CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

"Đi xin" và diện kiến phó phòng "ba không"...

Người nhà Đinh Nguyên Kha: anh ruột Đinh Nhật Uy và mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Liên

Đinh Nhật Uy - Ngày 08/05/2013 sáng, khoảng 10h. Gia đình tôi nhận được giấy báo chính thức về phiên tòa xét xử hai em Kha – Uyên từ luật sư. Nhìn vào quyết định có con dấu đỏ chói, chử ký tươi hẳn hoi, tôi mừng thầm – “đã đến rồi, hai đứa, cố lên”. 
Tôi nói với hai bà mẹ: “Phải chuẩn bị đồ đạc lịch sự gửi vào trại giam cho thằng Kha và bé Uyên để tụi nó mặc khi ra tòa. Sinh viên có tri thức, là người yêu nước phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng, lôi thôi quá thiên hạ cười.”
Sau hồi hội ý, hai bà mẹ đi đến quyết định: “Áo dài và Veston nhe con” – Tuyệt! 
Vậy là phải tiếp tục làm đơn yêu cầu gặp mặt và lại phải xin gửi đồ. 
Cặm cụi soạn hai lá đơn: Đơn yêu cầu về việc gửi quần áo... và Đơn yêu cầu gặp mặt người bị tạm giữ… Mẹ chạy xuống tòa án Tỉnh Long An để nộp đơn. 
14h ngày 08/05/2013. Tại tòa án Tỉnh Long An, Mẹ vào nộp đơn. Một “đồng chí” không đeo bảng tên ra tiếp nhận đơn. Đọc hai lá đơn, anh này bảo Mẹ ngồi chờ. 
Sau một hồi lâu chờ đợi, 2 tiếng trôi qua, anh này quay lại và quyết định nhận một lá đơn “Đơn yêu cầu về việc gửi quần áo…”, còn lá đơn kia trả lại mà không cho biết lý do.
- Sao chú nhận một lá vậy, còn cái kia thì sao?
- Xếp đi vắng rồi, bây giờ tôi chỉ nhận cho cô lá này thôi, cái kia chờ xếp về.
- Vậy mai tui xuống nộp cái đơn kia được không? 
- Mai xếp đi khám bệnh. 
- Vậy nguyên cái tòa án bự như vầy, không ai nhận đơn của tui hết ha?
- Chỉ có thẩm phán Lê Quang Hùng là giải quyết đơn đó thôi. 
- Vậy mốt, ngày thứ 6 có xếp anh ở đây không? Tui xuống nộp đơn. 
- Không biết.
- Vậy chú cho tui xin lịch trực của ông Hùng để tui gặp nộp đơn.
- Không biết.
- Vậy chú chỉ cho tui biết người nào biết lịch trực để tui qua hỏi.
- Cái này không phải trách nhiệm của tôi. Có gì thì cô cứ đi hỏi luật sư. 
Nói xong, đoạn anh này bỏ đi, bỏ lại mẹ cầm tờ đơn, run run, nóng giận. 
Nếu là tôi, tôi sẽ nóng giận, mất bình tỉnh bởi thái độ của “đồng chí” “không bảng tên” này. Tôi sẽ xin gửi “đồng chí” vài câu hỏi này ngay:
- Tôi hỏi đồng chí, đồng chí lãnh lương từ đâu?
- Đồng chí làm trong ngành tư pháp hay làm tại sạp bán hàng sôn trung quốc giá rẽ tại vỉa hè?
- Thái độ tiếp dân với tiêu chí “ là con của nhân dân” như vậy có hợp lý hay không? 
- Tôi có thể gọi “đồng chí” bằng cái tên “đồng chí ba không” được không? KHÔNG BẢNG TÊN , KHÔNG TRÁCH NHIỆM, KHÔNG BIẾT GÌ” 
Nhưng đó là suy nghĩ của tôi, Mẹ lại khác. Nuốt cục giận, bình tĩnh, mẹ quay ngược ra phòng tiếp dân để trình bày tiếp sự việc và muốn được giải quyết. Đồng thời mẹ xin tờ giấy, viết đơn khiếu nại về hành vi thiếu trách nhiệm, tiếp dân không đúng thái độ của “đồng chí ba không” này. 
Tại phòng tiếp dân, đồng chí Bàng – trạc 60 tuổi tiếp Mẹ với thái độ hòa nhã hơn vì biết Mẹ đã trải qua một cuộc tranh cãi phi lý. Chú này tiếp thu mọi ý kiến, tiếp nhận đơn khiếu nại và làm thủ tục nộp tại phòng Hành Chánh & Tư Pháp. Chú Bàng dẫn Mẹ xuống phòng Văn Thư ngồi đợi và viết biên nhận nhận đơn và giấy hẹn. 14/05/2013 sẽ có câu trả lời. Cuối cùng, nguyên cái tòa án lớn như vậy cũng đã giải quyết xong một công việc đơn giản. 
Thiết nghĩ, mọi công chức nhà nước ăn lương từ tiền thuế nhân dân. Ai cũng tôn trọng pháp luật và làm đúng nghĩa vụ, trách nhiệm thì không thể nào xảy ra tình trạng bất công cho nhân dân được. Một tòa án, hai cách cư xử khác biệt. Phải chăng là do tính chất con người hay cơ chế dẫn dắt để phát sinh thói cậy quyền hà hiếp nhân dân? 
Cuối cùng, Mẹ cũng được biết tên của “đồng chí ba không”: TRẦN VĂN CẢNH - Phó phòng HÀNH CHÁNH & TƯ PHÁP tòa án nhân dân Tỉnh Long An. 
Nếu ai có về Long An quê tôi, xin dành chút thời gian nghé qua TAND Tỉnh Long An để được biết rõ hơn về đầy tớ nhân dân - “đồng chí ba không”.




Copy từ: Dân Làm Báo

Hai Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa



Thái Văn Cầu

Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của các học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Trung Quốc [1].
Trong hơn một thập niên nay, học giả người gốc Hoa và quan chức Trung Quốc nhiều lần đề cập đến Công hàm 1958 với cùng nhận định [2].
Qua nghiên cứu phổ biến năm 1996, chuyên gia luật quốc tế người Pháp phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm 1958 trên cơ sở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, kể từ Hội nghị Geneva mùa Hè năm 1954 cho đến cuối tháng tư năm 1975, hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17. Một số chuyên gia luật quốc tế khác đưa ý kiến bác bỏ nguyên tắc ngăn chặn (estoppel) có thể được viện dẫn từ Công hàm 1958 [3].

Mục đích của bài viết này là để trả lời câu hỏi, có chăng hai Nhà nước (States) Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), và để xét đến một số vấn đề nóng bỏng liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.


1. HAI VIỆT NAM?

Hội nghị Geneva 1954, với sự tham dự của Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ, và ba nước Đông Dương, đưa đến việc ký kết Hiệp định phục hồi hoà bình trên bán đảo Đông Dương. Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nói, hai miền Bắc và Nam Việt Nam tổ chức bầu cử tự do, dưới sự giám sát của quốc tế, vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất đất nước. Cuộc bầu cử năm 1956 không xảy ra như quy định [4].
Tháng Một năm 1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận VNDCCH và VNCH làm thành viên.
Liên Xô lập luận, “ở Việt Nam hai Nhà nước riêng biệt hiện hữu, khác biệt trong cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, thống nhất qua bầu cử trở thành xa vời đối với Việt Nam như trong trường hợp nước Triều Tiên hay nước Đức” [5].
Không muốn công nhận VNCH, VNDCCH phản đối đề nghị của Liên Xô [6].
Khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố VNCH hội đủ điều kiện gia nhập và đa số thành viên trong Đại hội đồng biểu quyết thu nhận VNCH vào LHQ, Liên Xô dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [7].
Tháng 9 năm 1958, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thu nhận VNCH làm thành viên; một lần nữa, Liên Xô dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn [8].

Tháng 8 năm 1975, sau khi VNCH ngừng hiện hữu, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17, và VNDCCH nộp đơn gia nhập LHQ. Mặc dù ở Đại hội đồng LHQ, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của CHMNVN và VNDCCH, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [9].
Từ cuối năm 1975 cho đến tháng 7 năm 1976, chính phủ CHMNVN và VNDCCH tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, khai sinh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tháng 9 năm 1977, CHXHCNVN chính thức gia nhập LHQ [10].
Trước sự kiện Mỹ dùng quyền phủ quyết năm 1975, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn chặn hai Nhà nước CHMNVN và VNDCCH gia nhập LHQ là “sự vi phạm toàn diện các quy định rõ rệt của Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng” [11].
Phản ứng của Trung Quốc cho thấy chính Trung Quốc cũng công nhận, từ Hội nghị Geneva 1954 cho đến muà Hè năm 1976, Việt Nam có hai Nhà nước riêng biệt: VNCH/CHMNVN và VNDCCH. CHMNVN khai sinh năm 1969.
Để phản ánh quan điểm trên, Trung Quốc đề nghị lập quan hệ ngoại giao với VNCH sau Hội nghị Geneva năm 1954 và sau Hội nghị Paris năm 1973. VNCH không đáp ứng đề nghị của Trung Quốc [12].
Phản ứng không thuận lợi của Liên Xô hay Mỹ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ngăn chặn nỗ lực gia nhập LHQ của VNCH/CHMNVN và VNDCCH trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, hành động ngăn chặn hay không công nhận của một vài nước không thể phủ nhận sự hiện hữu của hai Nhà nước trên đất nước Việt Nam trong hơn hai thập niên, như tổ chức LHQ và Điều 3 của Công ước Montevideo 1933 khẳng định [13].
Những dữ kiện lịch sử vừa nêu chứng minh rõ ràng hai điểm sau:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.
* * *

2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM “CÔNG NHẬN” VIỆT NAM CÔNG HÒA?
Có tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa Malaysia và Singapore và đề nghị CHXHCHVN “công nhận” VNCH nhằm làm tăng “tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa” [14].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Vốn là thuộc địa của Anh, Malaysia và Singapore lần lượt giành độc lập năm 1957 và 1965; Johor là một trong 13 bang thuộc Malaysia.
Trong phán quyết về Pedra Branca năm 2008, ICJ cho rằng Johor có chủ quyền đối với Pedra Branca cho đến giữa thế kỷ XIX.
Khi Singapore nêu câu hỏi về Pedra Branca năm 1953, quan chức Johor trả lời Pedra Branca không thuộc quyền sở hữu của chính quyền Johor.
ICJ cho rằng Johor đưa quan điểm rõ ràng về chủ quyền Pedra Branca qua Công hàm 1953.
Dựa trên phương cách hành xử chủ quyền của Singapore trong giai đoạn 1953-1980 và dựa trên sự thiếu vắng hoạt động hành xử chủ quyền của Johor và của Malaysia, đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm, kể từ giữa thế kỷ XIX, ICJ kết luận ở thời điểm năm 1980, khi Malaysia và Singapore chính thức khởi kiện, chủ quyền Pedra Branca thuộc về Singapore [15].
Khác biệt giữa Công hàm 1953 của Johor và Công hàm 1958 của VNDCCH:
1. Về Công hàm 1953 của Johor:
- ICJ kết luận, dựa trên chứng cứ lịch sử, Pedra Branca thuộc chủ quyền của Johor cho đến giữa thế kỷ XIX.
- Johor không hành xử chủ quyền đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm sau đấy.
- Công hàm 1953 của quan chức Johor phủ nhận chủ quyền Pedra Branca thuộc Johor.
- Trong gần 30 năm sau khi có Công hàm 1953, Singapore hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Pedra Branca trong khi Malaysia không có hành xử nào đáng ghi nhận.

2. Về Công hàm 1958 của VNDCCH:
- Quốc gia Việt Nam (QGVN) và Nhà nước kế thừa, VNCH, luôn luôn khẳng định và hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Hoàng Sa – Trường Sa [16].
- Từ khi khai sinh cho đến cuối năm 1975, VNDCCH không đòi chủ quyền Hoàng Sa -                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           Trường Sa. Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH ra đời trong bối cảnh này.
- Vì cộng đồng thế giới công nhận sự hiện hữu của hai Việt Nam, VNCH và VNDCCH, và vì Hoàng Sa – Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH, mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa không có giá trị pháp lý.
- CHMNVN, khai sinh năm 1969 và ngừng hiện hữu năm 1976, trực tiếp hay gián tiếp, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, trước và sau khi VNCH ngừng hiện hữu [17].
Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa – Trường Sa là không cần thiết.

* * *

3.  PHÁP “XAO LÃNG” HÀNH XỬ CHỦ QUYỀN ĐẢO PHÚ LÂM THUỘC HOÀNG SA?
Có tác giả cho rằng Pháp “chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937”; Pháp“xao lãng” hành xử chủ quyền đảo Phú Lâm trong giai đoạn gần giữa thế kỷ XX [18].
Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Hai nhóm An Vĩnh (trong đó có đảo Phú Lâm) và nhóm Trăng Khuyết, thuộc Hoàng Sa, có hơn 30 đảo, đá.
Nhà địa dư người Hà Lan, trong bộ đại từ điển gần 200 năm trước, nói như sau, “Hoàng Sa là một nhóm đảo trong Biển Nam Hải, thuộc An Nam, bao gồm các đảo đá, và đầy rừng. Biển vùng này nhiều cá đến nỗi người An Nam ra đây bắt cá hàng năm. Những đảo chính là đảo Cây, Woody, Rocky, Amphitrite, Lincoln, Pattles, Roberts, Money, Duncan, Passookeah, Drummonds và Triton.” Woody là tên quốc tế của đảo Phú Lâm [19].
Khoản những năm đầu thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa, từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như ghi nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa[20].
Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp [21].
Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm [22].
Tháng 6 năm 1938, Pháp cho xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải” [23].
Trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa – Trường Sa nói chung [24].
Cuối năm 1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng Sa – Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.
Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa – Trường Sa cho QGVN.
Tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao QGVN tuyên bố Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Việt Nam. Các thành viên Hội nghị không phản đối tuyên bố của Việt Nam [25].
Trong cả ba hội nghị quốc tế ở Cairo, Potsdam, và San Francisco, tuyệt đại đa số những nước tham dự không xem Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa. Hội nghị quy định Nhật phải trao trả các vùng đất đã chiếm đoạt trong chiến tranh cho nước sở hữu. Đại diện chính quyền Tưởng có mặt ở Cairo và Potsdam nhưng không phản đối quyết định của hội nghị [26].
Đầu năm 1956, nhân cơ hội Pháp chuẩn bị rời khỏi Đông Dương như quy định ở Hội nghị Geneva, quân đội CHNDTH chiếm đóng nhóm An Vĩnh; quân đội VNCH chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH tái khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa [27].
Những chứng cứ trên chứng minh Pháp hành xử chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm đảo Phú Lâm, ít nhất là từ đầu thập niên 1920 cho đến khi họ rời Đông Dương. Người Nhật và người Tàu đến đảo Phú Lâm để khai thác phốt phát khi đảo Phú Lâm không là “terra nullius” (đất vô chủ).
* * *

4. ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”?
Trong phong trào chỉnh sửa Hiến pháp 2013 hiện nay, có không ít ý kiến đề nghị đổi tên nước thành VNDCCH.
Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Trung Quốc, một tên nước VNDCCH hay tương tự như CHDCVN, do không khác biệt đáng kể khi dịch sang tiếng nước ngoài, sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình đấu tranh vì chủ quyền trên Biển Đông [28].
Một tên nước “Cộng hoà Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
* * *

5. HƯỚNG ĐI TỚI CHO VIỆT NAM TRƯỚC ĐE DỌA CỦA NGOẠI BANG
Bài viết này góp phần giải đáp câu hỏi: Có chăng hai Nhà nước Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước CHXHCNVN, và từ đấy, giải đáp các vướng mắc liên quan đến Công hàm 1958 cũng như mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH trong giai đoạn trước năm 1975 về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Bài viết đồng thời phản biện một số quan điểm về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. Theo nguyên tắc này, ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian lâu dài [29].
Việt Nam nên nhận thức rằng:
(1) Việc Trung Quốc khẩn trương thành lập thành phố hành chính Tam Sa để quản lý Hoàng Sa – Trường Sa, tổ chức du lịch ở Hoàng Sa, v.v. là đi sát với nguyên tắc “quieta non movere”, nhằm chứng minh với thế giới Trung Quốc đang hành xử chủ quyền “một cách hoà bình” đối với các đảo, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam cho đến khi bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1956, và chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974 và năm 1988.

(2) Sự leo thang xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc qua hành động cắt dây cáp, sách nhiễu, hành hung ngư dân, hay bắn vào tàu ngư dân hành nghề ở vùng biển cổ truyền của Việt Nam cho thấy phản ứng của Việt Nam, qua tiếp tục họp báo lên án, tiếp tục trao công hàm phản đối, v.v., trong nhiều năm nay, không khiến cho Trung Quốc lùi bước [30].

(3) Phương cách hành xử trong giai đoạn 1953-1980 đối với Pedra Branca của Singapore và Malaysia (nước ban đầu có chủ quyền đối với Pedra Branca), và quyết định của ICJ trao chủ quyền Pedra Branca cho Singapore năm 2008 là bài học có giá trị cho Việt Nam.
So với Trung Quốc, Việt Nam có chứng cứ lịch sử rõ ràng, có cơ sở pháp lý vững chắc đối với chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.
Dựa trên quyết định của ICJ trong các trường hợp khác nhau, bài viết cho thấy việc kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa gây nhiều bất lợi cho Việt Nam và tạo nhiều thuận lợi cho Trung Quốc.
Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ:

– Bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
– Khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, và để hình thành một xã hội dân sự, cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự tín nhiệm rộng rãi của cộng đồng thế giới.
– Chính sách đối ngoại minh bạch, rõ ràng, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổn định.
Lịch sử đang trông chờ.

T.V.C.


Chú thích:

1. ”Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?”, Việt Hà, 2013.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-wants-maintain-status-quo-scs-vh-03152013160853.html
“Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, Nhóm PV Biển Đông, 2011
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1

2. “China’s War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications”, King Chen, 1987, p. 46.
“Toward a New Framework for Peaceful Settlement of China’s Territorial and Boundary Disputes”, Junwu Pan, 2009, p. 172
“Nansha indisputable territory”, Li Jinming, 2011
http://www.china.org.cn/opinion/2011-06/15/content_22789091.htm
“Experts reject Vietnamese author’s sovereignty claim over islands”, Ling Yuhuan, 2012
http://www.globaltimes.cn/content/726580.shtml

3. ”La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996, p. 122.
“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Từ Đặng Minh Thu, 2007
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
“Giải pháp cho vấn đề Biển Đông”, Tạ Văn Tài, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_TaVanTai.htm
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2123861
“Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958″, Duy Tân Joële Nguyễn, 2012
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120914_phamvandong_note.shtml

4. “The major international treaties of the twentieth century”, (II), John Ashley Soames Grenville, Bernard Wasserstein, 2001, p. 619.
“Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”, Đinh Phương, 2010
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=425786

5. “The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam”, (I), Senator Gravel Edition, 1971, p. 247
“The Vietnam Wars 1945-1990”, Marilyn Young, 1991, p. 53
“Article 4”, United Nations, 1959
http://untreaty.un.org/cod/repertory/art4/english/rep_supp2_vol1-art4_e.pdf

6. “Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance”, Douglas Pike, 1987, p. 42.

7. “Ho Chi Minh: A Life”, William Duiker, 2000, p. 500.

8.”Foreign Relations of the United States, 1958–1960”,
Volume II, United Nations and General International Matters, Document #27
http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1958-60v02/d27

9.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf

10.”Chính phủ Nhiệm kỳ Quốc hội Khoá VI (1976-1981)”, Cổng Thông tin Điện tử
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=798&articleId=2892

11.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf

12.”La Chine et le reglement du premier conflit d’Indochine (Geneve 1954)”, Francois Joyaux, 1979, p. 297
“The China-Cambodia-Vietnam Triangle”, Wilfred Burchett, 1981, pp. 36-37
“More Evidence of Beijing’s Betrayal”, Vietnam Courier, #7, 1981, p. 5

13.”Montevideo Convention on the Rights and Duties of States”, Đại học Oslo, Na Uy,
http://www.jus.uio.no/english/services/library/treaties/01/1-02/rights-duties-states.xml

14.”Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?”, Dương Danh Huy và cộng sự, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml

15.”Case concerning sovereignty over Pedra Branca, Middle Rocks and South Ledge”, International Court of Justice, 2008
http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14492.pdf

16.”White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, p. 52

17.”White Book: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos-Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN, 1982, p. 14

18.”Viet Nam, China, and the conflict in the Southeast Asean Sea”, Jonathan London và Vũ Quang Việt, 2013
http://xinloiong.jonathanlondon.net/wp-content/uploads/2013/04/143_-_WP_-_Dr_London__Dr_Vu-1.pdf
Bản dịch tiếng Việt: “Việt Nam, Trung Quốc và Xung đột ở Biển Đông Nam Á”, Jonathan London and Vũ Quang Việt, 2013
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/02/viet-nam-trung-quoc-va-xung-dot-o-bien-dong-nam-a/

19.“Algemeen aardrijkskundig woordenboek”, Jacobus Van Wijk Roelandszoon, 1821, M-P, p. 862

20.“A propos de iles Paracels”, P.A. Lapicque, Extreme-Asie – Revue Indochinoise illustrée #38, 1929, pp. 605-616
“White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, pp. 36-37
”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 104

21.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 37

22.“Oiseaux des Iles Paracels”, J. Delacour & P. Jabouille, 1930, pp. 4-5
“Contribution a l’etude des iles Paracels. Les phosphates”, P. Maurice Clerget, 1932, pp. 12-15

23.“La question de Hainan et des Paracels”, Claudius Madrolle, Revue Politique Etrangère, Juin 1939, pp. 302-312

24.“Vietnam’s Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes”, 1979,
Document #12, quyết định bổ nhiệm nhân viên trên đảo Phú Lâm vào tháng 8 năm 1941

25.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 39-41

26.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 119-120
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012

27.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 42-43

28.“Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Nghĩa Nhân, 2013
http://phapluattp.vn/20130413120727176p0c1013/them-phuong-an-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa.htm
“Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ”, Nguyễn Hưng, 2013
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/doi-lai-ten-nuoc-la-tro-ve-dung-ban-chat-che-do/

29. “Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000

30. “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”, 2007
http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/phan-doi-trung-quoc-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa.html
“Việt Nam phản đối Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02”, 2012
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/12/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-lam-dut-cap-tau-binh-minh-02/
“Trao công hàm phản đối Trung Quốc bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam”, 2013
http://dantri.com.vn/xa-hoi/trao-cong-ham-phan-doi-trung-quoc-ban-tau-ca-cua-ngu-dan-viet-nam-711289.htm
“Phản đối Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa”, 2013
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/phan-doi-trung-quoc-dua-khach-du-lich-ra-hoang-sa/

Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm đi Mỹ


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới nhận giải thưởng quốc tế Công dân mạng của RSF và Google.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cơ quan an ninh cửa khẩu ở sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào tối thứ Sáu ngày 10/05.
Trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại ngay tại sân bay nơi ông và người thân đi cùng bị từ chối xuất cảnh sang Mỹ du lịch, ông Chênh cho biết an ninh cửa khẩu nói với ông rằng cần liên hệ với Cục Bảo vệ Chính trị Bộ Công an, trực thuộc Tổng Cục An ninh II (An ninh Nội địa), để biết lý do khi ông hỏi.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới đây được nhận giải thưởng quốc tế Công dân mạng Netizen của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) và hãng Google đồng trao tặng năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tuần trước để đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/05), ông Chênh, cựu phóng viên tờ Thanh Niên, cho rằng việc sử dụng phản biện thông qua các dư luận viên có thể lành mạnh hơn các hình thức áp chế, trấn áp trước đây.
Tuy nhiên ông cũng mô tả điều ông gọi là "nhận thức và trình độ của các dư luận viên này vẫn không cao".
Blogger mới ra nước ngoài để nhận giải thưởng quốc tế và trở về này cũng đã nhận xét về hình thức, số lượng, nội dung, chủ đề blog và tương tác giữa các bloggers tự do ở Việt Nam và công chúng trên Internet cùng các trang mạng xã hội ở trong nước.
Tôi bị cấm xuất cảnh ra sao?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với BBC về việc ông bị từ chối xuất cảnh đi Mỹ tại sân bay Tân Sân Nhất hôm 10/5/2013.
Ông cũng nêu quan điểm về điều được cho là 'khối công chúng thầm lặng' và 'bộ phận với thái độ bàng quan'.
Bộ Ngoại giao Anh tuần trước cũng mừng sinh nhật lần thứ 20 của Ngày Tự do Báo chí Thế giới nhằm "làm sáng tỏ" thực trạng trấn áp truyền thông và tự do biểu đạt qua lời kể của nhân chứng trên toàn cầu.
Trang web Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vào dịp này đăng bài viết của ông Huỳnh Ngọc Chênh (  bằng tiếng Anh).
'Báo lề dân'
"Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục"
Huỳnh Ngọc Chênh
Bài viết có đoạn "Sau khi Internet được phổ biến và trong vòng 10 năm trở lại đây, khi các trang web và blog ra đời, tự do ngôn luận của người dân dần được cải thiện. Những tiếng nói phản biện xuất hiện ngày càng nhiều cùng với giới blogger. Có nhiều trang blog uy tín có trên 100.000 lượt người vào đọc mỗi ngày...
"Các blog này đã tạo nên một hệ thống báo chí đa dạng, tồn tại song song bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, được người dân yêu quý gọi là "báo lề dân".
"Tuy nhiên hệ thống “báo lề dân” này xuất hiện không bao lâu đã phải đối đầu với những thách thức. Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục.
"Quyền tự do ngôn luận mà người dân vượt qua sợ hãi, vượt qua các thách thức để vươn tới đang bị ngăn chặn quyết liệt.
"Tuy nhiên không vì thế mà tiếng nói của người dân bị dập tắt. Bị chặn tường lửa thì giúp nhau tìm cách vượt tường lửa, trang này bị hack thì chủ blog lập ngay trang khác, blogger nầy bị đàn áp thì có ngay những blogger khác lên tiếng bênh vực, blogger nầy bị bắt liền xuất hiện hàng loạt blogger khác mạnh mẽ hơn.
"Ngay cả những người bị bắt bớ, bị bỏ tù thì sau khi ra tù họ lại tiếp tục chiến đấu bền bỉ và quyết liệt hơn. Bùi Hằng, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng…đã viết nhiều bài báo mạnh mẽ và sâu sắc hơn sau khi đã ra khỏi nhà giam.
"Cuộc chiến cho quyền tự do báo chí và những quyền con người khác đang tiếp tục diễn ra trong cam go", blogger Huỳnh Ngọc Chênh kết luận.
Vào tuần này, Luật sư Lê Trần Luật nói với BBC lý do an ninh thường được dùng để cấm xuất cảnh với những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".
Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.
Luật sư này cũng nói rằng việc Bộ Công an Việt Nam cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là 'trái luật'.
Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.


Copy từ: BBC

“Dự án bauxite đã thật sự lỗ”

Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vốn về lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hồ!

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức đầu tư mỗi dự án so với thời điểm phê duyệt đã lên đến hơn 3.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn khẳng định về lâu dài dự án sẽ hoàn được vốn.
Đó là những thông tin được nêu ra tại buổi hội thảo “Bauxite Tây Nguyên - Thực trạng, định hướng và kiến nghị” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 9-5. 
Mức đầu tư vượt hơn 7.000 tỉ đồng
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết theo nghiên cứu, trung bình từ năm 2008 đến 2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm. Với thực tế giá mỗi tấn năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 giá này sẽ khoảng 343 USD, sau khi trừ ảnh hưởng do lạm phát thì cũng tăng khoảng 2,71%/năm.
Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tổng mức đầu tư trước thuế đến ngày 31-3-2013 được điều chỉnh vượt 3.645,4 tỉ đồng, tăng 33% so với kế hoạch. Tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân năm là 6,5 triệu đồng/tấn, mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009. Tính ra lợi nhuận sau thuế thì hụt hơn 314.000 đồng mỗi tấn so với năm 2009. Chủ đầu tư dự tính: Lỗ kế hoạch khoảng năm năm so với ba năm khi phê duyệt. Việc thu hồi vốn phải là 11,8 năm so với chín năm kế hoạch trước đó.
Đối với Dự án Nhân Cơ, Vinacomin cho biết dự kiến hoàn thành đầu tư và có sản phẩm vào giữa năm 2014, chậm 1,5 năm so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư trước thuế sau khi điều chỉnh (tháng 3-2013) chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31% so với kế hoạch ban đầu. Chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn. Thu hồi vốn trong khoảng 12 năm, lâu hơn hai năm so với phê duyệt.
Theo Vinacomin, hai dự án trên chậm tiến độ là do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài hơn bảy tháng do ảnh hưởng do sự cố ở Hungary. Chất lượng giao thông, hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh…
Bị đẩy vô thế kẹt
Phản hồi lại bản báo cáo của Vinacomin, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng: “Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch”.
Ông Ban phân tích trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của Ngân hàng châu Âu thì lãi suất thấp - chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. “Hiện Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ trưởng Công Thương nói là lỗ ấy nằm trong kế hoạch là không chính xác. Cứ như tình hình hiện nay thì tính cả đời dự án cũng không có lãi. Việc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong có lãi là điều không tưởng” - ông Ban phân tích.
Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiền vận tải. Việc vận chuyển hàng theo quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc xây dựng tuyến đường sắt - nếu có thì cũng phải đến sau 2030 mới có tuyến này. Như vậy, hai dự án này sẽ “mệt mỏi” ít nhất 15 năm nữa. “Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống phải đương đầu. Việc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án vào thế kẹt” - ông Ban lo lắng.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Như vậy sẽ không có chuyện bảo hành công nghệ!
Ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán: Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029. Mặt khác, ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai cần tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành… “Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai”.
Các chuyên gia đã đề nghị Bộ Công Thương, Vinacomin và VUSTA hợp tác thành lập nhóm vào khảo sát, tính toán với nhau, thống nhất về các vấn đề liên quan dự án, sau đó báo cáo Trung ương.
TRÀ PHƯƠNG


Copy từ: Pháp Luật

Cần tạm dừng dự án alumin Nhân Cơ



Nhiều ý kiến nhận định với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm

Ngày 9-5, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Bauxite Tây Nguyên: Thực trạng, định hướng và kiến nghị”. Tại hội thảo, một số nhà khoa học, chuyên gia cho rằng cần tạm dừng dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) và khẩn trương đánh giá hiệu quả của dự án nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) để có quyết định tiếp tục thực hiện hay không, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch.
Lỗ 5 năm vẫn có hiệu quả lâu dài?
Tại hội thảo, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) công bố dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là dự án Tân Rai) tính đến ngày 31-3, do hàng loạt chi phí tăng cao, tổng mức đầu tư điều chỉnh (trước thuế) tăng thêm 3.645,5 tỉ đồng, thành 14.642,2 tỉ đồng, tăng 33,15% so với mức được phê duyệt là 11.350 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi là 16.935 VNĐ/USD); xấp xỉ 670,4 triệu USD. Tiến độ nhà máy tuyển quặng chậm hơn 1 năm rưỡi và Nhà máy alumin chậm 2 năm rưỡi.

Nhà máy Alumin Tân Rai - Lâm Đồng. Ảnh: THU SƯƠNG
 
Theo Vinacomin, tính đến tháng 4, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin, dự kiến trong tháng 5 sẽ chạy xác định chỉ tiêu cam kết để bàn giao đưa nhà máy vào sản xuất.
 
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết trung bình từ năm 2008 -2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm (tương đương 7,5%/năm). Với thực tế giá mỗi tấn ở năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 khoảng 343 USD, giá alumin tăng trung bình 5,4%/năm thì trừ lạm phát cũng tăng khoảng 2,71%/năm nếu tính giá trong nước khoảng 1,21%.
 
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân 6,5 triệu đồng/tấn (mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009); giá bán bình quân 7,9 triệu đồng/tấn, doanh thu 5 triệu đồng/tấn. Tính ra, lợi nhuận sau thuế đến nay khoảng 896.000 đồng/tấn, hụt hơn 314.000 đồng/tấn so với năm 2009.
 
Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng 5 năm so với 3 năm khi phê duyệt, thu hồi vốn mất 11,8 năm so với 9 năm trước đó. Theo đó, dự án Tân Rai đạt hiệu quả kinh tế, tỉ suất chiết khấu là 6,86%.
 
Về dự án alumin Nhân Cơ đã thực hiện 72/73 hạng mục, khối lượng hoàn thành đạt 51%, dự kiến hoàn thành và có sản phẩm giữa năm 2014. Tổng giá trị thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác tính đến ngày 31-3 đạt khoảng 6.836 tỉ đồng.
 
Dự án được phê duyệt có tổng giá trị đầu tư trước thuế đã duyệt năm 2010 là 11.365 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi 17.800 VNĐ/USD), được điều chỉnh ở tháng 3 là 14.889 tỉ đồng, chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31%. Tính toán chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn, lợi nhuận trước thuế đến tháng 3 là khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 644.000 đồng/tấn năm 2010. Thu hồi vốn khoảng gần 13 năm, lâu hơn 2 năm so với phê duyệt. Dự kiến dự án chậm 1 năm rưỡi. Vinacomin khẳng định dự án Nhân Cơ đạt hiệu quả kinh tế.
Lo ngại về hiệu quả kinh tế là chính đáng
Về dự án bauxite Tây Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), thừa nhận dư luận xã hội và nhà khoa học hết sức lo ngại về hiệu quả kinh tế của 2 dự án bauxite là chính đáng. Tuy nhiên, vị vụ trưởng này chỉ xin nhận khuyết điểm là vừa qua “Vinacomin cung cấp các số liệu khác nhau dẫn đến nhìn nhận chưa đúng”.
 
Ông Quân quả quyết: “Dự kiến thời gian thu hồi vốn của Tân Rai là 12 năm, Nhân Cơ  là 13 năm là có hiệu quả kinh tế. Như vậy, đề xuất dừng dự án là không thực tế. Chưa kể ý nghĩa là dự án thí điểm để phát triển ngành công nghiệp nhôm sau này. Không vội vàng nhưng cũng không nên trầm trọng hóa  vấn đề”.
Theo ông Quân, Chính phủ đã chỉ đạo từ nay đến năm 2015 chỉ có 2 dự án này thử nghiệm, nghiên cứu và hoàn thiện. Đến năm 2020, trên kết quả thử nghiệm, nếu có hiệu quả và điều kiện vận tải, cơ sở hạ tầng cho phép thì sẽ nhân đôi công suất 2 dự án này lên. Sau năm 2020, nếu có đường sắt, kết quả thử nghiệm tốt thì sẽ đầu tư các dự án có quy mô lớn 2-3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, về tuyến đường sắt vận chuyển alumin do kinh tế hết sức khó khăn nên có thể chọn hướng mời nhà đầu tư nước ngoài vào và dự kiến sau năm 2020 mới hiện thực.
Quá rủi ro và nguy hiểm
Ngược với sự tự tin của Vinacomin và Bộ Công Thương, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm Titan - Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (sau này sáp nhập Vinacomin), nói thẳng: “Tôi thấy sốc và lo lắng về giá bán alumin. Giá bán alumin thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ mà bộ trưởng Công Thương nói là nằm trong kế hoạch và mong có lãi là điều không tưởng”.
Theo TS Ban, giá bán alumin có lãi mà Vinacomin áp dụng theo mức giá 362 USD/tấn ở thời hoàng kim (2005-2008) là phi lý vì khủng hoảng kinh tế, giá khoáng sản đi xuống đã hơn 4 năm qua và vẫn ở mức trầm trọng, chưa biết đến khi nào chấm dứt, cho nên tính hiệu quả kinh tế rất mơ hồ.
 
“Với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường hợp có tiền ở đâu đó để làm dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD” - TS Ban nói.
 
Cùng nghi ngại này, GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin là cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm, chưa kể công suất khoảng 600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên 200 km là phi kinh tế học. Chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%. Hay việc Vinacomin muốn giảm thuế, phí môi trường là đặt Nhà nước vào thế “hy sinh” cho tập đoàn.
 
TS Nguyễn Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, cảnh báo giá sản phẩm của ngành bauxite – nhôm ít thay đổi trong vòng 30 năm qua; chỉ tăng 1,2-1,3 lần trong khi các khoáng sản khác tăng 3-5 lần.
 
Đặc biệt, TS Ban cho rằng con số tổng mức đầu tư của Tân Rai và Nhân Cơ là chưa bao giờ rõ ràng, mỗi lúc một số, khi là 628 triệu USD, lúc là 740; hay 800 triệu USD do chính Ban Quản lý dự án Tân Rai cung cấp cho đoàn của VUSTA. Trượt giá trên 30% nếu tính 628 thì là trên 800 triệu USD, còn nếu lấy con số 800 triệu USD thì trên 1 tỉ USD. “Vì thế, nếu dự án phát sinh dẫn đến tỉ suất chiết khấu 9,41% thì chắc chắn các dự án không khả thi” - ông Ban nhìn nhận.
 
Chia nhóm khảo sát đánh giá Tân Rai
ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), đề nghị để quyết định “số phận” của dự án bauxite Tây Nguyên thì phải đánh giá một cách đầy đủ tính hiệu quả của dự án Tân Rai ngay trong những tháng tới đây mà không nên đợi đến lúc dự án Nhân Cơ đi vào hoạt động dẫn đến cái giá phải trả sẽ rất lớn.
 
Ông Tú kiến nghị trong 3 đến 6 tháng tới, VUSTA cùng các nhà khoa học, chuyên gia, Bộ Công thương, Vinacomin chia thành nhiều nhóm đi khảo sát thực địa và sau đó tổ chức hội thảo để đưa ra đề xuất.  Bộ Công thương, Vinacomin phải minh bạch thông tin về dự án nếu không thì việc khảo sát là vô nghĩa.
THẾ DŨNG

Copy từ: Người Lao Động

Lễ kỷ niệm năm thứ 19 "Ngày Nhân quyền Việt Nam"

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-09

20130509_125126-305.jpg
Ông Daniel Baer, phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, phát biểu tại Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN", hôm 9/5.
Photo: RFA
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm (2013) này, Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phối hợp với Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản cùng Hệ Thống Đài Truyền Hình SBTN tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN".
Theo Ban Tổ Chức thì buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho VN năm 2013 này, diễn ra tại Trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ, nhằm áp lực nhà cầm quyền Hà Nội trả lại những nhân quyền căn bản cho người dân Việt; trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, các lãnh tụ tôn giáo đang bị giam cầm; tố cáo trước công luận quốc tế việc Hà Nội hiến đất, dâng biển cho ngoại bang; vận động Lập pháp và Hành pháp Mỹ áp lực VN thêm nữa để chấm dứt hành động đàn áp phong trào dân chủ quốc nội; và nhân dịp lễ kỷ niệm này, người Việt hải ngoại bày tỏ tình đoàn kết chặt chẽ, sát cánh với đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho quê hương VN.
Nhân danh Trưởng Ban Tổ Chức, ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia lên tiếng chào mừng quan khách. Thông điệp mà ông Đoàn Hữu Định gởi đi trong "Ngày Nhân Quyền Cho VN năm 2013" này như sau:
“Nhân Ngày Nhân Quyền Cho VN hôm nay, tôi muốn nói là xin tất cả mọi người – các đồng hương hải ngoại cũng như ở trong nước, nếu có nghe được lời kêu gọi này, thì hãy nói lên những đòi hỏi mà hiện chính phủ Hà Nội không có cho đồng bào ở trong nước. Chuyện quan trọng nhất là tiếng nói của quý vị trong nước bị ngăn chận thì ở hải ngoại này, chúng tôi sẽ chuyển đến tất cả những nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, cho họ biết rằng VN cần phải thay đổi dựa trên vấn đề nhân quyền mà VN hiện chưa có, khi nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp rất nặng đối với những tiếng nói đối lập, đối kháng.”

Phát biểu cho "Ngày Nhân Quyền Cho VN lần thứ 19", TNS John Cornyn, người bảo trợ buổi lễ năm nay, tác giả của Dự Luật VN Human Rights Acts có biện pháp chế tài do vi phạm nhân quyền, lưu ý rằng thành tích nhân quyền VN hiện tồi tệ hàng đầu, và ông đề nghị đưa VN trở lại danh sách CPC – những nước cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo. TNS Cornyn nhân tiện ca ngợi người Việt hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho VN, góp phần xúc tiến nhân quyền cho VN.
Lên tiếng nhân dịp kỷ niệm này, Dân Biểu Leslie Byrne, tác giả Nghị quyết House Resolution 333 mở đường cho Công Luật Tổng Thống ấn định "Ngày Nhân Quyền Cho VN" 11 tháng Năm hàng năm, cho biết:

20130509_125336-250.jpg
Quan khách tham dự Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN", hôm 9/5. RFA PHOTO.
“Sự thật là tình hình nhân quyền trên thế giới, ở mức dộ nào đó, trở nên tồi tệ hơn, bởi vì chúng ta không thể chấp nhận những gì diễn ra. Hồi năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ thương luợng với VN về thương mại nhưng lại không đòi hỏi VN gì cả. Hoa Kỳ cho VN nhiều quyền lợi thương mại, chỉ nói rằng sẽ giúp VN giầu có hơn – cũng giống như trường hợp đối với TQ. Và một lần nữa, chính phủ Hoa Kỳ lại thương lượng với VN, nhưng không  đòi hỏi gì cả về nhân quyền. Đó là lý do tại sao phải có Nghị Quyết về Nhân quyền VN. Phía chính phủ bảo chúng ta ngồi yên, chúng ta phải đứng dậy; Chính phủ bảo chúng ta yên lặng, chúng ta phải nói to lên.”
Hiện diện trong "Ngày Nhân Quyền Cho VN" năm nay có đại diện cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Daniel Baer, phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động. Ông cho rằng điều quan trọng là chính phủ Hoa Kỳ vẫn bày tỏ cam kết về tự do, nhân phẩm tại VN, và cả những nơi khác trên thế giới. Ông nhân dịp này bày tỏ vui mừng khi thấy những bạn bè, các đại diện cộng đồng VN khắp Hoa Kỳ và trên thế giới cảm nhận sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với giá trị dân chủ, nhân quyền. Phó Trở Lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng chính phủ Obama tiếp tục cam kết duy trì truyền thống đó. Ông cũng không quên lưu ý về mối quan hệ Mỹ-Việt mà ông cho là “năng động”, và nhờ diễn tiến bình thường hoá bang giao mà mối quan hệ giữa nhân dân 2 nước đã được cải thiện, mức sống của người dân VN được nâng cao, dân chúng sung túc hơn, được học hành hơn, hiểu biết về thế giới bên ngoài nhiều hơn. Nhưng, phó Trợ Lý Ngoại trương Daniel Baer nhấn mạnh:
Đại ý rằng vẫn còn một yếu tố quan trọng nhưng VN lại tụt hậu, và đó là lý do tại sao mọi người lại gặp nhau trong Ngày Nhân Quyền Cho VN hôm nay. Theo ông Baer, thì dù VN trở nên hưng thịnh hơn trước, nhưng người dân Việt vẫn chưa hưởng được nhân quyền mà toàn cầu công nhận cũng như những quyền tự do căn bản của con người.
Hiện diện tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho VN 2013, Tổng Giám đốc Đài ACTD, bà Libby Liu, nói chung phát biểu rằng bà cảm thấy buồn trước tình hình nhân quyền tại VN trong lúc này khi người dân phải hàng ngày đối mặt với tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng, bị đàn áp tín ngưỡng, tự do, dân chủ, bị cưỡng chiếm đất đai, bị nạn buôn người, bị những phiên toà giả dối khiến lãnh những bản án năng nề, nhất là giới bloggers. Nhưng tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nhà dân chủ, của người dân VN “đã truyền cảm hứng cho Đài ACTD. Tổng Giám Đốc Libby Liu nhấn mạnh:
20130509_130707-250.jpg
Bà Libby Liu, tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày nhân quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức ở Washington DC hôm 9 tháng 5 năm 2013. RFA PHOTO.
Tôi muốn kết luận rằng mọi vụ bắt bớ, mọi án tù khắc nghiệt, mọi cuộc trừng phạt, hăm doạ hay kiểm duyệt thông tin, thì Đài ACTD chúng tôi sẽ có mặt vì người dân VN.”
Nhân Ngày Nhân Quyền Cho VN, BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ muốn mượn diễn đàn này tại Trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ để nhấn mạnh rằng:
Thứ nhất là tình trạng nhân quyền VN phải nói là tồi tệ hơn trước. Thứ hai là chúng tôi muốn vận động dư luận quốc tế cùng sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ đối với công cuộc cuộc vận động, tranh đấu đầy chính nghĩa của dân tộc VN đòi tự do, dân chủ một cách ôn hoà và bất bạo động. Điều thứ ba mà chúng tôi muốn nói với đồng bào trong nước rằng những người Việt hải ngoại không quên những người anh em đang tranh đấu trong nước mà chúng tôi đang có gắng hoạt động, phối hợp với anh em trong nước để đẩy mạnh công cuộc tranh đấu của chúng ta. Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói là xu thế thời đại cũng như điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi đang diễn tiến ở VN. Chúng ta cần nắm lấy cơ hội này để xúc tiến hầu giúp cho công cuộc tranh đấu của chúng ta được thành công mỹ mãn.”
BS Đỗ Văn Hội, Chủ tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ phát biểu:
“Ngày hôm nay là Ngày Nhân Quyền Cho VN đã được Lập pháp và Hành pháp Mỹ công nhận. Ngày Nhân Quyền hôm nay, chúng ta sẽ nói lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN, từ đó, cho thế giới biết rằng nước VN cần phải có tự do, dân chủ, và người dân trong nước thấy được ý chí của người Việt hải ngoại cũng như sự ủng hộ của giới lập pháp, hành pháp của Hoa Kỳ, và cả thế giới, đối với vấn đề tự do dân chủ ở VN. Và người Việt chúng ta phải hãnh diện với vì Ngày Nhân Quyền Cho VN chỉ có VN chúng ta có được mà thôi. Trên thế giới không có nước nào có được Ngày Nhân Quyền tại nước Mỹ như vậy. Chắc chắn nhân quyền sẽ đến với VN trong một ngày rất gần.”

Thưa quý vị, nói chung, nhiều diễn giả tại buổi Lễ Kỷ Niệm Ngày Nhân Quyền Cho VN năm 2013, từ Thượng Nghị sĩ, Dân biểu Mỹ cho tới đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể VN hải ngoại, đại diện các phái đoàn sắc tộc bạn, đều lên án nhà cầm quyền VN ngày càng vi phạm nhân quyền trầm trọng, lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ tại VN, cũng như bày tỏ tin tưởng mục tiêu ấy sẽ sớm thành hiện thực, kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC… trong bối cảnh giới cầm quyền VN tiếp tục đàn áp nhân quyền, bất chấp công luận thế giới.
Nhân "Ngày Nhân Quyền Cho VN" lần thứ 19 này, BS Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và là sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản, gởi thông điệp qua Đài ACTD, như sau:
Nhân dịp này chúng tôi gởi đến tất cả anh em đang tranh đấu, tất cả đồng bào Việt Nam ở trong nước cũng như tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại, ngày nhân quyền Việt Nam là cây cầu nối lịch sử thiêng liêng và hiệu quả để đoàn kết Việt Nam trong nước và ngoài nước trên một cơ sở rất là rõ ràng. Tất cả chúng ta dù là con Hồng cháu Lạc ở trong nước hay đang tha phương đều có chung một mục đích là muốn Việt Nam có nhân quyền, có dân chủ.”
Thanh Quang tường thuật từ trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.


Copy từ: RFA

Philippines nhìn nhận đã bắn vào tàu cá Đài Loan

Ông Asis Perez, Giám đốc Cơ quan khai thác hải sản và tài nguyên biển Philippines (BFAR), chỉ trên bản đồ nơi xảy ra sự cố, họp báo tại Manila, 10/05/2013.
Ông Asis Perez, Giám đốc Cơ quan khai thác hải sản và tài nguyên biển Philippines (BFAR), chỉ trên bản đồ nơi xảy ra sự cố, họp báo tại Manila, 10/05/2013.
REUTERS/Stringer

Thụy My
Hôm nay 10/05/2013 Manila đã thừa nhận là lực lượng tuần duyên Philippines đã bắn vào một tàu đánh cá Đài Loan, mà theo phía Đài Bắc là đã làm một ngư dân 65 tuổi thiệt mạng, gây ra một làn sóng phẫn nộ tại đảo quốc.


Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying Jeou) đã đòi phải có lời xin lỗi về cái chết của ngư dân trên, cũng như các thiệt hại của chiếc tàu cá. Ông tuyên bố trước báo chí : « Chúng tôi yêu cầu Philippines điều tra làm sáng tỏ vụ việc, phải xin lỗi, chấm dứt việc giết hại ngư dân và phải bồi thường cho họ ».
 
Nhưng phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Philippines Armand Balilo nhấn mạnh rằng sự kiện diễn ra trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines, nơi mà họ phải hiện diện để đấu tranh chống nạn đánh cá bất hợp pháp. Ông nói : « Nếu có người thiệt mạng, thì chúng tôi rất lấy làm tiếc, nhưng không thể là lời xin lỗi. Đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines ».
 
Sự kiện trên xảy ra vào thứ Năm 9/5, tại phía bắc đảo chính của Philippines là Luzon, ở eo biển Balintang. Vùng biển này của Philippines không hề bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.

Theo ông Armand Balilo, thì lực lượng tuần duyên nhận ra hai chiếc tàu đang cố tiến về phía họ, nên đã nổ súng vào chiếc nhỏ hơn vì chiếc tàu này cố tình đâm vào tàu tuần duyên. Lính tuần duyên Philippines chỉ nổ súng một cách máy móc nhằm vô hiệu hóa, và sau đó đã rời vùng biển khi thấy một chiếc tàu thứ ba của Đài Loan, lớn hơn và sơn màu trắng, tiến đến.

Sự kiện trên chiếm trang nhất các phương tiện truyền thông Đài Loan hôm nay. Tất nhiên là báo chí Đài Bắc lên án Manila, dẫn lời thuyền trưởng tàu cá đảm bảo là chiếc tàu đang ở vùng biển Đài Loan lúc xảy ra vụ đụng độ. Hồng Vũ Chí (Hung Yu Chih), thuyền trưởng đồng thời là con trai của ngư dân tử nạn nói rằng phía Philippines bắn nhiều phát đạn vào chiếc tàu chỉ có bốn người, hai chiếc tàu Đài Loan khác sau đó đã đến tiếp viện.

Hồi năm 2006, một thuyền trưởng tàu cá Đài Loan cũng đã bị bắn chết ở vùng biển phía bắc Philippines. Đài Bắc phản đối, nhưng Manila nói đây là do bất cẩn khi sử dụng vũ khí.

Sự cố vừa rồi diễn ra trong lúc tình hình Biển Đông vẫn đang căng thẳng. Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều đòi hỏi chủ quyền tại đây. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh tăng cường các chiến thuật hung hăng để áp đặt chủ quyền tại Biển Đông, gây lo ngại cho các nước trong khu vực. Hôm thứ Ba 7/5 Trung Quốc đã xua một đoàn tàu cá hùng hậu có Hải quân yểm trợ đến hoạt động tại vùng quần đảo Trường Sa.

Copy từ: RFI

Xâm lược không tiếng súng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-09
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
RFA
Nghe bài này

Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn  không phải của họ?
Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo Trường Sa đánh bắt hải sản
Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo Trường Sa đánh bắt hải sản

Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:
Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải)  trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013. AFP

Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa
Chiến lược và âm mưu
Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.
Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:
Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)

Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.
Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
Ông Dương Danh Dy
Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.
Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:
Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?
chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ
Ông Dương Danh Dy
Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.
Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:
Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.
Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?


Copy từ: RFA

Quái chiêu "gom tiền trong dân" của Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Lại Ngân hàng nhà nước

Phan Minh Ngọc - Trong bản tin tối qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại biện bạch về chuyện vàng. Nhưng càng biện bạch lại càng thấy tối/rối thêm. 
Điểm thứ nhất, NHNN cho rằng: "trước khi có Nghị định 24, mỗi năm NH Nhà nước phải cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Việc này đã gây ảnh hưởng đến tỉ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hối. 

Nay, khi NH Nhà nước độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng làm giảm mạnh nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Việc NH Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cùng với hiệu quả của các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ giúp tình hình cung cầu ngoại tệ cải thiện cơ bản, giảm đáng kể tình trạng đô la hóa nền kinh tế". 
Và: "....lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu vàng nhỏ hơn nhiều so với trước đây và chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ lượng ngoại tệ NH Nhà nước đã mua vào thời gian qua. Hiện dự trữ ngoại hối nhà nước đang ở mức cao nhất từ trước đến nay."
Việc NHNN độc quyền không nhất thiết làm giảm nhu cầu dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp/ổn định. Thay vì trước đây NHNN phải tung ngoại tệ gián tiếp vào thị trường vàng thông qua việc tung ngoại tệ để ổn định tỷ giá khi các chủ thể kinh tế khác mua gom ngoại tệ trong nền kinh tế để nhập khẩu vàng thì nay NHNN phải trực tiếp tung ngoại tệ ra để tự mình nhập khẩu vàng. 
Số ngoại tệ NHNN trực tiếp bỏ ra để nhập khẩu vàng đúng là có thể nhỏ hơn về lượng, như NHNN nói, so với tổng lượng ngoại tệ trước đây các chủ thể kinh tế huy đồng từ cả nền kinh tế. Nhưng thế không có nghĩa là NHNN thoát được việc phải can thiệp gián tiếp trên thị trường ngoại tệ vì vẫn có một lượng vàng nhất định được nhập lậu, làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ, buộc NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp. Cộng cả phần trực tiếp và gián tiếp này thì tổng lượng dự trữ ngoại tệ mà NHNN phải dốc ra để can thiệp vào thị trường vàng và ngoại tệ không chắc đã nhỏ hơn lúc NHNN vẫn chưa dành độc quyền nhập khẩu và cho đấu thầu vàng. NHNN phải chứng minh được rằng thực ra lượng vàng nhập lậu là không đáng kể thì mới kết luận như trên được.
Điểm thứ hai, chẳng hiểu cái khái niệm "đô la hóa" của NHNN là thế nào mà lại nói được rằng đã "giảm đáng kể tình trạng đô la hóa nền kinh tế" nhờ độc quyền nhập khẩu vàng. Giả sử trước khi NHNN được độc quyền nhập khẩu vàng, có 10 tỷ đô la được lưu thông trong toàn nền kinh tế (trừ phần nằm ở dự trữ ngoại tệ của NHNN). Nếu như thông thường các tổ chức được nhập khẩu vàng thì giả sử họ huy động 5 tỷ đô la từ số này để nhập khẩu vàng, tổng số đô la lưu thông trong nền kinh tế còn lại là 5 tỷ đô la. Tuy nhiên, thế này cũng vẫn chưa thể nói là nạn đô la hóa đã giảm, vì song song với 5 tỷ đô la đang lưu thông vẫn có thêm một lượng vàng mới, trị giá 5 tỷ đô la được đưa thêm vào lưu thông, nên nạn đô la hóa thực ra vẫn không thay đổi về bản chất (chính xác ra thì nạn đô la hóa có giảm đi; nhưng nền kinh tế lại bị "vàng hóa" khi có thêm 5 tỷ đô la giá trị vàng vào lưu thông. Và hậu quả của vàng hóa hay đô la hóa thì như nhau; tức nạn "ngoại tệ hóa" không thay đổi).
Sau khi NHNN được độc quyền nhập khẩu vàng, thay vì cần nhập khẩu 5 tỷ đô la giá trị vàng về cho nền kinh tế, NHNN nay chỉ cần xuất ra, ví dụ, 2 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu vàng về bán đấu thầu (đúng ý/lý luận của NHNN nhé!).
Nhưng nếu vậy thì nạn đô la hóa (chính xác hơn: "ngoại tệ hóa") lại còn trầm trọng thêm! Thay vì trong nền kinh tế chỉ có tổng lượng ngoại tệ+vàng tương đương 10 tỷ đô la (gồm 5 tỷ đô la tiền mặt, 5 tỷ đô la giá trị vàng) đang lưu thông vào thời điểm trước khi NHNN được độc quyền vàng, nay do NHNN tung thêm 2 tỷ đô la giá trị vàng mà nó nhập khẩu về nữa, trong nền kinh tế lúc này có tổng cộng 12 tỷ đô la tiền mặt và vàng. Tức là nạn đô la hóa (ngoại tệ hóa) rõ ràng là trầm trọng hơn trước khi NHNN độc quyền nhập khẩu vàng chứ? 
Nạn đô la hóa (ngoại tệ hóa) chỉ không đổi, không tệ đi nếu NHNN không nhập khẩu vàng bằng ngoại tệ dự trữ.

Điểm thứ ba, NHNN nói: "Đồng thời, việc chấm dứt chính sách huy động vàng, cho vay vàng đã loại trừ rủi ro liên quan đến vàng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cơ quan này cho biết, hơn 1 năm qua, các tổ chức tín dụng đã mua được hơn 100 tấn vàng trên thị trường trong nước để chi trả cho người dân mà không cần ngoại tệ nhập khẩu vàng". 
Nếu chỉ để ngăn các tổ chức tài chính ngân hàng nhập khẩu vàng, khuyến khích chúng phải mua vàng trong dân thì cần gì NHNN phải độc quyền nhập khẩu vàng? Thay vào đó, NHNN chỉ cần không cấp phép nhập vàn cho chúng, như trước đây NHNN vẫn làm, là được thôi chứ?

Tóm lại, tớ rất thích NHNN vì nhờ nó mà tớ luôn có chuyện để mà viết blog và đặc biệt là viết báo để cải thiện cuộc sống (nhuận bút kiếm được từ khai thác đề tài về NHNN nhiều phết đấy, cũng phải mua được vài lạng vàng phân phối chứ chẳng chơi).

Copy từ: Phan Minh Ngọc

Vụ Lý Nhã Kỳ vào buồng lái: Tước giấy phép bay cơ trưởng, cơ phó


(NLĐO)- Sáng 10-5, Thanh tra Hàng không đã quyết định xử phạt cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng chuyến bay VN 595 từ Hongkong về TPHCM tổng cộng 10.750.000 đồng vì đã để Lý Nhã Kỳ vào buồng lái. Cơ trưởng và cơ phó còn bị tước giấy phép lái máy bay 1 tháng.

Lý Nhã Kỳ đội mũ phi công, ngồi trên ghế lái chụp ảnh với cơ trưởng
 
Sáng nay, 10-5, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Nguyễn Trọng Thắng đã ký quyết định xử phạt cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng chuyến bay VN 595 từ Hongkong về TPHCM ngày 11-4 vừa qua vì đã mời diễn viên Lý Nhã Kỳ vào buồng lái máy bay.

Song Thanh tra xác định diễn viên Lý Nhã Kỳ không có lỗi trong sự việc cô vào buồng lái không đúng quy định trên chuyến bay VN 595 từ Hongkong về TPHCM ngày 11-4.

Vụ việc diễn ra gần 1 tháng trước nhưng gần đây những bức ảnh chụp diễn viên Lý Nhã Kỳ mặc kiểu đồ thể thao tạo dáng trong buồng lái máy bay mới được được tung trên mạng.

Lý Nhã Kỳ chụp ảnh chung với cơ phó trong buồng lái
 
Trong các bức ảnh, đáng chú ý có 2 ảnh Lý Nhã Kỳ chụp với cơ trưởng và cơ phó. Nữ diễn viên này thậm chí còn đội cả mũ phi công và ngồi hẳn lên ghế lái của cơ phó. Việc này đã uy hiếp an toàn bay.

Sau khi xem những bức ảnh trên, ngày 10-5, Thanh tra Cục Hàng không đã triệu tập 4 người, gồm hành khách Lý Nhã Kỳ, cơ trưởng chuyến bay Nguyễn Ngọc Như Ý, cơ phó Nguyễn Xuân Hải và tiếp viên trưởng Lâm Quang Tiến để làm rõ tình tiết sự việc Lý Nhã Kỳ vào buồng lái không đúng quy định trên chuyến bay VN 595 từ Hong Kong về TPHCM ngày 11-4.

Theo lịch trình, máy bay lúc đó đang để chế độ lái tự động, phi công vẫn ngồi ở vị trí quan sát điều khiển. Tiếp viên trưởng có báo cáo cơ trưởng về việc diễn viên Lý Nhã Kỳ xin phép lên giao lưu với tổ lái.

Lý Nhã Kỳ làm dáng cùng tiếp viên nam trên chuyến bay...
 
Khi nghe thông tin người muốn lên giao lưu là diễn viên Nhã Kỳ, cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam, cơ trưởng và cơ phó đã hội ý và đồng ý cho Lý Nhã Kỳ lên buồng lái.

Về phía hành khách Lý Nhã Kỳ, cô cũng nói với Thanh tra là muốn lên giao lưu với thành viên tổ bay.

Sau khi làm rõ vụ việc, Thanh tra nhận thấy hành khách Lý Nhã Kỳ lên buồng lái được sự đồng ý của cơ trưởng nên Lý Nhã Kỳ không có lỗi.

Sau khi xác định vi phạm của cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng, sáng nay, 10-5, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Nguyễn Trọng Thắng đã ký quyết định xử phạt.

... và thân mật với tiếp viên nữ
 
Theo đó, cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý bị phạt 2 hành vi: thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình theo quy định, gây uy hiếp an toàn hàng không và hành vi cho người vào buồng lái không đúng quy định. Tổng mức phạt tiền là 7 triệu đồng.

Cơ phó Nguyễn Xuân Hải bị phạt tiền 3 triệu đồng. Tiếp viên trưởng Lâm Quang Tiến bị phạt tiền 750 ngàn đồng.

Ngoài ra, cơ trưởng và cơ phó đều bị tước giấy phép lái máy bay 1 tháng.

Tiếp viên trưởng bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề tiếp viên hàng không 1 tháng vì có hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng theo chứng chỉ chuyên môn đã được cấp.
 
T.Hà


Copy từ: Người Lao Động