CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Thủ tướng có mỏi tay không.?





Theo như nội dung bài viết này thì thủ tướng trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với chánh văn phòng phủ tổng thống Hoa Kỳ. Bức ảnh minh họa cho thấy thủ tướng đang cầm ống điện thoại để trao đổi.

Bài báo không nói thời gian điện đàm là bao lâu. Nhưng theo như nội dung thì có rất nhiều vấn đề quan trọng hai bên đã trao đổi. Thậm chí là trao đổi''  cụ thể các biện pháp thúc đẩy '' và nhiều vấn đề khác nữa. 

Suy ra cuộc điện thoại không hề ít thời gian, nếu từng ấy nội dung, toàn những nội dung chứa quyết sách quan trọng đến chiến lược kinh tế, đối ngoại của đất nước. Không thể vài chục phút là xong. Vì thủ tướng trao đổi cũng phải qua phiên dịch, như thế thì thời gian nói chuyện lại càng lâu hơn. Nói truyện trực tiếp thế này , phát ngôn của một nguyên thủ cũng cần phải suy tính, về đầu óc lại càng mệt mỏi.

Một cuộc điện đàm quan trọng và chắc chắn nhiều thời gian như thế, liệu thủ tướng cầm ống nghe lâu vậy có mỏi tay không.? Nhất là ngồi mãi tư thế trang trọng như vậy để đàm thoại. Chứng tỏ thủ tướng phải có sức khỏe phi thường. Nếu không tin, bạn cứ ngồi như thế cầm điện thoại buôn mấy tiếng đồng hồ là biết ngay.

Hay là cuộc điện đàm chỉ ngắn ngủi câu chào, câu hỏi thăm, vấn đề a, b c, d chúng ta nhất trí cứ thế, cứ thế nhé. Tạm biệt ngài. Nếu thế thì  TTXVN  quá tài, dẫn dắt ra cả một bài báo có bao nhiêu vấn đề trọng đại đất nước được bàn qua cuộc điện đàm.

Chuyện lan man.

TPP khiến Obama gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối của cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện Hoa Kỳ. Tất nhiên thì đàm phán của Hòa Kỳ với Việt Nam về TPP sẽ kết thúc. Nhưng nó sẽ không sớm như Việt Nam mong đợi. Sự cố xảy ra ở bán đảo Crum càng làm cho  Obama phải ưu tiên giải quyết  cấp bách, chính xác hơn, sẽ mất nhiều thời gian vào đó hơn.

Việt Nam mong chờ TPP như cánh đồng hạn hán chờ mưa rào. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì cả người công nhân, nhặt rác, lao động thô sơ... cũng cảm nhận được sự sa sút trong cái Tết vừa qua. Bất động sản, ngân hàng, doanh nghiệp đều ngóc cổ ngóng cơn mưa đến từ bên kia bờ đại dương.  Liệu nền kinh tế Việt Nam có trụ được đến khi cơn mưa TPP mang lại những cơ hội mới, nguồn lực mới không.? Đó mới là vấn đề mà Việt Nam đang lo âu.

Trong lúc oằn mình chờ đợi cơn mưa đó, Việt Nam phải gắng vật lộn để chờ cơ hội đến. Và chả có phép màu nào, ngoài sự đu dây nhì nhằng với Nga, Tàu để cầm hơi hòng tạm trụ được trước mắt.

Thế nên chả lạ gì khi hàng ngàn người TQ đến Hà Tĩnh lập nghiệp, và nhiều nơi khác nữa. Những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ít nhiều lúc này như bữa cháo cầm hơn cho Việt Nam.  Việt Nam cũng trông mong qua sự đầu từ này từ phía TQ, Việt Nam sẽ nhận được thêm chút ít hơi sức và cũng là cho rằng đó là thiện chí, là lòng thành để đảm bảo  Trung Quốc chưa  đẩy chuyện biển đảo căng thẳng vào lúc này.

Cũng chả lạ gì Việt Nam phải vuốt mặt một mình bên vực cho Nga trong vụ sát nhập Crum vào Nga. Từ Dung Quất đến Cam Ranh , Vũng Tàu đang mở rộng mời chào người Nga quay lại. Khu công nghiệp Dung Quất tốn bao tiền của, thời gian, công sức tưởng sẽ là trọng điểm kinh tế. Giờ thì lay lắt như đống sắt vụn. Và đống sắt vụn ấy đang được Việt Nam mời chào người Nga mua lại cổ phần.

Thật đáng buồn là nhà máy của ta thì thành sắt vụn. Còn sắt vụn của nước ngoài lại được ta mua về  với giá thành phẩm ( vụ Vinashin, Vinalines...)

Chúng ta tự gây hạn, và rồi lại đợi trông cơn mưa. Những kẻ trục lợi trên cái hạn của chúng ta không phải là những kẻ mang mưa đến. Mà chính là những kẻ mà chúng ta đang ca ngợi. Nếu không dứt khoát  với những kẻ ấy thì dẫu có 10 cơn mưa TPP đi nữa, chúng ta cũng lại hạn hán mà thôi. Những con nghiện sau một đợt cai lại nghiện nặng thêm, nhưng con nợ mỗi lần vay nợ chỗ kia trả chỗ này, nợ càng thêm nợ.

Lúc đã vào cảnh thế này rồi, dứt khoát một phát đi là hơn. Như bài phát biểu đầu năm ấy. Đỡ phải mỏi tay nhiều nữa ông thủ tướng à.

Copy từ: Người Buôn gió’ blog


............

HỌA SĨ TRẦN DUY - VỊ THỦ LĨNH CUỐI CÙNG CỦA "NHÂN VĂN GIAI PHẨM" ĐÃ RA ĐI

. . . .
.
.


TIN BUỒN  Chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin: .
Họa sĩ TRẦN DUY 
  sinh năm 1920,
Thư ký tòa soạn báo Nhân Văn, 

đã từ trần hồi 22h ngày 14/3/2014 tại Hà Nội, 
hưởng thọ 95 tuổi
Lễ viếng bắt đầu hồi 8h30 ngày 21/3/2014 (thứ 6)  tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng - Hà Nội. 
An táng cùng ngày tại Công viên Vĩnh Hằng 
huyện Ba Vì - TP. Hà Nội.
Chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện anh linh Họa sĩ Trần Duy thanh thản về cõi vĩnh hằng trong niềm an lạc. Và gửi tới tang quyến lời chia buồn sâu sắc!

Bài trên Tạp chí Tia Sáng:
Họa sĩ Trần Duy về với vĩnh hằng
Kiều Mai Sơn





Vậy là một trong những sinh viên cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thủ lĩnh cuối cùng của nhóm Nhân văn - Giai phẩm đã nằm xuống. 

Viết về họa sĩ Trần Duy, “Từ điển họa sĩ Việt Nam” (Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2008) đã đánh giá: “Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa. Trên tranh ông, tình yêu thiên nhiên, niềm hoài cổ đã khéo hóa thành một thứ “tình cảm triết học” tự nhiên và man mác dễ đi vào lòng người xem. Ông cũng là tác giả cuốn “Cảm nhận nghệ thuật” (Nhà xuất bản Mỹ thuật – 2001), nhiều tiểu luận, bút ký nghệ thuật và truyện ngắn”.

Còn họa sĩ Trương Hạnh – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật, ca ngợi họa sĩ Trần Duy như sau: “Từ sự thông hiểu rộng rãi và sâu sắc lịch sử nghệ thuật lại thêm có tính nhạy cảm của một họa sĩ, tác giả đã làm mới lại những vấn đề tưởng chừng như đã cũ, làm nhạt đi những định kiến gây hoài nghi là một đóng góp của Trần Duy đã thành công ở vị trí riêng biệt của mình bằng việc áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành hiện đại, với những kiến giải khá chắc chắn, có tính bản chất nhiều hơn khám phá bất ngờ và lý thú cho bạn đọc”. .
 Trần Duy - Hoa thì là (trong sưu tập Michel Gautier)

Đó là một Trần Duy của hội họa. Tôi chỉ xin dẫn lại những nhận định của người khác, vì hội họa, tôi là người ngoại đạo. Tôi tiếp xúc với Trần Duy ở một góc độ khác. Góc độ của một người có đóng góp gây tác động tới xã hội ở một thời điểm, mà tôi chắc rằng, cho đến nay, cũng như sau này, sẽ còn có nhiều đánh giá không thống nhất.

Năm 2008, những ngày Hà Nội bắt đầu vào thu, nhà văn Thái Vũ (tên khai sinh Bùi Quang Đoài, ông đã mất năm 2013) từ TP Hồ Chí Minh ra thăm Thủ đô. Trong những câu chuyện kể cho tôi nghe về trường Đại học Sư phạm Văn khoa hồi 1956-1958, về tờ Đất Mới (mà Bùi Quang Đoài được coi như “thủ lĩnh”), ông dặn đi dặn lại: “Cậu nhớ tìm gặp Trần Duy nhé”. Và rồi, tôi đi tìm. Phải đến cuối năm 2010, tôi mới có cuộc gặp chính thức với vị “thủ lĩnh Nhân văn cuối cùng” trong ngôi nhà người con trai thứ tư của ông ở làng Mọc, bên sông Tô Lịch.
Ở tuổi 25, Trần Duy đi theo cách mạng. Sẽ khó hiểu tại sao Trần Duy đi theo cách mạng nếu như biết gia thế của ông. Tên khai sinh của Trần Duy là Trần Quang Tăng. “Ông là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn”. Bố ông là bạn vớicụ Phạm Văn Nga – thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường. .
 Trần Duy - Chợ Đổi trên phố Tam Bạc, Hải Phòng 1977

Có thể nói thêm về một người bạn đồng tuế của ông là Đặng Văn Việt – con hùm xám đường số 4, có thân phụ là cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, làm Tổng đốc (thời Pháp thuộc) rồi Tỉnh trưởng Nghệ An (thời Nhật thuộc); hay GS Lê Quang Long, con quan Tuần phủ (Ninh Thuận), Thượng thư, Thủ hiến của 16 tỉnh miền Trung... cũng bỏ qua nhung lụa để theo kháng chiến... Những vị thế tử con các gia đình danh gia vọng tộc ấy đều vì yêu nước mà ra đi.

Trần Duy từng tham gia trận quyết tử quân Hà Nội đánh sân bay Gia Lâm năm 1947; làm công tác địch vận Liên khu 10; tham gia phục kích địch trên đường số 4; làm tờ báo Vui sống của Cục Quân y – Bộ Quốc phòng... .
 Trần Duy, Ngõ Thúy Ái, Thanh Trì, Hà Nội 1998

Đã 91 tuổi, họa sĩ Trần Duy vẫn minh mẫn. Trời phú cho ông sức khỏe và sự tinh tường. Sáng hôm đó, ông đã kể lại cho tôi nghe một số câu chuyện về phong trào Nhân văn Giai phẩm mà ông là người trong cuộc. Nói chính xác, ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn. Nhà văn Thái Vũ còn nói – và viết lại trong Hồi ký, cũng như trong thư gửi cho tôi: Trần Duy là người ban đầu tập hợp các bài viết của sinh viên đại học lúc đó, để rồi, Bùi Quang Đoài và Hà Thúc Chỉ đã đưa chúng lên diễn đàn với tên gọi: Đất Mới. Những chuyện rầy rà tiếp theo ghì cuộc đời mỗi con người, có khi xuống gần sát đất, lại là một chuyện dài... khó nói.

Bẵng đi vài năm, giữa tháng 10 năm 2013, tôi mới trở lại tìm ông. Lúc này, họa sĩ Trần Duy đã trở về ngôi nhà trên phố Khâm Thiên. Gặp ông, thấy sức khỏe ông sút giảm, nhưng trí nhớ vẫn tinh tường. Trò chuyện, tôi bị ông hỏi nhiều hơn. Có lúc, tôi cũng lúng túng. Giọng ông cứ sang sảng khi tôi hỏi về bức tranh “Sên trần không cánh mà bay cao” minh họa trên tập san Giai phẩm: “Cái nguy hiểm nhất là mình đánh đúng vào tầng lớp của những người có thói quen dựa dẫm, ỉ lại, như con sên bám vào chân con đại bàng mà lên cao. Tầng lớp ấy lại đang nắm chính quyền, đang nắm tất cả. Cũng không loại trừ những người đó cũng có cả trong quần chúng”.

Và hôm nay, họa sĩ Trần Duy đã trở về vĩnh hằng!
Nguồn: Tia Sáng.


Copy từ: Tễu’ blog

..........

SV Nguyễn Phương Uyên: Đề nghị Giám đốc thẩm hủy bản án Phúc thẩm


VRNs (17.03.2014) – Bình Thuận – Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người đang chịu bản án ba năm tù treo vì bị quy tội Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXNCNVN, theo điều 88 BLHS. Tuy nhiên, ngay trong phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Long An trong năm 2013 vừa qua, sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã tự biện hộ cho mình rằng “Chống đảng Cộng sản thì không phải chống nhà nước”. Điều này quả đúng như vậy, vì không thể đồng hóa một tổ chức của ba triệu thành viên với một tổ quốc có 90 triệu dân với lãnh thổ và lãnh hải được cả thế giới công nhận.

VRNs xin chuyển đến quý độc giả nội dung chính của Đơn kháng cáo đề nghị Giám đốc thẩm của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

***

Tôi tên: NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN,sinh năm 1992.

Địa chỉ: thôn Lâm Giang – xã Hàm Trí – huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận.

Trân trọng trình bày

1. Ngày 16/05/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Long An ra Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST tuyên tôi phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (“Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST”).

2. Không đồng ý với kết luận của Bản án sơ thẩm số 37/2013/HSST nên tôi làm đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Ngày 16/08/2013 Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM ra Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT (“Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT”).

3. Xét thấy Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT có kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Cụ thể: Tôi nhận thấy bản thân không hề vi phạm điều 88 Bộ luật Hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, việc tòa án sơ và phúc thẩm buộc tội tôi là hoàn toàn dựa trên nhận định chủ quan, cả hai bản án đã tuyên là vô căn cứ, không hề có cơ sở pháp lý chứng minh tôi phạm tội.

Hơn thế nữa những gì ghi trên hai bản án là không đúng sự thực, như việc kết luận tôi nhận tội, đồng ý đã vi phạm điều 258 BLHS (tại trang 8 bản án số 838/2013/HSPT). Kết luận này hoàn toàn không căn cứ, sai sự thực, vì chưa bao giờ tôi nhận tội hoặc thừa nhận có hành vi “tuyên truyền chống nhà nước”. Những lời nói, việc tôi làm là phù hợp Hiến pháp cũng như pháp luật hiện hành. Tôi, sinh viên, công dân Việt Nam tôi góp tiếng nói “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước…” là quyền và nghĩa vụ như Điều 53 Hiến pháp 1992 minh định. Mặt khác trong suốt quá trình tiến hành tố tụng, chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra buộc tôi đã “tuyên truyền chống họ”, chống như thế nào, hậu quả chống ấy của tôi gây ra như thế nào?… Không có căn cứ chứng minh cụ thể là vi phạm Điều 63 BLTTHS. Ngay cả Bản án phúc thẩm cũng chưa thống nhất khi lúc thì cho rằng tôi “cũng đề nghị xem xét…để giảm nhẹ hình phạt” (trang 8), lúc thì ghi: “Đối với bị cáo Uyên kêu oan…” (trang 9). Đến trang 11 thì xét thấy: “Đối với bị cáo Nguyễn Phương Uyên kháng cáo cho rằng không phạm tội…”. Hay trang 8 ghi nhận rõ: “Bị cáo Nguyễn Phương Uyên trình bày (tại Tòa): Bị cáo không phạm tội ở Long An…Tòa án Tỉnh Long An xét xử bị cáo là không đúng thẩm quyền. Bị cáo không chống nhà nước mà chỉ chống đảng cộng sản Việt Nam, đảng cộng sản không phải là nhà nước nên bị cáo không phạm tội theo Điều 88 BLHS….”

Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1995 có tội danh: “các tội chống nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em” (Điều 86), nhưng nay Bộ luật Hình sự 2000 đã bỏ tội danh này. Căn cứ Điều 2 Bộ luật Hình sự: “Chỉ một người phạm một tội đã được BLHS qui định mới phải chịu trách nhiệm”, như vậy, việc tôi chống Trung Quốc không phải là tội phạm. Cũng vậy, Bộ luật Hình sự không có tội danh nào qui định hình phạt đối với “người nào chống đảng CS”, tôi cũng không phải đảng viên, vì vậy không thể cho rằng tôi chống đảng (nếu có) là chống nhà nước được. Điều 2 Hiến pháp 1992 qui định: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…” hoàn toàn không có từ nào nói “nhà nước là của đảng, quyền lực nhà nước là của đảng…”. Thế nên việc tôi “sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung về Trung Quốc” (trang 3) không thể dùng làm căn cứ kết tội tôi là “chống nhà nước” được.

Trong khi cả bộ máy nhà nước đang khẩn trương từng ngày, từng giờ chống tham nhũng (tiêu cực) và lòng dân đang sôi sục chống giặc ngoại xâm (giặc Tàu) thì chính kiến của tôi ủng hộ những việc làm này là có công chứ không có tội.

Tòa án kết tội tôi, buộc tôi phải chịu án tù treo, 10 tháng 2 ngày giam giữ oan ức, và bị phân biệt đối xử. Tôi yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền xét lại vụ án, trả lại sự trong sạch, vô tội cho một nạn nhân như tôi.

KIẾN NGHỊ

Qua toàn bộ nội dung trình bày trên, để đảm bảo sự thật khách quan, đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền công dân, kính đề nghị Quý lãnh đạo xem xét giải quyết: Có kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT để xét xử Giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm số 838/2013/HSPT và đình chỉ giải quyết vụ án.

Trân trọng,

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN


Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Chui vào túi nilông để... qua suối

TT - Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối

Trong câu chuyện về điểm trường “Tháng ba biên giới” được xây dựng ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Ngôi trường mới ở Sam Lang), chúng tôi đã nhắc tới cung đường dài 18 cây số từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản.
Nhưng ấn tượng của cung đường này không chỉ là những con dốc dựng đứng, những vực sâu hun hút mà sơ sẩy một chút có thể đánh đổi cả sinh mạng mình.
Thầy giáo Lò Văn Chiến dù quá quen với cung đường này song không ít lần khiến tôi thót tim khi ngồi sau chiếc xe máy của thầy.
Nhất là những đoạn dốc dựng đứng mà đất dưới nền đường đã vụn thành một lớp bột mịn như rây, dày cả tấc.
Bánh xe không bám được vào nền đường, cứ thế trượt dài trong mớ bột đất tơi mịn dù đã đạp thắng xe hết cỡ, trong khi bên vệ đường là vực sâu hun hút.
Liều mình vượt suối
“Tất cả vì học sinh thân yêu”
“Tất cả vì học sinh thân yêu” là câu khẩu hiệu được viết rất trang trọng trên tường của nhiều ngôi trường. Nhưng ở Sam Lang, “tất cả vì học sinh thân yêu” không hề là câu khẩu hiệu, nó hiện ra cụ thể trên chặng đường mà các thầy cô giáo như cô Minh, thầy Quý, thầy Sen, thầy Trường, thầy Chinh... đang mang con chữ đến với học sinh của mình. Câu khẩu hiệu đó được cụ thể hóa và có khi đầy nguy hiểm như câu chuyện vượt suối mùa lũ bằng túi nilông mà chúng tôi vừa kể!
Khi gặp cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang, nhắc lại chặng đường vừa đi từ Na Hỳ vào Sam Lang và bày tỏ sự khâm phục với “tay lái lụa” của các cô giáo khi hằng tuần đi về trên chặng đường này, cô Minh cười bảo: “Các anh đi hôm nay trời khô ráo, quá sướng, vào đây mùa lũ thì các anh phải xem cái này!”.
Nói rồi cô Minh mở điện thoại cho chúng tôi xem một đoạn clip cảnh vượt suối đến trường vào mùa lũ mà tôi tin chắc chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.
Đã từng xem những thước phim về “đu dây qua sông”, ôm can nhựa, ôm thân chuối bơi qua sông... nhưng đoạn clip cô giáo Minh quay bằng điện thoại và mở cho xem nằm ngoài tất cả sự tưởng tượng của chúng tôi.
Trong chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh, đoạn clip quay cảnh các cô giáo đứng bên bờ suối, nước xiết cuồn cuộn.
Rồi các cô chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô - lúc này nằm im trong túi nilông ấy - để bơi vượt qua suối. Một tay túm miệng bao, một tay sải nước bất chấp con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Tất nhiên các cô giáo nằm im và nín thở khi nằm trong cái “phao túi bóng” ấy. Nói dại, nước thì xiết, cái túi nilông mỏng manh, nhỡ tuột tay hay các cô cựa quậy vì ngộp làm cái túi mỏng manh kia rách thì tính mạng các cô giáo sẽ thế nào giữa dòng suối ấy đây?
Thấy chúng tôi quá quan tâm tới đoạn phim quay cảnh vượt suối mùa lũ có một không hai này, cô Minh bảo: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.
Con suối cô Minh quay cảnh tượng “rùng rợn” kia là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.
Cô Minh bảo: “Hồi tháng 9-2013 em bắt đầu chuyển từ Nà Bủng về điểm trường này. Lần đầu gặp lũ không biết làm thế nào để đi qua thì thấy dân bản đều “vượt lũ” bằng cách này nên cũng liều mình làm theo”.
Hôm đó cô Minh đi cùng với cô giáo Huệ, dạy ở Nậm Chua. Cô Huệ nhìn thấy thế hơi hãi không dám qua, vậy là cô Minh đánh bạo chui vào bao và nhờ dân bản đưa qua suối.
Qua tới bờ bên kia, cô Minh vừa gọi với sang động viên cô Huệ, trong clip còn có tiếng của cô Minh: “Chui vào đi, chui vào đi, chị to hơn em mà còn chui được vào cơ mà...”.
Vừa gọi cô vừa lấy chiếc điện thoại quay cảnh cô Huệ qua suối trong túi nilông làm kỷ niệm vì quá... ấn tượng. Nhìn cô Huệ vừa được đưa qua suối, chừng ngộp thở bởi bị nhốt kín trong bao, nét mặt thất thần.
Chiếc cầu treo còn trong mơ ước
Nhìn nguy hiểm chết người như thế, nhưng khi đã qua được rồi thì những lần sau gặp lũ dâng ngập cầu các cô cứ bình tĩnh chui vào bao nilông rồi nhờ dân bản vừa bơi vừa kéo cái túi qua suối.
“Em thấy cũng bình thường như... cân đường hộp sữa thôi mà!” - cô Minh hài hước.
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang - Ảnh: Ngọc Quang
Cô còn một đoạn clip khác quay cảnh vượt suối của học trò, bởi không chỉ các cô giáo, nhiều phụ huynh cũng đưa con vượt suối đến trường bằng cách ấy.
Tất nhiên các em còn bé nên chuyện để các em vào bao nilông xem ra dễ dàng hơn. Trong clip, những ông bố cứ đặt con vào bao rồi tóm lấy miệng túi nhấc bổng và kéo ra suối, bất chấp dòng nước xiết chảy băng băng.
Nằm gọn trong chiếc túi, qua bên kia suối vẫn khô ráo áo quần. Thật tình, so với cảnh “đu dây” trong câu chuyện về đường đến trường của các em học sinh miền tây Quảng Bình làm xôn xao dư luận mấy năm trước, chuyện qua suối bằng cách nằm trong những túi bóng ở Sam Lang nằm ngoài sự tưởng tượng.
Hai đoạn clip quay bằng điện thoại đã được cô giáo Minh đồng ý tặng lại phóng viên Tuổi Trẻ và sẽ gửi đến bạn đọc trên TVO (tv.tuoitre.tv).
Rời Sam Lang, trên đường trở lại Nà Hỳ chúng tôi đã dừng lại bên chiếc cầu được ghép bằng những mảnh ván gỗ bắc mỏng manh qua suối Nậm Pồ.
Mùa khô lòng suối trơ cạn, nhưng mùa mưa lũ thì như bao con suối trên những địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi dốc, chỉ một trận mưa nguồn là dòng suối trở nên mênh mông cuồn cuộn nước.
Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.
Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?
Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.
Nguy hiểm như thế thì liệu sẽ xảy ra hậu quả gì hay không? Chắc tất cả lại áp dụng “sáng kiến” chui vào bao nilông rồi dìu bơi qua suối đầy nguy hiểm và hơi rùng rợn như những gì bạn có thể xem trong đoạn phim trên TVO của báo Tuổi Trẻ!
LÊ ĐỨC DỤC - ĐÀ TRANG
Chỉ mới mở đường rộng hơn
Hôm làm việc với thiếu tá Phương Công Quý, đồn trưởng đồn biên phòng Nà Hỳ, anh bảo cũng nhờ xây ngôi trường ở Sam Lang mà bà con “hưởng lợi” thêm từ con đường nay đã rộng hơn trước. Bởi trước đây là tuyến đường dân sinh, chỉ có xe máy đi được, nay chở hàng tấn ximăng, sắt thép vào Sam Lang xây trường thì phải dùng ôtô vận chuyển chứ không thể gùi cõng đi hàng chục cây số được. Vậy là cả lính biên phòng, cả dân bản, với sự hỗ trợ máy móc của vài doanh nghiệp trên địa bàn đã mở rộng mặt đường đủ cho ôtô tải chạy chở vật liệu vào. Và dân nơi đây cũng chỉ có thể “hưởng lợi” thêm chút rộng rãi của mặt đường vào mùa khô mà thôi, từ tháng 5 đến tháng 10 mùa mưa xuống, chẳng xe cộ nào đi được trên tuyến này, chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Đi bộ dẫu có xa nhưng đi mãi cũng đến, riêng chuyện qua suối quả là nan giải!


Copy từ: Tuổi Trẻ


...............

Nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam


Dây chuyền sản xuất tại một xí nghiệp xe máy Piaggio tại Vĩnh Phúc, 11/06/2011.Tăng trưởng của Việt Nam phần lớn là nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Dây chuyền sản xuất tại một xí nghiệp xe máy Piaggio tại Vĩnh Phúc, 11/06/2011.Tăng trưởng của Việt Nam phần lớn là nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
REUTERS/Kham
Thanh Phương
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng...
Trong bối cảnh đó, vào tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam loan tin là Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án này được loan báo vào lúc mà các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng sau này được hưởng những điều kiện ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ được giảm xuống đến mức có thể chỉ còn 0% khi nhập vào Mỹ, thị trường lớn nhất của Việt Nam trong số các nước tham gia TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của « chiếc bánh » TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày 18/01/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Nay các công ty Trung Quốc cũng đang dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Lợi dụng lúc nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/02 vừa qua đã có bài báo động về nguy cơ này với hàng tựa: « Trung Quốc “âm thầm” thâu tóm doanh nghiệp Việt ». Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu đôla để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa.
Tại hội thảo "Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014" mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết rằng, không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam. Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan đặc biệt lo ngại về việc ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, « mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi », đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia kinh tế như tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào nước láng giềng Việt nam là chuyện bình thường. Nguy cơ ở đây chính là do bản thân nền kinh tế Việt Nam còn quá yếu kém, doanh nghiệp tư nhân thì không được tạo điều kiện phát triển, doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động thiếu hiệu quả, nên phải dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài. Sau đây mời quý vị nghe bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
 


TS Nguyễn Quang A
 
14/03/2014
 

Copy từ: RFI

...............

Đài Loan huy động lực lượng tuần duyên hùng hậu đuổi bắt tàu cá Trung Quốc



Cảng Cơ Long (Keelung)- Đài Loan.
Cảng Cơ Long (Keelung)- Đài Loan.
wikipedia

Trọng Nghĩa
Một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc với thủy thủ đoàn gồm 9 người đã bị giải về một cảng ở miền Bắc Đài Loan vào hôm nay, 16/03/2014. Chiếc tàu này đã bị một lực lượng Tuần duyên hùng hậu của Đài Loan, được Hải quân yểm trợ săn đuổi trong hơn 4 tiếng đồng hồ trên vùng biển phía Bắc Đài Loan.


Trả lời hãng tin Pháp AFP, một chỉ huy của lực lượng tuần duyên Đài Loan xác nhận là thủy thủ của chiếc tàu Trung Quốc 260 tấn, mang tên Zhe Ling Yu (Triết Lăng Vũ) 69088, xuất phát từ tỉnh Chiết Giang, đã bị thẩm vấn ngay sau khi về đến cảng Cơ Long (Keelung).
Họ bị buộc vào hai tội danh « đánh cá bất hợp pháp » trong vùng biển của Đài Loan và « cản trở công vụ ».
Vụ việc xẩy ra vào hôm qua, 15/03/2014, khi lực lượng Tuần duyên Đài Loan cử một chiếc tàu đến vùng Bành Gia Tự (Pengchiayu), một hòn đảo nhỏ ở phía bắc Đài Loan, để thẩm tra một vụ tranh cãi giữa chiếc tàu cá Trung Quốc với một tàu cá Đài Loan.
Chiếc tàu Trung Quốc đã mở máy bỏ chạy buộc 5 người lính Tuần duyên Đài Loan võ trang bằng dùi cui và súng gây choáng đã đổ bộ lên tàu để ngăn chặn. Không ngờ là thuyền trưởng chiếc tàu Trung Quốc đã tăng tốc độ đồng thời khởi động hệ thống lái tự động mà lính Tuần duyên Đài Loan không thể vô hiệu hóa.
Sự kiện đó đã buộc nhà chức trách Đài Loan huy động đến 5 chiếc tàu tuần duyên, và một hộ tống hạm của Hải quân để đuổi theo chiếc tàu trong hơn 4 tiếng đồng hồ trước khi chận bắt được.

Copy từ: RFI

...............

Từ Crưm đến Việt Nam, xa hay gần?


Sáng nay, 17/3/2014, Crưm, phần lãnh thổ của Ucraina đã công bố kết quả “bỏ phiếu” để ly khai Ucraina và sáp nhập vào Nga. Kết quả được công bố là 96% số phiếu ủng hộ việc ly khai khỏi Ucraina để sáp nhập phần lãnh thổ này vào nước Nga. Như vậy, về hình thức, số phận của vùng lãnh thổ Crưm đã được định đoạt. 


Ucraina, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tách ra khi khối cộng sản đổ sụp với những hệ lụy chưa dứt bởi sau khi chế độ cộng sản bạo tàn chấm dứt, đất nước này lại bị cai trị bởi nhà độc tài mang tên “Tổng Thống” – một hình thức độc tài mới theo kiểu Putin. Ở đó, Tổng thống Viktor Yanukovych đã sống như đế vương với đầy đủ sự xa hoa, sang trọng có thể có của một ông hoàng và mang đầy đủ sự căm phẫn đến tột độ của người dân. Kết quả là một cuộc lật đổ ngoạn mục và con đường của nhà độc tài là tháo chạy đến đồng minh. Thông thường, các chế độ độc tài tìm đến nhau ở những điểm chung để nương náu. Ở đây, Yanukovych đã tìm đến Putin. 
Crưm với diện tích gần 30 nghìn km 2 và số dân gần hai triệu người, trước khi xảy ra biến cố ở Ucraina, nó vẫn thuộc về Ucraina. Nhưng, kể từ khi chính biến xảy ra ở Ucraina, nhà độc tài “Tổng thống Viktor Yanukovych và các phụ tá chạy trốn khỏi dinh thự tổng thống bằng trực thăng” sang Nga, thì tình hình tại đây có nhiều biến động. Những đoàn quân không đeo phù hiệu, những đoàn chiến xa, trực thăng của Nga bay trên bầu trời Crưm, viên “tổng thống” lưu vong trên đất Nga… đã làm tình hình Crưm nóng lên từng ngày. Thế rồi với chiêu bài “bảo vệ lợi ích” của Nga trên khu vực này, Nga đã triển khai các hành động quân sự. Đi đôi với các hành động quân sự, là bộ máy ở Crưm được vận hành theo chiều hướng đổ về nước Nga ngoại bang. Kết quả là đi tới một cuộc “Trưng cầu dân ý” để “lấy ý kiến nhân dân” về việc sáp nhập vào Nga. 
Và dĩ nhiên là con số 96% cử tri đi bỏ phiếu đã chọn cách bám theo Nga. Điều mà người Nga mong đợi và cũng là những người yêu mến Ucraina cảm thấy xót xa đau đớn. Nhưng, điều nguy hiểm hơn, là việc này đã tạo một tiền lệ cho việc đòi sáp nhập vào Nga lan sang các vùng khác của Ucraina. 
Thế nhưng, chẳng lẽ cả khu vực rộng lớn 30.000 km vuông và hai triệu dân Crưm đã không ý thức được vấn đề dân tộc, đất nước… khi họ đồng tình với việc sáp nhập vào Nga? Tôi nghĩ rằng không hẳn vậy. Mặc dù có thể là cuộc “Trưng cầu dân ý” đã nêu lên tỷ lệ phiếu gần như tuyệt đối. 
Sở dĩ những nghi ngờ này có cơ sở tồn tại, chỉ vì việc gọi là “Trưng cầu dân ý” được thực hiện trong hoàn cảnh của Crưm nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga. Quân đội Nga hiện đang kiểm soát phần lớn bán đảo đông người Nga sinh sống này và các cử tri được cho là sẽ ủng hộ việc tách khỏi Ukraina. Trong khi đó Nga can thiệp vào Crưm bằng cách kiểm soát các tòa nhà chính quyền và phong tỏa quân lính Ukraina tại các căn cứ của họ sau khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị quốc hội Ukraina phế truất trước sức ép biểu tình ở Kiev ngày 22/2.  

Những lời nói từ chính miệng Tổng thống Nga Putin lộ rõ sự dối trá khi cho rằng lực lượng mặc quân phục giống Nga không mang phù hiệu là “Lực lượng phòng vệ của Crưm” đã nhanh chóng bị lật tẩy. Những lời nói này, chỉ khẳng định thêm một lần nữa rằng cái nguồn gốc cộng sản trong con người Putin vẫn chưa mấy thay đổi, chỉ chờ dịp là tái diễn mà thôi.  

Trông người lại ngẫm đến ta 

Thoạt trông, những thông tin về tình hình Ucraina được đăng tải trên báo chí Việt Nam, đa phần có thái độ ủng hộ và đưa tin có lợi cho việc chiếm đóng và bành trướng của Nga làm người ta giật mình. Cái giật mình này cũng dễ hiểu, đó là sự giật mình về số phận của một dân tộc, một đất nước, một vùng lãnh thổ đang bên cạnh một kẻ lớn xác, nhưng mang đầy dã tâm xâm lược. Đặc biệt là khi ở đó có một bộ máy cầm quyền hèn nhát luôn tìm cách vừa lòng quân giặc, ngược lại luôn hung hãn với dân. 

Người ta có quyền đặt câu hỏi: Nếu một ngày nào đó, hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng ta trước bọn bành trướng Bắc Kinh tương đồng hoàn cảnh Ucraina trước nước Nga hiện nay, điều gì sẽ xảy ra? Những điểm tương đồng sau đây cho chúng ta những điều e ngại.  
- Trước hết, với làn sóng người Trung Cộng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam không chỉ ở Miền Bắc, Miền Trung và cả Miền Nam, không chỉ là du lịch, làm ăn một năm dăm bảy tháng mà là các dự án thuê đất trồng rừng, cho thuê đất, biển đến 70 năm, các công trình dân dụng, công nghiệp đều có nhà thầu Trung Quốc… Các phố Tàu, xóm trọ người Tàu, khu công nghiệp người Tàu khắp nơi. Ai dám chắc chắn rằng sẽ không có lúc nào đó, theo gương người Nga, nhà cầm quyền Trung Quốc không đưa binh lính, xe tăng, đại bác và các phương tiện chiến tranh đến Việt Nam để “bảo vệ lợi ích” của đám người Tàu đã cắm chốt tại đó? 


- Với hai đảng “cùng ý thức hệ cộng sản”, khi lòng dân nổi giận, ai dám khẳng định rằng khi đó, Đảng CSVN không chạy sang Tàu để tìm chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của ý thức hệ cộng sản. Và cũng chính vì thế, trên đất nước sẽ không thể thiếu những trò chính trị cù nhầy, bịp bợm, đánh tráo.
- Hẳn nhiên khi đó, chúng ta sẽ có những cuộc “Trưng cầu dân ý” và với sự lãnh đạo “sáng suốt,, tài tình và tuyệt đối” hiện nay của Đảng CS, thì tỷ lệ 96% thì còn là quá ít. Hãy nhìn xem cuộc “Lấy ý kiến về Dự thảo Hiến Pháp” (LYKDTHP) vừa qua ở Việt Nam thì sẽ rõ. Những con số hàng chục triệu ý kiến đồng tình với bản Dự Thảo Hiến Pháp mà tuyệt nhiên không thấy những ý kiến ngược lại đã nói lên tất cả. Thậm chí, riêng tỉnh Bình Dương chỉ với 1,5 triệu dân đã có… hơn 44 triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến Pháp.  Thế nhưng, cả nước lại chỉ có 26 triệu ý kiến góp ý, sửa đổi Hiến Pháp(?) Mặc dù con số, lời nói và thực tế cứ đá nhau ào ào như vậy, nhưng đảng vẫn cho rằng, như vậy là “hợp lòng dân”

. Khốn nỗi, đảng cứ đổ cho “cỗ lòng” của người dân, nhưng những “cỗ lòng” đó cứ chịu oan khuất mà không thể kêu lên như đám học sinh ngoài đường là: “đéo hợp”.  

- Điểm tương đồng tiếp theo, là căn bệnh đánh tráo theo kiểu “bầu cua tôm cá” được sử dụng thành thạo bởi nhà nước độc tài  gốc cộng sản. Đó là hình thức “lấy ý kiến”. Nếu như ở cuộc LYKDTHP vừa qua ở Việt Nam, tờ giấy ghi ý kiến đưa đến cho người dân chỉ được có hai cách đánh dấu là: 1* Đồng ý với toàn văn dự thảo (xin ghi nguyên chữ Đồng ý).
2* Đồng ý với nội dung khác trong dự thảo và xin bổ sung những điều, khoản… 
 


Theo cách đưa ra hai lựa chọn đó, Đảng chắc chắn nắm phần thắng theo kiểu “Tao bảy, mày ba” còn nếu không đồng ý thì “mày ba, tao bảy” – một trò chợ giời. 

Thì ở cuộc Trưng cầu dân ý tại Crưm, người ta cũng có hai lựa chọn:  

1* Bạn có đồng ý với việc Crưm được sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga hay không?”
2* Bạn có muốn khôi phục Hiến pháp 1992 và Crưm vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine?”.
 


Và kết quả là “tuyệt đại đa số” nhân dân Việt Nam ủng hộ, đồng ý với bản DTHP do Đảng và nhà nước đưa ra.  

Và kết quả là 96% số người đồng ý sáp nhập lãnh thổ Crưm vào Nga. 
  Và điều đó cũng có nghĩa là một tương lai đang hiện dần ra trước mắt: Crưm hôm nay, Việt Nam ngày mai. 

Hà Nội, ngày 17/3/2014. 

Ngày chiến thắng Trung Quốc xâm lược trên biên giới Phía Bắc 
·        J.B Nguyễn Hữu Vinh


Copy từ: J.B Nguyễn Hữu Vinh

............