CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

"LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC": BẦU NGA - TRUNG - VIỆT VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN


Blog: Hiệu Minh

Ngoại giao có nhiều tin vui. Bộ trưởng Phạm Bình Minh lên sao Phó Thủ tướng. VN ký công ước UN về chống tra tấn, trừng phại và đối xử tàn nhẫn. Mấy hôm trước, VN vào Hội đồng Nhân quyền UN. Quá vui.

Tin vui về ngoại giao

Ngày 7/11, tại UN New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, đã thay mặt Chính phủ VN ký Công ước UN về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Gần một tuần sau, 12/11, cùng với 14 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, và một số nước khác, Việt Nam cũng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của UN.

Được thành lập từ năm 2006, Hội đồng Nhân quyền UN có 47 đại diện đóng đô tại Geneve, chuyên theo dõi tình trạng nhân quyền tại các quốc gia, từ việc điều tra các vụ án bị cho là lạm dung, thi hành án tử hình, đến cả máy bay không người lái Mỹ tấn công người vô tội.

Đây là những tin vui cho ngành ngoại giao Việt Nam. Chả thế mà ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, đã tự hào “Việt Nam đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng. Khi thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ sẽ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam.”

“Trước đây khi chúng ta không là thành viên, họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết mà chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta đã có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam.”

Ông Hằng cũng tuyên bố đây là “đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”.

Tin vui khác. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh, vừa được bầu làm Phó Thủ tướng với số phiếu rất cao tại Quốc hội, chứng tỏ ngành này đang được chú trọng hơn. Thời xưa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao luôn là thành viên Bộ Chính trị. Nhưng thời của ông Phạm Bình Minh chỉ là UV TW.

Một quốc gia không coi Ngoại giao là quan trọng thì khó mà hội nhập với thế giới. Đối nội, đối ngoại phải song hành mới mong cải thiện hình ảnh đất nước.

Nhiệm vụ trước mắt

Phát biểu sau khi có kết quả bầu VN vào Hội đồng Nhân quyền, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói “Việt Nam sẽ thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc”.

Đúng thế. Từ nay, chúng ta phải tỏ rõ thái độ và chỉ cho thế giới biết, Việt Nam không có tù nhân lương tâm, không bắt bớ giam cầm vô tội vạ, không tra tấn, không đối xử vô nhân đạo, cảnh sát không đạp mặt dân, người bị bắt vào đồn công an không thể “bỗng dưng treo cổ”, “tự nhiên ngất và chết”.

Sẽ không còn chuyện bị bắt vì bao cao su đã qua sử dụng lại thành tội phạm chống nhà nước.

Sẽ không có những tòa án kiểu Kangaroo, xử vội xử vàng, kết tội lấy được, xử công khai nhưng không ai được vào phòng xử án. Loa tậm tịt phát ra ngoài nếu người bị tố cáo lên tiếng phản bác.

Sẽ không còn chuyện bắt bớ blogger bởi họ lên tiếng một cách ôn hòa về những sai trái của chính quyền.

Đất nước chuyển sang tam quyền phân lập, báo chí thành lực lượng thứ 4, blog, facebook thành lực lượng thứ 5, giám sát quyền lực.

Nếu các thế lực thù địch bôi nhọ thì đưa các thành viên Hội đồng Nhân quyền đến tận nơi để phỏng vấn và điều tra. Làm ra môn ra khoai, hết trò lấp liếm “VN không có tù nhân lương tâm” trên cái loa phường, mấy bác nông dân mù chữ cũng chả tin.

Vào Hội đồng này thì không thế nói, Việt Nam có đặc thù riêng, có cách hiểu nhân quyền riêng, khác với chuẩn mực quốc tế, nghe chối tai.

Bà Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn của BBC rằng, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền:
“Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp.

“Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào.”

“Và thứ ba, về cơ chế thi hành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực.”

Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiện pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v…, theo bà Chi Lan, phải được luật hóa tốt hơn.

Chỉ cần làm được như thế thì các thế lực thù địch hết mở loa rè, mua vũ khí ở Mỹ cũng được thay vì mua của Nga, VN mạnh rồi, không kẻ nào xâm lược nổi, vì có cộng đồng quốc tế đứng bên cạnh. Dân chúng sẽ ủng hộ đảng CS dù bây giờ đang mất hết uy tín.

“Lấy độc trị độc”

Gọi điện thoại cho anh bạn về chuyện này. Anh cười, nhớ lại thời trẻ con đi học. Lớp có một thằng to đầu, nói năng hỗn láo, chẳng coi ai ra gì. Khi thầy giáo hết chịu nổi, định đuổi học, thì cô hiệu trưởng đứng ra bảo kê, để cô ấy chủ nhiệm một thời gian.

Cô về tổ chức lại lớp, bầu lại lớp trưởng, lớp phó. Cô chọn luôn thằng cu đầu gấu làm lớp trưởng. Hình như có chức vị chút, có oai chút, nhưng nhận thấy trách nhiệm của mình, cần phải gương mẫu, thế là cu ấy ngoan dần lên, học rất giỏi.

Anh cười, kế UN “lấy độc trị độc” chưa chừng lại hiệu quả hơn là để các quốc gia mất nhân quyền nhất thế giới đứng ngoài. Nga, Trung, Việt vào ngồi bàn với nhau bảo vệ dân, chống tra tấn, chắc sẽ hay hơn vì họ có lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác Lê soi sáng cho loài người.

Chả biết có được như thế không. Nhưng bây giờ cứ hy vọng nhân quyền VN sẽ tốt lên. Có xấu thì ít nhất cũng không thể xấu hơn bây giờ. Vui đi các bạn.
Copy từ: Thùy Linh’ blog


.....................

LẦN ĐẦU TIÊN TẮC ĐƯỜNG 19 VÌ LŨ- NÓI ĐỂ MÀ NÓI THÔI


Trong lịch sử, chỉ trừ chiến tranh và những trường hợp bất khả kháng, đường 19 nối Pleiku với Bình Định chưa bao giờ bị tắc vì lũ. Thế mà hôm qua, chuyện ấy đã xảy ra, đường 19 tắc đã cắt đứt hoàn toàn sự thông thương từ Cao Nguyên xuống đồng bằng.

Sự kiện hy hữu này xảy ra là điều đã được tiên lượng trước. Ấy là hệ quả của việc phá rừng và thủy điện. Phá rừng đầu nguồn thì Miền Trung hưởng lụt, mà hiện tại thì Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đang lóp ngóp trong nước, suốt đêm qua dân và các lực lượng cứu hộ đã thức trắng để chạy, chống và cứu người.

Thủy điện thì mấy năm nay đã bộc lộ tất cả những gì đã được cảnh báo. Bỏ qua việc phá rừng, việc tàn phá môi trường, cả tự nhiên và văn hóa, việc sinh ra hàng loạt những khu tái định cư như ấp chiến lược xưa... thì chỉ việc xả lũ mấy năm nay đã khiến dân rất khốn khổ, đã khiến mối quan hệ giữa chính quyền tỉnh Gia Lai với ngành điện khá căng thẳng...

Khi tôi viết những dòng này thì mới chỉ tìm được xác của 1 cô giáo ở huyện K'bang, còn một cô nữa dù gia đình và chính quyền rất cố gắng nhưng vẫn chưa tìm ra. Chết đã kinh hoàng rồi, nhưng chết mà tìm chưa ra xác còn kinh hoàng hơn. Chừng nào chưa tìm được xác thì nỗi kinh hoàng ấy còn tiếp tục kinh hoàng. Cả 2 cô giáo đều còn rất trẻ, dẫu mưa gió nhưng vẫn đi vào trường dạy, và nước xả từ thủy điện An Khê Ka Nak ào ào xả xuống, họ đã không kịp chạy khi đanh đi trên đường. Chính ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường đã khẳng định: xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp. Ngoài 2 cô giáo chết tức tưởi như trên thì rất nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước, không kể hoa màu lúa má...

Sáng đọc báo thấy bộ trưởng KHĐT khẳng định: Việc dừng mấy trăm dự án thủy điện không ảnh hưởng đến vốn của nhà đầu tư, trừ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo đâu thì khoảng chục tỉ vốn đã đổ vào để chuẩn bị. Nhưng nghe "dư âm" bên ngoài thì số vốn của chủ đầu tư bỏ ra đã vượt xa con số ấy. Cũng trong lúc ấy, một ĐBQH khác, ông Nguyễn Đình Xuân thì nói: Thủy điện đã vượt tầm kiểm soát. "Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên tác hại của nó, đặc biệt là mất rừng ở thượng nguồn làm gia tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn.

Tôi cho rằng chúng ta phải rà soát lại xem phải làm gì để bớt đi những rủi ro đối với những đập thủy điện đã làm rồi. Vì một công trình thủy điện chỉ có tuổi thọ nhất định, thường là 50 năm. Trên thế giới có những công trình thủy điện đã phải tháo dỡ trước hạn để trả lại đất rừng và sự thông suốt cho dòng sông...

Vừa rồi xảy ra việc thủy điện chỉ có ôtô đâm vào mà đã nứt vỡ, chứng tỏ thiết kế và thi công rất kém. Cũng may là đã được phát hiện kịp thời, chứ nếu không có thể sẽ là một quả bom nước. Rõ ràng tính rủi ro rất lớn và điều này cần phải tính trong đánh giá chi phí lợi ích của quốc gia khi thực hiện các công trình thủy điện. Vừa qua, một số thủy điện đã gây tác động xấu như mùa khô thì không xả nước khiến đồng bằng thiếu nước, ngược lại mùa lũ thì xả ồ ạt khiến người dân không kịp đối phó... Lưu ý là có nhiều công trình thủy điện lẽ ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ không phải là của các cơ quan khác. Tuy nhiên bằng cách nào đó, chủ đầu tư đã lách luật để dự án của họ không đưa ra Quốc hội. Do đó, Quốc hội cần lắng nghe ý kiến cử tri, các nhà khoa học đối với những sự việc như vậy.".

Lại nhớ đến phong trào làm xi măng lò đứng, phong trào mía đường... dạo nào, rồi cũng huề cả làng. Tôi nhớ có mấy ông bảo: biết là nó vớ vẩn, nhưng phong trào thế, tỉnh người ta làm được chả lẽ mình lại kém miếng. Ai cũng biết phía sau những dự án ấy là gì, không ai tay trắng mà ký những cái vớ vẩn ấy cả. Biết nhưng đành tặc lưỡi. Cũng như ông Nguyễn Đình Xuân nói, người ta đã lách để các dự án thủy điện không phải đưa ra quốc hội...

Chao ơi, sẽ còn nhiều hệ lụy nặng nề đến từ cái thói vô trách nhiệm, thói vì miếng ăn trước mắt mà quên ngày mai, thói chỉ biết mình mà quên nhân dân. Tin mới nhất, quốc lộ 1 đoạn qua cầu Bà Gi, ngã ba lên Tây Nguyên theo đường 19 vẫn tắc trầm trọng, xe nằm hàng đoàn dài từ 1h30 tối đến giờ vẫn chưa  đi được.

Và đèo An Khê vẫn tắc.

Và còn một cô giáo ở huyện K'bang vẫn chưa tìm thấy xác, còn một cô giáo thì gia đình đã đưa về an táng.

Và không ai dám nói là sang năm sẽ không, ít nhất là như năm nay, nếu không muốn nói nó sẽ nặng hơn. Bởi mấy năm nay toàn thế, lũ lụt năm sau bao giờ cũng lớn hơn, tàn khốc hơn năm trước. Nó có vẻ tỉ lệ nghịch với vài thứ nằm trong tiến độ phát triển...

Và thực ra, nói để mà nói thôi, mọi sự thì đã rồi, và sẽ đã rồi. 
(Nói thêm: Báo Thanh Niên đưa tin: 15 thủy điện ở MTTN đang đồng loạt xả lũ. Huhu, thế thì bằng giết người hàng loạt rồi, ác như phát xít rồi).
Thông tin mới nhất lúc 20h tối nay mà truyền hình Gia Lai vừa đưa, từ khi thủy điện An Khê Ka Nác thông báo xả lũ đến khi chính thức xả lũ chỉ có... 10 phút. Mình mà là dân An Khê, Ia Pa, Ayun Pa... mình đến bắt mấy thằng vận hành, bỏ rọ, để bên vệ đường, cho nước nó dâng lên. 10 phút thì làm được cái gì, mặc quần vào (nếu đang tắm) cũng không kịp nữa.
Trằn lưng ra làm, com cóp mấy năm trời, bọn vô lương ấy nó ấn nút một cái, đi hết, còn mỗi cái mạng người trần trụi. Lấy gì mà sống? Mà người chết thì cũng chưa tìm thấy xác, thấy xác thì không có chỗ chôn...

Còn Bình Định, bà chị mình vừa gọi, lút bum hết. Nhà bà này rất cao, mà nước cũng tràn vào nhà, gần đầu gối, còn các nhà khác, thấy loi thoi nóc. Mà lại cắt điện, quá bằng vỡ đê năm 45 nhé...

Đến bao giờ dân mới hết khổ, bọn ngu và tham mới thức tỉnh?
 

Copy từ: Văn Công Hùng’ blog


...................

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu nhưng nhân dân hiểu

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu nhưng nhân dân hiểu


Đại biểu Ngô Văn Minh không thể hiểu câu nói sau của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Không phải một mình ông Minh không hiểu, mà hình như khó có ai hiểu nổi ông Vũ Huy Hoàng nói gì giữa chốn nghị trường.
Còn nhân dân ư! Tất cả  đều hiểu một điều rất rõ khi cơn lũ hung hãn đang quét qua các tỉnh miền Trung. Hàng vạn người dân đang chống chọi với những con nước điên cuồng từ thượng nguồn đổ về. Lũ lên nhanh ngoài  sức tưởng tượng của con người nên không kịp ứng phó.

Đến trưa 16.11, đã có 18 người chết, mất tích.Nhân dân hiểu rằng, nước lũ tràn về là do các công trình thủy điện mọc lên khắp các tỉnh miền Trung,. Để có những dự án này, hàng vạn hec ta rừng bị phá hủy một cách hợp pháp. Chưa ai biết số gỗ phá rừng để làm thủy điện đi đâu, về đâu?

Nhân dân hiểu làm thủy điện là làm giàu cho một số nhóm lợi ích. Họ bán rừng trước khi bán điện.

Nhân dân biết tỏng tòng tong, tiền bán điện có thể giải quyết được tình trạng thiếu điện nhưng sự trả giá có khi còn lớn hơn.

Và hôm nay đây, những cơn lũ ống, lũ quét không còn bị rừng ngăn cản đã trở thành hỗn hào hơn bao giờ hết. Cùng với nước từ thượng nguồn, hàng triệu khối nước từ các hồ chứa đập thủy điện Sông Bung, Sông Tranh 2, Đắk Mi 4…xả ra, tấn công vào miền hạ du, đổ lên đầu nhân dân, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân.

Kèm theo là hủy hoại nhiều công trình cầu đường, công trình công cộng, thiệt hại vô cùng lớn.

Xin hãy thận trọng và nhìn xa khi tính đến việc ký duyệt các dự án thủy điện. Cái lợi mà các công trình thủy điện này mang lại không đủ bù một phần tỉ thiệt hại do chính các dự án này gây ra. Nhãn tiền là nhân dân miền Trung đang ngập ngụa, đang kêu cứu, đang đói khát, đang dành giật sinh mạng trong nước lũ.

Những người đặt bút ký duyệt các  dự án thủy điện giờ đây đang ngồi trong phòng máy lạnh mát rượi hay lò sưởi ấm áp đọc báo sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những thảm cảnh mà nhân dân miền Trung đang gánh chịu

Copy từ: Lao Động


..............

CỨ XẢ HẾT VÀO NHÂN DÂN ĐI




Từ Huế vào Bình Định ngập trắng trong lũ.
Lũ trời 1, lũ do xả nước từ các đập thủy điện lên 2, 3.
Thủy điện là của ai? Của các doanh nghiệp.
Khi phát điện thu tiền từ ai? Từ nhân dân.
Tới khi lũ thì xả nguy hiểm về a? Về nhân dân.
Xả đồng loạt cả 15 đập thủy điện, xả hết lên đầu nhân dân 15 mối nguy hại, mặc người chết, mặc nhà trôi, nhà ngập, mặc cầu gãy, đường đứt. mặc mùa màng.
Mấy năm qua, 15 nhà máy thủy điện này thu lợi nhuận không bằng tí ti cái mất mát vô cùng vô tận của nhân dân, của nhà nước.
Nhưng cái lợi nhuận ấy là của chúng nó- nhóm lợi ích.
Mất mát to lớn là của nhân dân.
Vài lời như thế để thấy, hậu quả của chúng nó vẫn sẽ tiếp tục xả vào nhiều năm nữa, nhiều thế hệ nữa.
Cho nên, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã không thể trả lời một cách rõ ràng những chất vấn của đại biểu về các dự án thủy điện đã được chính Bộ này cấp phép hoặc duyệt cấp phép, khiến đại biểu quốc hội đã phải kêu lên: Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì. Không hiểu vì Bộ trưởng sẽ nói gì khi vây quanh ông là những nhóm lợi ích, vây quanh ông là những hồ sơ dự án thủy điện, mà hồ sơ nào cũng rành rọt, thảnh thót, toen hoét, nhoen nhoét những trang đánh giá tác hại môi trường và cấp thẩm định của các Bộ, trong đó có Bộ ông đều phê chuẩn: Tốt tốt tốt.
Tốt như thế, mạ mình ngày xưa hay nói lái: Tốt làm là táp....L.
Bực và căm phẫn.
--------------------------
Một nhân dân bé nhỏ, chỉ còn tài sản này đây, con chó nhỏ, những kẻ nằm trong " phe thủy điện" sẽ nghĩ sao?
Hình ảnh: CỨ  XẢ HẾT VÀO NHÂN DÂN ĐI

Từ Huế vào Bình Định ngập trắng trong lũ.
Lũ trời 1, lũ do xả nước từ các đập thủy điện lên 2, 3.
Thủy điện là của ai? Của các doanh nghiệp.
Khi phát điện  thu tiền từ ai? Từ nhân dân.
Tới khi lũ thì xả nguy hiểm về a? Về nhân dân.
Xả đồng loạt cả 15 đập thủy điện, xả hết lên đầu nhân dân 15 mối nguy hại, mặc người chết, mặc nhà trôi, nhà ngập, mặc cầu gãy, đường đứt. mặc mùa màng.
Mấy năm qua, 15 nhà máy thủy điện này thu lợi nhuận không bằng tí ti cái mất mát vô cùng vô tận của nhân dân, của nhà nước.
Nhưng cái lợi nhuận ấy là của chúng nó- nhóm lợi ích.
Mất mát to  lớn là của nhân dân.
Vài  lời như thế để thấy, hậu quả của chúng nó vẫn sẽ tiếp tục xả vào nhiều năm nữa, nhiều thế hệ nữa.
Cho nên, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã không thể trả lời  một cách rõ ràng những chất vấn của đại biểu về các dự án thủy điện đã được chính Bộ này cấp phép hoặc duyệt cấp phép, khiến đại  biểu quốc hội đã phải kêu lên: Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì. Không hiểu vì Bộ trưởng sẽ nói gì khi vây quanh ông là những nhóm lợi ích, vây quanh ông là những hồ sơ dự án thủy điện, mà hồ sơ nào cũng rành rọt, thảnh thót, toen hoét, nhoen nhoét những trang đánh giá tác hại môi trường và cấp thẩm định của các Bộ, trong đó có Bộ ông đều phê chuẩn: Tốt tốt tốt.
Tốt như thế, mạ mình ngày xưa hay nói lái: Tốt làm là táp....L.
Bực và căm phẫn.
--------------------------
Một nhân dân bé nhỏ, chỉ còn tài sản này đây, con chó nhỏ, những kẻ nằm trong " phe thủy điện" sẽ nghĩ sao?

Copy từ: Nguyễn Quang Vinh’ blog


.................

Ông Chấn rồi sẽ … “không oan” ?!



Ông Chấn rồi sẽ … “không oan” ?!

Ăn Mày loạn bàn: Ông Chấn phạm hai tội: Vu khống người thi hành công v(đảng viên) và Khai báo gian dối.

Luật sư  NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
 
Mới đây, đồng loạt các báo đưa tin 6/7 điều tra viên (người còn lại đã chết) trong vụ “oan án” ở Bắc Giang phủ nhận có việc “đánh đập, ép cung” đối với ông Chấn. Dư luận lại dậy sóng ?
Ngược thời gian, trước thời điểm Tòa tối cao tái thẩm lại vụ án, những ai theo dõi đều chắc chắn 100% ông Chấn sẽ được tòa tái thẩm tuyên trắng án ( vì thủ phạm chính giết người đã tự thú, đang bị giam). Nhưng không, tất cả đều đã  hố khi Tòa tái thẩm chỉ hủy án để điều tra lại. Nghĩa là ông Chấn vẫn còn mang thân phận bị can, có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào.

Theo luật , thẩm quyền của phiên tòa tái thẩm hoàn toàn có thể tuyên trắng án. Vậy thì  tại sao lại không? Trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, vài vị có chức sắc cho rằng đó là sự “cẩn trọng cần thiết”. Trước mắt cứ hủy án , sau này “oan hay không oan” sẽ do các cơ quan tố tụng tiếp theo phân định. Ừ thôi cũng được, 3650 ngày tù oan còn chịu được, xá gì không đợi thêm một thời gian ?!

Chuyện ông Chấn có bị đánh đập, ép cung  hay không thì có lẻ “đến con nít” cũng đã rõ . Nhưng nay vì sao nhóm điều tra viên trên “đồng thanh” chối bay, chối biến ? Bởi hơn ai hết, họ “thông minh” biết luật rằng, trách nhiệm chứng minh tội phạm là của các cơ quan tố tụng (công an, Viện kiểm sát, tòa án). Và khi họ không thừa nhận, thì không bao giờ có chứng cứ chứng minh về hành vi bức cung trong quá khứ. Bởi theo lời kể của ông Chấn, khi đó chỉ có nhóm điều tra viên trên, tay lăm lăm súng, búa , dao…và riêng ông, hệt như phim “một mình chống mafia” vậy. Theo nguyên tắc, khi không thể chứng minh được, thì dĩ  nhiên họ sẽ thoát ngoạn mục.

Vậy không lẽ huề cả làng? Theo logic, khi không chứng minh được nhóm điều tra viện kia phạm tội “đánh đập, ép cung”, thì rõ ràng ông Chấn phải bị khép vào tội “khai báo gian dối” ( điều 307 Bộ luật hình sự). Nói cách khác, ông Chấn thoát tội “giết người” nhưng vẫn phải đi tù về tội danh mới này. Vì hành vi phạm tôi “khai báo gian dối” của ông Chấn thì quá rõ ràng, không cần chứng minh nữa. Tất cả đã có trong hồ sơ “nhận tội”, với chữ ký rành rành của ông Chấn.

Xâu chuỗi lại sự việc, phải chăng một kịch bản tồi tệ nào đó đang hướng về ông Chấn. Và dư luận cũng đang loáng thoáng hiểu được các chữ “cẩn trọng cần thiết” khi không tuyên trắng án như đã nói ở trên (?!)


* điện thoai liên lạc: 0903676460 

Tác giả gửi: Quê Choa’ blog


..................

Hà Nội diễn tập khu vực phòng thủ


Vì sao Hồi đồng thẩm phán TANDTC xử tái thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn?



Phương Hà

 Đã nghĩ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn có quá nhiều bài viết và phân tích sâu sắc về các khía cạnh pháp lý qua việc áp dụng hình thức tái thẩm đối với ông Chấn là sai Nhưng quá nhiều cuộc điện thoại của đồng nghiệp đồng môn cứ hỏi “ông ơi vì sao hội đồng thẩm phán TAND TC lại làm như thế? Hai ông Trần Văn Độ thay mặt ngành tòa án, Ông Nguyễn Hòa Bình thay mặt ngành kiểm sát trả lời công khai trước báo giới chạnh lòng xin viết thêm vài dòng hầu quý vị độc giả đồng thời cũng thay cho việc trả lời nhưng câu hỏi trên.


          Về học thuât cũng như lương tâm trách nhiệm của người làm nghề công tố cũng như xét xử hẳn ai cũng biết việc kháng nghị tái thẩm và xét xử chấp nhận kháng nghi tái thẩm hủy hai bản án sơ phúc thẩm của tòa án nhân đân tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm 1 tòa án nhân dân tối cao, tuyên tạm đình chỉ việc thi hành án chung thân của ông Nguyễn Thanh Chấn để điều tra xét xử lại là SAI, sai từ Viện (VKSNDTC) sang TÒA ( TAND TC). Nhưng vì sao sai thì chỉ những người trong cuộc người quyết định bản án mới biết rõ sự tình. 

         Trước hết có lý do cho rằng: Xin trích dẫn ý kiến của Ông Ts Dương Thanh Biểu nguyên phó viện trưởng VKSND TC có thời gian phụ trách mảng kiểm sát xét xử phúc thẩm trả lời báo Tiền phong : “Khi xem xét trách nhiệm trong việc để xảy ra oan cho ông Chấn trước hết thuộc trách nhiệm các cơ quan pháp luật ở cấp sơ thẩm như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Bắc Giang. Đối với cấp phúc thẩm, thì Tòa phúc thẩm TAND Tối cao là cơ quan tuyên án phúc thẩm đối với ông Chấn nên phải chịu trách nhiệm chính.
Đối với trách nhiệm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thì cần xem xét trong quá trình xét xử phúc thẩm, quan điểm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với vụ án này như thế nào? Ví dụ: Vụ án được xét xử phúc thẩm do có kháng cáo và quan điểm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm xác định ông Chấn không phạm tội nhưng Tòa phúc thẩm kết luận ông Chấn có tội thì trong trường hợp này, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao phải chịu trách nhiệm”
 Vậy lý do thứ nhất do lách luật để không buộc trách nhiệm cho Tòa phúc thẩm TANDTC cho nên Viện và Tòa tối cao đã chọn phương án này.
Vậy lý do thứ hai là gì đó là nhận thức vì những bản án ở mức độ này đều được thông qua người lãnh đạo cao nhất của ngành đó là hai ông Trương Hòa Binh chánh án TATC và Nguyễn Hòa Bình Viện trưởng VKSNDTC hai ông này vốn dĩ đều là cán bộ thuộc nền tư pháp “Tam quyền phân công” xuất thân từ nghành công an nền việc áp dụng pháp luật tố tụng trong KSXX và XX các ông không lãnh hội được chân lý trong việc Tái thẩm, hay giám đốc thẩm là đúng đắn về pháp luật. Họ đã để cấp dưới qua mặt
Nên nhớ rằng bản án của HĐTP tòa án tối cao là bản án cuối cùng do vậy không có cách nào để sửa chữa việc sai này được nữa. Có thể khẳng định Viện kháng nghị sai, HĐTP xử sai, nếu Quốc hội có giám sát thì cũng chẳng có cách nào giải quyết.
Làm pháp luật trước tiên phải có tâm như Bác Hồ từng dạy “  Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” Phải đặt tính thương tôn pháp luật lên trên hết, phải đau nỗi đau của người bị tù như người xưa nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”
Nếu đặt pháp luật lên trên, đau nỗi đau oan thấu trời xanh mười năm của ông Nguyễn Thanh Chấn chắc rằng ông Chấn đã được tuyên vô tội và các cơ quan pháp luật phải xin lỗi và đền bù một phần thiệt hại mà ông phải gánh chịu trong mười năm qua.
Có lẽ phải cảm ơn một người đó là bị can Lý Nguyễn Chung người đã dũng cảm nhận tội “giết người”. để ông Chấn có ngày hôm nay.
Tác giả gửi Quê Choa’ blog

..........................

Một thực trạng khốn nạn: VFA đang là cường hào mới bóc lột nông dân đến tận xương tủy



Hoàng Kim (Đồng Tháp)


Thực trạng đó cụ thể là: Nông dân làm cực như trâu nhưng ngày càng bị bần cùng; doanh nghiệp trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngồi mát ăn lương cả tỷ một năm rồi đem lúa gạo của nông dân bán một cách đần độn gần bằng giá thành sản xuất, mà, các doanh nghiệp này hầu hết là của Nhà nước.

Thực ra thực trạng này tôi đã nói nhiều lần, nhưng những người có trách nhiệm cứ giả đò như chẳng biết, nên nay tôi phải nói lại cho rõ ràng hơn.

Nông dân và VFA

Giáo Sư Võ Tòng Xuân nói rất rõ quan hệ giữa nông dân và VFA: “Nông dân đang làm tôi mọi cho doanh nghiệp”, đăng trên báo Người Lao Động Online.

Thái độ ông chủ của VFA biểu hiện rõ ràng nhất qua câu nói của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam: Đừng nói lời lãi lúc này. Hãy trả lời câu hỏi là muốn bán hay để lúa lại cho vịt ăn.

Lãnh lương gần 1 tỷ một năm, lại đem bán gạo của nông dân với giá thấp nhất thế giới, rồi về ép giá mua lúa của nông dân xuống bằng giá thành, lại ngang nhiên tuyên bố không bán thì để cho vịt ăn thì chỉ có những ông chủ độc quyền mới ăn ngang nói ngược như vậy.

Vì thế, quan hệ của nông dân và VFA là quan hệ của kẻ bị độc quyền và nhóm độc quyền. Đối với nông dân, VFA đang là cường hào mới bóc lột nông dân đến tận xương tủy, là cái ách đang quàng lên cổ nông dân, là khối u ác tính đang ăn hết thu nhập của nông dân.

Độc quyền lúa gạo của VFA đang phá tan hoang việc sản xuất lúa gạo, vì VFA chỉ có hưởng lời từ lúa gạo mà không hề đầu tư nâng cao giá trị hạt gạo, không tạo thương hiệu cho hạt gạo.

Làm như không thấy sự độc quyền này, rồi đưa ra các chính sách phát triển, hay tái cấu trúc nông nghiệp thì các chính sách đó sẽ là những chính sách vớ vẩn, bất khả thi.

Không chỉ là nhóm lợi ích, VFA là nhóm độc quyền đấy, thưa Ông Bộ Trưởng Cao Đức Phát.

Phát biểu trước Quốc hội, Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết chưa thấy có nhóm lợi ích trong nông nghiệp nói chung và trong việc sản xuất lúa nói riêng.

Tôi xin được phép thưa với ông Bộ trưởng rằng: Trong việc mua bán lúa gạo hiện nay, VFA không những là nhóm lợi ích, mà VFA đang là nhóm độc quyền lúa gạo của nông dân.

Về sự độc quyền lúa gạo của VFA mà 2 Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Miền Bắc là nòng cốt, tôi đã viết bài: “Độc Quyền lúa gạo: Cái ách đang quàng lên cổ nông dân” và bài: “Lúa gạo Việt Nam cần những nhà lý luận trung thực” đăng trên Bauxite Việt Nam.

Chỉ cần dùng Luật Cạnh tranh chiếu vào hoạt động của Tổng công ty Lương thực Miền Nam và VFA, chúng ta sẽ thấy rõ sự độc quyền lúa gạo này.

VFA độc quyền lúa gạo, sự độc quyền này giống như khối u ác tính đang ăn hết thu nhập của nông dân, nó đang bần cùng hóa nông dân, nó giết chết việc sản xuất lúa, nó biến gạo Việt Nam thành loại gạo kém chất lượng trên thị trường thế giới, nó khiến cho gạo Việt Nam có giá thấp nhất trên thị trường thế giới.

Không xóa bỏ khối u ác tính độc quyền này, không cắt khối u ác tính độc quyền này, thì mọi nỗ lực nhằm nâng cao đời sống của nông dân điều sẽ vô dụng, mọi cố gắng nhằm tái cơ cấu việc sản xuất lúa cũng sẽ vô dụng.

Do độc quyền: Nông dân nai lưng làm lúa, VFA ngồi mát ăn vàng.

Nông dân cực nhọc 3 tháng trời làm ra hạt lúa, đến khi thu hoạch đầu đội, vai mang đến dâng cho VFA, VFA cầm đũa ngồi đợi sẵn ở các kho trong các thành phố lớn.

Giống lúa nào có giá thì gắp cho vào mồm, giống lúa nào không có giá thì hạ giá mua rẻ, hoặc không mua, còn chê nông dân ngu dốt chạy theo giống này giống nọ.

Nông dân cực nhọc làm ra hạt lúa, VFA bán lúa gạo lấy lời ăn, nhưng do độc quyền nên chỉ biết lấy lời bằng cách nhảy tót lên khâu phân phối cuối cùng để ăn chênh lệch giá, chứ chẳng hề giúp một chút nào cho nông dân.

Nông dân cực nhọc làm ra hạt lúa, VFA bán lúa gạo lấy lời ăn, nhưng lại lấy hết lời của nông dân, bằng cách mua lúa cho nông dân hòa vốn hoặc lời xoay quanh mức 30% chết đói.

Mua lúa của nông dân thì VFA bỏ mặc cho thương lái lúa, xay lúa thành gạo thì VFA bỏ mặc cho thương lái gạo, VFA chỉ làm một công việc đơn giản là đóng bao chở ra cảng để xuất khẩu.

Do độc quyền nên năm nào VFA cũng lời khủng, Tổng công ty lương thực Miền Nam lời trên 1000 tỷ một năm, lương lãnh đạo VFA gần 1 tỷ một năm, còn nông dân thì vụ đông xuân bán lúa theo mức lời 30% chết đói, vụ hè thu bán lúa hòa vốn, hiện đang bị phá sản.

Bảng lợi nhuận của Tổng công Ty Lương thực Miền Nam theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (1)

clip_image002
Thời báo Kinh Tế Sài Gòn giải thích việc năm 2012 Tổng công ty Lương thực Miền Nam lời chỉ có khoảng 300 tỷ là do: “Theo quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc tái cơ cấu từ năm 2012-2015 Vinafood2 sẽ cổ phần hóa một số công ty con, vì vậy, có thông tin cho rằng, Vinafood2 tìm cách giảm lợi nhuận xuống để gián tiếp ảnh hưởng đến việc cổ phần hóa các công ty con nhằm định giá thấp hơn thực tế để một số cán bộ có thể mua được nhiều cổ phần hơn.”

Nếu không có việc cổ phần này chắc lợi nhuận năm 2012 cũng sẽ cả ngàn tỷ.

Lợi nhuận của nông dân năm 2013 chỉ 3.525.000 đồng một năm.

Vụ đông xuân 2012- 2013 giá lúa OM 4900 bằng với lúa ngang IR 50404 là 4.500 đồng/kg, thấp hơn vụ đông xuân năm 2011-2012 đến 700 đồng/kg.

Để cho số liệu về giá thành có tính chính thống, tôi không lấy giá thành của cá nhân tôi, nhưng xin lấy số liệu giá thành của Bộ Tài chính. Theo tính toán của Bộ Tài chính thì giá thành vụ đông xuân 2012-2013 là 3.800 đồng/kg, như vậy, nông dân chúng tôi chỉ thu được lợi nhuận có 700 đồng/kg.

Theo báo đài thì năng suất bình quân vụ đông xuân 2012-2013 ở ĐBSCL là 68 tạ/héc ta (cá nhân tôi làm được 70 tạ, con số chênh lệch không đáng kể) vậy, vụ đông xuân, mỗi héc ta lúa nông dân lời chỉ 4.760.000 đồng.

Vụ hè thu năm 2013 tôi làm giống lúa OM 6976 bán được với giá 4.250 đồng/kg, do năng suất lúa vụ hè thu thấp nên giá thành lên rất cao, theo Bộ Tài chính, giá thành bình quân ở tỉnh Đồng Tháp là 4.619 đồng/kg, mức giá thành bình quân của cả Đồng bằng Sông Cửu Long là 4.142 đồng, như vậy, vụ hè thu này tôi làm lúa từ hòa vốn đến lỗ chứ chẳng lời được đồng nào cả.

Vậy cả năm 2013 này nông dân chúng tôi chỉ lời có 4.700.000 đồng/ha.

Theo qui định của Nhà nước mỗi hộ 4 người nông dân ở ĐBSCL được cấp 3 ha ruộng như vậy, mỗi hộ thu nhập năm 2013 chỉ có 14.100.000 đồng, mỗi người thu nhập năm 2013 là 3.525.000 đồng. Vậy thu nhập bình quân mỗi nông dân một tháng chỉ được: 293.750 đồng, thu nhập những năm trước cũng tương tự.

Lương lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam gần 1 tỷ đồng một năm, Tổng công ty Lương thực Miền Nam lời cả ngàn tỷ mỗi năm, trong khi đó thu nhập của 1 nông dân 3.525.000 đồng một năm, đây là con số phản ảnh rỏ nét sự độc quyền của VFA đối với nông dân trong việc mua bán lúa gạo hiện nay.

Độc quyền nên VFA bán gạo của nông dân với giá thấp nhất thế giới.

Từ năm 2005 đến nay, VFA luôn bán gạo giá thấp nhất so với 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đặc biệt năm 2013 này không những thấp mà còn thấp rất xa: Thấp hơn gạo Ấn Độ 70 đô la Mỹ/ tấn, thấp hơn gạo Thái Lan 170 đô la Mỹ/tấn.

Tại sao VFA bán gạo xuất khẩu giá thấp nhất thế giới? Có 2 lý do:

1- Lợi nhuận của VFA không phụ thuộc vào giá bán gạo xuất khẩu.

VFA hưởng lợi đầu tấn, tức là cứ mua bán 1 tấn gạo thì lời một số tiền, bất chấp giá bán gạo xuất khẩu cao hay thấp.

Chúng ta hãy xem xét: Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong VFA = giá bán gạo xuất khẩu – (giá thu mua gạo trong nước + phí xuất khẩu). Lợi nhuận này không phụ thụôc vào giá gạo xuất khẩu mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch giá. Do đó, nếu ký bán gạo xuất khẩu giá thấp thì các doanh nghiệp sẽ ép giá mua lúa của nông dân và họ vẫn có lời.

Bán gạo xuất khẩu giá rẻ nhưng vẫn lời ngàn tỷ, nên VFA không cần phải nâng cao giá trị hạt gạo, không cần tạo thương hiệu.

2- Bán gạo xuất khẩu rẻ để được “gửi giá”

“TS Lê Đăng Doanh cho rằng, việc lãnh đạo Vinafood 2 đồng thời là lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), được Chính phủ giao ký hợp đồng, bảo đảm việc xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Chính phủ nhưng lại bán cho một Cty sân sau (Saigonfood) với giá thấp hơn giá sàn do chính VFA đưa ra là bất minh.

Điều đó, chứng tỏ ông Chủ tịch VFA tự phá quy định của mình. Đây là thủ đoạn trục lợi khá phổ biến, thường được gọi là gửi giá. Tức là, tôi bán cho anh với giá thấp, để rồi anh bán với giá thị trường. Mỗi tấn tôi bán cho anh giá thấp thì anh phải trả lại cho tôi một số tiền tùy theo mức chênh lệch giá trên từng tấn gạo.” Báo Tiền Phong Online cho biết (2)

Ông Nguyễn Thái Nguyên trên Bauxite Việt Nam còn cho biết vấn đề “gởi giá” đã được thưa đến Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nói với ông Nguyễn Thái Nguyên: “Người ta báo cáo: “có một số người của các công ty nhà nước, khi ra nước ngoài thương thảo hợp đồng với người ta đã móc ngoặc, hạ giá xuống để chia nhau. Thực tế, giá gạo không phải vậy, nhưng họ ký với nhau chỉ thấp như vậy thôi. Tôi không biết hư thực ra sao, nhưng đây là chuyện lớn, tôi muốn làm rõ.” (3)

Việc VFA bán phá giá gạo với giá thấp nhất thế giới khiến cho nông dân chúng tôi nghi ngờ có việc gởi giá trong bán gạo xuất khẩu, có hay không có hiện tượng gởi giá cần phải được các ngành chức năng làm cho minh bạch. Bán gạo giá rẻ được khách hàng “gửi giá” bằng cách đưa tiền tư túi, thì tại sao VFA không bán gạo rẻ?

Bán gao giá rẻ nhất thế giới, rồi về ép giá lúa của nông dân xuống gần bằng giá thành, VFA vẫn lời to.

Bán gạo giá đã rẻ nhất thế giới, nhưng không mua lúa cho nông dân từ giá bán gạo này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam bày mưu mua lúa tạm trữ, để ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân:

Năm 2008 Hiệp hội Lương thực Việt Nam bán gạo xuất khẩu giá qui ra giá lúa 6.432 đồng/kg, mua lúa tạm trữ của nông dân với giá 4.000 đồng/kg. Hiệp hội lời 2.432 đồng/kg, nông dân bán lúa hòa vốn.

Năm 2009, bán gạo xuất khẩu qui lúa giá 6.362 đồng/kg, mua lúa tạm trữ của nông dân với giá 4.000 đồng/kg. Hiệp hội lời 2.362 đồng/kg, nông dân hòa vốn.

Năm 2010, Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu với giá vẫn 4.000 đồng/kg, nhưng bán gạo với giá qui lúa 5.365 đồng/kg, cả năm này, nông dân lời không đủ sống.

Năm 2013 này, mùa đông xuân VFA mua lúa tạm trữ của nông dân khoảng 4.500 đồng/kg lúa tươi loại xay ra gạo 5% tấm nông dân lời vài trăm đồng một kg, mùa hè thu mua giá 4.250 đồng/kg nông dân hòa vốn.

Nông dân không bán lúa cho VFA thì chỉ còn cách cho vịt ăn

VFA mua lúa giá rẻ quá sao nông dân không bán cho người khác? Như trên tôi đã nói VFA độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, nông dân không bán cho VFA thì chẳng bán cho ai được hết.

Chúng ta hãy nghe phát biểu của ông Trương Thanh Phong Chủ tịch VFA, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam: Đừng nói lời lãi lúc này. Hãy trả lời câu hỏi là muốn bán hay để lúa lại cho vịt ăn.

Nghe phát biểu này chúng ta có thể hiểu được sự lệ thuộc của nông dân vào VFA, VFA muốn mua lúa của nông dân với giá nào cũng được, nông dân không có quyền mặc cả, có lỗ vốn nông dân cũng phải bán, vì không bán cho VFA thì chẳng bán được cho ai cả, nông dân để lúa lại mà sau đó VFA không thèm mua thì lúa đó chỉ có nước cho vịt nó ăn.

Tóm lại: Quan hệ của nông dân và VFA là quan hệ giữa người bị độc quyền và nhóm độc quyền, nên nông dân đang làm tôi mọi cho VFA - nông dân nai lưng ra làm còn VFA ngồi không mà hưởng – Không những ngồi không mà hưởng, cách buôn bán gạo chụp giựt kiểu buôn chuyến không thương hiệu của VFA, đã biến gạo Việt Nam có chất lượng cao thành loại gạo kém chất lượng trên thị trường thế giới.

Không xóa bỏ độc quyền lúa gạo của VFA, mọi chính sách nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển sản xuất lúa sẽ trở thành vô dụng.

Không xóa bỏ độc quyền lúa gạo của VFA, mọi câu nói quan tâm đến thu nhập của nông dân chỉ là những câu nói mị nông dân.

H.K.

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

(1) bài: “Lợi nhuận của Vinafood 2 thấp nhất từ năm 2008” http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/89878/

(2) Bài: “Phải cắt sân sau, bỏ độc quyền” http://www.tienphong.vn/xa-hoi/173841/Phai-cat-san-sau-bo-dac-quyen.html

(3) Bài: “Góp lời bàn ngắn về nông thôn nông nghiệp”.

Copy từ: Bauxite Việt Nam


............................

Miền Trung chìm trong lũ


Chia cắt tuyến đường ĐT 616 do nước vượt ngầm - Ảnh: Thanh Niên


Nước lũ tràn qua quốc lộ 1 tại thành phố Tam Kỳ  - Ảnh: Hoàng Sơn
Giao thông bị ách tắc do nước lên nhanh - Ảnh: Hoàng Sơn
Ít nhất 24 người chết và mất tích, 3 người bị thương, hàng ngàn hộ dân ở các tỉnh miền Trung bị ngập nặng do lũ lớn và thủy điện xả lũ.

Người dân thôn Phú Hòa (xã Tây Xuân, H.Tây Sơn, Bình Định) trở về nhà sau một đêm chạy lũ - Ảnh: Hoàng Trọng 
Điểm sạt lở lớn trên tuyến tỉnh lộ 616 từ Tam Kỳ đi Bắc Trà My - Ảnh: Thanh Niên 
 
>>> Liên tục cập nhật
Bình Định: Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, tỉnh này đã có 11 người chết, 3 người mất tích.
Ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết: “Hiện lũ tại các xã ven sông Côn đã vượt đỉnh lũ năm 1999 gần 1,93m”. Hiện, lực lượng bộ đội, công an vẫn đang triển khai sơ tán dân khắp nơi.
Trưa 16.11, mưa lũ gây sập 2 cầu Tân An và Liêm Trực (trên QL 1A, đoạn qua P. Bình Định, thị xã An Nhơn) khiến giao thông trên QL1A tắc nghẽn 7 km.
Sáng 15.11, nước lũ trên sông Côn bắt đầu lớn nhanh khiến các xã Bình Thành, Tây Giang, Tây Thuận, Tây Phú (H.Tây Sơn)... bị cô lập.
Hai anh Trần Văn Sang (40 tuổi) và Phan Minh Hải (43 tuổi), bị lũ cuốn. Anh Hải may mắn được cứu, anh Sang chết đuối. H.Tây Sơn còn phát hiện chị Đỗ Thị Kim Loan (33 tuổi) chết đuối tại kênh Vân Phong.
Tại H.Tuy Phước, mưa lũ làm 2 người chết, đó là em Nguyễn Văn Tá (ở xã Phước An) và ông Ngô Văn Bá (ở xã Phước Quang).
Chiều 15.11, nhiều nơi trên QL19 bị lũ chia cắt và đoạn qua đèo An Khê bị sạt lở gần 300 m khiến giao thông ách tắc hoàn toàn. Tối cùng ngày, toàn huyện mất điện, đã có hơn 3.530 nhà dân bị ngập lũ.
Tại H.Hoài Ân, sáng cùng ngày, em Trần Thế Giảng (17 tuổi, xã Ân Nghĩa) khi đi chăn bò đã bị nước cuốn trôi, mất tích. H.
Vân Canh có một trường hợp bị mất tích do lũ, nạn nhân tên Điền (28 tuổi, ở xã Canh Vinh).
Đến chiều 15.11, các huyện Hoài Ân, Vân Canh, Phù Mỹ... có 2.000 ngôi nhà bị ngập hoặc bị sập hoàn toàn. Trong khi đó, hàng ngàn hộ dân ở TP.Quy Nhơn bị ngập sâu hơn nửa nhà.

Quảng Ngãi:  2 người chết, 1 người bị thương, 2 người mất tích do mưa lũ.
Đến 17 giờ ngày 16.11, trên QL 1A đoạn qua xã Đức Phong, H.Mộ Đức vẫn còn bị ngập sâu khiến giao thông tắc nghẽn, hàng ngàn phương tiện nối nhau dài 15 km.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, tối 15.11, mực nước sông Trà Khúc, sông Vệ vượt đỉnh lũ năm 1999 từ 0,1-0,4 m nhấn chìm nhiều ngôi nhà của người dân ở ven sông, nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.
Tối 15.11, nước sông Trà Khúc vượt qua đê bao sông Trà Khúc 'tấn công' vào thành phố Quảng Ngãi. Trong đêm 15.11, các địa phương đã sơ tán gần 50.000 người đến nơi ở an toàn.
Tính đến sáng 16.11, mưa lũ tại Quảng Ngãi làm 2 người chết. Nạn nhân là em Vương Thị Thu Thảo, học sinh lớp 5 Trường tiểu học xã Hành Minh,H.Nghĩa Hành và ông Lâm Quang Vinh, ở xã Tịnh Hà, H.Sơn Tịnh.
Ngoài ra, 2 người mất tích do sạt lở ta luy đường Trung tâm y tế Gò Lã, H.Sơn Tây và 1 người bị thương do sạt lở núi tại Gò Re, xã Ba Xa, H.Ba Tơ. 
Trên địa bàn H.K’bang (Gia Lai) mưa lớn kéo dài. Nước trên nhiều sông suối dâng cao bất thường cộng với thủy điện An Khê - Kanak xả lũ khiến nước sông Ba lên nhanh. Nhiều đoạn đường bị ngập trong lũ, nhiều tuyến đường bị chia cắt.
Thông tin từ Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết hiện Gia Lai đã có 1 người thiệt mạng vì lũ, 1 phụ nữ khác bị lũ cuốn trôi hiện chưa tìm thấy thi thể.
TX.Sông Cầu, Phú Yên: Đến chiều 15.11 đã có 10 ngôi nhà ở xã Xuân Thọ 2 bị sập, 1 người mất tích, 4 tàu cá bị chìm...
Đến cuối ngày 15.11, QL24 đoạn thuộc xã Pờ Ê (H.Kon Plong) bị lũ cuốn trôi một đoạn, chia cắt hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi.
Nước lên nhanh nên một số điểm trường học tại H.Kon Plong bị ngập sâu.
Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tỉnh Phú Yên đã có một người chết do lũ.
Hình ảnh quen thuộc ở “túi lũ” Hội An: phố đi bộ trở thành phố bơi thuyền - Ảnh: H.X.Huỳnh - Quốc Phương 
Hình ảnh quen thuộc ở “túi lũ” Hội An: phố đi bộ trở thành phố bơi thuyền - Ảnh: H.X.Huỳnh - Quốc Phương  

Thừa Thiên-Huế: Mưa lớn bất ngờ ập xuống trong tối 15.11 khiến nhiều người dân không kịp trở tay.
Đến 22 giờ ngày 15.11, cả TP.Huế nước đã ngập sâu và gây chia cắt hầu hết các tuyến đường trong thành phố, giao thông hỗn loạn và tê liệt.
Quảng Nam: Ít nhất đã có 3 người tử vong vì mưa lũ.
Ngày 16.11, mưa lũ khiến núi lở, đèo sạt khiến các vùng cao bị chia cắt nghiêm trọng. Đường  ĐT 616 từ TP.Tam Kỳ lên các huyện miền núi Bắc Trà My, Nam Trà My hoàn toàn tắc nghẽn.
Tại H.Nam Trà My, tuyến đường huyết mạch ĐT 616 có 10 điểm sạt lở, giao thông tê liệt 24 tiếng. Hơn 100 điểm sạt lở trên các trục đường về các xã Trà Vân, Trà Vinh, Trà Leng, Trà Cang, Trà Nam, Trà Linh...
Tại H.Tây Giang, đường Hồ Chí Minh qua xã A Vương và các tuyến đường Azứt - Lăng, Lăng đi 4 xã vùng cao bị sạt lở nhiều đoạn. Hiện cơ quan chức năng đang san ủi đất, đá sạt lở.
Sáng 16.11, TP.Hội An phải sơ tán khản cấp hàng ngàn du khách để tránh lũ. Ban quản lý bến thủy nội địa TP.Hội An thông báo dừng mọi hoạt động của các bến đò ngang, nghiêm cấm hoạt động đánh cá, vớt củi… trên sông.
Hiện tại, địa bàn các xã, phường Cẩm Kim, Cẩm Nam, Thanh Hà, Cẩm Phô, Minh An, Cẩm Châu… bị ngập sâu. Riêng xã Cẩm Kim bị chia cắt hoàn toàn.
Trên tuyến QL 1 qua tỉnh Quảng Nam, nước lũ đã tràn qua mặt đường tại nhiều điểm như: thành phố Tam Kỳ, thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên). Nhiều đoạn đường khác bị tê liệt.
Ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết nước lũ hiện vẫn đang lên nhanh, khiến khoảng 34.000 hộ dân có nhà cửa ngập sâu trong nước lũ.
Đặc biệt, có khoảng 1.200 căn nhà ngập từ 2 m trở lên. Trong đó, xã Đại Lãnh là địa phương ngập sâu nhất, có nơi ngập đến 3 m.
Tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua H.Phước Sơn (Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm phương tiện ách tắc. Sau 6 giờ liên tục san ủi, 200 phương tiện mới thoát khỏi khu vực sạt lở.
Thông tin PV Thanh Niên Mobile vừa nhận được, tại H.Nông Sơn có một người chết do nước lũ. Nạn nhân được xác định là bà Ngô Thị Chí (68 tuổi, trú xã Phước Ninh).
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (BCH PCLB) H.Đại Lộc, em Lê Ngọc Triều (17 tuổi, trú tại thôn Ô Gia Nam, xã Đại Cường, H.Đại Lộc) đã bị tử vong do bị lũ cuốn khi đang chăn vịt.
Cũng theo BCH PCLB H.Đại Lộc, trong mưa lũ đã ghi nhận thêm 6 người bị thương do té ngã khi chạy lũ.
Tại Hội An, UBND thành phố này xác nhận cái chết của ông Nguyễn Sinh (53 tuổi, trú tại P.Minh An, TP.Hội An) là do lũ.
TP.Đã Nẵng: Chiều 16.11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN TP.Đà Nẵng cho biết các địa phương đã phải di dời hơn 4.500 hộ/ 16.000 người dân do ngập lụt.
H.Hòa Vang bị ngập nặng nhất với 9/11 xã; riêng các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến ngập nặng đến 2-3 mét nước.
Mưa lũ cũng đã làm sạt lở tuyến đường thôn 1 ở xã Hòa Ninh, cô lập người dân trong thôn. 10 phường ở quận vùng ven là Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn cũng ngập nặng.
Bên cạnh nguyên nhân mưa lớn kéo dài khiến hệ thống thoát nước tê liệt, nhiều khu dân cư còn bị ngập nặng do các dự án thi công dở dang.
Tại trung tâm thành phố, trong ngày 16.11, nhiều tuyến đường chính như Hàm Nghi, Quang Trung, khu vực Đầm Rong, Huỳnh Ngọc Huệ... cũng đã biến thành sông sau trận mưa lớn kéo dài.  

Km75+900 (quốc lộ 24) tỉnh Kon Tum bị sát lở, gây ách tắc hoàn toàn tuyến giao thông này - Ảnh: Phạm Anh. 
Km75+900 (quốc lộ 24) tỉnh Kon Tum bị sát lở, gây ách tắc hoàn toàn tuyến giao thông này - Ảnh: Phạm Anh.  

QL24 đoạn qua Kon Tum bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Gia Hương
 QL24 đoạn qua Kon Tum bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Gia Hương 

Kon Tum: Chiều 16.11, ông Huỳnh Tấn Phục, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho biết, do bão lũ và sạt lở, ít nhất phải đến chiều 17.11, Quốc lộ 24 mới thông tuyến được.
Tại Km75+ 900, đường đã đứt gãy hoàn toàn do ta luy dương bị sụt dài khoảng 20m, sâu 10m, với khối lượng đất đá sạt lở khoảng 5.000 m3.
Ông Nguyễn Văn Tín, Giám đốc Công ty quản lý công trình giao thông tỉnh Kon Tum  trên tỉnh lộ 676, tại Km 20+900 và Km 31+150 cũng bị sạt ta luy dương, cây đổ, mọi phương tiện không thể qua lại được. 
Hiện xã Đăk Nên, H.Kon Plông bị cô lập do cầu vào xã này bị lũ cuốn trôi. 4 xã Đăk Tăng, Đăk Ring, Măng Bút và Đăk Nên thuộc H.Kon Plong bị hư hỏng, mất điện hoàn toàn.
Tổng thiệt hại do bão số 15 gây ra ước tính trên địa bàn Kon Tum là gần 60 tỉ đồng.

Copy từ: Thanh Niên


.......................

Hà Nội: Bao vây ủy ban, đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền


Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Trong mấy ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về việc người dân Mai Phúc tập trung đông người đánh trống, treo cờ tang đoạn quốc lộ 5, trước cổng UBND phường Phúc Đồng, Hà Nội nhằm phản đối chính quyền đàn áp quyền làm chủ của người dân tại khu nghĩa địa cổ của làng, đã có nhiều người dân bị đánh rất đau, trong đó có cả người già.
Chúng tôi đã tới địa điểm trên và xác nhận đây là chuyện có thật, chúng tôi đã tiếp cận được một số nạn nhân của vụ bạo hành và nghe họ kể về sự việc trên (xem video)

Trò chuyện với anh Hoàng Lưu Lương

Trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Gái
Trong khi trò chuyện với hai nhân chứng của vụ bạo lực đó là cụ Nguyễn Thị Gái và anh Hoàng Lưu Lương người thôn Mai Phúc, cả hai gia đình đều được xem là "có công với cách mạng", tôi hỏi nhiều lần về việc viết đơn trình báo cơ quan các cấp nhưng họ đều không quan tâm tới việc viết đơn trình báo, anh Lương thì cho rằng chính quyền “Quận và Phường đều ăn rơ với nhau”; còn cụ Gái thì đánh trống lảng khi nhắc đến việc gửi đơn từ cho chính quyền các cấp, thế nhưng cụ không quên nhờ các “nhà báo”, cụ ơi nhà báo nào cũng bị ông Trưởng ban tuyên giáo của đảng quản lý hết rồi, cháu không phải là nhà báo, đây cũng không phải là nghề của cháu, nhưng cháu sẽ đưa hình và lời cụ nói ra bên ngoài, để cho bà con trong và ngoài nước chia sẻ và đồng hành cùng cụ và người dân Mai Phúc.
Vấn đề của người dân Mai Phúc cũng chỉ phản ánh mâu thuẫn xẩy ra khi người dân có những hành vi thực hiện quyền dân chủ và hành vi của chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam lập ra. Người dân Mai Phúc - Long Biên - Hà Nội trong thời gian qua đã đấu tranh với chính quyền các cấp về quyền làm chủ của người dân đối với khu nghĩa địa cổ rộng chừng 10.000 M2 của Mai Phúc. Người dân khẳng định khu nghĩa địa là của dân, không phải là của nhà nước, người dân không chấp nhận nhà nước thông báo qua loa truyền thanh về việc phải di dời mồ mả vì khu nghĩa địa của dân đã trở thành của người khác theo quyết định số bao nhiêu đó của một cấp chính quyền nào đó.

Ngày 12/11/2013 là ngày được chọn để chôn cất đứa con trai xấu số của gia đình ông Dũng sống tại thôn Mai Phúc thì cũng là ngày người dân chiến đấu trực diện với công an tại nghĩa địa để đảm bảo quyền làm chủ của họ.
Về phía công an: Có lẽ họ nhận được chỉ đạo là họ có trách nhiệm bảo vệ chủ mới của khu nghĩa địa, công an cũng đổ về để bảo vệ nghĩa địa rất đông, theo người dân công an mặc thường phục rất nhiều, thuộc 14 phường của quận Long Biên. Sau đó, xô xát giữa hai bên đã xảy ra (xem video).

Một số người dân bị công an bắt đi, dân làng kéo về trụ sở công an phường Phúc Đồng nhưng không có ai tiếp, họ kéo nhau sang trụ sở UBND phường Phúc Đồng và đấu tranh, vạch trần những sai phạm của chính quyền với ông chủ tịch UBND phường Phúc Đồng (xem video).

Khi xem một số video và hình ảnh, chúng ta có thể thấy người dân mặc dù bị đánh đập nhưng họ không sợ chính quyền, không sợ công an, họ vừa chiến đấu trực diện vừa tìm sự giúp đỡ của bà con trong khu vực Hà Nội giúp họ truyền tin, phản ánh cách hành xử vi phạm nhân quyền của chính quyền các cấp rộng rãi trong cả nước và quốc tế.
Mỗi chúng ta lên tiếng bảo vệ họ cũng chính là bảo vệ cho nhân quyền của chúng ta, mỗi chúng ta hằng ngày đã nộp thuế để nuôi công an, thế mà bây giờ công an đánh đập họ, chúng ta có trách nhiệm về việc công an sử dụng bạo lực với người dân Mai Phúc, họ có được an toàn hay không trong quá trình đấu tranh cũng là tùy thuộc vào mức độ phản kháng của chúng ta, phản kháng lại hiện tượng các chiến sỹ công an mù quáng tuân lệnh cấp trên, những mệnh lệnh bất hợp pháp, những mệnh lênh chà đạp lên quyền con người. chủ trương dùng bạo lực để đàn áp dân chủ.

Trần Thị Cẩm Thanh
danlambaovn.blogspot.com

* Sau đây là một số ảnh tại hiện trường nghĩa địa thôn Mai Phúc chiều ngày 12/11/2013 và cảnh người dân kéo đến trước cổng công an phường Phúc Đồng sau khi bị đánh:









Copy từ: Dân Làm Báo


.....................