CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Ngày 17/01/2013, Yahoo giải tỏa trắng: Trần gian sót lại Gã Ăn Mày



Nhà Ăn Mày vẫn còn tồn tại ở đây

Điếu Cày tố cáo sự phi pháp của phiên tòa (3)


Điếu Cày tố cáo sự phi pháp của phiên tòa (3)


VRNs (17.01.2013) – Sài Gòn – Sau khi nhận được Bản án sơ thẩm, blogger Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày đã có đơn kháng cáo, ký ngày 28.09.2012. Trong Bản kháng cáo, blogger Điếu Cày tố cáo sự sai trái của toàn bộ quá trình tố tụng của Công an, Viện kiểm sát và Tòa án đối với anh.
Anh viết: “Đây là một vụ án có quá nhiều vi phạm trong quá trình điều tra:
1. Khám xét nhà 57/31 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q.3 của bà Dương Thị Tân là người không liên quan gì đến vụ án. Địa chỉ này không phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của tôi trước khi bị bắt lần đầu, 19.04.2008.
2. Ngăn cản luật sư tham gia trong quá trình điều tra. Thông báo chậm trễ (3 tháng). Không cấp giấy chứng nhận bào chữa trong quá trình điều tra, mà không đưa ra được quyết định cấm luật sư tham gia trong quá trình điều tra của VKSND TP.HCM.
3. Ngang nhiên tước đoạt quyền lợi chính đáng của bị can, phá hoại chính sách nhà nước đối với bị can, lừa dối bị can, cản trở không cho bị can thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Cụ thể:
- Tôi được chuyển từ trại giam PA 92 đến trại giam B34, Bộ công an, ngày 12.11.2010 đến ngày 29.04.2011. Trại giam B34, BCA không thông báo nơi giam giữ tôi cho gia đình tôi theo quy định pháp luật.
- Trại PA 92 vẫn tiếp tục lừa dối gia đình tôi để nhận quà và tiền gởi lưu ký của gia đình tôi ở trại PA 92 mỗi tháng hai lần. Hậu quả là trong suốt thời gian tôi bị giam giữ ở trại giam B34 BCA, tôi không được gia đình thăm nuôi theo chính sách của nhà nước đối với bị can.
Sau hơn 3 tháng đấu tranh với những sai phạm của an ninh điều tra, tôi đã tuyệt thực để phản đối với yêu cầu:
+1. Phải để luật sư tham gia trong quá trình điều tra.
+2. Phải thông báo cho gia đình tôi đến thăm nuôi tôi tại trại giam B34 BCA, và thực hiện đầy đủ chính sách nhà nước đối với bị can. Chấm dứt lừa dối gia đình tôi tại trại giam PA 92.
Tôi yêu cầu trại giam B34 BCA cung cấp giấy viết để viết đơn khiếu nại, tố cáo nhưng không được đáp ứng. Cuộc tuyệt thực kéo dài 28 ngày cho đến ngày 06.03.2011, lúc đó, trại giam B34 mới đưa tôi đi cấp cứu ở bệnh viện 30.04″.
Ngoài ra anh Nguyễn Văn Hải còn đưa ra nhiều điều vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Một trong những vấn đề đó là phiên tòa “không chứng minh được sự không liên hệ giữa người bị hại và người tiến hành tố tụng. Bị hại do bản cáo trạng nêu là Đảng cộng sản VN. Những người tiến hành tố tụng có phải là đảng viên Đảng cộng sản VN hay không?”
Từng vấn đề blogger Điếu Cày đề cập chứng tỏ từng giai đoạn của tiến trình tố tụng vi phạm luật nghiêm trọng. Có dấu hiệu, những người nhân danh luật pháp để xét xử đã xem thường, như không có, luật pháp mình đang dùng xét xử. Tất cả chỉ diễn tả ý chí của nhà cầm quyền muốn bỏ tù công dân, mà không cần có căn cứ pháp luật nào cả.
Sau đây là nguyên văn 3 trang của bản kháng cáo do anh Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày viết tại trại PA 92.
Pv. VRNs
 




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


Công an Hà Nội vi phạm pháp luật: Ghép tội trốn thuế, bắt giam thai phụ


Công an Hà Nội vi phạm pháp luật: Ghép tội trốn thuế, bắt giam thai phụ

Đăng bởi lúc
VRNs (17.01.2013) – Hà Nội – Hôm qua, ông Trần Đình Huy đã gởi một lời Kêu cứu khẩn cấp đến các tổ chức Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung Ương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Các tổ chức bảo vệ bà mẹ, trẻ em Việt Nam và Quốc Tế, Các bà mẹ đang mang thai trên toàn thế giới, Các cơ quan truyền thông Việt Nam và Quốc Tế, để xin mọi người lên tiếng cứu vợ ông là bà Nguyễn Thị Oanh đã bị bắt và tạm giam một tháng qua, vì là trợ lý cho một giám đốc bị gán ghép cho tội trốn thuế.
Trong thư, ông Huy viết: “Theo điều 2 khoản 88 Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2003 có quy định như sau: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ rang thì không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Theo tôi được biết xưa nay chưa ai bị bắt khẩn cấp vị tội trốn thuế, trong khi vợ tôi là một công dân tốt, chưa có tiền án tiền sự, đang mang bầu bước sang tháng thứ 3 mà lại bị bắt khẩn cấp trong đêm với tội danh tòng phạm trốn thuế. Cùng với những hành vi giam giữ hà khắc đối với vợ tội hiện nay là điều hết sức vô nhân đạo đối với một phụ nữ mang thai”.
Một lần nữa công an Hà Nội đã vi phạm pháp luật về tố tụng. Tình trạng vi phạm pháp luật của ngành công an càng ngày càng nhiều và càng công khai, kể từ năm 2008 đến nay. Liệu đất nước này đang được điều hành bằng pháp luật hay chỉ đơn giản là hành động tùy tiện của công an?
VRNs xin chuyển lời Kêu cứu khẩn cấp của ông Huy đến với mọi người.
Pv. VRNs
Cô Nguyễn Thị Oanh chụp hình tại công ty, trước lúc bị bắt





Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


 

Cuộc “xin xỏ” gian nan


VRNs (16.01.2013) – Long An – Mặc dù bộ luật tố tụng hình sự không hề có quy định “không cho thân nhân và luật sư gặp bị can trong giai đoạn điều tra” nhưng công an cộng sản VN luôn ngăn cản. Chỉ có một lý do duy nhất giải thích việc làm này là công an muốn uy hiếp tâm lý của các bị can, cách ly để làm áp lực để bị can làm theo ý họ muốn. Đây là một biện pháp vô nhân đạo của công an, Thế mà nhà cầm quyền cứ ra rả điệp khúc “nhà nước VN rất nhân đạo”.
VRNs xin giới thiệu trường hợp của gia đình Đinh Nguyên Kha, người bị bắt cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
———————–
Cuối năm, hàng xóm đua nhau dọn nhà, quét tường, sơn cổng. Nhà nào nhà nấy huy động rể, dâu, con cháu nội ngoại làm việc tất bật. Mẹ đi ngang, đứng lại, ngoái nhìn. Bà hàng xóm gặng hỏi:
- Nhà chị có đứa nào về dọn dẹp chưa? Năm nay ăn Tết lớn không?
- Chưa. Tết năm nay chắc nhỏ.
Mẹ trả lời vội, bước đi lẹ hơn vì sợ bà hàng xóm lại buôn chuyện, vậy mà cũng không thoát.
- Thằng út chị ở tù chừng nào ra? Tết này có đi thăm nó được không?
Lời bà hàng xóm theo gió với theo, Mẹ lại càng bước đi nhanh hơn, bỏ lại sau lưng những câu trả lời bỏ ngỏ.
Tối, Mẹ xé một trang giấy tập, ngồi ngay cái bàn cạnh cửa sổ hướng ra mé sông. Viết vài dòng, mẹ lại ngẩng đầu lên ngó ngó về phía nhà bếp, nơi cái tủ chứa lương thực chuẩn bị cho chuyến đi thăm thằng út sắp đến.
Sáng hôm sau, 6g Mẹ nhắn tin: “Con soạn và in cho Mẹ lá đơn theo mẫu, Mẹ nhét ngay kẹt cửa. 7g mẹ lấy”.
Tôi bước xuống, mở cửa, lá đơn nằm đó tự bao giờ. Nét chữ cứng cáp, dứt khoát, đè nặng trên trang giấy:
ĐƠN YÊU CẦU ĐƯỢC GẶP MẶT CON
Kính gửi: Đại tá Nguyễn Sáu – P. Giám đốc Công An Tỉnh Long An
………..Tôi mong muốn gặp con, động viên tinh thần và tiếp tế lương thực cho những ngày tết trong chốn lao tù của nó vào ngày 25-11-2013. Mong ông suy xét. Xin chào ông…………”
7g30, Mẹ có mặt tại công an Phường 6 để chứng thêm 1 đơn xin gặp mặt theo mẫu của trại giam 159 Long An.
9g30, Mẹ đứng trước cổng công an tỉnh Long An. Mẹ chìa 2 lá đơn cho bảo vệ cổng và yêu cầu được vào phòng tiếp dân.
Tại phòng tiếp dân.
- Tôi cần gặp ông Nguyễn Sáu để đưa 2 lá đơn. Tui xin gặp mặt và thăm nuôi con tui là thằng Đinh Nguyên Kha bị giam ở 159 Nguyễn Đình Chiểu. Ông Sáu là người bắt con tui, nay tui muốn gặp ổng để xin gặp mặt nó. Chuyện này chắc chắn ổng sẽ giải quyết được.
- Dạ chị ngồi chờ một chút – phòng tiếp dân cầm 2 lá đơn mang đi.
Lát sau, đồng chí Huỳnh Văn Nhựt, phó trưởng phòng PA92 ra gặp mặt mẹ tôi và nói: “Vấn đề của chị không giải quyết được”. Mẹ không đồng ý với câu trả lời của người đại diện như vậy được.
- Tui xuống đây để gặp ông Sáu, tui đâu có gặp chú. Thấy chú là tui ngán lắm rồi, chú không bao giờ nói thật điều gì. Tui không tin chú.
Nói xong, mẹ bỏ ra ngoài, đi thẳng qua phòng thanh tra CA Tỉnh đối diện đó. Mẹ yêu cầu được giải quyết thỏa đáng yêu cầu nhỏ nhoi trong đơn.
Tại phòng thanh tra CA Tỉnh, mẹ hỏi một đồng chí trực văn phòng:
- Chú xem cho tui tờ đơn, tui viết và yêu cầu như vầy có hợp lý không? Chú giải quyết cho tui. Được hay không được, thiếu sót chỗ nào tui về làm lại chỗ đó. Không thì sắp xếp cho tui gặp ông Nguyễn Sáu, ổng trực tiếp dân ngày nào? Chú nói để tui xuống gặp ổng. Ổng phải gặp mặt trực tiếp nói chuyện với tui chứ không thể nào phái người này người kia ra tiếp được.
Cầm 2 lá đơn đọc tới đọc lui, hơi chút bối rối, đồng chí này mới nói:
- Dạ chị chờ một chút, để em đi xin ý kiến.
Chạy tới, chạy lui, vào hết phòng này đến phòng khác, cuối cùng quay lại, đồng chí nói:
- Vụ này không giải quyết được chị à. Con chị còn trong vòng điều tra chưa cho gặp mặt. Ngày Tết cũng vậy, tụi em không làm gì khác hơn được.
- Vậy hả? Pháp luật Việt Nam luôn khoan hồng độ lượng, tính nhân văn xã hội đặt lên hàng đầu, vậy vụ này không nhân văn hả?
Mẹ thấy đồng chí nọ nín thin, không nói, không cử động, mắt xa xăm. Thôi, cũng khó, về vậy.
Mẹ cám ơn đồng chí nọ, xách ba lô, nón bảo hiểm, tay cầm 2 lá đơn bước ra cổng bỏ lại những ánh mắt tò mò dõi theo đến tận bên kia đường.
Về nhà, Mẹ trả lại cho tôi 2 lá đơn, mặt buồn xo, tôi cũng chẳng hỏi.
“….Thưa ông Nguyễn Sáu, theo tôi được biết, Ông là người có quyền quyết định bắt giữ và giam cầm con tôi trong thời gian qua. Theo đạo lý của người Việt Nam, Tết là ngày sum hợp gia đình, cúng bái tổ tiên, chúc phúc con cháu. Là một người mẹ, tôi cảm thấy xót xa khi nhìn thấy con trong chốn lao tù hơn 03 tháng nay. Ông cũng là một người cha, chắc ông củng thấu hiểu nỗi lòng của cha mẹ….”
Chắc gì ông đã hiểu?
Đơn viết ngày 14 tháng 01 năm 2013




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực"


Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: "Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực"

Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)
Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)

Tú Anh
Nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thu thập chữ ký kêu gọi hủy bỏ điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự. Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 13/01/2013 cho đây là một âm mưu xóa bỏ chế độ bằng diễn biến hòa bình. Theo lập luận này, các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận quyền công dân là "bảo vệ chế độ" và cao hơn nhân quyền. RFI đặt câu hỏi với Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức.


Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền
 
16/01/2013
 
 
RFI : Các trí thức Việt Nam cho rằng Điều 88 ‘‘bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” và “gây nguy hiểm cho trí thức”, ISHR đánh giá như thế nào?
Vũ Quốc Dụng : Điều 88 ‘‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam’’ thuộc về chương ‘‘Các tội xâm phạm an ninh quốc gia’’của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (BLHS) là một công cụ đàn áp chính trị chứ không phải là một điều luật bình thường. Chúng ta có nhiều minh chứng cho điều này. Trước hết các từ ngữ và nội hàm của điều này rất mơ hồ và không được sách luật nào ở Việt Nam giải thích cho thấu đáo.
Ngay cả các luật sư tại Việt Nam cũng bị bắt vì những cáo buộc vi phạm điều 88. Chính luật sư tốt nghiệp ở Mỹ như Lê Công Định, luật gia tiến sĩ của Pháp là Cù Huy Hà Vũ, luật sư tốt nghiệp ở Việt Nam như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật lẫn những luật gia mới tốt nghiệp như AnhBaSg Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần cũng không thể nào hiểu nổi điều 88.
Sự mơ hồ này giúp cho công an, viện kiểm sát và tòa án tha hồ suy diễn tùy tiện để bắt giam và kết án. Hơn một trăm tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay đều có dính dáng ít nhiều đến những cáo buộc về tội tuyên truyền chống nhà nước. Trong những bản kết luận điều tra, cáo trạng và bản án của họ chúng tôi thấy lúc nào cũng thấy ẩn hiện điều 88. Việc dùng tội danh nào để cuối cùng kết án họ lại là một vấn đề khác nhưng rõ ràng họ bị làm tội vì không cùng chính kiến với chế độ cộng sản tại Việt Nam. Cho nên điều 88 - mà nhiều nhà hí họa đã vẽ thành 2 cái còng số 8 khóa môi người Việt Nam – như một lưỡi kiếm Damoclès treo lơ lửng trên đầu mọi người.
Việc áp dụng điều 88 tùy tiện đến nỗi họ không biết nó sẽ phập xuống lúc nào. Bắt họ hay xử tội họ lúc nào là quyền của công an. Hiệp hội Nhân quyền quốc tế (ISHR) cho rằng việc soạn thảo một điều luật 88 mơ hồ và việc áp dụng điều 88 một cách tùy tiện là một sự cố ý, cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực và không thể xác định được một cách rõ rệt. Chính sự sợ hãi này đã bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên tất cả các lãnh vực từ báo chí, thông tin, truyền thông, internet, đến tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam chứ không phải chỉ trong lãnh vực chính trị và xã hội.
Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong danh sách của bản kêu gọi bỏ điều 88 BLHS và Nghị định 38 vào ngày 25/12/2012 vừa qua đã có chữ ký của những đại diện rất có uy tín trên tất cả những lãnh vực này. ISHR cho rằng những trí thức này đang thực sự lo sợ khi thấy những phản biện và kiến nghị hợp pháp về chính sách, bộ máy cầm quyền có thể dẫn đến việc truy tố họ. Việc họ lên tiếng tập thể sẽ nhắc nhở chính quyền Việt Nam nên rà soát lại những điều luật lỗi thời - nhất là những điều luật hình sự trong chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia“.
RFI : Việt Nam bị quốc tế chỉ trích về Điều 88. Vậy Điều 88 có vi phạm quyền tự do ngôn luận theo luật quốc tế không ?
Vũ Quốc Dụng : Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cho nên mọi người Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới chờ đợi chính quyền Việt Nam thành tâm và hoàn toàn tuân thủ những điều khoản ghi trong đó, kể cả điều 19 về tự do ngôn luận. Liên Hiệp Quốc và các cơ chế của nó như Ủy ban Nhân quyền là uỷ ban đảm nhiệm việc giám sát thi hành ICCPR cũng như Hội đồng Nhân quyền đã có vô số văn bản để giải thích điều này. Cho nên việc tìm hiểu cho rõ và áp dụng cho đúng không phải là khó.
Chúng tôi xin tóm tắt những vi phạm của điều 88. Trước hết theo luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận gồm có 2 quyền: thứ nhất là quyền tự do có quan điểm riêng và thứ hai là quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Xin lấy thí dụ chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt khi đang ngồi trong nhà riêng và cầm trong tay một tấm giấy ghi chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng.” Xin nhấn mạnh là biên bản bắt chị Nghiên ghi rõ chị bị bắt vì cầm giấy ngồi trong nhà. Chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt đưa đi cải tạo vì đã đội nón lá và quàng khăn ghi chữ “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” ra đứng trước Nhà thờ. Hai chị đã bị xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do có quan điểm, mà theo luật quốc tế, là một nhân quyền tuyệt đối, nghĩa là một nhân quyền không thể bị giới hạn hay xâm phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Về quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 của ICCPR bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại thông tin trong khi điều 88 thì cấm tuyên truyền, làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là ai, bị thiệt hại quyền lợi gì thì đến giờ cũng không ai rõ. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ yêu cầu được đối chất với đại diện Nhà nước, là người bị xem là bị hại trong vụ án của ông, nhưng không được. Công an Việt Nam bắt cả những người nhận được bài từ một địa chỉ email không quen biết, buộc tội cả những bài viết chưa phổ biến tìm thấy trên máy tính, và thường xuyên dẫn chứng bằng những bài viết và bài phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế.
Điều 88 đi ngược hoàn toàn với tinh thần của điều 19 của bản ICCPR và quyền tự do ngôn luận được diễn giải rất rõ trong các bình luận luật học của Uỷ Ban Nhân quyền LHQ. Việc giam giữ công dân Việt Nam theo điều 88 đã nhiều lần bị các cơ quan LHQ lên án, cụ thể, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổ Công tác về Giam giữ Tùy Tiện của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã phải nhiều lần can thiệp trong năm qua. Ngay cả Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Ngôn luận của LHQ cũng không được sang thăm Việt Nam mặc dù đã có yêu cầu từ năm 2002.
Tôi còn nhớ trong đợt Cứu xét Báo cáo Định kỳ toàn Thế giới về Nhân quyền hồi năm 2009, đề tài vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là đề tài bị nhiều quốc gia phê bình nhất. Chúng ta cần biết rằng Điều 88 ra đời năm 1999, nghĩa là, 17 năm sau khi Việt Nam gia nhập ICCPR. Tại sao lúc đó - năm 1999 - và ngay cả đến bây giờ điều 88 không chịu thích ứng với điều ước quốc tế này cho thấy Việt Nam không nội luật hóa những cam kết quốc tế và rõ ràng không thực tâm thi hành những cam kết.
RFI : Lý do an ninh quốc gia thường được chính quyền Việt Nam đưa ra để giới hạn quyền tự do ngôn luận. Vậy lý do này có xác đáng không ?
Vũ Quốc Dụng : Chính luật quốc tế cũng không quan niệm rằng quyền tự do cá nhân phải tuyệt đối nên điều 19 của ICCPR cũng có đặt ra những giới hạn. Nhưng những giới hạn này phải hợp lý để không làm triệt tiêu chính cái quyền tự do ngôn luận. Luật quốc tế biết rằng việc giới hạn rất dễ bị lợi dụng và lạm dụng nên đã đưa ra những qui định rất chặt chẽ.
Như đã trình bày ở trên, điều 19 của ICCPR không cho phép giới hạn quyền tự do có quan điểm vì nó là một quyền tuyệt đối. Đối với quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 cho phép giới hạn để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng bắt phải ra luật đặc biệt thích ứng với hoàn cảnh ngoại lệ này. Trước hết luật quốc tế hiểu “nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia” là khi có xảy ra tình trạng khẩn trương thực sự đe dọa sinh mạng toàn quốc gia và Nhà nước chính thức công bố tình trạng khẩn trương này. Thứ đến, trong đạo luật liên quan, mục đích của việc giới hạn phải được định nghĩa rõ ràng, những biện pháp đưa ra phải liên quan trực tiếp đến mục đích và mức độ của những biện pháp phải có chừng mực tương xứng với mục đích nêu ra.
Điều 88 không thỏa mãn những điều kiện kể trên. Việt Nam đã có hòa bình trong bao năm nay và chưa bao giờ ban bố tình trạng khẩn trương vì quốc gia bị đe dọa toàn diện. Cho nên phải hiểu là cụm từ “an ninh quốc gia” được dùng trong BLHS chỉ là sự an toàn của chế độ cộng sản đương quyền và do đó không phải là trường hợp để áp dụng những giới hạn theo khoản 3 của điều 19 ICCPR.
Có một bài trước đây trên tờ Quân Đội Nhân Dân cũng nêu ra quyền tự quyết về chính trị theo ICCPR để biện minh rằng chế độ chính trị hiện nay cần được bảo vệ. Trong luât quốc tế quyền tự quyết dân tộc liên quan đến tư cách chính trị trên trường quốc tế của một quốc gia, nghĩa là 1 trong 3 tư cách: Độc lập, bị đô hộ hay bị bảo hộ; chứ không liên quan đến thể chế chính trị của một nước. Việc mạo xưng quyền tự quyết dẫn đến hiểu lầm cho rằng chính quyền có toàn quyền xử lý người dân và không cho bất cứ quốc gia nào can thiệp vào.
RFI : Quyền công dân và nghĩa vụ công dân được hiểu thế nào trong quan niệm nhân quyền ?
Vũ Quốc Dụng : Quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch của một quốc gia và được Hiến pháp và luật pháp nước đó bảo vệ. Nhân quyền là quyền của con người, vì họ là người, có giá trị đối với mọi người ở mọi nơi trên thế giới, và được luật pháp quốc tế định nghĩa và bảo vệ. Nói chung quyền công dân không được phép mâu thuẫn với nhân quyền phổ quát. Nếu có mâu thuẫn hay khác biệt thì có thể xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền.
Trong trường hợp này, nếu quốc gia đó là thành viên của một công ước quốc tế thì cơ chế giám sát của công ước này sẽ xem xét trường hợp vi phạm. Nếu không tham gia bất cứ công ước nào và vụ vi phạm nhân quyền là nghiêm trọng thì Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế của nó vẫn tiến hành xem xét. Cho nên không thể tách quyền công dân ra khỏi nhân quyền được và một quốc gia không thể tùy tiện mà xử lý công dân của mình được. Lý luận cho rằng mỗi nước có quyền xét xử công dân phạm pháp của mình theo luật riêng là đúng, nếu luật và việc xét xử không vi phạm luật nhân quyền quốc tế, và là sai nếu vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
Trong tinh thần đó, điều 29 của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, đưa ra trách nhiệm hỗ tương giữa công dân và Nhà nước. Theo đó, người công dân phải có nghĩa vụ đối với "cái cộng đồng mà chỉ trong đó họ mới có thể phát triển một cách toàn vẹn tự do và nhân cách của mình“ trong những giới hạn chính đáng của một xã hội dân chủ. Cho nên ở đây vấn đề nghĩa vụ công dân chỉ đặt ra khi nhà nước cũng phải hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ các nhân quyền cho công dân.
Nói chung, những bài báo viết về nhân quyền trên tờ Quân Đội Nhân Dân thường có cố tình cắt xén chỗ này, lắp ghép khái niệm chỗ kia để biện hộ cho lập trường nhân quyền cá biệt của Việt Nam. Việc làm này sẽ làm cho người dân Việt Nam hiểu sai luật nhân quyền quốc tế và càng làm cho Việt Nam khó hội nhập với quốc tế về mặt nhân quyền.



Copy từ: RFI


 

Nhìn lại hai trận đánh lớn trên biển Đông (1)


Theo thiển nghĩ của tôi, bất cứ trận đánh nào có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền đất nước, dù xét về quy mô tác chiến, lực lượng tham chiến hay vũ khí sử dụng hạn chế, vẫn phải được coi là trận đánh lớn. Trên ý nghĩa đó, hai trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974 và Trường Sa ngày 14.3.1988 giữ VN và TQ là hai trận đánh lớn trên biển Đông.
Mà trận đánh lớn thực sự, bởi ngay từ đầu, lãnh đạo cao nhất của hai bên đã nắm rất vững tình hình và trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ huy trận đánh Hoàng Sa. Hiển nhiên, trận hải chiến Hoàng Sa không phải là một sự xung đột cục bộ ngẫu nhiên mà là một trận đánh mang tầm vóc quốc gia, đã được TQ trù tính kỹ.
Về phía VNCH, trong các ngày 16 và 17.1.1974, Tổng thống Thiệu lúc này đang đi kinh lý miền Trung đã được báo cáo toàn bộ tình hình Hoàng Sa và sự khiêu khích của TQ. Tổng thống trực tiếp viết: “Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng Một: Tìm cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Quốc ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này. Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”. Những người trực tiếp chỉ huy trận đánh từ Đà Nẵng là Đề đốc Lâm Ngươn Tánh và tướng Hồ Văn Kỳ Thoại.
Phản ứng của Tổng thống Thiệu rất nhanh chóng, quả đoán, chỉ thị phát ra rất rõ ràng, thái độ rất kiên quyết vì “sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”. Nói gì thì nói, đó là phẩm chất cần có của một người đang nắm trong tay quyền chỉ huy quân đội. Làm sao chúng ta có thể hiểu nổi khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa mà quân đội lại tự trói tay mình, tuyên bố không can dự, đứng ngoài các tranh chấp trên biển, cho đó là tranh chấp dân sự nên không tham gia?
Cùng lúc đó, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đang thẩm duyệt báo cáo khẩn cấp của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh về hoạt động của hải quân VNCH tại khu vực Hoàng Sa. Mao nhanh chóng phê chuẩn: “Trận này không thể không đánh”. (Năm 1979, Đặng cũng lại nói về cuộc xâm lược VN: “Trận này không thể không đánh”). Diệp Kiếm Anh liền triệu tập Đặng Tiểu Bình, bắt tay vào việc bố trí hành động quân sự nhằm đánh chiếm Hoàng Sa của VN.
Đặng Tiểu Bình là người vốn có uy vọng rất cao trong quân đội TQ, trực tiếp chỉ huy trận đánh Hoàng Sa – trận hải chiến trên biển đầu tiên với nước ngoài của TQ. Ông ta là người có nhiều ân oán đối với VN và lịch sử sẽ không quên các vết nhơ này trong sự nghiệp của ông ta.
Đặng vừa được khôi phục công tác sau mấy năm đi lao động cải tạo ở Giang Tây. Cuối năm 1973, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị tại phòng đọc sách của mình. Mao phán:
- Nay tôi mời đến một quân sư, tên là Đặng Tiểu Bình. Ông này có nhiều người sợ, nhưng làm việc tương đối quả đoán. Ra một thông báo làm Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên quân ủy. Tôi nghĩ phải thêm một Bí thư trưởng cho Bộ Chính trị, song ông không cần cái danh hiệu đó mà Tổng tham mưu trưởng kia. Tôi xin tặng ông hai câu: trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà bên trong là cả một công ty gang thép.
Bối cảnh của trận đánh là bấy giờ, Hiệp định Pari mới được ký kết gần một năm. Hoa Kỳ với chiến lược toàn cầu mới: rút ra khỏi Nam VN, hòa hoãn với LX, đột phá quan hệ với TQ, khai thác sự đối đầu Xô – Trung. Dĩ nhiên VNCH không còn là ưu tiên trong chiến lược của họ nữa. Viện trợ sút giảm và Tổng thống Thiệu đã phải kêu gọi quân đội “đánh theo kiểu con nhà nghèo”. Thêm nữa, Hoa Kỳ đã đi đêm với TQ, bỏ mặc Hoàng Sa cho TQ tấn công. Điều này đã được lịch sử chứng minh. Hoàng Sa – một vị trí ở phía Đông VN có giá trị rất lớn về quân sự, kinh tế không nằm ngoài dã tâm của TQ.
Như vậy, có thể thấy, âm mưu đen tối chiếm toàn bộ Hoàng Sa của TQ đã nung nấu từ rất lâu, chỉ chờ thời cơ là họ ra tay hành động. Chỉ cần nhìn vào sự bố trí lực lượng sau đây của Quân ủy Trung ương TQ là rõ:
- Cử tàu 396, 389 của đại đội tàu quét mìn số 10 thuộc căn cứ Quảng Châu và tàu 271, 274 đại đội săn tàu ngầm số 73 căn cứ Du Lâm trong 2 ngày 17, 18 phải có mặt ở vùng biển phụ cận cụm đảo Vĩnh Lạc, Hoàng Sa để làm nhiệm vụ tuần tra.
- Lệnh cho quân khu Nam Hải cử 4 trung đội vào đóng trên 3 đảo Tấn Khanh, Tham Hàng, Quảng Kim.
- Căn cứ Quảng Châu cử tàu 281, 282 của đại đội săn tàu ngầm số 74 vào gần cụm đảo Vĩnh Lạc làm nhiệm vụ cơ động.
- Đặt sở chỉ huy trên biển trên tàu 271 thuộc đại đội săn tàu ngầm số 73.
- Để phối hợp hành động của hải quân, Quân khu Quảng Châu lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 phi đội máy bay chiến đấu, bay trinh sát tuần tra trên bầu trời cụm đảo Vĩnh Lạc, đồng thời yêu cầu không quân thuộc quân khu Quảng Châu cử một bộ phận làm nhiệm vụ sẵn sàng chi viện.
Do không đủ thông tin, một số tài liệu cho rằng lực lượng hải quân VNCH mạnh hơn, vì có tàu to hơn? Thực ra, hải quân VNCH chỉ có hai tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Lý Thường Kiệt, khu trục hạm Trần Khánh Dư và hộ tống hạm Nhật Tảo. Còn TQ đã giương bẫy chờ sẵn, cộng thêm so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho phía TQ.
Nhưng sự quyết tâm, lòng dũng cảm của hải quân VNCH làm cho quân TQ cũng phải nể phục. Sau đây là mô tả của Sa Lực Mân Lực – tác giả TQ:
“Sáng sớm ngày 18.1, tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của Nam VN trong mấy ngày qua vẫn lởn vởn ở vùng biển gần đảo Cam Tuyền, lại đến gần tàu cá (?) số 407 của TQ, dùng loa gào thét, buộc tàu cá TQ phải ra khỏi vùng biển này. “Không đi, coi chừng chúng tao sẽ tiêu diệt cả tàu lẫn người bây giờ” – viên sỹ quan Nam VN đe dọa. Trong khi đe dọa không có kết quả, cáu tiết, tàu Trần Khánh Dư chạy hết tốc lực, lao thẳng vào tàu cá 407, phá hủy buồng lái của tàu”.
“Sáng sớm ngày 19.1, sau một ngày “thi gan” với hải quân TQ, hải quân Nam VN quyết tâm lợi dụng tàu chiến hòng nuốt chửng các tàu tuần tiễu có trang bị kém hơn của hải quân TQ (?), tiến tới chiếm cả cụm đảo Vĩnh Lạc”.
“Hai tàu Lý Thường Kiệt và Sóng Gầm (có lẽ chỉ hộ tống hạm Nhật Tảo) giàn sẵn thế trận từ vùng biển phía bắc đảo Quảng Kim tiếp cận biên đội tàu hải quân TQ. Còn hai tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng thì từ phía Nam tiếp cận hai đảo Tham Hàng và Quảng Kim”.
“Tàu Lý Thường Kiệt giương cao nòng pháo, lao thẳng vào biên đội hải quân TQ. Ỷ vào thế có lớp vỏ thép dày, tàu Lý Thường Kiệt không những không thay đổi hướng đi, ngược lại còn dùng mũi tàu húc thẳng vào tàu 396, làm hỏng cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy quét mìn”.
“Tàu Lý Thường Kiệt ngang nhiên đi giữa 2 tàu hải quân TQ, lao về phía đảo Tham Hàng, Quảng Kim, sau đó thả 4 xuồng cao su, chở hơn 40 tên sỹ quan binh sỹ Nam VN đổ bộ lên đảo ngay trước mặt tàu chiến TQ”.
“Sau khi chiếm lĩnh vị trí có lợi ở vòng ngoài, cả 4 tàu chiến hải quân Nam VN bỗng nhiên đồng loạt nổ súng vào 4 tàu chiến của biên đội hải quân TQ. Dưới làn pháo dày đặc của tàu địch, tàu chiến của hải quân TQ liên tiếp bị trúng đạn, một số nhân viên bị thương”.
 (còn tiếp)



Copy từ: Lê Mai


'Không có chứng cớ quy tội anh Quân'


Ông Nguyễn Quốc Quân, Việt kiều Mỹ bị chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi tháng 4 năm ngoái sắp sửa ra tòa tại Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật hình sự.
Từ tiểu bang California, Hoa Kỳ, vợ ông Quân là bà Ngô Mai Hương xác nhận với BBC phiên tòa sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới ngày 22/1.
Luật sư của ông Quân đã được chính quyền chấp nhận là bà Nguyễn Thị Ánh Hương.
Ngoài ra ông Quân cũng đề nghị hai luật sư khác đứng ra bào chữa là Lê Quốc Quân và Nguyễn Văn Đài. Tuy nhiên, luật sư Quân vừa bị bắt với cáo buộc ‘trốn thuế’ trong khi Luật sư Nguyễn Văn Đài bị chính quyền từ chối vì ‘nhân thân không tốt’, bà Hương nói.
Bà Hương cho biết luật sư Ánh Hương sẽ bào chữa cho ông Quân theo hướng ‘không có làm gì vi phạm theo luật pháp Việt Nam’.
“Khi chồng tôi về Việt Nam anh không có mang theo chứng cứ gì để quy anh vào tội hoạt động lật đổ chính quyền,” bà nói.
Tuy nhiên bà cũng quan ngại rằng tòa án Việt Nam ‘không xử theo điều luật’.
“Giống như họ viết sẵn bản án vào túi chứ không có theo điều luật nào cả,” bà giải thích.
Về hy vọng vào phiên tòa, bà nói bà mong chính quyền Việt Nam ‘sẽ không giữ anh ấy lâu’ trước áp lực của quốc tế và của Chính phủ Hoa Kỳ.
“Khi làm công việc này, anh Quân đã chấp nhận rủi ro là có thể bị tù đày. Anh có nói với tôi là công việc này cần thiết và xứng đáng,” bà kể.
“Nếu mà không may thì anh cho đó là cách anh chia sẻ gian nan cùng với các nhà dân chủ trong nước.”



Copy từ: BBC


Lo ngại cho sức khỏe của 2 nữ tù nhân lương tâm


2013-01-16
Hai tù nhân lương tâm Mai thị Dung và Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tại tại giam K5 tỉnh Đồng Nai. Gia đình họ vừa đi thăm về và cho biết một số thông tin về tình cảnh của họ trong tù.
RFA file
Cựu tù nhân Võ Văn Bửu (hình bên trái) và vợ là tù nhân Mai Thị Dung (hình bên phải)

Đày đọa

Ông Võ Văn Bửu, chồng bà Mai thị Dung, vừa đi thăm vợ tại nhà tù K5 ở Đồng Nai hôm ngày 15 tháng giêng về cho biết tình hình của vợ ông khi ra gặp mặt người thân như sau:
Sức khỏe cũng như những lần đi thăm trước, khi ra phải có người kè ra. Nói chuyện chừng 1 tiếng và họ dẫn vào. Khi vào chúng tôi để đồ ăn chay lại, nhưng ông phụ trách chỉ cho đem vào 7 kilogram thôi. Dung cũng kể nhốt chung với những người nhiễm HIV máu mủ.
Bà Mai thị Dung quá yếu như ông Võ Văn Bửu cho biết vì bà này bị bệnh sạn túi mật nhưng để quá lâu ngày nên nay bị nhiễm trùng. Bà này bị bắt từ hồi tháng 8 năm 2005 và đến năm 2007 đã phải nằm bệnh xá của trại giam.
Cũng bị giam tại trại K5, tỉnh Đồng Nai là chị Trần Thị Thúy. Gia đình đi thăm nuôi hồi ngày 6 tháng giêng vừa qua và người em của chị Thúy là anh Trần Thanh Tuấn cho biết tình hình sức khỏe của chị này như sau:
Tôi là em ruột chị Thúy, thăm chị hôm ngày 6 tháng giêng. Sức khỏe càng ngày càng suy yếu. Hồi ở nhà 80 kilogram nay còn hơn 40 kilogram.
Sức khỏe cũng như những lần đi thăm trước, khi ra phải có người kè ra. Nói chuyện chừng 1 tiếng và họ dẫn vào.

Ông Võ Văn Bửu
Vì không bị bệnh tật nên chị Trần Thị Thúy bị lao động đập điều và việc làm này cũng gây nên những chứng bệnh ngoài da; tuy nhiên việc vệ sinh không
Bà Trần Thị Thúy bị bắt từ năm 2011 cùng với 6 nhà đấu tranh khác ở Bến Tre
Bà Trần Thị Thúy bị bắt từ năm 2011 cùng với 6 nhà đấu tranh khác ở Bến Tre. RFA file
được trại giam đảm bảo. Anh Trần Thanh Tuấn nói về điều này: Về K5 phải đập điều.Nước điều dính vào như acid vậy gây ngứa, làm thối thịt. Chỉ cho hai bộ đồ thôi,nên ngứa ngáy cả đêm không ngủ được. Mền gửi vào cũng không cho đắp.
Gia đình của hai tù nhân Mai thị Dung và Trần Thị Thúy còn cho biết, trong trại giam họ bị cho ở ngay cạnh những người bị bệnh AIDS giai đoạn sắp chết. Việc chứng kiến cảnh người bệnh kêu la đau đớn, cũng như máu chảy cũng là một hình phạt đối với hai người phụ nữ này.

Kêu cứu vô vọng

Trước tin tức mà người thân cho biết và qua thực tế sức khỏe mà gia đình thấy khi hai bà Mai Thị Dung và Trần Thị Thúy ra gặp thân nhân trong những ngày thăm nuôi, gia đình đã có làm đơn kêu cứu đến những cơ quan cao nhất cũng như những vị lãnh đạo cao nhất nước về tình trạng mà họ cho là quá khắc nghiệt đó.

Ông Võ Văn Bửu trình bày việc gia đình kêu cứu:
Có yêu cầu Bảo vệ chính trị khi đến gia đình là cho vợ tôi đi chữa bệnh, chi phí gia đình chịu nhưng họ không đồng ý.
Gia đình của tù nhân Trần thị Thúy cũng gửi đơn đến Bộ Công An, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Anh Trần Thanh Tuấn cho biết Bộ Công An có trả lời đơn thư khiếu nại nhưng thực tế không thay đổi. Anh này cho biết:
Tôi tiếp tục gửi đơn cho chủ tịch và thủ tướng nhưng đến nay chưa trả lời. Bộ Công an có trả lời hai lần chỉ nói đang điều tra làm rõ.

Yêu cầu nhận tội

Lý do vì sao cả hai người phụ nữ vừa nói bị chịu những đối xử khắc nghiệt như gia đình trình bày như thế?
Cả hai gia đình đều nói rõ là an ninh trong tù yêu cầu bà Mai Thị Dung và chị Trần Thị Thúy phải nhận tội.
Không chỉ yêu cầu trong tù thôi, mà cơ quan an ninh còn đến gia đình nói rõ điều đó. Ông Võ Văn Bửu trình bày:
Những lần họ đến tận nhà yêu cầu tôi vận động vợ để đưa đi trị bịnh; nhưng tôi không đồng ý vì đâu có tội.
Anh Trần Thanh Tuấn cũng cho biết chị Trần Thị Thúy không chấp nhận các việc chị làm là phạm tội:
Từ ngày bị tù đến nay chị vẫn không nhận tội, chỉ nói là giúp dân mà thôi. Hiện nay dù gia đình khó khăn mỗi tháng gửi vào 5 triệu, chị cũng để ra giúp cho những trẻ mồ côi, những tù nhân khác.
Theo ông Võ Văn Bửu cho biết vợ của ông bà Mai thị Dung dù bị bắt cùng một lần với ông nhưng bị kết án hai lần: một lần 5 năm và thêm sáu năm, tổng cộng 11 năm tù.
Chị Trần thị Thúy bị tòa án tỉnh Bến Tre kết án nặng nhất là 8 năm trong nhóm gồm 7 người trong phiên xử hồi cuối tháng 5 năm 2011 về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.



Copy từ: RFA


'Quả đấm thép' báo cáo Thủ tướng lỗ nghìn tỷ, nợ triệu tỷ



TPO- Sáng 16-1, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, báo cáo cho biết thực trạng thua lỗ của các tập đoàn, tổng cty nhà nước năm 2012 cải thiện so với năm trước, nhưng vẫn lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Nhiều tập đoàn, Tổng cty nhà nước thua lỗ, không đạt kế hoạch đề ra. Ảnh minh hoạ
Nhiều tập đoàn, Tổng cty nhà nước thua lỗ, không đạt kế hoạch đề ra. Ảnh minh hoạ.
Đây là cuộc làm việc thường niên giữa Thủ tướng với đại diện các tập đoàn, tổng cty nhà nước, được xem như các "quả đấm thép" trong nền kinh tế,  diễn ra tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%. Nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.
Với những kết quả kinh doanh như vậy, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã không đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước đề ra. Cụ thể, Tổng công ty Cà phê hay Lương thực Miền Nam chỉ đạt khoảng 1/2 kế hoạch đề ra.
Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
 
Hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Dân Trí
Hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Dân Trí.
Nợ 1,33 triệu tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn cho biết, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, Tổng Cty nhà nước năm 2012 trên 1,33 triệu tỷ đồng, một số TĐ, TCT vượt tỷ lệ nợ cho phép.
Theo ông Phạm Viết Muôn, trong năm 2012, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1,621 triệu tỷ đồng, bằng 92% so kế hoạch năm, tăng 2 so thực hiện năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 17,4%.
Tham dự cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, có lãnh đạo của 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty 91, 84 tổng công ty 90 và 20 tổng công ty đã cổ phần hóa.
Tổng nộp ngân sách của các "ông lớn" đạt 294.000 tỷ đồng, thực hiện đạt 100% kế hoạch năm song giảm 12% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh nội địa chiếm 71%.
Ông Phạm Viết Muôn cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số tập đoàn, tổng cty chưa chủ động tìm kiếm giải pháp vượt khó, còn tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động thực hiện tái cơ cấu.
Ngoài ra, năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu, công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cao cấp còn là khâu yếu, tình trạng lãng phí ở nhiều nơi chưa được khắc phục… dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
TPO



Copy từ: Tiền Phong


Thay đổi Hiến pháp và nhu cầu của xã hội



Nguyễn Thị Hường
Nghiên cứu sinh khoa Luật Đại học Indiana, Bloomington, Hoa Kỳ
Nhìn vào những thảo luận nhiều chiều xung quanh chuyện sửa Hiến pháp đang diễn ra, có thể thấy sự cách biệt giữa ý thức hệ chính thống và dư luận tự do trong xã hội.
Một số người nhìn vào cách Việt Nam đang sửa Hiến pháp mà thấy nản: Những cuộc tổng kết trong nội bộ bộ máy nhà nước; Một hội đồng soạn thảo Hiến pháp gồm những chính trị gia chóp bu, luật gia chỉ là trợ lý; Một quy trình soạn thảo khép kín; Khi bản dự thảo được công bố, nhà cầm quyền chỉ nói đến "góp ý," chứ không đả động gì đến trưng cầu dân ý để nhân dân phê chuẩn bản dự thảo, một thủ tục còn được gọi là phúc quyết Hiến pháp.
Thế nhưng trong thời gian qua, phúc quyết Hiến pháp là một trong những đòi hỏi mạnh mẽ nhất trong các ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Nhiều người cho rằng cần trở lại với quy trình tu chính hiến pháp dân chủ của Hiến pháp 1946.

Một Hiến pháp dân chủ của toàn dân khác với Hiến pháp áp đặt ở chỗ nó được nhân dân phúc quyết thông qua. Như nhiều trí thức trong nước đã lên tiếng, thiếu phúc quyết Hiến pháp, Hiến pháp không còn là "khế ước xã hội" giữa những con người tự do. Thiếu phúc quyết, Hiến pháp đơn giản không còn là Hiến pháp.
Như vậy, chưa nói gì đến nội dung, chỉ riêng thủ tục sửa đổi Hiến pháp đã không tạo được đồng thuận ngay trong chính giới tinh hoa trong nước.
Xét về nội dung, một số người nhìn vào cách hành văn dài dòng theo lối cũ trong lời mở đầu, khẳng định kiên định "ánh sáng của chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh", vào điều 4 với Đảng cộng sản "là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" là đã không muốn đọc tiếp, đừng nói đến chuyện góp ý.
Nhưng công bằng mà nói, cũng có một số sửa đổi - tuy nhỏ nhưng phản ảnh và tiếp thu phần nào những ý kiến tiến bộ của giới trí thức trong thời gian qua: thêm từ "kiểm soát" vào điều 2 - tuy vẫn khẳng định quyền lực nhà nước là "thống nhất" (tức từ chối khái niệm phân quyền); thêm hội đồng bảo hiến - dù đó chỉ là bảo hiến "cấp thấp" do Quốc hội thành lập (chương X); bỏ các điều khoản về "Toà án địa phương" - có lẽ để làm tiền đề cho cải cách hệ thống toà án theo cấp xét xử chứ không theo cấp chính quyền địa phương (Chương VIII); thêm điều khoản về quyền "được sống trong môi trường trong lành" (điều 46 mới) và trách nhiệm bảo vệ môi trường (điều 68 mới) ; sửa điều 63 (cũ) về bình đẳng giới, bỏ đi những điều khoản gia trưởng, thêm điều khoản "nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới".
Tóm lại, nhìn vào bản dự thảo, người bi quan thấy dòng sông vẫn còn đỏ - chủ nghĩa Mác-Lênin, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản dường như vẫn là nền tảng; người lạc quan nghĩ dòng sông bắt đầu pha màu xanh từ những tư tưởng cấp tiến được tiếp thu một cách manh mún.
Những cải cách pháp luật hỗn dung, tư tưởng mới pha trộn những tư tưởng cũ, kể cả khi chúng chẳng ăn nhập với nhau, lâu nay vẫn diễn ra ở Việt Nam.
Chúng phản ảnh những thay đổi trong môi trường tri thức và xã hội, và thái độ miễn cưỡng cải cách của đảng cầm quyền để đối phó với những đòi hỏi chính đáng trong xã hội.
Vấn đề của việc sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam không phải là do giới tinh hoa không nhận thức được thế nào là một bản Hiến pháp dân chủ. Trong thời gian qua, quan niệm về Hiến pháp ở Việt Nam đã thay đổi nhiều: từ quan niệm Hiến pháp như một văn bản chính sách của đảng cầm quyền áp đặt, đến việc nhìn nhận Hiến pháp một cách thông thoáng theo kiểu dân chủ tự do phương Tây - Hiến pháp là khế ước xã hội do nhân dân đồng thuận thông qua, bảo đảm quyền tự do của nhân dân và hạn chế quyền lực nhà nước.
Việt Nam không nhiều, nhưng cũng không thiếu những luật gia, những trí thức được đào tạo bài bản ở các nước dân chủ, những người đã mang những tư tưởng cấp tiến vào môi trường tri thức trong nước.
Cái Việt Nam thiếu là một không gian chính trị tự do để những luồng tư tưởng hợp thời đại có cơ hội phát triển sâu rộng và nhận được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng.
Từ vài năm trở lại đây, một số quyền trong Hiến pháp được người dân viện dẫn để làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động chính trị, xã hội, từ việc gửi kiến nghị, đòi sở hữu đất, sở hữu xe máy, nhập cư vào thành phố, cho đến việc biểu tình, ra báo mạng, lập tổ chức chính trị.
Nhưng việc viện dẫn Hiến pháp không giúp họ lấy lại đất đai, biến những kiến nghị thành chính sách và luật pháp, hay bảo vệ họ khỏi trấn áp và tù tội khi biểu tình hay lập tổ chức chính trị.
Cái Việt Nam thiếu không phải chỉ là một bản Hiến pháp dân chủ chuẩn mực, mà chính là một cơ chế chính trị dân chủ biết đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân.
Giả sử nhà cầm quyền buộc phải nhượng bộ, ghi vào Hiến pháp những điều khoản dân quyền tiến bộ, lấy gì đảm bảo những điều khoản đó sẽ được thi hành, khi trong thực tế cạnh tranh chính trị không bình đẳng, các quyền tự do chính trị cơ bản bị hạn chế và xã hội dân sự bị kiểm soát chặt chẽ?
Nhìn vào lịch sử Hiến pháp của các nước, người ta thấy những thay đổi Hiến pháp quan trọng không phải là tiền đề, mà là hệ quả của những phong trào cấp tiến của xã hội dân sự.
Ở Mỹ, phải trải qua cả trăm năm, qua chia rẽ, thậm chí nội chiến, chế độ nô lệ mới được bãi bỏ. Phải thêm trăm năm nữa, người Mỹ gốc châu Phi và phụ nữ mới được quyền bỏ phiếu. Các tu chính quan trọng trong Hiến pháp Hoa kỳ hay trong án lệ của Tòa án Tối cao Mỹ ở thế kỷ 20 là hệ quả của phong trào Dân quyền và nữ quyền qua nhiều thế hệ.
Ngay cả khi Hiến pháp không được tu chính, Tòa án tối cao Mỹ cũng đã nhiều lần tự thay đổi án lệ của chính mình để đáp ứng đòi hỏi mới của xã hội. Chẳng hạn, Tòa án Tối cao Mỹ đóng vai trò quyết định trong việc bãi bỏ phân biệt chủng tộc trong trường học.
Ở Pháp, dù nổi tiếng với Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789, phải đến năm 1958, một Hội đồng Hiến pháp mới được lập ra, với thẩm quyền hạn chế - xem xét tính hợp hiến về mặt thủ tục lập pháp của các dự án luật sau khi chúng được Quốc hội Pháp thông qua và trước khi Tổng thống ký ban hành dự luật đó. Phải đến những năm 1970, Hội đồng Hiến pháp Pháp bắt đầu xem xét tính hợp hiến của các dự luật căn cứ vào các điều khoản nhân quyền và tự do cá nhân trong Hiến pháp. Và gần đây, năm 2008, một tu chính Hiến pháp cho phép các tòa án tối cao yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật khi chúng được áp dụng vào cuộc sống. Tức là vấn đề bảo hiến không chỉ còn là đặc quyền của các chính trị gia trước khi văn bản luật được thông qua, mà người dân bình thường có thể đưa các vấn đề hiến pháp ra trước Hội đồng Hiến pháp.
Những phát triển đó, theo giáo sư Martin Rogoff, là kết quả của nhu cầu cần có một cơ chế làm mới Hiến pháp qua các giải thích Hiến pháp, thay vì liên tục tu chính Hiến pháp, để đáp ứng các nhu cầu chính trị và xã hội mới, như ảnh hưởng của luật pháp của Liên minh châu Âu, các đòi hỏi bình đẳng của một xã hội Pháp ngày càng đa dạng về sắc tộc và tôn giáo, hay sự xuất hiện của các hệ giá trị mới về dân chủ, bình đẳng giới, tự do kinh tế, bảo vệ môi trường.
Những phát triển Hiến pháp ở các nước dân chủ phương Tây đi theo chiều hướng ngày càng mở rộng quyền bình đẳng và tự do đến nhiều giai tầng trong xã hội hơn.
Ở Việt Nam, phát triển Hiến pháp có vẻ đi theo xu hướng ngược lại: từ bản Hiến pháp tương đối dân chủ năm 1946, đến những bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa áp đặt, thiếu chính danh năm 1959, 1980 - thay đổi chế độ chính trị, thay đổi tên nước mà không được nhân dân phúc quyết.
Nhưng trên thực tế, cho dù Hiến pháp 1959 hay Hiến pháp 1980 có quy định kinh tế tập trung, chuyện nhân dân xé rào làm kinh tế tư nhân dẫn đến đổi mới kinh tế năm 1986 đã là điều bây giờ ở Việt Nam ai cũng biết. Xã hội luôn có không gian tự do của chính nó, dù hạn hẹp, mà chính trị trước sau gì cũng phải thừa nhận.
Hiến pháp 1992 và bản Hiến pháp sửa đổi năm 2001 đã bắt đầu có tín hiệu cởi mở hơn, vì những biến chuyển trong kinh tế và bang giao quốc tế khiến nhà cầm quyền không có lựa chọn nào khác.
Ở Việt Nam, cái vỏ bọc chủ nghĩa xã hội và cơ chế dân chủ tập trung không ngăn cản được sự trỗi dậy của một xã hội dân sự đang đòi hỏi những tự do thực tại của họ được công nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Những thay đổi tiến bộ đã nêu ở trên - thêm quy định kiểm soát quyền lực, Hội đồng bảo hiến, quyền môi trường, quyền bình đẳng giới - không phải tự nhiên xuất hiện trong bản dự thảo.
Dự án Bô-xít Việt Nam từ năm 2008 đã làm dấy lên trong dư luận những đòi hỏi mạnh mẽ về quyền sống trong một môi trường trong lành.
Các nhóm cổ vũ nữ quyền và các nhà tài trợ quốc tế từ hơn một thập kỷ trở lại đây đã vận động để khái niệm bình đẳng giới được chấp nhận trong đời sống chính trị xã hội, phần nào thay thế quan niệm "giải phóng phụ nữ" kiểu gia trưởng xã hội chủ nghĩa.
Hội đồng bảo hiến, dù có vẻ hình thức, có mặt trong bản dự thảo Hiến pháp lần này, cũng là vì giới trí thức và dư luận biết việc thực thi và bảo vệ các quyền Hiến định quan trọng hơn việc các quyền này chỉ được ghi trên giấy. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp, những kiến nghị không được lắng nghe, những bắt bớ nhà bất đồng chính kiến bất kể quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội được ghi trong Hiến pháp, khiến người ta hiểu rằng một cơ chế bảo hiến là cần thiết (cơ chế bảo hiến đó có hiệu quả không trong chế độ chính trị một đảng, lại là chuyện khác).
Các sửa đổi về ngành Toà án cũng phản ánh đòi hỏi của giới luật gia về việc tăng cường tính độc lập của các Toà án khỏi sự chi phối của chính quyền địa phương và trung ương trong quá trình xét xử. 
Thay đổi trong chính trị và pháp luật theo sau những thay đổi không đảo ngược được của đời sống xã hội, khi đời sống kinh tế thay đổi, khi tri thức phát triển phóng khoáng hơn, khi những bất công xã hội càng ngày càng lộ rõ đến mức không thể chấp nhận được nữa.
Những gì đang diễn ra trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này nên được đánh giá trong bối cảnh của sự chuyển mình không ngăn cản được của xã hội, của sự bối rối của nhà cầm quyền - đáp ứng cải cách cũng dở, mà cố chấp bảo vệ độc quyền và đặc quyền cũng chẳng xong.
Hiến pháp là nơi giao thoa giữa chính trị và pháp luật. Sửa Hiến pháp không chỉ phụ thuộc vào lý trí, mà còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng chính trị.
Chỉ khi nhân dân ý thức được các quyền chính trị của họ, được vai trò quyền làm chủ của họ, và cứ thực thi vai trò ấy, quyền lợi ấy, thì giới lãnh đạo chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận và cam kết tôn trọng các quyền ấy qua Hiến pháp và pháp luật.
Ý nghĩa của việc góp ý Hiến pháp cũng là ở chỗ đó. Góp ý Hiến pháp không phải là thừa nhận quyền lực của đảng độc quyền lãnh đạo và bản dự thảo Hiến pháp giới lãnh đạo đề ra.
Qua góp ý Hiến pháp và phúc quyết Hiến pháp, nhân dân thực thi và khẳng định quyền làm chủ.
Trong lần sửa đổi Hiến pháp này, nếu giới cầm quyền không lắng nghe các góp ý, không tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân phê chuẩn Hiến pháp, thì chính họ - đảng cầm quyền, sẽ bỏ lỡ cơ hội thiết lập tính chính danh cho quyền lực chính trị của họ và cho bản Hiến pháp được sửa đổi. 
Bên cạnh đó, điều mấu chốt không phải bản dự thảo Hiến pháp nói gì, mà là nhân dân và giới tinh hoa đang lên tiếng đòi hỏi những gì để khẳng định quyền làm chủ của chính họ, để Hiến pháp thực sự trở thành một khế ước xã hội, một Hiến pháp dân chủ do nhân dân bàn thảo và phúc quyết thông qua để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
N.T.H.
Viết với sự cộng tác của Luật sư Trần Minh Quốc, Boston, Hoa Kỳ và Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada.
(Bản rút gọn hơn đã đăng trên BBC)
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Khi dân không tin, NHÀ NƯỚC KHÓ HUY ĐỘNG VÀNG




Khi Ngân hàng Nhà nước áp lệnh siết vàng miếng, sẽ có một kịch bản rất xấu đó là xuất hiện thị trường vàng chui. Khi đó Nhà nước khó kiểm soát, thậm chí không thể huy động được 400 tấn vàng trong dân – trái với mong muốn sẽ tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này.
TS Lê Đăng Doanh đã dự báo như vậy sau gần một tuần áp lệnh siết vàng miếng.

Bước đầu kiểm soát được giá
Điểm được nhất kể từ khi vàng miếng được đưa vào vòng kiểm soát đó là giá vàng đang dần được kéo gần với giá vàng thế giới.
Sau mấy ngày triển khai Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, giá vàng SJC có xu hướng hạ nhiệt và lùi sâu về quanh vùng 44-45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tín hiệu bước đầu cho thấy có phần khả quan trong khâu kiểm soát giá.
Trên thị trường tự do, ngày 15/1, giá vàng miếng SJC được giao dịch với giá 44.300 đồng – 44.600 đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC có giá 44.650 đồng – 44.950 đồng (mua vào – bán ra).
Giá vàng miếng SJC tại các ngân hàng (NH) cũng liên tục biến động mạnh, còn 44,2 – 44,6 triệu đồng/lượng.
Mức chênh lệch giữa giá mua – bán vàng miếng SJC từ 220.000 – 500.000 đồng/lượng. Ngược với diễn biến giá vàng trong nước, giá vàng thế giới cùng ngày tăng nhẹ 3 USD/ounce, lên 1.669 USD/ounce.
Hiện giá vàng miếng SJC đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng trở lại đây và thu hẹp khoảng cách với giá thế giới, chỉ còn 2,8 triệu đồng/lượng thay vì mức 4 – 5 triệu đồng/lượng như trước.

Nguy cơ không huy động được vốn nhàn rỗi
Siết vàng miếng, cấm dân mua ở những địa chỉ không được đăng ký, doanh nghiệp chuyển sang đánh nhẫn to, đóng vỉ để bán là một thực tế diễn ra suốt gần một tuần qua.
Cộng với tâm lý thói quen của người dân ngại vào các ngân hàng thương mại mua vàng vì ở đây chỉ làm việc giờ hành chính, dân càng muốn tìm đến các cửa hàng hơn khi họ đáp ứng được yêu cầu nhanh, gọn và linh hoạt.
Nhưng sự ‘linh hoạt’ của doanh nghiệp và tâm lý người bán e ngại của người những nơi mua bán theo giờ hành chính là các ngân hàng thương mại khiến nhà nước khó mà huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của dân
Theo thông tin từ các cửa hàng kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh sau khi có lệnh của Ngân hàng Nhà nước về siết vàng miếng, số lượng vàng nhẫn tiêu thụ đã tăng gấp 5 – 6 lần so với trước.
Nhiều đại lý các tỉnh lẻ đã gom với số lượng lớn vàng nhẫn đóng vỉ để bán cho người dân. Đối với các cửa hàng kinh doanh vàng trang sức tại Hà Nội, hiện không ít đơn vị chuyển sang mua vàng nhẫn đóng vỉ này.
Lực cầu về vàng nhẫn đóng vỉ bắt đầu xuất hiện mạnh hơn từ phía người dân, đặc biệt tại những tiệm vàng ở các khu vực mạng lưới mua bán vàng miếng chưa phủ sóng tới, hoặc còn thưa thớt.
Theo TS Lê Đăng Doanh, động thái siết vàng miếng một cách mạnh mẽ, từ hơn 8.000 điểm giờ chỉ còn 2.500 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự quyết tâm quản lý thị trường vàng.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tất cả mọi người sẽ phải tuân thủ pháp luật và hy vọng đến một kết quả tốt đẹp.
Thế nhưng, “theo tôi thực tế sẽ dẫn đến một kịch bản thứ hai đó là xuất hiện một thị trường vàng chui. Chuyện các doanh nghiệp đã “lách” bằng cách đánh nhẫn to và đóng gói nhẫn để bán cũng là điều dễ hiểu. Thực tế này khiến Nhà nước có nguy cơ không huy động được khoảng 300-400 tấn vàng trong dân thực sự là một điều rất đáng tiếc”, TS Doanh nói.
Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sau khi mạng lưới vàng miếng thu hẹp lại, nhu cầu vàng nhẫn đóng vỉ của người dân là có thật.
Tuy nhiên, một lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, hiện nay vàng nhẫn đóng vỉ theo khái niệm trong luật, các văn bản hướng dẫn vẫn được coi như vàng trang sức.
Theo Đất Việt
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng


Xử nhiều để chỉnh hướng ngoại giao?



Vụ xử gần nhất ở Nghệ An đang 'tạo ra xu hướng mới'?
Hiện đang có thêm các ý kiến từ bên ngoài lên án các vụ bắt và xử người bất đồng chính kiến diễn ra liên tiếp gần đây ở Việt Nam và cả lời lý giải có phải các vụ án là dấu hiệu chuyển hướng ngoại giao của Việt Nam.
Sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vụ kết án và bỏ tù 14 người ở Vinh, Nghệ An tuần qua, báo Mỹ, tờ Bấm Washington Post có riêng một bài xã luận về tình hình Việt Nam hôm 12/1.
Về phía mình, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và báo chí trong nước nói vụ xử 14 người về tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ tại Nghệ An trong hai hôm 8 và 9/1 và phán quyết của tòa là ‘chính xác’.

Nỗi sợ phi lý?

Nhưng theo Washington Post trong bài đặt các vụ xử này trong quan hệ Mỹ - Việt, bài báo viết rằng "các nhà lãnh đạo ở Việt Nam phạm lỗi có nỗi sợ phi lý trước tự do ngôn luận, đa nguyên và cuộc cách mạng số".
Trong một bài cũng vào tháng này, nhà quan sát Carl Thayer đặt câu hỏi vì sao chính quyền Việt Nam lại liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến và hỏi điều này có liên hệ gì đến quan hệ với Hoa Kỳ hay không.
Giáo sư Carl Thayer từ Úc đưa ra ba cách giải thích trong bài ‘Vietnam Trial Slams Door on Dissidents - Why?’ hôm 10/1/2013:
Lý do đầu có thể chỉ là thủ tục đã định, vì theo Bộ Cộng an nói, họ “theo dõi và thu thập bằng chứng, rồi buộc các bị cáo nhận tội”.
“Cuối cùng thì Bộ Công an đã đạt được điều họ muốn và phiên xử được lên lịch.”
Lý do thứ nhì có thể là mọi vụ xử đều mang tính trình diễn chính trị, và thời điểm được quyết định vì mục tiêu chính trị.
“Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết có hành động nhằm vào các blogger và vụ xử này là nhằm để chứng minh lời nói của ông,”
“Ông Dũng cũng sẽ phải ra trước hội nghị trung ương tới nay và cần chứng tỏ ông đã có hành động đối với những kẻ khiếu nại về ông.”
"Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc"
GS Carl Thayer
“Cần nhắc lại rằng tại hội nghị trung ương trước, khi Đảng Cộng sản quyết định không kỷ luật ông Dũng, họ nói là họ làm như vậy để ngăn không cho ‘các thế lực thù địch’ lợi dụng đấu đá nội bộ.
Cách giải thích thứ ba là phái bảo thủ trong Đảng thấy có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình với Trung Quốc vì Trung Quốc cũng là nước xã hội chủ nghĩa.
“Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc.”
“Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau ‘âm mưu diễn biến hòa bình’, điểm hội tụ của các ‘thế lực thù địch bên ngoài’ và các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo trong nước, nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa.”
Phái này, theo Giáo sư Carl Thayer, cũng muốn Hoa Kỳ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
Nhưng vì điều kiện để Washington làm việc đó là Việt Nam phải cải thiện về tình hình nhân quyền nên câu hỏi là vì sao Hà Nội lại “tự làm hại mình” qua các vụ xử?
GS Carl Thayer lý giải:
“Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ với Hoa Kỳ,”
“Hiện Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 thông qua năm 2003 để cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.”
“Nghị định này xác định lại đường hướng ngoại giao, đồng ý cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ở những khu vực nào quyền lợi hai bên gặp nhau,”
“Nay, các lãnh đạo Đảng đang bàn thảo có phải Việt Nam đã đi quá xa trong quá trình hợp tác với Mỹ và chống lại Trung Quốc hay không.”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã từng bày tỏ mong muốn được mua vũ khí từ Mỹ.
Tuy vậy, hiện cũng không rõ nhu cầu này thực sự lớn đến đâu khi mà Hà Nội vẫn mua đều các loại vũ khí hiện đại từ Nga, một đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh nay đang quay trở lại Đông Nam Á.

Nhường nhịn và lên gân

Hà Nội tự hào bắn rơi máy bay Mỹ nhưng nay đang cần mua vũ khí Mỹ
Thời gian qua, thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam với hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự thay đổi đáng kể.
Với Trung Quốc, như một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu từ Hà Nội nói với BBC, nhà chức trách Việt Nam đang tỏ ra "nhường nhịn quá mức".
Một số lễ kỷ niệm của quân đội Việt Nam liên quan đến các liệt sỹ bị Trung Quốc giết trong các cuộc chiến 1979 và 1988 nhưng không dám nêu tên Trung Quốc.
Vẫn theo nhà ngoại giao xin phép được giấu tên, về phía họ, "Trung Quốc nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979. Quan điểm chính thức của họ coi cuộc chiến đó là chính nghĩa".
Ngược lại, các quan chức của nhà nước và đảng cầm quyền ở Việt Nam lại tỏ ra cứng rắn về các vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ.
Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch Linebacker II, tức 'Điện Biên phủ trên không' năm 1972, Việt Nam cho tổ chức đại lễ cấp nhà nước để nêu bật lại 'tinh thần chống đế quốc Mỹ', và mời các khách Nga, Trung Quốc tham gia.
Trong một sự việc liên quan đến cách thuyết trình nội bộ về ngoại giao của Việt Nam, hồi cuối năm qua, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến phát biểu của Đại tá quân đội Trần Đăng Thanh với ngành giáo dục.
Theo đánh giá của ông David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ đăng trong bài tiếng Anh trên Asia Times hôm 22/12, thì phát biểu của Đại tá Thanh đã làm lộ ra nhiều "bí mật quốc gia" của hệ thống ở Việt Nam.
Chẳng hạn ông Thanh tuyên bố "người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả".
"Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường"
Washington Post
"Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'."
Nói về quan hệ với Trung Quốc, vị đại tá nói:
"Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta."
"Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên."
Ông đại tá Trần Đăng Thanh cũng ca ngợi Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đã làm "tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ".
Trở lại ý kiến của Washington Post, bài xã luận cho rằng trong những năm qua, "Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường".
Chính giới Mỹ đã lên án các vụ bắt bớ gần đây là "gây quan ngại sâu sắc" và "không nhất quán" với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nhưng nay, báo Washington Post thúc dục, "Hoa Kỳ cần phải làm hơn thế để thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi cách thói quen đàn áp của họ".
Sau khi thắng cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm hai nhân vật mới vào chức bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ.
Báo chí Mỹ cũng bắt đầu có các bài phân tích, gợi ý về chính sách ngoại giao và quân sự của Mỹ dù các vị trí mới này hiện còn cần Thượng viện thông qua.
Hồi cuối tháng 12/2012, báo Anh, tờ The Economist có bài cho rằng với tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, việc vận động để Hà Nội thả luật sư Lê Quốc Quân là một phép thử về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.




Copy từ: BBC


GÁNH NẶNG THUẾ ĐÈ LÊN NGƯỜI DÂN




* Bùi Văn Bồng
Trong khi đồng tiền Việt bị mất giá nghiêm trọng, thu nhập của người lao động giảm, Nhà nước lại moi móc tìm cách tăng đủ thứ thuế, trong đó có phí sử dụng đường bộ, suy cho cùng đó cũng là  loại thuế mới đánh thẳng vào túi người lao động nghèo.
Chi phí giao thông cao khiến giá cả hàng hoá đầu ra tại nơi tiêu thụ cuối cùng bị đội lên là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của thị trương nội địa bị giảm sút. Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội TP.HCM, bức xúc: “Nếu người dân phải đóng phí SDĐB thì hậu quả trực tiếp và lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân sẽ vô cùng lớn. Nếu coi khoản phí này là hợp lý thì Bộ Tài chính có rà soát để bỏ bớt những khoản phí không hợp lý mà tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang phải đóng hay không?”.
Một mối lo nữa là thuế và các khoản thu của dân. Gọi là mang tiếng được miễn thuế nông nghiệp. Nhưng có thấm vào đâu. Được miễn thuế này thì lại đẻ ra thứ thu khác. Cũng như không. 
           Thông thường có những cặp thuế tương xứng về loại thể như: Thuế quốc gia và thuế địa phương, thuế trực thu và thuế gián thu, thuế nội địa và thuế quan, thuế định ngạch và thuế định lệ, thuế thông thường và thuế đặc biệt; từ đó lại phân ra  thuế thu nhập, thuế cổ tức, thuế chuyển nhượng, thuế môn bài, thuế VAT, thuế tiêu thụ, thuế lạm phát,…ngoài ra còn các khoản thuế phụ thu.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất…). Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình. Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
Hiện nay, ở nước ta, việc thu thuế và quản lý thuế còn tồn tại nhiêu fbaats cập, hệ lụy như sau:
Tăng tiền thuế của người sản xuất, buôn bán nhỏ, nhưng lại bỏ qua hoặc thu ít, thu không đủ, thu sai quy định những khoản lớn và rất lớn thuế bất động sản, thuế kinh doanh nghiệp, thuế kinh doanh, thuế hải quan…Bà giá đem mớ rau vườn ra trước cửa chợ bị thu thuế, nhưng có những doanh nghiệp, những chủ đất buôn bán bất động sản lai né, trốn thuế cà chục tỉ đồng.
Giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng lại tăng thuế buôn bán nhỏ lẻ. Việc giảm, hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu, nhằm điều chính, cân đối gia sbans buôn công nghiệp, bán buôn lợi tức, mong sẽ giảm chỉ số CPI, nhưng lại đi tăng thuế của người kinh doanh bán lẻ. Như vậy, các tập đoàn, tổng công ty, nhà kinh doanh lớn được có lợi, nhưng người lao động nghèo vấn phải tăng thuế, giá hàng hóa bán lẻ vẫn không ngừng tăng. Gánh chịu thiệt thòi vẫn là người lao động nghèo.
Thuế giá trị gia tăng VAT cuối cùng là đánh vào túi người tiêu dùng, doanh nghiệp, doanh nhân được hưởng lợi. Khi thu tiền điện, tiền nước, thu tiền điện thoại, mua các loại hàng hóa ở thị trường tự do cũng như các siêu thị đều phải thêm 10% thuế VAT. Nhưng người bỏ tiền ra mua lại không bao giờ được hoan fthuees VAT. Theo định kỳ, các doanh nghiệp được thanh toán hoàn thuế VAT, người tiêu dùng bị thiệt.
Thuế thu nhập cá nhân chưa phù hợp với thu nhập đời sống và giá trị tiền lương ở nước ta hiện nay.
Thuế cầu đường, thuế xe, thuế bến bãi thu tùy tiện, không có quy định rõ ràng.
Quản lý tiền thuế còn nhiều sơ hở, đẻ cá nhân, nhóm lợi ích lợi dụng tiền thuế chia chắc nội bộ, tham nhũng. Cuối cùng, nhà nước và người lao động bị thiệt, lợi ích cá nhân làm trái pháp luật, làm tùy tiện, vô nguyên tắc lại được hưởng đậm. Chính quyền xã, phường lợi dụng thu thuế, sinh ra các khoản phụ thu để gây quỹ cho cơ quan, lập lờ chia chác nhau vụ lợi…
                 Theo tính toán của ADB, tỷ lệ động viên thu vào ngân sách nhà nước ở Việt Nam tính toán từ thuế, phí và lệ phí rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam khoảng 25-28% GDP, trong khi Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia khoảng 15%, Philippines dưới 13%, Indonesia 12%, Ấn Độ chỉ 7-8%... Chưa kể lạm phát là thứ thuế vô hình tạo thêm gánh nặng cho người dân.
Chỉ lấy ví dụ một chiếc xe là phương tiện giao thông cá nhân tối thiểu thôi, người Việt Nam đã phải chịu tới khoảng 9 loại thuế và phí khác nhau theo kiểu phí chồng lên phí. Chẳng hạn như, đã có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng xa xỉ để hạn chế tiêu dùng, nay lại chuẩn bị ban hành phí lưu hành cao chót vót cũng với mục tiêu hạn chế xe lưu thông trên đường nhằm chống ùn tắc giao thông; đã có hàng tá, hàng tá trạm thu phí giao thông đường bộ nhà nước có, tư nhân có, tràn lan khiến dân chúng ta thán không ngớt chưa giải quyết xong lại thêm phí bảo trì đường bộ, chưa kể loại phí này còn gián thu qua lượng xăng dầu nữa.
Vì thế, trong việc đặt ra chính sách thuế, áp dụng thuế, mức thuế, thu và quản thuế phải chú trọng đến các sắc thuế đều cần thỏa mãn ba nguyên tắc chung sau đây:
Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.
Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.
Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn).
            Riêng các sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc nữa:
- Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.
Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động
- Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.
- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.
- Trong thực tế, khó có sắc thuế nào đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc đòi hỏi cho nó. Vì thế, theo nguyên tắc về "cái tốt thứ hai", sắc thuế nào càng thỏa mãn nhiều nguyên tắc, thì càng xứng đáng là một sắc thuế tốt. Việc ban hành phần lớn các sắc thuế thường cần phải được Quốc hội phê chuẩn và phải có luật về sắc thuế đó.
          Thuế là sự thể hiện bản chất, mô thức, tính ưu việt của một chế độ chính trị-xã hội. Cần phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, có chính sách đúng, nhạy bén, cập nhật giá tiền tệ và các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội. Mọi biểu hiện buông lỏng hoặc tùy tiện trong việc đề ra các chính sách, các quy định về thuế, việc tổ chức thu thuế, quản lý thuế đêu là những sai lầm gây hậu họa lớn cho toàn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
BVB 



Copy từ: Bùi Văn Bồng


ĐỪNG NHƯ NHỮNG CON VẸT




* Bùi Văn Bồng
Trong chuyện kể ở nước Nga, có câu chuyện “Con vẹt quý”. Một nhà kia nuôi con vẹt, chỉ dạy cho nó nói rất thạo hai từ конечно, tạm dịch ra La tinh ngữ: “ka'nhets'ner” (nghĩa Việt là tất nhiên). Con vẹt suốt ngày chỉ nói được hai từ “tất nhiên” (конечно), khá rõ ràng, nghe rất hóm hỉnh và có khí chất như là cũng thông minh. 
Thấy khách đến nhà, nó vội hót lên: “Tất nhiên”. Khách chửi nó là đồ ngu, nó cũng gật cái đầu có lông ngũ sắc rất sặc sỡ: “Tất nhiên”. Khách bảo: “Vặt lông mày bây giờ”, nó cũng: “Tất nhiên”. Ông chủ có lúc bí tiền, đem con vẹt ra chợ bán. Có một ông khách sộp đến mua. Chủ hàng giới thiệu: “Ông mua đi, hơi đắt một chút, nhưng con vẹt của tôi khôn lắm, hỏi cái gì nó cũng biết”. Khách hàng nhìn như xoáy vào con vẹt, hỏi: “Đúng không mày, cái gì mày cũng biết hả?”. Con vẹt phát âm: “Tất nhiên”. Ông khách mừng quá, đồng ý mua với giá cao. Ông chủ khoái chí nhét tiền vào túi.
          Đó là câu chuyện ngụ ngôn con vẹt ở nước Nga xa xôi. Chuyện ở xứ Việt ta, lại thế này: Ông Bảy Nhị giật mình vì hiện tượng con vẹt. Tôi được nghe câu chuyện do Ts. Tô Văn Trường kể lại: Ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch kỳ cựu của UBND tỉnh An Giang kể lại rằng, một đoàn cán bộ Trung ương về An Giang, rất sâu sát cơ sở, làm việc có trách nhiệm và hăng hái. Sau khi làm việc ở tỉnh, về huyện, rồi về xã, lại gặp cả đảng viên thường ở xóm, ấp. Hỏi về chuyện gì, thấy các cán bộ, đảng viên từ tỉnh xuống tận cơ sở đều nói rất giống nhau. Không thấy ai nói khác.
Trước khi rời An Giang, ông trưởng đoàn cán bộ Trung ương khen: “Công nhận ở Đảng bộ An Giang có tính thống nhất rất cao, hỏi từ trên xuống dưới, thấy vấn đề gì cũng thấu đáo, thống nhất từ dưới lên trên”. Lúc đó, ông Bảy Nhị cũng mừng thầm. Nhưng đoàn đi rồi, nghĩ lại lời khen đó, ông Bảy Nhị mới chợt giật mình: “Thôi chết, không khéo mình đang chỉ đạo, điều hành cả một “lũ vẹt”. Cán bộ, đảng viên đã rất “ngoan Đảng” nói không sai với những phổ biến của trên. Trên đã nói sao, đi học tập, bối dưỡng, tập huấn về, cứ y nguyên thế mà phát ra, không ai dám nói khác. Dù họ có nghĩ thật đến mấy, thực tế có khác đến mấy, nhưng khi phát ngôn, họ đều nhất nhất nói đúng với ý chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là với các đoàn kiểm tra xuống, với nhà báo, phải phát ngôn đúng như hướng dẫn. Thế thì nguy, ai mà nắm được thực trạng, thực tế, nắm đúng bản chất thực tế, thực trạng để giải quyết”. Khi đó, với cương vị đang là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bảy Nhị đã biết giật mình đúng cái việc, cái chuyện phải giật mình, Vậy cũng mừng.
          Mừng bởi vì có những người lãnh đạo như anh Bảy Nhị, rất cần và tôn trọng sự chân thực, cần cái vốn có trong tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mỗi người. Cuộc sống trong mỗi chúng ta, làm gì có ai giống ai. Từ nhìn nhận, xem xét, đánh gia một vần đề gì đó, bên cạnh sự thống nhất chung, nhận diện chung, còn có cái riêng, mỗi người có cách ghi nhận tầm mức, đặc tả, phân tích vấn đề khác nhau. Vậy mới là xã hội. Ngay trong gia đình cũng vậy, ruột thịt đấy, nhưng đâu phải ai cũng như ai, kể cả anh chị em sinh đôi. Và ngay trong mỗi con người cũng vậy, luôn luôn có diễn biến tự mâu thuẫn thực thể. Tức là mọi sự, kể cả nhận thức, đâu phải lúc nào cũng  y hệt nhau. Đó là quy luật của phép biện chứng, đứng im chỉ là tạm thời, vận động là liên tục. Tư tưởng con người là đồ thị biến thiên không ngừng, luôn luôn mở theo hình xoáy trôn ốc. Tư duy con người là hình nón, đâu phải hình que? Cái duy lý, duy ý chí, rập khuôn, khô cứng cũng là do nếp quen không mang tính cách mạng, là trên nói sao, dưới phải nghe vậy, rồi nói cho dưới nữa cùng phải như vậy. Thế nên, đi đâu, đến đâu, gặp ai, tình huống, bối cảnh nào cũng nói một kiểu không đổi, thì là con vẹt chứ còn gì (?!). Tuy là xã hội đã tiến tới thời đại văn minh, hiện đại, nhưng cái lối ngu trung từ thời phong kiến xa xưa cũng từ đó xuất hiện trở lại và tồn tại. Thật là tai hại, kìm hãm sự phát triển tự nhiên, hạn chế năng động, khó đổi mới.
          Tháng trước, ngồi uống cà phê với một vị đương chức là Phó Ban tuyên giáo thành ủy. Tôi hỏi: “Cái vấn đề (này, kia) hôm trước ngồi mấy anh em thân thiết, ông nói khác, tại sao trong hội nghị không thấy ông nói ra được những cái hay như thế?”. Nhà Tuyên giáo nói: “Anh ơi, đó là chuyện nói ở bàn trà, nó thật lòng như thế, nhưng nói ở Hội nghị, với bàn dân thiên hạ phải nói theo chỉ đạo của trên. Nếu như nói trật, có mà gay”.
Tôi hỏi: “Gay, là sao?” Vị cán bộ nọ nhìn quanh quất trước, sau, rồi mới nói: “Nói phải đúng như chỉ đạo, nói sai bị phê bình đấy, mà còn dọa cách chức hoặc điều chuyển việc khác”…
          Lần này, lại đến tôi giật minh. Ô, hóa ra Đảng ta vẫn đặt ra đường hướng là làm cách mạng phải sâu sát thực tế, đi sát cơ sở, nắm bắt kịp thời mọi diễn biến và những phát sinh mới từ trong thực tiến. Qua đó cần biết tự chủ phát huy nội lực, tự thân vận động, nỗ lực chủ quan của mỗi người là rất cần thiết, khuyến khích và đề cao sáng tạo ở mỗi con người, mỗi cơ sở. Nghị quyết, chủ trương là vạch đường, chỉ lối, còn đi thế nào, làm cách nào cho có hiệu quả, đạt chất lượng cao thì mọi người (mỗi thực thể cá nhân, mỗi ngành, địa phương, cơ sở)  phải biết phát huy sảng kiến, mạnh dạn sáng tạo, lấy hiệu quả, chất lượng cuối cùng làm trọng. Đó cũng là Nghị quyết, là đường lối của Đảng, chứ có khác gì đâu?
Tại sao tư duy và phát ngôn của cán bộ, đảng viên ta lại bị rơi vào sự “khung kín”, bị rập khuôn, máy móc như thế? Đi họp, dự các hội nghị lại ít tập trung theo dõi, không vận hóa tư duy, lười suy nghĩ đóng góp ý kiến (nhiều vị thậm chí cũng không bết nên góp ý kiến thế nào). Họ cứ ngồi, hỏi thì nói mỗi hai từ quen thuộc: “Nhất trí”, cần thì giơ tay biểu quyết, cho xong việc. Họp xong, về không lắng đọng được bao nhiêu, không cần suy nghĩ nhiều, lo việc khác cần hơn, mọi việc đã có bộ máy cơ quan, có các trợ lý, có văn phòng. Nếu có cán bộ nào hỏi: “Làm như thế liệu có được không anh?” -  “Tât nhiên, cứ thế mà làm”. Đi họp như thế quả là việc nhẹ nhàng. Xem ra, con vẹt, dạy sao, chỉ biết phát ngôn như vậy, khó mà hơn được. Chẳng lẽ miệng con người mà lại không hơn được mỏ vẹt?
          Có ông cán bộ cấp Trung ương, trong các cuộc đi thăm, đi dự hội nghị, dự các lễ lạt ở các tỉnh, thành, đến các Bộ, ngành, ở đâu cũng phát biểu rất chuẩn, không cần chính: “Chúng ta phải luôn nhớ lời Bác dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đúng như vậy, nhưng có gì mới đâu. Các cháu học sinh tiểu học đã thuộc lòng câu nói quý báu đó, cũng như chân lý rồi. Mọi người dân ai cũng thuộc nhằm lòng. Thế mà từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, ở đâu ông ta cũng nói vậy. Suốt nhiện kỳ vị quan khách ấy giữ chức, đài truyền hình cũng tường thuật y nguyên vậy hàng trăm lần, bạn xem đài cũng phát phì cười: “Biết ngay mà, thể nào ông ta cũng nói câu ấy, không khác được”. Thấy ở dưới nhiều người cười, ông ta tưởng hay, cứ cái đà đó nói hoài.
Lẽ ra, cũng nói về đoàn kết, rất cần, nhưng khi đến mỗi nơi có hoàn cảnh, đặc điểm riêng, phải chỉ ra cần đoàn kết ở chỗ nào, thống nhất về vấn đề gì, làm thế nào để đoàn kết tốt hơn và từ đoàn kết phat huy sức mạnh. Có những địa phương nội bộ đang đoàn kết, đâu cần phải nói điều đó. Nhưng cái “chất vẹt” trong ông ta cũng còn di chứng đâu đó, nên ông ta không nói thế, cho là điều trọng yếu không thể thiếu khi phổ truyền nghị quyết Đảng, thể hiện tiếng nói lãnh đạo, chắc ngoài ra không biết nên nói gì. Mà thậm chí có hiểu cơ sở đượcmấy mà biết nói gì để đi vào cuộc sống, đi vào lòng người?
          Lại có những nhà giáo suốt đời dạy ở trường chính trị, giáo án soạn cả mấy chục năm trước, thuộc lòng, nói không cần nhìn sách vở mà cứ vanh vách. Ngay như những câu kinh điển của các triết gia, của các lãnh tụ, nhà cách mạng  nổi tiếng ông ta nói không sai một chữ. Học viên nghe mà phục thầy, giỏi thế, những câu mình học trần thân khó thuộc mà ông ta nói giỏi thật. Nhưng lớp nào, khoa nào, ở đâu cũng vậy, giảng và thuyết có mở ra được gì mới đâu. Lớp trước tiếp thu sao, lớp sau học lại đúng bài như thế. Nếu cần minh chứng từ thực tế, và nếu hỏi trong thực tế có chuyện như thế, khác lý luận như thê, ông giải thích sao? Thầy giáo giỏi kia đành bó tay, không biết giải thích, phân tích thế nào.
Thế mà năm nào ông ta cũng là giáo viên dạy giỏi, còn được nhân vinh danh Nhà giáo ưu tú, cứ thế theo thời hạn được tăng lương ngon lành. Hết việc về nhà lo việc riêng, nghỉ ngơi, đi chơi, không cần đọc báo, ít nghe đài, ti vi mở ra thì phim hay mới xem. Nhàn hạ lắm. Đời được thế là lên hương. Ôi, thật tai hại cái bệnh giáo điều, sách vở. Thế nên, bài bản lý luận trở thành thứ lương khô, lúc nào, ở đâu cũng đem ra xài được.
Nhắc lại, ông Bảy Nhị nói đúng quá, chuyện gì mà cán bộ, đảng viên từ trên xuống dưới đều đồng loạt nói giống nhau thì báo động sự đứng im trơn lì của một khung hệ thống chính trị kém vận động, thiếu năng động, ít sáng tạo. Mà đó lại chính là nguyên nhân tạo ra động thái gò ép, bắt buộc kiểu “dậm chân tại chỗ” như tập điều lệnh đội ngũ của anh lính binh nhì, trái ngược hoàn toàn với nhu cầu của động lực phát triển xã hội. Tự do tư tưởng, nói thẳng nói thật, quyền bộc lộ chính kiến của mỗi con người trong nền tảng xã hội đã mang bản chất tốt đẹp tự do, dân chủ, mà vẫn khó như vậy sao?
BVB
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng