CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Sửa Luật Đất đai: Dân quan tâm nhất thu hồi, đền bù


Dự thảo sửa đổi Luật Đất sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, khóa 13 sắp tới...

Sửa Luật Đất đai: Dân quan tâm nhất thu hồi, đền bù
Điều người dân quan tâm nhất khi sửa đổi luật đất đai lần này là việc phải quy định rõ trình tự, thủ tục, trách nhiệm khi nhà nước thu hồi đất.

Đến thời điểm này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được trên 6 triệu lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo sửa đổi Luật Đất đai. Thông tin được đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2013, tổ chức sáng 12/4.

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đào Trung Chính, ngoài việc tập hợp ý kiến góp ý của nhân dân, hiện cơ quan này cũng đã nhận được báo cáo góp ý của nhiều bộ, ngành, các tổ chức, đối tác phát triển như WB, Oxfam…

Về nội dung góp ý, vấn đề về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất với hơn gần 1,8 triệu ý kiến. Tiếp đến là vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý với hơn 1,2 triệu ý kiến. Các vấn đề còn lại của dự thảo cũng nhận được từ 500 - 20.000 ý kiến góp ý.

Cũng theo ông Chính, với hai nội dung quan trọng trên, phần lớn các ý kiến góp ý đều cho rằng, cần phải quy định rõ trong luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bởi thực tế hiện nay, những luật định về nội dung này còn chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Chẳng hạn như luật hiện nay chưa quy định rõ nguyên tắc kiếm đếm trong quá trính thu hồi, quá trình thu hồi, bồi thường nếu người dân không chấp hành thì số tiền ngân sách chi cho đền bù vẫn chưa biết gửi vào đâu…

Ngoài ra, phần lớn góp ý cũng đều kiến nghị luật phải quy định bồi thường khi thu hồi đất thì nhà nước phải bồi thường theo giá của loại đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi. Nhà nước chỉ bồi thường bằng đất trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở, quy định cụ thể trách nhiệm của nhà nước khi bồi thường chậm…

Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết hiện Bộ đang tập hợp, hoàn chỉnh để gửi Chính phủ báo cáo Quốc hội về tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi luật này.

Dự kiến, sau khi Chính phủ báo cáo, Bộ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, khóa 13 sắp tới.

Copy từ: VnEconomy

Người vay tiêu dùng “ngậm đắng” vì “miếng pho mát trong cái bẫy”

Với những ưu đãi thủ tục hết sức hấp dẫn từ các ngân hàng, công ty tài chính, nhiều người tiêu dùng đã hào hứng vay tiền để có thể nhanh chóng sở hữu được tiện nghi mình mong ước.

Thế nhưng, họ phải ngậm “trái đắng” bởi cảm giác hụt hẫng, thiệt thòi đằng sau những hợp đồng tín dụng, giống như miếng pho mát quá thơm khiến con chuột không thể cưỡng lại, dù biết đó là một cái bẫy.
Không kể đến những gói vay tiêu dùng mua xe ô tô hay mua nhà đòi hỏi những khoản vay lớn có thế chấp tài sản, ở đây, câu chuyện xung quanh những khoản vay tiêu dùng nhỏ không thế chấp tài sản cũng đáng để cả nhà quản lý, ngân hàng và người tiêu dùng “nhìn lại”…
 
“Rắc thính”
Có 2 lý do khiến cho người tiêu dùng bị những lời mời chào từ ngân hàng cuốn hút: đó là thủ tục vay đơn giản và không cần thế chấp tài sản. Một ngân hàng có lời mời chào hấp dẫn: “Bạn đang có nhu cầu tài chính mà không thể yêu cầu giúp đỡ từ bạn bè hay người thân. Bạn có thể tin tưởng ngân hàng sẽ đáp ứng đúng lúc nhu cầu của bạn với sản phẩm cho vay Tiêu dùng trả góp không cần tài sản bảo đảm”. Điều kiện vay vốn vô cùng đơn giản: khách hàng từ 25 – 55 tuổi, có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn, Tổng thu nhập qua ngân hàng từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên, Hộ khẩu thường trú/ KT3 tại nơi đăng ký vay vốn, và một số điều kiện khác theo quy định của ngân hàng này.
Chị Bùi Huyền (Ba Đình, Hà Nội) đang có nhu cầu đổi xe, nghe lời mời hấp dẫn đó đã không ngại ngần gọi điện đến ngân hàng trên để hỏi chi tiết.
“Lương tháng của tôi là 8 triệu đồng, và với chi phí cho cuộc sống hiện tại, còn lâu tôi mới dành đủ khoảng 50 triệu để mua chiếc xe ưng ý. Theo quảng cáo của ngân hàng, tôi có thể vay đến 7 lần lương tháng, tức là khoảng 35 triệu đồng, trong thời gian 12 – 36 tháng tùy điều kiện của tôi”, chị Huyền nói. “Chỉ sau hai ngày làm việc, tôi sẽ biết ngay kết quả liệu hồ sơ của tôi có chấp nhận được hay không”.
Hồ sơ vay tiêu dùng khá đơn giản, cơ bản chỉ gồm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu), bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3. Ngoài ra, cần các tài liệu liên quan đến hợp đồng lao động, sao kê lương.
Tương tự, tại Ngân hàng H, thông tin về vay tiêu dùng còn hấp dẫn hơn rất nhiều, với khoản vay lên đến 250 triệu đồng, thời hạn vay linh hoạt đến 48 tháng. Không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty, Ngân hàng này sẽ đáp ứng nhu cầu vay mua sắm, du lịch, xây sửa nhà, tổ chức đám cưới, mua xe máy… cho khách hàng 18 – 60 tuổi có thu nhập hàng tháng từ 8 triệu đồng trở lên ở Hà Nội, TP HCM và khoảng gần 20 tỉnh thành khác.
Riêng đối với công chức và viên chức nhà nước, mức lương hàng tháng tối thiểu chỉ cần là 2 triệu đồng.
…Rồi “cất vó”
Hấp dẫn như vậy, nhưng khi hỏi kỹ, chị Huyền không khỏi băn khoăn. Với khoản vay đề xuất 50 triệu đồng, chị được nhân viên tư vấn của ngân hàng cho hay, nếu hồ sơ của chị đạt điều kiện, thì trong 3 tháng đầu, lãi suất phải trả là 17,99%, từ tháng thứ 4 trở đi lãi suất là 19% (11.19% + biên độ 8%). “Tôi không dám vay khoản lớn, thế nên khi lãi suất vẫn còn xấp xỉ 20%/năm, tôi buộc phải cân nhắc lại”, chị Huyền nói.
Còn trong phần quảng cáo của mình, ngân hàng H. cho biết, lãi suất cạnh tranh từ 24%/năm, nhưng cán bộ tư vấn cho phóng viên biết, tại thời điểm hiện tại, lãi suất vay tiêu dùng là 25%. Đã vậy, người vay không được trả trước thời hạn thỏa thuận, và trong trường hợp nào trả trước cũng bị phạt 3% dư nợ còn lại.
Anh Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) nghe đến vay tiêu dùng đã lắc đầu quầy quậy, bởi anh từng vay 60 triệu đồng để chữa bệnh, thế chấp sổ đỏ.
Anh kể: “Căn hộ của tôi nằm trên mặt đường một tuyến phố chính ở trung tâm thành phố, ngay tại thời điểm giá thị trường là khoảng gần 3 tỷ thì ngân hàng M. định giá có 450 triệu đồng. Đã thế, tôi còn bị tính lãi 22%/năm trên toàn bộ số tiền vay. Tôi vay 30 tháng, tháng nào cũng trả đều đặn khoảng 3 triệu đồng. Đến tận khi khoản nợ gốc chỉ còn chừng chục triệu, tôi vẫn gánh lãi dội lên đầu khoản nợ gốc 60 triệu kia. Tính ra, đến khi đáo hạn, coi như tôi đã trả cho ngân hàng khoản tiền lãi nhiều bằng quá nửa khoản tiền gốc”.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn vốn cho sản xuất không lưu chuyển mạnh, nhưng, theo tiết lộ của giám đốc một phòng giao dịch ngân hàng ở Hà Nội, vay tiêu dùng, gồm cả có thế chấp tài sản và không thế chấp tài sản, vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các khoản vay nhỏ.
“Khách hàng vay khoản tiền vài chục triệu, nhưng hồ sơ rõ ràng và dễ xác minh, nên ngân hàng cũng yên tâm về khả năng thu hồi. Vả lại, khách hàng cá nhân cũng rất giữ chữ tín - không mấy khi để quá hạn hay phải gia hạn khoản vay, mà luôn cố gắng thu xếp trả tiền cho ngân hàng đúng hạn”, vị này nói.
Thời điểm này, lãi suất cho vay sản xuất ở hầu hết các ngân hàng đã xuống quanh mức 12 – 14%/năm, thấp hơn nữa đối với 4 nhóm được ưu tiên. Thế nhưng, lãi suất vay tiêu dùng, vốn tác động rất rõ ràng và cụ thể vào giao dịch của nhiều cá nhân, hộ gia đình, lại vẫn đang được “buông”, chẳng mấy ai nhắc đến. Chính vì thế, tồn tại không ít khoản vay vẫn đang phải trả lãi “ngất ngưởng” tới trên 25%.
“Khách hàng cá nhân không cầm trịch trong cuộc thỏa thuận về lãi suất với ngân hàng”, một chuyên viên V. bình luận. “Lãi suất trên 20%, vào lúc này, coi như là mức lãi suất “cắt cổ”. Vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua ô tô đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lợi nhuận của các ngân hàng”.
Mức lãi suất chừng 20%/năm được chính người trong ngân hàng coi là “lãi suất cắt cổ”, nhưng, đối với nhiều khách hàng, hóa ra mức lãi suất cắt cổ vay tiêu dùng trong ngân hàng còn dễ chịu hơn rất nhiều so với mức lãi suất được các công ty tài chính đưa ra.
Theo Bách Nguyễn - Mai Hoa
Pháp luật Việt Nam
 


Copy từ: Dân Trí

Hiệu trường cùng gia đình xử giáo viên như xã hội đen.

Giáo viên bị gia đình hiệu trưởng bắt quỳ... xin lỗi

Sau khi nhận được tin nhắn của một giáo viên, nghĩ là ám chỉ mình, hiệu trưởng và người thân đã kéo nhau xuống nhà giáo viên này bắt quỳ, hành hung….

Gần đây, người dân xã Quang Trung (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) xôn xao bàn luận chuyện một giáo viên bị bắt quỳ, đạp ngã ngay tại nhà mình. Người gây ra chuyện này lại chính là hiệu trưởng trường tiểu học khiến các bậc phụ huynh lo ảnh hưởng đến học hành của các con.
Để tìm hiểu thực hư vấn đề trên, phóng viên đã đến làm việc với cô giáo Đoàn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung (Xã Quang Trung, Huyện Tứ Kỳ).

Trao đổi với PV, cô Phượng cho biết, giáo viên Nguyễn Bích H. có mối quan hệ bạn bè với một cán bộ huyện Tứ Kỳ, nhiều lần đến nhà vị cán bộ này chơi. Nghi ngờ mối quan hệ này, vợ cán bộ huyện (cũng là một giáo viên) đã điện cho cô Phượng nhờ tìm hiểu giúp. Sau đó, cô Phượng đã tìm gặp, nói chuyện và khuyên răn giáo viên Nguyễn Bích H. cẩn trọng trong mối quan hệ với anh Tính (vị cán bộ huyện) để tránh gây hiểu lầm không đáng có.
Ngay sau đó, giáo viên H. đã gửi cho Hiệu trưởng Đoàn Thị Phượng tin nhắn vào tối ngày 27.3 có nội dung: "Em và anh Tính là bạn. Anh ấy bảo là nếu yêu nhau, quan hệ gì thì cũng không sao. Người ta còn yêu nhau để được tiền, được thăng chức mà không ngại, thì em ngại gì...". (Tin nhắn này cô Phượng đã cung cấp cho PV).
Giáo viên H. xác nhận mình từng bị hành hung.
Cho rằng, giáo viên Nguyễn Bích H. nói mình, cô Phượng cùng chồng và em chồng đi ô tô đến nhà anh Tính (ở xã Văn Tố) để làm rõ. Nhưng anh Tính không thừa nhận mình đã nói thế nên cô Phượng cùng người thân và vợ anh Tính đã đến nhà trọ của giáo viên H. (ở gần Trường tiểu học Quang Trung).

Tại đây, chồng, em chồng cô Phượng đã có lời lẽ xúc phạm cô H. Em chồng cô Phượng bắt cô H. phải quỳ xuống xin lỗi chị dâu mình và được cô Phượng kêu đứng dậy, còn vợ anh Tính thì đạp vào ngực làm cô Hậu ngã ra phía sau. Lúc này, anh Tính có mặt dàn xếp và gọi điện cho Công an xã Quang Trung đến giải quyết. Khi Công an xã có mặt thì mọi người giải tán.
Về việc này, giáo viên Nguyễn Bích H. cũng thừa nhận toàn bộ nội dung trên là có thực, kể cả nội dung tin nhắn. Khi bị hành hung, giáo viên H. đã làm đơn gửi cho Công an xã Quang Trung. Tuy nhiên sau đó, vì nghĩ đến mối quan hệ giữa giáo viên ở trường nên giáo viên này lại rút đơn.
Trao đổi với PV, Phó phòng GD&ĐT huyện Tứ Kỳ, Lê Xuân Trường cho biết, Phòng GD&ĐT sẽ yêu cầu các bên liên quan rút kinh nghiệm sâu sắc, phải kiềm chế bản thân, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Với cương vị là Hiệu trưởng, cô Phượng cần hài hòa được mối quan hệ với giáo viên để vấn đề không phức tạp thêm. Đồng thời, cô H. cũng cần rút kinh nghiệm, tế nhị trong quan hệ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Theo Kiến thức


Copy từ: Dân Việt

5 LẦN “PHÁ” CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỂ TỒN TẠI


Ngô Minh

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự . Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc .Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.
Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH

Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.

3. CNXH : PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN

CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu ,toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần .Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :” Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?

4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH –CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN

Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh , không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.

Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng , lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó , mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v..với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm.Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …



Copy từ: Ngô Minh

Góp ý Luật đất đai (sửa đổi): Ai là đại diện sở hữu đất đai?

(Dân Việt) - Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vậy 3 cơ quan này đại diện chủ sở hữu đất đai chăng?

Sáng 12.4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến về sự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng: Luật Đất đai hiện hành còn nhiều bất cập, để khắc phục những bất cập cần có bản tổng kết nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đất từ đó làm tiền đề để giải quyết những bất cập về đất đai.
Ông Hồ Hồng Hải-Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng: Luật cần quy định ai là chủ sở hữu về đất, ai đại diện chủ sở hữu đất đai và quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của đại diện chủ sở hữu. "Nhà nước ở đây có 3 cơ quan chính là: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Vậy 3 cơ quan này đại diện chủ sở hữu chăng. Theo tôi không phải, trong này Quốc hội là cơ quan đại diện, chủ sở hữu là nhân dân. Vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất trong nhân dân"- ông Hải phân tích. Ông Hải cũng cho rằng: Cần bổ sung thêm định nghĩa "quyền sử dụng đất" bởi vì đây là khái niệm then chốt thể hiện quyền hạn và quyền lợi của người dân về đất đai.
Đồng tình, GS Nguyễn Lang - Ủy viên Hội đồng tư vấn về kinh tế cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Đồng thời, vấn đề định giá đất phải đảm bảo đúng đối tượng. Một số ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị: Cần hình thành một tổ chức có quyền định giá độc lập. Đồng thời, quy định việc giao cho cộng đồng các dân tộc quản lý và sử dụng đất đai, đất rừng linh thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước, rừng theo phong tục văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong Luật Đất đai có lý có tình, gắn luật tục với luật pháp.


Copy từ: Dân Việt

Mệnh lệnh của ’ông’ Ngân hàng Nhà nước


(ĐVO) - Đặc trưng nổi bật của cách điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua tính từ năm 2007, khi nền kinh tế nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là nặng về sử dụng các biện pháp hành chính, giật cục, thiếu nhất quán và khó dự báo.
Các loại giá cả, như giá xăng dầu, giá điện, giá than, lãi suất... - phạm trù trung tâm của kinh tế thị trường - được điều hành hầu như hoàn toàn theo mệnh lệnh hành chính.

Những tuyên bố về yêu cầu áp dụng cơ chế giá thị trường cho một số ít mặt hàng chiến lược còn lại mà giá cả chưa được “thị trường hóa” đầy đủ được đưa ra nhiều và khá mạnh mẽ, nhưng lại chậm hoặc ít được thực thi.

Xu hướng chung là nền kinh tế càng bất ổn thì cách điều hành hướng vào xử lý tình thế ngắn hạn như vậy càng “áp đảo”. Nhưng do hiệu quả đạt được của cách điều hành này thấp nên chúng càng làm gia tăng tình trạng mất lòng tin của thị trường.

TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Trong số các chính sách điều hành vĩ mô của năm 2012, có thể lấy cách điều hành chính sách tiền tệ, trong đó, nổi bật nhất là chính sách lãi suất, làm “mẫu” để phân tích nhằm rút ra những kinh nghiệm.
Trong vài năm qua, lãi suất được điều hành chủ yếu bằng mệnh lệnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay vì sử dụng các công cụ thị trường (công cụ chính sách tiền tệ). Cơ chế điều hành là “áp đặt” lãi suất huy động trong khi để “tùy định” lãi suất cho vay. Theo cơ chế này, người gửi tiền bị áp đặt trần lãi suất trong khi người cho vay (các ngân hàng) có quyền áp đặt lãi suất cho vay nhiều hơn trong quan hệ “thỏa thuận lãi suất” với các doanh nghiệp đi vay.
Hai năm qua, trong điều hành thực tế, sử dụng quyền được quyết định “trần lãi suất huy động”, NHNN luôn chủ động giảm lãi suất huy động xuống mạnh hơn và nhanh hơn lãi suất tín dụng. Nghĩa là về nguyên tắc, trong suốt một thời gian khá dài, cách làm của NHNN cho phép duy trì khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay ít nhất là an toàn, nếu không nói là luôn có lợi cho các ngân hàng trong khi các doanh nghiệp vẫn cứ phải trông chờ lãi suất hạ từng điểm phần trăm để giảm nhẹ gánh nặng lãi suất cao - nợ xấu và giảm thiểu nguy cơ đóng cửa vì không thể tiếp cận vốn do lãi suất vẫn cao.
Tuy cách điều hành lãi suất đó của NHNN dựa vào một lý lẽ có vẻ như rất khó bắt bẻ về mặt nguyên tắc - để hạ lãi suất cho vay thì trước hết phải hạ lãi suất huy động, song thực tế duy trì “độ trễ” của việc giảm lãi suất cho vay so với giảm lãi suất huy động trong suốt một thời gian dài làm cho tương quan lợi ích giữa ngân hàng với doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung trở nên khó biện minh: trong khi các doanh nghiệp cần được “cấp cứu” thì ngân hàng vẫn không muốn chia sẻ một phần lợi ích mình thu được với doanh nghiệp; ngân hàng cũng không muốn chịu bất cứ rủi ro nào, trước tiên là rủi ro giảm hay mất lợi nhuận trong khi nền kinh tế và các doanh nghiệp đang lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng, đến mức nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ lớn và phải đóng cửa.
Cũng phải nói thêm rằng chính sách lãi suất trong thời gian qua, nếu nhìn tổng thể, còn gây ra hiệu ứng “kép”: một bên là làm suy yếu động cơ gửi tiền vào ngân hàng của xã hội; một bên khác là làm chậm quá trình tiếp cận vốn giá rẻ hơn của các doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân mới được tổ chức vào đầu tháng 4/2013, ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Hiện nay có nhiều thứ xấu hơn cả nợ xấu. Không có điểm mới đáng kể nào trong thực tiễn kinh tế từ 2007 đến nay ngoại trừ xu hướng xấu đi của tình hình.
Trong các bài viết, bài nói về kinh tế trên các diễn đàn, hai từ được dùng với tần số cao nhất là “nghiêm trọng” và “quyết liệt” - dù khác nhau về nội dung diễn đạt, hóa ra chỉ phản ánh duy nhất một điều: tình thế khó khăn hơn của nền kinh tế, đến độ gay gắt mà chưa hề phản ánh tính chất quyết liệt của hành động cải cách thực tế. Bởi vậy cần có sự bàn thảo để tìm câu trả lời cho câu hỏi cải cách trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng khó khăn, thậm chí, có nguy cơ khủng hoảng, ở Việt Nam thực sự có nghĩa là gì? Tại sao suốt mấy năm trời, đã không có một nỗ lực cải cách thực sự nào được thực thi? Phải chăng động lực và năng lực cải cách của nền kinh tế đã bị suy yếu nghiêm trọng?
Việc không biết chính xác số nợ xấu, còn xấu hơn cả nợ xấu, bởi không có số liệu đáng tin cậy thì không thể xây dựng chiến lược đúng để giải quyết vấn đề.
Vẫn xấu hơn cả nợ xấu, đó là quá nhiều doanh nghiệp - lực lượng chủ lực của tăng trưởng - đã “chết”. Hiện tượng số doanh nghiệp đóng cửa của quý một năm nay ngang bằng với số doanh nghiệp đăng ký mới được ông Thiên cho là sự kiện mang tính lịch sử. Bởi chênh lệch của hai số liệu này thường ở khoảng 10 nghìn, nghiêng về số doanh nghiệp mới.
Còn nhiều thứ khác, là xấu hơn hoặc ít nhất cũng xấu bằng nợ xấu, trong đó có tồn kho bất động sản - một khái niệm mới.
Copy từ: Đất Việt 

GIÁ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM- MỘT DẠNG CỔ TÍCH THỜI NAY


Tác giả: Tọa Độ XYZ

- Các blogger, các nhà báo và những người viết bài trên mạng trong và ngoài nước thân mến; Tôi từng cho rằng: Đấu tranh cho dân chủ dân quyền, chúng ta chỉ tập họp được một số lực lượng trí thức,vì đó là mục tiêu tương đối trừu tượng đối với đại đa số nhân dân;  nhưng nếu chuyển hướng sang mục tiêu  đấu tranh cho dân sinh, trước mắt là đòi hỏi về quyền lợi mỏ dầu, chúng ta chắc chắn tập họp được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Khi đã có lực lượng rồi, thì đấu tranh cho dân chủ dân quyền chắc chắn sẽ thành công.Con đường vòng là con đường ngắn nhứt đảm bảo cho thắng lợi của CM VN. Mọi cuộc CM xuất phát điểm đều phải như thế!

- Độc lập,tự do để làm gì khi mà hạnh phúc, ấm no không có! Bảo vệ mỏ dầu để làm gì khi mà người dân không được hưởng một tí tẹo lợi ích gì từ việc sản xuất dầu ?

- Yêu cầu: giá xăng VN = giá xăng Malaysia (13000 đồng VN/một lit)


Ở một trang trại nuôi bò,vì tuổi già sức yếu, chủ nhân lần lượt qua đời, để lại quyền cai quản cho người con trưởng với sự hợp tác chăm sóc của mấy người em, tất cả đều có gia đình,vợ con, với các mảnh vườn nhỏ trồng khoai trồng ngô,nhưng vẫn quần tụ cùng người anh cả hình thành một đại gia đình. Mặc cho trang trại nằm sát bìa rừng, có rất nhiều sói thường xuyên lai vảng, đàn bò ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đàn bò khoẻ mạnh và béo tốt, thịt bò của trang trại nổi tiếng cả vùng vì được tuyển lựa giống khá kỹ. Công sức chăm sóc và bảo vệ của đại gia đình hứa hẹn sự sung túc cho cả dòng tộc. Nhưng người anh cả chẳng biết tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ đâu mà  trở nên hư đốn, ích kỷ, ăn chơi truỵ lạc, tiêu xài hoang phí, nghe theo gợi ý của bạn xấu, sử dụng tiền bán bò để đầu tư bất động sản dẩn đến thua lổ để lại nhiều khoản nợ, song thói hoang phí vẫn không chừa, vợ con ăn mặc diêm dúa, dùng toàn hàng hiệu, ăn toàn thịt cá phủ phê, trong khi vợ con mấy người em ăn mặc tuyềnh toàng, khoai sắn qua ngày.Không chỉ không được chia lợi nhuận (Lý do được đưa ra là trang trại làm ăn thua lổ, còn nhiều nợ nần) mà gia đình mấy người em đều phải tiếp tục làm quần quật để chăm sóc và bảo vệ đàn bò. Một tuần, nửa tháng, khi có nhu cầu về thịt, gia đình mấy người em phải dùng tiền chắc chiu từ việc bán khoai sắn để  mua thịt do người anh bán ra với giá đắc hơn so với các trang trại khác…..Và họ vẫn cam phận sống trong kiếp nghèo đói,mười mấy năm trời liên tục…

Phải chăng đây là truyện cổ tích thời trung cổ,ngày xửa ngày xưa, giống như truyện” Ăn khế trả vàng”…Nhưng không ! Đây là chuyện ngày nay,  xảy ra ngay trên đất nước Việt Nam.

Bất cứ người nào có lương tri, có tình yêu thương đồng loại đều xót xa cho tình cảnh thân phận”nô lệ” của mấy người em dưới sự đoạ đày của người anh tham lam ích kỷ. Bạn bức xúc đặt ra cho tôi một loạt câu hỏi, kể cả một loạt câu phê phán góp ý:

-Có thiệt không? Trang trại nào? Ở đâu? Người anh cả tên gì? Địa chỉ? Số điện thoại?

-Cần phải tẩy chay thịt bò của trang trại đó! Người anh gì mà ác thế! Sao ông Trời không sai Thiên lôi cho nó một búa!

-Phóng viên báo chí đâu ? Sao không vào cuộc tìm hiểu để lên án cái thói ”bạc bẽo không biết tình anh em máu mủ là gì!”

-Sao mấy người em và vợ con họ “khờ” thế?! Bóc lột mười mấy năm trời chứ có phải ít đâu! Sao không đấu tranh lý lẽ!

-Mặc kệ đàn bò, không bảo vệ chăm sóc gì sất! Cho sói ăn thịt hết! Có công chăm sóc bảo vệ phải được hưởng chứ! huống chi đây là tài sản chung do cha mẹ để lại! Chia gia tài! không hợp tác gì cả!” Độc lập tự do mạnh ai nấy lo”

Bạn là người ngoài bạn có thể phê phán, phản ứng gắt gao như thế.Nhưng nếu bạn là trong cuộc, cụ thể bạn là một trong những người em đó, bạn có thực sự hành động quyết liệt như những ” lời khuyên”kể trên không?

Chuyện trang trại không có thật, chỉ là nhân ngày” cá tháng tư”, nhưng phiên bản thì hoàn toàn có. Đó là chuyện xăng và dầu mỏ ở VN…

Mỏ dầu là tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho toàn thể nhân dân VN, hàng triệu người con đã bỏ mình trong quá khứ chiến tranh; người dân VN đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền của, xương máu để bảo vệ mỏ dầu quí báu của Tổ quốc.Thế nhưng, chính phủ VN lại cho rằng đó là của riêng mình, khi bán dầu, thì chính phủ độc quyền chi tiêu, không mảy may chia sớt một chút quyền lợi nào cho người dân.Các nước sản xuất dầu trên thế giới có hành xử giống như chính phủ VN không? Hoàn toàn không!!! Không có ngoại lệ, tất cả chính phủ các nước sản xuất dầu đều chia sẻ quyền lợi cho người dân qua việc trợ giá cho xăng trong nước. Dẫn chứng: Ở Ai cập, Algieri, Qatar, Iran, Oman, Kuwait, Barain, Tukmenistan giá xăng trong nước chỉ từ 4000-8000 đồng tiền VN một lit, đặc biệt ở Arap Saudi, Lybia, Venezuaela giá xăng chỉ từ 1500-3000 đồng tiền VN một lit (Nhờ internet tôi biết được việc này, bạn vào google gõ “Những nước có giá xăng rẻ như bèo” để xác định thông tin)…

Riêng ở Malaysia giá xăng chỉ khoản 12000-13000 đồng tiền VN một lit.Trải qua hơn chục năm khai thác dầu, người dân vẫn chưa bao giờ được hưởng một phần lợi nhuận, đến nay một vài mỏ có dấu hiệu cạn kiệt,mà người dân VN thật sự vẫn còn đói nghèo xơ xác.Lời hứa cũa các vị lãnh đạo ở những thập niên trước khi người dân còn ăn độn, rằng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện khi dòng dầu được bơm lên. Những lời hứa đó, giờ đây chỉ là lời hứa của Chú Cuội…Hứa bừa, hứa ẩu và không giữ lời là bản chất, là thuộc tính của chế độ hiện hành.

Đừng nhìn cuộc sống xa hoa ở chốn thành đô theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” như nhà báo hải ngoại Nguyễn Phương Hùng, mà hãy len lỏi vào các khu nhà trọ ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các vùng sâu,vùng xa ở nông thôn, các khu ổ chuột ở nơi thị tứ để xem xét cuộc sống cơ cực đến oằn người của người dân lao động VN.Thu nhập đồng lương rất thấp (Tổng liên đoàn lao đông VN khẳng định: Tiền lương mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động), nuôi sống bản thân đã chật vật, huống chi phải nuôi vợ nuôi con, lại càng không thể nói tới việc tích lũy để  chữa bệnh, du lịch, mua nhà, mua đất…Kết quả là từ công nhân đến nông dân, người nào cũng gầy rạc, tong teo…Một thế hệ bạc nhược về thể chất và có khi cả tâm hồn nữa!

Hơn 60 tỷ USD nợ công không làm chính phủ băn khuăn, họ vẫn vô tư tiêu xài hoang phí; các tầng lớp lãnh đạo đều nhà cao cửa rộng, biệt thự, ruộng vườn, tài sản nhiều vô kể, để có thực hiện việc tiêu xài hoang phí, họ ra sức vơ vét, tăng thu đối với nhân dân. Phát biểu trong phiên họp 17 của UBTV Quốc hội ngày 10/04/2013, ông Nguyễn sinh Hùng (bất đắc dĩ phải) phê phán (chính phủ):”Tăng thu lên 21,3% mà tóm lại vẫn tăng nợ, điều hành như thế không được, phải rút kinh nghiệm…”

Sao không kỷ luật mà chỉ rút kinh nghiệm, lần nào sai phạm, dù là hàng chục ngàn tỷ, cũng chỉ là rút kinh nghiệm…Chính phủ đã không những bất lực trong viêc chống tham nhũng, lãng phí,chạy chức chạy quyền mà còn bất lực trong việc kiểm soát chi tiêu của các tỉnh thành ở địa phương và các bộ ngành ở trung ương (Dân gian gọi đó là sự”bất lực””trên bảo dưới không nghe”).Hậu quả là năm nào cũng bội chi….

Trong bối cảnh đó, họ không chỉ không chia sớt quyền lợi về mỏ dầu cho người dân mà còn ngang ngược tăng giá xăng!

Xin lỗi, sao người dân chúng ta”khờ” thế! “Ăn một mình” mười mấy năm trời chứ có ít đâu! Để chấm dứt cái sự “khờ “này cần phải khởi xướng một cuộc vận động giành lại quyền lợi của người dân với tư cách là chủ nhân thật sự của mỏ dầu.Nhưng khởi động như thế nào?

Các blogger, các nhà báo và những người viết bài trên mạng trong và ngoài nước thân mến;Tôi từng cho rằng: Đấu tranh cho dân chủ dân quyền, chúng ta chỉ tập họp được một số lực lượng trí thức,vì đó là mục tiêu tương đối trừu tượng đối với đại đa số nhân dân, nhưng nếu chuyển hướng sang mục tiêu  đấu tranh cho dân sinh, trước mắt là đòi hỏi về quyền lợi mỏ dầu, chúng ta chắc chắn tập họp được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Khi đã có lực lượng rồi, thì đấu tranh cho dân chủ dân quyền chắc chắn sẽ thành công.Con đường vòng là con đường ngắn nhứt đảm bảo cho thắng lợi của CM VN. Mọi cuộc CM xuất phát điểm đều phải như thế!

Thời gian qua, ngoài các bài viết về dân chủ dân quyền, không ít tác giả đã dấn thân đấu tranh trong lãnh vực dân sinh qua các bài viết về sự đầu tư sai lầm và thua lỗ của cá tập đoàn kinh tế quốc doanh; về dân oan và khiếu kiện đất đai; đặc biệt tập trung về vụ án Đoàn Văn Vươn.Nhưng có vẻ những” đòn thế” trên chỉ làm cho đối phương hơi lúng túng một chút, hầu như không suy xiển gì, sau đó họ trấn tỉnh lại và phản đòn bằng cách ”bắn tỉa”.Thử nghĩ xem: Liệu chúng ta có thể vận động một cuộc biểu tình qua vụ án Đoàn Văn Vươn không? Rất khó ! Hầu như vô vọng!

Nhưng nếu chuẩn bị dư luận kỹ lưỡng qua việc đấu tranh đòi hỏi chia sớt quyền lợi mỏ dầu cho người dân ít nhứt cũng được bằng như dân Malaysia thì ta sẽ được toàn thể nhân dân ủng hộ vì đòi hỏi đó là chính đáng hợp tình, hợp lý; chính phủ VN không thể lập dị, mà phải theo tập quán quốc tế là chia sớt quyền lợi về mỏ dầu cho người dân. Sau 3 tháng, 6 tháng, thậm chí 1 năm vận động, cổ vủ, hướng dẫn dư luận, chúng ta hoàn toàn có hy vọng về một cuộc biểu dương lực lượng to lớn của nhân dân, ép buộc chính quyền phải nhượng bộ, thắng lợi chắc chắn sẽ đến. Đây có thể  là một đòn thế, một quả đấm thép đủ mạnh,vì được hậu thuẩn của toàn dân, làm cho chính quyền phải choáng váng…

Chỉ cần như thế, thì thời cơ chúng ta sẽ đến, vì ta ngày càng mạnh lên, còn đối phương ngày càng yếu đi.

Để cho viển ảnh tươi sáng trên trở thành hiện thực, chúng ta cần phải chuẩn bị chu đáo một số công việc với vai trò cực kỳ to lớn, cực kỳ quan trọng của các blogger, các nhà báo và những người viết bài trên mạng trong và ngoài nước. Đó là:

-Tập trung viết bài phân tích cho người dân hiểu: quyền lợi hợp pháp của người dân trong việc đòi hỏi chính phủ chia sớt quyền lợi liên quan đến mỏ dầu. -Tập trung viết bài phân tích yêu cầu bãi bỏ cơ chế thị trường trong việc bán xăng ở VN.

-Tập trung viết bài phân tích mệnh đề:Không chỉ có người dân, chính phủ cũng góp tiền vào Quĩ bình ổn giá xăng…

-Tìm cách tác động đến đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội để đấu tranh trên nghị trường buộc chính phủ phải nhượng bộ; vì vấn đề này không phải là yêu sách chính trị, nên người dân ai cũng có thể mạnh miệng đòi hỏi. Chính phủ có thể nhượng bộ chút đỉnh, nhưng chúng ta phải tỉnh táo, sang suốt,tiếp tục yêu sách cho tới khi đạt được mục tiêu của mình.

-Viết các nội dung tóm tắt, ngắn gọn về quyền lợi của người dân liên quan tới mỏ dầu dưới dạng tờ bướm, tờ rơi để chuyển đến những người dân không có điều kiện tiếp xúc với internet.Trên mạng có thể có bản mẫu, mọi người có thể sao y. Một người truyền cho mười người…

-Mỗi trang mạng trong và ngoài nước mỗi ngày có ít nhứt một bài viết liên quan đến quyền lợi mỏ dầu và luôn nhắc nhở “khi mục tiêu chưa thành thì ta chưa nghỉ, khi giặc chưa hết thì ta chưa về”

Vậy mục tiêu của chúng ta là gì? Rất đơn giản!

Mục tiêu cũa chúng ta là giá xăng ở VN phải bằng với giá xăng ở Malaysia và chúng ta sẽ đấu tranh không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được mục tiêu này.

Khẩu hiệu của chúng ta là:

-Yêu cầu: giá xăng VN = giá xăng Malaysia(13000 đồng VN/một lit)

-Không phải chỉ có nhân dân, chính phủ cũng phải có trách nhiệm góp tiền cho Quĩ bình ổn giá xăng !

Độc lập,tự do để làm gì khi mà hạnh phúc, ấm no không có! Bảo vệ mỏ dầu để làm gì khi mà người dân không được hưởng một tí tẹo lợi ích gì từ việc sản xuất dầu ?

Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quá lạc quan! Nếu chính phủ nhượng bộ chấp nhận yêu sách”chia sớt quyền lợi mỏ dầu” lần này, chính phủ sẽ rơi vào khủng hoảng và hầu như rất khó tồn tại trong tương lai gần, vì từ lâu cán cân tài chính đã mất cân đối nghiêm trọng…Với cuộc khủng hoảng này, chính phủ sẽ không đủ tài chính để duy trì hoạt động, nếu không có ngoại viện, sự sụp đổ sẽ đến.Vì vậy, họ sẽ không dễ dàng đầu hÀng và cuộc đấu tranh sẽ rất khốc liệt…….Với sự kiên trì,thắng lợi cuối cùng chắc chắn sẽ thuộc về toàn dân. 

                                                                           Saigon,ngày.../04/2013.

 

 



Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Vàng lao dốc, doanh nghiệp đấu thầu lỗ nặng


TT - Giá vàng trong nước ngày 13-4 đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-2012. Vào thời điểm mở cửa trong ngày, giá vàng miếng SJC bán ra rớt xuống mức 42 triệu đồng/lượng, giảm 980.000 đồng/lượng so với cuối ngày 12-4.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới không giảm dù Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thị trường 158.200 lượng vàngĐồ họa: V.Cường  - Ảnh: T.Đạm

Các công ty vàng khác như Bảo Tín Minh Châu, DOJI, PNJ cũng đồng loạt đưa giá vàng miếng SJC về quanh mức 42 triệu đồng/lượng, giảm gần 1 triệu đồng so với ngày hôm trước. Hơn tám tháng qua, giá vàng trong nước mới về vùng giá 42 triệu đồng/lượng, do vậy dù giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 5 triệu đồng/lượng nhưng sức mua trong nước vẫn rất mạnh.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc kinh doanh Công ty PNJ, cho biết giao dịch trên thị trường chỉ theo chiều mua, người nắm giữ vàng không ai chịu bán ra. Đó là lý do sau khi xuống mức 42 triệu đồng/lượng, giá vàng lại “ngóc đầu”. Đến cuối ngày, giá vàng miếng bán ra tại Công ty SJC lên mức 42,2 triệu đồng/lượng, còn tại PNJ giá bán lên đến 42,26 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu, DOJI cũng đồng loạt tăng giá bán ra.
Vàng thế giới mất giá 5% trong một ngày
Giá vàng thế giới ngày 12-4 trên thị trường New York (Mỹ) giảm 5%, mức thấp nhất chưa từng thấy trong ba năm qua. Sự hoảng loạn bao trùm phiên giao dịch sáng khi vàng lao dốc hàng chục USD xuống dưới ngưỡng 1.500 USD, có lúc chạm đáy 1.480 USD/ounce. Chốt phiên giao dịch cuối cùng trong tuần (sáng 13-4, giờ VN), giá vàng thế giới còn 1.477 USD, giảm 84 USD/ounce so với lúc mở cửa, mức thấp nhất kể từ khi vàng đạt đỉnh điểm 1.889 USD vào tháng 8-2011.
Tin cho thấy nhiều giao dịch trong ngày là lệnh bán cắt lỗ, lệnh tự động bán ra khi giá vàng giảm đến một mức nhất định. Thông tin từ một ngân hàng đầu tư New York cũng cho thấy dường như không có nhà đầu tư nào tận dụng thời điểm này để gom vàng.
Giải thích về sự mất giá bất thường của vàng, báo Wall Street Journal cho biết việc mất niềm tin vào tình hình kinh tế thế giới khiến nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường vàng, chưa kể những chất xúc tác của giá vàng, như lạm phát hay rối loạn tài chính, không còn đủ mạnh. Ngoài ra, thông tin Cyprus sẽ bán tháo một lượng vàng lớn để giải cứu kinh tế cũng làm giới đầu tư hoang mang. Nhiều nhà đầu tư lo lắng sẽ có thêm nhiều nước cân nhắc bán vàng.
Lỗ gần 10 tỉ đồng/đêm
Cú lao dốc đến 84 USD/ounce, tương đương 2,2 triệu đồng/lượng, khiến các ngân hàng và công ty vàng đã mua 40.000 lượng vàng đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước trong phiên thứ sáu vừa qua (ngày 12-4) lỗ nặng. Giám đốc một công ty vàng cho biết công ty này đã mua 1.000 lượng vàng đấu thầu ngày 12-4 nhưng mới chỉ tiêu thụ được một phần. Với mức giá ngày 13-4, công ty lỗ gần 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, mức thua lỗ này khá khiêm tốn so với một tổ chức đã mua đến 10.000 lượng vàng trong phiên 12-4 với giá 42,97 triệu đồng/lượng, tính ra lỗ gần 10 tỉ đồng chỉ sau một đêm, trong khi số vàng đấu thầu này phải đến đầu tuần tới mới nhận được.
Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN, phân tích: Với đà giảm của giá vàng thế giới, lẽ ra giá vàng trong nước phải giảm đến hơn 2 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng trong nước chỉ giảm hơn 700.000 đồng/lượng. Trước thời điểm đấu giá, chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới khoảng 2,7 triệu đồng/lượng, đến nay sau sáu phiên đấu giá, khoảng cách là 5 triệu đồng/lượng. Cuộc rượt đuổi về giá này khiến người mua vàng lãnh đủ, đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước chưa thể hiện rõ quyết tâm trong việc kéo sát giá vàng trong nước và thế giới.
Một doanh nghiệp khác nói đến nay đã sợ đấu thầu vì quá rủi ro, đặc biệt trong những phiên cuối tuần vì phải ba ngày sau khi đấu giá doanh nghiệp mới nhận được số vàng trúng thầu. Khi đó diễn biến giá vàng trên thị trường đã quá khác. Theo đánh giá của doanh nghiệp này, khả năng giá vàng trong nước tiếp tục giảm sâu trong phiên đầu tuần là khó khăn, khi hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ nặng sẽ cố kìm đà giảm của giá vàng trong nước.
Dùng vàng trúng thầu để tất toán số dư huy động?
Trong thông báo vừa được phát đi, Ngân hàng Nhà nước cho rằng các tổ chức tín dụng đã sử dụng một phần lượng vàng miếng đấu thầu từ Ngân hàng Nhà nước trong những phiên đấu thầu vừa qua để tất toán số dư vàng huy động, góp phần giảm áp lực mua vàng trên thị trường của các tổ chức tín dụng này. Thông tin này được cho là lý giải vì sao số lượng vàng “khủng” mà Ngân hàng Nhà nước tung ra thời gian qua đã được các tổ chức tín dụng mua gần hết, nhưng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức ngất ngưởng. Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, qua sáu phiên đấu thầu Ngân hàng Nhà nước đã tung ra thị trường 158.200 lượng vàng. Thời gian tới sẽ liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn nhằm mục tiêu bình ổn thị trường vàng.
ÁNH HỒNG - TRẦN PHƯƠNG



Copy từ: Tuổi Trẻ

Lối thoát nào cho những người khôn ngoan?


Phạm Chí Dũng


Chỉ bị ngăn trở với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, dân tộc Mianmar lại đang chuyển mình dữ dội trên con đường đến với Tự do…

Glasnost!
Vào đầu tháng 4/2013, sau sự kiện những tờ nhật báo tư nhân đầu tiên ở Mianmar được xuất bản lần đầu tiên trong nửa thập kỷ qua, ngay cả vài nhà phân tích chính luận sắc sảo trên thế giới như báo Le Monde của Pháp vẫn chưa hết ngạc nhiên về điều được coi là đổi thay ngoạn mục ở đất nước này.
Sự ngạc nhiên của Le Monde cũng làm cho thái độ kinh ngạc của giới phân tích quốc tế biến thành một thực thể chứ không còn là cảm giác huyễn hoặc của hai năm trước đây.
Rõ như ban ngày, chỉ sau hai năm kể từ khi chính quyền quân sự chính thức bị chôn vùi, tự do báo chí đã trở thành một thực dẫn sống động, trái ngược với tâm thế bị bịt miệng trong dĩ vãng. 
Một lần nữa, các nhà bình luận phải nhắc lại từ “Glasnost” đã và đang diễn ra một cách kế thừa ở Mianmar.
Trong ngữ nghĩa tiếng Nga, “Glasnost” có nghĩa là “Công khai hóa” – một chính sách minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của cơ quan nhà nước và tự do thông tin cùng tự do ngôn luận tại Liên Xô, được đề xướng bởi Gorbachev vào nửa cuối thập niên 1980.
“Glasnost”, theo một mục tiêu khác củs Gorbachev, cũng nhằm giảm bớt việc lạm dụng quyền lực của bộ máy trung ương đảng, đồng thời báo chí ít bị kiểm duyệt và do đó tự do thông tin hơn.
Một nhà báo người Mianmar – ông Myo Thanh – vẫn chưa hết bồi hồi khi ông không hề nghĩ là sẽ có một ngày được tự do như hiện nay, mà cứ nghĩ ông phải sống lưu vong suốt đời ở nước ngoài.
Một nhận định trên báo chí Mianmar cũng đã lần đầu tiên phác ra một con số sơ kết cho hai năm “Glasnost”: người dân Mianmar đã được tự do đến 80%.
Tất nhiên, vẫn còn nhiều thiếu sót rơi rớt của một nền hành chính đã từng bị lạm dụng quá nhiều trong ít nhất một thập kỷ, chẳng hạn như trên nguyên tắc, nhân dân được quyền biểu tình, nhưng giấy cho phép tổ chức biểu tình thì lại không được cấp. Hoặc còn những chủ đề cấm kỵ như vấn đề dân tộc thiểu số hay vai trò của quân đội…
Nhưng 80% cũng là quá nhiều cho hiện tại và tương lai, nếu đối chiếu với quá khứ cách đây không quá lâu và với cả những dân tộc mà mức độ tự do chỉ ngang ngửa với tỷ lệ tăng trưởng GDP.
Le Monde cũng không quên nêu ra một bình luận: đối với giới quan sát, khi tổng thống Thein Sein lên cầm quyền ở Mianmar, hiếm người có thể tưởng tượng đất nước này có thể chuyển biến như hiện nay. Đa số người dân và giới quan sát khi đó đều rất hoài nghi về việc thực hiện cải tổ. Còn những người bi quan nhất luôn lo ngại cái được gọi là cải tổ chỉ là sự tô vẽ lại hình ảnh cho chế độ cũ, hoặc một lớp sơn bóng dân chủ cho chế độ quân sự.
Nhưng thực tế đã khác hẳn, cho dù các bộ trưởng vẫn là cựu quân nhân, và quân đội vẫn chiếm đến 25% ghế trong Quốc hội.

Xã hội dân sự!
Mọi chuyện bắt đầu biến động từ ngày 13/11/2011, khi lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi được cựu tướng lĩnh quân đội Thein Sein ra lệnh giải tỏa chế độ quản thúc.
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà San Suu Kyi cũng vì thế được phục hồi hoạt động, từ vị thế bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều năm ròng trước đó.
Hành động của Thein Sein có lẽ đã gây ra phản ứng chỉ trích về động cơ mị dân giả hiệu của ông, nếu không phải chính ông đã đề xướng một chủ trương chưa từng có: hòa giải dân tộc, kèm theo việc phóng thích nhiều tù nhân chính trị qua nhiều đợt liên tiếp.
Trong quá khứ, nhiều đợt bắt bớ liên tiếp của chế độ cầm quyền độc tài đã làm cho nền chính trị và cả mặt bằng văn hóa của Mianmar bị biến dạng thảm hại. Không bao gồm nhiều trường hợp blogger trên mạng như ở Việt Nam, nhưng tại Mianmar lại thừa thãi số người muốn xuống đường.  
Tiếp nối hành động trên, Thein Sein cũng bày tỏ một cử chỉ quá xa lạ với chế độ độc tài và quân phiệt: kêu gọi những người bất đồng chính kiến và đối kháng ở trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước. Điều đó cũng có nghĩa là vị thế của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ được nâng lên một mức độ cao hơn nhiều: không những tồn tại một cách hợp pháp, tổ chức đối lập này còn nhận được đề nghị hợp tác từ phía chính quyền Thein Sein. Thậm chí những tướng lĩnh thủ cựu nhất trong quân đội cũng không phản ứng quá mạnh mẽ trước động thái này.
Ngay sau đó, một cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội Mianmar đã được tổ chức, với 35 đảng tham gia. Trong đó, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chiếm đến 42 ghế, đưa bà trở thành nhân vật số 2 của đất nước này, sau Thein Sein.
Hành động có thể coi là sự phối hợp đầu tiên giữa San Suu Kyi với chính quyền đương nhiệm là một quyết định hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone có giá trị đến 3,6 tỷ USD mà chính quyền trước đó đã ký với Trung Quốc, với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân.
Ở Mianmar, hầu như ai cũng biết việc Trung Quốc thèm khát nguồn tài nguyên của đất nước này đến thế nào, và từ lâu đã làm nhiều cách để tạo được chân đứng tại quốc gia này, kể cả mục tiêu biến Mianmar thành một thứ “sân sau” của họ – cũng là một động cơ không thèm che giấu trong mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” với Việt Nam từ nhiều năm qua.
Vì thế, có thể coi hành động hủy bỏ hợp đồng khổng lồ với Trung Quốc là một thái độ dũng cảm nhất, mà nếu không có tiếng nói của các phong trào nhân dân và đảng đối lập, chính quyền của ông Thein Sein, dù có mang tính cải cách, cũng khó bề tự quyết.
“Glasnost” ở Mianmar cũng đã được thực thi một cách công khai và theo một lộ trình được xác định, chứ không chỉ bằng những lời phủ dụ nói trước quên sau. Chế độ kiểm duyệt, vốn đã siết chặt báo chí Mianmar nhiều năm qua, đã chính thức bị hủy bỏ. Thay vào đó, quyền tự do thông tin của báo chí được ban hành.
Với tư cách là một thành phần trong xã hội dân sự, báo chí được tự do trước và đã tạo nên hứng khởi cho những thành phần khác. Lần đầu tiên, chính quyền có cơ chế mời trí thức và chuyên gia mọi ngành làm tư vấn cho chính phủ, lắng nghe và thực hiện những đề nghị cải cách và phát triển của họ.
Xã hội dân sự lại xuất phát từ phương Tây chứ không phải bởi Trung Quốc. Sự vận động lan tỏa rộng khắp của mô hình này ở Mianmar cũng cho thấy quan điểm ngả dần về Mỹ và châu Âu của chính quyền đương nhiệm, thay cho sự lệ thuộc khá lớn trước đó vào Bắc Kinh.
Trong tâm trạng của giới trí thức và “một bộ phận không nhỏ” chính giới Mianmar, còn lâu mới có sự dung hợp giữa xã hội dân sự với Bắc Kinh, cũng chẳng thấy lối thoát nào cho những cá nhân tham nhũng sâu đậm của chính thể nếu cứ mãi đi theo lối mòn hủ bại của những kẻ “bốn tốt”.
Và chắc hẳn đó là một sự lựa chọn khôn ngoan của những chính khách biết làm chính trị.

Chia sẻ quyền lực!
Với nhiều chính khách biết làm chính trị trong chính quyền độc đoán cũng như nền hành chính hủ hóa đầy tham nhũng, sự lựa chọn số một của họ không ngoài mục tiêu “sáng ngời” là phải giữ bằng được mạng sống trước cơn thịnh nộ của lớp dân chúng đói rách nhưng lại bị đè nén đến tận cùng.
Khách quan mà xét, quy luật cùng chuỗi phản ứng xã hội của nhân dân luôn có thể làm đổi thay cả một chế độ chính trị – điều trước đó tưởng như không thể thay đổi và cũng chẳng bao giờ bị “hồi tố”.
Chỉ giữ được thế đi dây chính trị, những người khôn ngoan trong chính thể mới có thể nghĩ đến câu chuyện bảo toàn khối tài sản kếch xù đã vơ vét được từ tiền đóng thuế của người dân và do tất cả những gì mà đời sống tham nhũng “ấm no” đã mang lại.
Và cuối cùng, việc giữ được một phần quyền lực trong bối cảnh phải chia sẻ phần còn lại cho phong trào dân chủ đối lập và nhân dân cũng không phải là một phương án quá tệ, nếu so sánh với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất trắng.
P.C.D.

Copy từ: Ba Sàm

Đổi tên nước làm tiền đề đổi tiền cứu nợ bất động sản?


Hiện, trái đắng bất động sản chôn vùi hàng trăm tỉ USD đang mắc kẹt. Chính quyền nuốt không nổi, nhổ ra cũng không xong. Loay hoay mãi không tìm đâu ra nguồn lực để giải cứu. Vốn liếng quốc gia có bao nhiêu đã bị quan chức phóng tay ném hết vào canh bạc bất động sản rồi. Không lẽ giải thể hết các ngân hàng? Kiều hối thì giảm mạnh, phân tán. Vốn FDI nước ngoài thì không mặn mà ở lại Việt Nam nữa mà di cư sang các nước có nhiều thuận lợi hơn. Vốn vay ODA thì hiện chỉ còn Nhật là hào phóng hơn cả nhưng hầu hết vốn vay Nhật đều được ném vào xây dựng hạ tầng mà không vào sản xuất, hơn nữa vốn vay Nhật chỉ giải quyết hàng & công nghệ tồn kho của Nhật nên hiệu quả vốn rất thấp… Cán cân thanh toán quốc gia ngày càng mất thăng bằng chổng phốc lên trời.
Để bù lại, thuế phí thi nhau tăng. Những con số tăng trưởng, GDP đầy ấn tượng được các nhà ảo thuật vẽ ra rất tài tình như thể ta đang rầm rập tiến mạnh, tiến chắc và đã với được một tay tới chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một thực tế ai cũng nhìn thấy là sản xuất cả nước đang ngày càng đình đốn. Doanh nghiệp thi nhau phá sản, giải thể. Thất nghiệp tràn lan. Đồng vốn là dòng máu nuôi sống nền sản xuất quốc gia đã bị các vòi bạch tuộc bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chích ra qua hệ thống ngân hàng và chảy hết vào khối u bất động sản.
Tổng dư nợ bất động sản hiện ở mức khoảng trên 160 tỉ USD.

Một quan chức Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đang buôn 10 biệt thự tại khu đô thị CIPUTRA (Hà Nội) tiết lộ: ông “ôm” 10 em này với tổng mức đầu tư gần 400 tỉ. Lúc giá bất động sản đang ở đỉnh, đã có người trả 60 tỉ/1 em. Ông bảo cho xuất chuồng với giá đó vẫn chưa đủ bù chi phí bôi trơn. Định bụng chờ thị trường lên đỉnh mới 70 tỉ/em thì cho các em lên đường kiếm tí lãi nhằm đầu tư để thằng con lớn qua Canada lập hậu cứ. Nào ngờ, thị trường xuống dốc không phanh, hết đáy nọ đến đáy kia mà chưa thấy gượng lên. Được hỏi lấy đâu ra nhiều tiền vậy thì ông cho biết đều được “anh em” thương tình, tạo điều kiện vay ngân hàng dưới dạng dự án sản xuất. Với mức hoa hồng khá cao 35% khoản vay, các quan chức ngân hàng sẽ giúp lập dự án sản xuất khống để hợp thức việc vay vốn đầu tư vào bất động sản. Đó là chưa kể nhiều chi phí lo lót khác.
Thỉnh thoảng ông ve ve con CAMRY biển 80 lượn qua lượn lại mấy biệt thự. Tiếp chuyện, ông thở dài đánh sượt nói: ước gì đổi tiền 10 ăn 1 như năm 1985 thì hay biết mấy. Ông ao ước điều này 1 thì quan chức chóp bu đang ước 100 lần bởi nhiều vị hiện  không những ôm 10 em đâu mà hàng trăm em, thâm chí cả khu đô thị. Tất cả đều đầu tư bằng tiền nhà nước, mà tiền nhà nước là của dân.
Vừa rồi bỗng nhiên lại gióng giả đổi tên nước. Chắc chắn mấy ông quan không thương dân đến mức bỗng chốc nghiêm túc bàn việc giao nộp quyền lực vào tay dân đâu. Lại mưu mô gì đây thôi. Không chừng gióng lên thế, tiện thể đổi luôn tiền (10 ăn 1) cho phù hợp với tên nước mới sẽ in trên đồng tiền. Đó là cách nhanh nhất xí xóa được món nợ bất động sản hiện nay.


 
Copy từ: Cầu Nhật Tân

Suy thoái, tiêu cực, bất cập, xuống cấp, hệ lụy…xã hội đen và quyết liệt !

Đoàn Vương Thanh
42(2)Vào bốn năm 1961-1964, tôi được đi học một lớp đào tạo phóng viên. Dạo ấy chưa có hệ đào tạo báo chí trong trường Đại học và cũng chưa có Phân viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đại như bây giờ. Trong nội khóa và ngoại khóa, chúng tôi được học và nghiên cứu đủ loại vấn đề, chắc cũng là ở trình độ trung cấp thôi. Chỉ có một số chuyên đề “ngoại khóa” là được nghe cán bộ cấp cao và giảng viên đại học giảng bài. Bốn năm theo học, chúng tôi được nghe giảng nhiều loại lý luận, từ nhà thơ kiêm Trưởng Ban tuyên huấn trung ương (chưa phải là Tuyên giáo như bây giờ), sau lại là Phó Thủ tướng Chính Phủ Tố Hữu, bà Thanh (vợ ông Tố Hữu), giáo sư Trần Văn Giầu, giáo sư Vũ Tài Cẩn,(tôi không nhớ là Vũ hay Nguyễn), Đào Thản, Trần Phương, Phan Quang, Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Đào Tùng, Hữu Thọ và nhiều vị “có hạng” về lý luận triết học và lý luận, nghiệp vụ báo chí. Phải nói rằng, bốn năm đào tạo ấy, chúng tôi “được lớn lên” nhiều mặt và “sáng ra” nhiều vấn đề.Đặc biệt là thày ngôn ngữ học nói nhiều về các dạng của ngôn ngữ Việt và nó rất nhiều nghĩa. Kết thúc lớp học, không ai “bị trượt” đều được bố trí công tác về một số cơ quan báo chí lớn ở trung ương cả. Trong đó có một số đồng chí được bổ sung ngay cho TTX Giải phóng ở miền Nam. Có một đồng chí là Đồng chí Vũ Viết Vượng bị hi sinh sau mấy tháng vào chiến trường (1965-1967). Chuyện các nhà báo của ta tham gia chiến đấu bị hi sinh chúng tôi có dịp xin được kể lại sau. Sở dĩ tôi khoe là có được “đào tạo” chính quy hẳn hoi, có được học tập nhiều vấn đề về triết học Mac-Lênin, về chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử Đảng ta và một số đảng cộng sản quốc tế, chủ yếu là đảng cộng sản Liên Xô. Có được vũ khí trang bị qua một lớp đào tạo như thế, chúng tôi vứng vàng hơn để tiếp tục nghề báo cho đến khi nghỉ hưu. Hồi ấy, cánh làm báo chúng tôi “thuần” hơn bây giờ và phương tiện thì eo hẹp, không thể phát huy hết tài năng đối với những nhà báo có tài.
 Nay đã 79 tuổi, hưu được nhiều năm rồi, môi trường sống chủ yếu là ở nông thôn, thành ra nhận thức cuộc sống có thể có nhiều hạn chế.Tuy vậy, với “bệnh nghề nghiệp” ăn sâu vào trí não và suy nghĩ rồi nên không thể bỏ qua những gì đang diễn ra trong xã hội ta bây giờ.. Hồi đất nước còn chiến tranh và “bao cấp”, sống và hưởng thụ trong khuôn khổ chặt chẽ, chúng tôi lại thấy quan hệ giữa con người với con người, giữa đồng chí với đồng chí, đồng nghiệp với đồng nghiệp có phần ấm cúng và chân thành hơn. Nhiều khi hàng tháng liền ăn bánh mỳ và hạt bo bo trừ bữa mà chúng tôi không cảm thấy khổ. Còn bây giờ, sau gần 40 năm có hòa bình thống nhất, đất nước có nhiều đổi mới, có nhiều thành tựu, mà sao chúng tối thấy con người sông bức bách thế nào ấy. Là một người làm báo thời bao cấp là chính có thói quen quan sát và “để ý” đến mọi việc, mọi vấn đề chung quanh. Thói quen ấy ăn sâu vào nếp nghĩ nếp sống khi tuổi đã ở ngưỡng cửa 80 xuân ! Thằng con cả tôi năm nay đã gần 50 tuổi, đã có cháu nội gọi bằng ông, thỉnh thoảng khuyên tôi : “Già rồi, ông mặc xác xã hội, mặc xác chúng nó, hơi đâu mà để tâm đến cho tổn thọ”. Nó nói, nó khuyên cũng có cái phải, nhưng rồi tôi chỉ nghe nó một chút thôi, còn thì vẫn phải làm theo ý mình, vẫn quan tâm đến nhiều khía cạnh cuộc sống, vẫn phải tìm ra cái đúng cái sai, cái thật cái giả của cuộc đời. Còn, đến già và già quá ai mà chẳng phải chết ?
 Là một người làm báo, khoảng 10 năm đi thường trú ba tỉnh Hải Dương cũ, rồi Thái Bình, rồi Hải Hưng và theo dõi hai ngành thủy lợi và nông nghiệp, và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc, đi nắm tài liệu trước khi quân ta vào giúp các bạn Căm pu chia giải phóng đất nước họ vào ngày 7-1-1979…Kể ra, làm báo được viết nhiều lĩnh vực nhiều mặt của xã hội, trải qua nhiều gian khổ bom đạn mà còn sống nhăn răng đến bây giờ quả thật là hạnh phúc. Nhưng, không đơn giản thế đâu.
 Sau bốn mươi năm có hòa bình thống nhất mà sao số phận dân tộc ta vẫn phải chịu nhiều cay đắng thế nhỉ? Làm báo nên “phải” đi nhiều đọc nhiều, trong đó có rất nhiều báo cáo, báo chí, nghe đài, xem TV, tôi thấy chán ngấy. chán đến “lạnh cả xương sống” vì cái cách tuyên truyền, báo cáo một chiều và “trên cho nói” mới được nói và phải nói theo hướng dẫn. Tôi tò mò phát hiện ra một cách làm báo cáo của một ông thư ký riêng cho Chủ tịch tỉnh như thế này: Ông ấy được giao nhiệm vụ thường xuyên viết báo cáo gửi lên cấp trên. Trước khi viết, ông ta được nghe các ngành nhất là ngành thống kê báo cáo những con số kết quả thực hiện kế hoạch. Điều “cốt tử” đối với ông thư ký này là giữ tư liệu rất giỏi, tất cả các báo cáo nhiều năm trước, nhất là “năm ngoái” đều được ông cho vào tủ cất kỹ, khi viết báo cáo mới “làm xiếc” đổi mới nhiều con số cho “vừa lòng cấp trên”. Ông thư ký này bảo “rất dễ” không có gì khó lắm.
 Trong các báo cáo của HĐND xã tôi, năm nào cũng có một lô khuyết nhược điểm được thống kê mấy trang dài dằng dặc. Nhưng có một loại “khuyết điểm” mà năm nào cũng thấy có trong báo cáo “tình hình quản lý đất đai ở địa phương nhà có nhiều bất cập, phải tăng cường quản lý đất đại, chống lấn chiếm trái phép, tránh không để mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ nhân dân do tranh giành và lấn chiếm đất đai !” Nghe báo cáo, bùi tai, các vị đại biểu cấp trên ngồi dự gật gù. “báo cáo phải chỉ ra vấn đề như thế chứ ?” Thực chất ra sao. Xã có 1170 mấu Bắc Bộ ruộng canh tác, chỉ sau 10 năm, “gọi đầu tư” “trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” kết quả đến nay cái gì cũng dở dang, khu công nghiệp có đến 30 công ty xí nghiệp, nhưng chỉ có vài ba cái hoạt động. Ông bạn sản xuất xe máy to đùng đã chuyển sang bán bia, bán tôn lợp nhà rồi. Hai ông doanh nghiệp một trong nước, một nước ngoài vào đầu tư 7 năm rồi vẫn “án binh bất động trên diện tích 200 ha đất canh tác, đến bù hồi đó chỉ trên dưới 50 triệu một sào Bắc Bộ 360 mét vuông ! (hồi đầu chỉ đền bù 7 triệu một sào) Sau đó họ mua đi bán lại tiền tỷ một xuất không phải là một sào 360 mét vuông mà chỉ 100 đến 150 mét vuông mà thôi !
 Tình hình thực tế ấy mà trong nói cũng như viết báo cáo, rất nhiều nhà lãnh đạo, dưới bắt chước trên, nhai đi nhai lại hết “suy thoái, lại bất cập, tiêu cực, xuống cấp, hệ lụy…lại cả xã hội đen…Gần đây, người ta viết và nói hay dùng “quyết liệt”, “chỉ đạo quyết liệt” thu phí quyết liệt, triển khai quyết liệt…tất cả đều phải quyết liệt, quyết thế nào cho liệt thì thôi. Quả thật, hiện nay có nhiều cái bị liệt không thể quyết được nữa..
 Vì sao vậy ? Có nhiều nguyên nhân sâu xa lắm. Trước đây hơi một tý người ta “đổ tại cơ chế”, nay đổ tại cơ chế mãi nghe nhàm tai, người ta chuyển sang “tái cấu trúc”, tái cấu trúc mọi mặt cả ngân hàng lẫn công nghiệp nông nghiệp, cả tài chính lẫn ngân hàng, lại cả tàu thủy, máy bay, sân bay, bến cảng…rồi lại mơ cả đến “điện hạt nhân” “đường sắt cao tốc Bắc Nam…Nếu như đất nước đang tiến lên những mục tiêu vĩ đại thì về chính trị tư tưởng phải trong sáng, đúng đắn, tuyệt đối không được tiêu cực, không được nghĩ ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có cái gì đó mặc dù đúng nhưng chưa vừa lòng cấp trên thì là “suy thoái”. Phải kiên quyết cảnh giác và chống tiêu cực. Nghe theo cải cách hành chính, tổ chức chế độ “một cửa” nhưng lại sinh ra nhiều khóa, đấu tranh giảm bớt nạn thủ tục giấy tờ thì phải “đi cửa sau” cần tiền giấy chứ không cần giấy “A4″, bác sĩ chuyên khám bệnh cho đối tượng được hưởng “Bảo hiểm y tê” thì ngồi một chỗ, không bao giờ “để ống nghe vào ngực người bệnh” hỏi vài câu, và ghi vào sổ độ khoảng từ 30.000 đến 50.000 giá trị tiền thuốc và đi lĩnh thuốc, Chữa bênh theo Bảo hiểm y tế ở quận huyện, không bao giờ khỏi bệnh, nếu bị nặng thêm thì phải lên cấp trên tức là phải lên bệnh viện trung ương, vì vậy bênh viện trung ương chờ đến thiên niên kỷ sau mới được giảm tải, mới được “mỗi người bệnh một giường”.
 Các nhà lãnh đạo từ cơ sở trở lên bây giờ hay diễn thuyết và hay nói đến “suy thoái”, “chống tiêu cực”, chống xuống cấp, không để hệ lụy…và bất cập, thậm chí chống xã hội đen…Những khái niệm trừu tượng vô bổ này mà ai cũng thích dùng. Có khi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều mặt, nhiều linh vực đã và đang suy thoái, tiêu cực, bất cập, xuống cấp,…nhưng nó là cái gì, nguyên nhân tại đâu, từ đâu mà có những điều “bất cập” này ? Không một ai chịu tìm ra nguyên nhân và có được biện pháp sửa chữa, khắc phục để đưa đất nước tiến lên ?
 Ôi, cái bệnh “suy thoái, tiêu cực, xuống cấp, hệ lụy, xã hội đen…cho đến “tội phạm” và chống “tội phạm”, “thế lực thù địch” và chống thế lực thù địch”…Sao đất nước bây giờ có nhiều loại giặc đến thế ? Các cụ ta đã dạy “nguy hiểm là thủy hỏa đạo tặc” nếu mọi thứ tốt đẹp, xã hội ổn định thật sự có dân chủ thật sự, người dân được giầu có thì làm gì phải chống nhiều loại “tặc” như thế ?
 Tác giả gửi cho Quê Choa
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com



Copy từ: Quê Choa

Khi quyền lực nhân dân bị vặt trụi


 Đức Thành

Ở một số vùng quê Bắc bộ còn lưu giữ bài ca dao:
“Con cò, con vạc, con nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào?
- Vặt lông con cốc cho tao!…”
Mới thấy dân ta thật hài hước, hài hước đến chua chát. Ngày nay ngẫm vào vận nước lại càng ngấm, ngấm đến đớn đau.. . Thật thương thay cho dân tộc, đất nước, nhân dân mình!
Cò, vạc, nông, cốc… đều thuộc loài chim phải mò mẫm kiếm ăn dưới bãi sình lầy hôi tanh để sinh tồn. Nói nôm na thì cò, vạc,nông, cốc đều là những loài có cùng “tình huyết thống nghĩa đồng bào” với nhau. Vậy mà không hiểu vì đâu “con cò, con vạc, con nông” cùng nhau được cất nhắc làm công bộc của muôn loài tự nhiên (là công bộc của cả con cốc) được béo tốt đẫy đà đến thế. Chúng “béo” tới mức đáng được cân nhắc phải bị “xử lý” (vặt lông) để muôn loài bớt kêu ca phàn nàn, kẻ xấu không thể lợi dụng sự “cùng béo” này để phá hoại tổ chức công bộc lãnh đạo được. Muôn loài hí hửng đợt xử lý này đã tìm ra được đích danh ba kẻ trong danh sách chịu hình thức “xử lý kỷ luật” ở mức “vặt lông”. Vấn đề chỉ còn là chọn con nào trong ba con ấy…, bàn đi tính lại thấy không thể xử lý được con nào vì… toàn béo tốt mỡ màu cả.
Bỗng dưng lệnh của ai đó (có thể là người có quyền lực) lại chỉ thị “vặt lông con cốc cho tao!”. Tại sao “con cốc” không có trong danh sách bị xử lý kỷ luật mà lại bị “vặt lông” đợt này? Con cốc đã phạm tội gì mà lại phải chịu cảnh bị vặt lông thay cho một trong ba con béo tốt kia?
Có người bảo chẳng oan đâu, tại “con cốc” ngốc nghếch quá đấy thôi. Không ngốc thì làm sao lại có câu cốc mò cò xơi”. Đầm phá, ao vườn, bãi bồi sình lầy thậm chí cả đất ở chỉ có một hình thức “sở hữu toàn dân”. Con cốc có chăm chỉ đến mấy, có hy sinh xương máu công sức của mình cải tạo bãi bồi bãi sú ven biển ven sông đến mấy, có thau chua rửa mặn đến mấy, có thành quả lao động đến mấy thì những cái ấy cũng vẫn là sở hữu toàn dân, và đã là sở hữu toàn dân đố cấm được một số đông bầy đàn “cò vạc nông” vào đầm phá nhà anh. Anh chống lại, tôi ra quyết định thu hồi, quyết định cưỡng chế. Không nghe tôi sẽ bắt anh tội “chống người thi hành công vụ”. Nếu anh lấy cớ bảo vệ tài sản của anh đem bình ga, súng bắn chim ra dọa tôi sẽ xử anh “tội giết người”. Tôi vặt lông anh bằng kiểu đó để xem bị “trụi lông” anh có còn dám không cho cán bộ đến nhà, anh có còn dám chống lại quyền lực nhà nước hay không! Gương tày đình ra đấy! Bà Ba Sương, anh hùng lao động XHCN đàng hoàng, được nhân dân tin yêu đàng hoàng, chẳng có thứ tài sản gì còn bị xử tù vì tội lập quĩ trái phép. Bà Hà Thị Tý, Bà mẹ VNAH thật đấy, đẻ ra anh hùng thật đấy lúc gần chết “chúng tôi” còn lấy gỗ hậu sự cho chóng chết để chết rồi “chúng tôi” mới lấy nốt được đất. Thì kỹ sư nhà các người đã là gì mà dám chống “chúng tôi” bằng… hoa cải?!
Mới chỉ có một thứ bảo bối “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” được tung ra, vậy mà quyền lực của nhân dân đã bị vặt trụi đến xác xơ khổ sở hơn thân phận con cốc như vậy, thử hỏi rằng khi những bảo bối khác như “Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, “quân đội chỉ chịu sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ Đảng…”, không có chuyện trưng cầu dân ý, không có chuyện dân được phúc quyết những vấn đề trọng đại của đất nước thì đời sống nhân dân sẽ đến đâu? Dân tộc sẽ đến bến bờ nào đây?
Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

THẤT NGHIỆP NHIỀU QUÁ: “Cái chết” được báo trước!


Đào tạo ồ ạt mà không tính đến khả năng hấp thụ của thị trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục ngàn cử nhân. Đây là “cái chết” đã được dự báo trước từ lâu

Thời gian qua, nước ta có xu hướng chuyển từ đại học (ĐH) tinh hoa sang ĐH đại chúng bằng cách mở ra rất nhiều trường và đào tạo số lượng cử nhân, kỹ sư đông đảo.
Nhu cầu 1, đào tạo 10
Ngay từ năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (QH) khóa XI, tôi đã cảnh báo nguy cơ thất nghiệp này: “Về nhu cầu nhân lực, hiện cả nước có khoảng 100 KCN - KCX; thu hút được tối đa 500.000 lao động. Trong đó, chỉ cần từ 5%-7% cán bộ có trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng (CĐ), 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Giả sử mỗi năm thêm 10 KCN - KCX và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng khoảng từ 13.000-15.000 cán bộ mỗi năm là đủ. Thế nhưng, hằng năm, các trường ĐH, CĐ trong cả nước đã cho “ra lò” trên 200.000 người”. Tới nay, số trường ĐH, CĐ cũng như số sinh viên ra trường mỗi năm đã gấp đôi con số năm 2004.  
Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Cũng trong bài phát biểu, tôi đã báo cáo QH: Năm 2004, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân toàn cầu chỉ là 100/10.000 người. Tỉ lệ này ở Trung Quốc là 125/10.000 còn ở nước ta đã là 129/10.000. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cứ 200 người dân thì có 1 doanh nghiệp còn ở nước ta tỉ lệ ấy là 800/1. Có thể tham khảo tỉ lệ này ở một số nước phát triển: Mỹ 10/1, Singapore 4/1. Vì vậy, nước ta chưa thể áp dụng quan điểm ĐH đại chúng theo hướng tăng số lượng sinh viên, số trường ĐH và CĐ. Với thị trường lao động kém phát triển như nước ta, mỗi năm chỉ cần vài chục ngàn người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà “cho ra lò” đến 400.000 thì việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, làm lao động chân tay là “cái chết” đã được báo trước của kiểu đào tạo theo cảm tính, phong trào.
Cuộc chạy đua của các địa phương
Trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, chất lượng đào tạo chỉ là vấn đề thứ yếu. Đào tạo có chất lượng nhưng người ta không có chỗ cho mình làm thì người ta cũng chẳng tuyển. Trong chuyện này, các địa phương không nên kêu ca vì rất nhiều trường do địa phương đề xuất thành lập, nâng cấp, thậm chí còn vận động để được cấp phép. Địa phương nào giờ đây cũng muốn thành một “vương quốc” hoành tráng, có đủ bến cảng, sân bay, nhà máy xi măng, nhà máy bia, viện nghiên cứu và trường ĐH… Các địa phương cũng góp phần làm cho số lượng trường tăng lên nhiều.
Khi một trường CĐ lâu năm nâng cấp lên ĐH, điều đó có nghĩa là chúng ta mất đi một trường CĐ tốt và có thêm một trường ĐH yếu; còn khi một trường trung cấp lâu năm nâng cấp lên thành CĐ thì một trường trung cấp tốt mất đi, một trường CĐ yếu thêm vào danh sách sản xuất “hàng kém chất lượng”. Nâng cấp tất cả lên ĐH, CĐ lúc này đồng nghĩa với việc những lao động đang thiếu và cần thì ta không đào tạo mà đi đào tạo những đối tượng xã hội chưa có nhu cầu.
Loại bỏ trường kém chất lượng
Theo thống kê trước đây của Bộ GD-ĐT, mỗi năm chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm; 30% trong số này tìm được việc đúng ngành nghề. Để giải quyết tình trạng này, trước hết phải phát triển kinh tế. Kinh tế mạnh thì mới có chỗ làm việc cho mọi người. Tiếp đến, Bộ GD-ĐT và các bộ,  ngành, địa phương phải hạn chế việc mở trường; chỉ những trường nào đầy đủ điều kiện, có tương lai phát triển mới cho thành lập. Việc tạo ra một loạt trường ĐH, CĐ bé con con như hiện nay không khác gì hàng loạt căn nhà mini 30-50 m2 trong những đô thị cũ.
 
Muốn chỉnh trang đô thị, phải bỏ những ngôi nhà bé tí kia đi nhưng làm điều đó rất khó vì tốn nhiều tiền đền bù. Tương tự, rồi đây đất nước phát triển, có muốn hình thành những trường ĐH lớn cũng không được vì mỗi “anh” đã chiếm một khoảnh rồi. Trường ĐH, CĐ bây giờ đủ rồi, không nên mở nữa. Trong cuộc đua tranh này, nếu trường nào thấy khó tồn tại thì nên liên kết với nhau thành những trường lớn để có đầy đủ điều kiện đào tạo. Với những trường không có khả năng trụ lại thì giải thể, đừng giải cứu bằng mọi cách. Các sinh viên phải năng động, không xin được ở khu vực Nhà nước thì xin ở khu vực tư nhân. Mình có bằng cấp thì nên tự lập, mở ra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh của riêng mình, tận dụng những gì mình học được để tạo việc làm cho mình và người khác.
Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói chung “chẳng tội gì” dính vào  bởi trong tình thế người khôn việc khó, đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.
Bộ GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào nề nếp. Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH, nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể “quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Chấn chỉnh khâu tuyển dụng cán bộ
Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”, cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ.
GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
 
 


Copy từ: Người Lao Động