CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Giọt nước tràn ly


Nam Nguyên, RFA
2013-09-13

Tu-sat-305.jpg
Người nhà Anh Đặng Ngọc Viết bên bàn thờ của Anh hôm 13 tháng 9 tại Phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình.
Courtesy phatgiao.org.vn


Vụ một người bị thu hồi đất tự sát sau khi xông vào trụ sở UBND Thành phố Thái Bình nổ súng vào 5 cán bộ địa chính, làm chết một lãnh đạo gây thương tích cho 3 cán bộ khác, đã trở thành sự kiện nóng trên báo chí cho tới diễn đàn Quốc hội.

Người dân bị dồn vào đường cùng

Báo mạng Dân Trí ngày 12/9 đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ vụ việc ở Thái Bình với vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, để khẳng định việc thu hồi đất thực sự là một vấn nạn đầy phức tạp bức xúc.
Tuy vậy phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận để chốt lại Dự luật Đất đai sửa đổi vẫn có nhiều ý kiến giữ lại một nội dung từng gây tranh cãi gay gắt. Đó là việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội, nhưng sẽ bổ sung phân cấp thẩm quyền cho phép thu hồi và diện tích thu hồi theo thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng và Hội đồng Nhân dân.
GSTS Nguyễn Thế Hùng ở Đà Nẵng, một nhân vật tích cực với vấn đề phục hồi xã hội dân sự, nhận định về tình trạng giọt nước tràn ly liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai, qua vụ Tiếng súng Hoa cải Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng như vụ Đặng Ngọc Viết bắn lãnh đạo Địa chính rồi tự sát ở Thái Bình.
Vụ việc vừa rồi đúng là đáng báo động, bởi vì người dân bị dồn vào đường cùng. Một số quan chức Nhà nước móc ngoặc với đại gia để họ bán đất ăn trên đầu trên cổ nhân dân.
-GS Nguyễn Thế Hùng
“Vụ việc vừa rồi đúng là đáng báo động, bởi vì người dân bị dồn vào đường cùng. Một số quan chức Nhà nước móc ngoặc với đại gia để họ bán đất ăn trên đầu trên cổ nhân dân, gây ra một làn sóng phẫn uất rất chính đáng và gọi là tức nước vỡ bờ. Cho nên phải thừa nhận sở hữu tư nhân và khi thu hồi đất phải trên cơ sở thỏa thuận giữa người dân và cơ quan thu hồi đất, bởi vì thỏa thuận thì người dân được đền bù chính đáng. Không có khoản tiền chênh lệch thì quan tham mới không chui vào đó ăn được. đó là một trong những cách hạn chế tham nhũng.”
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ở Hà Nội hôm 12/9, một ngày sau vụ ông Đặng Ngọc Viết tự sát sau khi bắn chết lãnh đạo Địa chính Thành phố Thái Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, chỉnh lý dự thảo Luật Đất Đai lần này cần phải quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
129tusat2_2d0f5-250.jpg
Tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Đông Sơn cách trụ sở UBND TP Thái Bình khoảng 20km, nơi Anh Đặng Ngọc Viết đã tự sát hôm 11 tháng 9 năm 2013. Courtesy NLD.
Trong dịp trả lời chúng tôi chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định, Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Qui định này mù mờ về chủ sở hữu cũng người đại diện chủ sở hữu. Theo Hiến pháp 1992 Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng. Nhưng Luật Đất đai lại bổ sung thêm là Nhà nước có thể thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Đấy là một vấn đề rất là gay gắt, cho nên hiện nay đang có nhiều phương án đưa ra để thảo luận.”
Báo Thanh Niên Online ngày 12/9 trích lời ông Đặng Ngọc Vinh, anh trai của ông Đặng Ngọc Viết cho rằng, hành động của em mình là do bức xúc quá lâu về chuyện đền bù giải tỏa đất của gia đình. Vẫn theo tờ báo, kết quả giám định pháp y khẳng định không phát hiện chất ma túy trong cơ thể Đặng Ngọc Viết, công an địa phương cũng xác nhận hoàn cảnh gia đình Viết rất éo le và Viết chưa từng có tiền án, tiền sự.

Giá đền bù không hợp lý

Nên giao việc định giá cho một tổ chức định giá, hội đồng định giá với những nhà chuyên môn thì họ định giá mảnh đất thu hồi.
-LS Nguyễn Văn Hậu
Theo báo mạng Đất Việt, người vợ sắp cưới của kẻ tự sát sau khi xả súng ở Thái Bình mà nhà báo ghi tên tắt là N.T.N cho biết, Đặng Ngọc Viết nhiều lần tỏ ra bức xúc vì đất của gia đình không được đền bù với giá hợp lý. Cụ thể đền bù 7 triệu đồng/mét vuông, trong khi giá thị trường hơn 10 triệu đồng/ mét vuông. Tờ báo ghi nhận, căn nhà và đất của Đặng Văn Viết ở Thành phố Thái Bình được áp giá đền bù gần 500 triệu đồng, nhưng Chính quyền không trả một lần và chia làm nhiều lần. Sau khi nhận được ba đợt, Đặng Ngọc Viết có nguyện vọng trả lại toàn bộ tiền đã nhận và yêu cầu Ủy ban Nhân dân Thành phố Thái Bình chuyển sang hình thức cấp đất ở khu tái định cư, chấp nhận đóng thêm tiền như qui định, nhưng không được chính quyền chấp nhận.
Vụ bắn cán bộ địa chính và tự sát ở Thái Bình chỉ là một trong hàng chục ngàn vụ rắc rối có liên quan đến thu hồi đất đai và đền bù không thỏa đáng. Báo chí ghi nhận hàng trăm vụ biểu tình hoặc chống đối cưỡng lệnh thu hồi đất để chính quyền thực hiện các dự án có tính cách thương mại, như Ecopark Hưng Yên hoặc đơn lẻ nhưng gây tiếng vang lớn, như vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng.
LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội, trong dịp trả lời Nam Nguyên cho rằng, vấn đề đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã giúp cho nhiều địa phương thu hồi đất của người dân và đền bù không thỏa đáng. LS Trần Vũ Hải nhận định:
dnv-1-250.jpg
Công an điều tra hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Bình chiều ngày 11/9. Courtesy VTC.
“Người dân vẫn lo ngại là đến một ngày nào đó người chủ đất thực sự được coi là nhà nước lấy lại, thu hồi lại như hiện nay thì sao? Nếu đó là sở hữu tư nhân thì lúc đó anh muốn làm gì với tôi là phải trên cơ sở mua bán tức là trên cơ sở quan hệ thị trường, quan hệ giá trị chứ không phải là anh định đọat anh thu hồi anh cho rằng cái giá này là hợp lý, giá kia không hợp lý, tức là giá theo ý chủ quan của Nhà nước nhưng thực ra là ý chủ quan của một số quan chức địa phương thôi. Cho nên chúng tôi cho rằng, đất đai rõ ràng cần phải được nhìn nhận như là tài sản có sở hữu rõ ràng mà ở đây là sở hữu tư nhân.”
Câu chuyện thu hồi đất và nhà ở rồi đền bù thấp hơn giá thị trường dẫn tới sự sự kiện ông Đặng Ngọc Viết trút hết oán hận lên những người thực hiện chính sách thu hồi đất của địa phương. Ở đây cụ thể là Ban Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quĩ đất Thành phố Thái Bình và Đội giải phóng mặt bằng.
Trong dịp trả lời Nam Nguyên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định về nhu cầu cải tổ chính sách để thực hiện công bằng trong đền bù thu hồi đất.
“Nên giao việc định giá cho một tổ chức định giá, hội đồng định giá với những nhà chuyên môn thì họ định giá mảnh đất thu hồi, để người mất đất phải có một cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ và việc tái định cư phải thực hiện trước khi thu hồi đất, họ phải có một cuộc sống ổn định không giống như thời gian trước thu hồi đất người dân phải ở những nơi không tốt. Chúng tôi đã góp ý kiến nghị Quốc hội qua rất nhiều cuộc hội thảo theo hướng giải quyết cho người dân như vậy thì nó sẽ hạn chế được những tranh chấp.”
Nếu trong Quí IV này Quốc hội Việt Nam thông qua bản Hiến pháp tu chính, thì đồng thời Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ được thông qua. Các chuyên gia dự đoán sẽ không có đột phá thay đổi qui định đất đai sở hữu toàn dân mà thực chất là sở hữu Nhà nước vì Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định. Tuy vậy, những người quan tâm hy vọng Luật Đất Đai sau khi sửa đổi sẽ hạn chế vấn đề thu hồi đất để thực hiện các dự án có tính cách thương mại, khả dĩ bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi đất với giá trị đền bù thỏa đáng.

Copy từ: RFA


.....................

THỰC TIỄN LÀ CHÂN LÝ


Nguyễn Trọng Vĩnh *
1
Trước hết phải nói rằng không ai có thể phủ nhận công lao của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 trở về trước. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng tháng 8/1945 mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành độc lập thống nhất nước nhà. Thời kỳ đó, tuy có sai lầm trong cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai tự phê bình và xin lỗi dân, Tổng bí thư Trường Chinh đã nhận trách nhiệm và xin từ chức, nhân dân vẫn tin tưởng, tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng mà không cần có “Điều 4”. Nếu dùng cụm từ “Đảng quang vinh” thì phải dành cho Đảng của thời kỳ ấy, chứ không phải cho bây giờ, vì Đảng bây giờ đã khác rồi. Bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hóa biến chất, suy thoái về đạo đức, lối sống, tham nhũng tràn lan từ dưới lên trên, phần lớn lại nằm trong những đảng viên có chức có quyền, càng cao thì tham nhũng càng lớn, uy tín của Đảng giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng mất dần. Nhà nước và nhân dân tôn vinh Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, chứ không ai tôn vinh Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.
Sau đổi mới năm 1986, “Kinh tế có bước phát triển, nhưng đó là so với điểm xuất phát thấp của chúng ta, nếu so với bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì còn chậm phát triển và còn nghèo lắm”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói. Tôi xin nói thêm là: Tụt hậu khá xa. Đời sống nói chung có cải thiện so với thời bao cấp, có một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, chỉnh trang đô thị, có một số khá ngoạn mục như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, … Tuy nhiên, so thành tựu với sai lầm, tổn hại thì sai lầm tổn hại nhiều gấp mấy lần, làm cho dân nghèo, nước yếu.
Từ Hội nghị Thành Đô, nhất là từ Đại hội IX đến nay, lãnh đạo, điều hành kinh tế biểu hiện nhiều sai lầm yếu kém: cho Trung Quốc vào khai thác boxit Tây Nguyên, phá nát môi trường, gây ô nhiễm di hại lâu dài cho dân, đương gặp khó khăn về vận chuyển, sống dở chết dở; bán rừng và để chặt phá tan hoang rừng đầu nguồn gây lũ lụt lớn thường xuyên; cưỡng chế lấy đất của nông dân quá nhiều giao cho giới đầu tư địa ốc làm giầu, hàng vạn nông dân mất ruộng, thất nghiệp sống vật vờ; nay hàng vạn căn hộ thừa ế; hàng chục vạn doanh nghiệp tư nhân phá sản hoặc ngừng sản xuất, hàng triệu lao động không có việc làm; các Tập đoàn kinh tế nhà nước đại đa số vừa thua lỗ vừa tham ô thất thoát của nhà nước hàng trăm ngàn tỉ đồng; mỗi năm nhập siêu hàng chục tỉ USD; nợ xấu ngân hàng rất lớn; nợ công và nợ nước ngoài chồng chất đến mức nguy hiểm. Có chuyên gia kinh tế nổi tiếng người nước ngoài nói: “Kinh tế Việt Nam đã tụt xuống đến đáy”. Thêm vào đó, văn hóa đạo đức suy đồi, trật tự xã hội hỗn loạn.
Không có tự do, dân chủ: cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, cấm tụ tập đông người (từ 5 người trở lên!), cấm biểu tình yêu nước, cấm công nhân đình công tự phát, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm trí thức phản biện, cấm báo tư nhân, cấm đảng viên cùng ký khiếu kiện cùng với dân dù quyền lợi cũng bị xâm phạm như dân, cấm đảng viên không được tự do ứng cử vào Quốc hội và các cơ quan dân cử, không cho người trên 60 tuổi được ứng cử vào Quốc hội (trừ quan chức cao cấp trong Đảng và chính quyền), hạn chế công dân ngoài Đảng chỉ được 15% trong Quốc hội, còn lại toàn là đảng viên, chủ yếu là đảng viên là người có chức quyền các cấp, hóa ra Quốc hội là “Đảng hội”. Phá, quấy rầy, uy hiếp những chủ trang mạng mà nhiều người truy cập, nghị định 72 cấm thông tin trên các trang mạng internet, bắt bớ, bỏ tù các “bloggers” dám phê phán sai trái của chính quyền, dám đấu tranh đòi dân chủ, đòi đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi bỏ Điều 4, quy chụp cho họ là chống nhà nước v.v… Phần lớn những điều cấm ấy là vi phạm Hiến pháp. Thế mà bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói rằng: “Xã hội ta dân chủ gấp vạn lần xã hội tư bản”, trong khi bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói rất đúng rằng: “Hòa bình và độc lập rồi, trong xây dựng đất nước phải có tự do dân chủ thì mới có điều kiện phát triển đất nước mang lại hạnh phúc cho mọi người”. Tình hình không có tự do, dân chủ như kể trên là cơ sở để ông Lê Hiếu Đằng và nhiều nhân sĩ trí thức nói: “Đảng Cộng sản độc tài toàn trị”.
Từ Đại hội IX đến nay, trong lãnh đạo  thiếu ý chí, tự chủ tự cường, bị Trung Quốc khống chế, lệ thuộc họ.
Với thủ đoạn lừa phỉnh “16 chữ, 4 tốt” và sợi dây trói “cùng chung ý thức hệ”, nhà cầm quyền Trung Quốc cấm ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979, tàn phá và giết hại đồng bào các tỉnh biên giới của ta; hàng năm không được tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong trận chiến đó và hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hi sinh năm 1988 trong trận đánh của Trung Quốc để cướp các bãi đá trong quần đảo Trường Sa của chúng ta; trong đàm phán biên giới và vịnh Bắc bộ, họ ép ta và ăn lấn được rất nhiều đất và biển của chúng ta; họ tùy tiện can thiệp vào nhân sự nội bộ của ta.
Trên biển Đông, họ mặc sức hành động ngang ngược, bắt, đánh đắm tàu cá, xua đuổi, bắn ngư dân ta trong vùng đặc quyền kinh tế và trong ngư trường truyền thống quanh quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II hoạt động trong lãnh hải của chúng ta, cho người vào “nuôi cá” trong vịnh Cam Ranh để nghiên cứu khảo sát quân cảng quan trọng bậc nhất Đông Nam Á và là địa bàn xung yếu của ta. Mỗi khi Trung Quốc có hành động bạo ngược ở biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta cũng phản đối lấy lệ, không dám triệu tập Đại sứ của họ lên Bộ ngoại giao để trao công hàm phản đối mà chỉ trao cho cán bộ sứ quán của họ, không như họ làm đối với tôi khi tôi làm Đại sứ nước ta bên nước họ. Trên tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc thỉnh thoảng có bài lăng mạ và dọa đánh Việt Nam mà báo chí phía ta cũng im. Điều gì mà Trung Quốc không muốn thì lãnh đạo ngại không dám làm. Biểu tình yêu nước đông người hay cá nhân chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của tổ quốc lại bị đàn áp. Ta có đầy đủ tư liệu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam không giáo dục rộng rãi cho toàn dân biết, không in ra nhiều thứ tiếng, trình lên LHQ và phổ biến cho thế giới đề dư luận ủng hộ ta.
Nội lực nước ta quá yếu
Nội lực của một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố, thông thường là 3 yếu tố chính: Lực lượng kinh tế, lực lược quốc phòng, sức dân và lòng dân. Ở nước ta hiện nay thì kinh tế quá yếu kém, quốc phòng là bí mật quốc gia tôi không dám lạm bàn. Ở đây, tôi chỉ nói đến yếu tố sức dân và lòng dân. Muốn xây dựng nội lực thì phải gắn bó với dân, dựa vào khối đại đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống cho dân, thực hiện dân chủ. Lâu nay lại làm ngược lại, nào là tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, giá nước, tăng học phí, tăng viện phí, tăng đóng góp, quyên góp, mọi thứ đổ lên đầu dân, tăng khó khăn cho đời sống của nhân dân, lại còn tước đoạt quyền lợi của dân, đàn áp dân. Như thế thì làm sao phát huy được sức mạnh của dân, xây dựng thành nội lực. Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói rất đúng: “Không có nội lực sẽ khó giữ chủ quyền.”
Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: “… Sự hưng vong , thịnh suy phụ thuộc rất lớn vào trí tuệ và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo là những người ở vị trí nắm quyền lực tối cao”. Đó chính là ông muốn nói đến trách nhiệm của những nhà lãnh đạo hiện nay.
Trước tình hình kinh tế sa sút, đất nước suy yếu, xã hội không có dân chủ tự do, lệ thuộc, ông Lê Hiếu Đằng một người cách mạng chân chính, trên giường bệnh với tinh thần yêu nước và xây dựng, nêu vấn đề lập một đảng mới (Đảng Dân chủ xã hội chẳng hạn) là “đòi hỏi khẩn thiết của cuộc sống”, để cho có sự cải biến tích cực làm cho đất nước phát triển nhanh. Có một đảng mới, có chính danh để đấu tranh nhằm hạn chế những sai lầm của Đảng Cộng sản, để Đảng Cộng sản tự điều chỉnh tốt lên, để có tự do, dân chủ, xã hội lành mạnh là một điều hay.
Chính ông Lê Hiếu Đằng đã viết “Chúng ta đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực, khiêu khích, gây chiến tranh” và ông cũng viết “Tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xóa bỏ Đảng Cộng sản”. Vậy có gì là “náo động thiên cung” đâu, mà các vị tiến sĩ, giáo sư, các nhà “bảo hoàng, bảo thủ” nhao nhao phê phán, phản bác lên án ông Đằng bằng cách cắt xén, xuyên tạc, suy diễn, bất chấp sự thật, với những lý luận gượng gạo, nặng về quy chụp theo kiểu “bỏ bóng đá người” thế!
Đề nghị các vị cho đăng toàn văn bài “Viết trên gường bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng và những bài của các tác giả đồng tình với ông Đằng lên các báo “lề Đảng” song song với các bài phản bác của các vị, để công chúng bàn luận xem chân lý thuộc về ai. Có thế mới công bằng.
N.T.V.

* Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên là Ủy viên BCHTƯ ĐCSVN, Đại sứ VN tại TQ (xem thêm trên Wikipedia).
Một số bài viết gần đây của ông: + 1890. Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang;  + 1842. Thư của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang; +  1811. NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH “LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI”; + 1795. HÃY TÔN TRỌNG THỰC TẾ !; + 1733. THẤY GÌ KHI ĐỌC KỸ BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI; + 1293. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không cho phép Trung Quốc can thiệp vào “vụ Nguyễn Tấn Dũng”.

Copy từ: Ba Sàm



............................

ÁO ĐỤP RẬN ĐÀN


          
     * MINH DIỆN
                   BVB - Theo báo Pháp Luật và trang mạng Vneconomy, 6 tháng đầu năm 2013, Thanh tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281cuộc thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước.
                    6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra, kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân.  Không biết Thanh tra chính phủ có phép Lão Tôn đi mây về gió và có những phép màu gì nữa mà tài tình thế?
 Cũng theo hai tờ báo trên, thanh tra trung ương đã phát hiện sai phạm 12.225 tỷ đồng, 452 hec-ta đất, thanh tra các địa phương phát hiện 1.447 tỷ, và thanh tra  ngân hàng phát hiện 682 tỷ đồng , 562 lượng vàng và 50.000 đô la. Tổng số tiền, vảng ấy quy ra bằng  683 triệu đô la Mỹ.
                  Nếu so với GDP bình quân thu nhập của Việt Nam năm 2012 là 1.407,11  đô la thì số tiền sai phạm, nói trắng ra là tham nhũng  gấp  485.429 lần. Con số báo cáo, thống kê ở nước ta về mọi phương diện vẫn là những màn múa rối với những kịch bản theo trường phái trừu tượng! 
                  Trong một bức thư đăng trên mạng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết : “Bạn có tin không, bình quân mỗi tháng người nông dân Hà Đông quê tôi chỉ có thu nhập 40.000 đồng”. Chao ôi, nếu vậy số tiền tham nhũng kia gấp 34 triệu lần mức thu nhập trong một tháng của người nông dân xứ lụa!? Ấy là chưa kể 452 hec ta đất vàng, đất bạc!
               Tại cuộc họp  Uỷ ban tư pháp của Quốc hội ngày 7-9 mới đây, bà Lê Thị Nga nói : “Nạn tham  nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ!”. Cũng tâm trạng ấy, đại biểu  Lê Như Tiến (Quảng Ninh) nói cụ thể hơn: “Quốc nạn tham nhũng đục khoét ngân khố quốc gia, khuynh đảo chính sách , thao túng quyền lực, tha hóa con người,  làm mất niềm tin và suy kiệt nhựa sống xã hội!”. Đến bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, một người từng lạc quan cho rằng “Chủ nghĩa xã hội của chúng ta tự do dân chủ gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản” mà cũng phải thốt lên: “Ăn của dân không từ một thứ gỉ. Liều vác- xin con con của trẻ em cũng ăn. Ngay tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng còn biển thủ!”…
              Không phải bây giờ tham nhũng mới trầm trọng như vậy. Càng không phài đó là “Mặt trái của kinh tế thị trường”. Đã lâu trong lòng xã hội ta tiểm ẩm mối nguy cơ tham nhũng. Từ năm 1948 đã xuất hiện Trần Dụ Châu, nhưng do chiến tranh, kinh tế quá nghèo nàn lạc hậu, kỷ cương phép nước còn  nghiêm, nên nó chưa bùng phát.
         Sau giải phóng, đặc biệt từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tham nhũng đã được báo động là “Quốc nạn” . Vụ “sốt giá xi măng” 1995 và vụ “Thủy cung Thăng Long” 1998 gây chấn động cả nước,và  Phó thủ tướng Ngô Xuân Lộc đã bị miễn nhiệm (11-12-1999). Cứ tưởng biện pháp răn đe ấy làm các quan tham  chùn tay, nào ngờ họ vẫn “liều mình như chẳng có”. Tham  nhũng hối lộ tung tóe từ trên xuống, dưới lên,  từ trung ương đến địa phương .
             Đầu năm 2005, trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói : “Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng bị xơi mất hơn một nửa. Tôi về thì bà con bảo: Hai trăm triệu mà xơi trăm hai, còn có tám chục. Đấy, mới là công trình nhỏ thôi đấy!”.
              Ngày 9-12-2005,  Luật phòng chống tham nhung ra đời , thể hiện quyết tâm  của Đảng , Nhà nước trên mặt trận nóng bỏng.  Người ta nói “Thượng phương bảo kiếm” đã được rút ra khỏi bao và vung lên trừng trị bọn “giặc nội xâm” cứu nguy dân tộc .
              Nhưng “Thượng phương bảo kiếm” ấy chỉ “trảm” được vài quan tham nhãi nhép tép riu , những kẻ mũ cao áo dài vẫn ung dung tự tại, và  tham nhũng vẫn phát huy sức mạnh tiềm tàng của nó. Vụ PMU 18 chưa kết thúc thì vụ đề án 112 xảy ra, rồi vụ tiền polyme ở công ty Securency Úc, sau đó Vinashin, Vinalines chấn động cà thế giới. Biểu đồ tham nhũng  như  hình loa kèn, càng ngày càng phình to ra và nghiêm trọng hơn .
               Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng trước cử chi thành phố Hồ Chí Minh than : “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều  sâu lắm, nghe mà thấy xấu hổ. Cả một bầy sâu ăn hết phần của dân!”. Một người trầm tĩnh như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng “hết sức sốt ruột”. Ông nói : “Tham nhũng tiêu cực nhìn vào đâu cũng tháy, sờ vào đâu cũng có!” và “Một bộ phân không nhỏ cán bộ đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo đã suy thoái biến chất, có nguy cơ làm ảnh đến sự tồn vong của chế độ!”.
                 Ngày 16-6-2006, Thủ tướng Phan Văn Khải ngậm ngùi ngỏ lời xin lỗi nhân dân vì “tình trạng tham nhũng nghiêm trọng” và xin từ nhiệm trước nhiệm kỳ một năm. Tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên thay, hăng hái hứa: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham những tôi xin từ chức ngay!”.
                 Tại Hội nghị Trung ương  lần thứ 5,  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  nhận xét: “Công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu”. Và  ngày 23-11-2012, với 94,9% số phiếu,  Quốc hội khóa XIII, đã biểu quyết thông qua “Luật sửa đổi bổ sung một  số điều  Luật phòng chống tham nhũng” và thành lập “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng” do đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời Ban nội chính,  Ban kinh tế trung ương  được tái lập. Phen này Đảng quyết liệt ra tay thực hiện bằng được  mục tiêu: “Ngăn chặn từng bước, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí , tạo bước chuyển biến rõ rệt, để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng , Nhà nước trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ công chức kỷ cương , liêm chính!”(Nghị quyết TW 4).
                Nhưng vẫn chưa thấy chuyển biến nào rõ rệt cà. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế  TI (Transparency Iternational) năm 2012, điềm số của Việt Nam tăng nhẹ tử 2,9 thang 10 lên 31 thang 100,  nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với quốc gia tiên tiến mà cả với các nước trong khu vực.
               Nguyên nhân nào đã khiến việc chống tham nhũng của Việt Nam cam go, trớt trơ, lình xình như vậy?
               Có một công thức như sau: Tham nhũng (Conruption) = Độc quyền + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accounlabity). Độc quyền hay độc tài bao giờ cũng gắn chặt với bưng bít thông tin, và  thiếu minh bạch, đó là mảnh đất mầu mỡ đề tham nhũng sinh sôi phát triển. Phải chăng chúng ta đang sở hữu toàn dân mảnh đất đó?
                 Chủ tịch tổ chức minh bạch quốc tế Peter Eigen phát biểu  trên hẵng tin Routers: “Tham những lảm giảm hiệu năng hoạt động của chính phủ Việt Nam, bên cạnh các vấn đề như thiếu giải trình,thiếu minh bạch và guồng máy hành chính cồng kềnh, các nhóm đặc quyền, đặc lợi, trong khi chính quyền đặt trọng tâm trong vấn đề an ninh!”.
                 Thiếu minh bạch, thiếu giải trình, đặc quyền đặc lợi do đâu sinh ra? Cách đây hai năm, giáo sư Hoàng Tụy đã nói thẳng là do cơ chế. Ông viết: “Tham nhũng ở ta là căn bệnh của cơ chế, đã ngấm vào  máu rồi!”. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu  đồng ý như vậy và ông cộng thêm vào yếu tố con người. Ông nói “Tệ nạn tham nhũng ở ta do  cơ chế và con người mà ra!”.
                Cái cơ chế ấy như một tấm huân chương, mặt phải thêu dệt lộng lẫy nhưng mặt trái  nham nhở nhiều nút thắt, xù xì, xám đen như màu han gỉ!
                 Thử nhìn vào cơ chế tiền lương và cơ chế cán bộ, công chức xem có đúng là một nguyên nhân gây ra tham nhũng không? Marx viết: “Tiền công không phải là  giá cả hay giá trị của lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trị hay giá cả của lao động!”. Trên cơ sở triết học đó, nhà nước ta đưa ra một khái niệm rất hay về  tiền lương: “Đó là một trong những động lực kích thích mọi người làm việc hăng say, tất cả  đều phụ thuộc vào năng lực, trình độ của người lao động!”
                 Lý thuyết như vậy, nhưng thực tế tiền lương ở ta không trả theo năng lực của người lao động, không kích thích mọi người làm việc hăng say, và cán bộ, công chức không được tuyển dụng theo trình độ và công việc của mỗi người.  Thực tế mức lương của  Việt Nam rất thấp, thấp hơn cả những nước nghèo nhất thế giới hiện nay như Cộng hòa Haiti, Cộng hòa Guinea Xich Đạo, Cộng hòa dân chủ Côngo. Tháng 7 vừa qua nước ta mới nâng mức lương cơ bản lên 1.150.000 đồng,  ương đương 54, 8 đô la/tháng, trong khi mức lương cơ bản ở Congo 214 đô la.  
                  Nhưng cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay lại giàu sang, sung sướng hơn công chức  những nước Thái Lan, Hàn Quốc, và ngay cà Singapore. 
                  Tôi đã tìm hiểu, Singapore lương khởi điểm công chức là 1.300 đô la và lương cấp thứ trưởng 40.000 đô la, nhưng hầu như không ai có biệt thự riêng, xe hơi ngoại sang trọng. Họ ở  chung cư, đi làm bằng xe buýt, ăn uống rất tiết kiệm. Ở Việt Nam, lương khởi điểm 54,8 đô la, lương cấp thứ trưởng 523,5 đô la (chỉ bằng khoảng 1,3% ở Singapore), mà ông bà nảo cũng nhà cao cửa rộng, có ông bà không chỉ một mà hai ba căn. Những bữa tiệc chừa mứa rượu ngon và sơn hào hải vị thường xuyên bày ra trước mắt. Các  vị đầy tớ của dân ấy miệng  leo lẻo kêu  lương bèo,  mà mặt béo, bụng  kễnh ra, măt nung núc nhờn mỡ.
                Thử hỏi tiền đâu ra?
                Một cô giáo vỡ lòng, lớp một, lương bét nhất trong ngành giáo dục, một ngành rên xiết vì nghèo vẫn phây phây vì ăn tiền chạy trường, chạy lớp trái tuyến, và tiền đóng góp của phụ huynh vào cái gọi là “phí tự nguyện”. Một nhân viên bán chuyên nghiệp làm trật tự đô thị ở phường, chỉ được hưởng trợ cấp 1/2 định suất , khoảng 600.000 đồng một tháng, mà sáng cà phê chiều nhậu, tiền bạc rủng rỉnh vì bóp hầu bóp cổ những người buôn bán nhỏ hè phố, bắt chẹt những lái xe đỗ mép vỉa hè... Một thượng sỹ cảnh sát giao thông mỗi tháng  kiếm được  vài  chục triệu tiền mãi lộ... Cán bộ, đảng viên  chức vụ càng to, càng lắm quyền,  càng giàu. Giàu nhờ tham nhũng, hối lộ, đục khoét dân.  Tổ chức minh bạch quốc tế đã tiến hành cuộc điều tra độc lập, hỏi 100 người Việt Nam thì 30 dân người trả lời phải hối lộ các cấp chính quyền, hỏi 100 doanh nghiệp thì  75  doanh nghiệp trả lời phải bôi trơn cho quan chức. Đó là con số khiêm tốn, thực tế lớn hơn nhiều. Một tờ báo Nhật Bản đã đăng: “Không hiểu toàn  bộ guồng máy chính quyền Việt Nam sẽ hoạt động thế nào nếu không được bôi trơn bằng hối lộ!”.
            Lương ít bổng nhiều, và cơ chế xin cho trong  tuyển chọn, sắp xếp cán bộ, công chức làm cho nạn mua bán chức quyền phát triển.  Mỗi lần cơ cấu, sắp xếp nhân sự, tuyển công chức là một lần “Thềm dưới nháo nhào mua bán chức, Ghế trên vênh váo mặt quan tham!” Ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiêm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội, nói giữa cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố: “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận huyện, là Trưởng phòng nội vụ quận huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu!”(Nguồn báo Tiền Phong).
                 Một  chức nhân viên quèn cấp quận, huyện đã có giá 100 triệu,thử hỏi các cấp cao hơn là bao nhiêu?  Quan chức đã trở thành một thứ hàng hóa mang tính đặc thù. Một gã bán đồ bành có thể mua được cái ghế chính khách! Vì mua bán nên không chọn được người tài đức. Quan chức bán mua nên đâu có toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận hiện trạng  30% quan chức làm việc trễ nải,  và 30 % quan chức “sáng cắp ô đi tối cắp về”. Cần phải nói thêm là, họ không  chỉ  “sáng cắp ô đi, tối cắp về” mà   bày mưu gian , kế ác vơ vét tiền của, phá nước, hại dân.
                  Phạm Thanh Bình, Phạm Chí Dũng  trổ mánh mua  xà lan quá đát của Italia  về biến thành “tàu du lich  khách sạn 5 sao”, mua  ụ tàu thanh lý sắt vụn cùa Nga về biến thành ụ tàu hiện đại, mua  hàng chục con tàu viễn dương già nua về mông má thành tàu mới, và  vung tay quá trán đầu tư chứng khoán, bất động sản  để tham nhũng, dẫn đến hậu quả  phá nát Vinashin, Vinalines. 
                 Trần Xuân Gía dâng “bảo bối” cho Nguyễn  Đức Kiên  và nhóm lợi ích tài chính lũng đoạn ngân hàng, tham nhũng gần ngàn tỷ.  Đặng Hùng Võ ký bừa cho tập đoàn  Ecopark chiếm đất Văn Giang gây rối loạn kỷ cương. Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Nguyễn Trí Liêm nghĩ ra cách nhân bản xét nghiêm máu để tham ô tiền bảo hiểm y tế. Và  mới đây , Lê Thanh Sơn, Trần Thiện Hà, Trần Trọng Huệ...có "sáng kiến" ký hợp đồng mùa vụ, thay hợp đồng thường xuyên ăn hớt tiền cùa hàng trăm người lao động để lĩnh lương khủng  hàng tỷ đồng một năm. ("Sáng kiến..." là từ dùng như lời khen của Chủ tịch T.p Lê Hoàng Quân khi nói về vụ này).
                Cái cơ chế lương bổng và cán bộ công chức còn sinh ra nhiều tiêu cực khác không kể hết ,đặc biệt là nạn hố lộ.  Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ nói: “ Có lần họ đã mang đến chỗ tôi cả trăm ngàn đô la!”. Trước đó nguyên Tổng bí thư Lê Khà Phiêu trả lời báo Tuổi Trẻ :
              “ - Tôi nói thật, có chuyện họ đến biếu tiền, năm ngàn mười ngàn chứ không ít.
               - Năm , mười ngàn đô?
                - Đô chứ. Lúc tôi làm thường trực Bộ chính trị đã có rồi, lúc làm tổng bí thư cũng có!” (Nguổn báo Tuổi Trẻ)
                Tham nhũng, hối lộ, lãng phí tràn lan, nhưng phát hiện khó, xử không nghiêm vì thiếu minh bạch, công khai, và  cơ chế bảo vệ cán bộ , đảng viên. Báo chí là công cụ hữu hiệu  để công khai hóa, minh bạch hóa  bị trói buộc bằng những quy chế  bảo mật, phát ngôn. Đơn  thư tố cáo, khiếu kiện của dân không giải quyết đến nơi đến chốn mà trả về cho đối tượng bị tố cáo, khiều khiện.  Mạng thông tin Internet bị coi là bịa đặt thông tin, là "thế lực thù địch" lợi dụng  chống phá chế độ. Quan tham ẩn mình trong tháp ngà , được bao bọc , canh gác tử xa.  Tham nhũng, hối lộ đã đến mức báo động đỏ, “ một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó nhiều người ở vị trí  lãnh đạo đã thoái hóa biến chất có nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ ”,  mà năm 2010 chỉ có 19 cán bộ đảng viên bị xử lý hình sự, năm 2011 không có ai, năm 2012 có 9 người( Nguồn Báo Pháp luật). Sáu tháng đầu năm nay, như bào cáo sơ kết của Thanh tra nhà nước, 283.183 đơn vị cá nhân vi phạm, số tiền lên tới 683 triệu đô la, 452 hec ta đất,  mà chỉ chuyển sang cơ quan công an điều tra 56 vụ gồm 43 đối tượng.
                Điều tra là một chuyện, đưa ra xét xử lại là chuyện khác. Ông Phan Trung Lý , Uỷ viên thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban pháp luật cùa quốc hội nhận xét: “ Án an ninh trong quà trình điều tra phát hiện ra tội phạm,  án kinh tế,  tham nhũng lúc đầu rầm rộ, càng điều tra càng teo lại!”
                Điều 25 Bộ luật hình sự miễn truy cứu trách nhiệm  hình sự nếu  đối tượng là cán  bộ tham nhũng, nhận hối lộ  thành phẩn khai  báo và nộp lại tiền tham những hối lộ.  Điều 47 Bộ luật hình sự  lại cho quyết định hình phạt dưới khung  nếu có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ. Cán bộ đảng viên nào mà không có ba, bốn tình tiết giảm nhẹ , vì nhân thân ai cũng  tốt,  huân chương đầy ngực.  Cơ chế bảo vệ nội bộ như thế,lại có tư tưởng chỉ đạo  “ trong tình thương yêu đồng chí, lấy giáo dục răn đe làm chính” thì  dẫu có kiện toàn  bộ máy chống tham nhũng tới đâu, hô hào  cỡ nào cũng khó đẩy lụi được tham nhũng.
               Ông Lê Tuyền , nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói: “ Lâu nay phát hiện ra tham nhũng chủ yếu là từ dư luận báo chí, chứ chính bản thân đơn vị , tổ chức có người tham nhũng có phát hiện ra đâu. Người dân biết hết, nhưng phát hiện, tố cáo  mà không xử lý khiến họ xói mòn niền tin!”  Chẳng những không xử lý tham nhũng , mà người chống tham nhũng có khi còn mang vạ. Ông Nguyễn Văn Ch.,  một thiếu tá  cựu chiến binh, người từng nổi tiếng đấu tranh chống tham nhũng mấy năm trước, bị kết tội  gây mất đoàn kết nội bộ,  bị khai trừ khỏi đảng và bị bọn côn đổ đánh gẫy nguyên một hàm răng “cho mày câm miệng lại”, đau xót nói với tôi : “Bây giờ  nhiễu nhương quá. Cái thời  áo đụp rận đàn ông ạ!”.  Vừa qua chị Dương Thu Thủy phát hiện, tố cáo ông Trạm trưởng Nguyễn Đức Đạo tham nhũng, cũng bị de dọa và gây sức ép nên không nhận giải thường.
               Ở Hy Lạp thời cổ đại, người ta đã lấy 2/3 tài sản thu hồi được cùa quan tham  thưởng cho người phát hiện, tố cáo. Vị  quan chức tham nhũng bị tước quyền công dân, hủy bỏ sinh mạng chính trị và bị coi là kẻ ô nhục. Ở Byzanhum , thế kỷ 11, quan chức tham nhũng bị chọc mủ mắt và bị thiến. Ở La Ma bất kể quan chức to đến đâu nếu tham nhũng đều phạt treo cổ.Hiện tại nước Mỹ, Anh, Pháp vẫn giữ hình phạt rất nghiêm khác với quan chức tham nhũng,còn ở ta lại có vẻ nương nhẹ. Ở nước ta thời phong kién có nhiều triều đại cũng rất nghiêm trị tham nhũng, dù quan chức cỡ nào mà tham nhũng bị phát hiện phải cách chức, tịch thu và truy thu hết gia sản, không cho ở thành thị, quê gốc đâu cho về đó làm thứ dân.  Riêng chịu nhục với xóm làng, nơi ai cũng biết ông từng vênh vang ghế này chức nọ, đã là hình phạt nặng nề, sống không bằng chết!
              Tổng bí thư Tập Cận Bình viết trên tờ “Nhân dân nhật báo” của Đảng cộng sản Trung Quốc: “Trong những năm gần đây, một số nước đối mặt với nhiều vấn đề âm ỷ khiến dư luận công chúng sôi sục, gây tình trạng bất ổn về dân sự khiến chính quyền sụp đổ. Trong tất cả những bất ổn này, tham nhũng là một nhân tố quan trọng... Tham nhũng mà tồi tệ hơn thì kết cục duy nhất là dấu chấm hết cho đảng và nhà nước!” .
              Giáo sư Hoàng Tụy viết: “Trong những năm gần đây, ai còn chút liêm sỉ đều coi tham nhũng là quốc nạn. Trong xã hội ta, mọi người đều lên án tham những , nhưng không phài ai cũng tuyên chiến quyết liệt với quốc nạn này!”.
             Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng các luật chống tham nhũng và các biện pháp đưa ra vẫn chỉ là phương pháp cổ điền mà ta đã sử dụng mấy chục năm trước, bây giờ chưa có gì mới. 
         “Cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, giáo dục” như TBT Nguyễn Phú Trọng coi là thực hiện NQTƯ 4 thành công, thực ra chỉ có hiệu quả khi mà đại đa số cán bộ công chức không cần, không muốn, không có điều kiẹn tham nhũng. Còn với hiện trạng bây giờ thì phài thay đồi cơ chế đề giống như Singapore, cán bộ công chức chằng những không muốn, khồng cần mà còn không dám, không thể tham nhũng.
             Cơ chế của ta hiện nay tạo quá nhiều thuận lợi cho tham nhũng lợi dụng, như chiếc áo chắp vá cho loài rận ẩn núp. Phải chăng đã đến lúc thực hiện cơ chế công khai, minh bạch hóa, như ông James Anderson, chuyên viên cao cấp của ngân hàng thế giới khuyến nghị: “Càng công khai minh bạch thì tham nhũng càng ít!” . Hóa ra, nhìn thẳng vào thực tế, các biện pháp và những nỗ lực thực thi xử lý tham nhũng chỉ chắp vá như 'áo đụp' còn cả bầy sâu vẫn nhung nhũc như 'rận đàn'. 
     M D
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


...................

Dép chính chủ


TÔI CÓ PHẢI BỊ TÙ TẠI GIA ?!


Nguyễn Thanh Giang 
1

Sáng nay, mới hơn 7 giờ, ba công an, hai ở Bộ, một ở Sở lại đến nhà tôi. Sau những căng thẳng vì quá chừng bức bối ban đầu, tôi đã phải cố trấn tĩnh để đáp ứng yêu cầu thẩm vấn của họ.
Họ đòi tôi và tôi đã phải ký ngay để xác nhận là tác giả của những bài viết tôi đã đưa lên mạng thời gian gần đây: “Đừng lũng đoạn luật pháp”, “Cần vinh danh Điếu Cày”, “Mấy nghi vấn đối với Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết”, “Hãy để ước nguyện Lê Hiếu Đằng trở thành hiện thực”. Họ phân tích nội dung các bài đó để đấu và quy tội tôi. Căng nhất là bài tôi lên án Nguyễn Phú Trọng. Họ bảo rằng tôi đã xúc phạm lãnh đạo Đảng, dám mạt sát ông ta một cách vô căn cứ. Tôi trả lời, nếu tôi đã nói một cách vô căn cứ thì đề nghị cứ đưa ra tòa xét xử để tôi được đối chất trước công luận. Tôi chưa hề tiếp xúc với ông Nguyễn Phú Trọng, không hề xích mích cá nhân, nhưng căn cứ vào những việc làm đã được biết, những lời nói đã được nghe của ông ấy, với những suy luận tỉnh táo và hoàn toàn khách quan tôi khẳng định rằng ông ấy, vô tình hay hữu ý, đang là nội ứng của Trung Quốc. Đưa Viêt Nam vào vòng đô hộ của Trung Quốc và làm lính lệ cho họ.
Nhiều người đánh giá ông Nông Đức Mạnh là Tổng Bí thư tồi nhất của ĐCSVN. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng mới là Tổng Bí thư non kém nhất và đang là mối nguy hại nhất cho đất nước, cho dân tộc. Chẳng những thế ông ấy còn đang phá tán uy tín của Đảng mạnh nhất, đang hủy hoại lòng tin Đảng, chế độ không chỉ của nhân dân mà cả đảng viên. Nhiều Tổng Bí thư trước cũng đã từng mắc những sai lầm đáng tiếc nhưng do hoàn cảnh trước đây bị hạn chế thông tin và bị vây hãm trong môi trường ý thức hệ quá nặng nề. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng được học hành nhiều hơn, lại sống trong thế giới mở mà vẫn lú lẫn, trì trệ như vậy thì không thể nào chấp nhận được.
Họ xoay sang cảnh cáo tôi về chuyện ngoan cố duy trì và tiếp tục tán phát tờ tập san Tổ Quốc. Tôi khuyến nghị họ rằng giữa lúc Đảng đang đứng trước nhiều nguy cơ hiểm hóc, nên để tâm sức vào những việc khẩn thiết hơn là cứ săm soi vật vã mãi với cái mảnh bán nguyệt san Tổ Quốc con con của chúng tôi. Trong cái sa mạc mênh mông của gần nghìn báo giấy, báo nói, báo hình … tập san Tổ Quốc chỉ như một hạt cát thì có gì đáng sợ đến thế. Huống chi tiếng nói của chúng tôi chỉ dám giữ ở mức nhỏ nhẹ, những phê phán, chỉ trích chỉ rất chùng mực. Vả chăng đối với một Đảng tự đánh giá là “Ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao” thì dẫu có eo xèo đây đó mấy điều ong tiếng ve, thậm chí những xúc phạm bậy bạ thì cũng chỉ càng tôn thêm độ bao dung và anh minh của Đảng chứ có nghĩa lý gì. Hãy mở thư viện online (www.nguyenthanhgiang.com) và facebook của tôi để thấy tôi đưa lên đấy cả những bài chửi bới tôi thậm tệ. Sở dĩ như vậy vì tôi hoàn toàn tin vào quảng đại, tin vào nhận thức của độc giả, tin vào công chúng. Đảng cũng nên như thế.
Họ phàn nàn rằng sao tôi lại cho đăng lên tập san Tổ Quốc bài của ông Phạm Quế Dương đòi làm sáng tỏ Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài Loan. Tôi bảo, tôi đã thảo luận với đại tá Phạm Quế Dương và cho rằng đấy là việc làm cần thiết. Không thể để mù mờ bán tín bán nghi như hiện nay. Nếu đúng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương thì phải xét lại nhiều vấn đề. Nếu sai thì phải kiện ra tòa án quốc tế. Không thể để người ta bôi nhọ lịch sử Việt Nam đến mức ấy được.
Tuy nhiên ba nôi dung thẩm vấn trên dù hiểm hóc và mang tính cảnh cáo nặng nề, song không phải mục đích chính của buổi làm việc hôm nay.
Từ ngày “câu lạc bộ” của tôi bị cấm đoán, nhiều người buồn ngơ ngẩn vì nhớ nhau. Tuổi già, nghỉ hưu rồi, ít có điều kiện tiếp xúc xã hội nên bạn bè cần thiết lắm. Riêng tôi, đã ở tuổi 77, năm nay còn được thế này, sang năm có còn đi thăm ai được không? Ai nhớ tìm đến thì có còn gặp không? Gặp thì có còn nói, còn nghe được không? Cho nên nhân nhớ về ngày sinh thứ 7 của tập san Tổ Quốc (15.9.2006 – 15.9.2013) chúng tôi có hẹn nhau đến uống với nhau một ly cà phê, ăn một bữa trưa sơ sài. Vậy mà, bỗng dấy lên cả một chiến dịch khủng bố, vây ráp với nhiều cánh quân: cánh quân sộc đến từng nhà ngăn “hôm nay không được đến nhà ông Giang”, cánh quân trực sẵn trong Ủy ban Nhân dân Trung Văn có cả xe cộ (và chắc là cả súng ống), cánh quân chốt ở đầu ngõ không cho vào và bắt đi một số người. Một người lọt được vào đến cổng thì vừa bấm chuông đã bị 3 công an xông đến chỉ vào mặt người ra đón, quát “không được mở cửa”. Lúc ấy, cánh quân đang chốt trong nhà tôi là 3 công an kể trên.
Trời ơi, họ bòn rút của nhân dân, của đất nước được nhiều tiền của quá nên sẵn sàng chi phí vô tội vạ vào những viêc chẳng đáng gì. Mấy ông già gần đất xa trời như tôi thì còn ham muốn được gì, âm mưu được gì! Dẫu có lẩn thẩn mà còn ham muốn, âm mưu thì cũng làm sao mà có thể nên cơm, nên cháo gì được.
Tôi xin chân thành giãi bầy rằng buổi gặp hôm nay không hề có nội dung dính dáng đến tổ chúc, đến bàn định chủ trương kế hoạch mà chỉ đơn thuần thuộc về tình cảm, giao lưu bằng hữu. Thế mà cũng bị phá hoại, bị ngăn cấm!
Họ không chỉ đàn áp con người tư duy mà còn xiềng xích cả con người tình cảm của tôi! Quá bức xúc đến mức không còn chịu đựng được, tôi đã phản ứng rất dữ dội. Đã la hét rất lớn và … chửi mằng hơi thậm tệ!
Không biết những gì rồi sẽ xẩy ra?
Phải nói rằng họ đã giở hết sách, hết cỡ tàn bạo đối với tôi: cắt điện thoại, ném đá vào nhà, đưa ra phường đấu tố, thuê thương binh đã bị lưu mạnh hóa kéo đến cổng biểu tình, hô khẩu hiệu rồi xông vào nhà gây sự hành hung, cho cán bộ Tuyên Giáo đi nói ở nhiều nơi và nhiều báo Đảng đã quy kết tôi đủ “tước danh”: bất mãn, cấp tiến, cực đoan, cơ hội, chống CNXH, phản động, gián điệp … , kích động được cả một số người “dân chủ” nhẹ dạ vu khống bôi bẩn tôi là tên ăn cắp, hủ hóa với cả vợ đồng chí đang bị ở tù, gần chục lần khám nhà, tịch thu tài sản, hơn chục lần gọi đi thẩm vấn, tống giam …
Rõ ràng họ vẫn rình rập xăm soi tôi ghê gớm lắm. Không biết họ còn thủ đoạn gì dã man hơn, khốn nạn hơn với tôi nữa không? Đối với tôi bây giờ chắc họ không thể dùng các ngón bài lậu thuế, “hai bao su” nhưng biết đâu họ sẽ còn trâng tráo hơn, thâm độc hơn, đểu giả hơn?
Ơn nhờ đấng tối thiêng tôi đã được cùng Trái Đất quay quanh Mặt Trời 77 vòng, con cháu đã đề huề nên không còn gì tiếc nuối, ân hận nữa. Chỉ mong mọi người hãy minh xét cho tôi qua mấy nghìn trang viết trên Thư viện online và non chục cuốn sách của tôi đã in, từ đấy quý vị sẽ thấy những gì cần làm không phải chỉ vì tôi mà vì Đất nước, vì Dân tộc.
Tôi khẩn khoản kính báo và tha thiết kêu gọi.
Hà Nội 12 tháng 9 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

Copy từ: Ba Sàm


....................

Gửi các anh hùng Đặng Ngọc Viết trong tương lai


Nguoi Yeu Nuoc (Danlambao) - Gọi Anh là Anh hùng Đặng Ngọc Viết, (Thái Bình) vì Anh đã làm nên một sự kiện cực kỳ tốt đẹp cho người Dân Việt Nam, nhất là cho những người đã và đang bị cướp đất, đang phải đấu tranh giành lại quyền của mình từ những cơ quan công quyền vô cảm. Anh đã hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy sự chú ý của công luận, của nhân dân và kể cả sự chú ý của chính bọn ăn cướp về vấn đề đất đai. 
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sau Đoàn Văn Vươn, sau Đặng Ngọc Viết, sẽ còn có nhiều anh hùng như các Anh lại tiếp tục con đường đó: trực tiếp tấn công lũ ăn cướp ban ngày là bè lũ chính quyền thối nát.
Nhưng xin gửi tới các vị Anh hùng trong tương lai, và cả tới gia đình thân nhân bạn bè của họ, nếu định học tập tấm gương Đặng Ngọc Viết vùng lên đối đầu với chính quyền, các bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc tự sát sau khi hành động.
Chính quyền hiện nay đã hoàn toàn mất chính danh, nếu sau khi chúng ta xử tội các quan chức viên chức ăn cướp của họ, có thể họ sẽ bắt và xử lại chúng ta tại tòa án. Nhưng thời đại bây giờ VN không phải là Bắc Triều Tiên, nên chính quyền không thể che giấu nhân dân và cộng đồng quốc tế, cộng đồng mạng, không thể tự do chà đạp lên Luật pháp do chính họ đưa ra.
Vì vậy tôi có thể nói rằng, nếu Anh Đặng Ngọc Viết chưa chết, có thể giờ này Anh đang bị nằm trong tay chính quyền, nhưng Anh vẫn sẽ có hơn 50% cơ hội được sống.
Thứ nhất, khi xét xử, người ta phải nhìn hai bên, cho dù hành động của Anh Đặng Ngọc Viết bị khép tội giết người khi chống lại bọn cướp đất, nhưng vẫn phải xét tới hành động của phía chính quyền cướp đất. Hãy yên tâm rằng, trong lịch sử VN thời cộng sản, chưa bao giờ có một vụ cướp đất hoàn toàn đúng lý, nên chưa bao giờ có chuyện "quan chức chính quyền" không hề sai. Vì vậy cơ hội phía người chống lại chính quyền vần còn nhiều. Đoàn Văn Vươn cũng bị khép tội danh "Giết người", mà lại là vụ đầu tiên, vậy mà vẫn không bị án Tử.
Thứ hai, khi có chuyện liều chết chống lại chính quyền cướp đất, chắc chắn là dư luận xã hội, nhân dân và quốc tế sẽ biết đến các bạn và sẽ đứng bên cạnh các bạn. Hãy yên tâm, các bạn sẽ như Điếu Cày, Hà Vũ, Phương Uyên, khó có thể có chuyện mang án Tử hình hoặc bị ngộ sát trong hoàn cảnh bí mật.
Thứ ba, quan trọng nhất, là có thể hành động của các bạn sẽ kéo theo sự sụp đổ của chính quyền thối nát này, (như câu chuyện bên xứ Tuynidi xa xôi) và khi đó, các bạn không chỉ được tự do hoàn toàn, mà sẽ còn là những quan tòa xét xử bè lũ ăn cướp của ngày hôm nay.
Vì vậy, hỡi các anh chị đang bị dồn nén tới đường cùng, đang muốn học tập tấm gương của Anh hùng Đặng Ngọc Viết, hãy nên nhớ rằng đừng tự hy sinh mạng sống của mình. Một lần dũng cảm chống lại chính quyền, có thể có vài quan chức tham lam ăn cướp bị giết, có thể có nhân dân vài vùng quanh đó dễ thở hơn, như chính báo chí nhà nước đã nêu, sau vụ Đoàn Văn Vươn, một số địa phương biết sợ mà không dám cưỡng chế đất. Nhưng với một phiên tòa sau vài cấp xét xử, sẽ giết được nhiều bọn tham lam ăn cướp hơn, và nhiều tỉnh nhiều vùng miền sẽ được tự do hơn, và rồi cả dân tộc sẽ được tự do.
Mong các Anh Chị sẽ là Đặng Ngọc Viết trong tương lai, hãy nghĩ đến điều đó trước khi hành động.

Copy từ: Dân Làm Báo


......................

Ông Võ Văn Ái lên tiếng cho các Bloggers và Tôn giáo tại Liên Hiệp Quốc - Genève


Quê Mẹ - Genève, 13.9.2013  - Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đang diễn ra tại Genève từ ngày 9 đến ngày 27.9.2013. 
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự bảo trợ của 4 tổ chức Human Rights Watch, IFEX (Bảo vệ và Thăng tiến Tự do Ngôn luận), Article 19 (Bảo vệ Tự do Ngôn luận), và PEN International (Văn Bút Quốc tế), đã tổ chức vào chiều ngày thứ tư 11.9.2013, tại Phòng hội XXII của LHQ một cuộc Hội thảo về “Ngôn luận hợp pháp trên Internet bị quy tội : Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, và Cam Bốt” (Criminalisation of Legitimate Expression on the Internet : Testimonies from Viet Nam, Thailand and Cambodge).
Các nhân chứng từ Việt Nam có hai ông Võ Văn ÁiNguyễn Bắc Truyển, bà Sukanya Joop Prueksakasemsuk đến từ Thái Lan và cô Ramana Sorn đến từ Cam Bốt.
Hội thảo tại LHQ về “Ngôn luận hợp pháo trên Internet bị quy tội: 
Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt” .
Mở đầu cuộc hội thảo ông Võ Văn Ái phát biểu như sau: 
“Về vấn đề tự do ngôn luận trên Internet, Việt Nam mới thông qua Nghị định 72 hôm 15.7 và có hiệu lực kể từ ngày 1.9, là hành xử cuối cùng của Việt Nam chống lại tự do ngôn luận trực tuyến. Nghị định này tóm lược sự chọn lựa hai đường của Việt Nam : Làm vui lòng cộng đồng quốc tế quan tâm tới nhân quyền, song song với việc đàn áp nhân dân. 
“Kể từ chính sách Đổi mới kinh tế ra đời năm 1986, mục tiêu của nhà cầm quyền tập trung thu hút giới đầu tư quốc tế, nhưng đồng thời kiểm soát chặt chẽ chế độ chính trị. Nghị định 72 quản lý việc sử dụng Internet để khuyến khích các công ty quốc tế vào Việt Nam làm ăn. Trước khi Nghị định ban hành, nhà cầm quyền Việt Nam tham khảo cộng đồng quốc tế về bản dự thảo nghị định. Nhưng chỉ sửa đổi theo các lời phê phán những chi gây bất mãn giới đầu tư quốc tế. Trái lại, gạt bỏ mọi điều mang lại tự do ngôn luận cho nhân dân. 
“Việt Nam vốn đặt nặng việc mở rộng Internet để phát triển kinh tế, nhờ vậy chỉ trong vài năm, Việt Nam trở thành quốc gia sử dụng Internet rộng rãi nhất ở Đông Nam Á. Kết quả là : kể từ năm 2000 số người sử dụng Internet tăng 15 lần hơn, đạt con số 31 triệu người sử dụng, tức một phần ba dân số. 
“Vài năm trước đây phải vào các quán Cà phê Internet để nối mạng. Nay việc ấy có thể thực hiện trực tiếp tại nhà để truy cập các Trang Web. 
“95% giới trẻ từ 15 đến 22 tuổi ở những thành phố lớn như Saigon, Hà Nội, sử dụng Internet, 80% giới trẻ liên kết với các Mạng xã hội. 
“Việc nối mạng hiện nay còn thông qua điện thoại cầm tay mà con số người sử dụng lên tới 130 triệu, nơi dân số có 90 triệu, và 20 triệu sử dụng smartphones. Nhà cầm quyền dự báo sang năm 2014 một nửa số các trang Web có thể truy cập trên điện thoại. 
“Sự cất cánh vĩ đại của Internet làm thức dậy trong lòng dân chúng mối khát khao thông tin, trao đổi, đối thoại và tham dự vào hiện tình đất nước. Các blogs và tiểu blogs được nẩy sinh hàng triệu để lẩn tránh các nguồn thông tin một chiều và bè phái của nền báo chí nhà nước theo lệnh đảng Cộng sản. Thực tế là mầm mống của nền báo chí độc lập và tự do ra đời thông qua các blogs. Những blogs tiêu biểu có thể kể như Bauxite Việt Nam hay Dân Làm Báo… 
“Thông qua Internet, các nhà bất đồng chính kiến có thể trao đổi thông tin giữa họ với nhau hay tuồng ra ngoại quốc, nhất là trong khối nhân dân thầm lặng, đặc biệt trong giới trẻ, để vận động các vấn nạn họ quan tâm : chẳng hạn vấn đề cưỡng chế đất đai nông dân, tham nhũng trong hàng lãnh đạo Cộng sản cao cấp, hay những hiểm nguy Trung quốc khai thác bô-xít ở Tây nguyên. 
“Nhất là sự bất mãn của nhân dân trước sự nhu nhược của chính quyền Việt Nam đối với việc Trung quốc xâm lấn vào biển đảo trên Biển Đông. Giữa tháng 6 đến tháng 8 năm 2011, nhờ hệ thống SMS và Facebook, các cuộc biểu tình đã tổ chức tại Hà Nội và Saigon mỗi ngày chủ nhật để chống xâm lăng Trung quốc. Nhưng các cuộc biểu tình này đã bị nhà cầm quyền đàn áp. 
“Xem như thế, Việt Nam là nước sử dụng Internet phổ biến nhất tại Đông Nam Á. Nhưng cũng là quốc gia vi phạm tự do ngôn luận kinh khủng nhất. 
“Ấy là vì nhà cầm quyền Việt Nam không thích sự phê phán, tranh luận. Từ khởi nguyên họ luôn xem Internet như mối đe dọa, nên tìm cách ngăn chống “những tác dụng xấu”, tức tự do Internet mà nhân dân có thể sử dụng. Cách đây mấy tuần, báo chí nhà nước nhận định “Với sự bùng nổ Internet, tự do ngôn luận và tự do báo chí trở thành vấn nạn toàn bộ”.
Ông Võ Văn Ái trình bày hiện trạng đàn áp các bloggers tại Việt Nam 
và Nghị định 72 về Internet khóa miệng tự do ngôn luận.
“Tuy nhiên, sự bùng nổ kỳ diệu của những lời phát biểu trên Internet gây bất ngờ cho nhà cầm quyền Việt Nam, nên họ đã trả đũa bằng một loạt đàn áp bạo động chống các bloggers và các nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, như sách nhiễu, công an dùng bọn côn đồ tấn công, bắt giam vào nhà thương tâm thần, hành hung, kể cả xâm phạm thô bạo thân thể phụ nữ, bắt giam tùy tiện, hay tổ chức các phiên tòa giả trá mà chìa khóa giải quyết là những án tù nặng nề. 
“Tất cả đó đã được chính quyền thoa lên vết sơn bóng loáng của cái gọi là pháp luật với một kho điều luật gian ác, mà ta có thể thấy qua Nghị định 72 như ví dụ cuối cùng. 
“Trong quá khứ, Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ các chủ quán Cà phê Internet cũng như cài đặt những phần mềm gián điệp trên các máy vi tính. Đồng thời thiết lập bộ phận Công An Mạng để truy kích “những thông tin nhạy cảm” và triệt phá hằng trăm blogs hay trang nhà tại Việt Nam. Nhà cầm quyền còn áp đặt lên công dân mạng trách nhiệm hình sự những chi họ đưa lên blog hay trang nhà, kể cả những chi họ nhận được. Đồng thời chế độ tấn công các trang nhà đối lập ở nước ngoài và sử dụng phần mềm gián điệp phá hỏng hàng nghìn máy vi tính. 
“Việt Nam cũng thiết lập những Facebook hay Twitter cạnh tranh, nhằm kiểm soát công dân mạng. Việc đăng ký các trang nhà bó buộc phải trưng đủ chứng minh thư. 
“Bên cạnh những biện pháp đặc biệt cho việc sử dụng Internet, Việt Nam có cả một kho điều luật chống lại tự do ngôn luận, tiêu biểu nhất trong bộ Luật Hình sự nằm dưới định nghĩa mơ hồ của cái gọi là “an ninh quốc gia”: 
“Ví dụ, điều 79 của bộ Luật Hình đối với “những hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bị xử từ chung thân đến tử hình nhằm trấn áp giới bất đồng chính kiến. Đã nhiều năm LHQ tố cáo điều luật này, vì không phân biệt giữa những hành vi bạo động với sự ứng xử nhân quyền chính đáng và ôn hòa. 
“Những ai trao đổi tin tức với người nước ngoài sẽ bị truy tố tội “gián điệp” theo điều luật 80 trong bộ Luật Hình sự. 
“Điều 88 của bộ Luật Hình sự về “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN”, bị án 3 năm đến 20 năm tù giam, được nhà cầm quyền sử dụng thường xuyên để ngăn cản mọi phê phán nhà nước. Đúng một năm trước đây, blogger Điều Cày và thành viên “Câu lạc bộ nhà báo tự do” Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị xử án lên tới 12 năm tù giam. 
“Một trong những điều luật ngột ngạt kiểu Kafka là điều 258 của bộ Luật Hình sự về “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi nhà nước” có thể bị án 7 năm tù giam. 
“Trở lại với Nghị định 72 về Internet, cũng như đa số các điều luật và chỉ thị của Việt Nam, mọi hành xử đều bị cấm đoán, khiến người ta không biết đều gì họ có quyền làm, hiển nhiên ngoài sự câm mồm. Nghị định 72 thiết lập sự kiểm duyệt tùy theo những hành động bị cấm đoán, và bó buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngoại quốc phải cung cấp thông tin của khách hàng người Việt khi nhà cầm quyền đòi hỏi. 
“Hơn nữa, theo Nghị định 72 mọi trao đổi thông tin trên Facebook là một tội phạm. Cấm mọi công dân mạng đề cập chuyện thời sự trên blog, trang nhà hay mạng xã hội của họ như Facebook hay Twitter. Chỉ được lưu hành các tin tức “cá nhân” mà thôi. Mới hai ngày trước đây, Hãng Thông tấn Việt Nam, tức cơ quan thông tấn nhà nước nhắc nhở rằng: 
“Các blogs do tư nhân thiết lập với mục đích cung cấp, trao đổi những thông tin cá nhân, chứ không được trình bày về các tổ chức hay những cá nhân khác mình, và cấm cung cấp các tin tức liên quan tới tổ chức hay của người khác”. 
“Nếu các tư nhân muốn đăng tải những tin tức thời sự thì phải “xin phép”, nghĩa là chịu khép mình dưới sự kiểm duyệt của báo chí nhà nước. 
“Trước sự phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế chống các điều luật của Nghị định 72, nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách bào chữa rằng nghị định nhắm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn cản việc tái bản trái phép những bài vở được bảo vệ trên các trang nhà. Thế nhưng luận điệu này chẳng thuyết phục ai, ngoài sự ác ý của nhà cầm quyền. 
“Cứ như thế, từ đầu tháng này chính quyền Việt Nam truy kích các công dân mạng đề cập tới chuyện thời sự. Dùng những điều luật mơ hồ để biến thành tội phạm cho bất cứ cách hành xử nào hoặc đàn áp tùy tiện. Nhà cầm quyền thiết lập sự tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt tối hậu. 
“Trong lĩnh vực tự do báo chí, nhà cầm quyền áp đặt những biện pháp khiến các ký giả tự mình kiểm duyệt lấy mình. Ví dụ như luật báo chí Việt Nam đòi hỏi các nhà báo phải trả tiền bồi thường cho những cá nhân nêu tên trong bài viết, dù sự kiện nói về cá nhân ấy được xác nhận. Nếu điều ấy chưa đủ, nhà báo nào quá thóc mách sẽ bị bắt giam, như trường hợp vừa xảy ra cho ông Võ Thanh Tùng cùng với các người phụ tá ông hồi tháng 8 vừa qua, hoặc ông Nguyễn Văn Khương bị bắt giam năm 2012. Những người này viết bài tố cáo công an tham nhũng, rốt cuộc lại bị truy tố tham nhũng. 
“Nhà báo, bloggers, những nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, nhà bảo vệ nhân quyền, nhà dân chủ đều bị nhà cầm quyền xem như “thù địch” hay “thế lực thù địch” theo thành ngữ nhà nước sử dụng. Lạ thay, những người này không chống đối chế độ hiện hữu hay chống đối đảng Cộng sản, họ cũng không hề chống lại quê hương Việt Nam của họ. Trái lại, họ chỉ góp ý khi có ai hỏi họ, như trong trường hợp được tham khảo trong việc cải tổ Hiến chương ; họ nhìn ra những vấn nạn đất nước vấp phải để tìm cách đối thoại hay tham gia giải quyết. 
“Giống như nhận định gần đây của ông Johathan London, Giáo sư Đại học Hồng Kông : “Trong mọi tầng lớp xã hội Việt Nam đang có sự khao khát thay đổi. Nỗi khát vọng này không đến từ các thế lực thù địch, mà đến từ mọi giới người Việt yêu thương xứ sở họ và mong cầu một tương lai tốt đẹp sớm xảy ra”. 
“Chính giới người Việt này đang bị Hà Nội truy kích, đàn áp một cách lạnh lùng, không đoái hoài đến các công ước quốc tế bảo vệ nhân quyền mà nhà cầm quyền đã ký kết. 
“Ngoại trừ vạch ra chút sai trái, cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra chìu lòng giới cầm quyền Hà Nội : Đãi bôi trên đầu lưỡi rồi chúi đầu vào làm ăn… “Business as usual”. 
“Trớ trêu của số mệnh khiến cho Việt Nam chỉ biết những cuộc đàn áp hung tàn chống sự tự do, và rồi đây Việt Nam sẽ bước vào làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ năm tới đây, mà sự quyết định có thể sẽ xảy ra trong tháng này tại Đại hội đồng LHQ ở Nữu Ước. 
“Thật vô cùng cốt yếu sự kiện các xã hội dân sự quốc tế kề vai đứng bên cạnh các bloggers và những nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam, vọng lên tiếng nói họ, và tố cáo những trấn áp mà họ đang chịu đựng. 
“Xin cám ơn quý liệt vị”.
(Quê Mẹ dịch sang tiếng Việt)
*
Lời phát biểu của Luật gia Nguyễn Bắc Truyển qua băng thu âm gửi từ Saigon sang Genève
Kính thưa quý vị, 
Tôi là Nguyễn Bắc Truyển hiện đang sinh sống tại Saigon, Việt Nam, tôi xin tường thuật tình hình của tôi trong thời gian qua. 
Ngày 10.8.2013, sau khi gặp đại diện của Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa kỳ tại Saigon. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi bước ra phòng họp thì gặp rất nhiều công an, mật vụ đã đứng sẵn ở đó rát đông, và tôi nghĩ rằng họ có thể bắt tôi. Tôi báo ngay cho phái đoàn Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ và họ yêu cầu tôi không được bước ra khỏi khách sạn và chờ người của họ đến. Khoảng 10 phút sau hai nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ đã đến và họ yêu cầu tôi giữ vị trí đó. Họ bước ra ngoài quan sát. Sau khi quan sát xong họ điện thoại đi một vài nơi và sau đó họ nói với tôi có thể bước lên xe taxi về nhà an toàn, không có vấn đề gì xảy ra cho tôi.
Băng thu lời Luật gia Nguyễn Bắc Truyển phát biểu đã được dịch sang Anh ngữ 
Khi tôi trở về nhà mẹ tôi tại quận Tư Saigon, rất đông mật vụ bám theo xe của tôi. Khi tôi về tới nhà, tôi thấy có rất nhiều mật vụ bám ở đó, và trong suốt những ngày sau đó mật vụ đã bao vây nhà mẹ tôi 24 trên 24 với số lượng rất là đông. Mỗi ca trung bình khoảng 10 người mật vụ. 
Sau khi cái ngày Phương Uyên được án treo, và thả ngay sau khi phiên tòa chấm dứt, thì chị Bùi Hằng, anh Trương Minh Đức và một anh nữa là anh Quang Dũng tới đón tôi tại nhà để đưa tôi qua Dòng Chúa Cứu Thế dự buổi tiệc nhẹ mừng em Phương Uyên, công an, mật vụ đã đi theo nhóm chúng tôi tới Dòng Chúa Cứu Thế. Tối hôm đó, sau khi dự buổi tiệc chúng tôi đến một khách sạn nghỉ qua đêm. Sáng ra tôi và anh Trương Minh Đức đi mua thức ăn sáng cho nhóm thì chúng tôi đã bị nhóm mật vụ này gây hấn. Khi đó chị Hằng và chị Thúy Nga cũng đã có mặt dưới sảnh khách sạn và quay lại tất cả những hành động côn đồ của họ thì bắt đầu họ tấn công lên. Đầu tiên họ đánh tôi, sau đó họ đánh chị Thúy Nga, họ áp sát anh Trương Minh Đức và chị Hằng để giựt máy quây phim và điện thoại. Nhưng họ không thực hiện được vì lúc đó bảo vệ của khách sạn đã can thiệp mời họ ra khỏi khách sạn. 
Chiều hôm đó chúng tôi gồm có anh Nguyễn Tường Thụy, chị Bùi Hằng, chị Thúy Nga lên xe để về Vũng Tàu, thì tại nhà xe Hoa Mai, công an mật vụ đã dùng một hòn đá đập thẳng vào đầu chị Hằng. 
Trong suốt chặng đường từ Saigon về Vũng Tàu thì nhóm công an mật vụ đó đã theo về tới đây. Và hiện nay mỗi ngày trung bình họ có khoảng 10 người một ca để canh gác chung quanh nhà chị Hằng. Họ còn gây hấn cả gia đình, những người thân như người con, em của chị Hằng đều bị họ gây hấn, theo dõi, giám sát. Thậm chí con trai của chị Hằng là em Trung cũng bị họ dùng một hòn đá ném thẳng vào đầu, khi em đang di chuyển bằng xe gắn máy trên đường thành phố Vũng Tàu. Anh Lê Quốc Quyết là em ruột anh Lê Quốc Quân đã đến thăm chị Hằng và trên đường về cũng bị cảnh sát giao thông chận xe cho bọn mật vụ đánh anh tại cổng chào của thành phố Vũng Tàu. Và sau đó chị Hằng và các anh em khác đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay tại đồn công an thành phố Bà Rịa để lên án hành động côn đồ cũng như buộc họ phải xác nhận vào biên bản hành động chận xe hay đánh người là hoàn toàn sai trái. 
Ở tại Hà Nội, tình hình của các bloggers cũng bị tấn công. Các bloggers tổ chức những lớp học Anh văn cũng bị đảng Cộng sản Việt Nam đi vào nhà khám xét và bắt giữ trong một thời gian ngắn. Hiện nay Dũng Aduku là một nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị họ bắt ngày hôm qua, 21.8, và cho đến nay chúng ta không biết tin tức gì về nhà blogger Dũng Aduku. Còn những bloggers khác thì bị chiếm đoạt tài sản, giữ tài sản cho đến nay không trả lại và khi những bloggers này tổ chức đến đồn công an đòi tài sản thì bị đánh đập tại đó, như anh Thắng một blogger tại Hà Nội. 
Thưa quý vị, trong những ngày qua khi ông Trương Tấn Sang đi gặp Tổng Thống Obama Hoa Kỳ trở về thì tình hình nhân quyền có vẻ như là bước sang một giai đoạn mới là khủng bố trực tiếp vào các nhà hoạt động một cách rất là nặng. Họ đánh đập, không từ bất cứ hành động côn đồ nào để có thể đàn áp, khủng bố tinh thần của các nhà bất đồng chính kiến cũng như các nhà hoạt động. Nặng nề hơn hết là họ ra những thông báo về Nghị định 72 hạn chế quyền thông tin trên Internet. Đây là Nghị định đi ngược lại những lời cam kết tự do Internet của nhà cầm quyền Việt Nam đối với quốc tế. 
Chúng tôi xin được thông báo tình hình như thế đến các quý vị. Mong quý vị quan tâm về tình hình Việt Nam để mà ngăn chận những cái sự vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Buộc họ phải thực thi những cam kết với các tổ chức quốc tế về nhân quyền. 
Thưa quý vị và cám ơn quý vị rất nhiều.

Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) 
Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 

Copy từ: Dân Làm Báo


.............................

Vụ Mỹ Yên: Công an chỉ có đường sống duy nhất là về với nhân dân



VRNs (12.09.2013) – Sài Gòn – Bản lên tiếng của các chức sắc Tôn giáo VN vào ngày 10.09.2013, bao gồm lời hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên và các giáo xứ bạn; nhắc nhở nhà cầm quyền cộng sản (cs) đã không thiện chí giải quyết sự kiện Mỹ Yên ngay từ đầu, mà còn cấu kết với các lực lượng công quyền khác như công an, quân đội, báo chí, côn đồ… để vu khống cho người dân, linh mục và Giám mục giáo phận Vinh.
Cha Phêrô Phan Văn Lợi, sống tại Huế, một trong những vị chức sắc đồng ký tên vào Bản lên tiếng này giải thích: “Bản lên tiếng của các chức sắc trước hết là lời hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên (và các giáo xứ bạn). Hiệp thông theo nghĩa thứ nhất, bênh vực cho 2 giáo dân bị bắt và các giáo dân bị đánh (họ là những người vô tội); thứ hai, an ủi cho tất cả họ (không những đồng đạo mà cả khác đạo đều đang quan tâm đến họ); thứ ba, khen ngợi tất cả họ vì đã kiên trì và can đảm đấu tranh cho công lý trong tinh thần hiếu hòa (giáo dân Mỹ Yên) và vì đã liên kết tương trợ trong tình nghĩa đồng bào và đồng đạo (giáo dân chung quanh). Bản lên tiếng của các chức sắc thứ đến là lời kêu gọi ngỏ với bà con lương giáo. Trước hết kêu gọi bà con ý thức rằng mọi tôn giáo đều là nạn nhân của cs và đều có bổn phận thông hiệp với nhau trong thảm cảnh chung này. Tinh thần tương thân tương ái này là truyền thống tốt đẹp của mọi tôn giáo tại VN chúng ta. Thứ đến là kêu gọi bà con liên kết với nhau (theo gương các chức sắc, lãnh đạo tinh thần của họ) để cùng đấu tranh cho công lý và nhân quyền (trong đó có quyền làm người, quyền làm dân, quyền sống đạo) vốn đang bị chế độ cs chà đạp và tước bỏ. Tinh thần bênh vực công lý, cổ vũ nhân quyền này nằm trong bản chất, giáo huấn và sứ mạng của mọi Giáo hội.”
Ngài Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Hội thánh Đại đạo Tam kỳ phổ độ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh, hiện đang ở Đức Trọng, Lâm Đồng, chia sẻ: “Trên tinh thần người tôn giáo và đứng dưới góc độ người có đạo, chúng tôi thấy những bất công trong xã hội mà quyền con người bị chà đạp, bị đàn áp như giáo dân Mỹ Yên thì chúng tôi phải lên tiếng bảo vệ tự do tôn giáo và đòi hỏi một cách chính đáng về quyền tự do tôn giáo, quyền con người… là những quyền Thượng Đế đã ban cho mỗi người được hưởng và, tất cả mọi người và mọi tổ chức đều phải tôn trọng nhưng đối với pháp luật VN của nhà cầm quyền lại hạn chế quyền con người. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên hợp sức lại, hiệp thông với nhau và cầu nguyện quyền năng thiêng liêng để Thượng Đế cứu độ con cái Ngài trong cơn khổ nạn này”.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bộc bạch: “Sự kiện giáo xứ Mỹ Yên là một việc làm bỉ ổi của người được gọi là thực thi công quyền. Vì vậy đối với cá nhân tôi đồng ký tên và lên tiếng với các vị chức sắc Tôn giáo VN, đó là bổn phận và trách nhiệm người có đạo, không những là đồng đạo mà là đồng bào đang bị cái ác tấn công thì những người có đạo đứng về phía công bình, bênh vực cho lẽ phải tất yếu phải lên tiếng”.
Bản lên tiếng có hai điều nói với nhà cầm quyền cs VN. “Một là phản đối họ đã không có thiện chí giải quyết vụ việc ngay từ đầu, còn rắp tâm trả thù giáo dân bằng cách bắt cóc người. Đến khi nhân dân tụ tập đòi công lý thì giả đò cam kết và ngụy tạo dàn dựng để đánh úp họ bằng tất cả bạo lực và dối trá của những công cụ lẽ ra phải phục vụ xã hội và bảo vệ dân lành. Như thế là danh ngôn: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm” của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, lại một lần nữa được xác nhận. Hai là nhắc nhở cho nhà cầm quyền và các lực lượng công an, quân đội, báo chí công cụ rằng: mọi tội ác chống lại con người (mà nhân chứng còn sờ sờ và đông đảo) không sớm thì muộn sẽ phải bị truy tố trước tòa án của nhân dân, của quốc tế, của lịch sử. Lúc đó, theo công pháp quốc tế, những kẻ ra lệnh (kể từ trung ương) và những kẻ thừa hành (trú tại địa phương) đều phải chịu chung trách nhiệm.” Cha Lợi cho biết.
“Qua nghị định 72 có hiệu lực từ đầu tháng 9 này về internet và các mạng xã hội, nhà cầm quyền cs muốn bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân trước các vấn đề của đất nước dân tộc (cụ thể là trước các sai lầm và tội ác của chế độ cs) để từ đó chặn chân, chặn tay và chặn lòng của người dân để đồng bào không còn biết, không còn muốn, không còn dám hành động ngõ hầu thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, tự do và nhân bản. Bản lên tiếng này của các chức sắc cho nhà cầm quyền thấy rằng toan tính của họ chỉ là vô ích, mù quáng và tội lỗi. Họ chỉ có một con đường sống duy nhất là trở về với nhân dân, trả lại cho nhân dân mọi quyền, khôi phục sự thật và lẽ phải cho toàn xã hội.” Cha Lợi cho biết thêm.
Còn Chánh trị sự Hứa Phi nhận xét: “Sau chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi thấy tình hình tự do tôn giáo ở VN không được khả quan. Nhiều tín đồ trong các tôn giáo khác bị đàn áp dã man hơn như: Thánh thất Cao Đài ở Tiền Giang, tín đồ PGHH Cần Thơ, hoặc các tín đồ PGHH tổ chức lễ cầu an tại tư gia cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu…”
“Vụ Gx Mỹ Yên là một vụ kéo dài từ 22.05, nhân phiên tòa phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin lành tại Nghệ An, cho đến hôm 04.09 như một đỉnh điểm. Vụ đó gồm một loạt hành vi có phối hợp của nhà cầm quyền địa phương (chính quyền, công an, quân đội, báo chí, côn đồ). Các hành đi đó là thứ nhất, vô luật (vì không mặc sắc phục) và ngang nhiên (vì không có quyền) chặn xe và lục soát người hành hương cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm; thứ hai, bắt cóc (vì chặn lại giữa đường vắng, tước đoạt tài sản, không thông báo ngay cho gia đình) rồi vu cáo 2 người dân bị bắt (vì kết án họ là gây rối trật tự trong thông báo gởi rất trễ cho gia đình sau đó); thứ ba, lừa gạt nhân dân bằng lời hứa miệng rồi bằng giấy cam kết; thứ tư, dàn dựng vụ “giáo dân giả” ném đá cán bộ (chiều ngày 04.09) để có cớ trấn áp bà con Mỹ Yên; thứ năm, tấn công người có mặt tại hiện trường, tấn công người chạy trốn vào nhà xung quanh, phá phách bàn thờ Chúa bàn thờ ông bà, ngăn cản bác sĩ chữa cho các nạn nhân; thứ sáu, bao vây Gx Mỹ Yên với quân đội có trang bị súng đạn, chặn đường và hành hung các giáo dân thuộc các giáo xứ bạn đến tiếp cứu; thứ bảy, dùng các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử) để trình bày dối trá các sự việc, lý luận kiểu ngụy biện về mọi vấn đề và phán đoán cách sai lạc đối với mọi chuyện, trong mục đích đầu độc dư luận và tấn công không những giáo dân Mỹ Yên mà cả giáo phận Vinh, đặc biệt là vị Giám mục cai quản giáo phận.” Cha Lợi tóm tắt sự việc.
Cha Lợi nhận định: “Một loạt hành động vô lý, vô luật và vô đạo đức như thế nằm trong chính sách cố hữu của cs là trấn áp mọi giáo hội, bịt miệng các tiếng nói của tín hữu đòi công lý và sự thật, tiêu diệt từ trong trứng nước những hình thức liên kết trong tôn giáo để đấu tranh cho nhân quyền. Loạt hành động này cũng nằm trong chuỗi dài hành động chống lại G.p Vinh vốn bất khuất nhất trong mọi Giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo VN. Một tinh thần bất khuất có từ trước năm 1954, và gần đây biểu tỏ mạnh mẽ lại kể từ sau vụ đàn áp Gx Tam Tòa (20.07.2009) cho đến hôm nay. Một tinh thần bất khuất không những có nơi các vị chủ chăn mà còn nơi các linh mục, tu sĩ và giáo dân, nhất là giới trẻ (xin nhớ lại việc 18 thanh niên sinh viên Vinh bị bắt từ tháng 8.2011 và sau đó bị đem ra tòa trong hai vụ án với những bản án rất bất công và nặng nề). Nhà cầm quyền cs đang lo âu và sợ hãi trước sự đứng dậy của người dân VN đủ mọi giới, nhất là sự đứng dậy của giới tín hữu (trong đó có cả chức sắc lẫn giáo đồ). Sự đứng dậy này ngày càng mang dạng tổ chức, liên kết và vận dụng đủ mọi phương tiện bất bạo động có trong tay, nhất là phương tiện thông tin đại chúng.”
Qua sự việc nhà cầm quyền đàn áp người dân Mỹ Yên một cách dã man và có hệ thống, Mục sư Tôn nhận định: “Tôi nghĩ, nội bộ cs đang rất là rối và suy yếu. Điều này thể hiện qua vụ Mỹ Yên, bởi vì nhà cầm quyền cố tình ra tay mạnh để thể hiện uy lực của họ. Chính nội bộ cs không dàn xếp được với nhau thì họ càng hành hung với người dân càng mạnh.”
HT, VRNs tổng hợp

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


......................