CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược


LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY BIÊN GIỚI VIỆT NAM 17 THÁNG HAI - Tưởng niệm những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ đất nước.

Dân Làm Báo - Đúng 09 giờ sáng nay, chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Buổi lễ sẽ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.

Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ "Mừng đảng mừng xuân".

Các 'quái chiêu' quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát...

Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên được dựng sân khấu từ đêm hôm trước. 
Sáng nay xuất hiện một nhóm quần chúng tự phát kéo đến nhảy nhót. 
(Ảnh: CTV Danlambao)

Xe bus, xe chuyên dụng của cảnh sát cơ động cùng hàng rào được huy động chờ sẵn. 
(Ảnh: CTV Danlambao)

Sáng nay, Hà Nội có mưa nhỏ, trời trở rét. Dù vậy, vào lúc 08h30, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ đã xuất hiện vài chục người dân đứng sẵn tại khu vực Bờ Hồ để đến giờ tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trên tay mỗi người cầm theo những đóa hoa hồng trắng kèm dải băng đen mang giòng chữ: "17/2 - Nhân dân không quên".

Ảnh trái: Blogger Lê Anh Hùng. Ảnh phải: Cựu chiến binh Phan Trọng Khang. 
Những người đến tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2 
đều đeo một huy hiệu hoa sim trên ngực, kèm theo một dải băng trên đầu 
với giòng chữ "Nhân dân không quên 1979 - 2014". (Ảnh: CTV Danlambao)

Lúc 08:50, lực lượng phá rối của đảng cũng đã xuất hiện. Khi đoàn người đang đứng tại khu vực Bờ Hồ, một nhóm người lạ kéo đến rất đông. Trong số này, xuất hiện một số kẻ lạ liên tục gào thét, chửi bới với những luận điệu nhố nhăng, đúng theo phong cách mà các 'dư luận viên' vẫn hay dùng.

 "Hoạt náo viên" la hét bày tỏ sự tức giận đối với những người tham dự 
buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam đã ngã xuống 
để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược 
(Video: CTV Danlambao)

Đúng 09:00', đông đảo người dân đã tập trung phía khu vực Bờ Hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ để chuẩn bị bắt đầu buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Ngay lập tức, lực lượng công an với quân số đông đảo đã được huy động bao vây, xé lẻ từng người.

Đội quân quần chúng tự phát mang theo loa phóng thanh cũng đã xuất hiện nhằm quấy phá buổi lễ.

Lực lượng 'chuyên gia' phá rối bằng loa phóng thanh 
với những khuôn mặt quen thuộc (Ảnh: CTV Danlambao)

Toàn bộ khu vực công viên quanh tượng đài Lý Thái Tổ đã bị rào lại để cho các cán bộ tuổi trung niên thi nhau nhảy nhót, múa may kệch cỡm.


Cán bộ đảng chiếm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, thay nhau quay cuồng nhảy múa 
một cách kệch cỡm. Trong khi phía đối diện, người dân đang tổ chức 
lễ tưởng niệm 35 năm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. 
(Video: CTV Danlambao)

Những người tham dự buổi lễ tưởng niệm sau đó tiếp tục tuần hành quanh khu vực Bờ Hồ.
Ảnh: Facebook Bạch Hồng Quyền


Tập trung hô khẩu hiệu. Ảnh: CTV Danlambao

Lúc 10:00, Đoàn người hiện đang tập trung hô khẩu hiệu tại khu vực đền Ngọc Sơn. Toàn bộ khu vực xung quang Bờ Hồ trở nên huyên náo bởi tiếng hô phản đối Trung Quốc xâm lược vang lên cùng với tiếng loa phóng thanh phá rối của công an.
Những tiếng hô 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược', 'Đả đảo tay sai bán nước' 
vang dội trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới 
chống quân Trung Quốc xâm lược (Video: CTV Danlambao)

Sau khi tập trung hô khẩu hiệu, nhiều người đã vào đền Ngọc Sơn làm lễ và đặt hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Trong khi đó, tại phía đối diện, khu vực tượng đài Cảm Tử cũng bị chiếm trọn bởi lực lượng đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đang quay cuồng nhảy múa một cách vô cảm.

Một cô gái trẻ kính cẩn đặt hoa cùng tờ giấy ghi dòng chữ 
Tưởng niệm 35 chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại đền Ngọc Sơn

Những người tham dự buổi lễ đặt hoa tại đền Ngọc Sơn để tưởng niệm 
các chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc trước quân Trung Quốc xâm lược. 
(Ảnh: CTV Danlambao)
Trong khi đó, phía đối diện đền Ngọc Sơn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 
đã huy động lực lượng đoàn viên chiếm khuôn viên khu vực tượng đài Cảm Tử. 
Họ đang quay cuồng trong những điệu nhảy nhố nhăng nhằm phá rối buổi lễ 
tưởng niệm 35 chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. 
(Video: CTV Danlambao)

Ảnh - CTV Danlambao

Buổi lễ tưởng niệm chấm dứt vào lúc 11h00. 
35 năm kể từ ngày hơn 60.000 chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức thành công ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. 

Lịch sử không thể bị đục xoá. Xương máu không thể bị lãng quên. Tổ quốc không thể bị bán đứng. Danh dự không thể bị chôn vùi. Lịch sử, Xương máu, Tổ quốc và Danh dự đã tụ hợp lại ở Thăng Long ngàn năm văn hiến vào ngày 17 tháng 2, nối kết những anh hùng vị quốc vong thân từ 35 năm trước và những người còn sống ngày hôm nay bằng một sợi dây thiêng liêng: Lòng yêu nước.
Bằng lòng yêu nước này, chúng ta tin tưởng rằng một ngày không xa, 17 tháng 2 sẽ được tổ chức một cách trọng thể khắp nơi trên đất nước Việt Nam tự do. Ngày đó sẽ không còn những điệu nhảy múa nhố nhăng quanh tượng đài Lý Thái Tổ theo sự điều khiển của các nhạc công ở dinh thái thú Ba Đình.


Dân Làm Báo

Copy từ: Dân Làm Báo


..........

Vì sao TQ tấn công Việt Nam năm 1979?




Dân quân tỉnh Quảng Tây hỗ trợ cuộc tấn công Việt Nam năm 1979
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ 20, bước ra khỏi Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc tập trung vào thực hiện Bốn hiện đại hóa, đẩy mạnh chống Liên Xô và thúc đẩy quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật.
Tuy quan hệ với Mỹ đang đi đến chặng cuối của tiến trình bình thường hóa song cửa ra thế giới bằng đường biển của Trung Quốc còn bị bịt chặt. Từ Alaska xuống Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Singapore là chuỗi dài căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh Mỹ.
Đó là chưa kể sự hiện diện bước đầu của hải quân Liên Xô tại cảng Cam Ranh là mối đe dọa thường trực đối với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.

Vòng cung bao vây

Trên đất liền, với chiều dài 22.143,34 km, tiếp giáp với 11 quốc gia, ngoại trừ Pakistan có quan hệ tốt, phần lớn đường biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Liên Xô và đồng minh Liên Xô như Mông Cổ, Ấn Độ và Việt Nam, khiến Trung Quốc không khỏi suy tưởng về một hình thế bị bao vây bởi một vòng cung lớn hình chữ C.
Điểm khởi đầu của vòng cung này là biên giới Liên Xô - Bắc Triều Tiên, chạy xuyên suốt lãnh thổ Liên Xô ở châu Á, băng qua Mông Cổ, vòng theo đường biên giới phía Tây của Trung Quốc xuống Nam Á, qua Đông Nam Á đến điểm cuối là Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình gặp lại Jimmy Carter năm 1987 nhưng từ 1978-79 trước đó, Bắc Kinh đã có quan hệ thắm thiết với Washington
Mối nguy cơ bị Liên Xô bao vây của Trung Quốc ngày càng tăng, nhất là trước những diễn biến ở Afghanistanvà Campuchia trong những năm 1978-1979.
Ở Afghanistan, dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, ngày 27-4-1978, Đảng PDPA Mác-xít lật đổ chính quyền độc tài Daoud, lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.
Tháng 5-1978, chính phủ Kabul ký kết thỏa thuận với Moskva về việc gửi 400 cố vấn quân sự Liên Xô tới Afghanistan. Tháng 12-1978, Moskva và Kabul ký một hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương cho phép quân đội Liên Xô triển khai trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.
Viện trợ quân sự Liên Xô gia tăng và chế độ PDPA dần lệ thuộc vào các thiết bị quân sự và cố vấn Liên Xô.
Ở Campuchia, sau khi lên cầm quyền (tháng 4-1975), lực lượng Khmer Đỏ một mặt thực thi chính sách “tự diệt chủng” ở trong nước, mặt khác tiến hành cuộc chiến tranh chống các nước láng giềng, trong đó tập trung vào Việt Nam.
Với thiện chí hòa bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột bằng con đường thương lượng hòa bình song phía Campuchia Dân chủ tìm mọi cách khước từ.
Điều đáng nói là hành động chống Việt Nam trên đây của phe Khmer Đỏ là nhờ có được sự hậu thuẫn tích cực của Trung Quốc.
Thời kì “đu dây” giữa Liên Xô và Trung Quốc của Việt Nam không còn nữa.
Việt Nam buộc phải có sự lựa chọn. Trước những sức ép từ phía Trung Quốc, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (6-1978) và kí kết hiệp ước hữu nghị toàn diện với Liên Xô (11-1978).
Ngày23-12-1978, cuộc chiến tranh trên biên giới Tây Nam nổ ra. Ngày 7-1-1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh.
Trước những diễn biến ở Afghanistan và Campuchia, Trung Quốc không thể không lo ngại. Trong nỗ lực xích lại gần Mỹ, Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với Liên Xô.
Sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan đã thay đổi cục diện quân sự châu Á
Với việc Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở Afghanistan, Ấn Độ từ sau Chiến tranh 1962 với Trung Quốc và cuộc chiến 1971 với Pakistan đã ngả hẳn về Liên Xô để đối đầu với Trung Quốc và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Bangladesh.
Cùng lúc, Việt Nam đưa quân sang Campuchia và có những va chạm trên biên giới với Thái Lan khi truy kích quân Khmer Đỏ, dường như đối với Trung Quốc, các gạch nối của “vòng cung chữ C” đã dần được khép kín.
Để phá bỏ “vòng vây” đó, Trung Quốc tiến hành hàng loạt bước đi.

Mục tiêu chiến lược

Khi sức mạnh quân sự không đủ để đối đầu với Liên Xô thì việc chọn Việt Nam là đối tượng thích hợp và nếu thắng được Việt Nam, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu chiến lược.
Ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung Quốc thông qua quyết định tấn công Việt Nam.
Ngày 17-2-1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Đến ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18-2 thì rút hết.
Trước tình hình đó, với tư cách là siêu cường đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, không như cam kết tại Điều 6 của Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Liên Xô - Việt Nam, ngoài việc ra tuyên bố lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, phía Liên Xô thực hiện cuộc tập trận trên biên giới với Trung Quốc, cử đoàn chuyên gia quân sự đến Hà Nội, viện trợ khẩn cấp một số vũ khí, lập cầu hàng không vận chuyển Quân đoàn II từ Campuchia về, điều động các tàu chiến đến Biển Đông.
Tương tự như đối với cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, sự can thiệp của Liên Xô chỉ dừng lại ở những hành động mang tính hỗ trợ mà không phải là sự tham chiến như phía Việt Nam mong muốn hay như Trung Quốc chờ đợi.
Trung Quốc vẫn tôn thờ Đặng Tiểu Bình và đang quyết tâm hiện đại hóa quân đội
Giới hạn của lợi ích dân tộc đã giữ Liên Xô dừng lại ở đó.
Như vậy, trên thực tế, mức độ can thiệp của Liên Xô vào cuộc chiến mà Trung Quốc phát động là không lớn như giới cầm quyền nước này đã lầm tưởng.
Cái giá phải trả cho nhận thức sai lầm của Trung Quốc là quá lớn bởi những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tuy nhiên, nó mang lại hệ quả tích cực cho quốc gia này là xóa bỏ được mối lo ngại về nguy cơ bị bao vây từ phía Liên Xô, để từ đó tập trung nỗ lực vào thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa và nhanh chóng đạt được những thành tựu lớn lao.
Bài viết thể hiện quan điềm riêng của tiến sỹ Hoàng Chí Hiếu, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế.

Copy từ: BBC


..............

35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc



Thiếu tướng Lê Văn Cương (*)
Kể từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải (Đà Nẵng), sau đó đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam ngày 1.9.1858 đến 30.4.1975, dân tộc Việt Nam đã trải qua 116 năm, 7 tháng, 29 ngày, cầm súng chống xâm lược, trong đó 87 năm sống trong đau khổ dưới ách thực dân Pháp và 30 năm (1945 - 1975) tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 
>> “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh”

>> 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

>> 1979, cuộc chiến không thể lãng quên
Trong hơn 116 năm, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng hi sinh để bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời do cha ông để lại, bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến đấu chống xâm lược giành độc lập, dân tộc Việt Nam luôn nhận được sự cổ vũ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế gần xa, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nhân hậu, thủy chung, sống có trước có sau và không bao giờ quên sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và bạn bè quốc tế dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm chiến đấu giành độc lập đã được thể hiện khách quan, đúng đắn trong hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia để thế hệ nối tiếp thế hệ đời đời ghi nhớ.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn (30-4-1975) giang sơn thu về một mối, hơn ai hết, người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có mong ước cháy bỏng và khát khao có cuộc sống hòa bình, giao hảo hòa hiếu với bạn bè quốc tế, nhất là các nước láng giềng, tập trung khôi phục đất nước sau 30 năm chiến tranh.
Nhưng, đầu năm 1979 chiến tranh lại ập đến.
Khi trên thân mình Tổ quốc khắp nơi từ Bắc chí Nam còn nham nhở hố bom chưa được san lấp; khi hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam chưa tìm thấy hài cốt con em mình, thì chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ đã huy động sáu chục vạn binh lính vượt biên giới sang xâm lược Việt Nam (17-2-1979). Một lần nữa, dân tộc Việt Nam lại phải cầm vũ khí chống lại đội quân đến từ phương Bắc.
35 năm là khoảng thời gian đủ cho chúng ta nhìn lại cuộc kháng chiến chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2- 3 năm 1979 từ nhiều chiều cạnh, nhiều góc độ, nhiều hệ quy chiếu, nhiều tiêu chí khác nhau.
Bản chất cuộc chiến
Hầu hết người Việt Nam, kể cả tuyệt đại đa số thanh niên, sinh viên, không khó khăn gì khi cho rằng Pháp và Mỹ là những kẻ xâm lược (trước 1975), nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chống xâm lược. Trước 1954, Pháp là kẻ thù của dân tộc Việt Nam và trước 1975, Mỹ là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Mọi việc đều rất rõ ràng, mạnh lạc và tất cả đều được thể hiện khách quan, đúng đắn trong hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia từ các cấp học phổ thông, đến đại học, sau đại học.
Cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc vào tháng 2 – 3 năm 1979 thì sao?
Vào thời điểm đó, đúng hơn là giai đoạn đó (chưa thật chính xác, có thể là 1978 - 1987), chính quyền Trung Quốc là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Đã có hàng chục ngàn người con ưu tú của dân tộc bị binh lính Trung Quốc giết hại rất dã man. Hàng chục ngàn gia đình Việt Nam mất bố, mất chồng, mất con trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Trung Quốc khi ấy phát động, có ba vấn đề đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao Trung Quốc rắp tâm phát động cuộc chiến với  Việt Nam? Vấn đề này đã có câu trả lời khá mạch lạc, đúng đắn.
Thứ hai: Chính quyền Trung Quốc, họ là ai?
Thứ ba: Từ 1979 đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc có thay đổi gì không về chính sách nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng, thay đổi ở bộ phận nào, bộ phận nào cơ bản không thay đổi?
Đây là những vấn đề rất cần nghiên cứu kỹ, trao đổi sâu để từ đó có những chủ trương, đối sách cho phù hợp. Riêng vấn đề thứ hai và thứ ba hiện còn chưa được làm sáng tỏ.  Trong khuôn khổ một bài viết, chắc chắn không thể lý giải thấu đáo hai vấn đề nêu trên. Chỉ xin lưu ý hai điểm không thể bỏ qua: Toàn bộ kho tàng lý luận của C.Mác, Ph.Angghen và V.I.Lenin không thể biện minh cho cuộc chiến tranh mà chính quyền Trung Quốc thời ấy phát động ở biên giới phía Bắc của Việt Nam vào tháng 2 – 3 năm 1979. Và phải chăng như nhiều học giả đã nghiên cứu và nhận xét: đường lối đối ngoại của Trung Quốc nhìn chung hầu như không thay đổi.
Cần nói về cuộc chiến trong hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia
Trong mười ngày cuối năm 1788 đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh tan tác 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Cuộc chiến này đã có vị trí xứng đáng trong sử sách Việt Nam cho con cháu đời sau tự hào và nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước, chí bất khuất quật cường không bao giờ tắt.
Trong 17 ngày (17-2 đến 5-3 năm 1979)  dân tộc Việt Nam đã đánh đuổi sáu chục vạn quân xâm lược Trung Quốc ra khỏi bờ cõi. Cuộc kháng chiến này cũng hết sức oanh liệt, chiến thắng này hết sức to lớn, vẻ vang. Nhưng, cho đến nay, không tìm thấy dấu tích cuộc kháng chiến trong các cuốn sách lịch sử, địa lý, chính trị trong toàn bộ các cấp học của Việt Nam. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Xin mở cổng ra nhìn thế giới. Hiện nay, Pháp và Anh là đồng minh của Đức, nhưng hàng ngày, trẻ con, thanh thiếu niên Pháp và Anh vẫn được học và hiểu rõ tội ác của Đức phát xít (Hitle) trong giai đoạn đen tối 1940 - 1945. Cho dù Nhật Bản là đồng minh lớn nhất, quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng thanh niên Mỹ được trang bị để hiểu biết khá đầy đủ, đúng đắn về đòn đánh Trân Châu Cảng 7-12-1941. Ngược lại, hơn một trăm triệu người Nhật Bản luôn khắc cốt ghi xương tội ác của Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki làm hơn hai trăm ngàn người chết vào tháng 8-1945, tuy rằng không có hai quả bom nguyên tử này, Nhật Bản cũng phải đầu hàng.
Lịch sử là lịch sử
Không ai có thể che lấp hoặc xuyên tạc lịch sử.
Việc đưa vào sử sách cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 35 năm một cách khách quan là cần thiết, hợp đạo lý "uống nước nhớ nguồn”. Đây là một việc bình thường mà mọi quốc gia độc lập, có chủ quyền đều làm. Việc đưa vào sử sách các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc là làm cho dòng chảy lịch sử liên tục, không bị đứt đoạn. Đây hoàn toàn không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc.
Việt Nam không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và không liên kết, liên minh với bất cứ nước nào để chống nước thứ ba. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, là một thành viên của Liên hợp quốc, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết (phù hợp với pháp luật quốc tế và đạo lý thủy chung, hòa hiếu) để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cần vinh danh xứng đáng những người đã trực tiếp, gián tiếp tham gia cuộc chiến
Có rất nhiều việc phải làm. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin lưu ý hai việc: Thứ nhất, vinh danh, ghi công và thực hiện chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh do phía Trung Quốc phát động tháng 2 – 3 năm 1979; Thứ hai, tổ chức kỷ niệm trọng thể chiến công hiển hách của dân tộc trong cuộc kháng chiến này, việc mà lâu nay chúng ta không làm.
Về việc vinh danh, ghi công, khen thưởng, đãi ngộ đối với các anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh tham gia cuộc kháng chiến chống xâm lược tháng 2 – 3 năm 1979, chúng ta đã làm, chỉ đề nghị cần tổng rà soát xem còn bỏ sót ai hoặc các hình thức khen thưởng, đãi ngộ chưa tương xứng thì cần bổ sung đầy đủ.
Khoảng gần ba chục năm nay kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung (1991), vào ngày 17 tháng 2 hàng năm, nhất là vào các năm chẵn (1984, 1989, 1994, 1999, 2004, 2009), hệ thống báo chí khổng lồ của Trung Quốc, nhất là báo viết (Trung Quốc có hơn 3000 tờ) đăng tải hàng vạn bài viết với tiêu đề na ná như nhau: Chiến công oanh liệt của Quân giải phóng (TQ) chống quân Việt Nam xâm lược, Cuộc phản công tự vệ của Quân giải phóng, Chuyện kể các anh hùng trong cuộc phản công tự vệ xâm lược Việt Nam, Cuộc chiến đấu anh hùng của Quân giải phóng để bảo vệ Tổ quốc, Bài học nhớ đời đối với quân Việt Nam xâm lược… Qua hệ thống này, hơn một tỷ người Trung Quốc chỉ nhận được nguồn tin chính thức là ngày 17-2-1979, Quân đội Việt Nam đã vượt biên giới Việt - Trung tràn sang lãnh thổ Trung Quốc? Đó thật sự là luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Nhưng sự thật thì chỉ có một: Đó là nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ đã xua quân xâm lược Việt Nam, và người Việt Nam đã cầm súng, đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc! Người Việt Nam nhân hậu, chung thủy, đàng hoàng, không sợ ai vu khống, đổ oan.
Dân tộc Việt Nam luôn tôn trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc bất di bất dịch: 1. Việt Nam không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để chống các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc; 2.Việt Nam không liên kết, liên minh với bất cứ quốc gia nào để chống Trung Quốc; 3.Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Quan hệ Việt - Trung là đặc biệt quan trọng. Mọi người Việt Nam cần phải góp phần cùng Đảng, Nhà nước vun đắp, củng cố và làm cho quan hệ Việt - Trung đơm hoa, kết trái ngọt cho nhân dân hai nước được hưởng, hai quốc gia được "Quốc thái dân an”.
(*) Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược- Bộ Công an
Trung tướng Khuất Duy Tiến- nguyên Cục trưởng Cục Quân lực- Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam: Chiến thắng của ta chứng tỏ nghệ thuật tác chiến tài tình
Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực của ta thì Trung Quốc làm sao chống đỡ nổi? Cho nên, mới chỉ gặp dân quân du kích của Việt Nam đã bị chặn đứng. Tại thời điểm đó, quân chủ lực của ta hầu như chưa được sử dụng (chúng ta chỉ sử dụng Sư 3 Sao Vàng), bởi đang chiến đấu chống lại Khmer đỏ ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng sẽ đánh nhanh khi quân chủ lực của ta đang chiến đấu ở Campuchia, song không phải như vậy.
Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải thật khéo, phải tỉnh táo, chớ gây ra chiến tranh.
Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến này phải được thường xuyên tôn vinh, vinh danh.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường, là dân tộc đời đời, bất di bất dịch giữ vững toàn vẹn toàn lãnh thổ. Dân tộc độc lập, thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do! Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra: Xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo,  phải làm sao cho thế giới hiểu và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Riêng việc giáo dục lòng yêu nước, giờ phải soạn lại chương trình, đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình dạy sử.
H.Vũ (ghi)


Copy từ: Một Thế Giới.



..............

Trung Quốc cấm Việt Nam kiện tranh chấp Biển Đông

HONGKONG (NV) .- Bắc Kinh đe dọa Hà Nội không được bắt chước Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Biển Đông.

Tàu Trung quốc tập trận bắn hỏa tiễn chống tàu ngầm trên Biển Đông. (Hình: Chinamil)
Hãng thông tấn Reuters thuật lại lời ông Carl Thayer, một chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, tiết lộ như vậy trong bài viết của ký giả Greg Torode. Ông cho hay một số viên chức của nhà cầm quyền cho ông biết trong cuộc gặp mặt riêng tư.
Theo bản tin trên, ông Thayer cho biết các viên chức của nhà cầm quyền CSVN nói với ông là các lời cảnh cáo đó do ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mang đến khi ông ta tới Hà Nội hồi Tháng 9 năm ngoái.
Thật ra, có thể ông Carl Thayer khi trả lời phỏng vấn đã không nhớ chính xác thời điểm Vương Nghị đến Hà Nội. Sau khi tới một số nước ASEAN khác, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội từ ngày 4 đến 8/8/2013. Dịp này, ông ta gặp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trước rồi sau đó gặp cả bộ ba Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư đảng), Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng).
Đến cuối tháng, ngày 29/8/2013 thì ông Phạm Bình Minh lại gặp Vương Nghị ở Bắc Kinh, chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Nguyễn Tấn Dũng đến Trung Quốc nhân có một hội chợ thương mại quốc tế mấy ngày  sau. Ngày cuối năm dương lịch 2013 thì Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin hai ông ngoại trưởng gọi điện thoại “chúc mừng năm mới” lẫn nhau.
Nhiều phần, lời cảnh cáo của Vương Nghị diễn ra khi ông ta đến Hà Nội đầu Tháng Tám. Theo bản tin Reuters, ông Carl Thayer cho rằng cho đến thời điểm này “Việt Nam vẫn kháng cự lại áp lực và rõ ràng giữ quyền đưa ra các biện pháp nếu  thấy lợi ích quốc gia bị nguy ngập.”
Nếu không có lời tiết lộ của ông Thayer, người ta không biết cái điểm mấu chốt của Vương Nghị, đại diện Bắc Kinh, khi đến Hà Nội là cái gì.
TTXVN ngày 5/8/2013 ca ngợi cuộc họp giữa ngoại trưởng Phạm Bình Minh và ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghị là “Trong bầu không khí hữu nghị và thẳng thắn, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ hai nước, trong đó có các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đạt được giữa hai nước thời gian qua, nhất là thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên cũng đã thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.”
Đi vào chi tiết, TTXVN tường thuật hai ngoại trưởng thảo luận rất “hữu nghị” về vấn đề tranh chấp Biển Đông là “hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông”.
Kết luận bản tin, TTXVN viết “Hai bên đánh giá hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao ngày càng hiệu quả và nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợp tác, phối hợp giữa hai bên trong thời gian tới.”
Khi bị báo chí ngoại quốc đặt câu hỏi, Lương Thanh Nghị (khi đó là phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN) tránh né trả lời trực tiếp mà chỉ nói rằng Hà Nội theo dõi rất sát vụ Philippines kiện Trung Quốc. Khi họ hỏi là khi nào thì Việt Nam tham gia vụ kiện, ông Nghị nêu những lần lên tiếng trước đây nói Việt Nam sẽ sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết, thích nghi và hòa bình” để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Một số viên chức khác của Hà Nội thì thú nhận rằng Việt Nam khó tham gia vụ kiện vì mối quan hệ phức tạp giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung quốc bắn cháy khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hồi Tháng Ba 2013. (Hình: Đất Việt)
Hồi tuần trước, tổng thống Philippines Benigno Aquino nói trên tờ New York Times, so sánh hành động Trung quốc ỷ nước lớn quân sự hùng mạnh đã liên tiếp có các hành động lộ rõ chủ trương đe dọa các nước láng diềng trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Ông so sánh hành động hiện nay của Trung quốc cũng tương tự như hành động của Hitler hồi năm 1938 khi đòi nước láng diềng Tiệp Khắc phải nhường vùng đất Sudetenland nếu không muốn chiến tranh.
Ông Aquino kêu gọi thế giới hậu thuẫn cho Philippines chống lại hành động bá quyền bành trướng của Trung Quốc cũng như kêu gọi các nước ASEAN khác hợp tác với họ bằng biện pháp pháp lý, tức là cùng tham gia vụ kiện ở Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên vẽ bản đồ Biển Đông với 9 vạch dài, lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ASEAN, rồi tuyên bố chủ quyền. Ước lượng toàn khu vực nằm trong  9 vạch đó (giống hình Lưỡi Bò) chiếm hơnn 80% Biển Đông, trùm luôn các các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và khu vực Macclesfield Bank mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Tuần trước, khi ra điều trần ở Quốc hội, ông Daniel Russel, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, đả kích cái “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh là vô lý, càng ngày càng gây căng thẳng và trong nguy cơ dẫn đến xung đột.
Theo ông, dựa trên Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) những lời tuyên bố chủ quyền trên biển phải dựa vào các đường cơ sở của đất liền. Hiểu như vậy, lời tuyên bố của Bắc Kinh hoàn toàn vô giá trị. Chính vì vậy, Bắc Kinh đã từ chối tới cơ quan UNCLOS để đối đầu với Philippines trong vụ kiện.
Không dọa được Manila, Bắc Kinh cho Vương Nghị tới Việt Nam đe dọa vì biết Hà Nội tùy thuộc vào cái dù ở phương bắc để tồn tại. Nhiều lần, báo chí Trung Quốc đe dọa công khai từ đánh Việt Nam đến dùng áp lực kinh tế vì phần lớn nguyên vật liệu chế biến sản phẩm xuất cảng của Việt Nam đều do Trung Quốc cung cấp.
Những lời lẽ đẹp đẽ trong các bản tin TTXVN khi lãnh tụ hai nước Việt Nam và Trung quốc gặp nhau thường không cho người dân biết sự thật cái gì đã diễn ra. (TN)


Copy từ: Người Việt


...................

Hé lộ vụ tham nhũng 9 tỷ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam



Trực Ngôn
 
Sau khi hai bài viết “Một cơ quan trí thức xôi thịt” và “Xôi thịt đã ở cuối quá trình tiêu hóa” được trang Dân Luận đăng tải, sau đó được nhiều trang Web uy tín khác đăng lại, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin phản hồi của nhiều cán bộ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đồng tình với bài viết và cung cấp thêm những bằng chứng rất cụ thể về sự tham nhũng của lãnh đạo LHHVN. Một trong những bằng chứng được cung cấp là vụ việc tham nhũng 9 tỷ đồng cho dự án Cổng thông tin điện tử của LHHVN. Chúng tôi xin thông tin nội dung vụ việc với bạn đọc để thấy sự ghê tởm của các “trí thức xôi thịt” ngày nay đến thế nào.
Mấy ngày gần đây ai truy cập vào mục Vusta Portal của trang www.vusta.vn, hay trang www.pvusta.vn - trang web của LHHVN hẳn rất bực mình vì chỉ nhận được dòng chữ “Problem loading page”, nghĩa là không truy cập được, máy chủ hỏng. Hỏi ra mới biết Vusta Portal hay www.pvusta.vn là phân hệ quản lý - điều hành, một sản phẩm của Đề án có tên “ Cổng thông tin điện tử" cùa LHHVN. Đề án này có tổng kinh phí là 9 tỷ đồng và phải kết thúc từ năm 2009 nhưng cho đến nay đã là năm 2014 vẫn chưa quyết toán, chưa bàn giao được. Nguyên do là chứng từ quyết toán đề án còn thiếu và không hợp lệ, bản thân ông Hoàng Quốc Trị năm 2009 là Trưởng ban Thông tin và Phổ biến kiến thức - Chủ nhiệm đề án đã về hưu nhưng còn nợ hàng trăm triệu đồng không có chứng từ quyết toán.
Được biết, Đề án này do ông Hoàng Quốc Trị “chạy” được từ Văn phòng Chính phủ và Bộ KH&ĐT cấp vốn ngân sách. Mục tiêu của đề án là để phục vụ công tác thông tin, điều hành, quản lý trực tuyến của cán bộ ở Cơ quan Trung ương LHHVN, nói nôm na là để Lãnh đạo và nhân viên thông tin cho nhau qua máy tính chứ không phải bằng giấy tờ, tốn giấy mực. Thế nhưng sau gần 6 năm thực hiện đề án, cứ hỏi bất kỳ cán bộ nào ở Cơ quan LHHVN (53 Nguyễn Du) rằng đã sử dụng “Cổng thông tin điện tử” này chưa thì ai cũng bĩu môi quay mặt đi mà cười khúc khích đầy ẩn ý. Của đáng tội, cũng có vài lần Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức tổ chức tập huấn cho Lãnh đạo và nhân viên LHHVN cách sử dụng “Cổng thông tin điện tử" nhưng sau đó chẳng thấy ai sử dụng, đến nỗi ông “một phát lên cao” Phan Tùng Mậu - P.Chủ tịch LHHVN “phát cáu” phải ra Quyết định số 293/QĐ-LHHVN đề ép cán bộ phải sử dụng “Cổng thông tin điện tử” với các điều khoản chứa đầy lỗi chính tả, văn phạm, vô học và thô bạo đúng như tính cách và trình độ của người ký như sau:
* Điều 1. Thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành Cơ quan TW LHHVN trên Cổng Thông tin điện từ www.pvusta. vn bắt đầu từ ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Điều 2. Các ủy viên Đoàn Chủ tịch, Văn phòng ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn, Văn phòng Đoàn thanh niên, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên văn phòng và các ban thuộc Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành trên www.pvusta.vn (danh sách các tính năng kèm theo)
Điều 3. Các đối tượng nêu ở điều 2 có trách nhiệm tiếp tục nâng cao kỹ năng sử dụng phân hệ quản lý và điều hành để thực hiện tốt công việc được giao (trích)
Điều 4. Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức đề xuất, thực thi các biện pháp cần thiết được phê duyệt nhằm đảm bảo phân hệ Quản lý và Điều hành... ngày càng hoàn thiện hơn... (trích)
Điều 5. Cơ quan Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam xem xét các hoạt động của các đối tượng nêu ở Điều 2 trên phân hệ Quản lý và Điều hành trong các đợt thi đua, lên lương, đề bạt...”
Điều 6. Thường trực Đoàn chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, các Ủy viên Đoàn chủ tịch, Văn phòng ủy ban kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn Văn phòng Đoàn thanh niên, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên văn phòng và các ban thuộc Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đã ký
Phan Tùng Mậu
Bỏ qua sự lủng củng, thiếu logic trong cách hành văn và bố cục của Quyết định, những ai có học đôi chút và hiểu biết pháp luật sẽ thấy sự độc đoán, chuyên quyền, vô học ở Điều khoản thứ 5 của Quyết định này khi ông Phan Tùng Mậu tỏ rõ ý đồ trừng trị những ai không sử dụng “Cổng thông tin điện tử“.
Hố hố hố là điều các nhân viên cười thẳng mặt, vì chính lãnh đạo LHHVN khỏi biết dùng máy tính luôn bởi tuổi cao nhưng trình thấp, nhân viên thì hay vào máy tính, chí ít biết gõ phập phồng (chơi điện tử), dẫu không dùng thì cổng mà hoạt động thì cũng có cho oai, và vẫn nói thánh nói tướng được, nhưng nay nó nghỉ chơi luôn, vậy không biết ông Mậu sẽ làm răng đây hè?
Theo giới IT thì sở dĩ “Cổng thông tin điện tử của LHHVN" không sử dụng được là vì phần mềm "vusta portal” lạc hậu, chứa đầy lỗi trong khi hạ tầng cơ sở (phần cứng) thì lởm khởm, cũ nát. Chỉ nhìn vào các máy tính cá nhân mà ông Hoàng Quốc Trị mua cho cơ quan từ kinh phí đề án này thì biết chúng làm đồ chơi cho trẻ con không đắt! Sản phẩm có ích nhất của đề án có lẽ chính là những máy tính xách tay hiệu HP nặng khoảng 3kg cấp cho các lãnh đạo từ cấp Trưởng Ban đến Chủ tịch LHHVN để chơi game online, làm đẹp và tạo dáng khi đi công tác, chứ họ có việc gì mà làm mà cũng có biết đánh máy đâu (!). Không hiểu có phải vì máy quá nặng, các sếp lại già yếu không mang nổi trên tay nên cất ở nhà hay đã bán để “ăn bánh đúc” như Nam Cao đã mô tả trong chuyện “Suvonia” hay không mà nay chẳng thấy sếp nào mang đến cơ quan làm việc nữa. Số phận các tài sản của đề án là hàng trăm máy tính xách tay và để bàn coi như xong - phần lớn nằm ở nhà các quan và biến thành “sản phẩm cho chó ăn” rồi. Người đi mua là ông Hoàng Quốc Trị chắc hoa hồng cũng khá và chịu chia cho quan trên nên vẫn nhởn nhơ “cóc sợ thằng nào”; về hưu rồi nhưng vẫn được ông Phan Tùng Mậu mời làm cố vấn chuyên môn, chễm trệ rung đùi ngồi tại Ban mà hát là lá la... Chắc ông ta nghĩ cổng thông tin điện tử chứ có phải cổng trại giam đâu mà sợ?
Gần chục tỷ đồng tiền thuế của dân cho đề án “cổng Thông tin điện tử LHHVN” đến nay coi như vứt xuống sông xuống bể, chẳng ai còn quan tâm, ngoại trừ bộ phận tài vụ bị Kho Bạc thúc ép quyết toán mà chưa làm được vì đề án không đủ chứng từ hợp lệ. Câu hỏi đặt ra ở đây là Lãnh đạo LHHVN quản lý thế nào mà một đề án gần chục tỷ đồng, thực hiện gần chục năm nay mà chưa quyết toán, chưa bàn giao, sản phẩm bỗng nhiên không sử dụng được? (Trách nhiệm này ngoài ông Trị cần quy trực tiếp cho ông Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN vì là người trực tiếp ký các chứng từ giải ngân và là người được chia chác đậm nhất). Đây có được coi là lãng phí ngân sách không, có dấu hiệu tham nhũng không, khi mua máy tính chất lượng như Ụ nổi của Dương Chí Dũng? đề án do Văn phòng Chính phủ phê duyệt, viết ra thông tin này, chúng tôi mong muốn Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra, ra ngay sự thật thôi? Các cơ quan hãy làm sớm lên, kẻo ai đó “trúng gió” thì sự việc chìm xuồng là cái chắc, LHHVN là nơi sẵn sàng lập lại chứng từ nhất đó.
Lại nói về trang www.vusta.vn. Có lẽ không nhiều người biết đây là trang web chính thức của LHHVN. Trang Web này hiện do Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức mà đứng đầu là ông Đặng Vũ Cảnh Linh – người nhà của Chủ tịch Đặng Vũ Minh điều hành dưới sự chỉ huy của ông “một phát lên cao” Phan Tùng Mậu. Theo báo cáo cho biết chỉ 6 năm qua chi phí cho trang Web này đã tiêu tốn 13.860 tỷ đồng (Mười ba tỷ tám trăm sáu triệu đồng) - Ngân sách KH&CN. Cái trang này đăng những tin gì và có tác dụng như thế nào thi chỉ cần đếm số lượt truy cập vào trang web, hoặc rỗi rãi hơn, hãy lướt thông tin thì rõ. Trong báo cáo mới đây của LHHVN cho biết lượng truy cập vào trang vusta.vn có lẽ chưa bằng 1 phần nghìn lượng truy cập vào FB của nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh (!). Ấy thế mà từ khi người nhà của Chủ tịch Đặng Vũ Minh được trao quyền lãnh đạo Ban Thông tin- phổ biến kiến thức thì Ban này lên như diều gặp gió, ngân sách chi cho Ban này tăng trưởng 50% mỗi năm. Ban Thông tin được tăng thêm mấy biên chế, thậm chí một cậu lái xe tên là Nguyễn Minh Thuận nhờ khéo nịnh nọt mà được lên làm chuyên viên theo dõi báo chí của LHHVN.
Tệ hại tiếp tệ hại, ông Đặng Vũ Cảnh Linh dưới sự bảo kê của ông Phan Tùng Mậu và ông Phạm Văn Tân còn tự ý hợp đồng lao động với 4 người thân quen của mình vào làm việc ở Ban này. Việc làm ăn tùy tiện, bất chấp pháp luật và tình trạng bè phái, ê kíp có lẽ đã trở nên phổ biến ở Cơ quan TW LHHVN. Mỗi ông Lãnh đạo mỗi Ban là một pháo đài cát cứ, tha hồ lộng hành mà chẳng ai làm gì được. Ban Thông tin Phổ biến kiến thức là điển hình của tình trạng này. Chả thế mà việc Ban này tổ chức hội nghị 1 ngày nhưng làm chứng từ thanh toán 4 ngày hoặc không tổ chức hội thảo nhưng vẫn làm chứng từ quyết toán khiến bộ phận tài vụ lo sợ phản ánh với Lãnh đạo, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, ngân sách vẫn được rút ra chia nhau. Đó cũng là lý do vì sao việc biển thủ kinh phí của ông Hoàng Quốc Trị chỉ vỡ lở sau khi ông ta đã về hưu.
Chất lượng cán bộ và hiệu quả công tác của Ban thông tin- phổ biến kiến thức thấp như vậy nhưng Lãnh đạo LHHVN, đặc biệt là ông Phan Tùng Mậu vẫn ra sức hô hào đổ tiền vào lĩnh vực này và vận động đề nghị Quốc hội ban hành Luật phổ biến kiến thức KH&CN đề hợp thức hóa chi ngân sách KH&CN cho hoạt động của Ban này. Thử hỏi rằng với hàng chục tỷ đồng ngân sách KH&CN cho hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức, đặc biệt cho trang web (www.vusta.vn) và cổng thông tin điện tử (www.pvusta.vn) LHHVN đã tạo ra những sản phẩm gì về thông tin phổ biến kiến thức hay thuần túy chỉ là núp bóng, rửa tiền ngân sách để tạo “vườn trẻ” cho con cháu và cánh hẩu của các ông?
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi những ai quan tâm hãy thương lấy đồng thuế của nhân dân, hãy nhìn lấy những người nông dân một nắng hai sương kiếm lấy mấy trăm ngàn đồng một tháng, những công nhân vất vưởng tha hương kiếm vài triệu một tháng, vậy mà ở đây một cơ quan trí thức, ăn trên ngồi trốc, phá tiền của dân không thương tiếc. Sâu ở đâu? Sâu ở đây, ngay tại 53 Nguyễn Du này, số liệu rờ rỡ ra đó, Thanh tra, kiểm toán, việc của các anh chị ở đây, hãy đến làm việc đi.
Chúc một mùa xuân mới an lành đến với mọi người, một năm Ngọ khảng khái diệt trừ cái ác, cái tham.
P/S: Còn nhiều sự việc, chúng tôi chưa tiện đưa ra một lúc, vào thời điểm thích hợp sẽ xin được chuyển đến quý bạn đọc “những con số biết nói” trong hoạt động chia tiền của lãnh đạo LHHVN.
Trực Ngôn

Copy từ: Dân Luận


............

Tata bỏ đi và nỗi buồn ngành thép

- Sau gần 7 năm theo đuổi, dự án Liên hợp thép giữa tập đoàn Tata (Ấn Độ) với Tổng công ty Thép và Tổng công ty xi măng, có tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh đã chính thức đổ bể bởi sự rút lui của đối tác chính Tata.
Với công suất thiết kế 4,5 triệu tấn/năm, sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội, chủ đầu tư là 1 trong 10 tập đoàn thép đứng đầu thế giới, đây là một dự án nổi tiếng và rất được trông đợi nhưng kết quả là đổ vỡ.
Tranh cãi về địa điểm
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sau ký biên bản ghi nhớ và hợp tác, đến tháng 6/2008, dự án này đã hoàn thành luận chứng kinh tế FS và đã trình hồ sơ dự án để xin giấy chứng nhận đầu tư. So với kế hoạch lập FS, sớm hơn 3 tháng.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, khi thời hạn lập FS còn chưa kết thúc thì đùng một cái, vị trí dự kiến xây dựng nhà máy của Tata đã được Hà Tĩnh quyết định cấp cho một dự án khác.
Hà Tĩnh đã hứa sẽ tìm địa điểm mới cho dự án Tata. Tuy nhiên, sau đó Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng đã công văn gửi nhà đầu tư cho biết, sẽ chỉ cấp diện tích là 725ha cho khu liên hợp thép, khu dịch vụ của dự án sẽ rút từ 50ha xuống chỉ còn 37ha, chiều dài tiếp giáp mặt biển chỉ được 1,8km, rút ngắn 400m so với dự kiến của chủ đầu tư.
Tata, Việt-Nam, đầu-tư-thép, sản-xuất, kinh-doanh, khu-liên-hợp, dự-án, vốn, công-suất, kinh-phí, mặt-bằng.
Tập đoàn Tata Ấn Độ rút khỏi dự án thép có vốn cam kết đầu tư lên tới 5 tỷ đô tại Hà Tĩnh
Theo Ban quản lý, nếu chiều dài tiếp biển mà tới 2,2km thì sẽ phá vỡ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, đồng thời, không còn đất để bố trí cho dự án lọc dầu. "Đây là sự ưu tiên đặc biệt cuối cùng đối với các nhà đầu tư", công văn của Ban quản lý này nhấn mạnh.
Tập đoàn Tata cho rằng, cần thiết phải giữ nguyên 2,2km chiều dài tiếp biển của khu liên hợp, bởi đây là chiều dài tối thiểu cần có để vận hành công nghệ luyện thép, thuận tiện vận chuyển đường biển, chi phí đầu tư giảm và đảm bảo hiệu quả.
Bộ Công Thương khi đó đã ra văn bản "nhắc" địa phương cần đáp ứng việc cấp đất như thỏa thuận ban đầu với nhà đầu tư và giữ nguyên chiều dài tiếp giáp biển. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn là thuộc về tỉnh.
Câu chuyện này đến nay vẫn để lại nhiều băn khoăn, nó như một điềm báo cho số phận của một đại dự án được mong chờ. Điều này trái ngược với một dự án thép khác cũng ở Thạch Khê - Hà Tĩnh là Formosa của Đài Loan đang triển khai rất thuận lợi. Tổng vốn đầu tư của Formosa là 7,9 tỷ USD, diện tích rộng 3.035ha, công suất ban đầu 15 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn.
Thiếu kinh phí đền bù
Một trong những nguyên nhân nữa, khiến cho dự án không thành, là tập đoàn Tata không đạt được thỏa thuận về kinh phí giải phóng mặt bằng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư không phải bỏ ra chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư, mà đó là phần việc của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để giải phóng mặt bằng một diện tích rộng tới 750 ha cần một chi phí khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là một chi phí rất lớn mà ngân sách của tỉnh không thể đáp ứng được.
Tata, Việt-Nam, đầu-tư-thép, sản-xuất, kinh-doanh, khu-liên-hợp, dự-án, vốn, công-suất, kinh-phí, mặt-bằng.
Dự án đổ bể khiến nhiều người hối tiếc
Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã đề nghị Tata hỗ trợ toàn bộ chi phí đó và số tiền đó sẽ được trừ vào tiền thuê đất. Nhưng Tata Steel đã liên tục từ chối và cho rằng việc đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Khu kinh tế Vũng Áng theo quy định hiện hành và được xem như một ưu đãi về tài chính cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà nếu không có, thì dự án khó có tính khả thi.
Sau đó,Tata chỉ chấp nhận ứng trước khoảng 30 triệu USD ( khoảng 600 tỷ đồng) cho giải phóng mặt bằng, tương đương mức tạm ứng của một dự án khác trên địa bàn. Tata cho rằng, cần phải có sự công bằng giữa các nhà đầu tư với nhau. Tại sao nhà đầu tư khác chỉ phải tạm ứng 30 triệu USD để giải phóng mặt bằng, còn Tata lại nhiều hơn.
Hà Tĩnh đã phải báo cáo với Chính phủ và đề xuất phương án dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có câu trả lời, khó thu xếp được khoản tài chính lớn như vậy cho việc giải phóng mặt bằng bởi kinh tế khó khăn, đầu tư công phải cắt giảm. Chính vì vậy mà sau gần 7 năm giấy phép đầu tư vẫn không được cấp cho dự án và cuối cùng Tata đã tuyên bố rút lui.
Tiếc cho một dự án
Ông Phạm Chí Cường một chuyên gia ngành thép cho rằng, Tata rút lui thực ra đã được dự đoán từ trước và không có gì là ngạc nhiên, bởi 1 thời gian dài dự án không có sự tiến triển nào.
Ông Cường cho biết, sự rút lui của Tata không ảnh hưởng đến quy hoạch của ngành thép. Hiện tại Hà tĩnh đã có liên hợp thép của Formosa đang xây dựng với các chủng loại tương tự và công suất lớn hơn.. Không những thế với địa phương có 2 dự án liên hợp thép sẽ gây ra quá tải về hạ tầng điện, nước, giao thông và nguồn nhân lực, tác động môi trường...
"Cái tiếc duy nhất là 1 dự án với đối tác có bề dầy kinh nghiệm, có hoạt động sản xuất hiệu quả đã không thành hiện thực".
Theo ông Cường, cũng cần xem xét lại việc cấp phép đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép. Dự án khu liên hợp thép Formosa ban đầu không nằm trong quy hoạch ngành thép, đến khi nhà đầu tư xin làm thì tới 2010 mới được Bộ Công thương đưa vào quy hoạch, làm cho tổng công suất tăng vọt, khác xa điều kiện ban đầu khi các nhà đầu tư quyết định vào Việt Nam.
Theo dự kiến cuối năm 2015 lò cao số 1 khu liên hợp này sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động. Với lò cao đầu thì không có vấn đề, nhưng Formosa đã nâng công suất lên 22 triệu tấn/năm thay vì 15 triệu tấn như dự án ban đầu sẽ có nhiều vấn đề mới đặt ra.
Theo ông Cường, kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy, việc xây dựng nhà máy thép có công suất 5 triệu tấn/năm là một thách thức. Trên thế giới, nhà máy thép xây dựng tại 1 địa điểm với công suất trên 10 triệu tấn/năm rất hiếm và nếu đã xây dựng đều phải được tiến hành bởi các tập đoàn sản xuất thép rất nổi tiếng và có công nghệ sản xuất thép từ hơn 50 năm.
Thế nhưng, nếu điểm tên trong danh sách 20 nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới có đủ năng lực triển khai các dự án thép trên 10 triệu tấn/năm thì duy nhất chỉ có Tata (là nhà sản xuất thép xếp thứ 8 toàn cầu). Mặc dù là tập đoàn có năng lực mạnh nhưng Tata cũng chỉ khiêm tốn đầu tư vào Việt Nam dự án xây dựng nhà máy thép có công suất khiêm tốn nhỏ hơn 5 triệu tấn/năm nhưng nay cũng đã rút lui.
Trần Thủy

Copy từ:  VietnamNet
 

Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc!?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 4 tháng 3 năm 1979, lẫn trong âm thanh đại pháo, xe tăng gầm rú ghê rợn của quân xâm lược Trung Quốc từ Bắc biên giới vọng về, người dân cả nước còn nghe thấy lồng lộng từ BCH/TW/đảng CSVN tiếng kêu gọi tha thiết (nguyên văn): 

“Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! 

Quân thù Trung Quốc đang giày xéo non sông đất nước ta. Một lần nữa, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tổ tiên anh hùng của chúng ta đã từng đánh thắng quân xâm lược Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ Quốc...” (*)

Toàn quân, dân ta cứ nghĩ rằng, đích thị rồi, đánh lần này là dứt khoát phải đánh vì tổ quốc mình chứ không thể lấy máu xương Việt Nam mà đánh cho Liên Xô, Trung Quốc (lời Lê Duẩn ) một lần nữa!

Tuy nhiên, thật vô lý tới độ như khôi hài, trên thực tế chứng minh “đảng ta” lại “bịp bợm” lãnh đạo kêu gọi toàn dân hy sinh “đánh vì Trung Quốc” một lần nữa!? 

Bởi, không “bịp bợm” sao được, khi Trung Quốc công bố, cuộc tấn công qui mô vào Việt Nam như thế là để dạy cho đảng CSVN “một bài học”.

Và “đảng ta” vì Trung Quốc, để khẳng định nâng tầm giá trị và tiếp thu “tiêu hoá” bài học ấy rất tốt bằng cách, sau trận chiến, các chóp bu CSVN phải cúi đầu “đi ngõ hậu” lặng lẽ bí mật đến Thành Đô trong 2 ngày (3 và 4 tháng 9/1990) để xin tiếp thu “thọ giáo” vâng lời dạy bảo của các quan thầy Trung Quốc. Hứa với các quan thầy sẽ dạy con em Việt Nam không coi trận chiến ấy là “xâm lược”!

Không “đánh vì Trung Quốc” sao được, khi 10 thanh niên xung phong ở ngã 3 Đồng Lộc và 13 TNXP ở Truông Bồn hy sinh vì bom rơi đạn lạc khi tu bổ cầu đường trong chiến tranh, thì được "nhà nước đảng ta” xây dựng tượng đài đền thờ qui mô hoành tráng vô cùng tốn kém. Trong khi đó gần 50 ngàn quân dân hy sinh trực tiếp khi anh dũng chống trả quân TQ xâm lược Bắc biên giới, thì suốt 35 năm qua chẳng những không có lấy một tượng đài mà ngay một cái am thờ hay miếu mạo để đặt bát hương tưởng nhớ vinh danh cũng không.

Nơi thờ 10 TNXP và Nơi “thờ” 50 ngàn liệt sĩ chống TQ xâm lược 

Không “đánh vì Trung quốc” sao được, khi toàn bộ quốc kỳ trước tiền sảnh và ghế ngồi tại hội trường LHQ của hơn 180 quốc gia thành viên, tất cả đều bằng và giống hệt như nhau. Nếu một quốc gia Độc Lập biết liêm sỉ thì hà cớ gì “nhà nước CSVN” lại co vòi thụt cổ hèn mọn không dám tôn vinh hàng chục ngàn quân dân liệt sĩ nước mình đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc? Trong khi đó kẻ xâm lược (TQ) thì tưng bừng mở hội kỷ niệm chào mừng.


Từ Thành Đô Trung Quốc – Đến Hà Nội Việt Nam 

Trên cõi đời này từ cổ chí kim, chúng ta thử hỏi có một thứ đạo lý nào, từ một chế độ cầm quyền gọi là của dân, do dân, và vì dân, trong cơn nguy biến lại kêu gọi toàn dân hy sinh máu xương chống lại quân thù xâm lược để rồi sau đó vì quyền lợi đảng phái phe nhóm bầy đàn lại cố tình quên đi, chà đạp, ngồi trên máu xương ấy để kề vai áp má qui phục quân thù?.

Trung Quốc kỷ niệm trận chiến 1979 “dạy cho CSVN một bài học”

Đâu thể nào khác hơn được? Trước khung cảnh Trung Quốc hân hoan chào mừng kỷ niệm “dạy cho CSVN một bài học”, trong khi đó “nhà nước CSVN” vẫn lạnh lùng im lặng thì 50 ngàn vong linh quân dân Việt Nam trong trận chiến Bắc biên giới 1979 sau 35 năm vẫn cứ như gào thét : 

“Ta đánh đây không phải đánh cho tình “đồng chí” CSVN và CS Trung Quốc”!?



__________________________________________

Chú thích:


Copy từ: Dân Làm Báo


................

TIN VUI VỚI CỘNG ĐỒNG - THÀY ĐINH ĐĂNG ĐỊNH TỰ DO!



Gia đình thày Định vừa thông báo thày Đinh Đăng Định đã được trả tự do ( tạm thời ), hiện nay thày Định vẫn đang ở trong bệnh viện nhưng các anh công an " bảo vệ " thày đã rút về hết .

Vợ chồng thầy Định trong bệnh viện
Xin thông báo tin này đến toàn thể cộng đồng và đích thân thày Định xin được gửi gắm tấm lòng tri ân đến toàn thể cộng đồng, đến các cơ quan đoàn thể của các quốc gia, đến UBNQLHQ ... đã quan tâm, đã lên tiếng can thiệp với chính quyền Việt Nam để đem đến sự tự do cho thày .

Một lần nữa xin được nắm chặt tay toàn thể anh em, bạn bè xa gần đã cùng nhau luôn quan tâm, giúp đỡ, luôn hướng về người thày giáo can đảm , yêu nước Đinh Đăng Định ...

Muốn nói nhiều hơn nữa nhưng xin phép mọi người tôi phải lên đường đây .
Thanks all !
Fb Lưu Gia Lạc.
Hình thày Định ngày 12/02/2014 tại Bệnh viện Ung bướu, Nơ Trang Long, Bình Thạnh.
--------------------------------------------

Huỳnh Công Thuận đã chia sẻ ảnh của Phambahai Ttl.
5g chiều nay 15/2/2014 mới đi thăm thầy Định với Vinh Le vàQuoc Pham , tuy có một an ninh hoạch họe mượn CMND ghi vào sổ nhưng không hề gì... xem thấy sức khỏe thầy tương đối tốt và tinh thần thì càng tốt hơn, thầy ngồi dậy nói chuyện vui vẻ thoải mái.
Giờ lại được tin Thầy được tạm hoãn thi hành án cầu mong bệnh thầy sẽ qua khỏi...
Tin Nóng: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã được hoãn thi hành án 12 tháng. Tin từ con gái ông, Đinh Phương Thảo thông báo qua điện thoại. Ông Định vẫn nằm tại bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn để tiếp tục chữa trị. Ngay sau khi đọc lệnh hoãn thi hành án, các nhân viên an ninh đã rút khỏi phòng bệnh nơi ông đang điều trị.

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh’ blog


.....................