CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền



Hội thảo ở Quảng Ngãi
Hội thảo Quốc tế 'Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý' vừa được tổ chức tại Quảng Ngãi hôm 27/4.
Hội thảo này có sự tham gia của khoảng 50 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có những tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro, ...
Tiến sỹ Jonathan London từ trường City University of Hong Kong, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cũng mang đến hội thảo một tham luận mà ông cùng soạn thảo với Tiến sỹ Vũ Quang Việt [ông Việt không có mặt trong hội thảo], trong đó hai ông đề cập tới nhu cầu cải cách chính trị để hỗ trợ vấn đề chủ quyền.
BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ London về hội thảo.
Tiến sỹ Jonathan London: Tôi đánh giá cao kết quả của hội thảo này. Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đã thảo luận rất cụ thể về các đòi hỏi phi pháp và bất chính đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Sự vắng mặt của các học giả Trung Quốc tại đây, theo tôi thì có cả mặt lợi và không có lợi, vì chúng ta không được nghe và thảo luận về các bằng chứng của TQ nhưng cũng tránh được các cãi cọ nảy sinh do lý luận tuyên truyền của các học giả của nước này.
Tôi đã nêu rõ trong hội thảo ba vấn đề: nhu cầu cần làm rõ các bằng chứng và lý luận về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.
Thứ hai là quảng bá các bằng chứng đó cho thế giới thấy.
"Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông."
Tiến sỹ Jonathan London
Thế nhưng thứ ba, cũng cần thấy rằng Trung Quốc là nước mạnh, có trong tay vũ khí hùng hậu và hung hăng trong tư cách một đế quốc. Nó dẫn tới câu hỏi Việt Nam phải làm gì.
Trung Quốc, như đã nói là một quốc gia lớn, mạnh, quan trọng... và cũng rất tự hào dân tộc. Người Trung Quốc không dễ gì chịu 'mất mặt' trước thế giới. Việt Nam do vậy phải tìm ra phương cách làm sao để vừa có cơ sở pháp lý vừa được Trung Quốc chấp nhận.
Một số nhà nghiên cứu, như bản thân tôi, cho rằng Việt Nam cần duy trì quan hệ hai bên cùng có lợi với Trung Quốc [ngay cả trong quá trình đấu tranh về chủ quyền].
BBC: Một phần tham luận được biết là gây tranh luận của ông có nhắc tới khuyến cáo chính trị trong vấn đề chủ quyền?
Tiến sỹ Jonathan London: Bài tham luận của tôi và Tiến sỹ Vũ Quang Việt có phần cuối cùng tập trung vào giải pháp trong vấn đề chủ quyền: làm gì và làm thế nào.
Tôi có nhắc lại tại hội thảo một câu nói của ai đó không rõ, rằng "theo Mỹ thì mất chế độ còn theo Trung Quốc thì mất nước".
Ngoài hai phương án trên, phương án thứ ba là thế nào? Quan điểm của chúng tôi là nếu Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì nên đẩy mạnh cách cải cách về chính trị và nhân quyền.
Chừng nào Việt Nam còn bắt giữ, đàn áp, hạn chế tự do ngôn luận thì ít quốc gia nào trên thế giới ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng cởi mở như vậy thì Việt Nam sẽ giành được sự ủng hộ của quốc tế, có thế mạnh trong vẫn đề chủ quyền.
BBC: Sau khi trình bày tham luận thì phản ứng của cử tọa như thế nào, thưa ông?
Tiến sỹ Jonathan London: Có ba phản ứng. Một số học giả nước ngoài biết nhiều về Việt Nam thì cảnh báo: "Có muốn về Việt Nam nữa không?". Một số thuộc ban tổ chức thì nói rằng không nên tham luận như vậy và không nên đề cập vấn đề ngoài lề như vậy.
Lời giải cho bài toán chủ quyền của VN
Hai tiến sỹ Jonathan London và Vũ Quang Việt kêu gọi cải cách chính trị để giải bài toán chủ quyền ở Biển Đông.
Nhưng cũng có người tới gặp tôi và cảm ơn vì đây là chủ đề quan trọng cần được nói tới.
Cả tôi và ông Vũ Quang Việt đều không thể hoàn toàn chắc chắn tất cả những điều chúng tôi đưa ra đều đúng 100% nhưng đóng góp của chúng tôi là để góp phần giúp Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.
Tôi còn đề cập tới Kiến nghị 72 của các trí thức nhân sỹ về sửa đổi Hiến pháp trong phần trình bày của mình, đề nghị Nhà nước Việt Nam cân nhắc các đề xuất của Nhóm 72 để làm sao có một hệ thống hiệu quả, minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn với các công dân của mình.
Tôi nghiên cứu về Việt Nam đã 20 năm nay. Sau 20 năm nghiên cứu sâu về Việt Nam, tôi thấy tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông thực ra có liên quan tới nền kinh tế-chính trị của Việt Nam.


Copy từ: BBC

Kết luận sai trái của Bộ Công an đối với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau khi dài dòng kể lể, bản cáo trạng 10 trang của Bộ Công An - Tổng Cục An Ninh, Cục Bảo vệ Chính trị 5 kết luận: 
"Hành vi nêu trên của các bị can Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã phạm vào tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật hình sự: 
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: 

a. Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân

b. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân

c. Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xin lưu ý đối tượng chính của điều 88 là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân. 
Bây giờ, dựa vào nguyên văn bản cáo trạng, "tội" của Phương Uyên và Nguyên Kha là gì? Hành vi nào được Bộ công an nêu ra trong bản cáo trạng là chống lại "chính quyền nhân dân", "nhà nước CHXHCNVN" và "gây hoang mang trong nhân dân"?: 
1. Dán khẩu hiệu "TTYN Long An đấu tranh cho tự do & Nhân quyền" 

2. Dán cờ vàng 3 sọc đỏ; Dán cờ vàng 3 sọc đỏ với dòng chữ "1890-1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948-1975: cờ quốc gia Việt Nam. 

3. Tranh hình công an to lớn cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng. 
Cả ba hành vi này không vi phạm điều 88
- Đấu tranh cho tự do & Nhân quyền hoàn toàn không đồng nghĩa với Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân
Ngược lại, nó là quyền hạn của công dân Việt Nam được bảo đảm bởi Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký và cam kết: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới. 
- Dán cờ vàng 3 sọc với dữ kiện xuất xứ lịch sử không phải là hành vi chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật pháp Việt Nam không có điều khoản nào ngăn cấm công dân trình bày, quảng bá những dữ kiện lịch sử. 
Tranh hình công an to lớn cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng là một hành động phản ảnh tình trạng xã hội. Hiện tượng công an đánh người, giết người cũng là những hành vi có thật, đang diễn ra và được loan tải bởi truyền thông, báo chí. Phản ảnh hiện thực xã hội không thể được xem là tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNVN
4. Dán khẩu hiệu "TTYN quyết tâm diệt cộng sản, giải phóng dân tộc" 

5. Long An trung dũng kiên cường toàn dân chống cộng suốt đời tự do" 

6. Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "phỉ báng đảng CSVN
Đối tượng của những khẩu hiệu này là cộng, cộng sản đảng cộng sản - không phải là Chính quyền nhân dân / nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN là 2 thực thể pháp lý khác nhau. 
7. Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc" 
Đây là cái chấm viết "không hay" mà công an muốn nói đến: 
Không cần dài dòng, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha chỉ có "tội" nếu trong điều 88 BLHS, tất cả những cụm từ Chính quyền Nhân Dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đổi thành Chính quyền nhân dân Trung quốc hay Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Vì tính vô lý cực kỳ của nó, cáo buộc Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc" thể hiện rõ nhất bản chất và động cơ đằng sau bản cáo trạng này. 
8. Truyền đơn dán tiền lẻ - nội dung trung bình 116 chữ - xuyên tạc lịch sử, chính sách, chủ quyền biển, đảo, tôn giáo; phỉ báng chính quyền, kêu gọi người dân biểu tình, chống đảng CSVN. 
Bản cáo trạng không trình bày chi tiết, nội dung của truyền đơn, do đó chúng ta không thể có thể có những phân tích, bình luận chính xác. Tuy nhiên, dựa vào những cáo trạng dành cho những người tù của chế độ như Ts Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải... chúng ta có thể hiểu rõ bản chất của cái gọi là "xuyên tạc lịch sử, chính sách, chủ quyền biển, đảo, tôn giáo; phỉ báng chính quyền, kêu gọi người dân biểu tình, chống đảng CSVN." 
Xin lưu ý, tất cả những dữ kiện của bài viết đều dựa vào bản cáo trạng của công an. Điều đó không đồng nghĩa bất cứ điều gì mà Bộ Công An - Tổng Cục An Ninh, Cục Bảo vệ Chính trị 5 gán cho 2 sinh viên yêu nước là đúng với sự thật. Nhưng với những gì từ chính văn bản của công an, chúng ta đã thấy nhiều điều vô lý, bẻ cong "tội danh" một cách khiên cưỡng. Sai trái lớn nhất và làm cho mọi cáo trạng trở thành vô nghĩa là đã nhầm lẫn giữa đảng cộng sản VN và chính quyền, nhà nước CHXHCNVN
Kết thúc bài viết này, xin gửi đến các bạn bài thơ trọn vẹn của sinh viên Nguyễn Phương Uyên để cảm nhận được tấm lòng tha thiết của người con gái Việt Nam yêu nước thương nòi này:
Ơi Đồng Bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh 
Cớ chi đau thắt ruột 
Sự tự hào ngộ nhận 
Một chế độ bi hài sau chiến tranh 

Bọn cường quyền gian manh cơ hội 
Đào bới bóc lột dân lành 
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng 
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi! 
Đồng bào thân yêu ơi! 
Ôi, ta thương quá đi thôi! 
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng 

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ 
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau 
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông” 
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc! 

Sự hy sinh bất công! 
Xứ sở linh thiêng có còn không? 
Phật khóc, Thánh rơi lệ! 
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển 

Tràn ngập hôn mê 
Ơi thanh niên Việt Quốc! 
Chúng ta là ai? 
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc 

Giặc đang tràn tới ngõ 
Hãy đứng lên đi 
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh 
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng 

Đứng lên đi giành lại Nước của dân lành 
Hỡi tất cả những ai là đồng bào việt quốc 
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau 

Nguyễn Phương Uyên
___________________________________
Những bài viết về Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã đăng trên Danlambao:
- Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè
- Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin - Phương Uyên con gái Sông Phan
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”


Copy từ: Dân Làm Báo

Một số ý tưởng và bài viết về Biển Đông Nam Á


Vào 27-28 tháng 4, 2013 tôi đã dự một hội thảo quan trọng đối với vấn đề tranh chấp biển Đông Nam Á (tên gọi phù hợp nhất) do TĐH Phạm Văn Đồng tổ chức tại Quảng Ngãi, một tỉnh ven biển bao gồm đảo Lý Sơn… Hội thảo rất hay và tôi đánh giá rất cao cách tổ chức và nội dung hội thảo….
Sự quan trọng của hội thảo này được thấy quá nhiều mặt.
  • Một là nó được tổ chức ở một tỉnh có liên quan trực tiếp đến chủ quyền của VN đối với Hòang Sa nhiêu thế kỷ.
  • Thứ 2 là hội thảo có nhấn mạnh cơ sở pháp lý của VN rất rõ. (Dù không có ai đề cấp đến vấn đề về dẫn chứng đối với Trường Sa trước năm 1931).
  • Thư ba, vì cơ sở pháp lý của Việt Nam khá vững chắc (đặc biệt về Hoàng Sa) thì hội thảo có giá trị về việc tóm lại dẫn chứng lịch sử và đề cấp đến một số dẫn chứng mới giúp cho việc đánh giá các đòi hỏi của các bên tranh chấp, trong đó có Phlilipin…
  • Thư tư là nêu rõ một số bước đi như quảng bá một cách hiệu quả hơn về dẫn chứng lịch sử khách quan và ủng hộ mạnh mẽ những đòi hỏi của Việt Nam
Nhấn mạnh sự quan trọng của mối quan hệ có lợi cho hai bên giữa TQ và Việt Nam dựa vào một quan hệ mà cả hai bên đều được coi là bình đẳng trước pháp luật quốc tế….
Thế thì trong một bài tôi đã viết cùng với Vũ Quang Việt, chúng tôi nêu rõ sự liên quan của vấn đề tranh chấp trên biển, biển đảo đối với một số vấn đề cơ bản trong những thể chế xã hội Việt Nam, và đặc biệt là chính trị.
Hôm nay Đài RFI đã nhờ tôi để nói thêm về những vấn đề đó và tôi đã đồng ý (link đây).
Vì những ý tưởng minh đã trình bày có thể bị xem là quá đáng đối với một số ‘Ông,’ tôi xin cung cấp toàn bài (Xin lỗi chỉ có bằng tiêng Anh tại đây). Tôt nhất là đọc nội dung của toàn bài
Nhưng vì tôi ở Quang Ngãi trong một buổi tối trước ngày 30 thang 4 và chẳng biết ai, chẳng biết làm gì thì …ở dưới này tôi cố gắng (cũng có thể không thành công) làm rõ tính logic trong lý luận của mình như sau:
Nước Việt Nam và người Viêt Nam là môt nước và một dân tộc đa dạng, đáng tự hảo và có rất nhiều người trên thể giới rất muốn ủng hộ Việt Nam về nhiều mặt, kể cả về Biển Đông…. Thế nhưng giống như TQ, Việt Nam (dù cởi mở hơn TQ NHIỀU) vẫn chịu ảnh hưởng của một số hành vi lạc hậu hoặc là hoàn toàn “outdated…” bắt giữ nhiều người chỉ vì ý tưởng của họ, chưa phê duyệt một luật tổ chức phù hợp với tự do hội họp như Hiến Pháp có bảo đảm về nguyên tắc….
Là một nhà nghiên cứu 45 tuổi đã dành hơn 25 năm để tìm hiểu về lịch sử xã hội giàu có của đất nước Việt, tôi thât sự muốn đóng một vài trò xây dựng trong quá trình phát triển của Việt Nam, chủ yếu qua những hoạt động khoa học như nghiên cứu, viết và xuất bản bài viết, sách nghiên cứu về nhiều vấn đề như các chính sách xã hôi, các thể chế xã hội, sự đói nghèo ở trẻ em, v.v. và v.v. Và dù tôi ngại bước vào những tranh chấp giữa Việt Nam và TQ tôi sẵn sàng tham gia vì rõ rằng đây là một vấn đề có tính chất hết sức quan trọng. Vì hành vi bạo lực của TQ không có ai chập nhận được.
Là một người Mỹ đã được nuôi dưỡng trong một gia đình đã phản đối kích liệt chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, những tội ác của Johnson, Nixon, Kissinger v.v. Cách đây đúng 13 năm, ngày 30 tháng 4 năm 2000, tôi đã một mình đi xe máy từ Tam Kỳ ra Điện Bàn Quảng Nam để thăm nơi mà lĩnh Park Chung Hee đã tiến hành một tội ác…. tôi không tiện đề cập đến…và ngày mai (ngày 30 tháng 4 2013) tôi có ý trở về đấy….
… Tóm lại, tôi đều biết thế giới này quá phức tạp….. , nguy hiểm, bạo lực…và Việt Nam là nạn nhân quá nhiều rồi… tôi chỉ muốn một tương lai bình an, thịnh vượng.
Thế thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể đẩy mạnh sự phát triển của mình tốt nhất, bền vững nhất?
Theo tôi thì (và tôi cũng tin rằng dẫn chứng lịch sử cũng chỉ ra rằng) – những thách thức mà Việt Nam đang đối phó thì đa số chính là do hệ quả của chính sách ngoại giao và chính sách nội bộ.
Quan điểm của tôi không phức tạp và ý kiến của tôi không phải là để chống nhà nước VN mà là để chia sẻ một ý tưởng cơ bản: về lâu dài Viêt Nam sẽ giàu, mạnh, văn minh hơn, và sẽ giành được sự hiểu biết, ủng hộ và thông cảm của toàn thể giới (hãy xem trường hợp của Miến Điện) trong vấn đề Biển Đông Nam Á và nhiều lĩnh vực khác nếu VN có một cuộc bức phá về cải cách trong thời gian tới đây…
Tôi tin rằng trong vòng mấy tháng qua, dù Việt Nam đang trải qua một quãng thời gian khá khó khăn về mặt chính trị, thì Việt Nam cũng đã có một số thay đổi rõ ràng … (tôi xin lỗi các Ông lãnh đạo, trong đó có nhiều người tôi hết sức tôn trọng nếu những điều tôi nói và viết khiến các ông không hài lòng)… Bên cạnh đó cũng có nhiều người Việt chia sẻ với tôi rằng họ rất muốn có cải cách sâu rộng về mặt thể chế cơ bản…
Trong hoàn cảnh mà lên tiếng to như tôi cũng có thể gặp nguy hiểm, tôi xin đóng vai trò là một nhà phê bình có tính xây dựng sâu sắc với người dân Việt Nam, và trong đó có nhiều người đang có quyền lãnh đạo trong đất nước. Viết nhiều quá, chất lượng không đều. Xin hết.
JL
Cảm ơn những người đã giúp minh sửa bài này….


Copy từ: Jonathan London

  Nguyên văn:

Một số ý thưởng và bài viết về Biển Đông Nam Á

Vào 27-28 tháng 4, 2013 tôi đã dự một hội thảo quan trọng đối với vấn đề tranh chấp biển Đông Nam Á (tên gọi phù hợp nhất) do TĐH Phạm Vân Đồng tổ chức tại Quảng Ngãi, một tỉnh ven biển bao gồm đảo Lý Sơn… Hội thảo rất hay và tôi đánh giá rất cao cách tổ chức và nội dung hội thảo….
Sự quan trọng của hội thảo này được thấy quá nhiều mặt.
  • Một là nó được tổ chức ở một tỉnh có liên quan trực tiếp đến chủ quyền của VN đối với Hòang Sa nhiêu thế kỷ.
  • Thứ 2 là hội thảo có nhấn mạnh cơ sở pháp lý của VN rất rõ. (Dù không có ai đề cấp đến vấn đề về dẫn chứng đối với Trường Sa trước năm 1931).
  • Thư ba, vì cơ sở pháp lý của Việt Nam khá vững chắc (đặc biệt về Hoàng Sa) thì hội thảo có giá trị về việc tóm lại dẫn chứng lịch sử và đề cấp đến một số dẫn chứng mới giúp cho việc đánh giá các đòi hỏi của các bên tranh chấp, trong đó có Phlilipin…
  • Thư tư là nêu rõ một số bước đi như quảng bá một cách hiệu quả hơn về dẫn chứng lịch sử khách quan và ủng hộ mạnh mẽ những đòi hỏi của Việt Nam
Và tư năm là nhân mạnh sự quan trọng của một quan hệ có lợi cho hai bên giữa TQ và Việt Nam dựa vào một quan hệ mà cả hai bên đều được coi là bằng nhau trước pháp luật quóc tế….
Thế thì trong một bài tôi đã viết cùng với Vũ Quang Việt, chúng tôi nêu rõ sự liên quan của vấn đề tranh chấp trên biển, biển đảo đối với một số vấn đề cơ bản trong những thể chế xã hội Việt Nam, và đặc biệt là chính trị.
Hôm nay Đài RFI đã nhờ tôi để nói thêm về những vấn đề đó và tôi đã đồng ý (link đây).
Vì những ý thưởng minh đã trình bày có thể bị xêm là quá đáng đới với một số ‘Ông,’ tôi xin cấp toàn bài (Xin lỗi chỉ có bằng tiêng Anh tại đây). Tôt nhất là đọc nội dung của toàn bài
Nhưng vì tôi ở Quang Ngãi trong một buổi tối ngày trước ngày 30 thang 4 và chẳng biết ai, chẳng biết làm gì thì …ở dưới này tôi cố gắng (cũng có thể không thành công) làm rõ tính logic trong lý luân của mình như sau:
Nước Việt Nam và người Viêt Nam là môt nước và một dân tộc đa dạng, đáng tự hảo và có rất nhiều người trên thể giới rất muốn ủng hộ Việt Nam về nhiều mặt, kể cả về Biển Đông…. Thế nhưng giống như TQ, Việt Nam (dù cơi mở hơn TQ NHIỀU) vẫn chịu gánh nặng của một số hành vi lạc hậu hoặc là hoàn toàn “outdated…” bắt giữ nhiều người chỉ vì y tưởng của họ, chưa phê duyệt một luật tổ chức phù hợp với tự do hội họp như Hiến Pháp có bảo đảm về nguyên tắc….
Là một nhà nghiên cứu 45 tuổi mà đã dành hơn 25 năm để tìm hiểu về lịch sử xã hội giàu có của đất nước Việt, tôi thât sự muốn đóng một vài trò xây dựng trong quá trình phát triển của Việt Nam, chủ yếu qua những hoạt động khoa học như nghiên cứu, viết và xuất bản bài, cuốn sách nghiên cứu về nhiều vấn đề như các chính sách xã hôi, các thể chế xã hội, sự đói nghèo ở trẻ em, v.v. và v.v. Và dù tội ngại bước vào những tranh chấp giữa Việt Nam và TQ tôi sẵn sàng tham gia vì rõ rằng đây là một vấn đề có tính chất hết sức quan trọng. Vì hành vi bạo lực của TQ không có ai chập nhận được.
Là một người Mỹ đã được nuôi dưỡng trong một gia đình đã phản đối kích liệt chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, những tội ác của Johnson, Nixon, Kissinger v.v. Cách đây đúng 13 năm, ngày 30 tháng 4 năm 2000, tôi đã một mình đi xe máy từ Tam Kỳ ra Điện Bàn Quảng Nam để thăm nơi mà lĩnh Park Chung Hee đã tiến hành một tội ác…. tôi không tiện đề cập đến…và ngày mai (ngày 30 tháng 4 2013) tôi có ý trở về đấy….
… Tóm lại, tôi đều biết thế giới này quá phức tạp….. , nguy hiệm, bạo lực…và Việt Nam là nạn nhân quá nhiều rồi… tôi chỉ muốn một tương lai bình an, thịnh vượng.
Thế thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể đẩy mạnh sự phát triển của mình tốt nhất, bền vững nhất.
Theo tôi thì (và tôi cũng tin rằng dẫn chứng lịch sử cũng chỉ ra rằng) – những thách thức mà Việt Nam đang đối phó thì đa số chính là do hệ quả của chính sách ngoại giao và chính sách nội bộ.
Quan điểm của tôi không phức tạp và ý kiến của tôi không phải là để chống nhà nước VN mà là để chia sẻ một ý tưởng cơ bản: về lâu dài Viêt Nam sẽ giàu, mạnh, văn minh hơn, và sẽ giành được sự hiểu biết, ủng hộ và thông cảm của toàn thể giới (hãy xem trường hợp của Miến Điện) trong vấn đề Biển Đông Nam Á và nhiều lĩnh vực khác nếu VN có một cuộc bức phá về cải cách trong thời gian tới đây…
Tôi tin rằng trong vòng mấy tháng qua, dù Việt Nam đang trải qua một quãng thời gian khá khó khăn về mặt chính trị, thì Việt Nam cũng đã có một số thay đổi rõ ràng … (tôi xin lỗi các Ông lãnh đạo, trong đó có nhiều người tôi hết sức tôn trọng nếu những điều tôi nói và viết khiến các ông không hài lòng)… Bên cạnh đó cũng có nhiều người Việt chia sẻ với tôi rằng họ rất muốn có cải cách sâu rộng về mặt thể chế cơ bản…
Trong hoàn cảnh mà lên tiếng to như tôi cũng có thể gặp nguy hiểm, tôi xin đóng vai trò là một nhà phê bình có tính xây dựng sâu sắc với người dân Việt Nam, và trong đó có nhiều người đang có quyền lãnh đạo trong đất nước. Viết nhiều quá, chất lượng không đều. Xin hết.
JL
Cảm ơn những người đã giúp minh sửa bài này….
JL

TP. HCM: Đường Cách mạng tháng 8 - Võ Văn Tần: Dân bức xúc khi CSGT và Cơ động đánh người


Trang Phung

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, chúng ta được học hành và tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin đa chiều... Đã đến lúc dân mình phải dũng cảm đấu tranh với bè lũ chúng nó, đừng để chúng mặc sắc phục rồi hỗn láo với nhân dân, hãm hại nhân dân... Hãy dũng cảm làm chứng, quay phim, thu âm, chụp ảnh những hành động dã man, xấc xược của những người mặc sắc phục... Đưa các thông tin lên công chúng, share rộng rãi để mọi người nắm bắt thông tin và bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chính mình... Hãy cận thận vì khi đã vào đồn chúng nó, chúng nó đập các tài sản (điện thoại, máy quay của mình ngay) và chối bay khi phải ra tòa, vì trong các đồn công an, không hề có camera hoạt động nên chúng nó rất manh động và thực sự, khi đối mặt với bè lũ này, chúng ta đang thấy nó đối xử với dân như kẻ thù.
Cảm ơn người dân đã đứng về phía nạn nhân, có người quay phim chụp ảnh tại hiện trường, nơi mà CSGT & cơ động đá túi bụi vào nạn nhân. Khi nào người dân thấy bất bình, sẵn sàng bảo vệ thì chúng ta sẽ không còn cảnh nhân dân bị ức hiếp bởi 'một bộ phận không nhỏ' công bộc của chúng mình.
Em đang cố gắng gặp gỡ người quay clip và nhờ người ta đưa lên, còn 1 số hình ảnh nữa. Sẽ hướng dẫn nạn nhân làm đơn tố cáo đến UBND và CA Quận 3 (nơi sự việc diễn ra) vì nạn nhân có vi phạm hành chính cũng không đường dùng bạo lực với nạn nhân, trong tay chúng có gậy, có súng và có võ, đàn áp dân thường vậy là không đặng lòng người!
Khi vào đồn thì chúng nó không cho quay phim, nếu có chúng nó sẽ giật điện thoại và đập hết, chúng nó rất hùng hổ trong đồn, mọi người tuyệt đối không về đồn mà phải bắt chúng giải quyết tại hiện trường nơi có nhiều dân chúng làm chứng, về đồn là tụi đó không nương tay và lộ bản chất hết!
Khi nạn nhân bị 2 đứa quật ngã và đá vào người, 1 người dân nữa mà có chụp được 1 số ảnh, nhưng nhảy vào cứu nạn nhân nên không thể quay lại lũ chúng nó xuống tay tàn bạo... anh chị em nào có mặt tại hiện trường (đối diện TTĐM Ideas ở CMT8-Võ Văn tần) có quay hay chụp được ảnh thì post lên để tạo ra một chiến dịch chống trả bọn 'cướp ngày' này nhé! Riêng nạn nhân thì chắc chắn sẽ khiếu kiện 2 tên cảnh sát giao thông và cơ động đánh người!

Cơ động trong hình, không mang bảng tên và từ chối cung cấp tên, dùng giày đá vào mặt nạn nhân

Tên Lê Xuân Quang xấc xược và khi dẫn nạn nhân vào đồn, ra lệnh đóng cổng lại và không cho nạn nhân ra ngoài



Họ lấy xe máy của nạn nhân mà không để lại biên bản


Tên Lê Xuân Quang có thể đã uống bia rượu lúc này và hành động rất vô lễ



Mọi người phải tuyệt đối cẩn thận, không về đồn công an mà không có người đi theo và người làm chứng là mình có vào đồn, vì họ có các thủ thuật đánh người dân mà không để lại vết tích bên ngoài, nhiều trường hợp đánh đến chết như chúng ta đã biết. Và chúng sẽ báo cáo là 'nạn nhân có sẵn bệnh, tự nhiên chết'

Khi quật ngã nạn nhân, 2 tên đá tới tấp vào mặt nạn nhân. Có nhiều người dân vào can ngăn nếu không không biết hậu quả như thế nào

Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn

Nếu không có người dân bức xúc và làm chứng đi theo về đồn, nạn nhân có lẽ không qua khỏi tối qua

Khi vào đồn, nguyên 1 lũ CSGT & cơ động ra lệnh đóng cổng và không cho nạn nhân ra khỏi, dù là xin đi vệ sinh, chúng nói vệ sinh tại chỗ luôn, không cho đi, đồng thời nắm cổ áo nạn nhân và tuyên bố có thể đánh chết ngay tại đồn.


Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn


Copy từ: Dân Luận

Hỏi đáp....

Có một người bạn đọc hỏi:

“Hoàng Sa-Trường Sa hay cả dải giang sơn VN cũng chỉ là những sản vật họ dùng mua bán,có thể hôm qua họ chưa cần,thì những người gây khó chịu như Điếu Cày,LS Định,Tạ Phong Tần…là những cái gai họ phải nhổ,vì lúc đó TQ là thầy,là cha của họ;đến khi cảm thấy bất an,họ lại kêu gọi thế giới giúp họ bảo vệ chủ quyền Với những người như vậy  có nên làm bạn không?”

Thì tôi xin trả lời như sau: Trước hết, không may mà sự xuất hiện của mình trên sân khấu công cộng ở Việt Nam là qua một thông điệp chính trị và đặc biệt TQ…..vì đại đa số nghiên cứu mình làm ở VN là liên quan đến những vấn đề gắn bó với phúc lợi xã hội, an sinh xã hội (như giáo dục, y tế, sự nghèo ở trẻ em v.v.)..
Về những vấn đề đó tôi sẽ đề cập đến trong thời gian tiếp theo…
Về bình luận của bạn, trước hết cảm ơn vì mục đích của blog không phải là trình bầy quan điểm cứng rắn (spelling?) mà là có một không gian có thảo luận văn minh, như ai muốn…. về nội dung bình luận thì:
Tôi không rõ ý bạn…. theo tôi hiểu những người bạn nêu có phải ủng hộ TQ đâu… phải không ạ? Tất nhiên, dây là một nguy cơ về cách nhận xét của mình….có khả năng tôi là một người ngây thơ…..Và nếu những thông tin của minh là không hoản hảo hoặc là sai, tôi là người phải đương đầu và chập nhận.
Nguyễn Văn Hải (biệt danh Điếu Cầy) là một người tôi chằng biết là như thế nào và chỉ tiết về người này tôi không nằm bất được…. Tôi nhận định là ở Việt Nam Hiến Pháp có bảo đảm tự do ngôn luận và nên cố gắng tạo điều kiên tối đa để có một xã hội có đủ không gian cho những ‘thảo luận’ cởi mở….
Tôi biết một số ngưới sợ “về diễn biến hòa bình” (peaceful evolution), nhưng mà sợ hơn là Viêt Nam không thoát khổi tinh trạng là nhà nước rất cần những bước đi mà bị ràng buộc vì môt số nguyên nhân như bảo thủ quan điểm v.v… tôi KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT nên cái gì ở VN không phải là việc mà mình có thể tham gia vào…  là một người mà có tìm hiểu về xã hội VN, hy vọng nhận xét của mình có tính xây dựng có giá trị nhất định nào đó….
JL

 

 

Hỏi Đắp…

Có một người bạn đọc hỏi:
“Hoàng Sa-Trường Sa hay cả dải giang sơn VN cũng chỉ là những sản vật họ dùng mua bán,có thể hôm qua họ chưa cần,thì những người gây khó chịu như Điếu Cày,LS Định,Tạ Phong Tần…là những cái gai họ phải nhổ,vì lúc đó TQ là thầy,là cha của họ;đến khi cảm thấy bất an,họ lại kêu gọi thế giới giúp họ bảo vệ chủ quyền Với những người như vậy  có nên làm bạn không?”

Thì tôi xin trả lời như sau: Trước hết, hơi không mây mà sự xuất hiện của mình trên sân khấu công cộng ở Việt Nam là qua một thông điệp chính trị và đặc biệt TQ…..vì đại đa số nghiên cứu mình lam ở VN là liên quân đến nhứng vấn đề gần bó với phức lợi xã hội, an sinh xã hội (như giáo dực, y tế, sự nghèo ở trẻ em v.v.)..
Về những vấn đề đó tôi sẽ đề cấp đên trong thời gian tiếp thêo…
Về bình luận của bạn, trươc hết cảm ơn vì mưc đích của blog ô phải là trình bầy quan điểm cừng rấng (spelling?) mà là có một không gian có thảo luận văn minh, như ai muốn…. về nội dung bình luân thì:
Tôi không rõ ý bạn…. theo tôi hiểu những ngươi anh nêu có phải ửng hộ TQ đâu… phải không ạ? Thât nhiên, dây là một nguy cơ về cách nhân xết của mình….có khả năng tôi là một người ngây thơ…..Và nếu những thông tin của minh là không hoản hảo hoặc là sai, tôi là người phải đúng đầu và chập nhận.
Nguyễn Văn Hải (biệt danh điếu cầy) là một người tôi chằng biết là như thế nào và chỉ thiết về người này tôi không nằm bất được…. quán sát của mình là ở Việt Nam Hiền Pháp có bảo đảm tự do ngôn luận và nên cố gắng tạo điều kiên tối đa để có một xã hội có đủ không gian cho những ‘thảo luận’ cơi mở….
Tôi biết một số ngưới sợ “về diễn biến hoa bình” (peaceful evolution), nhưng mà sợ hơn là Viêt Nam không thoát khổi tinh trặng là nước rất cần những bươc đi mà bị giành buộc vì môt số nguyên nhân như bảo thủ quan điểm v.v… tôi KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT nên cái gì ở VN không phải là việc mà mình có thể thăm gia vào… thế thì là một người mà có tìm hiểu về xã hội VN, hy vọng nhân xét của mình mà có tính xây dựng có giá trị nhất định nào đó….
JL


Copy từ: Jonathan London