CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Những điều nói rõ thêm...



Lê Hiếu Đằng
clip_image002Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo..., hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.

Trong tình hình đặc biệt cần có những biện pháp đặc biệt, những liệu pháp “sốc” để đẩy nhanh quá trình phát triển theo chiều hướng dân chủ, tiến bộ để hội nhập thực sự vào dòng chảy hiện nay trên thế giới.

Tôi còn nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói ý này trong một cuộc gặp gỡ với một số nhân sĩ, trí thức và anh em trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh trước năm 1975, được thường xuyên tổ chức vào ngày 30 tháng 4 hàng năm – ngày mà theo cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt “có triệu người vui, có triệu người buồn”. 

Thế thì tình hình đặc biệt hiện nay là gì? Có thể nói một cách khái quát là Việt Nam đang rơi vào một cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lãnh vực mà nhiều chuyên gia, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo trong cũng như ở nước ngoài đã phân tích. Tôi chỉ xin nêu một số tình hình sau đây.

Nền kinh tế của chúng ta đang trên bờ vực thẳm do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lãnh đạo và điều hành yếu kém của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, những tập đoàn, những nhóm lợi ích đang càng ngày lũng đoạn, chi phối nhà nước một cách nghiêm trọng; tệ nạn tham nhũng, lãng phí tràn lan không thể nào ngăn chận, làm thất thoát không biết bao nhiêu của cải, tài sản của nhân dân. Về vấn đề này, nhiều bài báo, nhiều phát biểu của các chuyên gia kinh tế trong nước và ở nước ngoài đã phân tích một cách sâu sắc với những cứ liệu cụ thể, tôi không nói gì thêm.

Đạo đức xã hội, trong đó những giá trị truyền thống của dân tộc, của gia đình bị xoáy mòn dữ dội trước lối sống thực dụng, giả dối, chạy theo chức vụ, đồng tiền của đông đảo cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân. Đặc biệt hai lãnh vực liên quan đến sự hình thành nhân cách và thể chất con người là giáo dục và y tế ngày càng bị thương mại hóa một cách tàn nhẫn, nên đã xuống cấp nghiêm trọng và toàn diện, không phương cứu chữa.

Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng dữ dội. Một bộ phận nhỏ giàu lên nhờ tham nhũng, buôn lậu, mua quan bán tước. Còn đại bộ phận nhân dân, nhất là nông dân, công nhân, những người lao động, cuộc sống vô cùng khó khăn, mất đất mất nhà, phải ly hương khắp nơi, đôi lúc phải cho con em đi lao động nước ngoài như một lối thoát cho gia đình. Thậm chí một số nữ thanh niên rơi vào những địa ngục lao động tình dục đầy thương tâm, mất đi phẩm giá, danh dự của những công dân Việt Nam mà nhà nước phải có trách nhiệm bảo hộ.

Đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về lý luận và đường lối nghiêm trọng, với một nền “chính trị cường quyền” – chữ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ám chỉ đường lối chính trị của Trung Quốc hiện nay nhưng đau xót thay, lại được áp dụng triệt để cho nhân dân Việt Nam. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng xa dân, mất lòng dân, không có khả năng tự điều chỉnh, thay đổi. Với kinh nghiệm của một người hoạt động trong hệ thống chính trị hiện nay dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm, tôi xin chứng minh khả năng tự điều chỉnh, thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam là không có, hoặc nếu có thì phải có những điều kiện nhất định.

- Lúc tôi còn là Phó Chủ tịch thường trực và là Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, có buổi làm việc với ông Lê Quang Đạo, lúc đó là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Phạm Văn Kiết (Năm Vận), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Mặt trận Trung ương. Trong cuộc họp, hai ông đặt vấn đề: Trong hệ thống chính trị hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn bao gồm nhiều giai cấp, nhiều tôn giáo, dân tộc (theo điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cần phải giữ vai trò “đối trọng” để giám sát chính quyền, ngăn chận khuynh hướng độc đoán, bè phái, tham nhũng. Hai vị nói rất say sưa về vấn đề này. Tôi và các vị trong Đảng đoàn và Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM rất phấn khích, đồng tình. Nhưng một thời gian sau, được biết chủ trương về vai trò “đối trọng” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bị phê phán kịch liệt và có lệnh không được phép nhắc lại nữa. Ông Lê Quang Đạo cũng được cho về nghỉ vì đã dám có chủ trương nói trên.

- Cách đây vài năm, lúc ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng có một đề án “Về vai trò giám sát và phản biện xã hội Việt Nam” gởi qua Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng đề án này cũng bị xếp xó cùng với luật lập hội...

- Gần đây nhất là qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đề nghị 7 điểm và bản dự thảo một hiến pháp mới, Hiến pháp năm 2013 của 72 nhân sĩ trí thức của cả nước đã được hàng vạn người ký tên đồng tình ủng hộ và những ý kiến có thể gọi là “tiến bộ” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng chính phủ đều bị lờ đi và dự thảo lần thứ tư trình trước Quốc hội vừa rồi có những điều còn lạc hậu thụt lùi hơn cả Hiến pháp năm 1992, nhất là quyền sở hữu đất đai, vấn đề lực lượng vũ trang. Về bản dự thảo lần thứ tư này, 40 vị nhân sĩ trí thức đã ra tuyên bố phê phán thẳng thừng, không còn nói một cách tế nhị như trong đề nghị 7 điểm, mà nói thẳng phải bỏ điều 4 Hiến pháp, phải thực hiện chủ trương đa nguyên đa đảng, phải thay đổi thể chế, v.v. Phải nói đây là những ý kiến quyết liệt nhất từ trước đến giờ của các nhân sĩ trí thức trong cả nước. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không nghe, như trước đây họ đã không nghe những ý kiến tiến bộ và rất xây dựng của những người đã từng đảm đương những trọng trách trong Đảng và nhà nước như Trung tướng Trần Độ, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, và nhiều người nữa. Họ dùng phương châm làm ngơ, không nghe, không thấy để tiếp tục củng cố Đảng, ngỏ hầu “một mình một chợ” muốn làm gì thì làm, đưa đất nước đến bờ vực thẳm.

- Ngoài những sự kiện trên, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam là tạo ra một tầng lớp cán bộ, một loại “giai cấp mới” với nhiều đặc quyền đặc lợi để vì lợi ích cá nhân và gia đình mà sống chết bảo vệ chế độ. Chủ trương phát triển Đảng trong trường học là minh chứng cho việc này. Cho phát triển Đảng trong các trường trung học, đại học sẽ phá vỡ môi trường sư phạm, làm xấu đi quan hệ giữa thầy và trò. Trong một trường học, một lớp học thầy ngoài Đảng còn trò là đảng viên thì còn thể thống gì trong quan hệ giữa thầy và trò. Đoàn Thanh niên Cộng sản là lực lượng “kềm kẹp” học sinh sinh viên mà việc một số sinh viên trường Đại học Luật lập blog “Bảo vệ công lý cho Đoàn Văn Vươn” bị Đoàn Thanh niên Cộng sản của trường này dùng nhiều biện pháp ngăn cản, đe dọa là một ví dụ. Hoặc hiện nay con đường tiến thân của thanh niên để leo nên những nấc thang quyền lực, nấc thang xã hội là về phường xã công tác, vo tròn, luồn cúi, vân vân, dạ dạ để được kết nạp vào Đảng – bước đầu tiên để họ tiến thân vào nấc thang danh vọng. Họ biết rằng trong chế độ hiện nay không đảng viên là không được cất nhắc đảm nhận những chức vụ quan trọng cho họ có quyền hành để nhận quà cáp, hối lộ. Nhiều quan chức giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền của TP HCM hiện nay là từ con đường này mà đi lên. Vì vậy trình độ của họ rất kém, thiếu hẳn văn hóa cơ bản, chẳng biết gì về xã hội nhân sự, xã hội công dân, tuyên ngôn Nhân Quyền và các nền văn hóa, triết học của thế giới, nền tảng của tri thức nhân loại hiện nay.

- Điều nghiêm trọng hiện nay là nền Độc lập Dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà đồng bào, chiến sĩ chúng ta qua nhiều thế hệ đã hy sinh biết bao xương máu mới giành lấy được, nay bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh mà bản chất bành trướng, xâm lược không hề thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhượng bộ nhiều trong hội nghị Thành Đô năm 1990. Đây là cơ sở cho chánh quyền Bắc Kinh mưu toan độc chiếm Biển Đông, thực tế là đã chiếm hẳn Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta và nay vẫn tiếp tục ngang ngược bắt bớ, truy đuổi cướp bóc ngư dân của chúng ta đang đánh bắt trong những ngư trường truyền thống. Thật là khó hiểu khi Đảng và nhà nước Việt Nam cho Trung Quốc triển khai lực lượng, tuy gọi là dân sự dưới chiêu bài các dự án kinh tế, ở các vùng chiến lược trọng điểm như Tây Nguyên, các vùng rừng núi phía Bắc, miền Trung và đến cả Cà Mau của đồng bằng sông Cửu Long. Họ biến những khu vực đó thành vùng riêng của họ, không cho người Việt Nam bén mảng vào. Một khi có biến, “đạo quân thứ 5” này sẽ là một lực lượng làm chúng ta không kịp trở tay mà kinh nghiệm trong những ngày đầu cuộc xâm lược của bành trướng Bắc Kinh năm 1979 ở các tỉnh biên giới phía Bắc là những kinh nghiệm đầy máu và nước mắt của cán chiến sĩ, đồng bào ta. Càng khó hiểu hơn khi Đảng và nhà nước Việt Nam lại cấm hoặc lờ đi trong một thời gian rất dài việc tổ chức các ngày tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này.

Những điều nêu trên chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đã không còn là đảng cách mạng như trước đây nữa, mà đang trở thành yếu tố ngăn cản sự phát triển của đất nước, đưa đất nước chúng ta vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện chưa có lối ra. Gần 40 năm là thời gian quá đủ cho một nước “cất cánh” như các nước trong khu vực. Chủ trương đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và chủ nghĩa lý lịch cùng với việc không thực tâm thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, làm hạn chế sức mạnh đoàn kết dân tộc, một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển đất nước cũng như để chống lại sự bành trướng của bọn xâm lược Bắc Kinh. Tôi và nhiều bạn bè đồng đội khác cho rằng nguyên nhân chính là vai trò độc đảng của Đảng Cộng sản, không có những lực lượng xã hội khác thực sự làm đối lập, đối trọng để giám sát, ngăn chận sự lạm quyền, lộng quyền và các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản đi ngược lại lợi ích của quần chúng, của đất nước. Vì vậy đã đến lúc phải đẩy mạnh sự phát triển của xã hội dân sự, xã hội công dân, trong đó có các tổ chức chính trị độc lập và cùng tồn tại với Đảng Cộng sản và đấu tranh qua các cuộc bầu cử công khai hợp pháp có sự quan sát của quốc tế. Sự ra đời của Đảng Dân chủ Xã hội hay một đảng hợp pháp nào đó là lẽ đương nhiên, phù hợp với sự phát triển hiện nay của một nước dân chủ thực sự. Đây là biện pháp đặc biệt để giải quyết một tình hình đặc biệt dù cho có gây “sốc” đối với đảng cầm quyền hiện nay. Việc rời bỏ hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam của nhiều đảng viên vừa qua cũng như hiện nay là để không còn ràng buộc gì nữa với 19 điều cấm đảng viên, tước đoạt một số quyền công dân cơ bản, mà Đảng Cộng sản đã tùy tiện đặt ra, để trở thành những công dân tự do. 

Sau năm 1975 trong giới công giáo có một bài hát rất hay “Trước khi là người công giáo tôi đã là người Việt Nam”. Trước khi trở thành đảng viên Cộng sản, chúng tôi là người Việt Nam. Dù quá khứ như thế nào, khuynh hướng ra sao, chúng ta đều là người Việt Nam, đều có chung một mục đích là đấu tranh để xây dựng một nước VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC.

Vậy tình hình đã chín muồi để đặt vấn đề này chưa? Một số người đặt vấn đề với tôi như vậy. Tôi và nhiều người nữa thấy tình hình đã chín muồi, khẩn cấp lắm rồi, nếu không tích cực giải quyết thì Việt Nam sẽ rơi vào cuộc tổng khủng hoảng triền miên, không loại trừ nguy cơ sụp đổ, nhất là trước áp lực ngày càng nặng nề của Trung Quốc, một nước láng giềng rất tráo trở, muốn biến nước ta thành một bộ phận, hoàn toàn phụ thuộc họ. Đây là nguy cơ thực sự.

Còn giải thiết rằng tình hình chưa chín muồi thì lại càng phải đấu tranh để nhanh chóng thay đổi thể chế, từ chế độ độc tài toàn trị sang chế độ Dân chủ Cộng hòa, phát triển xã hội dân chủ, xã hội công dân với những lực lượng chính trị độc lập để qui tụ quần chúng ngõ hầu đấu tranh kềm chế, giám sát đảng cầm quyền một cách có hiệu quả. Nếu chưa chín muồi thì chúng ta chủ động làm cho nó chín muồi, chứ chẳng lẽ khoanh tay thụ động ngồi chờ cho nó chín muồi sao? Không thể có thái độ ngồi chờ sung rụng như vậy được. Chúng ta đã ngủ một giấc ngủ dài, làm ngơ trước những cái ác, cái xấu, cái bất công. Trước nỗi khổ của những người dân mất tự do, mất nhà, mất đất, chúng ta phải thức tỉnh, không thể chần chừ được nữa. Để đất nước rơi vào tình hình hiện nay có phần trách nhiệm của giới “sĩ phu”. Vậy đã đến lúc giới sĩ phu trong cả nước phải lãnh trách nhiệm đứng lên, dõng dạc và hiên ngang đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Chẳng lẽ chúng ta không thấy xấu hổ trước tấm gương sinh viên Phương Uyên, người con gái 21 tuổi trong phiên xử của tòa án phúc thẩm tại Long An vừa qua hay sao? Trước áp lực của xã hội, của quần chúng, tòa án phúc thẩm buộc phải xem xét lại bản án và Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa. Đây là một kết quả ngoạn mục, ít ai nghĩ đến. Nếu chúng ta cứ thụ động ngồi chờ cho tình hình chín muồi thì chắn hẳn bản án sẽ khác đi. Bất cứ cuộc đấu tranh nào, qui luật chung là đều có những “đột phát khẩu” để phá rào cho quần chúng tiến lên. Sẽ có hy sinh mất mát nhưng chúng ta phải chấp nhận.

Một vấn đề nữa là quá trình ra đời và phát triển một tổ chức chính trị, kể cả một đảng chính trị, không thể một ngày một bữa mà có ngay.

Đọc bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, nhiều người hỏi là Đảng Dân chủ Xã hội đã có trên thực tế chưa. Thực ra bài viết của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận chỉ nêu ra một ý tưởng để mọi người cùng suy nghĩ. Chứ thực ra việc thành lập một tổ chức chính trị nào, kể cả Đảng Dân chủ Xã hội, đều phải theo một qui trình nhất định. Chúng ta chủ trương đây là một việc làm công khai, hợp pháp nên trước tiên phải thành lập một ban vận động để sơ thảo cương lĩnh, điều lệ để có cơ sở cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tổ chức này như thế nào, đường hướng ra sao để ủng hộ hoặc không ủng hộ và cũng là cơ sở khi đăng ký với chánh quyền để họ xem đây có phải là một tổ chức khủng bố, phản động, như ngôn ngữ hiện nay họ thường dùng, hay không hay đây là một tổ chức có đường hướng tuy khác với Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không có gì đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc, có thể cùng song song tồn tại với Đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị khác. Chủ trương của chúng ta là hòa bất bạo động, chống lại các hành động quá khích, khủng bố, vũ trang lật đổ. Chúng tôi tin rằng việc làm đúng đắn của chúng ta sẽ được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp quần chúng, tuy bây giờ là đa số “thầm lặng”, những đến một lúc nào đó có điều kiện sẽ trở thành một lực lượng đấu tranh hùng hậu để xây dựng một nước VIỆT NAM HÒA BÌNH, ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT, TIẾN BỘ XÃ HỘI VÀ VĂN MINH, một khát vọng sâu xa mà nhiều thế hệ cha ông chúng ta đã mơ ước. 

Cho nên đây là một quá trình vận động. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình vận động.

Những điều tôi viết trong bài này cũng như bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh là lời tâm huyết mà tôi đem cả tim óc để bộc bạch cho bạn bè, đồng đội và những người đã cùng nhau chiến đấu trước hoặc hiện nay, cũng như những người chưa quen biết trong và ngoài nước. Bệnh tôi chưa biết sẽ diễn biến ra sao, nhưng tôi hạnh phúc được nhiều người – kể cả có vị lãnh đạo cao của Đảng, Nhà nước – thăm hỏi, chăm sóc, có người còn cho những loại thuốc quý. Trong tình hình bất an hiện nay, nếu biết đâu tôi bị một tai nạn nào đó thì xin mọi người xem đây như những gì tôi để lại cho những người thân trong gia đình, những người mà tôi thương yêu, cho bạn bè, đồng đội và cho đời. Đó là tâm nguyện của tôi, rất mong mọi người hiểu cho.
Sài Gòn, ngày 18 tháng 8 năm 2013


L. H. Đ.


Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam




..................

Loạn bàn về chuyện Uyên Kha.

Thứ nhất bàn về chuyện mức án. Uyên được giảm từ 6 năm tù giam xuống thành 3 năm tù, cho hưởng án treo. Mức án như thế nói về giảm là đã giảm đến mức tối thiểu. Tại sao không thể dưới 3 năm. Vì luật quy định 1 ngày tù giam bằng 3 ngày tù treo. Khi Uyên đã phải ở tù giam gần 1 năm rồi, thì muốn hợp thức hóa gần 1 năm tù đó người ta phải chọn mức án 3 năm tù treo. Để coi như thêm gần hai tháng nữa, Uyên không còn chịu án tù nào cả.
 Nếu xử Uyên thấp hơn 3 năm tù, thì sẽ kéo theo kiện cáo, đòi hỏi bồi thường vì thiệt hại ngày bị giam. Điều này chẳng khi nào nhà cầm quyền chịu chấp nhận.

Thế còn Kha tại sao lại bị tù giam, trong khi Uyên được án treo.

Trường hợp của Kha thật éo le, Kha vướng án 2 năm trước đó. Theo luật đang vướng án trước thì án sau không thể xử treo. Mà phải cộng cả án trước lẫn án sau thành án tù giam. Người ta tuyên án năm tù theo luật trong sách, nhưng cho tù treo hay tù giam lại do tòa quyết định. Vậy tòa đã quyết định Kha 4 năm tù , tất nhiên Kha không thể ,  3 năm tù bằng với Uyên được. Vì vai trò đầu vụ phải nặng hơn.

 Nếu không vướng án trước 2 năm vì tội gây thương tích. Có lẽ lần này Đinh Nguyên Kha sẽ hưởng 4 năm án treo,như án treo của Uyên.

( Nhưng biết đâu, người ta cũng tính Kha đã có mức án trước, không thể thoát khỏi tù giam . Cho nên họ chọn vụ Uyên Kha để giảm án, để chỉ phải thả có một người mà không phải thả cả hai. Vừa có tiếng là thả người, vừa vẫn giữ được sự đe dọa cho thanh niên.?)

 Vì sao Uyên được chọn mức án chỉ công bố là gần như vừa vặn hết án luôn.?

Một số quan điểm cho rằng đó là sức ép quốc tế, là sức ép dư luận, là do chuyến đi của ngài A ở đâu đó về. Ngài chỉ định phải làm êm vụ này để lấy uy tín cá nhân ở quê hương và nhân dân, để cho đối tác mà ngài vừa gặp về thấy nước của ngài đã cởi mở và thiện chí trong vấn đề nhân quyền.

Tất nhiên những quan điểm này là có lý, không có sức ép, không có mục đích phục vụ chuyến đi, chả việc gì người cộng sản tử tế bỗng dưng thả người tù ra. Trong khi bản chất của họ xưa nay vẫn muốn trừng phạt càng nặng những người chống đối được nhiều bao nhiêu họ càng hả dạ. Và trong vô vàn sức ép đòi thả bao nhiêu người tù chính trị, phải lựa chọn thì lựa chọn thả một cô gái còn trẻ, sinh viên là đáng hơn cả.

Đáng hơn vì cô bé non nớt không phải là một nhà đấu tranh lão luyện, có chiến hữu, có bạn bè nhiều. Đáng hơn nữa là thả một cô bé như thế dễ lay động lòng người hơn.

Câu chuyện đến đây là hết bàn, lý do thả người, lý do chọn người thả, vì sao mức án của người này khác người kia. Tất cả đã được nhiều cây bút đánh giá, nhận định một cách nghiêm túc, nhiều chiều. Đến mức không còn gì để bàn nữa.

Nhưng nhận định nghiêm túc thì có thể không còn gì bàn. Thế còn chém gió, bàn loạn thì tất nhiên có thể chứ. Bởi bàn luận cho các nhận định thêm phong phú cho dư luận rôm rả. Ta có thể luận sự việc theo một chiều hướng oái ăm nào đó. Chỉ với mục đích giải trí.

Ví dụ ngài X  nổi hứng giải quyết vụ này chẳng hạn.

Biết đâu đấy, ngài X đang đối diện với sự tấn công của Đảng. Đã thế con bé nó nói chống Đảng không phải chống nhà nước, dân tộc. Ngài cho lệnh miễn giam tù luôn.

Ngài X làm vậy, ngầm khiến cho Đảng hiểu rằng. Nếu cứ o ép ngài quá, không những một vụ này, mà còn nhiều vụ khác nữa. Cơ quan an ninh của ngài sẽ chẳng rắn tay bảo vệ cho Đảng nữa đâu. Rồi tới nữa nhóm này, nhóm kia hoạt động nở rộ. Ngài cũng cho quân của mình đứng ngoài ngó lơ.

Nếu Đảng chịu để ngài yên, thì ngay tức khắc ngài sẽ ra quân vãn hồi trật tự. Đưa tất cả những phần tử ý đồ chống Đảng vào trong cũi. Hình như kịch bản này trước đây đã vài lần xảy ra từ khi vụ Vinashin được khui ra..Em gì đó của ngài X  phụ trách an ninh miền Nam ( đó mới là điểm giải thích vì sao an ninh miền Nam xuống tay bạo hơn an ninh miền  Bắc trong các cuộc biểu tình, hay trấn áp bạo lực những nhà đấu tranh dân chủ....vì quyết đoán và thẳng tay  là bản chất  của ngài X ra sao, thì quân bản bộ của ngài cũng theo vậy ). Thường theo lệ ngầm giữa các bộ phận an ninh, nơi nào bắt thì nơi đó xử lý kiêm nhiệm luôn hết.  Cho nên nói bên nào đó can thiệp qua mặt ngài X và em gì gì đó của ngài phụ trách an ninh miền Nam để quyết định vụ Uyên Kha thì  cũng chưa chắc chắn lắm.

Ngài A công du về rồi. Giờ chắc đến lượt ngài X công du, thành quả nhân quyền qua vụ Uyên chắc chắn dư âm ngài X đi công du được hưởng. Hơn nữa cũng đòn báo hiệu với Đảng, đừng ép nhau quá, tớ buông tất ra đấy. Một công đôi việc lợi. Như thế chuyện thả Uyên cũng có thể là X51 chăng.

Vui chả mất gì, thỉnh thoảng cứ đoán bừa. Dạo này mình chỉ chém gió, suy diễn lung tung. Các bác đọc thông cảm đừng nhìn theo khách quan thực tế, cứ nhìn theo dạng phiếm luận cho nó vui.


Copy từ: Người Buôn Gió

Dân làng Trịnh Nguyễn sẽ không đầu hàng


Kính Hòa, phóng viên RFA 2013-08-15

xuandeinhannom1-305.jpg
Dân làng Trịnh Nguyễn chiều 19.6.2013
Photo courtesy of nguyenxuandienhannom


Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói sẽ tiến hành cưỡng chế để trưng dụng đất ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Những người chống đối việc trưng dụng đất cũng cương quyết chống lại.

Cưỡng chế... 

Ngày 13 tháng 8/2013, báo Bắc Ninh online có đăng bài về việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dự án đã bắt đầu được tiến hành cách đây hai năm nhưng không thực hiện đựơc do dân làng Trịnh Nguyễn chống lại dự án với lý do là nhà máy đặt tại cánh đồng Lỗ Vó-Dạ Cá là quá gần khu dân cư, nhà máy sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của dân làng và con cháu họ.

Cơ quan công quyền đã dùng sức mạnh để cưỡng chế, nhưng dân làng đã chống lại rất mạnh mẽ và lực lượng công quyền đã rút lui.

Bài viết trên báo Bắc Ninh ngày 13/8 cho hay Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã họp dưới sự chỉ đạo của vị chủ tịch là ông Nguyễn Nhân Chiến về việc thúc đẩy tiến độ dự án này. Ông Chiến được trích lời, nói rằng:
Nếu trong thời gian tới các hộ dân vẫn tiếp tục không nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành cưỡng chế. 

Theo báo Bắc Ninh thì việc chọn lựa địa điểm xây nhà máy ở cánh đồng Lỗ Vó là tối ưu, tuy nhiên báo này lại không đề cập gì đến lo ngại của người dân về vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.

Người dân làng Trịnh Nguyễn đã đề nghị dời nhà máy đi xa hơn đến cánh đồng Khô, nhưng bên phía chính quyền cho đến nay vẫn không có ý kiến về đề nghị đó. Mặt khác vừa qua chính quyền có thông báo về việc xây một làng nghề ở cánh đồng Khô. Theo người dân thì chuyện đó là chỉ để lấy cớ không chuyển được nhà máy ra cánh đồng Khô mà thôi.
Nếu trong thời gian tới các hộ dân vẫn tiếp tục không nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành cưỡng chế.
- Ông Nguyễn Nhân Chiến
Để giải thích với người dân, theo báo Bắc Ninh,
Hội đồng GPMB thị xã phối hợp với Đảng ủy, UBND phường Châu Khê tổ chức 02 buổi họp với toàn thể đảng viên khu phố Trịnh Nguyễn; 02 buổi họp với các hộ dân có đất bị thu hồi để tuyên truyền chủ trương thu hồi đất và giải thích các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác đền bù GPMB.
Trước những vướng mắc của người dân, UBND thị xã 02 lần tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ dân khiếu kiện nhưng các hộ dân lại không tham gia và vẫn tiếp tục chống đối việc triển khai dự án.
Theo những thông tin chúng tôi ghi nhận được thì đã có đảng viên bị khai trừ đảng vì chống lại việc thu hồi đất.
Mặt khác báo Bắc Ninh cũng cho biết là việc đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện đầy đủ. Một người dân làng Trịnh Nguyễn cho chúng tôi biết về việc họp dân và đánh giá tác động môi trường như sau,
Người trưởng thôn gọi là đại diện của dân ấy là cán bộ đâu phải do dân bầu lên, dự án cũng không có đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường.
Và người dân này cũng cho chúng tôi biết là dân làng đã gởi hồ sơ khiếu nại lên đến chính phủ. Đây có lẽ là chuyện mà báo Bắc Ninh gọi là …Khiếu nại vượt cấp. Và theo người dân thì người đứng ra nhận hồ sơ của họ cũng không được Ủy ban nhân dân tỉnh hỏi ý kiến.
...và chống đối
xuandienhannom-250.jpg
Phó chủ tịch Phường Châu Khê đến nói chuyện với dân làng Trịnh Nguyễn hôm 19/6/2013. Photo courtesy of nguyenxuandien

Khi được hỏi là sắp tới nếu cơ quan công quyền tiến hành cưỡng chế thì sao, người dân này trả lời,

Chuyện nhà máy nước thải là phục vụ toàn dân thì chúng tôi đồng ý, nhưng nó liên quan đến sức khỏe của chúng tôi thì chúng tôi phải phản đối. Chúng tôi đã làm hết rồi. Quyền lợi chính đáng của chúng tôi thì chúng tôi phải giữ. Bây giờ nếu họ cưỡng chế thì dân làng sẽ ra ngăn cản thôi. Hai bên cứ cương quyết như thế thì sẽ có đổ máu thôi.

Trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi về sự tham gia của dân chúng vào các dự án kinh tế xã hội, kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia vào việc đánh giá tác động môi trường của các dự án ở Hoa Kỳ nói,

Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu ảnh hưởng của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về dự án của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào trong dự án, tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc này sẽ làm giảm sự chống đối của người dân đối với dự án, có khi họ còn ủng hộ nữa. Trong một xã hội dân chủ và văn minh, cần tránh sự cưỡng ép người ta mà phải thu phục nhân tâm trước. Nếu mình làm việc có trách nhiệm và mọi người đều có quyền góp tiếng nói của mình vào thì sẽ tránh được những sự xung khắc, sự chống đối của nhân dân.

Quyền lợi chính đáng của chúng tôi thì chúng tôi phải giữ. Bây giờ nếu họ cưỡng chế thì dân làng sẽ ra ngăn cản thôi. Hai bên cứ cương quyết như thế thì sẽ có đổ máu thôi.
- Người dân
Khái niệm đánh giá tác động môi trường như vậy là bao gồm sự hài lòng hay không hài lòng của cư dân địa phương, chứ không phải chỉ thuần túy là khía cạnh kỹ thuật.

Trong thời đại thông tin, người nông dân Việt Nam không hề xa lạ với các quyền của họ. Người dân làng Trịnh Nguyễn nói tiếp với chúng tôi,

Họ đã không làm đúng nghị định 96 về dân chủ hóa, họ phải bàn với dân chứ, chính quyền thì cũng là của dân và vì dân mà.

Một dự án không lớn lắm, nhưng lại gây xung đột mà người dân cho là có thể đổ máu. Điều phi lý ấy chỉ có thể được giải thích bằng câu nói của người dân nêu trên về người đại diện,
Người trưởng thôn đâu phải do dân bầu lên.

Điều này đang xảy ra ở rất nhiều làng quê Việt Nam hiện tại, mỗi khi có các dự án kinh tế xã hội, mặt dù người dân đều đồng ý rằng các dự án là phục vụ cho tòan xã hội.

Copy từ: RFA

Ai Cập : Bế tắc toàn diện, không có con đường thứ ba

Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.
Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.
REUTERS/Youssef Boudla

Đức Tâm
Từ hôm thứ Tư, 14/08, Ai Cập dường như đã trở thành một chiến trường sau khi lực lượng an ninh thẳng tay trấn áp các cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi. Đây là ngày đẫm máu nhất kể từ khi chế độ Hosni Mubarak sụp đổ, hồi tháng Hai 2011, với 578 người thiệt mạng, đa số là những người ủng hộ ông Morsi.Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước.

Tính từ cuối tháng Sáu đến nay, hơn một ngàn người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh với người biểu tình. Tình hình Ai Cập bế tắc, cả hai phe, ủng hộ và chống Morsi, đều không chịu lùi bước. Một câu hỏi được đặt ra : Liệu có chỗ cho « con đuờng thứ ba » hay không ? Tức là một giải pháp « không có quân đội và không có tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ».
Theo giới quan sát, hiện vẫn còn trong vị thế thiểu số, những người chủ trương theo con đường thứ ba kêu gọi chấm dứt bạo lực và hy vọng tiến trình dân chủ hóa được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, tiếng nói của họ hiện bị chìm ngập trong bầu không khí hừng hực bạo lực.
Đây làm một phong trào tương đối tản mạn, chưa có tổ chức chặt chẽ. Trong số này, có một bộ phận giới trẻ thuộc Phong trào mùng 6 tháng Tư, một trong những lực lượng tiên phong của cuộc cách mạng Ai Cập. Từ năm 2011, họ đã tham gia tất cả các cuộc đấu tranh, góp phần thúc đẩy sư sụp đổ của chế độ Hosni Moubarak và sau đó, chống lại sự đàn áp của quân đội…
Thế rồi, trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người thuộc xu hướng này đã đành phải bỏ phiếu cho ông Mohamed Morsi thuộc Huynh Đệ Hồi Giáo, để ngăn chặn ông Ahmed Chafik, được coi là ứng cử viên của chế độ cũ. Khi nhận thấy là bị Huynh Đệ Hồi Giáo lợi dụng để nắm quyền, thì họ đòi tổ chức này phải từ bỏ quyền lực. Một số người theo xu hướng thứ ba này thậm chí còn tham gia tích cực vào phong trào nổi dậy trên quy mô lớn, dẫn đến việc hạ bệ Tổng thống Morsi ngày 03/07 vừa qua.

Cứ mỗi lần có biến cố, những người thuộc phe này lại nghĩ rằng họ đã góp phần đưa đất nước tiến thêm một bước nhỏ hướng tới dân chủ. Giờ đây, họ có cảm giác là tình hình đã quay trở lại như cũ. Với sự ủng hộ của một bộ phận dân chúng, quân đội đang tước đoạt cuộc cách mạng của họ.

Mọi việc đã thay đổi vào thời điểm có cuộc biểu tình ngày 26/07, khi tướng al Sissi kêu gọi người dân Ai Cập hãy ồ ạt xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông ta và trao cho ông nhiệm vụ chấm dứt bạo lực, triệt hạ những kẻ khủng bố, mà theo cách gọi của quân đội, đó là những thành viên của tổ chúc Huynh Đệ Hồi Giáo.

Do vậy, những người chủ trương không ủng hộ quân đội, không ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo, đã kêu gọi mọi người không nên xuống đường biểu tình và tố cáo nguy cơ trấn áp nhân danh an ninh, ổn định. Nhưng, lời kêu gọi của họ ít được lắng nghe và cuối cùng, xu hướng trấn áp đã thắng thế, thay vì đàm phán tìm kiếm giải pháp.

Theo giới quan sát, có ít khả năng là cuộc khủng hoảng Ai Cập sẽ được giải quyết theo con đường thứ ba . Những vụ đụng độ xẩy ra trong những ngày qua không làm suy giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với quân đội, mà nhiều người vẫn coi là trụ cột của đất nước.

Hôm thứ Năm (15/08), phong trào nổi dậy thậm chí còn kêu gọi thành lập các « ủy ban nhân dân » để bảo vệ đất nước chống lại tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Mọi nỗ lực hòa giải đều thất bại. Nhũng lời cảnh báo, lên án của cộng động quốc tế không mang lại hiệu quả. Các phe phái vẫn tiếp tục đọ sức tại Ai Cập.

Trong bầu không khí này, mọi tiếng nói bất đồng, cho dù là kêu gọi chấm dứt bạo lực, đều bị nghi ngờ. Thậm chí, nhiều người còn không dám công khai lên tiếng vì lo ngại bị cáo buộc là phản bội và không có tinh thần yêu nước.


Copy từ: RFI

Kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-08-18
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
Infonet
Nghe bài này

Dư luận tại Việt Nam hiện đang chú ý đến thông tin một đảng  mới được khởi xướng bởi ông Lê Hiếu Đằng. Ông này từng là phó tổng thư ký UB TW Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 2009.

Lý do nào để ông này đưa ra ý tưởng đó và cơ sở của việc hình thành nên một đảng mới như thế ra sao?

Muốn cho một xã hội phát triển

Ông Lê Hiếu Đằng: Sở dĩ tôi suy nghĩ phải thành lập một đảng chính trị mới song song cùng với Đảng Cộng sản vì trong bất cứ sự phát triển của xã hội nào cũng cần phải có những ý kiến khác nhau mới tích cực được. Chứ còn chỉ một chiều, một đảng toàn trị thì không thể nào xã hội phát triển. Do đó việc hình thành một đảng chính trị mới mà đảng này có nguồn gốc quá khứ chứ không phải bỗng nhiên nó có: tức trước đây Việt Nam có ba đảng, ngoài năm 1946 còn có những đảng như Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt … Thế nhưng hai đảng Dân chủ và Đảng Xã hội bị Đảng Cộng sản bức tử, giải tán một cách ngang nhiên; bây giờ tôi muốn khôi phục lại nhưng không phải Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội một cách hình thức; mà làm phải làm thật có tính chất đối lập.
Trong bất cứ sự phát triển của xã hội nào cũng cần phải có những ý kiến khác nhau mới tích cực được. Chứ còn chỉ một chiều, một đảng toàn trị thì không thể nào xã hội phát triển
Ông Lê Hiếu Đằng
Có người đặt vấn đề tình hình đã chín muồi chưa?

Ý của tôi thế nào gọi là tình hình chín muồi. Theo tôi tình hình cũng đã chín muồi rồi; tức xã hội Việt Nam về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa quá xuống cấp. Lo ngại nhất là vấn đề kinh tế và giáo dục. Về vấn đề độc lập, ngoài vấn đề Biển Đông ra không hiểu sao Nhà nước Việt Nam để cho Trung Quốc vào tràn lan nhất là ở các vùng chiến lược như Tây Nguyên, thậm chí kể cả Cà Mau, dưới dạng những nhà thầu kinh tế nhưng thực chất là những vùng Trung Quốc họ hình thành nên khu vực riêng của họ mà dân Việt Nam không vào được. Tôi thấy đó là tình hình hết sức nghiêm trọng. Do đó tôi nghĩ phải có một đảng chính trị mới làm vai trò đối lập.

Tôi cũng nói thêm ý này nữa cho rõ: tôi chủ trương đảng này hoạt động trong vòng hợp pháp chứ không phải bí mật. Tất nhiên khi có chủ trương như vậy chúng ta phải làm từng bước như vận động, rồi đến có nhiều người tán thành.

Có người nói chưa chín muồi. Thế nào là chưa chín muồi? Chúng ta phải tác động đến xã hội dân sự, tác động để cho tình hình chín muồi phải bụ ra, những ‘cái mưng mủ’ phải bục ra mới được. Chứ còn chờ thì biết đến bao giờ mới chín muồi; nếu mình không hành động, không làm. Do đó theo tôi nhân thời cơ góp ý hiến pháp, nhân tình hình kinh tế- xã hội quá xuống cấp; nhất là dựa vào khát vọng của nhân dân Việt Nam về rất nhiều vấn đề, tôi đặt vấn đề như vậy.

Gia Minh: Ông vừa đề cập sơ lược đến chủ trương và tên gọi của đảng là Dân chủ Xã hội, hẳn nhiên ông cũng nghĩ đến những tôn chỉ chính của Đảng?

Ông Lê Hiếu Đằng: Thật ra tôi mới nghĩ thôi; nhưng sỡ dĩ tôi chọn tên Đảng Dân chủ Xã hội vì trước đây tại Việt Nam có hai đảng đó, nay nhập chung thành Đảng Dân chủ Xã hội. Hiện nay hệ thống dân chủ xã hội trên thế giới là hệ thống tương đối tiến bộ. Ở Pháp có Đảng Xã hội, và nhất là ở các nước Bắc Âu, hay những nước khác… Tôi nghĩ mình sẽ nằm trong hệ thống chung như vậy thì sẽ có sự giúp đỡ tích cực của quốc tế, của thời đại. Như thế sẽ tăng cường sức mạnh; nhưng nội lực vẫn là nhân dân Việt Nam. Khuynh hướng dân chủ- xã hội là khuynh hướng tiến bộ hiện nay. Ngay Mác trong thời kỳ già ông ta cũng chuyển qua hướng dân chủ xã hội trong đường lối quốc tế rồi. Nói thật các vị lãnh đạo chỉ học thời kỳ Mác trẻ là đấu tranh giai cấp… mà không nghiên cứu thời kỳ già của ông ta.
Sỡ dĩ tôi chọn tên Đảng Dân chủ Xã hội vì trước đây tại Việt Nam có hai đảng đó, nay nhập chung thành Đảng Dân chủ Xã hội. Hiện nay hệ thống dân chủ xã hội trên thế giới là hệ thống tương đối tiến bộ. Ở Pháp có Đảng Xã hội, và nhất là ở các nước Bắc Âu, hay những nước khác
Ông Lê Hiếu Đằng
Người ta phải từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà theo xu hướng tiến bộ dân chủ xã hội đó là bảo vệ nhân quyền, dân quyền, bảo vệ môi trường; tức cho con người và vì con người. Rõ ràng đó là mục tiêu nếu có Đảng Dân chủ Xã hội phải xây dựng trên cơ sở đó.

Gia Minh: Ông thấy đã có những thành phần có thể tham gia Đảng Dân chủ Xã hội như thế trong xã hội chưa?

Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ có cơ sở: có những đảng viên Đảng Cộng sản mà tôi biết ( bạn bè tôi) có người cương quyết ra khỏi đảng, có người giấy sinh hoạt đảng chuyển về địa phương họ bỏ trong ngăn kéo, không sinh hoạt. Trên thực tế có người đã ra khỏi đảng như ông Phạm Đình Trọng, anh Kha Lương Ngãi, phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Gải Phóng trước đây, và một số người mà tôi biết được cũng khá đông tán thành việc hình thành đảng chính trị mới. Tôi nghĩ thành phần này không phải ít.

Tại sao tôi có ý kiến như thế? Thật ra tôi hoạt động trong hệ thống mặt trận trên 20 năm, tôi biết trong hệ thống chính trị của Việt Nam thì Mặt Trận hay Quốc hội chỉ là hình thức thôi, những công cụ được công khai hóa. Và với yếu tố không được, cấm đa nguyên- đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng Cộng sản chứ chưa được thể chế hòa thành văn bản luật pháp nào cả. Do đó chúng ta phải sống và làm việc theo luật pháp; có nghĩa những gì luật pháp không cấm thì chúng ta làm. Đó là quyền công dân của chúng ta. Và điều này phù hợp với xu thế phát triển. Việt Nam có điều kỳ cục là hòa nhập với thế giới, tham gia những định chế quốc tế để chủ yếu lấy phần lợi, trong khi để lấy phần lợi về nhân quyền, dân quyền cho người dân thì lờ đi; đổi mới về mặt kinh tế mà không đổi mới về mặt chính trị. Có một xã hội dân chủ thực sự với những đảng đối lập, theo tôi nghĩ đó là điều rất lành mạnh.

Gia Minh: Cám ơn ông.


Copy từ: RFA


.........................

Đại sứ Shear nói về nhân quyền


Cập nhật: 18:36 GMT - thứ bảy, 17 tháng 8, 2013

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear
Đại sứ David Shear trao đổi với cử tọa tại cuộc trao đổi

Trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam tại tư gia của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân hôm 16/8/2013, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ.

Ông David Shear đã dành nhiều thì giờ để trả lời với các cơ quan truyền thông Việt Ngữ về quá trình công tác ở Việt Nam cũng như cập nhật các tình huống sẽ xảy ra trong quan hệ Mỹ - Việt sắp tới.
Tuy cuộc viếng thăm mang tính thăm viếng tư gia đến người anh ruột của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế như mọi người thường biết, nhưng đây chính là một cơ chế tiếp xúc để lắng nghe tiếng nói trực tiếp nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đến với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Nội dung chủ yếu của cuộc gặp gỡ là ông Đại sứ thông báo kết quả cuộc hội đàm giữa Obama và Trương Tấn Sang và qua đó nói về chiến lược Đối tác xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership (TPP) mà Hoa Kỳ thực lòng muốn Việt Nam tham gia vào sân chơi mới.

Sân chơi này sẽ như là chiếc chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam. Nhưng đổi lại Việt Nam phải giải quyết vấn đề hồ sơ nhân quyền, tự do tôn giáo một cách nghiêm túc theo quy ước về giá trị căn bản trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.

Hiện nay Việt Nam đang cần Hoa Kỳ nhiều hơn trong các quân vụ về vũ khí sát thương. Hồ sơ nhân quyền sẽ trở thành điều kiện ràng buộc trong việc mua bán vũ khí, phát triển quan hệ đối tác. Ông Đại sứ cho biết chính tổng thống Obama đã nói thẳng với ông Trương Tấn Sang như thế trong chuyến viếng thăm vào ngày 25/7/2013 gần đây.

Trong những thiện chí để làm hài lòng cử toạ về vấn đề nhân quyền, ông David Shear đã tận tình trả lời các câu phỏng vấn từng người và dành thời gian trực tiếp cho từng cơ quan truyền thông Việt Ngữ quốc tế từ VOA, RFA, BBC, đài SBTN, các tờ báo Việt Ngữ… cho đến cả Phố Bolsa TV, một kênh TV đơn giản trên youtube của hoạ sĩ Vũ Hoàng Lân.

'Hết lòng đấu tranh'


"Qua những nỗ lực đấu tranh và thương lượng, ông (David Shear) cho mọi người thấy rõ sự khó khăn và có khi là bế tắc khi nói chuyện với phía nhà cầm quyền VN về những điều Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh"
Với tính cách tận tuỵ của nhà ngoại giao, ông Đại Sứ David Shear được mọi người khen ngợi là ông đã làm hết lòng về việc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

Trong những trường hợp điển hình mà ông Đại sứ nêu ra là việc phía Việt Nam đã thả luật sư Lê Công Định, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (người của đảng Việt Tân về nước biểu tình chống Trung Quốc và bị bắt).

Khi được hỏi về trường hợp Điếu Cày, ông Đại sứ cho biết đây là nhân vật nằm đầu bảng trong sự đòi hỏi của Hoa Kỳ. Hiện nay, Toà Đại sứ đang theo dõi sát tình hình sức khỏe cũng như điều kiện giam cầm.

Qua những nỗ lực đấu tranh và thương lượng, ông cho mọi người thấy rõ sự khó khăn và có khi là bế tắc khi nói chuyện với phía nhà cầm quyền Việt Nam về những điều Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh.

Các câu hỏi cũng được đặt về hồ sơ Lê Phương Uyên (phóng thích tại tòa sau khi nhận án 3 năm tù treo và Đinh Nguyên Kha giảm từ 8 năm xuống còn 4 năm), viên chức chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ, Michael Orona đã trả lời rằng đây là sự đấu tranh không ngừng nghỉ từ nhiều phía.

Ông Orona cho biết ngay từ đầu tiên, Tòa Đại sứ đã ra thông cáo báo chí về việc này và tiếp tục lên tiếng bằng nhiều kênh đối thoại.

Trong cuộc tiếp tân và chiêu đãi khoảng ba tiếng đồng hồ, ông Đại sứ David Shear đã gặp gỡ và trao đổi tận tình với rất nhiều đại diện cộng đồng, các đảng phái chính trị người Việt tại Hoa Kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, gia chủ tổ chức cuộc chiêu đãi này cho biết đây là một thủ tục bán chính thức được thiết lập từ nhiều đời Đại sứ Hoa Kỳ đến Việt Nam. Dần dần, nghi thức này được hoàn thiện và hiện này là cơ chế giải thích các chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


Copy từ: BBC


.......................

Sinh viên Trần Hữu Đức bị hành hạ trong tù

VRNs (18/8/2013) – Nghệ An - Gia đình sinh viên- tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức cho biết, ngày 16/8/2013 gia đình đã ra trại giam k3 – Phú Sơn 4 (thuộc xã Cổ Lủng- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên) để thực hiện việc thăm nuôi. Gia đình rất đau lòng và hoang mang khi thấy thân hình tiều tụy của Đức. Qua cuộc trò thăm hỏi Đức cho biết, Ban giám thị trại giam k3 Phú Sơn 4, Thái Nguyên đã vô cớ còng tay, còng chân và biệt giam Đức suốt 9 ngày đêm.

Biết được tin này, 4 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại đây gồm sinh viên Hồ Văn Oanh, sinh viên Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Thanh và sinh viên Chu Mạnh Sơn đã cùng nhau tuyệt thực để phản đối việc làm vô lương tâm của trại giam. Trước sự đấu tranh quyết liệt của mọi người, đến ngày 4/8/2013 trại giam này mới tháo gông và trả Đức về buồng giam cũ.

Xét thấy mình đã không làm điều gì sai phạm mà bị đối xử bất công, Đức đã yêu cầu nêu rõ lí do thì các viên cai ngục thông báo miệng là vì Đức đã gửi thư ra bên ngoài. Đây là lí do hết sức vô lí vì trong thời gian qua, Đức cho biết là mình đã không gửi bất cứ một lá thư nào. Hơn nữa, thư từ nếu muốn chuyển từ trong trại giam ra bên ngoài đều bị kiểm duyệt rất chặt chẽ.

Theo nhận định của gia đình thì đây có thể là một cách trả thù ác độc của trại giam k3 Phú Sơn 4, Thái Nguyên. Lí do như tin chúng tôi đã đưa, trong lần thăm gặp ngày 26/7/2013, Đức đã thông báo cho gia đình biết việc mình bị trại giam bắt ép nhận tội; liên tục bắt ăn cơm nguội và rau muống thiu; không cho nhận và gửi thư cho gia đình như pháp luật qui định; các hàng hóa tạp phẩm bán với giá quá cao. 

Tệ hại hơn, trại giam này đã dùng 9 tù nhân khác để dàn dựng, vu khống Đức đã vi phạm nội qui của nhà tù. Đây là cách hạ đẳng mà các trại giam đã liên tục sử dụng để hành hạ các tù nhân lương tâm trong suốt thời gian qua.

Gia đình cho biết thêm, họ sẽ làm đơn yêu cầu Tổng cục 8- Bộ Công an làm rõ việc làm mờ ám này của trại giam số 4 Phú Sơn, thái Nguyên.

Xin cũng được nhắc lại, Trần Hữu Đức là một sinh viên đạo đức, chưa đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước. Đức bị gán ghép tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án 39 tháng tù giam cùng với sinh viên Chu Mạnh Sơn và sinh viên Đậu Văn Dương tại Nghệ An.


Anthony Thiên Ân


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.............................

10 câu nói đáng nhớ được ghi lại trong cuộc biểu tình ở Long An


VRNs (18.08.2013) – Sài Gòn – Vương Các là sinh viên trưng Luật ở Sài Gòn, anh đã có mặt trong ngày xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, hôm thứ sáu, 16.08.2013. Anh ghi nhận:

1. Một bác chạy xích lô, đầu đã bạc trắng khi thấy đoàn biểu tình liền tấp xe vào lề đường, giơ nắm đấm lên hét: “Đúng rồi! Đúng rồi! Phải đấu tranh! Đấu tranh”, sau đó đạp xe chạy đi.

2. Một bạn trẻ ở Long An nói với người bạn của mình khi thấy đoàn biểu tình: “ê, bạo loạn kìa”.

3. Mấy tay xăm trổ đầy mình khi đứng xem biểu tình thì có người lại xúi: “ túm tóc dần cho bà kia (Bùi Hằng) một trận đi”, nhưng cũng phải ngao ngán lắc đầu và nói: “nể bà đó thiệt”.

4. Một người dân Long An thắc mắc: “sao công an đứng đầy mà không bắt những người này?”. Một lát sau cũng chính người này nói: “ Phải rồi. Họ hô như vậy sao mà bắt được”.

5. Một AN báo cáo với sếp của mình qua điện thoại: “Tụi nó hô dữ lắm anh”.

6. Có một chị đứng xem hỏi một bạn trẻ biểu tình: “em có bà con gì với những người bị xử trong tòa án không? Người này đáp: “em không có bà con chi hết. Vì thấy bất bình nên lên tiếng phản đối thôi”.




7. Chị Nga nhận ra một dân phòng đánh mình hồi sáng nên méc với người biểu tình: “Cái thằng này hồi sáng nó bắt và đánh 2 mẹ con em nè”. Thế là Bùi Hằng lù lù tiến đến chỉ tay vào mặt: “Mày là thằng đánh 2 mẹ con bé Nga phải không? Tao nói cho mày biết nhá, một thằng đàn ông như mày mà lại đi đánh phụ nữ và trẻ em mày có thấy nhục mặt không? Bây giờ mày có tin tao lấy gót chân của tao đập vào cái bản mặt của mày không?” Người dân phòng này xượng mặt, không nói nổi một lời, quay lưng bỏ đi.

8. Lần đầu tiên, một người biểu tình hô : “Tự do cho Việt Nam”. Những người biểu tình đồng thanh đáp: “Tự do!”

9. Khi đoàn biểu tình kéo nhau về thì người dân sống ở ven đường hỏi: “Có thắng lợi không?” Có người đáp: “Rất thắng lợi. Phương Uyên đã được tự do”.

10. Một biểu tình viên nói sau khi nghe tin Phương Uyên được thả: “Đây là chiến thắng đầu tiên của phong trào đấu tranh dân chủ. Nền dân chủ sẽ bắt đầu từ đây”.


VƯƠNG CÁC


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


................

9X ơi!

Hai 9X Nguyễn Thu Trang và Vũ Thuỳ Linh. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Ở tuổi 21, đứng trước toà án của Đảng (tôi nói thế, vì ông/bà chánh án nào ở nước ta mà chẳng là đảng viên), cô gái Nguyễn Phương Uyên dõng dạc: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xét xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!”. Đố ông bà chánh án nào cãi được lập luận này đấy.

Cách đấy mới nửa tháng, một 9x khác, Nguyễn Anh Tuấn, đã đến gặp Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền để trao bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, kêu gọi Nhà nước sửa đổi luật pháp để chứng tỏ cam kết cải thiện nhân quyền. Cũng 9X đó, tháng 4/2011 đã làm một sự kiện “động trời” gây khó chịu cho Bộ Công an: làm đơn tự thú để “được” đi tù vì vi phạm Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).

Một 9X nữa, Nguyễn Thu Trang, đàng hoàng và tươi tắn xuất hiện tại Đại sứ quán Mỹ và Thuỵ Điển để trao Tuyên bố 258 và trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam với quan chức hai toà đại sứ. Em là bạn của một loạt 9X khác, những người đã đứng ra tổ chức lớp học tiếng Anh, chính trị, xã hội dân sự… các đề tài mà không bao giờ các em nhận được sự giáo dục-đào tạo thoả đáng ở nhà trường XHCN. Có phải vì tính chất “nổi loạn” tiềm ẩn, hay nói cách khác, sự khao khát tự do đó ở các em, mà công an vừa mới đây đã phải tổ chức một cuộc bố ráp bất thình lình vào phòng học của các em?

Đã, đang, và sẽ có những 9X như thế. Trẻ trung, phơi phới, thông minh, tràn đầy nhiệt tình và ước mơ đóng góp vào sự thay đổi, tạo sự thay đổi. Họ làm tôi tin tưởng vào tương lai của Việt Nam lắm. “Đất nước bên bờ sóng” này chẳng thể nào sụp đổ được nếu vẫn còn có những con người như họ. Ít nhất, họ đã dám đứng lên đòi quyền của mình – quyền được cất lên tiếng nói, quyền được tham gia, quyền có thông tin. Họ không chờ tới khi bạc đầu mới lớn tiếng khẳng định trước Đảng các giá trị dân chủ, tự do…

Ai đó có thể than thở rằng thế hệ trẻ ngày nay sao mà vô cảm, ích kỷ, tàn nhẫn, bạc bẽo. Có thể số đông là như vậy. Nhưng vẫn còn có một thiểu số 9X sẽ làm nên tương lai của dân tộc.

Từng có những dư luận viên và những nhân viên an ninh nhún vai, mai mỉa: “Chỉ là một nhúm người hằn học và bất mãn, chống phá. Chẳng làm được cái gì”. Ồ, cái nhúm người này là thiểu số thật đấy, nhưng chúng ta hãy thử nhìn xem, có sự thay đổi nào, có cuộc cách mạng nào mà không bắt đầu từ một thiểu số?

Yêu các bạn lắm, các bạn 9X “thiểu số” ạ.

Copy từ: Đoan Trang

‘Vụ Phương Uyên khó tạo tiền lệ’


Cập nhật: 11:24 GMT - chủ nhật, 18 tháng 8, 2013

Phương Uyên và Nguyên Kha trong phiên tòa sơ thẩm
Bản án phúc thẩm đã làm nhiều người bất ngờ
Một vị luật sư có kinh nghiệm trong các phiên tòa mang tính chính trị ở Việt Nam bình luận rằng sẽ không chuyện việc giảm án cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ tạo tiền lệ cho các phiên tòa tương tự về sau.
Trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Sáu ngày 16/8, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã giảm án đáng kể cho cả hai bị cáo.
Theo đó, Phương Uyên vừa được giảm nửa bản án vừa được cho hưởng án treo và được thả tự do ngay tại tòa, còn Nguyên Kha cũng được giảm phân nửa bản án xuống còn bốn năm tù giam.
Đáng chú ý là hai bị cáo này bị xét xử theo điều 88 Bộ Luật hình sự với tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ – một tội danh bị chính quyền xem rất nghiêm trọng mà trước giờ hầu như không bị cáo nào được giảm án.

‘Yếu tố bên ngoài’

Trao đổi với BBC, luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho Phương Uyên trong phiên sơ thẩm, nói rằng việc giảm án này có thể không phải dựa trên bản chất sự việc hay tranh tụng tại tòa.
“Qua kinh nghiệm của tôi, người ta (tòa án) không xem xét ý kiến của luật sư hay bản chất sự việc là mấy,” ông nói, “Thường phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.”
Do đó ông nhận định rằng việc tòa án Long An tha cho Phương Uyên có thể là ‘do yếu tố bên ngoài’.
"Tôi cho rằng Phương Uyên phải vô tội. Tất cả bản án dù nhẹ đến đâu thì cũng không công bằng."
Luật sư Hà Huy Sơn
“Có thể là do áp lực hay tính toán gì đấy chứ chưa hẳn là sự độc lập của Hội đồng xét xử,” ông nói và cũng cho biết là ông bất ngờ với bản án.
“Có thể là do áp lực xã hội, có thể là do nhu cầu của Nhà nước,” ông nói thêm và phán đoán rằng vào lúc này Việt Nam cũng đang muốn cải thiện về thành tích nhân quyền trong mắt của cộng đồng quốc tế.
Do việc xét xử trong các phiên tòa mang tính chính trị như thế này ‘không căn cứ theo quy định của pháp luật’ nên ông Sơn cho rằng từ phiên tòa này ‘không có căn cứ để cho rằng các phiên tòa tương tự có hy vọng giảm án hay không’.

'Không công bằng'

Luật sư Sơn, cũng là người từng bào chữa cho blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, người bị cáo buộc với tội danh tương tự như của Phương Uyên.
'Giảm án là do yếu tố bên ngoài'
LS Hà Huy Sơn nhận định việc giảm án Phương Uyên không xuất phát từ bản chất vụ việc mà là 'yếu tố bên ngoài'.
Điểm khác biệt mà ông Sơn nêu ra là vụ Phương Uyên ‘không liên quan đến một tổ chức chính trị gì, một đảng phái chính trị gì cả’.
Chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với những ai có liên quan đến Đảng Việt Tân, một đảng phái chính trị của người Việt ở hải ngoại vốn thách thức quyền thống trị của Đảng Cộng sản.
Mặt khác, luật sư Sơn cũng nhận định có lẽ việc Phương Uyên là một sinh viên trẻ tuổi cũng là một yếu tố khác biệt để tòa xem xét vì ‘đó chỉ là nhận thức của tuổi trẻ thôi chứ không phải thành kiến hay hằn học gì đó’.
Tuy nhiên, ông cho rằng mặc dù bản án đối với Phương Uyên đã được giảm đáng kể nhưng đối với ông vẫn là ‘không công bằng’.
“Tôi cho rằng Phương Uyên phải vô tội. Tất cả bản án dù nhẹ đến đâu thì cũng không công bằng,” ông nói.


Copy từ: BBC


.........................

Công lý hay cường quyền bạo ngược?

VRNs (18.08.2013) – Sài Gòn – Chỉ không đầy 2 tuần lễ mà gần chục Trị Sự Viên lãnh đạo các Giáo Hội PGHH Thuần Túy và vài ba tín đồ lương thiện PGHH ở trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ bị công an sách nhiễu hù dọa đủ điều xoay quanh các vấn đề liên tôn và cầu an, cầu siêu . . . Cái điều đáng nói là ông Nguyễn Văn Hoành 75 tuổi, ông Nguyễn Văn Thiết 59 tuổi và vợ là Huỳnh Thị Kim Hương 59 tuổi là những tín đồ PGHH không chức vụ gì trong các hệ thống Giáo Hội PGHH nhưng có lòng ủng hộ tích cực các công tác từ thiện của Giáo Hội PGHH Thuần Túy cũng bị công an “chiếu cố” hù dọa. Như vậy rõ ràng rằng công an của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (csVN) không phải là cơ quan quyền lực đảm bảo và duy trì công lý mà là một cơ quan phát huy cường quyền với mục đích: AI LÀM VỪA LÒNG CỘNG SẢN THÌ SỐNG THÌ YÊN, AI LÀM TRÁI Ý CỘNG SẢN THÌ PHẢI CHẾT PHẢI BỊ TÙ ĐÀY, HAY ÍT NHẤT LÀ BỊ HÀNH HẠ BẰNG MỌI CÁCH . . .

Như vậy là công lý hay cường quyền bạo ngược ?
Dân Chủ hay độc tài toàn trị?

Thực ra vấn đề liên tôn, về phần PGHH Thuần Túy là do tôi (Lê Quang Liêm) chủ xướng, bất cứ ai (công an hay bất luận giới cầm quyền cs nào) muốn hỏi về Liên Tôn thì xin mời đến gặp tôi.
-Còn về cầu an, cầu siêu là hàmh vi phước thiện cứu độ quần sanh mà tôn giáo nào cũng đều đặt vào hàng đầu và đó cũng là một phong tục nghìn đời của con Hồng cháu Lạc, nếu công an cho rằng đó là làm sai luật pháp vì không xin phép. . . Thật là không còn lời gì để bình luận ! Cầu nguyện trong nhà mà phải xin phép? Được nhà cầm quyền cho phép thì mới được cầu nguyện
Thật tinh thần Nhyân quyền và Tự Do Tôn Giáo của nước CHXHCNVN quá tuyệt vời ! Trong thời Pháp thuộc , thực dân Pháp cũng khủng bố PGHH , nhưng những buổi cúng kiến hay cầu nguyện của PGHH thì thực dân Pháp không hề va chạm. Ngoại bang dị chủng mà còn biết tôn trọng quyền tín ngưỡng thiêng liêng, tiếc thay người Việt với người Việt lại không biết điều này.
Theo tôi nghĩ có lẽ đảng csVN quá trung thành với tư tưởng Mac-Lenine (điều 4 Hiến Pháp 1992) mà quên đi nguồn gốc của tổ Tiên chăng?

Nói đến việc quên đi nguồn gốc Tổ Tiên , có lẽ tôi đã nói thừa, vì chính đảng csVN xác nhận bằng giấy trắng mực đen trong Hiến Pháp 1992 (điều 4) rằng: đảng csVN . . . theo chủ nghĩa Mac-Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội . . .

Bằng chứng hiển nhiên là toàn bộ Hiến Pháp 1992 không hề nói đến giòng giống con Hồng cháu Lạc , 4000 năm văn hiến mà chỉ nói đến: . . . Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập . . . hay là: . . . Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh , thực hiện cương lỉnh xây dựng đất nước . . .

Rõ ràng là “VÔ TỔ QUỐC”! trắng trợn xóa đi công lao xương máu của tiền nhân nghìn đời qua các thời : ĐINH . . . LÊ . . . LÝ . . . TRẦN . . . LÊ . . .

Gần 70 năm qua, PGHH là nạn nhân hàng đầu của đảng csVN. Bằng bao nhiêu hành vi tàn ác , bạo ngược , đảng csVN luôn tìm cách triệt tiêu PGHH trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống, trong mọi cơ hội có thể được . . .

Nhưng CHÁNH NGHĨA bao giờ cũng thắng . . . Từ năm 1947, PGHH chưa đầy 2 triệu người, trải qua một quá trình não nuột dài đăng đẳng dưới nanh vuốt búa liềm của cộng sản cho đến nay PGHH đã lên đến gần 7 triệu người . . Những mồ chôn tập thể các thi hài của nhân sĩ, tín đồ PGHH rải rác trong các tỉnh Miền Tây đã nói lên cái tội ác tày trời của việt minh cộng sản , nhất là tại Phú Thuận (Đồng Tháp) một mồ chôn tập thể gần 500 thi hài nạn nhân PGHH bị việt minh cộng sản ám hại . . . trơ trơ cùng tuế nguyệt . . . mà hàng năm con cháu những gia đình này phải âm thầm rơi lệ nhớ tưởng người thân làm cho trời đất cũng động lòng, cỏ cây cũng héo hắt úa xào thương cảm . . . Thế mà các người lãnh đạo đương thời của đảng csVN vẫn tiếp tục ngược đãi nghiệt ngã tìm cách triệt tiêu PGHH.

Tôi xin hỏi quý Ông:

-Nguyễn Phú Trọng.
-Trương Tấn Sang.
-Nguyễn Sinh Hùng.
-Nguyễn Tấn Dũng.

Là những người thừa kế các tiền nhiệm để ung dung ngồi nhà ăn bát vàng hãy trả lời với tôi: PGHH PHẠM TỘI GÌ? Mà các ông vẫn tiếp tục truy quét PGHH mãi mãi như thế ấy ? hay là các ông có thù hận gì với PGHH ?

38 năm cầm quyền, hệ thống cầm quyền của các ông hết người này tới người khác vẫn như một, là đối xử nghiệt ngã với PGHH trong lúc họ không có hận thù gì với các ông cũng như các ông không có hận thù gì với họ.

Tôi xin đơn cử ra đây một vài trường hợp điển hình để các ông tự suy gẫm:

-Từ sau 30/4/75 cho đến năm 1999, 24 năm dài đăng đẳng đó đảng cs của các ông triệt để cấm PGHH không được hoạt động gì hết từ việc nhỏ đến việc lớn , lễ lộc lớn nhỏ không được tổ chức . . . sấm giảng không được công khai đọc tụng . . . lễ bái thường nhật không được công khai hành sử . . . tín đồ PGHH không được tụ họp quá 3 người, v.v. . . và v.v. . . Toàn bộ tài sản của Giáo Hội , hằng chục bịnh viện, trường học v.v. . .hằng ngàn độc giảng đường, hằng trăm chùa chiền và hội sở đều bị nhà cầm quyền cs tìm cách chiếm đoạt, tịch thu . . . đặc biệt là văn phòng Đại Diện Trung Ương PGHH tại 114 Bùi Thị Xuân, Q1 SG cũng bị chiếm đoạt một cách bạo ngược, rồi bán cho tư nhân làm nơi “du hí”,thục bida, bán đồ tạp nhạp, thậm chí còn tổ chức những ổ mãi dâm trá hình. Thật là độc ác, nhẫn tâm biến một nơi thanh tịnh tôn nghiêm thành một nơi đồi trụy.

Sau khi mãn tù 5 năm và quản chế 5 năm, đến năm 1990 tôi (Lê Quang Liêm) phải cầm đầu khối PGHH Thuần Túy tranh đấu quyết liệt đòi hỏi nhà cầm quyền cs phải cho PGHH tái phục hoạt.

Cuộc tranh đấu với một chế độ cường quyền bạo ngược thật là vô cùng truân chuyên . Gần 50 Trị Sự Viên PGHH bị ngồi tù từ 5 năm đến chung thân chỉ vì cái tôi đòi Tự Do Tôn Giáo. Nhà cầm quyền cs bạo ác đến độ bắt cả vợ chồng một lượt, đại thể như Nguyễn Văn Thơ, Dương Thị Tròn, Võ Văn Bửu và Mai Thị Dung phải bỏ lại 2 đứa con thơ khoảng 10 tuổi, không nơi bảo bọc, Nguyễn Thanh phong và Nguyễn Ngọc Hà cũng bỏ lại 2 đứa con thơ khoảng 10 tuổi, không ai nuôi dưỡng, v.v. . . và v.v. . .

Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc . . . là ở những điểm này đây ! Thật buồn cười.

Cuộc tranh đấu của khối PGHH kéo dài suốt 10 năm gây tiếng vang ra quốc tế làm cho đảng csVN thấy rằng không thể trắng trợn triệt tiêu PGHH như thế ấy, phải dùng kế sách tinh vi hơn , bèn “đẻ” ra một Ban Trị Sự Trung Ương PGHH để làm công cụ tiếp tục triệt tiêu PGHH. Ban Trị Sự này được tín đồ PGHH gọi là Ban Trị Sự quốc doanh.

Bằng chứng hiển nhiên đã cho thấy là ngay ngày lễ ra mắt, Ban Trị Sự này ban hành một qui chế:

a-Hủy bỏ hệ thống Giáo Hội PGHH là hệ thống lãnh đạo PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập từ năm 1945.

b-Không sử dụng đạo kỳ (lá cờ dà) là biểu trưng của PGHH trải qua nhiều thời kỳ đã nhuốm không biết bao nhiêu máu xương của anh hùng liệt sĩ PGHH.

c-Hủy bỏ 40% thi văn Giáo lý PGHH.

d-Không đòi lại tài sản của Giáo Hội PGHH đã bị nhà cầm quyền cs chiếm đoạt.

Trước hành động phản đạo một cách công khai như vậy, Khối PGHH Thuần Túy phải tiếp tục đấu tranh một cách vô cùng gian khổ, nhà cầm quyền cs mới cho sử dụng cờ và tổ chức 2 ngày lễ: một là lễ 18/5 âl ngày khai Đạo, và lễ 25/11 âl (ngày Đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ) còn ngày lễ 25/2 âl, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị VMCS ám hại thì triệt để cấm.

Nhưng 2 ngày lễ được cho phép này thì chỉ có Ban Trị Sự quốc doanh mới được tổ chức còn PGHH Thuần Túy thì bị cấm. Tuy nhiên PGHH Thuần Túy vẫn tự nhiên tổ chức trong lúc nhà cầm quyền cs ở các tỉnh Miền Tây tìm mọi cách ngăn đường đón ngõ không cho ai được đi đến tham dự tại địa điểm chánh của cuộc lễ. Những cuộc ngăn trở như vậy , nhà cầm quyền cs sử dụng đến hàng ngàn công an và các lực lượng cơ giới, đủ loại . . . như một cuộc hành quân to tát . . .

Ngoài ra còn không biết bao nhiêu hành động cường quyền bạo ngược của nhà cầm quyền csVN thẳng tay khủng bố PGHH Thuần Túy không sao kể xiết.

* *****

Tôi là một công dân già, 94 tuổi, đã sống qua nhiều chế độ : từ thời Pháp thuộc đến các chánh phủ thân Pháp . . . nền đệ nhất công hòa (cụ Ngô Đình Diệm), nền đệ nhị cộng hòa (T T Nguyễn Văn Thiệu) tất nhiên tôi là một chứng nhân lịch sử, tôi có thể nói một cách trung thực rằng: so với các chế độ vừa kể trên , Công Hòa Xã Hội của đảng csVN là tồi tệ nhất về mọi mặt . . .

Thời Pháo thuộc là cái thời kỳ bị trị dưới ách thực dân ngoại bang dị chủng mà còn có một ít điểm nhân đạo đối với tôn giáo, nói chung, và với PGHH, nói riêng.

Riêng về PGHH, vì Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương chống Pháp nên thực dân Pháp khủng bố . . . Nhưng các ngày lễ của PGHH vẫn được tự do tổ chức, thực dân Pháp không hề ngăn trở , gây khó khăn gì hết . . . Còn bây giờ, dưới chế độ gọi là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam , những ngày lễ của PGHH thì cái cho cái không. Cái cho thì chỉ có Ban Trị Sự quốc doanh còn được ít nhiều tự do tổ chức, còn PGHH Thuần Túy thì nhà cầm quyền cs tìm đủ mọi cách để ngăn trở? Tại sao ? ? ?

Thậm tệ hơn nữa là những ngày giổ của gia đình các Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy đểu bị cản trở, ngăn đường đón ngõ không cho một ai được vào nhà dự lễ giổ. Điển hình là nhà anh Nguyễn Văn Cường tại Phường Thới An, Ô Môn (Cần Thơ) ngày mồng 2 tháng Chạp năm 2012 . . . nhà cô Nguyễn Thị Ngọc Lan cũng ở Phường Thới An (Cần Thơ) ngày 23/8 âl năm 2012, nhà ông Nguyễn Văn Heo ở Thị Trấn Phú Hòa (An Giang) ngày 8/6 Âl năm 2005. . . nhà ông Hà Hải ở Xã Nhơn Mỹ (Anh Giang) ngày 27/4 âl năm 2006, chính tôi (Lê Quang Liêm) cũng bị ngăn chận . . . v.v. . . không thể kể xiết.

Nên nhớ rằng : Lễ giổ là ngày lễ thiêng liêng của con người tưởng nhớ đền người thân, là một phong tục ngàn đời của dân tộc Việt, không một quyền lực nào có thể xâm phạm. Thế mà nhà cầm quyền cs vẫn mạnh tay khuấy phá ngày lễ này.

Tôi xin hỏi Quý Ông lãnh đạo đất nước:

-Nguyễn Phú trọng.
-Trương Tấn Sang.
-Nguyễn Sinh Hùng.
-Nguyễn Tấn Dũng.

Rằng: Nếu trong ngày giổ của gia đình quý Ông bị một quyền lực nào đó khuấy phá như những kẻ thừa hành của Quý Ông đã từng khuấy phá PGHH Thuần Túy thì Quý Ông sẽ nghĩ sao và sẽ làm gì ?

Tôi nghĩ nếu phải viết với Quý ông về những hành vi bạo ngược của chế độ CHXHCNVN dù có viết đến 100 trang giấy cũng chưa hết, tôi mong các ông nhìn về quá khứ để thấy những gì của Quý Ông đã làm mà tìm một hướng mới cho tương lai của mình.

Trước khi chấm dứt cuộc trình bày , tôi xin thành khẩn nhắn nhũ đến Quý ông đang lãnh đạo đất nước từ cấp thật cao đến cấp thấp một vài lời tâm huyết:

a-Sau 38 năm cầm quyền, một số lớn Quý ông đã quá no đủ, giàu có , nứt đố đổ vách, nay nên tìm một con đường rút lui trong êm đẹp và danh dự là: CÁI GÌ CỦA DÂN HÃY TRẢ LẠI CHO DÂN . . . Đừng để nước đến trôn mới nhảy thì làm sao hưởng được những tài sản đã tích lũy.

b-Hãy noi theo gương của Miến Điện.

c-Hãy chấm dứt mọi hành động bạo ngược , khơi tỏ ánh sáng công lý trong tinh thần Tự Do dân Chủ.

d-Hãy trả tự do cho tất cả tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị . . .

Một vài thân hữu khuyên tôi đừng phổ biến tài liệu này, nếu phổ biến thì cs sẽ giết tôi bằng cách này hay cách khác, nhưng riêng tôi thì cần phổ biến tài liệu này để được cs giết tôi vì tôi đã quá già rồi, 94 tuổi, không còn làm gì được cụ thể cho dân cho nước, nếu để chết trên giường bịnh thì tôi buồn lắm và nếu được cs giết thì tôi rất vui vì đúng với tâm nguyện của tôi là đức Thầy của tôi bị cs ám hại, gần 2 vạn tín hữu của tôi bị cs giết, nay tôi bị cs giết là trọn niềm với Thầy tôi, trọn tình với tín hữu của tôi và để cho mọi người thấy rõ cái mặt thật của đảng csVN.


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. 
Ngày 17 tháng 8 năm 2013
Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy 
LÊ QUANG LIÊM


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


........................