CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ


Jeffrey Thai (Danlambao)Bà - người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ - và tôi không hề quen biết nhau. Nói rõ hơn, bà chẳng biết tôi và tôi cũng chẳng quen bà. Tuy thế, tôi có biết bà. Tôi biết bà lâu lắm rồi, từ những ngày tôi còn học đại học ở quê nhà và cuối tuần nào cũng đi xem phim màn ảnh lớn ở rạp chiếu bóng. Bà vốn là một diễn viên điện ảnh khả ái với nhan sắc mặn mà, được điểm xuyến bằng đôi má lún đồng tiền. Ngày ấy, khi tôi còn là một anh sinh viên thì bà đã ở lứa tuổi trung niên.
Tôi ngưỡng mộ bà vì những vai diễn điện ảnh của bà ư? Không hẳn như thế. Nếu thế, có lẽ cũng chỉ là một sự ngưỡng mộ quá đỗi bình thường. Vả lại, những vai diễn ấy đã ở lại với một ký ức thật xa, còn vai diễn mới nhất của bà trong phần tiếp theo của một bộ phim cũ thì tôi lại chưa xem. Hình như đã lâu lắm rồi, tôi không bắt gặp tên Kim Chi của bà - cái tên có nghĩa là một "cành vàng" - trên các trang báo. Đột nhiên, ngày hôm qua, cái tên ấy xuất hiện với một câu chuyện chẳng có liên quan gì nhiều đến điện ảnh. 
Sự thực là tôi chỉ mới ngưỡng mộ bà qua câu chuyện này thôi, cách đây chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Và tôi muốn nhấn mạnh là: Đây là một sự ngưỡng mộ rất đậm và rất sâu, đầy trân trọng. Tôi vốn là người sống trong cõi đời này với nguyên lý sống "phi thần tượng". Nói ra như thế, để xin được hiểu là sự ngưỡng mộ này vượt thoát khỏi mọi giới hạn tầm thường và bình thường, để vươn đến một bình diện cao hơn nhiều lắm: Ngưỡng mộ một nhân cách sống, một tấm lòng với dân tộc, với quê hương. Tôi đã đọc, và đã nghe, nghe kỹ lắm, những lời bà chia sẻ. Giọng bà nói về sự sống và cái chết, và về mọi thứ, mới thật bình thản và nhẹ nhàng làm sao, nhưng lại lay động lòng người như gió bão, và để lại một dư vị trân trọng đậm sâu. 
Bà đã làm gì nhỉ? Chắc hẳn là to tát lắm? Không! Hoàn toàn không! Bà chỉ đơn giản nói một tiếng: Không! (Bà không muốn nhận lời khen từ con người ấy cho sự nghiệp điện ảnh của bà, vì có nhận, bà cũng chẳng cảm thấy sung sướng gì). Và rồi, bà chỉ mộc mạc nói lên một cách chân thực những ý nghĩ của bà - những sự thật đúng theo cái nghĩa chân chính và thiêng liêng của hai từ sự thật. Nói một cách bình dân và rất miền Nam là "nghĩ sao nói vậy, có gì nói nấy". 
Tiếng "Không!" của bà, thực ra, nhẹ nhàng thôi. Nhưng, dứt khoát. Không một phút do dự. Không một giây ngập ngừng. Người nghe có cảm giác như bà đã ấp ủ tiếng "Không!" này từ lâu lắm. Nó như vang lên từ một cõi lòng đã chán ngán đến tận cùng, từ một sự khinh bỉ cực kỳ nhất đối với người mà nó hướng đến. Mà nó hướng đến ai nhỉ? Có tưởng tượng nổi không: Đó là vị thủ tướng đương nhiệm của một quốc gia - cái quốc gia mà bà đang là một thần dân. Tôi đã sững sờ khi nghe tiếng "Không!" dứt khoát ấy cất lên và vang vọng trên toàn thế giới. Ngay tại thời khắc ấy, xuất hiện trước mặt tôi là hình ảnh của một "ai đó", đang loay hoay tìm kiếm trên mặt đất mình đang đứng, một vết nứt đủ lớn để mà chui tọt vào đó, cố giấu che đi nỗi nhục quá "phũ phàng" này. Khó mà có thể tìm thấy ở một dân tộc nào khác, một đất nước nào khác, lại có một vị lãnh đạo thuộc cấp tối cao "được" công dân của mình đối xử với một cung cách "làm tái tê" như thế. 
Hãy nghe bà lý giải cho sự từ chối này: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm". Lời lý giải nghe thật giản đơn, nhưng mang ý nghĩa của một bản cáo trạng đanh thép đối với cái chế độ mà bà đang sống cùng, với ít nhất một kẻ lãnh đạo cấp cao. mà bà bất đắc dĩ phải làm kẻ phục tùng. Hãy thử suy nghĩ xem kẻ ấy đã lãnh đạo như thế nào để bà nói là "đang làm nghèo đất nước, đang làm khổ nhân dân". Không khó để hình dung, qua lý giải của bà, hình ảnh của một bạo chúa và một cường quyền, mà bà, nói riêng, và cả toàn dân VN, nói chung, đang phải chứng kiến và chịu đựng trong từng ngày sống.
Đi xa hơn cả sự lý giải của bà, nói về cái chế độ ấy, về những kẻ lãnh đạo cường quyền ấy, một nhân vật "trong cuộc" tên Hạ Đình Nguyên vạch rõ, nguyên văn như sau: "Họ đều là người không có học thì làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Nó không yêu nước, không lương tâm, không xấu hổ... Nước nào người lãnh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên, còn họ thì đặt quyền lợi giai cấp lên trên thì làm sao?". Toàn dân VN nếu đọc được và ý thức được thực sự ý nghĩa đằng sau những lời miêu tả trần trụi, thẳng thắn, và rất thực này về những kẻ lãnh đạo tối cao, mà họ đang răm rắp cúi đầu tuân phục, và giao phó việc nước, việc dân thì có lẽ họ sẽ ngã ngửa ra mất. Thế thì có khác gì "giao trứng cho ác" đâu! Trước sau gì, không nước mất, nhà tan mới là chuyện lạ! 
Trở lại với bà, điều làm tôi ngưỡng mộ bà nằm ở chỗ: Khi bà nói lên tiếng "Không!" và đưa ra lời lý giải chân thật ấy, bà biết và biết rất rõ rằng bà vừa ký xong bản án tử cho chính bản thân mình. Vấn đề chỉ còn là ở thời gian. Vốn là một người "trong cuộc" - một người cộng sản chính hiệu, như chính lời bà thú nhận, bà biết hơn ai hết cái chế độ ấy sẽ đối xử với bà, với bất kỳ những ai dám có một tiếng nói khác biệt (cho dù là chính nghĩa) như thế nào. Bà thậm chí có thể miêu tả một cách tỉ mỉ những thủ đoạn mà họ đã dùng như một công thức bất di, bất dịch: bôi nhọ danh dự, chụp mũ, vu khống, gây tai nạn, thủ tiêu... Sự sẵn sàng đối mặt trực diện với những nguy hiểm chết người ấy để nhằm nói lên sự thật đã phản ánh nhân cách sống thật cao cả của bà: Sống là sống cho ngay thẳng, cho tử tế, cho thật với lòng mình, cho dẫu có chết cũng không có gì đáng sợ. Thử hỏi trong cái xã hội VN hiện tại, nơi mà cả sự đểu cáng, sự giả dối và sự đớn hèn đã lên ngôi, thì còn có bao nhiêu người dám nghĩ và sống như bà. 

Sự ngưỡng mộ mà tôi dành cho bà còn nằm ở lòng yêu nước, thương nòi, thương dân tộc rất đỗi đậm sâu, chân thành và thực tế của bà. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà rằng chúng ta chỉ quí trọng những ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng; còn ai không làm được điều đó thì chúng ta không thích, không quý trọng được. Làm lãnh đạo mà không làm cho dân giàu, nước mạnh đã là một tội lỗi; đằng này, họ còn "hèn với giặc, ác với dân" đến thế, trong suốt những ngày tháng qua, thì trời đất nào mà chịu nổi, phải không bà? Tôi hiểu rằng, sống ngay chính giữa lòng chế độ, bà đã thấy, đã nghe, và lòng bà đã xót, đã đau lắm, cho dân mình, cho nước mình. Giá mà những kẻ lãnh đạo ấy có được, dẫu chỉ một chút thôi, cái tâm thương yêu đồng bào ruột thịt, thương yêu đất nước như cái tâm của bà!
Không chỉ là một lòng ngưỡng mộ trân trọng dành cho bà, tôi, cũng như nhiều người con dân Việt khác, còn tri ân bà nhiều lắm - một lòng tri ân sâu xa vô lượng. Tiếng nói chân thực phản ánh đúng sự thật của bà, bất chấp mạng sống, ở thời điểm mà đất nước đang trong giai đoạn "dầu sôi, lửa bỏng" bởi sự xâm lăng từng bước của bọn giặc phương Bắc như hiện nay, có một ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Nó làm cho những con người còn đang sợ hãi phải nhìn lại chính mình và lấy làm xấu hổ mà tự vấn lương tâm rằng: Tại sao một người phụ nữ chân yếu, tay mềm và đã đi quá xa hơn nửa đời người như bà, lại có thể ung dung, cất cao chính kiến của mình như thế với toàn thể nhân loại; trong khi đó, họ lại sống đớn hèn, lặng câm, co rúm như loài cuốn chiếu vô tri? 
Nó làm cho những nhà trí thức còn đang "cuốn chiếu, trùm chăn", còn đang phân vân cân, đo, đong, đếm giữa cái chết vinh và cái sống nhục, mỗi khi nhìn vào trang sách, phải đối diện với cái bóng ảo của bà và câu hỏi: Các ông học cao, hiểu rộng hơn tôi nhiều lắm mà, chẳng lẽ các ông không hiểu được đạo làm người đối với đồng bào, với đất nước, với tổ tiên, nòi giống hay sao? Tôi cũng thấy rõ lắm ánh mắt lấm lét, ngượng ngùng, lảng tránh, khi đọc về bà, khi nghe về bà, của những con người u mê, có học cũng như không, khi mà họ đã giao linh hồn cho quỉ đỏ, một lòng tôn thờ, phù trợ cho những kẻ đang dẫn dắt đất nước, dẫn dắt nhân dân đến bến bờ hủy diệt. Khốn nạn thay, tất cả chỉ vì bỗng lộc riêng của "nhóm lợi ích" hay một thứ sổ hưu chết tiệt nào đó. 
Bà ơi! Một lần nữa, tôi xin chân thành nghiêng mình ngưỡng mộ bà. Tôi đã thấy trong giấc chiêm bao đêm qua, Hai Bà Trưng oai nghi của chúng ta ngẩng cao đầu tự hào bên giòng sông Hát. Tôi đã thấy Bà Triệu của chúng ta lại cưỡi con gió mạnh, đạp bằng sóng dữ và chém cá kình ngoài Biển Đông. Và tôi cũng thấy trong ngục lạnh, một Tạ Phong Tần và nhiều con người chính nghĩa khác nữa, đang mỉm những nụ cười đầm ấm lắm. 
Tiếng nói của bà đã phá tan màn đêm lạnh. Rồi, tôi tin rằng các tiếng nói tiếp theo sẽ lần lượt được cất lên. Và khi nào mà cả hơn 80 triệu con tim chúng ta cùng chung một tiếng nói, thì đó là ngày cáo chung của những gì phải cáo chung, là ngày mà "cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa", theo đúng như ý của bà muốn đó, thưa bà. 
11/01/2013
Jeffrey Thai
 
Người Dân 8 hours ago  
 
Nghệ sĩ Chân Chính Kim Chi 11 tuổi đã đi tập kết ra Bắc, Ba của chị là liệt sĩ chống Pháp và năm nay tuổi đời của Chị xấp sỉ bảy mươi, chị có 10 năm phục vụ văn nghệ trong chiến trường, nêu lên những điều nầy cho thấy ông Dũng đừng mong mang 51 năm theo đảng còn thiếu 3 ngày ra để kể công và cũng đừng dùng những từ ngữ chụp mũ lợi dụng dân chủ hay bị thế lực thù địch xúi dục để bôi xấu hạ uy tín lãnh đạo cấp cao. Cách từ chối sự khen thưởng của chị vô cùng độc đáo. Chưa biết ông thủ tướng Dũng đã đồng ý chấp thuận khen thưởng hay không? và dù ông Dũng có khen thưởng cấp giấy khen, nhưng chị không chịu nhận, sự việc đó nó còn nhẹ nhàng hơn là ông Dũng không khen và chưa hề có khen đã bị từ chối thì thật là đau ! đây chỉ là lời đề nghị của Hội Điện Ảnh yêu cầu chị Kim Chi làm đơn xin được thủ tướng khen thưởng, cái cách từ chối nhận khen thưởng của chị thật đơn giản : "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."
Điều nầy chị muốn nhắc nhở đến những ai hiện nay trong nhà có treo những Bằng Khen, Giấy khen, Huân chương kháng chiến, Gia đình vẻ vang, Gia đình có công với cách mạng của những tên đồ tể: HCM, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Tố Hữu...đã ký khen thưởng, tất cả chỉ là phù du, họ là những tội đồ của Dân Tộc, chủ mưu gây ra chiến tranh đưa những nông dân chất phác vào lò lửa chiến tranh huỷ diệt, một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến tranh không chính nghĩa, đất nước lầm than, dân chúng nhục nhằn, một sự hy sinh uổng phí vô vị, những cái tờ giấy bằng khen đó vô tri, không thể đền bù những gì xương máu của họ đã đổ ra ? Không nên để những thứ chữ ký đó có trong nhà mình, những chữ ký sỉ nhục ! là chứng tích của những người đã có công phá hoại đất nước, kéo lùi lịch sử, là vật cản của văn minh tiến bộ phát triển của nhân loại, thì vinh hạnh gì chứ ? Là nghệ sĩ thì lời khen ngợi của khán giả mới là đích thực, nghệ sĩ thời nay theo kinh tế thị trường phải đáp ứng được thị hiếu của khán giả, phải có năng khiếu, thực tài mới được khán giả hâm mộ, với cái giấy khen tặng Nghệ sĩ Nhân Dân của ông Thủ Tướng, được tăng thêm mức lương quốc doanh một ít tiền, nhưng khi đi phục vụ chắc gì được khán giả ngợi khen ủng hộ ? Chị Kim Chi xúc động nghẹn ngào phát biểu khi nhắc về những đồng đội kém may mắn của mình đã nằm xuống vĩnh viễn, vẫn chưa mang được xác về gia đình, không thấy được đất nước thay da đổi thịt, rất trân trọng tấm lòng nhân hậu, tình cảm, tình người nồng nàn, biết nghĩ đến đồng đội của chị Kim Chi. Đau đớn nhất "Đất nước thay da đổi thịt" như chị đã thấy đó là "chính sách kinh tế thị trường" nó là sản phẩm của tư bản, chứ không phải sự đổi mới, được bắt nguồn từ sự giỏi giang tìm tòi sáng tạo của đảng csVN đã dẫn dắt người đân đến ấm no hạnh phúc, đảng đã chủ trương nhuộm đỏ miền Nam VN bằng chủ thuyết csCN, XHCN theo nền kinh tế kế hoạch, bao cấp phân phối tem phiếu. Nhờ trở lại cũ, theo Kinh tế thị trường của miền Nam trước năm 75 ngày nay mới có thể mang lại cho "đất nước thay da đổi thịt" .
Rất may cho các đồng đội của chị Kim Chi đã vĩnh viễn nằm xuống, nếu ngày nay họ còn sống như chị, sẽ có những phản ứng mạnh bạo hơn, bởi họ hy sinh chiến đấu để thoát ách cai trị của Mỹ, thoát sự chiếm đóng của Mỹ chỉ là sự lừa bịp. Bây giờ mới thấy rõ bọn bán nước hại dân, dân biểu tình chống Trung cộng xâm lăng cũng không được phép, giặc Tàu có mặt trên khắp quê hương, chị nghệ sĩ Kim Chi tự xưng danh mình là một người nghệ sĩ cộng sản chính hiệu, chị mong đất nước nầy hoà nhập được với thế giới tốt đẹp hơn, giàu có hơn và dân không còn khổ. Chị lầm tưởng XHCN sẽ đưa dân tộc đến bờ vinh quang và giàu mạnh ? điều mong ước của chị hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cộng sản ! Chị không hiểu được đại đa số trên thế giới theo chế độ nào ? đó là thế giới tự do, dân chủ ! Chị tưởng thế thôi ! sự thực con người chị thật thà, có sao nói vậy, nghĩ sao nói vậy, ông Dũng tồi tệ quá !"Làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân" thực ra oan cho ông Dũng ! với cái chế độ XHCN cản lại sự tiến hoá, kìm hãm sự phát triển của văn minh loài người, phản khoa học, phản lại tự nhiên, phản lại mong ước của người dân, thì không thể có ông lãnh đạo nào điều hành đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Còn áp dụng thể chế XHCN thì cũng không có ai tài cán gì để dẹp được tham nhũng, thể chế XHCN là nơi dung dưỡng, nơi đẻ ra tham nhũng.
Dẹp bỏ hẳn XHCN thì mọi sự sẽ sáng sủa, Chị là người dám sống thực với lòng mình, dám sống đẹp, chân thực rất đáng quý !



Copy từ: Dân Làm Báo


Tín đồ PGHH bị ngăn chặn không cho làm lễ Đản Sanh ĐHGC


2013-01-09
Một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không thuận theo giáo hội mà Nhà nước chỉ định, tiếp tục chịu sự sách nhiễu phải lên tiếng phản ứng.
rfa FILE
Ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tổ chức tại An Giang bị công an ngăn chặn trong một buổi hành lễ trước đây.
Sách nhiễu, đàn áp
Trong tuần lễ vừa qua, ngày 25 tháng 11 âm lịch là ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo tại Việt Nam. Những tín hữu Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống tại một số địa phương tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp… khi tổ chức mừng lễ đã bị cơ quan chức năng địa phương đến sách nhiễu.
Tại Quang Minh Tự ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang nhiều tín đồ muốn đến cúng lễ tại đó đã bị gây cản trở, thậm chí bị hành hung. Ông Võ Văn Diêm, một tín đồ tại đó cho biết lại sự việc như sau:
Ngày 25 tháng 11, ngày Đản sanh của Đức Thầy, tại chùa Quan Minh Tự, huynh năm tôi Võ Văn Thanh Liêm như thường lệ năm nào cũng tổ chức làm lễ; nhưng chính quyền ở đây cản trở không ai vào được chùa hết. Họ hành hung những người vào chùa. Họ làm đủ cách nên nhiều người đến phải đi về vì không muốn gây chuyện bất hòa với nhau. Người đến chùa có trao đổi nhưng thấy khó khăn thì họ thối lui về.
Thường lệ năm nào cũng tổ chức làm lễ; nhưng chính quyền ở đây cản trở không ai vào được chùa hết. Họ hành hung những người vào chùa. Họ làm đủ cách nên nhiều người đến phải đi về vì không muốn gây chuyện bất hòa với nhau
Ông Võ Văn Diêm
Chúng tôi điện thoại đến chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện
Diễn hành ăn mừng ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ
Diễn hành ăn mừng ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ năm 2011. An Giang RFA file
Chợ Mới tỉnh An Giang để hỏi ý kiến của cơ quan chức năng trước những cáo giác của tín đồ như vừa nói, nhưng máy reo mà không trả lời, sau đó tắt hẳn. Tình trạng đàn áp mạnh tay hơn được tiến hành tại những gia đình tín đồ làm lễ ngay tại nhà như ở Đồng Tháp. Ông Võ Văn Bửu, một tín đồ PGHH và cũng là cưu tù nhân mới mãn án hồi năm ngoái, cho biết về trường hợp của một số người ở Đồng Tháp như sau:
Ngày 25 tháng 11 âm lịch là ngày đản sanh của Đức Thầy, tức Đức Huỳnh Giáo chủ, có một số tín đồ Phật giáo Hòa hảo tổ chức lễ tại gia đình để cầu cho quốc thới, dân an. Chính quyền các tỉnh đem lực lượng đến bao vây các gia đình tổ chức lễ. Chẳng hạn như dưới Đồng Tháp có nhà ông Nguyễn Văn Điền, tổ chức lễ ở nhà. Nhà cầm quyền đến bao vây; rồi vào lúc 10 giờ đêm 24 sáng ngày 25 ( âm lịch), họ tràn vào nhà.
Trong số những người bao vây đó không chỉ chính quyền không mà có cả côn đồ, gái xã hội. Những người đó tôi từng biết. Họ ập vào nhà đánh anh Hồ Quang Chiêu, chị Hồ Ngọc Bích bị đứt tay, chị Lê thị Nhi bị đánh vào trán và vào mặt. Ngoài ra nhà của ông Nguyễn Văn Thơ bị bao vây không cho đi ra khỏi nhà. Đó chỉ là một vài điển hình, còn nhiều nhà nữa.
Ông Võ Văn Diêm thuật lại biện pháp mà cơ quan chức năng địa phương tiến hành đối với gia đình ông Điền:
Trong số những người bao vây đó không chỉ chính quyền không mà có cả côn đồ, gái xã hội. Những người đó tôi từng biết. Họ ập vào nhà đánh anh Hồ Quang Chiêu, chị Hồ Ngọc Bích bị đứt tay, chị Lê thị Nhi bị đánh vào trán và vào mặt.
Ông Võ Văn Bửu
Nhà ông Út Điền họ giựt băng-rôn, dẹp chỗ đó. Rồi đem micro mấy cái đặt ngoài đường chỉa vào nhà với nhạc múa,
Tranh vẽ (trái) và ảnh chụp của Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Đức Huỳnh Phú Sổ
Tranh vẽ (trái) và ảnh chụp của Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Đức Huỳnh Phú Sổ
ca hát… Chỗ đó tôi nắm rõ, chính xác. Đàn áp mạnh
Theo đánh giá của những người trong cuộc thì tình hình đàn áp đối với những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không chịu theo phái do Nhà Nước chỉ định đến nay vẫn không có gì cải thiện so với trước đây.
Ông Võ Văn Bửu đưa ra đánh giá đó:
Từ hồi đó giờ, đối với quốc tế chính quyền Việt Nam nói cải thiện nhân quyền- dân chủ; nhưng gần đây tôi thấy càng mạnh tay hơn. So với thời gian 2004-2005 trước khi tôi bị bắt với giai đoạn này thì gần đây họ mạnh tay hơn trước. Họ dùng những hành động dữ dằn hơn: nói chung côn đồ, lưu manh quá chừng nhiều. Anh em chúng tôi sơ hở đi ra ngoài đường là bị đánh, bị dùng xe ép,  xe đụng, chặn đường đánh.
Mà không phải riêng bên tôn giáo tôi không, mà những anh em đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền… cũng bị bắt bớ, bị mạnh tay đàn áp dữ dằn. Không biết bây giờ họ đang đi vào đướng lối nào mà càng lúc càng muốn tiêu diệt những người đối lập lại với họ. Không biết sao! Mà đây phải chống đối đâu; vì họ bất công đàn áp tôn giáo, nên những anh em mà ‘yêu Thầy, mến Đạo’ họ đứng lên đòi hỏi quyền tự do cho đạo của người ta, chứ đâu phải muốn ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay gì đâu…
Ông này kể lại trường hợp khi đi thăm một đồng đạo bị bắt giam là ông Bùi văn Chung:
Càng đàn áp thì lòng phẩn nộ càng mạnh mẽ thêm; không thấy ai nhụt chí, lùi bước ; càng lúc càng có thêm những người bất đồng
ông Võ Văn Bửu
Điển hình gần đây là trường hợp anh Bùi Quang Chung ở An Phú, tỉnh An Giang. Anh này chỉ tổ chức hội trường để hằng tuần đồng đạo đến niệm Phật. Chính quyền đến gây khó dễ, gia đình cãi lại thì họ bắt cháu Bùi Văn Thâm, sinh năm 87 hồi ngày 26 tháng 7 năm 2012. Tòa án tuyên 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ. Tiếp đến ngày 30 tháng 10 bắt cha là anh Bùi văn Chung. Hiện nay gia đình đi thăm nuôi không được gặp mặt. Đến ngày 20 tháng 12 năm ngoái gia đình đi thăm, không được gặp mặt, gửi đồ ăn vào một chút xíu sau bị trả lại. Hỏi lý do họ trả lời ‘bị kỷ luật’. Ngày 1 tháng 1 năm nay, tôi đi cùng một số đồng đạo và gia đình đến và gửi đồ ăn vào sau đó họ cũng trả lại.
Không khuất phục
Tình trạng sách nhiễu, đàn áp những tín đồ không tuân theo chi phái bị Nhà Nước can thiệp chỉ đạo được những người trong cuộc cho biết kéo dài đã mấy chục năm qua kể từ năm 1975. Chính sách đó dường như cũng có hiệu quả khiến nhiều tín đồ sợ hãi, tuy nhiên vẫn có những người trung kiên không chịu khuất phục. Mục đích để giữ cho được sự chân truyền của đạo.
Ông Võ Văn Diêm trình bày về diễn biến này:
Sự đàn áp khiến một số người sợ sệt theo Ban Trị Sự; số anh em hy sinh vì Đạo, không để Đạo suy đồi; đứng mũi chịu sào không được nhiều nhưng vẫn có.
Và nhận định của ông Võ Văn Bửu:
Càng đàn áp thì lòng phẩn nộ càng mạnh mẽ thêm; không thấy ai nhụt chí, lùi bước ; càng lúc càng có thêm những người bất đồng.
Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo chính thức ở Việt Nam. Như trình bày của các tín đồ muốn duy trì sự độc lập, chân truyền của giáo lý đạo, thì chính quyền Hà Nội luôn can thiệp vào hoạt động của tôn giáo. Nếu họ thuận theo chỉ đạo thì được hành đạo, bằng không sẽ chịu những biện pháp sách nhiễu, cấm cản như hai tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vừa nêu ra trong thời gian rất gần đây thôi.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA


Nhật sẽ tham chiến nếu Trung Quốc phát động tấn công Đài Loan?


Thứ sáu 11/01/2013 08:18
(GDVN) - Đài Loan là một khu vực lân cận và có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của Nhật Bản, vì vậy Nhật Bản đặc biệt  lo ngại khả năng “thu hồi” của TQ.

Cụm tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại quân cảng Yokosuka (ảnh tư liệu).
Ngày 9/1, tờ tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản có bài viết cho rằng, ngày 8/1 Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng 100 tỷ yên (khoảng 1,15 tỷ USD) ngân sách quốc phòng.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã dự báo 5 tình huống chiến tranh, trong đó có 3 tình huống liên quan đến cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản do vấn đề đảo Senkaku, Đài Loan gây ra.
Báo Nhật nhận định, một khi Quân đội Trung Quốc kiểm soát được Đài Loan, Nhật Bản sẽ không có hòa bình trong tương lai. Vì vậy, trong chiến tranh, Nhật Bản cũng có trách nhiệm chi viện cho Đài Loan.
Mặc dù 2 tình huống chiến tranh khác do Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự báo có liên quan đến CHDCND Triều Tiên và Nga, nhưng 3 tình huống chiến tranh có khả năng xảy ra nhất lại liên quan đến cuộc khủng hoảng giữa Trung-Nhật ở biển Hoa Đông.
Tình huống chiến tranh đầu tiên liên quan đến tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vào thứ ba vừa qua, sau khi ông Shinzo Abe tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, chính quyền Nhật Bản đã lần đầu tiên triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo, phản đối tàu công vụ Trung Quốc gần đây liên tục nhiều lần xâm phạm vùng biển lân cận đảo Senkaku.
Binh sĩ Mỹ-Nhật chụp ảnh thể hiện sự thân thiện.
Tình huống chiến tranh thứ hai liên quan đến cuộc xung đột ở đảo Senkaku giữa Trung-Nhật có thể leo thang, mở rộng, trong đó Quân đội Trung Quốc có khả năng chiếm đoạt đảo Ishigaki và đảo Miyako của Nhật Bản nằm ở phía tây bắc Đài Loan.
Tình huống chiến tranh thứ ba cũng là tình huống mang tính tranh cãi nhất. Trọng điểm ở chỗ Nhật Bản ứng phó thế nào với hành động đánh chiếm Đài Loan của Quân đội Trung Quốc khi ĐCS Trung Quốc tròn 100 năm thành lập (năm 2021).
Căn cứ vào tình huống chiến tranh được dự báo này, Quân đội Trung Quốc rất có khả năng điều động lực lượng đặc nhiệm, sử dụng tàu đổ bộ, tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu để đoạt lấy Đài Loan.
Mặc dù tình huống chiến tranh thứ ba chủ yếu liên quan đến Quân đội Trung Quốc và Quân đội Đài Loan, nhưng vẫn có thể xuất hiện khả năng Quân đội Trung Quốc tấn công căn cứ Okinawa của quân Mỹ tại Nhật Bản.
Hơn nữa, nếu Mỹ có ý định can thiệp, Quân đội Trung Quốc còn có khả năng sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa như Đông Phong-21D và Đông Phong-31 để đe dọa tàu sân bay Mỹ ở vùng biển này và các đô thị ở bờ biển phía tây nước Mỹ.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thả hoa xuống biển
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho rằng, khi Quân đội Trung Quốc phát động tấn công đối với Đài Loan, Nhật Bản cũng có trách nhiệm chi viện cho Đài Loan.
Mặc dù những tình huống chiến tranh này chỉ là dự báo về tương lai, nhưng thái độ cứng rắn trong tranh chấp biển Hoa Đông và biển Đông của Trung Quốc năm 2012 khiến cho Nhật Bản càng tin rằng, một khi Quân đội Trung Quốc kiểm soát được Đài Loan, thì Nhật Bản sẽ không còn được sống trong hòa bình trong tương lai.
Theo các nguồn tin từ Nhật Bản, số tiền 100 tỷ yên được bổ sung vào ngân sách quốc phòng sẽ dùng để nghiên cứu chế tạo hệ thống radar mới và chi cho nhiên liệu của máy bay cảnh báo sớm cũng như chi tiêu bảo trì khác, nhưng việc tăng ngân sách quốc phòng lần này của Nhật Bản mới chỉ là bắt đầu, trong tương lai sẽ còn tăng nữa.
Ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2012 của Nhật Bản chỉ có 4.690 tỷ yên (tương đương 61 tỷ USD), chỉ chiếm 1% GDP. Điều này cho thấy, nếu môi trường chiến lược của Nhật Bản tiếp tục xấu đi, Nhật Bản sẽ có khả năng tăng rất mạnh ngân sách quốc phòng.
Hội trường của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.




Copy từ: Giáo Dục


 

VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?



Lương Thanh Nghị
Ông Nghị được cho là không phản đối việc cùng khai thác chung trên Biển Đông
Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp, theo hãng tin Đài Loan Central News Agency.
Hãng tin này dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải được thực hiện theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Nhưng ông Nghị cũng được dẫn lời nói Việt Nam sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.
Đây là điểm gây nhiều tranh cãi khi vùng mà các nước đòi chủ quyền trên Biển Đông chồng lấn và riêng Trung Quốc muốn sở hữu 90% vùng biển này.
Mặc dù hãng tin Đài Loan dẫn lời ông Nghị nói về khả năng hợp tác để cùng khai thác các vùng tranh chấp ở Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói gì tới chuyện này.
Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Nghị trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước phản đối từ Trung Quốc và Đài Loan khi Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2013:
Ông Nghị nói: "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của UNCLOS 1982.
"Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông."

'Việt Nam bất lợi'

Các nước có tranh chấp trên Biển Đông đã từng nói về chuyện gác lại bất đồng để cùng khai thác nguồn tài nguyên biển.
Tuy nhiên chưa có dự án hợp tác khai thác nguồn lực nào diễn ra.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy bình luận với BBC về khả năng khai thác chung trên Biển Đông:
"[M]ặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy
"Trên nguyên tắc thì khái niệm khai thác chung vùng có tranh chấp theo luật quốc tế, không khai thác chung vùng không thể có tranh chấp theo luật quốc tế, là quan điểm hợp lý.
"Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho việc khai thác chung phải là không được gây phương hại cho chủ quyền Việt Nam.
Ông Huy cũng nói Việt Nam vẫn có những bất lợi khi đồng ý cùng khai thác: .
"Thứ nhất, mặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam.
"Thứ nhì, mặc dù Trường Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, và vì vậy trên nguyên tắc thì khai thác chung là có thể chấp nhận được, nhưng trên thực tế lý lẽ chủ quyền của Trung Quốc và các nước khác là yếu hơn của Việt Nam, cho nên khai thác chung sẽ là thiệt thòi cho Việt Nam hơn là đưa tranh chấp cho Tòa phân xử.
"Thứ ba, Trung Quốc chủ trương mở rộng vùng tranh chấp ra xa hơn luật quốc tế cho phép, lấn sâu vào những vùng biển không thể nào là vùng tranh chấp theo luật quốc tế. Nếu khai thác chung những vùng biển này thì chắc chắn là sẽ thiệt thòi cho Việt Nam."



Copy từ:BBC


 

Dân bất an trong chính nhà mình, công an nói vẫn tốt


(ĐVO) - Sau vụ việc một nhóm côn đồ vào truy sát cả nhà người dân ở Từ Liêm (Hà Nội), lực lượng chức năng vẫn khẳng định an ninh tốt.

Trưởng công an xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tình hình an ninh trong khu vực về cơ bản là rất tốt. Trong năm qua không có sự việc nào lớn xảy ra trên địa bàn… vụ việc gia đình nhà bà Liên bị truy sát chỉ là trường hợp hy hữu. Công an xã Tây Tựu đã bàn giao hồ sơ vụ án lên công an huyện Từ Liêm để tiếp tục tiến hành điều tra”.
Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1963, trú tại thôn Trung, xã Tây Tựu (Từ Liêm – Hà Nội) bị nhóm côn đồ vác vũ khí vào truy sát rạng sáng ngày 8/1.
Bà Nguyễn Thị Liên hoang mang kể lại sự việc.
Bà Nguyễn Thị Liên hoang mang kể lại sự việc.
Bà Liên bị nhóm côn đồ cầm mã tấu chém vào đầu phải khâu 4 mũi. Trong khi đó, 2 người con trai của bà là anh Đặng Trần Thi và anh Đặng Trần Mỹ bị nhóm côn đồ dùng súng hoa cải bắn trọng thương với hơn 30 vết đạn trên người. Hiện tại, anh Thi và anh Mỹ vẫn đang rất yếu vì bị mất quá nhiều máu.
TP.HCM, Đà Nẵng trang bị phương tiện cho dân bắt cướp
Vụ việc nhóm côn đồ manh động vào truy sát cả gia đình nhà bà Liên đã gây hoang mang trong dư luận.
Hỏi đường đến nhà bà Liên, người dân trong vùng tỏ ra hết sức “dè dặt”. Khi PV hỏi những người hàng xóm xung quanh nhà bà Liên thì họ đều từ chối cung cấp thông tin vì sợ bị trả thù.
Một người đàn ông ở gần nhà Liên chịu “bật mí” nhưng không quên kèm theo điều kiện: “Không được chụp ảnh tôi cũng như đưa tên tuổi tôi lên”. Lý do mà người đàn ông này đưa ra điều kiện là vì: Nhóm côn đồ chưa rõ là ai, chưa bị bắt nên vì thế sợ chúng biết mà trả thù thì…khổ!
Ngay chính bà Liên, là người bị hại nhưng cũng ngần ngại khi nói chuyện với PV về danh tính của những kẻ côn đồ vào nhà truy sát gia đình sáng ngày 8/1 vì sợ hãi.
Công an huyện từ chối an dân
Trước tình hình người dân thôn Trung, xã Tây Tựu đang hết sức hoang mang về sự manh động của những tên côn đồ vào nhà bà Liên truy sát. Sáng 10/1 PV báo Đất Việt đã tìm đến Công an huyện Từ Liêm để tìm hiểu thông tin để người dân nắm rõ.
Tuy nhiên, Đại tá Trần Quang Trọng, Trưởng phòng Công an huyện Từ Liêm đã từ chối trả lời báo chí về vấn đề này.

Thành Văn



Copy từ: Đất Việt


Tự ý điều chỉnh quy hoạch, cướp đất dân ngay sát nhà Tổng Bí thư


Dự án đường 5 kéo dài với cầu Đông Trù chạy từ cầu Chui ngang qua nhà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Đông Trù, xã Đông Hội – Đông Anh, HN) nổi tiếng nhiều tiêu cực. Dự án khởi công từ 2006 mà hiện nay liên tục chịu điều chỉnh vốn, điều chỉnh quy hoạch, nắn tuyến bị thao túng và làm xiếc bởi các bố già tài tình trong bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội. Điều đáng nói là những trò lợi dụng dự án, cướp đất của nhân dân, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng ngang nhiên diễn ra nhiều năm nay ngay sát nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiêu cực trong quy hoạch
Liên quan đến việc GPMB có nhiều điểm mập mờ tại dự án đường 5 kéo dài, đầu năm 2006, các hộ dân sát nút giao thông cầu Chui và cầu Đông Trù nhận được thông báo khu vực đang ở nằm trong diện GPMB Dự án đường 5 kéo dài (từ cầu Chui – cầu Đông Trù). Theo đó, sẽ có 3 phường và 4 xã trên địa bàn quận Long Biên, Đông Anh bị thu hồi đất phục vụ dự án.
Những gia đình nằm trong diện phải di dời chỉ có yêu cầu rất đơn giản là: chính
quyền Đông Anh, Long Biên, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai bản đồ quy hoạch chi tiết dự án, cùng các văn bản liên quan đến chính sách GPMB, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.
Tuy nhiên, sau 6 năm đấu tranh liên tục, những đòi hỏi chính đáng của người dân
vẫn không được quận Long Biên, cùng các cơ quan chức năng “hồi âm”. Không những vậy, thời gian qua, quận Long Biên, huyện Đông Anh còn liên tục thúc ép người dân phải nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Những người chưa chấp nhận ký nhận tiền đền bù thì bị coi là bất hợp tác với chính quyền.
Riêng tại quận Long Biên, cho đến thời điểm này (ngày 8/1/2013), chính quyền vẫn
chưa công khai được bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nút giao thông cầu
Chui đến người dân theo đúng quy định GPMB. Khi hàng trăm nhân khẩu còn chưa biết đất thu hồi sẽ phục vụ cho hạng mục nào? Ngày 26/11/2012, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, Đỗ Huy Chiến đã ký văn bản số 337/KH-UBND về việc “Tiếp tục triển khai công tác GPMB thực hiện dự án Xây dựng Đường 5 kéo dài và ô quy hoạch trên địa bàn phường Đức Giang”.
Văn bản số 337/KH-UBND nêu rõ từ ngày 26 – 29/12/2012, sẽ ký và tống đạt Quyết
định cưỡng chế; Từ ngày 30/12/2012 đến 19/1/2013, xây dựng kế hoạch và tổ chức
xử lý hành chính (cưỡng chế thu hồi đất) đối với những hộ dân chưa nhận tiền đền
bù, hỗ trợ tái định cư.
Nhận được văn bản 337/KH-UBND của quận Long Biên, 31 hộ dân tổ 1, phường Đức Giang đã làm đơn kiến nghị UBND quận Long Biên và Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai minh bạch dự án. Tại buổi đối thoại diễn ra ngày 8/12/2012, giữa Lãnh đạo quận Long Biên, phường Đức Giang, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn tổ với tổ dân phố do Phó Chủ tịch quận Long Biên Đỗ Huy Chiến chủ trì, các hộ dân đề nghị cho xem bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 nút giao thông cầu Chui, nhưng không cơ quan nào đưa ra được bản đồ quy hoạch.
“Bẻ” quy hoạch và xóa dấu vết
Thay vào đó, UBND quận Long Biên lại đưa ra Quyết định số 4503/QĐ – UBND ngày 10/10/2012, do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi (tức Khôi nghẹo) ký “Phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao thông trung tâm quận Long Biên tỷ lệ 1/500” . Quyết định số 4503/QĐ – UBND vừa được ký ngày 10/10/2012, nhưng quận Long Biên đã thông báo thực hiện GPMB vào ngày 19/1/2013 là quá gấp gáp và không phù hợp.
Đại diện cho các hộ dân tổ 1, ông Nguyễn Thế Được, trú tại số 7, ngách 53/2,
phố Ngô Gia Tự và là bố của liệt sĩ cho rằng, việc UBND quận Long Biên viện dẫn
Quyết định số 2419/QĐ – UB ngày 29/9/2005 của UBND TP. Hà Nội về việc thu hồi 1.011.198m2 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Đường 5 kéo dài thực chất chỉ
nhằm mục đích thu hồi thêm phần diện tích ngoài dự án của người dân nhằm phục
vụ cho dự án khác. Quyết định số 16/2005/QĐ-UB ngày 7/2/2005, phê duyệt dự án
trục đường cầu Chui – Đông Trù chỉ rõ giới hạn quy hoạch đường cầu Chui – Đông
Trù. Phần diện tích 31 hộ dân tổ 1, phường Đức Giang đang sử dụng nằm hoàn toàn
ngoài khu vực dự án.
Đông đảo nhân dân dự án đường 5 kéo dài tố cáo UBND quận Long Biên đã ban hành kế hoạch cưỡng chế GPMB không đúng trình tự pháp luật nhằm xóa những vi phạm kể từ năm 2006, che lấp vi phạm quy hoạch của các bố già trong chính quyền Hà Nội mưu toan lợi dụng dự án cướp đất dân ngay sát quê nhà của Tổng Bí thư đúng dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc đã cận kề.
Nhân dân dự án đường 5 kéo dài (cầu Chui – cầu Đông Trù) tố cáo quan chức




Copy từ: Cầu Nhật Tân




Đất nước ta còn quá nhiều người hèn


Như Nguyên (Danlambao) - Tôi vô cùng xấu hổ để khẳng định mình là một trong số những người hèn đó. 
Hơn 70 năm qua, với chủ trương dùng bạo lực để áp đặt thể chế cộng sản tại Việt Nam, cộng sản Việt Nam đã gây ra biết bao tội ác với người dân Việt, nhưng đã có được bao nhiêu sự phản kháng? Giai đoạn từ 1945 đến 1954, khi đó trình độ khoa học, kỹ thuật của miền Bắc Việt Nam còn nhiều hạn chế nên kéo theo nhiều cuộc thanh trừng đẫm máu mang nhiều màu sắc của xã hội loài người thời trung cổ. Những hành đông thiếu nhân tính đó mãi sau 1954 người dân miền Nam mới được biết qua làn sóng người dân di cư từ miến Bắc vào theo hiệp định GENEVE.
Từ năm 1975, người dân miền Nam lại bị nhiều cảnh đau thương tuy hình thức không man rợ như những gì mà người dân miền Bắc đã gánh chịu, nhưng những mất mát, đau thương thì không có gì khác biệt. Nhiều người dân miền Nam, trước năm 1975 chân chất làm ăn, buôn bán, chắt chiu từng đồng một, xây dựng một ngôi nhà tương đối để con cháu có nơi sinh sống, học hành. Sau năm 1975 bị đuổi ra khỏi nhà bởi một cụm từ “cải tạo tư sản”...
Với hệ thống thông tin một chiều, nên có rất ít người dân biết được Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị đưa đi giam cầm ở miền Bắc ngay từ những ngày đầu tiên sau 30-4-1975, trong khi hai vị Hòa Thượng này chưa có phát biểu lời nào chống cộng sản. 
Có lẽ vì cuộc sống có quá nhiều khó khăn, hàng ngày phải lo cơm áo, gạo tiền cho gia đình, thiếu quan tâm đến những người xung quanh, cuối cùng trở thành “bệnh mãn tính”. 
Ngày nay đời sống của người dân, tuy không còn khó khăn như như những năm 75-84, nhưng người dân Việt vẫn còn chịu rất nhiều oan sai, đặc biệt là đối mặt trước hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. Trong 2000 tiến sỹ của Việt Nam có được bao nhiêu vị dám nói lên chính kiến của mình về những oan sai và hiểm họa đền từ phương Bắc? 
Một hôm ngồi uống cà phê tại một quán cốc bên đường, bên cạnh có một nhóm sinh viên đang nói chuyện thật rôm rả, tôi quay sang hỏi:
- Các cháu học trường nào?
- Dạ, Đại học giao thông vận tải 
- Các cháu có biết bạn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm? 
- Bạn đó có gì đặc biệt hả chú? 
- À, bạn đó phản đối Trung Quốc xâm lược VN, đã bị công an VN bắt về tội chông phá nhà nước. 
Một em trong nhóm nói: 
- Thật dở hơi, học không lo học mà làm chuyện tầm phào.
-Thế cháu cho rằng chuyện TQ xâm lược VN là chuyện bình thường sao? 
- Chuyện đó cứ để nhà nước lo chú ơi! 
- Thế cháu có biết Ải Nam Quan của mình hiện giờ nằm trên lãnh thổ nước nào không? Để nhà nước lo nên một phần biên giới phía Bắc, một phần đảo Trường Sa đã thuộc TQ. 
Cả nhóm im lặng. 
Hiện nay có rất nhiều giáo sư, bác sỹ, giáo viên... có cùng suy nghĩ như nhóm sinh viên của Đại học giao thông vận tải. Có thể do công việc hàng ngày của những vị này chưa đụng chạm đến chính quyền, nên chưa nhìn thấy những điều oan ức, nhưng một phần biên giới phía Bắc, một phần đảo Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc và sự việc ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc cướp phá hàng ngày quí vị đều không biết? 
Các vị chân tu đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đem lại một cuộc sống an bình cho người dân Việt, nhưng tu là phải dấn thân, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ sự bính an cho đồng loại. Hiện nay người dân Việt đang chịu nhiều nỗi oan, đặc biệt đang đứng trước hiểm họa bị xâm lăng từ phương Bắc. Hãy thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh sau tiếng chuông chùa ngân nga và tiếng chuông nhà thờ giục giã. 
Thật ngưỡng mộ sự dũng cảm, hy sinh của những nhà đấu tranh vì độc lập tự do của nước nhà như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn, Chị Tạ Phong Tần...
Trong những sự hy sinh đó có sự đóng góp của sinh viên Phương Uyên, sự góp sức này tuy chưa có thể nói là một ngọn lửa, nhưng có thể gọi là một đom đóm sáng trong màn đêm tối tăm của các trường đại học hiên nay. 
Hy vọng rằng con đom đóm này sẽ dẫn đường cho các bạn cùng trang lứa và đánh thức lương tri của những người thầy cô đang rao giảng về đạo đức cho mình. 
Dân tộc ta đã có 1000 năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc oanh liệt. Nhưng nếu để bị Bắc thuộc một lần nữa thì thật không dễ chút nào để giữ vững truyền thống tốt đẹp đó của tổ tiên. 
Sài Gòn ngày 10-01-2013 

 
 

Copy từ: Dân Làm Báo


DỰ THẢO GÓP Ý CHO… DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI

 Ngày 7/1/2013

DỰ THẢO GÓP Ý CHO… DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI


· Sau nhiều đêm suy nghĩ, mất ngủ…

· Sau khi nghiên cứu kỹ mấy lời cảnh cáo của hai anh Trọng, anh Huynh… dặn dò các lực lượng võ trang và tuyên huấn là: cần cảnh giác với những kẻ …“lợi dụng góp ý để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng”… chẳng phải chuyện đùa...
· Tự nhận thấy mình tài hèn, sức yếu và …không muốn…ăn đạn hay ở tù của “Ta” sau khi đã nhiều lần thoát bị tù và thoát chết dưới bom đạn “Địch” suốt hơn nửa thế kỷ chiến đấu vì 1 cái…vu vơ mà mãi đến bây giờ vẫn chưa ai nhìn thấy, sờ thấy nó bao giờ, ở đâu, ra sao, hình thù thế nào?... 

Nay tớ QUYẾT ĐỊNH:


Phác thảo ra một bản kiến nghị bổ xung, sửa đổi thêm vào 95 điều sửa đổi, 13 điều mới toanh và 18 điều giữ nguyên mới được các ông ấy công bố cho toàn dân góp ý.

Tất cả, tớ đều xuất phát từ nguyên tắc Đảng của các ông ấy muôn đời tồn tại, không có cái thứ gì gọi là định luật vạn vật biến chuyển, Thuyết tương đối, tương điếc, me xừ Anh-xờ-Tanh, Anh xờ-Tiêc, Đác Uyn–Đác Iếc gì gì xất ở cái đất nước Việt Nam này cả!

Và tớ...dựa ngay vào các ý tưởng không thể tranh cãi và cấm tranh cãi của các ông ấy mà… dự kiến góp ý như sau:

A- Đảng của các ông ấy cứ việc… đứng đầu cả nước, đứng đầu chính phủ, quyết định pháp luật, tóm lại quyết định mọi thứ mà các ông ấy thấy cần quyết định.
Lý do cơ bản là vì các vị tiền bối của các ông đã phải trả giá bằng bao năm lưu lạc quê người tìm đường cứu nước, hy sinh bằng mạng sống, máu xương, tù tội... nên nay chả lẽ lại để cho bọn “cha vơ chú váo” nào bỗng dưng nhảy vào nắm quyền cai trị dễ thế hay sao? 
Các hậu duệ của những ông đã qua đời, dù không ai vào tù ra tội, không ai từng vào sinh ra tử nơi bom đạn chiến trường, nhưng ít nhất họ cũng là con đẻ, con nuôi, cháu chắt, bạn bè các đồng chí đảng viên có cỡ cũ. Họ từng là những “hạt giống đỏ” đã được trang bị lý luận Mắc-Lê ngay từ rất sớm ở trong và ngoài nước, học vị tiến sỹ, giáo sư được Đảng phong đầy mình! Đòi hỏi tam, tứ, ngũ quyền phân lập có khác gì đòi họ “Thôi làm vua”! Đâu có được! Họ đang là đỉnh cao trí tuệ trong môn Mác-Lê học không những trong nước mà trên cả toàn thế giới nữa là đằng khác mà!

B- Đảng của các ông ấy nay đã tự khẳng định lần nữa, chắc hơn một ngàn cái đinh đóng vào cái khung hiến pháp là: Mặc dù có một số không nhỏ đã…”thế nọ, thế kia…” nhưng: “Đảng Cộng sản Việt Nam (vẫn là), đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...”

Cho nên tớ đành phải “lựa lời mà đóng góp” cho “vừa lòng nhau” như sau:

I-/ Về Điều IV

a-/ Đồng ý giữ nguyên sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và triệt để của Đảng tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam! Nhưng:

b-/Để khỏi mang tiếng “lây” vì tội ác của các Đảng Cộng Sản khác đã do sai lầm mà gây ra sự xụp đổ hàng loạt, cũng như chủ thuyết cộng sản bị lên án bằng những tượng đài tưởng niệm nạn nhân bi thương và nhục nhã ở Bruxelles, ở Washington DC và nhất là theo đúng những gì Việt Nam đã thực tế sáng tạo ra là: chủ nghĩa xã hội Việt Nam không còn theo bước sói mòn xưa cũ nữa... Vậy thì nay Đảng duy nhất ở Việt Nam nên từ bỏ sớm ngày nào hay ngày nấy cái tên Cộng Sản mà ai nghe thấy cũng đều bị gợi lại một quá trình đấu tranh giai cấp rùng rợn lấy mạng cả triệu triệu con người trên khắp thế giới!
Đổi tên thành Đảng gì đó cho nó vừa mang mầu sắc chính trị “của dân-vì dân”, vừa đậm đà bản sắc dân tộc không lai căng vay mượn nước ngoài và ít mầu sắc đánh đấm, máu lửa hơn …là việc của các nhà kinh tế, chính trị, địa lý, xã hội học….
Mình xin chỉ nêu vài cái tên: Đảng Việt Nam Tự Do, Đảng Việt Nam Độc Lập hoặc Đảng Âu Cơ-Lạc Việt gì đó để quí vị tham khảo!

c-/ Cần bổ xung điều lệ Đảng để kịp thời phát triển đại trà Đảng viên trong hai lãnh vực:

1- kinh doanh, sẵn vốn, làm ăn bài bản, không láu cá vặt, chụp giựt...

2- khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

Không phân biệt thành phần, xuất xứ, trong nước hay ngoài nước (việc này bên Tầu người ta đã thực hiện từ khuya)

Mình mong sao Đảng duy nhất lãnh đạo nước ta ít nhất có lấy…20 triệu Đảng viên, chứ 3 triệu e là hơi ít so với dân số 90 triệu!

d-/ Đặc biệt gần đây, với chính sách bành trướng Đại Hán của người bạn phương Bắc, vấn đề “chung lý tưởng, chung mục đích”, dù ta đã kêu gọi nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai… cho nên đây cũng là một dịp để ta tách khỏi cái khối 3 Đảng Công Sản còn lại (Trung Quốc và Cuba) mà đi theo một con đường tự chủ, tự cường, lấy lịch sử bốn ngàn năm oanh liệt chống ngoại xâm của ông cha ra mà thẳng tiến kịp các nước lân cận như Thái, Sing, Mã, Hàn…là những xứ không hề có đảng cộng sản nào lãnh đạo cả…

e-/ Tôn chỉ mục đích, lý luận cách mạng lẽ tất nhiên cũng sẽ phải thay đổi nếu các ông to nhất trong Đảng chịu thấy lý luận về “tự diễn biến hòa bình” của ông Hoàng Lại Giang vừa được phổ biến (và được sự đồng thuận chưa từng có khắp thế giới và trong nước) là con đường duy nhất đúng để các ông tiếp tục duy trì sự độc quyền lãnh đạo mà không cần dùng các biện pháp “bạo lực cách mạng” là cưỡng chế, đàn áp, khủng bố ….

Riêng về mục lý luận cách mạng có tính chất “đột phá” này, kẻ hèn sỹ tôi xin được nhường chỗ cho các chuyên gia chính trị, kinh tế, xã hội học …Không dám lạm bàn,

Và xin chuyển sang ý kiến thứ hai:

II-/ Về tên nước- Năm 1976, khi vừa giải quyết xong chuyện thống nhất non sông, các lãnh tụ đã quá cố có… hơi vội vã khi đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản và đổi tên nước thành “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, một nước mang cái tên cách mạng triệt để nhất mà chưa một nước nào, nghèo rớt mồng tơi như nước ta mà dám đặt ra để…..vươn tới !

Kể từ đó đến nay, thực tế đã trả lời là: Chủ nghĩa xã hội với những mô hình đã từng thất bại ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước đã phá sản thảm hại
Nhà máy, đồng ruộng, thậm chí cả chất xám quý báu của con người đều bị “xung công” và được tập trung chỉ huy đã dần bị hủy bỏ. 
Ngày nay, ruộng đất tuy chưa thật sự trở về tay nông dân nhưng hợp tác xã, “nghe kẻng ra đồng”, “chấm điểm ăn công”, ….đã không còn! Nhà máy, doanh nghiệp tư nhân dù phá sản năm qua hàng trăm ngàn thì theo tổng cục thống kê năm nay vẫn còn cả…313.000 doanh nghiệp! 
Rõ ràng chủ nghĩa xã hội không có đất sống ở mọi mặt …kể cả văn hóa, thể thao…
Không một cá nhân, tổ chức nào có thể tập trung lãnh đạo được nữa là chuyện đã hiển nhiên trông thấy, sờ thấy hàng ngày!

Vậy thì: cái tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam“ (đọc lên nghe như có vẻ dịch “chưa thoát” một thứ ngoại ngữ) không có lý do để tồn tại một mình trên thế giới như thế mãi (Tầu: không, Triều Tiên, Cuba: đều không dùng)

Hà cớ gì cứ phải giữ cái chuyện “trót lỡ” để tỏ vẻ tôn trọng linh hồn các vị tiền bối đã khuất mãi thế?

Còn đổi tên nước là gì thì….lại xin nhường các vị tài cao, học rộng! Riêng tôi thì muốn một cái tên đọc lên nghe nó Việt Nam đơn giản, nhũn nhặn, không…. “hiện thực có cánh” kiểu “Thiên đường hạ giới Việt Nam” hay Việt Nam Đại Đồng Quốc” gì gì gì đó.

III- Nhất nguyên chế thể chế

Đã bao đời lãnh đạo, cụ Hồ đã hơn một lần tuyên bố: “Đảng ta là Đảng cầm quyền“ nhưng chẳng hiểu sao, bao lần thay đổi bổ xung hiến pháp cái câu “Đảng ta là Đảng cầm quyền” cứ bị giải thích và áp dụng một cách…. ngày càng rối rắm. Nào là Đảng chỉ “lãnh đạo” (?), Nhà Nước thì…”Quản Lý” (?) làm chủ là “Nhân Dân” (?)…Nhưng trên thực tế thì sao ?

A-/ Quyền hành từ xã lên đến trung Ương đều nằm trong tay của các bí thư, các ban chấp hành, các bí thư đảng đoàn, Ban Bí Thư, Bộ chính Trị Đảng cả. Từ một chủ trương nhỏ như cho thuê đất dưới xã, đến chủ trương lớn như “khai thác bô-xít Tây Nguyên”, từ những việc cơ cấu ai vào Ủy Ban xã, phường đến đại biểu Hội Đồng Nhân Dân, Quốc Hội, Bộ Trưởng Thứ Trưởng…Tất tần tật đều do “mấy ổng” quyết định hết! Mọi báo cáo, phát ngôn trước quốc hội đều lấy cái cụm từ “Đây là chủ trương của Đảng, của Bộ Chính Trị”…..để chấm dứt mọi cuộc thảo luận kéo dài!

B-/ Về đối ngoại, sự có mặt của Đảng như một “siêu chính phủ” đã được cả thế giới coi như “việc phải chấp nhận”…Dù có nhiều ý kiến này nọ…nhưng tổng bí thư của nước ta đi đến nơi nào trên thế giới đều được nguyên thủ các nước tiếp đón với thảm đỏ, kèn chào, quốc ca, quốc kỳ, 21 phát đại bác y như tổng thống Việt Nam vậy!

Còn ở trong nước thì mấy ông Bộ Chính Trị luôn luôn thoải mái chẳng cần nhân danh ai trong chính quyền, cứ đương nhiên đi hiểu dụ, thay mặt chính phủ đi gắn huân chương tùm lum, tà la?...Và còn nhiều thứ vô lý không có lẽ nữa…

Vậy tại sao không nhất nguyên chế triệt để cho rồi? Đặc biệt là khi các cơ quan Đảng sát nhập vào Chính quyền sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề như :
-Tinh giản biên chế,

-Dôi ra không biết bao nhiêu là trụ sở, cơ quan… thừa mứa để chuyển đổi thành trường học, ký túc xá, bệnh viện …

-Bớt được hẳn một nửa ngân sách chi cho hai chính phủ sẽ có điều kiện để nâng lương cho bộ máy nhà nước, góp phần vào chống tham nhũng sẽ không nhỏ.. …

Cái chuyện nhất nguyên chế này người ta đã bắt đầu thực hiện ở các nước một đảng lãnh đạo từ lâu. Tại sao ở Việt Nam cứ nhùng nhằng mãi. Chẳng lẽ chỉ vì một số kẻ “vô tài bất tướng”, chữ nghĩa không có, cứ muốn… “lãnh đạo chung chung chứ không dính cụ thể vào công việc gì” muốn kéo dài cái tình trạng thừa thãi, cồng kềnh và tốn kếm này hết đời này qua đời khác sao?…

Còn rất nhiều ham muốn được góp ý lắm như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, biểu tình,…như cờ nước, quốc ca….Nhưng mình suy nghĩ lại: Nếu ba điều ước của mình mà thành sự thực thì mọi vấn đề còn lại sẽ phải là chuyện không bàn tới cũng không được.

Chỉ cần “làm được ba cuộc diễn biến hòa bình” này thì….Đảng gì lãnh đạo lúc này đối với mình cũng cực …TỐT! 

Vì đây mới chỉ là dự thảo cá nhân, mong được sự góp ý của các cư dân mạng kể cả sự phản biện của 19 trang điện tử, 400 tài khoản đấu tranh trên mạng và 900 dư luận viên của riêng Hà Nội (theo báo cáo của trưởng ban tuyên huấn Hồ Quang Lợi) thì thiệt là …chuyện dân chủ hiếm có!
Tôi xin tiếp thu để gửi bằng bản viết chữ gửi chính thức tới nơi nào... được phép gửi! Biết đâu đấy.....




Copy từ: NS Tô Hải


Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh sẽ đi khắp Châu Âu kêu cứu cho con


Ảnh: Bà Minh trong chặng dừng chân ở Áo
Phan Nguyễn Việt Đăng (Dân Luận) - Mùa xuân năm nay đánh dấu một chuyến đi dài khắp Châu Âu của bà Trần Thị Ngọc Minh nhằm vận động kêu cứu cho đứa con gái của bà là Đỗ Thị Minh Hạnh, khôi nguyên giải Nhân Quyền Việt Nam 2011, hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam cùng các đồng sự của cô là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
Trong một chuyến đi đầy gian truân và kịch tính, bà Minh đã âm thầm đi ra khỏi Việt Nam vào cuối năm 2011, qua sự giúp đỡ của những người bạn. Bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng, tay trắng ra đi, hành trang quan trọng nhất của bà Minh là những chứng cứ vô tội của Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cùng những lá đơn viết bằng tiếng Việt và Anh để gửi đến tất cả những nơi mà bà hy vọng rằng có thể cứu thoát con gái bà ra khỏi ngục tù.
Bà Minh kể rằng trong những ngày còn ở Việt Nam, sau khi bà tìm cách gặp gỡ những người đồng chính kiến với con gái bà, dấu hiệu nguy hiểm bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt sau khi bà gặp hòa thượng Thích Không Tánh ở chùa Liên Trì (Saigon), nhóm Thái Độ Việt Nam (Bình Dương) v.v…, một công an viên đã tìm gặp bà và hăm dọa rằng nếu bà còn muốn sống an toàn để thăm nuôi Hạnh thì phải ngừng mọi cuộc tiếp xúc. Lúc đó, mẹ Hạnh hiểu rằng ngay cả một người đàn bà yếu đuối như bà, cũng có thể không tránh khỏi sự truy diệt của chế độ công an CSVN.
Hơn hết, bà Minh tin rằng có một kế hoạch muốn giết chết Minh Hạnh, trước khi mãn hạn tù. Đã hơn một lần, công an xếp đặt cho Hạnh bị nhốt trong một nơi có bồn nước khổng lồ, đêm đó, nước và bồn đổ ập xuống một cách kỳ quái, nhưng may mắn là Hạnh đã sống sót. Sau đó, Minh Hạnh bị xếp vào phòng giam đầy tù hình sự và người mang bệnh AIDS với những kịch bản gây hấn. Nhưng tính cách mạnh mẽ và lối sống đầy chan hòa của Hạnh đã cảm hóa được tất cả khiến cho nhiều cán bộ quản giáo tức giận.
Tuy nhiên, cuộc sống tù đày hà khắc một cách chủ ý với Minh Hạnh đã khiến cho cô điếc một bên tai, đi lại hết sức khó khăn. Các bạn của cô là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thì cũng bị đánh đập, ngược đãi hết sức nặng nề trong trại. Chị Tường Mạnh, vợ của anh Đoàn Huy Chương cũng bị công an đe dọa rằng nếu kể cho bên ngoài biết những đòn tra tấn anh Đoàn Huy Chương trong trại, thì sẽ không cho thăm nuôi nữa.
Cũng cần nhắc lại, Tòa án CSVN tại Trà Vinh ngày 18-3-2011, đã xử Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Đoàn Huy Chương 7 năm tù giam, và 9 năm tù cho anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vì những người này đã cùng nông dân và công nhân đấu tranh chống lại áp bức và bất công.
21 tháng 8 năm 2012, tổ chức Freedom Now, một tổ chức đấu tranh cho nạn nhân bạo quyền, tổ chức sáng danh hai lãnh tụ tinh thần là Tổng Giám Mục Desmond Tutu và Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc thời hậu Cộng sản, đã chính thức nhận lời thỉnh cầu bà Minh để đại diện phát động chiến dịch vận động cho Đỗ Thị Minh Hạnh và những người đồng sự của cô.
Tháng 9 năm 2012, thông qua sự yểm trợ của nhóm Thái Độ Việt Nam, với các thành viên ở Hoa Kỳ, thư kêu cứu cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đứng tên của bà Minh, đã được yêu cầu gửi đến văn phòng của Nghị sĩ Frank Wolf và Gerry Connolly tại Washington. Thư cũng được chuyển đến văn phòng của bà Hilary Clinton với tiêu đề Please for Help Do Thi Minh Hanh, Doan Huy Chuong and Nguyen Hoang Quoc Hung.
Không ngừng ở đó, mùa xuân năm nay, bà Minh sẽ tiếp tục hành trình tìm công lý cho Hạnh và các bạn ở khắp các nghị trường Châu Âu. Từ một bà mẹ quê mùa chất phác ở Di Linh, Lâm Đồng, bà Minh đă bị đẩy vào một cuộc đấu tranh không tiền khoáng hậu, giữa một bà mẹ yêu tự do và công bằng với một nhà nước hùng hậu mật vụ và các âm mưu thâm độc.
Được biết, hiện tại bà Minh đang tạm dừng ở Áo. Trong những chặng đi, bà phải đi làm thêm nhiều nơi để chi tiêu cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên, ngay vào lúc này, bà Minh cũng cho biết rằng mật vụ CSVN ở quốc ngoại cũng đă bắt đầu chú ý và tìm cách chụp hình, quay hình lén lút những nơi bà lui tới. Trao đổi qua điện thoại, bà Minh nói rằng “một người trẻ như Hạnh, như Chương, như Hùng có thể hy sinh, thì tại sao một người già như tôi không thể hy sinh?”. Nhắc tới Hạnh và các bạn, bà Minh lại khóc.
Những trường hợp như Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn hay trường hợp của 19 thanh niên Công giáo, Tin Lành, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, dân oan Trần Thị Hài, nhà nông Đoàn Văn Vươn… sẽ không bao giờ bị quên lãng nếu chỉ cần có những con người luôn nghĩ đến họ, đứng về phía họ trong cuộc đấu tranh giành lại nhân quyền với chế độ CSVN hung tàn.
Phan Nguyễn Việt Đăng
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo


 

"Nước khác" đánh úp TQ là nước nào?


La Viện: Trung Quốc phải đề phòng bị "nước khác" đánh úp năm 2013

Thứ sáu 11/01/2013 06:04
(GDVN) - Mặc dù tình hình đã có sự thay đổi và "cục diện có lợi cho Trung Quốc", nhưng theo La Viện, Bắc Kinh không được lơ là, bởi có quốc gia láng giềng "cá biệt" sẵn sàng đánh úp Trung Quốc.
 
Mấy ngày qua giới truyền thông Trung Quốc truyền đi bài phỏng vấn La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng quân đội chuyên phân tích, bình luận các vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông và Biển Đông.

Bài báo "La Viện: Trung Quốc cần phải đề phòng bị nước khác đánh úp, năm nay sẽ có khả năng khai chiến" đăng ngày 8/1 trên tờ Herald, một phiên bản của Tân Hoa Xã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa lại.

La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng tự nhận là "diều hâu tỉnh táo"

Bài viết trên tờ Herald đánh giá La Viện là một trong những học giả quân sự "có sức ảnh hưởng lớn nhất" tại Trung Quốc hiện nay theo đuổi quan điểm cứng rắn. Truyền thông phương Tây gọi La Viện là một học giả "diều hâu", La Viện vui vẻ chấp nhận và thêm vào hai chữ, "tỉnh táo", ông nhận mình là một học giả "diều hâu tỉnh táo" của Trung Quốc đương đại.

Tổng kết năm 2012, viên Thiếu tướng này cho rằng có 3 đặc điểm nổi bật: Tranh chấp chủ quyền biển đảo, đặc biệt là nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku) trên biển Hoa Đông và Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) trên Biển Đông; Mỹ quay trở lại châu Á với ít nhất 6/11 chiếc tàu sân bay và 2/3 chiến hạm sẽ được điều động về châu Á - Thái Bình Dương; Tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc.

Riêng về tranh chấp lãnh hải, thông qua những diễn biến tranh chấp Trung Quốc - Philippines trên bãi ngầm Scarborough hay Trung - Nhật ngoài nhóm đảo Senkaku, La Viện cho rằng Bắc Kinh đã dần dần nắm được thế chủ động, Trung Quốc đã "ra đòn mạnh" và hiệu quả.

Nhìn lại những diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông năm 2012, La Viện cho rằng những sự kiện xung đột nổ ra trên bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012 "nằm trong dự đoán" của viên tướng này từ năm 2011. Nói về xu hướng diễn biến tranh chấp năm 2013 trên Biển Đông, La Viện tiếp tục sử dụng từ "căng thẳng".

Hiện tại, La Viện nhận định các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đều tăng cường tuyên bố chủ quyền và đều thể hiện bằng hành động đối với các vùng biển tranh chấp. Trong bối cảnh đó, "nếu không tìm được giải pháp hiệu quả hóa giải nguy cơ, nó hoàn toàn có thể leo thang thành xung đột quân sự", khả năng này hoàn toàn hiện hữu và nghiêm trọng, nguy cơ nổ ra xung đột ngay trong năm 2013.

Viên tướng này cho rằng, mặc dù tình hình đã có sự thay đổi và "cục diện có lợi cho Trung Quốc", nhưng theo La Viện, Bắc Kinh không được lơ là, bởi có quốc gia láng giềng "cá biệt" sẵn sàng đánh úp Trung Quốc.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc cần phải dự đoán sẽ xảy ra xung đột trên biển khi nào, ở đâu và với ai, từ đó làm tốt công tác dự báo, phòng thủ, tuyên truyền và phải "nắm thế chủ động" trên biển trong tương quan lực lượng với các bên.
 
 
 

Copy từ: Giáo Dục