Ông Dan Baer, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền (www.state.gov)
Riêng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, theo báo cáo
của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều
luật về an ninh quốc gia và vu khống, để hạn chế các quyền này, chẳng
hạn như điều 88 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », như trường hợp
của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bị bắt tháng 10 năm ngoái với tội danh
này chỉ vì mang trên người những truyền đơn chống Trung Quốc và dự định
phân phát những truyền đơn này.
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » để cấm các blogger đăng tải những tài liệu, bài viết bị xem là gây phương hại an ninh quốc gia, làm lộ bí mật Nhà nước. Đặc biệt ngày 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo buộc ba trang mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông « tuyên truyền chống Nhà nước » và « nói xấu các lãnh đạo Đảng », đồng thời ra lệnh điều tra về ba trang mạng này.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết chính quyền đã bắt giam nhiều nhà hoạt động sử dụng Internet để chỉ trích chính phủ và đăng các bài viết về nhân quyền và dân chủ đa đảng. Đa số các blogger bị bắt đã bị truy tố về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Trong năm qua, ít nhất 14 nhà hoạt động đã bị kết án tù. Tính đến cuối năm cũng đã có ít nhất 20 blogger và nhà hoạt động khác đang chờ ngày ra tòa, trong khi những nhà hoạt động khác thì bị chính quyền sách nhiễu và hù dọa.
Báo cáo nhắc lại là ngày 25/09 năm ngoái, Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước việc nhiều phóng viên và blogger bị kết án tù nặng nề và ghi nhận xu huớng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những chỉ trích chính phủ trên Internet.
Báo cáo nhân quyền thế giới 2012 được công bố sau khi ngày 12/04 vừa qua tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở lại đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Hôm qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra tuyên bố về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ -Việt Nam lần thứ 17, cho biết hai bên « đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến ».
Nhân dịp này, phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer đã gặp một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, nhưng đã bị công an Việt Nam cản trở, không thể tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đại sứ quán Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc này.
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » để cấm các blogger đăng tải những tài liệu, bài viết bị xem là gây phương hại an ninh quốc gia, làm lộ bí mật Nhà nước. Đặc biệt ngày 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo buộc ba trang mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông « tuyên truyền chống Nhà nước » và « nói xấu các lãnh đạo Đảng », đồng thời ra lệnh điều tra về ba trang mạng này.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết chính quyền đã bắt giam nhiều nhà hoạt động sử dụng Internet để chỉ trích chính phủ và đăng các bài viết về nhân quyền và dân chủ đa đảng. Đa số các blogger bị bắt đã bị truy tố về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Trong năm qua, ít nhất 14 nhà hoạt động đã bị kết án tù. Tính đến cuối năm cũng đã có ít nhất 20 blogger và nhà hoạt động khác đang chờ ngày ra tòa, trong khi những nhà hoạt động khác thì bị chính quyền sách nhiễu và hù dọa.
Báo cáo nhắc lại là ngày 25/09 năm ngoái, Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước việc nhiều phóng viên và blogger bị kết án tù nặng nề và ghi nhận xu huớng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những chỉ trích chính phủ trên Internet.
Báo cáo nhân quyền thế giới 2012 được công bố sau khi ngày 12/04 vừa qua tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở lại đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Hôm qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra tuyên bố về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ -Việt Nam lần thứ 17, cho biết hai bên « đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến ».
Nhân dịp này, phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer đã gặp một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, nhưng đã bị công an Việt Nam cản trở, không thể tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đại sứ quán Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc này.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét