CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Khi "bạn dân" kết hợp côn đồ xử dân


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-09-27

000_Hkg6742732-305.jpg
Một tên côn đồ (ở trần) đến hăm dọa những người theo Pháp Luân Công đang ngồi thiền trước ĐSQ TQ tại Hà Nội hôm 24/11/2011, ảnh minh họa.
AFP photo


Vào ngày 25 tháng 9 vừa qua, gia đình blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội cùng một số khách mời gồm 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Uyên; bà Dương Thị Tân là vợ cũ của blogger Điếu Cày; cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải cùng doanh gia Lê Quốc Quyết là em của LS Lê Quốc Quân, tất cả lâm nạn về tay công an mà – nói theo lời blogger Nguyễn Tường Thụy – họ hành động “chắc chắn sai, trẻ con cũng biết là sai”.
Trong khi công an hành hung bà Dương Thị Tân, anh Lê Quốc Quyết thì bị  công an “nắm cổ dúi từ trên xe xuống,vừa đi vừa đá, đạp vào mặt rất nhiều lần…” mà blogger Nguyễn Tường Thụy chứng kiến họ đánh người “ rất có nghề”, thì Tim Phạm báo động qua Facebook rằng:
Đồng bào cả nước hãy nhìn xem, Phương Uyên bị lôi vào phòng và bị đánh hộc máu mũi, máu mồm !!! Một đám an ninh CS nhào vô hành hung một cô gái một cách hèn hạ tại phi trường nội bài, Hà Nội !!! Sau khi bị lôi đi, Phương Uyên đã bị chúng đánh hộc máu…

Đồng bào cả nước hãy nhìn xem, Phương Uyên bị lôi vào phòng và bị đánh hộc máu mũi, máu mồm !!! Một đám an ninh CS nhào vô hành hung một cô gái một cách hèn hạ tại phi trường nội bài, Hà Nội !!!
- facebooker Tim Phạm
Lên tiếng với Đài ACTD, mẹ Nguyễn Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung cho biết:
Họ xông lên túm tóc tôi, nắm trong tay rất chặt, tống vào trong tường. Cả hai mẹ con tôi tóc dài đều bị làm như thế hết,nói chung rất thô bạo…Trời mưa rất to, hai mẹ con tôi bị họ vật xuống đường lôi đi, ướt sũng hết, chân không có dép. Họ bắt như bắt cóc…Họ lôi tôi sềnh sệch dưới nền, người túm tóc, người túm chân, túm tay lôi đi như một con vật. Còn con tôi họ lôi đi tốc áo, tốc quần, tốc áo ngực, rồi họ sàm sỡ, phải nói thấy rất thương tâm, đau lòng. Toàn bộ an ninh của Bộ và công an sở tại chừng 30 người họ hành hạ mẹ con chúng tôi suốt đêm không cho ăn uống gì hết. Khi tôi tỉnh lại và nói được, tôi nói rất nhiều là chúng tôi không có tội, không vi phạm luật pháp, các anh không thể xuống tay với đồng loại như vậy được.
Cũng hôm 25 tháng 9 vừa rồi, công an TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, tùy tiện từ bên ngòai khóa chặt cửa nhà của bà Trần Thị Hồng là vợ MS Nguyễn Công Chính đang thọ án tù 11 năm. Bà lên tiếng với Đài ACTD vào thời điểm vừa nói như sau:
Tôi cũng không biết nguyên nhân tại sao nữa mà từ hôm qua đến giờ công an cứ đóng chốt trước nhà và tôi đi đâu thì họ cũng đi theo, kể cả khi tôi chở con đi học thì họ cũng chạy theo đuôi. Tối hôm nay vào lúc 8 giờ tôi muốn chở con bé đi khám bệnh vì nó bị ho, sốt khi tôi ra mở cổng thì bên ngoài họ lấy giây kẽm sắt họ đã cột cứng cái cổng rồi cho nên mẹ con ra không được. Hiện thời bây giờ trong nhà tôi là phụ nữ và 5 đứa nhỏ không biết sắp tới họ sẽ đối xử như thế nào…Nhà của mình giống như một nhà tù. Tôi thấy vấn đề này nó quá vô lý. Trong khi nhà mình đang ở một cái không gian như vậy mà mình bị nhốt toàn đàn bà với con nít thì tôi thấy họ vi phạm về nhân quyền và tự do của con người quá mức. Họ đối xử với gia đình tôi một cách tàn nhẫn suốt bao nhiêu năm nay rồi mà bây giờ vẫn tiếp tục như vậy thì tôi không biết hành vi sắp tới họ sẽ đối xử với gia đình tôi ra sao nữa.
Công an vô cảm với chính đồng bào
000_Hkg5049234-250.jpg
Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 26/6/2011. AFP photo
Trước hành động ngày càng tùy tiện, phi pháp, vô cảm và lạ thường ngay trong thế kỷ 21 của giới tự hào “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong một thể chế mệnh danh “của dân, do dân, vì dân” và “dân chủ gấp vạn lần tư bản”, thì MS Nguyễn Trung Tôn từ Thanh Hóa phản ứng:
Chúng tôi mong rằng lực lượng công an, an ninh là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cho cuộc sống của người dân được bình yên. Nhưng trái lại, tôi thấy công an VN hiện kết hợp với côn đồ để hành xử với người dân theo tính chất của kẻ cướp. Thực sự, ở VN bây giờ, công an chỉ khác côn đồ ở bộ quần áo thôi. Khi họ cởi quần áo công an ra thì họ là cướp mà khi mặc quần áo vào thì họ là công an. Nhưng ngay khi mặc quần áo công an thì họ vẫn là kẻ cướp – cướp dựa trên quyền lực. Khi không dựa trên quyền lực được để cướp thì họ lại cởi áo ra để làm xã hội đen. Tóm lại, hành động của công an thì chẳng khác gì côn đồ.
Nhắc tới hành động công an, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục VN kiêm Giám Mục Chính Tòa của Địa Phận Vinh không khỏi thắc mắc:
Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.

Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất...
- ĐGM Nguyễn Thái Hợp
Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội cũng báo động về tình trạng mà ông gọi là “công an hóa bộ máy nhà nước”, qua đó, “ Rất nhiều quan chức cấp cao ngành công an đã trở thành các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cán bộ cao cấp của các bộ ngành khác. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương, tỷ lệ các quan chức nguyên là công an cũng đáng kể.Và văn hóa làm việc của nhiều cơ quan nhà nước trung ương, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa công an”.
Theo nhà báo có tên Viết Từ Sài Gòn thì trong một đất nước mà ngành an ninh chỉ lo theo dõi, điều tra lai lịch và làm khó, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, bỏ tù những người yêu nước chân chính bằng cách gán cho họ cái tội “phản động”, trong khi đầy dẫy tội phạm “tung hoành ngang dọc” ngoài xã hội, tội ác ngày càng tăng, “sự man rợ làm cho con người trở nên co cụm”… mà lực lượng công an, an ninh chỉ “làm qua loa chiếu lệ”, thì thử hỏi, liệu người dân có còn tin vào an ninh nữa hay không?
Nói đến tác phong và hành động của công an VN hiện giờ, nhà thơ Lê Hòai Nguyên, từng là đại tá công an, có sáng tác bài tựa đề “Cái giây phút ấy” để mô tả điều ông gọi là “ như một bầy chó dữ”, “sẵn sàng nhảy vào cấu xé nhân dân” với những vần thơ kết rằng:
Không phải của thời trung cổ Mà là Việt Nam thế kỷ XXI Đã được ghi lại Như một vết nhơ…

Copy từ: RFA


.....................

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bắt đầu thi hành án treo



VRNs (27.09.2013) – Bình Thuận – Ngày 25.09, ông Nguyễn Ngọc Quang, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo đối với sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992.
 10
 11
Trong quyết định này, việc thi hành án của sinh viên Nguyễn Phương Uyên có những việc thuộc bổn phận của Phương Uyên, nhưng có nhiều việc các cơ quan chức năng phải làm.
Theo Luật thi hành án hình sự, được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2010 giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
8. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”.
Người hưởng án treo có thể làm việc và học hành. Chỉ cần một cơ sở đào tạo tiếp nhận là Nguyễn Phương Uyên có thể đi học như điều 65 của luật này quy định:
“Điều 65. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
3. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó”.
Trong trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên thay đổi nơi cư trú, thì trách nhiệm thông báo, chuyển hồ sơ thi hành án thuộc về Ủy ban nhân dân xã Hàm Trí và cơ quan công an thi hành án hình sự huyện Hàm Thuận Bắc. Phương Uyên không phải trình báo gì cả (x. Điều 69, khoản 1).
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.....................

THIÊN THẦN KHÔNG CÔ ĐƠN.


 THIÊN THẦN KHÔNG CÔ ĐƠN.

(VUI  BUỒN  THÁNG  TÁM)
 NGUYỄN THƯỢNG LONG
Sinh thời…trong một lần trò chuyện với chính khách Nhật Bổn Inukai Ki, khi luận bàn về người Việt Nam,  ông Tôn Trung Sơn, cha đẻ của nền cộng hoà Trung Hoa Dân Quốc đã buông một câu hết sức bất ngờ :
“ Người việt Nam có căn tính nô lệ. Ngày xa xưa họ bị chúng tôi đô   hộ, ngày nay họ bị người Pháp đô hộ. Dân tộc ấy không có tương lai”(Từ Thực Dân đến Cộng Sản, bản tiếng Anh – Bản dịch của Mạc Định Paris 1962 trang 22).

          Có thật chúng ta phải mang gương mặt u buồn và bất hạnh đến như thế không ? Không cần phải viện dẫn lịch sử 4000 năm của dân tộc làm gì, lời giải cho câu hỏi này có thể tìm thấy từ sự bừng tỉnh của một bộ phận công dân đã gây nên những rạn vỡ những giá trị tưởng như vĩnh viễn úp chụp lên đời sống tinh thần của cộng đồng. có thể tìm thấy ở thái độ sống chấp nhận “Cháy hết mình…Hoa Phượng nhẹ nhàng rơi!” của một số người con của dân tộc…mà mỗi lần nhắc đến họ là một lần chúng ta tin tưởng vào sự trường sinh của dân tộc bất chấp có thể đã bị rơi vào nghịch cảnh khốn cùng đến như thế nào!
Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo của tổ quốc mình bằng những khẩu hiệu ôn hoà…Điếu Cầy, Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Hùng, Phạm Thanh Nghiên cùng nhiều người khác …đã phải lọt vòng lao lý. Còn việc đối đầu với ĐCS…hơn 50 năm trước chỉ ở mức đòi đảng trả lại mình quyền tự do sáng tác và đòi rà soát lại con đường Mác – Lê mà hàng loạt văn nghệ sĩ trí thức cao cấp đã tan cả cuộc đời trong các vụ án Nhân Văn Giai Phấm và xét lại chống đảng. Gần đây nhất trong phiên toà công khai tại Huế ngày 30 – 3 – 2003, linh mục Nguyễn Văn Lý chỉ hô “Đả đảo ĐCS…” lập tức ông bị an ninh bịt mồm giữa thanh thiên bạch nhật…vậy mà Nguyễn Phương Uyên cô sinh viên 20 tuổi đời dám lấy máu để viết lời nguyền:
  “Đi chết đi ĐCS Việt Nam!”
 “Tầu khựa cút khỏi Biển Đông!” …
Vậy mà nền pháp lý XHCN nổi tiếng với những án bỏ túi, những phiên toà Kan gu ru vẫn phải lùi bước…Đây là điều chưa từng thấy, là không tiền khoáng hậu và cô sinh viên này sở hữu một bản lĩnh phản kháng chưa từng có. Xã hội Việt Nam qua sự kiện này rõ ràng là một xã hội có vấn đề rồi.
 Hãy nghe lại, trong phiên toà sơ thẩm Long An, Nguyễn Phương Uyên và bạn cô là Đinh Nguyên Kha, họ đã nói những gì?
  • “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên toà hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu một sinh viên tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.

  • “ Việc tôi làm tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là 1 sinh viên, đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên toà hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và để thực hiện lòng yêu nước”.
      Đinh Nguyên Kha đã nói gì?
       “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu  dân tộc tôi. Tôi không hề chống lại dân tộc tôi, tôi chỉ chống ĐCS, chống ĐCS thì không phải là tội”.

 Cho đến thời điểm kết thúc buổi sáng (16 – 8 – 2013) phiên toà phúc thẩm Long An Phương Uyên vẫn nói những gì?
       “Tôi không xin giảm án. Tôi chỉ yêu cầu Toà xử đúng người đúng tội bởi tôi chống ĐCS, nhưng không phải là tôi chống lại đất nước, dân tộc hay tổ quốc Việt Nam. Tôi yêu tổ quốc tôi, nhưng xin hội đồng xét xử đừng đồng nhất đảng với Tổ Quốc. ĐCS thực chất cũng chỉ là một tổ chức nên không thể cào bằng được. Không thể vì cái sự quá tôn sùng 1 đảng phái mà mọi người, nhất là hội đồng xét xử cào bằng đảng với tổ quốc Việt Nam”.
            Sau phiên toà phúc thẩm Long An, được trả lại tự do ở mức án 3 năm tù treo, Phương Uyên đã nói gì?
          “Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, “cháy” hết mình không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã tiêm nhiễm ngay từ bé…”.

Có thể nói: Phiên toà Long An cả sơ thẩm và phúc thẩm đã đi vào lịch sử giải phóng cái tâm thế nô lệ của một bộ phận con người Việt Nam chúng ta đang bị tha hoá nhân cách theo cái trào lưu “Ngậm miệng cho lành!” & văn vở hơn là“Chỉ biết còn Đảng còn Tiền!” đầy tầm thường và thực dụng.
Có thể nói: Phiên toà Long An cả sơ thẩm và phúc thẩm đã ghi vào lịch sử chiến công làm “GIẢI THIÊNG” nhiều giá trị hư ảo đã đè nặng lên tinh thần dân tộc nhiều thập kỉ qua.
Có thể nói: Phiên toà Long An cả sơ thẩm và phúc thẩm qua hình bóng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã chính thức đưa thế hệ 8x và 9x vào vị thế là những Thiên Sứ xuất hiện để báo tin…VĂN MINH sẽ chiến thắng DÃ MAN! CHÍNH NGHĨA  sẽ chiến thắng PHI NGHĨA!  YÊU THƯƠNG sẽ chiến thắng HẬN THÙ! ĐOÀN KẾT sẽ chiến thắng CHIA RẼ! HỐI SINH sẽ trở về thế chỗ cho LỤN BẠI!
Phiên toà Long An đã kết thúc nhanh đến bất ngờ, nhưng nhờ có nguồn thông tin ăm ắp trên các trang mạng xã hội mà ai ai cũng biết: Có một cuộc đấu trí căng thẳng giữa 2 thế lực. Một bên tìm mọi cách để hạ gục tinh thần của Phương Uyên, như phòng xử kín đặt rất xa để người bên trong không nghe thấy tiếng la ó ủng hộ từ bên ngoài. Không cho Uyên Kha mặc đồ trắng truyền thống dễ gây xúc động, bắt mặc đồ tím, đồ xanh cho già đi trước ống kính. Hết buổi xử buổi sáng vẫn y án sơ thẩm. Thì cũng lại tồn tại một thế lực từ xa qua một “Nút Bấm” mơ hồ nào đó đã làm mọi cách để củng cố sức mạnh nội tại cho Phương Uyên như: Trước giờ xử cho phép Phương Uyên gặp gỡ gia đình, người thân, cô bác trong đoàn nhân sĩ trí thức đến từ Hà Nội và Sài Gòn. Công an Long An đột ngột tuyên bố máy dò kim loại bị hỏng, tạo điều kiên cho vô số máy ghi âm được tuồn vào phòng xử. Công an Long An tuyên bố không phá sóng và từ chối không cung cấp 4 đầu gấu xã hội đen Long An để hù doạ những người đến ủng hộ Phương Uyên, tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc biểu tình làm náo động Thành phố Long An hôm đó. Nhân chuyện bàn về “Nút Bấm” vô hình…không thể không suy nghĩ về một thông tin cho biết…chỉ một cú điện thoại của một nhà lãnh đạo cao cấp nào đó gọi cho con trai Điếu Cầy, người tù lương tâm nổi tiếng Điếu Cầy đã ngừng tuyệt thực! Lại có tin vị lãnh đạo đó đã gửi quà, thuốc quý tới cho Luật Sư bất đồng chính kiến nổi tiếng Lê Hiếu Đằng những ngày ông Đằng dưỡng bệnh và viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” đang gây xôn xao dư luận.
NTLong
Thiên Thần Áo Trắng” đó không cô đơn
Nhà lãnh đạo cao cấp đó là ai? Ông ta đang ở Đông Anh Hà Nội! Sài Gòn! Cà Mâu! Long An! Nghệ An! Hà Tĩnh!… Hay ở bên kia đại dương trong toà Nhà Trắng, nơi ông Trương Tấn Sang vừa đi qua với biết bao hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ cho Việt Nam thoát được những ngày bĩ cực vì Trung Quốc? Với những quốc gia có nền dân chủ thực sự, mọi điều đều dễ dàng được minh bạch…câu trả lời không có gì là khó khăn cả. Vậy mà ở Việt Nam quê hương tôi, câu hỏi ông lớn nào trong ban lãnh đạo Việt Nam đã đặt tay lên “Nút Bấm” từ xa để chi phối kết quả của phiên toà Long An hôm đó, phải trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên ngay tại Toà, mãi mãi vẫn là một thách đố.
Không biết dân tộc tôi có khiếm khuyết gì về tố chất, mắc phải tiền oan nghiệp chướng gì mà người tử tế, làm việc lương thiện mà lại phải lén lút không được minh bạch như vậy?
Có thể vì những lý do nào đó mà một bộ phận người Việt Nam hôm nay đã quên, hay cố tình giả vờ quên biết bao Gò – Đống… chứa đầy xương cốt ngoại nhân là tổ tiên của người Tầu vẫn còn nằm rải rác khắp các cửa ô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhưng, vẫn còn có một Việt Nam của những người con gái, con trai lứa tuổi 8x – 9x như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Nguyên Kha cùng biết bao các Bloger rất trẻ khác đang thực thi ngoạn mục cuộc quốc tế vận để huỷ bỏ điều 258 và Nghị Định 72 cùng trùng điệp là đội ngũ nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước…đang thực sự đóng vai trò phản biện tích cực để sớm có một Việt Nam thay đổi theo hướng Dân Chủ – Đa Nguyên xứng tầm với truyền thống Đại Việt có lịch sử nhiều nghìn năm. Một Việt Nam như thế! Nếu có được sống lại, liệu Tôn Tiên Sinh có còn dám nói:
                                  “Dân tộc đó có căn tính nô lệ!”
Dân tộc đó không có tương lai!…”
như những gì mà Tôn Tiên Sinh đã nói bừa, nói lấy được nữa không ? ./.
                                                                Hà Đông ngày Trung Thu 2013
                                                                     Nguyễn Thượng Long
                                                -  Nơi ở: Tổ 6 – Đường Văn La – Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
                                                -  ĐT: 0433521066 & 01652323836.
                                                -  Email: nguyenthuonglong571@gmail.com
Đón đọc:
 “Hệ lụy Lê Hiếu Đằng” & “Đặng Ngọc Viết…cháy hết mình!”
                            (NỖI BUỒN THÁNG 9)
.
Tác giả gửi cho: Nguyễn Tường Thụy’ blog


......................

TẤT NHIÊN RỒI


(Tất nhiên là điểm tin ngày)

Dù ấm ớ cả chục ngày nay, thậm chí hôm trước trả lời báo chí còn nói chưa xác định người nào dùng súng, thậm chí có báo còn viết, đột nhiên súng nổ, vân vân và vân vân, nhưng hôm nay thì đây: Bắt giam đại úy bắn chết phó trạm CSGT Suối Tre. Tất nhiên là đại úy Vinh bắn chứ ai, ngay khi xảy ra tin, ai chã biết chính là nó bắn. Bắt vì tội: Giết người do bị kích động mạnh. Hi hi. Mới bị xếp cầm tóc dúi cho phát, chửi cho mấy phát mà đã bi kích động mạnh, rút súng bắn chết tươi xếp thì e trên trời Nam này, bắn nhau loạn xạ. Nói cho cùng trong vụ này có hai nguyên nhân: Nguyên nhân ngoại vi là do nhậu xin xỉn, tưng tưng và nguyên nhân ruột là do gato chuyện "làm ăn". Ừ thì cũng xong một chuyện. (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/571455/bat-giam-dai-uy-ban-chet-pho-tram-csgt-suoi-tre.html)

Cái tin này mới vui, bác sỹ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho rằng, thực tế CSGT đang phải chịu rất nhiều áp lực, ức chế tâm lý...Vì thế sau vụ CSGT trạm CSGT Suốt Tre bắn nhau, ông này mới thốt ra ý kiến: Cần có hệ thống trị liệu tâm lý cho CSGT. Tất nhiên là áp lực rồi, chẳng cứ CSGT áp lực, ức chế thần kinh, tâm lý, dân ta cũng áp lực hàng ngày, có khi phát điên lên trước nhiều hành vi, thái độ, trước những nhiễu nhương căng thẳng, trước những chụp giật, ăn cắp, trước những lời dối trá, cưỡng hiếp ...nằm trong cụm từ gọi là " quốc nạn xã hội", theo đà này e phải xây hàng ngàn trung tâm trị liệu tâm lý. Nhỉ? Hay là ông này đang ủ mưu lập Dự án cũng nên.(http://soha.vn/xa-hoi/sau-vu-csgt-ban-nhau-can-co-he-thong-tri-lieu-tam-ly-cho-csgt-20130925091746296.htm).

“Có thể nói giáo dục gia đình hiện nay phần lớn không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng, chỉ có tiêu chí về “trí lực”. Gia đình nào cũng muốn con học giỏi, thành đạt chứ mấy ai quan tâm đến dạy con nên người”, ông Đỗ Văn Giảng - nhà Tâm lí học đường nói. Tất nhiên rồi, trong cái xã hội đương đại này, không cần trong đầu anh có gì, không cần biết anh tốt hay xấu, anh là thằng đểu hay thằng đần, cứ trưng bằng ra, bằng nhiều thì chức lên, không có bằng có mà ăn mày, dù bằng giả, bằng zỏm, bằng ăn cắp kiến thức. Lo cho con cái cái bằng toét mắt ra rồi, còn đâu thong dong giảng dạy đạo đức, mà lời giảng dạy đạo đức có khi chẳng ăn nhập gì với thực tế hàng ngày. Một khi muốn giữ cho mình tốt cũng phải dùng " thủ đoạn", một khi người tốt phải run rét, lép vế trước cái xấu thì đừng mong tới ngày đạo đức lên ngôi. Muốn đạo đức lên ngôi thì phải làm sạch xã hội đi đã, thực thi pháp luật cho đàng hoàng tử tế đi đã, tuyển người, chọn người cho công bằng minh bạch đi đã, con trời mà ngu cũng phải loại đi đã, thi cử phải cho minh bạch đi đã, vân vân đi đã...(http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-duc-gia-dinh-khong-con-tieu-chi-dao-duc-ro-rang-nua-783482.htm)

"Nhân dân vốn cả tin nhưng không dễ bị lừa, nhất là trong thời buổi thông tin phẳng này, mọi sự dối trá sớm muộn đều bị phơi bày...". Tất nhiên rồi, dối trá không có đất sống lâu dài, nhưng mà trời ơi, để cho sự dối trá chết thì sự chân thật đôi khi chết trước nếu một đất nước suốt ngày leo lẻo những báo cáo dối trá, đeo bám chỉ đạo theo thông tin dối trá, leo lẻo hai chữ đồng thuận thì tới khi nào sự thật mới được nâng niu?
Nói là nhân dân cả tin chứ không dễ bị lừa nhưng thực ra bị lừa nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều chỗ mà dối trá vẫn bước khệnh khạng từ diễn đàn cao tới thấp, từ phố xuống tỉnh, từ trong hội trường về tới đường làng đó thôi. Ôi ôi. (http://dantri.com.vn/blog/nhan-dan-ca-tin-nhung-khong-de-bi-lua-784001.htm)

Và một cơn bão đang vào miền Trung. Cữ này năm nào bão cũng vào. tất nhiên như thế rồi mà vẫn lo lo, thôi thì xếp công việc lại, ở nhà chống bão đã, giữ nhà đã, thấy cái hướng bão đang ập về hướng về nhà mình mà quá lo, bão rất to, hô hô.


Copy từ: Nguyễn Quang Vinh’ blog


..........................

CÔNG AN BẢO VỆ DÂN HAY KHỦNG BỐ DÂN?


Thông thường, người phạm tội dù nặng hay nhẹ đều có tâm lý sợ công an. Vì vậy trừ đám anh chị, côn đồ liều mạng, hiếm kẻ nào phạm tội lại dám chống lại chứ đừng nói đến chuyện chửi mắng công an. Thế nhưng đêm ngày 25/9/2013,  trước cửa trụ sở công an huyện Thanh Trì, khi người dân phẫn nộ chửi mắng sa sả công an là côn đồ, súc sinh, hèn hạ vì hành động đánh đập người dân và bắt người vô cớ mà công an đứng đầy bên trong lại im re. Đừng nói là công an bẫy cho người dân chửi bới. Vấn đề ở chỗ bắt người trái phép thì phải thả người.
Thế mới nói chả cứ dân thường hay công an, hễ cứ sai thì đều phải im thin thít.

Chuyện xảy ra mấy hôm rồi. Các trang mạng đã nói nhiều rồi. Tôi chỉ  muốn điểm lại sự việc để nói về một khía cạnh khác, trong vụ dùng vũ lực để đột nhập vào tư gia của blogger Nguyễn Tường Thụy chiều tối ngày 25/9/2013, công an huyện Thanh Trì đã bắt toàn bộ cả chủ lẫn khách gồm ông Phan Bá Hải (tù nhân chính trị đã hết thời hạn quản chế), ông Lê Quốc Quyết (em trai luật sư bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lê Quốc Quân), bà Dương Thị Tân (vợ cũ tù nhân chính trị đang bị cầm tù Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày) và hai mẹ con Nguyễn Phương Uyên (tù nhân chính trị đang chịu án tù treo), ông Trương Văn Dũng, đưa về trụ sở công an huyện Thanh Trì.
Cách tiến hành bắt bớ này cho thấy, ngoài tính hung hãn cố hữu của công an địa phương vùng “sâu vùng xa”, còn thể hiện sự cực kỳ kém hiểu biết về quyền hạn của chính các lực lượng công an, vì thế sau gần 5 tiếng giam giữ trái phép những người bị bắt nói trên, công an đã buộc phải thả tất cả , trừ hai mẹ con Nguyễn Phương Uyên đã bị đưa thẳng ra sân bay Nội Bài trước đó.
Cứ cho là công an huyện Thanh Trì đã được lệnh, nhưng ít ra họ phải hiểu thi hành lệnh đó như thế nào mới đúng. Nếu muốn bắt một mình Phương Uyên thì cứ tuyên bố một cách đàng hoàng, đằng này lại đạp cửa xông vào nhà người dân để bắt người như một lũ đầu trâu mặt ngựa là không được.
Theo như bà chủ nhà cho biết, bà đang trong nhà vệ sinh, thấy ồn ào thì vội ngó ra liền bị túm lấy luôn, khiến bà tiểu cả ra quần. Con gái út của bà từ trên gác chạy xuống thì bị tưởng nhầm là Phương Uyên!!! nên bị công an túm ngay lấy, bẻ quặt tay ra đằng sau, lôi ra xe. Cô bé hốt hoảng kêu ầm lên “sao lại bắt cháu?” nhưng vẫn bị lôi đi. Điều này chứng tỏ trong lực lượng đột nhập vào nhà dân không hề có cảnh sát khu vực hay tổ dân phố, nên không phân biệt được đối tượng cần bắt với người dân địa phương.
Đối tượng của họ là Nguyễn Phương Uyên, nhưng cảnh sát lại bắt tất cả chủ lẫn khách, cả đàn ông lẫn đàn bà. Một thành viên No-U khi nghe tin đã kịp thời có mặt ở bên ngoài , chụp ảnh cảnh bắt bớ thô bạo của công an cũng bị túm lấy và hốt về đồn. Sau khi về đồn, cảnh sát thả 4 người là mẹ con bà chủ nhà, chị Tân, và người chụp ảnh. 5 tiếng sau thì thả nốt 4 người đàn ông. Riêng mẹ con Phương Uyên bị đưa lên một chiếc xe khác, đưa thẳng ra sân bay Nội Bài (mãi đêm khuya mọi người mới biết điều này)
Điều đáng ngạc nhiên là lý do chính có lẽ chỉ nhằm vào việc Nguyễn Phương Uyên, vì đã rời khỏi nơi cư trú trong thời gian chịu án tù treo mà chưa được phép của chính quyền địa phương?
Theo một số thông tin, án tuyên tại tòa không có thời gian quản chế, nhưng ngày 26/9 mới đây, công an mới tống đạt cho Phương Uyên quyết định ký ngày 25/9 thì lại phát sinh thời gian quản chế? Tôi tin rằng việc Phương Uyên đi khỏi nơi cư trú cũng đã được các luật sư tư vấn về mặt pháp lý.
Nhưng khoan nói đến việc đó, suốt cả tuần lễ Phương Uyên nghỉ ngơi tại khách sạn, đi lại thăm thú các nơi như Đền Hùng, vịnh Hạ Long và gặp gỡ một số sứ quán tại Hà Nội thì không thấy một động thái gì từ phía công an. Chỉ đến khi họ chuẩn bị về lại Sài Gòn, đến dùng bữa cơm chia tay tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, thì công an mới ập vào kiểm tra hành chính và tiến hành bắt tất cả chủ lẫn khách. Điều đó nói lên cái gì? Sai sót là ở điểm nào?
Không phải cái câu ngạn ngữ ” mỗi lần ngã là một lần bớt dại” lúc nào cũng đúng, ít ra là đối với công an huyện Thanh Trì. Việc không có lệnh mà tùy tiện bắt người, rồi không tìm được lý do để tống giam nên buộc phải thả người không phải xảy ra lần đầu. Khi nghe chị Dương Thị Tân kể lại, một công an mặc sắc phục đã ghé vào tận mặt chị để chửi: đ.mẹ mày, nhiều người thực sự sôi máu, không thể ngờ công an thời nay lại mất dạy đến thế, vô văn hóa đến thế.
Điều khiến tôi kinh tớm nhất là việc đàn ông đánh và chửi phụ nữ. Nếu công bằng trong một cuộc đấu, hãy một đối một, và tương quan lực lượng. Đằng này quyền hành trong tay mà phải ỷ đông hiếp yếu, đánh hội đồng    Quốc Quyết có lẽ chỉ vì tội cậu là em trai Lê Quốc Quân. Rồi cả đàn bà chân yếu tay mềm cũng không tha (chị Tân bị túm tóc, đập đầu xuống mui xe. Phương Uyên bị tát hộc máu mồm máu mũi, bị túm tóc đập đầu vào tường). Không một người nào trong số những người bị bắt không bị dùng vũ lực cưỡng chế một cách thô bạo và hèn hạ. Có người hỏi sao không thấy hình ảnh nào chứng minh việc họ bị đánh đập? Câu hỏi đến là ngây thơ. Sự việc hỗn loạn xảy ra trong một không gian hẹp, giả sử có ai đó đàng hoàng đứng chụp ảnh, quay phim lại những cảnh trên, bạn nghĩ bạn có còn nguyên vẹn cả người lẫn vật chứng mà thoát ra khỏi hiện trường, để công bố những hình ảnh đó lên mạng làm bằng chứng không? Hãy nhớ đến gương của 2 nhà báo VOV, bị đánh bầm dập trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang trước khi hỏi câu đó.
Khi nghe loan tin trên mạng, tôi thực sự phẫn uất. Cuộc sống của người dân đang yên lành, bỗng chốc bị tan nát bởi điều gì? Công an làm thế được lợi gì? Trái với những gì vẫn thường hô hào là bảo vệ dân, mà đây thực sự là khủng bố dân thì đúng hơn. Và điều gì sẽ xảy ra khi người dân bị khủng bố thân cô thế cô?
Suốt mấy tiếng đồng hồ đứng dưới mưa đêm, chúng tôi hết chửi rủa lại đến hô phản đối bắt người trái phép, hô đòi thả người. Những người dân quanh đó cũng tò mò kéo nhau ra xem. Một chiếc xe ô tô đen đi đến, và một gã đàn ông mình trần, đầu trọc, xăm trổ vằn vện nhảy xuống, lừ lừ đi đến hỏi chúng tôi đứng đây làm gì. Khi mọi người trả lời, hắn nói:
-        Không có tội  sao lại bị bắt?
Chúng tôi biết thừa hắn là ai nhưng vẫn đáp:
-        Không có tội, sao bắt lại phải thả?
Hắn có một đồng bọn mặc áo mưa đứng bên cạnh, mà mọi người phát hiện đó là gã đàn ông vừa từ bên trong trụ sở công an đi ra. Hóa ra chỉ cần vứt bỏ bộ cảnh phục trên người, là công an có thể đồng hành cùng côn đồ chăng? Khi chúng tôi vạch mặt công khai ngay tại đó, gã đàn ông kia không nói một lời. Không vặn vẹo được gì thêm thì gã mình trần hoạnh họe:
-        Tôi thấy các vị đứng trước cửa nhà tôi thì tôi phải hỏi.
Khi hỏi nhà hắn đâu, hắn chỉ vào tòa nhà to vật, có cột cờ như lãnh sự quán ở bên kia đường. Chúng tôi cười ồ, bảo hóa ra chúng tôi đứng ở cổng cơ quan công an bên này đường, cũng là nhà của hắn à thì hắn chuồn.
Thêm một đám thanh niên mặc áo mưa đi đến hỏi chuyện. Có người nghe thấy chúng thì thầm máy nhau, bèn hô lên cho những người đang cầm điện thoại cẩn thận. Đám thanh niên sau đó bỏ đi.
Đến hơn 11 giờ đêm thì những người bị bắt vô cớ mới được thả. Trừ chiếc điện thoại rẻ tiền đòi mãi mới trả, còn máy ảnh thì coi như bị cướp luôn. Điều đó cũng giải nghĩa một phần cho câu hỏi: tại sao không có hình ảnh vụ người bị bắt bị đánh đập?
Trong đêm mưa tầm tã, những chiếc xe máy, ô tô đi thành đoàn, chở những người bị bắt quay về. Tôi về đến nhà là 12 giờ đêm, không biết còn một nhóm anh em lại đội gió mưa sang tận Nội Bài với mẹ con Phương Uyên.
Sự việc tạm coi đã kết thúc. Những tiếng hô đòi thả người, những cái ôm chặt khi trở về trong vòng tay bạn bè đủ để nói lên tất cả. Có người khuyên vợ chồng ông Nguyễn Tường Thụy, nên phát đơn kiện công an huyện Thanh Trì về việc bắt người trái phép, ăn cắp tài sản (sau khi về nhà kiểm tra thì phát hiện ra đã bị mất). Theo các bạn, sẽ có tòa án nào xử vụ kiện này không?
Cuộc sống này quả thật không bình yên chút nào. Trộm cướp, giết người chẳng ngày nào báo chí không nhắc đến. Tắc đường, tai nạn giao thông không hề thuyên giảm. Hàng hóa độc hại đang giết dần giết mòn người dân không ai kiểm soát. Bất động sản đóng băng vì không có người mua mà vẫn cứ tiếp tục cướp đất sản xuất để xây nhà. Câu hỏi này dành cho ai trả lời? Mấy ông nghị chỉ biết gật đầu tán thành ư?
Một bạn chia sẻ trên facebook: “Sáng nay em qua chỗ gần CA Thanh Trì uống nước, thấy người dân nói chuyện về vụ bắt người và đòi người hôm qua mà thấy cũng vui. Họ bảo chưa bao giờ được chứng kiến nhiều người bao vây và chửi CA nhiều đến thế, mà lại không thấy CA phản ứng gì, chắc là CA làm sai đâm ra không dám thò mặt ra, phải gọi đàn em đến (xã hội đen) giải vây cho mà không được, họ bảo cho chửi chết mẹ mấy thằng CA đi.”
P/S:
Có bạn lên án việc một số người trong chúng tôi chửi tục. Nhưng công bằng mà nói, văn hóa chửi tục hiện diện khắp nơi trong cuộc sống đời thường. Chả cứ người dân mà công an cũng chửi tục. Bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh thực tế, khi đối diện với sự bất công và bạo lực, máu phẫn uất trong người bạn sôi lên sùng sục thì người dân tay không chỉ có thể dùng vũ khí chửi. Lúc đó chuyện phản ứng mà văng tục xem ra không phải là điều đáng trách lắm. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn đừng đòi hỏi người ta phải lịch sự khi công an ghé vào tận mặt bạn để nói: Đ.mẹ mày.
Mặt Phương Uyên vẫn còn sưng sau cú tát. Nghe nói hiện giờ toàn thân cháu vẫn rất đau, và đi tiểu ra máu.

Copy từ: Phương Bích’ blog


..........................

Kinh tế tư nhân cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-09-27

dien-dan-305.jpg
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ở Huế trong hai ngày 26 và 27/9.
Courtesy ld.com.vn


Thực tế tồi tệ và dự báo đầy bi quan của nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu khai mạc ngày 26/9 tại Huế.

Cảnh báo tiền đề của sự sụp đổ

Nếu đọc các bài báo về các cuộc hội thảo, hội nghị và diễn đàn trình bày thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, thì hẳn những nhà quan sát, những người ở vị thế trung lập đều đặt ra một câu hỏi, đây có phải là những cảnh báo, tiền đề của sự sụp đổ nền kinh tế nếu không có đối sách thích hợp và kịp thời.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS đã tự giải thể, từ Hà Nội đưa ra nhận định rất đặc biệt. Ông nói rằng ông không tin về một sự sụp đổ nào cả vì trên thực tế kinh tế tư nhân đóng góp tới 70% GDP Tổng sản phẩm nội địa và chính phủ thì đã tới ngưỡng không thể nào làm hại khu vực tư nhân hơn nữa.
“Tôi không bi quan như các học giả nhà nước bởi vì họ chỉ chăm chăm tới chuyện của khu vực nhà nước của họ. Phải nói thật khu vực tư nhân bị ảnh hưởng của chính sách của chính phủ rất nhiều, nếu chính sách của chính phủ mà phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, để làm sao cho nguồn lực của xã hội được phân bổ cho khu vực tư nhân, là khu vực hoạt động hiệu quả nhiều mà không bị làm méo mó vì chính sách sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam về mặt kinh tế, ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo… rồi đất đai giữ sở hữu toàn dân, thì nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh hơn nhiều. Còn nếu người ta vẫn giữ nguyên như vậy thì rất đáng tiếc, nó sẽ không thể phát triển nhanh. Nhưng mà dẫn đến sự sụp đổ thì tôi không tin.”
Còn nếu người ta vẫn giữ nguyên như vậy thì rất đáng tiếc, nó sẽ không thể phát triển nhanh. Nhưng mà dẫn đến sự sụp đổ thì tôi không tin.
-TS Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A hàm ý những chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nền kinh tế tụt hậu. Khu vực quốc doanh được phân bổ phần tài nguyên, nguồn lực rất lớn mà thành quả thì rất kém, trong khi khu vực tư nhân chịu sự đối xử bất bình đẳng nhưng lại đóng góp phần nhiều nhất và tiếp tục tồn tại. TS Nguyễn Quang A tiếp lời:
“Từ trước đến nay mọi cuộc khủng hoảng đều do chính sách của đảng Cộng sản gây ra và chính người dân là người cứu toàn bộ nền kinh tế này khỏi khủng hoảng và cũng thực sự một phần nào đó cứu sự tồn tại của đảng Cộng sản này. Thử nhìn lại thời bao cấp, thời người ta cấm nhân dân làm tư nhân bắt phải làm tập thể hết. Do chính sách ấy mà nền nông nghiệp bị lụn bại, chỉ mỗi chuyện nông dân phá rào làm khoán, làm tư nhân thì cải thiện được tình hình. Luôn luôn là nhân dân chứ không phải giới lãnh đạo.”
dien-dan-kinh-te-anh-2-250.jpg
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên phát biểu tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa Thu 2013. Photo courtesy of pnonline.
Ngày 26/9 tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Huế, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một tổ chức nghiên cứu của Nhà nước, nhận định rằng, kinh tế Việt Nam tắc nghẽn và vẫn đang trong lộ trình xuống đáy. Học giả này cho rằng Việt Nam nằm ngoài quĩ đạo phục hồi của kinh tế thế giới và tình hình của Việt Nam có thể đã chạm đáy tăng trưởng, nhưng chưa chạm đáy về điều gọi là “tồn kho thể chế”. Đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên đồng ý với những ý kiến cho là kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Chính phủ hầu như đã vỡ.
Đáp câu hỏi của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS đã tự giải thể, từ Hà Nội đưa ra nhận định:
“Kế hoạch 5 năm vừa qua và nói chung tất cả các kế hoạch 5 năm đều không có nhiều ý nghĩa lắm. Đúng là nền kinh tế Việt Nam từ 2006 đến bây giờ đã vấp phải những vấn đề nội tại rất khó xử và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho những khó khăn trầm trọng thêm.”

Cần chấm dứt sự bất bình đẳng

Tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa Thu, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đề xuất giải pháp chiến lược là nhân cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992 cần chấm dứt sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không ghi thành phần kinh tế “chủ đạo” tại Hiến pháp. Ngoài ra về đất đai thay vì sở hữu toàn dân nên chuyển sang đa sở hữu.
Đối với giải pháp chiến lược vừa nêu, trả lời chúng tôi TS Nguyễn Quang A nhận định:
Nói vấn đề tu chính Hiến pháp thì hiện nay những ý kiến đưa ra có nhiều ý kiến hay và tốt đấy, nhưng liệu là các nhà cầm quyền có nghe hay không.
-Ô. Bùi Kiến Thành
“Nếu ở Hội nghị Huế lần này đại bộ phận các học giả có ý kiến như thế thì rất đáng mừng vì họ đều là những người ở trong bộ máy nhà nước, họ lại cũng thống nhất về cơ bản với chúng tôi là những người ở ngoài mà nói rằng, tất cả những khó khăn này của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua, cái lỗi chính là ở đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam mà bây giờ họ nhìn ra là khu vực kinh tế nhà nước không còn giữ vai trò chủ đạo nữa. Nếu chưa nói được kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo mà chỉ bỏ được cái gọi là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và để cho bình đẳng, cũng như giải quyết được vấn đề đất đai. Đấy chưa phải là tất cả, nhưng được như thế thì là một bước chuyển biến không nhỏ của tư duy phát triển kinh tế. Nếu đúng là như thế thì là điều đáng mừng, tôi chỉ e ngại những người tham dự hội thảo cũng lại chỉ là nói với nhau cho vui chứ không có quyền quyết định gì cả.”
Cùng về vấn đề này, chúng tôi nêu câu hỏi với ông Bùi Kiến Thành một chuyên gia tài chánh từ nước ngoài về Việt Nam làm việc và ông nhận định là, nếu một nền kinh tế thực sự phát triển tốt thì tất cả các thành phần kinh tế phải có cơ hội để hoạt động tốt, chứ không riêng gì những thành phần kinh tế quốc doanh với vai trò chủ đạo. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh, kinh tế quốc doanh đang ở trong mức gọi là rất bi đát về vấn đề khả năng hoạt động cho có hiệu quả. Vì vậy việc việc kinh tế quốc doanh chủ đạo hẳn nhiên là tầm nhìn đã xưa rồi từ khi có những chế độ kinh tế kế hoạch tập trung mà nay đã loại bỏ. Phải đi đến chỗ giải quyết vấn đề tư duy đó cho rõ ràng. Ông Bùi Kiến Thành tiếp lời:
000_Del439708-305.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội Đảng lần 11 hôm 12/1/2011. AFP Photo.
“Nói vấn đề tu chính Hiến pháp thì hiện nay những ý kiến đưa ra có nhiều ý kiến hay và tốt đấy, nhưng liệu là các nhà cầm quyền có nghe hay không. Nếu nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sẽ không có và không khi nào có vấn đề tam quyền phân lập ở đất nước này, thì như thế làm gì có tự do làm gì có vấn đề nhân quyền, làm gì có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được.
Hiện có rất nhiều bất cập về thể chế mà có lẽ đến một lúc nào đấy vì quyền lợi của đất nước của nhân dân người ta sẽ thực sự giải quyết thôi. Vấn đề hiện nay chưa thấy có ánh sáng dưới đường hầm về vấn đề thể chế nó sẽ thay đổi như thế nào cho phù hợp để hội nhập với cộng đồng quốc tế về kinh tế thị trường cũng như về thể chế dân chủ.”
Tham luận của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tại Diễn đàn Huế được báo chí trích thuật nói rằng, Nhà nước nói chuyện tái cơ cấu nhưng cho đến nay vẫn chưa có hành động chiến lược. Cụ thể nợ xấu và sở hữu chéo vẫn còn nguyên, các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn ở tình trạng đề án tái cơ cấu trên giấy mà thôi.
Về vấn đề liên quan, nói chuyện với chúng tôi chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nhận định, kinh tế là hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có điều kiện để phát triển thì lấy gì mà cơ cấu. Về vấn đề tiền tệ thì nợ xấu nợ khó đòi lên tới mức vượt báo động và chưa được nhà nước quyết tâm giải quyết thì làm sao nói chuyện tái cơ cấu. Ông Bùi Kiến Thành tiếp lời:
“Từ mười mấy năm đã nói phải cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, bao nhiêu lần báo cáo ra Quốc hội  hàng năm, bảy trăm trang mà có làm gì được đâu. Bây giờ là lúc phải thật sự quyết liệt làm việc này. Nhưng liệu có làm được hay không? tại vì Việt Nam không phải như các nước khác. Ở Việt Nam các lãnh đạo Tập đoàn lớn là đảng viên, đối với đảng viên không phải là giải quyết vấn đề hành chính trong công ty. Ông Thủ tướng có quyền bãi nhiệm một Tổng giám đốc trong các Tổng Công ty Nhà nước hay không, hay việc đó là đảng phải giải quyết trước khi hành chính có tiếng nói. Từ tiền tệ tài chính cơ chế chính sách tới cơ cấu qui hoạch cán bộ, nếu không giải quyết những vấn đề ấy thì tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam khó đạt được.”
Theo báo chí ghi nhận, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia nhận định rằng, nhà nước đã phạm một loạt sai lầm, các giải pháp chưa hiệu quả đã vội thắt chặt tiền tệ, không có thu lấy đâu ra chi để tiến hành các giải pháp cải cách, mà giải pháp nào cũng cần tiền. TS Trần Du lịch Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã phản đối ý kiến của ông Lê Quốc Lý với lập luận, ý kiến vừa nêu của ông Lý là “cực kỳ nguy hiểm” vì nó phê phán và chống lại Nghị quyết 11. Theo TS Trần Du Lịch thắt chặt chi tiêu hiện nay là cái giá phải trả, để cố gắng ổn định vĩ mô, nếu không tiếp tục hy sinh, giá phải trả sẽ đắt hơn.
Mỗi năm Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hai Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân và mùa Thu. Hàng ngàn ý kiến được các chuyên gia, học giả đóng góp nhằm tiềm kiếm giải pháp cho con bệnh thập tử nhất sinh là nền kinh tế Việt Nam. Cho tới nay hàng ngàn ý kiến được nêu ra nhưng có vẻ vẫn chưa được tiếp thu, vì ở Việt Nam như các chuyên gia nói, khi nào đảng Cộng sản chưa muốn cải tổ thì chẳng thể làm gì.

Copy từ: RFA


................................

Trước phiên tòa xét xử Ls Lê Quốc Quân


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Chúng ta chú ý và chờ xem khi một vụ án trốn thuế (tương đương tội trộm cắp) có giá trị lên tới 11 tỷ đồng khi điều tra phát hiện chỉ ra đối tượng mang tiền trả lại thì “huề” cả làng, tòa xử tù treo - thì tòa án sẽ xét xử LS Lê Quốc Quân như thế nào để gọi là chí công vô tư!? Khi mà cơ quan thuế tại địa phương báo số thuế phải nộp, văn phòng LS Quân đã nộp đầy đủ và không có bất cứ dữ liệu nào hợp pháp để chứng minh công ty LS Quân có liên quan đến bất cứ một công ty nào khác!...
*

“Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không bị kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi sự kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy”- (Điều 7 Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền).
Trước phiên xét xử LS Lê Quốc Quân vào ngày 02.10.2013, tại Trụ sở Tòa án Nhân dân Tp. Hà Nội, vì tội (cơ quan CA gọi là “trốn thuế”) - chúng ta, mọi công dân, theo Hiến Pháp qui định có quyền tham gia ý kiến và giám sát việc điều hành xã hội của nhà nước, cũng có nghĩa chúng ta có quyền kiến nghị việc xét xử phải dựa trên nguyên tắc “quang minh chính đại” chí công vô tư bởi Hiến Pháp và Pháp Luật đã viện dẫn: Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau, có nghĩa là bình đẳng về thụ hưởng quyền của mình sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ liên quan không thể tách rời nhau.
Từ văn phòng và cá nhân LS Lê Quốc Quân qua chứng minh bằng hồ sơ biên lai hóa đơn đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước từ trước đến nay thì tất yếu và đương nhiên phải được xem xét hay xét xử công khai công bằng như mọi công dân khác mà không thể bị kỳ thị vì bất cứ lý do gì.
Nhân đây chúng ta thử chiêm nghiệm một vụ án rất mới (20/7/2013) liên quan đến tội “trốn thuế” có bản chất tương đồng với vụ việc của LS Lê Quốc Quân (Tòa án Nhân dân Hà Nội nêu lên qua bản cáo trạng) để chúng ta theo dõi việc xét xử LS Lê Quốc Quân và nữ nhân viên kế toán của công ty ông có chí công và vô tư? Hay núp dưới tội danh chụp mũ với bản án áp đặt hầu đưa vào tù để cô lập, bịt miệng những tiếng nói phản biện vì chân lý như bản án “trốn thuế” dành cho Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đây!.
“Đại gia trốn thuế” chục tỷ: 36 tháng tù treo!?
Sáng 20/7/2013 TAND tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên xét xử “đại gia Kinh Bắc” Nguyễn Thạc Thanh về hành vi trốn thuế. 

Trước đó, theo lịch xét xử, vụ việc sẽ được xử vào ngày 14/9/2012. Tuy nhiên, bị cáo đã có đơn xin hoãn lại vì lý do cá nhân, thời gian gần 1 năm - mà cơ quan tố tụng vẫn chấp thuận, bởi không có ai bị bắt tạm giam!?

Vụ việc điều tra liên quan ông Nguyễn Thạc Thanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) đã được Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án trốn thuế xảy ra tại Cty Phú Thái liên quan tới đại gia Kinh Bắc, bị can Nguyễn Thạc Thanh vào đầu năm 2012.

Theo đó, căn cứ vào nội dung đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Tiến, thành viên sáng lập Công ty TNHH Thành Công (trụ sở đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa – TP. Bắc Ninh) tố cáo ông Nguyễn Thạc Thanh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) có hành vi trốn thuế nhiều tỷ đồng, lưu hành giấy tờ có giá giả và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... gửi các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh ngày 28/2/2011.
Ngày 5/4/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Thạc Thanh về hành vi phạm tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả” và “Trốn thuế”; các bị can khác liên quan gồm có Nguyễn Cảnh Hứa, Nguyễn Thị Xuân, Đặng Quỳnh Châu, Bùi Thị Thu Hương.

Ngày 28/3/2012, Cơ quan An ninh Điều tra (Công an tỉnh Bắc Ninh) ra quyết định tách vụ án hình sự về hành vi tội phạm “Lưu hành giấy tờ có giá giả” xảy ra tại công ty Thanh Tùng của các bị can Nguyễn Thạc Thanh, Bùi Thị Thu Hương, Đặng Quỳnh Châu để điều tra làm rõ sau. 

“Đại gia trốn thuế” hơn 11 tỷ Nguyễn Thạc Thanh được tuyên án 36 tháng tù treo. (!??)

Sau khi hoàn thành việc điều tra vụ án “Trốn thuế” xảy ra tại Cty CP Vật liệu Công nghiệp Phú Thái (không phải Tập đoàn Phú Thái có trụ sở tại Hà Nội) do Nguyễn Thạc Thanh làm chủ tịch HĐQT, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã có kết luận vụ việc.

Theo bản kết luận điều tra vụ án, bị can Nguyễn Thạc Thanh đã phạm tội “Trốn thuế” theo quy định tại điều 161 Bộ Luật hình sự, cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bị cáo Nguyễn Cảnh Hứa với tư cách giám đốc cty CP Vật liệu Công nghiệp Phú Thái đã không chỉ đạo công ty xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng mua hàng của cty, tiếp tục sử dụng hai loại sổ sách đã có từ trước để theo dõi. Tổng lượng tiền hàng không xuất hóa đơn là trên 4 tỷ đồng, dẫn tới trốn thuế hơn 400 triệu đồng.

Bị can Lê Thị Thúy Huyền, kế toán trưởng của Cty CP Vật liệu Công nghiệp Phú Thái có hành vi biết rõ việc vi phạm pháp luật của Cty Phú Thái nhưng đã không tố cáo, ngăn chặn mà để cho sự việc xảy ra. Thời gian Huyền làm kế toán trưởng, Cty CP Vật liệu Công nghiệp Phú Thái đã bán hàng không xuất hóa đơn GTGT, không kê khai thuế, trốn thuế với khối lượng hơn 2, 6 tỷ đồng tiền thuế GTGT và hơn 7, 6 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp; tổng là hơn 10, 3 tỷ đồng.

Hành vi nói trên của Huyền đã phạm tội “trốn thuế” với vai trò đồng phạm.

Tương tự, bị can Nguyễn Thị Xuân có vai trò đồng phạm trong việc giúp Nguyễn Thạc Thanh, Nguyễn Cảnh Hứa sử dụng hai loại sổ sách nói trên để che giấu, không đưa số liệu hóa đơn GTGT đã xuất ra, đã được kê khai thuế vào doanh thu nội bộ; tính thuế thu nhập không đúng dẫn tới hành vi trốn thuế với số lượng tiền hơn 1, 3 tỷ đồng tiền thuế GTGT.

Đối với các đối tượng là thành viên của HĐQT, Ban kiểm soát của Cty Cổ phần Vật liệu Công nghiệp Phú Thái, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra chưa có căn cứ xác định đồng phạm với Nguyễn Thạc Thanh, Nguyễn Cảnh Hứa trong việc bán hàng không xuất hóa đơn, trốn thuế của Cty.

Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh, Cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Thạc Thanh đã chỉ đạo Lê Thị Thúy Huyền và Nguyễn Thị Xuân lập hai hồ sơ song song để trốn thuế.

Trong thời gian từ năm 2007 đến 2010, Nguyễn Thạc Thanh đã trốn thuế hơn 11 tỷ đồng, trong đó thuế DN là hơn 7 tỷ; còn lại là thuế GTGT. Thẩm phán Vũ Công Đồng, chủ tọa phiên tòa cho biết, đây là hành vi vi phạm pháp luật cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội.

Theo HĐXX, trong quá trình điều tra vụ án, Nguyễn Thạc Thanh đã tự động hoàn lại toàn bộ số tiền hơn 11 tỷ đồng trốn thuế cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

HĐXX cho biết, đó là một trong những tình tiết giảm nhẹ, kết hợp với nhân thân của ba bị cáo (chưa có tiền án tiền sự), bản thân Nguyễn Thạc Thanh là một trong những doanh nhân có nhiều đóng góp và thành tích trong quá trình điều hành doanh nghiệp ở Bắc Ninh, HĐXX đã tuyên Nguyễn Thạc Thanh 36 tháng tù treo, 5 năm thử thách tại địa phương.

Bị cáo Lê Thị Thúy Huyền là đồng phạm góp sức giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 10 tỷ đồng – 30 tháng tù treo; bị cáo Nguyễn Thị Xuân là đồng phạm giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 1 tỷ đồng - 24 tháng tù treo với lý do hai bị cáo này là những người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thạc Thanh nên được coi là tình tiết giảm nhẹ. (Theo Vietnamnet).
Chúng ta nên lưu ý vụ việc “trốn thuế” cộm cán này được phát hiện là do đơn tố cáo của công dân Nguyễn Văn Tiến, thành viên sáng lập Công ty TNHH Thành Công (trụ sở đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa - TP. Bắc Ninh).
Còn LS Lê Quốc Quân bị CA “chìm” ngang nhiên bắt ngoài đường phố mang về cơ quan “biệt giam” từ ngày 27.12.2012 hơn một tháng sau mới tuyên bố là có tội “trốn thuế”. Trong thời gian giam giữ luật sư của LS Quân không được gặp ông đã đành, đến vợ con ông cũng bị ngăn cản thăm nuôi và gặp gỡ chồng từ nhiều tháng. Đây là điều bất thường đối với một phạm nhân can tội “trốn thuế” khi bản chất việc trốn thuế hoàn toàn không phương hại gì tới an ninh quốc gia (vi phạm nghiêm trọng trình tự luật tố tụng bắt và giam giữ công dân).
Chúng ta chú ý và chờ xem khi một vụ án trốn thuế (tương đương tội trộm cắp) có giá trị lên tới 11 tỷ đồng khi điều tra phát hiện chỉ ra đối tượng mang tiền trả lại thì “huề” cả làng, tòa xử tù treo - thì tòa án sẽ xét xử LS Lê Quốc Quân như thế nào để gọi là chí công vô tư!? Khi mà cơ quan thuế tại địa phương báo số thuế phải nộp, văn phòng LS Quân đã nộp đầy đủ và không có bất cứ dữ liệu nào hợp pháp để chứng minh công ty LS Quân có liên quan đến bất cứ một công ty nào khác!
Chúng ta cũng cần nhớ lại: Trước đây LS Lê Quốc Quân từng bị Bộ Công an bắt bỏ tù 3 tháng, phải trả tự do khi không có lý do nào để đưa ra tòa và bị công luận trong nước quốc tế phản đối quyết liệt. Anh cũng đã bị nhiều “kẻ lạ” không quen biết phục kích hành hung vô cớ nhiều lần. Ls Lê Quốc Quân là anh trai trưởng có: Mẹ già ốm đau, em trai bị bắt tạm giam, em gái đang mang thai cũng bị giam ở “hỏa lò”... Anh là chồng của vợ, bố của 3 con thơ, mà đưa đi học kẻ gian theo vào đến tận trường mẫu giáo... Anh cũng là giám đốc công ty mà nhân viên bị khám nhà, bị đe dọa, áp lực, ép buộc làm chứng gian...
Ngần đó những bất hạnh mà vị luật sư trẻ này đã nhận lấy và từng viết trên trang blog của mình, thề nguyện “chấp nhận quỳ chết dưới chân chúa nếu cái chết ấy mang đến tự do dân chủ và nhân quyền” cho dân tộc thì liệu tiêu chí phổ quát: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không bị kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi sự kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy”. (Điều 7 Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) - mà CS/XHCN/VN là thành viên đã ký kết trong công ước đó có nghiêm túc tuân thủ Điều 56: “Các Quốc Gia Hội Viên LHQ cam kết, bằng những hành động riêng rẽ hay phối hợp, sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc trong việc thực hiện những mục tiêu nói trên.”? 
Chúng ta hãy chờ xem CSVN “văn minh” ở mức độ nào so với thế giới?
___________________________________
Chú thích:

Copy từ: Dân Làm Báo


...........................

"Nhân quyền - Gót chân Achilles của Việt Nam" !?


Gia tăng sử dụng điện thoại di động 
tại Việt Nam thúc đẩy tự do ngôn luận
                                                                                        Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
Wall Street Journal
Ngày 18/09/2013
HÀ NỘI – Kinh doanh smartphones và máy tính bảng đang bùng nổ tại Việt Nam cùng lúc với phong trào bảo vệ tự do Internet tại đất nước cộng sản này chứng tỏ dấu hiệu của sự sống.
Được biết đến với cuộc chiến tranh đầu tiên được chiếu trên truyền hình, Việt Nam hiện nay là một trong những điểm nóng của thế giới về phát triển Web di động.
Số lượng bán ra điện thoại và máy tính bảng chạy nền tảng iOS của Apple cùng với điện thoại và máy tính bảng chạy trên nền tảng Android của Google đã tăng gấp ba lần năm trước,theo công ty phân tích Flurry có trụ sở tại San Francisco. Đó là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới chỉ sau Colombia. Khắp Hà Nội, các quán cà phê đường phố thường có đông đảo khách hàng chơi điện thoại và máy tính bảng trong khi nhâm nhi cà phê bản xứ. Nhưng đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới nếu sử dụng Internet.
Phóng viên Không Biên giới nói rằng có đến 35 blogger và người sử dụng web hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam vì tội tuyên truyền chống chính phủ, với một số bản án kéo dài lên đến 13 năm tù vì viết blog và các bài báo. Số lượng tù nhân chỉ kém Trung Quốc. Trong một động thái mới nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ đang tiến hành các bước để quản lý sự gia tăng sử dụng dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet chẳng hạn như Viber, WhatsApp và Line.
Một số blogger đang cố đẩy ngược luật này bằng cách vận động chống lại Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào cuối năm nay. Cụ thể, họ đang chống lại Điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, với nội dung hình sự hóa các hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước” hay “kích động chống lại dân chủ”. Một số hạn chế Internet khác cũng đang có hiệu lực, bao gồm một lệnh cấm chia sẻ các bài báo hay bình luận chính trị trên blog có hiệu lực vào ngày 1 tháng Chín.
“Chúng tôi không vi phạm bất kỳ luật nào. Chúng tôi chỉ muốn có một cuộc tranh luận về internet, không có gì hơn”, một blogger 25 tuổi trong mạng lưới, anh Trịnh Anh Tuấn cho biết. “Tuy nhiên, Điều 258 ngăn cản chúng tôi làm điều đó”
Sự lan truyền nhanh chóng của Internet, đặc biệt là thông qua điện thoại và máy tính bảng, đang gây đau đầu cho những lãnh đạo của một số quốc gia châu Á. Trung Quốc từ lâu đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ lọc tiếng nước ngoài được biết đến như “Vạn Lý Tường  Lửa của Trung Quốc” và hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực để ngăn không cho người dân lan truyền các tin đồn chính trị. Thái Lan sử dụng luật Tội Phạm Máy Tính để truy tố những người trích hoặc đăng các tài liệu nói xấu hoàng thân, người được tôn kính và rất có ảnh hưởng chính trị. Singapore trong tháng Sáu đã bắt đầu áp đặt quy định cấp phép với các trang tin tức điều hành bởi Yahoo! Singapore và hai công ty truyền thông địa phương, chính phủ yêu cầu họ tuân thủ các điều lệnh của chính phủ nhằm loại bỏ nội dung bị phản đối trong vòng 24 giờ và bắt họ phải đặt cọc $39,000 để đảm bảo.
Dù vậy, ở Việt Nam dường như rất căng thẳng.
Chính phủ Việt Nam cho biết hạn chế web được thiết kế để bảo vệ sở hữu trí tuệ và hạn chế sự lan truyền của những thứ được mô tả là nội dung gây hại. Giám đốc điều hành ngành công nghiệp tư nhân cho rằng những lo lắng về các ứng dụng trò chuyện ngày càng nhiều hơn vì chúng hút doanh thu từ các công ty viễn thông nhà nước. Một phát ngôn viên của chính phủ đã từ chối bình luận.
Nhưng sự lan truyền của các trang web ở đây vào đúng thời điểm nóng bỏng của đất nước, khi mà nước này đang cố gắng để đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo sau khi bong bóng tín dụng một thập niên nổ tung vào năm 2009. Các “vết bầm tím” sau cùng dẫn đến sự liên tục mất giá đồng tiền và lạm phát hai con số, cùng với một khoảng thời gian kéo dài của đấu đá nội bộ trong hàng ngũ chóp bu Đảng Cộng sản đã thúc đẩy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh đàn áp các nhà hoạt động trên mạng.
Mặc dù cho đến nay, hơn 100 blogger đã ký một tuyên bố chống lại Điều 258, và đang hướng tới việc sử dụng ghế ứng cử viên của Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại cuộc bầu cử tháng mười làm đòn bẩy để Bộ Chính trị Hà Nội lới lỏng các biện pháp ngăn chặn Internet.
“Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ Điều 258 để thể hiện cam kết và đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, nhóm này cho biết trong một tuyên bố.
Ông Tuấn và các thành viên khác của mạng lưới nói rằng họ nhận thức rằng họ có thể không đạt được nhiều so với mục đích chiến dịch đề ra. Vì một điều, hồ sơ nhân quyền xấu hiếm khi là một trở ngại cho việc bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trong số các ứng cử viên năm nay có Nga và Trung Quốc. Thành viên hiện tại cũng bao gồm Libya, Kazakhstan và Congo.
Thông điệp nguy hại đã phân tán. Hai blogger đã bị bắt giữ bởi cảnh sát sau khi công bố công khai các nội dung của Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.
Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể sẵn sàng quay lại chiến dịch chống lại những người bất đồng trên mạng khi mà nước này ý thức được hình ảnh của mình đối với nước ngoài. Mỹ và các chính phủ khác đã kịch liệt phê phán những hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi gã khổng lồ Internet Google và Facebook lo lắng rằng việc mở rộng các biện pháp của chính quyền có thể kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Web.
Tháng trước, Việt Nam đã thả một nhà bất đồng chính kiến bị kết tội ​​và giảm án tù cho người khác khác, ông Carlyle Thayer giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc và là một chuyên gia về Việt Nam cho biết. Ông cho rằng động thái có thể giúp Hà Nội bảo đảm chiếc ghế tại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong khi cũng giảm bớt căng thẳng với Mỹ, đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
“Nhân quyền có khả năng là gót chân Achilles của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ” ông Thayer cho biết.
Tuy nhiên nguy cơ ở đây là các lãnh đạo của đất nước này sẽ tiếp tục tấn công trên Web khi họ cảm thấy trong tình trạng bị đe dọa. Vào ngày 11 tháng 9, một cựu chiến binh 65 tuổi đã trở thành blogger mới nhất bị hứng chịu nặng nề. Ông Ngô Hào bị tuyên án 15 năm tù vì vi phạm một điều khoản của bộ luật hình sự Việt Nam do “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

* Nguồn: Wall Street Journal 
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


.......................

ĐỪNG VỘI 'GỬI TRỨNG CHO ÁC' !


     * MINH DIỆN
                  Ông Nguyễn Đức Hải ở số nhà 56 - đường Trần Nhân Tông, tổ 5, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có thửa đất số 195, diện tích 94,50 m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00368, do Ủy ban nhân dân  thành phố Đồng Hới cấp ngày 18-7-2002,  ghi rõ: ‘Đất ở 50 m2, đất vườn 44,5 m2. Ông Nguyễn Đức Hải đã làm nhà trên diện tích 50 m2 còn lại 44,5 m2 đất vườn liền kề’…
Ngày 29-12-2009, ông Nguyễn Đức Hải đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố, xin chuyển mục đích phần diện tích còn lại 44,5 m2 từ đất vườn sang đất ở. Một tháng sau, ngày 28-01-2010, Ủỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới ban hành quyết định số 355/QĐ-UBND  gây ra cuộc khiếu kiện  đến nay chưa chấm dứt.
                                     > Dĩ công vi thượng  
                  Ông Nguyễn Đức Minh, cha  Nguyễn Đức Hải, là người được ủy quyền trong vụ kiện kéo dài, gửi cho tôi tập hồ sơ gần 100 trang. Đọc đi  đọc lại, thấy sự việc không phức tạp, vậy mà bốn năm nay vụ việc chạy lòng vòng từ thành phố lên tỉnh, tỉnh lên trung ương rồi lại về thành phố, đúng như câu vè hài hước: “Trung ương tương tỉnh, tỉnh chỉnh huyện, huyện khiển xã, xã nã thôn, thôn dồn xóm, xóm tóm dân!” Đến nỗi ông Minh phải thốt lên: “Họ biến đất vườn thành đất trồng cây lâu năm dễ như trở bàn tay để vét tiền dân mà cứ ỉm đi!”.
                  Là người thường xuyên theo dõi vấn đề đất đai, tôi nhận ra một điều là  các nhóm lợi ích có rất nhiều thủ đoạn tham nhũng từ đất. Ví dụ lâu nay, họ thường núp bóng chính quyền  thu hồi đất nông nghiệp của dân với giá bồi thường rẻ như như bèo , rồi vạch quy hoạch, chuyển đổi mục đích thành đất ở, lập dự án, bán nền  lại cho dân với  giá lên gấp trăm, ngàn lần mà chẳng hề tốn kém gì. Nay ở Đồng Hới lại biến đất vườn là loại đất phi nông nghiệp, thành đất trồng cây lâu năm, là đất ruộng, đất nông nghiệp, một quy trình ngược lại, cũng nhằm mục đích vét tiền dân, túi tham được lèn thêm chăt.
                  Thửa đất số 195 của ông Nguyên Đức Hải, đã ghi rõ trong sổ đỏ: Diện  94,5 m2, đất ở 50 m2, đất vườn 44,5 m2. Theo quy định, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất  thành phố Đồng Hới   phải  chuyển thẳng 44,5 m2 đất vườn của ông Hải  sang đất ở. Đằng này họ lại bắt chuyển mục đích sử dụng từ “Đất vườn” sang “ Đất trồng cây lâu năm” rồi  sau đó mới chuyền từ “ Đất trồng cây lâu năm” sang “Đất ở”. Tại sao lại phải đi con đường vòng lẩn quẩn như vậy?
                  Xin thưa, nếu để “Đất vườn” nghĩa là loại đất phi nông nghiệp, thì theo Quyết định số 57/2005 ngày 16-11-2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Đức Hải không phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất, đồng nghĩa với việc chính quyền thành phố Đồng Hới thất thu khoản tiền đó. Nhưng nếu  từ  đất  trồng cây lâu năm nghĩa  là  đất nông nghiệp, chuyển sang đất ở, thì  gia đình ông Nguyền Văn Hải  phải  nộp 100%  tiền  chuyển  mục đích sử dụng đất.  Cụ thể , với diện tích 44,5 m2 đất , ở đường Trần Nhân Tông, thuộc  loại 2, vị trí 1, gia đình ông Nguyễn Đức Hải phải nộp 300 triệu. Đó là theo quyết định 20/20/2010 QĐ-UBND năm 2010 , chứ theo quy định năm 2012 thì số tiền còn lớn hơn nhiều. Vậy là chỉ cần hô “ Biến”  mỗi mét vuông đất,  chính quyền thành phố Đồng Hới đã vét của dân hơn 6 triệu đồng.
                Ngày 28-3-2012 , Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới có công văn số 214 UBND-TNMT,  trả lời đơn khiếu nại cùa ông Nguyễn Đức Minh,  khẳng định  rằng họ đã làm đúng.  Công văn đó có đoạn viết: “Việc quy đổi mục đích sử dụng đất đối với đất vườn  sang đất trồng cây lâu năm thực hiện theo quy định tại điều 67, điều 87 Luật đất đai năm 2003”.  
                Thật trớ trêu, tại Điều 67, “Quy định về nội dung đất sử dụng có thời hạn”, và Điều 87 , “Quy định về việc xác định đất ở đối với trường hợp có vườn ao”  của Luật đất đai năm 2003,  không có mục nào quy định về việc biến đất vườn sang đất trồng cây lâu năm như công văn 214 của ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới viện dẫn.
               Ngày 20-11-2012, trên trang 7  báo Quảng Bình đã đăng bàì “ Đất vườn “biến” thành đất trồng cây lâu năm”, trong đó có đoạn viết : “ Đối chiếu vào quy định tại các điều 67 và điều 87 cùa Luật đất đai năm 2003, và khoản 2 , điều 8, Quyết định số 57/2005/QĐ/ UBND,  ngày 16-11-2012 cùa UBND tỉnh, chúng tôi nhận thấy việc phản ảnh của ông Minh là có cơ sở, đề nghị UBND thành phố Đồng Hới cần xem xét lại việc trả lời nói trên cho ông Minh”
               Ông Nguyễn Đức Minh nói với tôi: “ Chẳng những họ không trả lời tôi mà còn đề nghị báo Quảng Bình không đăng tiếp vấn đề biến đất vườn thành đất trồng cây lâu năm”.
               Ông Nguyễn Đức Minh bức xúc: Không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều  người dân  Đồng Hới đã  bị oan ức như vậy. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố này đã “biến” hàng chục héc ta  đất vườn thành đất trồng cây lâu năm ngay từ khi  làm thủ tục chuyền nhượng quyền sử dụng đất. Cùng một quyển sổ đỏ, trong tay  người chuyển nhượng ghi đất vườn, sang tay người  nhận chuyển nhượng biến thành đất trồng cây lâu năm...
              Ai cũng biết mỗi mảnh đất đều thấm mồ hôi và máu nhân dân.  Đồng Hới , Quảng Bình từng quằn quại trong mưa bom bão lửa , máu xương của người dân nơi đây trộn lẫn trong từng tấc đất.  Đã không đền đáp công lao và vì cái tình  nghĩa sâu nặng  ấy  mà khoan sức dân thì thôi , lại cố tình đánh tráo khái niệm, lắt léo, bắt chẹt bòn rút  dân như thế?
                 Nhưng đâu chỉ Đồng Hới. Tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đang xảy ra chuyện trớ trêu hơn.
                Dự án xây dựng Depo tàu điện ngầm Tham Lương có từ năm 2003, và đã ra quyết định thu hồi hàng chục héc ta đất .  Quyết định ký ngày đó  nhưng mãi 5 năm sau  mới tiến hành  bồi thường cho dân. Theo quy định đền bù thời điểm nào áp giá bồi thường thời điểm đó và theo giá thị trường, nhưng  ở đây vẫn bồi thường theo  giá  của năm 2003. Dân thắc mắc , khiếu nại không ai thèm giải quyết. Họ  cưỡng chết, ép nhận tiền, ai  không nhận họ bỏ tiền vào kho bạc nhà nước. Sự việc tưởng thế là quá đáng lắm rồi, nào ngờ giữa tháng 9  vừa qua , Ban bồi thường giải phóng mặt bằng  lại “mời” 13 hộ dân đến thông báo thu hồi tiếp   gần 80.000 m2 đất  để mở rộng Depo. Hỏi sẽ bồi thường theo quy định nào? Đáp  vẫn áp  giá bồi thường của năm 2003 với lý do “đã có quy hoạch  từ ngày đó rồi”.
                 Quy hoạch thế nào  dân không hay biết? Mười năm qua chưa hề có một quyết định , một văn bản nào về việc thu hồi đất và viêc bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất này, đùng một cái ép dân như vậy.
                Chín trong 13 hộ có đất bị thu hồi không thèm tới dự cuộc họp do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 12 tổ chức. Bốn người tới dự cuộc họp đều không đông tình với cách ép dân của chính quyền. Ông M, tuyên bố thẳng : “ Tôi đã  bị thu hồi  8000 m2 đất làm Depo năm 2003, bây giờ tôi chỉ còn lại một tý đất , nếu không  bồi thường  thỏa đáng mà cố ép thì tôi sẽ thí cái mạng này như Đặng Ngọc Viết cho các người coi!”
                Cũng ở thành phố Hổ Chí Minh, từ năm 2004 ra quyết định thu hồi gần 1000 ha đất khu vực Bắc Củ Chi làm dự án “ Làng đại học quốc tế Malayia”. Toàn bộ khu vực đó bị phong tỏa , không ai được phép mua bán sang nhượng, chuyển đổi mục đích , đầu tư xây dựng. Cũng từ đó, mỗi hộ dân  có đất phải ký không biết bao nhiêu loại giấy tờ , bị kêu lên kêu xuống Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn bao nhiêu lần. Sổ đỏ trong tay mình nhưng quyền sử dụng trong tay Ban quản lý dự án. Hỏi giá bồi thường bao nhiêu không ai trả lời. Hỏi bao giờ bồi thường nói lấp lửng sắp , cứ chờ!
                Mới vài ngày trước,  ủy ban nhân dân phát xã Tân Thới Nhì, phát  giấy mời các hộ dân có đất bị thu hồi lên họp triển khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.  Giấy mời phát thứ 4, thứ năm vội vã thu lại, với chỉ một câu giải thích ngắn gọn trong nội bộ : “Chủ đầu tư không có tiền!”
                Giấy phép đầu tư đã trao  , và đích thân ông chủ tịch thành phố mang tên Bác đã long trọng dự lễ động thổ gần 10 năm trước.  Suốt ngần ấy năm người dân  không hề biết  cái dự án đó  hình thù ra sao, mặt mũi nhà đầu tư thế nào, quyền lợi  được gì, chỉ cung cúc thực hiện nghĩa vụ chi tiền, bỏ công sức làm  theo yêu cầu của chính quyền.  Ông Út Thắng ở đường Đặng Công Bỉnh, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, nói với tôi : “ Tôi sống ở đây đã 59 năm mà vẫn không được yên thân trên mảnh đất bố mẹ mình khai khẩn, vì  chẳng có quyền gì!”
               Vậy mà  bảo chủ trương  “Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra!” đã đi vào cuộc sống, và bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan không hề  biết ngượng khi phát biểu “ Chế độ ta tự do dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản” ?
                Ngày 24-9-2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Kỳ họp thứ 6 là lần thứ 3 Quốc hội xem xét dự án Luật đất đai sửa đổi. Đây là điều rất bất bình thường , bởi các luật khác chỉ có kéo dài hai kỳ họp”.
              Vâng bất bình thường thật! Nhưng bất bình thường vì cái gì? Phải chăng   vì Hiến Pháp là nền tảng của Luật pháp chưa được thông qua? Mà Hiến pháp chưa được thông qua vì  Điều 4, và điều quy định đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý chưa đồng thuận? Nếu vậy thì không phải là bất bình thường mà là rất bình thường ở một thể chế dân chủ.
              Tôi còn nhớ tại kỳ họp thứ 5, ngày 21-6-2013, với số phiếu 292/ 348, Quốc hội đã hoãn thông qua dự án Luật đất đai sửa đổi cũng vì “vướng” Hiến Pháp, và thiếu dân chủ. Theo ông Đặng Hùng Võ, còn một nguyên nhân khác ,đó là “Dự án còn chịu sự vận động của các nhóm lợi ích, cần phải cảnh giác loại bỏ”.
Ông Đặng Hùng Võ cho rằng “Đó là một bước lùi đáng mừng!”.
              Kỳ họp thứ 6 cùa Quốc hội sắp tới có thông qua được dự án Luật đất đai sửa đổi không, và dự án đó có loại được các nhóm lợi ích ra không? Câu trả lời còn ở thì tương lai!
              Đất với dân gắn bó như máu thịt. Vương triều Lý hơn 200 năm huy hoàng bị súp đổ do chính sách bất công làm người cày không có ruộng. Nhà trần 175 năm với chiến công oanh liệt 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông từ Trung quốc tràn sang, nhưng suy vi vì bọn quan tham chiếm đất đầy nhân dân vào đói khổ, lại không nghe lời ngay thẳng của Chu Văn An trừ “nhóm lợi ích”, cuối cùng rơi vào tay nhà Hồ... Lịch sử đã chứng minh các đế chế dựng nghiệp lớn từ Đất và sụp đổ cũng vì Đất. Đất là Dân. Mà “Đẩy thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân!” .
            Cái kiểu cư xử với Đất với Dân như đang diễn ra ở Đồng Hới, ở thành phố Hồ Chí Minh và nói chung 63 tỉnh, thành ở đâu cùng nhiều phức tạp, khiếu kiện rùm beng, thì hậu quả như Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình khó tránh khỏi. Mỗi vụ việc khieu kiện về đất đai của dan oan bị ngâm kéo dài thời gian, đùn đẩy nhiều nơi, đắp dày những bộ hồ sơ khiếu kiện, những thủ đoạn chiếm đất, gia tăng ‘sức mạnh quyền lực’ cưỡng chế thu hồi đất, những chức sắc cầm quyền và các đại gia phát phì rất nhanh do liên tục ‘bình phương’ lợi ích vơ vét đất  của dân. Tất cả những thủ đoạn, biểu hiện, biện pháp ấy, họ đang gieo, đang tưới vào những mầm rối loạn bất ổn ngày càng sinh sôi từ đất đai. 
           Sau gần 2 năm NQTW4 có 'cơ' nhưng không gặp 'thời', cố 'vận' mà khó 'hành', thực tế hiện nay sờ sờ trước mắt thần dân thiên hạ: Các nhóm lợi ích - "bộ phận không nhỏ"- vẫn đang bất cấp pháp luật hoành hành trên những bất công, những oan khốc khổ đau của người dân, với những động thá rất trắng trơn chẳng coi ai ra gì, và (họ) đang cố kết lại với nhau để bám riết vào những điều luật của Hiến pháp, của luật đất đai mà giữ Quyền, giữ Lợi cho họ. Họ đang kích ừng làm cho nảy nở nhiều mầm loạn. Những điều khoản trong luật đang có lợi cho họ liệu rằng họ có dễ sửa đổi, cải tiến vì lợi ích nhân dân, quốc gia, dân tộc? 
           Thế nhưng, sắp tới lại đem luật đưa ra cái "bộ phận không nhỏ' ấy mà thảo luận, chỉnh sửa, phê duyệt thì khác nào 'gửi trứng cho ác'? Đừng, đừng việc gì vội vàng mà đi "ép" phải thông qua luật cho kỳ được trong QH khoá này như vậy. Rất nhiều thực tế đã chỉ ra rằng: Quan điểm, đạo đức, lối sống, động cơ nào thì đẻ ra lý thuyết, văn bản ấy. Chừng nào chưa có những nhận thức quan điểm mới, thực sự "dĩ công vi thượng", thực sự vì dân vì nước, chua có được dàn nhân dàn sự mới, có tâm và có tầm xứng đáng, chưa cho ra được thể chế mới mà đi sửa Hiến pháp, sửa Luật đất đai trong 'dàn bộ sậu' này thì khác nào tăng thêm cho họ cái quyền vừa đá bóng vừa thổi còi?!
 M D
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


.....................