CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Dân vận hay tiếp thị?



Đức Thành

Sau mười ngày tập trung các đỉnh cao trí tuệ, tinh hoa nhất của một đảng cầm quyền đang ở thời kỳ thoái trào nhưng lại luôn hiển hiện tính ích kỷ, bóp nghẹt nền dân chủ của đất nước để độc quyền dẫn dắt dân tộc theo những luận thuyết không có thực trên trái đất này.
Với định hướng cơ bản như thế cuối cùng “đám đông ấy” sau khi tiêu một số khá lớn tiền thuế của dân cho 10 ngày họp cũng cố phải đưa ra được cái thứ gì để gọi nghị quyết cho dù nó không khác mấy cái luận thuyết kia. Họ đưa ra hay liệt kê được mấy thứ chẳng có gì mới, chỉ là bổn cũ soạn lại cho phù hợp với tình hình mới (của ai? – Đảng hay dân tộc?) nhằm đánh lạc hướng dư luận nhân dân.
Cái “thứ nhất” họ nêu tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Thật chẳng mới tý nào vì nhiệm kỳ nào chẳng thế. Họ gắn đổi mới hệ thống chính trị phải gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế nhưng họ có dám đổi mới đâu, vì nền kinh tế nước ta đã đa thành phần từ gần 30 năm nay nhưng nền (hệ thống) chính trị vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và các cánh tay nối dài đắc lực được đảng trả lương được nằm trong mỹ từ đẹp đẽ “hệ thống chính trị”… thì nhân dân ta có nên tin “đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị” như họ tuyên truyền?
Cái “thứ hai” họ đưa ra trong trong nghị quyết 7 là “trung ương bàn và ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay”. Thực ra họ đã kéo dài tình trạng để “dân hận” trong suốt mấy chục năm vừa qua kể từ sau khi kết thúc chiến tranh. Tình trạng này khiến có không ít những cán bộ đảng viên cấp cao phải giận dữ mà nhận xét rằng đảng đang trở thành ông vua tập thể, trở thành nơi tập trung “đầu mối” của những lợi ích nhóm,của “một bộ phận suy thoái”… Khi kết quả hội nghị Trung ương 4 và phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được chứng minh bằng nghị quyết “Ban chấp hành Trung ương nhất trí không thi hành kỷ luật một đồng chí là Ủy viên bộ chính trị” với núi nợ khổng lồ của các tập đoàn kinh tế nhà nước không được giải quyết thấu đáo… thì họ lại quay về hô hào “tăng cường đổi mới công tác dân vận”. Điều này cho thấy họ chẳng hề coi dân tộc đất nước là thứ gì mặc dù trong nghị quyết này họ vẫn ra rả như cuốc kêu là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quan hệ đảng dân là quan hệ máu thịt…
Cái “thứ ba” là sau khi họ dùng các chuyến công cán tại các địa phương và các cơ quan truyền thông nhà nước để thóa mạ vu cáo kích động thù hằn dân tộc bằng việc vu khống những công dân có trách nhiệm, có hiểu biết trên tinh thần khoa học đã đóng góp ý kiến trung thực khách quan nhất trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp ngay trong dịp nhà nước kêu gọi toàn dân tộc phát huy mọi trí tuệ công sức, tâm huyết vào việc góp ý sửa đổi hiến pháp nhằm xây dựng một bản hiến pháp tiến bộ, văn minh và dân chủ. Những lời lẽ thóa mạ mạt sát ấy lại phát ngôn ra từ chính những người có trọng trách cao nhất của đảng khiến rất nhiều người dân từ nông dân đến trí thức phẫn nộ lên tiếng phản bác lại. Trong nghị quyết này đảng “cám ơn đồng bào chiến sĩ cả nước và kiều bào nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Sự cảm ơn này là vô nghĩa và không đúng chủ thể phải nói lời cảm ơn, bởi vì đã là Hiến pháp thì nó là một đạo luật cơ bản của Quốc gia, của dân tộc chứ nó không phải là một bản điều lệ của một đảng dù đảng đó đang tự cho mình quyền lãnh đạo dân tộc. Nên câu cảm ơn này phải được phát ra từ người đứng đầu nhà nước mới đúng! Việc một tổ chức đảng ra nghị quyết cám ơn nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp của một quốc gia nó chứng minh cho điều đảng công sản Việt Nam đang tiếp tục lấy tư tưởng đảng quyền, đảng trị chứ không phải dân quyền, pháp quyền trong Hiến pháp mới. Mặt khác nó cũng chứng minh cho việc đảng tiếp thị uy tín của mình không đúng lúc đúng chỗ.
Cái “thứ tư” – về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường luôn luôn là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng đã được các nhà khoa học cảnh báo từ rất nhiều năm qua chứ không phải bây giờ mới quan trọng như BCHTW đề cập trong hội nghị này. Tuy nhiên tăng cường quản lý là cần thiết nếu như tăng cường quản lý để giảm thiểu ô nhiễm, khai thác tài nguyên một cách hợp lý cho dân tộc Việt được nhờ chứ không phải tăng cường quản lý để mỗi một nhóm lợi ích trong đảng “kiếm chác thêm được một tý”.
Và cái “thứ năm” thì chẳng nói dân cũng đã biết rất rõ rằng BCHTW nhất trí rất cao, đã vào cuộc quyết liệt để thực hiện cho được nghị quyết TW4 được nhân dân ủng hộ rất cao, đã chỉ ra được cả một bầy sâu bự, đã lập lại một ban Nội chính TW để chuyên bắt sâu, đã tiêu tốn rất nhiều tiền thuế của dân vào việc bắt sâu nhưng chưa thấy con sâu nào bị bắt mà mới chỉ “sâu này” bới “sâu kia” khiến nhân dân không biết đâu là sự thật.
Trong bối cảnh như trên với 10 ngày làm việc “khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc” tập trung những tinh hoa nhất của một đảng mà chỉ đưa ra năm vấn đề nghe có vẻ rất quan trọng. Đặc biệt là vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của một đảng đang suy thoái đối với công tác “dân vận trong tình hình mới” nhưng lại rất chung chung dàn trải không hề gợi mở được bất cứ hướng đột phá nào để tiếp cận, nhận thức hay thực hiên được những vấn đề được đặt ra.
Một hội nghị bàn về dân vận nhưng lại thể hiện tính tiếp thị rất cao
Xin có mấy lời phân tích như trên nhằm làm rõ hơn Hội nghị TW Đảng lần này đang hướng nhân dân đến cái gì.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Ai ngon hơn ai ? BT Giàng Seo Phử & Tướng tá Bắc Triều

http://1.bp.blogspot.com/-IMjCHhpKCNc/UOvzKFrWGFI/AAAAAAAAA-I/a8mCVKyWXvQ/s1600/Hu%C3%A2n+ch%C6%B0%C6%A1ng+qu%C3%A1i+d%E1%BB%8B.jpg
Các bác bên Triều Tiên ơi, sao không đeo ngay vào giữa, đi lủng lẳng cho nó kêu ?
clip_image004
http://img.vietnam.vn/2011/07/04/07/45/110704VietNga.jpg

BT Giàng Seo Phử

http://www.trbimg.com/img/turbine/la-fg-kimjongil07_io6u9pkn/620
Tướng của ông Kim bên Bắc Triều tiên, riêng ổng thì chỉ cần cái bụng như ri là đủ
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/08/02/16/20110802163817_phamthihaichuyen.jpg
Không phải huân huy chương gì đâu nhá, chỉ là hoa thêu cho giống thôi
(NB st trên Internet)


Copy từ: Người Lót Gạch

Kiên Giang: Người dân mất đất như thế nào?

Nếu "dân nói đó là đất của tôi thì phải trả tôi chứ!"

 
 
TT - Sáng 10-5, đoàn Thanh tra Chính phủ đã có cuộc đối thoại với hàng trăm người dân vùng tứ giác Long Xuyên về các vấn đề liên quan đến đất đai. Tại cuộc đối thoại này, người dân cho biết họ đang trở thành những người làm thuê ngay trên đất của mình.
Theo dự kiến, đoàn Thanh tra Chính phủ chỉ tổ chức đối thoại với 53 hộ dân khiếu kiện ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhưng sự việc không thể diễn ra như dự kiến do nhiều người dân hai tỉnh Kiên Giang và An Giang đến rất đông.
“Thưa bà con, theo kế hoạch chúng tôi chỉ đối thoại với 53 hộ khiếu kiện kéo dài, nhưng vì nghe tin Thanh tra Chính phủ về nên bà con đến đây đông quá, chúng tôi không thể đối thoại mà phải đổi qua lắng nghe ý kiến bà con. Bà con có bức xúc gì, chúng tôi xin ghi nhận” - ông Nguyễn Chiến Bình, phó tổng Thanh tra Chính phủ, nói.
Dân nói gì?
Lập đoàn công tác giải quyết khiếu nại
Ông Trần Đức Mậu - chủ tịch UBND huyện Hòn Đất - cho biết trong số 166 hộ đăng ký nội dung khiếu nại tại buổi làm việc, có đến 155 hộ đề nghị xin lại đất trước đây gia đình họ đã khai phá, bảy hộ khiếu nại các quyết định hành chính và các khiếu nại khác liên quan đến tranh chấp đất đai.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa yêu cầu UBND huyện Hòn Đất ngay sau buổi tiếp xúc cần lập ngay đoàn công tác đủ thành phần, do thanh tra và ngành tài nguyên - môi trường làm nòng cốt rà soát lại toàn bộ tình hình khiếu nại, khiếu kiện của người dân để giải quyết dứt điểm.
Giơ tay phát biểu đầu tiên, ông Trần Văn Hội - sống tại xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) - nêu hàng loạt nghịch lý trong việc quản lý đất đai của địa phương khiến người dân phải nhiều năm mang đơn đi khiếu nại.
Cụ thể năm 1996, UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi đất vùng tứ giác Long Xuyên để giao cho Công ty Kiên Tài (Đài Loan) làm dự án trồng bạch đàn với tổng diện tích 60.000ha.
Nhưng sau đó công ty này giải thể, thay vì trả lại đất cho dân sản xuất, chính quyền địa phương lại giao cho một số doanh nghiệp khác hoặc cấp cho cán bộ, thậm chí bỏ hoang.
Các doanh nghiệp, nông trường được giao đất sau này cũng không sử dụng mà cho dân thuê lại. “Đơn cử như Nông trường mía Kiên Lương được giao 1.600ha đất rồi khoán lại cho cán bộ, cán bộ thông qua “cò” cho người dân thuê lại” - ông Hội bức xúc.
Ông Đặng Văn Kim ở ấp Kênh 9, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho hay trước đây người dân chấp hành chủ trương thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp, đến lúc doanh nghiệp giải thể, dân xin lại đất thì địa phương từ chối với lý do người dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không có cơ sở xem xét.
Ông Kim bức xúc: “Ông cha tôi vào đây khai phá có giấy phép do Nhà nước cấp, có nộp thuế. Hồi đó Nhà nước chỉ cấp sổ nông nghiệp gia đình chứ có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đâu mà đòi chúng tôi”.
Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang đã dành hẳn 300ha đất tại ấp Ranh Hạt, xã Bình Giang để cấp cho 73 cán bộ, nhưng phần lớn không trực tiếp sản xuất mà sang nhượng hoặc cho người dân thuê lại.
“Cách đây vài năm Tỉnh ủy có kết luận và phó tổng Thanh tra Chính phủ lúc đó là ông Mai Quốc Bình đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi đất đã cấp cho cán bộ. Đến nay có cán bộ nào bị thu hồi đất đâu. Trong khi dân muốn có đất sản xuất phải thuê lại chính miếng đất của mình. Dân chúng tôi chỉ mong được xin lại phần đất của mình mà thôi” - ông Kim nói.


Copy từ: Tuổi Trẻ

Đục khoét quỹ bảo hiểm y tế

TT - Rất nhiều thẻ bảo hiểm y tế (của những người không hề ốm đau) đã được sử dụng để “rút ruột” thuốc từ bệnh viện tuồn ra ngoài bán hết ngày này qua ngày khác.

N

ài.




N

 


Những thước phim ghi lại hình ảnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để tuồn thuốc từ Bệnh viện Gò Vấp bán ra ngoài.

Người có bệnh luôn than phiền thiếu thuốc nhưng một lượng lớn thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) lại thất thoát ra ngoài hằng ngày mà không ai phát hiện.
Sau nhiều ngày điều tra, PV Tuổi Trẻ phát hiện tại Bệnh viện Gò Vấp, TP.HCM có hàng chục người thường xuyên câu kết với bác sĩ đục khoét quỹ BHYT.
Thoải mái lấy thuốc
“Con thoi” nổi cộm trong đường dây đục khoét quỹ BHYT ở bệnh viện này là ông Nguyễn Văn An (nhà ở đường số 6, P.15, Q.Gò Vấp). Ông An đang giữ hàng chục thẻ BHYT của người khác. Nhờ số thẻ này, ông ta xoay vòng đến bệnh viện lấy thuốc đem bán. Hằng ngày ông An ngồi ở quán cà phê đồng thời là nhà của bà Nam (ở P.16, Q.Gò Vấp) và liên tục rảo qua bệnh viện. Bà Nam (tên thật là Lê Thị Mỹ Phụng) cũng là “trùm” lấy thuốc khống từ các thẻ BHYT “săn” được của giới công nhân.
Sáng 4-5, ông An từ quán cà phê của bà Nam vào bệnh viện. Khoảng mười phút sau, ông ta quay lại với một bịch thuốc trên tay cùng sổ khám bệnh mang tên người khác. Trong buổi sáng 4-5, ông An đã dùng hai thẻ BHYT vào lấy thuốc trót lọt tại Bệnh viện Gò Vấp. Lấy được thuốc, ông An mang đi bán tại một nhà thuốc gần bệnh viện.
Sáng 6-5, PV Tuổi Trẻ quay lại bệnh viện thì thấy ông An hẹn một thanh niên tên Du tới quán cà phê của bà Nam nói chuyện. Ông An nói với Du: “Cho mượn là phải trả 25.000 đồng. Lấy thuốc xong phải trả sổ liền cho tôi vì sổ và thẻ BHYT này mang tên người khác”.
Ông An còn dặn Du: “Nếu bác sĩ có kêu nhập viện hoặc chuyển viện thì từ chối vì các giấy tờ này của người khác, không thể ngâm lâu trong bệnh viện, lỡ bị phát hiện thì phiền phức”. Khi nghe Du nói muốn khám họng và cột sống lưng, ông An chặn ngay: “Không khám họng được, khám lưng đi. Hôm trước mới khám họng rồi”. Dặn dò xong, ông ta dẫn Du đi nộp sổ khám bệnh và thẻ BHYT của người có tên Nguyễn Minh Tâm (37 tuổi, Q.Gò Vấp). Ông An bảo Du: “Nó hỏi chứng minh nhân dân (CMND) thì nói bỏ quên ở nhà”. Du làm theo và được một điều dưỡng đưa ngay sổ, phiếu khám bệnh số 024 mà không hề hỏi CMND hay giấy tờ tùy thân nào.
Ông An tiếp tục dẫn Du lên phòng 11 đợi khám bệnh. Bác sĩ Trần Kim Nguyệt sau khi đo huyết áp, hỏi bệnh liền cho Du đi chụp X-quang và chẩn đoán Du bị cao huyết áp vô căn, thoái hóa đa khớp. Bác sĩ Nguyệt kê đơn thuốc cho Du ba loại, tổng cộng 44 viên. Du xuống lãnh thuốc mà không gặp trở ngại gì. Trở lại quán cà phê của bà Nam, ông An săm soi bịch thuốc: “Toàn thuốc nội giá rẻ. Mày cứ về uống thử xem sao, nếu không bớt mấy bữa nữa quay lại đây tao cho mượn sổ tái khám”.
Trong nhiều toa thuốc mà bác sĩ Bệnh viện Gò Vấp kê cho bệnh nhân trong quý 4-2012 và quý 1-2013, những cái tên thường xuyên xuất hiện là Nguyễn Văn An, Bùi Thị Hoa, Lê Thị Mỹ Phụng, Nguyễn Thị Thanh Nhơn, Nguyễn Tấn Hiền, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Minh Trinh, Nguyễn Thị Thanh Tuyền... Ở phần ký nhận thuốc, họ luôn ghi lãnh thuốc thay cho người có tên trên thẻ với tư cách là bác, chú, em, con, cháu, mẹ...
Bà Nam có người thân làm trong Công ty TNHH giày da Huê Phong (Q.Gò Vấp) nên “ôm” được thẻ BHYT của rất nhiều công nhân. Mỗi thẻ bà Nam mang vào bệnh viện lấy thuốc ra bán được cả trăm ngàn đồng. Mỗi ngày lấy bốn sổ là được bốn trăm ngàn.
Bác sĩ tiếp tay
Bệnh viện Gò Vấp có 11 phòng khám bệnh ngoại trú, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 1.000 lượt bệnh nhân diện BHYT đến khám bệnh. Có một số bác sĩ của ba phòng khám tại bệnh viện thường kê toa thuốc khống. Trong đó phòng khám số 6 - nơi bác sĩ Lê Hữu Công ngồi khám bệnh - được xem là nơi “dễ làm ăn nhất”.
Chỉ trong tháng 1-2013, ông Công đã kê hơn 150 toa thuốc khống. Người ký nhận thuốc đều không phải là người có tên trong thẻ BHYT. Đơn cử, ngày 5-1-2013, ông Công kê toa khống cho đối tượng Lê Thị Mỹ Phụng (tức bà Nam) lãnh thuốc BHYT cho người có tên trên thẻ là Phạm Thị Hằng, Phan Thị Mỹ Loan, Đặng Yến Linh, Đào Thị Sang. Bốn người có tên trên thẻ này đều là công nhân Công ty TNHH giày da Huê Phong. Bà Nam ký tên lãnh thuốc cho bốn công nhân này dưới danh nghĩa là “lãnh cho cháu”, “lãnh cho con”. Nhờ BS Công, bà Nam lấy được bốn toa thuốc BHYT trị giá hơn 685.000 đồng. Ông Công còn kê toa cho hai người có tên trên thẻ là Phạm Nguyệt Lan và Phan Trung Nghĩa, nhưng người ký nhận thuốc là Nguyễn Tấn Hiền, với danh nghĩa là cậu và chú của hai người này. Trong cùng ngày, ông Công kê toa thêm cho hai người có tên trên thẻ là Nguyễn Thị Mai và Lê Hiếu Nghĩa nhưng người ký tên lãnh thuốc là Nguyễn Thị Thanh Nhơn...
Không chỉ bác sĩ Công, tại Bệnh viện Gò Vấp còn một số bác sĩ khác cũng kê toa mà không có bệnh nhân là bác sĩ Tô Năng Thi - trưởng khoa nhiễm. Tương tự, bác sĩ Nguyễn Hữu Tĩnh - khoa khám bệnh - cũng kê toa thuốc mà không biết mặt mũi bệnh nhân thế nào. Tuy nhiên, số lượng toa kê của hai bác sĩ này không nhiều như ông Công.
Điều đáng nói là việc bác sĩ Lê Hữu Công kê toa thuốc “khống” đã diễn ra khá lâu và từng bị phát hiện. Qua tìm hiểu, ông Công được điều ra khám bệnh từ tháng 10-2012. Chỉ thời gian ngắn, nội bộ bệnh viện đã râm ran việc ông Công kê toa khống cho nhiều đối tượng ở ngoài lấy thuốc BHYT. Ban giám đốc Bệnh viện Gò Vấp đã họp hai lần (ngày 14-12-2012 và 7-1-2013) và lập biên bản “nhắc nhở bác sĩ
Công là không có bệnh nhân không được kê đơn thuốc”, “không lợi dụng chức vụ để lấy thuốc bảo hiểm không đúng quy định”. Cả hai lần họp ông Công đều nhận khuyết điểm và hứa khắc phục. Sự việc kê toa khống sau đó đến tai Bảo hiểm xã hội TP. Ngày 29-1-2013, bà Lê Thị Huệ - giám định viên Bảo hiểm xã hội TP - đã họp với Bệnh viện Gò Vấp và có ý kiến “khoa khám bệnh còn để xảy ra tình trạng một bệnh nhân lãnh nhiều toa thuốc khác nhau, trái với quy định của bảo hiểm...”. Tuy nhiên, một số bác sĩ vẫn tiếp tục kê toa khống, đặc biệt là bác sĩ Công.
Trả lời về trách nhiệm để xảy ra việc thất thoát thuốc BHYT, nguyên giám đốc Bệnh viện Gò Vấp Nguyễn Thế Gia (thôi làm giám đốc từ ngày 2-5) nói quy trình khám bệnh BHYT tại bệnh viện được niêm yết rõ ràng và công khai. Khi bệnh nhân đi khám bệnh phải có thẻ BHYT, sổ khám bệnh, giấy tờ tùy thân kèm theo, bác sĩ chỉ được kê toa khi khám bệnh nhân... Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng bác sĩ khám bệnh, kê toa không đúng quy trình, không có mặt bệnh nhân vẫn cấp thuốc trong thời gian dài có trách nhiệm của ông và ban giám đốc bệnh viện.
 Thừa nhận sai phạm
PV Tuổi Trẻ đã làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Gò Vấp về việc bác sĩ của bệnh viện kê toa khống và bệnh viện này đã yêu cầu các bác sĩ có liên quan làm kiểm điểm, giải trình sự việc. BS Công thừa nhận trong thời gian được giao nhiệm vụ khám bệnh BHYT đã làm sai nguyên tắc quy định là cho toa thuốc không có bệnh nhân. Đồng thời gửi đơn đề nghị bệnh viện và Bảo hiểm xã hội TP tha thứ và xin “khắc phục hậu quả khám BHYT” bằng cách: “Cho phép tôi được trả lại số tiền làm thất thoát trong thời gian khám bệnh”.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tĩnh khi làm kiểm điểm và tường trình cũng thừa nhận sai phạm là đã kê toa thuốc khi không có bệnh nhân. Ông Tĩnh xin được tha thứ, khắc phục sai lầm bằng việc bồi thường những toa sai sót và hứa “không bao giờ tái phạm”. Riêng ông Tô Năng Thi - trưởng khoa nhiễm - tường trình là “tôi có tham gia và kê đơn thuốc khi không có mặt bệnh nhân” và thừa nhận “đây là việc làm sai vì nể nang chứ hoàn toàn không tư lợi cá nhân”. 

NHÓM PV CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

.

Copy từ: Tuổi Trẻ

Coi cho vui : "Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng"

Trên mục "còm" của anh Ba Sàm có đoạn này, 
đúng là "Coi Cho Vui"?

 http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/45/5c/thutuong1.jpg
Coi cho vui

                   Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng
 
Trong thư ngỏ ngày 17/08/2012, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, cựu chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, viết “kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền đến nay cộng lại là 65 năm, chưa có vị thủ tướng nào có đầy quyền uy như Nguyễn Tấn Dũng, người đã tóm thâu tất cả các công ty quốc doanh về một mối, đặt dưới quyền kiểm soát của thủ tướng”. Ông Hồng Hà cho biết mồ hôi nước mắt và tiền bạc của nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng”.
Theo ông Hồng Hà, hiện nay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang nắm giữ và điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi, do quân đội, công an và đảng ủy cai quản, gồm : 1-Tập đoàn Dệt May, 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, 3-Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, 4-Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam), 5-Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 6-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 7-Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam), 8- Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, 9-Tổng công ty Giấy Việt Nam, 10-Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam), 11-Tổng công ty Sông Đà, 12-Tổng công ty Thép Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thép Việt Nam), 13-Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, 14-Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam, 15-Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang kế hoạch sát nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một), 16-Tổng công ty Lương thực miền Nam, 17-Tổng công ty Cà phê Việt Nam, 18-Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, 19-Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam-Vinashin), 20-Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. Nói tóm lại, tập đoàn này đang tóm thâu toàn bộ tài lực và sức mạnh kinh tế của đất nước vào trong tay.
Không ai biết rõ tổng số tài sản của Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không dưới 100 tỷ USD. Đó là chưa kể tài sản của những cá nhân và tập đoàn nhỏ hơn, từ quân đội đến công an và tư sản đỏ, hợp tác với Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ nhìn những cơ ngơi của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng và nhân sự lãnh đạo của tập đoàn này trên khắp nước thì rõ. Những cơ ngơi và tài sản này do những cộng sự thân tín của họ cung cấp, đó là chưa kể những trương mục kín trong những ngân hàng nằm trong những thiên đường thuế khóa.
Cũng nên biết, dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xảy ra nhiều vụ thất thoát tiền lớn nhất nước từ trước đến nay, như vụ Vinashin làm thất thoát số tiền kếch sù lên đến hơn 4 tỷ USD và vụ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp thất thoát một số tiền lớn lên đến 3 tỷ USD. Thật ra những số tiền thất thoát từ những đại công ty này được phân tán thành những món tiền nhỏ đổ vào các công ty manh mún và chia đều cho đàn em. Tất cả những người trong cuộc, ai cũng được chia phần đồng đều ; điều này cho thấy uy tín và ảnh hưởng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất lớn trong nội bộ đảng, quân đội và công an. Theo dự trù, nếu không gặp bất ngờ ngoài kế hoạch, năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương, nghĩa là người có quyền lực cao nhất nước.


 http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/12/tin-chu-nhat-12-5-2013/#more-4204

Copy từ: Người Lót Gạch

VIỆT NAM ĐỨNG Ở ĐÂU? ĐI VỀ ĐÂU?

 * BÙI VĂN BỒNG
           BVB - Hôm mới rồi, kỷ niệm 57 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi xem trên Đài truyền hình, thấy nghệ sĩ Quang Thọ cùng dàn đồng ca trình diễn bài “Ta tự hào đi lên. Ôi, Việt Nam!” (nhạc Chu Minh, thơ Hoàng Trung Thông).
Vẫn giọng hát ấy, bối cảnh, phông màn, dàn nhạc ấy, năm xưa nghe bài hát này thấy hùng hồn, đầy khí thế, hào hứng, phấn chấn trong lòng. Thế mà nay nghe-nhìn biểu diễn bài hát đậm chất truyền thống, trong hệ ‘Những bài hát đi cùng năm tháng’ sao thấy lạc lỏng, thấy sự ‘đi cùng’ lúc này gượng ép quá, khiên cưỡng quá! Bỗng dưng thấy mủi lòng. Rồi buồn. Bỗng dưng muốn khóc. Có trạng thái chán chường!  
Cái chữ ‘ôi’ của tựa đề và trong lời hát trước đây nguyên nghĩa là từ cảm thán, là nièm vui phơi phới, thực sự thấy tự hào. Nhưng nay, cũng chữ ‘ôi’ mà thành nỗi ta thán, mà  kêu rên, mà thấy lạc lõng, não nề. Ôi, chẳng lẽ là, và đang, như thế!? Việt Nam ta đã từng được cả thế giới ngưỡng mộ, ngợi ca, kỳ vọng, nhìn vào như ngôi sao. Nay ngôi sao đó có nguy cơ vụt tắt, đã rõ là niềm tự hào bị đánh mất, đã nhạt phai và mất dần ánh hào quang trên thế giới…
Tuy thế, lời bài hát vẫn vang lên, lúc này như cấu xé, như da diết, như khắc khoải nỗi lòng:

Vượt lên bão táp đã trăm lần

Mang cả bốn ngàn năm vào trận thắng

Cho Việt Nam tươi sáng mãi những mùa xuân

Ta đứng đầu ngọn sóng
Giữa dòng thời đại, thác lũ, cuộc đời
Ta đứng đầu ngọn sóng
Những luồng mạch tâm tư lay động loài người
Thác lũ cuộc đời...
Thuyền ta bé nhỏ nhưng vững tay chèo
Không chòng chành nhắm thẳng hướng mà đi...
Trùng trùng những đoàn quân,
Vượt qua Trường Sơn, băng qua thác lũ,
Ta ca khúc khải hoàn
Viẹt Nam ơi, ta bước tiếp,
Ta tự hào đi lên
Ôi, Việt Nam!

Tự hào! Nay tự hào những gì? Ai đã 'xóa' đi niềm tự hào của dân tộc Việt? Niềm tự hào chẳng những không được nuôi dưỡng, không được bổ trợ mà ngày càng mờ nhạt, lặn đi đâu? Đi lên! Đi lên được không? Bằng cách nào? Có còn như khẩu hiệu “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiễn vững chắc lên CNXH” ?
Hội nghị Trung ương 4
Thế nên, câu hỏi cứ da diết lòng tôi: Nay, Việt Nam đứng ở đâu (vị thế trên trên thế giới)? Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu? Chủ nghĩa, đường hướng, chiến lược nào? Rồi nữa, cả ‘đồng minh’, sẽ ‘chơi’ (quan hệ) được với ai?...
Xem hát, nghe lời ca, thấy buồn, bỗng dưng muốn khóc, lại thẫn thờ vào Làng Mạng, đọc thấy BBC tiếng Việt đăng bài: ‘Việt Nam, ngôi sao sắp vụt tắt' của tác giả William Pesek, người phụ trách cột báo thường xuyên Bloomberg View của hãng tin tài chính Bloomberg.
Ông viết bài này khá dài, nhưng chon lọc và sâu, gợi nhiều nỗi niềm suy tư. Ví dụ như những câu, đoạn: “Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang phải đối diện với những mối đe dọa mới…Đã 27 năm trôi qua kể từ khi Hà Nội bắt đầu công cuộc Đổi Mới, theo đó các công ty tư nhân được tham gia vào nền kinh tế, các lĩnh vực then chốt được mở cửa, chẳng hạn như nông nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng sau đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến đổi vùng đất từng là vùng chiến sự trở thành một điển hình cho sự phát triển và giảm đói nghèo.
“Tuy nhiên, nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở nên cũ kỹ.
Các số liệu gần đây cho thấy chiến lược từng đưa Việt Nam tiến xa - sự phụ thuộc nặng nề giống như mô hình Trung Quốc vào các doanh nghiệp quốc doanh và kế hoạch hóa tập trung - nay đang khiến đất nước bị trì trệ.
Việt Nam đang hụt hơi trong bảng cạnh tranh toàn cầu, trong lúc mức tăng trưởng đã chững lại ở mức chừng 5%, thấp nhất kể từ 1999 trở lại nay.
“Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có mong muốn chính trị nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trị giá 124 tỷ đô la hay không? Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra nghi ngờ điều này. IMF gần đây đã giảm dự đoán phát triển của Việt Nam năm 2014 nhiều hơn mức giảm đưa ra đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, xuống mức 5,2%.
“Khi tiến hành cải tổ, các lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang đi theo mô hình Trung Quốc, vốn đã rất thành công. Cách tiếp cận của Việt Nam còn từ từ, thận trọng hơn cả Đặng Tiểu Bình. Nhưng những khó khăn nói chung là giống nhau, và cả hai nay bắt đầu vấp phải những vấn đề giống nhau.
…”Nạn ăn hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.
Trong Chỉ số về tình trạng tham nhũng năm 2012 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ hơn cả Sierra Leone và Belarus.m. Thế còn trong Chỉ số mức cạnh tranh toàn cầu mới nhất do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra, Việt Nam tụt 10 bậc, xuống vị trị thứ 75, sau cả Uruguay và Ukraine”…
Tôi tháy nhậ định, đánh giá của tác giả W. Pesek thật đây đủ và chính xác. Không thổi phồng, không bịa, không cố tình xen lồng động cơ cá nhân nhằm “nói xấu”, “bôi bẩn” Việt Nam, thực trạng đã đúng như thế, mà thực tế còn bi đát, kém cỏi, trì trệ và phức tạp hơn nhiều.
Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Việt Nam dựa vào hai cường quốc trong hệ thống XHXN theo lý tưởng, chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô, Trung Quốc (được coi là trụ cột vững chắc, là thành trì) và được phần nhiều các nước trên thê giới ngợi ca, nhiệt tình ủng hộ. Dựa vào Liên Xô thời giàu sang, hùng mạnh, Việt Nam được Liên Xô viện trợ tối đa, kinh tế, tài chính và nhất là quân sự. Từ khẩu súng bộ binh đến xe tăng, tên lửa, máy bay hiện đại nhất, cần mấy đều có ngay từng ấy, còn hơn nhu cầu. Việt Nam cũng dựa vào Trung Quốc được phần nào. Nhưng nay, dựa vào ai? Lịch sử, thời cơ không lặp lại. Nay làm gì có ‘sự giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa hết lòng…”?  Nay, từ viên đạn đến máy bay, tàu ngầm đều phải mua. Được giá, người ta mới bán. Mà cũng chưa dễ gì người ta ‘dám bán’ cho Việt Nam. Việt Nam nghèo, mua được bao nhiêu? Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam nghiêng hẳn về xu hướng và đã nhiều biện pháp đi theo, tiến lên CNXH theo màu sắc Trung Quốc. Nhưng suy cho cùng, bắt chước, đi theo dược không? Nhiều cái Trung Quốc làm đưẹc, có hiệu quả, nhưng Việt Nam ‘học tập và làm theo’ được bao nhiêu?
Mua vũ khí hiện đại, muốn lắm, cần lắm! Nhưng như thế cũng đi vào vòng xoáy ‘chạy đua vũ trang’ à? Mà tiền đâu để mua? Mua rồi có bằng hoặc hơn người ta không? Thiếu tiền, dấn lên chịu nợ thì sau này ai trả, lấy gì để trả nợ?...Nhìn toàn thế giới, nay thấy Chủ nghĩa xã hội còn lèo téo mấy nước, mà lại như que kem nhiều màu. Có CNXH theo màu sắc Trung Quốc, màu sắc Cu Ba, màu sắc Triều Tiên, màu sắc Lào…Đâu còn “chung một bóng cờ”. Vậy, Việt Nam tiếp tục tiến lên con đường CNXH theo màu nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không thể nói Độc lập là đứng một mình, mà pải đúng nghĩa của độc lập…Nếu như nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam không thể ‘bế quan tỏa cảng’, càng không thể lấy cái qua skhứ để “ta đây”, đứng mọt mình. Vậy câu hỏi lớn đặt ra trong lúc này: Việt Nam đang đứng ở đâu? Rồi cần xác định cho rõ, có bản lĩnh, lập trường dứt khoát: Đi về đâu?
Đọc tiếp bài viết đã nêu trên của tác giả William Pesek. Ông cũng (như đề xuất) thử mở ra đường hướng thoát khỏi thảm trạng ‘ngôi sao vụt tắt”, tác giả viết: “Hướng tới tương lai: Thách thức đối với Việt Nam dẫu sao cũng nằm trong tầm kiểm soát hơn so với Trung Quốc: các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, đầu tư bớt dàn trải hơn. Nhưng nay không còn là lúc có thể làm từng bước được nữa. Nay là lúc đất nước phải phát triển mô hình riêng của mình, một mô hình phải xóa bỏ nạn tham nhũng, đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và các lĩnh vực phát triển then chốt như sản xuất công nghệ, và trao quyền lực cho các doanh nghiệp để bước tới bậc thang tạo giá trị gia tăng. Trong nhiều năm, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á, như Miến Điện và Campuchia, đã nhìn vào Việt Nam để tìm ý tưởng cải tổ kinh tế. Việt Nam có thể sẽ lại trở thành điển hình mẫu. Chỉ cần Việt Nam hướng tới tương lai, thay vì hoài niệm quá khứ”.
      Đúng thế, cần mạnh bước hưởng tới tương lai, không thể chờ đợi, chần chừ mãi được. Không thể cứ ôm lỳ, giữ khư khư với giáo điều, rồi khật khừ nghiên cứu ‘biện chứng, khách quan’ câu dầm được nữa. Ví dụ mới nhất là trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), sáng 11/5, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đặc biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Nghị quyết, văn bản, sách vở từ xưa nay là thế và đúng ra (nó) phải thế, ai cãi? Nhưng thực tế khi làm thì sao? Ôi, cái lối mòn tai hại!
       Cho nên, phải mạnh bước và dứt khoát có sự chọn lựa mối quan hệ quốc tế. Phải biết chớp thời cơ. Nếu không biết nhận diện và chớp thời cơ, để thời cơ vuột khỏi tay thì không phải nhà cách mạng. Cái 'chiến lược phát triển kinh tê-xã hội' đến 2020, 2030, tầm nhìn đến năm này năm nọ cũng chỉ là viết tràng giang đại hải (hoang tưởng, xa thực tế là nhiều), viết cho dài, đọc thật kêu thôi, thực ra chẳng có tố chất 'chiến lược', không có tầm nhìn gì cả. Chỉ thêm tốn giấy mực, mòn bàn phím, mất công họp hành, thảo luận, nhìn vào thực chất mang lại được gì? Dựa vào ai thì bền vững, yên lành và lâu dài hơn? Hợp tác bắt tay với ai? Huy động nội lực trong nước kết hợp với tận dụng và biết khai thác các mối quan hệ, tiềm lực bên ngoài thế nào? Cần lấy lại ý nghĩa câu hát: “Việt Nam ơi, ta bước tiếp. Ta tự hào đi lên. Ôi, Việt Nam!”.
BVB



Copy từ: Bùi Văn Bồng

Đảng tìm cách thu phục lòng dân


Hội nghị trung ương 7
Các ủy viên Trung ương Đảng đã bàn cách cải tiến công tác dân vận trong tình hình mới
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tìm cách lấy lại lòng tin của nhân dân vốn đã xuống cấp trầm trọng trong thời gian qua trước thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước và nạn tham nhũng lan rộng trong Đảng.
Công tác vận động nhân dân theo Đảng mà Đảng gọi là ‘dân vận’ chính là một nội dung hàng đầu trong nghị trình của Hội nghị Trung ương 7 vừa kết thúc hôm thứ Bảy ngày 11/5.
Liền sau đó, một lãnh đạo hàng đầu phụ trách công tác này của Đảng đã lên tiếng về trọng tâm của công tác dân vận trong tình hình mới. Điều này chứng tỏ đây là một nhiệm vụ ưu tiên của Đảng trong thời điểm hiện nay.

‘Quan hệ máu thịt’

Trong bài phỏng vấn được Thông tấn xã Việt Nam đăng tải hôm Chủ nhật ngày 12/5, ông Nguyễn Thế Trung, ủy viên Trung ương, phó trưởng ban thường trực của Ban Dân vận Trung ương, khẳng định mục tiêu số một trong thời gian tới là ‘củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng’ và ‘tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân’.
Không những thế, theo ông Trung công tác dân vận phải làm cho nhân dân nghe theo và làm theo Đảng.
Để đạt được những mục tiêu trên, ông phó trưởng ban Trung đã đề ra một số biện pháp như khắc phục khuyết điểm của cán bộ và giải quyết kịp thời những bức xúc của dân.
Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu truyền thông nhà nước ‘đẩy mạnh tuyên truyền’ về chủ trương chính sách của Đảng đồng thời với việc quản lý chặt truyền thông đại chúng mà nhất là mạng xã hội.
Về Mặt trận Tổ quốc, vốn được xem là cánh tay vận động quần chúng của Đảng, ông Trung đề xuất ‘đổi mới nội dung, phương thức hoạt động’ nhưng không nói rõ đổi mới như thế nào.
Cuối cùng, ông đề ra chủ trương ‘thu hút nhân tài làm công tác dân vận’ để ‘khắc phục tình trạng cán bộ không muốn làm công tác dân vận’.
Ông Nguyễn Thế Trung khẳng định công tác dân vận là ‘điều kiện quan trọng’ đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cho rằng công tác dân vận hiện nay của Đảng không theo kịp tình hình thay đổi nhanh chóng trong đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Những ý kiến mà ông Trung phát biểu trên hãng thông tấn nhà nước cũng là những nội dung được nêu trong thông cáo bế mạc hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương.
Hoạt động tuyên giáo
Các hoạt động dân vận của Đảng được cho là mang nặng tính hình thức
Theo đó, Đảng đã xác định một số nguyên nhân khiến người dân ngày càng mất lòng tin như ‘yếu kém của bộ máy công quyền tạo bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân, là kẽ hở để các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, kích động quần chúng’.
“Một bộ phận nhân dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn chưa được hỗ trợ, giải quyết kịp thời,” thông cáo nêu.
“Tình trạng tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu dân, vi phạm dân chủ, thiếu gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền ở các cấp, nhất là ở cơ sở, đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân,” Đảng nhìn nhận.
Đảng cũng cho rằng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ‘có biểu hiện hành chính hóa’.

‘Bổn cũ soạn lại’

Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hiếu Đằng, người từng tham gia lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc ở thành phố, nhận định những nội dung về dân vận mà Hội nghị Trung ương 7 vừa nêu là ‘không có gì mới’ mà chỉ là ‘bổn cũ soạn lại’.
“Từ trước đến giờ vẫn nói như vậy thôi,” ông nói, “Bao nhiêu năm qua vẫn là như vậy thôi.”
“Tôi tin là sẽ không có bước tiến triển gì đâu.”
Theo ông Đằng thì hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ‘chỉ mang tính hình thức’ để ‘hiện thực, công khai những chủ trương của Đảng’ mà thôi.
“(Các hoạt động này) không xuất phát từ lợi ích của quần chúng mà xuất phát từ ý kiến chủ quan của các lãnh đạo Đảng,” ông giải thích và nói thêm rằng trong xã hội độc đảng ‘không có chỗ cho những người ngoài Đảng làm công tác vận động quần chúng’.
Do đó mà theo ông công tác dân vận của Đảng ‘bao năm qua không có hiệu quả’ với bằng chứng là ‘lòng tin của quần chúng vào Đảng ngày càng sa sút hơn’.
“Sự thay đổi nếu có là làm sao cho xã hội dân sự, làm sao cho xã hội công dân đủ sức mạnh đại diện cho tiếng nói người dân và tác động vào bộ máy chính trị,” ông nói.


Copy từ: BBC

AN NINH VÀ CÔN ĐỒ PHÁ ĐÁM NO-U FC CHƠI BÓNG BẰNG DAO QUẮM

NHƯ MỌI CHIỀU CHỦ NHẬT, NO-U FC (CLB bóng đá được thành lập với tiêu chí YÊU BÓNG ĐÁ- GHÉT 'ĐƯỜNG LƯỠI BÒ) TẬP LUYỆN LẦN THỨ 66 VÀ GIAO HỮU THEO LỜI MỜI CỦA MỘT ĐỘI BẠN TẠI SÂN BÓNG THÀNH NAM (đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội).

TRẬN ĐẤU BẮT ĐẦU ĐƯỢC ÍT PHÚT THÌ CHỦ SÂN RA ĐỀ NGHỊ NGHỈ ĐÁ, HỎI LÝ DO TẠI SAO THÌ ANH TA NÓI DO AN NINH (Công an) YÊU CẦU HỦY TRẬN. NHƯNG KHI ĐƯỢC YÊU CẦU GẶP MẶT TRỰC TIẾP HOẶC CUNG CẤP SỐ ĐIỆN THOẠI NGƯỜI RA LỆNH ĐÓ THÌ KHÔNG ĐƯỢC ĐÁP ỨNG. 
SAU ĐÓ TRẬN GIAO HỮU VÀ TẬP LUYỆN CỦA NO-U FC VẪN DIỄN RA BÌNH THƯỜNG(Trên 2 sân mini) NHƯNG CHỦ SÂN XÓA HỢP ĐỒNG THUÊ SÂN DÀI HẠN NGAY SAU BUỔI HÔM NAY. TRƯỚC ĐÓ, BUỔI SÁNG CHỦ SÂN ĐÃ LIÊN LẠC VỚI NGƯỜI THUÊ SÂN CỦA NO-U FC VÀ NÓI ÚP MỞ (Vì họ nói họ bị đe dọa) RẰNG SẼ PHẢI CẮT HỢP ĐỒNG VỚI NO-U FC.
VIỆT NAM LUÔN KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN TẠI CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA. SINH HOẠT CỦA NO-U FC KHÔNG THỂ BỊ GÂY KHÓ KHĂN. KẺ NÀO GIẢ DANH AN NINH LÀM ĐIỀU ĐÓ LÀ VIỆT GIAN BÁN NƯỚC!
CHÚNG TÔI TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG NÀY VÀ ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN LÀM RÕ VÀ TRỪNG TRỊ BỌN MẠO DANH!

Chụp hình lưu niệm trước trận đấu
TRONG KHI CHÚNG TÔI ĐANG CHƠI BÓN TRÊN SÂN THÌ NHIỀU AN NINH ĐÃ HẰM HÈ GÂY RỐI VÀ GỌI CẢ CÔN ĐỒ MANG DAO QUẮM ĐẾN ĐỂ DỌA NẠT CÁC CẦU THỦ NO-U FC.


Tên này tỏ vẻ rất căm hờn NO-U

Lực lượng được điều đến rất đông

Một kẻ được điều động vác dao đến để thanh toán NO-U FC
NHƯNG CHÚNG TÔI VẪN CHƠI BÓNG BÌNH THƯỜNG, KHÔNG NHỮNG VẬY CÒN CHƠI TRÊN 2 SÂN CÙNG LÚC.






Copy từ: Blog Thành

Giải pháp nào cho bô-xít Tây Nguyên



Lê Quốc Trinh

Kỹ sư cơ khí, Canada
Tôi mới đọc xong bài viết “Nhân chuyện bô-xít nghĩ về trí thức” của anh Hà Sĩ Phu đăng trên trang Boxitvn sáng nay, vội thảo vài hàng chia sẻ với anh Nguyễn Huệ Chi và các anh chị trí thức trong nước.
Hơn một năm nay tôi không còn hứng thú viết phản biện khoa học kỹ thuật (KHKT) về chủ đề bô-xít vì vài lý do như sau:
1) Đã thấy xuất hiện nhiều cây viết KHKT khá mạnh bạo, như anh Lê Trung Thành chẳng hạn, bàn sâu và rộng về những sai lầm của Nhà nước, cho nên tôi tin tưởng không cần bàn ra tán vào nữa.
2) Vả lại tôi chỉ là một kiều bào ở ngoài, không nắm nhiều chi tiết của dự án, nên tự trọng không dám “múa rìu qua mắt thợ”.
Nay, sự thật đã hiển lộ khá nhiều sau những loạt phản biện KHKT mà tôi đã chung sức góp phần với các anh chị trí thức trong và ngoài nước, ngay từ những ngày đầu tiên của trang nhà Boxitvn (tháng 04/2009). Tôi tự hào vì những gì tôi viết và dự đoán không sai chút nào, cách đây vài tháng anh Huệ Chi đã có nhã ý trích đăng lại bài viết đầu tay của tôi để làm kỷ niệm. Xin thành thật cám ơn anh Huệ Chi nhiều.
Trong thời điểm 05/2013, sau bốn năm xây dựng và vào vận hành, công trình khai thác bô-xít Tây Nguyên đã hiển lộ nhiều sai lầm hệ trọng trong thiết kế, mà chính Nhà nước cũng đã phải thổ lộ, nhưng vẫn kiên quyết bám lấy nhà máy. Do đó giới trí thức trong nước phẫn nộ muốn lên tiếng ngăn cản. Trước tình hình này, tôi xin phép góp vài ý kiến.
Trên cương vị một kỹ sư cơ khí có hơn 36 năm hành nghề trong công nghiệp nặng về khai khoáng và hoá dầu ở Canada, từ bảo trì nhà máy, thiết kế sơ đồ thiết bị, cho đến thực hiện, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật trên công trường xây dựng, tôi nghiêng nhiều về phần thực hành hơn là lý thuyết. Do đó những gì tôi nói sẽ mang nặng tính thực hành trong kinh nghiệm thực tiễn.
Trong bài viết của mình, anh Hà Sĩ Phu đã nhắc đến “giới trí thức cận thần” trong nước:
2/ Nhưng tôi lo rằng có một nguyên nhân khác tổng quát hơn, đó là sự kỳ thị đối với những tiếng nói phản biện xây dựng nhưng không thuộc giới “trí thức cận thần”. Chính giới trí thức chứ không ai khác, đã tự đoán biết “gu lãnh đạo” có sự kỳ thị ấy nên tự giới trí thức cũng phân biệt nhau ra để vừa lòng trên? Trước đây, trong một vài việc, giới trí thức đã nhiệt tình hợp tác với trang Bauxite rất có uy tín để vận động quần chúng, nhưng khi cần xuất hiện công khai trên báo (của Đảng) hay trước mặt “lãnh đạo” thì họ cố tình gạt đại biểu trang Bauxite ra như thể không quen biết, không liên quan gì đến anh Bauxite này (!?).
Hèn! Trách giới lãnh đạo một thì giới trí thức hãy tự trách mình mười. Sách có câu: Mình tự trọng thì người khác mới trọng mình, mình tự khinh thì người khác sẽ khinh mình! Giới trí thức không tự trọng nhau thì giới chính trị họ sẽ “khinh cả đám” đấy thưa các chư vị!
Những lần bị gạt ra ngoài như vậy anh Huệ Chi không hề phật ý mà luôn tự nhủ: kể công làm gì, cốt sao công việc chung trôi chảy là mình mừng rồi – có phải anh vẫn tâm sự với chúng tôi thế không?
Tôi vẫn không đồng ý với anh Huệ Chi về sự khiêm tốn mà anh từng thổ lộ. Đây không phải chuyện của cá nhân anh ạ. Vì lợi ích chung, giới trí thức cần nhắc nhở nhau và sửa cho nhau cái căn bệnh “tự kỷ ám thị” này: tuy ngày thường rất hiểu giá trị và nhân cách của nhau nhưng khi đối diện với thượng cấp, giới trí thức cứ phải tự sàng lọc nhau cho vừa  “gu” thượng cấp. Song đáng tiếc, thực tế vừa qua cho thấy cách “nịnh khéo” ấy không hề đem lại hiệu quả tốt đẹp gì cho chính những người “lựa chiều”. Giới chính trị biết tỏng người nào vì chiều lòng họ mà tự khinh nhau thì họ khinh cho cả đám.
Vấn đề trọng tâm tất nhiên vẫn là cân nhắc nên tiếp tục hay nên dừng khai thác quặng bô-xít, nhưng nhân đây cũng là lúc thích hợp để bàn với nhau một câu chuyện liên quan của trí thức.
Mấy lời bộc trực không thể giữ mãi trong lòng, mong anh lượng thứ”.
Thế thì tiện đây, tôi xin phép thưa cùng anh Hà Sĩ Phu rằng:
Đây là một thực tế đắng cay cho giới trí thức dám cả gan sống với lương tâm trong sáng của mình, dám cả gan cất tiếng nói phản kháng lãnh đạo nhà nước trước những sai trái ảnh hưởng hệ trọng đến xã hội. Ở đâu cũng có sự đấu tranh va chạm này, ngay cả xã hội Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) cũng không thoát khỏi. Nhưng giới lãnh đạo chính trị có lắng tai nghe hay không thì khi tai nạn trầm trọng xảy ra, người dân sẽ có tiếng nói quyết định.
Bằng chứng hiển nhiên mà cựu tổng thống G.W. Bush (con) không bao giờ quên khi cơn bão Katrina lớn nhất thế kỷ thổi qua tiểu bang Louisiana năm 2005, cuốn trôi cả thành phố nhạc Jazz nổi tiếng New Orlean. Người dân da đen không bao giờ quên hình ảnh ông Bush tươi cười ẵm con chó nhỏ lông xù bước lên phi cơ trực thăng để tham quan những nơi bị thiên tai. Đến khi này ông Bush mới thấm hiểu những lời yêu cầu bức thiết của các kỹ sư trong Hiệp hội Công chánh Mỹ từng khẩn khoản chính phủ cho ngân sách để gia cố đê điều vùng Mississipi. Trước đó, các kỹ sư còn dựng cả một kịch bản trình bày bằng computer (simulation – mô phỏng) dự đoán những thiệt hại vật chất và con người, những xáo trộn hỗn loạn trong xã hội xảy ra khi cơn bão số 5 (cao nhất) thổi đến.
Trở lại sự kiện bô-xít Tây Nguyên, bài viết phản biện đầu tiên của tôi đã nói trước về những thiệt hại kinh tế, lỗ lã không tránh khỏi vì kỹ thuật lạc hậu của nhà máy cộng với chất lượng quá thấp của sản phẩm (alumina – nhôm oxit) sẽ đưa đến phá sản hoàn toàn. Đến nay sự thật đã hiển lộ, tôi không cần nói thêm. Giờ đây nhà máy Tân Rai đầu tiên đã hoàn tất, đi vào vận hành, mà tôi vẫn không tìm được chi tiết kỹ thuật nào về dự án, nên tôi thầm đoán chắc các anh chị làm khoa học trong nước cũng bị mù mờ thông tin như tôi  mà thôi, vì Nhà nước đâu dám tiết lộ! Tuy nhiên qua một số thông tin trên báo và qua  quan sát những bức hình chụp quang cảnh nhà máy hoàn tất (xem hình đính kèm), với kinh nghiệm thực tiễn trong nghề, tôi đã phát giác được vài điểm sơ hở hệ trọng, xin phép được chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước: 
1) Vì sao công trình Tân Rai (Đắk Nông) phải cần đến một nhà máy nhiệt điện nhỏ chạy tuốc bin hơi nước để cung cấp điện năng cho toàn khu công nghiệp? Đây là một nghi vấn lớn tôi đã tự hỏi thầm từ lâu, vì lẽ:
1a)  Công trình này do Nhà nước khai thác và chi viện, thì điện năng phải do Nhà nước cung cấp hoà trong mạng lưới điện quốc gia để bảo đảm tính vận hành lâu dài (hơn 30 năm). Ở Quebec, mỗi dự án vĩ đại hao tốn năng lượng đều cần đến một thoả thuận hợp đồng với công ty Hydro Quebec trước để bảo đảm nguồn điện lâu dài. Vậy thì, hà cớ gì nhà máy Tân Rai phải xây lắp riêng một tổ tuốc bin hơi nước chạy bằng than? Phải chăng lãnh đạo nhà máy muốn được độc lập với Nhà nước, tự túc, tự cường, tự lập về năng lượng? Đây là một vấn đề phức tạp cho tổ chức nhà máy, vì khu công nghiệp này phải có thêm chức năng khác biệt nữa là bảo đảm nguồn điện để vận hành và sản xuất alumina liên tục (24 giờ/ngày). [Nguyên nhân của vấn đề này theo BVN là do nguồn điện do nhà nước cung cấp quá thiếu, xem tại đây].
1b) Ngoài ra, mức tiêu thụ nước sẽ tăng lên gấp đôi vì phải luôn luôn châm thêm nước cho tổ máy tuốc bin và than đá phải được cung cấp thường xuyên, chở từ nơi xa đến. Rồi đến vấn đề ô nhiễm môi trường: nồi súp de chạy bằng than là nguồn gốc của khí cacbon monoxit (CO) thải ra từ ống khói, hoà với những cụm hơi nước từ hai tháp ngưng hơi (cooling towers) sẽ tạo thành mưa axit, hay sương mù axit bao phủ vùng cao nguyên. Trong vòng 10-20 năm tới, cây rừng cao nguyên sẽ từ từ trụi lá khô cằn vì những cơn mưa axit này. Rừng rậm Canada đã từng gánh chịu hậu quả như thế do những cơn mưa kéo đến từ Hoa Kỳ trong thập niên 1970.

2) Quan sát hai dàn thiết bị “băng tải chuyền” (Convoyeur à courroie, belt conveyor) trên tấm ảnh, tôi ước tính độ dốc vào khoảng 25-30 độ. Thiển nghĩ đây là một thiết kế sai lầm hệ trọng, vì ở độ đốc khá cao như vậy, mọi vật liệu chuyên chở trên dàn băng này sẽ bị trượt dốc lăn xuống và dồn cục ở phía dưới, gây nghẹt đường băng, đưa đến đứt băng (courroie) và …cả khâu vận hành nhà máy sẽ bị gián đọan kéo dài nhiều ngày. Bảo trì sẽ tốn kém vô cùng, chưa nói đến thảm hoạ tai nạn cho nhân công làm việc xung quanh, gây ô nhiễm môi trường. Tôi đã từng xử lý những ca như thế trong nhà máy (1982 Quebec, Canada), phải áp dụng những loại băng chuyền đặc biệt để cản vật liệu trượt xuống. Với hai dàn thiết bị này thì nhà máy sẽ phải đóng cửa liên tục để dọn dẹp và sửa chữa, phí tổn bảo trì tăng lên.
Chưa nói đến kỹ thuật “vận hành ướt” (wet processing) chủ yếu sử dụng nước để chuyên chở và phân tách quặng bô-xít, rửa thiết bị, rửa nhà máy, thì tìm đâu ra nguồn nước dồi dào để xử lý mọi tình huống? Cao nguyên Đắk Nông có sông ngòi nào đủ sức cung ứng nguồn nước cho nhà máy liên tục, trong mọi tình huống?
3) Nhìn kỹ những bao tải trắng chứa sản phẩm alumina do nhà máy sản xuất, tôi tự cười thầm: có lẽ đây là một nhà máy thủ công, kiểu công nghệ bỏ túi, sản lượng không đủ lớn để cung cấp bằng xe lửa (hàng trăm ngàn tấn mỗi chuyến, sản phẩm chứa trong những bồn thép to lớn). Một vấn đề đặt ra là những bao tải lớn này sẽ được xử lý như thế nào nếu bị rách hay lủng lỗ? Tốn tiền chế tạo bao tải xong rồi còn phải tìm cách xử lý nó khi thải nó ra ngoài, vì nó không tự phân hủy (no recycled), sẽ gây ô nhiễm môi truờng. Các nước Âu Mỹ đang điên đầu vì những bao nylon không tự phân hủy, giống như những vỏ bánh xe mòn cũ kỹ, không tự phân hủy được, đốt cháy càng gây ô nhiễm nặng nề.
4) Trong hình, tôi không thấy những cụm hay những đồi quặng bô-xít chất đống (hàng chục ngàn tấn), đó là chi tiết quan trọng, điều này chứng tỏ nhà máy không dự trù sản lượng phòng hờ, nên khi thiết bị gặp sự cố, khu công nghiệp này sẽ hoạt động cầm chừng, khi chạy, khi ngừng, không khác gì Dung Quất. Có nghĩa rằng tương lai công nghiệp bô-xít VN rất bấp bênh, các công ty đại gia sản xuất Nhôm trên thế giới sẽ không bao giờ dám đặt bút ký hợp đồng mua sản phẩm của nhà máy VN vì họ sợ sản xuất của họ sẽ bị liên luỵ nặng nề, ảnh hưởng đến sinh mạng công ty, nhân công thất nghiệp, mất cạnh tranh.
5) Với tất cả những sai lầm của Nhà nước VN xuyên qua kinh nghiệm đắng cay của Vinashine, Vinalines, Dung Quất, đập thuỷ điện Sông Tranh, v.v. tôi không còn một chút tin tưởng nào với khả năng quản lý và điều hành của chính phủ VN. Tôi có cảm tưởng cán bộ lãnh đạo thiếu khả năng hoàn toàn. Phải chăng đây chính là những “trí thức cận thần” mà anh Hà Sĩ Phu nói đến? Phải chăng họ chỉ biết “bảo vâng gọi dạ” với cấp trên, “đặt đâu ngồi đấy” và ra sức tuyên truyền lừa phỉnh người dân để bám chặt chiếc ghế lãnh đạo? Tôi đã từng đặt nghi vấn như vậy khi nghe báo chí “lề phải” đưa tin cụ Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội khoá trước, dẫn phái đoàn dân biểu đi tham quan nhà máy Tân Rai, hồi tháng 11/2009, rồi cụ tuyên bố: “Dự án đi đúng hướng, bảo đảm nhà máy sẽ được xây dựng đúng theo dự định của Nhà nước”. Sau đó vài tháng cụ được thiên triều Bắc Kinh khen thưởng cho phép nâng chức lên thành “Tổng bí thư ĐCS VN”.
Kết luận
Tôi nghe phong phanh rằng giới trí thức trong nước và chính phủ sẽ lập nên những tổ kiểm tra KHKT, nhằm thanh tra công trình và đưa ra những biện pháp thích nghi để cứu vãn nhà máy.
Thiển nghĩ, đến tình thế này, biện pháp đóng cửa nhà máy chỉ làm tồi tệ thêm cho nền kinh tế bấp bênh, ngoại trừ trường hợp phải đóng cửa vì an ninh quốc phòng, không thể để nóc nhà Đông Dương bị ngoại xâm chiếm đóng và vì sự ô nhiễm nặng nề vùng Tây Nguyên. Tôi xin nêu ra đây vài giải pháp kỹ thuật khả thi:
(1) Đề nghị Nhà nước công bố những chi tiết kỹ thuật căn bản liên quan đến nhà máy, cùng với một số hồ sơ kỹ thuật hệ trọng như:
- Project Specification;
- Flow Sheets;
- Technical Data;
- Technical Drawings;
- Technical Specs (Equipments and Installation Works);
- Equipment Specs (Dimension, Performance Manual);
- Technical Inspection, Testing and Reports;
- Purchasing Documents;
- Minutes of Meetings files.
(2) Cho phép đi tham quan khu công nghiệp, tìm hiểu thiết bị vận hành nhà máy, ít nhất ba tháng, cho phép chụp ảnh, quay phim để làm báo cáo, phân tích và tổng kết vấn đề.
(3) Với hơn 36 năm kinh nghiệm trong nghề, nếu được đọc kỹ những hồ sơ kỹ thuật đó tôi tin có thể truy ra được những sai lầm hệ trọng đưa đến tình trạng nhà máy phá sản.
(4) Và sau cùng, hợp tác với các anh chị trí thức trong và ngoài nước cùng lĩnh vực KHKT, tôi tin tưởng có thể đề xuất những biện pháp khả thi nhằm cứu vãn nhà máy phần nào.
Vài hàng tâm tình, nếu có sơ xuất, mong mọi người thông cảm.
Chào thân ái,
Canada, 11/05/2013
L.Q.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

CÁI ĐÁNG SỢ CỦA MỤC TIÊU DÂN VẬN


Bài đọc liên quan:
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 hôm 01/5/2013 của ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền có 6 mục tiêu thảo luận. Trong 6 mục tiêu đó, tôi quan tâm nhất là mục tiêu thứ 2 - về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới - vì nó là một dạng của việc đảng cầm quyền muốn sở hữu chủ cả tâm hồn dân Việt. Cái duy nhất còn lại mà mỗi người dân có thể làm chủ cho mình ở một chế độ đơn nguyên chính trị.
Lại trong hội nghị “Tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012”, người ta đã đưa ra con số là trong hệ thống tuyên truyền “nói tốt cho chế độ” lên tới 80.000 người - những dư luận viên. Mỗi dư luận viên được trả 3 triệu đồng mỗi tháng, vị chi họ ngốn tiền thuế của dân 240 tỷ mỗi tháng. Con số này tương đương với 11,5 triệu đô la theo thời giá hiện hành cho những cái loa rè, thiếu khả năng và trình độ là quá phí. Đó là chưa tính những phí tổn dân vận của báo hình, báo tiếng và băng rôn biểu ngữ đầy đường.
Với 11,5 triệu đô la mỗi tháng có thể xây một cái bệnh viện cỡ 30 giường cho người bệnh đang rất cần ở các tuyến huyện và có thể xây khoảng 10 trường học khang trang cho các cháu và thầy cô giáo miền xa, miền sâu trong lúc mà chế độ chưa lo được, mà các cá nhân và nhà mạnh thường quân phải đứng ra lo lấy theo kiểu lá rách đùm lá nát, giật gấu vá vai.
Với cách tiêu tiền vô tội vạ như thế để tước bỏ sức mạnh toàn dân, hòng bóp nát một xã hội dân sự, trong khi đó nền kinh tế đang suy sụp cũng vì nhờ mọi độc quyền những món béo bỡ trong nền kinh tế quốc dân, để giúp tha hóa và tham nhũng lên ngôi, thì liệu bao lâu nữa, tự nó sẽ sụp đổ hoàn toàn?
Ở một thể chế chính trị mà, người ta luôn bảo cái gì cũng của chung về mặt sở hữu, thì cái chung ấy là cái rất riêng cho một nhóm cầm quyền.
Mỗi người dân bị tước đoạt tất cả mọi quyền sở hữu riêng của mình, kể cả suy nghĩ - một vật chất vô hình mà khó lòng ai có thể nắm bắt - đảng cầm quyền cũng đã, đang và sẽ tước đoạt bằng dưới mọi cách: độc quyền thông tin truyền thông các loại tiếng và hình, độc quyền cả tam đầu chế, độc quyền cả sở hữu chủ về tư liệu sản xuất, trong đó có con người cũng bị chiếm trọn cả phần xác và phần hồn.
Suy cho cùng, cái đáng sợ nhất của hội nghị trung ương 7 là, mục tiêu dân vận, chứ không phải 5 mục tiêu còn lại. Vì hầu như 5 mục tiêu kia đã phá sản hoàn toàn từ khi nó đã được hình thành trên giấy. Và vì nhà cầm quyền đã thấy lòng tin của dân vào đảng cầm quyền đã mất sạch.
Nó đáng sợ vì về mặt tinh thần nó sẽ bóp chết tư duy độc lập của dân chúng. Đây là nguyên nhân của tất cả mọi nguyên nhân làm nước Việt tụt hậu, vì đất nước có hơn 9.000 giáo sư, nhưng trong 5 năm chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ! Và người dân sống như đời sống thực vật, mất khả năng tư duy cho ngay cả cuộc sống của riêng mình.
Nó đáng sợ vì về mặt vật chất, nó là cái máy nuốt tiền đóng thuế của dân, trong khi toàn bộ xã hội - trong dân chúng kể cả những chi phí của công quyền - đang thoi thóp sống qua ngày trong cơn bạo bệnh kinh tế cũng vì những tham nhũng và tha hóa của các tổ chức công của đảng cầm quyền.
Cũng nhờ vào dân vận mà dân ta đã tắm máu hơn 3 triệu trẻ, già, trai, gái để có hôm nay đầy bất cập và suy đồi.
Thế thì, liệu cái mục tiêu dân vận này có thành hiện thực không, khi niềm tin của dân và nhà cầm quyền đã không còn nữa?
Asia Clinic, 9h33' ngày thứ Năm, 09/5/2013


Copy từ: BS Hồ Hải

Một phái đoàn hạt nhân dân sự Mỹ sắp ghé thăm Việt Nam


Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại miền Trung Việt Nam (DR)
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại miền Trung Việt Nam (DR)

Trọng Nghĩa
Trong một bản thông cáo công bố vào hôm qua, 10/05/2013, Thứ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách Mậu dịch Quốc tế Francisco Sanchez cho biết là ông sẽ dẫn đầu một phái bộ về hạt nhân dân sự sang làm việc tại Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Năm này. Phái đoàn bao gồm nhiều viên chức cao cấp thuộc Nhà Trắng, bộ Năng Lượng, đại diện 18 công ty, văn phòng luật sư, hiệp hội công nghiệp, sẽ ghé Hà Nội, Bắc Kinh và Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang).

Theo ông Sanchez, “Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển đều đặn chương trình điện hạt nhân của mình, vốn là những cơ hội cho các công ty hạt nhân dân sự Mỹ”. Đối với thứ trưởng bộ Thương mại Mỹ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng lực tư vấn kỹ thuật cao mà những đơn vị tham gia phái đoàn Mỹ lần này có thể cung cấp, sẽ rất cần thiết cho Việt Nam và Trung Quốc vào lúc hai nước này cố gắng đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.
Thị trường hạt nhân dân sự của Việt Nam hiện đang ước lượng khoảng 10 tỷ đô la, và dự kiến ​​sẽ tăng lên mức 50 tỷ vào năm 2030. Ngành công nghiệp điện nguyên tử của Trung Quốc cũng dự trù tăng lên khoảng 300 tỷ đô la vào năm 2020.
Tháp tùng theo phái đoàn Mỹ, còn có ông Pete Lyons, Trợ lý bộ trưởng phụ trách năng lượng hạt nhân tại Bộ Năng lượng Mỹ, và bà Joyce Connery, người phụ trách chính sách năng lượng hạt nhân tại phủ Tổng thống Mỹ.
Sự kiện các quan chức chính quyền kết hợp với các doanh nghiệp trong chuyến đi thăm này phản ánh chủ trương hiện nay của chính phủ Obama, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trong việc thâm nhập hoặc mở rộng thị trường quốc tế, và tăng cường xuất khẩu của Mỹ.

Copy từ: RFI

Viết blog từ trong nước, ai, thế nào?

Cập nhật: 13:56 GMT - chủ nhật, 12 tháng 5, 2013

Internet ở Việt Nam
Việt Nam có hàng chục triệu người sử dụng mạng Internet trên cả nước
Môi trường chính trị trong nước đang ngày càng khá lên thông qua biên độ được cho là tự do hơn, thông thoáng hơn về các chủ đề chính trị, nhạy cảm mà các bloggers và giới báo chí lề dân đang được thể hiện, bày tỏ hiện nay, theo nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.
Người được báo Tuổi Trẻ xin lỗi vì đăng tin sai lệch về ông, trong thời gian ông bị Công an TP. Hồ Chí Minh câu lưu 4 tháng mà nay đã được tại ngoại, chấm dứt điều tra, còn bình luận về ai, nguyên nhân nào đứng sau sự xuất hiện các trang blogs gây chú ý như Quan Làm Báo, Vua Làm báo v.v...
Mở đầu trao đổi với BBC về môi trường viết blog và làm báo tự do trong nước, ông Dũng, giải thích quan điểm của mình qua phán đoán về khả năng nhà báo Huy Đức (hay blogger Osin) có thể được chính quyền Việt Nam ứng xử ra sao nếu ông về nước sau khi xuất bản cuốn "Bên Thắng Cuộc."
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi đánh giá tình hình hiện nay khả quan hơn, thậm chí khả quan hơn khá nhiều năm 2012, phải nói là như vậy, cho nên trong phân tích và cảm nhận của tôi về không khí ở đây thì Huy Đức có thể trở về Việt Nam trong tháng Tám hoặc năm nay mà sẽ không có một hậu quả lớn đối với anh. Thậm chí có thể không bị những điều gọi là phiền phức đối với anh.
BBC: Thế nhưng sau khi đã về nước, liệu ông ấy có thể được ra nước ngoài như trước hay không ạ?
Cái đó tôi cho rằng tùy thuộc vào thái độ của Huy Đức trong quan hệ với chính quyền Việt Nam. Bởi vì cái đó còn tùy thuộc vào các hoạt động khác của Huy Đức mà tôi không biết được, do đó tôi không dám đánh giá về việc này.
"Có thể nói là viết gần như tự do và kể cả thể hiện quan điểm chính kiến của mình, kể cả đối với các nhóm lợi ích, nhóm này, bè nọ, phái kia"
Ông Phạm Chí Dũng
BBC: Một blogger bút danh là Kami viết blog tự do từ trong nước, gửi bài ra nước ngoài, cộng tác với truyền thông quốc tế, trong khi nhiều bloggers khác cũng ở trong nước thì nói là họ bị chặn, thậm chí họ cáo buộc là bị sách nhiễu, bắt bớ, theo ông, Kami là cá nhân hay một nhóm bloggers và vì sao blogger này vẫn có thể viết lách bình thường?
Cuối năm 2012 tôi cũng ngạc nhiên về chuyện này, tôi rất ngạc nhiên là trong thời gian tôi bị bắt đã xảy ra nhiều chuyện. Bởi vì trước khi tôi bị bắt, tôi nhớ là không có chuyện các bloggers muốn viết gì thì viết. Có thể nói là viết gần như tự do và kể cả thể hiện quan điểm chính kiến của mình, kể cả đối với các nhóm lợi ích, nhóm này, bè nọ, phái kia. Nhưng sau khi tôi ra khỏi trại giam và được đình chỉ điều tra, thì có thể nói tôi thấy tình hình giống như là tự do đến mức chưa từng thấy. Có thể chưa đáp ứng nhu cầu của anh em bloggers thôi, nhưng đối với trước đó là chưa từng thấy. Tôi rất ngạc nhiên.
Cho nên trước đó có những luồng dư luận về blogger này, blogger kia, thuộc phe này, thuộc phái kia, thì tôi cho, có lẽ vào thời buổi này nó phực tạp lắm, cho nên cũng có thể xảy ra những chuyện như thế. Riêng về blogger Kami, tôi quả thật chưa dám đánh giá gì cả.

'Quan làm báo, Tư Sang...?'

BBC: Ông đánh giá như thế nào về sự ra đời và ý nghĩa đằng sau việc ra đời của các trang blogs gần đây và tới nay đã đang gây thu hút sự chú ý của dư luận như các trang Quan Làm Báo (phiên bản khác là Vua Làm Báo), và đặc biệt một trang có tên đặt là Tư Sang (có kèm một tính từ)?
"Tôi chỉ nhận xét ngắn gọn thế này. Dù là vấn đề nội bộ, dù là vấn đề đấu tranh với nhau, thì cũng nên giữ tính văn hóa trong phản biện"
Ông Phạm Chí Dũng
Điều này rất khó trả lời, bởi vì tôi cho là tính nhạy cảm của nó có lẽ cũng liên quan tới một số người nào đó, một số ai đó, và họ không thích nhau. Và có thể thậm chí như là dư luận đồn đoán, là liên quan tới vấn đề nội bộ. Và từ vấn đề nội bộ đó cho nên nó mới quyết định việc có tường lửa hay là không có tường lửa. Tôi chỉ nhận xét ngắn gọn thế này. Dù là vấn đề nội bộ, dù là vấn đề đấu tranh với nhau, thì cũng nên giữ tính văn hóa trong phản biện.
Chúng ta là những người phản biện và hơn nữa lại là những người phản biện có tri thức, chúng ta đều là trí thức, cho nên việc phản biện cũng nên có văn hóa, không nên mượn diễn đàn này, diễn đàn kia để chửi nhau và dùng những ngôn từ nó rất là không hợp. Lúc đó chính trị sẽ trở thành những vấn đề gì đó còn tệ hại hơn là con dao hai lưỡi. Tôi xin góp ý như vậy thôi. Còn những động cơ bên trong thì tình hình bây giờ, bối cảnh bây giờ rất phức tạp và tôi nghĩ bản thân tôi không nên quan tâm quá nhiều vào những chuyện như vậy, không để làm gì cả.
BBC: Gần đây, một tờ báo đã công khai xin lỗi vì đưa tin không đúng về ông trong thời gian ông bị câu lưu, ông đã thỏa mãn về lời xin lỗi này chưa, hay ông còn có dự định theo đuổi một hành động pháp lý nào khác nữa với họ?
Riêng về tờ báo  Tuổi Trẻ mà năm 2012 đã đăng thông tin sai về tôi, đăng sai sự thực về tôi, vừa rồi báo Tuổi Trẻ đã đăng cải chính theo yêu cầu của tôi, mặc dù đáng lẽ ra về mặt nguyên tắc, báo này phải có cải chính trên trang mạng, trang điện tử, nhưng vào ngày cải chính ở trên báo giấy, thì tôi chưa đọc thấy tin cải chính trên báo điện tử. Nhưng theo tôi với nội dung cải chính ngắn gọn của báo tuổi trẻ, tôi và gia đình đã hài lòng. Và theo tôi, có lẽ mọi chuyện cũng chấm dứt ở đây.

'Có kiện hay không?'

"Những người đã, hoặc sẽ bị mang tiếng, bị gán ghép cho những hành vi nào đó, gần gần như tôi hoặc tương tự như tôi, sẽ có điều kiện hoặc tiền lệ để có thể có khiếu nại nào đó đối với những tờ báo mà đã gán ghép hoặc quy chụp cho họ hoặc sẽ quy chụp hành vi cho họ"
Ông Phạm Chí Dũng
Nhưng sự hài lòng hơn của tôi, không phải liên quan tới vấn đề cá nhân tôi, mà tôi đặt ra một vấn đề mới, đó là nếu đã đến lúc có được bầu không khí dân chủ trong việc khiếu kiện chính trị, mặc dù đây chỉ là một tờ báo đăng sai thông tin về chính trị, thì có thể nói là thế này tôi có đọc một số thông tin ví dụ tờ Người Việt ở Mỹ có bình luận về trường hợp của tôi và họ cũng liên hệ những trường hợp khác trước đây, không được như vậy, đã gửi đơn thư khiếu kiện ra tòa, nhưng cũng không được tiếp nhận và cũng không tới đâu cả, đối với báo chí Việt Nam.
Tôi cho đó là một phần sự thật, thậm chí là một phần sự thật cơ bản, nhưng chuyện đó xảy ra vào những năm trước, và tôi nhắc lại là bối cảnh 2013 có thể khác khá nhiều và sắp tới có thể còn khác nữa so với năm 2012 và những năm trước. [Điều đó] có quyền cho chúng ta sự hy vọng, điều đó có nghĩa là trong việc khiếu nại vừa rồi, tôi không phải dựa vào những điều mà dư luận đồn đoán như là liên quan tới Tổng Cục 2, hay tôi là người của ông Trương Tấn Sang tức là Chủ tịch Nước hiện nay.
Mà tôi đi bằng thực chất chính những quyền dân sự của mình đối với báo Tuổi Trẻ. Bởi vì nếu như báo Tuổi Trẻ không đáp ứng yêu cầu đó, thì chắc chắn là tôi sẽ khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa. Tôi nghĩ, Tuổi Trẻ đánh giá đúng vấn đề và chấp nhận cải chính. Đó là một bước chừng mực, khôn ngoan của họ. Và vấn đề cuối cùng tức là thông qua đây, tôi rất mong nhiều anh em bloggers, những người đã, hoặc sẽ bị mang tiếng, bị gán ghép cho những hành vi nào đó, gần gần như tôi hoặc tương tự như tôi, sẽ có điều kiện hoặc tiền lệ để có thể có khiếu nại nào đó đối với những tờ báo mà đã gán ghép hoặc quy chụp cho họ hoặc sẽ quy chụp hành vi cho họ.
BBC: Đó là với cơ quan truyền thông, còn với chính quyền và cơ quan điều tra đã câu lưu ông, mà tới nay có ý kiến nói là ông vô tội và đã được thả, ông có dự định khiếu kiện, khiếu nại, hay yêu cầu họ bồi thường về thiệt hại danh dự, thậm chí về tài chính hay không?
Đối với cơ quan an ninh điều tra thì tới thời điểm này tôi chưa có bất kỳ một suy nghĩ nào về việc khiếu nại hoặc kiện cáo.
BBC: Ông có thể cho biết lý do vì sao không?
Tôi cũng xin được giữ vài lý do tế nhị mà chưa tiện công bố.


Copy từ: BBC