CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Phá băng bất động sản: tạo bong bóng mới?


2012-12-28
Dự báo kinh tế VN 2013 sẽ đầy khó khăn, nếu chỉ xét về những vấn đề tồn tại thì sự kế thừa của năm 2012 sẽ tạo ra một bức tranh u tối. Thị trường bất động sản đóng băng là 1 trong nhiều di sản tồi tệ mà chính phủ đang tìm cách tháo gỡ.
RFA photo
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012.

Gánh nặng kinh tế 2012

Gánh nặng kinh tế 2012 chuyển qua 2013 bao gồm nợ xấu ngân hàng, nợ xấu của các tập đoàn Tổng công ty Doanh nghiệp nhà nước, thị trường bất động sản đóng băng, hàng hóa nhất là ngành xây dựng tồn kho rất lớn, chưa kể khối lượng lớn lao doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế cũng như việc giải quyết nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh như vậy, dư luận hết sức chú tâm tới các thông tin được công bố, sau khi Thủ tướng chính phủ họp trực tuyến kéo dài hai ngày 25-26/12 với các tỉnh thành toàn quốc về việc triển khai nhiệm vụ kinh tế xã hội 2013. Trong đó có sự hứa hẹn giải quyết nợ xấu và phá băng giải cứu thị trường bất động sản.

Làm sao một người lương tháng 5-7 triệu đồng mà mua trả một lần một căn hộ 500 triệu-600 triệu được. Đi làm cả đời cũng không thể mua được.
Bùi Kiến Thành
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành, một Việt kiều trải nghiệm hơn một thập niên làm việc ở Việt Nam từ Hà Nội chẩn bệnh đóng băng của thị trường bất động sản. Theo nhận định của ông Bùi Kiến Thành, trong những năm vừa qua thị trường bất động sản Việt Nam phát triển vô trật tự, điều nguy hiểm là phân khúc sản phẩm làm ra không có thị trường, đó là phân khúc những căn hộ cao cấp bán ra từ 30 triệu tới 70 triệu đồng một mét vuông tương đương 2.000, 3.000, 4.000 đô la một mét vuông cho nên người dân Việt Nam không có khả năng mua. Phân khúc sản phẩm không có thị trường này, trước tới giờ chỉ bán với nhau, những nhà phát triển dự án bán cho những thành phần thứ cấp mua đi bán lại với nhau thôi chứ còn người sử dụng cuối cùng thì không có ai mua đó là vấn đề thứ nhất. Hiện nay hàng chục nghìn căn hộ làm ra không có người mua cuối cùng để ở, tiếp tục làm nữa thì làm sao bất động sản có thể có thị trường được.
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, vấn đề thứ nhì là những căn hộ bình dân hay thu nhập thấp thì ở Việt Nam có tập quán là mua nhà trả liền 100%, chứ không như các nước khác trả 10%-20% phần còn lại do tín dụng bất động sản thời hạn 20 năm, 30 năm với lãi suất thấp. Việt Nam thì không có hệ thống về tổ chức tín dụng bất động sản thành ra không thể mua được nhà trả góp...Người có thu nhập thấp không thể nào có tiền mua nhà trả hết một lần 500 triệu 600 triệu hay 1 tỷ đồng được. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phân tích:
nha250.jpg
Tòa nhà căn hộ cao cấp ở Hà Nội, ảnh chụp trước đây. RFA photo.
“Kẹt hai đầu, bất động sản cao cấp thì giá quá cao người tiêu dùng không với tới. Bất động sản gọi là cho người thu nhập thấp cũng không với tới, tại vì họ không tiết kiệm đủ số tiền để trả một lần mua một căn hộ. Đề nghị chính phủ bỏ tiền ra mua những căn hộ 30-50 triệu một mét vuông thì làm sao được. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng nhà cho người thu nhập thấp, trên thị trường có rồi đấy, mà có ai mua nổi đâu. Làm sao một người lương tháng 5-7 triệu đồng mà mua trả một lần một căn hộ 500 triệu-600 triệu được. Đi làm cả đời cũng không thể mua được mà làm gì có thể để dành tiền được. Lương 7 triệu-8 triệu hai vơ chồng nuôi một đứa con còn chưa đủ sống chứ nói gì tiết kiệm để mua nhà. Tình hình của Việt Nam là như thế, còn yêu cầu chính phủ giúp đỡ cho bất động sản thì tôi chưa thấy là có thể làm được điều gì.”

Chớ cắt ngọn quên gốc

Đất Việt Online ngày 27/12/2012 đưa tin, dự thảo nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 của chính phủ, dự định đưa ra giải pháp lập nhiều quỹ mới như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, cơ chế tái thế chấp nhà ở.
Tờ báo trích lời chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh chỉ rõ việc này là hình thức để huy động thêm vốn cho lĩnh vực bất động sản, nhưng điều quan trọng nhất là phải thực hiện được công khai minh bạch nếu không sẽ khó tránh thất thoát, khó kiểm soát, phân bổ các quỹ lập ra để giải cứu thị trường bất động sản.

Nếu như các chủ dự án có số vốn 70% chỉ đi vay 20%-30% thì lúc ấy nợ ngân hàng ở trong một giới hạn dù bán được hay không. Nhưng thực tế anh vay gần như 100.
GS Vũ Văn Hóa
Vẫn theo Đất Việt Online, TS Lê Đăng Doanh đánh giá một số đề xuất để giải cứu thị trường bất động sản là giải pháp mang tính chất phần ngọn. Tức là giải quyết sản phẩm đã tồn tại qua việc cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc mua cho các đối tượng chính sách nằm trong dự kiến giải cứu thị trường bất động sản.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh về điều quan trọng nhất là thay đổi hẳn cơ chế của thị trường bất động sản Việt Nam. Một cơ chế mà ông cho là có quá nhiều yếu tố đầu cơ và nó liên quan đến vấn đề giá đất. Ông Doanh cho rằng nên cải tổ chính sách thuế để ngăn chặn những người gom bất động sản nhằm hưởng chênh lệch giá và đầu cơ.
Trong bài báo của Đất Việt Online, TS Lê Đăng Doanh khuyến cáo Nhà nước chỉ thu hồi đất đúng với qui định của Hiến Pháp là về quốc phòng, an ninh hay lợi ích công cộng. Còn trong trường hợp thu hồi đất phục vụ những dự án thương mại thì phải để cho người chủ đầu tư thương lượng với nông dân để bảo toàn lợi ích của người nông dân mất đất.
Việc phá băng thị trường bất động sản mà chỉ giải quyết phần ngọn, theo TS Lê Đăng Doanh sẽ lại sinh ra thêm các thị trường bất động sản méo mó khác, sinh thêm cơ hội đầu cơ khác sẽ rất tai hại. Ông nhấn mạnh rằng, nếu cứ để cho đầu cơ như thế này sẽ sinh ra một bong bóng bất động sản mới, khi ấy lại thêm một lần giải quyết. Cho nên bây giờ phải giải quyết tận gốc.
Để tháo gỡ cho thị trường bất động sản, theo GSTS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là cần có giải pháp đồng bộ do chính phủ điều phối và trước tiên là phải đưa thị trường nhà đất về đúng giá trị thực của nó. GSTS Vũ Văn Hóa quan ngại về điều gọi là một vòng luẩn quẩn tạo thêm những khó khăn mới cho nền kinh tế qua việc bơm tiền giải cứu bất động sản.
Nha-cao-tang_7-250.jpg
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội ngày 22/12/2012. RFA photo.
“Nếu như các chủ dự án có số vốn 70% chỉ đi vay 20%-30% thì lúc ấy nợ ngân hàng ở trong một giới hạn dù bán được hay không. Nhưng thực tế anh vay gần như 100%, bây giờ anh lại huy động một cái vốn để cho người mua vay, đó cũng là nợ ngân hàng thôi chứ lấy ở đâu ra. Tổng nguốn vốn trong nền kinh tế quốc dân là một lượng có hạn nó không ở chỗ này thì nó ở chỗ kia, nó đọng lại trong bất động sản chôn vùi vào đấy làm cho nợ nần chồng chất và làm cho việc phân xử và thanh toán trong nền kinh tế quốc dân đang bị lúng túng.” Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam bản điện tử, một loạt thông điệp về việc xử lý thị trường bất động sản được phát đi từ chính phủ như đề án xử lý nợ xấu, trong đó nợ xấu bất động sản chiếm tới 70% sẽ được triển khai trong vòng 1 tháng tới, một nghị quyết riêng về lĩnh vực này được ban hành.
Theo dõi báo chí trong thời gian qua người đọc báo ghi nhận một vấn đề không có lời giải đáp rành mạch đó là tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó bao nhiêu là nợ xấu của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, bao nhiêu là nợ xấu bất động sản. Các chuyên gia đồng thuận ở một điểm không nhận diện trung thực nợ xấu thì không thể có giải pháp thích hợp. Cho tới nay, các bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước thể hiện việc đưa ra các số liệu khác nhau. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 18/12 tại TP.HCM được Saigon Times Online trích dẫn, theo đó nợ xấu khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó tự ngân hàng tái cơ cấu khoảng 200.000 tỷ đồng. Trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu còn lại, lãnh vực bất động sản chiếm 70%.  Tất nhiên lời Thủ tướng nói được xem là khả tín, như vậy nợ xấu bất động sản là 140.000 tỷ đồng. Con số này quá khác biệt với báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng ngày 18/12 và trong cùng buổi làm việc của Thủ tướng với UBND Thành phố HCM. Theo VnExpress, Ông Trịnh Đình Dũng đã trích số liệu Ngân hàng Nhà nước thì tính đến 31/10/2012 tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng trong đó nợ xấu khoảng 13,5% tương đương 28.000 tỷ đồng. Chúng tôi xin nhắc rằng hồi tháng 10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rằng tổng dư nợ bất động sản lên tới 1 triệu tỷ.
GSTS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ nhận định:
“Tôi cho rằng nợ xấu lên tới mức nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới sự luân huyển vốn trong nền kinh tế. Những đơn vị nào không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng nguồn vốn huy động. Dù nguồn vốn huy động xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng quan trọng nhất là nguồn vốn huy động từ dân cư. Nếu không có nguồn vốn để trả nợ cho những người gửi tiền thì có thể đến một lúc nào đó chính phủ bắt buộc phải phát hành tiền để giải quyết nợ xấu. Việc này sẽ làm cho nền kinh tế càng xấu đi, có thể nói đây là vòng lẩn quẩn trong việc giải quyết nợ xấu của Việt Nam. Hiện nay nợ đọng vào bất động sản là quá lớn, chủ trương của Nhà nước muốn giải cứu thị trường này nhưng không thể nào có được nguồn lực để làm việc này.”
VietnamNet ngày 26/12/2012 đưa tin, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ giải quyết khoảng một nửa số nợ xấu ngân hàng trong năm 2013. Cùng ngày, theo VnExpress một công ty mua bán nợ với qui mô hàng nghìn tỷ đang chờ quyết định thành lập. Tuy vậy vấn đề đặt ra là vẫn chưa có sự thống nhất về qui mô thực sự của món nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA

Thằng em thế nào cũng làm theo bài này.


TQ: lên mạng phải dùng tên thật


Người dùng internet ở Trung Quốc phải dùng tên thật để đăng ký dịch vụ
Trung Quốc hôm thứ Sáu vừa công bố thêm lệnh siết chặt quản lý internet, với việc hợp pháp hóa hành động xóa bỏ các tin ngắn hoặc các trang có thông tin "bất hợp pháp".
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng đòi các nhà cung cấp dịch vụ phải trao cho giới chức các thông tin đó nhằm có biện pháp trừng phạt, theo tin Reuters.
Bài viết của phóng viên Ben Blanchard và Sally Huang nói rằng các quy định mới gửi ra tín hiệu rằng giới lãnh đạo mới với sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trực tuyến tại một quốc gia, nơi internet cho người dân những cơ hội hiếm hoi để tranh luận.
Tân Hoa Xã công bố các quy định mới cũng yêu cầu người sử dụng internet phải dùng tên thật ký đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ mạng, dẫu trên thực tế điều này đã xảy ra.
Giới chức Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ internet như Sina Corp lâu nay đã giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt những gì người dân nói trên mạng, nhưng chính phủ nay đưa quyền xóa các post vào luật.
"Các nhà cung cấp dịch vụ được yêu cầu phải ngay lập tức ngưng truyền tải các thông tin bất hợp pháp một khi phát hiện ra các tin đó, và phải có các biện pháp thích hợp, gồm cả việc gỡ bỏ và lưu giữ các thông tin đó trước khi báo cho các cơ quan quản lý," quy định mới ghi rõ.
"Khi sử dụng internet, người dân phải thực hiện các quyền phù hợp với luật và hiến pháp"
Lê Phỉ, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội TQ
Các hạn chế được đưa ra sau một loạt các bê bối tham nhũng trong giới quan chức cấp thấp bị người dùng internet phanh phui, điều mà chính phủ Trung Quốc nói họ khuyến khích.
Lê Phỉ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói rằng luật mới không nhằm khiến mọi người lo lắng về việc không thể đưa tin tham nhũng lên mạng.
Nhưng ông cũng ra lời cảnh báo:
"Khi người dân thực hiện quyền của mình, gồm cả quyền sử dụng internet, thì họ phải thực hiện các quyền đó phù hợp với luật và hiến pháp, không gây hại tới quyền lợi pháp lý của nhà nước, xã hội... và của các công dân khác."

Kiểm duyệt gắt gao

Người dùng internet tại Trung Quốc đã phải thích nghi với các biện pháp kiểm duyệt gắt gao, đặc biệt là ở các chủ đề nhạy cảm chính trị như nhân quyền và giới chính trị gia cấp cao, và các trang mạng nước ngoài phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn.
Hồi đầu năm, chính phủ đã bắt đầu buộc người sử dụng mạng microblog Weibo rất phổ biến ở nước này phải đăng ký bằng tên thật.
Luật mới đã nhanh chóng bị một số người dùng Weibo lên án.
"Thế là nay người ta dùng Weibo để giúp giữ hồ sơ và báo cáo cho giới chức. Đây có phải là thứ tự do ngôn luận mà chúng ta được hứa hẹn trong hiến pháp không?" một người dùng nói.
"Chúng ta cần phải cương quyết phản đối biện pháp can thiệp vào tự do internet đó," một người khác viết.
Chính phủ nói việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động trên internet là cần thiết, nhằm ngăn chặn việc có những cáo buộc ác ý, vô danh trên mạng, chặn các hình ảnh khiêu dâm, các lời đồn đoán hoảng loạn vô cớ, và nói đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp này.




Coy từ: BBC



Sao nhà nước cứ cố tình gây căng thẳng cho dân?


Sao nhà nước cứ cố tình

gây căng thẳng cho dân?

Từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Nhà văn Phạm Thành
.
Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.
Nội dung vụ việc dẫn đến hành động chống đối có khác nhau, nhưng bản chất chỉ có một, đó là chính quyền chỉ nghĩ đến lợi ích của chính quyền mà quên đi lợi ích của dân, danh dự của người dân. Sở dĩ chính quyền dám làm thế vì lực lượng trấn áp dân, tuy đều từ con em nhân dân mà ra, nhưng lại do chính quyền điều hành, chỉ nghe lệnh của chính quyền.
Họ không biết làm như thế là cố ý dồn dân về phía đối lập với chính quyền và những hành động này nếu không “hồi tâm tu tĩnh” để dừng lại, đương nhiên chính quyền sẽ không còn là chính quyền của dân nữa. Vậy, một chính quyền không còn là của dân nữa thì dân cần nó mà làm gì?
Chính quyền nên nhớ rằng, từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Tôi cứ lan man nghĩ như vậy khi hay tin LS Lê Quốc Quân, giám đốc Công ty Giải pháp Việt Nam, vừa bị bắt sáng 27.12.2012 với lý do trốn thuế hơn 400 triệu đồng.
Chuyện trốn thuế có hay không đương nhiên là phải đợi tòa án kết luận. Nhưng điều tôi băn khoăn ở đây là, tại sao công an Việt Nam lại thích bắt người như vây? Thử hỏi, ngành thuế đã có giấy tờ gửi cho Quân, nói rõ rằng Quân trốn thuế bấy nhiêu là căn cứ vào pháp luật này, quy định kia của Việt Nam chưa? Và từ đó, Quân đã giải trình lại chưa, cái gì đúng cái gì chưa đúng chưa? Nếu hai bên không thống nhất thì cùng nhau ra tòa. Nếu hai bên ra tòa và chiếu theo quyết định của tòa tuyên Quân trốn thuế thật, nếu Quân không nộp thì cưỡng chế tài sản của Quân. Thế chả hơn sao? Thế chả thấu tình đạt lý hơn sao? Thế chẳng tâm phục, khẩu phục cho Quân và cho dân hơn sao và quan trọng hơn việc hành xử như vậy sẽ tạo ra môi trường công khai, minh bạch, làm cho dư luận khỏi ì xèo, đơm đặt. Thế chẳng hơn sao? Thế chẳng hơn là đưa công cụ chuyên chính bắt người sao? Cần phải ứng sử như vậy mới là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Vì đây hoàn toàn chỉ là vấn đề tranh chấp tiền tài. Đằng này, cứ đụng một tý là hình sự, là bắt, ai trái ý chính quyền một tí là bắt, ai làm công an bực mình một tý là bắt…
Tôi e rằng, cách hành sử như vậy, nhân dân nước mình chả mấy ai ủng hộ mà quốc tế cũng phê phán, từ đó sẽ làm giảm uy tín của chính quyền. Quốc tế phê phán ngày một nhiều, lòng tin của dân vào chính quyền ngày một suy giảm, liệu chính quyền đó có còn đứng vững?
Tát nhiên là không rồi.
Tác giả gửi cho NTT blog



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy


Lạ thay! Kẻ đi cướp phá bắt đền nạn nhân


Báo Người lao động đưa tin: “Công an, bộ đội đề nghị anh em ông Vươn bồi thường hơn 57 triệu đồng”. Đọc tin này, chắc ai cũng thấy những chuyện như vậy chỉ có trong “Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam” mà thôi.
Nhavuon
Cướp xong đòi đền bù?
Rõ ràng, không cần chứng minh nhiều thì ai cũng đã biết anh em Đoàn Văn Vươn đã buộc phải chống lại việc một đám quân đội, công an với đầy đủ trang bị vũ khí đến vây nhà họ khi ngôi nhà đó không hề là đối tượng để bị bao vây, cướp phá: Nó nằm bên ngoài khu vực có lệnh cưỡng chế. Mặt khác, kể cả lệnh cưỡng chế đất đai nhà họ cũng trái pháp luật, vậy thì dù dưới danh nghĩa nào, việc anh em nhà Đoàn Văn Vươn chống lại đám người đã bất chấp pháp luật nhằm bao vây tiêu diệt họ là chính đáng, chính nghĩa. Dù đám người đó mang danh hiệu nào, lực lượng nào.
Thế nhưng, luật pháp đã dẫn đến việc anh em nhà Đoàn Văn Vươn bị truy tố tội giết người, bị giam cầm gần cả năm nay. Còn đám quân quan đã phá nhà, bắn súng, bắt phụ nữ trẻ em đánh đập, vơ vét tài sản, kể cả con chó con của họ thì… nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Ngược đời hơn, bây giờ đám người tự dưng đến nổ mìn, nổ súng phá nhà, bắt đánh người, kia lại còn đòi nạn nhân phải bồi thường.
Cần phải xác định rằng, dù dưới nhãn mác nào, danh hiệu nào nhưng khi quay súng bắn vào nhân dân, chống lại lợi ích hợp pháp của nhân dân, thì những người đó, lực lượng đó phải được gọi là lực lượng phản động. Họ đã làm ngược lại nhiệm vụ và sứ mệnh của họ là phục vụ nhân dân. Trong trường hợp này, thì đó phải gọi là một đám cướp có vũ trang, xét về phương diện luật pháp.
Đại tá Đỗ Hữu Ca, người chỉ huy “Trận đánh đẹp” vào nhà dân.
Nếu nói rằng, họ chỉ thi hành mệnh lệnh mà bị thiệt thòi cần đền bù, thì hãy đòi ngay chính những kẻ đã huy động họ đưa đến chỗ để họ vi phạm pháp luật ấy mà đòi. Lực lượng công an do Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, người tổ chức “Trận đánh đẹp” phải chịu trách nhiệm đền bù cho họ các tổn thất tinh thần và thể chất. Bên cạnh đó  Lê Văn Mải – Trưởng Công an huyện Tiên Lãng cũng là đồng phạm. Về phía chỉ huy quân sự Tiên Lãng do ai huy động, người đó phải chịu trách nhiệm với những kẻ đã bị đưa đi cướp. Kể cả tổn thất về tính mạng nếu có.
Vậy mà bây giờ những kẻ đi cướp lại ngang nhiên đòi nạn nhân bồi thường.
Thử hỏi có đất nước nào, xã hội nào bình thường mà dung túng những hiện tượng đó hay không?
Xưa nay trên thế giới, chẳng có quốc gia nào mà nạn nhân lại phải đền bù cho bọn cướp được coi là pháp luật. Loại trừ những toán thổ phỉ cậy mạnh hiếp yếu trong rừng sâu hoặc bọn Tàu cướp bóc ngoài biển Đông đang làm với ngư dân Việt Nam mà thôi.
Đền bù tổn thất tinh thần?
Đội quân hùng hậu, bách chiến bách thắng, gan dạ, dũng cảm…
Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như lực lượng công an nhân dân Việt Nam luôn được khoa trương và quảng cáo, tự hào là anh hùng, là bách chiến bách thắng, là gan dạ và dũng cảm… đủ các loại ngôn từ ca ngợi. Thế mà chỉ một chiếc bình ga không nổ, vài loạt đạn hoa cải thôi đã hồn xiêu phách lạc. Không những không bắt được thủ phạm dù đã tốn hàng đống đạn, hàng đống  mìn với cả đội quân gồm người và chó hừng hực khí thế đông như kiến cỏ bao vây tứ bề.
Vậy thì sự dũng cảm ở đâu khi chỉ có loạt đạn hoa cải mà đã tổn thất về tinh thần đến tận 57 triệu đồng?
Nếu đó không phải là đạn hoa cải, không phải là cái bình ga chưa nổ mà là bom, đạn bắng thẳng, súng cối, chó nghiệp vụ như họ đã sử dụng với gia đình ông Vươn thì tinh thần họ liệu có còn chút nào không? Hay khi đó tinh thần đã là “liệt sĩ” tất cả chứ đâu còn mà “tổn thất”?
Hỡi ôi, cháy nhà mới ra mặt chuột, người dân mới thật sự thấy cái anh hùng, dũng cảm, gan dạ của họ đến đâu khi chỉ nghe vài tiếng nổ đã hồn xiêu phách lạc tổn thất tinh thần?
Hèn chi trên biển, Tàu lạ cứ thế hung hăng, ngư dân cứ vậy mà chịu bắt bớ, giam cầm, cướp bóc rồi đòi tiền chuộc.
Phải chăng người xưa đã nói không sai: “Thầy nào, tớ nấy”
Hà Nội, 29/12/2012
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh



Copy từ: J.B Nguyễn Hữu Vinh






Kế hoạch bắt giam LS Lê Quốc Quân được chuẩn bị từ lâu?


2012-12-28
Luật sư Lê Quốc Quân, một trí thức, doanh nhân trẻ có những hoạt động dấn thân cho công bằng, dân chủ xã hội tại Việt Nam, vừa bị bắt vào ngày 27 tháng 12 vừa qua.

AFP
Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8 tháng 7,2012 tại Hà Nội
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 12, Gia Minh hỏi chuyện cô Lê thị Thao, em gái của luật sư Lê Quốc Quân, về những thông tin liên quan. Trước hết cô Lê thị Thảo thuật lại sự việc như sau:
Đã nhiều lần bị sách nhiễu
Cô Lê thị Thao: Anh đang trên đường ra xe đưa cháu đi học thì mấy người ập đến. Một người bế cháu về thả cho chị, và đưa anh lên xe nghe nói đến công ty khám và đưa anh đi đâu đến giờ chúng tôi cũng chưa biết. Còn tại nhà thì một nhóm lục soát lấy máy tính xách tay, Ipad, một CPU, một số giấy tờ… Sau đó họ lấy chìa khóa xe và khám xe.
Gia Minh: Nhóm người ăn mặc sắc phục công an, thế nào?
Cô Lê thị Thao: Xin lỗi hôm qua, tôi không biết chi tiết; nhưng bình thường họ không mặc sắc phục đâu.
Gia Minh: Lâu nay gia đình luật sư Lê Quốc Quân từng gặp những sự việc như thế rồi phải không?
Cô Lê thị Thao: Vâng, bình thường đến thật đông hầu như mấy chục người mà chẳng ai mặc sắc phục cả, ngay cả người cao nhất ra lệnh cũng chẳng mặc sắc phục. Chỉ có cảnh sát khu vực mặc sắc phục thôi.
Gia Minh: Nhờ chị cho biết lại những lần trước đã từng xảy ra với gia đình, khi đến khám xét có đưa ra giấy tờ gì không?

Luật sư Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị sách nhiễu bắt giam vô cớ ngay giữa đường phố... RFA file
Luật sư Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị sách nhiễu bắt giam vô cớ ngay giữa đường phố... RFA file
Cô Lê thị Thao: Hôm bắt đưa anh Quân đi họ tự vào lấy cặp sách, giấy tờ…điện thoại, máy tính rồi bỏ vào túi quàng lên cổ khi hai tay bị khóa rồi. Còn chúng tôi vào thì mỗi người trong nhà đều có người đi theo bên cạnh không cho làm bất cứ việc gì, hành động gì. Lúc đó cũng nhiều người lắm và chẳng ai mặc đồng phục gì cả. Tôi thấy bất công.
Hôm bắt đưa anh Quân đi họ tự vào lấy cặp sách, giấy tờ…điện thoại, máy tính rồi bỏ vào túi quàng lên cổ khi hai tay bị khóa rồi. Còn chúng tôi vào thì mỗi người trong nhà đều có người đi theo bên cạnh không cho làm bất cứ việc gì, hành động gì
Cô Lê thị Thao
Gia Minh: Trường hợp luật sư Lê Quốc Quân hôm qua họ đến có đưa giấy tờ gì không?
Cô Lê thị Thao: Khi đưa lên trên kia thì không biết; nhưng dưới này nghe nói có đọc. Đọc thôi chứ không đưa giấy tờ gì. Thường bên luật sư hay hỏi chúng tôi sao không lấy lệnh đó; nhưng chưa bao giờ chúng tôi nhận được lệnh đó, họ chỉ đọc qua thôi.
Gia Minh: Mạng Thông tấn xã Việt Nam hôm qua có bài viết về luật sư Lê Quốc Quân, không biết gia đình đọc bài đó chưa?
Cô Lê thị Thao: Rồi ạ.
“Mục tiêu của bọn tao là thằng Quân”
Gia Minh: Theo những điều đưa ra trong bài báo thì gia đình thấy có những gì không đúng thực tế gia đình làm lâu nay?
Cô Lê thị Thao: Theo bên em thấy là hoàn toàn sai, vì chúng tôi làm ăn và biết ‘có để ý rồi’ nên chúng tôi cố gắng đến mức tối đa việc ‘trốn tránh’ như thế cả. Vu khống cho anh Quân như thế em thấy sai. Bởi vì không có bằng chứng, chứng cứ gì; chỉ tự dưng đưa lên và nói về hóa đơn, tôi thấy sai và phủ nhận việc đó. Nhưng bây giờ chúng tôi chẳng biết cãi lại ai. Họ lấy đi hết các giấy tờ và chẳng có chứng minh gì như thế. Tôi nghĩ anh Quân cũng chẳng bao giờ làm việc đó.
Họ nói rằng ‘bọn mày thuế má gì’ ‘Dân Làm báo cũng đã phát biểu thế rồi’. Họ cũng tuyên bố thẳng với chúng tôi vào lúc người em gái con cậu bị bắt khi đang mang thai. Hôm đó chúng tôi lên và họ tuyên bố ‘mục tiêu của bọn tao là thằng Quân’
Cô Lê thị Thao
Gia Minh: Gia đình có gửi một thư đến cho Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam và giám mục Vinh, vì sao gia đình làm thế?
Cô Lê thị Thao: Chúng tôi thấy oan ức quá, chèn ép công việc làm ăn cũng như công lý không được thực hiện nên chúng tôi muốn lên tiếng để mọi người có ý kiến gì không. Chúng tôi thấy việc cần làm nên làm thôi.
Gia Minh: Nhưng gia đình thấy giáo quyền có thể giúp được gì khi mà chính quyền đã nói như thế rồi?
Cô Lê thị Thao: Mọi người tin tưởng từ trước đến nay còn đến bây giờ phản ứng như thế nào thì không biết ra sao.
Gia Minh: Chị có nói không tin là trốn thuế, vậy chị có nghĩ là vì việc gì khác để có thể dẫn đến chuyện bắt bớ như thế, và luật sư Lê Quốc Quân từng bị bắt một số lần rồi?
Cô Lê thị Thao: Họ từng lục soát văn phòng công ty nhà em, không phải công ty anh Quân, họ nói rằng ‘bọn mày thuế má gì’ ‘Dân Làm báo cũng đã phát biểu thế rồi’ . Họ cũng tuyên bố thẳng với chúng tôi vào lúc người em gái con cậu bị bắt khi đang mang thai. Hôm đó chúng tôi lên và họ tuyên bố ‘mục tiêu của bọn tao là thằng Quân’. Họ tuyên bố rõ rang như thế nên anh ‘tự hiểu’ , chứ ở đây không thuế má gì đâu.
Gia Minh: Người tuyên bố là ai, chức vụ là gì?
Cô Lê thị Thao: Ông Tư, Trịnh Văn Tư gì đó; nhưng rất tiếc chúng tôi  không ghi âm. Ông ta làm bên Công an Kinh tế. Hôm đó chúng tôi lên vì bức xúc việc em Oanh đang mang thai mà bị bắt. Chuyện đó cách đây khoảng hơn 20 ngày rồi. Em đó cũng làm trong công ty và họ ra lệnh triệu tập không đi nên họ về phục ở nhà bắt.
Gia Minh: Hôm nay diễn ra phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Văn Hải, lúc đầu bị bắt về tội trốn thuế và sau chuyển thành tội tuyên truyền chống nhà nước, vậy gia đình có so sánh gì giữa hai trường hợp không?
Cô Lê thị Thao: Đến lúc này cũng không biết nói thế nào, chỉ hy vọng mọi người lên tiếng giúp đỡ chúng tôi. Như anh Hải thì thời đó làm gì có luật thu nhập doanh nghiệp; nhưng khi họ đưa ra thì mọi người có làm được gì đâu. Tôi cũng sợ như thế…
Gia Minh: Cám ơn chị Thao đã lên tiếng với công luận.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA



Việt Nam gia tăng đàn áp tự do ngôn luận


Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Saigon.
Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Saigon.
DR

Thanh Phương
Vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân hôm qua tại Hà Nội cho thấy chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo nguồn tin từ thân nhân, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ khi đưa con gái đến trường. Công an cũng đã khám xét nhà cũng như văn phòng của luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu. Tờ Tuổi Trẻ hôm nay loan tin là ông Lê Quốc Quân đã bị khởi tố về tội « Trốn thuế ».
Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trước khi bắt giữ luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh « Trốn thuế ».
Tội danh « Trốn thuế » đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.
Đối với ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước » cho thấy chính quyền Việt Nam "chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị".
Theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 28/12/2012, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí nước ngoài cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là « báo lề trái », lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.
Vào tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013 : « Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ». Ông Dũng còn tuyên bố « dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào. »
Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia « Kẻ thù của Internet ».
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt « nhà báo công dân » ở Việt Nam.



Copy từ: RFI



Nhiều blogger bị bắt xung quanh phiên tòa xử 3 blogger Câu lạc bộ nhà báo tự do


Nhiều blogger bị bắt xung quanh phiên tòa xử 3 blogger Câu lạc bộ nhà báo tự do

(Tin tổng hợp)
CA
Hôm nay nhiều blogger và những người quan tâm đến phiên tòa phúc thẩm xử 3 blogger đã bị bắt. Tin tức được cập nhật trên các trang mạng.
Tạ Khởi Phụng, em Tạ Phong Tần đến từ Bạc Liêu, có mặt tại Tòa án tối cao ở Sài Gòn lúc 06 giờ sáng, ngồi ở ghế đá đợi vào phòng xử. Nhưng đến lúc 07 giờ, khi cô Tạ khởi Phụng vào phòng xử thì bị chặn lại và không cho vào.
Nguyễn Chí Dũng con trai anh trai Điếu Cày bị bắt lúc 7 giờ khi vừa ra khỏi nhà “Nghe audio tiếng gào thét của bà Dương Thị Tân khi con trai bà, anh Nguyễn Trí Dũng, bị an ninh bắt đi: “ Chúng mày bắt con tao đi đâu? “
Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyễn Kha (Kha là người bị bắt cùng vụ với Phương Uyên) bị bắt đưa về công an P. Bến Nghé, Q 1.
Blogger Việt Bách kể anh bị bắt khi đang đi … ỉa.
Blogger Huỳnh Công Thuận đang trên đường đến tham dự phiên tòa thì bị chặn đầu xe và dẫn anh về đồn. Anh yêu cầu công an P. Tân Quý, Q. Tân Phú xác nhận là đã giam giữ anh ở đây kể từ sáng nay và đã làm mất xe của anh.
Blogger Hanh Nhân bị bắt khi lang thang ở công viên Bách Tùng Điệp cùng với Nguyễn Hoàng Vi (tức blogger An Đổ Nguyễn).
 blogger Hoàng Dũng kể:
“ An Đổ nhảy xuống giữa đường hét, rồi đi lên. Ngay lập tức 4, 5 an ninh thường phục nhảy vào đè và túm An Đổ ấn lên xe biển xanh đang chờ sẵn. Hành Nhân co giò chạy nhưng có quá nhiều an ninh đứng rải rác từ xa. Khi vấp té, 4, 5 an ninh xúm lại tóm chân, tay. Một người mặc áo màu xám đen đấm thẳng vào mặt Hành Nhân. Sự việc diễn ra ngay trước mắt quá nhanh, mình chỉ kịp hô: “Không được đánh người!’ thì Hành Nhân đã bị khênh vào xe cùng An Đổ, đi mất ”
Tin nhắn khi Hanh Nhân và An Đổ Nguyễn khi mới bị bắt:
tin nhắn
tin nhắn3tin nhắn 2
Sau khi được thả về Hanh Nhân kể anh bị rách đũng quần, bầm môi, hơi bầm tím mắt, đau bao tử và cảm giác tởm lợm quá đến mức ói sạch ra những gì có trong bụng.
Còn Nguyễn Hoàng Vi sau khi ra khỏi đồn công an thì như thế này:
HTV1
HTV2
Cô  cho biết tại đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh an ninh thành phố đã làm nhục cô bằng cách lột quần áo trên người cô để quay phim. Chiếc áo khoác ngoài là chúng cũng cưỡng bức để trùm vào vì sợ Vy ra đường để trần sẽ lột mặt nạ của chúng…
Blog Nguyễn Tường Thụy xin bày tỏ lòng kính phục đối với các anh chị ra tòa ngày hôm nay cùng các bloggrer và những người ủng hộ mặc dù xác định được trước nguy hiểm nhưng vẫn đến rồi bị bắt, bị đánh và làm nhục.
Tin tổng hợp từ các trang Ba Sàm, Dòng Chúa cứu thế, Tễu và một số trang facebook khác.
28/12/2012
Nguyễn Tường Thụy





Copy từ: Nguyễn Tường Thụy



Bé quá sợ - mối dây nhợ GIÁO DỤC-CÔNG AN !




> Ba Sàm - Đôi lời: Về vụ việc quá tệ hại này, hôm qua, chúng tôi nhận được một bài bình luận của tác giả Nguyễn Thu Trâm. Nhưng xét thấy nội dung bài có phần gay gắt quá, lại dựa vào và tầm chương trích cú quá nhiều thứ luân lý Nho giáo cổ lỗ và các nhân vật trong sử Tàu, nên chỉ xin điểm trong phần bản tin, khi bài được đăng ở một trang khác.
Rồi sáng nay, chúng tôi nhận được tiếp một bài của Nhạc sĩ Tuấn Khanh, về cùng chủ đề, với mấy lời trao đổi riêng với chúng tôi, băn khoăn không biết có thể đăng ở đây khi nó là “một đề tài rất nhỏ”, giữa lúc bao nhiêu sự việc to tát, quốc gia đại sự nóng hổi đang được bàn luận sôi nổi.
Cũng sáng nay, phát hiện và điểm một bài nhan đề “Học sinh lớp 2 dọa tự tử vì không được gọi phát biểu“.
              Không phải là chuyện nhỏ nữa rồi! Không chỉ loanh quanh “kỹ năng sống” của riêng con trẻ, hay phương pháp sư phạm và trình độ nhận thức pháp luật của giáo viên, mà là một vấn đề lớn lao hơn rất nhiều.
             Đó là một sự méo mó tới quái dị trong nhận thức về quyền con người, từ hệ thống Giáo dục, cho tới những ngành liên quan, như ở đây là Công an và nhiều nơi khác.
              Ngược thời gian và lên “trên” nữa, mới đây thôi, Ngày Nhân quyền Quốc tế của Liên hiệp quốc 10-12-2012, báo chí VN gần như hoàn toàn im tiếng, trong khi VN từng tham gia ký tên vào Công ước Nhân quyền của LHQ, lại đang tranh ghế vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ nữa.
               Rõ ràng có cả một làn sóng ngược, rộng khắp, quyền lực ghê gớm, mà không được tuyên bố thành lời, bằng văn bản, đang chống lại những gì giúp cho người dân Việt Nam, từ trẻ thơ cho tới người đã chết, được phát huy quyền con người căn bản của mình đã được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập nước VNDCCH và Hiến pháp, Công ước quốc tế. Đương nhiên, từ quyền căn bản bị kìm hãm, thì Dân trí, Dân khí cũng bị ức chế, tù hãm.

---------------------

Thư ngỏ cho bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận:

Từ nỗi nhục 
của trường Trung Lập Thượng

             Câu chuyện xảy ra ở trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. HCM, vào ngày 26 tháng 12 này, có thể nói là lại gây thêm một nỗi nhục của ngành giáo dục Việt Nam, là chỉ dấu của những bất an mà xã hội Việt Nam đang và sẽ chịu đựng.
             Chuyện được tóm tắt rằng bà Ngô Thị Mai, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi, TPHCM, vì nghi ngờ một học sinh nữ lớp 2 ăn cắp của giáo viên Th. hơn một triệu đồng, nên đã đồng ý giao cho công an hỏi cung. Thậm chí anh trai của bé T. đang học cùng trường cũng bị giao nộp cho công an dẫn đi. Vì quá sợ hãi, bé T. đã nhận là đã ăn cắp và bộc lộ dấu hiệu hoảng sợ đến mức tâm thần khi trả lời bất nhất. Thế nhưng đến chiều hôm đó, cô Th. nhận ra rằng tiền mình vẫn còn nguyên trong giỏ.
               Trong câu chuyện này, dù đã được cấp trên là Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi yêu cầu nhà trường xin lỗi học sinh, nhưng rốt cuộc vẫn gây nhiều tai tiếng, buộc phụ huynh và dư luận nhìn thấy nơi đó một ví dụ buồn và nhục cho ngành giáo dục, cũng như với các nơi có liên quan.
               Hãy quay trở lại thời gian vào năm 2007, nơi đã từng xảy ra sự kiện kinh hoàng, và có thể tạm gọi là đầu tiên của ngành giáo dục, đó là chuyện bé Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học lớp 5, trường tiểu học An Hiệp 2, tỉnh Đồng Tháp, vì làm mất tiền quỹ của lớp là 47.800 đồng đã bị chính các thầy giáo của mình đưa đến công an xã đển khảo cung. Sau đó vì bị sốc do oan ức và hoảng sợ, bé Trâm đã mất khả năng nói.
              Cho đến nay, những chuyện lạ lùng và man rợ như vậy không mất dần đi, mà lại cứ tăng thêm, quen dần như một phương thức hành xử chung trong xã hội Việt Nam, nơi được tờ báo ngớ ngẩn nào đó đặt tên rằng một trong những xứ sở hạnh phúc nhất hành tinh. Hãy dành chút thời gian, tự mình làm một cuộc điều tra trên internet, bất cứ ai cũng sẽ nhìn thấy vấn nạn này đang có một biểu đồ tăng trưởng không kém chỉ số lạm phát.
               Việc một nhà trường không thể giải quyết những vấn đề của mình bằng nghiệp vụ học đường và lương tâm, đã là một nỗi nhục. Việc luôn sử dụng đến công an như một hình thức đe doạ, trấn áp cho thấy tư duy những người có học và được giao cho việc dạy dỗ, đang đánh giá rằng xã hội Việt Nam là một xã hội công an trị.
              Việc các nhà giáo luôn chọn cách giao nộp học sinh mình cho công an, mà không hề có thầy cô nào đi kèm hoặc người giám hộ, lại cho thấy nhà trường hiện hoặc rất dốt nát, hoặc tuỳ tiện trong việc quyết định số phận con người. Và việc ngành công an ở nhiều nơi luôn nhận lãnh trách nhiệm tra khảo trẻ em mà không hề có người đại diện giám hộ trung gian, hoặc tự tiện dẫn đi và giam giữ, tra khảo, ép cung… cũng cho thấy các công an viên liên quan đang hoặc quá ngu dốt về luật pháp hoặc quá kiêu ngạo về quyền lực của mình trong xã hội, bất chấp mọi hiến định về quyền con người và trẻ em.
                Biết phải nói sao đây, khi không ít những người đã phạm những sai lầm như vậy trước nay, phần lớn là đảng viên. Những thành phần được coi là ưu tú, được chọn lựa, đặt để trong các vị trí chỉ huy, lãnh đạo.
Trong mọi lời bàn của người dân, rằng ngành giáo dục suy đồi, cũng như xã hội suy đồi. Chúng ta đang có những sự thật là chứng cứ.
             Hãy thử nghĩ mình là cha, hoặc là mẹ của những đứa bé đó, ai ai cũng có thể cảm nhận được sự bàng hoàng về cuộc sống.
Là một người quan sát, và nhìn thấy những điều tồi tệ diễn ra mà không được giải quyết tận cội nguồn sự việc, tôi kêu gọi Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận phải có những động thái mạnh mẽ để chấm dứt tình trạng như đã trình bày, trong ý thức và hành động của ngành giáo dục.
              Trường học, là nơi liên thông để phát triển trí tuệ và nhân cách người Việt, chứ không thể là nơi liên thông đến đồn công an hoặc phòng khảo cung.
               Trẻ em là tương lai, nếu chúng ta không tôn trọng hiện tại, tương lai sẽ nghiền nát chúng ta. Điều này có thể là sáo rỗng và vô nghĩa, nếu Việt Nam không còn cần một tương lai, hoặc chúng ta sẽ không có tương lai.
                Việc chuyển trẻ em từ nhà trường sang phòng điều tra của công an mà bất cần ý kiến của phụ huynh hay người giám hộ, không quan tâm những quyền đã được định trong luật pháp, không thể được coi là một cách làm bình thường trong xã hội. Ngành giáo dục nếu thản nhiên tồn tại với thông lệ đó, thì đó là một ngành giáo dục nhục nhã.
             Tôi tin là nếu dành chút thời gian cho lương tâm, bất kỳ ai cũng thấy rằng ngành giáo dục phối hợp với công an trị là một thảm hoạ của đất nước. Tất cả các bậc cha mẹ sẽ không còn niềm tin vào xã hội và nhà trường. Một nước Việt sẽ bất an với cách hành xử được nhân danh hệ thống giáo dục như vậy.
Tuấn Khanh (Theo Ba Sàm) 
--------------------

Cô giáo khóc khi xin lỗi học sinh lớp 2

Sáng 27-12, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi - TPHCM đã tập trung toàn thể học sinh, giáo viên để chứng kiến việc cô giáo Nguyễn Thị Thu xin lỗi em Lại Thị Thẩm - học sinh lớp 2 của trường.

Tại đây, Hiệu trưởng Ngô Thị Mai, cô giáo Nguyễn Thị Thu (người bị mất tiền) và ông Nguyễn Văn Đắng (Tổng phụ trách Đội, kiêm giáo viên tư vấn học đường) đã trực tiếp xin lỗi em Thẩm vì nghi em lấy 1 triệu đồng của cô giáo Thu, sau đó giao cho công an để làm rõ.
Cô Nguyễn Thị Thu vừa khóc vừa phát biểu: “Đây là sai lầm mà tôi sẽ nhớ suốt đời, không bao giờ dám tái phạm. Sai lầm xuất phát từ sự nóng vội, những phản ứng thiếu sư phạm, không mang tính giáo dục khiến em Thẩm bị hàm oan”.

Em Lại Thị Thẩm - người bị cô giáo nghi lấy tiền oan

Buổi xin lỗi này không có mặt đại diện công an xã Trung Lập Thượng vì lý do bận công tác.
Mãi đến buổi trưa, ông Phạm Thanh Tâm - Phó Ban chỉ huy Công an xã Trung Lập Thượng, người trực tiếp đưa em Thẩm về công an xã- cũng đã đến nhà em Thẩm để xin lỗi em và gia đình. Ông Tâm cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời sẽ quán triệt, nhắc nhở anh em trong đơn vị rút kinh nghiệm.

Học sinh Trường Tiểu học Trung Lập Thượng quyên góp tiền ủng hộ cho em Thẩm

Bà Lê Thị Phương Hồ, Bí thư Đảng ủy xã Trung Lập Thượng, cũng thay mặt Đảng ủy và Công an xã xin lỗi, nhận thiếu sót trong vụ việc này. “Ngay sau khi xảy ra sự việc này, chúng tôi đã yêu cầu 2 đồng chí công an trực tiếp tham gia vụ việc viết giải trình, kiểm điểm; đồng thời nhắc nhở anh em rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ việc này. 
Cô hiệu trưởng Ngô Thị Mai xin lỗi em Thẩm trước toàn trường
Xã cũng sẽ kêu gọi hỗ trợ cho gia đình em Thẩm... Sắp tới, khi em Thẩm không còn đủ tuổi học tiểu học (em Thẩm ở lại lớp 4 năm), chúng tôi sẽ tính toán để tìm một môi trường thích hợp để em học tập”.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu kể lại sự việc cho phóng viên
Cũng trong buổi sáng nay, cô giáo Nguyễn Thị Thu cũng đã trực tiếp tặng em Thẩm một chiếc xe đạp để em làm phương tiện đi học.
Em Thẩm đã có xe đạp để đến trường
Trường Tiểu học Trung Lập Thượng cũng tổ chức quyên góp giúp đỡ hai anh em Thẩm ngay tại trường. Bà Ngô Thị Mai cho biết đã có 1 luật sư ở Hà Nội và 1 bạn đọc tên Yến gửi tặng em Thẩm số tiền 1,3 triệu đồng. Một học sinh cũ của trường gửi tặng 100 USD.
Em Thẩm và bà ngoại trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động
Được biết gia đình em Thẩm rất khó khăn. Ba bà cháu hiện tá túc trong một túp lều tranh trống hoác. Bà ngoại em Thẩm làm nghề đan liếp, mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng. Ba mẹ em Thẩm đã li dị, đều có gia đình mới và có cuộc sống rất khó khăn nên không hỗ trợ được gì để nuôi hai anh em.
Phóng viên báo Người lao động tiếp xúc với em Thẩm và gia đình
“Ông bà nội Thẩm cũng rất nghèo. Bà nội lại bị cụt hai tay, hai chân. Ông nội chở bà đi bán vé số. Thỉnh thoảng có gặp các cháu ở trường cũng cho một ít tiền”- bà Phạm Thị Tặng, bà ngoại em Thẩm, cho biết.
Trước đó, ngày 26-11, do nghi ngờ em Thẩm lấy trộm tiền của cô giáo Thu, nhà trường đã giao em Thẩm cho cơ quan công an xã Trung Lập Thượng thẩm vấn. Đến hơn 13 giờ cùng ngày, khi nhà trường gọi điện lên báo rằng tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo thì công an mới cho em về nhà.
Đại diện công an xã ông Phạm Thanh Tâm xin lỗi gia đình em Thẩm
Tin -ảnh: Đ.Trinh - Q.Thắng

(NLĐO)
---------------------------------
 
 


Bùi Văn Bồng tổng hợp

Lại có vài lời với "ANH BINH BÉT"



         
  MINH DIỆN
                Tôi đọc bài viết mới nhất của Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trên trang Blog Anh Ba Sàm. Đọc đi đọc lại, tôi tự hỏi: Vô tình hay hữu ý, mà bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt bạn đọc chỉ vài ngày sau bài giảng của  Phó giáo sư, tiến sỹ nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh cho cán bộ đảng, đoàn các trường đại học Hà Nội?
Không ai đi so sánh mớ kiến thức chắp vá tạp nham của một đại tá với sự uyên thâm của một thượng tướng con nhà nòi, nhưng quả thực tôi có cảm giác bài viết của ông Nguyễn Chí Vịnh lần này như cô đọng bài giảng của Trần Đăng Thanh; hoặc ngược lại, bài giảng của Trần Đăng Thanh phát triển một cách thô thiển ý tứ  của Nguyễn Chí Vịnh.
                 Dù bài viết lòng vỏng, hay dùng xảo thuật đảo ngược các mệnh đề, nhưng có thể  tóm tắt nội dung cốt lõi   bài viết của tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng như bài giảng của Trần Đăng Thanh bằng mấy dòng: Phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đảng, giữ vũng ổn định chính trị, giải quyết tranh chấp biển Đông theo đường lối đảng đã vạch sẵn là  hợp tác toàn diện với Trung Quốc trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt.
                  Vẫn một văn phong sắc sảo, vẫn một  phong thái toát ra uy quyền, vẫn gương mặt đăm chiêu với đôi mắt nhìn có chiều sâu sau cặp kính, vừa như giữ kín điều gì, vừa  như xoáy vào người đối diện, hòa hợp với vẻ trầm ngâm như đang vuốt nhọn những ý nghĩ sắp đặt trong đầu không dễ lộ ra theo “ngón nghề” của một nhà tình báo, nhưng hình như Nguyễn Chí Vịnh không còn giữ được những bí mật mà người ta gọi ông  là  “con người trong bóng tối”.
                 Mấy năm trước Nguyễn Chí Vịnh phát biểu khá thận trọng, được lóng người, biết im lặng đúng lúc, tránh né một cách ranh mãnh những câu hỏi lắt léo của giới báo chí, và đưa ra những câu nói ngắn gọn  giàu hình tượng và biểu cảm  như: “ Việt Nam có tất cả để bảo vệ mình!”,  “ Bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi không chỉ đứng nhìn!”,  “Việt Nam biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng!”.  Đặc biệt là  lời tuyên bố xúc động như một lời thề về trách nhiệm của mình đối với chủ quyền đất nươc: “ Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, và không thể đánh đổi. Đất đai, sông núi, biển đảo Việt Nam không chỉ là sở hữu của hơn 80 người triệu dân ngày hôm nay, mà quan trọng hơn, bờ cõi ấy đã được cha ông ta hàng ngàn năm qua gìn giữ để lại. Bờ cõi này cũng là sở hữu của các thế hệ người Việt Nam mai sau, là không gian sinh tồn của con cháu chúng ta. Không ai được phép nhân nhượng một tấc trên đất, trên trời, trên biển của Tổ Quốc!”.
                 Những lời đanh thép ấy đủ để mọi người tin một vị tướng có tâm thức với nước với dân. Có tờ báo nước ngoài đã nhận xét: “Nếu Nguyễn Chí Vịnh là một cò mồi của Trung Quốc thỉ quả thật ông ta ẩn nấp quá tài tình !?”. Không biết có phải để thanh minh không, nhưng có lần Nguyễn Chí Vịnh đã nói: “Cây ngay không sợ chết đứng!”.
                 Một cái cây ngay hay cong trong bóng tối khó phát hiện, nhưng khi ánh sáng rọi vào thì đôi mắt trẻ thơ cũng  có thề nhận biết.  Nguyễn Chí Vịnh là “cây ngay” hay “cây cong” có lẽ bây giờ mọi người cũng nhìn thấy qua cách ông thể hiện về vấn đề biển Đông và mối quan hệ với Trung Quốc.
                 Đảng cộng sản Trung Quốc đã bộc lộ rõ tham vọng bành trướng biển Đông, quyết dùng bạo lực  của nước lớn để tranh chấp và chiếm đoạt.  Không chỉ  các nước trong khu vực và trên thế giới quan ngại và lên án điều đó, mà người Trung Quốc cũng lên tiếng vạch trần thủ đoạn Trung Nam Hải. Tô Hạo, một học giả hàng đầu của Trung Quốc  viết trên tờ  China Daily: “ Đối với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc là một đối tác cần cảnh giác. Trung Quốc tăng cường quân sự, tính dân tộc ngày càng tăng, tăng cường đe dọa bằng vũ lưc. Tiếng nói diều hâu cực đoan kêu gọi dùng vũ lực ngày càng mạnh!” .
                Tô Hạo nhận định: “Chiến lược xoay chiều của Mỹ tới Châu Á giúp các nước Đông Nam Á dịu bớt nỗi lo ngại về Trung Quốc!”.
                Trong khí đó Nguyễn Chí Vịnh tung hỏa mù che lấp cho Trung Quốc. Nguyễn Chí Vịnh nói: “Một  nguyên nhân khác, thực tế không nằm trên biển mà ở trên đất liền, những nước không ở gần biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ cũng bàn về vấn đề biển Đông khiến dư luận quan tâm!”.
                 Chính người Trung Quốc thừa nhận Trung Quốc lả nguyên gây căng thẳng biển Đông. Trung Nam Hải đang bối rối, thì Nguyễn Chí Vịnh nhanh chóng thanh minh cho Trung Nam Hải. Ông đổ lỗi cho các nước châu Âu, châu Mỹ nhúng mũi vào Đông Nam Á, làm biển Đông căng thẳng  chứ không phải do Trung Quốc?  Không hiểu vì cái cái gì, vì ai mà Nguyễn Chí Vịnh bênh Trung Quốc hơn cả người Trung Quốc như vậy?
                  Là một nhà quân sự chả nhẽ Nguyễn Chí Vịnh không biết Trung Quốc tuyên bố tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, tập bắn đạn thật ở Trường Sa, thiết lập căn cứ đầu đạn hạt nhân thứ hai ở Quảng Châu, vạch đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích biển Đông, xây dựng hàng không mẫu hạm,  đưa tàu bám riết bãi can Scarborough của Philipin, chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và vừa bỏ 1,6 tỷ USD xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng trên lãnh thổ Việt Nam ?
                  Cái chính sách “Thao túng dương hội” của Đặng Tiểu Bình đâu phải kín đáo gì mà che mắt được thiên hạ?
                  Không ai dám nghĩ Nguyễn Chí Vinh không biết!  Nói với một nhà tính báo quân sự như ông về chuyện đó khác gì múa rừu trước mắt thợ! Nhưng Nguyễn Chí Vịnh lại lờ đi và hướng sự chú ý của mọi người sang châu Âu, châu Mỹ, quả thực khó hiểu.
                   Nguyễn Chí Vịnh nhắc đi nhắc lại là biển Đông không phài của riêng ai, rồi nhấn mạnh “Dù mỗi nước có chủ quyền riêng bất khả xâm phạm, song biển Đông không của riêng ai, và những lợi ích của biển cần được chia sẻ”. Sự chia sẻ này là ngầm ủng hộ “chiến lược 3 bước lấn tới của Trung Quốc: 1- Gây tranh chấp – 2- Gác tranh chấp cùng khai thác – 3 - Chiếm luôn. Nhân nhượng chia sẻ lợi ích như vậy khác nào mở lối cho “sói gửi chân”? Chưa bao giờ tôi thấy Nguyễn Chí Vịnh ấp úng luẩn quẩn về một khái niệm tưởng chừng rất đơn giản như vậy. Ông cố lảng tránh cái đường lưỡi bò Trung Quốc liếm vảo tận thềm luc địa Việt Nam, và Trung Quốc gọi thầu 9 lô dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ gỉ?
Tôi còn nhớ,  đầu tháng 6 năm nay, trả lời phóng vấn của báo Thanh Niên, ông nói rất mạch lạc và kiên quyết: “Cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, giữa các bên liên quan, công khai minh bạch trong môi trường khu vực và quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 và DOC, đã được nhiều nước thừa nhận và ủng hộ. Nói tuân thủ UNCLOS 1982, trước hết phải tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý”. Vậy mà trong bài viết mới đây trên báo QĐND, ông lại viết là “lợi ích của biển cần được chia sẻ”. Vậy là sẽ chấp thuận bước lấn tới thứ 2 của Trung Quốc trong thủ đoạn  ‘sói gửi chân” trong chiễn lược “xâm lược mem”: Gác tranh chấp cùng khai thác? Biển đảo,                                                                       mỏ dầu thuộc vũng lãnh hải, chủ quyền của Việt Nam, ông lại đem lợi ích “chia sẻ” với ai?
                 Nguyễn Chí Vịnh  cho rằng, với niềm tin chính trị,  với tinh thần hữu nghị truyền thống , tôn trọng lẫn nhau,  công khai minh bạch, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tìm ra biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề biển Đông trên tình đồng chí.  Nguyễn Chí Vịnh nói: “Vấn để biển Đông được xử lý thỏa đáng để không ảnh hưởng đến đại cục!”.  Câu này vốn phát ra từ cửa miệng của Thượng tưỡng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân GPND Trung Quốc, nay lại trở thành khẩu khí của tướng Vịnh. Chưa có ai trên thế giới hiểu được đúng nghĩa ‘đại cục” do các vị nhắc đi nhắc lại nó là cái gì?



                 Không biết căn cứ vào đâu Nguyễn Chí Vịnh nói Trung Quốc có truyền thống hữu nghị với Việt Nam?  Phải chăng truyền thống đó có từ gần 2.000 năm trước công nguyên, giặc Ân (nhà Thương) kéo quân sang xâm lược Việt Nam? Phải chăng năm 43 sau công nguyên Mã Viện đã mang quân sang dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung? Phải chăng gần một ngản năm Bắc thuộc với hàng chục lần Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?  Ông muốn tẩy xóa những bộ mặt  Thoát Hoan, Toa Đô, Tôn Sỹ Nghị ư? Lịch sử Việt Nam đã từng bắt bọn xâm lược phương Bắc  chui ống đồng, ôm đầu máu quay về.  Ông cha ta đã khắc vào vách đá:  Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn” - nghĩa là: "Ải cửa Quỷ, Ải cửa Quỷ!  (nếu các người sang xâm lược Việt Nam thì) mười người đi chỉ có một người về”. Trong quà khứ Trung Quốc chỉ muốn chiếm đoạt chứ chưa bao giờ muốn hòa hiếu với Việt Nam  mà bảo truyền thống hữu nghị? Ngay như Ải Chi Lăng, ải Cửa Quỷ của Việt Nam đặt tên là nơi quỷ vào, thì Trung Quốc gọi là Mục Nam Quan - tức cửa nhìn về phương Nam của đeé quốc Đại Hán, đế quốc Mãn Thanh (?!).
Tôi chắc là tướng Vịnh cũng thừa biết rằng, Trung Quốc có tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây, phía Nam và chếch Đông Nam đặt tên 2 tỉnh Vân Nam, Hải Nam, riêng địa danh Quảng Nam còn để dành đó cho một tỉnh mà chúng coi là dân tộc thiểu số nhược tiểu khi chiếm được Việt Nam (Vọng vân Nam Hải chinh nhược tiểu – Nhìn mây phía biển Nam – biển Nam Trung Hoa - mà chinh phạt các nước nhỏ!).
                   Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, coi Trung Quốc là người anh tin cậy, nhựng Trung Quốc đối xử với Việt Nam ra sao?  Có thực sự hữu hảo như anh em môi hở răng lạnh không?
                Phài chăng Trung Quốc ép Việt Nam chia đôi đất nước tại Hội nghị Geneva là hữu nghị? Phải chăng Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974 là hữu nghị?  Phải chăng Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bải học” năm 1979 là hữu nghị?
                   Không! Những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung  không nói như vậy. Tiếng thét “sát thát” từ Hội nghị Diên Hồng còn âm vang, lời khẳng khái của Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc” vẫn còn vang vọng.
                   Hàng chục liệt sỹ ở Hoàng Sa , hàng ngàn liệt sỹ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc còn réo gọi, quyết  không đánh đổi xương máu lấy thứ truyền thống hữu nghị ấy! Không được bắt mọi người tin  vào cái “Truyền thống hữu nghị” giả dối của Trung Quốc.
                   Ông Nguyễn Chi Vịnh nói đã có biện pháp “phù hợp giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay”. Biện pháp gì vậy?
                   Phải chăng đó là  khi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Việt Nam, vây bắt ngư dân ta thì gọi là “tàu lạ”? Phải chăng tàu Trung Quốc cắt cáp ngầm dàn khoan thăm dỏ địa chấn của Việt Nam thì gọi là “làm đứt”?  Là mặc cho Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la xây dựng cái gọi là thành phố Tam Sa trên lãnh thổ Việt Nam? Là cho Trung Quốc khai thác Bô-xít Tây Nguyên, thuê rừng phòng hộ đầu nguồn? Phải chăng khi việc thỏa thuận về hợp tác hạt nhân giữa chính phủ  Việt Nam và Mỹ  đã  được công khai trên tờ báo Wall Street, thì theo lệnh ai đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao  vội vã bác bỏ một sự thật hiển nhiên để vừa lòng Trung Quốc?  Ông Nguyễn Chí Vinh nói giải quyết vấn đề biển Đông “không để ảnh hưởng đến đại cục!”. Và ông Vịnh nói “Hai bên tương đồng” (!?).
                  Cái “cục” ấy to cỡ nào và hình hài nó ra sao  người dân Việt Nam không biết. Nó nằm trong hay ngoài  khuôn khổ 16 chữ vàng? Đại cục ấy mang lại lợi ích cho những ai? Tương đồng với những ai? Trên tinh thần “rất minh bạch” ông Vịnh nên cho dân biết.
                Trong bài viết của mình vừa qua ông Nguyễn Chí Vịnh  bảo “nhân dân được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển” và “Xử lý vấn đề biển Đông là  đại sự của đất nước, là việc của tất cả nhân dân!”.
                Xin hỏi ông, đảng quan tâm chăm lo như thế nào và phát triển cái gí? Một đất nước tài nguyên phong phú, rừng vàng biền bạc, hòa bính thống nhất  gần bốn mươi năm  mà tỷ lệ đói nghèo vẫn hai con số mà nói phát triển ư ? Ngân khố quốc gia bị tham nhũng khui rỗng, lạm phát tốc độ phi mã, đồng tiền mất giá, nhiều tầng lớp nhân dân bị ‘nghèo hóa' là thành công ư? Một đảng mà ông Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải thốt lên “ăn hết phần dân còn gì” mà ông bảo quan tâm đến dân ư? 
                 Dù còn nghèo đói, nhưng với lòng yêu nước, dân  xuống đường chống Trung Quốc xâm lực biển đảo, ít nhất cũng cho nhà cầm quyền Trung Nam Hải biết rằng nhân dân Việt Nam không dễ bị khuất phục, không dễ muốn xâm phạm lãnh thổ của họ, nhưng lại bị cấm. Chính ông đã hứa hẹn với người đồng nghiệp đồng cấp Trung Quốc là “ Chấm dứt các cuộc biểu tình và ngăn chặn không để tái diễn” đúng không? Người dân chỉ muồn làm một nghĩa cử là tổ chức cầu siêu cho những chiến sỹ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa 1988, cầu siêu cho những người lính VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa 1974 cũng bị cấm. Thì làm gì đây thưa ông? Phải chăng chỉ có việc đóng góp tiền bạc, công sức, và khi cần thí đổ máu với một “niềm tin tuyệt đối  vào sự lãnh đạo của đảng”?
                Người dân đã làm như thế hơn nửa thế kỷ rồi. Năm 1965, khi ông mới 8 tuổi,  thì người viết bài này đã gửi trọn niềm tin vào thân phụ ông nói riêng, quân đội và đảng nói chung, cầm súng chiến đấu. Trước tôi, cùng tôi, và sau tôi, hàng  triệu người dân cũng với niền tin ấy. Nhưng bây giờ liệu có thể tin khi một bộ phân không nhỏ của đảng đã tha hóa biến chất, đã thành sâu đục khoét dân ?
                 Làm sao có thể tin khi  là một vị tướng cầm quân, từng tự hào là đi lên từ “anh binh bét”, mà ông lại nói: “Lực lượng quốc phòng không tham gia giài quyết xung đột trên biển Đông?”. Thế thì ai bảo vệ Tổ quốc?
                 Ông đánh tráo khái niệm để lảng tránh trách nhiệm? Tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, lãnh hải Viêt Nam  chứ  đâu  phải trên vùng biển đang tranh chấp thưa ông !
              Nhiệm vụ thiêng liêng nhất của người lính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc. Có toàn vẹn lãnh thổ mới nói đến hòa bình. Không được lật ngược cặp phạm trù đó. Muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình phải nhớ nằm lòng là độc lập dân tộc gắn liền với tự chủ và quyền tự quyết không bị chi phối, lệ thuộc bất cứ nước nào, dù là nước lớn, siêu cường.
                Nguyễn Chí Vịnh cũng như các vị lãnh đạo  khác  rất hay dùng mệnh lệnh đề phải thế này thế kia, và “đã vạch ra, đã chỉ ra”. Các vị cũng chỉ là những con người bình thường, thậm chí có  người rất tầm thường, ban lãnh đạo đang có  cả một bộ phân không nhỏ thoái hóa biến chất như một bầy sâu, nên các vị hãy khiêm tốn một chút. Hoàn toàn không nên cái gì đã “vạch ra”, “chỉ ra” cho dù chỉ có lợi cho lòng tham  trong mưu đồ bá quyền bành trướng; nhưng có nguy cơ khó cho giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bất lợi cho độc lập-tự do của dân tộc, phương hại hạnh phúc của nhân dân mà bắt dân cứ phải tuân thủ răm rắp?! Trên thế giới này không có chính thể anh minh dân chủ nào dùng những mệnh đề đó với dân.
                 Hôm trước tôi đã có đôi lời với “anh binh bét”. Nay tôi lại có vài lời chân thành với anh trên tinh thần đồng đội nói thẳng như đường ngắm. Mong anh cùng chia sẻ không riêng tôi mà với tam trạng, suy cảm lòng dân nước Việt. Lính mà, anh!
  M.D

----------------
+  Bài liên quan:
>http://bvbong.blogspot.com/2012/12/may-loi-giai-bay-voi-anh-binh-bet.html
 
 


Copy từ: Bùi Văn Bồng