CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?

Hoàng Xuân Phú
Lẽ ra ta không cần phải tốn quá nhiều thời gian để bàn luận về quốc hiệu, bởi đó là một chuyện đơn giản. Không gì đơn giản hơn việc chọn một tên thật… đơn giản và mộc mạc, để dễ được đa số Nhân dân chấp nhận, và bền vững với thời gian. Vấn đề chỉ trở nên rắc rối khi muốn dùng quốc hiệu để trang điểm, hay cố gói ghém vào đó thiên hướng chính trị, và trở thành phức tạp hơn vì phải né tránh những tì vết của lịch sử. Khi đã lâm vào trạng thái rắc rối và phức tạp, thì gỡ ra cũng không dễ. Mục đích của bài viết này là chia sẻ mấy ý kiến, nhằm góp phần lựa chọn một quốc hiệu hợp lý.

1.  Tiêu chí cho quốc hiệu
Để nội dung thảo luận không quá tản mạn, xin đề xuất bốn tiêu chí, mà quốc hiệu cần thỏa mãn.
Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước. Yêu cầu tưởng chừng hiển nhiên này thường bị vi phạm, khi người ta muốn dùng quốc hiệu để trang điểm cho chế độ. Chọn tên thế nào cho hay là một chuyện thường tình, nhưng khi tên hay đến mức… trái ngược hẳn với thực trạng thì lại trở thành trớ trêu. Cũng giống như việc bố mẹ đặt tên con là “Thiên Tài” hay “Hoa Hậu”, trong khi đứa trẻ lại không may bị thiểu năng trí tuệ, hay bị dị tật giữa mặt, thì cái tên quá hay kia chỉ khiến nó càng hay bị người đời châm chọc mà thôi. Hai mĩ từ được ưa dùng để đưa vào tên nước là “Dân chủ” và “Nhân dân”. Oái oăm thay, ở những quốc gia mà dân chủ đã trở thành hiển nhiên và Nhà nước thực sự là “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, thì hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân”không xuất hiện trong quốc hiệu – Điều đó cũng chẳng cần thiết vì “hữu xạ tự nhiên hương”. Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ “Dân chủ” hay danh từ “Nhân dân” được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi thường, mà một trong những ví dụ điển hình là chế độ diệt chủng mang tên Camphuchia Dân chủ của Khmer Đỏ. Những mĩ từ kiểu ấy không lừa được ai, không thể ngụy trang để che lấp thực tế phũ phàng. Chúng không chỉ gây cảm giác mỉa mai, mà còn làm cho người dân cảm thấy bị xúc phạm, như thể bị nhà cầm quyền coi thường và thách thức.Đưa vào tên nước những giá trị không tồn tại trên thực tế là giả dối. Khi giả dối tràn lan đến mức phơi ra cả tên nước, thì đạo đức càng dễ lụn bại, giáo dục càng dễ suy đồi, và Đất nước càng khó phát triển lành mạnh.
Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân. Tiêu chuẩn này rõ ràng đến mức không cần phải giải thích thêm. Chỉ xin nhấn mạnh rằng: Để sớm đạt được mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, thì phải thực tâm đoàn kết toàn Dân, nhằm huy động sức mạnh của toàn thể cộng đồng người Việt. Chính vì vậy,quốc hiệu không được gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.
Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm. Phản cảm không phải do nó chứa đựng những từ có nghĩa xấu, vì thông thường chỉ những khái niệm được coi là tốt đẹp mới được lựa chọn để đưa vào quốc hiệu. Thế nhưng, nếu khái niệm đẹp đẽ nào đó đã bị gắn với một giai đoạn lịch sử bi thương, thì nó gợi lại những kỷ niệm buồn. Mặc dù “Nhân dân”là một trong những danh từ được trân trọng nhất, nhưng người dân các nước Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri… chẳng muốn tiếp tục lưu giữ nó trong tên nước, sau khi đã xóa bỏ các chế độ mang tên Cộng hòa Nhân dân Ba LanCộng hòa Nhân dân Bun-ga-riCộng hòa Nhân dân Hung-ga-ri… Mặc dù “Dân chủ” là một trong những tính từ đẹp nhất, nhưng người Camphuchia khó có thể chấp nhận để nó tái xuất hiện trong tên nước của họ, sau khi đã trải qua thảm họa diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ man rợ mang tên Camphuchia Dân chủ“Xã hội chủ nghĩa” vốn là một từ đẹp, thể hiện giấc mơ về một xã hội công bằng, nhưng trên thực tế thì nó lại bị bôi nhọ bởi các chế độ độc tài chuyên chế, và bị nhuốm máu của hàng chục triệu người đã chết oan ức dưới thời Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Trải qua những cơn ác mộng như vậy, các nạn nhân sẽ cảm thấy rùng mình khi phải nghe lại những mĩ từ đã từng bị lạm dụng để hóa trang cho tội ác. Vì vậy, cần tránh dùng những từ đã trở nên phản cảm để đặt tên nước.
Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận. Đất nước là của chung, chứ không phải của riêng ai. Vì vậy không ai có đặc quyền đơn phương quyết định tên nước. Hiển nhiên là khó có thể chọn được một cái tên để tất cả mọi người đều thích, nên không thể cầu toàn. Nhưng nếu chỉ đưa vào quốc hiệu những giá trị phổ cập, những khái niệm mang tính hiển nhiên, thì dễ được đa số Nhân dân chấp nhận (ít nhất là không phản đối). Ví dụ: Có thể coi “Cộng hòa” là một khái niệm mang tính hiển nhiên (vì đa số nhân dân Việt Nam không muốn trở lại chế độ quân chủ), nhưng “Xã hội chủ nghĩa” thì không thuộc vào phạm trù ấy. Có thể “Xã hội chủ nghĩa” là tình yêu chân thành của một số người, nhưng tên nước không phải là nơi để thể hiện tuyên ngôn tình yêu của họ. Không nhất thiết phải trưng ra mọi thứ mình yêu, bởi điều đó cũng ngộ nghĩnh như việc in lên danh thiếp danh sách tình nhân. Mặt khác, họ yêu gì thì cứ việc yêu, nhưng không thể ép toàn Dân phải cùng yêu thứ đó, bởi điều ấy cũng phi lý như việc họ ép tất cả mọi người phải cùng yêu vợ hay tình nhân của riêng họ vậy.
Thiết nghĩ, bốn tiêu chí kể trên là hợp lý, không hề quá cao, mà có thể coi là tiêu chuẩn tối thiểu đối với quốc hiệu. Sau đây, ta sẽ dựa vào chúng để đánh giá quốc hiệu hiện thời và đề xuất quốc hiệu thay thế.
2.  Quốc hiệu hiện thời
Năm 1976 nước Việt Nam tái thống nhất, lấy quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ “Xã hội chủ nghĩa”được sao chép từ tên của một số quốc gia, như Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viếtCộng hòa Xã hội chủ nghĩa RomaniaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc… Điều đó không chỉ để phân biệt với ba quốc hiệu đã từng tồn tại trên đất Việt là Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, mà còn để thể hiện con đường do giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chọn cho Dân tộc.
Có lẽ khi ấy không có nhiều người công khai phản đối sự lựa chọn này. “Bên thắng cuộc” thì tin tưởng vào sự sáng suốt của những người đã lãnh đạo thắng lợi hai cuộc chiến tranh chấn động địa cầu, và cuộc sống no đủ ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu (như đã được truyền tụng) là niềm mơ ước của hàng triệu người đã phải chịu đói khổ suốt mấy chục năm chiến tranh. “Bên thua cuộc” thì nghĩ mình buộc phải chấp nhận, chứ không được quyền tham gia lựa chọn.
Cuộc sống khắc nghiệt đằng đẵng những năm 80 của thế kỷ 20 khiến người người bừng tỉnh khỏi giấc mộng, và thảng thốt tự hỏi: Chẳng nhẽ “Xã hội chủ nghĩa” là thế này sao?
Rồi Liên Xô và hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đồng loạt sụp đổ. Chính Nhân dân (của các nước đó) đã đứng lên xóa bỏ cái chế độ mà họ từng kỳ vọng, nhưng rồi quá thất vọng. Đối với hầu hết các nước trên Thế giới, cuộc thí nghiệm quy mô, tốn kém mồ hôi và xương máu có một không hai trong lịch sử nhân loại đã kết thúc. Mấy chế độ mang danh “Xã hội chủ nghĩa” còn sót lại bơ vơ với câu hỏi “đi đâu, về đâu”.
Thực tế phũ phàng có sức thuyết phục mạnh hơn mọi lý thuyết, khiến những người bảo thủ nhất trong bộ máy cầm quyền ở Việt Nam cũng phải nhận ra rằng lối thoát duy nhất là phải “đổi mới”, tức là phải dứt khỏi những ràng buộc lý luận quá giáo điều. Như người mới tập bơi, lúc đầu chỉ dám mon men cạnh con tàu đang chìm dần. Nhưng rồi chới với trong sóng nước, đành phải bám vào bất cứ vật nào trôi nổi trong tầm với, miễn là còn có thể lềnh bềnh trên mặt nước. Sau hơn hai mươi năm trôi dạt, giờ đây đã mất hút bóng tàu xưa, chỉ còn lại kẻ ngơ ngác kiếm tìm “định hướng”. Tuy điệp khúc “Xã hội chủ nghĩa” vẫn còn vang lên đâu đó, nhưng với lý lẽ vu vơ như trong cơn mê sảng. Nếu tỉnh táo tìm kiếm từ Bắc vô Nam, thì không thể tìm được bất cứ biểu hiện tích cực nào trong thực tế cuộc sống, để chứng tỏ rằng xã hội này cũng có những nét tốt hơn so với xã hội tư bản phát triển. Những giá trị tốt đẹp từng được gán cho “Xã hội chủ nghĩa”ngày càng vắng bóng, dần bị triệt tiêu. Thay vào đó, những biểu hiện vốn được coi là đặc trưng xấu của chế độ phong kiến và của chủ nghĩa tư bản hoang dã ngày càng lấn át: Tham nhũng lộng hành, bất công ngự trị, bóc lột trắng trợn, thất nghiệp tràn lan… Quốc hiệu hiện thời trở nên cô đơn giữa lòng Dân tộc, vì nó chứa đựng tính từ “Xã hội chủ nghĩa”, đã trở nên xa lạ và hoàn toàn trái ngược với thực trạng của Đất nước. Vì vậy, theo Tiêu chí 1, đã đến lúc chúng ta phải chia tay với quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, để sống thật hơn với lòng mình. Nếu ai đó thực tâm yêu Chủ nghĩa xã hội với tư cách một lý tưởng tốt đẹp, thì lại càng phải đấu tranh đòi bỏ quốc hiệu hiện thời, bởi việc gắn tính từ “Xã hội chủ nghĩa” với tình trạng tệ hại hiện nay chỉ có tác dụng bôi nhọ Chủ nghĩa xã hội mà thôi.
Có ý kiến chỉ đạo rằng cần tiếp tục duy trì quốc hiệu hiện nay để “thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu nào? Nếu là mục tiêu cuối cùng của ĐCSVN thì là tiến lênCộng sản chủ nghĩa, vậy thì tại sao không đổi tên nước thành “Cộng hòa Cộng sản chủ nghĩa Việt Nam”? Nếu là mục tiêu trước mắt thì chỉ là “quá độ” hay “định hướng Xã hội chủ nghĩa”, vậy thì tại sao không đổi tên nước thành “Cộng hòa Quá độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “Cộng hòa Định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”? Thực ra, mục tiêu hiện nay của giới cầm quyền chỉ đơn thuần là duy trì chế độ độc đảng bằng mọi cách. Vậy thì, nếu muốn “thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của Đảng”, tại sao không chọn quốc hiệu là “Cộng hòa Độc đảng Việt Nam” cho trung thực? Đặt các câu hỏi như vậy để thấy rõ hơn sự ngụy biện, khi vin vào mục tiêu phấn đấu để duy trì quốc hiệu hiện thời.
Mục tiêu càng cao xa thì càng có thể sai, có thể nhầm. Nếu muốn thì cứ việc âm thầm mà theo đuổi, như người lính ra trận giữ bí mật mục tiêu. Tại sao cứ phải bô bô, nói thay làm, rồi gán cái mục tiêu đã lộ rõ là vô vọng vào cả tên nước, tạo cớ trói buộc quyền tìm tòi, lựa chọn và khả năng sáng tạo của Nhân dân, cản trở bước tiến của Dân tộc?
Chủ nghĩa xã hội chỉ là mục tiêu phấn đấu của ĐCSVN, nhưng lại được gán bừa cho nguyện vọng của Nhân dân. Đó là một sự xúc phạm, thể hiện tập quán coi thường Nhân dân. Khi cuộc thử sức đã ngã ngũ trên phạm vi Thế giới, mà vẫn dai dẳng bám lấy ảo vọng “Xã hội chủ nghĩa” được cóp nhặt từ con tàu đã chìm nghỉm mang tên Liên Xô, thì chẳng thể hiện được lòng trung thành, mà chỉ chứng tỏ sự trì trệ, bảo thủ và khả năng nhận thức thời cuộc quá kém cỏi. Điều đó chỉ khiến Dân thêm xa và càng coi thường giới lãnh đạo, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả điều hành của chính quyền.
Giờ đây, bao người sinh ra, lớn lên và được đào tạo trong chế độ này đã mất hẳn niềm tin vào Chủ nghĩa xã hội. Những người từng ở bên kia chiến tuyến và con em họ lại càng khó chia sẻ với lý tưởng “Xã hội chủ nghĩa”. Do đó, việc duy trì quốc hiệu hiện nay chỉ làm cho lòng người thêm li tán, gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.
Khi “Xã hội chủ nghĩa” đã trở nên tai tiếng, cả Thế giới chỉ có hai nước Việt Nam và Sri Lanka còn giữ tính từ ấy trong quốc hiệu, thì sự kiên định duy trì quốc hiệu hiện thời chỉ làm cho Đất nước thêm cô đơn trên trường quốc tế, và chứng tỏ rằng chính quyền này thuộc loại “khó hội nhập”.
Trong thuyết minh về ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòaBáo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 4 năm 2013 viết rằng:
“Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước trên Thế giới, góp phần phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.”
Đánh giá như vậy, trong mối so sánh với phương án tiếp tục duy trì tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì có nghĩa là thừa nhận rằng quốc hiệu hiện thời không có những tác dụng ấy. Vậy thì, chiểu theo Tiêu chí 2, còn chần chừ gì nữa mà không chia tay với quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, để “đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội”, để “thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước trên Thế giới”, và để “phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước”?
Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” đã vương phải cái dớp đại bại. Đối với người Việt, từ “Xã hội chủ nghĩa” hay hiện hữu trong ký ức về những sai lầm của cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam, về những năm tháng bế tắc và túng quẫn trước thời kỳ “đổi mới”, và đặc biệt hằn sâu trong tâm khảm của bao người đã bị cầm tù không án, vì từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, và những người đã phải mạo hiểm cả mạng sống để vượt biên đi tìm kiếm tự do. Mấy chục năm qua, từ “Xã hội chủ nghĩa” đã bị lạm dụng, để tô vẽ và biện hộ cho chế độ phi dân chủ, bị tham nhũng lộng hành từ trên xuống dưới. “Xã hội chủ nghĩa” bị gán cho một nền kinh tế lâm cảnh “cha chung không ai khóc”, với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc… phung phí của cải của Nhân dân và dìm Đất nước ngập sâu trong nợ nần. “Xã hội chủ nghĩa” vang lên như một lời nói dối trơ trẽn đối với bao số phận bị vùi dập bất công, quanh năm lang thang vật nài công lý… Vậy là bốn chữ “Xã hội chủ nghĩa” không còn tạo ra được hưng phấn cho những tâm hồn đã một thời tràn trề hy vọng, mà trở nên phản cảm đối với hàng triệu trái tim. Thế thì, theo Tiêu chí 3, tại sao không tránh nhắc tới nó trong quốc hiệu cho đỡ đau lòng?
Với những điều đã được trình bày ở trên, có lẽ đa số Nhân dân sẽ không chấp thuận gắn bó mãi với quốc hiệu hiện thời, tức là nó không thỏa mãn Tiêu chí 4. Nếu nhà cầm quyền muốn chứng minh điều ngược lại, thì phải tiến hành trưng cầu dân ý một cách thật sự dân chủ, thông qua hình thức bỏ phiếu kín, để người dân dám bầy tỏ chính kiến của mình, thay vì ép buộc họ phải điền hai chữ “đồng ý”, hay làm ngơ trước thực tế rồi kết luận bừa như mấy chục năm qua. Trước khi trưng cầu dân ý, giới lãnh đạo và bộ máy lý luận hãy ngồi lại với nhau, thảo luận cho ra nhẽ, để xác định rõ thứ “Xã hội chủ nghĩa” mà họ theo đuổi thực ra là cái gì. Chắc hẳn nó không thể là thứ “Xã hội chủ nghĩa quốc gia” (National SocialismNationalsozialismus), cái lý tưởng của tổ chức phát xít mang tên “Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa quốc gia Đức” (Nationalsozialistischen Deutschen Arbeiterpartei, mà người Việt quen gọi tắt là “Đức Quốc Xã”), đã gây bao tội ác ngút trời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Liệu thứ mà họ theo đuổi có phải là kiểu “Xã hội chủ nghĩa” thuần túy lý thuyết của Marx và Engels, hay là kiểu “Xã hội chủ nghĩa” đã được hiện thực hóa bởi trường phái Lenin và Stalin? Tại sao càng phát triển theo định hướng “Xã hội chủ nghĩa” thì càng khác lạ so với nguyên mẫu? Xét cho cùng thì điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam có phù hợp với sản phẩm nhập ngoại ấy hay không? Cái gọi là “vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx – Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam” chẳng qua là cố “gọt chân cho vừa giày”. Sư phụ có “chân vừa giày” mà còn phải“treo giày”, giữa đường bỏ cuộc, vậy thì đệ tử “gọt chân” có thể tập tễnh được bao lâu? Khi không còn ai thí thân đi trước làm hoa tiêu, thì kẻ mò mẫm cô đơn biết lẫm chẫm về đâu? Lấy đâu ra cái quyền để bắt cả Dân tộc phải lẽo đẽo đi theo trong cuộc tìm kiếm vô định, mịt mù tương lai? Bằng nào các nhà lý luận của ĐCSVN chưa tìm được câu trả lời thuyết phục cho chính bản thân mình, thì không nên đem câu hỏi lựa chọn hay không con đường “Xã hội chủ nghĩa” để đặt ra cho muôn dân, những người vốn chỉ lo làm ăn kiếm sống, chứ chẳng quan tâm đến chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác.
Vậy là quốc hiệu hiện thời vi phạm cả bốn tiêu chí đã đặt ra trong Phần 1. Cho nên, tốt nhất là sớm đổi quốc hiệu “cho lành”.
3.  Quốc hiệu đã qua
Vốn dĩ, trong cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2 tháng 1 năm 2013, chỉ có một phương án duy nhất về tên nước, là tiếp tục duy trì quốc hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ấy là thể hiện sự kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI.
Sau ba tháng lấy ý kiến Nhân dân, trong Báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 4 năm 2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đề xuất thêm phương án thứ hai cho quốc hiệu là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“.Đây là một động thái tích cực, không chỉ thể hiện thái độ tiếp thu ý kiến Nhân dân của những người tham gia viết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà còn chỉ ra rằng tên nước không phải là thứ bất di bất dịch, và mọi người đều có thể tham gia góp ý để thay đổi cho hợp lý.
Có dư luận cho rằng một trong những nơi đề nghị lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, do nhóm 72 người ký ngày 19 tháng 1 năm 2013, nên thường được gọi tắt là Kiến nghị 72. Đó là một sự nhầm lẫn, bởi vì Kiến nghị 72 không hề đề cập đến tên nước! Có lẽ nhầm lẫn ấy bắt nguồn từ việc hiểu sai rằng Dự thảo Hiến pháp 2013 là một bộ phận của Kiến nghị 72. Thực ra, hai văn bản này hoàn toàn độc lập với nhau, và việc ký Kiến nghị 72 không có nghĩa là tán thành với nội dung của Dự thảo Hiến pháp 2013.*
Là một trong những người đầu tiên đặt bút ký tên vào Kiến nghị 72bản thân tôi không ủng hộ phương án lấy quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù chia sẻ quan điểm cho rằng đó là một giải pháp khả thi để giới cầm quyền chấp nhận bỏ từ “Xã hội chủ nghĩa” ra khỏi quốc hiệu. Xét theo bốn tiêu chí đã trình bày ở Phần 1, lý do khiến tôi không tán thành lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là như sau:
Thứ nhất, hiện nay và cả trong thời gian tới xã hội này vẫn chưa có dân chủ, vì giới cầm quyền chưa sẵn sàng chấp nhận quyền dân chủ của Nhân dân, trong khi đa số người dân cũng chưa quen thực hiện và bảo vệ quyền dân chủ. Tức là phương án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chứa đựng yếu tố giả dối, trái ngược với thực trạng của Đất nước. Vậy là vi phạm Tiêu chí 1. Vả lại, kể cả khi xã hội đã thực sự có dân chủ, thì cũng chẳng cần phải khoe khoang, mà nên chọn quốc hiệu khiêm tốn như các nước dân chủ hàng đầu Thế giới.
Thứ hai, nếu dùng tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“ để đặt cho nước Việt Nam thống nhất, thì hàng triệu người đã từng gắn bó với chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc. Hơn nữa, nếu sử dụng tên trùng thì nước Việt Nam thống nhất có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu của những ký kết hay cam kết ngoại giao mà lãnh đạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòađã tiến hành trong hoàn cảnh bị lệ thuộc thời chiến tranh. Như vậy, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, tức là vi phạm Tiêu chí 2.
Thứ ba, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gợi lại những sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, mà cho đến nay các nạn nhân vẫn chưa được xin lỗi và bồi thường một cách thỏa đáng. Nó cũng gợi lại những đau thương và mất mát mà nhiều gia đình miền Nam đã từng phải hứng chịu trong cuộc chiến “nồi da nấu thịt”. Đối với những nạn nhân như vậy, quốc hiệu này đã trở nên phản cảm. Vậy là vi phạm Tiêu chí 3.
Thứ tư, vì những lý do kể trên, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khó có thể được đa số người dân chấp thuận.Vậy là có thể vi phạm cả Tiêu chí 4.
Khi đã phải tránh quốc hiệu một thời của quốc gia phía bắc, thì cũng khó mà chấp nhận quốc hiệu của quốc gia ở phía nam vĩ tuyến 17. Quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa tuy không vi phạm Tiêu chí 1 (vì không chứa từ nào trái ngược với thực trạng Đất nước), nhưng lại vi phạm Tiêu chí 2 (vì cũng gây bất lợi cho hòa hợp Dân tộc), Tiêu chí 3 (vì gây phản cảm với những nạn nhân của chế độ Việt Nam Cộng hòa) và Tiêu chí 4 (vì chắc nó không được giới cầm quyền và một bộ phận Nhân dân thuộc “bên thắng cuộc” chấp nhận). Vì vậy cũng không thể chọn Việt Nam Cộng hòa làm tên nước Việt Nam thống nhất.
Có ý kiến đề nghị lấy lại tên Đại Việt. Đó là quốc hiệu của nước ta hơn 700 năm, trong khi tên nước “Việt Nam” mới có từ năm 1804. Tuy nhiên, tên xưng “tự đại” đó có thể gây phản cảm trong quan hệ quốc tế, và việc chọn tên Đại Việt đầy tự hào giữa thời buổi khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội dễ gây ra cảm giác khôi hài trong cộng đồng người Việt. Nó cũng tạo thêm duyên cớ để bên “Đại Bá” lên án chúng ta là “Tiểu Bá”. Do đó, theo Tiêu chí 3, không nên lấy lại tên Đại Việt.
4.  Quốc hiệu thay thế
Trong hai phần trên, ta đã đi đến kết luận là không nên dùng lại mấy quốc hiệu đã hoặc đang được sử dụng ở nước ta. Vậy thì chọn quốc hiệu nào? Hãy cùng nhau tham khảo danh sách tên (tiếng Anh) của các quốc gia trên Thế giới để tìm lời gợi ý.
Trong số 206 nhà nước có chủ quyền được thống kê, thì có 153 nước (chiếm 74%) đưa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng hòa” (Republic) hay “Vương quốc” (Kingdom) vào quốc hiệu. Trong số 136 quốc hiệu có danh từ “Cộng hòa”, thì 107 (chiếm 79%) chỉ kèm thêm địa danh, ví dụ như Cộng hòa ÁoCộng hòa Ấn ĐộCộng hòa PhápCộng hòa Italia. Nếu noi theo đa số này, ta có thể chọn quốc hiệu là “Cộng hòa Việt Nam”. Phương án này ngắn gọn, giản dị, hòa nhập và không chứa khái niệm nào trái với thực trạng đất nước (tức là thỏa mãn Tiêu chí 1). Nhưng phải chăng “Cộng hòa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược của quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa? Băn khoăn này được củng cố khi dịch “Cộng hòa Việt Nam” ra các ngoại ngữ thông dụng, chẳng hạn như tiếng Anh hay tiếng Đức, và thu được Republic of Vietnam hay Republik Vietnam – đó chính là quốc hiệu (tiếng Anh hay tiếng Đức) của Việt Nam Cộng hòa. Nếu quả như vậy thì không nên chọn quốc hiệu “Cộng hòa Việt Nam”, vì những lý do như đã trình bày ở Phần 3 đối với quốc hiệu Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, có thể tránh yếu tố nhạy cảm do lịch sử để lại, nếu phân biệt giữa danh từ và tính từ. Trong số 107 quốc hiệu được tạo bởi danh từ “Cộng hòa” đi kèm với địa danh, thì 94 trường hợp (chiếm 88%) có địa danh xuất hiện với tư cáchdanh từ, ví dụ như Republic of Austria (Cộng hòa Áo), Republic of India (Cộng hòa Ấn Độ), và 13 trường hợp (chiếm 12%) có địa danh xuất hiện với tư cách tính từ, ví dụ như Argentine Republic (Cộng hòa Argentina), Czech Republic(Cộng hòa Séc), French Republic (Cộng hòa Pháp)Hellenic Republic (Cộng hòa Hy Lạp), Italian Republic (Cộng hòa Italia)Portuguese Republic (Cộng hòa Bồ Đào Nha). Như vậy, nếu coi “Việt Nam” là danh từ, thì tên tiếng Anh của “Cộng hòa Việt Nam” mới là Republic of Vietnam. Còn nếu coi “Việt Nam” là tính từ (thuộc về Việt Nam), thì tên tiếng Anh của“Cộng hòa Việt Nam” sẽ là “Vietnamese Republic”, không còn bị trùng với Republic of Vietnam, và đây là một phương án có thể chấp nhận được.
Nếu không hài lòng với phương án vừa rồi, mà vẫn muốn ghép danh từ “Cộng hòa” với danh từ ”Việt Nam”, thì phải bổ sung thêm vào đó một vài từ. Tất nhiên, không thể thêm những từ không phù hợp với hoàn cảnh của nước ta, như“Federal” (thuộc về liên bang), hay “Islamic” (thuộc về Islam), và cần chừa ra tính từ “Socialist” (Xã hội chủ nghĩa) mà ta đã xác định là nên chia tay với nó. Vậy thì, trong kho từ vựng của 206 quốc hiệu đang được sử dụng, chỉ còn lại danh từ“People” (Nhân dân) và hai tính từ “Democratic” (Dân chủ), “United” (Thống nhất, Liên hiệp, Hợp nhất…) là thích hợp.
Nếu gia nhập cái gia đình gồm 5 quốc hiệu chứa danh từ “People” (Nhân dân), bao gồm AlgérieBangladeshLàoTriều Tiên và Trung Quốc, thì quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam” (People’s Republic of Vietnam). Phương án này vi phạm Tiêu chí 1, vì Nhà nước này quá xa Nhân dân, chưa phải là “của Nhân dân”, nên nếu nói “Cộng hòa (của) Nhân dân” (People’s Republic) là trái với thực trạng Đất nước. Nó cũng vi phạm Tiêu chí 3, vì bằng nào Nhân dân ta còn bị ức chế triền miên bởi cách cư xử của láng giềng phương bắc, thì bằng ấy tên gọi “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam” còn gây phản cảm. Thậm chí, có thể nhiều người sẽ coi việc lựa chọn quốc hiệu này như một biểu hiện của sự theo đuôi ngoại bang để gây phương hại cho lợi ích của Dân tộc.
Nếu gia nhập cái quần thể của 10 quốc hiệu chứa tính từ “Democratic” (Dân chủ), bao gồm AlgérieCộng hòa Dân chủ CongoĐông TimorEthiopiaLàoNepalSão Tomé và PríncipeCộng hòa Dân chủ Sahrawi Ả RậpSri Lanka và Triều Tiên, thì quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Khi “Việt Nam” là danh từ, thì “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” chỉ là cách viết giao hoán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nếu dịch ra tiếng Anh, thì kết quả của hai cách viết hoàn toàn trùng nhau: Democratic Republic of Vietnam. Kể cả khi coi “Việt Nam” là tính từ, để có tên tiếng Anh khác đi là “Vietnamese Democratic Republic”, thì phương án biến báo này vẫn vi phạm Tiêu chí 1, bởi vì trong thời gian tới xã hội ta vẫn chưa có dân chủ, nên từ “Dân chủ” trái với thực trạng của Đất nước.
Ở trên, tôi đã cố ý chép ra đầy đủ danh sách của 5 quốc gia có danh từ “Nhân dân” và 10 quốc gia có tính từ “Dân chủ”trong quốc hiệu. Tại sao? Để bạn đọc có thể dễ dàng kiểm nghiệm điều đã được viết trong Phần 1: Những quốc gia mẫu mực về dân chủ và Nhà nước thực sự là của Nhân dân thì trong quốc hiệu không có hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân”. Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ “Dân chủ” hay danh từ “Nhân dân” được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi thường. Nếu đã ngộ ra điều đó, thì chắc không mấy ai còn cảm thấy tự hào khi thấy hai từ“Dân chủ” và “Nhân dân” xuất hiện trong quốc hiệu của nước mình.
Có 5 quốc hiệu chứa tính từ “United”, đó là: United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), United Mexican States (Liên bang Mexico), United Republic of Tanzania (Cộng hòa Thống nhất Tanzania) và United States of America (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Nếu gia nhập gia đình này, hẳn ta sẽ không phải thấy xấu hổ vì các quốc gia “cùng hội cùng thuyền”. Lúc đó, quốc hiệu tiếng Anh của ta sẽ là “United Republic of Vietnam”, và quốc hiệu tiếng Việt sẽ là “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam”. Rõ ràng là phương án này thỏa mãn Tiêu chí 1, vì Đất nước đã thống nhất. Nó thỏa mãn Tiêu chí 2, vì không gây ảnh hưởng bất lợi cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân. Nó cũng thỏa mãn cả Tiêu chí 3, vì nó không chứa yếu tố nào gây phản cảm. Vì vậy, có thể hy vọng rằng nó sẽ được Nhân dân chấp thuận, tức là thỏa mãn Tiêu chí 4. Có thể bây giờ một số người không thích quốc hiệu “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam”, nhưng nếu nó được chọn ngay sau khi thống nhất Đất nước vào năm 1976 thì có lẽ đã được đa số Nhân dân tán thành, và bây giờ cũng không cần phải bàn chuyện thay đổi tên nước.
Để xét hết mọi trường hợp, cần nhắc tới tính từ “Co-operative” (Hợp tác) được ghép với danh từ “Republic” (Cộng hòa), đó là trường hợp của Co-operative Republic of Guyana (Cộng hoà Hợp tác Guyana). Phương án này cũng tương tự nhưtính từ “United”, nhưng không hay bằng.
Bây giờ ta xét đến các trường hợp quốc hiệu không chứa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng hòa” (Republic) hay “Vương quốc”(Kingdom). Trong số này, nhóm đông đảo nhất là 25 quốc gia  có quốc hiệu chỉ bao gồm địa danh, không kèm theo danh từ hay tính từ nào nữa (chiếm 12% của 206 quốc gia được thống kê). Mấy nước tiêu biểu thuộc nhóm này là Canada,HungaryJapan (Nhật Bản), Malaysia  Ukraine (Ukraina). Hiển nhiên, ta cũng có thể chọn phương án đơn giản như vậy, nghĩa là chọn quốc hiệu “Việt Nam”. Rõ ràng là quốc hiệu này thỏa mãn cả bốn tiêu chí được đề ra ở Phần 1.
Có 14 quốc hiệu chứa danh từ “State” (Nhà nước). Trong đó, có 3 trường hợp chữ “States” (được dùng ở dạng số nhiều) đi với tính từ “United” hay “Federated”, để tạo thành nghĩa “Liên bang” hay “Hợp chúng quốc”. Trong các trường hợp còn lại, chữ “State” (được dùng ở dạng số ít) thể hiện nghĩa “Nhà nước”, ví dụ như State of Israel (Nhà nước Do Thái), State of Kuwait (Nhà nước Kuwait) và State of Libya (Nhà nước Libya). Theo cách này, ta có thể đặt quốc hiệu là“Nhà nước Việt Nam” (State of Vietnam). Tiếc rằng, ở nước ta giới cầm quyền đã quen với quan niệm cho rằng ĐCSVN đứng trên tất thảy, trên cả Tổ quốc và Nhân dân, và coi Nhà nước này thuộc về ĐCSVN, là cấp dưới của ĐCSVN. Cho nên, nếu chọn quốc hiệu – với tư cách là tên của Nước – là “Nhà nước Việt Nam”, thì họ dễ đồng nghĩa “Nước Việt Nam”với “Nhà nước Việt Nam”, và vì thế coi “Nước Việt Nam” cũng là của ĐCSVN… Ngộ nhận kiểu ấy sẽ gia tăng mức độ lộng quyền, chắc chắn không có lợi cho Dân tộc, cho Nhân dân. Nghĩa là phương án này không phù hợp với Tiêu chí 2.
Có hai quốc hiệu dùng tính từ “Độc lập” (Independent) phối hợp với danh từ “Nhà nước” (State), đó là Nhà nước Độc lập Papua New Guinea” (Independent State of Papua New Guinea) và Nhà nước Độc lập Samoa” (Independent State of Samoa). Mặc dù ta đã xác định là không nên đưa danh từ “Nhà nước” vào quốc hiệu nước nhà, nhưng vẫn nẩy sinh câu hỏi là: Có nên phối hợp tính từ “Độc lập” (Independent) với danh từ “Cộng hòa” (Republic) để tạo ra quốc hiệu “Cộng hòa Độc lập Việt Nam” (Independent Republic of Vietnam) hay không? Câu trả lời là không! Một mặt, việc đưa tính từ “Độc lập” vào quốc hiệu thể hiện sự tự ti hơn là tự tin. Mặt khác, sự nhún nhường của giới lãnh đạo trước những hành động lấn át triền miên của nhà cầm quyền Trung Quốc khiến dư luận hay phải đặt câu hỏi về tính độc lập của Nhà nước Việt Nam. Cho nên, tính từ “Độc lập” có thể trở thành phản cảm, tức là vi phạm Tiêu chí 3.
Như vậy, ta đã rà xét hết danh sách 206 quốc hiệu đang được sử dụng và lọc ra được ba phương án cho quốc hiệu nước nhà. Tất nhiên, có thể dùng cả một số danh từ và tính từ không xuất hiện trong 206 quốc hiệu đã xét để tạo thêm những phương án mới. Nhưng điều đó là không cần thiết và cũng không nên, bởi từ nào mà các chính trị gia của 206 nước trên Thế giới không lựa chọn thì ta cũng không nên dùng. Không nên đem cả quốc hiệu ra làm thí nghiệm, vì Dân ta đã quá khổ vì các cuộc thí nghiệm rồi.
*
*      *
Tóm lại, theo tôi thì quốc hiệu cần thỏa mãn bốn tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
-       Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước.
-       Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, đặc biệt là không được gây cản trở cho quá trình hòa giải và hòa hợp Dân tộc.
-       Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm.
-       Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận.
Khi đã tán thành như vậy, thì hai hệ quả tất yếu là:
-       Cần sớm chia tay với quốc hiệu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam“.
-       Không lấy lại các quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa và Đại Việt.
Dựa trên vốn từ và các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong 206 quốc hiệu trên Thế giới, ta chỉ chọn được ba phương án quốc hiệu sau đây phù hợp với ba tiêu chí đầu và có thể thỏa mãn cả Tiêu chí 4:
-       Phương án 1: Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam).
-       Phương án 2: Cộng hòa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnamese Republic).
-       Phương án 3: Cộng hòa Thống nhất Việt Nam (tên tiếng Anh: United Republic of Vietnam).
Phương án 1 chỉ sử dụng địa danh “Việt Nam” làm quốc hiệu, giống như 25 nước khác (chiếm 12% quốc hiệu trên Thế giới). Phương án này ngắn gọn, giản dị và dễ được mọi người chấp nhận, vì nó không chứa bất cứ yếu tố nào khiến người ta phải tranh luận hay phản đối.
Phương án 2 chỉ ghép danh từ “Cộng hòa” (Republic) với địa danh “Việt Nam” để tạo ra quốc hiệu, giống như 107 nước khác (chiếm 52% quốc hiệu trên Thế giới). Để tránh ấn tượng cho rằng “Cộng hòa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược củaViệt Nam Cộng hòa, cần xác định rằng hai quốc hiệu này khác nhau cả về thứ tự sắp xếp từ và cả về ngữ pháp: Từ“Việt Nam” trong “Cộng hòa Việt Nam” là tính từ, trong khi từ “Việt Nam” trong Việt Nam Cộng hòa là danh từ. Do đó, tên tiếng Anh của “Cộng hòa Việt Nam” là “Vietnamese Republic”, trong khi tên tiếng Anh của Việt Nam Cộng hòa làRepublic of Vietnam. Cách vận dụng ngữ pháp như vậy không phải là bất thường, vì trong số 107 quốc hiệu được ghép bởi danh từ “Cộng hòa” và địa danh, có 13 trường hợp mà địa danh là tính từ (giống như “Vietnamese”).
Phương án 3 sử dụng tính từ “Thống nhất” để tạo ra một quốc hiệu có chứa hai danh từ “Cộng hòa” và “Việt Nam”, nhưng không trùng với hai quốc hiệu đã tồn tại ở hai miền Tổ quốc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“ và Việt Nam Cộng hòa. Tính từ “Thống nhất” không trái ngược với thực trạng, vì nước ta đã thống nhất. Tiếc rằng, đó mới chỉ là thống nhất theo nghĩa thông thường, tạm gọi là thống nhất về mặt vật chất, vì non sông tuy đã liền một dải, chịu sự quản lý của cùng một chính quyền, nhưng lòng người vẫn chia lìa trăm mối. Quốc hiệu “Cộng hòa Thống nhất Việt Nam” có thể là một lờinhắc nhở, thúc dục mọi người nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu hòa giải và hòa hợp Dân tộc, để sớm thống nhất Tổ quốc cả về mặt tinh thần.
Vậy thì nên lựa chọn quốc hiệu nào để thay thế quốc hiệu hiện thời? Mỗi người đều có thể đề xuất và trao đổi ý kiến của mình. Nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về tập thể Nhân dân, thông qua biểu quyết dân chủ, để đảm bảo rằng quốc hiệu thực sự được Nhân dân chấp thuận (Tiêu chí 4). Khi đã khẳng định rằng Nhà nước này là của Nhân dân, thì không ai, không một nhóm người nào có quyền đơn phương quyết định thay cho Nhân dân.
Hy vọng rằng những lý lẽ và tư liệu được trình bày trong bài viết này sẽ có ích cho mọi người trong quá trình tham gia thảo luận và lựa chọn cho nước nhà một quốc hiệu hợp lý, đáp ứng yêu cầu tối thiểu là: Quốc hiệu phải hội tụ lòng Dân!
Hà Nội, ngày 05-17/05/2013
 H.X.P.
Chú thích
*  Phần cuối của Kiến nghị 72 viết:
“Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.”
Để minh họa cho ý “khuyến khích đề xuất các dự thảo khác”Kiến nghị 72 có thêm chú thích như sau:
“Theo tinh thần đó, một số chuyên gia luật ở trong nước đã soạn một dự thảo hiến pháp được gửi kèm Kiến nghị này như một tài liệu để tham khảo và thảo luận.”
Nghĩa là Dự thảo Hiến pháp 2013 được gửi kèm “như một tài liệu để tham khảo và thảo luận”, chứ nó không phải là một bộ phận cấu thành của Kiến nghị 72.

Nguồn: Blog Hoàng Xuân Phú

Cùng tác giả:
Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?
Một ngày để nhớ
Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!     
Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp
Hai tử huyệt của chế độ
Viễn tưởng từ chức
Bài học tồn vong từ thảm họa
Nhận thức mới: Lấy là bỏ, bỏ là lấy
Lực cản Nhà nước pháp quyền
Trải bốn nghìn năm còn chậm lớn
Chiến binh cầm bút
Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!
Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng
Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
Quyền biểu tình của công dân
Phiêu lưu điện hạt nhân
Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ
Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân
Nỗi buồn Quốc hoa
Một nhà khoa học đích thực
Bàn về qui mô đào tạo đại học từ góc độ chất lượng giảng viên


Copy từ: Ba Sàm

Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”!

quantoaMột người bạn vừa nhờ mình chuyển giúp vài dòng tâm sự của anh ấy tới ông Trương Tấn Sang (Tư Sang), hiện là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như bạn, mình không thể trao tận tay ông Tư Sang lá thư này, nên mình đưa nó lên blog, hy vọng ông Tư Sang có thể đọc thư qua Internet. 
Bạn mình là đồng môn của ông Tư Sang khi cả hai là sinh viên lớp 5LHC, khóa 5LH, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, giai đoạn 1990 – 1995. 
Đây là khóa đầu tiên của chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở Đại học Tổng hợp TP.HCM. Chương trình đào tạo thử nghiệm này chỉ thực hiện được ba khóa thì người ta ra lệnh dừng.  
Để bạn đọc có thể hiểu thấu đáo tâm tình của bạn mình. Mình xin tóm tắt vài nét về lai lịch chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. 
Trước 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ đào tạo Cử nhân Pháp lý tại trường Đại học Pháp lý. Mục tiêu đào tạo Cử nhân Pháp lý là cung cấp cán bộ thực thi pháp luật cho hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy, lý lịch (nguồn gốc xuất thân) là tiêu chí đầu tiên trong việc xét tuyển sinh viên. Học lực, tư chất thuộc hang thứ yếu. 
Không rõ là từ bao giờ và các diễn biến bên trong ra sao nhưng đến năm 1990, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được phép tuyển sinh cho chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật.
Chương trình này có vài điểm mới: (1) Người muốn học chỉ cần hội đủ điều kiện (tốt nghiệp trung học trở lên) là có thể ghi tên nhập học, không cần phải dự kỳ thi tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức hàng năm, cũng do vậy, người học còn được gọi là sinh viên “hệ ghi danh” (bên cạnh các hệ đã có như: chính qui, chuyên tu, tại chức). (2) Chương trình đào tạo được xem là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975. 
Nghe nói tác giả của chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là ông Triệu Quốc Mạnh. Ông Mạnh từng lấy Cử nhân Luật ở Đại học Luật khoa Sài Gòn. Từng học chương trình Tiến sĩ tại đại học này. Từng là công tố viên cao cấp trong hệ thống tư pháp của Việt Nam Cộng hòa và ông Mạnh còn là… “Việt cộng nằm vùng”. Tháng 4 năm 1975, ông Mạnh từng được ông Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia. Đây củng là lý do khiến ông Mạnh không được Đảng CSVN tin dùng sau khi Đảng đã “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. 
Với lập luận đã “đổi mới” thì phải có một đội ngũ am hiểu “luật pháp tư sản”, giúp Việt Nam dễ dàng “hội nhập”, ông Mạnh thuyết phục được ông Nguyễn Ngọc Giao – lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp TP.HCM, đứng ra vận động Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép thực hiện chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật. 
Chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật khởi đầu vào năm 1990. Vì là thử nghiệm, Đại học Tổng hợp TP.HCM chỉ thành lập Bộ môn Luật, nằm trong Khoa Triết và tuyển sinh khóa đầu tiên, đặt tên là Khóa 5LH (1990-1995). Khóa 5LH có ba lớp: 5LHA, 5LHB và 5LHC. Nghe nói, có tới 3.000 người ghi danh theo học khóa 5LH. Trong đó có chừng 1/3 đã tốt nghiệp hoặc đang theo học một đại học khác. Người ghi danh theo học khóa này thuộc đủ mọi thành phần: thường dân, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, tu sĩ Công giáo, tu sĩ Phật giáo, mục sư Tin Lành, viên chức chính quyền, cán bộ đảng, thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, sỹ quan cảnh sát, sĩ quan an ninh, nhân viên hải quan,…   
Bởi chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975, nên gần như toàn bộ giảng viên của chương trình này là những vị đã từng làm giáo sư của các trường Đại học Luật Khoa, Hành chính Quốc gia của Việt Nam Cộng hòa hoặc đã từng theo học bậc Cao học (thạc sĩ) tại các trường này, hay đã từng du học ở phương Tây. Vì thời thế thay đổi, có vị quay trở lại bục giảng sau 15 năm ngồi sửa đồng hồ ở lề đường, có vị quay trở lại bục giảng sau hàng chục năm ngồi tù vì bị nghi là nhân viên C.I.A (do từng sang Mỹ du học)… 
Cũng bởi chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM là “bản sao” từ chương trình đào tạo Cử nhân Luật của hệ thống Đại học Luật khoa ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975, nên nó khác hoàn toàn với chương trình đào tạo Cử nhân Pháp lý của trường Đại học Pháp lý. Sinh viên được dạy gần như tất cả những gì mà các trường luật trên thế giới đã và đang dạy sinh viên luật của họ (tất nhiên phải trừ ra các trường luật của những quốc gia cộng sản). Cũng nhờ vậy, sinh viên theo học chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được học nhiều thứ về khoa học pháp lý liên quan tới lập pháp, hành pháp, tư pháp, hình sự, dân sự, kinh tế, tài chính,… đúc kết từ tiến trình phát triển của nhân loại. Nhiều môn học như: dân luật, kinh doanh, thương mại, hợp đồng,… được dạy trước khi Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành những bộ luật đó.    
Đây cũng là lý do mà Lê Công Định, tuy đã từng tốt nghiệp Đại học Pháp lý, đang làm việc tại Phòng Công chứng TP.HCM, vẫn ghi danh theo học chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. 
Vài người bạn của mình vốn là cựu sinh viên khóa 5LH kể thêm rằng, để bảo đảm chất lượng đào tạo và để có cơ sơ xin chuyển chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM từ thử nghiệm thành chính thức, Bộ môn Luật của Khoa Triết phối hợp với Phòng Đào tạo của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM tổ chức thi cử hết sức khắt khe. Tuy chỉ là thi hết môn nhưng các đợt thi vẫn được thực hiện y hệt các kỳ thi đại học. Sinh viên được chia thành vài chục nhóm, mỗi nhóm chừng 20 người vào chung một phòng. Mỗi sinh viên phải ngồi đúng bàn mà giám thị đã ghi mã số sinh viên của họ… 
Dẫu gian lận trong thi cử là chuyện không thể loại trừ nhưng không sinh viên nào được ưu ái để làm chuyện đó. Năm 1995, trong kỳ thi tốt nghiệp của khóa 5LH, một vị, lúc đó đang là đại tá, Phó Giám đốc Công an TP.HCM bị giám thị lập biên bản, đuổi khỏi phòng thi, cấm thi tốt nghiệp vì quay cóp.     
Tổ chức dạy và thi kiểu này nên nghe nói, từ 3.000 sinh viên ghi danh lúc đầu, sau 5 năm đào tạo, chỉ có chừng 500 sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp. Không ít người trong số rơi rụng dọc đường là viên chức chính quyền, cán bộ đảng, thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, sỹ quan cảnh sát, sĩ quan an ninh, nhân viên hải quan,… 
Đáng tiếc là chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM bị hủy khi vừa tổ chức tuyển sinh khóa thứ ba (khóa 7LH). Môt phần vì sự phản đối của Đại học Pháp lý, một phần vì “nội bộ lủng củng”. Khoảng năm 2004, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM tách Bộ môn Luật ra khỏi Khoa Triết để thành lập Khoa Luật. Khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM được bổ sung một Phó Tiến sĩ từng du học tại Liên Xô. Bà này tên là Mai Hồng Qùy, con dâu một vị lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo. Vì là Phó Tiến sĩ từ Liên Xô về, không tìm được chỗ trong chương trình đào tạo như chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, bà Qùy bắt đầu “cảnh báo” về những “nguy cơ” khi “hệ thống đào tạo xã hội chủ nghĩa”, dung dưỡng chuyện đào tạo “tinh thần pháp luật tư sản”. Những “cảnh báo” này đi thẳng lên Bộ Giáo dục Đào tạo và đi ra… báo Sài Gòn Giải phóng. Nó được hệ thống báo Đảng lặp đi, lặp lại vài ba lần trong vài tháng. 
Cuối cùng, Bộ Giáo dục Đào tạo quyết định rút Khoa Luật, nhập vào Đại học Pháp lý TP.HCM, đổi tên Đại học Pháp lý TP.HCM thành Đại học Luật TP.HCM. Nhờ có công phát hiện và “dũng cảm cảnh báo” các “nguy cơ”, bà Qùy được bổ nhiệm làm Hiệu phó Đại học Luật TP.HCM. Cũng từ đó, các giảng viên của Đại học Luật TP.HCM đổi đời, mỗi tháng có thể kiếm vài chục triệu, nhờ những khóa “liên kết đào tạo cử nhân luật hệ tại chức” với các ngành, các địa phương…        
Tới đây thì mình tin rằng, các bạn đã có đủ những thông tin cơ bản để hiểu lá thư mà bạn mình gửi đồng môn Trương Tấn Sang. Cũng xin nói thêm, những thông tin mà mình vừa kể chỉ là tóm tắt từ lời kể của vài cựu sinh viên khóa 5LH, những thông tin đó có thể chưa đầy đủ, toàn diện nên rất mong các vị là cựu sinh viên khóa 5LH bổ sung thêm. Nếu mình không lầm thì phần lớn các vị đều thành đạt trong nghề luật… 
*** 
Sài Gòn ngày 18 tháng 5 năm 2013
Anh Tư thân mến,
Tôi là một cựu sinh viên lớp 5LHC, khóa 5LH của Đại học Tổng hợp TP.HCM.
Tôi suy nghĩ nhiều, đắn đo đã lâu và tới bữa nay thì quyết định phải viết cho anh vài dòng.
Chúng ta đã cùng ngồi với nhau một lớp, trong suốt năm năm. Tôi tin anh cũng như tôi và các bạn đồng môn, đồng khóa khác, vẫn cảm thấy tự hào bởi chúng ta nhờ may mắn mà được dạy dỗ tử tế hơn một chút.
Tôi tin sự tự hào và kết quả giáo dục mà chúng ta thụ hưởng vẫn còn nguyên vẹn trong anh, thành ra tôi quyết định chia sẻ với anh suy nghĩ của tôi.
Anh Tư thân mến,
Tôi vốn là kẻ không ưa Cộng sản nhưng tôi vẫn dành cho anh thiện cảm đặc biệt, bởi anh khác nhiều đảng viên, viên chức chính quyền Cộng sản mà tôi đã biết.
Tôi vẫn còn nhớ đồng môn Trương Tấn Sang, dẫu là Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Bi thư Thành ủy TP.HCM nhưng luôn đến trường bằng xe hai bánh gắn máy. Một đồng môn trầm lặng, không vênh váo, gần như không bao giờ bỏ học, trong lớp luôn nghe giảng, ghi chép hết sức nghiêm túc, thi cử ngay ngắn.
Tôi nhớ cả đồng môn Trương Tấn Sang thỉnh thoảng lại hỏi xin thuốc lá để hút trong giờ giải lao, vì sợ sẵn thuốc lá trong túi thì khó kiềm chế, bỏ dở giờ học ra ngoài hút thuốc như… tôi và nhiều anh em khác.
Tôi kính trọng đồng môn Trương Tấn Sang kiên nhẫn đeo đuổi khóa học kéo dài suốt năm năm, chấp nhận các thử thách để hoàn thành chương trình học vốn chẳng dễ dàng, nhẹ nhàng chút nào, dù rằng anh có thể chọn đường tắt để nhặt một hoặc vài mảnh bằng, dùng như “vé” trong chuyện “luồn sâu, leo cao”.
Tôi đánh giá anh rất cao khi là Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Bi thư Thành ủy TP.HCM nhưng anh vẫn lắng nghe các vị thầy của chúng ta phân tích, phê phán những nhược điểm, cảnh báo về các hệ quả của việc quản lý, điều hành xã hội theo kiểu Cộng sản.
Tôi nghe nói, anh từng là học sinh Petrus Ký – một trong những trường trung học danh gía nhất của miền Nam Việt Nam ngày xưa, nơi chỉ dành cho những đứa trẻ thật sự hiếu học và học lực thật sự xuất sắc.
Với những gì đã nghe và đã chứng kiến, tôi tin anh trọng sự học, yêu mến tri thức, tự trọng, biết giữ phẩm giá của mình. Song chừng đó chỉ đủ với cá nhân Tư Sang, chưa tương xứng với ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.         
Anh Tư thân mến,
Hẳn anh còn nhớ, nhiều vị là thầy của chúng ta đã cùng nhắc, cùng khuyên chúng ta về chuyện phải sống, phải hành xử sao cho xứng đáng là “con nhà Luật”.
Anh đã biết thế nào là “con nhà Luật” nhưng anh đã làm gì để xiển dương tư cách “con nhà Luật” như mong mỏi của các thầy, như khao khát và tâm niệm của chúng ta – những cựu sinh viên 5LH?
Một kẻ vừa là “con nhà Luật”, vừa là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như anh, có nên ngồi im khi hệ thống tư pháp kết án những đứa trẻ như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên? Đọc tới đây, có thể anh muốn nhắc tôi xem lại “tam quyền phân lập”, thành ra tôi xin thưa luôn, anh đang là Ủy viên Bộ Chính trị. Anh có thể làm được nhiều việc khi ở cương vị đó!
Một kẻ vừa là “con nhà Luật”, vừa là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như anh, đã từng học đủ thứ về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, hành chánh công quyền, tài chính công, dân luật, ngân hàng, thương mại, hình luật tổng quát, hình luật riêng biệt,… sao anh lại chấp nhận thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục như hiện nay?
Nếu tôi nhớ không lầm, khi phân ban, đa số đồng môn chọn chuyên ngành kinh tế, tư pháp thì anh và một nhóm rất nhỏ các bạn khác chọn chuyên ngành công pháp. Học công pháp mà không nói gì, không làm gì trước thực trạng quản trị – điều hành hệ thống công quyền như hiện nay thì… kỳ quá anh Tư à! 
Anh Tư thân mến,
Một vài bạn đồng môn, rành rẽ chính trường Việt Nam bảo tôi rằng, anh cô đơn lắm nhưng tôi thấy rất khó để đồng cảm với điều đó. Đến giờ, ít nhất, khóa 5LH cũng có Lê Công Định công khai thực hiện khao khát và tâm niệm của một “con nhà Luật”.   Gần đây, tôi tình cờ được biết, ngoài Định còn có một số bạn đồng môn khác, bằng cách này hay cách khác cũng đang cố gắng như vậy. Còn anh, Trương Tấn Sang, cựu sinh viên khóa 5LH thì sao?
Anh Tư thân mến,
Nhờ xem ảnh ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức trên Internet, tôi mới biết, ông chính là người đã dạy chúng ta “Thuật ngữ pháp lý”. Tôi không hiểu vì sao, ông chưa bao giờ nhắc tới điều đó. Tôi hy vọng không phải vì ông thất vọng về một thế hệ “con nhà luật” mà ông góp phần đào tạo.
Anh Tư thân mến,
Chúng ta là đồng môn, thành thử tôi thấy không cần phải đề nghị anh nên làm gì, làm như thế nào. Tôi tin anh đủ tri thức để nhận ra mọi thứ. Vấn đề chỉ là anh có dũng cảm hay không.
Với tình đồng môn, hãy cho phép tôi nhắc anh rằng, quỹ thời gian và cơ hội của anh không còn nhiều. Rằng, trước khi bắt đầu cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930, cụ Nguyễn Thái Học – lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng – bảo như thế này với các đồng chí của cụ: “Không thành công cũng thành nhân”. Khởi nghĩa Yên Bái không thành công nhưng Nguyễn Thái Học và những liệt sĩ Yên Bái đã trở thành một phần của lịch sử Việt Nam.
Làm gì đó thật sự có lợi cho xứ sở và tổ quốc của mình đi anh Tư!
Một cựu sinh viên khóa 5LH – “con nhà luật”     



Copy từ: Quê Choa

Tóm lược buổi làm việc với an ninh điều tra TP Hà Nội “Về những nội dung viết trong Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an”

Tóm lược buổi làm việc với an ninh điều tra TP Hà Nội “Về những nội dung viết trong Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an”

Vũ Mạnh Hùng
.
    Đúng 8h30 ngày 16/5/2013, tôi đã có mặt tại phòng làm việc của trụ sở Công an (số 6 Quang Trung, Hà Đông ) theo giấy mời của cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội.
    Người làm việc với tôi là Điều tra viên Thượng tá Trần Văn Tú cùng với nữ Thượng úy Trương Diệu Linh (người đón tôi từ cổng trụ sở đến phòng làm việc khi tôi có ĐT báo đã có mặt trước cổng trụ sở, đồng thời cũng là người ghi biên bản làm việc). Buổi làm việc diễn ra trong không khí nhẹ nhàng, cùng nhau tỏ bày quan điểm về nội dung:
+ Xác định tôi là người đã viết Thư ngỏ gửi tới Bộ trưởng Bộ Công an (tôi xác nhận việc này và cả nội dung thư gửi);
+ Về mặt nội dung, Thượng tá Trần Văn Tú trao đổi và thảo luận xoay quanh ba vấn đề tôi viết trong Thư ngỏ: Một là,  An ninh điều tra bắt cóc tôi. Hai là, về vấn đề tạm giữ. Ba là, Thiếu tá Nguyễn Trung Nam đã có những lời đe dọa trong khi nói chuyện hoặc hỏi chuyện đối với tôi.
    Trong quá trình trao đổi, thảo luận về những vấn đề trên, Thượng tá Tú tỏ ý chưa đồng thuận với việc tôi viết trong thư rằng tôi bị bắt cóc, tạm giữ một cách vô pháp luật. Nhưng tôi vẫn lập luận và khẳng định ngôn ngữ tôi dùng để phản ánh sự việc xảy ra là chính xác. Còn phần nội dung thư ngỏ tôi tố cáo Thiếu tá Nguyễn Trung Nam trong khi nói chuyện, hỏi chuyện có những lời đe dọa đối với cá nhân tôi, gia đình tôi, dòng họ tôi thì Thượng tá Tú nói “chưa xác định”. (Tôi xin phép quý độc giả không trình bày lập luận của Thượng tá Tú về quan điểm của anh cũng như lập luận của tôi khi chưa có văn bản chính thức trả lời thư ngỏ tôi gửi Bộ trưởng Bộ Công an).
     Sau khi đọc lại biên bản trao đổi thảo luận lần thứ nhất, tôi yêu cầu Thượng úy Linh chỉnh sửa lại những ý kiến trao đổi của tôi cho chính xác, đồng thời sao thành hai bản, mỗi bên giữ một bản thì tôi mới ký. Biên bản chưa kịp chỉnh sửa thì Thượng tá Tú nói: “Không được, đây là nguyên tắc thuộc bí mật của ngành, nếu anh không ký biên bản này, lập một biên bản khác nói rõ anh không ký vì lý do đó,  biên bản đó thì anh được giữ một bản”, tôi nhất trí.  Sau đó có lẽ Thượng tá Tú tham khảo ý kiến của ai đó khi ra ngoài, anh quay trở lại thống nhất với tôi viết nội dung biên bản về quan điểm của hai bên như đã trình bày trên và tôi đề nghị ghi rõ nguyện vọng của tôi: Thư ngỏ tôi viết bằng văn bản thì tôi muốn Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng ủy quyền cho ai đó trả lời tôi bằng văn bản. Biên bản lần thứ ba viết xong Thượng úy Linh đưa ra ngoài photo và tìm gặp Thượng tá Tú để ký. Sau đó cả hai quay lại, Thượng tá Tú nói với tôi “Buổi trao đổi thảo luận hôm nay, thôi không cần biên bản nữa”, tôi cũng đồng ý vì có phần thông cảm cho thực quyền của họ trong khi làm việc. Và yêu cầu biên bản được xé bỏ tại chỗ.
    Buổi làm việc kết thúc vào khoảng 11h30. Tuy kết quả chưa được như mong muốn của hai bên, nhưng tôi cũng nhẹ lòng khi Thượng tá Trần Văn Tú và Thượng úy Trương Diệu Linh biết cư xử đúng mực.  Tôi nói : dù buổi làm việc không ghi biên bản, nhưng anh nhớ giúp tôi trình bày lại với cấp trên “Thư tôi viết bằng văn bản thì nguyện vọng của tôi được trả lời bằng văn bản”. Và “Tôi sẽ không làm việc về nội dung hôm nay nữa, nếu các anh mời tôi khi chưa có văn bản trả lời”.
                                                                                            Hà Nội, ngày 16/5/2013
                                                                                                         V.M.H.
Phụ lục:

Thư ngỏ của ông Vũ Mạnh Hùng gửi Bộ trưởng Bộ Công an


Kính gửi
 : Giáo sư, Tiến sĩ Luật – Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Tôi là: Vũ Mạnh Hùng – Nguyên giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Kinh tế -  Kỹ thuật Thương mại, hiện là cán bộ quản lý khu nội trú của trường. Nơi ở hiện nay P205 C2 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội. ĐT : 0902219982.
Tôi xin trình bày với ông GS,TS luật – Bộ trưởng Bộ Công an như sau:
Vào khoảng hơn 9h sáng ngày 11/4/2013, trên đường đi làm đến ngã ba Ba La Bông Đỏ Hà Đông, tôi bị Công an giao thông ra chặn đường, yêu cầu tôi dừng xe và dắt xe sâu vào trạm kiểm soát giao thông để kiểm tra giấy tờ. Tôi hỏi anh công an giao thông này, xe tôi đang lưu hành trên đường không vi phạm gì tại sao anh yêu cầu tôi dừng xe để kiểm tra? Anh này hỏi tôi là ai? tôi trả lời tôi là Vũ Mạnh Hùng, tôi công tác ở Trường  Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại.
Ngay lúc đó có 4 người mặc thường phục tiến sát tôi nói:  “Anh có liên quan đến tình hình an ninh Quốc gia, chúng tôi là  An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội, yêu cầu anh lên xe ô tô !”. Đồng thời hai người tiến sát vào tôi, mỗi người một bên xốc nách tôi như một tội phạm đưa tôi lên xe ô tô đỗ sẵn bên lề đường. Khi lên xe, người ngồi bên phải bẻ tay phải tôi để lấy chìa khóa xe máy, người bên trái tôi sờ nắn và thọc tay vào túi quần tôi lấy điện thoại. Họ nói nếu anh cưỡng lại, chúng tôi sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ.  Tôi đành phải để họ lấy điện thoại và chìa khóa xe máy. Tôi hỏi mấy người này, không rõ các anh là ai, hay các anh là xã hội đen mà bắt cóc tôi giữa đường cưỡng bức thu giữ tài sản của tôi trong khi không có bất cứ một thứ giấy tờ gì theo quy định của pháp luật. Họ nói  “Anh yên tâm, bọn em là Công an mới dám làm thế chứ ai dám làm thế, bọn em chỉ mời anh về trụ sở của cơ quan An ninh điều tra thành phố nói chuyện thôi”. Đến trụ sở tôi bị tạm giữ trong khoảng thời gian từ 9h40 ngày 11/4/2013 đến 19h10 ngày 13/4/2013 để nói chuyện, hay đúng ra là hỏi chuyện mang tính thẩm vấn. Tóm lại : bản thân tôi không vi phạm bất cứ vào một điều khoản nào của bộ luật hình sự, việc An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt cóc tôi, tước đoạt điện thoại của tôi khi bị bắt và thu giữ điện thoại của tôi trong thời gian tạm giữ để nói chuyện làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần đối với tôi cũng như gia đình, bạn bè thân hữu.
Trong thời gian tạm giữ để nói chuyện, hỏi chuyện, anh em An ninh hầu hết trong tranh luận đã nhận ra cái sai, sự phi lý, bất chấp luật pháp của ai đó đã chỉ đạo việc bắt giữ tôi. Sự đồng cảm của anh em, sự thông cảm của tôi đối với họ, qua đó đã ít nhiều nảy nở, bởi chính họ cũng bị tước đi những quyền con người như tôi. Họ bị áp lực từ cấp trên để thực hiện một việc làm trái pháp luật nếu họ đấu tranh với cái sai, họ bị trù dập, họ lấy gì để bảo vệ mình. Họ cũng có một mong muốn như tôi làm sao để tiến tới xây dựng một xã hội mà trong đó quyền con người được tôn trọng. Tôi luôn ghi nhận sự chia sẻ và tình cảm đó.
Song với trách nhiệm công dân, tôi không thể không phản ánh với ông Bộ trưởng về cách thức và tính chất của sự việc cùng với những lời đe dọa đối với cá nhân tôi, gia đình tôi, dòng họ tôi của Thiếu tá Nguyễn Trung Nam thuộc Phòng An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
Thưa ông GS,TS luật – Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, việc làm của cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội như vậy có phải vi phạm nhân quyền không ? Có trái với những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự không ? Có ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của tôi không ? Và có phải Công an được làm những chuyện vô pháp luật như vậy dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng không ? Một xã hội mà Công an được làm những chuyện vô pháp luật như vậy, luật pháp Nhà nước có để làm gì? Xã hội sẽ đi về đâu?… Một Nhà nước mà công cụ của mình hành xử với người dân như vậy, nếu những người lãnh đạo có trách nhiệm im lặng có xứng đáng ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc không?
Tôi viết thư ngỏ này gửi tới Bộ trưởng, người lãnh đạo cao nhất của cơ quan an ninh Nhà nước. Mong rằng, với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng xem xét sự việc xảy ra đối với tôi, cư xử sao cho xứng với cái tâm và tầm của Bộ trưởng trước dư luận nhân dân trong nước và quốc tế.
Kính thư
Vũ Mạnh Hùng


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Phương Uyên - Nguyên Kha: Những thiên thần trong ngục tối


August Anh (Danlambao) - Buổi sáng trời Sài Gòn đìu hiu quá, những dòng xe cộ làm thinh bước đi lầm lũi không thèm nhìn đến cả một tấm băng rôn hay biểu ngữ 2 bên đường, có tấm băng rôn, biểu ngữ nào có giá trị hơn của Phương Uyên: “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, trong tình thế đất nước bị lệnh cấm đánh bắt cá vô lối của Tàu hiện nay, cái lạnh không của trời đất mà cái lạnh vô cảm của con người xe lấy tôi. Cả 2 ngày hôm qua, đã có bao nhiêu giọt lệ rơi cho cái bản án kết tội 2 bạn, có lẽ là nhiều lắm, nhưng những người không dám nhỏ giọt lệ còn nhiều hơn, vì họ đã không dám cho phép mình hiên ngang như 2 bạn, họ chỉ dám cho phép mình sợ hãi và vô cảm.
Khi một phiên tòa bí rị trước những lời bào chữa và chất vấn của luật sư và im bặt tiếng trước lời tự bào chữa của Phương Uyên mà rồi cuối cùng vẫn kết án tù thật nặng thì điều tất yếu là sẽ dễ gây cho hết thảy mọi người một cảm xúc tiêu cực, khó chịu, phẫn uất. Ta lấy một ví dụ như khi một người bố hay mẹ ngăn cấm, răn đe một người con bé nhỏ của mình mà không có lý do chính đáng, không có nguyên nhân và lý giải thấu tình thì dễ sinh ra trong lòng đứa bé một sự bất mãn, khó chịu, dẫn đến một thái độ phản đối ngấm ngầm là đứa con sẽ không nghe lời và phản kháng mạnh mẽ hơn là cãi lại lời bố mẹ nó.
Cũng thế, khi kết tội những người yêu nước, cụ thể là Phương Uyên và Nguyên Kha hôm nay, là ta xem thường và đi ngược lại với những luân thường đạo lý xưa nay của ông cha ta, trong đó có cả sự kiên cường bất khuất trước giặc, mà ngay HCM cũng đã phải ca ngợi những anh hùng có công chống Tàu:

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
Như vậy, khi kết án những bạn trẻ có tinh thần chống Tàu là đã lấy đi cái áo ấm của đứa trẻ thơ con ta và bỏ mặc nó trong đêm giá buốt, không còn đủ sức chống lại cái lạnh giá, khi kết án những bạn trẻ vì đã chống tham nhũng, độc tài là ta lấy luôn chén cơm của đứa bé đang cần phải ăn để phần ta sẽ dư đầy mãi không vơi, mặc cho thằng bé than khóc vì đói. Ta tước đoạt hết, rồi bỏ hết vào ngục tù những tiếng nói phản kháng mà không cần giải thích lý do thấu tình, lý lẽ công bằng, nghĩa là ta bất lực đành làm điều ác để chấp nhận gieo vào lòng những bạn trẻ một sự phản kháng ngấm ngầm, tất nhiên, thời gian sẽ không dừng lại chờ điều ác, sự phản kháng biến thành bão tố.
Chỉ cách đây ít hôm, hàng trăm tàu đánh cá của Tàu kéo ra Trường Sa đánh bắt trái phép, và ngày diễn ra phiên toà xử 2 bạn, chúng lại tuyên bố ngăn cấm ngư dân đánh bắt cá trên biển Đông, ta phản ứng bằng cách câm như hến, đồng thời xét xử 2 bạn trẻ yêu nước vì đã “nói về Trung Quốc không hay”!?? khi mà Phương Uyên dùng máu ghi lên vải dòng chữ: “Tàu khựa cút khỏi biển đông”.
Có nhiều người không thể tin được đành phải thốt lên rằng: không biết mình đang sống ở Việt Nam hay Trung Quốc đây?
Chúng ta đã không thể chấp cho những người trẻ yêu nước 1 đôi cánh mà lại đang tâm cướp đi đôi cánh của họ
Thế nhưng, bấy nhiêu đó không làm 2 bạn sợ hãi, trái lại 2 bạn đã ngẩng cao đầu, trong phiên tòa, Phương Uyên dõng dạc: “Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Và Kha: “Trước sau tôi vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản, mà chống đảng thì không phải là tội”.
Uyên và Kha đã đang khơi dậy niềm khởi hứng cho những bạn trẻ khác đang từ từ thoát khỏi cái vỏ bọc an toàn của mình để biết bắt đầu nhìn đến những gì bi thương đời thường hơn là những cảnh phim Hàn sướt mướt, 2 bạn đã nhìn thẳng vào những bạn vẫn còn đang lo sợ ẩn sau bàn phím lấy những nick bí mật rất huyền ảo để tỏ bày chính kiến, tệ hơn là những “dư luận viên” đầy tính chất huyền bí thả sức múa mép định hướng dư luận mà chưa một lần dám bước chân mình xuống đường. 2 bạn đã tạo ra một sự động viên và khích lệ vô cùng lớn cho những ai còn đang là sinh viên biết trưởng thành trong suy nghĩ hơn là những gì họ chỉ được dạy trong trường.
Phương Uyên, Nguyên Kha, mà chúng ta gọi là những thiên thần, là hiện thân của lòng yêu nước, là đánh thức lương tâm nhân loại, lại không phải đang ở trên thiên đường mà đang ở nơi ngục tối, vậy thì chúng ta phải làm gì tiếp theo? Đó là câu hỏi mà mỗi người trẻ đều phải cần đặt ra cho chính mình trước sự hy sinh can trường của 2 bạn.
Khi mà hơn bao giờ hết, họa mất nước đang cận kề, quyền con người liên tục bị xâm phạm, những người thấp cổ bé miệng không có tiếng nói, những người oan khiên của luật pháp càng nhiều thì sự dấn thân và trợ giúp của mỗi người không chỉ là tiếng nói cho xong, không chỉ là những status thả niềm bức xúc, không chỉ là những bài viết “giỏi”, bài giáo huấn cho hay, mà đó phải là sự dấn bước, đồng hành, liên đới để đảm nhận những khó khăn của anh em đồng bào mình.
Chắc chắn không thể chỉ dừng lại ở Uyên và Kha niềm ngưỡng mộ và đau xót cho những gì 2 bạn đã làm và phải chịu, mà chúng ta phải gồng gánh cho 2 bạn những phần việc, những vấn đề mà 2 bạn và những người đi trước còn để lại. Gồng gánh và đảm nhận những vấn đề đó như chính phần việc của mình.
Qua phiên tòa, có mặt và chứng kiến bản lĩnh tuổi trẻ, sự hiên ngang, kiên cường của Uyên và Kha, bà Nhung mẹ của Phương Uyên đã hết sức tự hào và thốt lời cảm tạ trên facebook của mình: “cảm ơn Thượng Đế, Người đã ban cho con Phương Uyên”. Cầu xin Thượng Đế cho mỗi người dân Việt cũng biết thốt lên lời cảm tạ quả cảm ấy dù trong đau khổ và nước mắt…Vì khi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc tranh đấu cho lẽ phải, là ta có thể đường hoàng dõng dạc như 2 bạn, hình ảnh hiên ngang trong phiên tòa đó sẽ mãi ghi dấu và không nhạt phai trong lòng mỗi người.
Chợt nhớ tới một bài thơ của Phương Uyên trong đó có câu:
Ngước ngắm hàng vạn sao điều ước
Trời đêm khuya lạnh nụ cười xòa
Giờ Uyên không còn được ngắm nhìn hàng vạn ngôi sao để nguyện cầu điều tốt lành cho đất nước và cho riêng mình, nhưng chắc một điều Uyên hoàn toàn mãn nguyện nở “nụ cười xòa” của mình trong ngục tối khuya lạnh. Ở ngoài này, hết thảy mọi người sẽ cầu thay nguyện giúp cho Uyên những điều tốt lành ấy và sẽ đảm nhận tiếp vai trò của các bạn như là chính phần việc còn lại của mình. Còn 2 bạn nhỏ, cũng khuya rồi, thôi thì 2 bạn nghe bác nhà thơ Trần Mạnh Hảo hát ru:
À ơi nước Việt đau thương
Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù.



Copy từ: Dân Làm Báo