CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Giáo sư, tiến sĩ giờ này anh ở đâu?


Ba Tê
Trong lịch sử phát minh, sáng chế ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) đến nay chắc ai ai cũng biết: về Nông nghiệp có Giáo sư Lương Định Của với phát minh tạo ra nhiều giống cây trồng với năng suất cao, Giáo sư Trần Đại Nghĩa là tên tuổi lớn trong lĩnh vực chế tạo vũ khí của Việt Nam, gắn liền với những sản phẩm nổi tiếng trong lịch sử  kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thường được gọi với cái tên “ông vua” vũ khí Việt Nam, về Y học có Giáo sư Đặng Văn Ngữ với việc sản xuất“nước lọc Penicillin” mà có đến 80% thương binh trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay, Giáo sư Tôn Thất tùng với phương pháp mổ gan khô mang tên ông.


 Gần đây nhất là vị giáo sư trẻ tuổi Ngô bảo Châu với công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu" do RobertLanglands và Diana Shelstad phỏng đoán.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ (chưa nói đến phó giáo sư, phó tiến sĩ, thạc sĩ). Vậy những giáo sư, tiến sĩ ấy họ đang ở đâu và đang làm gì?

Câu trả lời là: phần lớn họ nằm trong vị trí các quan chức.

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. (Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012).

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học,trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.

Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi,tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.

Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước.Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.

Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp.Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng thậm chí xấu hổ và muốn lánh xa.

Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.

Lại nhớ,xưa khi mời ai đó lên diễn đàn phát biểu chỉ cần giới thiệu: “Kính mời anh A, chị B lên phát biểu”, thế là xong không màu mè chỉ vỏn vẹn có dăm  từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết nhường nào. Nay lại khác, bởi có học hàm học vị thì lời mời lại phải theo công thức sau: Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đã được phong + toàn bộ giải thưởng đã được tặng + toàn bộ chức vụ quản lý, chức vụ Đảng đang có + Ông (Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu. Có như thế mới bõ cái công đeo đuổi học hàm, học vị và cái quan trong là giải quyết được khâu oai.


Có một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan(có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Campuchia và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.

Trong khu vực Đông Nam Á, một đất nước nhỏ bé như Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế, Thái Lan với 68 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011. (Thống kê trên iternet) 

Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, máy tách hạt ngô, máy bóc lạc, bóc đỗ, sáng chế ra tàu ngầm, máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình. Trong số họ người có bằng cấp cao nhất là cử nhân, thợ máy, thậm chỉ là những nông dân “hai lúa” mày mò sáng tạo xuất phát từ thực tế lao động.

Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người (chắc chắn có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ), đáng lẽ ra phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an. Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?

Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, và những giáo sư đã nói ở phần đầu bài viết... Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” học hàm, học vị nhiều đến mức có thể “ra ngõ gặp giáo sư, tiến sĩ”. Với thực trạng này thì nền khoa học kỹ thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.

Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng” đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.

Mong rằng câu nói của ai đó: “ở Việt Nam không thể có thiên tài” là hoàn toàn sai lầm.

Lời kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Đông các đại học sĩ, Cần chánh điện học sĩ, Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới (xin Tố Như tiên sinh bỏ lỗi cho con vì sự xúc phạm này) :

“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”

Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường như tôi.

Copy từ: Quê Choa


..............

“Nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép”

“Nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép”

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội...

“Nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Nếu loại trừ yếu tố vay để đảo nợ 10% trong nghĩa vụ phải trả hàng năm từ nay đến 2018 thì nợ Chính phủ hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 10/6.

Là thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận được khá nhiều câu hỏi về vấn đề nợ công, quản lý giá xăng dầu, điện, thuốc chữa bệnh cũng như vấn đề để thất thu trong quản lý thuế, hải quan…

Đối với nội dung nợ công, người đứng đầu ngành tài chính cho hay, theo số liệu tuyệt đối thì nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nếu theo đánh giá của Chính phủ và mức an toàn nợ công thì phải tính đến hai yếu tố quan trọng là cơ cấu nơ công và khả năng trả nợ.

Trên cơ sở đánh giá của hai yếu tố này thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn.

Cụ thể, về chỉ tiêu nợ công/GDP, Bộ trưởng Dũng cho biết tỷ lệ này thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 53,4% kể cả số nợ thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thống nhất đưa thêm vào.

Riêng nợ Chính phủ hiện nay là 41,5%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Do đó, cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới, kết hợp với quản lý chặt chẽ thì khả năng trả nợ tiếp tục được duy trì.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trong cơ cấu nợ công hiện nay thì có đến 50% là nợ nước ngoài, vay ODA, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ còn lại khoảng 14 – 15 năm. Còn lại khoảng 50% là nợ huy động trong nước và trái phiếu Chính phủ. Trong đó có khoảng 30% huy động trong nước có thời hạn trả nợ 1 - 3 năm.

“Đây là vấn đề rất hệ trọng và đã báo cáo Chính phủ để có giải pháp để cơ cấu lại nợ công. Từ cuối 2013 đã có bắt đầu cơ cấu bằng việc tăng tỷ lệ trái phiếu Chính phủ có thời hạn 5 – 10 năm”, Bộ trưởng Dũng nói.

Đối với tỷ lệ trả nợ của Chính phủ/tổng thu ngân sách, Bộ trưởng Dũng cho biết, nếu tổng số thì vượt ngưỡng 25%, nhưng nếu phân tích sâu thì có trên 10% là vay để đảo nợ và khoản này thì không làm phát sinh nghĩa vụ nợ. Do vậy, nếu trừ khoản 10% này thì vẫn nằm ở mức 20 - 21%, tức dưới mức 25% cho phép. Và vì thế, nghĩa vụ phải trả nợ hàng năm từ nay đến 2018 vẫn nằm trong giới hạn.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ cho phát triển vừa phục vục được vay trả nợ.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Phần nợ của doanh nghiệp nếu được Chính phủ bảo lãnh cũng sẽ được tính vào nợ công.

Do vậy, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, vay và quản lý đồng tiền vay là vấn đề đại sự. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung các giải pháp để quản lý vốn vay được sử dụng hiệu quả.

Phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ được tiếp tục trong khoảng 1 giờ đồng hồ vào sáng 11/6, trước khi các đại biểu tiếp tục phần chất vấn với các thành viên Chính phủ khác.  
Từ Nguyên
 



Copy từ: VnEconomy

..........

Xuất hiện 34.000 tỉ đồng do “anh em bị khớp”


TT - Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận  ngày 11-6, con số 34.000 tỉ đồng trong đề án sách giáo khoa làm xôn xao dư luận thời gian qua được đặt ra.
 * Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (Bìa trái) * Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) - Ảnh: V.Dũng

 
Phong cách trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét là “thẳng thắn”.  Với phong cách này, bộ trưởng đã trả lời hết 21 đại biểu chất vấn.
Do “đồng chí cấp vụ”
"Trong tay thứ trưởng thay mặt tôi đi họp không có con số 34.000 tỉ đồng, mà một đồng chí cấp vụ ngồi ghế sau trao lên tờ giấy. Thưa Quốc hội, thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thông cảm cho là anh em dự phiên họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy nên bị khớp..."
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) chất vấn về con số 34.000 tỉ đồng: “Dư luận cho rằng bộ trưởng không kiểm soát được tình hình trong việc Bộ GD-ĐT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa với chi phí trên 30.000 tỉ đồng. Đây là con số khái toán, do một thứ trưởng được bộ trưởng ủy quyền trình bày, chắc chắn bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể trước khi trình ra UBTVQH. Không kiểm soát được ở chỗ bộ trưởng nói rằng đây không phải là ý kiến của bộ, và trong đề án của bộ không trình bày con số kinh phí thực hiện thì chưa đầy đủ mà đã trình ra UBTVQH. Trách nhiệm của bộ trưởng như thế nào về việc này?”.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Con số 34.000 tỉ đồng xuất hiện lúc nào? Khi UBTVQH họp thì tôi đi công tác nước ngoài, UBTVQH cho phép thứ trưởng đi họp thay. Khi báo cáo chính thức UBTVQH thì không có con số 34.000 tỉ đồng. Đến lúc UBTVQH thảo luận, chất vấn thì Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai có hỏi về khả năng xã hội hóa nguồn kinh phí để triển khai ngoài ngân sách nhà nước là bao nhiêu? Lúc này trong tay thứ trưởng thay mặt tôi đi họp không có con số 34.000 tỉ đồng, mà một đồng chí cấp vụ ngồi ghế sau trao lên tờ giấy. Thưa Quốc hội, thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thông cảm cho là anh em dự phiên họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy nên bị khớp. Đây là con số chưa có bàn bạc, chưa có thống nhất”.
“Sau đó tổ chức cuộc họp báo để nói lại rằng 34.000 tỉ đồng là làm nhiều việc, nhưng nói không khéo, không đầy đủ cho nên nhân dân lại thấy con số 34.000 tỉ là đúng. Đây là lỗi kỹ thuật, sai sót. Để xảy ra sai sót như thế, tôi với tư cách là bộ trưởng xin báo cáo là thực hiện sự ủy quyền của Thủ tướng chưa đầy đủ, gây nên sự lo lắng, băn khoăn trong nhân dân. Mà cái lo lắng nhất là mấy anh này vẽ ra để tiêu tiền, để thất thoát tiền nong của đất nước, của nhân dân. Sự việc là như vậy chứ không có vấn đề gì khác” - ông Luận nói.
Dạy, học ngoại ngữ không giống ai trên thế giới
"Dư luận cho rằng bộ trưởng không kiểm soát được tình hình trong việc Bộ Giáo dục - đào tạo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với chi phí trên 30.000 tỉ đồng"
Đại biểu HÀ MINH HUỆ
(Bình Thuận)  
Về việc vì sao thi năm nay không đưa ngoại ngữ vào môn bắt buộc mà tự chọn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói chủ trương nhất quán là phải đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ hiện nay của chúng ta không giống ai trên thế giới. Dạy và học chủ yếu là ngữ pháp nên học hết phổ thông cũng không nói được, người ta nói không hiểu. Nhiều cháu ở thành phố lớn đi học ở các trung tâm phát âm rất giỏi về cô lại chê. Cho nên dứt khoát phải chấm dứt tình trạng nhận được bằng, chứng chỉ tốt nghiệp nhưng không sử dụng ngoại ngữ vào công việc thực tiễn. “Chúng tôi phân tích và đi đến quyết định trước mắt cần chỉnh lại, thay đổi cách dạy, cách học ngoại ngữ để đúng hướng mới tăng tốc, chứ không tăng tốc theo hướng cũ” - ông Luận nói.
Trước đề xuất của đại biểu Quốc hội về việc rút ngắn chương trình giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống 11 năm, ông Luận cho biết đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc này, có ý kiến đề nghị rút xuống, nhưng cũng có ý kiến đề nghị giữ nguyên. Lý do giữ nguyên là để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi một số năng lực ở học sinh mà lâu nay còn thiếu như khả năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm. Vấn đề này trung ương đã thảo luận và quyết định trước mắt giữ ổn định hệ thống 12 năm như hiện nay, đồng thời yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu. “Trong chuyến tháp tùng Thủ tướng công du Philippines, chúng tôi được biết nước này mới chuyển từ hệ 11 năm sang 12 năm. Cho nên trên thế giới có nhiều xu hướng khác nhau, tăng giảm tùy thuộc vào mục tiêu” - ông Luận cho biết.
Trả lời đại biểu liên quan đến việc thành lập trường đại học, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết giai đoạn 2006-2010 thành lập hơn 180 trường, bình quân một năm hơn 30 trường. Từ năm 2011 đến nay số lượng thành lập trường giảm đáng kể, bảy trường/năm. Theo quy hoạch mới Thủ tướng đã phê duyệt, về cơ bản sẽ không thành lập mới thêm các trường, trừ một số trường đã có chủ trương và đặc biệt. Bộ GD-ĐT đã thông báo tạm dừng cho đến năm 2015 không nhận các hồ sơ mới để thành lập, tiếp đến sẽ có rà soát và bổ sung. “UBND các tỉnh luôn trình bày với chúng tôi nguyện vọng cháy bỏng về việc thành lập các trường đại học. Xin các đồng chí chia sẻ lo lắng, quan tâm của Quốc hội để chúng ta xử lý việc này một cách có trách nhiệm” - ông Luận nói.
V.V.THÀNH
Bên hành lang Quốc hội
Ảnh: V.V.T.
* Đại biểu HÀ MINH HUỆ:
Nói do một chuyên viên mách là chưa thỏa đáng
Trả lời của bộ trưởng đối với chất vấn của tôi thì cũng chưa thật rõ đâu. Cho đến giờ tôi cũng chưa biết đề án cần bao nhiêu tiền để thực hiện. Không phải là 34.000 tỉ đồng thì cần bao nhiêu? Tôi hi vọng sẽ đưa ra con số thấp hơn nhưng không loại trừ có thể có con số cao hơn. Điều chúng tôi cần là bộ trưởng giải trình vấn đề này trước Quốc hội vì đây là kiến nghị của cử tri.
Do vậy, tôi hỏi trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu (qua vụ việc nói trên), nhưng hình như bộ trưởng chưa trả lời chất vấn này của tôi. Bộ trưởng nhìn nhận đây là sai sót của bộ, nhưng với tư cách là “tư lệnh của một ngành”, khi muốn làm việc này (trình đề án, trong đó có nêu thông tin về kinh phí thực hiện) thì phải có ý kiến của bộ trưởng, thay mặt Chính phủ làm. Còn nói rằng do một chuyên viên mách cho thứ trưởng và thứ trưởng phát ngôn, đồng thời qua các buổi họp báo cũng nói những điều như thế là chưa thỏa đáng.
Ảnh: V.V.T.
* Đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC:
Vì sao con số vu vơ cũng có thể đưa ra diễn đàn?
Bất kỳ việc nào, bộ trưởng với tư cách tư lệnh ngành là người chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của cán bộ trong ngành, trong đó có cả việc để người dân hiểu nhầm. Lẽ ra nên nhận việc đó là sai sót và sửa đổi, chứ không việc gì phải né tránh. Trong chiến trận mà vị tướng để súng của lính cướp cò thì việc xử lý nội bộ tính sau, còn trước hết là lãnh đạo phải nhận trách nhiệm. Con số 34.000 tỉ đồng ở đâu ra? Qua trả lời của bộ trưởng chúng ta thấy phản cảm nhất là vì sao con số vu vơ cũng có thể đưa ra được diễn đàn quan trọng như thế.
Q.THANH - V.V.THÀNH ghi

Copy từ: Tuổi Trẻ

........

“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”


Nhiều câu hỏi khó được các đại biểu Quốc hội dành cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường...

“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Có những luật không phải hoàn toàn vấn đề lobby hay chạy cái này cái khác nhưng cũng có tranh thủ nọ, tranh thủ kia.
 
“Không phải lợi ích nhóm thì đó là cái gì?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh khi nhấn nút lần hai để tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong phiên chất vấn chiều 11/6 của Quốc hội.

Là người mở màn, đại biểu Thúy muốn biết quan điểm và hướng khắc phục của Bộ trưởng trước hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ, ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc còn có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền đẩy khó khăn về phía người dân.

Hiện nay bộ nào quản lý nhà nước cái gì thì xây dựng luật cái đó, nhưng quyền thì nặng cho mình còn trách nhiệm thì nhẹ đi và thiếu tính hệ thống của pháp luật, vậy trách nhiệm của Bộ Tư pháp thế nào, đại biểu Trần Du Lịch chất vấn.

“Câu chuyện cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích ngành trong các văn bản quy phạm pháp luật từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, chúng tôi thấy chưa phải là vấn đề đặt ra”, ông Cường đáp.

Cũng theo Bộ trưởng thì “thực tế trong nhiệm kỳ này lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích cơ quan ở trong các văn bản của các bộ cũng chưa phải là vấn đề gì nổi lên”.

Sau đó, cả đại biểu Kim Thúy và Trần Du Lịch đều nhấn nút lần hai.

“Người ta bảo lợi ích nhóm có không thì đồng chí nói không hay nói có, có một câu thôi”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột nhắc Bộ trưởng.

“Nếu như Bộ trưởng nói không có việc cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của các bộ, ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật, vậy thì xin Bộ trưởng cho biết trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật thường rất quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy hay các quỹ hoặc thủ tục hành chính, vậy đó là cái gì?”, đại biểu Kim Thúy “truy”.

“Bây giờ chúng ta phải nhìn thấy rừng, chứ còn tính từng cây thì gây rối loạn về hệ thống pháp luật. Tôi thấy nhiều luật, Bộ Tư pháp đã thẩm định rồi, nhưng ra Quốc hội còn bàn cả phạm vi điều chỉnh”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

“Có những luật không phải hoàn toàn vấn đề lobby hay chạy cái này cái khác nhưng cũng có tranh thủ nọ, tranh thủ kia”, Bộ trưởng tiếp tục trả lời đại biểu Thúy.

Hoàn toàn đồng tình với đại biểu Trần Du Lịch, song Bộ trưởng Hà Hùng Cường “cũng báo cáo thật là trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định giá trị pháp lý của văn bản thẩm định đến đâu, tiếp thu giải trình như thế nào.

Vẫn băn khoăn về chất lượng của hệ thống pháp luật, đại biểu Bùi Mạnh Hùng nêu con số từ báo cáo của Chính phủ, có 312/1574 văn bản được khảo sát là chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu tính khả thi, không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, thậm chí có dấu hiệu không hợp hiến, hợp pháp.

Sai sót trên đã và sẽ có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật, tình hình trên đến bao giờ khắc phục được và trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao là chất vấn được đại biểu Hùng đặt ra.

Khẳng định là thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, cảnh báo nhưng bao giờ khắc phục vấn đề này “thì trước quốc dân đồng bào và Quốc hội, có lẽ tôi không dám hứa một cách vững chắc”, Bộ trưởng đáp.

“312 văn bản mà Bộ Tư pháp báo cáo là sai gây hậu họa gì chưa? Nếu người ta căn cứ vào 312 văn bản này để tổ chức thực hiện thì gay go rồi nhưng không thi hành thì cũng không được, chỗ này tôi thấy rất nghiêm trọng”, Chủ tịch Quốc hội bình luận.

Ông cũng đề nghị Bộ trưởng suy nghĩ để sáng 12/6 trả lời kỹ hơn, để tìm trách nhiệm, tìm cách giải quyết.

Ngày mai, Bộ trưởng cũng còn khá nhiều chất vấn khác cần phải trả lời. Những câu hỏi cuối chiều đã đặt ra không ít vấn đề cho người đứng đầu ngành tư pháp.

Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, cử tri rất buồn vì tỷ lệ thu hồi tài sản trong các đại án hàng ngàn tỷ rất thấp, chỉ khoảng dưới 10%, còn phần lớn kia đi đâu? Có phải chăng cứ đi tù rồi là xong?

Câu hỏi đại biểu này dành cho Bộ trưởng là có giải pháp gì để kết nối giữa công tác điều tra, truy tố xét xử với công tác thu hồi tài sản cho nhà nước và cho công dân?

Đại biểu Chu Sơn Hà thì đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ trong công tác xây dựng luật thì bộ nào yếu kém nhất trước đồng bào cử tri, để các bộ trưởng phấn đấu trong thời gian tới.

Là đại biểu cuối cùng nêu câu hỏi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói, ông đặc biệt quan tâm ý của Bộ trưởng về nhà nước pháp quyền, tức là nhà nước phải tôn trọng luật mà nhân dân cũng phải tôn trọng luật.

“Nhưng nhân dân không chấp hành luật thì chúng ta phạt hết sức ghê gớm, còn các cơ quan nhà nước đến 312 văn bản vi phạm pháp luật, chúng ta xử lý rất chậm thì có phải là nhà nước pháp quyền không?”, ông Thuyền phát biểu.

 Ông muốn biết Bộ trưởng có nghĩ đến việc đề xuất mở rộng quyền làm chủ của người dân, để người dân được khởi kiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình hay không?

Đại biểu Thuyền cũng nêu vấn đề là Nghị định 107 của Chính phủ có quy định ủy ban chỉ có 3 phó chủ tịch, nhưng vừa rồi chủ trương luân chuyển cán bộ bằng một công văn của Văn phòng Chính phủ cho bầu thêm phó chủ tịch.

“Rất nhiều người điện hỏi tôi là anh ra anh hỏi thử xem như vậy, công văn của Chính phủ có cao hơn nghị định của Chính phủ không?”. Ông đề nghị Bộ trưởng trả lời cho dân được rõ. 


Copy từ: VnEconomy

..............

Thư ngỏ gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân và tất cả những ai quan tâm đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội Việt Nam


Thư ngỏ gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân và tất cả những ai quan tâm đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội Việt Nam

Văn đoàn độc lập Việt Nam
Ngày hôm nay, 12/04/2014, trên trang mạng bolapquechoa có đăng thư ngỏ của nhà thơ Đỗ Trung Quân gửi nhà văn Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập Việt Nam, sau đó được trang mạng Văn Việt của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐVĐ) đăng lại ngay tức thời.


 Trong thư có đoạn: “… tôi được một nhân vật thuộc ngành an ninh thông báo lý do canh giữ tôi đến hôm nay ngoài việc xuống đường [chống China xâm lược] như dư luận trong và ngoài nước đã biết, tôi còn là THƯ KÝ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP, còn là cầu nối, một trạm liên lạc của Văn đoàn”. Nhà thơ Đỗ Trung Quân yêu cầu VĐ ĐL trả lời công khai ông có được giao chức trách nói trên hay không?

Về vấn đề này, BVĐVĐ xin chính thức tuyên bố:

 1/ Nhà thơ Đỗ Trung Quân là một thành viên của BVĐVĐ trên cơ sở tự nguyện tán thành Tuyên bố của BVĐVĐ và đăng ký tham gia BVĐVĐ. Ngoài tư cách đó, ông chưa được giao bất cứ công việc gì của BVĐVĐ.

2/ Việc mỗi thành viên BVĐVĐ nhận và thực hiện công việc theo sự phân công của Trưỏng ban – nhà văn Nguyên Ngọc là việc hoàn toàn nội bộ của BVĐVĐ. Không ai có quyền, bất kể nhân danh tổ chức hay cơ quan nào, sách nhiễu các thành viên BVĐVĐ về việc này.

3/ Trong suốt thời gian từ khi BVĐVĐ tuyên bố ra mắt (03/03/2014), đã có những hiện tượng sách nhiễu, gây khó khăn với không ít thành viên BVĐVĐ, như: ngăn cản các thành viên BVĐVĐ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình…), lặp lại đúng hệt các thủ đoạn xấu xa đối với Nhân văn Giai phẩm cách đây hơn nửa thế kỷ; gây áp lực với nơi làm việc của thành viên và trực tiếp với thành viên để “vận động” họ rút tên khỏi BVĐVĐ; vu cáo trắng trợn rằng BVĐVĐ là một tổ chức chính trị hoạt động nhờ tài trợ nước ngoài…

Những hành vi trên đã không lay chuyển được đại đa số thành viên BVĐVĐ. Nhiều người đã khẳng khái trả lời KHÔNG với mọi áp lực nhằm buộc họ rút tên khỏi BVĐVĐ.

4/ BVĐVĐ kịch liệt phản đối những hành vi sách nhiễu nói trên đối với các thành viên BVĐ, vì:

Đó là những hành vi vi phạm pháp luật và Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của công dân.
Vu cáo, xúc phạm uy tín danh dự của tổ chức và công dân.

Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc trong lúc đất nước đòi hỏi sự đồng thuận, một lòng của toàn dân, đặc biệt của giới trí thức, để đối phó với cuộc xâm lược của China đang diễn ra vô cùng nguy hiểm trên mọi mặt trận, trong đó văn hoá là một mặt trận hết sức then chốt.

5/ Lập trường nghệ thuật của BVĐ đã thể hiện rõ trong Tuyên bố Vận động ngày 03/03/2014 (http://vandoandoclapvietnam.org), đó là: “góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”

Lập trường chính trị của BVĐ đã thể hiện rõ trong Tuyên bố về vụ giàn khoan Hải Dương 981 (http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vanviet.info/van-de-hom-nay/tuyen-bo-cua-ban-van-dong-van-doan-doc-lap-viet-nam-ve-viec-trung-quoc-cho-gian-khoan-hd-981-va-cac-tau-vu-trang-xam-chiem-vung-bien-thuoc-chu-quyen-viet-nam/) chỉ 4 ngày sau khi China kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. BVĐ tự hào là tổ chức dân sự đầu tiên ở Việt Nam lên tiếng chính thức về sự kiện nghiêm trọng này, phản đối mãnh liệt hành động xâm lược của China và ủng hộ Nhà nước Việt Nam thi hành mọi biện pháp mạnh mẽ và tỉnh táo để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Trang mạng vanviet.info của BVĐVĐ ra mắt từ 19/3/2014 đến nay đã thể hiện cụ thể lập trường nghệ thuật và chính trị trên, thu hút lượng bạn đọc và cộng tác viên đông đảo, mặc dù ở nhiều nơi bị chặn bằng tường lửa.

6/ Những tổ chức nghề nghiệp yêu nước có lập trường và hoạt động lành mạnh như BVĐVĐ không có lý do gì là đối tượng sách nhiễu, ngăn cản của bất cứ cơ quan, tổ chức nào với lý do an ninh chính trị tư tưởng văn hoá.

BVĐVĐ yêu cầu các cơ quan hữu trách chấm dứt những hành vi sách nhiễu bất hợp pháp của một số cá nhân, tổ chức đối với BVĐVĐ và các thành viên BVĐVĐ. BVĐVĐ tuyệt đối tin tưởng rằng lý tưởng và những việc làm đúng đắn của mình luôn được sự ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo người viết văn và bạn đọc trong, ngoài nước.

Ngày 12/6/2014

Thay mặt Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Nguyên Ngọc

Copy từ: Quê Choa


...............

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ ?


Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.
Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.
Không đồng thuận và thiếu quyết tâm
Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc từng nói là giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng 2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp.
Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện
TS Phạm Chí Dũng
“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA
Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc tại TP.HCM nhận định:
“ Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện. Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”
Chưa kiện hay không kiện?
Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc. RFA files
“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”
Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó
TS Nguyễn Quang A
Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.
TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:
“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư dân trên biển làm sao để bảo vệ? Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.
Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi kiện của Việt Nam. Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm.


Copy từ: RFA


............

Đang kiểm tra tài sản phó Tổng thanh tra chính phủ

TTO - Về dư luận tài sản "khủng" của Phó Tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh,Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết đã chủ động yêu cầu ông Khánh báo cáo trước ban cán sự đảng chính phủ về nguồn gốc và quá trình kê khai tài sản từ 2007 đến nay.
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
 
 
 Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh  - Ảnh: Việt Dũng
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) chất vấn ba vấn đề: Thanh tra chính phủ có giải pháp gì mang tính đột phá trong phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới? Thứ hai là nguyên nhân chủ quan liên quan đến đạo đức cán bộ thanh tra phòng chống tham nhũng. Thứ ba là thời gian qua, có dư luận và báo chí có nêu về một phó tổng thanh tra chính phủ có quá nhiều tài sản, điều này có đúng không và hướng xử lý thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) - Ảnh: Việt Dũng
Về vấn đề giải pháp, theo ông Huỳnh Phong Tranh, Thanh tra chính phủ đánh giá có 4 giải pháp phòng ngừa hiệu quả tích cực gồm: công khai tài sản, công khai minh bạch hoạt động trong các cơ quan, đơn vị; thứ hai là xây dựng, thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn; thứ ba là thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc nghề nghiệp; thứ tư là cải cách hành chính.
Hai giải pháp được đánh giá là có hiệu quả trung bình gồm: chuyển đổi công tác; trả lương qua tài khoản.
Ba giải pháp được xem là có hiệu quả thấp gồm: minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; nộp lại quà tặng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Thời gian tới, thanh tra chính phủ có đề xuất những giải pháp gồm: Chính phủ và Quốc hội nên nghiên cứu tiếp tục sửa đổi luật phòng chống tham nhũng theo hướng luật càng ngày càng chặt chẽ và có tính pháp lý cao hơn; thứ hai là triển khai tích cực chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kê khai tài sản, thu nhập, thứ ba là siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy.
Về năng lực đạo đức cán bộ đáp ứng nhu cầu thanh tra phòng chống tham nhũng, ông Huỳnh Phong Tranh nhận trách nhiệm vì trong thời gian qua ngành thanh tra cũng đã tham gia tích cực trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng nhưng mức độ chưa nhiều, chưa đạt.
Về dư luận tài sản "khủng" của Phó Tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết: qua nhiều lần kê khai tài sản của nhiều năm, đối chiếu lại, ông Khánh kê khai tài sản đúng theo quy định của pháp luật.
"Chúng tôi đã đề nghị ông Ngô Văn Khánh báo cáo giải trình về việc kê khai này và ông Khánh đã giải trình trước ban cán sự đảng chính phủ và tập thể lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ và đã gửi các cơ quan chức năng theo dõi, đối chiếu.
Thứ ba, hiện nay ông Khánh thuộc diện Ban bí thư quản lý nên Ủy ban kiểm tra trung ương đã vào kiểm tra và cùng phối hợp với ban cán sự đảng chính phủ nắm tình hình và đang đối chiếu tài sản của ông Khánh với bản kê khai để xem mức độ chính xác như thế nào và sẽ có kết luận".
Tham nhũng ít hay phát hiện khó hơn?
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) hỏi ông Tranh: Dù ngành thanh tra đã có nhiều nỗ lực trong việc thanh tra phát hiện tham nhũng nhưng vì sao tình hình tham nhũng ngày càng tăng?
Ông Thuyền dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng muốn chống tham nhũng hiệu quả trước tiên phải chống tham nhũng ngay trong chính cơ quan phòng chống tham nhũng, hỏi tổng Thanh tra Chính phủ rằng việc này có đúng hay không? Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì để thực hiện việc này, bắt đầu từ đâu?
Ông Thuyền cũng đặt câu hỏi vì sao có tình trạng số vụ tham nhũng bị phát hiện, có dấu hiệu hình sự nhưng thanh tra không chuyển hoặc chậm chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý?
Đại biểu Nguyễn Văn Rinh cũng đặt câu hỏi giải pháp kê khai tài sản hiện nay có phải là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hay chưa?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn các số liệu về việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng qua các năm, số vụ phát hiện, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự càng giảm trong khi nhận định, đánh giá của Thanh tra Chính phủ về công tác phát hiện xử lý tham nhũng là ngày càng tiến bộ.
Ông Hiến hỏi tổng Thanh tra Chính phủ: "Tham nhũng bị đẩy lùi hay việc phát hiện tham nhũng ngày càng hạn chế?". Tương tự ông Hiến, nhiều đại biểu cũng đề nghị Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh đánh giá: Các số liệu vụ tiêu cực, tham nhũng bị phát hiện có phản ánh đúng tình hình tham nhũng hiện nay hay không?
Ông Nguyễn Văn Hiến cũng chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hiện ra sao. Thanh tra Chính phủ có báo cáo đã xử lý 12 cán bộ công chức vi phạm nhưng đọc thấy những vi phạm này chẳng liên quan gì tới tham nhũng (như vi phạm Luật giao thông, sinh con thứ 3...). Thanh tra Chính phủ đã triển khai công tác phòng chống tham nhũng trong lực lượng thanh tra như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn nói vừa qua cử tri cả nước quan tâm, đánh giá cao việc chúng ta liên tục xử lý những vụ án tham nhũng lớn, đánh giá cao nỗ lực của các ngành các cấp trong công cuộc chống tham nhũng cam go không thua gì trong chống ngoại xâm.
Ông Sơn chất vấn cụ thể tổng Thanh tra Chính phủ về vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) vừa được TAND TP Hà Nội xét xử: Sao các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mà hầu hết đều được tuyên ở khung hình phạt thấp? Mức án đó liệu đủ sức răn đe, phòng chống tham nhũng hay không? Sao VKS giữ nguyên quan điểm truy tố, tòa kết tội nhưng các bị cáo vẫn kêu oan, phải chăng luật pháp của chúng ta có cách vận dụng khó hiểu?
Đại biểu Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai) chất vấn ông Nguyễn Phong Tranh về những món nợ văn bản, việc chậm triển khai chủ trương trong phòng chống tham nhũng: xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, khen thưởng bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm.
3.000 người có dấu hiệu kê khai tài sản không trung thực
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) về việc tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng kết quả của việc kê khai tài sản và tác dụng của nó đến nay như thế nào, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện từ năm 2008, đến nay hằng năm đều thực hiện việc kê khai: gồm kê khai lần đầu và kê khai bổ sung cho những người có phát sinh, những người có biến động tài sản cần kê khai bổ sung.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ năm 2013 đến nay, sau khi luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 có hiệu lực, việc kê khai có tiến bộ hơn. Chính phủ đã ban hành nghị định số 78 về hướng dẫn thi hành luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Đầu năm 2013, có trên 642.000 người kê khai, đạt hơn 98% và công khai trên 59%.
Đến nay có hơn 919.000/ 935.000 người đã kê khai tài sản, đạt 98%. Trong số kê khai này, có hơn 200.000 bản kê khai thuộc cấp ủy quản lý.
Trong quá trình kê khai tài sản thu nhập, khoảng 3.000 người có dấu hiiệu kê khai không trung thực, không rõ ràng và đã được xác minh làm rõ. Trong quá trình thực hiện, đã có 88 cán bộ đã được xử lý bằng các hình thức do kê khai không trung thực, chậm kê khai và vi phạm các quy định về kê khai tài sản.
Sẽ tích cực chuyển cơ quan điều tra xử lý vi phạm
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền rằng thanh tra ít chuyển, chậm chuyển vụ việc đã phát hiện dấu hiệu vi phạm qua Cơ quan điều tra để xử lý hình sự, ông Huỳnh Phong Tranh nói vừa qua ngành thanh tra đã tích cực trong việc phát hiện, chuyển cơ quan điều tra, nhưng đúng là chuyển chưa nhiều.
Bên cạnh đó, khi chuyển thì tính khả thi của việc điều tra truy tố xét xử cũng chưa đầy đủ lắm, yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng cũng chưa rõ lắm. Vấn đề này, ngành thanh tra sẽ tiếp tục triển khai, quan tâm thực hiện, tích cực chuyển các vụ việc sai phạm tới cơ quan điều tra xử lý.
Vừa qua, thanh tra đã chuyển hơn 200 vụ việc (240 người vi phạm) qua cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự, trong đó Thanh tra Chính phủ chuyển hơn 40 vụ.
Trả lời chất vấn của đại biểu Điểu K' Rứ (Đắk Nông) về việc giải quyết những vụ khiếu nại kéo dài, ông Tranh cho biết trong 528 vụ việc khiếu nại kéo dài mà Thanh tra đã giải quyết (năm 2012-2013) thì hầu hết là các vụ khiếu nại phức tạp, có vụ đã kéo dài 30-40 năm. Thanh tra đã tích cực phối hợp với các địa phương để phối hợp giải quyết, tăng cường đối thoại với người khiếu nại trước khi ban hành quyết định.
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh lý giải nguyên nhân các vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài hàng chục năm trên liên quan chính sách đất đai từ trước tới giờ như hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, chính sách thu hồi đền bù giải tỏa... Việc chính sách ban hành sau luôn có lợi hơn cho người dân nên là nguyên nhân phát sinh khiếu nại.
Việc giải quyết các vụ tồn đọng kéo dài đã đạt được một số kết quả như: cơ quan nhà nước đã khôi phục quyền lợi, hỗ trợ cho dân là trên 1.300 tỉ, 34ha đất sản xuất, 0,8ha đất ở... Có lẽ đây là việc giải quyết mang lại quyền lợi trực tiếp cho người dân, khôi phục quyền lợi cho người dân. Hiện vẫn còn 38 vụ kéo dài với khiếu nại phức tạp vẫn đang tiếp tục được giải quyết.
Liên quan việc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng (thanh tra) và chủ trương tới, việc xửu lý cán bộ trong ngàng thanh tra toàn quốc, từ 2011-2013 toàn ngàng có 85 cán bộ công chức bị xử lý/28.000 cán bộ toàn ngành, có 14 người bị xử lý hình sự, có 11 người có dấu hiệu tham hhũng.
Riêng về số liệu cán bộ công chức của Thanh Tra Chính phủ bị xử lý ít, ông Tranh cho rằng nhiều năm qua ngành đã khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng vẫn còn nổi lên mấy nguyên nhân trong đó vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh xử lý cán bộ do bệnh thành tích, trong thời gian tới sẽ tập trung hơn.
Giải pháp sắp tới, theo Tổng thanh tra thì có nhiều: như khắc phục tình trạng nể nang, tăng cường giáo dục tư tưởng cán bộ, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu... nhưng theo ông, từ khi thực hiện Nghị quyết 04 thì thanh tra đã kiểm điểm nghiêm việc này.
Liên quan chất vấn của đại biểu về việc xử lý kết luận sau thanh tra còn thấp, Tổng Thanh tra Chính phủ nói có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu chế tài trong việc không thực hiện kết luận thanh tra, việc này Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định xử lý sau thanh tra. 
Quy định của pháp luật hiện nay thì Thanh Tra chỉ có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm chứ thanh tra không có quyền tự xử lý, không có quyền cưỡng chế thi hành. Sắp tới, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp với Ngân hàng nhà nước dự thảo thông tư, cho phong tỏa tải khoản của đơn vị vi phạm đã có kết luận thanh tra nhưng không chịu thi hành.
Xử lý tham nhũng kiểu "Giơ cao đánh khẽ"?
Tiếp tục chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Phong Tranh liên quan việc xử lý tham nhũng, đại biểu Lê Trọng Sang (đoàn TP.HCM) nói: qua tiếp xúc cử tri, băn khoăn lo lắng vì cho rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng thời gian qua còn nhiều vụ chưa nghiêm, còn tình trạng "giơ cao đánh khẽ", một số vụ tham nhũng xử lý còn chậm, vì sao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng trong những năm qua còn thấp.
Theo số liệu cụ thể thì năm 2011, tài sản trong các vụ tham nhũng thu hồi được là 59,5/267,4 tỉ; năm 2013 thu hồi 59/117 tỉ đồng. Tổng Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì?
Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng tiếp tục chất vấn: kết quả giải quyết khiếu nại của người dân có nêu 20% khiếu nại của người dân là đúng, như vậy tức là 20% quyết định của chính quyền là sai? Vậy Thanh tra Chính phủ đã giải quyết những trường hợp làm sai trên như thế nào?
Bổ nhiệm ồ ạt 60 cán bộ thanh tra là có sai sót
Trong gần một giờ đầu phiên chất vấn buổi chiều, các đại biểu tiếp tục đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời về các khối tài sản đồ sộ của cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền được phát hiện sau khi ông Truyền về hưu.
Đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TP.HCM) thẳng thắn: Với tư cách là người đương nhiệm đứng đầu ngành Thanh tra Chính phủ, Tổng thanh tra nhìn nhận vụ việc này như thế nào? thông tin có chính xác hay không?
Đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cũng tiếp lời: Quan điểm của chính đồng chí về khối tài sản khổng lồ của cựu Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền ra sao? Đề nghị Tổng thanh tra trả lời rõ về việc bổ nhiệm vội vàng 60 cán bộ của Thanh tra Chính phủ trước khi cựu Tổng thanh tra Trần Văn Truyền nghỉ hưu.
"Thanh tra là tai mắt của Chính phủ, nhân dân nên tai phải thính, mắt phải tinh, công tác cán bộ là rất quan trọng", bà An nói.
Trước đó, đại biểu Lê Đắc Lâm (tỉnh Bình Thuận) cũng chất vấn: khi đương chức thì cựu tổng thanh tra Chính phủ có kê khai tài sản không? Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì để quản lý kê khai tài sản cán bộ về hưu, nhất là biện pháp gì xác minh nguồn gốc tài sản kê ?
Trả lời câu hỏi trên, ông Huỳnh Phong Tranh nói: Sau khi có thông tin trên thì Thanh tra Chính phủ có xác minh thì thấy khi đương chức, cựu Tổng thanh tra Trần Văn Truyền có kê khai đầy đủ, không có sai phạm gì. Còn chuyện kê khai tài sản khi nghỉ hưu thì hiện không có quy định. Thanh tra sẽ nghiên cứu đề xuất để có biện pháp quản lý đồng bộ.
Ông Tranh cũng cho biết hiện ông Trần Văn Truyền sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ tỉnh Bến Tre, thuộc Ban bí thư quản lý và đã có chỉ đạo Ủy ban kiểm tra trung ương theo dõi vụ tài sản của ông Truyền.
Liên quan việc bổ nhiệm ồ ạt 60 cán bộ mà báo chí đã đăng, ông Tranh thừa nhận là có nhiều điểm chính xác. Việc bổ nhiệm 60 cán bộ này có 3 sai sót như: thời gian bổ nhiệm chưa đầy đủ, bổ nhiệm quá nhiều cấp phó so với chỉ tiêu quy định và có cán bộ được bổ nhiệm chưa đủ điều kiện, năng lực chưa đáp ứng.
Về việc này, tổng thanh tra Chính phủ nói đã có chỉ đạo, khắc phục kịp thời.
Tổng Thanh tra cũng tiếp thu ý kiến của đại biểu Bùi Thị An về việc chưa tổ chức thanh tra, phát hiện tỉ lệ chi sai ngân sách nhà nước, có vụ báo chí đã đăng. Thanh tra Chính phủ sẽ cho kiểm tra lại và trả lời sau.
Ông Huỳnh Phong Tranh cũng thừa nhận việc đại biểu chất vấn về tỉ lệ thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng hiện quá thấp (chỉ từ 12-15%) và cho biết đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tăng cường năng lực hiệu lực của cơ quan thi hành án, sẽ có chế tài mạnh hơn. Tổng Thanh tra cũng nói sẽ học tập các nước về cơ chế việc thu hồi tài sản, nghiên cứu chương thu hồi tài sản trong công ước của Liên hiệp quốc để áp dụng vào luật Việt Nam.
Tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng: vấn đề nhức nhối
Đánh giá về phần trả lời của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét phần trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ sâu, rất thẳng thắn, kể cả những vấn đề công tác cán bộ, kỷ luật cán bộ, tiền bạc, tài sản, công khai, minh bạch.
Chủ tịch quốc hội nhấn mạnh đấu tranh phòng chống tham những là việc rất cấp bách và lâu dài. So với tình hình tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí thì cuộc đấu tranh phòng chống tham những chưa đạt yêu cầu. Nhiệm vụ đặt ra đối với lực lượng này là cần nỗ lực, tích cực hơn nữa để ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí.
Về việc xử lý các vụ khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân còn tồn đọng, các ngành đã phối hợp giải quyếr rất tích cực và cơ bản đã giải quyết xong, đây là điều rất tốt. Đã giải quyết được 528 vụ, trong đó có những vụ phức tạp và lâu dài, tuy nhiên vẫn còn 36 vụ tồn đọng lâu dài nhưng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra là chúng ta vừa phối hợp giải quyết tiếp 36 vụ này, đồng thời ngăn chặn và hạn chế tối đa những vụ tồn đọng mới.
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, trong lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng, biểu hiện tiêu cực vẫn còn mặc dù chúng ta đã xử lý. Có nhiều biệu hiện tiêu cực, thậm chí là tham nhũng, tiếp tay, là nguyên nhân gây ra tham nhũng và tiêu cực. Hiện tượng này vẫn còn nhức nhối và cũng là vấn đề quốc hội đặt ra đối với tổng thanh tra và các ngành liên quan khác trong việc đấu tranh này.
Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói muốn đấu tranh phòng chống tham nhũng thành công thì phải đấu tranh trước hết và thành công trong chính lực lượng chống tham nhũng.
Từ đó Quốc hội đặt ra cho Tổng tanh tra chính phủ và các ngành, các cấp là hoàn thiện thể chế trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Bầu Kiên bị phạt 30 năm tù là không thấp
Liên quan chất vấn của các đại biểu về vụ án Nguyễn Đức Kiên, ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao đã có báo cáo giải trình thêm.
 Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình - Ảnh: Việt Dũng
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã căn cứ vào các hồ sơ tài liệu mà cơ quan điều tra thu thập, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa để ra phán quyết và Hội đồng xét xử độc lập, chịu trách nhiệm về phán quyết của mình, Chánh án tôn trọng.
Tuy nhiên, ông Bình cũng giải thích rõ mức án của từng tội danh trong mà tòa đã tuyên án Bầu Kiên, so sánh với mức án mà VKS đề nghị thì bản án tòa tuyên cao hơn. Ngoài việc tuyên phạt và tổng hợp bản án buộc Nguyễn Đức Kiên phải chấp hành 30 năm tù thì tòa còn phạt bổ sung bị cáo 75 tỉ đồng trốn thuế, 100 triệu đồng tội lừa đảo và khởi tố tiếp 2 vụ án hình sự có liên quan.
"Mức án 30 năm tù trong một đời người thì không phải là thấp", ông Bình nói. Theo ông Bình, bản án của TAND TP Hà Nội là khá toàn diện. Khi vụ việc có kháng cáo kháng nghị thì TAND Tối cao cũng sẽ tiếp tục xem xét theo quy trình.
C.MAI - T.MAI

Copy từ: Tuổi Trẻ


............

“312 văn bản trái luật, thi hành cũng chết, mà không thi hành cũng chết”

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng: “312 văn bản trái luật, thi hành cũng chết, mà không thi hành cũng chết”  



Chủ tịch Quốc hội: “Thi hành cũng chết, không thi hành cũng chết”. 
“Chả có nước nào trên thế giới giống như nước ta, luật ban hành thì chờ nghị định, nghị định muốn thực hiện được lại chờ thông tư” – đó là câu nói không mấy vui vẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại phiên trả lời chất vấn trước QH chiều 11.6.
Tại phiên chất vấn Bộ Tư pháp, nhiều ĐB đã đặt câu hỏi liệu có lợi ích nhóm trong việc xây dựng các quy định pháp luật? Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, vấn đề này tại phiên trả lời chất vấn trước TVQH đã được đề cập đến. “Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, cho nên lợi ích nhóm chưa phải là vấn đề đặt ra” – ông Cường khẳng định. Bức xúc về có quá nhiều thủ tục pháp lý rườm rà để giải quyết một việc, ĐB Trần Du Lịch đặt câu hỏi: “Không nơi nào có nhiều thủ tục nhiêu khê phức tạp như ở VN.

Ví dụ như một ngân hàng muốn bán xử lý tài sản thế chấp có khi phải mất 4 năm mới xong. Bộ trưởng xử lý việc này thế nào?”. Ông Hà Hùng Cường thừa nhận việc phát mại tài sản nhiêu khê, có liên quan đến rất nhiều vấn đề. Và rằng “Câu hỏi ĐB Trần Du Lịch rất vĩ mô. Thời mới đổi mới, 1 luật có thể điều chỉnh hầm bà làng mọi thứ. Tôi đồng tình với ĐB rằng, luật pháp ta phức tạp nhất thế giới, chủ tịch xã ở ta cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Trả lời về vấn đề luật được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống, đến khi áp dụng được thì đã lạc hậu, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thẳng thắn thừa nhận: “Chả có nước nào trên thế giới giống như nước ta, luật ban hành thì chờ nghị định, nghị định muốn thực hiện được lại chờ thông tư”.

Tại phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu vấn đề: “Qua rà soát, Bộ Tư pháp đã có báo cáo còn 312 văn bản trái quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nếu thực hiện thì vi phạm Hiến pháp và pháp luật, nếu không thực hiện thì cũng chết bởi cấp trên sẽ xử lý vì không thực hiện. Tóm lại là thi hành cũng chết, mà không thi hành cũng chết”. C.T
 
Copy từ: Lao Động

........