CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Bạn đã từng thay lốp xe chưa?


RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam

Trọng Thành
Hôm nay, 02/08/2013, Tổ chức phóng viên không biên giới RSF- có trụ sở tại Pháp – ra thông cáo lên án một nghị định của chính phủ Việt Nam về quản lý báo chí và các phương tiện truyền thông mạng, trong đó các trang blog cá nhân và các mạng xã hội.

Sau khi nghị định này được công bố, trong giới blogger ở Việt Nam xuất hiện nhiều lo ngại là quyền tự do ngôn luận sẽ chính quyền sử dụng quy định mới này để hạn chế, thậm chí triệt tiêu và mở đường cho các đàn áp nhắm với những người có quan điểm khác với Nhà nước.

Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam, có tên đầy đủ là Nghị định về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », được coi là đã ban hành từ ngày 15/07, được đại diện chính phủ giới thiệu trong cuộc họp báo ngày 31/07, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013.

RSF tuyên bố : « Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng ».

RSF giải thích : « Việc áp dụng nghị định này sẽ dẫn đến việc các cơ quan chính quyền tiến hành các kiểm soát toàn diện và liên tục trên mạng ».

RSF dẫn (nghị định của) thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, theo đó các blog và các mạng xã hội, sẽ chỉ còn có quyền « cung cấp và trao đổi các thông tin mang tính cá nhân ». Mà, “các blog và các mạng xã hội, vốn là nơi chuyển tải các nguồn thông tin quan trọng đối với cộng đồng mạng, và là một phương tiện hiệu quả để chống lại kiểm duyệt”.

Tổ chức phóng viên không biên giới « yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72. (…) Việc loại Việt Nam ra khỏi các đàm phán liên quan đến thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP – cũng sẽ được tính đến một cách nghiêm túc ». RSF khẳng định : « Phải làm mọi việc để ngăn chặn sự ra đời của một ‘‘lỗ đen’’ thông tin mới ».

Nghị định 72, ngay sau khi được công bố đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội và đa chiều trong giới blogger ở Việt Nam. Một blogger có bài viết với câu hỏi : “Nghị định 72 có ‘còng’ được tay cư dân Facebook ?”… Một trong các lo ngại lớn nhất của giới blogger tập trung xung quanh nghi vấn Nghị định 72 cấm các trang mạng cá nhân cung cấp “thông tin tổng hợp”, mà ẩn đằng sau khái niệm này có thể là một chủ trương triệt tiêu quyền tự do lưu truyền thông tin trên mạng. Theo blogger Nguyễn Văn Phú, khái niệm “thông tin tổng hợp” được định nghĩa trong mục 19 điều 3 chương 1 của nghị định, là “mơ hồ, dễ gây tranh cãi”.

Hôm qua, 01/08/2013, trả lời báo giới, Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo, tuyên bố : “Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm. Tuy nhiên, việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm.” (theo bài « Bộ TT&TT: "Không cấm trang tin điện tử cá nhân chia sẻ thông tin" », Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo ông Bảo, cũng như một số giới chức ngành truyền thông Việt Nam, thì một trong các mục tiêu của nghị định này là nhằm chống lại nạn “vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay”.

Các giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như vẫn không làm yên lòng giới blogger và cư dân mạng tại Việt Nam, sau một loạt các vụ bắt bớ nhắm vào các blogger mới đây, cùng với không khí đe dọa trấn áp bao trùm, khi nặng, khi nhẹ. Chỉ riêng trong tháng 6/2013, đã có 3 blogger, trong đó có hai người nổi tiếng, là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt (người thứ ba là anh Đinh Nhật Uy), vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại Việt Nam, báo chí và truyền thanh, truyền hình nằm hoàn toàn trong tay Nhà nước. Tổ chức phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào hạng thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng mới đây về tự do báo chí.


Copy từ: RFI

Gió mới buộc phải bắt đầu thổi.

Bà Đầm xòe

Ấy là gió về vấn đề Biển Đông. Tất nhiên từ Biển Đông gió mới sẽ len lỏi từng bước vào trong các ngõ ngách của Ba Đình.

Tôi tin là đã bắt đầu.

Cựu Thượng sĩ QĐVNCH Lữ Công Bảy, người có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống quân Trung Quốc xâm lược
Cựu Thượng sĩ QĐVNCH Lữ Công Bảy, người có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống quân Trung Quốc xâm lược

Có lẽ phải tính gió này bắt đầu từ hơi nóng tỏ ra tại Hội nghị Đối thoại Shangri –La kết thúc chừng vài tháng trước đây khi thủ tướng phát biểu chính thức trong diễn đàn Đối thoại:

“Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. 

Ngay lập tức một thị tướng của Trung Cộng đã nổi đóa lên, đòi thủ tướng phải nói rõ hơn:

1“Xin ông cho biết rõ ràng khi ông nói câu đó thì ông ám chỉ chuyện gì xẩy ra ở nước nào vậy? Và khi ông nói tới “những hành động trái với luật pháp quốc tế” thì xin ông làm ơn cho biết đó là vi phạm những điều luật nào vậy?”

Ðúng là một câu hỏi khiêu khích, thách thức.

Liền đó, một vị thiếu tướng Trung Cộng khác, Thích Kiến Quốc cầm đầu phái đoàn quân đội sang dự. Ông ta đã ngang nhiên tuyên bố rằng:
 Việc tàu chiến của nước ông đi tuần trong vùng biển Ðông Nam Á là tự nhiên, vì vùng đó thuộc lãnh hải Trung Quốc.

Tiếp ngay sau Đối thoại Shangri – La là chuyến thăm nước Mỹ của Chủ tịch nước. Tại cường quốc số 1 thế giới này, Chủ tịch nước phát biểu hết sức rõ ràng tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ:

“Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học cho việc tuyên bố như vậy và do đó chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc”.

2

Tiếp đến, hôm nay tại Thủ Đô Hà Nội, 65 Văn Miếu (một trụ sở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Minh Triết Việt phối hợp với một số cơ quan báo chí và  đơn vị tổ chức “Gặp mặt, tôn vinh hành động vì Biển đảo Việt Nam” mà Ba sam loan tin:

“Cuộc gặp mặt kết thúc vào hồi 12h30′ . Đã có nhiều ý kiến tâm huyết và sâu sắc, nhiều nhân vật đặc biệt có mặt” ,

trong đó có phát biểu cảm động của TS Nguyễn Thị Thanh, người Việt ở Canada và Cựu Thượng sĩ QĐVNCH Lữ Công Bảy, người có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống quân Trung Quốc xâm lược…

Ba sàm cũng thông báo:
“Bắt đầu từ ngày mai Basam sẽ đăng tải toàn bộ video nội dung trong hơn 4 giờ đồng hồ của cuộc gặp mặt”.

Tôi tin, ngày mai báo chí “lề đảng” cũng sẽ đăng những ý kiến này, hoặc ít ra họ tổng hợp tin tức cuộc gặp và đương nhiên là có đăng kèm ảnh.

Vì sao chúng ta phải nổi gió? Có cả tỷ lý do. Nhưng lý do mà bất kỳ một người Việt Nam nào dù bị mù mắt từ khi lọt lòng cũng thấy:

Trung Cộng đang từng ngày từng giờ gặm nhấm và thu lợi từ Biển Đông của Việt Nam. Hơn thế cũng từng ngày từng giờ chúng Trung Cộng hóa Biển Đông của Việt Nam. Cái gọi là thành phố Tam Sa của họ không chỉ nằm trên giấy mà ngày một phơi bày rõ ràng hơn, như: Đưa tàu tuần tra thường xuyên trên Biển Đông; Xây dựng nhà cửa, pháo đài kiên cố trên các đảo đã chiếm được; Tổ chức đưa dân và quân ra làm ăn, trấn giữ biển đảo lâu dài.

Hơn thế, Tàu Cộng còn ngang nhiên bắt bớ đánh đập ngư dân, phá hoại tầu thuyền của ngư dân nước ta và một “biểu hiện hòa bình mới” là thu thuế 40 triệu VND/ năm cho mỗi tầu thuyền đánh cá trên Biển Đông của ngư dân nước ta.

Những hành động trên của Tàu Cộng đã lộ rõ, giặc không những đã vào hẳn nhà mình, không còn giữ tư thế là kẻ trộm cắp nữa mà ngang nhiên lộ mặt với địa vị của một ông chủ trong nhà mình.

Như thế thì, còn đâu là cơ sở để tồn tại : nhưng điểm trong 4 tốt và 16 chữ vàng nữa?

Còn đâu là cơ sở, là biện chứng, là khách quan để tồn tại luận thuyết: Việt Nam, Trung Quốc tương đồng, cùng là đồng chí với nhau, không có gì vướng mắc mà hai đảng cộng sản anh em lại không giải quyết được.

Tất nhiên, đối với nhân dân, đối với người yêu nước thì không còn, nhưng nó vẫn còn trong não trạng của những kẻ muốn rắp tâm bán nước.

Với những sự thật đã phơi ra dưới “ánh sáng mặt trời” như vậy, việc “đu dây” với Trung Cộng nhằm “tránh đổ máu – (như luận thuyết của những tín đồ “4 tốt, 16 chữ vàng” rêu rao) đã buộc phải kết thúc mà phần thiệt đã nghiêng hẳn về phía Việt Nam.

Chẳng lẽ chúng ta cùng đồng lòng để mất nước?

Chẳng nhẽ, đảng ta, nhân dân ta sau 70 năm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa mà tinh thần bảo vệ giang sơn gấm vóc lại không bằng đàn bà của các chế độ xã hội trước đây:

“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. 

Đó là những lý do để  “Gió mới buộc phải bắt đầu thổi”.

Tôi tin vào điều này.

BĐX


Copy từ: Bà Đầm Xòe

Biển Đông : Hà Nội và Manila hợp lực chống đòi hỏi của Trung Quốc

Phạm Bình Minh Albert Del Rosario dfa.gov.ph
Phạm Bình Minh Albert Del Rosario dfa.gov.ph

Trọng Nghĩa
Hôm qua, 01/08/2013, hai phái đoàn Việt Nam và Philippines do hai Ngoại trưởng dẫn đầu đã kết thúc Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác Song phương Việt – Phi tại Manila. Đối sách chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã được hai bên thảo luận với hai kết quả được Ngoại trưởng Philippines tiết lộ : yêu cầu ASEAN tăng tốc độ đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông với Trung Quốc, và tăng cường hợp tác song phương trên vụ kiện Bắc Kinh ra trước Liên Hiệp Quốc.

Phát biểu sau cuộc họp với phái đoàn Việt Nam, Ngoại trưởng Philippines cho biết ông và đối tác Việt Nam đã thảo luận về các phương thức mà hai nước có thể cùng nhau tiến hành để xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ngoài Biển Đông, trong đó có khả năng chia sẻ thông tin để bảo vệ tốt hơn lãnh thổ của mình chống lại các hành vi xâm nhập.
Trên địa hạt đa phương, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết là ông cùng đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh đã đồng ý trong cuộc họp là sẽ yêu cầu Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN sớm khởi sự các cuộc đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa xung đột vũ trang tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines đã nhấn mạnh đến từ ngữ « đàm phán » khi xác định : « Chúng tôi muốn họ (tức là ASEAN) tiến một bước khổng lồ về phía Trung Quốc… Chúng tôi đã quyết định với nhau là tham vấn ​​có lẽ là không đủ. Chúng tôi cần phải nói đến đàm phán. »
Sau nhiều tháng trời trì hoãn, cho rằng họ chỉ nói chuyện với Hiệp hội Đông Nam Á về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông « khi thời cơ chín muồi », nhân Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei vào tháng 6 vừa qua, ngành ngoại giao Trung Quốc đã đồng ý cùng với khối nước Đông Nam Á mở các cuộc tham vấn về các quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Đối với ông Del Rosario, ngay sau cuộc tham khảo ý kiến sắp được mở ra, ASEAN phải nhấn mạnh với phía Trung Quốc là phải bắt đầu lập tức các cuộc đàm phán.
Về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, báo Manila Standard Today vào hôm nay còn trích lại phát biểu của Ngoại trưởng Philippines theo đó trong cuộc tiếp xúc hôm qua, phía Việt Nam đã bày tỏ quan điểm ủng hộ vụ kiện của Philippines.
Theo nguồn tin trên, khi đề cập đến việc Philippines đưa Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, ông Del Rosario xác định : « Họ (tức là phía Việt Nam) rất ủng hộ điều này… Chúng ta đang thảo luận về khả năng hợp tác chặt chẽ với họ về việc giải quyết tranh chấp. »
Sau cùng, Ngoại trưởng Philippines cho biết là hai phía Việt Nam và Philippines cũng đã thảo luận đề nghị gần đây của Trung Quốc muốn cùng với các nước có liên can đến hồ sơ Biển Đông phát triển các khu vực tranh chấp.
Theo ông Del Rosario, Manila cũng như Hà Nội có cùng quan điểm. Đó là không chấp nhận bất kỳ liên doanh thăm dò dầu khí nào với Trung Quốc nếu Bắc Kinh khẳng định rằng họ có chủ quyền trên các khu vực nằm trong phạm vi hợp tác phát triển.
Thứ Tư 31/07 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết sẵn sàng gác vấn đề tranh chấp lãnh thổ sang một bên để cùng phát triển các vùng biển đảo. Thế nhưng lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các khu vực đó.


Copy từ: RFI

Những bài học cho tổng thống Barack Obama


VRNs (02.08.2013)Melbourne, Úc Đại Lợi - Ông bà ta dạy “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, lần này Tổng Thống Hoa Kỳ Obama ở nhà lại học được một sàng khôn.
Bài học đầu tiên là tác phong thực dụng của ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Không như các chính trị gia khác, ông Sang không cần quan tâm đến kiểu đón tiếp ngọai giao, không cần đại bác, không cần cờ xí thảm đỏ, không cần những buổi tiếp tân do Tòa Bạch Ốc chiêu đãi. Cái ông Sang cần là kết quả, là sự hiểu biết khác biệt, là Việt Mỹ tiến đến hợp tác tòan diện, là hòa hợp với người Mỹ gốc Việt, là công khai trao phong bì tận tay Tổng Thống Mỹ.
Kết quả cụ thể đã được nêu rõ trong Bản Thông Báo Chung: nâng cấp quan hệ giữa hai nước Việt Mỹ lên một tầm mức mới. Quan hệ mới này dựa trên các nguyên tắc “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Cũng chỉ vì thiếutác phong thực dụng và phân tích thực tiễn, 67 năm qua chưa ai làm được điều này.
Vấn đề nhân quyền là vấn đề được phía Mỹ đưa ra và thường dẫn đến chỗ bế tắc. Lần này đã được ông Sang thẳng thắn trao đổi với ông Obama. Kết qủa là cả hai bên “tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.
Về phía Việt Nam việc quảng bá Hiến Chương và Tuyên Ngôn cần được định hướng, không thể tùy tiện phổ biến trong “các cuộc dã ngọai nhân quyền”, gây rối công cộng, vi phạm luật pháp Việt Nam. In ấn các tài liệu cũng cần có giấy phép. Không để các “thế lực thù địch” lợi dụng quyền công dân ảnh hưởng đếnđộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ông Sang còn khẳng định “Vấn đề nhân quyền vẫn còn nhiều khác biệt”. Ở Hoa Kỳ, Tổng Thống lúc nào cũng có quyền ký đơn ân xá. Còn ở Việt Nam, để được khoan hồng tù nhân phải biết hối cãi nhận tội, rồi phải biết xin khoan hồng để được Bộ Chính Trị quan tâm cứu xét.
Blogger Điều Cày Nguyễn văn Hải vẫn ngoan cố, thà tuyệt thực đến chết không ký đơn nhận tội. Theo Hiến Pháp 1992 và theo quyết định của Bộ Chính Trị, Chủ Tịch nước như ông Sang không thể ký quyết định ân xá.
Trong cuộc họp ông Sang mời ông Obama sang thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến, nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân. Khách của chủ tịch nhà nước sẽ không bao giờ phải gặp thiểu số chống đối. Ông Sang cho biết hai triệu người Mỹ gốc Việt thành công về cả kinh tế lẫn chính trị “vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam”. Có người còn công khai tuyên bố nhờ có “Đảng” mới được thành người Mỹ gốc Việt. Ngòai kia chỉ ít người “còn chút hận thù” hay “muốn kiếm thêm chút tiền tiêu vặt”. Họ là thiểu số việc gì Tổng Thống phải bận tâm.
Làm Tổng Thống phải mạnh mẽ, phải cương quyết và phải nhanh chóng thì mới làm nên đại sự. Việc thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có gì khó khăn mà Tổng Thống phải lập đi lập lại hai chữ tham vọng, nào là “nỗ lực vô cùng tham vọng” rồi “mục tiêu tham vọng”. Tháng trước ông Sang ký một lượt 10 văn kiện giữa 2 đảng Cộng sản Việt Hoa. Ký không cần đọc, ký trước tính sau, ký sai thì sửa.
Lãnh đạo là người phải uyển chuyển và chủ động. Theo lịch trình tháng 9 mới thăm Hoa Kỳ, nhưng trong tháng 7 nếu thấy cần là thu xếp sang ngay. Nếu ông Obama thấy cần thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương thì cứ mang bản nháp ra ông Sang đã sẵn sàng để ký. Ký rồi thực thi là chuyện của phía thừa hành. Làm lãnh đạo phải mạnh mẽ, cương quyết và nhanh chóng như vậy mới được việc.
Lãnh đạo gặp nhau phải có chút quà cáp qua lại, thể hiện văn hóa phong bì. 67 năm về trước chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi phong bì cho Tổng Thống Harry S. Truman nhưng vì không được trao tận tay, nên đã không được trả lời.
Phong bì là món quà đột xuất tạo sự ngạc nhiên cho Tổng Thống Obama nên không cần đưa vào chương trình nghị sự. Quyết định gởi quà là quyết định của Bộ Chính Trị nhằm giáo dục ông Obama và phân hóa thế lực thù địch. Còn quyết định tạo bất ngờ không đưa vào chương trình nghị sự chính là của ông Sang. Mười phút trao quà là chuyện nhỏ. Lãnh đạo chỉ nên nghĩ về chuyện lớn.
Nhờ món quà, Tổng Thống Obama mới biết “Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ.” Điều này rõ ràng nhóm cực hữu không biết hay không muốn biết.
Những người cộng sản Việt Nam luôn muốn hợp tác tòan diện với Hoa Kỳ. 67 năm đã trôi qua và nếu cần thêm 67 năm nữa người cộng sản như ông Sang vẫn sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi phía Hoa Kỳ. Phía Việt Nam thời giờ không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách. Dân Việt Nam nhẫn nhục quen rồi.
Bài học học khác là 1 giờ Mỹ bằng 2 giờ Việt. Như vậy 45 phút giờ Hoa Kỳ cho buổi gặp gỡ bằng 1 tiếng rưỡi giờ Việt Nam. Cũng như vấn đề nhân quyền giữa 2 nước Việt Mỹ vẫn còn nhiều khác biệt. Tổng Thống Obama cần tôn trọng giờ Việt Nam. Nếu ông Obama cần gặp giới lãnh đạo Việt Nam ông Sang sẽ gởi tặng một đồng hồ “made in Vietnam”.
Bài học này quan trọng vì lãnh đạo Việt Nam đều từ tốn và vô tư. Có biết thế Tổng Thống Obama mới không xúc phạm đến chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Có biết thế, trước ống kính báo chí ông Obama mới kiên nhẫn không ngồi nghĩ hay làm chuyện khác, mới không đưa đồng hồ nhắc nhở đến giờ phải “go home”. Trước ống kính truyền hình làm vậy đã sức mẻ phần nào tư cách của người lãnh đạo Hoa Kỳ.
Bài học về thông dịch cũng là bài học đáng chú ý. Ông Sang cho biết Tổng Thống Obama đã “nhận lời mời thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ này”. Lạ một điều khi thông dịch viên dịch ra tiếng Mỹ cho ông Tổng Thống Obama nghe, người thông dịch tỏ ra khá lúng túng, dịch sai, chính thức xin lỗi, rồi dịch lại. Lời tiếng Mỹ khi được dịch lại tiếng Việt lại nghĩa là Tổng Thống Obama hứa sẽ “…cố gắng thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ”. Cách trả lời như vậy ngụ ý ông Obama chưa có ý định, chưa có nhu cầu thực tế để thăm và làm việc với phía Việt Nam.
Nhìn chung chỉ chưa đầy 1 tiếng rưỡi gặp gỡ, Tổng Thống Obama đã học được rất nhiều điều để có thể hiểu mà “Đối Tác Tòan Diện” với phía Việt Nam.
Nhưng bài học lớn nhất mà Tổng Thống Obama học được là chớ có dại mà mời lãnh đạo cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.
Nguyễn Quang Duy
 
 


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Đôi điều về những ý kiến của ông Nguyễn Thanh Sơn


Sau khi xem BBC đưa   tin  những trả lời phản cảm của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn về bà con Việt kiều biểu tình ở Mỹ phản đối chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang , và sau khi xem bài phê phán Đài Việt ngữ BBC đã xuyên tạc “nó không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn trên Bolsa TV “của ngài Chủ tịch  Ủy ban người Việt nam ở nước ngoài NTS, tôi rất muốn viết gửi ông Sơn vài điều.
Trước hết tôi phải nghe lại trả lời của ông NTS trên BolsaTV xem thực hư ra sao . Vâng trong gần 15 phút tức là thời gian rất dài , ông Sơn đã trả lời có thể nói là “thao thao bất tuyệt”chỉ có hai câu hỏi của nhà Đài : Đánh giá thành công chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước và thái độ của bà con Việt kiều biểu tình chống ông Sang . Nghe cách trả lời của ông bên một quán nhậu trên bờ sông Sài Gòn sau khi ông đã tham gia một sự kiện nào đó, tôi thấy BolsaTV giống như là truyền hình ANTV vậy . Đúng là Đài nhà nên mới trả lời thanh thoát, tự tin đến như vậy , chứ nếu Đài “địch” thì bố bảo ông cũng không dám ăn nói thoải mái vô tư đến như vậy
Ông nói rất dài và trùng lặp về thắng lợi của chuyến thăm của chủ tịch nước. Điều này thì chả có gì phải bàn, nhưng nói ngắn thôi ông ạ , không người ta lại bảo ông cố ý tuyên truyền cho công lao của ngành ngoại giao . Nhưng khi trả lời phóng viên câu hỏi về cuộc biểu tình của bà con việt kiều ở DC thì ông hơi chủ quan. Chủ quan cho rằng mình quá hiểu bà con , cho rằng chỉ có một thiểu số người “cố tình giữ trong lòng một chút hận thù” , rằng đó chỉ là “ảo tưởng”, rằng “chỉ là hiện tượng”, rằng “có những người chỉ vì đồng tiền , thêm chút thu nhập”
Như vậy BBC đã đưa tin đúng. Họ không cần đưa việc ông đánh giá thắng lợi của chuyến đi, họ chỉ cần “chộp” những phát ngôn hớ hênh, phản cảm của ông để hạ bệ uy tín của ông, một tiến sĩ, một thứ trưởng, một chủ tịch mà ngu như bò
Không tự biết mình ngu, lại đăng đàn chê bai Ban Việt ngữ BBC hành xử không đúng với uy tín của một cơ quan truyền thông có uy tín thì càng nói lại càng bộc lộ cái ngu của mình . Ông nói ” Trong rất nhiều người Việt nam đã về VN , chúng tôi đã gặp và  chúng tôi  biết chứ , rất nhiều người tham gia các cuộc biểu tình trước đây từ cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết
Chúng tôi có hỏi “một vài người” tại sao lại tham gia như thế thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục  đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi .Đấy là chuyến đi của ông Triết, còn chuyến đi của ông Sang thì thứ trưởng đã gặp ai chưa mà quy chụp như vậy ?
Ừ thì cứ cho là có tổ chức nào đó phát tiền cho bà con đi biểu tình chống cộng sản thỉ “Trong rất nhiều người VN đã về VN và chúng tôi đã gặp” khi nói ở trên lại mâu thuẫn với thú nhận “chúng tôi có hỏi một vài người” . Vậy “một vài người ” là mấy người, tên họ địa chỉ đâu . Họ là việt kiều thực sự hay cá chìm ?Nếu không có tức là ông thứ trưởng bịa ra để bêu xấu bà con việt kiều ở Mỹ
Đến cái đoạn ông “so sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu” thì lố bịch và nực cười quá. Ông giải thích “Ở Mỹ , không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông , chỉ biết chấp hành và nộp phạt”" Nhưng ở VN thì người dân có quyền chất vấn Cảnh sát tôi phạm lỗi gì luật gì , tại sao dừng xe của tôi “
Ha ha , ông này toàn đi nước ngoài  nên không biết cảnh sát giao thông VN chặn xe ăn tiền như thế nào và người dân căm thù họ như thế nào. Chất vấn là nhẹ đấy, họ còn nện cho CSGT , hất lên cabo xe kia . Giọng điệu này chả khác gì giọng bà Phó chủ tịch nước ” dân chủ XHCN gấp vạn lần dân chủ TBCN” .( Thực ra câu này đâu của bà Doan, bà lặp lại một giáo trình nào đó như một con vẹt mà thôi). Không biết con trai con gái của ông đang học ở Việt Nam hay theo học ở Mỹ, một đất nước chưa chắc dân chủ bằng Việt Nam. Và học xong liệu chúng có về VN phục vụ đất nước như ông không thưa ngài tiến sĩ , thứ trưởng. Ở Việt nam có một vị thứ trưởng đại ngu ở Bộ Giáo dục, bây giờ lại có thêm một thứ trưởng đại ngu mà còn hãnh tiến nữa chứ ở ngành ngoại giao. Buồn thay cho đất nước nằm trong tay các nhà lãnh đạo vừa thiếu tầm vừa không có tâm như thế này .


Copy từ: Lương Kháu Lão

Đi biểu tình ‘chống Cộng’ mệt và tốn kém

Cập nhật: 15:52 GMT - thứ sáu, 2 tháng 8, 2013

Người biểu tình tự tổ chức ăn uống, xe cộ, cờ và biểu ngữ để lên Washington
Sau chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, chủ đề những Việt Kiều biểu tình vẫn được nêu lại, qua lời phát biểu của một thứ trưởng Bộ ngoại giao trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV.
Theo quan sát của tôi, những người mang cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình không được tiền mà thực tế hoàn toàn ngược lại, họ còn mất tiền.
Những người biểu tình thường phải đóng góp một khoản tiền tương đối lớn để tới Washington DC "phó hội".
Nhiều người xem đây như chi phí cho một chuyến "du lịch" bất đắc dĩ. Họ phải góp tiền thuê xe bus, thuê khách sạn, chi phí ăn uống cùng nhau trong khoảng thời gian thời gian vài ngày.
Thông thường khi có quan chức cao cấp của Việt Nam sang Hoa Kỳ như chức thủ tướng hoặc chủ tịch nước, các biểu tình viên còn phải theo sát lộ trình từ New York đến Washington DC tạo nên một không khí hoạt động cộng đồng rất nhộn nhịp.
Tuy hình ảnh và tâm trạng của mỗi người khác nhau nhưng thực tế cho thấy có động lực thúc đẩy từ bên trong không có tiền bạc nào mua được.
Tôi cũng từng tham dự các cuộc biểu tình này với một tâm trạng hào hứng và tò mò mang tính đối mặt.
Cho dù, đứng giữa biên giới giữa báo chí và người có chính kiến, tôi tin rằng những người biểu tình đại diện cho một loại cảm xúc tập thể.
Có thể do lòng căm thù chế độ cộng sản khiến họ phải hô to đòi đả đảo và cào bằng tất cả những thứ gì dính đến quan chức cộng sản.
Có thể đây cũng là một biện pháp trị liệu tâm lý cho những người lớn tuổi như kiểu có nơi để đòi chửi "con nợ" sau những ngày tháng bị đọa đày, bị đánh mất.
Sau cuộc biểu tình, có nhiều lúc trên xe bus, nhiều cụ già từng ở tù cải tạo thường sảng khoái hẳn vì các cụ tin rằng hôm nay đã thay mặt nhân dân chửi "bọn cộng sản bán nước hại dân một trận đã đời”.
"Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn"
Họ còn nói: “Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn."
Trong lúc đó, một số người đi biểu tình cũng chỉ là mong muốn làm một việc gì đó ý nghĩa cho cuộc sống, như việc cầm biểu ngữ kêu gọi thả những người người bất đồng chính kiến.
Những người trẻ hơn khi đi biểu tình thì cũng phải bỏ cả ngày làm việc, trả hết mọi chi phí để đón đường "kháng nghị thị uy" với các quan chức cộng sản để cho họ thấy màu sắc tự do dân chủ ở Hoa Kỳ.

Theo bám các phái đoàn

Thông thường các phái đoàn quốc khách đến thăm viếng Hoa Kỳ đều có lịch trình. Những người đứng ra tổ chức biểu tình thường được một số thông tin nào đó như chỗ ăn ở khách sạn, các cơ sở diễn thuyết, địa điểm chiêu đãi.
Thế là, sẽ có những người âm thầm mua phòng tại khách sạn đó trong nhiều ngày trước. Những khách sạn như để đón lãnh đạo nước ngoài cũng không hề rẻ.
Khi chốt được phòng khách sạn rồi thì lúc đó không ai còn đuổi được ngay cả mật vụ Hoa Kỳ.
Chẳng hạn trong chuyến ông Phan Văn Khải viếng thăm, các biểu tình viên chốt tại tầng trên khách sạn Mayflower, làm nên những cuộc đối mặt trực diện với các quan chức Việt Nam.
Nếu có nhân viên an ninh mật vụ làm khó dễ thì cứ việc tranh luận gay gắt la to "cho bõ ghét".
Mục tiêu của họ chủ yếu là chọc tức và thị uy cho "phía bên kia" bị mất mặt trước dư luận thế giới vì hành vi đàn áp nhân quyền.
Sau cuộc biểu tình hình ảnh đưa ra trước dư luận, người ta mới có cơ hội nói tới tình trạng nhân quyền bị đàn áp ở Việt Nam.
Cũng có hành vi tạt rượu, ném trứng, hay đánh nhau cũng thường xảy ra trong các chuyến viếng thăm trước đây.
Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, bà Lý Lệ Hoa, một người bị mất đất đã căng biển tố cáo công ty Becamex ngay tại bên trong nội thất, ngay trước biểu ngữ "nhiệt liệt chào mừng…" dành cho ông Trương Tấn Sang.
Bà Lý Lệ Hoa biểu tình một mình ở cả trước Tòa Bạch Ốc
Hình ảnh này đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười cho hai phía quan chức Việt Mỹ.
Mục đích của bà Hoa đã đạt được nhưng số tiền bỏ ra trong tuần đó không ít, không thể dưới 5,000 USD.
Cũng nhiều lúc, có người cũng quá mệt vì chuyện phải đi biểu tình chống cộng sản này nọ.
Tâm lý là "không đi thì cảm thấy không có lương tâm nhưng đi hoài thì cũng hô hào đả đảo vài câu rồi ai về nhà nấy, tình hình Việt Nam khó lòng thay đổi", có người nói.
Thực ra nhiều vị còn mong sao cho quan chức Việt Nam đừng qua đây nữa để khỏi phải đi biểu tình vì đi biểu tình là phải tốn tiền.


Copy từ: BBC

Mạng lưới blogger Việt Nam và điều 258 BLHS

Mẹ Nấm (Danlambao) - Tôi tin chắc một điều rằng chỉ cần có một người không từ bỏ quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm của mình thì chắc chắn rằng giấc mơ tự do ấy sẽ trở thành hiện thực... Mạng lưới blogger Việt Nam - sự liên kết đầu tiên của những người dám nói và quyết tâm bảo vệ quyền cơ bản của mình đến cùng trước điều 258 BLHS. Một chiếc đũa có thể bị bẻ gãy, nhưng người ta không thể bẻ cả bó đũa. Tương tự như việc nhà nước Việt Nam có thể bắt giữ một blogger trong im lặng, nhưng rõ ràng chuyện đó không thể tiếp diễn nếu các bloggers đoàn kết lại và đem tiếng nói cùng khao khát quyền tự do bày tỏ của mình ra với thế giới.

*

Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm có thể được xem là một trong những quyền cơ bản bị liệt vào hàng nhạy cảm tại Việt Nam. Trên thực tế, tự do ngôn luận luôn được định hướng là phải có khuôn khổ, và bày tỏ quan điểm là phải đúng kiểu, đúng cách.

Nếu ai đã từng “được” mời làm việc với cơ quan an ninh sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm này, bởi những gì bạn viết, bạn bày tỏ trên mạng Internet luôn được các nhân viên công vụ hỏi đi hỏi lại rằng có phải bạn viết vì có người xúi dục, có người đặt hàng hay không. Với lực lượng “còn đảng còn mình”, họ không bao giờ chịu hiểu rằng, việc bày tỏ suy nghĩ, thái độ qua con chữ là sự tự do trong suy nghĩ tối thiểu của mỗi con người.

Trước tình trạng các bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và người sử dụng facebook bày tỏ quan điểm của mình là Đinh Nhật Uy bị bắt giam một cách tùy tiện bởi điều 258 Bộ luật Hình sự, lần đầu tiên, những người viết blog cùng ngồi lại với nhau để mạng lưới blogger Việt Nam ra đời với Tuyên bố: Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (được gọi tắt là Tuyên bố 258) vào ngày 18/07/2013.

Điều 258 Bộ luật hình sự của nhà nước Việt Nam được ví von như một cái bẫy mơ hồ và thường được sử dụng tùy tiện để bắt giam những người công khai bày tỏ thái độ và chính kiến của mình trước chủ trương và đường lối của đảng Cộng sản.

Với kinh nghiệm cá nhân của một người đã từng bị bắt khẩn cấp vì điều 258, tôi hiểu rõ hơn ai hết việc một công dân không được cơ chế luật pháp bảo vệ những quyền lợi cơ bản và chính đáng trước pháp luật như thế nào, nên việc ra đời của mạng lưới blogger Việt Nam ở thời điểm này hoàn toàn là một sự khởi đầu của những người dám CÔNG KHAI nói, dám CÔNG KHAI đứng cùng nhau để bảo vệ quyền được nói của mình là hoàn toàn hợp lý và chính đáng.

Có thể nhìn vào hơn 100 người ký tên hiện tại so với dân số Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ rằng chỉ là muối bỏ bể, rồi sẽ chẳng vào đâu bởi cách hành xử “luật là tao, tao là luật” của nhà nước. Nhưng tôi tin chắc một điều rằng chỉ cần có một người không từ bỏ quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm của mình thì chắc chắn rằng giấc mơ tự do ấy sẽ trở thành hiện thực.

Mạng lưới blogger Việt Nam – sự liên kết đầu tiên của những người dám nói và quyết tâm bảo vệ quyền cơ bản của mình đến cùng trước điều 258 BLHS. Một chiếc đũa có thể bị bẻ gãy, nhưng người ta không thể bẻ cả bó đũa. Tương tự như việc nhà nước Việt Nam có thể bắt giữ một blogger trong im lặng, nhưng rõ ràng chuyện đó không thể tiếp diễn nếu các bloggers đoàn kết lại và đem tiếng nói cùng khao khát quyền tự do bày tỏ của mình ra với thế giới.

Khi Tuyên bố 258 được các thành viên của mạng lưới blogger Việt Nam trao tận tay Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), chúng tôi đã được khuyến khích là “hãy lên tiếng”.

Vâng, nếu chính chúng ta không lên tiếng vì quyền lợi của mình thì sẽ chẳng ai có thể giúp ta có được nó.

Freedom is not free!




Copy từ Dân Làm Báo

"TÀ ÁO DÀI ĐẦU TIÊN XUỐNG ĐƯỜNG "

TÂM SỰ MỘT CÔ GIÁO TRẺ TỪNG THAM GIA BIỂU TÌNH CHỐNG XÂM LƯỢC HAY CÂU CHUYỆN : "TÀ ÁO DÀI ĐẦU TIÊN XUỐNG ĐƯỜNG "



Chẳng hay ho gì khi phải lang thang hò hét trên đường phố, nhưng tôi không biết có cái gì đó cứ thúc giục tôi đi … Giờ tôi mới khổ như vầy, thôi thì tôi chịu thôi, mấy anh có làm gì tôi thì tôi cũng ráng mà chịu, nhưng tôi sẽ chia sẻ trên facebook với bạn bè và gia đình tôi để được họ nắm bắt tình hình khó khăn của tôi và nếu tôi và chồng tôi có chuyện xui rủi gì thì họ biết mà giúp chúng tôi.
 
 
 
Cũng như số mệnh của bao nhiều người xuống đường chống tàu trong những năm vừa qua, tôi đây may mắn hơn! Có người bị vứt mắm tôm vô nhà, bị an ninh theo dõi, bị an ninh mách cha mách mẹ, bị an ninh cho côn đồ hăm dọa ngăn đe, bị an ninh chocồn đồ quẹt xe, “được” an ninh mời cafe an ủi khuyên răn, “được” hầu chuyện vui vẻ với an ninh, (nói chung tốt xấu gì cũng có) ... Tôi thì hên nhiều hơn xui … “được” mời làm việc mấy lần, “được” họ quan tâm khuyên nhủ, “được” họ đến thăm ba mẹ (họ nói gì với ba mẹ tôi, tôi cũng không biết, nhưng mà tôi đã bị mắng tơi bời). Gần đây, họ làm việc với cả ban lãnh đạo của ông chồng tôi (người không liên quan gì đến việc làm yêu nước của tôi). Cơ quan của chồng tôi đã yêu cầu ông chồng tôi là phải quan tâm khuyên bảo vợ …

Quá bức xúc vì những việc làm của mình không hề chống đối nhà nước, mà chỉ một lòng vì muốn noi gương các tiền nhân dẹp giặc tàu, giặc đói, giặc dốt và vì một Việt Nam tiến bộ mà tôi phải gặp những hệ lụy kéo dài như thế, liên quan đến cả công ăn việc làm của chồng mình mà tôi viết bài viết này để một lần nói hết tất cả những suy nghĩ thật lòng của tôi cũng như giải bày các lý do vì sao tôi lại làm thế, cũng như trả lời câu hỏi đầy lo lắng của ông chồng tôi “Em có nhận tiền khi đi biểu tình hay không?”

- Trong những năm 2011, đặc biệt vào khoảng tháng 6 tháng 7 năm 2011, tôi tình cờ kết bạn và đọc được nhiều thông tin từ các tờ báo từ nhiều lề về tình hình Trung Quốc lấn át và ức hiếp ngư dân Việt Nam. Tin tức lúc đó rất nóng và sôi sục tinh thần căm giận sự bành trướng của Trung Quốc. Tôi là người cẩn thận, tôi cũng có rà soát cả các tờ báo chính thống ở trong nước như Thanh Niên – Tuổi Trẻ ... và tôi tin tưởng là tình hình biển đảo Việt Nam ta đang hồi bị Trung Quốc lăm le xâm chiếm.
Đây là những bài mà tôi đã xem:
Chính trị - Xã hội
*Trung Quốc lộ ý đồ xâm lấn biển Đông
30/05/2011 23:57
* Chèn ép láng giềng
* Đường lưỡi bò thách thức dư luận
Rất nhiều tàu cá Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm, tranh giành ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các lão ngư, tàu cá Trung Quốc đi theo từng nhóm 20-30 chiếc là một hiện tượng bất thường so với lối đánh bắt truyền thống.
(Đình Phú - Hiển Cừ - Đức Huy)
==> Và bài này nữa:
Trên truyền hình Trung Quốc, ngày 3-6-2011, một bình luận viên nói phải tát cho Việt Nam…
(Trích đoạn)
- Tôi đã đọc rất nhiều bài viết thời điểm đó, mà tại thời điểm đó thì tin như thế này rất là nhiều. Như Vietnam Net có nhiều tin - bài như: Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông? (ngày 1-6), Trung Quốc lại ngang ngược phá cáp khảo sát của Việt Nam (9-6), Biển Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn" (14-6)...VietNamNet còn giới thiệu để bạn đọc thấy rõ hơn những vấn đề xã hội phức tạp của Trung Quốc qua loạt bài do Tuần báo Courrier International của Pháp số ra cuối tháng 6, với 7 trang trích dịch các bài báo từ Bắc Kinh, Hồng Kông và Singapore.
Báo Thanh niên, Tuổi trẻ và nhiều tờ khác cũng có nhiều tin-bài. Trên nhiều mạng cũng có những phản ứng mạnh mẽ... Nhiều báo đã kịp thời đưa tin những cuộc họp báo thể hiện sự phản ứng, công khai vấn đề biển Đông của Việt Nam thời điểm đó.
Đài ABS CBN News của Philippines dẫn lời phó giáo sư Li Mingjiang của Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nangyang (Singapore) cho rằng: đường chữ U trên biển Đông là do Trung Quốc tự vẽ ra, chứ không dựa theo luật lệ quốc tế nào; ...
- Tôi nhớ mình đã xem một cái ảnh. Ảnh của các ngư dân Việt Nam ra khơi … rồi về lại đất liền với những thùng muối to thay vì để ướp cá, họ ướp xác ngư dân Việt Nam ta bị Trung Quốc bắn chết vào đó. Tôi nhìn bức ảnh ấy và đã rơi nước mắt, tôi xót xa cho họ như những thùng muối đó đang ướp chính trái tim tôi!
- Tóm lại là từ báo chí trong và ngoài nước, những bài viết rất cụ thể chân thật, từ những trang báo đáng tin tưởng đã thật sự hướng được sự quan tâm của tôi về vấn đề chủ quyền – điều mà bấy lâu nay tôi không hề có hứng thú. Mặc dù đã trở nên hết sức thận trọng, không có gan làm loạn ngoài đường, nhưng cái chết của các ngư dân làm tôi không thể không bức xúc. Nếu bạn có người thân bị giết chết vì đánh cá trên chính đất đai của ông bà tổ tiên mình để lại, bạn có bức xúc không? Tôi thì có, vì tôi vốn rất cảm tính, tôi là người thích sống có tình cảm, và rất dễ xúc động!
- Thời điểm đó, một số trang facebook của bạn bè chia sẻ những thông báo rủ nhau đi biểu tình chống Trung Quốc tại hai đầu Hà Nội và Sài Gòn, trong đó có một trang web là NguyenXuanDien - Bauxit - Ba sam, ... Họ thông báo cho các nhân sĩ tri thức hãy làm gì để kịch liệt phản đối, hãy lên tiếng, hãy xuống đường giơ cao biểu ngữ ngăn chặn bọn tàu …. Thế là tôi đã đi và làm cái việc mà tôi cho là hết sức bình thường, mà một công dân có trách nhiệm với chủ quyền phải làm!
- Kết quả: Ghét bọn tàu thì đã hét cho đã rồi đó. Muốn đưa hình ảnh của chính mình là một người Việt Nam bình dị chống tàu thì tôi cũng đã làm được qua cách mà tôi mặc chiếc áo dài … Tôi là người đầu tiên mặc áo dài đi biểu tình chống tàu.

- Cũng muốn cho nhà nước thấy sự ôn hòa và không hề phá rối hay thù hận công an, vì vậy mà tôi đã tự nguyện chụp ảnh với một anh công an, người khuyên tôi giải tán bằng tình cảm chân thành của anh ta (đã làm tôi xúc động!!). Khi anh công an này bảo:”Anh thương em nên anh mới muốn em giải tán đó!”. Nhìn đôi mắt anh ấy ướt ướt muốn nói thêm điều gì mà không nói được, tôi đã cảm nhận ra nguy hiểm sắp kề cận, và tôi quyết định cuốn cờ, cuốn biểu ngữ giải tán!
- Cuối cùng thì có ngoan đến thế thì tôi cũng bị bắt! Họ vật bạn bè tôi xuống đất, khiêng như khiêng heo một số bạn quăng lên thùng xe. Tôi bị xố đẩy, trầy chân, bầm chân, bầm mình, rồi còn bị chửi “Đụ má, đụ mẹ” rùm beng từ miệng của những an ninh mặc thường phục … rồi tôi cũng bị quăng lên thùng xe như các bạn trẻ khác. Chưa bao giờ ngồi trên một chiếc xe của công an kiểu như vậy. Xe rú còi chạy rất nhanh, chúng tôi phải bám chặt vào thành xe để không rớt xuống đường. Ngay lúc đó mà một bạn còn ráng hô lên “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Tà áo dài của tôi bay phấp phới!
- Sau đó thị bị làm việc tại đồn, lúc đầu thì căng thẳng, nhưng sau đó thì khá thân thiện. Họ lo ăn lo uống và chở tôi ra bến xe tiễn tôi về Cần Thơ.
An ninh ở Cần Thơ tiếp tục mời tôi làm việc và anh này rất tốt. Tôi cảm nhận thế chứ không thể giải thích được. Sau đó tôi về Phụng Hiệp – Hậu Giang cho con trai vào lớp một, thì được an ninh Hậu Giang làm việc vài lần … Nghĩ mà buồn bực, vì chỉ một lần bị bắt thì họ theo dõi, quản lý, nhắc nhở tôi hoài đến tận bây giờ, kể cả ông chồng tôi là đảng viên hơn 10 năm tuổi đảng không liên quan đến việc này cũng bị làm phiền …
- Ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tham gia làm cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Bác còn khổ tâm hơn tôi nhiều. Tôi không dám so sánh mình như bác, mà thật ra tôi bị ảnh hưởng bới Bác Hồ. Tôi không thần tượng Hồ Chí Minh như những bạn trẻ cuồng đảng, nhưng tôi thật sự bị ảnh hưởng bởi những câu nói quá hay từ Bác.
+ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
+ Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. (Toàn tập, ST, 1986, tập 6, trang 286)
+ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299) - Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)
+ Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
+ Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 50)
(Hồ Chí Minh)
Nói ra mấy câu này, bao lần tôi bị các bạn chống cộng ném đá tơi bời, cũng như mấy bạn cờ đỏ không thích tôi nói về HCM vì các bạn ấy không thích tôi chống TQ anh em của họ, nhưng tôi thích các tư tưởng ấy của Bác thì nói là thích.
- Dù các an ninh cố làm giảm nhẹ quy mô, mức độ các cuộc tuần hành biểu tình để làm yên lòng Trung Quốc làm Việt Nam an ninh ổn định thì bọn Trung Quốc họ có thèm để tâm đến đâu, lâu lâu chúng vẫn ức hiếp ngư dân đấy thôi. Bây giờ tôi không có đi biểu tình nữa. An ninh Sài Gòn ép tôi ký một cam kết “không đi biểu tình chống TQ nữa” và tôi đã ký rồi. Còn lưu tờ cam kết đó ở Quận I. Sao làm phiền tôi hoài vậy? Đừng dồn tôi vào bước đường cùng đến nỗi tôi không còn gì để mất và trở thành một thành viên của một nhóm đối lập nào đó.
- Có lẽ đã bao nhiêu năm rồi Việt Nam mới có những cuộc biểu tình như thế. Không những ở trong nước là Hà Nội và Sài Gòn mà biểu tình đã đồng loạt nổ ra tại nhiều nước khác … Tôi tự hào vì mình đã góp phần làm nên một điểm nhấn trên một trang lịch sử vẻ vang của quê hương. Chống ngoại xâm thì không bao giờ là sai trái, mà đó là vì lòng yêu nước tự nhiên trong tôi nổi lên vào thời điểm đó mà thôi. Tôi không làm thế để được nổi tiếng, và cũng không dự trù được hết những tai hại mà nó sẽ xảy ra cho mình cho đến ngày hôm nay. Chỉ có thể nói gọn như thế này: Lòng yêu nước của tôi lúc ấy là theo bản năng vựt đậy, nó là một thứ tình cũng như tình yêu đôi lứa, không ai có thể mua chuộc – xúi giục – chỉ đạo, … không có ai trả tiền gì đâu , … tôi thề là ko hề có ai trả tiền cả, mà tôi lại còn tốn tiền đi đứng nữa cơ!
"Tôi yêu đất nước này chân thật, như yêu anh nụ hôn ngọt trên môi …"
- Yêu nước có phải là một cái tội không?! Có ai đó lôi kéo xúi giục tôi hay không … tôi xin thưa là nếu lôi kéo thì tôi sẽ không đi, vì tính tôi thích làm cái gì thì hãy để cho tôi tự nguyện. Tôi coi điều lôi kéo xúi giục đó chỉ dành cho trẻ con.
- Các bạn an ninh bảo tôi hãy để nhà nước lo. Tôi lúc đầu không thích vậy, nhưng bây giờ thì tôi cũng đã đồng ý để nhà nước lo rồi mà. Tuy nhiên tôi cũng nói là lịch sử đã ghi lại rất nhiều vết nhơ của nhiều ông như Trần Ích tắc, hay Trọng Thủy rồi đó .vv. Tóm lại tôi cũng đã giao cho nhà nước lo rồi. Tôi sẽ ráng mà tin nhà nước. Tôi vẫn xem báo đài và dò xét từng động thái nhỏ của nhà nước mỗi ngày. Nhà nước chỉ là một dạng chính thể, được sinh ra để làm công tác quản lý. Còn “Tổ quốc” thì thuộc về Nhân Dân.
- Những việc mà tôi làm tóm lại đó là những cư xử rất có tính xây dựng chứ không phải phá hoại. Bởi khi có sự tương tác giữa các bên có liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn.
- Biểu tình có đòi lại được đảo không? Trước mắt thì là không. Chẳng hay ho gì khi phải lang thang hò hét trên đường phố, nhưng tôi không biết có cái gì đó cứ thúc giục tôi đi … Giờ tôi mới khổ như vầy, thôi thì tôi chịu thôi, mấy anh có làm gì tôi thì tôi cũng ráng mà chịu, nhưng tôi sẽ chia sẻ trên facebook với bạn bè và gia đình tôi để được họ nắm bắt tình hình khó khăn của tôi và nếu tôi và chồng tôi có chuyện xui rủi gì thì họ biết mà giúp chúng tôi.
- Yêu nước thì có dám cầm súng ra trận không? Xin trả lời là ai có việc nấy, tôi chuyên về chống giặc dốt (dạy học) nhưng khi súng giặc kề vào đầu thì ai cũng phải phản vệ, và tôi lúc ấy cũng sẽ vơ hốt bất kỳ cây súng nào mà bóp cò đại thôi chứ sao giờ!! Còn bộ đội nữa mà, họ dạo này làm kinh tế dữ lắm, như anh Viettel đó, sao họ ko dẹp kinh tế để lo cầm súng bắn tụi tàu đi, mà bắt tôi một phụ nữ gầy nhom 42 kg phải lo? Tôi không biết bắn súng, nhưng nếu cho tôi đi giặt đồ nấu cơm khi có chiến tranh thì tôi sẽ đi. Chỉ sợ tôi bị chê mà trả về.
- Khi tôi gõ những dòng chữ tâm sự này thì hình ảnh các anh chị bạn bè năm 2011 đang hiện về trong ký ức của tôi. Dù là tôi không quen biết tất cả bọn họ. Cám ơn số mệnh đã thắp sáng lên trong tôi niềm tin vào lòng yêu công lý và yêu quê hương Việt Nam.
"Chúng ta – những bóng ma
từ thuở mang gươm đi mở cõi
ngón chân Giao Chỉ đã cày sâu
như những mũi kim khâu chặt người vào đất
Chúng ta – những bóng ma đi giữa phố hôm nay với tình yêu ngây ngất
mồ hôi quyện vào xương máu cha ông
mặn hơn bất kỳ thứ nước mắt cá sấu nào
đã từng than thở trước vong hồn dân tộc
thứ nước mắt nuốt sống niềm tin
thứ nước mắt ăn mòn sự thật
Chúng ta – bóng ma của những cuộc tuần hành giữa trưa
ai thấy không dám tin, ai tin không dám nói
ai nói không dám nhận, ai hận không dám kêu
những dấu chân Giao Chỉ đã vẽ nên biên cương lãnh thổ
qua vài ngàn năm bỗng dưng mất tích
bốc hơi như một cơn thở hắt của mùa hè
(thơ sưu tầm)
Phan Thị Thùy Linh - Cần Thơ


Copy từ: Bùi Hằng

Người Việt ở Paris biểu tình đòi thả tù nhân lương tâm ( chiều 2/8/2013)

TÌNH HÌNH DÂN OAN VÀ TRANH ĐẤU TRONG NGÀY 2-8-2013

TỔNG HỢP NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý VỀ TÌNH HÌNH DÂN OAN VÀ TRANH ĐẤU TRONG NGÀY 2-8-2013

Vào lúc 18h38 PM tôi nhận thông tin từ cháu Nguyễn Trí Dũng con trai anh Nguyễn Văn Hải - Anh Điếu Cày qua điện thoại và tôi ngay lập tức đã  đăng tải lên trang facebook cá nhân của Bùi Thị Minh Hằng :

VUI! VUI! VUI!
Vui mà tôi lại KHÓC nè bà con ơi. Tôi vừa gọi cho cháu Nguyễn TRí Dũng và buông máy. Cháu chuyển lời tôi báo tin và gửi lời chia vui hết thảy mọi người là: " ĐẠI THẮNG CÔ NHÉ!"
Cháu đã gặp bố là anh Điếu Cày được chừng 7 phút tại trại giam . Sức khỏe anh vẫn yếu và đang hồi phục. Viện Kiểm Sát Nghệ An đã buộc phải giải quyết đơn và anh đã ăn lại
Cháu cũng nhắn với tôi : "Cô Bùi Hằng nói dùm con với cái bọn báo Côn an và VTV hãy chuẩn bị tinh thần đi nhé! sẽ có bằng chứng phơi mặt chúng nó ra vì chúng quay lén rất nhiều những sinh hoạt của anh Điếu Cày để ghép , cắt làm phóng sự" . Việc ký giấy của trạm xá là hoàn toàn do chúng nó tự làm ( Đúng như có ai đã phát hiện chữ ký là của một người )....
CHÚC MỪNG ANH ĐIẾU CÀY CỦA CHÚNG TA VẪN ĐANG KIÊN TRUNG TRONG TÙ VÀ CÙNG BÊN NGOÀI ĐẤU TRANH PHƠI BÀY BỘ MẶT THẬT TÀ QUYỀN


Rất , rất nhiều người đã chia sẻ tin vui này

Từ facebooker : Gio Lang Thang :
 hận tin từ Trí Dũng con Điếu Cày: Ông Hải gửi lời cảm ơn tất cả mọi người. Tay Nga ở VKSND Nghệ An ngày 27/07 đã phải vào trại để giải quyết đơn khiếu nại và xin ông Hải ăn uống trở lại. Việc tuyệt thực của Điếu Cày đã thành công và ông gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người. Việc tiếp theo của mẹ con cô Tân và Trí Dũng là ra HN để tính sổ với đám báo CAND và ANTV!

Thêm tin lúc 20h 13PM :
"Update thêm tin từ Nghệ An:

- Điếu Cày hơn 30 ngày tuyệt thực hiện rất yếu và đang tập ăn cháo. Ngày 27/07 nhân ngày thương binh liệt sỹ, VKSND Nghệ An đã vào an ủi, thăm hỏi và chấp nhận yêu cầu của người cựu lính quân đoàn Sao Vàng năm xưa.
-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sau khi báo tin về chuyện Điếu Cày tuyệt thực đã bị kỉ luật, nhưng sau đó chúng không biệt giam và giam chung với 1 tên gián điệp TQ. Hôm nay, 2/8 đã được gặp vợ là cô Nga.
Tiếp đến nguồn từ facebooker Thanh Tran đưa thông tin :
Dũng hôm nay đã được gặp bố, em bảo bố em vẫn còn rất yếu, đang hồi phục dần.
Trong chặng đường đi thăm bố, đòi công lý cho bố, Dũng nhiều lần bị kẻ lạ tấn công, gây thương tích...
Sau đây là một số vết thương trong điện thoại còn lưu giữ được (đt của em đã bị giật nhiều lần)
 — với Người Buôn Gió và 6 người khác. (4 ảnh)






Tuy mọi vết thương trên đường đi đã lành sẹo. Nhưng vết thương của cả một Dân tộc trong những ngày tháng sống dưới chế độ cs độc tài tàn bạo sẽ không bao giờ có thể xóa đi khỏi lịch sử và nhất là không thể xóa mờ trong tiềm thức chịu đựng của những con người dấn thân vì cuộc đấu tranh này
 
Nguồn facebooker Nghiêm Việt Anh
 
TIN NÓNG VĂN GIANG :
 
Sáng nay,2/8/2013 có khoảng 200 bà con,đại diện cho nông dân 3 xã Xuân Quan,Phụng Công,Cửu Cao,huyện Văn Giang,Hưng Yên đã kéo đến TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYÊN VĂN GIANG yêu cầu thụ lý đơn kiện của nhân dân 3 xã đòi ĐƯA BÀ CHỦ TỊCH HUYỆN VĂN GIANG ĐẶNG THỊ BÍCH THỦY RA TOÀ về tội HÀNH VI HÀNH CHÍNH CƯỠNG CHẾ ngày 24/4/2012 .(thực chất là cướp đất của nông dân)
Sau khi đấu tranh căng thẳng,bảo vệ chỉ cho bốn đại diện vào bên trong,rồi khoá cửa sợ bà con bên ngoài tràn vào.
Cán bộ chủ chốt đi vắng,chỉ còn hai người thường trực ký nhận đơn của bà con,dư luận đón chờ hành xử của toà án huyện Văn Giang !



CÁN BỘ TÒA ÁN KHÓA CỔNG KHÔNG CHO DÂN VÀO


Copy từ: Bùi Hằng