CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt


2013-01-09
Chỉ cách đây vài tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chỉ định Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Kerry làm tân Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm tới thay thế bà Ngoại trưởng đương nhiệm Hillary Clinton.
AFP photo
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry đi tới phòng Thượng viện ở Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 04 tháng 12 năm 2012

Việc chỉ định này khiến nhiều người quan tâm đến tình hình Việt Nam phải để ý vì Thượng Nghị sĩ John Kerry là người có gắn bó lâu dài với Việt Nam và là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Nhân dịp này, Việt Hà  phỏng vấn nhà cựu ngoại giao người Mỹ đã từng làm việc ở Việt Nam, ông  David Brown về vấn đề này.

Mục tiêu của Hoa Kỳ

Việt Hà: Thưa ông, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã chỉ định Thượng Nghị sĩ John Kerry làm tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ thay thế bà Hillary Clinton. Ông John Kerry sẽ nhận nhiệm vụ mới khi tình hình ở châu Á Thái Bình Dương mà nhất là biển Đông đang trở nên căng thẳng. Cùng với việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương thì theo ông tân Ngoại trưởng Mỹ sẽ làm thế nào để có thể theo đuổi chiến lược này, nhất là tái khẳng định quyền lợi của Mỹ tại biển Đông?
David Brown: Mọi người chắc chắn sẽ theo dõi ông John Kerry rất sát sao để xem liệu ông có duy trì được khẳng định của bà Hillary Clinton trong việc xây dựng lại mối quan hệ hợp tác với những người bạn của Mỹ ở châu Á. Mục tiêu này của Hoa Kỳ đã được bà Clinton cũng như Tổng thống Obama nói rõ. Thách thức mà ông Kerry phải đối mặt trong việc phát triển mối quan hệ này theo cách để đóng góp cho sự ổn định và tin cậy tại khu vực là Mỹ sẽ phải duy trì sức mạnh có tính xây dựng trong khu vực.
Ông ấy có thể làm tốt việc này bằng cách đảm bảo một sự cân bằng hợp lý giữa việc cho thấy sức mạnh quân sự, mặt khác vẫn giúp xây dựng sức mạnh cho châu Á. Ở đây, tôi nghĩ đến hợp tác thật sự hiệu quả như trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, buôn lậu thuốc phiện, giáo dục để hỗ trợ sự phát triển bền vững rộng khắp và pháp quyền trong mối quan hệ giữa các nước.
Việt Hà: Vậy đâu là những thuận lợi và thách thức mà ông John Kerry sẽ có khi phát triển mối quan hệ Mỹ Việt trong 4 năm tới?
Mọi người chắc chắn sẽ theo dõi ông John Kerry rất sát sao để xem liệu ông có duy trì được khẳng định của bà Hillary Clinton trong việc xây dựng lại mối quan hệ hợp tác với những người bạn của Mỹ ở châu Á.
David Brown
David Brown: Ông John Kerry đã chuẩn bị rất kỹ cho vai trò mới của mình. Ông ấy là thành viên lãnh đạo trong Ủy ban Quan hệ đối ngoại Thượng viện Mỹ trong suốt 30 năm qua. Ông ấy có sự hiểu biết sâu sắc về những thách thức về chính sách ngoại giao mà Mỹ phải đối mặt. Thượng Nghị sĩ John Kerry đã từng nói về hy vọng của Mỹ tạo điều kiện cho mọi nước được thịnh vượng, một thế giới cũng giống như Mỹ, đề cao dân chủ và nhân quyền.
Về chiều sâu và rộng, theo tôi biết, không có một nhà lãnh đạo Mỹ nào khác đã có một gắn bó lâu dài với Việt Nam như ông Kerry.
Ông ấy đã được tặng huy chương bởi những phục vụ anh hùng khi ông còn là sĩ quan hải quân ở vùng đồng bằng sông Mekong. Và cũng giống như nhiều cựu chiến binh trẻ khác, ông đã trở về từ cuộc chiến Việt Nam với những trăn trở sâu sắc bởi những gì mà ông đã trải qua. Ông Kerry nói là “khi tôi trở về từ cuộc chiến, tôi thấy cuộc chiến đó là sai. Có người không thích sự thật là tôi đã đứng lên và nói không, nhưng tôi đã làm.”
Hai thập niên sau, với những cựu chiến binh khác gồmThượng Nghị sĩ John McCain, Dân biểu Pete Peterson và Thượng Nghị sĩ Chuck Hagel, TNS John Kerry đã làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hai nước. Ông ấy đã thăm Việt Nam hơn chục lần để đàm phán những giải pháp mang tính xây dựng cho vấn đề tù nhân chiến tranh và chất độc màu da cam. Đối với những người Mỹ, ông đã luôn giải thích lúc đó là thời điểm để bỏ lại sau lưng quá khứ, giúp quá trình đổi mới ở Việt Nam và các chính sách toàn cầu hóa.
Tóm lại, ông John Kerry là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên không cần phải có những buổi học để hiểu về các vấn đề then chốt trong quan hệ Mỹ Việt. Có thể dự đoán là ông ấy sẽ giữ mọi việc theo đúng hướng của nó trong tổng thể. Tôi nghĩ mặc dù ông luôn bị sức ép phải lo về các khủng hoảng ở Trung Đông, Nam Á và các nơi khác, nhưng ông sẽ coi việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi cho cho Mỹ và Việt Nam là một ưu tiên khá cao.
Bây giờ thì Tổng thống Obama chọn Thượng nghị sĩ Chuck Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tin là cả ông Kerry và ông Hagel sẽ là một nhóm làm việc hiệu quả với các vấn đề Việt Nam như họ đã từng làm vào hồi đầu những năm 1990 dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ hai nước.
Việt Hà: Theo ông thì quá trình gắn bó lâu dài của tân ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mà ông ấy tiếp cận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam?
Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường.
David Brown
David Brown: John Kerry là một người thực dụng. Ông ấy nói rằng “ở đâu có quyền lợi chung, thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau.” Tất nhiên, ông ấy sẽ thúc giục Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do được quy định trong hiến pháp và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tuyên bố về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tôi hình dung là khi ông ấy gặp các lãnh đạo Việt Nam, ông ấy sẽ nói rằng những nghi ngờ về cam kết của Việt Nam với tự do thông tin, tự do tín ngưỡng và tự do lập hội, gặp gỡ và kêu gọi cho những thay đổi – những nghi ngờ này cũng là những nghi ngờ của nhiều người Mỹ có quan tâm.
Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

Theo dòng thời sự:



Copy từ:RFA


 

Tổ chức Ân xá Quốc tế mạnh mẽ lên án bản án vô căn cứ của nhà nước Việt Nam đối với các thanh niên Công Giáo


Amnesty International1/9/2013

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

09 Tháng Giêng 2013

Việt Nam: Phải thả ngay 13 nhà hoạt động bị bỏ tù về những tội danh vô căn cứ, và phải ngưng tức khắc việc đàn áp những người bất đồng chính kiến

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận định rằng:

Việc quy kết và đưa ra những bản án nặng nề đối với 13 nhà hoạt động hòa bình Công giáo tại Việt Nam ngày hôm nay phỉ nhổ vào bộ mặt của công lý và là một phần trong cuộc đàn áp đang leo thang của nhà nước chống lại tự do ngôn luận.

Một tòa án tại tỉnh Nghệ An hôm nay đã kết án 13 nhà hoạt động từ ba đến 13 năm tù giam về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính phủ”. Một nhà hoạt động khác đã được cho hưởng án treo.

Ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tuyên bố rằng:

"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động vừa bị kết án",

"Xuyên tạc các hoạt động của các nhà hoạt động như một cố gắng lật đổ chính phủ là hoàn toàn vô căn cứ - họ đã bị cầm tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận."

Trong 14 nhà hoạt động bị xét xử có 12 người đàn ông và hai phụ nữ đã bị bắt lần đầu tiên giữa năm 2011 vì nghi ngờ liên quan đến đảng chính trị Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một nhóm kêu gọi cải cách chính trị hòa bình tại Việt Nam, mà chính phủ Việt Nam đã quy chụp cho là khủng bố.

Trong số các nhà hoạt động có các sinh viên, các blogger, nhân viên cộng đồng và những người ủng hộ tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người đã bị bỏ tù vào tháng Tư năm 2011 vì bị cáo buộc "truyền bá tuyên truyền chống nhà nước" sau khi kêu gọi một hệ thống đa đảng trong các bài báo trực tuyến.

Ông Abbott nhận định rằng "năm qua cho thấy nhà nước Việt Nam đã gia tăng đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động hòa bình".

"Việc kết tội 14 nhà hoạt động minh họa cho một xu hướng đáng lo ngại sâu xa, và cho thấy chiều hướng tiếp tục đàn áp trong năm 2013".




Copy từ: Vietcatholic

 

Tân Tổng Thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông

 
Tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
 


Copy từ: VOA


Việt Nam: Quốc gia cần theo dõi

 

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Joel Brinkley*, Chicago Tribune

Ngày 08 tháng 01 năm 2013
ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Sự bí ẩn đang bao phủ nơi này.
Tại Trung Đông, châu Phi, Nga, một số các nước châu Âu – thậm chí ngay cả Hoa Kỳ – hàng nghìn công dân giận dữ đã nổi lên thách thức chính phủ của họ trong vòng hai năm vừa qua. Trong nhiều trường hợp, họ đã lật đổ cả những kẻ độc tài ra khỏi chính quyền.
Joel Brinkley
Joel Brinkley
Nhưng tại châu Á – một số quốc gia độc tài nhất trên thế giới – thì chúng ta chưa thấy việc này xảy ra. Tuy nhiên, Việt Nam có thể là trở thành một nước gương mẫu cho các nước châu Á khác. Cuối tháng trước, chính quyền cộng sản đã bắt Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng có nhiều bài viết trên trang blog chống chính phủ.
Vụ bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là sự kiến mới nhất trong một loạt vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Mùa thu vừa qua chính quyền cũng đã kết án ba blogger [blogger Điếu Cày–Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, AnhbaSG–Phan Thanh Hải] từ bốn đến mười hai năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Đó là một hiện tượng tương đối mới tại đây.
Ở Trung Quốc, Campuchia và các quốc gia khác trong khu vực, nhiều người dân đã bắt đầu lên tiếng, giận dữ phản đối về các tình trạng thu hồi đất trái phép, cơ quan địa phương tham nhũng, khai thác gỗ trái phép, ô nhiễm và nhiều sự lạm dụng khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Nhưng hầu như không có nơi nào ở châu Á đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn thách thức tính hợp pháp của chính phủ.
Ngay cả ở Miến Điện, nơi mà giới lãnh đạo đang từng bước cẩn thận chuyển đổi nước này sang một xã hội dân chủ, cởi mở hơn – động lực chính cho sự thay đổi tất nhiên bao gồm cả lợi ích riêng của chính quyền – lý do chủ yếu là nhằm tách nền kinh tế mà phần lớn lâu nay bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các chuyên gia trong khu vực cho biết một loạt các giải thích đối với sự bất thường này – bao gồm cả văn hóa, tôn giáo, kinh tế … nhưng tất cả đều có vẻ những điều này không phải là duy nhất. Và những vụ bắt bớ đột ngột gần đây tại Việt Nam có thể không có gì hơn ngoài một vài người bất đồng chính kiến ​​đơn lẻ lên tiếng thách thức chính quyền, tương tự như ở Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Việt Nam lại khác các nước láng giềng lân cận. Bước ra từ Trung Quốc, trước đây là một tỉnh phía bắc cho đến khi giành được độc lập từ năm 938 sau C.N., Việt Nam đã phải đấu tranh liên tục để tồn tại. Vương quốc Khmer thuộc Campuchia đã chiếm phía nam Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc rút khỏi nước này. Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam tổng cộng 17 lần, và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, Pháp chiếm đóng Việt Nam trong sáu thập kỷ liên tục, tiếp theo là Nhật Bản trong thời gian Đệ nhị Thế chiến. Sau đó, như chúng ta đã biết, là chiến tranh Việt Nam [giữa hai miền].
Nhìn vào di tích lịch sử thì Việt Nam trưng ra những điểm đặc trưng của riêng họ từ tranh ảnh, trụ gạch, bạn sẽ sẽ thấy một dân tộc hiếu chiến cầm gươm, bắn tên, bắn ná – giết chết kẻ thù đa dạng của họ. Những điều đó đã lập nên số phận của quốc gia trong một thiên niên kỷ qua, giúp hình thành những đặc điểm của họ.
Vì vậy, phải chăng điều này là một nghịch lý khi một dân tộc bị thống trị và và bị lạm dụng bởi các lực lượng xâm lược và chiếm đóng gần như toàn bộ cả nền lịch sử bây giờ lại phẫn nộ trước một chính phủ tham nhũng mà đôi khi còn bị trấn áp?
Một quy tắc gần như không thay đổi đối với các cuộc tranh luận như thế này. Nhiều thay đổi đáng kể đã diễn ra đối trên phương diện xã hội ở nước độc tài này từ khi nền kinh tế bắt đầu phát triển và hội nhập. Khi mọi người trở nên thịnh vượng hơn, với du lịch, truyền hình, Internet, phương tiện truyền thông xã hội, họ bắt đầu hiểu rõ hơn về phần còn lại của thế giới sống như nào và những gì họ đang thiếu sót. Đó là khi mọi người bắt đầu tỏ ra không hài lòng. Và đó là những gì đang xảy ra tại đây.
Khi đến thành phố Hồ Chí Minh (cho đến này tên Sài Gòn vẫn còn rất phổ biến) bạn sẽ thấy hàng chục cửa hàng cao cấp của phương Tây – như Dior, Piaget, Louis Vuitton. Vào ngày 3 tháng Một vừa qua, hãng cà phê Starbucks thông báo sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại ở Sài Gòn trong thời gian sắp tới đây. Phần lớn các cửa hàng kinh doanh bán lẻ mới theo phong cách phương Tây đều dành cho ngành công nghiệp du lịch – nơi thu hút hơn 6 triệu du khách mỗi năm. Nhưng tất cả điều đó cũng đã giúp mang lại nhiều công ăn việc làm và sự thịnh vượng hơn cho Việt Nam, một trong những quốc gia có số người học thức cao nhất ở Châu Á.
Chính phủ độc tài bảo thủ tại đây hầu như không cho phép nảy sinh những bất đồng chính kiến ​​trong công chúng, tuy nhiên so với các nước láng giềng thì Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo hơn. Bạn không thể viết blog, tổ chức các cuộc biểu tình công khai hoặc phát biểu những ý kiến có nội dung chống chính quyền. Báo chí tại đây không được tự do hoạt động. Nhưng mặt khác thì chính phủ phần lớn không để mặc gì đến các công dân của họ. Và những người đầy tham vọng này đã tích cực phát triển nhằm đạt được sự thịnh vượng, giống như những người họ hàng của họ ở phía Trung Quốc.
Các chi phí y tế và giáo dục ở Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Hầu như tất cả người dân đều biết chữ tại đây. Bảy mươi phần trăm dân số ở Việt Nam vẫn sống ở những vùng nông thôn, trồng lúa, nhưng hàng năm có tỷ lệ khoảng 3% thanh niên nông thôn di chuyển lên các thành phố, chủ yếu là Sài Gòn, để tìm kiếm việc làm tốt hơn.
Trớ trêu thay, Hoa Kỳ lại là một người bạn tốt nhất của Việt Nam – chủ yếu là nhằm đối trọng lại với kẻ thù lịch sử và hiện tại của Việt Nam ở phía bắc, Trung Quốc. Về mặt này, Hà Nội cũng bắt đầu kết bạn với Nhật Bản, Nga, Indonesia, Đài Loan và những nước khác – và dần dần hiểu ra rằng thông qua liên minh, chứ không phải chiến tranh, là cách hiệu quả nhất để tiếp tục tiến lên như ngày hôm nay.
Theo quan điểm của tôi, đây là một quốc gia cần theo dõi và có lẽ, một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đáng để chiêm ngưỡng.
*Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, từng đoạt giải Pulitzer và là cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012



Copy từ: Tạp Chí Phía Trước


Blogger Người Buôn Gió bị CA bắt cóc mất tích


Người Buôn Gió vừa đã ra khỏi trụ sở CA (Ảnh: Facebook Bùi Hằng)
Cập nhật: Lúc 18 giờ chiều nay, 10/1/2013, công an đã phải thả blogger Người Buôn Gió. Tuy nhiên, ngày mai vẫn bị triệu tập lên cơ quan CA 'làm việc'.

CTV Danlambao - Blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu đã bị công an Nghệ An bắt cóc mất tích từ hôm 8/1 đến nay. Khi bản tin này được đưa lên (lúc 14h30, ngày 10/1/2013), gia đình và bạn bè vẫn không có bất cứ thông tin rõ ràng nào về tình trạng hiện nay của anh.
Người Buôn Gió bị bắt sáng hôm 8/1, tại khách sạn Thành An, TP Vinh khi anh chuẩn bị đến theo dõi phiên tòa ‘công khai’ xử 14 người yêu nước. Hai người cùng bị bắt với Người Buôn Gió là anh Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng đã được thả ra sau khi kết thúc phiên tòa. 
Vài phút trước khi bị bắt, hình ảnh cuối cùng do Blogger này gửi lên facebook ghi lại cảnh hàng chục dân phòng đổ quân đến khách sạn nơi anh đang ở để bao vây vòng ngoài, bên trong thì công an ập vào bắt người phi pháp. Video ghi lại cảnh này cũng đã được đưa lên Youtube. 
Hình ảnh cuối cùng trên facebook Người Buôn Gió ghi lại cảnh dân phòng đang kéo đến bao vây khách sạn anh đang ở
Trước đó, từ đêm 7/1 đến rạng sáng ngày 8/1, blogger Người Buôn Gió và các bạn của anh cũng liên tục bị CA Nghệ An kéo đến khác sạn khủng bố, đòi kiểm tra đồ đạc. Đây là thủ đoạn của CA nhằm ngăn chặn những người muốn đến theo dõi phiên tòa xử 14 người yêu nước. 
Được biết, sau khi bị bắt vào sáng 8/1, Người Buôn Gió bị giam giữ tại trụ sở CA TP. Vinh. Từ hôm đó đến nay, không ai biết blogger này bị giam giữ ở đâu. 
Lúc 11h trưa nay, trên facebook của chị Bùi Thị Minh Hằng nói rằng: Anh trai Người Buôn Gió và một số người bạn đã đi suốt đêm vào tận Vinh để hỏi tin. Phía CA TP. Vinh nói rằng đã áp giải Người Buôn Gió về Hà Nội, và đang giam giữ tại số 6 Quang Trung, Quận Hà Đông. 
Tính đến thời điểm này, Blogger Người Buôn Gió đã bị giam giữ trái phép 3 ngày, 2 đêm. Đây là hình vi bắt cóc công dân do công an Nghệ An và Hà Nội thực hiện. 
CTV Danlambao
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo


Người Buôn Gió đã trở về


Tin miễn phí :)
Sau 3 ngày mất tích một cách bí ẩn, không rõ lý do gì,  Bùi Thanh Hiếu đã xuất hiện tại cổng đồn công an Hà Nội số 6 Quang Trung Hà Đông vào lúc 5h40′ chiều nay 10/1/13
Xin chúc mừng Người Buôn Gió trở về:

Chờ đợi


 Trong vòng tay bạn bè



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy


 

80 giáo viên bị đuổi biên chế: Lộ mặt quan tham "ăn" tiền giáo viên



Cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ 40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện “lót tay” mà nay cô vẫn bị chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn.

Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp tiếp cao đẳng, đại học, ra trường bỏ cả núi tiền đi xin việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu” với mức lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng (chỉ đủ tiền xăng leo núi). Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu vẫn không dừng lại ở đó…
Bị nghề giáo hành hạ
Ông Nguyễn Duy Vượng là một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra, nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ trường nọ đến trường kia.
Cô Hoàn
Ở trọ cách nhà 40km, xe máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực, đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe máy TQ.
Phòng giáo dục không trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
“Về vườn” với những món nợ chồng chất
Trường hợp khác là cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối.
Bỗng dưng có bà chị cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng “xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học.
Đúng như “thỏa thuận ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp, Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng vay nguội, bán trâu nái lợn con “chạy” cho em đi làm. Điều tai ác chính là việc hiệu trưởng trường Tân Hương gọi Hoàn lên bảo em ký hợp đồng 3 tháng/lần, đến bảo hiểm cũng không được đóng và lương thì cực thấp.
Đợt này, Hoàn cùng 9 giáo viên khác vừa bị huyện loại vĩnh viễn ra khỏi bục giảng. Tóm lại là “về vườn” theo đúng nghĩa đen. Tôi hỏi cô giáo Liên, bà 36 năm xả thân vì giáo dục Yên Bình, giờ tố cáo lãnh đạo huyện như thế, có ngại không? Bà bảo: Tôi buồn và thất vọng lắm, nhà báo cứ viết những gì là sự thật, tôi không ngại ra mặt tố cáo đâu. “Tôi đến nhà bà vợ ông lãnh đạo huyện kia đòi tiền đúng dịp họ bị... chó cắn. Tôi bảo, cháu nó không được biên chế, lại bị tống khỏi quyền đi dạy cả hợp đồng 3 tháng/lần, chị cho tôi xin lại tiền. Vậy nhưng, họ có giả đâu...”.
iều bà Liên và con gái buồn hơn ấy là những mờ ám trong việc cắt hợp đồng vĩnh viễn của cô giáo Hoàn, ngay trong nhóm 3 người cùng được về trường Tân Hương dịp mà ông chủ tịch huyện ký, thì một cô học một ngành về làm một ngành (trái ngành), thì cô này không bị cắt hợp đồng. Còn Hoàn học đại học chính quy thì “bật bãi”. Chưa nói cái sai lớn, chỉ nói sự công bằng với chúng bạn, đã đủ để gia đình nghèo khổ của cô giáo Hoàn vô cùng căm phẫn!

Không có chỗ dạy học thì cho… đánh trống!
Đầy rẫy những câu chuyện bi hài, kiểu: Nhận giáo viên về để ăn tiền “chạy chọt”, “ấn” xuống bắt các trường nhận, khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của trường lớp ra trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho “thầy cô” làm thì bắt họ... chuyên phụ trách đánh trống! Quá nhiều thầy cô sau quá trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc bỏ cả núi tiền ra “chạy” xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền “của đút” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới mà ăn tiền. Thừa thì “đuổi” bớt, “ban” cho người mới các chỗ đẹp rồi thì “chuyển vùng” các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn, bất chấp cả đạo lý!
Hầu hết các giáo viên ở Yên Bình, để có được biên chế đều lo lót tiền bạc cho cán bộ ở Huyện và các cấp
Trường hợp của nhà giáo Đỗ Viễn Quân (SN 1974) cực kỳ thê thảm. Ra trường năm 1993, được vận động đi vượt qua hồ Thác Bà, vào tít trong xã 95% người Dao dạy học liền tù tì 11 năm. Không chỉ nói thạo tiếng Dao, lấy vợ trong “địa bàn cắm bản”, anh Quân hiểu văn hóa và cúng được bằng tiếng của người Dao. Với “thành tích” đó, anh Quân được điều chuyển về trường Phú Thịnh dạy học.
Nhà anh khó khăn, vợ nằm trong số 80 giáo viên mầm non đang có kế hoạch đuổi ra khỏi biên chế năm 2012 này. Con anh, cháu lớn bị tàn tật, không biết nói, đặt đâu nằm đấy suốt 6 năm qua, lúc nào cũng thuê người trông coi, cháu bé còn ẵm ngửa, cũng lại thuê một người nữa trông coi. Nhà cửa không có gì ngoài hai cái xe máy cũ, vợ chồng giáo viên liên tục xông pha lên miền núi.
Anh Quân về gần nhà được 1 năm, lại đi tăng cường cách nhà 40km. Vài năm về, lại bị đẩy đi vài năm nữa. Đến mức anh mang cả các con vào các điểm trường tít trong Tân Nguyên, Vĩnh Kiên. Cô vợ trẻ cũng bị điều lên trường Tân Hương xa nhà hai chục cây số. Hai vợ chồng ở mỗi người một góc rừng. Giờ vợ bị “thu hồi biên chế”, chồng lại tiếp tục bị điều lên rừng, nhà thì “mượn của ngân hàng”, tương lai mù mịt đến rơi nước mắt. Điều anh Quân và vợ bức xúc nhất, là gia đình họ ly tán, tận khổ, chỉ bởi vì sự dôi dư giáo viên, họ cứ nhận về để ẵm tiền “lo lót”; rồi vì cái thừa đó mà các giáo chức kỳ cựu như anh Quân phải liên tục bị tống đi, gọi về hoàn toàn ngẫu hứng. Anh giáo Quân nuốt cục tức khó khăn, rồi quay sang lau nước mắt cho vợ.
Vợ anh Quân - cô giáo Triệu Thị Hương - vẫn khóc: “Bây giờ bị ép hủy biên chế, chúng em không còn yêu cái nghề giáo viên này nữa, anh ạ”. PV đem các thông tin này đi gặp lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, gặp các vị cán bộ giáo dục ngõ hầu tìm ra con đường tháo ngòi nổ “những quả bom tấn” đang nung nấu dưới nhiều mái trường đang sóng gió của Yên Bình. Câu trả lời là: Cần lương tâm! Bởi cái cơ chế, các kẽ hở làm nên bi kịch kia đã tồn tại quá lâu, sai lầm đó lại tiếp diễn thông qua cách giải quyết hậu quả nhẫn tâm và đầy bất cập hiện nay - thành ra chuyện buồn cứ tiếp nối nhau kiểu... “đổ thêm dầu vào lửa”.
Theo
 
 

Copy từ: Báo Mới


Tuyên bố về việc kết án 14 blogger Dòng Chúa Cứu Thế ở Tỉnh Nghệ An


Tuyên bố về việc kết án 14 blogger Dòng Chúa Cứu Thế ở Tỉnh Nghệ An

9/1/2013
Chúng tôi vô cùng quan ngại khi hay tin Toà án Nhân dân Tối cao Tỉnh Nghệ An đã kết án 14 blogger Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế về các tội danh liên quan đến việc họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận. Những blogger này đã bị kết án về tội danh "lật đổ chính quyền" (Điều 79) và nhận án tù từ 3 đến 13 năm.

Những bản án này, cùng với việc bắt giữ luật sư hoạt động vì nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân kể từ ngày 27/12/2012, và việc giữ nguyên án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (còn gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào của một xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam.

Hành xử của chính quyền đối với những cá nhân này tỏ ra không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự. Chúng tôi kêu gọi chính phủ trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

(Hết tuyên bố)



Copy từ: Đại Sứ Quán Hoa Kỳ



ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC


Hai Bà Trưng "đánh giặc lạ, đánh bọn người xấu !"...
     * MINH DIỆN
                   Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xâm lược và bị xâm lược là một cặp phạm trù bất biến trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc. Nó đối kháng nhau, tầm vóc, ý nghĩa của vế này tương phản với vế kia, là cái "điểm nổ" của chiến tranh, tạo nên tầm cỡ lớn, nhỏ mang tính đặc thù  tùy  hoàn cảnh cụ thể. Vế xâm lược bao giờ cũng gắn với một danh từ riêng, được xác lập cụ thể, nghĩa là  nhìn tận mặt, chỉ rõ tên kẻ thù  không thể lập lờ đánh lận con đen, hoặc cố tình lảng tránh vì sự hèn nhát, nhu nhược của những kẻ bán nước chỉ biết cầu an, cũng coi như kẻ “lấy vinh làm nhục”! 
Thành Cát Tư Hãn trước khi xâm lược Khwarezmia (đầu TK 13),  đã đeo  mặt  nạ hữu hảo  gửi  thư cho vua Ala ad – Din Muhammad,  cai trị nước  này: “ Tôi là chủ nhân của những vùng đất  mặt trời mọc, ngài cai trị xứ mặt trời lặn,
chúng ta cùng nhau xây dựng tình hữu nghị và nền hòa bình” .
                  Cái mặt nạ các nước mạnh “ăn chia thế giới” ấy chính Thành  Cát Tư Hãn ném đi  khi ngồi trên mình ngựa,  chỉ huy 300.000 quân, 100.000 kỵ binh  tràn sang Khwarezemia, và chỉ trong vòng hai năm 1219-1221 đã  giết hại hàng triệu người dân Khwarezemia, từ đó Mông Cổ (giặc Nguyên Mông) nổi tiếng như những đế quốc hung bạo nhất, khát máu nhất thế giới, khắc sâu trong tâm khảm  người thời ấy, truyền  đến tận ngày nay.  
                   Những cuộc xâm lược vùng Địa Trung Hải suốt 16 thế kỉ của  Đế quốc La Mã,  lịch sử các dân tộc trong khu vực ghi rõ danh tính của từng vị hoàng đế mang quân đi xâm lược, bắt đầu từ Augustus, dù thể chế và mối quan hệ thay đổi.
                    Ngày 22-6-1941 phát xít Đức xâm lược Liên Xô.  Nhân dân Liên Xô nhìn rõ kẻ thù,  đã bật dậy lòng yên nước, tiến hành một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,  kết thúc thắng lợi vào ngày 9-5-1945,  sau khi  lá cờ Liên bang Xô Viết lỗ chỗ vết đạn, thấm máu, được người lính Hồng quân Egorop cắm lên mái vòm tòa nhà quốc hội Đức Reichtag,  giữa thủ đô Berlin. Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược ấy 8,6 triệu chiến sĩ Hồng quân đã huy sinh, 26,6 triệu người các dân tộc Liên Bang Xô Viết bị chết. Riêng  trận đánh cuối cùng, chỉ trong một một ngày, từ 30-4 đến 1-5-1945, đã có  81.000 binh sỹ Hồng quân và 173.000 binh sỹ Đức thiệt mạng.
                   Dù thể chế chính trị, và các mối quan hệ đã hoàn toàn thay đổi giữa các nước tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng cái tên Hitle và phát xít Đức không  thể xóa nhòa cùng với lòng căm thù của nhân dân Liên Xô nói riêng, thế giới nói chung, đồng thời mọi người  không  quên những người chiến sỹ chống phát xít.
                  Lịch sử Việt Nam trải qua mấy ngàn năm chống  xâm lược, ông  cha ta  chỉ mặt đặt tên, vạch  rõ bản chất  quân xâm xâm lược. Trong Hịch tướng sỹ, Trần Hưng Đạo viết: “Trông thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân Nam vương để vét bạc vàng!...”.  
                Hưng Đạo Vương không ngại ngần trước thế lực nước lớn, không hề khiếp sợ, lảng tránh, không xu nịnh cầu an để hưởng vinh hoa phú quý, dù khi đó Người làm điều đó dễ như trở bàn tay.
               Trước Hưng Đạo Vương tổ tiên ta cũng đã hành xử như thế, và sau này,  ông cha ta cũng hành xử như thế.
                Hơn 1.500 năm trước Công nguyên, giặc Ân (nhà Thương) sang xâm lược nước ta. Năm 218 -208 trước Công nguyên, sử sách ta ghí  bọn xâm lược nước ta là nhà Tần. Năm 179 trước công nguyên nhà Triệu. Tiếp sau đó, đục chữ vào bia đá cho con cháu đời sau ghi nhớ: Đông Ngô xâm lược nước ta năm 248. Nhà Lưu xâm lược nước ta năm 468. Nhà Lương xâm lược nước ta năm 545. Nhà Đường xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 687, lần thứ hai năm 722, lần thứ ba năm 791. Nhà Hán xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 40 sau CN, tiếp đến quân Nam Hán lần thứ hai vào năm 930, lần thứ ba 938.  Nhà Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981, lần thứ hai năm 1077. Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285, lần thứ ba năm 1287. Quân Minh xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 1406, lần thứ hai năm 1407, lần thứ ba năm 1418. Quân Thanh xâm lược nước ta năm 1788. Thưc dân Pháp xâm lược nước ta  lần thứ nhất năm 1858...
                Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch năm 1946, danh chính ngôn thuận, vì ông nói rõ kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp muốn chiếm nước ta một lần nữa. Vì danh chính ngôn thuận như vậy, Hồ Chủ tịch  quy tụ được “toàn dân, toàn diện dân tộc Việt Nam đánh Pháp giải phóng dân tộc”.
                Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cặp phạm trù xâm lược và bị xâm lược được tô đậm hơn,  trở thành biểu trưng không chỉ riêng ở Việt Nam. Ngay tại thủ đô Wasington, người Mỹ cũng xuống đường phản đối chiến tranh , ủng hộ Việt Nam.
               Ngày 17-2-1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
               Đánh giá về bản chất cuộc chiến tranh ấy, Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1979  đã viết: “Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra, đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền. Cuộc chiến tranh Trung Quốc gây ra là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đê hèn, chống lại nhân dân một nước xã hội chủ nghĩa từng có quan hệ hữu nghị với Trung Quốc…”.
                        Tạp chí này vạch tội ác bọn xâm lược Trung Quốc: “Chúng huy động hơn một nửa triệu quân, chúng đã đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, hãm hiếp phụ nữ, gây ra tội ác trời không dung đất không tha…”
                      Trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân Việt Nam đã : “ Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương  Đảng cộng sản Việt Nam và lệnh Tổng động viên của Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Cả nước ta hướng về tiền tiến phía Bắc, sục sôi căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn quân Trung Quốc xâm lược…” (Trích lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
                    Cũng như ông cha ta thuở trước, Đảng cộng sản Việt Nam  đã chỉ mặt, điểm tên  kẻ thù xâm lược  là bọn bành chướng bá quyền Trung Quốc, vạch tội ác của chúng và kêu  gọi toàn dân đoàn kết chung quanh đảng , phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết tâm đánh thắng bọn xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.
                    Người anh hùng Lê Đình Chinh  đã ngã xuống vì trách nhiệm và niềm tự hào ấy. Tiếp theo anh, hàng chục ngàn  chiến sỹ  Quân đội nhân dân Việt Nam  đã ngã xuống cũng  vì nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ Quốc, vì lời hiệu triệu của Đảng cộng sản Việt Nam.
                    Trung Quốc đã huy động  hơn nửa triệu quân, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1700 máy bay, 1020 súng cối, 200 tàu chiến, dưới sự chỉ huy của những  tên tướng nổi tiếng  như  Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí,  được đích thân  Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong trao quân lệnh chỉ huy  xâm lược nước ta.
                    Binh lực và quân lực Trung Quốc đổ vào cuộc  chiến tranh xâm lược Viện Nam  ngày 17-2-1979,  chỉ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951 do nước này tiến hành.  Một cuộc chiến tranh quy mộ như thế,  lằn ranh kẻ xâm lược và người bị xâm lược rõ ràng như thế,  không thể lẫn lộn với một cuộc tranh chấp biên giới, hay “ phản ứng tự vệ”như Trung Quốc biên bạch.
                    Nhưng bây giờ, người ta đang sử dụng những mỹ từ đó để đánh tráo khái niệm, phủ nhận lịch sử, xuê xoa kẻ xâm lược, hạ thấp công lao, bôi xóa chiến tích và quên lãng máu xương người lính hy sinh ví Tổ Quốc.
                     Phạm trù “xâm lược”  tráo thành  “tranh chấp”,  “quân xâm lược” tráo thành “ bọn người xấu”, “côn đồ” cũng như sử dụng những danh từ “tàu lạ” hoặc “làm đứt cáp” để thay cho việc chỉ đích danh tàu Trung Quốc và “cắt cáp  ngầm”. Những cặp phạm trù  bị đánh tráo ấy phủ nhận lịch sử, biến  cuộc kháng chiến  được mô tả : “ Nhân dân từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc “thành trò hế lố bịch!  
                     Tấm bia căm thù của Sư đoàn 337 ở Khánh khê trước kia ghi rõ “quân xâm lược Trung Quốc”, đã bị đập phần ngọn, chữ “Quân xâm lược Trung Quốc” cũng trụi lủi luôn.  Những tấm bia Sư đoàn 337 dựng sau này bên đền tưởng niệm các liệt sĩ của Sư đoàn, chi sử dụng danh từ chung “quân xâm lược”. Khi bộ mặt kẻ thù được bôi xóa đi như thế  thì ý nghĩa của cuộc khánh chiến và công lao, xương máu của những anh hùng chiến sỹ  chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt phủ đầy màng nhện!  Cũng  nhạt nhòa và chìm vào quên lãng  như chiến công tiêu diệt và làm tan rã 18 sư đoàn quân Polpot, cứu dân tộc Campuchia thoát nạn diệt chủng ?
                   Tôi đã được đọc bản kiến nghị của  các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
                   Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó tư lệnh , Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Giang.
                   Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 2.
                   Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc.
                   Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng cục chính tri.
                   Nhà văn Phạm Viết Đào.
                   Những sỹ quan quân đội ấy đã  đưa ra bản kiến nghị 5 điểm về “Một cuộc chiến tranh có nguy cơ bị bỏ quên”.  
                  Tôi nghĩ đây không phải chỉ là một bản kiến nghị và không phải chỉ của 5 người, mà là ý nguyện, tran trở của toàn quân, toàn dân ta. Đây chính là một bản cáo trạng dành cho những ai đã và đang cố tình đánh tráo khái niệm, xóa nhòa ranh giới bạn thù, hưởng lợi trên xương máu những người lính đã ngã xuống. Đây là tiếng nói của hảng ngàn cán bộ chiến sĩ tham gia chiến đấu chống bành trướng Trung Quốc hiện còn sống, là tiếng vọng của linh hồn hàng ngàn liệt sĩ  đã huy sinh trong cuộc chiến đấu đó.
                  Cuối tháng 12 năm  2012 vừa qua, Hà Nội tổ chức kỷ niệm trận “Điện Biên Phủ trên không” rất đậm và hoành tráng. Những người lính trong trân chiến đấu ấy được vinh danh, mối thù quân xâm lược Mỹ được khơi lại, và  hình như muốn dằn măt một kẻ thù gần 40 năm trước.
Sao không có một ngày như thế để vinh danh những người anh hùng trên măt trận biên giới phía Bắc, phía Nam, để tưởng nhớ hàng chục ngàn chiến sỹ đồng bào đã ngã xuống, để dằn mặt một kẻ thù truyền kiếp, đã xâm lược nước ta và đang xâm lược nước ta.
Nhìn về xa xưa lịch sử của dân tộc, khi nhận xét về Hai Bà Trưng, Sử gia Lê văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”. Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông gám cương mục: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !”.           
                  Cái gọi là: “Tội ác trời không dung đất không tha của bọn phản động Trung Quốc” không phải do bất kỳ thế lực thù địch nào nói ra, mà là Đảng cộng sản Việt Nam chỉ cho nhân dân Việt Nam. Đó là một khái niệm đã khắc sâu trong trái tim khối óc người dân Việt Nam, là một vế của một cặp phạm trù bất biến! Đánh tráo khái niệm, cắt khúc một vế của cặp phạm trù nhằm, tẩy xóa gương mặt gian ác của kẻ thù thành gương mặt tử tế là phản bội đê hèn, là tội ác với nhân dân. Hành vi tội ác, phản bội, lừa đảo đó cần phải lên án mạnh mẽ.
                   Chẳng một ông X, ông Y, nào có thể  làm được điều đó,  ngay cả một “bộ phân không nhỏ thoái hóa biến chất” cũng không làm nổi việc đó.
                  Vậy là ai?
                  Câu hỏi đó hãy để cho mỗi người dân Việt Nam tự tìm hiểu và phán xét.
M.D    
 
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng


Tin tức tổng hợp về các TNCG bị kết án trên trang Ba Sàm


- Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lành (RFA).  – Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội “lật đổ chính quyền” (RFI).  – Việt Nam kết án 14 người Công giáo, Tin Lành tội ‘lật đổ chính phủ’  (VOA). – Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Chiều Ngày 09/01/2013 (1)   –   Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Sáng Ngày 09/01/2013 (2) (TNCG).  – NHỮNG PHIÊN TÒA KHỐN NẠN TRONG MỘT CHẾ ĐỘ QUÁ KHỐN NẠN (Quỳnh Trâm).  – Viết cho các bạn “công an nhân dân” (DLB).
H1<= Không thể đếm được có bao nhiêu cảnh sát trong bức ảnh này. Đây là hình ảnh mà VN muốn giới thiệu với thế giới? – Các nhà hoạt động bị kết án trong đợt đàn áp bất đồng chính kiến: Activists Convicted in Vietnam Crackdown on Dissent (NYT). – Vietnam Finds 14 Activists Guilty of Subversion (ABC). – Vietnam convicts 14 activists of ‘anti-state plot’ (BBC). – Vietnam jails 13 activists in new crackdown (AFP). – Vietnam convicts 14 activists of “anti-state” crimes after two-day hearing (Global Post).
- Hoa Kỳ chỉ trích VN về việc bỏ tù các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ: US criticises Vietnam for jailing pro-democracy activists (Guardian). – Tuyên bố về việc kết án 14 blogger Dòng Chúa Cứu Thế ở Tỉnh Nghệ An (ĐSQ Mỹ).
- Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các thanh niên Công giáo (RFA).  – Tổ chức Ân xá Quốc tế mạnh mẽ lên án bản án vô căn cứ của nhà nước Việt Nam đối với các thanh niên Công Giáo (VietCatholic).  – Việt Nam hãy phóng thích 13 nhà hoạt động bị bỏ tù vì những cáo buộc vô căn cứ, hãy ngưng việc đàn áp bất đồng chính kiến: Viet Nam: Release 13 activists jailed on baseless charges, stop crackdown on dissidents (Ân xá QT).
- Xét xử 14 đối tượng “âm mưu lật đổ chính quyền” (TTXVN). – Xét xử vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng không do dân bầu ra (ND).
- 14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm (BBC). Ông Phil Robertson: Thật là bất bình khi chính quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền”.

- Vụ xử 14 thanh niên Công giáo: ‘Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục’ (VOA).  - Các bản án của VN đối với 14 người Thiên chúa giáo bị chỉ trích (VOA). Ông Allen Weiner: “Tôi nghĩ điều tối quan trọng là các nước trong khu vực phải bảo đảm là Việt Nam không được hưởng sự giao tiếp đầy đủ với hệ thống thương mại Tây phương, nếu như Việt Nam tiếp tục lối hành xử mang tính cách vi phạm các quy định pháp lý mà bản thân Việt Nam đã chấp nhận và được cả thế giới tôn trọng”. - “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” theo khuôn khổ? (Phương Bích).
- Phỏng vấn ông David Brown: Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt (RFA). “… ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm”.
- Cộng đồng công giáo Việt Nam không ngừng bị sách nhiễu (RFI).   – TGP Sài Gòn không tham dự hội nghị tuyên truyền giới thiệu nghị định 92 (CL&HB).
- Việt Nam: Quốc gia cần theo dõi (Chicago Tribune/ TCPT). “Chính phủ độc tài bảo thủ tại đây hầu như không cho phép nảy sinh những bất đồng chính kiến ​​trong công chúng, tuy nhiên so với các nước láng giềng thì Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo hơn. Bạn không thể viết blog, tổ chức các cuộc biểu tình công khai hoặc phát biểu những ý kiến có nội dung chống chính quyền. Báo chí tại đây không được tự do hoạt động…”
- DANH DỰ VÀ VẬN MỆNH (Bùi Hằng).



Copy từ: Anh Ba Sàm



Nhân cách cần có của một nghệ sĩ


Ngô Nhật Đăng
"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân" – Nguyễn Thị Kim Chi
BVN xin trân trọng đăng lại dưới đây bài viết trên facebook của bạn Ngô Nhật Đăng nói về Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi mà tác giả gọi bằng cô, và xin mượn comments của một vài người trên trang Ba Sàm sáng 9-1-2013 làm mấy câu đề dẫn:
“Nữ diễn viên – Đạo diễn điện ảnh, NSUT Nguyễn Thị Kim Chi từ chối Thủ tướng khen, vì “không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” và coi đó là một sự xúc phạm.
Hoan hô chị Chi, chị rất xứng đáng nghệ sĩ đích thực của NHÂN DÂN. Thái độ của chị là biểu hiện của nhân cách, lương tri và trách nhiệm.
Mong mọi người noi gương chị Chi, tẩy chay TT tệ hại và đốn mạt NTD” – Đặng Nhật Minh
“Một quyết định quá dũng cảm. Vote...” – Người Xứ Quảng
Đây là dòng tin ấm áp nhất trong ngày đông lạnh giá này… Cảm ơn NSƯT Kim Chi!” – Hà Văn Thịnh
Nhất trí 100% với Hà Văn Thịnh trong sự kiện này!” – Giang Nam
Rất phục chị Kim Chi
Mạnh dạn như Chị để vạch mặt đám tham quan – phá hoại đất nước – báo hại dân lành – trơ trẽn bộ mặt” – LN
Bauxite Việt Nam
clip_image002
Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi
Một chú gọi điện:
- Mày đi biểu tình bị bọn công an bắt hả? Đúng là con nhà nòi.
- Hì hì... sao chú biết?
- Chiều lên nhà ăn cơm rồi nói chuyện, cô đãi mày món đặc sản Biển Hồ Cambodia.
Mình rủ thêm mấy bạn trẻ đi cùng, vừa bấm chuông thấy ông chú chạy ra:
- Bọn nó cũng tử tế đấy chứ, thả mày ra sớm thế.
- Có gì đâu chú gặp nhau nói chuyện tâm tình thôi mà, mọi người thấy bị xốc lên xe nên tưởng nhầm là bị bắt thôi.
Hóa ra hai cô chú đi chơi Angkor mới về nghe người bạn trong Sài Gòn báo tin mới biết.
Mình hỏi cô (là một diễn viên điện ảnh khóa 1):
- Bộ phim cô làm xong chưa?
- Xong rồi cháu, đã công chiếu. Cô còn được giải nữa đấy.
Ông chú xen vào:
- Cục điện ảnh đề nghị Thủ tướng khen thưởng nữa đấy, em đưa cho cháu xem lá thư trả lời của em đi.
Mình xem lá thư của cô, ngoài việc cám ơn bạn bè và từ chối nhận khen thưởng cô viết:
"Tôi không muốn trong nhà tôi có giấy khen, với chữ ký của một kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Đối với tôi đó là một sự xúc phạm...."
Cô bạn đi cùng vội nói:
- Cô cho cháu lá thư này được không, cháu có thể đăng lên facebook chứ? Và cháu muốn photo cho mấy đứa ở cơ quan đọc.
- Được chứ, với điều kiện phải đăng nguyên văn không cắt xén.
Thế mới là nghệ sỹ chứ.
Ngô Nhật Đăng
____________________________________________________
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Kính Gửi Hội Điện Ảnh Việt Nam
Tôi có trao đổi với chị Hoàng Anh qua điện thoại về công văn của Hội gửi cho tôi yêu cầu báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng. Tôi thấy nói qua điện thoại không đầy đủ ý và có thể gây ra sự hiểu nhầm, nên tôi viết thư này gửi đến Hội. Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Hội về sự quan tâm của Hội dành cho tôi, nhưng tôi xin được từ chối, lý do:
Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
Nếu như Hội Điện Ảnh Việt Nam khen tôi và có chữ ký của anh Xuân Hải, chị Hồng Ngát, chị Cẩm Thúy... thì tôi cũng đã thấy vui và hạnh phúc lắm rồi - Tôi nói thật tình từ tấm lòng tôi. Tuy các anh, các chị không có quyền cao chức trọng gì, nhưng là đồng nghiệp thân thương của tôi. Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự!
Mặc dù tôi từ chối làm hồ sơ thủ tướng khen, nhưng tôi đầy lòng biết ơn Hội Điện Ảnh Việt Nam đã luôn quan tâm tới đời sống tinh thần của tôi:
- Đã ủng hộ tôi để được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
- Đã cho tôi tham dự trại viết Điện Ảnh năm 2011
- Đã bình xét tôi được là cá nhân xuất sắc năm 2011
Hội viên Hội Điện Ảnh có hàng chục ngàn người trong cả nước. Tôi nghĩ mình được quan tâm như thế cũng đã nhiều và tôi thấy vui.
Xin gửi tới các anh chị lời chúc đầu năm mới nhiều sức khỏe và thành đạt
Đã ký
Nguyễn Thị Kim Chi
clip_image003
Phiên bản tiếng Anh do BBT Dân Luận chuyển ngữ
My uncle call:
- You attended to demonstrate, and you’re arrested by police, weren’t you? That’s like father like son.
- He he… Why you know?
- Let come to see me at home. We have a diner and talk together later. Your auntie will serve the special course of Great Lake Cambodia.
I ask some of my young friends go with me. We have just rung the bell, my uncle open the house so quick:
- Wow! So nice are the polices! They have freed you so early.
- Nothing, Uncle. We just shared our feelings together. People saw we have to be pushed onto the bus, so they suggested we were detained.
My uncle and aunt have just come back home, after travelling Angkor. Their friends live in Sai Gon City let them know, so they understand what’s up.
I ask my aunt, (she was the actress who attended to and graduated the first training course of Vietnamese Film)
- How about your film. Does it finish?
- Well done. I also received the award.
Uncle cuts in with his sentence:
- Her film was also nominated to the prime minister’s award. Honey, let them see your letter.
I read my aunt’s letter. Including her overwhelming with gratitude to her colleagues and her refuse the prime minister’s award, she wrote:
- “I do not want in my house that must display the man’s signature who pushed our country to go down a miserable situation, and make our people have to be suffered by poor. In my own opinion, this problem hurts my feelings and make me have to be ashamed.”
My female friend - the lady accompanies with me - says hurrily:
- Can I borrow yours? May I post in my Facebook, auntie? And I would like to photo yours let my co-workers see, wouldn’t I?
- Of course, why not? But you should copy exactly my original letter, NO “censor” or “cut.”
(I think) She is worthy of her elite actress!
How worthy the elite actress!
NGO NHAT DANG
Ha Noi 28 December, 2012
Dear Vietnamese Film Association,
I called and shared my thoughts to lady Hoang Anh about the official letter that Vietnamese Film Association asked me to report my achievements, and then I would be rewarded by the prime minister. I think it is not clear or uncompleted, or it may cause misunderstanding when we discussed by phone, so I write this letter. First of all I would like to thank what Vietnamese Film Association inspired me. But I would like to refuse for this reason:
I do not want in my house that must display the man’s signature who pushed our country to go down a miserable situation, and make our people have to be suffered by poor. In my own opinion, this problem hurts my feelings and make me have to be ashamed.
If Vietnamese Film Association give me the award and it includes Mr. Xuan Hai’s signature, and Ms Hong Ngat’s, Ms Cam Thuy’s… That’s enough let me be self-respect and so happy. Even though your are not senior officers, but your are my precious colleagues. I am so proud to receive my colleagues’ commends because all of you are both talent and virtue.
Although I refuse the prime minister’s award, but I am really overwhelmed with gratitude Vietnamese Film Association for The Asscociation always pay attention to my spiritual life, such as:

  • I was supported to received the elite artist.
  • I was supported to attend to Written Film Camp in 2011.
  • I was chosen the oustanding and prominent artist in 2011.

There are thousands of members in Vietnamese Film Association in our country. I think what I received were a lot, and I am happy.
I send my Regards and my Best Wishes to You with Peace, Happiness, Success For The New Year 2013
Nguồn: danluan.org
Phụ lục:

Hỏi chuyện nghệ sĩ K về tấm bằng khen X

clip_image004
Xả stress sau hàng loạt tin bài về các sự thể chính trường căng thẳng bằng mẩu chuyện vui về một nữ nghệ sĩ ưu tú từ chối nhận bằng khen.
- Nghe nói đợt rồi chị được bằng khen?
- Ừ, trên có đề nghị viết báo cáo thành tích nhưng chị không làm.
- Sao thế?
- Vì chị nghe nói người ký cái bằng khen tặng mình sẽ là “đồng chí X”. Nghe vậy hoảng quá nên chị lắc đầu từ chối.
- Vì sao hả chị?
- Vì không muốn trong nhà mình lại chứa chấp cái chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.
- Ơ, chị nói sao í chứ. Em thấy mới hôm rồi chị còn diễn kịch cho ông ấy xem. Mà em thấy ổng ngồi chăm chú xem đến hết buổi, xong còn lên tặng hoa cho chị và các diễn viên nữa mà.
- Hôm đó bọn chị chửi khéo, chọn đúng vở kịch moi gan móc ruột lão ta ra mà chửi.
- Hì hì. Nhưng em thấy hình như ổng không hiểu, không nhận ra các chị đang chửi khéo ổng?
- Đấy, chính vì lẽ đấy. Cái loại vừa làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, bị chửi cũng không biết mình đang bị chửi thì cái chữ ký ấy làm sao treo trong nhà chị được.




Copy từ: Bauxite Việt Nam