CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Gia đình Nghệ sỹ ưu tú Khôi Nguyên ký Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992



Hà Nội (2.2.2013) - Noi gương các Đấng bậc trong Giáo hội trong việc ký Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp do các nhà trí thức Việt Nam khởi xướng, nhà thờ Thái Hà đã tổ chức cho giáo dân ký tên trong ngày thứ bảy đầu tháng hành hương kính Đức Mẹ.

Trong ngày hành hương đầu tháng kính Đức Mẹ hôm nay, có rất nhiều bà con giáo dân, Tu sỹ ở các giáo phận miến Bắc về Thái Hà hành hương và đã cùng tham gia ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp. Điều đặc biệt là có sự tham gia ký tên của gia đình Nghệ sỹ ưu tú Khôi Nguyên…







SVCGVN



Cpy từ: Sinh Viên Công Giáo

Cùng viết Hiến pháp: Phải chăng là một vở kịch?


Thư của Nguyễn Long Việt gửi GS Châu, GS Sơn và cộng sự

Kính gửi: GS Châu, GS Sơn và cộng sự,

Tôi vừa nhân được tin là 2 bài viết của tôi (“Điều 4 là vấn đề của mọi vấn đề” và “Có dám đăng không?”) đã bị tháo gỡ xuống trên trang Cùng viết Hiến pháp. Tôi không biết được vì nguyên nhân gì?
“Cùng viết Hiến pháp ra đời nhằm tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ.”
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai về bài viết của tôi. Tôi cũng không mạt sát, nói năng thô tục trong bài viết. Có thể, bởi vì tôi không muốn viết những lời hoa mỹ trong bài viết, bởi tôi muốn viết ý kiến như những người dân bình thường. (Tôi cố gắng viết, sử dụng từ ngữ như cách nói trên thực tế của người dân, chứ không sử dụng những lời từ các hội nghị).
Xây dựng Hiến pháp là quyền của bất kỳ người dân nào, nên dù là ý kiến như: “tui thấy các ổng lãnh đạo kiểu chi mà dân tui phải đi làm thuê cho các nước láng giềng. Mấy ông quan chức thì lương có 5, 7 triệu mà nhà lầu, biệt thự, con cái đi du học. Con tui đi ra các nước, không thấy nước mô đưa bộ đội, công an cưỡng chế nhà dân. Bầu cử kiểu chi mà, trước bầu cử ai cũng biết là trúng rồi…”
Đó cũng là một ý kiến góp ý, và cũng có quyền bình đẳng như các ý kiến khác (miễn là không văng tục, không vu khống cho người khác). Còn góp ý mang tính xây dựng ư? Đó lại là thiên kiến qua một cái lọc (filter), như vậy đâu có phải là tranh luận dân chủ.
Tôi là người học luật, tính tình thẳng thắn, có sao nói vậy. Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào.
Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ Việt.
Tại sao lại bàn kiểm duyệt (censorship) ở đây? Bởi những người cộng sự của Giáo sư chưa thoát được sự “bám lề”, hay “sợ hãi”. Họ chỉ dám đóng góp “chút nước sơn” có chừng mực bởi họ còn “sợ” bị ảnh hưởng (con cái bị trù dập, gia đình bị sách nhiễu…). Nhưng cái đó không quan trọng lắm, cái lọc (filter) quan trọng hơn nữa là giới hạn kiến thức.
Tôi đã từng bảo là GS Dung được đánh giá là GS đầu ngành luật Hiến pháp Việt Nam, nhưng giới hạn của những bài viết của GS cũng chỉ trong khoảng của Hiến pháp Liên xô cũ chứ không phải là Hiến pháp các nước tiên tiến, dân chủ (Cũng giống như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là GS Triết học Mác – Lê nin chứ không phải là GS triết học nói chung). Tôi có tham khảo qua về mấy bài viết về Hiến pháp Mỹ, hay tam quyền phân lập của GS nhưng tôi thấy GS cũng chưa thực sự mang đến những giá trị đó. Có lẽ vì hạn chế về tiếng Anh, nên GS không thể hiểu 100% nội dung của từng câu chữ, mà GS chỉ viện dẫn các sách đã dịch qua một filter khác. Với lại, GS cũng là đảng viên, cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN nên GS cũng phải bị đè trên mình nhiều áp lực. Ngoài ra, trong số Ban biên tập hay khởi xướng cũng không ít người là Đảng viên trung thành.
Do vậy, những bài viết như của tôi chẳng hạn, kêu gọi không quy định Điều 4 để người dân Việt Nam có được quyền bầu cử như các nước láng giềng, dân chủ trên thế giới, lại qua một cái filter như thế thì tôi nghĩ, bị tháo xuống là đúng thôi.
Nhân tiện đây, tôi cũng không trách các vị trong Ban biên tập bởi ở Mỹ có câu ngạn ngữ rất hay: “We can’t teach an old dog new tricks”.
Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này vẫn tiếp tục quy định Điều 4 thì đó là một sự thất bại, đành phải chờ thế hệ trẻ. Và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ lỡ một cơ hội chuyển đổi từ độc tài (độc đảng sinh ra độc tài) sang dân chủ (dân chủ đa đảng luôn đi kèm với nhau, chứ không bao giờ có dân chủ một đảng). Và tôi cũng lo rằng không chuyển giao trong hòa bình thì sẽ phải chuyển giao trong bạo lực. Tôi không muốn điều đó xảy ra, nhưng đó là một tất yếu.
Tôi cũng xin có một kiến nghị nữa là: Một khi trang Cùng viết Hiến pháp thành lập, thì trang cũng nên hồi âm người gửi bài (trả lời…) như một dạng của trách nhiệm giải trình (accountability), không nên như cách các cơ quan hành chính Việt Nam. Người dân hỏi, không biết bao giờ trả lời. Và GS Châu cũng thấy được điều đó khi GS ký kiến nghị trả tự do cho Phương Uyên rồi. Tiện đây, tôi cũng nói thêm một chút là: Ở Việt Nam, tôi đố người nào ra đường mặc áo có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà không bị chính quyền sách nhiễu. Tôi là người làm việc trong “phòng kính” nhưng cuộc sống luôn theo sát với người dân nên tôi biết điều đó.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị,

Nguyễn Long Việt
 (3/2/2013)


Anh Ba Sàm Bình luận

Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào. Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ Việt.”
Vụ này, với sự tham gia khởi xướng của cựu TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, làm ta liên tưởng tới vụ Giải thưởng Trần Nhân Tông năm ngoái mà blog Ba Sàm đã có những bình luận trong các bản tin ngày 4/10 và 9/10, cả bài viết của cây bút trẻ Huỳnh Thục Vy: Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy  trên DLB với đánh giá của chúng tôi là “Quá sắc sảo!” hay bài nặng nề hơn: Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông (TNCG). Ngẫm ra mới thấy có khi chính những người đầy kinh nghiệm trong truyền thông trên mạng cũng không thể không có lúc quên đi mất sức mạnh lan tỏa của Internet, để mà cẩn trọng với … “tác dụng ngược” của nó!
Qua hai vụ việc trên, liệu có thể cho là ông Tuấn đã quá vụng về? Không khó để trả lời khi chỉ thêm ít ngày nữa thôi, nội dung trang “Cùng viết Hiến pháp” sẽ lộ rõ nó thực sự là trang mạng tự do hay chỉ là cánh tay nối dài được đeo găng của … Ban Tuyên giáo.
Câu hỏi tiếp theo là về GS Ngô Bảo Châu, xin được để sáng mai.




 Copy từ: Anh Ba Sàm

'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'


Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc sửa đổi hiến pháp đang diễn ra và cho hay ông mong muốn có sự trở lại với 'chế độ dân chủ, cộng hòa.'
Đại biểu Dương Trung Quốc nói về dự án sửa đổi hiến pháp đang được Quốc hội Việt Nam tiến hành và đề nghị lấy ý kiến của người dân.
Ông cho rằng lần sửa đổi này có thể vẫn chưa đặt ra hoặc giải quyết hết một số vấn đề cơ bản mà cử tri, các giới và các tầng lớp nhân dân trong nước kỳ vọng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, đại biểu bình luận một số ý kiến muốn đòi hỏi tiến hành trưng cầu dân ý về nội dung, cách thức và chính việc có nên sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992 hay không hay cần soạn thảo và phúc quyết sau đó một hiến pháp mới với việc gỡ bỏ điều bốn, hay các quy định về chế độ sở hữu tư nhân trong đó có quy định quyền sở hữu tư nhân về đất đai mà nhà nước và chính quyền được cho là đang 'độc quyền' định đoạt.
Ông cũng bình luận tới việc làm thế nào đảm bảo cho hiến pháp sửa đổi lần này thực sự đảm bảo các quyền của người dân mà không rơi vào tình trạng một hiến pháp có tính hình thức và cho hay trong một trình bày tại Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở trong nước gần đây, ông đã đề cập kỳ vọng cá nhân của mình, mà theo đó ông mong muốn Việt Nam trở lại với "chế độ dân chủ cộng hòa."



Copy từ: BBC

CHUYỆN PHIẾM CUỐI NĂM


Cuối năm thiên hạ nháo nhác đổ xô đi kiếm tiền, đầu phố cứ cả dãy xe ôm nối đuôi nhau chờ khách. Mấy hàng bán hoa, đồ trang trí Tết vỉa hè rét và mưa thế cũng ngồi. Công an phường thì đi khoanh vỉa hè phân chỗ cho bà con bán hàng  được trật tự ( chắc phân chỗ vô tư ???).

Mình chưa có việc gì làm, mọi năm làm ở công ty in quảng cáo, tầm này tất bật. Nhưng giờ thì ngồi hàng nước uống chè chén, hút thuốc lào ngóng giờ đón con. Nhàn cư thì lắm chuyện, có ông hàng xóm hỏi.

- Này, dạo này lắm bọn tham gia đảng phái bị bắt tù nhỉ, thế là mất bao nhiêu cái Tết, mày giỏi thế mà không có cách gì cho chúng nó khỏi đi tù sao.?

Mình giật nảy người, ừ nhỉ. Phải có cách nào chứ, chả lẽ cứ để hết lớp thanh niên này đến lớp thanh niên khác vào tù vì tham gia đảng nọ, đảng kia thành tội lật đổ. Chưa làm cái đéo gì mới vào đảng, tuyên thệ, chào cờ đã thành âm mưu lật đổ thì oan quá. Mình bảo ông kia.

- Đúng, anh nói đúng, cái này đúng ra phải nhìn nhận từ lâu. Nay đang có phong trào sửa đổi hiến pháp. Phải đề nghị sửa hiến pháp thì may ra nhiều thanh niên mới không bị đi tù.

Ông hàng xóm.

- Chắc mày lại đòi bỏ điều 4 chứ gì, tù đấy em ạ.

- Không, em không đòi bỏ, mà em bảo sửa trên tinh thần xây dựng có lợi chung cho dân tộc chứ không phải đòi phế truất ĐCS, như thế bọn nó bắt tù ngay. Cái này bọn nó không bảo là quyền tự do ngôn luận nữa, mà nó bảo là âm mưu lật đổ, em chả dại. 

Ông hàng xóm hỏi.

- Thế mày đòi sửa thế nào.?

- Em thấy thế này, thực ra nhu cầu tham gia đảng phái chính trị của dân ta rất cao, nhất là thanh niên. Nhưng mà nước mình chỉ có một đảng được hoạt động  và vì đảng ấy cầm quyền nên đặt ra cái luật ấy. Mà không phải thanh niên nào cũng được vào đảng ấy, vì nhiều lý do khác nhau.  Mâu thuân là thế này.  Đảng CS thì lo người ta lập Đảng tranh mất quyền lãnh đạo của họ. Còn nhiều thanh niên thì không muốn vào Đảng cộng sản vì họ cũng chả muốn lãnh đạo, nhiều khi họ muốn có đảng, tổ chức nào đó để họ hoạt động xã hội như giáo dục dân trí, đạo đức, tri thức.Nhưng bên ĐCS thì họ chắc lép không nghĩ vậy. Hai bên cứ thế giằng co nhau, bên thì cứ tham gia đảng khác, bên thì cứ bắt. Tóm lại thế này là công bằng. Giờ kiến nghị sửa điều 4 hiến pháp vẫn là ĐCSVN duy nhất là đảng lãnh đạo đất nước. Còn các đảng khác được hoạt động nhưng cấm âm mưu lãnh đạo đất nước, mà chỉ được chấn hưng dân trí, nâng cao đạo đức nhân dân, làm từ thiện....Như thế giải quyết được vấn đề lớn bây lâu nay thế giới vẫn nói ta là độc đảng. Và vấn đề nhân bản hơn nữa là nhiều thanh niên mong muốn hoạt động xã hội nhưng không theo ĐCS có tổ chức khác để họ tham gia, khỏi phải bị bắt bớ tù tội.

Ông hàng xóm gật gù.

- Ừ giá như thế cũng tốt, nhưng mình nói chuyện phiếm ở đây thôi. Chứ kiến nghị thì thế nào bọn bồi bút, bọn dư luận viên nó cũng xuyên tạc ý tốt của mình. Nó nâng quan điểm là mình diễn biến, mình thâm độc núp bóng đóng góp để mục đích là tiến tới này nọ...ai chứ người như mày lạ gì cái trò đó. Chúng nó đánh bằng tung ra luận điệu, rồi cho mấy lão đảng viên, nhân dân tiến bộ bức xúc đứng đóng vai đại đa số nhân dân, ra hứng lời lên báo chí đả phá mình. Tiếp đó công an có căn cứ vào cuộc là dư luận lên tiếng đòi hỏi xử lý. Trò này có từ thời Nhân Văn Giai Phẩm rồi mày ạ, mày trẻ không biết đó thôi.

Mình nghĩ một lúc rồi thì thào.

- Em cũng nói ở đây, cho nhẹ lòng thôi. Chứ đưa đơn kiến nghị thế, nó tiếp nhận đơn xong rồi mấy hôm sau mình bị bắt vì tội tâm thần, tội gây rối trât tự, tội chia rẽ dân tộc....sau đó chúng nó bảo. Ở nước tôi không ai bị bắt vì tội đóng góp ý kiến , mà chỉ có những người bị bắt vì tâm thần, gây rối, chỉ trích nhà nước, chia rẽ dân tộc. Anh không lạ thì em cũng chả lạ gì đâu.


Ông hàng xóm đứng dậy khi thấy một người dân tiến bộ vào quán. 

- Thôi Tết nhất loàng xoàng cũng được rồi, giờ đâu cũng khó khăn mà.

Ông ấy đi, còn đá mắt nháy cái về phía người dân tiến bộ của đảng và chính quyền.
 
 

Copy từ: Người Buôn Gió

Điềm xấu cho ASEAN


Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Cam Bốt : Điềm xấu cho ASEAN

cambodia buy weapon china Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)
cambodia buy weapon china Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)

Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa
Ngày 23/01/2013 vừa qua, Trung Quốc và Cam Bốt đã ký kết một thoả thuận quân sự, theo đó Bắc Kinh sẽ huấn luyện binh lính và cung cấp trang thiết bị, vũ khí cho quân đội Cam Bốt. 12 chiếc trực thăng, trong đó có 4 trực thăng chiến đấu, được giao ngay lập tức. Thoả thuận trên đã gây lo ngại nơi nhiều láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan.

Theo thông tín viên Arnaud Dubus, phụ trách khu vực Đông Nam Á, và thường trú tại Bangkok, trục hợp tác quân sự Bắc Kinh – Phnom Penh được củng cố không chỉ gây lo ngại tại Thái Lan mà còn đe dọa sự đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN đã từng bị chính Cam Bốt làm sứt mẻ vào năm ngoái khi họ kiên quyết bênh vực quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông. Trước tiên hết, Arnaud Dubus phác họa lại toàn cảnh bang giao Phnom Penh - Bắc Kinh :
Arnaud Dubus : Ai cũng biết rõ lịch sử khu vực trong những thập niên vừa qua. Trung Quốc đã trợ giúp lực lượng Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, rồi sau đó tiếp tục hỗ trợ du kích quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới Thái Lan cho đến thời hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991.
Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, và từ khi ông Hun Sen nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 1997, Phnom Penh đã chơi ván bài cân bằng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt rất chặt chẽ, cho dù tinh thần bài Việt Nam khá phổ biến trong dân chúng Cam Bốt. Tuy nhiên, cùng lúc Phnom Penh cũng dần dần xích lại gần Bắc Kinh hơn, tránh né những quan điểm, lập trường có thể làm Bắc Kinh phật ý, như trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn.
Về mặt kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng mang tính chất thống trị. Chỉ riêng trong năm 2011, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên đến 8 tỷ đô la. Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường dài 400 cây số, phần lớn sẽ chạy dọc theo biên giới với Thái Lan.
Mới đây, Phnom Penh đã hành động như một người thừa lệnh Bắc Kinh, đặc biệt là khi Cam Bốt làm chủ trì luân phiên khối ASEAN vào năm 2012. Phnom Penh đã ngăn chặn mọi cố gắng đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận, mặc dù vấn đề liên quan đến 4 quốc gia trong Hiệp hội Đông Nam Á : Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.
Trên bình diện quân sự, từ nhiều năm qua quân đội Cam Bốt đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt thiết bị và huấn luyện. Do việc chính quyền Hun Sen vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ vào năm 2010 đã hủy bỏ một hợp đồng chuyển giao xe vận tải và xe jeep. Trung Quốc đã điền ngay vào chỗ trống, và hiện đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí hàng đầu cho quân đội Cam Bốt.
RFI : Hệ quả của việc Trung Quốc và Cam Bốt tăng cường hợp tác quân sự có thể ra sao đối với khu vực ?
Arnaud Dubus : Thái Lan là nước hết sức quan ngại do tình hình căng thẳng chung quanh đền Preah Vihear ở vùng biên giới với Cam Bốt. Càng gần đến ngày Toà án Quốc tế ra phán quyết - dự kiến vào tháng 10 sắp tới – về việc nước nào có chủ quyền trên vùng đất chung quanh đền thờ, quan hệ Bangkok- Phnom Penh càng xấu đi.
Trong những ngày qua lãnh đạo quân đội Thái Lan còn gợi lên « khả năng một cuộc chiến tranh », nhưng khẳng định đấy chỉ là « giải pháp tối hậu ».
Trong bối cảnh căng thẳng như thế, việc Cam Bốt tăng cường tiềm lực quân sự với sự tiếp sức của Trung Quốc, đang đặt Thái Lan vào trong một tình thế khó khăn và tế nhị, nhất là khi mà Bangkok, vốn có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, lại không thể chỉ trích hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc cho Cam Bốt.
Ngoài ra, còn có vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận quân sự Cam Bốt-Trung Quốc là một đòn chế nhạo đối với Philippines và Việt Nam, hai nước luôn luôn chỉ trích thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.
Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình. Đấy là một cách tiếp cận thiển cận, hàm chứa nhiều rủi ro cho tương lai.
RFI : Còn hậu quả của tình hình trên đối với tổ chức ASEAN có thể là như thế nào ?
Arnaud Dubus : Tình hình đó sẽ làm suy yếu Hiệp hội Đông Nam Á. Thái độ của Cam Bốt trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2012 đã cho thấy là nguyên tắc đồng thuận, luôn được khối Đông Nam Á đề cao, chỉ là một điều giả tạo. Nguyên tắc này không vận hành được khi nẩy sinh những vấn đề thực thụ.
Trên thực tế, trong ASEAN đã xuất hiện hai cực : một bên là Cam Bốt và bên kia là Philippines và Việt Nam, Brunei. Còn Thái Lan, với thói quen cố hữu, thì ngồi ở giữa. 
Nghịch lý là thái độ hoàn toàn thần phục Trung Quốc một cách thẳng thừng của Cam Bốt, đã rõ ràng tạo ra một tâm lý nghi kỵ đối với Trung Quốc bên trong khối ASEAN, cho dù thái độ đó không được tất cả các quốc gia công khai bộc lộ.
Thành công mà Nhật Bản gặt hái được nhân chuyến công du mới đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe qua Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng như chuyến đi thăm Philippines, Singapore và Brunei của ngoại trưởng Fumio Kishida, có thể được giải thích bằng tâm lý đó.



Copy từ: RFI

Israel: Ông Netanyahu được yêu cầu thành lập chính phủ mới



Tổng thống Israel đã yêu cầu Thủ tướng được chỉ định Benjamin Netanyahu thành lập một chính phủ mới, sau khi tham khảo ý kiến với tất cả 12 chính đảng chiếm được ghế trong cuộc bầu cử tuần trước.

Hiện nay, ông Netanyahu có 6 tuần lễ để thành lập một chính phủ liên hiệp và có thể được gia hạn thêm hai tuần nữa. Nếu thành công, ông Netanyahu sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ ba.

Phát biểu hôm thứ Bảy, ông Netanyahu nhắc lại sự quả quyết của ông rằng ưu tiên số 1 của chính phủ mới sẽ là ngăn ngừa Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ông cũng nhắc lại ông sẽ thành lập một liên minh rộng rãi nhất có thể được, và kêu gọi các đảng phái đối lập tham gia.

Những cuộc thảo luận chính thức về liên minh sẽ bắt đầu vào ngày Chủ Nhật. 
 
 

Copy từ: VOA

Tổng thống Hollande kêu gọi các nước châu Phi thay thế quân đội Pháp



Tại nhiều thành phố, người dân Mali đã tập hợp lại để cám ơn nước Pháp (AFP)
Tại nhiều thành phố, người dân Mali đã tập hợp lại để cám ơn nước Pháp (AFP)

Thanh Phương
Sáng nay, 02/02/2013, tổng thống Pháp François Hollande đã đến Tombouctou, chặng đầu trong chuyến viếng thăm tại Mali. Trong chuyến đi này, ông Hollande sẽ kêu gọi các nước châu Phi thay nước Pháp trợ giúp quân đội Mali, sau ba tuần tấn công vào các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan.

Tổng thống Hollande đã được đón tiếp bởi các binh lính Pháp và Mali, mà gần đây vừa mới chiếm lại thành phố Tombouctou miền Bắc Mali từ tay các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan. Trên quảng trường chính của Tombouctou, khoảng từ 2 đến 3 ngàn người dân Mali đã tập hợp lại để cám ơn nước Pháp. Họ nhảy múa theo tiếng trống tam-tam, vốn bị cấm trong thời gian mà thành phố này bị phe Hồi giáo cực đoan chiếm đóng.
Cùng với tổng thống lâm thời của Mali Dioncounda Traoré, ông Hollande đã đi thăm một đền thờ Hồi giáo và trung tâm lưu giữ các bản thảo cổ xưa quý giá, mà một số đã bị phe Hồi giáo cực đoan đốt cháy.
Trong bài diễn văn đọc tại thủ đô Bamako chiều nay, tổng thống Hollande sẽ kêu gọi các nước châu Phi nhanh chóng thay thế nước Pháp hỗ trợ cho quân đội Mali, đồng thời kêu gọi đối thoại chính trị và hòa giải dân tộc ở nước này. Tổng thống Pháp cũng có thể nhân dịp này thông báo bắt đầu rút quân khỏi Mali, nơi mà hơn 3.500 binh lính Pháp đã được triển khai trên trận địa.
Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp vào Mali đã bắt đầu từ ngày 11/01, ngay sau ngày mà các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan, có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaida, mở cuộc tấn công về phía miền Nam Mali, sau khi đã chiếm giữ miền Bắc từ 10 tháng qua.
Tối hôm qua, Liên hiệp quốc đã kêu gọi quân đội Mali « bảo vệ toàn thể các thành phần dân tộc » sau khi có những thông tin về các vụ « trả đũa thường dân sắc tộc touareg và Ả Rập », nhất là các vụ hành quyết không xét xử và các vụ mất tích do quân đội Mali gây ra, theo tố cáo của các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế và Human Rights Watch.


Copy từ: RFI

 

Lãnh tụ đối lập Syria gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga


Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) hội đàm song phương tại Hội nghị Chính sách An ninh lần thứ 49 tại Munich, Đức, ngày 2 tháng 2, 2013.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã hội đàm trực tiếp lần đầu tiên với lãnh tụ đối lập Syria bên lề Hội nghị An ninh Munich.

Cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy giữa ông Lavrov và ông Moaz al-Khatib không có sự hiện diện của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi, dù rằng có những khuyến nghị lúc ban đầu là cả bốn vị có thể gặp nhau tại miền nam nước Đức. Tuy nhiên lãnh tụ đối lập Syria sẽ gặp ông Biden cũng bên lề hội nghị này.

Hội nghị An ninh Munich năm nay được lập ra để hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Hồi đầu tuần này, ông Moaz al-Khatib cho biết ông sẵn sàng thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Washington và Moscow có những bất đồng đáng kể về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng Syria.

Tại hội nghị ông Biden hứa Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ phe đối lập Syria. Ông nói thêm là Tổng thống Bashar al-Assad “không còn thích hợp” để lãnh đạo đất nước và “phải từ chức.”

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói điều kiện này không thể chấp nhận được.

Ông nói tiến trình được thoả thuận tại Geneva về Syria phải được tuân theo, bao gồm những cuộc thảo luận giữa các bên. Ông cũng bác bỏ một đề nghị của các nước tham dự hội nghị về việc thành lập một hành lang nhân đạo tại Syria do lực lượng không quân quốc tế đảm trách.

Ông Lavrov cho biết Nga quan ngại bất cứ hoạt động quân sự nào tại Syria được Liên Hiệp Quốc cho phép, ngay cả với mục đích nhân đạo, sẽ đưa đến việc can thiệp rộng hơn ở Syria, điều mà Nga tin là đã xảy ra với nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Libya. Nga, đồng minh của Syria, đã phủ quyết 3 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm tăng cường áp lực lên Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Nội chiến giữa phe nổi dậy Syria và chính phủ của Tổng thống Assad đã lan tràn khắp Syria kể từ khi xảy ra những cuộc biểu tình ôn hoà chống chính phủ vào tháng 3 năm 2011.

Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 60.000 người thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Copy từ: VOA

Trung mà sụp thì Việt 24 tiếng sau sẽ tắc thở " Phụ đi rồi, tử ở với ai ?"



           Tư thợ nề


                              

Muốn biết csVN sẽ sụp đổ hay không, nhìn sang ông bạn láng giềng khốn nạn thì biết ? cái chính sách dở hơi đổi mới kinh tế (tức đổi cũ theo kinh tế tư bản) nhưng cố bảo thủ không đổi mới chính trị, độc đảng tức độc quyền, bắt buộc sinh ra lạm quyền không thuốc chữa, có quyền trong tay con người lòng tham vô đáy, chẳng có Tôn Giáo để cản bớt lòng tham vô độ, thì sinh tham nhũng tràn lan, sinh tham nhũng mới đẻ bất công ? 


Cái chế độ XHCN nầy bản chất của nó là nuôi dưỡng, dung túng tham nhũng, các ông lãnh đạo to mồm, nhưng ông nào cũng tham nhũng, mặt không nhọ nhiều cũng nhọ ít, chẳng thể chối cãi ?


Nền kinh tế bong bóng, phi sản xuất, cứ ông nọ lừa ông kia, cơ quan nọ bán hàng cho cơ quan kia kiếm lời, lừa đảo, chiếm dụng, lấy sự ăn cắp, ăn cướp chiếm dụng làm vốn, cơ quan Quốc doanh là nơi tuồn hàng cho sân sau của con cháu, bà con cán bộ. Bây giờ hầu hết cơ sở Quốc doanh lỗ lã, tái cơ cấu, khiến các cơ sở Kinh doanh tư nhân chết theo, cả một guồng máy kinh tế đổ sụp. Đất cát là nguồn lợi béo bở to lớn nhất. 


Các quan lớn bên Trung cộng theo nền kinh tế tư bản trước VN 20 năm, nên phát triển trước, hiện nay mỗi năm các quan tại chức cũng như đã hạ cánh an toàn xin đi du lịch rồi biến mất không trở về nước, các quan còn lại thi nhau bán biệt thự cho nhanh để chạy trốn sự thanh tra chống tham nhũng của chính phủ, ở Trung Cộng chống tham nhũng quyết liệt hơn ở VN rất nhiều, nhưng dân chúng vẫn ta thán, nổi lên biểu tình các nơi, nhà tù chứa đầy những người dân đòi tự do, dân chủ. 


Chính phủ của Tàu hô hoán tiêu diệt VN để khích động chủ nghĩa Dân tộc bành trướng của dân chúng, chứ đối với VN đâu cần đánh làm gì, các quan lớn của VN xin hàng từ lâu lắm rồi ! vẽ 6 sao trên cờ cho các em nhỏ vẫy đón chào Tập Cận Bình là bằng chứng xin các ngài nhận em VN làm khu tự trị thứ Năm, sau Hán, Tạng, Mông, Hồi...Việt. Chưa biết Việt - Trung ai bị dân lật đổ trước ai ? Việt sụp thì chưa chắc Trung sụp sẽ bị rung rinh, riêng Trung mà sụp thì Việt 24 tiếng sau sẽ tắc thở " Phụ đi rồi, tử ở với ai ?"


Mời bà con xem Blog của kỹ sư Kinh tế trẻ Lê Anh Hùng, anh là một Blogger từng viết nhiều bài báo bình luận về Kinh tế, Chính trị, Văn Hóa, Xã Hội cho DLB và nhiều báo khác trong và ngoài nước :
LeAnhHungBlog.Blogspot.Com ngay trên trang chủ có mục riêng "Hồ sơ vụ án Lê Anh Hùng" Vụ án nầy duoc đánh giá là vụ án lớn nhất thế kỷ, liên quan đến quá nhiều viên chức cao cấp nhất của csVN, do đó vụ án nầy không thể có một cơ quan nào ở VN đủ sức, có đủ thẩm quyền thụ án, cần thật nhiều người dân VN biết đến, chính những người dân mới đủ lực để làm quan tòa xử tội những kẻ lãnh đạo cao cấp nhất đất nước can tội Phản Quốc, bán nước, can tâm làm nô lệ quỳ gối thần phục Trung cộng. Từ ngày 24.01.2013 đến nay bọn côn an đã bắt anh LAH đưa vào viện tâm thần, hầu mượn tay nơi giam giữ người tâm thần giết người bịt khẩu.
Cỗ xe chuyên chở tên "Cộng sản VN" đã lỗi thời,hư hoàn toàn không thể sửa được. Máy quá cũ không có đồ thay thế,bình xăng thì bị lủng ,hàn chỗ nọ nó xì chỗ kia,ì ạch leo dốc; xuống dốc thì không thắng được, dân ngồi trong xe hú hồn.Tốt nhất là thay một xe mới hiện đại để vừa khỏe, vừa nhanh thì mới bắt kịp các chuyến xe kinh tế của thế giới

Nước sản xuất ra loại xe mang tên cộng sản ,,,,.,nó đã đẩy xuống vực chôn sống rồi, bới vì nhìn ra kết quả chạy thử mấy chục năm mà để sẩy ra tai nạn chết trên 100 triệu ngưới (bia tưởng niệm ở Washington) ,còn bị thương thì vô kể .Tai sao mấy người lãnh đạo VN đương thời còn giữ khư khư để lừa dân lành của mình đến bao giờ..?



Độc quyền khiến Đảng chủ quan'



Một hội thảo ‘xây dựng Đảng’ ở Việt Nam đã tạo diễn đàn chẩn bệnh cho hệ thống chính trị hiện hành nhưng chỉ được báo chí của Đảng đưa tin mờ nhạt.
Giới trí thức của Đảng tại Việt Nam bắt đầu nói lên những điều dư luận nêu từ lâu nay
Cùng lúc, một bài trên trang Bấm VietnamNet cũng về hội thảo ‘Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta’ (31/1) ở Hà Nội lại cho thấy những đánh giá phê phán thẳng thắn về tình trạng suy yếu nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo trích dẫn của trang VietnamNet, tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý đã nói về tình trạng “lộng quyền, coi thường pháp luật” của một bộ phận đảng viên cộng sản hiện nay.
Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."

'Tự mãn, độc quyền thay chân lý'

Một quan chức Đảng khác từ cùng Học viện, tiến sỹ Mạch Quang Thắng thì nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.
Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
"Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
"Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,"
Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".
Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
"Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân..."
TS Mạch Quang Thắng
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:
"Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ."
"Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội."
Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.
Còn đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
Cũng về hội thảo, trang cpv.org.vn của  Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đăng tin khá chung chung.
Nhắc đến nhu cầu điều chỉnh vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cho phù hợp "với từng giai đoạn cách mạng", bài báo chỉ gói lại các đề nghị sắc bén của diễn giả như sau:
"Các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, đó là: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố tổ chức bộ máy..."

Vẫn còn giằng co

Kết luận của hội nghị là "nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc" chứ không đồng ý với các kiến nghị nhằm để nhân dân trực tiếp giám sát hoặc bầu chọn cán bộ Đảng ra nắm các vị trí chính quyền.
Các vai trò của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc sẽ được định hướng lại nhưng không có đột phá
Ngoài ra, tin về kiến nghị của một số đại biểu cho rằng cần nhanh chóng ra Luật về Đảng cũng không được nhắc tới trong bài trên trang cpv.org.vn.
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu 'xây dựng nhà nước pháp quyền' để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.



Copy từ: BBC

 

Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi châu Âu trợ giúp Hoa Kỳ tại Châu Á


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cùng phu nhân đến Đức dự hội nghị Munich (Reuters)
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cùng phu nhân đến Đức dự hội nghị Munich (Reuters)

Trọng Nghĩa
Trước đông đảo lãnh đạo châu Âu hiện diện tại Hội nghi An ninh Munich (Đức) Phó tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm nay 02/02/2013, đã xác định rằng Châu Âu vẫn là đối tác không thể thiếu vắng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông cũng cho rằng trong vai trò đối tác, Châu Âu cũng phải tăng cường hợp tác với Mỹ để bảo đảm ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Hội nghị an ninh thường niên Munich, sẽ kéo dài cho đến ngày mai, tập hợp hàng chục lãnh đạo cao cấp đến từ khắp nơi trên Thế giới, Phó Tổng thống Mỹ đã kêu gọi củng cố thêm mối quan hệ giữa Mỹ và Châu Âu. Ông Joe Biden tuyên bố :
“Tổng thống (Barack) Obama và tôi tin chắc rằng châu Âu vẫn là nền tảng của sự dấn thân của Hoa Kỳ trên thế giới”. Theo ông Biden, đó là một điều hoàn toàn không có gì thay đổi, và Hoa Kỳ vẫn luôn luôn là “đối tác không thể thiếu” của châu Âu, và ngược lại, châu Âu vẫn luôn luôn là đối tác cần yếu của nước Mỹ.
Trên tinh thần đó, ông Joe Biden đã kêu gọi các nước châu Âu “tăng cường hợp tác hơn nữa” với Hoa Kỳ để đảm bảo sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vì theo ông, đó cũng là “lợi ích của Châu Âu”.
Trong những năm gần đây, chính quyền Obama đã công khai chọn khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm địa bàn “xoay trục” trọng tâm chiến lược, đặc biệt là băng cách tăng cường năng lực quân sự và ngoại giao của Mỹ qua châu Á.
Chính sách đó của Mỹ từng tạo ra tâm lý quan ngại tại châu Âu, sợ rằng Washington vì quá chú ý đến châu Á nên sẽ lơ là những nơi khác, đặc biệt là đồng minh truyền thống của Mỹ là châu Âu. Tuyên bố của ông Biden vào hôm nay do đó có thể được coi là nhằm hai mục tiêu : vừa trấn an châu Âu, vừa nhắc nhở châu Âu rằng “có đi thì phải có lại”.



Copy từ: RFI

BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LÀ THỜI KHẮC LỊCH SỬ CỦA TOÀN THỂ NHÂN DÂN VIỆT NAM!


Kính gửi:
Ông Nguyễn Sinh Hùng – UV Bộ Chính Trị, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992
Các Ông, Bà Ủy viên Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992
Tôi tên là: Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, Chủ tịch Trường Đại học Tân Tạo (ttu.edu.vn) và là cựu đại biểu Quốc Hội KHóa 13 bị bãi miễn tại kỳ họp thứ 3. Mặc dù đang trong thời gian chữa bệnh, song tôi với mong muốn được đóng góp vào viẹc Sửa đổi Hiến Pháp – Một Thời khắc lịch sử của mỗi người dân Việt Nam, vì vậy tôi vẫn cố gắng viết và gởi đến Các Quý Ông Bà những điều tâm huyết của tôi:
I.                QUYỀN CON NGƯỜI

Hiến pháp hiện nay quy định “Mọi người có quyền sống” (Điều 21, Chương II, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013). Nhưng sống như thế nào, quyền được sống được cụ thể bao gồm những quyền gì, thì Hiến Pháp chưa nêu rõ ràng và đầy đủ. Bất cứ một ddất nước tiến bộ nào, nhất là một chế độ tốt đẹp cần phải có quy định rõ ràng và bảo vệ các quyền cơ bản mà không ai có quyền tước bỏ đó là: Quyền tự do ngôn luận, Quyền tự do mưu cầu hạnh phúc,  Quyền tự do tôn giáo, Quyền tự do hội họp và đặc biệt là Quyền tự do kiện Chính phủ sẽ cho phép nhân dân thực sự làm chủ, giám sát mọi hoạt động của Chính Phủ từ địa phương đến Trung Ương. Nếu người dân có Quyền tự do kiện Chính phủ sẽ là động lực khiến Chính phủ phải thực sự do dân, vì dân, hạn chế tham nhũng và ban hành các văn bản không hợp hiến. Hiện nay, do Hiến pháp chưa quy định về Quyền này nên có nhiều trường hợp người dân kiện Chính phủ nhưng Tòa án không nhận đơn.
Do vậy, để thể hiện được tính ưu việt của chế độ, thực hiện đúng mục đích về một chế độ do dân và thật sự vì dân, tôi đề nghị bổ sung và quy định rõ trong Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân những quyền con người cơ bản sau:
-        Quyền tự do ngôn luận
-        Quyền tự do mưu cầu hạnh phúc
-        Quyền tự do tôn giáo
-        Quyền tự do hội họp
-        Quyền tự do kiện Chính phủ
II.              DÂN CHỦ
Đề nghị bổ sung và quy định rõ, công dân có quyền tự do thành lập và gia nhập Đảng phái và những Đảng phái này được quyền thành lập, tham gia vào Quốc hội và Chính phủ để điều hành đất nước nếu được sự tín nhiệm của nhân dân thông qua bầu cử.
Hiện nay, Trung Quốc đang có những bước tiến nhanh và vững mạnh trên nhiều mọi lĩnh vực, và không thể phủ nhận vai trò quan trọng và công lao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong sự phát triển đó. Dù Trung Quốc  là một nước mà Đảng Cộng Sản cầm quyền như Việt Nam, nhưng thực tế, Trung Quốc hiện nay có 09 Đảng, trong đó có Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn không hề mất vai trò lãnh đạo của họ. Do vậy, dựa trên bài học của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy rằng, nếu Đảng Cộng Sản có năng lực, được sự tin tưởng của nhân dân, thì dù cho tự do thành lập Đảng, Đảng Cộng Sản vẫn không mất vai trò lãnh đạo đất nước.
Đồng thời ngay chúng ta cũng có thể học tập kinh nghiệm ngay từ các nước Tư bản tiên tiến để đưa ra những quy định Cần và Đủ để được phép nộp đơn xin thành lập Đảng, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-        Người nộp đơn thành lập Đảng phải là người có quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam;
-        Đảng hoạt động bằng tiền Đảng phí, các khoản tài trợ của cá nhân hoặc các tổ chức của Việt Nam, và hoạt động tại Việt Nam;
-        Đảng phải cam kết hoạt động đúng Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam
-        Đảng phải cam kết không được nhận tài trợ của cá nhân và các tổ chức của nước ngoài.
-        Việc thành lập Đảng không thỏa mãn các đìều kiện trên đều là Vi Hiến và sẽ bị xét xử với tội danh chống phá nhà nước.
Nếu Hiến pháp được bổ sung những điều trên, chắc chắn đất nước sẽ bước trên con đường dân chủ thực sự, cho phép Nhân dân được quyền tự do lựa chọn Đảng phái. Đảng Cộng Sản cũng sẽ có động lực thúc đẩy để tự đổi mới, đại diện cho nhân dân và được nhân dân ủng hộ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng Cộng Sản nhiều năm, quy tụ được mọi ngọn cờ Đảng phái dưới ngọn cờ của mình.
Như vậy, Đảng Cộng Sản nếu vẫn thật sự “do dân và vì dân” thì sẽ vẫn được nhân dân tín nhiệm, vẫn nắm được vai trò lãnh đạo khi được nhân dân tín nhiệm và sẽ thực sự biến các Đảng phái ở nước ngoài trở thành vi hiến và các nước không thể lợi dụng để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Hiện nay, việc chỉ có 1 Đảng đã khiến cả thế giới lên án; và theo xu thế tiến bộ của Thời đại, nếu tiếp tục không sửa đổi thì việc này sẽ trở thành quá muộn, các Đảng viên Đảng Cộng Sản sẽ không có sự cạnh tranh, không nhận thấy áp lực cần phải đổi mới, tạo ra sự độc quyền không lành mạnh.
III.            QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
Điều 54 Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.” thì tất yếu phải có đa sở hữu trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, đề nghị sửa đổi Điều 57 và 58, Chương III, Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi 2013.
Thực tế, hàng năm có tới 70 – 80% khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai chỉ vì Chế độ sở hữu đất đai không tương thích với nhiều thành phần kinh tế đã dược Luật pháp công nhận đang vận hành và phát triển khá tốt.
Hãy cho người dân được quyền lựa chọn: nếu họ muốn được giao đất sở hữu thì họ phải trả tiền, nếu muốn thuê thì quy định tiền thuê. Như vậy,sẽ giúp cho Nhà nước có khoản thu lớn cho Ngân sách, và hơn hết giúp cho chấm dứt được khiếu kiện kéo dài và tham nhũng hoành hành trong lĩnh vực đất đai.
Ví dụ về chính sách Hóa giá nhà: Từ những năm 1985 – 1990, khi tôi đang công tác tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia kiến nghị xin thực hiện thí điểm thực hiện đề án hóa giá nhà và đã được Thành Phố và Trung Ương cho thực hiện thí điểm đầu tiên trên cả nước. Sau khi áp dụng thành công, chính sách hóa giá nhà đã được áp dụng trên cả nước rất thành công. Chính điều  này đã khiến nhiều cán bộ công nhân viên phấn khởi, nhà nước thu đựợc lượng tiền lớn và các nhà hóa giá được bảo quản, nâng cấp để làm đẹp đẽ cả quang cảnh chung của cả thành phố…
Do vậy, nếu cho người dân có quyền sở hữu đất đai, nhân dân cả nước sẽ phấn khởi, sử dụng đất có hiệu quả, tránh được khiếu kiện và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai và có khoản thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
Trên đây là một số ý kiến và kiến nghị bổ sung và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các ý kiến thể hiện tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao nhất đối với việc sửa đổi Hiến pháp, một sự kiện hệ trọng, có ảnh hưởng lớn đến tương lai của đất nước. Kính mong các đồng chí trong Ban Sửa đổi Hiến pháp sẽ có một sự xem xét khách quan và chính xác nhất, để đảm bảo việc Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!
Người đóng góp ý kiến  
Đặng Thị Hoàng Yến



Copy từ: Bà Đặng Thị Hoàng Yến

Vì sao Philippines kiện Trung Quốc?



Chiều 22-1-2013, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức bắt đầu tiến trình khởi kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc tế. Ngày 25-1, Bộ Ngoại giao Philippines đã công bố một “tài liệu vỡ lòng” (primer) về sự kiện này và các khía cạnh liên quan, nhằm giúp người dân có thông tin và hiểu biết về tình hình. Tài liệu được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, gồm 27 câu hỏi và trả lời, và được đăng tải trên tờ báo thuộc hàng lớn nhất của Philippines – The Philippine Star.
Để góp phần làm “rộng đường dư luận”, xin dịch và đăng lại bài “Vì sao Philippines chống lại yêu sách biển của Trung Quốc” (Q&A: Why Phl Challenged China's Sea Claim, The Philippine Star, 25-1-2013). Trong bài, các từ “we” đều có thể được hiểu là “chúng tôi” hoặc “chúng ta”; từ “biển Tây Philippines” là để chỉ Biển Đông trong tiếng Việt.
Bàn thêm: Cá nhân tôi thích câu hỏi số 11, “tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?”, và câu trả lời “Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác”. 
Không biết đến bao giờ thì Bộ Ngoại giao Việt Nam làm được một công việc có tính chất “phổ biến kiến thức”, “minh bạch thông tin” tương tự? thay vì mọi chuyện chỉ giới hạn ở vài cuộc họp báo định kỳ trong đó người phát ngôn nói đều đều vài câu theo một công thức có sẵn; hay NXB Chính trị Quốc gia lẳng lặng in được vài ngàn cuốn sách về biển đảo rồi cất vào kho; hay những “chủ trương”, “nghị quyết” dài dằng dặc với lời lẽ mơ hồ, ai muốn hiểu thì phải nghiền ngẫm rất kỹ, cố mà đọc giữa hai hàng chữ, như thế này:
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
* * *
VÌ SAO PHILIPPINES CHỐNG LẠI YÊU SÁCH BIỂN CỦA TRUNG QUỐC?
(Bộ Ngoại giao Philippines phát hành tài liệu vỡ lòng sau về động thái gần đây của chính phủ nhằm xúc tiến thủ tục trọng tài đối với yêu sách của Trung Quốc về các lãnh thổ mà Philippines đang nắm giữ, trong đó có cả bãi cạn Panatag ngoài khơi Zambales).
1. Tại sao chúng ta đưa Trung Quốc ra toà trọng tài?
Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc bao phủ trên thực tế lên toàn bộ Biển Tây Philippines. Chúng ta phải chống lại yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc dưới chiêu bài đường chín đoạn của họ, để bảo vệ lãnh thổ quốc gia và chủ quyền biển của chúng ta.
2. Tại sao lại phải làm điều đó vào lúc này?
Đã sử dụng hết tất cả các sang kiến khả dĩ rồi, giờ đây chúng ta cảm thấy đã đến lúc phải hành động. Nếu không hành động vào lúc này, chúng ta sẽ thua.
3. Cơ sở cho hành động pháp lý này của chúng ta là gì?
Hành động pháp lý này căn cứ vào mệnh lệnh hợp hiến của Tổng thống là phục vụ lợi ích quốc gia và bảo vệ lãnh thổ cùng chủ quyền biển của Philippines. Nó cũng theo đuổi chính sách tiếp cận trên cơ sở luật pháp, dựa vào công pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Tây Philippines.
4. Chúng ta trông đợi gì từ toà trọng tài?
Chúng ta hy vọng rằng toà trọng tài sẽ ban hành một quyết định trên cơ sở công pháp quốc tế, trong đó yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, vùng nước tiếp giáp, và lãnh hải của chúng ta trên biển Tây Philippines, và chấm dứt các hành động bất hợp pháp, xâm phạm đến các quyền của chúng ta. 
5. Tiến trình tố tụng của toà trọng tài như thế nào?
Theo Phụ lục số 7 của UNCLOS, tiến trình tố tụng bắt đầu bằng việc thông báo cho phía bên kia về tranh chấp, và đưa ra một bản công bố các dữ liệu làm cơ sở cho thông báo đó. 
Tuân theo thủ tục này, Philippines thông qua DFA (Bộ Ngoại giao Philippines – ND) đã trao giác thư (note verbale) cho đại sứ Trung Quốc ở Manila vào buổi chiều ngày 22 tháng 1 năm 2013, thông báo cho phía Trung Quốc rằng Philippines chuẩn bị đưa tranh chấp biển Tây Philippines ra trước toà trọng tài theo Phụ lục 7 của UNCLOS.
Bước tiếp theo là thành lập một tổ trọng tài 5 thành viên. Khi nào tổ này được thành lập, các bên sẽ trình tài liệu để giải thích rõ thêm về vụ việc của mình.
6. Con đường pháp lý có phải lựa chọn duy nhất không?
Chúng ta đã áp dụng ba con đường, là chính trị, ngoại giao và pháp lý. Trong giai đoạn này, con đường pháp lý đem đến lựa chọn bền vững nhất để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.
7. Ai nộp hồ sơ, và nộp ở đâu?
Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra toà trọng tài. Các bên sẽ phải thống nhất về địa điểm, nơi toà trọng tài sẽ tổ chức phiên điều trần về vụ việc.
Theo UNCLOS, các bên trong một tranh chấp có quyền chọn nơi gửi hồ sơ tới, tại một trong các nơi: Toà án Công lý Quốc tế, Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), toà trọng tài, và toà trọng tài đặc biệt. Philippines chọn phương án đệ đơn ra toà trọng tài, bởi vì Philippines tin rằng đây là cơ quan thích hợp để nghe các khiếu nại của Philippines về Trung Quốc.
8. Tiến trình trọng tài sẽ kéo dài bao lâu?
Căn cứ các vụ việc từ trước tới nay do toà quốc tế về tranh chấp biển xử lý, thì vụ này sẽ kéo dài từ ba đến bốn năm.
9. Liệu chúng ta có thắng không?
Chúng ta tin rằng chúng ta đang ở trong điều kiện rất tốt theo luật quốc tế. Tuy nhiên, trong bất cứ hành động pháp lý nào, cũng có rất nhiều yếu tố khác nhau phải xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể kiện Trung Quốc và bảo vệ lợi ích quốc gia cùng chủ quyền biển của chúng ta trước một toà quốc tế độc lập. Chúng ta hy vọng luật pháp quốc tế sẽ là vị trọng tài tốt.
10. Những ai là thành viên của uỷ ban pháp lý bên Philippines?
Luật sư (Solicitor General) Francis Jardeleza là đại lý hay là đại diện về mặt pháp luật của Philippines trong vụ này. Paul Reichler, thành viên công ty luật Foley and Hoag ở Washington, là luật sư trưởng.
11. Tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?
Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác.
12. Nếu Trung Quốc từ chối ra toà trọng tài thì sao?
Philippines sẽ theo đuổi các thủ tục và giải pháp khả thi theo Phụ lục 7 của UNCLOS, nhằm đạt được kết quả đã phác thảo trong Tuyên bố Kiện.
Phụ lục 7 của UNCLOS thiết lập các thủ tục mang tính cưỡng chế, với quyết định có tính ràng buộc.
13. Việc tiếp theo Philippines cần làm là gì?
Philippines sẽ chuẩn bị cho việc thành lập tổ trọng tài 5 thành viên, và thống nhất về lộ trình.
14. Bộ Ngoại giao Philippines có được sự ủng hộ của các nhánh khác trong chính quyền không?
Có, cả ba nhánh của chính quyền Philippines đều ủng hộ quyết định của Tổng thống đưa tranh chấp biển Tây Philippines ra toà trọng tài UNCLOS.
15. Việc kiện sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ kinh tế Philippines-Trung Quốc? 
Trọng tài là một cơ quan thân thiện và ôn hoà, do đó, chúng ta hy vọng rằng sẽ không có tác động tiêu cực nào đến mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc. Tổng thống Aquino và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhất trí rằng quan hệ song phương sẽ được xúc tiến trong khi các vấn đề còn bất đồng sẽ được tách riêng để xử lý.
Chúng ta hoàn toàn tán thành việc phát triển quan hệ kinh tế của Philippines với Trung Quốc, nhưng điều đó không thể bị trả giá bằng sự hy sinh chủ quyền quốc gia.
16. Sẽ có ảnh hưởng gì tới du lịch?
Philippines và Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ ở cấp nhân dân. Chúng ta mong sẽ phát triển điều này thông qua một chương trình du lịch hiệu quả. 
17. Điều gì sẽ xảy ra cho người lao động của chúng ta ở nước ngoài (OFW – Oversea Filipino Worker) – những người có thể bị ảnh hưởng vì hành động pháp lý của Philippines?
Chính quyền Philippines sẽ có mạng lưới bảo vệ phù hợp dành cho người lao động Philippines ở nước ngoài.
18. Mỹ và Nhật Bản có tác động gì tới quyết định khởi kiện này của Philippines không?
Không. Philippines hành động độc lập.
19. Các thành phần khác trong xã hội Philippines có ý kiến gì?
Có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc tranh chấp, tuy nhiên, tất cả người dân Philippines nên đoàn kết ủng hộ mệnh lệnh hợp hiến của Tổng thống là bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của Philippines.
20. Việc này có dẫn đến xung đột quân sự không?
Trung Quốc là người bạn tốt. Trọng tài là một cơ chế ôn hoà, mang tính thoả thuận (amicable) để xử lý tranh chấp giữa những người bạn. 
21. Điều gì sẽ xảy ra cho quan hệ Philippines-Trung Quốc?
Chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi việc phát triển quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
22. Hành động này có ảnh hưởng tới ASEAN không?
Chúng ta cần đến sự ủng hộ của ASEAN trong việc tìm ra một giải pháp hoà bình và bền vững cho tranh chấp. Philippines phải bảo vệ lợi ích quốc gia của chính mình trong diễn đàn khu vực này cũng như tại các diễn đàn khác, để gia tăng sự tôn trọng của các đối tác quốc tế - những người ủng hộ sự nghiệp của chúng ta.
23. Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) sẽ còn tiếp tục hay không?
Còn, Philippines sẽ tiếp tục phối hợp với ASEAN và Trung Quốc trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và thực hiện những cam kết của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên biển Hoa Nam (DOC).
24. Tại sao chúng ta không thể khai thác chung với Trung Quốc?
Khai thác chung, theo mô hình Trung Quốc, là vi phạm Hiến pháp Philippines. “Cùng phát triển” phải phù hợp với luật pháp Philippines.
25. Việc này sẽ làm cho người dân Philippines thiệt hại bao nhiêu tiền?
Không thể quy ra tiền những nỗ lực chung của nhân dân và chính quyền Philippines trong việc bảo vệ tài sản, chủ quyền, lợi ích quốc gia và danh dự quốc gia của chúng ta.
26. Tại sao người Philippines nên ủng hộ hành động pháp lý này?
Nếu có ai đó xộc vào nhà bạn và tìm cách lấy đi, một cách bất hợp pháp, những gì thuộc về bạn, thì bạn có nên hành động chống lại kẻ xâm nhập đó không? Hành động của chúng ta là để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển của chúng ta.
27. Toàn thể nhân dân Philippines có thể tham gia như thế nào vào việc thúc đẩy một kết quả tích cực cho sáng kiến pháp lý này?
Tất cả những người dân Philippines nên hậu thuẫn cho Tổng thống bảo vệ những gì thuộc sở hữu của chúng ta theo Hiến pháp Philippines. Chúng ta phải thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước. Chúng ta phải đoàn kết muôn người như một trước toàn thế giới, để biểu thị vai trò lãnh đạo của Tổng thống trong vấn đề này.  

(Nguồn: http://www.philstar.com/headlines/2013/01/25/900879/qa-why-phl-challenged-chinas-sea-claim)



Copy từ: Đoan Trang