CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

TIN KHẨN CẤP: dân đem quan tài biểu tình quanh tỉnh Vĩnh Phúc

TTXVA.ORG



Xem video:
http://www.dailymotion.com/cdn/H264-512x384/video/xy9p1f.mp4?auth=1363706898-926f02a30b53eea335e761fbc10ac2ff&helper=0



TTXVA đang tiếp tục cập nhật.  Bà con có thông tin xin gửi vào thongtanxavanganh@gmail.com. thx
CẬP NHẬT LÚC 20H TỐI:
Quan tài được gia đình đặt trước cổng Công An thành phố Vĩnh Yên, bên cạnh là bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.
Đích thân  ông giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra thắp hương và xin lỗi người nhà.
Công An thương lượng gia đình đem quan tài trở về và hứa sẽ điều tra vụ án.  Tin hành lang cho biết đã xác định được 6 đối tượng có liên can đến vụ xô xát vài ngày trước đó.
VangAnh đang upload video.  Lúc công an quá đông, xô xát đàn áp đám đông thì không quay hình được nữa.
CẬP NHẬT LÚC 21H TỐI:
dân lại đang biểu tình hô khẩu hiệu tại ngã tư quán tiên. ngày một đông, cơ động rất đông nhưng không dám xuống xe sợ dân kích động





vinhphuc-bieutinh6

vinhphuc-bieutinh5b

TIN MỚI NHẤT: CÔNG AN ĐƯỢC HUY ĐỘNG NGĂN CHẬN TẤT CẢ CÁC NGÃ ĐƯỜNG. CÔ LẬP NGƯỜI DÂN

vinhphuc-bieutinh7

vinhphuc-bieutinh1a

vinhphuc-bieutinh2a

vinhphuc-bieutinh11

Hôm nay, khoảng 15h30, người dân đem theo 1 quan tài đến bưu điện tỉnh Vĩnh phúc để đấu tranh CÔNG LÝ.  Nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh sinh năm 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thông tin ban đầu người dân cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Tuấn Anh đã bị con rể chủ tịch Vĩnh Phúc đánh trong cuộc xô xát vài ngày trước đó.
Vào rạng sáng ngày 15/3, nạn nhân đã đi cùng một người anh em họ tên Hiệp đến ăn đêm tại phố Quán Tiên, phường Hội Hợp.  Sự việc đã xảy ra xô xát với một nhóm người, trong đó có người được xác định là con rể chủ tịch Vĩnh Phúc.
Gia đình không thấy nạn nhân trở về nhà.
Cho đến khoảng 9h ngày 17/3, một thi thể nam giới được phát hiện dưới cống nước trong tình trạng đã trương và bốc mùi hôi thối…
Gia đình nạn nhân phẫn nộ đã đem xác nạn nhân biểu tình quan thành phố.  Đoàn biểu tình kéo đến bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc ngày một đông…
Người đưa tang đi đến đâu tung giấy tiền vàng mã bay khắp phố
THÔNG TIN TỪ 1 NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG:
Thông tin vụ này là con rể ông chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc thuê xã hội đen giết nạn nhân.  Nhưng công an thì kết luận pháp y là ngã do say rượu mà chết.  Hôm vớt xác mình có đi, thấy rất nhiều vết chém khắp tay chân, mặt thì bị che, cứ tưởng là đầu gấu thanh toán lẫn nhau cơ. Cũng đâu ai ngờ.  Gia đình họ quá đau đớn, không phục nên mang quan tài con kêu oan.

THÔNG TIN TỪ 2 NGƯỜI DÂN KHÁC:
Đêm 4 hôm trước ở trên Quán Tiên có vụ đánh nhau nhưng người dân tưởng xã hội đen đánh nhau nên không ra xem. Sáng ngày hôm sau mới biết có 1 người chết nhưng không thấy xác đâu.  Suốt 4 ngày hôm nay người thân nạn nhân đi tìm kiếm khắp nơi. Đến sáng nay mới thấy xác.  Anh Tuấn Anh này có xích mích với con rể ông Hùng chủ tịch tỉnh. Nhưng bị công an bưng bít , kết luận là say rượu chết đuối. Dân quê tớ phẫn nộ phản đối nên gần như cả phường đẩy quan tài đi biểu tình vây kín UBND tỉnh. Bây giờ quan tài vẫn ở trước vòng xuyến gần UBND tỉnh. Các lối vào khu này đều bị công an và CSGT chặn kín.  
vinhphuc-bieutinh8


vinhphuc-bieutinh9


vinhphuc-bieutinh10

xem tại đây:





Copy từ: TTXVA

‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’

Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.
Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.
 
 
 
Thiếu tá Cathy Wilkinson, nữ phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ về cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt – Mỹ diễn ra hồi đầu năm tại Hà Nội.

Bà cho hay: ‘Hoạt động xuất khẩu vũ khí sát thương bị cấm trong khuôn khổ các quy định hiện thời không được mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại chính sách quốc phòng vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ các quy định hiện có để giúp nước này tăng cường khả năng quân sự trong các lĩnh vực quan trọng’.

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận khí tài năm 1984 của Washington.

Giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

Thiếu tá Cathy Wilkinson nhấn mạnh lại quan điểm của Washington: ‘Tiến trình làm sâu đậm thêm mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền’.

Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman từng cho biết rằng chính phủ Việt Nam muốn mua một số loại vũ khí từ Mỹ và Washington cũng muốn chuyển giao cho phía Hà Nội.

Tiến trình làm sâu đậm thêm mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền.

Nhưng Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố Hà Nội phải cải thiện vấn đề nhân quyền trước khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam.

Trong một bài xã luận đăng tải trên tờ The Wall Street Journal hôm 14/3, thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Arizona viết rằng ông ‘đã làm bạn với những người từng là kẻ thù của ông’, nhưng ‘điều đáng tiếc là họ không được hưởng những quyền tự do mà người Mỹ tôn trọng’.

Ông McCain cũng viết rằng mối bang giao quốc phòng đã phát triển tới mức mà ‘chỉ một thập kỷ trước vẫn là điều không thể tưởng tượng được’.

Tuy nhiên, thượng nghị sĩ này cho rằng vấn đề nhân quyền và pháp quyền mà Mỹ kỳ vọng vào Việt Nam thì ‘vẫn chỉ là hy vọng mà thôi’.

Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.

Theo nữ phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, vấn đề an ninh biển, trong đó có cách thức ứng phó với những mối đe dọa phi truyền thống, nằm trong chương trình nghị sự.

Bà nói: ‘An ninh biển là một trong năm lĩnh vực trọng tâm trong văn bản ghi nhớ về củng cố hợp tác quốc phòng song phương giữa hai quốc gia, và là một phần quan trọng trong mối bang giao giữa hai nước’.

Ngoài ra, Thiếu tá Wilkinson cho VOA Việt Ngữ biết rằng cả giới chức Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thấy những diễn biến leo thang gần đây ở biển Đông, đồng thời hoan nghênh các nỗ lực giải quyết căng thẳng, tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng vũ lực hay ép buộc.

Khi được hỏi bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng việc Việt Nam lo ngại
các tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh hải mạnh mẽ của Trung Quốc đã đẩy Hà Nội xích lại gần hơn tới Mỹ, người đại điện Lầu Năm Góc nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng thông qua một loạt các vấn đề trong vài năm qua.

Mỹ không đứng về phía bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác, với sự tham gia của tất cả các bên tuyên bố nhận chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp.

Bà cũng nhắc lại quan điểm của chính quyền của Tổng thống Obama trong vấn đề tranh chấp lãnh hải.

Bà Wilkinson nói: ‘Mỹ không đứng về phía bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác, với sự tham gia của tất cả các bên tuyên bố nhận chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp’.

Theo Ngũ Giác Đài, cuộc đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ được coi là một diễn đàn quan trọng để giới chức hai bên trao đổi về các vấn đề an ninh song phương, khu vực cũng như toàn cầu mà hai bên đánh giá là quan trọng.

Thiếu tá Wilkinson cho hay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận thấy giá trị lớn trong các cuộc trao đổi như vậy và đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam đồng ý tham gia.

Bà nói: ‘Bộ Quốc phòng Mỹ coi Việt Nam là một nhà lãnh đạo mới nổi ở Đông Nam Á, và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các kênh để mở rộng mối quan hệ quốc phòng song phương, cũng như các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong một phần chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Hoa Kỳ’.

Nữ phát ngôn viên dẫn lời của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta nói rằng Hoa Kỳ cam kết tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam.

Bà nói cuộc đối thoại chính sách quốc phòng là một dấu hiệu quan trọng và rõ ràng cho thấy sự tiến triển trong quan hệ song phương.

Các tường thuật đã phát trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':

Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?

Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia

Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?

Hoa Kỳ không có kế hoạch trở lại Vịnh Cam Ranh?


Copy từ: VOA

Bộ Tư pháp muốn bỏ thu hồi đất vì lý do kinh tế


Bỏ trường hợp thu hồi đất của các tổ chức cá nhân vì “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” đã thành kiến nghị của một bộ...

Bộ Tư pháp muốn bỏ thu hồi đất vì lý do kinh tế
Không hiến định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội có lẽ là một trong những nội dung được sự đồng thuận cao nhất khi góp ý sửa Hiến pháp.


Không còn là ý kiến riêng lẻ, mà đề nghị bỏ trường hợp thu hồi đất của các tổ chức cá nhân vì “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” đã trở thành kiến nghị của một bộ.
Trên cơ sở ý kiến chung của toàn ngành, kiến nghị này vừa được Bộ Tư pháp đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa diễn ra ngày 15/3.

Khoản 3 điều 58 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”.

Bộ Tư pháp cho rằng quy định này rất dễ bị lạm dụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Những bất ổn khiếu nại, khiếu kiện đông người phần lớn đều xuất phát từ cơ chế bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Không hiến định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội có lẽ là một trong những nội dung được sự đồng thuận cao nhất khi góp ý sửa Hiến pháp.

Cùng ngày 15/3, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Viện Khoa học pháp lý và Chương trình phát triển Liên hợp Quốc lấy ý kiến hoàn thiện các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp về kinh tế, xã hội. Tại đây, TS Vũ Thị Lan Anh (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng không nên dùng từ “thu hồi đất” vốn mang tính áp đặt tại điều 58 mà nên thay thế bằng “trưng mua, trưng dụng”.

Cũng theo bà Lan Anh thì không nên đưa ra lý do để thu hồi đất là “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” vì sẽ rất dễ dẫn đến sự lạm dụng việc triển khai các dự án để thu hồi đất của tổ chức, cá nhân để giao cho các doanh nghiệp kinh doanh thu lợi nhuận trên danh nghĩa đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Nếu bỏ cụm từ này thì vẫn không ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội của nhà nước vì sẽ thuộc trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã được quy định tại chính điều 58, bà Lan Anh giải thích rõ hơn.

Và câu hỏi được bà đặt ra ngay sau đó là, nếu sau khi thu hồi đất, có sự thay đổi kế hoạch và đất đã thu hồi không được sử dụng đúng mục đích thu hồi thì người bị thu hồi có quyền đòi lại đất hay không?

Dù đồng tình vẫn nên duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, song TS. Đặng Vũ Huân (tạp chí Dân chủ và Pháp luật) cho rằng nếu như công nhận “quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ” thì nên bỏ khoản 3 điều 58 của dự thảo.

Bởi, khoản 3 điều 56 đã quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường”. Về bản chất, trưng mua trưng dụng có bồi thường cũng là thu hồi đất, ông Huân lý giải.

Ông Huân cũng nhắc lại một điều đã cũ nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự, là phần lớn khiếu kiện liên quan đến đất đai đều do giá đền bù không thỏa đáng, không theo giá thị trường.

Trưng mua trưng dụng thay vì thu hồi có bồi thường cũng là đề nghị của không ít ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý sửa đổi Hiến pháp trong hai ngày 13 và 14/3.

Điều hành hội nghị này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói, ông đã ngồi trong Hội đồng lý luận Trung ương một ngày để nghe nhiều ý kiến bàn luận về quyền sở hữu đất đai, cuối cùng gút lại một ý chung vấn đề dân bức xúc bây giờ không phải là ở hình thức sở hữu hay chế độ sở hữu, mà ở chỗ thực hiện quyền như thế nào để bảo vệ được sự công bằng, hợp lý và lợi ích hài hòa giữa các chủ thể.

Nhấn mạnh mong muốn của nhiều vị đại biểu là Hiến pháp phải thể hiện được rõ quyền của người đại diện chủ sở hữu nhà nước và quyền của người sử dụng đất để tránh tất cả những bất cập, thiếu sót hiện nay, ông Lưu cho rằng “còn khi nào thì thu hồi, trưng thu, trưng mua hay trưng dụng để phù hợp giữa điều 56 với điều 58 là phải cân nhắc”.

Liên quan


Copy từ: VnEconomy

Thực hư “vẩy tay chữa bá bệnh”

Nhiều người đang mách nhau phương pháp vẩy tay chữa bệnh. Theo đó, mỗi ngày vẩy tay 1.800 lần vào buổi sáng, trưa, chiều có thể phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.

Có người nói nếu vẩy tay 3.000-6.000 lần thì có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho rằng phương pháp này có hiệu quả nhất định nhưng tài liệu chưa đáng tin cậy.

Vẩy tay hay vung tay để phòng và chữa bệnh là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tật không dùng thuốc của y học phương Đông, có lịch sử khá lâu đời. Có người cho rằng đây chỉ là một trong 72 phép của Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm. Theo cổ nhân, vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí (sức đề kháng) giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.

Trên thực tế, ở Trùng Khánh (Trung Quốc), phương pháp này đã được Lưu Dũng chỉnh lý và sử dụng chữa trị hiệu quả một số bệnh lý như cao huyết áp, hen suyễn, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp...

Ở nước ta, vẩy tay đã được nhiều nơi, nhiều người áp dụng và cho thấy những hiệu quả nhất định. Nhiều tác giả chuyên nghiên cứu về khí công dưỡng sinh cũng cho rằng hiệu quả ngăn ngừa và chữa trị tật bệnh của phương pháp vẩy tay là có thực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học bài bản và nghiêm túc nào được tiến hành ở trong nước chứng minh rõ ràng điều này. Hơn nữa, tài liệu và các cơ sở hướng dẫn tập luyện phương pháp vẩy tay chủ yếu dựa vào một tài liệu được photo thành nhiều bản, rồi truyền tay nhau mà chưa có cơ sở đáng tin cậy nào truyền dạy và thiếu tính thống nhất, thậm chí có quan điểm còn thổi phồng lên rằng vẩy tay có thể chữa bách bệnh kể cả… ung thư.

Tác dụng phòng bệnh của phương pháp vẩy tay đã được công nhận, còn chữa bệnh thì chưa. Ảnh: SGTT.Tác dụng phòng bệnh của phương pháp vẩy tay đã được công nhận, còn chữa bệnh thì chưa. Ảnh: SGTT.

Phương pháp tập như sau: hai chân đứng thẳng với khoảng cách rộng bằng hai vai, toàn thân thả lỏng, hai vai và hai cánh tay buông tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái. Sau khi thả lỏng toàn thân trong trạng thái trên chừng 1-2 phút, hai tay bắt đầu vung về phía trước sao cho tạo với cơ thể một góc 45 độ (lấy ngón tay cái không vượt quá ngang rốn làm giới hạn), khi làm ngược lại lấy mép ngoài của ngón út không vượt quá mông làm giới hạn.

Cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần. Phải tùy thuộc thể lực, tuổi tác, tính trạng sức khỏe để quyết định số lần và tốc độ vẩy tay. Con số 1.800 hay 3.000, 6.000 cái vẩy tay không có ý nghĩa quyết định hiệu quả của phương pháp. Nguyên tắc là phải tiến hành từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh, miễn sao sau mỗi lần tập cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tuyệt nhiên không được làm quá sức.

Chú ý, khi vẩy tay phải thả lỏng toàn thân, đặc biệt vai, cánh tay và phối hợp hài hòa với hoạt động mềm mại của lưng và chân, tuyệt đối không được căng cứng. Hơn nữa, cần hít thở tự nhiên, ban đầu là thở bình thường sau đó chuyển sang thở bằng bụng là chủ yếu. Khi nước bọt tiết ra nhiều thì nuốt vào trong, không nhổ ra bên ngoài. Tuyệt đối không tập khi cảm thấy nóng ruột, cáu giận, quá no hoặc quá đói. Sau khi tập phải giữ nguyên tư thế, đứng yên trong 1-2 phút rồi vận động nhẹ nhàng.

Bác sĩ Võ Tường Kha, trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Y học thể thao Việt Nam thì cho rằng phương pháp này không chữa được bệnh mãn tính.

Chỉ là một động tác nhỏ của Dịch cân kinh nhưng tác dụng phòng bệnh của vẩy tay là có thật. Dịch cân kinh chỉ cho ta phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc thiền và động tác (động và tĩnh), giữa cương và nhu, thần và khí (tâm và hơi thở), giữa khí và lực (hơi thở và sức mạnh). Tác động này thúc đẩy khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hoà, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, giúp loại trừ các loại cặn bã, các chất độc hại, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tạng phủ được nuôi dưỡng tốt còn giúp máu về tim nhiều lên, trao đổi máu tăng, làm mạnh xương, khớp, cải thiện hô hấp, huyết áp... Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là một trong các phương pháp nâng cao thể trạng và giúp phòng bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, các bệnh cần can thiệp ngoại khoa thì bài tập không thể chữa được bệnh.

Không thể có một phương pháp trị được cùng lúc các bệnh, nhất là những bệnh hiểm nghèo. Cũng nên lưu ý, không phải tất cả mọi người đều có thể tập vẩy tay, nên tập thử một thời gian, nếu thấy sức khỏe cải thiện tốt thì tập tiếp, còn mệt mỏi thì dừng ngay.
Theo Kiến thức/Sài Gòn tiếp thị



Copy từ: Dân Trí

Thánh thất An Ninh Tây ở Long An bị bao vây


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-17

Đồng đạo Cao Đài đang cử hành lễ, ảnh minh họa.
Đồng đạo Cao Đài đang cử hành lễ, ảnh minh họa.
Wikipedia


Sáng hôm nay, Chúa Nhật, thánh thất An Ninh Tây của đạo Cao Đài tại Long An vẫn còn hàng chục công an địa phương án ngữ vừa quay phim vừa chụp hình tất cả mọi người ra vào.
Thánh Thất An Ninh Tây ở Đức Hòa, Long An, của các tín đồ Cao Đài chơn truyền, nghĩa là không thuộc Hội Đồng Chưởng Quản ở Tòa Thánh Tây Ninh do nhà nước lập ra sau 1975 hiện dưới sự kiểm soát của ông Nguyễn Thành Tám.
Đó là lý do mâu thuẫn và xung khắc bao năm qua giữa các vị chánh trị sự trong Cao Đài chơn truyền đối với Hội Đồng Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh, vào khi ông Nguyễn Thành Tám nhiều lần bày tỏ ý định giải tỏa các thánh thất địa phương để sát nhập vào Tòa Thánh Tây Ninh do ông phụ trách.

Quay phim, chụp hình

Về tin thánh thất An Ninh Tây ở Long An bị bao vây, ông chánh trị sự Trần Ngọc Sương cho biết từ lâu Hội Đồng Chưởng Quản chi phái Nguyễn Thành Tám vẫn loan báo muốn cử người về để cai quản thánh thất An Ninh Tây ở Đức Hòa, Long An. Tuy nhiên chánh trị sự Lê Minh Châu ở An Ninh Tây không đồng ý với quyết định của ông Nguyễn Thành Tám:
“Đến hôm nay cũng vậy, được tin cho hay thì chúng tôi cũng có mặt hồi qua nay. Sáng này chúng tôi thấy có năm chiếc xe, trong đó người đi không mặc sắc phục đạo mà mặc đồ ngắn, khoảng năm sáu chục người đến quay phim và chụp hình thánh thất. Bà con đồng đạo ở đây với dân cho biết đó là những anh em thuộc chính quyền huyện Đức Hòa cũng như xã An Ninh Tây. Chúng tôi bên trong cũng đang chờ đợi diễn tiến.
Sáng nay lúc ra thì tôi nhìn thấy có bốn máy quay phim chĩa vào thánh thất, có một số máy chụp hình. Họ thay nhau quay phim từ qua đến nay, và cho đến bây giờ thì vẫn đang ở trước cửa thánh thất An Ninh Tây đây.”
Trưa ngày thứ Sáu là đã có rồi, đồng đạo vô là có quay phim chụp hình hết. Rồi hôm qua là thứ Bảy, bữa nay Chủ Nhật cũng có, ba ngày là đã có lực lượng công an quay phim rồi.
Chánh trị sự Lê Minh Châu
Người chịu trách nhiệm chính tại thánh thất An Ninh Tây, chánh trị sự Lê Minh Châu, nói rằng không phải từ sáng nay mà từ trưa thứ Sáu thì thánh thất đã bị quay phim và chụp hình rồi:
“Trưa ngày thứ Sáu là đã có rồi, đồng đạo vô là có quay phim chụp hình hết. Rồi hôm qua là thứ Bảy, bữa nay Chủ Nhật cũng có, ba ngày là đã có lực lượng công an quay phim rồi.
Chúng tôi là những người bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Chí Tôn chủ quản chứ không theo Hội Đồng Chưởng Quản. Hội Đồng Chưởng Quản muốn chiếm cứ thánh thất và hiện thời Hội Đồng Chưởng Quản được chính quyền bảo hộ tới để chiếm cứ thành thất An Ninh Tây và đuổi chúng tôi ra.
Hôm nay, từ sáng tới giờ là đồng đạo các nơi về ủng hộ thánh thất An Ninh Tây. Ở ngoài thì có lực lượng công an huyện, tỉnh, xã bao vây, đồng đạo về ủng hộ là quay phim chụp hình. Diễn biến tới giờ cũng chưa thấy động tịnh gì hết mà Hội Đồng Chưởng Quản cũng chưa tới thánh thất, mà điều bên ngoài thì lực lượng công an bảo vệ chính trị huyện tỉnh này kia là cũng đông lắm. Chúng tôi ở trong thánh thất cũng đang không biết là cái hướng như thế nào.”

Trục xuất

Được hỏi vì sao ông biết Hội Đồng Chưởng Quản ở Tòa Thánh Tây Ninh sẽ cho người xuống chiếm thánh thất An Ninh Tây hôm nay cũng như những người quay phim chụp hình bên ngoài là người của chính quyền, chánh trị sự Nguyễn Minh Châu khẳng định:
“Ngày hôm qua lực lượng công an chụp hình trước cửa thánh thất, tôi đi qua thì công an có mời tôi và có hỏi tôi là, ngày mai ban đại diện tỉnh Long An và Hội Thánh xuống thánh thất thì trong đó có chuẩn bị gì không. Tôi trả lời chúng tôi chỉ biết tu hành cúng kiến một ngày bốn thời, còn lực lượng của Hội Đồng Chưởng Quản hay ban đại diện gì tới là chúng tôi không biết. Nhưng mà điều cái phương hướng thì bữa nay là Hội Đồng Chưởng Quản của Tòa Thánh Tây Ninh tới để mà đọc lịnh trục xuất chúng tôi ra và đưa người của họ vào.
Từ hồi sáng tới giờ thì không thấy người của Hội Đồng Chưởng Quản tới đây mà toàn thấy công an. Họ mặc thường phục nhưng mà những người này toàn là mời tôi làm việc từ hồi mà Hội Đồng Chưởng Quản tới đây để xua đuổi chúng tôi ra, thì những người công an này đã mời tôi làm việc rồi, thành ra tôi nhìn mặt tôi biết. Hôm nay, từ sáng tới giờ là đồng đạo các nơi về ủng hộ thánh thất An Ninh Tây. Ở ngoài thì công an huyện, tỉnh, xã bao vây, đồng đạo về ủng hộ là quay phim chụp hình.”
Nhưng mà điều cái phương hướng thì bữa nay là Hội Đồng Chưởng Quản của Tòa Thánh Tây Ninh tới để mà đọc lịnh trục xuất chúng tôi ra và đưa người của họ vào.
Chánh trị sự Lê Minh Châu
Trong bốn năm qua, kể từ lúc có quyết định tiếp thu thánh thất An Ninh Tây, Hội Đồng Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh đã mười một lần ra lệnh cho người ở thánh thất An Ninh Tây phải dọn ra ngoài.
Theo ông Lê Minh Châu, có hai nguyên nhân chính khiến thánh thất An Ninh Tây, vốn trung thành với lề luật của đạo Cao Đài chơn truyền, gặp nhiều trở ngại:
“Vì sau này Hội Đồng Chưởng Quản thay đổi những luật lệ của Hội Thánh, cải sửa theo ông Nguyễn Thành Tám hiện giờ, thì chúng tôi nhân sanh và nhân dân ở đây không đồng ý. Từ chỗ đó ông Nguyễn Thành Tám ra quyết định trục xuất hết những người trong thánh thất và đưa người của ông Nguyễn Thành Tám vô, kêu gọi chính quyền hỗ trợ cho ông.
Về mặt chính quyền, người ta nói người ta ủng hộ ông Nguyễn Thành Tám vì ông Nguyễn Thành Tám có tư cách pháp nhân còn chúng tôi là không có tư cách pháp nhân.
Thánh thất An Ninh Tây này là do Đức Tôn Sư Hộ Pháp, giáo chủ đạo Cao Đài, mua miếng đất này và để lại cho chúng tôi sau này tu hành và nhơn sanh ở đây cúng kiến. Từ chỗ đó thì tín đồ nhơn sanh các nơi tề tựu về đây bái lễ rất nhiều. Vì chỗ đó mà Hội Đồng Chưởng Quản quyết định phải chiếm cho được thánh thất An Ninh Tây, đến ngày hôm nay cũng như vậy.”
Trái với sự lo sợ hoang mang của mọi người, đến gần trưa nay công an bên ngoài đã rút khỏi thánh thất An Ninh Tây. Vẫn chánh trị sự Lê Minh Châu báo cho biết:
“Trong khi đó bà con ở ngoài họ vô trong thánh thất họ nói giờ nghe cái tin là Hội Đồng Chưởng Quản tới đây với số ít hơn người trong thánh thất cho nên dời lại ngày mai để tập trung củng cố lực lượng cho đông để tới và tiếp tục tiến hành chiếm thánh thất như ngày hôm nay nữa. Nghe bà con nhân dân nói vậy thôi chứ mình cũng chưa chính xác là có phải như vậy hay không.”
Thanh Trúc, từ Thái Lan, tiếp tục theo dõi vụ việc này để tường trình đến quí vị.




Copy từ: RFA

CHÍNH PHỦ LẠI ÉP, “ĐÁNH” ĐÀ NẴNG THEO KIỂU “ ĐÒN HỘI CHỢ “ ?

Phạm Viết Đào.

Theo dõi vụ thanh tra đất Đà Nẵng do Thanh tra Chính phủ chủ trì và kết luận; cuộc thanh tra này đã được Thủ tướng phê duyệt và đã được chính thức công bố tại Đà Nẵng chiều 5/3/2013…
Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra, phía Đà Nẵng đã lên tiếng phản bác và không thừa nhận kết luận thanh tra; Đây là vụ kết luận thanh tra hy hữu và nội dung đã vượt ra ngoài những quy định hiện hành của Luật thanh tra 2010? Qua vụ này cho thấy sự bất cập của Luật Thanh tra 2010 vì chưa có các điều khoản quy định “cửa” khiếu nại cho các đối tượng thanh tra mà cơ quan thanh tra và ký kết luận thanh tra là cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Vì không có “cửa” dành cho khiếu nại thì có nghĩa đối tượng thanh tra đã bị tước mất một quyền giải trình khiếu nại được quy định tại quy định tại Điều 57 của Luật Thanh tra 2010. Điều 57 quy định Quyền của đối tượng thanh tra:
“1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;”
Theo quy định của Điều 57 thì: Chủ tịch UBND Đà Nẵng có quyền được khiếu nại về kết luận của Thanh tra Chính Phủ; Thế nhưng, quyền khiếu nại này lại không có “cửa” để giải quyết trong Luật Thanh tra 2010. Theo Luật Thanh tra 2010: việc xem xét lại các kết luận thanh tra Của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố được giao cho Thanh tra Chính phủ tại Điều 15, là điều quy định  Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ:
“d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.”
Kết luận thanh tra đất tại Đà Nẵng do Thanh tra Chính phủ trực tiếp triển khai, do đó khi phát sinh khiếu nại thì Thanh tra Chính phủ không thể đứng ra xem xét “ tính chính xác “ kết luận do mình ban hành; Trong Luật Thanh tra đã không quy định rõ, hay đúng hơn đã bỏ sót: ai sẽ đứng ra thụ lý giải quyết các khiếu nại của các đối tượng thanh tra khi kết luận thanh tra do Thanh tra Chính phủ ký ?
Đây là một thực tế chắc chắn sẽ còn nảy sinh và cuộc thanh tra đất tại Đà Nẵng là vụ mở đầu chăng ?
Trong lúc Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng đang loay hoa tìm “ cửa “ cho vụ tranh chấp này do Luật Thanh tra 2010 không quy định đến nơi đến chốn; nếu khi chưa có một trọng tài phân xử theo luật định thì vô hình chung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, nếu cứ ép Đà Nẵng phải thực thi thì kết luận thanh tra này trở thành một kết luận phi dân chủ, áp đặt vì đối tượng thanh tra bị tước bỏ quyền khiếu nại được quy định tại Điều 57 Luật Thanh tra và vi phạm cả Luật Khiếu nại…
Bởi vì một kết luận của Thanh tra Chính phủ không chỉ được điều chỉnh bằng Luật Thanh tra mà còn phải được điều chỉnh bằng nhiều luật khác, trong đó có Luật Khiếu nại; Luật khiếu nại còn cho phép người, cá nhân tổ chức được khiếu nại các quyết định hành chính kể cả quyết định hành chính của Chính phủ…
Để giải quyết vụ này, mới đây theo thông tin báo chí, chính quyền Đà Nẵng dự kiến sẽ trình lên Bộ Chính trị; đây lại thêm một sự can thiệp phi luật pháp vì Đảng can thiệp vào công việc chuyên môn của cơ quan Chính phủ là sai? Qua vụ này cho thấy sự bất cập về hệ thống pháp lý trong lĩnh vực Thanh tra của xứ ta ?
Trong khi chính quyền Đà Nẵng và Thanh tra Chính Phủ đang đôi co về kết luận thanh tra thì thêm một cơ quan của Chính phủ đã nhảy vào cuộc, can thiệp trái pháp luật về vụ này đó là Bộ Tư pháp.
Báo Người lao động vừa đưa tin về cuộc trao đổi của phóng viên báo với đại diện Bộ Tư pháp, bộ này đã có ý kiến:”Bộ Tư pháp khẳng định việc TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho những hộ được bố trí đất tái định cư, cho các tổ chức cá nhân được giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng là vi phạm quy định của Chính phủ…
Bộ Tư pháp vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến mặt pháp lý đối với một số nội dung Kết luận thanh tra số 2852 ngày 2-11-2012 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về trách nhiệm của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có dư luận trái chiều trong thời gian vừa qua.”
Ở đây chưa bàn đến nội dung công văn của Bộ tư pháp mà chỉ xin lưu ý Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường rằng, Bộ Tư pháp lấy tư cách pháp lý gì để tham gia vào vụ này, khi không có chức năng xem xét, thẩm định lại các kết luận của thanh tra Chính phủ, vì đây không thuộc loại  “văn bản quy phạm pháp luật”…
Căn cứ theo Điều 1 của Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định Vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp như sau:”Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật…”
Những ý kiến của Bộ Tư pháp trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ không nằm trong chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 1 Nghị định 62, do đó nên các ý kiến nêu trên của Bộ Tư pháp trong công văn gửi Thủ tướng là vô giá trị đứng về phương diện pháp lý; việc nhào vô vô lối của Bộ Tư pháp khác chi những đòn “đánh hội đồng”, “hội chợ” mà chúng ta vẫn thường thấy ngoài đường, ngoài chợ…
Vệ vụ việc khiếu nại về kết luận của Thanh tra Chính phủ của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, xin mách nước cho Đà Nẵng và Thanh tra Chính phủ các cửa sau để giải quyết vụ tranh chấp này trước khi phải tính sửa lại Luật thanh tra 2010.
Tại mục 9 của Điều Ðiều 84 Hiến pháp 1992 đã quy định quyền hạn của Quốc hội: Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:”Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;”…
Ðiều 91 của Hiến pháp 1992 quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây tại mục 5:” Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;”
Theo người viết bài này, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Chính trị có thể căn cứ các điều trên để giải quyết về kết luận của cuộc thanh tra đất tại Đà Nẵng của Thanh tra Chính phủ.
Kết luận cuối cùng: Yêu cầu ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải chấm dứt ngay, không được nhào vô “đánh hôi” như vụ thanh tra đất Đà Nẵng vừa qua vì Bộ Tư pháp không phải là cơ quan mù luật pháp !
Trước vụ việc này, không biết ông Nguyễn Phú Trọng có sáng mắt ra trước việc " các nhóm lợi ích " đang lợi dụng cái "nguyên tắc tập trung dân chủ" ( bản chất là nguyên tắc này dựa trên sức mạnh của bầy đàn: thiểu số phục tùng đa số tức số đông cai trị số ít cho dù số ít đúng pháp luật, nắm chân lý... ) mà Đảng cố giữ để thay cho pháp luật; với cái nguyên tắc này là cơ sở để các nhóm lợi ích tung ra những đòn đánh hội đồng, hội chợ để triệt phá lẫn nhau; do vậy mà nguy cơ đẩy đất nước trở thành khu rừng của những bầy thú hoang là điều nhãn tiền...

P.V.Đ.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Quốc hội Miến Điện chấp thuận xét lại bản Hiến pháp độc đoán

Quốc hội Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw. Ảnh chụp ngày 23/04/2012.
Quốc hội Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw. Ảnh chụp ngày 23/04/2012.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Tú Anh
Theo yêu cầu của một dân biểu thuộc phe chính quyền, Quốc hội Miến Điện đã đồng ý xem xét lại bản Hiến pháp 2008. Văn kiện này trao cho quân đội quyền lực chính trị áp đảo và ngăn cản lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tranh cử tổng thống. Đảng đối lập chủ yếu là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tuy nhiên đã tỏ ý thận trọng trước thông tin này.

Theo nhật báo thân chính phủ New Light of Myanmar, Hạ viện Miến Điện đã chấp thuận thành lập « Ủy ban Chuyên gia Pháp lý và Trí thức » để xem xét bản Hiến pháp, với mục đích « sao cho thích hợp với tình hình đất nước » đang trong tiến trình cải cách.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ là những điều khoản nào sẽ được tu chính, điều khoản nào không.
Hiến pháp 2008 do tập đoàn quân phiệt soạn thảo, trao cho giới quân nhân nhiều quyền hạn rộng rãi đặc biệt là được ưu quyền chiếm 25% ghế dân biểu. Các tác giả văn kiện gây tranh cãi này còn có dụng ý ngăn chận trước lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi - có chồng là người nước ngoài và hai con mang quốc tịch Anh - lên làm tổng thống.
Tuy cũng đòi hỏi thay đổi Hiến pháp, nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ không tỏ ra lạc quan trước thông tin thành lập Ủy ban xem xét. Phát ngôn viên Ohn Kyaing thẩm định : « Con đường dân chủ đã được rõ nét hơn bởi vì người yêu cầu xét lại bản Hiến pháp là một dân biểu trong phe chính phủ. Tuy nhiên (phong trào đối lập) chưa rõ bước tới sẽ ra sao ? »
Chủ nhân Google tìm cách phát triển internet tại Miến Điện
Trong lãnh vực thông tin, chủ nhân tập đoàn internet Google của Mỹ sẽ đến Miến Điện vào tuần tới để phát triển mạng thông tin điện tử này. Eric Schmidt sẽ đến Rangoon ngày 22/03/2013 trong vòng viếng thăm châu Á.
Mặc dù người dân Miến Điện đã được tự do thông tin, nhưng tỷ lệ người có internet còn thấp và vận tốc truy cập còn chậm chạp.
Tổng thư ký hiệp hội chuyên nghiệp vi tính Thaung Su Nyein tuyên bố phấn khởi, hãnh diện và hài lòng khi nghe tin chủ nhân Google viếng thăm Miến Điện. Ông cho biết : « Chuyên gia, doanh nhân và giới trẻ sẽ đi nghe diễn văn » của Eric Schmidt.
Chủ nhân Google đã đi thăm Bắc Triều Tiên vào tháng Giêng năm 2013. Ông cho rằng Bắc Triều Tiên cần phải thoát ra khỏi tình trạng cô lập và phải cho phép dân chúng truy cập, sử dụng internet, nếu không sẽ tiếp tục ở trong tình trạng chậm tiến.


Copy từ: RFI

Thanh Hóa: Đi khiếu nại bị còng tay

Vụ đi khiếu nại bị còng tay: Chủ tịch UBND thành phố xin lỗi dân

(Dân trí) - Liên quan đến vụ việc người dân mang đơn đến Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố khiếu nại bị cán bộ Ban này gọi công an đến còng tay, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đã lên tiếng xin lỗi người dân.

Như Dân trí đã phản ánh, vì không đồng ý với mức đền bù của Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố Thanh Hóa, chị Trịnh Thị Thoa (trú tại thôn Thành Yên, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa) đã mang đơn lên UBND thành phố Thanh Hóa để khiếu nại.
Tại đây, chị Thoa gặp ông Lưu Ngọc Nhuệ, Phó giám đốc Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố Thanh Hóa. Sau một hồi lời qua tiếng lại thì Phó ban giải phóng mặt bằng và tái định cư đã gọi người đến còng tay chị Thoa mang ra ngoài.
Bà Trịnh Thị Thoa với đơn khiếu nại trên tay.
Bà Trịnh Thị Thoa với đơn khiếu nại trên tay.
Sự việc trên đã khiến dư luận và người dân vô cùng bức xúc. Sau khi nắm bắt được thông tin và phản ánh của người dân, ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, cho rằng, đối với vấn đề này Ban giải phóng mặt bằng cần phải đứng ra giải thích cho người dân, không để cho dân thiệt và phải làm khách quan.
Cũng theo ông Quy, lẽ ra việc này phải báo cáo và xin ý kiến Chủ tịch thành phố, tuy nhiên giữa hai bên đã có lời qua tiếng lại và đã nảy sinh vấn đề mà theo ông Quy là không nên. Đồng thời, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cũng đã nhận định việc làm như thế là sai.
Trước sự việc trên, ông Đào Trọng Quy cũng đã thay mặt UBND thành phố để xin lỗi người dân. Theo ông Quy thì đây là vấn đề ý thức kém, không nên xử sự với người dân như thế được.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư báo cáo sự việc và kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sự việc trên.
Trần Lê



Copy từ: Dân Trí

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
.toan doan
Những dấu hiệu tốt lành
Trong chương trình thả hoa đăng cho các liệt sĩ Gạc Ma, có những sự việc diễn ra vượt qua cả mong muốn của chúng tôi. Theo kế hoạch, buổi trưa ngày 13 xuất phát từ nơi tập trung nhưng cả ngày 12 mưa lai rai suốt ngày cho đến tận tối, qua đêm, khí hậu se se lạnh. Chúng tôi nhắn tin cho nhau, ai cũng tỏ ra lo lắng, dẫu vẫn khẳng định rằng dù thời tiết xấu như thế nào cũng cứ tiến hành theo đúng kế hoạch. Nhưng bỗng dưng, sáng 13, trời tạnh rồi đến trưa thì hửng nắng. Tiết trời thật đẹp đủ để chúng tôi “diện” mẫu áo phông mới mgang biểu tượng sự kiện Gạc Ma trên tinh thần NO-U mà không cần thêm áo khoác.
Khi đi in biểu ngữ, cửa hàng ra giá là 150 nghìn. Thế nhưng đến khi đọc nội dung, biết băng rôn này phục vụ cho việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, chủ cửa hàng chỉ lấy có 50 nghìn đồng, lại còn dặn sau này có làm gì liên quan đến chủ quyền đất nước, chống Trung Quốc xâm lược thì cứ đến đây.
Giữa đường, xe dừng lại cho chị em vào chợ. Phương Bích kể:
Trong khi tôi cũng lượn lờ vào chợ, ngắm nghía hàng quán thì bỗng một chị trong đoàn bảo:
- Này! Dân ở đây họ biết cả đấy. Chị nghe thấy họ xôn xao bảo nhau: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đấy. Thế là chị hỏi: sao các bác biết? Họ chỉ, cái áo chị kia mặc áo in những chữ Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam đấy còn gì?
Tất cả chúng tôi cùng a lên thích thú, cảm thấy hân hoan và ấm lòng. Vậy là người dân ho đã biết và không thờ ơ, dù chỉ với những dòng chữ trên một chiếc áo phông bình thường của khách qua đường.
Một cô còn lo lắng hỏi:
- “Nó” sắp lấy hết đảo của mình chưa ạ?
Bà bên cạnh gắt:
- Lấy là lấy thế nào?
Có một chuyện khá thú vị mà anh em trong đoàn ai cũng vui và nhớ mãi. Khi chúng tôi đang tản bộ từ khách sạn ra bến, có một cậu thanh niên cao lớn cứ vè vè chạy xe máy bên cạnh chúng tôi. Cậu ta hỏi cô chú có cần cần thuê ca nô không để cháu giúp. Đến khi cậu ta giới thiệu là an ninh đồn biên phòng Đồ Sơn, chúng tôi hoảng thực sự, đoán rằng họ cho người thăm dò để phá chúng tôi đây.
Ra tới bến, mặc cả tàu xong, lại thấy cậu ấy xuất hiện. Tôi nghĩ, vậy là họ tìm cách phá chúng tôi đến cùng. Đến khi hỏi, biết chúng tôi thuê tàu để thả hoa đăng cho liệt sĩ Gạc Ma, cậu ta nói, thế thì để cháu chịu cho một nữa, các cô chú chỉ thanh toán 500 nghìn đồng thôi nhé. Cậu ta còn hỏi chúng tôi đã thuê khách sạn chưa và bảo thủ trưởng của cháu có nhã ý lo chỗ nghỉ cho đoàn. Chúng tôi cảm ơn và nói rất tiếc là các cô chú đã thuê phòng nghỉ rồi, cho các cô chú gửi lời cảm ơn thủ trưởng và đơn vị của cháu. Khi hai bên quen và hiểu nhau rồi, chúng tôi chân thành giải thích tại sao lúc đầu chúng tôi lảng tránh, xua đuổi cậu ta. Hai bên cùng vui vẻ.
Tuyến – tên cậu thanh niên đã giúp chúng tôi rất nhiều việc như đi mua hương, tiền, vàng, mang vòng hoa to tướng lên tầng trên, làm lễ xong lại mang xuống tầng dưới để thả…
Trước khi ra bến, khách sạn cho chúng tôi mượn một phòng họp, có cả hoa để bàn và nước uống đầy đủ để làm lễ tưởng niệm và tặng quà cho hai gia đình liệt sĩ cùng đi. Tuy nhiên, lễ tưởng niệm chính thức thức sẽ diễn ra trên tàu sau đó.
Lễ tưởng niệm
Thời gian diễn ra lễ tưởng niệm là những giờ phút cảm động nhất. Chúng tôi chọn bến Nghiêng rồi thuê tàu ra xa bờ để thả hoa. Mang được vòng hoa to tướng lên tàu rồi, bắt đầu gắn tên, đốt nến. Mỗi một bát đèn gắn một ngọn nến, cài tên một liệt sĩ, Việc gắn đủ 64 bát đèn như thế cũng mất khá nhiều thời gian. Công việc được chia ra nhiều bộ phận, người thắp nến, gắn tên, người thắp nhang, cầu nguyện cho các liệt sĩ. Chúng tôi làm cả thủ tục cầu nguyện cho các liệt sĩ theo nghi thức công giáo do Vien Nguyen chủ trì.
Đèn hoa hương khói đã đầy đủ, tất cả quỳ xuống sàn tàu vái vọng. Xuân Diện đọc văn tế. Tôi nhìn những ngọn nến lung linh, khói hương nghi ngút mà lòng không khỏi bùi ngùi.
Tình cảm của anh em chúng tôi đối với các liệt sĩ Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài sự thương tiếc khôn nguôi, lòng biết ơn vô hạn trước sự hy sinh của các anh, cũng có những xúc cảm khác nhau. Các anh đều ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Thế nhưng, nếu thương các liệt sĩ Hoàng Sa chưa được vinh danh, công nhận thì thương các liệt sĩ Trường Sa hy sinh trong trường hợp vô cùng đau xót. Các anh được lệnh không chống trả, chịu cho quân Trung Quốc xâm lược chủ động tấn công., nhả đạn. Nhiều người nuối tiếc giá mà hôm ấy, các anh được quyền đánh trả thì có lẽ các anh không hy sinh nhiều như thế, hoặc là quân xâm lược phải trả giá đắt hơn. Và biết đâu, Gạc Ma được giữ vững bởi sự chống trả của những tay súng thiện chiến và dũng cảm.
Tôi ngẩng lên nhìn bao quát thấy nhiều khuôn mặt đã giàn giụa nước mắt từ khi nào. Không khí lúc này quá nghiêm trang và thiêng liêng. Sương mù lúc này phủ kín. Những ngọn đèn điện trên bờ không còn tỏ như trước. Trời gió, dù nhẹ. Thỉnh thoảng một vài ngọn nên tắt nhưng lập tức được thắp lại. Hương khói nghi ngút, tỏa ra một mùi thơm dễ chịu tạo ra cảm giác âm dương hòa trộn. Không một nén hương nào bị tắt, không một điếu thuốc nào cháy dở. Bất chợt, có gì gai gai, lành lạnh chạy dọc sống lưng làm tôi rùng mình. Tôi tin là các anh đã về cùng chúng tôi và thấu hiểu nỗi lòng của chúng tôi. Dù cố nén, cuối cùng tôi cũng phải bật lên tiếng nấc.
Lễ tưởng niệm đã xong, vòng hoa được đưa xuống biển. Con tàu nổ máy vào bờ. Chúng tôi bám vào thành tàu nhìn theo, nhìn theo mãi. Xin gửi vào vòng hoa trắng tất cả lòng thương tiếc và biết ơn của chúng tôi đối với những người lính đã anh dũng hy sinh ngày này cách đây 25 năm về trước. Dù các anh, người đã được đưa về đất liền, người còn trôi dạt đâu đó trên biển cả, mong các hãy yên nghỉ. Dù có lúc nào đó các anh bị lãng quên hay ai đó cố tình quên nhưng những người yêu nước chân chính không bao giờ quên các anh – những người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng mạng sống của mình vì chủ quyền của Tổ Quốc.
vonghoavong hoa2
.
26/3/2013



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Giáo hoàng Phanxicô chủ trương một « Giáo hội nghèo vì người nghèo »

Đức Giáo hoàng Phanxicô trước báo giới ngày ngày 16/03/2013
Đức Giáo hoàng Phanxicô trước báo giới ngày ngày 16/03/2013
REUTERS/Paul Hanna

Thanh Phương
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí quốc tế hôm 16/03/2013, tân Giáo hoàng Phanxicô đã tuyên bố chủ trương một « Giáo hội nghèo vì người nghèo », sau khi giải thích Ngài chọn tước hiệu Phanxicô là vì muốn noi gương Thánh Phanxicô thành Assisi, người đã từ bỏ cuộc giàu sang phú quý để sống với người nghèo.

Cử toạ báo chí thế giới đã nhiều lần vỗ tay tán thưởng những phát biểu của vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã, người gốc Achentina.
Không chỉ mời các phóng viên, Đức Giáo hoàng còn mời luôn cả gia đình họ, một hành động chưa từng có để họ có thể đến gần một vị lãnh đạo Giáo hội mà trong vòng chưa tới 4 ngày qua, đã làm cả thế giới ngạc nhiên thích thú do những cử chỉ rất bình dị của Ngài. Vào năm 2005, Giáo hoàng Benedicto 16 cũng đã gặp gỡ báo chí, nhưng chưa bao giờ mời đông như thế.
Tuy nhiên, tân Giáo hoàng Phanxicô đã không thể trả lời vô số câu hỏi mà các phóng viên rất muốn đặt với Ngài, mà chỉ đọc một bài diễn văn và chào hỏi một số nhà báo.
Khi tiếp các vị hồng y hôm qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến mối liên hệ « thân hữu » giữa các hồng y. Ngài đã tỏ ra rất tự nhiên, thoải mái, chào hỏi từng người một, khác hẳn với thái độ dè dặt của người tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedicto 16.
Chỉ có điều, hôm qua, Vatican đã buộc phải lên tiếng phản bác những lời cáo buộc về thái độ bị cho là thụ động của cha Jorge Bergoglio (Giáo hoàng Phanxicô), khi đó là cha bề trên Dòng Tên ở địa phương, trong thời gian chế độ độc tài quân sự Achentina. Cha Bergoglio bị cho là đã không có hành động gì để bảo vệ hai linh mục Dòng Tên bị tập đoàn quân phiệt bắt cóc.
Đối với Tòa Thánh, đó là những lời cáo buộc « bội nhọ và vu khống » của những thành phần « cánh tả chống Giáo hội », vì theo Vatican, trên thực tế cha Bergoglio đã làm rất nhiều điều để bảo vệ những người bị chế độ quân sự đe dọa.


Copy từ: RFI

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa


NGUYỄN TƯỜNG THỤY
 .
ke chuyen
.
Cho đến khi thả hoa đăng xong, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và vui mừng khôn xiết. Như vậy, việc thả hoa đăng, gửi gắm tấm lòng mình đến hương hồn các liệt sĩ Gạc Ma đã diễn ra suôn sẻ. Ngày mai, chúng tôi chỉ còn việc tiếp tục đi thăm các gia đình liệt sĩ ở Thái Bình, điều đó chỉ phụ thuộc vào công sức và thời gian mà thôi.
Đến giờ, các thành viên trong đoàn như Xuân Diện, Sông Quê, Phương Bích, Bà Còng, Gió Lang Thang đều đã có bài và ảnh. Tôi nghĩ thế là đủ và định không viết gì nữa. Thế nhưng L.N gọi điện nhắc:
-    Anh phải viết cái gì đi chứ. Một chuyến đi ý nghĩa và thành công như thế mà không có ấn tượng gì với anh sao? Hay việc anh đi chỉ là vì thích chứ không vì liệt sĩ?
Khổ quá. Hôm trước họ bảo tôi qui chụp họ theo kiểu cộng sản. Bây giờ họ lại qui chụp tôi cũng theo kiểu ấy.
-    Thì bài đã có người viết rồi, bao nhiêu ảnh cũng tương hết lên mạng rồi, “thế lực thù địch” phỏng vấn, anh cũng giả nhời liên tiếp đến 3 đài rồi. Bây giờ mà còn đi tường thuật á? Ai người ta đọc.
Cãi vậy là theo thói quen, vì tính tôi bướng, không cãi không chịu được chứ thực ra, lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Nửa tháng nay, cũng như các thành viên khác trong nhóm, mọi diễn biến từ tính toán đến việc làm không ai có thể quên được.
Một quyết định khó khăn
Ý tưởng thả hoa đăng cho các liệt sĩ Gạc Ma xuất phát từ một giấc mơ của Sông Quê. Sông Quê kể mình nằm mơ gặp các liệt sĩ Gạc Ma rất cảm động. Tất cả nhóm đều nhất trí. Nhưng địa điểm ở đâu lại chia làm hai phe. Phe thiểu số thì muốn thả ở Sông Hồng cho tiết kiệm chi phí và phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Phe đa số thì muốn thả ngoài cửa biển, vì thả ở biển, sẽ gần gũi các anh hơn. Về tâm linh, các anh dễ cảm nhận được tấm lòng của người tri ân hơn. Không phe nào chịu phe nào, thế là chia làm hai tốp, một tốp ra biển còn một tốp thả hoa đăng ở Sông Hồng, chọn một khúc sông đã khảo sát, còn tốp kia sẽ thả ở Đồ Sơn.
Đã tưởng hình thành 2 tốp như thế, tốp này ủng hộ, hỗ trợ tốp kia, đặc biệt về mặt tài chính. Tuy vậy, phe đa số không nản, đưa thêm lý do rất thuyết phục là nhân dịp thả hoa đăng cho các anh thì tại sao không đi thăm và tặng quà cho gia đình các anh luôn. Ý nghĩa của việc làm sẽ thiết thực hơn rất nhiều. Liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê ở Hải Phòng và Thái Bình lại nhiều hơn cả. Cuối cùng, một ngày trước khi đi, Phương Bích, nhân vật ngoan cố nhất phe thiểu số đã bị thuyết phục hoàn toàn. Vỗ tay (nếu có)
Chuẩn bị
Ý là vậy nhưng chưa ai xác định được địa điểm thả hoa cụ thể, chưa xác định được các gia đình liệt sĩ ở những đâu. Thế là đi lục tìm danh sách. Không thể đến thăm tất cả các gia đình liệt sĩ nên phải chọn gia đình nào tương đối thuận lợi cho một lộ trình, không đi trái đường nhiều quá. Trước khi đi 3 ngày, chúng tôi phải cử 2 nhóm đi khảo sát, một nhóm tìm địa điểm thả hoa, đặt vòng hoa, tìm nơi nghỉ, một nhóm lần theo địa chỉ trong danh sách liệt sĩ để liên lạc với gia đình, tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình một để có quà tặng cho hợp lý, hợp tình.
Để tiết kiệm tối đa chi phí, điều đó đồng nghĩa với việc quà tặng cho các gia đình liệt sĩ tăng lên, chúng tôi bàn nhau mang đi nhiều thức ăn làm sẵn: mua gà rang lên, mua chân gà công nghiệp thay đồ nhậu cho rẻ, mang mì tôm thay ra quán ăn sáng … Tôi phải can: keo vừa vừa thôi. Vào quán mà chỉ gọi tô cơm, tô canh, rồi mang đồ ăn của mình ra uống với rượu của mình, coi chừng người ta “mời” đi chỗ khác chứ chẳng chơi. Cuối cùng thống nhất mang đồ ăn ở nhà đi một nửa, gọi tại quán một nửa. Phòng nghỉ 2 giường thì nhét vào 4, nằm trở đầu đuôi hoặc thay nhau ngủ. He he. Cái gì cũng mặc cả, từ tiền thuê xe, thuê tàu, mặc cả cả phòng ngủ … Rồi cũng giả vờ bỏ đi tỏ ra không cần, y như ngoài chợ. Mặc cả giỏi nhất, cũng có nghĩa là lắm thủ đoạn nhất phải nói là Liberty Nguyen, đến mức tôi phải tặng cho nàng danh hiệu “con phe có hạng”
Trương Ba Không được cử đi Hải Phòng, Thái Bình 2 ngày, lặn lội đi tìm các gia đình liệt sĩ, khảo sát toàn bộ đường đi, đường về, được cấp 500 nghìn đồng nhưng chi không hết, nộp lại 110 nghìn đồng. Như vậy tiêu hết có 390 nghìn bao gồm xăng xe đi lại, ăn và thuê trọ trong 2 ngày. Cả đoàn bái phục.
Công tác bảo mật
Bất kể hoạt động gì được cho là “nhạy cảm”, công việc đảm bảo bí mật đều được đặt lên hàng đầu. Tưởng niệm liệt sĩ, nếu là liệt sĩ hy sinh vì đánh nhau với Mỹ thì không sao nhưng đây là liệt sĩ chống Trung Quốc, nói đúng hơn là bị Trung Quốc tàn sát, quả là to gan. Ban điều hành chỉ cho phép có 4 người, lập một nhóm chat. Những người được phân công việc chỉ biết thực hiện chứ không biết để làm gì, tại sao. Có người đến sát ngày đi mới huy động. Có người chỉ khi lên xe mới biết đi đâu và để làm gì.
Bí mật được đến phút chót.
Tôi đề nghị khi đi, làm một cái băng rôn treo ngang thành xe nhưng lập tức bị phản đối quyết liệt.
Tễu giễu:
-    Thế thì làm 2 cái, treo 2 bên thành xe, mang theo Cassette và loa thùng nữa, cho nó hoành tráng.
L.N phụ họa:
-    Ừ, hay đấy, cho nó giống gánh xiếc rong.
Câu giễu cợt của đứa cháu gái làm tôi bị cô lập hoàn toàn. Nó là đứa tôi tin cậy nhất, thường xuyên được cử đưa cơm cho tôi những khi có một mình mà không tiện ra ngoài :) . Vậy mà lúc này, nó cũng phản đối bác.
Biết cô thế, tôi không nói gì nữa. Mặt khác, tôi nghĩ đến vụ hôm 17/2 vừa rồi, chúng tôi phải mang vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược đầu năm 1979 chạy vòng quanh đến 3 nơi nên tôi cũng có phần lung lay. Tôi chỉ bảo:
-    Các chú các cô đừng đánh hội đồng bác nhé.
Chẳng phải là tôi muốn phô trương gì, chỉ muốn cho nhiều người biết đến sự kiện Gạc Ma năm 1988. Nhưng càng nghĩ càng ức. Mình làm việc thiện, lại quá chính đáng thế mà cứ phải vụng vụng, trộm trôm như quân ăn trộm. Ở cái xã hội này, người lương thiện sợ kẻ gian là như vậy. Có nơi nào, công dân tưởng niệm liệt sĩ bỏ mình vì Tổ Quốc mà phải lén lút như thế không.
Tới Đồ Sơn, đến khách sạn nhân phòng rồi, những người quan tâm vẫn không biết là tôi đã đi. Bà xã ở nhà chắp máy cho tôi nói chuyện với cậu phó chủ tịch xã khi ấy đang ở nhà tôi. Cậu ta nói đại ý rằng, ngày mai có “phái đoàn” đến Bờ Hồ, chúng tôi khuyên bác đừng đi. Tôi chỉ trả lời quấy quá rằng, tôi không có ở nhà, có lẽ phải mấy hôm nữa mới về. Một “cơ sở” của tôi cho biết, có mấy nhân vật quan trọng đang dò hỏi xem tôi có ở nhà không (hay là đã “dạt vòm” rồi)
Hôm sau về, bà xã tôi kể chiều tối hôm qua có đoàn cán bộ của địa phương gồm 4 người đến vận động tôi đừng ra Bờ Hồ (vì chương trình tưởng niệm liệt sĩ ở Vườn hoa Chí Linh có công khai trên mạng, còn chương trình của nhóm chúng tôi hoàn toàn giữ được bí mật). Họ nói với vợ tôi là chị nên khuyên anh ấy. Vợ tôi chỉ bảo tôi khuyên thế nào được anh ấy. Các anh gặp anh ấy mà khuyên, để tôi chắp máy cho mà nói chuyện. Thế nên mới có cuộc nói chuyện qua điện thoại khi tôi đang ở Đồ Sơn như vừa kể.
Lại nghe nói cả đêm hôm ấy có 2 người, sáng hôm sau có 4 người canh nhà tôi. Mãi đến khi có điện thoại nói “quân ông Thụy” kéo lên Bờ Hồ 30 người rồi, họ mới chịu giải tán chốt canh. Tôi phì cười vì mấy chữ “quân ông Thụy”. Người ta cứ làm như tôi tuyển mộ quân để chống lại chính quyền không bằng.
Sự thật thì ngay từ 0h9 phút đêm, Nguyễn Xuân Diện đưa bản tin đầu tiên lên mạng về việc thả hoa đăng cho liệt sĩ ở Gạc Ma, có đầy đủ hình của mọi người trong đó hình tôi nhiều nhất. Chẳng lẽ, cả một lực lượng an ninh, mật vụ hùng hậu như thế, không có ai đọc tin ấy.
15/3/2013




Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa


Ngoài hai tàu QNg 96417 và QNg 96382 của ông Dương Văn Giàu và Bùi Văn Phải bị tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, thêm hai tàu cá của Quảng Ngãi cũng gặp tình trạng tương tự.
Vừa trở về từ chuyến đánh bắt khu vực quần đảo Hoàng Sa, ngư dân Bùi Tấn Thành - thuyền trưởng một tàu cá ở xã An Hải (huyện Lý Sơn) - cho biết tàu của ông bị một tàu Trung Quốc rượt đuổi vào ngày 11-3, khi ông cùng 18 ngư dân đang đánh bắt ở khu vực đảo Linh Côn. Thuyền trưởng Thành cho tàu chạy lắt léo tránh những đợt sóng lớn do tàu Trung Quốc gây nên, đồng thời đưa tàu hướng về đất liền. Khoảng một giờ sau, một tàu cảnh sát biển màu trắng xuất hiện, có phiên dịch tiếng VN đi cùng, phát trên loa đề nghị tàu cá VN ra ngoài vùng biển.

Tàu của ngư dân Bùi Tấn Thành bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ngày 11-3 vừa cập cảng Sa Kỳ - Ảnh: Trà Giang
Ông Bùi Tấn Lợi - ngư dân trên tàu - kể: “Chúng tôi biết đây là vùng biển của VN nên quyết tâm không rời, chạy vòng tròn từ đảo Linh Côn qua khu vực đảo Tri Tôn. Tàu Trung Quốc vừa rượt đuổi vừa xịt vòi rồng nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh né tránh”.
Cũng bị tàu Trung Quốc rượt đuổi trong sáng 11-3 còn có tàu cá của ngư dân Lê Khởi (xã An Hải, Lý Sơn). Đi trên tàu của ông Khởi, ngư dân Lê Văn Thiệt nói tàu ông Khởi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi trước, bị phun vòi rồng bể kính cabin rồi bỏ đi. Anh em trên tàu phải ra sức bơm nước và tát nước cho tàu chạy nhanh về bờ. Theo ngư dân Thiệt, sau khi cập cảng Lý Sơn, đồn biên phòng trên đảo này đã mời các ngư dân trên tàu đến tường trình vụ việc.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, cũng xác nhận trường hợp tàu ông Khởi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và cho biết hội có kiến nghị lên các cấp chính quyền. Riêng tàu cá của ông Bùi Tấn Thành, ông Chinh cho biết chưa nghe phản ảnh về trường hợp này nên chưa có ý kiến gì.
Trà Giang/tuoitre 
 


Copy từ: GDVN

PHÁT HIỆN MỚI NHẤT VỀ DỰ ÁN ECOPARK: NHIỀU DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ HAI SỔ ĐỎ

ECOPARK – NHIỀU DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ HAI SỔ ĐỎ
Luật sư Nguyễn Anh Vân
Mặc dù việc khiếu kiện của những hộ dân Văn Giang bị thu hồi đất trong suốt hơn 8 năm qua chưa được cơ quan có thẩm quyền nào làm rõ đúng sai thì một số hạng mục công trình của dự án Ecopark đã được hoàn thiện và sản phẩm của dự án đã được cung cấp cho khách hàng. Đầu năm 2013, đã có 28 khách hàng được chủ đầu tư Ecopark trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi là sổ đỏ) tại các khu Vườn Tùng, Vườn Mai. Một số hạng mục công trình dân sinh khác của dự án sẽ được hoàn thiện và cũng sẽ được cung cấp cho khách hàng. Những khách hàng này rồi cũng sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ như những khách hàng đã nhận sổ đỏ nêu trên. Tuy nhiên, có nhiều hạng mục công trình lại được xây dựng trên diện tích đất của các hộ dân Văn Giang bị thu hồi đất mà họ hiện đang nắm giữ sổ đỏ. Như vậy sẽ có nhiều mảnh đất có hai sổ đỏ trong dự án Ecopark: một do mỗi hộ dân hiện đang nắm giữ và một sổ khác - đã, sẽ được cấp cho các khách hàng của Ecopark.
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang áp dụng sai luật
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều mảnh đất có hai sổ đỏ trong dự án Ecopark là do chính quyền huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với những diện tích đất của các hộ dân này . Họ đã tước đoạt quyền sử dụng đất, phá hủy tài sản trên đất của các hộ dân bằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật. Cụ thể là Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) huyện Văn Giang đã căn cứ vào Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 để ra Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai vì cho rằng các hộ dân đã có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này;  sau đó Chủ tịch huyện căn cứ vào Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 để ban hành quyết định “cưỡng chế bằng các biện pháp khác để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” và thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất với lý do “Giải tỏa mặt bằng trên thực địa để bàn giao đất theo các Quyết định và Thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Thế nhưng, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, quyết định cưỡng chế này phải được hiểu là biện pháp cưỡng chế theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 (1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;2. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;) chứ không được áp dụng biện pháp cưỡng chế theo khoản 3 Điều 2 Nghị định này, bởi lẽ, Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009  không có quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp cưỡng chế là thu hồi đất. Cho nên Chủ tịch UBND huyện Văn Giang không thể căn cứ vào Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 để cưỡng chế thu hồi đất của các hộ dân. Hơn nữa đất của các hộ dân đã được chính UBND huyện Văn Giang cấp sổ đỏ để sử dụng ổn định lâu dài chứ họ có lấn, chiếm đâu mà giải tỏa diện tích đất của họ.
Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang còn vi phạm về quy định mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND huyện Văn Giang đã cố tình sửa đổi mẫu quyết định ký hiệu số MQĐ 12 được ban hành theo Thông tư số 16/2010/TT – BTNMT ngày 26/10/2010 về việc quy định trình tự, thu tục cưỡng chế thi hành thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Mục đích của hành vi vi phạm này của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang các cơ quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc Văn Giang cần phải điều tra làm rõ.
Để thu hồi đất của các hộ dân Văn Giang, chính quyền Hưng Yên phải áp dụng theo quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Điều 39 Luật đất đai 2003 quy định như sau:
Điều 39. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”.
Theo quy định này thì UBND huyện Văn Giang phải ban hành Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường cho người sử dụng đất. Trường hợp những hộ dân không bàn giao mặt bằng thì UBND huyện Văn Giang phải ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện cưỡng chế theo trình tự thủ tục thu hồi đất quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009. Sau đó Phòng tài nguyên và Môi trường của huyện phải báo cáo việc thu hồi hoặc chỉnh lý sổ đỏ. Trên cơ sở báo cáo này UBND huyện Văn Giang sẽ điều chỉnh sự biến động về sử dụng đất của các hộ dân có diện tích đất bị thu hồi ...
Như vậy, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang đã ban hành quyết định “cưỡng chế bằng các biện pháp khác để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” để thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất theo Pháp lệnh xử phạt lý vi phạm hành chính là không có căn cứ và áp dụng luật một cách bừa bãi, ngây ngô, ngớ ngẩn.
Do vậy có thể nói, hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Văn Giang là quá rõ ràng, không thể chối cãi. Bằng chứng là có nhiều diện tích đất có hai sổ đỏ chồng chéo cùng tồn tại song song.
Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm hại thô bạo 

Nhà nước giao đất nông nghiệp và cấp sổ đỏ cho các hộ dân sản xuất ổn định lâu dài.Cho nên sổ đỏ là căn cứ pháp lý xác lập quyền về sở hữu tài sản của họ theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005 và nó là tài sản chung của hộ gia đình theo Điều 108 Bộ luật này. Cho nên các hộ dân được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với quyền sử dụng đất, tài sản trên đất. 

Còn theo quy định tại Điều 105, 113 Luật đất đai 2003, người sử dụng đất có các quyền sau:
Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 

Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 
1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này; 
2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;   
3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;
4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;
7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;
8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù luật pháp đã quy định rất rõ về quyền của người sử dụng đất, quyền về tài sản  như vậy, nhưng không hiểu tại sao Chủ tịch UBND huyện Văn Giang vẫn cố tình ban hành quyết định cưỡng chế trái luật nói trên và thực hiện cưỡng chế một cách quyết liệt?. Rõ ràng đàng sau việc ban hành và thực hiện cưỡng chế này có vấn đề không bình thường.
Theo các quy định về quyền của người sử dụng đất nói trên thì các chủ sở hữu sổ đỏ đều có các quyền ngang nhau. Như vậy, nếu như các hộ dân có sổ đỏ đã bị cưỡng chế thu hồi đất và khách hàng của Ecopark thực hiện các quyền này bằng các giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự thì không biết chính quyền tỉnh Hưng Yên sẽ giải quyết như thế nào? Chẳng hạn họ tham gia vào các giao dịch dân sự như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hay góp vốn, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì chính quyền chắc chắn sẽ lúng túng trong việc giải quyết về mặt hành chính cho các giao dịch này. Họ không có lý do nào để từ chối và cũng chẳng có căn cứ pháp lý nào để giải quyết các thủ tục hành chính  chồng chéo đối với các cuốn sổ đỏ này. Rồi nếu có các vụ kiện xẩy ra liên quan tới các sổ đỏ đó thì tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Và việc thi hành án sẽ ra sao?!! .... Nói chung mọi việc sẽ rối như canh hẹ đối với các cuốn sổ đỏ trong khu dự án Ecopark. Chung quy là tại cái quyết định cưỡng chế và việc thực hiện cưỡng chế trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang.
Cũng theo quy định trên thì các hộ dân còn nắm giữ sổ đỏ vẫn còn nguyên các quyền của người sử dụng đất. Thế nhưng trong thực tế họ đã bị tước đoạt quyền sử dụng đất, bị phá hủy tài sản trên đất bằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật của UBND huyện Văn Giang.
Theo quy định pháp luật thì không được phép trên cùng một diện tích đất có nhiều sổ đỏ. Trong trường hợp này, sổ đỏ của các khách hàng Ecopark là trái pháp luật. Bởi lẽ, UBND huyện Văn Giang thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, dẫn đên việc bàn giao đất của chính quyền tỉnh Hưng Yên cho chủ đầu tư Ecopark cũng trái pháp luật. Do vậy các cuốn sổ đỏ của khách hàng Ecopark.sẽ bị thu hồi theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009. Cho nên đối với các khách hàng của Ecopark dù đã bỏ ra cả đống tiền để có cuốn sổ đỏ trong tay nhưng vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý. Bở bất kỳ một lá đơn đề nghị, đơn khiếu nại, đơn khởi kiện nào từ phía các hộ dân còn nắm giữ sổ đỏ gửi đến cơ quan có thẩm quyền đều có thể ngăn cản họ thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh … khi họ có nhu cầu.
Để thu hồi, xóa bỏ những diện tích đất trong các cuốn sổ đỏ của các hộ dân là một vấn đề hóc búa. Những cuốn sổ này chẳng khác gì những khúc sương bị mắc trong cổ họng: nuốt không trôi, nhả không ra. Cách duy nhất là chính quyền huyện Văn Giang phải thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời xin lỗi các hộ dân và bồi thường thiệt hại cho họ; sau đó họ phải thực hiện lại việc thu hồi đất theo quy định Luật đất đai 2003. Còn một cách nữa nhưng không liên quan đến chính quyền là chủ đầu tư thỏa thuận với các hộ dân bằng một bản hợp đồng theo các quyền mà người sử dụng đất được hưởng. Phải thực hiện như vậy mới đúng luật và quyền lợi của các hộ dân mới được đảm bảo.
Như vậy có thể nói, không chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị thu hồi đất bị xâm hại một cách thô bạo mà ngay cả quyền lợi của những khách hàng Ecopark.cũng phải đối mặt với những rủi ro pháp lý từ quyết định cưỡng chế trái luật, hành vi cưỡng chế trái luật và việc bàn giao đất trái luật của chính quyền tỉnh Hưng Yên.
Những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân 

Điều 169 Bộ luật dân sự 2005 quy định về « Bảo vệ quyền sở hữu ». Theo đó, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận, bảo vệ và không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Căn cứ vào điều luật này, các hộ dân Văn Giang bị UBND huyện Văn Giang cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền sử dụng đất, đòi bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị phá hủy. 

Đối với các hộ dân Văn Giang bị UBND huyện Văn Giang cưỡng chế thu hồi đất năm 2012 có quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND huyện Văn Giang bằng những vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục của Luật tố tụng hành chính để yêu cầu tòa án xem xét việc yêu cầu bồi thường và hủy bỏ quyết định hành chính trái luật nói trên.

Đối với diện tích đất của các hộ dân (kể cả các hộ dân đã nhận tiền đền bù) mà họ hiện đang nắm giữ sổ đỏ bị thu hồi đất năm 2009 thì thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính (nếu có), hành vi hành chính của UBND huyện Văn Giang đã hết, do vậy họ đã mất quyền khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên, do họ còn nắm giữ sổ đỏ nên họ có căn cứ để khởi kiện bằng những vụ án dân sự để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật dân sự để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Các hộ dân cho biết, ngày 11 tháng 12 năm 2013, khoảng 150 hộ dân xã Xuân Quan hiện đang nắm giữ sổ đỏ đã đồng loạt gửi đơn đề nghị UBND xã Xuân Quan tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai với chủ đầu tư Ecopark theo quy định tại Điều 135, 136 Luật đất đai 2003. Họ tranh chấp với chủ đầu tư vì họ cho rằng, chủ đầu tư Ecopark đã chiếm đoạt đất của họ không có căn cứ pháp lý, trái luật. Sau khi hòa giải, nếu buổi hòa giải không thành thì hơn 150 hộ dân này sẽ gửi đơn khởi kiện chủ đầu tư Ecopark đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Các hộ dân sẽ lựa chọn và tùy thuộc vào tình hình tài chính để nộp tiền án phí, hoặc sẽ đồng loạt gửi đơn khởi kiện chủ đầu tư Ecopark.hoặc sẽ gửi đơn khởi kiện đơn lẻ để yêu cầu tòa án giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất.
 Tiếp đến, để tránh những rắc rối trong quá trình giải quyết tranh chấp và để đảm bảo cho việc thi hành án sau này, các hộ dân sẽ làm đơn đề nghị UBND huyện Văn Giang không cấp sổ đỏ cho các khách hàng của Ecopark tham gia mua bán, chuyển nhượng các sản phẩm là bất động sản trên diện tích đất hiện đang có tranh chấp.
Còn đối với các hộ dân vẫn còn nắm gữi sổ đỏ tại diện tích đất mà khách hàng của Ecopark đã nhận sổ đỏ tại khu vực Vườn Tùng, Vườn Mai có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu UBND huyện Văn Giang thu hồi sổ đỏ do cấp trái quy định.
Tóm lại, không thể để tình trạng trên một diện tích đất tồn tại chồng chéo nhiều sổ đỏ dẫn tới các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp khi những người dân được cấp sổ đỏ tham gia các quan hệ pháp luật dân sự trong xã hội.…. Cho nên các cơ quan chức năng có thẩm quyền các cấp cần phải vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật tại Văn Giang. Không những phải làm rõ hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà phải làm rõ cả những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của một số lãnh đạo tỉnh Hưng Yên. Và nếu như các cấp có thẩm quyền không giải quyết vụ việc trái pháp luật này thì cuộc chiến pháp lý, hậu quả pháp lý cũng như hệ lụy của nó sẽ không có hồi kết.  
                                                                                                                   N.A.V
 
 


Copy từ: TS Ngyễn Xuân Diện