CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Giá thuốc ở Việt Nam: Đội lên cao ngất!


Theo nhiều chuyên gia, với một thị trường có tới hơn 10.000 mặt hàng thuốc nhưng mới chỉ khảo sát 36 mặt hàng để làm cơ sở so sánh để nói rằng giá thuốc tại Việt Nam không cao là chưa thuyết phục

Dù mới đây, cơ quan quản lý đã đưa bằng chứng khẳng định rằng giá thuốc ở Việt Nam không cao, thế nhưng với thực trạng loạn giá thuốc bấy lâu nay khiến dư luận không khỏi hoài nghi.
Chưa thỏa đáng
Để chứng minh rằng giá thuốc ở Việt Nam không cao, mới đây, một đoàn chuyên môn của Bộ Y tế với sự tham gia của nhiều bộ, ngành đã tiến hành khảo sát giá thuốc ở một số nước trong khu vực.
Theo kết quả này, một số thuốc chuyên khoa đặc trị có cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng như Rocephin, Zinat 250 mg (500 mg), Augmetin BD, Pulmicort, Diamicron MR, Vastarel MR, Adalat LA, Crestor, Xeloda, Cellcept, Durogesic, Smecta… có giá trúng thầu ở Trung Quốc và Thái Lan cao hơn Việt Nam từ 1 đến hơn 6 lần.
Tuy nhiên, theo nhận định của một dược sĩ, việc đưa ra so sánh giá thuốc chỉ căn cứ vào tên thương mại, hoạt chất, nồng độ và hàm lượng là chưa đủ. Bởi có thể dùng sản phẩm đó, cùng tên công ty sản xuất nhưng đơn vị sản xuất ở các nước khác nhau thì sẽ cho giá thành sản phẩm khác nhau.
Người bệnh vẫn phải sử dụng nhiều loại thuốc với giá cao bất hợp lý (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh:TẤN THẠNH
“Chẳng hạn cùng là thuốc Zithromax của Công ty Pfizer nhưng nếu sản xuất ở Ý hay Mỹ thì giá sẽ khác ở Ấn Độ hay Trung Quốc. Chính vì thế mới có chuyện nhập khẩu song song để bình ổn giá một số loại thuốc có giá bán cao trên thị trường”- chuyên gia này dẫn chứng.
Cùng quan điểm này, một chuyên gia khác cho rằng với một thị trường có tới hơn 10.000 mặt hàng thuốc nhưng mới chỉ khảo sát 36 mặt hàng để làm cơ sở so sánh thì chưa đủ thuyết phục.
Lòng vòng giá thuốc
Theo tiết lộ của một bác sĩ ở Hà Nội, có rất nhiều loại thuốc khi đến được tay người bệnh giá đã bị đội lên hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần. Một loại thuốc mới không có tên tuổi nếu muốn “sống” trên thị trường phải có sự “hỗ trợ” rất lớn của bác sĩ trong việc kê đơn.
Bởi thế mới có chuyện nhiều loại thuốc cùng hoạt chất do Việt Nam, Ấn Độ… sản xuất nhưng lại được bán với giá cao gấp đôi thuốc của Úc, của Pháp. “Nếu như thuốc này không được “làm giá”, “làm đơn” thì tại sao lại có giá cao bất thường và có thể được tiêu thụ nhanh chóng như vậy?”- một bác sĩ bày tỏ.
Không chỉ “làm giá” để bán thuốc mà nhiều khảo sát được công bố đã cho thấy thuốc được mua bán lòng vòng qua nhiều tầng nấc được coi như một chiêu của giới kinh doanh để đẩy giá lên cao.
Đơn cử như thuốc Maxazith Suspension 20 ml (hoạt chất là Azithromycin), xuất xứ từ Bangladesh năm 2011 đến cảng Việt Nam có giá chưa đến 16.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, sau khi được 3 công ty nhập khẩu phân phối, thuốc này đến bệnh viện lại có giá đến 92.000 đồng/hộp. Khi bệnh viện bán đến tay người bệnh thì giá của thuốc Maxazith Suspension đã là 107.000 đồng/hộp, tăng gần 7 lần so với giá nhập khẩu.
“Bắt tay” tăng giá thuốc là vô nhân đạo
PGS-TS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TPHCM, cho rằng hãng dược nước ngoài bắt tay với doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước “phù phép” đẩy giá thuốc lên cao là vô nhân đạo đối với người bệnh.
Theo PGS Tuấn, một dây chuyền sản xuất dược phẩm của nước ngoài nếu được chuyển giao lại cho một doanh nghiệp trong nước để tự sản xuất thuốc cung cấp phục vụ lại cho người bệnh là điều đáng ghi nhận.
Nhưng khi có được công nghệ rồi doanh nghiệp “tự biên tự diễn” từ khâu sản xuất, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ để đẩy giá thuốc lên là điều khó có thể chấp nhận.
Theo các chuyên gia, để giảm giá thuốc, phải tạo cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước được phổ biến bằng các cơ chế chính sách cụ thể và các bác sĩ phải tác động giúp người bệnh tin vào thuốc sản xuất trong nước.
N.Thạnh
KHÁNH ANH


Copy từ:Người Lao Động

Đêm không ngủ hay ngủ thức giấc nhiều có thể tăng nguy-cơ bị bệnh tim



Những người tương-đối khỏe mạnh mà đêm ngủ it hay thức giấc có nhiều nguy-cơ bị bệnh cục huyết khối (thrombus).        

Thành đông mạch (artery wall) , vật nghẽn mạch (embolus)

Bác sĩ Joel E. Dimsdale thuộc Đại-học San Diego nói “Có nhiều tài-liệu chứng tỏ có sự liên-hệ giữa việc đêm ngủ hay thức giấc với nguy-cơ  gia-tăng  bệnh động mạch vành. Tuy nhiên cơ-chế của  liên-hệ này chưa đươc rõ” .

Bác-sĩ nói tiếp”Trong các nghiên-cứu trước đây , chúng tôi đã tìm thấy là việc đêm ngủ hay thức giấc có liên-quan tới hoat-động phát-khởi đông máu cục đối với những nguời bị nghẽn thở trong khi ngủ và những người chịu sức ép quá nặng của đời sống. Trong nghiên-cứu kỳ này chúng tôi muốn chứng-tỏ là điều đó cũng đúng cho những người tương đối khoẻ mạnh”:

Trong nghiên-cứu bác- sĩ Dimisdale và các công-sự-viên đã dùng phép đồ-ký “polysomnography” để quan-sát  sự liên hệ giữa  việc đêm ngủ hay thức giấc với mức tăng cao của các yếu-tố prothrombin đươc biết là dấu-hiệu báo trước bệnh động-mạch vành(coronary artery disease). Trong phép đồ ký này các nhà khoa-học đã đo các sóng não để ghi-nhận các chu-trình và giai-đoan ngủ, đồng thời theo dõi hoạt-đông của cơ-bắp, chuyển động của mắt, nhịp-độ hô-hấp, áp-huyết, mức oxygen trong máu và nhịp đập của tim

Kết-quả quan-sát trên 135 người, tuổi trung bình 37, tương-đối khoẻ mạnh, không có quá-trình xáo-trộn về giấc ngủ đã cho thấy là càng bị thức-giấc nhiều và thời gian thức giấc càng dài thì nguy-cơ gây máu đông cục càng cao. Thu gọn bài đăng này

Làm sao ngủ ngon hơn?



Bạn hay cáu gắt ư?  Có thể là bạn thiếu ngủ. Công việc, trách nhiệm gia đình và trông coi con c ái làm giấc ngủ khó tới với bạn. Yếu tố trong những thử thách bất ngờ khác như khó khăn tài chánh, mất việc, rắc rối trong liên hệ gia đình xã hội hoặc bệnh tật  và phẩm chất của giấc ngủ có thể lại càng khó nắm hơn.

Bạn có thể không có khả năng kiểm soát hay loại bỏ tất cả các yếu tố ảnh hưởng lên giấc ngủ nhưng bạn có thể tạo một môi trường và tập những thói quen giúp bạn có một đêm thanh thản hơn.

Viện Mayo Clinic có đưa ra những gợi ý sau đây để giúp các bạn nào không dỗ đươc giấc ngủ hoặc không ngủ yên giấc đươc


1- Đi ngủ và thức dậy vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày, ngay cả những ngày nghỉ cuối tuần. Nếu giữ đươc lịch trình ngủ như vậy thì chu trình ngủ-thức của cơ thể bạn đươc cũng cố và giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm

2- Đừng ăn hay uống nhiều trước giờ đi ngủ. Dùng một bữa ăn tối nhẹ       khoảng hai tiếng trước khi đi ngủ. Nếu bạn hay bị ợ nóng (heartburn) thì nên tránh những thức ăn cay và mỡ vì các thức ăn này làm chứng ợ nóng này xuất hiện và làm bạn ngủ không yên.Bạn cũng không nên uống nhiều trước khi lên giường, vì uống quá nhiều thì ban đêm bạn sẽ phảì thức giấc nhiều lẩn để đi tiểu,



3- Tránh chất nicotine, caffeine và rưọu vằo buồi chiều. Đó là những chất kích thích làm bạn tỉnh ngủ. Những người hút thuốc thưòng hay có các triệu chứng cai thuốc vào ban đêm và nằm giường hút thuốc rất nguy hiểm. Tránh caffeine  tám tiếng truớc giờ dự định đi ngủ.. Cơ thể bạn không lưu giữ caffeine nhưng cẩn nhiều tiếng đồng hồ mới loai bỏ đươc caffeine và các tác dụng liên hệ.

Sau hết mặc dầu rượu thường đươc tưởng là có tác dụng an thẩn nhưng  thật ra lại  làm gián đoạn giấc ngủ

4- Tập thể dục đều đặn  Hoạt động thề lực đều đặn,  đặc biệt là về môn thể dục ưa khí (aerobic),  có thể giúp ngủ  nhanh hơn và thanh thản hơn.  Tuy vậy, không nên tập thể dục trong v òng ba tiếng trước khi đi ngủ.  Tập thể dục ngay trước khi đi ngủ có thể lại làm khó ngủ hơn.

5- Buồng ngủ phải lạnh, tối, yên tĩnh và thoải mái. Sắp xếp sao cho có một phòng lý tưởng để ngủ. Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và mức  ồn theo   sở thích của bạn. Nên dùng màn cửa sổ chắn sáng, mạng che mắt , nùi tai và có sẵn mền dư, quạt máy, máy làm ẩm và những thiết bị khác để tạo một môi trường thích hợp với bạn

6- Giấc ngủ ban đêm phải là giấc ngủ chính. Ngủ chợp vào ban ngày có thể sẽ rút bớt thời gian ngủ đêm. Chỉ nên chợp mắt khoảng nửa tiếng vào giữa trưa. Nếu bạn làm ca đêm  thì bạn phải kéo màn chắn ánh sáng để cho ánh nắng mặt trời không làm gián đoạn giấc ngủ ban ngày của bạn. Nếu bạn làm việc ca ngày và ngủ vào ban đêm nhưng sáng lại khó khăn mới  dậy đươc thì đừng  kéo màn cửa sổ để cho ánh nắng mặt trời ban mai đánh thức bạn dậy

7-Gối và nệm phải thoải mái. Ý niệm về một chiếc giuờng tốt rất chủ quan và khác biệt theo từng người.Nhưng bạn phải cảm thấy thoải mái trên giường nằm.

của  mình.Nếu nẳm chung với người khác thì giường phải đủ rộng.  Trẻ con và vật nuôi thường làm đứt đoạn giấc ngủ nên bạn phải giới hạn việc cho chúng ngủ trên cùng giường với bạn

8- Mỗi tối đều làm cùng một thủ tục thư dãn trước khi đi ngủ  Mỗi tối bạn hãy làm cùng một thứ để báo cho cơ thể biết là đã tới giờ nghỉ ngơi. Chằng hạn như tắm nước ấm hay tắm vòi sen, đọc sách hay nghe nhạc êm dịu.  Các hoạt động thư dãn kèm theo ánh sáng lờ mờ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn

9- Đi ngủ khi cảm thấy mệt và nhớ tắt đèn. Nếu trong vòng 15 hay 20 phút bạn chưa thấy buồn ngủ thì hãy ra khỏi giuờng và làm một cái gì đó. Bạn chỉ nên trở lại  giường sau khi đã cảm thấy mệt. Đừng nên khắc khoải vì không tìm        được  giấc  ngủ  vì như thế sẽ gây căng thẳng tâm thần lại càng khó ngủ hơn

10- Chỉ nên uống thuốc ngủ khi không còn cứu cánh nào khác. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ trước khi uống thuốc ngủ. Bác sĩ sẽ phải chắc chắn là thuốc ngủ không có công phạt với các thuốc khác bạn đang uống hay với tình trang sức khoẻ của bạn. Bác sĩ cũng giúp bạn lựa chọn liều luợng thích hợp. Nếu bạn cần phải uống thuốc ngủ thì chỉ nên giảm dẩn liểu lương khi muốn ngưng thuốc  và đừng bao giờ uống rượu cùng với thuốc ngủ, Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay buồn ngủ vào ban ngày thì bạn phải báo cho bác sĩ để đổi liểu lượng hay ngưng thuốc.



Kết luận

Nếu bạn có khó khăn về ngủ trên ba lần một tuần trong  một tháng liền  thì bạn phải đi gặp  bác sĩ. Bạn có thể bị chứng nghẹt thở khi ngủ hay hội chứng chân không cử động. Chẩn đoán và chữa trị các rối loạn vể giấc ngủ có thể giúp bạn tìm lại đươc những giấc ngũ tốt lành vào đêm

  BS Phạm Thị Thanh Thủy


Xem thêm bài khác tại BS Phạm Thị Thanh Thủy



18 cách tập dưỡng sinh trên giường


 
                                                                        BS. Nguyễn Đức Lê
 
 
"18 cách tập dưỡng sinh trên giường", trích từ "Sinh mệnh tại ư vận động"
 trong sách dưỡng sinh cổ truyền của Trung Hoa.
 
Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí
dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các
bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn
hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào,
tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến,
giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng
thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích
thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng
luyện tập để nâng cao sức khỏe.
 
1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên
bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách
(không dùng cơ ngực).
 
2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn
đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay
nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến
mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất
cả khoảng 15-20 lần vuốt.
Tác dụng: Tăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt,
bệnh ở mũi.
 
3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa
day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên
đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy
lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5
lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất
cả 20 lần.
 
4. Gập đầu về phía trước
Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo
đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.
Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.
Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận
hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai
và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.
 
5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên
dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên
xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái,
sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa
cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt
kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm
xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.
 
6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:
Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng,
ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên
1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc
người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên
thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp
lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt
khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới
phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp
thở
 
 
 
7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái
xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho
vùng đó nóng lên (hình 9).
 
8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:
Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản
(nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100
lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có
cảm giác nóng thì tốt (hình 10).
 
9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:
Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía
dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100
lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc
cảm giác nóng thì tốt.
 
10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép
ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía
trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn
(hình 11).
 
11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón
út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miết
đi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay
duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi
lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không
nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).
Tác dụng: Làm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo
phì.
12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô
đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai
xuống dần.
Tác dụng: Điều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm
mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).
 
13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay
 baolấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân
khác(hình 14).
Tác dụng: Làm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và
chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.
 
14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay
duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối
dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần
(hình 15).
 
15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần
cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế,
lăn lưng bập bênh.
Tác dụng: Vận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi;
tăng cường công năng tứ chi.
 
16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai
chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).
Tác dụng: Tăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các
khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo
phì.
 
17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu
ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến
gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).
 
18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung
nghĩ vào huyệt đan điền.
 
Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.
Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.
Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên
làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp.
Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần
làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.
Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.
Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.
Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.

Bài đọc thêm 


Copy từ: Cao Niên Toàn Cầu 
 
 

Hô hấp trong khí công













Ý NIỆM VỀ KHÍ

Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism... Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin. 
  "Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,...
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình thành và phát triển cơ quan. Cơ quan sinh hoạt biến thành cơ năng. Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc2. Năng lượng khí bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng  hai hình thức khác nhau. Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra.

Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước uống, không khí, thời tiết, xã hội...), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) con người. Qua tiến trình hô hấp không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học như sau:
Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)

Năng lực (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng, dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đời sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (không khí trong lành), và thức ăn tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vận động thể dục...

HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG

Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống, sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong con người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con người.
Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh. Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể.

Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách khác, hơi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linh hồn minh mẫn.

Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày. Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường.

Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút.
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồi thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền).

BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG

Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau:

Nhiệm vụ của phổi

Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi, miệng, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái có hai thùy.

Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải. Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào).

Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong. Mỗi túi nhờ khí bào chứa đựng một phần không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon dioxide).

Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.

Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí.

Vai trò hoành cách mô

Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí.

Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phổi bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí (oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi.

Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiến cho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thể trong phổi.

Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên sự kích thích cho đôi dây thần kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh.

Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài.

                       Suu tầm từ "Khí Công Dưỡng Sinh" của Vũ Đức Hiền Âu-26/12/2007

Bài đọc thêm

 Sự mầu nhiệm của phép thở bằng  cơ hoành (thở bụng)

12 BÀI LUYỆN TẬP THÂN THỂ:KHÍ CÔNG - THỂ DỤC - ÐẠO DẪN


Copy từ: Cao Niên Toàn Cầu 
 
 
 
 

Giới thiệu trang Cao Niên Toàn Cầu




  Ăn Mày lang thang trên mạng thấy trang này rất quý nên mang về đây giới thiệu cùng mọi người: Cao Niên Toàn Cầu

Trong Những Lời Phật Dậy có câu:
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng..
Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. (Trích)

  Vì sức khỏe bản thân, vì sức khỏe gia đình – người thân – bạn bè, bạn ghé vào nhé! Hôm nay bạn đã già hơn hôm qua một ngày tuổi rồi đó, đừng chần chờ nữa!

Dầu dừa: Tin vui chữa lành.




  Ăn Mày lang thang trên mạng tình cờ gặp trang này thấy có nhiều điều hay nên lưu lại để lúc rảnh rỗi vào  tìm hiểu thêm. Ăn Mày xin nói rõ rằng bản thân không hề quen biết với những người điều hành trang này. Vì vậy mọi sự phát sinh nếu có giữa quý vị với ban quản trị trang Tin Vui Chữa Lành , quý vị hiểu rằng quý vị tự giải quyết  phát sinh với họ trong mọi trường hợp và  những phát sinh ấy không có bất cứ sự trách nhiệm  liên đới nào với Ăn Mày.

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa quí độc giả, quí bạn bè thân hữu xa gần, quí ân nhân và bệnh nhân thân mến,


Từ cổ chí kim, con người vẫn hằng tin tưởng rằng mỗi loại thực phẩm ăn vào đều là những vị thuốc đem đến cho ta sức khỏe, và thậm chí còn giúp phòng chống hoặc chữa trị một số bệnh tật nữa. Ý niệm này cũng không mới mẻ gì. Các danh sư về y học ngày xưa như Hoa Ðà, Biển Thước và cả Hippocrate, 2400 năm về trước đều nhìn nhận sự liên hệ mật thiết giữa thức ăn và sức khỏe: “Hãy để thức ăn trở thành những vị thuốc” (Laissez les aliments devenir votre médecine).


Ngoài thực phẩm ra còn có các phương thức khác như năng lượng tiềm ẩn trong vũ trụ có thể là những phương thuốc giúp cho con người tăng cường, phòng và chữa bệnh rất đơn giản nhưng cũng không kém hiệu quả so với các phương thuốc khác.


Đề tài nghiên cứu đã qua thực nghiệm về những sản phẩm trên cũng đã có nhiều, tuy nhiên chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi người trong thế giới quá bao la này. Đặc biệt, với các quốc gia mới phát triển vê kinh tế, kiến thức văn hóa, giáo dục, y tế… thì sự hạn chế này cũng không phải là ít.


Trước những vấn nạn hiển nhiên trên, chúng tôi, ban biên tập trang nhà tinvuichualanh với tâm huyết mong được giúp đỡ những thân phận nghèo khổ, vài phương thức tăng cường, phòng và chữa bệnh từ thiên nhiên bằng cách giới thiệu phần nào đến quí độc giả những tài liệu tham khảo cùng những sản phẩm hoặc liệu pháp có thể đem lại phần nào sức khỏe cho cộng đồng.


Bản thân người phụ trách trang nhà là một bệnh nhân bại liệt đã trên 40 năm và thuộc diện xóa đói giảm nghèo, sau này lại mang thêm chứng bệnh viêm cầu thận và suy tim đã nhiều năm, không có khả năng điều trị bằng thuốc tây y. Thế rồi, qua bạn bè giới thiệu liệu pháp dùng thực phẩm là dầu dừa với những cách thức sử dụng rất đơn giản, nhưng sau khi áp dụng các cách hướng dẫn, đã đem lại cho tôi sự phục hồi 1 số di chứng của tật bệnh trên.


Trước những nghiên cứu và thực nghiệm công phu của các nhà khoa học nước ngoài về liệu pháp dầu dừa cũng như qua kinh nghiệm sử dụng của chính bản thân, tôi cùng một số anh em bạn bè thân hữu có cùng tâm huyết nhân ái, đã cố gắng phần nào mong muốn được giới thiệu đến quí độc giả cũng như những bệnh nhân nghèo khổ khác vài liệu pháp tăng cường, phòng và chữa bệnh rất đơn giản, không tốn kém tiền bạc nhưng lại có thể giúp cơ thể của chúng ta phục hồi để tiếp tục cuộc sống an lành hơn.


Quí vị có thể tham khảo thêm tài liệu viết bằng tiếng Anh về dầu dừa hoặc những sách nghiên cứu chuyên sâu về dầu dừa của Bs tiến sĩ Bruce Fife và về cây Neem Ấn Độ trong phần LIÊN KẾT WEBSITES của Trang Nhà:
http://coconutresearchcenter.com/




http://www.organicfacts.net/organic-oils/organic-coconut-oil/health-benefits-of-coconut-oil.html



Với khao khát được đóng góp với xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chúng tôi tha thiết quí độc giả cùng bệnh nhân tham khảo vài tài liệu quí báu đã chuyển ngữ để cùng nhau nâng cao sức khỏe cộng đồng cũng như chúng tôi rất mong muốn cộng tác với quí vị hảo tâm cùng với chúng tôi đóng góp xây dựng dựng “quỹ mua dầu cho người nghèo”, đặc biệt các bệnh nhân HIV/AIDS, cùi phong và các bệnh nhân nghèo khổ khác.


Rất mong được phục vụ quí độc giả, quí bạn bè thân hữu xa gần, quí ân nhân và bệnh nhân thân mến với phương châm: “Tất cả vì người bệnh nghèo thân yêu”.


Trân trọng,


Ban Biên Tập Trang Nhà tinvuichualanh.net

BGĐ Cty TNHH MTV Dầu Dừa Tin Vui



Copy từ: Tin Vui Chữa Lành

CHƯƠNG TRÌNH CHỮA CÁC BỆNH NAN Y


    Hiện nay ung thư là căn bệnh giết hại nhiều người nhất trên thế giới. Trong năm 2000 đã có 5,3 triệu nam giới và 4,7 triệu nữ giới bị bệnh ung thư nặng và đã có 6,2 triệu người chết, tức chiếm 12% trên tống số 56  triệu người chết vì mọi lý do.
         Thống kê năm 2008 của Trung tâm quốc tế nghiên cứu ung thư cho biết đã có 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư, tức chiếm 13% tổng số người chết trên toàn thế giới. Trong các chứng ung thư thông thường nhất đứng đầu là ung thư phổi (1,37 triệu), tiếp đến là ung thư dạ dầy (736.000), gan (695.000), ruột già (608.000), vú (458.000) và tử cung (275.000).
         Ung thư là từ tổng quát để gọi một số lớn bệnh  có thể xảy ra cho bất cứ cơ phận nào trong cơ thể con người. Người ta cũng gọi chúng là bướu dữ. Một trong các đặc tính của ung thư là sự phát triển mau chóng của các tế bào bất bình thường lớn lên ngoài ranh giới của chúng và lây lan sang các nơi khác. Chính sự lây lan này là lý do gây tử vong vì ung thư.
         Ung thư bắt nguồn từ một tế bào duy nhất. Sự biến đổi của một tế bào bình thường sang một tế bào ung thư là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn, từ giai đoạn bị thương tiền ung thư sang giai đoạn ung thư ác tính.
         Các thay đổi này là hậu quả sự liên tác động giữa các yếu tố di sinh của một người với ba tác nhân từ bên ngoài, trong đó có:
-         Các tác nhân vật lý gây ung thư như nhiễm xạ hồng ngoại tuyến và ion hóa;
-         Các tác nhân hóa chất như chất a-mi-ăng (amiant: một chất gây ung thư, sử dụng nhiều trong tiến trình chế tạo tấm lợp fi-brô xi măng), các hợp chất trong khói thuốc, độc tố trong thực phẩm, độc tố trong nước uống;
-         Các tác nhân sinh học như các nhiễm trùng bởi các loại vi rút,vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
         Ngoài ra, sự già nua cũng là một yếu tố khác gây ra bệnh ung thư. Các trường hợp bị bệnh gia tăng với số tuổi tác, chắc chắn là do sự tích tụ các nguy cơ gây ra ung thư trên các tế bào già nua suy yếu mà khả năng sửa chữa bị giảm thiểu và kém hữu hiệu.
         Vẫn theo thống kê nói trên 30% các trường hợp tử vong ung thư là do năm nguyên nhân sau đây:
- Béo mập quá  ký
- Không ăn rau trái đủ
- Thiếu vận động
- Hút thuốc
- Uống rượu.
         Hút thuốc là lý do của 22% trường hợp tử vong trên toàn thế giới và 71% ung thư phổi.
         Trong thế kỷ XX thuốc lá đã khiến cho 100 triệu người chết vì các chứng ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, bệnh tim mạch và đứt mạch máu não. Một phần tư chết trong lứa tuổi 35-69.
         Hút thuốc cũng có thể gây ra ung thư mũi, miệng, họng, yết hầu, bao tử, gan, thận, máu và cổ tử cung.
         Trong khi đó có 20% tử vong vì các loại vi khuẩn ung thư gan B (HBV), ung thư gan C (HCV) và vi rút  u nhú ở người (HPV) lây từ người sang người. Bảy mươi phần trăm các trường hợp chết vì ung thư thuộc về các nước có mức lợi tức thấp.
         Vào năm 2020 số người bị bệnh ung thư có thể lên tới 15 triệu và số người chết vị các loại ung thư trong năm 2030 sẽ là 13,1 triệu.
         Tại các nước phát triển công nghiệp Tây Âu, ung thư đã trở thành một trong các bệnh đặc thù của các tầng lớp giầu có, ăn uống thừa mứa và có nếp sống cao. Theo bản tường trình về bệnh ung thư trên thế giới do tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS) và tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) công bố tại Genève ngày 3-4-2003 phân nửa số trường hợp bị bệnh ung thư và số người chết vì ung thư xảy ra tại các nước công nghiệp giầu có. Các nước có nhiều người bị bệnh ung thư nhất là Hoa Kỳ, Italia, Australia, Đức, Hòa Lan, Canada và Pháp. Các nước đang phát triển có ít bệnh ung thư, trong đó có các nước Bắc Phi và Đông Nam Á. Kiểu sống Tây Âu dễ sinh ra bệnh ung thư vì người dân ăn uống quá nhiều chất ngọt, đường, bơ, sữa, thịt và các chất béo động vật, ít vận động, dư thừa năng lượng nên dễ bị mập phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch và ung thư.
         Theo thống kê nói trên, mỗi năm trên thế giới có thêm 1,2 triệu người bị bệnh ung thư phổi; hơn một triệu bị ung thư vú; ruột già 940.000; dạ dầy 870.000; gan 560.000; gáy 470.000; cuống họng 410.000; đầu và gáy 390.000; bọng đái 330.000; u lym-phô ác tính không Hodgkin (malignant non-Hodgkin lymphomas) 290.000; ung thư máu 250.000; ung thư tuyến tiền liệt và ngọc hành 250.000; ung thư lá lách 216.000; ung thư buồng trứng 190.000; ung thư nội mạc tử cung (endometrial) 188.000; ung thư hệ thần kinh 175.000; ung thư da (melanoma) 133.000; ung thư tuyến giáp trạng 123.000; ung thư yết hầu  65.000; ung thư máu ác tính (Hodgkin) 62.000.
         Ba bệnh ung thư khiến cho nhiều người chết nhất là thư phổi 17,8%, ung thư dạ dầy 10,4% và ung thư gan 8,8%. Mỗi năm có 900.000 đàn ông và 330.000 đàn bà bị bệnh ung thư phổi. Nơi nam giới hơn 80% là do hút thuốc. Trong khi nơi nữ giới hút thuốc gây ra bệnh ung thư chiếm 45% toàn thế giới, nhưng hơn 70% tại các nước Bắc Mỹ và Bắc Âu. Trong cả hai giới tuổi bị bệnh ung thư là 40 lên cho tới 70-75.
         Càng ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc. Tại Hoa Kỳ số phụ nữ chết vì bệnh ung thư phổi nhiều hơn số phụ nữ chết vì ung thư vú. Tại một vài nước như Ailen và Đan Mạch số phụ nữ chết vì ung thư phổi bắt đầu cao hơn số nam giới chết vì hút thuốc. Lý do vì tại nhiều nước Âu châu có tới 50% phụ nữ hút thuốc. Đây sẽ là lý do khiến cho sức khỏe của nữ giới suy giảm trong các thập niên tới.
         Ung thư ruột già và đại kết tràng ít xảy ra tại các nước đang phát triển, nhưng lại là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ hai trong các xã hội phát triển công nghiệp giầu có. Mỗi năm có 940.000 người bị bệnh và 500.000 người chết.
         Tuy nhiên các thống kê trên đây chỉ có giá trị tương đối, vì các số liệu chỉ được thu thập tại các nước công nghiệp tiên tiến có hệ thống y tế cao, thường xuyên kiểm soát tình trạng sức khỏe của người dân; còn những gì xảy ra trong các nước nghèo chậm tiến thì ít được biết tới, vì không có thống kê và cũng thường vượt ngoài khả năng kiểm soát của các chính quyền.
         Mặc dù có các kỹ thuật tân tiến hơn trong việc phát hiện ung thư cũng như trong cách chữa trị, nhưng trong nhiều thập niên qua, việc điều trị bằng phương pháp giải phẫu, hóa trị và xạ trị đã không đem lại nhiều kết quả.
         Trong cuộc chiến chống ung thư, chúng chỉ có thể kéo dài cuộc sống của các bệnh nhân trong một thời gian, làm suy yếu các tế bào lành mạnh và tàn phá sức đề kháng của cơ thể, chứ không có khả năng chữa lành và cuối cùng đành bất lực nhìn bệnh nhân chết trong đau đớn tàn tạ.
         Chính vì thế số người chết vì bệnh ung thư trên thế giới chẳng những đã không giảm lại còn gia tăng, vì nhiều lý do, trong đó có thói quen ăn uống không đúng cách vì dùng quá nhiều đường, sữa, thịt và chất béo, lại ăn ít rau trái, các thực phẩm thường không tươi có nhiều chất hóa học hoặc chất bảo quản độc hại. Thêm vào đó là bầu khí ô nhiễm, và kiểu sống ít vận động vv…
         Ngoài ra, cho tới nay chúng ta thường hiểu biết rất ít về dinh dưỡng, và cũng không biết rằng đường, sữa, các loại thực phẩm chế biến từ sữa và thịt đỏ là các thực phẩm tạo thành chất nhầy, là môi trường sống và phát triển mạnh của các vi trùng gây ung thư. Do đó, để tránh hay diệt bệnh ung thư phải thay đổi chế độ ăn uống, cương quyết loại bỏ các thực phẩm tạo ra chất nhầy. Khi đó các vi trùng ung thư sẽ bị bỏ đói, suy yếu đi và chết hoặc bị tiêu diệt bởi các kháng tố do cơ thể chúng ta sản xuất. Ngoài ra, cần uống nhiều nước chưng cất, ăn nhiều rau, trái, cá, đậu và các loại thực phẩm hữu cơ có khả năng cung cấp cho cơ thể lượng chất đạm dinh dưỡng lành mạnh và không tạo ra chất nhầy.
         Để chữa mọi thứ bệnh một cách công hiệu, việc đầu tiên cần làm là tẩy lọc toàn bộ cơ thể, bằng cách theo chương trình ăn chay và tẩy lọc toàn diện 3 ngày. Mỗi ngày uống ½ lít nước mận, 4 lít nước táo ép, 4 lít nước trà cây mâm xôi (raspberry) hay nước chưng cất, và 6 muỗng canh dầu ô liu.
         Khi uống các loại nước cần thực hiện động tác nhai nhiều lần trước khi nuốt, để hạch nước miếng hoạt động mạnh gây tác dụng tốt cho việc tẩy lọc. Có thể theo thời biểu sau đây:
07.30 : uống nhai ½ lít nước mận
08.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu
08.30 : uống nhai một ly (1/4 lít) nước táo,
09.00 : uống nhai một ly (1/4 llít) trà cây mâm xôi (hay nước chưng cất), cứ luân phiên như thế cho tới tối phải uống nhai hết 4 lít nước táo và 4 lít nước trà raspberry hay nước chưng cất.
12.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu
12.30 : tiếp tục uống và nhai nước táo, rồi trà raspberry hay nước chưng cất.
16.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu
16.30 : tiếp tục uống và nhai nước táo, rồi trà raspberry cho tới tối hết 8 lít.
          Trong ba ngày bạn sẽ tống hết chất cholesterol, các thứ cặn bã và độc tố trong cơ thể, cũng như nhiều sạn gan, sạn mật và sạn thận ra ngoài. Sạn thận sẽ tan và ra theo đường tiểu, trong khi cholesterol, sạn gan và sạn mật ra theo đường đại tiện.
         Sau ba-ngày tẩy lọc lần đầu, nếu có ai muốn hoặc có khả năng thực hành thêm, thì càng hữu ích khi ăn chay một đến ba ngày nữa chỉ uống nước chưng cất, tiếp theo một ngày uống nước trái cây, trà raspberry. Sau đó ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu như cháo, trước khi ăn uống bình thường trở lại.
         Thực hành ba-ngày tẩy lọc hàng tháng hay vài lần mỗi năm là điều rất tốt.
         Đắp dầu thầu dầu (castor) hay dầu dừa, dầu lá neem phần trước thân mình trong suốt ba-ngày tẩy lọc để  gia tăng  việc giải độc, kích thích hệ miễn nhiễm, và  tăng cường lưu thông máu.
         Khi cơ thể sạch các chất cặn bã và độc tố, tiến trình chữa bệnh nan y mới mau hiệu nghiệm, vi khi đó cơ thể hấp thụ các chất dược thảo dễ dàng hơn.
         Cuốn “Chương trình chữa các bệnh nan y” là một loại cẩm nang giúp chúng ta chống lại các bệnh nan y trong đó có các bệnh ung thư thông thường nhất một cách đơn giản nhưng hữu hiệu. Nó bao gồm một số các bài thuốc đã được các bác sĩ John R. Christopher và bác sĩ Richard Schulze sử dụng từ nhiều thập niên qua và đã đạt nhiều thành quả mỹ mãn, hầu như trăm phần trăm. Vì theo kinh nghiệm của các vị, không có thứ bệnh nào mà không chữa trị được. Thiên Chúa đã dựng nên hàng trăm loại dược thảo để giúp con người sống khỏe mạnh và hạnh phúc tràn đầy.
         Khi quyết định theo cách chữa trị này, cần phải theo sát các chỉ dẫn một cách kiên nhẫn và trung thành và bạn sẽ thấy công hiệu của nó.
         Xin cám ơn chị Kim Tuyến và anh Đình Tứ đã bỏ thời giờ và công sức dịch thuật; anh Đình Tứ đã trình bầy bìa và lên trang; anh chị Huỳnh Dũng – Kim Lan lo việc in ấn; các anh các chị trong nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe, thân nhân bạn bè và các bệnh nhân đã cổ võ khích lệ.
         Cầu mong cuốn “Chương trình chữa các bệnh nan y” giúp nhiều người thoát các căn bệnh hiểm nghèo và tìm lại được sức khỏe để sống tươi vui hạnh phúc.
Roma 15-6-2012
LM Giuse Hoàng Minh Thắng




Copy từ: Nhóm Tông đồ Mục Vụ Sức Khỏe

"Cây lưỡi rắn" thảo dược chữa ung thư

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…
Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
Một số bài thuốc Nam đơn giản
-Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.
-Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, chó đẻ răng cưa 30g, nhân trần 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, nhân trần 40g, kim tiền thảo 40g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…
-Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, rau sam 20g, lá mơ tam thể 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).
-Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.
-Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.
Theo - Sức khỏe & Đời sống


Copy từ: Thảo Mộc Việt Nam

Cảnh báo mối nguy của cây trồng biến đổi gen



Copy từ: Thanh Niên