CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Cảnh sát cơ động Thái Nguyên bắt dân quỳ tát vào mặt 7/4/2013

TTXVA.ORG

Ngày  7/4/2013, Cảnh sát cơ động Thái Nguyên đã chận xe gắn máy BKS 20-H1 066.05.  Người chạy xe vi phạm lỗi chở 3 và không đội mũ bảo hiểm.
Theo phản ánh của người dân,   Cảnh sát cơ động Thái Nguyên đã đánh, tát, túm cổ áo người vi phạm, và bắt cả 3 người quỳ xuống đường xin lỗi.  Mỗi người bị bắt quỳ quay mặt hướng qua các góc khác nhau.
Mặc dù video được quay từ xa nhưng ở giây thứ 6 có thể thấy rõ đồng chí CSCĐ vung đà lấy sức giáng cái tát vào mặt nạn nhân đang quỳ gối.
Sau đó mặc cho người vi phạm lạy lục và người dân phản ứng, CSCĐ vẫn không cho nạn nhân đứng lên vì:
“ĐÂY LÀ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG”
Sau khi phát hiện bị ghi hình, 1 đồng chí CSCĐ đã can thiệp để giật lấy clip.
Người dân bất bình tập trung phản ứng quyết liệt, CSCĐ  Thái Nguyên đã gọi phone yêu cầu bổ sung lực lượng hỗ trợ.


nạn nhân quỳ lạy

congan-thainguyen-quygoi6
giây thứ 6, đồng chí CSCĐ vung đà lấy sức giáng cái tát vào mặt nạn nhân đang quỳ gối.








Copy từ: TTXVA

CÁC CỰU QUAN CHỨC TIÊN LÃNG KHAI GÌ TRONG PHIÊN TÒA HÔM NAY ?


Tại phiên tòa sơ thẩm sáng nay 8/4 tại Hải Phòng, đa số các bị cáo nguyên là các cựu quan chức của UBND huyện Tiên Lãng khai không chỉ đạo phá dỡ nhà ông Vươn.

Các bị cáo tại phiên tòa sáng nay.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng nay. 
9h20’ sáng nay, HĐXX, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đã tiến chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo. Trong phần xét hỏi, đa số các bị cáo đều cho rằng chỉ thực hiện chỉ đạo anh em tháo dỡ công trình trên đất nhà ông Vươn và Quý chứ không chỉ đạo phá dỡ.
Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, bị cáo đầu tiên bị tòa xét hỏi.
Tại tòa bị cáo Hoa khai nhận, sau khi hết thời hạn giao đất cho nhà ông Vươn, hết 14 năm, năm 2008 UBND huyện ra quyết định thu hồi diện tích 21ha và sau đó đến năm 2009 tiếp tục có quyết định thu hồi diện tích 19,3ha. Mục đích, thẩm quyền, trình tự giao đất đúng thẩm quyền, thời hạn giao đất và thu hồi là đủ 14 năm.
Nội dung thu hồi đất nhà ông Vươn theo Quyết định 461, thu hồi toàn bộ diện tích đất và công trình trên đất không bồi thường. Quyết định thu hồi đối chiếu với quyết định giao đất là hoàn toàn phù hợp
Tuy nhiên, ông Vươn không thực hiện bàn giao, nên UBND huyện đã ra Quyết định cưỡng chế. Và UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 104 giao phòng TN&MT thực hiện nhiệm vụ thẩm định các văn bản liên quan đến việc cưỡng chế; kiểm tra diện tích đất và công trình trên đất. Bị cáo Hoa cũng đã đọc kỹ nội dung của kế hoạch 104 và không có việc tháo dỡ.
Để thực hiện kế hoạch 104, Ban chỉ đạo cưỡng chế đã ra Thông báo số 225 do trưởng ban chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Khanh ký cuối cùng, trong đó có giao nhiệm vụ cho bị cáo Hoa là tổ trưởng tổ 2, cụ thể, tháo dỡ hàng rào, vật cản lối đi… Thông báo số 225 giao nhiệm vụ thực hiện tháo dỡ trên diện tích bị thu hồi là 19,3 ha của nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Bị cáo Phạm Xuân Hoa cho rằng thông báo 225 không trái với kế hoạch 104, vì thông báo này chỉ cụ thể hóa chi tiết của kế hoạch số 104. Căn cứ vào hai văn bản trên, bị cáo ra thông báo 01 và 02 chỉ đạo phân công và bị cáo cho rằng hoàn toàn phù hợp.
Ngày 5/1/2012, bị cáo Hoa có mặt tại khu vực cưỡng chế, đôn đốc tổ 2 thực hiện tháo dỡ các công trình trên diện tích 19,3ha. Dùng một số công cụ thô sơ như: vồ, búa, xà beng, thang, dụng cụ do UBND xã Vinh Quang chuẩn bị.
Tại tòa bị cáo Hoa vẫn một mực cho rằng mình không chỉ đạo anh em phá nhà ông Vươn, một phần mái nhà ông Quý mà chỉ nhận chỉ đạo anh em tháo dỡ các công trình, tài sản trên đất.
Bị cáo cũng thừa nhận, trước khi cưỡng chế UBND huyện có họp nhưng không có chỉ đạo phá dỡ.
“Tôi không đôn đốc phá dỡ, chỉ đôn đốc tháo dỡ. Về việc anh em dùng vồ xà đập tường là do đông người bị cáo không kiểm soát nổi. Bị cáo thấy mình có trách nhiệm về việc này”, bị cáo Hoa trả lời HĐXX.
Khi tiến hành cưỡng chế, sau khi 7 người bị bắn, tổ 2 mới tiến hành tháo dỡ, lúc đó bị cáo chưa đến. Đến khoảng 14h30’, đến hơn 15h cùng ngày mới xong. Công trình tháo dỡ khu vực nhà ông Vươn gồm nhà trông coi và các công trình nhỏ. Lều có bị phá dỡ không bị cáo không có mặt nên không biết. Các công trình phụ (nhà có mái tôn) bị phá hôm đó, còn nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý chưa phá được. Sau cưỡng chế Phòng lập biên bản bàn giao diện tích cho xã Vinh Quang. Bị cáo có ký biên bản bàn giao, nhưng lại không nắm rõ hiện trạng công trình trên đất.
Tuy nhiên, bị cáo nhận thấy hành vi của mình có vi phạm nhưng có mức độ, gia đình đã tự nguyện khắc phục cho gia đình ông Vươn và Quý 70 triệu đồng.
Trả lời đại diện VKS về lý do nộp 70 triệu đồng, bị cáo Hoa lý giải vì bản thân đã nhận một phần hành vi của mình. Trách nhiệm bị cáo nhận về phần tháo dỡ công trình bán mái một tầng của nhà Vươn.
Trả lời Luật sư Chu Mạnh Cường, bị cáo Hoa khai nhận, trước khi cưỡng chế, phòng TN&MT có tiến hành đo đạc khu cưỡng chế. Tài liệu đo đạc hiện trạng được lưu trong hồ sơ của phòng và có cung cấp cho cơ quan điều tra. Luật sư Cường nêu rõ, hồ sơ ghi của phòng TN&MT chỉ ghi nhà ông Vươn là lều trông đầm, nhưng trong bản sơ đồ khác có chữ ký của bị cáo Hoa lại ghi đó là “Nhà của ông Vươn”, bị cáo cho rằng anh em đi làm do nhận thức không chính xác nên dẫn đến sai sót. Bị cáo Hoa cũng thừa nhận sơ đồ có trước khi cưỡng chế, nhưng sơ đồ cung cấp cho cơ quan lại có chữ “Đã tiến hành cưỡng chế và bàn giao”.
Trả lời luật sư Nguyễn Hồng Bách, về việc phải chịu trách nhiệm trong hành vi chỉ đạo phá dỡ nhà ông Vươn của anh em trong tổ mình phụ trách. Bị cáo Hoa một mực cho rằng, bị cáo không chỉ đạo phá dỡ nên không chịu trách nhiệm, chỉ chịu về tháo dỡ.
Bị cáo Phạm Đăng Hoan, nguyên bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, khai mình không trực tiếp tham gia, không được giao bất cứ nhiệm vụ gì, bị cáo cũng không biết họp bao nhiêu cuộc và không tham gia cuộc họp nào, cũng không được nhận thông báo số 225.
Tại tòa, bị cáo Hoan khai, sáng 5/1 chỉ có mặt ở vòng ngoài, do không phải thành viên nhưng có mặt vì với trách nhiệm lãnh đạo địa phương nên xuống, sau khi nghe tiếng súng nổ. Không tham gia đôn đốc bất cứ việc gì liên quan đến việc cưỡng chế.
Bị cáo Hoan khai: :"Đến chiều 5/1, bị cáo có xuống khu vực cưỡng chế và ban chỉ đạo đã tháo dỡ hết khu vực nhà ông Vươn, bị cáo chỉ đứng đó chứ không chỉ đạo. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, ông Khanh có hỏi bị cáo là xem có cái máy xúc nào gọi cho cái để phá nhà. Bị cáo có gọi cho Kết và Kết bảo đi tìm máy xúc, có nói thuê để phá nhà, sau đó Kết gọi lại máy hỏng, bị cáo đã gọi cho ông Khanh.
Đến chiều cuối ngày 5/1, ông Khanh nói với bị cáo là muộn rồi, ngày mai có máy xuống thì phá nhà của ông Quý. Đến sáng 6/1, khi bị cáo xuống đến nơi thì máy xúc đã áp sát nhà 2 tầng, bị cáo không chỉ đạo phá chuồng dê để cho xe vào. Bị cáo đã nhận thức về hành vi của mình là có sai, đã tự nguyện 70 triệu đồng để khắc phục hậu quả"
Tại tòa, bị cáo Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang khai nhận, được giao nhiệm vụ tuyên truyền vận động để ông Vươn giao lại đầm, nắm chắc tình hình, chuẩn bị kho và phương tiện, lực lượng, dụng cụ để chứa đồ vật quản lý và trao trả lại. Nhận bàn giao lại diện tích 19,3ha đất và hiện vật trên đất.
Bị cáo cũng khai nhận có tham gia các cuộc họp và không có chỉ đạo phá dỡ, có nhận được thông báo 225 nhưng không tham gia chỉnh sửa. Chiều tối 5/1 có dự cuộc họp dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Hiền nhưng không thấy ai chỉ đạo phá nhà ông Quý. Tuy nhiên, bị cáo Liêm cũng thừa nhận mình sai một phần nên đã tự nguyện nộp 70 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Buổi chiều nay tòa tiếp tục phần xét hỏi.
(Infonet)
 
 


Copy từ: NV Phạm Việt Đào

Vụ án quan Hải Phòng cướp đất anh Đoàn Văn Vươn: Cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận hành vi phạm tội


Vụ cưỡng chế đầm tôm ở Hải Phòng:

Cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận hành vi phạm tội

(Dân trí) - Bắt đầu từ 8h sáng nay (08/4), phiên tòa sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại đầm nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) đã được đưa ra xét xử.
 >>  Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù
 >>  Vụ án Đoàn Văn Vươn: Công an phủ nhận nổ súng trước
 >>  Anh em ông Vươn bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất

Tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có khoảng hơn 30 cơ quan thông tấn báo chí đăng ký đưa tin.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Trần Thị Thu Hà - Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng. Các bị cáo bị truy tố tội “ Hủy hoại tài sản” gồm: Nguyễn Văn Khanh (sinh năm 1961 - cựu Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng); Phạm Xuân Hoa (sinh năm 1955 - cựu Trưởng phòng tài nguyên và môi trường; Lê Thanh Liêm (sinh năm 1963 - cựu Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng); Phạm Đăng Hoan (sinh năm 1960 - cựu Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng).
Riêng ông Lê Văn Hiền (sinh năm 1958 - cựu Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng tham dự phiên xét xử vụ án có các đại diện phía bị hại gồm: ông Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thương và em dâu Phạm Thị Báu (tức Hiền) là đại diện chủ đầm nuôi trồng thủy sản tại thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòng. Có 8 luật sư tham dự tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo và bị hại trong vụ án.
5 bị cáo cựu quan chức huyện Tiên Lãng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Sau phần kiểm tra căn cước, đến hơn 8h30', vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hải Phòng giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản cáo trạng. Theo cáo trạng, vào ngày 24/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết hạn hợp đồng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Đồng thời, UBND huyện Tiên Lãng đã có Kế hoạch về việc tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thu hồi đất đối với gia đình ông Vươn với nội dung cưỡng chế bàn giao toàn bộ diện tích đất và công trình gắn liền với đất đã thu hồi giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý.
Để thực hiện việc cưỡng chế, ngày 25/11/2011, Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện ký Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế, giao Nguyễn Văn Khanh làm Trưởng ban chỉ đạo, Phạm Xuân Hoa làm Phó trưởng ban thường trực, Lê Thanh Liêm và một số cán bộ thuộc một số phòng, ban của UBND huyện Tiên Lãng làm thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế .
Khoảng 8h ngày 05/01/2012, Ban chỉ đạo cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng gồm các thành phần theo nội dung thông báo thi hành Quyết định thu hồi 19,3 ha đất tại Cống Rộc, xã Vinh Quang .
Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho công tác cưỡng chế thì xảy ra việc Đoàn Văn Vươn cùng một số người đã dùng mìn tự tạo, bình gas, súng bắn đạn hoa cải… chống trả lực lượng tham gia cưỡng chế làm một số người bị thương tích phải đưa đi cấp cứu nên việc cưỡng chế tạm dừng.
Đến khoảng 14h cùng ngày tình hình trật tự đã ổn định, Nguyễn Văn Khanh lệnh cho lực lượng cưỡng chế tiếp tục thực hiện việc cưỡng chế theo kế hoạch.
Ông Khanh đã trực tiếp ra lệnh cho Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan đôn đốc những người được trưng dụng dùng bừa sắt, xà beng, vồ gỗ… để đập phá, làm đổ nhà trông đầm, công trình phụ, đốt cháy lều trông đầm của gia đình ông Vươn.
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh (giữa) - nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng trước vành móng ngựa.
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh (giữa) - nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng trước vành móng ngựa.
Khoảng 15h30', khi thực hiện xong công việc phá dỡ tài sản của gia đình ông Vươn ở khu vực 19,3 ha, Khanh, Hoa, Liêm và Hoan cùng một số người đã tiến hành kiểm kê, niêm phong tài sản có trong nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý mang về UBND xã Vinh Quang bảo quản.
Ông Khanh ra lệnh cho Hoa cùng lực lưỡng cưỡng chế của tổ 2 phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Quý, là em trai ông Vươn .
Do ngôi nhà hai tầng được xây dựng chắc chắn không phá dỡ được bằng dụng cụ thủ công nên Khanh đã bảo Hoan và Liêm liên lạc bằng điện thoại để thuê máy xúc đến.
Trong thời gian chờ máy xúc, Khanh yêu cầu Hoa đôn đốc lực lượng được trưng dụng dùng búa, xà beng, vồ gỗ đập phá làm sập công trình phụ liền kề nhà hai tầng, chặt cột hiên lợp mái tôn, phá bể nước, tháo cửa sổ và phá nham nhở nhà hai tầng, chuồng chăn nuôi, nhà kho.
Khanh nhiều lần gọi điện đưa máy xúc đến phục vụ việc cưỡng chế nhưng do máy xúc bị hỏng, thời gian đã muộn nên chỉ đạo cho Liêm, Hoan vào ngày 6/1/2012 cho máy xúc xuống phá dỡ cho xong nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý…
Sau khi vụ việc xảy ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và thu giữ vật chứng như gạch vỡ, mảng bê tông vỡ hở lõi thép ở bên trong, mảng tôn xi măng bị vỡ , gỗ bị đốt cháy….
Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại về tài sản trị giá gần 296 triệu đồng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
Trong quá trình điều tra các bị cáo Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan nhận thức trách nhiệm của mình trong việc gây thiệt hại về tài sản cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông  Đoàn Văn Quý nên tự nguyện nộp 210 triệu đồng để bồi thường thiệt hại.
Cáo trạng của VKSND TP Hải Phòng đã cáo buộc các bị cáo Hoa, Liêm, Hoan mặc dù biết Khanh chỉ đạo phá dỡ tài sản là không đúng với kế hoạch nhưng vẫn giúp sức cho Khanh thực hiện hành vi trên, làm hư hỏng tài sản gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Với các hành vi tội trạng nói trên, Viện kiểm sát đã công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan về tội “Hủy hoại tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh (giữa) - nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng trước vành móng ngựa.
Bị cáo Lê Văn Hiền, cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng bị truy tố hành vi " Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" sau vụ cưỡng chế đầm tôm hộ gia đình Đoàn Văn Vươn.
Riêng bị cáo Lê Văn Hiền, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện Tiên lãng, đã ký quyết định trưng dụng lực lượng tham gia cưỡng chế, nhưng ông này không có biện pháp kiểm tra để phát hiện việc Ban chỉ đạo cưỡng chế ban hành Thông báo có nội dung tháo dỡ các lều trông đầm trong phạm vi cưỡng chế không đúng với Kế hoạch của UBND huyện.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 17h30' đến 18h30' ngày 05/1/2012 tại UBND xã Vinh Quang có tổ chức 02 cuộc họp do Hiền chủ trì nhưng Hiền đã không có biện pháp để ngăn chặn kịp thời cán bộ dưới quyền tiếp tục thực hiện tháo dỡ ngôi nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý vào sáng 06/1/2012.
Với hành vi đã thực hiện nhiệm vụ không đúng trên cương vị chủ tịnh huyện được pháp luật quy định, Viện kiểm sát đã truy tố Lê Văn Hiền ra trước tòa với tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trả lời Hội đồng xét xử sau nghi nghe đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng, hầu hết các bị cáo đều đồng tình với nội dung cáo trạng công bố trước tòa. Bị cáo Lê Văn Hiền đã thừa nhận hành vi của mình.
 
Bị cáo này cho biết, bản cáo trạng mà bị cáo nhận trước đó và tại phiên tòa hôm nay có cùng một nội dung. Bị cáo Khanh thì không có ý kiến gì khác. Còn bị cáo Hoa và Liên thì đề nghị xem lại một số điểm trong bản truy tố chưa đúng với hành vi mà các bị cáo này gây ra.
Bắt đầu từ 9h30' cùng ngày, Hội đồng xét xử vụ án chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo trước vành móng ngựa.
Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 08 đến hết ngày 10/4.
 
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin.
Quốc Đô - Anh Thế



Copy từ: Dân Trí

CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ VỤ XỬ QUAN HUYỆN CƯỚP PHÁ NHÀ HỌ ĐOÀN

Xét xử 5 cựu quan chức phá nhà ông Vươn

Sáng 8/4, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) Lê Văn Hiền và 4 thuộc cấp bị TAND Hải Phòng xét xử do ra lệnh phá hủy nhà trông đầm của anh em ông Đoàn Văn Vươn. 8 luật sư và 7 nhân chứng có mặt tại tòa.
> Chính quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng/ Ông Đoàn Văn Vươn bị phạt 5 năm tù

Cảnh sát và nhiều lực lượng đã có mặt từ sáng sớm để đảm bảo an ninh quanh khu vực xét xử. 4 làn đường trước cổng tòa rất ít phương tiện dân sự đi lại. 

Trong 5 bị cáo, duy nhất ông Nguyên Văn Khanh (nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng) bị tạm giam. Sáng hôm nay, ông Khanh mặc áo sơ mi trắng cộc tay, gương mặt mệt mỏi. Bị cáo Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng hầu tòa trong bộ vest màu đen thường thấy. 

3 bị hại là ông Đoàn Văn Vươn, bà Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương có mặt. Bị hại thứ 4, Đoàn Văn Quý không xuất hiện. 5 cựu quan chức tại Tiên Lãng mời 5 luật sư. Phía bị hại có 3 luật sư. 7 trong 11 nhân chứng có mặt.

Chánh tòa Hình sự, TAND Hải Phòng bà Trần Thị Thu Hà ngồi ghế chủ tọa. Hơn 20 phóng viên được bố trí theo dõi phiên xử qua màn hình LCD riêng. 

5 cựu quan chức trước vành móng ngựa vào sáng 8/4. Ảnh chụp qua màn hình: Hà Anh

VKSND Hải Phòng truy tố ông Hiền về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

4 bị can của nhóm tội Hủy hoại tài sản gồm: ông Khanh, Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Phó ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang, thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế), Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang) bị truy tố tội Hủy hoại tài sản.

VKSND Hải Phòng xác định, do ông Vươn không tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi hơn 19ha đất đầm, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế.

Chủ tịch Lê Văn Hiền giao ông Khanh là Trưởng ban chỉ đạo, ông Hoa làm Phó ban, ông Liêm và một số cán bộ huyện làm thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế.

Sau khi bị cưỡng chế, căn nhà ông Vươn là đống đổ nát. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Sau khi bị cưỡng chế, căn nhà ông Vươn là đống đổ nát. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Sáng 5/1/2012, khi đoàn cưỡng chế vào khu đầm, ông Vươn cùng một số người trong gia đình đã dùng mìn tự tạo kích nổ bình gas, súng bắn đạn hoa cải chống đối khiến 7 công an, quân nhân bị thương. Việc cưỡng chế phải tạm dừng ngay sau đó.

Chiều cùng ngày, Phó chủ tịch Khanh ra lệnh tiếp tục cưỡng chế. Tại khu vực 19,3 ha, ông này được cho là đã chỉ đạo ông Hoa đôn đốc việc đập phá làm đổ nhà trông đầm, công trình phụ, đốt cháy lều trông đầm của nhà ông Vươn. Sau khi cho kiểm kê tài sản, ông Khanh tiếp tục chỉ đạo trưởng phòng Hoa tổ chức phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn).

VKS cho biết, do ngôi nhà 2 tầng được xây dựng chắc chắn không phá được bằng dụng cụ thủ công, ông Khanh bảo Hoan và Liêm gọi điện thoại thuê máy xúc. Trong thời gian đó, Phó chủ tịch Khanh yêu cầu ông Hoa đôn đốc phá sập công trình phụ liền kề căn nhà 2 tầng, phá bể nước, tháo cửa sổ. Hậu quả, căn nhà 2 tầng, chuồng chăn nuôi, nhà kho của ông Quý bị phá nham nhở.

Nhà chức trách xác định, giá trị tài sản bị hủy hoại hơn 290 triệu đồng. Trong đó, tài sản của vợ chồng ông Quý là hơn 190 triệu, của vợ chồng ông Vươn hơn 104 triệu đồng.

Nhiều tháng sau khi ông Khanh và những người liên quan bị bắt, Công an Hải Phòng đã bắt cựu chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền. Ông Hiền bị cáo buộc thiếu trách nhiệm để cán bộ dưới quyền thực hiện việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn và Quý. 

Phiên xử sơ thẩm 5 cựu quan chức dự kiến kết thúc vào chiều 10/4. 

- Ngày 5/1/2012, hơn 100 cảnh sát, bộ đội tham gia cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Vươn. Một số thành viên trong gia đình ông Vươn chống đối làm 7 người bị thương.
- Chiều 5/1/2012, hai căn nhà của ông Vươn và Quý đã bị đốt, đập phá.
- Ngày 10/1/2012, ông Vươn cùng Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Giết người. Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương bị khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ.
- Ngày 10/2/2012, Thủ tướng kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Vươn đều trái luật.
- Cuối tháng 3/2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng bị kiểm điểm, xử lý. Tập thể Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng bị kỷ luật khiển trách.
- Tháng 1/2013, liên quan trách nhiệm trong vụ phá nhà ông Vươn, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, nguyên phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội Hủy hoại tài sản.
- Ngày 5/4, với hành vi chống người thi hành công vụ, giết người, ông Vươn, ông Quý, bà Thương, bà Báu và 2 thành viên trong gia đình bị TAND Hải Phòng phạt từ 15 tháng tù treo đến 5 năm tù.
- Ngày 8/4, 5 cựu quan chức chỉ đạo phá nhà của anh em ông Vươn bị xét xử.

Nhóm phóng viên VNE





Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

LS Trần đình Triển: BÀN VỀ BẢN ÁN VỤ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN


doanvanvuon-tuyenan

Như thông tin đã đưa Tòa tuyên phạt anh Vươn, anh Quý…theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), xử phạt anh Vươn, anh Quý mỗi người 5 năm tù giam:
Điểm D khoản 1 điều 93 là: “Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân”. Với khoản 1 điều 93 quy định:
“Người nào giết người thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Tòa đã vận dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 46 BLHS. Căn cứ điều 47 BLHS về: “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật: Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của BLHS, Tòa án có thể quyết định 1 hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Vậy thì khung liền kề của khoản 1 điều 93,là khoản 2 quy định: “Phạm tội không thuộc khoản 1 điều này thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”. Như vậy, căn cứ vào điều 47 của BLHS mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử anh Vươn, anh Quý,… theo khoản 1 điều 93 thì không thể thấp hơn 7 năm. Nhưng Tòa tuyên xử 5 năm là việc không đúng pháp luật, “ngoại lệ”. Nếu đúng với tội danh này thì thực sự đó là 1 bản án ân huệ, nhẹ nhàng, vô cùng có lợi cho anh Vươn và anh Quý,…
Tuy nhiên, đây là một việc dung hòa về phương diện pháp lý không thể chấp nhận được; mà anh Vươn, anh Quý,… phạm vào điều 96 BLHS tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Tại điều luật này thì khung hình phạt cao nhất là từ 2 năm đến 5 năm. Theo suy nghĩ của tôi, các cơ quan tiến hành tố tụng tại Hải Phòng không dám nhìn thẳng vào sự thật và quy định của pháp luật để áp dụng tội danh đối với anh Vươn, anh Quý,…theo đúng tính chất hành vi và quy định của pháp luật; cố ý bảo vệ gián tiếp hành vi trái pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, áp dụng điều 93 có thể biết là sai nhưng với mục đích răn đe anh Vươn và những người khác: nếu chính quyền có sai thì cũng không nên và không được áp dụng biện pháp chống trả bằng vũ khí như anh Vươn, anh Quý…Đồng thời nếu áp dụng điều 96 thì chị Thương và chị Hiền (Báu) đương nhiên không phạm tội “Chống người thi hành công vụ”.
Truy tố theo điểm D khoản 1 điều 93 là phạm tội “Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do đang thi hành công vụ của nạn nhân”, đối với chị Thương và chị Hiền theo điều D, khoản 2 điều 257 BLHS về tội “Chống người thi hành công vụ” là không đảm bảo 4 yếu tố cấu thành tội phạm về khoa học hợp lý, cụ thể là:
- Trong vụ việc này đã có kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: việc ra quyết định hành chính thu hồi đất, cưỡng chế của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng là sai. Việc tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng quân đội, trang bị vũ khí, xâm phạm bất hợp pháp nơi đất ở và nhà ở của anh Đoàn Văn Quý,…cũng là sự vi phạm pháp luật.
- Hành vi chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương XX BLHS là: nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hành vi cản trở hoạt động ĐÚNG PHÁP LUẬT của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội,…làm giảm hiệu lực quản lý hành chính của cơ quan nhà nước. Người thi hành công vụ bao gồm nhân viên cơ quan nhà nước, tổ chức khác và công dân đang thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật giao cho họ hoặc được cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và công dân. Việc chống lại người thi hành công vụ là chống lại trật tự công cộng, trật tự quản lý, xâm hại đến tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động quản lý của Nhà nước;
- Như vậy, việc đoàn cưỡng chế đang thực thi một quyết định trái pháp luật; đồng thời đoàn cưỡng chế huy động lực lượng, sử dụng vũ khí xâm phạm tài sản và nhà ở của công dân, thì không thể gọi là thi hành công vụ được ( Xem Luật Công chức, Bình luận khoa học BLHS, Giáo trình giảng dạy của các trường đại học luật,Từ điển tiếng Việt,…);
- Căn cứ khoản 3 điều 4 của BLHS về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng ngừa và chống tội phạm”. Trong vụ việc này đã có bản án của Tòa án huyện Tiên Lãng thì căn cứ Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành án dân sự,… thì nếu có việc cưỡng chế phải là quyết định của Cơ quan Thi hành án; mà không thể cho phép Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (với tư cách là bị đơn trong vụ kiện này lại ra quyết định cưỡng chế đối với nguyên đơn); vì trình tự tố tụng đã vượt khỏi quyền uy hành chính của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Với hành vi này các cá nhân ra quyết định đó, đã có dấu hiệu vi phạm điều 296 BLHS về tội “Ra quyết định trái pháp luật” và tội được quy định tại điều 281 BLHS “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” và điều 282 tội “Lạm quyền trong thi hành công vụ”. Vụ việc này anh Đoàn Văn Vươn đã thường xuyên, liên tục khiếu nại về những sai trái đó và thực tế Thủ tướng đã khẳng định việc sai trái đó, thì anh Vươn có quyền và nghĩa vụ chống lại hành vi trái pháp luật nêu trên. Nhưng việc anh Vươn và những người có liên quan có sử dụng kíp mìn, sử dụng súng hoa cải để chống lại đoàn cưỡng chế là có lỗi, vượt quá mức quy định của pháp luật cũng cần phải xử lý; nhưng hành vi đó chỉ cấu thành tội “Giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” được quy định tại điều 96 BLHS.
Sự lạ lùng đó, là một phần trong lời bào chữa của tôi, còn những nội dung khác trong bài bào chữa nếu có thời gian sẽ thông tin cho anh em sau.
theo LS Trần Đình Triển



 
Copy từ: TTXVA

Ông Vươn xin giảm án cho cựu Phó Chủ tịch Tiên Lãng

Xử nhóm cán bộ cưỡng chế đầm tôm:

Ông Vươn xin giảm án cho cựu Phó Chủ tịch Tiên Lãng

(Dân trí) - Trong phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử các cựu quan chức huyện Tiên Lãng chiều nay, 8/4, bị hại Đoàn Văn Vươn đề nghị HĐXX xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
 >> Cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận hành vi phạm tội
 >> Cựu chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng hầu tòa

Chiều nay 8/4, 5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng tiếp tục hầu tòa. Các bị cáo bị truy tố tội “Hủy hoại tài sản” gồm: Nguyễn Văn Khanh (SN 1961, cựu Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng); Phạm Xuân Hoa (SN 1955, cựu Trưởng phòng tài nguyên và môi trường); Lê Thanh Liêm (SN 1963, cựu Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng); Phạm Đăng Hoan (SN 1960, cựu Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng). Riêng ông Lê Văn Hiền (SN 1958, cựu Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Khanh cho rằng ông
Ông Khanh cho rằng ông Lê Văn Hiền với cương vị Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng khi đó phải chịu trách nhiệm chính việc phá nhà ông Vươn.

Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Khanh khai nhận đến chiều ngày 5/1/2012, ông mới có mặt ở khu vực đầm 21 ha và không biết việc phá nhà. Bị cáo Khanh cũng nói, việc thuê máy xúc là do xã thuê. Theo bị cáo Khanh, chủ trương phá nhà ông Quý được đưa ra tại 2 cuộc họp ngày 12/12/2011 do ông Lê Văn Hiền chủ trì và ngày 22/12/2011 bản thân ông Khanh chủ trì.
Ông Khanh cũng thanh minh, khi cuộc họp đưa ra nội dung tháo dỡ, ông đã không đồng tình nhưng do đây là nghị quyết của tập thể nên bị cáo phải chấp hành. Bị cáo Khanh khai tại tòa rằng ý kiến không đồng tình của bị cáo đã được ghi vào biên bản.
Về việc gọi điện cho chủ đầm tên Kết, ông Khanh cho biết là do bị cáo Hoan nhờ và chỉ nói mang máy xúc tới chứ không nói là để phá nhà.
Ông Khanh cho rằng ông
Bị cáo Lê Văn Hiền khai không hề hay biết  và không được báo cáo việc tổ cưỡng chế phá nhà ông Vươn.

Bị cáo Khanh cũng khẳng định tại tòa, việc hủy hoại tài sản tại gia đình ông Vươn, bị cáo Lê Văn Hiền với cương vị Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng khi đó phải chịu trách nhiệm chính.
Tuy nhiên, đến phần minh, bị cáo Lê Văn Hiền đã "phản pháo" lời khai của bị cáo Khanh. Trong khi bị cáo Khanh khai UBND huyện Tiên Lãng có tổ chức 1 cuộc họp do bị cáo Hiền chủ trì có đề cập việc phá nhà, bị cáo Hiền khẳng định điều đó sai sự thật.
“Cuối ngày 5/1/2013, bị cáo chủ trì 2 cuộc họp. Cả hai cuộc đều không đề cập nội dung phá nhà. Trong tất cả các quyết định bị cáo đã ký đều không có nội dung tháo dỡ nhà của gia đình ông Vươn mà chỉ tổ chức thu hồi toàn bộ diện tích nằm trong diện có quyết định cưỡng chế để giao về cho UBND huyện”, bị cáo Hiền nói.
Bị cáo Hiền cũng khẳng định bị cáo Khanh chưa bao giờ báo cáo chính thức việc phá nhà của gia đình ông Vươn với mình. Thậm chí, ngay cả thông báo 225 được cho là phòng Tài nguyên môi trường huyện Tiên Lãng đã đưa ra trong các cuộc họp của UBND huyện thì ông Hiền nói không được nhận. Bị cáo cho rằng, ông Khanh phải chịu trách nhiệm về nội dung phá dỡ lều nhà ông Vươn và nhà ông Quý.
Trong phần xét hỏi, ông Hiền cũng thừa nhận đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, đôn đốc việc cưỡng chế dẫn đến tổ công tác đã hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn, vốn không thuộc khu vực phải cưỡng chế.
Chủ đầm Vũ Văn Kết khai gặp các bị cáo Khanh, Hoan, Liêm tại đầm ông Vươn và được nhà thuê máy ủi.
Chủ đầm Vũ Văn Kết khai gặp các bị cáo Khanh, Hoan, Liêm tại đầm ông Vươn và được nhà thuê máy ủi.

Tại phiên tòa, nhiều nhân chứng cũng được xét hỏi để làm rõ ai là người gọi điện cho chủ đầm Kết nhờ thuê máy ủi phá nhà ông Vươn. Nhân chứng Mai Công Nhìu cho biết, chiều 5/1, ông Khanh là người phát lệnh và trực tiếp chỉ huy các tổ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Ông Phạm Xuân Hoa là người đôn đốc việc phá dỡ.
Chủ đầm Vũ Văn Kết khai, chiều 5/1 nhận được điện của bị cáo Hoan nói ban cưỡng chế của đầm ông Vươn nhờ 1 việc. Kết đã ra đầm gặp Khanh, Hoan và Liêm. Ba bị cáo đã nhờ Kết gọi hộ 1 chiếc máy xúc để giải phóng mặt bằng nhà ông Vươn.
Nhân chứng Vũ Văn Đoàn, người cho thuê máy ủi xác nhận việc dùng máy xúc của mình phá nhà ông Vươn là do có ông Khanh, Liêm và Hoa trong ban cưỡng chế thuê. Ông Đoàn cũng đề nghị cơ quan chức năng chóng trả lại gia đình chiếc máy xúc đang bị cơ quan điều tra tạm giữ hơn 1 năm nay.
Về số tiền đền bù thiệt hại tài sản bị phá hủy do hội đồng định giá TP Hải Phòng kết luận hơn 295 triệu đồng, ông Đoàn Văn Vươn, dự tòa với tư cách người bị hại, không đồng ý. Ông Vươn cho biết tại phiên tòa hôm nay mới biết được mức bồi thường như vậy. Nếu biết trước, ông đã làm đơn khiếu nại.
Ông Đoàn Văn Vươn đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ với bị cáo Nguyễn Văn Khanh.
Ông Đoàn Văn Vươn đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ với bị cáo Nguyễn Văn Khanh.

Ông Vươn cho biết phải đầu tư 8 năm vào khu đầm thì gia đình mới có thể đưa vào sản xuất. Giá trị đầu tư rất lớn, nhiều giai đoạn, không thể tính được. Theo bị hại Vươn, giá trị thực tế đầu tư hiện nay lên tới khoảng 60 tỷ. Hiện gia đình bị hại còn đang nợ khoản nợ lên tới 5 tỷ đồng. “Thông báo dừng đầu tư của UBND huyện Tiên Lãng khiến gia đình tôi không dám đầu tư thêm bất cứ gì. Nếu như tính thiệt hại hàng năm phải lên tới hàng tỷ đồng, còn cụ thể không tính toán được” - ông Vươn nói.
Một tình tiết gây chú ý, ông Đoàn Văn Vươn đề nghị HĐXX xem xép áp dụng các tình tiết giảm nhẹ với bị cáo Nguyễn Văn Khanh - nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Với các bị cáo khác, ông Vươn đề nghị cần phải tăng nặng hình phạt. Theo ông Vươn, bị cáo Hiền là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc hủy hoại tài sản gia đình ông.
Chiều nay, phiên tòa xét xử 5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng đã kết thúc phần xét hỏi. Đúng 8h sáng mai, tòa sẽ chuyển sang phần tranh tụng.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế - Quốc Đô




Copy từ: Dân Trí

Lại thêm một vụ án ô nhục


Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - Vụ án Đoàn Văn Vươn vừa kết thúc! Lại thêm một vụ án ô nhục nữa được ghi vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam! Một vụ án chống nông dân hết sức bất công và hoàn toàn phi pháp! Một vụ án để lại một vết nhơ đời đời không thể rửa sạch trên mặt băng đảng cầm quyền thời Nguyễn Phú Trọng!
Kể từ ngày 05.01.2012, cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai. Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được. 
Đến khi khu đầm bắt đầu có thu hoạch để trả nợ dần cho bạn bè và ngân hàng thì bọn quan tham trong chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã nhòm ngó, bày mưu cưỡng chế để thu hồi khu đầm đang thuê của anh. Anh Vươn đã nhiều lần khiếu nại mà không được, anh đã đưa đơn kiện lên tòa án. Tòa án huyện TIên Lãng bác đơn kiện của anh; anh lại kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng... Thế nhưng, ngày 05.01.2012, chính quyền huyện TIên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động một lực lượng trên 100 người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện TIên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng chế thu hồi khu đầm của anh Vươn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đại tá Ca đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay.... Đánh mũi trực diện, nghi binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách...”.
Bị dồn vào tình thế bức bách như vậy, anh Đoàn Văn Vươn và người nhà đã phải chống trả, họ bắn đạn hoa cải và cho nổ mìn tự chế, làm bị thương bốn người công an, hai người bộ đội. Sau này, tại phiên tòa hôm 03.04.2013, anh Vươn đã nói rõ: “Không có con đường nào khác, buộc lòng chúng tôi phải chống lại. Anh em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người” đối với các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ anh Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà của anh Vươn và cả ngôi nhà của em anh Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Tiếng nổ ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng vang mạnh như một quả bom làm rúng động cả trong và ngoài nước. Bà con nông dân, nhất là dân oan, những người đã bị hoặc sắp bị cưỡng chế thu hồi đất đai, các nhà báo tiến bộ, các nhân sĩ, trí thức dân chủ, cho đến các nhà tu hành Công giáo, Phật giáo, v.v... đều lên tiếng bênh vực cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn, đồng thời tố cáo mưu đồ của bọn cường hào trong chính quyền định cướp đoạt thành quả lao động của gia đình anh Vươn khi thấy khu đầm của anh Vươn bắt đầu thu lợi được. Tiếng vang của công luận mạnh đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp các ngành hữu quan để xem xét tình hình, và ngày 10.02.2012, ông đã kết luận: việc cưỡng chế là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai. Cuối tháng 12.2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự Đảng ở UBND thành phố Hải Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng ta” đã phải cách chức họ). 
Thế mà các nạn nhân vụ “cướp ngày” trắng trợn là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ lại bị giam cầm suốt 15 tháng kể từ tháng 01.2012, bị tra khảo, đánh đập (xin xem ảnh bị cáo với mắt tím bầm) và bị đưa ra tòa để nhận những bản án hết sức bất công: các nạn nhân thì “pháp lý xã hội chủ nghĩa” lại biến thành tội phạm, bị buộc tội “giết người” mà thực tế thì họ không cố tình giết ai cả và cũng không một ai bị giết! Đoàn Văn Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh – 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” cũng bị kết án: chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) bị 15 tháng tù treo, 30 tháng thử thách, chị Phạm Thị Báu (vợ anh Quý) bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách! Án quyết này thật là quá vô lý! Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận là vụ cưỡng chế ngày 05.01.2012 là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai, như vậy thì lực lượng đi cưỡng chế hôm đó không thể nào coi là “người thi hành công vụ” được và không thể buộc tội bừa cho hai chị như vậy được. Hơn nữa, khi xảy ra vụ cưỡng chế, hai chị đưa con đi học rồi đứng trên đê không có mặt ở hiện trường và họ bị bắt trên đê, nhưng công an lại ghi là họ có mặt ở hiện trường! 
Vụ án anh em Đoàn Văn Vươn đã nói lên nhiều điều. Có lẽ điều quan trọng nhất có thể tóm gọn trong ý kiến của một cư dân Facebook có tên là Giovanni Paolo đăng trên trang mạng danlambao: "Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi." Người viết thấy không cần nói gì thêm vì ý kiến đó quá đúng, mà chỉ xin bạn đọc nhớ lại lời của một người cực kỳ cương trực và công minh là cụ bà Lê Hiền Đức nói sau khi vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng mới xảy ra: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Sau khi phiên tòa kết thúc, lời nói của cụ Lê Hiền Đức lại càng thấm thía. 
Qua vụ án này, người dân càng nhận rõ thực chất cái gọi là “công lý” xã hội chủ nghĩa dưới chế độ toàn trị hiện nay. “Pháp chế” xã hội chủ nghĩa sẵn sàng đổi trắng thay đen chỉ nhằm bênh vực cho băng đảng mafia cầm quyền. Luật sư Trần Đình Triển đã viết trên Facebook của ông: “Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra, họ đã bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào...”. Nghĩa là ngành tư pháp của “Đảng ta” làm tất cả để ép những nạn nhân của các quan tham phải biến thành những kẻ tội phạm!
Và đây không phải là vụ án đầu tiên chống nông dân có liên quan đến đất đai mà các “tòa án nhân dân” của “Đảng ta” đã xử. Chẳng cần phải đi xa hơn vài chục năm, mà chỉ nhìn lại vài ba vụ án đã xử trong hai năm gần đây thôi cũng đủ thấy biết bao nhiêu chuyện oan khiên mà bà con nông dân lao động nước ta đã phải gánh chịu. Chẳng hạn, 1) vụ án xử 15 người dân ở Dák Ngol khai khẩn đất hoang trong rừng (nơi đã khai thác hết gỗ để bán), họ làm ăn, sinh sống nhiều năm trên khu đất ấy kể từ năm 1998, đến năm 2011 họ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để giao cho các công ty kinh doanh; vì quá uất ức, khoảng 200 người dân đã kịch liệt phản đối; khi bị đàn áp, 50 người đã kịp chạy trốn, còn 15 người bị bắt và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, và “tòa án nhân dân” tỉnh Dák Nông ngày 31.05.2012 đã kết án họ tổng cộng 40 năm 9 tháng tù; 2) vụ chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cưỡng chế ngày 08.03.2012 nhằm thu hồi đất đai thuộc giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nơi mà bà con đã tạo dựng cơ nghiệp và sinh sống trên 135 năm nay, để bán cho Công ty cổ phần đầu tư Mặt Trời, nhân dân phản đối, công an bắt bớ, đánh đập dã man 7 người nông dân, một người bị đánh đến chết, còn 6 người bị đưa ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng xử tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “chống người thi hành công vụ” rồi tống vào tù; 3) vụ cưỡng chế lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ, chồng bà Lài uất hận uống thuốc độc tự tử phải đưa vào bệnh viện, bà Lài và cô con gái thân cô thế cô, không đủ sức chống cự, bèn khỏa thân ra để chống lại lực lượng cưỡng chế; sau khi đã cướp đoạt lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài, ngày 19.06.2012, UBND quận Cái Răng đã xử phạt bà Lài 1,5 triệu đồng vì tội “cản trở hoạt động bình thường của cơ quan”, và còn phạt thêm 80 nghìn đồng vì tội “không mặc áo quần vi phạm thuần phong mỹ tục”! Nghe thật là chua xót!
Biết bao nhiêu vụ án đầy oan trái về đất đai đã xảy ra kể từ ngày “Đảng ta” nắm chính quyền! Cải cách ruộng đất là tội ác tày trời từ thời Hồ Chí Minh không cần phải nói lại ở đây, nhưng đặc biệt phải nói là trên vài chục năm nay, từ khi “Đảng ta” tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân để chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân” (năm 1980), thì các vụ cướp đoạt đất đai, nhà cửa của người dân trở thành phổ biến. Mà mỗi lần người dân oan thấp cổ bé họng phản ứng lại thì “Đảng ta” liền đưa công an, bộ đội đàn áp bằng bạo lực, bắt bớ, giam cầm rồi giao cho “tòa án nhân dân” kết án những người hăng hái nhất và tống họ vào tù.
Ngày nay, “Đảng ta” dưới thời Nguyễn Phú Trọng vẫn quyết tâm tiếp tục cái lối cai trị dân như vậy. Cứ nhìn vào việc “Đảng ta” tiến hành việc vận động dân “góp ý kiến” sửa đổi hiến pháp 1992 thì đủ thấy rõ tim đen của “Đảng ta”: cố sống cố chết bám giữ cho kỳ được những điều “sinh tử” của băng đảng cầm quyền trong cái hiến pháp gọi là “sửa đổi” như cũ: 1) nhất quyết không thể có sở hữu tư nhân đối với đất đai, chỉ có sở hữu toàn dân thôi, nghĩa là “Đảng ta” và các cán bộ của “Đảng ta” sẽ còn thao túng, cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân theo ý muốn của họ để thu lợi cho băng đảng mafia; 2) nhất quyết không thể có tam quyền phân lập, nghĩa là khi cần dẹp sự bất bình của người dân, “Đảng ta” có thể thoải mái điều động công an, bộ đội đàn áp người dân bằng bạo lực, rồi sai viện kiểm sát và công tố buộc tội và giao cho “tòa án nhân dân” kết án theo mức “Đảng ta” đã định; 3) nhất quyết phải ghi rõ: quân đội và công an là của “Đảng ta”, phải trung thành với “Đảng ta”, nghĩa là khi cần đàn áp sự bất bình của người dân thì quân đội và công an phải ngoan ngoãn dùng bạo lực trừng phạt nhân dân theo lệnh của “Đảng ta”, còn khi chiến hạm của “thiên triều” xâm phạm hải phận, đánh chiếm hải đảo của ta, bắn giết ngư dân của ta, “Đảng ta” ra lệnh đứng “nghiêm” thì quân đội phải đứng trố mắt nhìn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo nước ta, giết hại dân ta; 4) nhất quyết không thể có đa nguyên, đa đảng, nghĩa là không cho phép một đảng phái nào khác được dự phần bàn việc nước để “Đảng ta” mãi mãi giữ đặc quyền đặc lợi; 5) nhất quyết phải giữ nguyên điều 4 ghi rõ “Đảng ta” là đảng duy nhất, độc quyền lãnh đạo đất nước để “Đảng ta” muôn năm thống trị đất nước dưới... sự bảo trợ của “thiên triều”. 
Nếu vậy, chắc chắn rồi đây không chỉ có một vụ Đoàn Văn Vươn, một vụ Cồn Dầu, một vụ Văn Giang, một vụ Dương Nội... mà sẽ có rất nhiều vụ cưỡng chế “cướp ngày” như vậy nữa, kèm theo rất nhiều vụ án ô nhục như vụ án Đoàn Văn Vươn vừa rồi. Nhưng, liệu dân ta có chịu cúi đầu mãi để “Đảng ta” lăng nhục nhân dân như vậy không? Chúng tôi tin chắc là không! 
Vụ án Đoàn Văn Vươn là tiếng bom có sức cảnh tỉnh rất mạnh. Nếu “Đảng ta” cứ quyết tâm đi theo con đường đã chọn đó mà nhiều nhà chính luận tóm gọn trong mấy chữ “hèn với giặc, ác với dân” thì chắc chắn sẽ có rất nhiều quả bom của lòng căm hận với sức công phá cực lớn bùng nổ đánh sập tan tành cái chế độ độc tài toàn trị của “Đảng ta”. Đó là điều chắc chắn.
06.04.2013
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Hàn Quốc: Triều Tiên sắp phóng tên lửa

(Dân trí) - Một quan chức an ninh hàng đầu Hàn Quốc ngày 7/4 cho rằng Triều Tiên có thể sắp thử tên lửa. Ttrong khi đó Mỹ phải hoãn một vụ thử tên lửa đã được lên kế hoạch từ trước do căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.
 >> Vì sao Triều Tiên khó nhấn nút hạt nhân?

Triều Tiên được cho là đang giấu 2 tên lửa tầm trung ở bờ đông.
Triều Tiên được cho là đang giấu 2 tên lửa tầm trung ở bờ đông.
Kim Jang-Soo, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Park Geun-Hye, cho hay một vụ phóng thử hoặc một hành động khiêu khích tương tự có thể diễn ra trước hoặc sau ngày thứ tư tới, ngày Triều Tiên khuyến cáo các nhà ngoại giao nước này rời Bình Nhưỡng.

Triều Tiên trong thời gian qua đã ra một loạt đe dọa, trong đó có phát động một cuộc chiến hạt nhân, sau khi nước này bị Liên hợp quốc ra lệnh trừng phạt vì vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 và khi Mỹ-Hàn tập trận quân sự chung.

Báo chí Hàn Quốc mới đây cũng đưa tin, Triều Tiên đã đưa hai quả tên lửa tầm trung lên bệ phóng di động và giấu chúng trong các cơ sở ngầm gần bờ đông, làm gia tăng lo ngại về khả năng nước này đang chuẩn bị cho một vụ phóng.

“Không có dấu hiệu về một cuộc chiến toàn diện, xét tới thời điểm hiện tại. Song Triều Tiên sẽ phải chuẩn bị đáp trả trong trường hợp có chiến sự nhỏ”, ông Kim cho hay.

Ông Kim cũng cho rằng một loạt đe dọa của Triều Tiên là nhằm buộc Mỹ và Hàn Quốc phải có những nhượng bộ “giữ thể diện”.

Các nhà ngoại giao lo ngại đe dọa của Triều Tiên có thể tạo ra tình huống vượt ngoài vòng kiểm soát. Vì vậy Mỹ đã hoãn vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhằm tránh đẩy căng thẳng lên cao nữa.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã hoãn vụ thử tên lửa Minuteman 3 ở căn cứ không quân Vandenberg cho tới tháng tới, do lo ngại nó có thể “bị một số người hiểu nhầm, cho rằng chúng tôi đang phóng đại cuộc khủng hoảng hiện nay với Triều Tiên”.

Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc hôm nay cho hay, Mỹ và Hàn Quốc cũng hoãn một cuộc họp quân sự quy mô, dự kiến diễn ra ở Washington do lo ngại xảy ra khiêu khích trong thời gian người đứng đầu cơ quan quân sự nước này ra nước ngoài.

Phản đối Triều Tiên không đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao

Trong khi đó, vào cuối tuần này, giới chức ngoại giao ở Bình Nhưỡng đã nhóm họp nhằm thảo luận về cảnh báo của giới chức Triều Tiên, khi họ cho biết đến ngày 10/4 tới sẽ không đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao nếu xảy ra xung đột.

Hầu hết các chính phủ đều nói rõ họ không có kế hoạch rút các nhân viên ngoại giao ngay, song khuyến cáo của Bình Nhưỡng đang khiến cả thế giới lo ngại.

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle hôm nay tái khẳng định “bất kỳ hạn chót nào mà sau đó Triều Tiên sẽ không đảm bảo an ninh cho các sứ quán là không thể chấp nhận được”.

Ngoại trưởng Anh William Hague cũng cho biết không cần thiết phải rút ngay các nhà ngoại giao nước này.

Ông cũng cho biết Triều Tiên không có dấu hiệu chuẩn bị cho một cuộc xung đột toàn diện, như không tái bố trí lực lượng vũ trang. Ông cũng kêu gọi Triều Tiên bình tĩnh. Có “nguy cơ chính quyền Triều Tiên tính toán nhầm”, ngoại trưởng Anh cho hay.

Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, cho thấy họ đang mất dần kiên nhẫn với Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Wang Yi cho biết Trung Quốc “phản đối những lời nói và hành động khiêu khích” của bất kỳ bên nào trong khu vực và sẽ “không cho phép gây rối ở ngưỡng cửa của Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng yêu cầu Bình Nhưỡng đảm bảo an toàn cho các nhân viên ngoại giao của mình.

Còn du khách phương Tây trở về từ các chuyến đi du lịch Bình Nhưỡng cho biết tình hình ở đó khá yên tĩnh.

Vũ Quý
Theo AFP



Copy từ: Dân Trí

Việt Nam che giấu núi nợ xấu khổng lồ


Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, báo động kinh tế Việt Nam đang chờ khủng hoảng tại Diễn đàn Kinh tế M


Kinh tế Việt Nam ngày càng tồi tệ có thể dẫn đến khủng hoảng vì chính quyền che giấu sự thật về núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cảnh cáo như vậy tại “Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế” nhà nước tổ chức trong hai ngày 5 và 6/4/2013 tại Nha Trang. Con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là bao nhiêu, không ai biết rõ vì không mấy ai tin các con số được công bố trước đây là con số thật, qua tường thuật của báo điện tử VNEconomy.
Theo ông Thiên, có những thứ “còn xấu hơn cả nợ xấu” bởi vì không có những con số chính xác, đáng tin cậy thì “không thể xây dựng chiến lược đúng để giải quyết vấn đề”. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp chủ lực của lực lượng tăng trưởng kinh tế “đã chết”.
“Hiện tượng số doanh nghiệp đóng cửa của quý một năm nay ngang bằng với số doanh nghiệp đăng ký mới được ông Thiên cho là sự kiện mang tính lịch sử. Bởi chênh lệch của hai số liệu này thường ở khoảng 10 nghìn, nghiêng về số doanh nghiệp mới”, ông được VNEconomy kể lại.
Theo ông Trịnh Quang Anh của Tập đoàn Đầu Tư Phát Triển Việt Nam phát biểu trong diễn đàn nói trên, “nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng.” (hay khoảng $23 tỉ 825 triệu).
Nếu như ông nói, con số vừa kể “tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP” mà theo ông Anh nhấn mạnh là “đáng sợ”, và “rất có thể còn trầm trọng hơn trong thời gian tới”.
Cuối năm ngoái, Ngân Hàng Nhà Nước VN đưa ra con số nói tính đến 30/9/2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 8.82% tổng dư nợ toàn hệ thống. Nếu tính tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay vào khoảng 2.8 triệu tỷ đồng thì nợ xấu vào khoảng 280,000 tỷ đồng (hay khoảng $13 tỉ 342 triệu).
Nhưng đầu Tháng Ba vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước lại hoan hỉ báo tin nợ xấu chỉ còn 6% hay dưới $10 tỉ. Nhiều viên chức nhà nước ở các cơ quan khác nhau cũng phải công nhận cái sự “làm đẹp” con số nợ xấu đó “đáng sợ và đáng ngờ”.
Con số do ông Trịnh Quang Anh đưa ra có vẻ gần với sự thật nhất và khác xa các con số do Ngân Hàng Nhà Nước công bố.
Chính phủ đã đưa ra một số đề án giải quyết cái núi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong đó có cả việc lập một công ty để giải quyết nợ xấu nhưng ngày 30/3/2013 mới đây, báo Đất Việt nói “không được thông qua ở kỳ họp chính phủ Tháng Ba.”
Điều này xác nhận Việt Nam vẫn đang rất lúng túng, không biết giải quyết như thế nào để cứu nền kinh tế và một số không nhỏ những công ty quốc doanh chủ lực đang chờ chết nếu không được bơm tiền thêm. Tập đòan đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu thủy Vinalines, nhiều công ty sản xuất xi măng hay thép nợ đầm đìa, sản phẩm bán không được mà đúng ra phải phá sản từ lâu nhưng nằm đó “chết lâm sàng”. (TN)
_______________________
'Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu ngân hàng'
Quy mô nợ xấu có thể vượt nửa triệu tỷ đồng nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines - theo tính toán của Tiến sĩ Trịnh Quang Anh.
Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân đang diễn ra ở Nha Trang, phần lớn các diễn giả đều cho rằng vẫn nợ xấu vẫn chưa có con số thống nhất, trong đó không ít ý kiến hoài nghi về số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố. Nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2012 là 120.000 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo công bố mới nhất của đại diện Chính phủ, quy mô tính đến cuối tháng 2/2013, đã giảm xuống còn khoảng 6%thay vì mức hơn 8,8% Thống đốc công bố năm ngoái.
Nợ xấu có thể lớn hơn nhiều con số công bố. Ảnh: HoàngHà.
Ông Trịnh Quang Anh cho rằng thực tế nợ còn "xấu" hơn rất nhiều. Trong cuốn kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa xuân năm 2013, Tiến sĩ Trịnh Quang Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đưa ra những ước tính về quy mô nợ xấu hiện nay.
Theo ước tính của ông, nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa năm 2012. Con số nợ xấu thực của nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được nhân lên nếu bóc tách phần nợ thực chất đã “chết” đang còn “ẩn nấp” trong nhóm “nợ cần chú ý” để hạch toán sang đúng nhóm nợ.
Bình luận về việc nợ dưới chuẩn giảm mạnh (hơn 2%) theo công bố mới đây của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Tô Ánh Dương cho rằng không loại trừ khả năng nhiều khoản đã được làm đẹp bằng những hợp đồng vay mới để trả nợ cũ quá hạn.
"Tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh chỉ là giảm số liệu, không phải là bản chất, giảm thật sự. Nói cách khác, trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp làm giảm nợ xấu phần nào trên bảng cân đối kế toán", ông Dương thẳng thắn cho biết. Trên thực tế, khi xử lý rủi ro bằng dự phòng không có nghĩa là khoản nợ đã được xóa cho khách hàng.
Các chuyên gia cũng đưa ra những số liệu theo chính ông gọi là "đáng sợ" về cơ cấu của nợ xấu. Theo ông Quang Anh, xét con số tuyệt đối, nợ xấu nằm chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, trước hết là Agribank rồi đến BIDV - chiếm tới gần 1/3 tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tại khối cổ phần, nhóm ngân hàng yếu kém nằm trong diện phải tái cơ cấu năm 2012 - chiếm tới gần 1/5 tổng nợ xấu toàn hệ thống (chưa tính Habubank do đã được sáp nhập vào SHB).
Một đặc điểm nữa về cơ cấu nợ xấu theo Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học Viện Ngân Hàng là thống kê của Bộ Tài chính cho hay, các địa phương có công trình xây dựng cơ bản hiện nợ các doanh nghiệp liên quan đến dự án khoảng 90.000 tỷ đồng. "Đây là khoản nợ xấu phải thuộc trách nhiệm các địa phương xử lý, chứ không thể là các ngân hàng", ông Hưng cho biết.
Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán (trước đây được tính vào lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế tăng trưởng tín dụng) chỉ chiếm 8% tổng nợ xấu. Theo nhiều diễn giả, đây là một con số rất đáng ngờ. "Sự thực, rất nhiều khoản cấp tín dụng dưới các danh nghĩa khác nhau, được 'luồn' vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán hay có liên quan đến lĩnh vực phi sản xuất này. Nợ xấu từ số dư nợ cho vay trên, hiển nhiên sẽ được che giấu kỹ nhất", ông Quang Anh cho biết.
Nguồn: Nguoiviet/ VNE



Copy từ: Vietinfo