lại tích xưa của mẫu quốc là phải  "Tam Anh chiến Lữ Bố" mới đúng bài, bèn vời anh Tư đến bàn thảo.
- Tớ thấy theo tích xưa của thiên triều, phải tam anh mới chiến được Lữ Bố. Ta mới có song anh nên thua là đúng rồi. Bây giờ phải tìm ở đâu ra một "anh" nữa.
Nghe anh Lú nói xong, anh Tư vỗ đùi đánh đét một tiếng, phấn khởi nói:
- Có rồi. "Anh" ấy đang luyện võ dưới chân Hải Vân Sơn, tung hoành ngang dọc, làm vua một cõi ở Trung phần với 72 đường Hải Vân Kiếm pháp. Có "anh" đó ra là mình đủ bộ tam sên.... ủa quên bộ "tam anh".
Anh Lú tỏ ra boăn khoăn:
- Cậu Bá ấy tớ biết, đang thèm muốn một chức vương trong triều đình, bao lần ra nhưng chưa được. Nhưng theo tích xưa, tớ là văn nhân nên đóng vai Lưu Bị, cậu có vóc dáng cao ráo, mặt tuy hơi đen vì rỗ nhưng lòng lại đỏ và thẳng ruột ngựa nên đóng vai Quan Công. Còn cậu ấy không có gì giống Trương Phi cả, e rằng đóng vai đó không ổn với tích xưa.
- Cậu ấy cũng có chút giống Trương Phi là rất hung hăng, thêm vào nữa là lòng dạ lại như Tào A Man, có vậy mới ra trị được Lữ Bố. Ta đừng có giáo điều quá, linh động sửa lại tích xưa một tý, phong đại nó lên làm Triệu Tử Long cho nó sướng, rồi triệu nó ra hợp lại với hai ta làm thành một "tam anh". Tam anh mà chiến Lữ Bố thì ắt thành công.

Đang luyện kiếm dưới chân núi Hải Vân, bổng nghe được tin vui từ triều đình truyền tới, anh Bá vui sướng râm ran, ước mơ bao lâu nay đã thành hiện thực, phen này tước vương sẽ cầm chắc trong tay, không vụt đi ở phút tám chín như các lần trước nữa. Như có một nguồn năng lượng bất ngờ truyền vào, anh Bá bừng bừng khí thế, vận công phi thân phóng vút lên đỉnh Hải Vân Sơn. Vừa lên tới đỉnh, anh đã trụ chân đứng nhìn về Bắc phương với đôi mắt cũng mang hình đồng chí, rồi bất thần vung đao ra chém tới tấp vào sương mù và mây gió, miệng hô vang khẩu quyết: Hốt, hốt, hốt hết! Bét, bét, bét hết! Nhốt, nhốt, nhốt hết!
Tuy mới chém gió vậy thôi, nhưng 72 đường của Hải Vân kiếm pháp uy lực kinh hồn tạo ra sự vang động khắp bốn phương tám hướng làm cho dân tình lâu nay quá tuyệt vọng và chán ngán đám tham quan ô trọc triều đình cũng hồ hởi phấn khởi hò reo ăn theo khắp mọi nơi.

Đang nằm ưỡn bụng thụ hưởng sau chiến thắng vang trời , anh Ba Lữ Bố bổng dưng nghe tiếng động lạ vang vọng đến từ Trung phần, bèn quát hỏi cận thần:
- Cái gì nó cù vào mông ta làm ta nhột nhột mất ngủ dzậy?
- Thưa anh, đó là thằng Bá nhãi ranh được hai anh kia tâng bốc đưa ra triều ca để hợp thành tam anh nhằm chiến với anh đó. Hắn phấn khởi quá nên la hét vang trời gây ra sự ồn ào ...
- Thế chúng mày đâu hết, không phi thân vào đó xuất vài chiêu dằn mặt cho ta. Nhớ là tử huyệt của hắn nằm chỗ cái bụng. Thằng nào mà không ăn, đã ăn vào thì bụng phình to lên nên lòi ra khuyết điểm. Cứ nhắm vào đó mà xuất chiêu thì chắc thắng.
Lũ lâu la bèn bay vào Hải Vân Sơn. Trong lúc anh Bá đang phấn khích múa kiếm la hét, chúng bất thần tung chiêu Hàm Mô Công húc mạnh vào bụng anh Bá...

Khà khà, chuyện tới đó xin tạm dừng lại như xi nê. Chưa biết sẽ ra sao về sau. Anh Bá có thực sự có 72 đường tuyệt kỹ Hải Vân Kiếm Pháp đầy uy lực để hóa giải độc chiêu Hàm Mô Công, hay là cũng giống như 72 đường Tịch Tà Kiếm Phổ của nhà họ Lâm, chỉ là hư danh dùng để chém gió?
Liệu anh Bá có vượt qua được đòn tấn công phủ đầu vào bụng, ra được chốn triều ca để tụ hợp với anh Lú và anh Tư tạo thành "Tam anh Lú Bá Tư", chiến đấu chống lại anh Ba Lữ Bố đầy quyền lực hay không, đón đọc hồi sau sẽ rõ. (còn nữa)
HNC




Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh


Blogger Điếu Cày bị cấm thăm nuôi trong dịp Tết


Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày.
Blogger Điếu Cày bị cấm thăm nuôi cho đến sau Tết Nguyên Đán, theo thông tin từ gia đình.


Họ lập ra sẵn kế hoạch để ngăn chặn em thăm gặp bố em trong dịp Tết này vì mỗi lần thăm gặp dịp Tết bố em đều có một bài viết ra, gửi lời chúc Tết ra cho bạn bè và sẽ được đăng tải lên mạng. Và đó là một cái tinh thần họ rất sợ...
Theo quy định, người thân được phép thăm gặp Điếu Cày vào mỗi thứ tư đầu tiên trong tháng, nhưng chính quyền đã gửi thông báo chính thức cho con trai anh, cấm thăm gặp Điếu Cày trong hai kỳ kể từ ngày 7/1 đến 6/2, viện dẫn lý do ‘không tuân thủ mệnh lệnh của cán bộ tổ chức thăm gặp’.

Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày, nói với VOA Việt ngữ:

“Họ lập ra sẵn một kế hoạch để ngăn chặn em thăm gặp bố em trong dịp Tết này vì mỗi lần thăm gặp dịp Tết bố em đều có một bài viết ra, gửi lời chúc Tết ra cho bạn bè và sẽ được đăng tải lên mạng. Và đó là một cái tinh thần họ rất sợ. Họ sợ tất cả mọi thứ. Cho nên dịp Tết này họ quyết tâm làm nên chuyện này.”

Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày
​​Anh Dũng cho biết trong lần thăm gặp Điếu Cày gần đây nhất sau phiên phúc thẩm vào ngày 2/1/2013, cuộc trò chuyện của hai cha con đã bị cản trở rất nhiều và cán bộ trại giam đã dùng bạo lực khi nội dung thăm hỏi có liên quan đến phiên xử và vụ án. 

“Bản án phúc thẩm họ đã tuyên rồi mà họ lại hoàn toàn không để cho em và bố em nói chuyện về bất cứ vấn đề gì liên quan đến vụ án. Tất cả những lần gặp như thế này đều có cảnh bạo lực xảy ra hết. Họ bẽ tay và bắt em phải ngồi lại bàn. Họ dùng luật lệ miệng. Họ không thể ghi ra giấy một luật lệ nào hết. Thậm chí giấy họ gửi về cấm em thăm gặp bố em, họ cũng không thể dẫn chứng được bất kỳ quy định nào mà em đã vi phạm. Thậm chí bố con em không nói chuyện liên quan đến vụ án như bố em dặn em phải ra ngoài tìm đọc những sách báo viết về dân chủ, về Tuyên ngôn Nhân quyền, thì họ ngay lập tức ngăn chặn, không cho nói chuyện tiếp. Đợt thăm gặp đó, em chỉ gặp được bố em 15 phút mà hết 10 phút là họ ngăn chặn và la hét rồi. Họ nói: ‘Anh vi phạm quy định trại giam, chỉ hỏi thăm sức khỏe thôi, không được nói đến phiên tòa hay bất kỳ chuyện gì khác hết.’ Em và bố vô cùng bức xúc.” 

Bản án phúc thẩm họ đã tuyên rồi mà họ lại hoàn toàn không để cho em và bố em nói chuyện về bất cứ vấn đề gì liên quan đến vụ án. Tất cả những lần gặp như thế này đều có cảnh bạo lực xảy ra...
Người nhà Điếu Cày cho biết sẽ có đơn khiếu nại về việc này để bày tỏ sự phản đối chứ không hy vọng được giải quyết.

“Em sẽ làm đơn khiếu nại gửi cho trại giam và các cấp cao hơn để vạch mặt họ, để họ rõ rằng họ không thể làm những gì không đúng pháp luật, không thể làm theo cách của họ như thế được.”

Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị giữ y án lần lượt là 12 và 10 năm tù trong phiên phúc thẩm hôm 28/12 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân kêu gọi dân chủ, chỉ trích các chính sách của nhà nước, phản ánh bất công xã hội, và chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.

Kết quả phiên xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG đã gây bất bình và thất vọng cho công luận quan tâm, với những lời lên án mạnh mẽ từ giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu, và cả Liên hiệp quốc về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Copy từ: VOA

XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ



Tù Nhân Chính Trị Trần Tư tại nhà tù nhỏ BA SAO
Nguyễn Thu Trâm - Xuân lại về, một mùa đoàn viên nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Dù tất bật mưu sinh trên khắp mọi miền của đất nước, dù cơm vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ lành, nhưng Xuân về Tết đến mọi người Việt Nam đều trở lại quê nhà để sum họp với gia đình để vui Xuân, đón Tết, để tống cựu, nghênh tân, để tiễn đưa những buồn đau, những đen đủi những bất hạnh của năm cũ và đón nhận những niềm vui, những phước hạnh và những điều an lành trong năm mới. Xuân về, Tết đến cũng là dịp để người ta dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp cùng những ước vọng cho một năm mới, ấm no hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn, dân chủ hơn và nhân quyền hơn. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì những ngày Xuân ở quê nhà cũng ấm cúng hơn gấp vạn lần so với những ngày Tết đến, Xuân về nơi khám lạnh của những người đã dấn thân vì nền tự do, dân chủ nhân quyền cho quê hướng đất nước và vì quyền sống, quyền làm người của 90 triệu đồng bào mà phải lụy vòng lao lý.
Cùng Bạn Đồng Môn Tại Trường Pellerin (Bình Linh-Huế)
Trong niềm cảm xúc sâu sắc với nỗi niềm của những gia đình có chồng, có cha, có anh có em, có con cái đang trong chốn tù ngục và cũng là sự đồng cảm với thân phận của những tù nhân lương tâm đang phải đón Xuân về nơi ngục tối, tôi xin được trải lòng mình với những dòng tâm bút này, trong những ngày chúng ta chuẩn bị tống cựu nghênh tân, với một mong muốn là người Việt chúng ta dù đang sinh sống ở trong nước hay đã định cư ở nước ngoài, dù đang phải vật lộn với cuộc sống đời thường vì bát cơm, manh áo ở quê nhà hay đã được thành đạt ở các xứ sở tự do, xin chúng ta đừng quên những người đã vì chúng ta, vì đất nước chúng ta, vì dân tộc chúng ta mà đã bao lần rồi không hề có mùa xuân, vì nơi chốn ngục tù, dù Xuân về Tết đến cũng chỉ có tiếng kẻng tù, có tiếng cùm khua hay tiếng thở dài não nuột, cô đơn của những bạn tù sắp về bên kia thế giới mà vẫn không biết người thân của mình đang làm gì, ở đâu trên cõi đời này trong những ngày đón mừng Xuân mới. Bởi chúng ta từng có những chiến dịch rầm rộ, lên tiếng ủng hộ hay vận động cho những người vừa lụy vòng lao lý, như các nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, như sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên hay cho 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành vừa bị đưa ra xét xử tại một phiên tòa mọi rợ, phi nhân, phi pháp và bất công của cộng sản tại Nghệ An, nhưng chẳng bao lâu thì mọi chuyện đã lại trở nên yên ắng, những người tù dường như lại bị lãng quên, để cộng sản có cơ hội tiếp tục đàn áp, nhục hình họ trong các nhà tù và tiếp tục bắt bớ, kết án những người yêu nước khác vừa mới dấn thân. Tất nhiên đối với những tù nhân chính trị đã chịu đựng cảnh tù ngục nhiều năm hơn, thì cuộc sống trong chốn lao tù của họ càng khủng khiếp hơn và họ lại càng bị người đời lãng quên hơn: Đó là trường hợp mà chúng tôi xin được trình bày hôm nay về một tù nhân chính trị bất khuất, xuyên thế kỷ, ít được người đời biết đến, ít được ai từng nhắc nhở hay vận động cho, ấy là tù nhân chính trị TRẦN TƯ.

Ông Trần Tư tại Công Ty Du Lịch của mình tại Hoa Kỳ
Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường  Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.
Năm 1960, ông Trần Tư gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài gòn để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981. Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.
Ông Trần Tư ở Một Lớp Học Tiếng Anh ở Trại Tỵ Nạn Sikiw-Thái Lan
Không lâu sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, ông Trần Tư đã thành lập công ty dịch vụ du lịch ASIA TRAVEL nhằm tạo lợi tức để giúp đở cho các thuyền nhân còn kẹt lại tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan.
Ông Trần Tư đang cứu trợ tại trại phong Thanh Bình
Sau 4 năm  định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư  nhập nội trong vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các bệnh nhân Phong đang  điều trị tại trại phong Thanh Bình, xã An Khánh, Thủ Thiêm, bên kia sông Sài gòn. Trong chính thời gian về nước làm từ thiện này, ông Trần Tư đã xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp những người yêu nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh một cách ôn hòa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.  
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ. 
Cơ quan anh ninh của CSVN tến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An Bình, An Phú, quận Thủ Đức, và đã tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án của CSVN tại Sài gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Biên Bản Khám Xét Nhà  và Bắt Giữ Ông Trần Tư ngày 05 tháng 3 năm 1993 tại Sài gòn
 Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị  đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương văn Sương, ông Lê Trọng Quang, hai anh hùng Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở nhà tù nhỏ đó.
 Một số tù nhân khác còn sống sống sót đã lần lượt đã mãn án tù và đã trở về với gia đình.  Một số khác có quốc tịch Mỹ đã được sự can thiệp của chính phủ Mỹ và đã  được trở về Mỹ như các anh hùng  Lý Tống, Jimmy Quỳnh. Riêng ông Trần Tư, vì mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đã không cúi đầu trước bạo quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao, khi đến nay ông đã bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lý.
Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu và cùng với số tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đã thu giữ như là một bằng chứng để chúng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, những người thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại thì hoàn toàn làm ngơ trước bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên phạt ông, bởi trong tổ chức đã một số người đã vu cáo rằng ông Trần Tư đã biển thủ số tiền 195.000 Mỹ Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài gòn, thật oan khuất cho một chính khách đã dấn thân, đã hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân, của gia đình khi đã định cư trên đất Mỹ, đã thành lập được ASIA TRAVEL với lợi tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ các quyền làm người.
Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đã liên lạc với các tổ chức Human Rights Watch Asia và với Amnesty International và được họ cung cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi cơ quan an ninh tiến hành khám xét tư gia của ông tại Sài gòn. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét và tịch thu tài liệu và tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi họ bắt giam ông Trần Tư với mong mõi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền 195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đã nghi oan cho ông Trần Tư. Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu tang vật này, chúng tôi đã hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân chính trị Trần Tư, bởi một người đã từng thừa hưởng một nền giáo dục căn bản của các frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có lòng tin kính như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa và khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ thì ông Trần Tư không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông như thế.
Trở lại với chế độ cộng sản Việt Nam, ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy này không biết còn mối nguy hiểm nào cho chế độ cộng sản từ người tù xuyên thế kỷ Trần Tư này nữa không? Sao đảng và nhà nước CSVN vẫn còn úy kỵ điều gì mà chưa trả tự do cho ông một người tù chính trị xuyên thế kỷ? Một điều thật mĩa mai là chế độ cộng sản Việt Nam hiện đang vẫn còn giam giữ những tù nhân chính trị cao niên như ông Trần Tư, như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, như cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa Lê Văn Tính, như Cư sỹ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, như cựu Đại Úy, Nhạc Sỹ Nguyễn Hữu Cầu… đều là những người đã bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm… Với một chuổi các bản án dài hơn cả đời người như thế thì liệu Việt Nam có tôn trọng một tí chút quyền làm người nào nữa không? Sao lại dám đệ nạp hồ sơ ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2013-2016: Thật ô nhục cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đến mức không thể nào còn có thể ô nhục hơn!
Chúng tôi cũng không biết được liệu các Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ở hải ngoại, các cá nhân, tổ chức Ủng Hộ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội và Tổ Chức Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của người Việt ở hải ngoại có còn nhớ đến người tù chính trị Trần Tư hay không? Không biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Quốc Hội Hoa Kỳ có biết đến sự vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN khi tiếp tục đàn áp khốc liệt những nhà dân chủ, những tiếng nói đối kháng, những nhà đấu tranh ôn hòa cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam và vẫn tiếp tục giam cầm, hành hạ những tù chính trị cao niên như ông Trần Tư, Nguyễn Văn Lía, Lê Văn Tính và Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Cầu… để có cơ sở đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC như một biện pháp chế tài trong mọi mối quan hệ về kinh tế, chính trị và ngoại giao của Việt Nam, để buộc chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, phải thực sự tôn trọng các quyền tự do căn bản, tôn trọng quyền làm người của mọi người dân Việt Nam và phải chấm dứt ngay mọi sự bắt bớ tùy tiện, giam cầm bất công và kết án bừa bãi của các phiên tòa rừng rú tại Việt Nam đối với những người yêu nước.
Kính mong quý tổ chức, quý hội đoàn và cá nhân hãy lên tiếng, hãy khẩn cầu Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kịp thời can thiệp cho người tù xuyên thế kỷ Trần Tư, và các tù nhân chính trị cao niên khác bởi xét cho cùng việc xây dựng và phát triển Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, hay các tổ chức đối kháng khác như đảng Thăng Tiến, như Khối 8406 hay Câu lạc Bộ Nhà Báo tự Do... chỉ là một thiện chí của công dân nhằm cải cách xã hội dân sự cho Việt Nam, nhằm phục hồi đầy đủ các quyền tự do dân chủ và quyền làm người cho dân tộc Việt Nam, là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho đất nước Việt Nam hưng thịnh, phú cường. Do đó bản án mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dành cho tù nhân chính trị Trần Tư cũng như dành cho những người yêu nước khác đều hoàn toàn phi pháp.
Xin đừng để phải có thêm những Nguyễn Văn Trại, những Trương Văn Sương nữa để cộng sản Việt Nam lại có thêm cơ hội giả nhân giả nghĩa đến tận huyệt mộ của các tù nhân chính trị mà đọc lệnh ân xá cho họ sau khi họ đã trở thành người thiên cổ.
Kính mong...
Ngày 17 tháng 01 năm 2013
Nguyễn Thu Trâm

Copy từ: Nguyễn Thu Trâm


Hội Thánh Đấng Christ gặp khó khăn với chính quyền

2013-01-17
Mục sư A Ga là một trong những người truyền đạo theo Hội Thánh Đấng Christ thuộc xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy tỉnh Kontum đã bị công an làm khó dễ và cho biết ông không đựơc phép truyền đạo vì nghi ngờ là Fulro.
RFA files
Mục sư A Ga, một trong những người truyền đạo theo Hội Thánh Đấng Christ

Mặc Lâm : Thưa Mục Sư, mới đây chúng tôi đựơc tin một số giáo hữu cũng như người truyền đạo tại tỉnh Daklak đã bị công an làm khó dễ, họ không cho cử hành các thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, sự thật các vụ việc này là như thế nào ạ?
Mục Sư A Ga : Anh em ở tại tỉnh Daklak vừa rồi rất là khó khăn, họ bị bắt bớ, bị đàn áp từ phía chính quyền rất nhiều, tức là từ đêm 20 khi chúng tôi tổ chức Giáng Sinh ở tại Kontum và đến giờ này thì họ vẫn tiếp tục mời anh em ở tại Daklak.
Mặc Lâm : Khi bị mời như vậy thì nội dung làm việc là gì, thưa Mục Sư?
Mục sư A Ga : Nội dung làm việc ở tại Daklak là vào ngày mùng 8, mùng 9. Đó là chi hội buôn Pon, thuộc xã Ya-pe, xã Madrak, tình Daklak, với Mục sư Y Noen và thầy truyền đạo Y Jon tức là em của Mục sư Noen. Họ liên tục bị công an mời làm việc. Tức là ngày mùng 8 – mùng 9 họ lên huyện Sa Thầy và làm việc với PA-88 của tỉnh Daklak và huyện Madrak.
Công an làm việc với Mục sư Y Noen thì họ bảo là Mục sư Noen phải từ bỏ Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam, bởi vì giáo hội này chưa được cho phép cho nên “Chúng tôi không cho mấy ông sinh hoạt với giáo hội Tin Lành này”. Rồi họ nói với Mục sư Noen rằng “Nếu như mà mấy ông muốn ở với Hội Thánh Tin Lành nào ở Việt Nam hay là với một giáo hội nào đó thì không sao. Riêng với giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam thì chúng tôi không chấp nhận, bởi vì giáo hội này là Fulro lưu vong”.
Ý họ muốn nói tới Mục sư Y Ni ở tại Hoa Kỳ. Họ nói là giáo hội Tin Lành này là của Fulro, tức là Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam là của Fulro sống lưu vong, “Cho nên là nếu như mà ông cứ tiếp tục không chịu từ bỏ là chúng tôi sẽ bắt ông đi tù. Trong tương lai là con cái ông sẽ khó khăn”. Họ nói như vậy đó, thưa ông.
Mặc Lâm : Thưa Mục Sư, Giáo hội Tin Lành Đấng Christ đã có mặt tại Việt Nam bao lâu rồi mà vẫn chưa được cấp giấy phép, thưa ông?
Mục sư A Ga : Nói chung là Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ đến Việt Nam cũng đã sáu bảy năm rồi, chớ đâu phải mới gì đâu! Nhưng họ tiếp tục bị gây khó khăn vì công an kết tội là Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt nam thuộc về Fulro lưu vong. Họ không cho chúng tôi ở trong giáo hội này, trong hệ phái này. Họ tìm mọi cách xóa bỏ Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam ở tại Tây Nguyên của chúng tôi.
Mặc Lâm : Tín hữu và người truyền giáo của Hội thánh Đấng Christ là người Kinh hay dân tộc thiểu số ạ?
Mục sư  A Ga : Dạ. Chúng tôi chỉ có sắc tộc thiểu số không thôi, thưa ông.
Mặc Lâm : Giáo Hội Đấng Christ được bao nhiêu giáo dân và không có nhà thờ thì họ làm lễ vào mỗi Chúa Nhật tại đâu ạ?
Mục sư A Ga : Nói chung giáo hữu ở tại Tây Nguyên rất đông. Chúng tôi có 16 chi hội ở tại Kontum và Gia Lai, Daklak. Chúng tôi chỉ phụng vụ tại gia thôi vì chúng tôi chưa có nhà thờ. Chúng tôi cũng chưa có một tỉnh hội để làm việc, bởi vì họ làm khó khăn cho chúng tôi nên chúng tôi chỉ sinh hoạt tại tư gia thôi.
Mặc Lâm : Xin Mục Sư cho biết lý do gì mà chính quyền lại cho rằng Hội Thánh Đấng Christ do Fulro tổ chức, thưa ông?
Mục sư A Ga : Họ chỉ hiểu lầm Giáo Hội Tin Lành Đầng Christ vậy mà thôi, nhưng sự thật là chúng tôi thờ phụng theo tôn giáo thuần túy thôi. Chúng tôi không có làm việc gì sai trái đâu. Chúng tôi chỉ làm theo lời của Chúa trong Kinh Thánh.
Mặc Lâm : Xin được hỏi Mục Sư một câu cuối cùng. Cho tới nay trong Hội thánh Đấng Christ đã có ai do theo giáo hội này mà bị bắt bớ, bị giam giữ hay là bị đàn áp không, thưa ông ?
Mục sư A Ga : Mới đây thì họ chỉ làm khó khăn và hù dọa anh  em chúng tôi vậy thôi. Hiện nay ở tại Daklak thì họ cũng bảo chúng tôi từ bỏ Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam, và họ nói nếu không chịu từ bỏ thì trong tương lai con cái bị khó khăn, rồi thế này thế khác. Họ hù dọa bắt bỏ tù anh em chúng tôi như là thầy truyền đạo Y Jon, tức là em của Mục sư Y Noen ở tại buôn Pon. Họ hù dọa, gây khó khăn cho anh em chúng tôi. Còn về vấn đề họ đánh đập thì sự thật bây giờ cũng chưa có, thưa ông.
Mặc Lâm : Xin cám ơn Mục sư A Ga đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:



Copy từ:RFA