VRNs (11.12.2013)
– Washington DC, USA – Các tổ chức Phí chính phủ lại lên tiếng, kêu gọi
Tòa án tối cao trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân với những mệnh đề cụ
thể:
“Thứ nhất, bản thân bản án ngày 2 tháng
10 năm 2013 là không nhất quán. Tòa yêu cầu Công ty của ông Quân – Công
ty TNHH Giải pháp Việt Nam – phải trả tiền phạt. Điều đó cho thấy rằng
tội “trốn thuế” về mặt pháp lý là bị quy cho Công ty của ông Quân chứ
không phải cho cá nhân ông Quân. Luật doanh nghiệp của Việt Nam có một
nguyên tắc căn bản, là công ty có tư cách độc lập và riêng biệt với giám
đốc công ty. Do cá nhân ông Quân không phải chịu trách nhiệm về tội
“trốn thuế” quy cho Công ty của ông theo bản án ngày 2 tháng 10 năm
2013, nên ông Quân cần được trắng án.
Thứ hai, các tổ chức ký tên trong thư
này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhà nước pháp quyền.
Phán quyết của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi một tín
hiệu quan trọng đến cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam có thực hiện
nguyên tắc này hay không.
Thứ ba, điều tối quan trọng là tại phiên
phúc thẩm, Quý Tòa hãy đảm bảo quyền được xét xử công bằng của ông Quân
theo Điều 14 ICCPR. Việt Nam là một nước tham gia ký kết ICCPR, và
nghĩa vụ giữ gìn và đảm bảo quyền này là nghĩa vụ của tất cả các nhánh
quyền lực trong chính quyền, trong đó có cả nhánh tư pháp. Giờ đây, khi
Việt Nam đã vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, cộng đồng quốc tế
sẽ theo sát kháng cáo của ông Quân với sự quan tâm lớn hơn trước. Quyết
định của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi đến cho cộng đồng
quốc tế một tín hiệu đo lường mức độ Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn
quốc tế về nhân quyền”.
—–
Kính gửi: Chánh án Tòa Phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao
262 phố Đội Cấn
Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Ngày 10 tháng 12 năm 2013
Đồng kính gửi:
1) Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2) Ngài Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam
3) Ngài Franz Jessen, Đại sứ Phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam
4) Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam
5) Ngài Antony Stokes, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam
6) Ngài David Devine, Đại sứ Canada tại Việt Nam
7) Ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam
8) Ngài Joop Scheffers, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam
9) Ngài David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Về việc: Các vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với tội danh “Trốn thuế”
Thưa Ngài Chánh án Tòa Phúc thẩm,
Các tổ chức ký tên trong thư này mong
muốn bày tỏ sự ủng hộ dành cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với
bản án gần đây áp đặt lên ông vì tội trốn thuế. Qua đây, chúng tôi muốn
nhấn mạnh bốn vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Quân, mà
chúng tôi hy vọng Quý Tòa sẽ xem xét cả bốn vấn đề khi ra phán quyết về
kháng cáo của ông Quân.
Thứ nhất, bản thân bản án ngày 2
tháng 10 năm 2013 là không nhất quán. Tòa yêu cầu Công ty của ông Quân –
Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam – phải trả tiền phạt. Điều đó cho thấy
rằng tội “trốn thuế” về mặt pháp lý là bị quy cho Công ty của ông Quân
chứ không phải cho cá nhân ông Quân. Luật doanh nghiệp của Việt Nam có
một nguyên tắc căn bản, là công ty có tư cách độc lập và riêng biệt với
giám đốc công ty. Do cá nhân ông Quân không phải chịu trách nhiệm về tội
“trốn thuế” quy cho Công ty của ông theo bản án ngày 2 tháng 10 năm
2013, nên ông Quân cần được trắng án.
Thứ hai, các tổ chức ký tên trong
thư này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhà nước pháp
quyền. Phán quyết của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi một
tín hiệu quan trọng đến cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam có thực hiện
nguyên tắc này hay không.
Ai ai cũng biết ông Quân là một người
phê bình các chính sách của nhà nước Việt Nam. Khi thực thi, theo đúng
luật pháp, quyền tự do biểu đạt của cá nhân theo Điều 19 Công ước Quốc
tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), ông Quân đã nâng cao nhận
thức của người dân về các vấn đề quan trọng như tình trạng vi phạm nhân
quyền ở Việt Nam, vốn thường bị truyền thông nhà nước bỏ quên. Mới đây
thôi, Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc( UNWGAD) đã
kết luận rằng việc bắt giam và truy tố ông Quân, rốt cuộc, có lẽ là để
trừng phạt ông vì ông đã thực thi quyền tự do biểu đạt của mình theo
Điều 19 của ICCPR. Kết luận của UNWGAD:
28. Xem xét và đọc qua các tài liệu thu
thập trong vụ này, Ủy Ban tin rằng hồ sơ của ông Quân chủ yếu là các
hoạt động về pháp lý của một người luật sư và một nhà tranh đấu cho nhân
quyền. Việc ông bị bắt giam hiện nay có thể là kết quả của việc sử dụng
các quyền tự do được bảo đảm bởi các luật nhân quyền quốc tế, một cách
ôn hoà.
29. Các sự kiện dẫn tới việc bắt giam
ông Quân vào ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012 cho thấy có liên quan tới
các bài viết về các quyền dân sự và chính trị của ông. Tuy ông Quân bị
cáo buộc với tội danh trốn thuế. Là một người có quá trình đấu tranh cho
nhân quyền và blogger, thì việc bắt giam và truy tố ông có thể nói là
nhắm vào mục đích trừng phạt ông vì đã sử dụng quyền tự do dựa theo điều
19 của Luật Quốc Tế về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) và cũng là để
răn đe những người khác : Điều này cũng đã nhiều lần được báo cáo trong
những lần bắt bớ và sách nhiễu ông Quân trước đây.[1]
Chúng tôi rất hy vọng rằng Tòa Phúc thẩm
sẽ gìn giữ nhà nước pháp quyền bằng việc ra phán quyết về kháng cáo của
ông Quân chỉ căn cứ vào luật pháp và các dữ kiện thực tế đã được chứng
minh, mà không sợ và không chịu ảnh hưởng nào từ Cơ quan Hành pháp của
Việt Nam.
Thứ ba, điều tối quan trọng là
tại phiên phúc thẩm, Quý Tòa hãy đảm bảo quyền được xét xử công bằng của
ông Quân theo Điều 14 ICCPR. Việt Nam là một nước tham gia ký kết
ICCPR, và nghĩa vụ giữ gìn và đảm bảo quyền này là nghĩa vụ của tất cả
các nhánh quyền lực trong chính quyền, trong đó có cả nhánh tư pháp. Giờ
đây, khi Việt Nam đã vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, cộng
đồng quốc tế sẽ theo sát kháng cáo của ông Quân với sự quan tâm lớn hơn
trước. Quyết định của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi đến
cho cộng đồng quốc tế một tín hiệu đo lường mức độ Việt Nam tôn trọng
các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Quyền được xét xử công bằng của ông Quân
trước sau đều đã bị Tòa án cấp dưới (Tòa sơ thẩm) bỏ qua. Chẳng hạn,
đơn xin tại ngoại của ông Quân, gửi ngày 29/12/2012, đã không được xử lý
bằng văn bản, mặc dù quyền được tại ngoại trước khi xét xử đã được quy
định tại Điều 9 ICCPR. Việc Tòa án cấp dưới không có một phương án giải
quyết nào bằng văn bản đối với đơn xin tại ngoại của ông Quân là một chỉ
dấu rõ ràng cho thấy ông đã không có quyền được xét xử công bằng như
luật quốc tế quy định.
Hơn thế nữa, một điều kiện thiết yếu của
phiên tòa công bằng, theo luật quốc tế, là phải công khai. Điều này đã
không được đảm bảo trong phiên xét xử sơ thẩm ông Quân vào tháng
10/2013. Một nhà quan sát nước ngoài, thuộc Mạng lưới ASF – tổ chức có
ký tên trong thư này – đã có mặt ở Hà Nội để dự buổi xét xử ông Quân hồi
tháng 10. Thật đáng tiếc, nhà quan sát nước ngoài đó đã nhận thông báo
rằng bà không được phép vào dự phiên tòa. Người dân Việt Nam bị nghiêm
cấm tham dự phiên xử ông Quân hồi tháng 10/2013.
Hơn thế nữa, Việt Nam đã không thực hiện
nghĩa vụ pháp lý của mình, là bảo vệ ông Quân trước việc bị bắt giữ tùy
tiện, bảo đảm quyền tự do thân thể của ông, bảo đảm quyền được suy đoán
vô tội và được tại ngoại trước khi xét xử. Việt Nam cũng không đảm bảo
quyền của ông Quân được đền bù cho những thiệt hại mà hành động bắt giữ
ông trái pháp luật đã gây ra. Các nghĩa vụ pháp lý đó được thẩm định
trong bản đánh giá của Lawyers’ Rights Watch Canada, một tổ chức có ký
tên trong thư này, “Tuyên bố về vụ ông Lê Quốc Quân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Vi phạm quyền được tại ngoại trước khi xét xử”.[2]
Quan trọng hơn cả, UNWGAD đã kết luận
rằng việc tiếp tục giam giữ ông Quân là bắt giữ tùy tiện, bởi vì nó vi
phạm Điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Phổ quát về Các Quyền Con người, vi
phạm Điều 9 và 14 của ICCPR. UNWGAD có kết luận như sau về trường hợp
ông Quân:
34. Căn cứ vào các sự việc kể trên, Nhóm Làm Việc Giam Giữ Tùy Tiện đưa đến các ý kiến sau:
Viăn cứ vào các sự việca ông Lê Quốc
Quân là tùy tiện, vì đã vi phạm Điều 9 và 10 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền và Điều 9 và 14 của Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị
mà Việt Nam là một thành viên ký kết, và rơi vào loại III của các loại
vi phạm cần được Ủy Ban lưu tâm.[3]
Do đó, chúng tôi trân trọng kêu
gọi Quý Tòa ra phán quyết trả tự do ngay lập tức cho ông Quân, hoặc đảm
bảo rằng quyền được xét xử công bằng của ông Quân sẽ được tôn trọng
trong quá trình xử phúc thẩm tới đây bằng cách tạo điều kiện cho ông
Quân và luật sư của ông có cơ hội được lắng nghe, và bằng cách xét xử
công bằng, vô tư. Ở khía cạnh này, chúng tôi viện dẫn quyết định của
UNWGAD về trường hợp ông Quân:
35. Kết quả dựa trên các ý kiến nêu
trên, Ủy Ban yêu cầu chính quyền [Việt Nam] thực hiện các bước cần thiết
để đền bù trường hợp của ông Lê Quốc Quân, là phải trả tự do ngay lập
tức, hoặc phải đảm bảo tiến trình xét xử bởi một tòa án độc lập và không
thiên vị nghiêm chỉnh tuân theo các luật lệ của ICCPR.[4]
Thứ tư, việc ông
Quân là một luật sư có trình độ, và việc ông có các hoạt động trong
cương vị một người bảo vệ nhân quyền và blogger theo đuổi nhiệm vụ của
mình, phải được Việt Nam tôn trọng, đúng như Nguyên tắc thứ 16 của Các
Nguyên tắc Cơ bản của LHQ về Vai trò của Luật sư, theo đó, các nhà nước
phải đảm bảo rằng mọi luật sư đều “có thể tiến hành các hoạt động nghề
nghiệp mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hay can thiệp vô lý”.
Quý Tòa có thể bảo đảm rằng Việt Nam
hành động phù hợp với Điều 16 của Các Nguyên tắc căn bản của LHQ về Vai
trò của Luật sư, bằng cách đảm bảo rằng ông Quân không trở thành nạn
nhân của hành động truy tố có ác ý và hành động bắt giữ tùy tiện.
Chúng tôi kiến nghị Quý Tòa xem xét một
cách nghiêm túc các vấn đề pháp lý đã được nêu rõ trong thư này, khi ra
phán quyết về kháng cáo của ông Quân. Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Quý
Tòa tuyên trắng án cho ông Quân, theo nguyên tắc Nhà nước Pháp quyền và
theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Trân trọng,
Media Defence – Southeast Asia (MDSEA)
HR Dipendra
Giám đốc
Article 19
Agnes Callamard
Giám đốc Điều hành
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network
Anne Lutun
Điều phối viên ASF Network
English PEN
Cat Lucas
Nhà báo, Risk Programme Manager
Front Line Defenders
Mary Lawlor
Executive Director
Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Giám đốc điều hành
Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Gail Davidson
Giám đốc Điều hành
Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Nani Jansen
Cố vấn Pháp lý cao cấp
National Endowment for Democracy (NED)
Sally Blair
Giám đốc cấp cao, chương trình Học bổng
Reporters Without Borders
Benjamin Ismaïl
Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương
[1]Quan
điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua
tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam),
A/HRC/WGAD/2013.
[3]Quan
điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua
tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam),
A/HRC/WGAD/2013.
[4]Quan
điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua
tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam),
A/HRC/WGAD/2013.
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế
..................