CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Ác ý nào từ “độ trễ” giảm lãi suất cho vay?

Phạm Chí Dũng 
 Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua, và cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.

 “Độ trễ” một năm rưỡi!
Thời gian đã tròn bốn tháng từ khi nghị quyết 02 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn ra đời, nhưng dường như vẫn chưa có gì được “tháo gỡ”. 
“Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hỗ trợ” hay “doanh nghiệp chết như ngả rạ” là những tiêu ngữ mang tính tán thán rất cao, lại đã xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo chí.
Tuy thế, tình thương không làm xúc động lợi nhuận.
Các ngân hàng vẫn cố tình treo cao lãi suấ cho vay một cách đầy ác ý. Cách đây hơn một tháng, khi trần lãi suất huy động được kéo giảm thêm một lần nữa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng lại một lần đưa ra lời hứa hẹn về việc giảm lãi suất cho vay. Thế nhưng, một lần nữa hứa hẹn này lại kèm theo điều kiện “giảm lãi suất cho vay cần phải có độ trễ từ 2 đến 3 tháng”.
Cái được gọi là “độ trễ” ấy thực ra đã kéo dài từ cuối năm 2011 đến nay. Không khó gì để người ta kiểm điểm lại năm đầu tiên của suy thoái, mà vào thời điểm cuối năm 2011 số doanh nghiệp phải phá sản và giải thể đã được tiết lộ là 49.000.
Còn giờ đây, số doanh nghiệp lâm vào tình trạng “ruộng khô lúa cháy” – như một ví von đến cay đắng của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã lên đến 100.000 – mới chỉ theo con số công bố của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.
“Độ trễ” của việc giảm lãi suất cho vay đã đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào cái chết như thế còn hơn cả cay đắng của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, lồng trong tâm thế tiền ngồn ngộn trong ngân hàng nhưng doanh nghiệp không thể vay được.
Cho dù một số gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước tung ra vào giữa năm ngoái, song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp hoạt động thực tiễn, tới giờ này tình hình tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” vẫn không khả quan hơn bao nhiêu.
Trong khi đó, thời gian cứ trôi đi, và mỗi khoảnh khắc của thời gian đều mang lại một vết cứa lòng thấm thía cho những kẻ khát vốn.
“Thuốc độc”
Nếu vào năm 2011 và nửa đầu 2012, những kẻ khát vốn đã phải lao theo mặt bằng lãi suất cho vay đến 18-20%, thậm chí có lúc lãi suất cho vay còn được đẩy lên đến 23-25%, thì dù sao khi đó niềm hy vọng tiêu thụ hàng hóa vẫn còn được giữ ở một mức độ nào đó.
Nhưng tròn một năm trước đây, cũng vào tháng Năm, vào thời điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều trần trước Quốc hội về tỷ lệ nợ xấu ‘bỗng dưng’ nhảy vọt lên 10% – quá cách biệt so với tỷ lệ  này chỉ 3,4% được Ngân hàng nhà nước công bố vào tháng 11/2011, thì vấn đề sức mua của thị trường cũng trở nên tiêu tán một cách nghiệt ngã.
Không thể thỏa hiệp với mặt bằng lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận phương án “lãn công”, tạm dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc tệ hơn thế là thẳng tay đẩy công nhân ra đường.
Trong hai cái tết 2011 và 2012, dù không có số liệu thống kê chính thức nào được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song phản ánh của báo chí đều cho thấy có nhiều ngàn công nhân thậm chí không đủ tiền để mua vé tàu xe về quê ăn tết. Nhiều người trong số họ đã phải chọn cách ở lại thành phố chỉ để… ngủ.
Những tiêu cực, khi vượt qua giới hạn của nó, luôn có thể mang lại hình ảnh dã man.
Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại vẫn khá ung dung với nguồn lợi nhuận tích lũy từ những năm tháng trước, cho dù vào cuối năm 2012 họ đã bị chao đảo bởi tình trạng tồn ứ vốn mà hầu như không cho vay được.
Nửa cuối năm 2012 cũng chứng kiến vòng quay vốn xã hội chỉ còn có 0,8 lần, theo con số báo cáo. Thế nhưng con số này là quá thấp so với vòng quay 2 lần của những năm trước đó.
Vòng quay vốn lại phản ánh thực trạng sức mua xã hội. Không thể lưu thông một cách đều đặn, vốn bị tắc nghẽn không chỉ ở khâu sản xuất và kinh doanh mà còn lan sang cả khâu tiêu dùng. Tình trạng găm tiền của người dân là phổ biến, nhưng còn phổ biến hơn là nhiều gia đình không còn tiền để găm giữ. Tất cả chi tiêu sinh hoạt đều phải tính toán một cách đầy cẩn trọng, trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng giảm một tăng hai.
Trong khung cảnh đầy u ám như thế, việc tiếp tục vay và hơn nữa là vay với lãi suất khá cao chính là “một cách để tự sát”, hoặc “doanh nghiệp uống thuốc độc” – như báo chí thường mô tả bóng bẩy và đau đớn.
Ác ý
Cho tới quý 4/2012, đã khá phổ biến tâm lý “không biết vay để làm gì” của nhiều doanh nghiệp. Đối với họ, vấn đề không còn tập trung quá nhiều vào lãi suất cho vay, bởi dù muốn hay không, mặt bằng lãi suất cho vay cũng vẫn còn treo ở mức khá cao, từ 16- 18%, chứ không phải như báo cáo của Ngân hàng nhà nước là đã giảm về 13-15%.
“Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì” – như một lời nhắc nhở đầy mỉa mai của một đại biểu trong một kỳ họp quốc hội cách đây không quá lâu.
Những con số của Ngân hàng nhà nước cứ liên tiếp tung ra, nhảy múa và vẫn tiếp tục đánh đố xã hội khi chẳng kèm theo một tiêu chí minh bạch nào về chân đứng của chúng.
Chân đứng của Thống đốc và Ngân hàng nhà nước dù vẫn có thể vững chãi trong Chính phủ, nhưng chắc chắn đã rệu rã từ lâu trong lòng dân và đặc biệt “suy thoái nghiêm trọng” trong tâm hồn những con nợ bất đắc dĩ. 
Với các doanh nghiệp bất đắc dĩ như thế, điều đáng lo nhất vào thời điểm này không còn là chuyện lãi suất, mà là làm sao tiêu thụ được hàng tồn kho, cứu vớt được đồng nào hay đồng nấy. Tỷ lệ hàng tồn kho ở nhiều ngành nghề lại vẫn treo cao đến 20-30%, không kém thua thế năng ngất ngưởng của lãi suất cho vay.
Tới giờ này, sau một năm rưỡi kêu gào giảm lãi suất cho vay, hầu hết các doanh nghiệp khát vốn đã không còn quá mặn mà với việc vay vốn. Nhưng cũng vào chính lúc này, khối ngân hàng thương mại và những nhóm lợi ích nằm trong lòng nó mới giãy nảy khi không biết làm cách nào để đẩy vốn tồn ứ ra thị trường.
Thế nhưng điều kỳ quái là bất chấp sự đe dọa cận kề, nhiều ngân hàng thương mại vẫn nhất quyết không chịu giảm lãi suất cho vay, lồng trong bầu không khí cái được coi là tinh hoa của Ngân hàng nhà nước đang trở nên bất lực.
Thông tin mới nhất về việc Ngân hàng Vietcombank phải giảm mạnh lãi suất huy động xuống còn 6% chỉ là một hệ quả tất yếu – hệ lụy từ việc treo cao lãi suất cho vay khiến tắc nghẽn tín dụng, biến chứng thành những cú chữa cháy bất tuân quy luật.
Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước cũng đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua.
Cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay mà người còn giữ được chức danh thống đốc khất hẹn lại càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.
Câu hỏi cuối cùng vẫn luôn là vì sao và vì ai mà lại tồn tại đến mức khó tin cái ác ý đó?
P.C.D.


Copy từ: Anh Ba Sàm

Thử suy đoán việc Nguyễn Bá Thanh trượt ghế Ủy viên Bộ chính trị


Tin Nguyễn Bá Thanh không trúng cử ghế Ủy viên Bộ chính trị (BCT) tại Hội nghị TW7 chưa được kiểm chứng, còn phải chờ vào tin của báo chí nhà nước.  Nhưng thực ra việc ông Thanh không vào được BCT là chuyện có thể dự đoán, nếu Hội nghị TW7 của ĐCSVN sử dụng hình thức bỏ phiếu kín.


Ông Thanh là tân trưởng Ban nội chính, việc đưa ông Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội để phụ trách Ban nội chính có thể xuất phát từ ý riêng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng chắc chắn phải có sự đồng thuận của Bộ chính trị.

Ông Thanh ra Hà Nội, tuy chưa làm được việc gì ra hồn, nhưng đã có những phát biểu “bắt hết, nhốt hết” rồi có cả những câu nói ám chỉ theo kiểu chỉ trích cá nhân đến vị trí thủ tướng của ông Dũng. Những động thái đó đã bộc lộ ông Thanh cũng chỉ là kẻ hấp tấp, thiếu sâu sắc.

Thứ hai, cũng chính từ việc Ban nội chính có chức năng chống tham nhũng, cho nên giả sử như tin ông Thanh có những tài khoản lớn ở ngân hàng nước ngoài là bịa đặt, bản thân ông này trong sạch, thì với bộ máy hiện nay trong Ban nội chính, liệu có kẻ nào dưới quyền ông là trong sạch? Toàn lũ “đeo găng tay đi họp” cả đấy.

Việc bỏ phiếu chọn nhân sự trong ĐCSVN là cách làm mới, có lẽ từ hồi bỏ phiếu xem có nên kỷ luật thủ tướng Dũng hay không. Người ta nói ông Dũng không bị truất ghế thủ tướng vì nếu ông này bị rớt đài thì nhiều kẻ trong Trung ương ĐCSVN cùng đường dây với ông ta cũng sẽ bị liên lụy. Đồng thời trong quá trình hơn 1 nhiệm kỳ thủ tướng, ông Dũng đã kịp “thay máu” gần như toàn bộ nhân sự thân cận từ các tỉnh thành đến các bộ ngành trung ương.

Tại Hội nghị TW7 lần này, vẫn là những lá phiếu lần trước đã bảo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng, không lẽ gì họ lại bỏ phiếu thuận cho một kẻ đã công khai đe nẹt cấp trên và có thể còn là ân nhân hay ê kíp của họ, là ông Nguyễn Bá Thanh. Chưa kể, không khéo cái “găng tay” mà họ đang đeo đi họp cũng sẽ bị ông Thanh lột ra. Cách tốt nhất là ngăn ông Thanh vào BCT cho nó lành…

Thêm nữa, nếu ông Thanh trúng ghế Ủy viên BCT thì nhiều người sẽ cho đây là một sự thiếu công bằng, vì ông Thanh vốn phát triển từ địa phương, chưa kinh qua các chức vụ tại trung ương. Ở Đà Nẵng ông Thanh là vua, nhưng ra Hà Nội nhiều kẻ chưa phục ông, nhất là ông lại không khéo giữ mồm giữ miệng…

Tóm lại, nếu tin ông Nguyễn Bá Thanh không lọt vào BCT là chính xác thì đây cũng là một kết quả tất yếu trong bỏ phiếu. Vai trò của ông Nguyễn Phú trọng, dù có quyết tâm ủng hộ ông Thanh đến đâu, thì cũng chỉ vỏn vẹn ở khâu lopbby và ông cũng chỉ là một lá phiếu bầu.

Người ta cho rằng đây là một chiến thắng của phe Nguyễn Tấn Dũng. Chưa hẳn như vậy, và chưa có cơ sở để khẳng định điều này. Nếu biết trước là sẽ có bỏ phiếu thì đảm bảo 90% những người quan tâm sẽ đưa ra nhận định là ông Thanh sẽ trượt ghế Ủy viên BCT.  Các dư luận viên cứ thích vẽ thêm màu sắc kỳ bí để thêm phần “giật gân”…

Có một điều thấy rõ: Cái Ban nội chính sẽ chết yểu theo kiểu chỉ tồn tại mà chẳng được sống và tất nhiên là nó vô giá trị. Nhiều người đã nhận định như thế trước khi Hội ngị TW7 của ĐCSVN khai mạc, mà không cần phải quan tâm là ông Nguyễn Bá Thanh có vào được BCT hay không.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì, và sẽ làm được gì thì những điều “làm được” đó sẽ vẫn không mảy may đem lại chút gì có lợi cho dân cho nước, khi trong Hiến pháp Điều 4 còn tồn tại và Luật đất đai vẫn không trao quyền sở hữu tư nhân cho nhân dân. Liệu người dân có thể mong chờ gì vào cái đám tham nhũng sâu dân mọt nước thâm căn cố đế kia?

Tấn Hà

Copy từ: Tấn Hà

Anh giải phóng quân tố cáo Ủy viên Trung ương Đảng Lê Hoàng Quân


Ông Nguyễn Xuân Ngữ, giải phóng quân, gia đình liệt sỹ, số 166/6 khu phố Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, quận 9, TpHCM: ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh “giải phóng” Sài Gòn. Gần 30 năm sau, ông bị “giải phóng” lại. Kết quả, ông mất nhà, mất đất, mất tài sản, hàng chục năm qua đi kêu khắp các cửa từ  địa phương  lên Trung ương đều không ngó ngàng . Năm nay ông 71 tuổi, kỷ niệm 38 năm vô Sài Gòn, ông tím gan bầm ruột tố cáo Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
                                        Quận 9, ngày 29 tháng 04 năm 2013 

ĐƠN TỐ CÁO
                                       
nh gửi:Ủy ban thường vụ Quốc hội  nước CHXHCNVN;
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN;
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN;
Ông  Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN;
Ông Trần  Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công an ;
Ông Ngô Văn Dụ CN Ủy Ban kiểm tra TW;
Ông Nguyễn Bá Thanh  Ban nội chính trung ương;
Ông Tô Huy Rứa;
Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam ;
Bộ trưởng Bô thương binh xã hội ;
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ;

Tôi là Cựu chiến Binh  Nguyễn Xuân Ngữ – 71 tuổi, CBHT, GĐ liệt sĩ, chủ quyền nhà, đất hợp pháp số 166/6 khu phố Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, quận 9, TpHCM.
CMND số 023030668 CATPHCM cấp ngày 13/9/2004.
ĐT: 0913777040.
Email :xuanngu@ymail.com .
http://www.youtube.com/watch?v=1w1IX6wtToM&feature=player_embedded,
hoặc www.google.com , từ khóa Nguyễn Xuân Ngữ.
        Hiện bị chính quyền Q9 cướp hết  nhà cửa, tài sản, đất đai, trang trại, dồn ép vào khu  phòng trọ: Tại Phòng C9, nhà số 41, Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM –  Theo mô hình “khu dồn dân – khu trù mật” thời Ngô Đình Diệm – Nguyễn Văn Thiệu do chính quyền tham nhũng quận 9 dựng lên.

            Người bị tố cáo : Ông Lê Hoàng Quân  UVTW Đảng – CTUBTP –
                    Trưởng ban phòng chống tham nhũng TP HCM
            Địa chỉ :  86 Lê Thánh Tôn , Quận 1, TPHCM.

            Cơ sở pháp lý để tố cáo :
-         Căn cứ khoản 1,2,3 – Điều 2 Chương 1.
Mục b,c,d,đ khoản 1, Điều 9, chương 2 của luật tố cáo số 3 QH 13.
NỘI DUNG TỐ CÁO
         Kính thưa Quốc Hội ! Tôi nhận thức được là, theo Hiến pháp nước ta đã quy định rõ: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” …
         Kính thưa các vị lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCNVN !
        Nhân 38 năm ngày thống nhất, tôi làm đơn này gửi đến Quý vị Lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCNVN  xem xét nội dung  sự việc như sau :
       Kính thưa Quý vị, quê tôi ở Bắc Ninh, cũng như triệu – triệu thanh niên trên mọi Miền đất nước, tôi đã hy sinh một khoảng đời trai trẻ ngay từ những năm 1960 vào nhà máy phân đạm Bắc Giang (Hà Bắc) làm công nhân để hưởng ứng lời kêu gọi động viên của nhà nước “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Tất cả để xây dựng thành công CNXH ở Miền Bắc ..”
       Đến những năm 1966- 1967 với khí thế sôi nổi của Miền Bắc hậu phương lớn. Hưởng ứng lời kêu gọi của non sông đất nước: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tất cả cho giải phóng Miền Nam”, tôi vào bộ đội và theo đó là leo Trường  Sơn vào chiến trường Miền Nam cho đến ngày cùng Đoàn quân tiến vào giải phóng Sài gòn .
          Ai đã từng leo Trường sơn trong những ngày đầy gian khổ. Ai đã từng tham gia trong các trận chiến đấu ác liệt? Phim, ảnh cũng đã nêu lên một phần nào hoàn cảnh chiến trường đầy gian truân, khốc liệt đối với đời sống của người lính Cụ Hồ, sự sống tính từng giây từng phút. Ai có dịp đi từ Mục Nam quan đến Mũi Cà Mau, nhìn những nghĩa trang Liệt sĩ của mỗi xã, mỗi huyện. Nhất là khu vực Quảng Trị – Đường 9 – Khe Sanh … cũng như muôn người dân Việt Nam trong ngoài nước, tôi xót xa, thương tiếc cho hàng triệu triệu đồng đội của tôi hiến trọn cả tuổi xuân cho Tổ quốc VN hòa bình thống nhất hôm nay.
Sau giải phóng Miền Nam,  tôi lại phải ở lại Sài gòn góp phần bảo vệ và xây dựng TP …
Những tưởng đất nước thống nhất rồi, tôi thầm mừng sẽ được sống yên bình với gia đình với các con, cháu tôi đến cuối đời. Nên sau khi về nghỉ hưu  tôi đã mua hợp pháp một miếng đất nhiễm phèn hoang hóa và dồn chút sức tàn còn lại sau 50 năm cống hiến cho dân, cho nước để xây dựng trang trại trên 3600m2 tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 TPHCM. Trang trại phát triển quy mô và hiệu quả cao
            ( xem  http://www.youtube.com/watch?v=H8NqZzxW0Iw
      Không ngờ  ông Lê Hoàng Quân,Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBNDTP – Trưởng Ban phòng chống tham nhũng TP sử dụng một tổ chức chuyên phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản, chiếm đất hợp pháp của công dân núp dước danh nghĩa “chính quyền quận 9” (gọi chung cả quận ủy và UBND, gọn là chính quyền quận 9 – CQQ9 ). Chính quyền một quận mà 28 cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã từng công khai ăn hối lộ (xem bài “Quan chức quận 9 nhận hơn 1 tỷ đồng tiền Bôi trơn”– Báo LĐ. “Bôi trơn dự án bằng tiền tỷ” – Báo Nông nghiệp – gửi kèm tài liệu V).
       (Các Bài báo này sau khi đăng không có phản biện, không có đính chính)
       Cán bộ lãnh đạo chủ chốt khai gian lý lịch vào Đảng, khai man thành tích tham gia CM để nhận Huân, Huy chương K/c chống Mỹ (hai mẹ con bà Nguyễn Thị Lê phó Bí thư thường trực quận ủy) để hưởng chế độ đãi ngộ, cán bộ chủ chốt công khai gợi ý hối lộ tiền tỷ…, lừa đảo có, ngụy tạo chứng cứ giả để tống tiền có, ban hành quyết định khống nhằm biển thủ tham nhũng nhà, đất, tiền bồi thường hỗ trợ trị giá 6-7, lừa tôi ký giấy để thực hiện hành vi cướp trắng toàn bộ trang traị của tôi trị giá 50 – 60 tỷ đồng…
       Tổ chức tham nhũng Q9 được cấp trên nâng đỡ nên công khai cướp đoạt tài sản của người dân một cách trắng trợn.
          “Ai đã giúp Cty Nhị Hiệp cướp đất của dân” (NCT); “Ủi sập nhà dân mới biết ký sai thẩm quyền” (PLVN); “Trang trại của dân chính quyền “hô biến” thành căn nhà lá” (ĐĐK); “Dự án khu CNC Q9-TPHCM nhiều sai phạm nghiêm trọng” (Báo Công lý); “Phó chủ tịch hay “ông Trời con” – Báo ĐĐK; “Công ty Nhị Hiệp đứng trên pháp luật”; “Công ty Nhị Hiệp phải thực thi pháp luật”; “Thu hồi đất tại quận 9”; “Hàng loạt sai phạm tại khu công nghệ cao”; “Lãnh đạo BQL công nghệ cao trục lợi thế nào ?”; “Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, cá nhân có liên quan” –QĐNDVN; “Một điển hình vi phạm luật đất đai” – Báo TN.
       30 tháng 4 năm thứ 38 giải phóng Sài gòn. Tôi nghe đó đây tưng bừng mừng ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhưng với một số cựu chiến binh như tôi vô cùng bức xúc, đau buồn trước thực trạng: Bị ông Chủ tịch UBNDTPHCM và tổ chức tham nhũng quận 9 san bằng nhà cửa, cướp hết tài sản, chiếm đoạt toàn bộ đất đai ….  
     Mất sạch hết rồi 30 tháng 4 ơi!
       Kính mời các Ông, các Bà Lãnh đạo Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hãy xuống đây chứng kiến. Lãnh đạo TPHCM đang dựng lai mộ hình “khu trù mật, khu dồn dân” như thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu để dồn chúng tôi vào cảnh ngột ngạt, nóng bức, thất nghiệp, đói khổ 4-5 năm nay. Thậm chí nhiều khi còn cúp điện, cắt nước .
        Thưa Quốc Hội!
        “Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật”. Tại sao TPHCM lại được quyền sử dụng một tổ chức cướp ngày. Cướp tài sản hợp pháp, cướp quyền sống hợp pháp, tước đoạt quyền công dân khiếu nại tố cáo của tôi .
        Ông Lê Hoàng Quân CTUBNDTPHCM đồng lõa bao che cho tham nhũng. Bằng chứng là QĐ 1573 do ông Quân ký. Hai ông phó CTUBNDTPHCM là ông Nguyễn Thành Tài trước khi rời ghế phó CTUBTP cũng ký công văn 227/UBND-PCNC và ông Lê Minh Trí trước khi ra nhận chức phó Ban Nội chính TW cũng phải làm bổn phận với tổ chức tham nhũng Q9, thể hiện ký thông báo 73 nhằm bịt miệng tôi, tước quyền khiếu nại, tố cáo, nói đúng hơn là không cho tôi nói ra sự thật hành vi ăn cướp tài sản của tôi và lừa dối các cơ quan TW Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Sao ông Lê Minh Trí không thông báo: Cấm Quốc Hội không được ban hành Hiến pháp và Pháp luật ? để bảo vệ cho ông “cò đất” anh em kết nghĩa với ông Trầm Bê nào đó, là ông Nguyễn Văn Thành hiện là phó CTUBQ9 phụ trách nhà đất !
        Động cơ nào để ông phải bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bao che cho những phần tử bất hảo khoác áo cán bộ chủ chốt .
       Nếu Lãnh đạo TpHCM và cơ quan có thẩm quyền nào nói tôi nói sai, nói làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ… Cũng như tôi đã đề đạt với cán bộ UBKTTW Đảng. Tôi cũng kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức cuộc tiếp xúc để giải quyết đối thoại giữa ông Lê Hoàng Quân với tôi, về việc ông Lê Hoàng Quân chấp thuận cho tổ chức tham nhũng Q9 cướp (tôi sẽ giải thích từ cướp khi họp giải quyết) tài sản nhà tôi. Buổi tiếp xúc này, Quý Ban cho phép tôi mời một số vị Luật sư, Luật gia tham dự giúp tôi về pháp lý. Cho phép tôi mời một số phóng viên Báo, Đài tham dự để nắm thông tin sự việc. Tôi cũng đề nghị Ban tổ chức buổi họp và ông Quân cũng mời đại diện các cơ quan mà UBNDTPHCM đã gửi đến những nơi ghi trong Nơi gửi ở trong hai công văn 227 và thông báo 73/TB. Chính quyền Q9 mời những cơ quan mà chính quyền Q9 đã gửi văn bản tới như: VKSNDTC Hà Nội (CV số 578/UBND-BBT, ngày 26/4/2011), Tổng Biên tập Tòa sọan báo Đại đoàn kết (CV 994/UBND, ngày 17/7/2009), Đài Truyền hình Việt nam (CV số 944/UBND-BBT ngày 11/7/2008), Chánh Văn phòng TTCP, ông Trần Ngọc Liêm .
         Trong buổi đối thoại này, ông CTUBNDTP trả lời cho tôi biết:
       -  Văn bản hợp pháp nào minh chứng đất của tôi nằm trong diện tích quy hoạch khu CNC ?
-       UBNDTPHCM nói trong tờ giấy 227: Ủy ban nhân dân TPHCM thu hồi đất của tôi theo QĐ2666. Vậy Cơ quan nào tống đạt đến nhà tôi QĐ 2666 ? và tại sao không tống đạt đến nhà tôi ? Trong QĐ2666 câu, chữ, cụm từ nào liên quan đến việc điều chỉnh nhà, đất của tôi ? .
       -  UBNDTP thừa nhận: Nhà, đất của tôi tại phường Long Thạnh Mỹ UBNDTP thu hồi. Vậy tại sao UBNDTP ra QĐ 2666 mà UBNDQ9 ra QĐ cưỡng chế hành chính để chiếm đất của tôi ? Hành vi này có đúng quy định của LĐĐ không ?
       -  UBNDTPHCM nói thu hồi đất của tôi cho dự án công nghệ cao. Tại sao hiện nay đã giao cho Cty TNHH TC thuê xây dựng kho chứa hàng ?
      -  Trong buổi đối thoại này tôi cũng muốn được hỏi một thực trạng trường hợp đọc, nghe ít ai tin là có thật: Tại UBNDTPHCM và một số Sở, Ngành của TPHCM lại có biểu hiện chịu sự điều khiển của một ông phó CTUBQ9 – vốn là một “cò đất” khai man lý lịch vào Đảng, văn hóa chưa học hết cấp I phổ thông?
  (xem bài: Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, cá nhân có liên quan – Báo QĐND )
-         Một anh đã được là viên chức nhà nước, có chuyện lùm xùm in băng, đĩa có nội dung xấu bị đuổi việc, về vá xe đạp ven đường, CQQ9 nhận vào làm nhân viên tạm tuyển, văn hóa không biết học hết chương trình phổ thông chưa, sau vài tháng cưỡng chế tàn phá được nhiều nhà dân, chiếm được nhiều đất bất hợp pháp lại phong lên phó phòng thực hiện chính sách sử dụng, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất !?
       Mấy năm qua và hiện nay lại gần như chuyên trách thay mặt UBNDQ9 ra tranh tụng bảo vệ cho UBNDQ9 trước các phiên tòa người dân kiện về hành vi và QĐ hành chính. Luật sư và các quan tòa hỏi về luật không biết trả lời. Phiên Tòa nào cũng chỉ có 2 câu thuộc lòng: Thu hồi đất nhà ông A, bà B theo quyết định 2666/QĐ và trên bảo thế… Vậy mà Tòa xử phiên nào CQQ9 cũng đúng, người dân (nguyên đơn) cũng thua kiện.   
           Dưới đây tôi xin gửi đến Qúy lãnh đạo Quốc Hội, và Thủ tướng những chứng cứ để có thể kết luận: CTUBNDTPHCM ông Lê Hoàng Quân coi thường chỉ đạo của CT nước, coi thường chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và coi thường các cơ quan Đảng và nhà nước hữu quan .
          Tôi cảm ơn Văn phòng Thủ tướng Chính phủ: cuối năm 2010 có gửi đến để tôi biết Thủ tướng đã có hai văn bản chỉ đạo cho CTUBNDTPHCM xem xét giải quyết đơn KN của tôi. Nhưng CTUBNDTPHCM coi những văn bản này như miếng giấy lót tay của mấy bà đẩy xe bán bánh mỳ rong trên phố.
         Tôi cũng cảm ơn các Đại biểu Quốc Hội đã có ý kiến đề đạt, chuyển đơn KN, TC của tôi đến các Cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền và UBNDTPHCM xem xét, việc tôi KN, nhưng hình như UBNDTPHCM cho vào sọt rác.
         Qua nội dung trong thư ngỏ này, Kính mong Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và Qúy cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hướng dẫn cho tôi phải làm thế nào để tôi lấy lại được đất đai và tài sản của tôi đã bị UBNDTPHCM và tổ chức tham nhũng quận 9 cướp và chiếm đạt sai pháp luật.
          Kính đề nghị Ông Bộ Trưởng Bộ Công an cho xem xét, tôi thấy một số trường hợp trong xã hội nêu: viết tài liệu có nội dung chống phá nhà nước. Vậy sau khi cưỡng chế trái pháp luật tàn phá tài sản nhà tôi. Không biết có phải CQQ9 tung lên mạng hình ảnh: “Phá nhà cướp đất người dân của công an cộng sản” ? Đây là hành vi làm tổn hại đến thanh danh của Đảng, xúc phạm đến bản chất tốt đẹp của Công an nhân dân. Sự việc này tôi đã báo đến ông T. trung tá an ninh CAQ9 và ông tên Hà an ninh CATPHCM nhưng mấy năm nay tôi chưa nhận biết kết quả ra sao.
       Hay trường hợp người dân phản ứng người làm công vụ, hoặc kẻ cướp xe máy thì coi như phạm tội. Vậy tổ chức tham nhũng quận 9 TPHCM dùng nhiều thủ đoạn để cướp đoạt tài sản hợp pháp của tôi trị giá 50 – 60 tỷ, trường hợp này có thể là phạm tội không ? Tôi đã có gửi đơn yêu cầu xem xét để khởi tố vụ án hình sự với đầy đủ chứng cứ; gửi đến ông và hai lần gửi đến Cục CSĐT Bộ Công an C46. Trước đó tôi đã gửi đến CAQ9, VKSNDQ9, nhưng bị trả đơn. Tôi gửi tiếp đơn nội dung này lên VKSNDTP và CATPHCM, nhưng CATPHCM lại chuyển về cho người tôi tố cáo giải quyết theo giải quyết hành chính, cách xử lý đơn tố cáo như thế có đúng quy định không?. Kính mong ông  cho xem xét .
                   Người tố cáo
                   Nguyễn Xuân Ngữ
                       Cựu chiến binh, nạn nhân của vụ cướp có tổ chức,
có chỉ đạo của Lãnh đạo
TP Hồ Chí Minh


Copy từ: Cầu Nhật Tân

Thất vọng, hai vợ chồng cùng bỏ Đảng CSVN

NGHỆ AN (NV) .- Lần đầu tiên, một tờ báo trong hệ thống truyền thông của chế độ Hà Nội đưa tin hai vợ chồng cùng là đảng viên, thất vọng cả về Đảng CSVN lẫn hệ thống chính quyền, cùng làm đơn xin ra khỏi đảng.
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hảo bên mớ giấy tờ chứng minh họ đúng nhưng không ai thèm xem xét. (Hình: Tiền Phong)

Bài báo có tựa đầy đủ là “Chán nản, một cựu chiến binh xin ra khỏi Đảng”, được tờ Tiền Phong đăng hồi giữa tuần vừa qua, rồi “tự ý đục bỏ” mà không hề giải thích tại sao.

Theo bài viết vừa kể thì ông Nguyễn Thanh Hảo là một thương binh, bị thương trong một trận chiến với lính Trung Quốc. Sau khi giải ngũ, ông trở về quê (xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An). Tại đó, ông được cấp một miếng đất để làm nhà. Kiếm chưa đủ tiền để làm nhà thì chính quyền địa phương “xin lại” miếng đất đã cấp để mở… “chợ trâu bò”.

Ba năm sau, ông Hảo tự bỏ tiền túi, mua lại một căn nhà tranh ba gian. Gia đình ông cư trú yên ổn tại đó trong 13 năm. Năm 2003, người hàng xóm cho rằng ông Hảo đã lấn của ông ta 2 mét chiều ngang mặt đường nên tổ chức phả bỏ hàng rào, dựng hàng rào mới, chiếm của ông Hảo 2 mét chiều ngang mặt đường. Ông Hảo khiếu nại.

Nhà cầm quyền từ huyện tới tỉnh thẩm tra, kết luận, những chứng cứ mà người hàng xóm trưng ra (các văn tự mua bán đất), lấy đó làm cơ sở để tự phá bỏ hàng rào, chiếm của ông Hảo 2 mét chiều ngang mặt đường đều là giả. Tuy nhiên ông Hảo chỉ “thắng” trên giấy tờ. Trong thực tế, người hàng xóm vẫn không trả lại đất.

Ông Hảo kêu cứu nhiều nơi, trong nhiều năm, song các “đồng chí” của ông không thèm đoái hoài.

Thất vọng, cả ông Hảo và vợ (cũng là đảng viên CSVN), cùng làm đơn xin ra khỏi Đảng CSVN.

Trong thực tế, có rất nhiều đảng viên CSVN đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng này. Một số vốn là những nhân vật được nhiều người biết như: anh em ông Huỳnh Nhật Hải (Phó Chủ tịch thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên Thành ủy Đà Lạt), Huỳnh Nhật Tân (Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Ủy viên dự khuyết Tỉnh ủy Lâm Đồng), ông Phạm Đình Trọng (cựu đại tá quân đội CSVN), ông Nguyễn Chí Đức (người bị một sĩ quan an ninh đạp vào mặt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội),…

Một số do uất ức vì bị chèn ép như những nông dân có đảng tịch ở Văn Giang, Hưng Yên,… Song số lặng lẽ rời bỏ Đảng CSVN mới là đáng kể.

Hồi tháng 6 năm 2012, nhân sự kiện bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội CSVN bị bãi nhiệm vì đã cố tình không nhận là đảng viên CSVN, khi khai lý lịch ứng cử, ông Đinh Văn Quế, cựu Chánh Tòa Hình sự của Tòa án Tối cao, có viết một bài với tựa là "Tự ra khỏi Đảng lặng lẽ”, gửi cho tờ Pháp Luật TP.HCM.

Trong bài, ông Quế cho biết, chuyện đảng viên CSVN “tự ra khỏi Đảng”, bằng cách “không nộp giấy chuyển sinh hoạt Đảng, hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt” rất phổ biến trong nhiều giới như: công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước. Cán bộ, nhân viên các tổ chức xã hội. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an và quân đội.

Ông cựu thẩm phán này nhận định: “Đó là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng”.  Theo ông, thực trạng đó là do: Bây giờ, một bộ phận đảng viên không còn thiết tha với Đảng nữa. Khi hai chữ “đảng viên” không còn có tác dụng đối với họ thì họ tự ra khỏi Đảng. (G.Đ)

Copy từ: Người Việt

Háng đồng Sơn la và cái mặt ông Giàng seo Phử.

  Ông GIàng seo Phử chắc là dân tộc Mèo ( H'Mong ) ?
 Các huyện vùng cao của Sơn La vẫn nghèo, may quá đã có anh Trương Quang Nghĩa - em trai anh Trương Quang Được, trước làm giám đốc công ty VIMECO ( Vina cô lếch ) chuyển lên làm bí thư Sơn La thì may rồi, các cháu sẽ có lớp học lợp bằng tôn chứ không còn lợp lá nữa, các cháu sẽ có cơ hội được ngửi mùi thịt kho với nước mắm và  hành mỡ ...sẽ có...

 Còn điện mặt trời theo dự án của Phần Lan tài trợ há ? hãy đợi đấy, tử năm 2009 tới giờ mới có 4 năm, thiết bị xếp đó rồi vẫn chưa gỉ được đâu mà lo. Hãy cứ đợi  khi nào ông Giàng seo Phử về thăm thì sẽ có điện mặt trời để nghe đài, xem ti vi của nhà nước nhé.

Anh Nghĩa và chị Phóng tới tại Mộc Châu.



Sơn La - những nẻo đường biên ải - P26

Thùng đựng ăng ten vệ tinh đã mục nát.



Thùng đựng thiết bị phát điện cho trạm y tế xã, công suất 400W.



Phía dưới là thùng đựng ắc quy.




Thùng đựng máy phát cho trụ sở Ủy ban xã, công suất 600W



Tủ lạnh đựng vắc xin, công suất 200W.



Thùng đựng thiết bị vệ tinh, để trần trụi, bạc phếch vì nắng mưa, khóa cũng không có.



Thiết bị bên trong thùng



Rất tinh vi và đắt tiền.



Bộ thu tín hiệu.



Bộ biến tần của hãng Studer, Thụy Sỹ chắc chắn cực đắt.



Và đây là giá trị còn lại của đống thiết bị trị giá gần 3 tỷ đồng này.



Đến dây cáp, thanh tiếp địa cũng được nhập khẩu từ Phần Lan.



Thùng đựng tấm pin mặt trời đã mọc rêu xanh lè.



Biểu tượng hàng phải chống mưa, nước. Không được che chắn bảo vệ, lô hàng này đương nhiên sẽ hỏng và không được bảo hành.



Đây mới chỉ là hiện trạng của 1 trong 70 xã có thực hiện trong dự án này, liệu còn bao nhiêu xã nữa cũng có tình trạng tương tự như Háng Đồng?

Đối với vùng miền núi phía Bắc, danh sách các xã thực hiện dự án bao gồm:

TỈNH SƠN LA
II Huyện Bắc Yên
44 Háng Đồng
45 Hua Nhàn
III Huyện Mộc Châu
46 Tân Xuân
47 Chiềng Xuân
IV Huyện Mai Sơn
48 Chiềng Nơi

TỈNH CAO BẰNG
V Huyện Bảo Lạc
49 Sơn Lập
50 Hưng Thịnh
51 Kim Cúc
VI Huyện Bảo Lâm
52 Mông Ân
53 Nam Cao
54 Thái Sơn
VII Huyện Thông Nông
55 Cần Nông

TỈNH LAI CHÂU
VIII Huyện Mường Tè
56 Hua Bum
57 Pa Vệ Sử
58 Pa Ủ
59 Ka Lăng
60 Tà Tổng
IX Huyện Sìn Hồ
61 Pú Đao
X Huyện Than Uyên
62 Pha Mu
63 Tà Hừa

TỈNH ĐIỆN BIÊN
XI Huyện Mường Nhé
64 Na Cô Sa
65 Pá Mỳ
66 Sen Thượng
67 Leng Su Sin
68 Nậm Vì
69 Sín Thầu
70 Nà Bủng

Trong các xã nêu trên thì gần đây tôi có đi qua Ka Lăng, Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Tà Tổng thì chỉ thấy duy nhất ở Tà Tổng có lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời nhưng cũng không thấy có trạm thu phát sóng truyền hình, không biết các hạng mục khác có được lắp đặt đầy đủ hay không?



Hay có lẽ là do các xã này, họ đã kéo được điện vào và giải pháp dùng thiết bị thu sóng vệ tinh rồi phát lại là không hợp lý vì so với việc mua thiết bị thu sóng trực tiếp tín hiệu từ vệ tinh rất rẻ mà chất lượng lại tốt và không bị ảnh hưởng bởi địa hình rừng núi.

Vấn đề nợ công đang là vấn đề rất nóng trên báo chí Việt Nam mấy tuần vừa qua.

Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với báo Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.

TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.



Nợ công của Việt Nam thì ngày càng tăng, trong đó góp phần lớn nhất có lẽ là vốn vay ODA cho các dự án của Chính Phủ. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn vay thì rất thấp và nhiều dự án vô cùng lãng phí như dự án điện mặt trời này.

Tôi đã trao đổi với nhiều nhà chuyên môn về điện mặt trời thì ai cũng đồng tình là việc khai thác điện mặt trời ở các tỉnh miền Bắc nói chung và miền núi cao phía Bắc nói riêng là không có hiệu quả. Miền Bắc có mùa đông kéo dài, hoàn toàn không có nắng, ngay cả trong mùa hè cũng không phải là ngày nào cũng có nắng, kể cả trong một ngày thì tại các vùng núi cao, thời gian có nắng không nhiều, hơn nữa đa số các khu vực dân cư tập trung đều nằm bên sườn núi hoặc dưới thung lũng nên mặt trời sớm bị che khuất bởi các dãy núi nên lượng ánh sáng không thể đủ để xạc đầy liên tục các bình ắc quy.

Các thiết bị công nghệ cao của trạm phát điện mặt trời rất nhậy cảm với độ ẩm, cần được bảo quản và bảo trì rất tốt thì mới có thể hoạt động được trong khi thời tiết của các vùng núi phía Bắc vô cùng khắc nghiệt, độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ nhanh chóng làm hỏng thiết bị.

Với các sản phẩm công nghệ cao này đòi hỏi phải có người trình độ chuyên môn cao để vận hành và bảo trì, sửa chữa, phải có linh kiện, thiết bị thay thế dự phòng trong khi điều đó là không thể tại những nơi vùng sâu, vùng xa như Háng Đồng này được.

Chi phí để mua các thiết bị năng lượng mặt trời này và linh kiện để thay thế là rất đắt, hoàn toàn không hiệu quả so với các giải pháp truyền thống như thủy điện mini hay thậm chí là máy phát điện chạy dầu diezen. Vậy mà dự án vẫn được duyệt, vẫn vay vốn ODA của nước ngoài để đầu tư rồi vứt xó cho hư hỏng trong khi những nơi đó đang thiếu thốn đủ mọi thứ.

Đây là một thực tế vô cùng đau xót mà bất cứ ai nhìn thấy cũng đều cảm thấy phẫn nộ và bức xúc.

7.920.739 EUR tương đương 197.273.931.255 VNĐ trong đó vốn vay là 5.385.580 EUR tương đương 134.133.255.480 VNĐ, vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 2.535.159 EUR tương đương 63.140.670.880 VNĐ kết quả là như thế này đây.

Trời cũng đã về chiều muộn, hai thằng tôi đành tạm biệt các giáo viên trường tiểu học Háng Đồng và các bạn Hà Nội lên khảo sát làm chương trình từ thiện cho Háng Đồng để lên đường về Hà Nội cho sớm.

Hẹn sẽ có ngày quay lại Háng Đồng.



Chúc các bạn tôi may mắn.



Xuống núi nào.



Đến lúc này, chỉ phải đi xuống dốc, tôi mới dám bỏ một tay ra để vừa đi vừa chụp ảnh mặc dù làm như vậy là rất nguy hiểm, chỉ sểnh ra một chút là cả người cả xe rơi xuống vực sâu cả trăm mét.



Không hiểu là đến mùa mưa thì đi lên đây kiểu gì.



Đường thì quá dốc và trơn.



Những khúc cua tay áo cực gấp rất nguy hiểm kể cả với xe máy.



Một khúc ngoặt gấp rất dốc và con đường xuống núi ngoằn nghoèo chênh vênh phía xa.



Đường cứ dốc tuồn tuột, độ cao giảm nhanh ù cả tai.



Con đường này trông vậy mà xe U Oát vẫn lên xuống được nhưng rất nguy hiểm.



Một đoạn đường siêu dốc, không hiểu là bao nhiêu độ nữa, đã gài số 1 để xuống rồi nhưng vẫn phải rà cả phanh trước lẫn phanh sau.



Chả mấy chốc chúng tôi đã xuống tới con suối có cây cầu đá.



Tà Xùa đã về chiều tối, vắng vẻ không một bóng người.



Bao giờ rừng mới quay lại nơi đây?



Xuống tới thị trấn Bắc Yên, chúng tôi lại theo QL 37 chạy về Phù Yên.



Chạy thật nhanh để còn về Hà Nội ăn cơm tối.



Phù Yên đã tới gần.



Dừng chân nghỉ uống nước ở thị trấn Phù Yên.



Sau đó chúng tôi chạy một mạch về tới Hà Nội mà không gặp bất cứ trục trặc gì. Vậy là cuộc hành trình một vòng tỉnh Sơn La của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp với tổng chiều dài quãng đường đã đi qua là 1250km. Đây thực sự là một chuyến đi đáng nhớ với nhiều cảm xúc bất ngờ thú vị, đầy hồi hộp gay cấn. Sau chuyến đi này mới thấy có lẽ mình vẫn còn chưa già lắm, đủ sức tiếp tục đi thêm nhiều cung đường nữa trước khi nó bị thay đổi, tàn phá bởi bàn tay con người.

Sau chuyến đi này, tôi cũng sẽ cố gắng truyền đạt lại những gì đang xảy ra với dự án năng lượng mặt trời tại Háng Đồng tới các cơ quan báo chí, có thể là tới cả sứ quán Phần Lan tại Hà Nội để cần ngăn chặn và khắc phục ngay những hành động lãng phí kinh khủng như thế này. Rất mong được mọi người quan tâm và cùng chia sẻ những thông tin này vì đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với xã hội và đối với bản thân chúng ta, con cháu chúng ta, những người đang ngày ngày nộp thuế cho nhà nước và sẽ phải nộp thuế để trả nợ cho sự lãng phí này..


  Theo : battramdao.blogspot.com

http://www.phuot.vn/threads/82634-S%C6%A1n-La-nh%E1%BB%AFng-n%E1%BA%BBo-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%C3%AAn-%E1%BA%A3i/page26






Copy từ: Xuân Việt Nam

Mỹ cảnh báo "siêu vi khuẩn tình dục" mới nguy hiểm hơn AIDS

(TNO) Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo sự xuất hiện và lây lan của một siêu vi khuẩn mới lây truyền qua đường tình dục thậm chí còn nguy hiểm hơn cả AIDS, theo Reuters ngày 5.5.

Đó là chủng HO41, chủng biến thể của vi rút gây bệnh lậu. Chủng này có khả năng kháng thuốc kháng sinh và có thể lây nhiễm rất nhanh chóng.
Mỹ cảnh báo “siêu vi khuẩn tình dục” mới nguy hiểm hơn cả AIDS
Nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục - Ảnh: Shutterstock
Chủng HO41 lần đầu tiên được phát hiện cách đây 2 năm ở một phụ nữ bán dâm người Nhật 31 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế Mỹ, khi bị nhiễm phải siêu vi khuẩn bệnh lậu chủng HO41, người bệnh sẽ bị sốc nhiễm khuẩn và tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
Ông William Smith, Giám đốc điều hành Liên hiệp các giám đốc STD quốc gia tại Mỹ (STD là bệnh lây truyền qua đường tình dục) cho biết, đang kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ cấp bổ sung 54 triệu USD để phát triển một loại kháng sinh có thể chống lại chủng HO41 và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.
Biện pháp hiệu quả nhất để tránh lây lan loại siêu vi khuẩn này là thực hành tình dục an toàn, ông Smith lưu ý.
Đức Trí



Copy từ: Tin Yahoo

ĐÀI ABC-ÚC phỏng vấn TS JONATHAN LONDON về SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VN



jonathan london… chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay.
Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm.”
SINH HOẠT CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG CÔNG KHAI LẦN ĐẦU TIÊN XẢY RA TẠI VIỆT NAM QUA CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ YÊU CẦU THAY ĐỔI TOÀN BỘ DỰ THẢO  HIẾN PHÁP 2013.
TIẾN SĨ JONATHAN LONDON THUỘC ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒNGKÔNG TRÒ CHUYỆN VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH ABC-ÚC

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ghi lại  và phỏng dịch
Ngày 04 tháng 05 năm 2013
Phóng viên đài phát thanh ABC Richard Aedy:

Bây giờ  là chuyện Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam muốn sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp nước này được viết vào năm 1946 và đã được sửa đổi 4 lần kể từ đó, và lần tu chỉnh gần đây nhất là vào năm 1992. Từ tháng Giêng đến cuối tháng này, chính phủ đã đề nghị dân chúng cả nước đóng góp ý kiến ​​về sửa đổi dự thảo hiến pháp, nhưng đảng Cộng sản (VN) đã không được hài lòng với những ý kiến ​​được các tầng lớp dân chúng kiến nghị. Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã phê phán các ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp làthể hiện sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức ở Việt Nam “. Như vậy, những điều gì đang xảy ra?
Tôi cùng tham gia phân tách sự kiện này với Tiến sĩ Jonathan London, phụ tá giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hồng Kông.
Jonathan, xin chào anh tham gia chương trình.
Tiến sĩ Jonathan London:
Cảm ơn anh rất nhiều đã cho phép tôi tham gia chương trình.
Chúng ta hãy bắt đầu. Tại sao? Tại sao chính phủ muốn thay đổi hiến pháp?
Vâng, tôi nghĩ rằng nhiều chính quyền độc tài, trong đó có Việt Nam, tin vào việc thỉnh thoảng thay đổi hiến pháp, không phải chỉ để bảo đảm Hiến pháp phù hợp với đòi hỏi của chính quyền mà còn là cách để cố gắng hợp pháp hóa thêm sự cai trị độc quyền của họ dưới con mắt của dân chúng.
Cụ thể đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam muốn thay đổi những gì?
Một số điều khoản được đem ra thảo luận có liên quan đến quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, và như bạn đã biết, về cơ bản Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường hơn hai mươi năm qua kể từ lần sửa đổi Hiến pháp sau cùng (1992). Một số khía cạnh của hiến pháp cũ do đó cần phải điều chỉnh hay sửa đổi cho phù hợp hơn.
Theo như tôi hiểu được, có một sửa đổi trong hiến pháp mà từ đó sẽ tăng cường tối đa sự kiểm soát gắt gao của đảng cộng sản đối với nhà nước?
Vâng, trong những lần sửa đổi hiến pháp trước đây, việc đảng cộng sản giành toàn bộ quyền lực chính trị được nêu rõ trong Điều 4. Quyền lực tuyệt đối này cũng được ghi trong lời mở đầu của bản hiến pháp rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất và không thể thiếu trong đời sống chính trị và xã hội của Việt Nam do đó phần cơ bản của hiến pháp đã được dùng để khẳng định uy quyền tối thượng của đảng.
Và quân đội  phải chấp hành và bảo vệ đảng thay vì bảo vệ đất nước, phải như vậy không?
Đúng như vậy. Trong hầu hết các quốc gia độc đảng, hiến pháp của họ chủ ý nói rõ ràng rằng quân đội và chính quyền là thuộc cấp của đảng. Trường hợp của hiến pháp Việt Nam cũng y như vậy.
Anh vừa mới đề cập rằng sửa đổi hiến pháp là để phù hợp với tình hình kinh tế đã chuyển hướng thành nền kinh tế thị trường kể từ lần sửa đổi hiến pháp lần cuối. Như vậy những cải cách theo hướng kinh tế thị trường đã có dẫn đến  một xã hội công bằng hơn không?
Việt Nam đã trải qua hơn hai thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hầu hết người dân đã cùng nhau được hưởng lợi rất đáng kể về vật chất. Điều không tốt xảy ra trên con đường phát triển kinh tế là nó tạo ra sự bất bình đẳng, và một số dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản cá nhân đã gia tăng đáng kể và tệ hại hơn trong vài năm qua. Những gì xảy ra gần đây làm chậm mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do từ  hậu quả của sự trì trệ của nền kinh tế thế giới và luôn cả tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô của hệ thống kinh tế Việt Nam có liên quan đến việc quản lý kinh tế trong đó có nhiều sai phạm. Và những bất ổn kinh tế vĩ mô đó gây ra tình trạng mất tin tưởng trong nhân dân, và tăng sự  bực tức của dân chúng ngoài xã hội. Bao trùm trên những vấn đề không tốt này, dân chúng càng ngày càng cảm thấy rằng tham nhũng đã thực sự tràn lan tất cả trong toàn bộ chính phủ làm cho nhà nước không chỉ không hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế mà còn vô trách nhiệm và thiếu tầm nhìn thấu đáo cho tương lai của Việt Nam.
Được rồi, Jonathan, tôi đã tự kìm giữ phát biểu của mình cho đến thời điểm này. Nhưng dầu cho có như vậy , theo anh những đề nghị và nhận xét nào về những thay đổi dự thảo hiến pháp đã làm cho lãnh đạo của đảng bực bội? 
Vâng, đầu tiên tôi có thể nói rằng theo họ  dự định, việc phát động chương trình tham vấn cộng đồng nhân dân chỉ là một sự kiện mang tính cách nghi thức, và họ nghĩ rằng sẽ chỉ có một vài phát biểu không thuận lợi nhưng thực tế cho thấy có vẻ đây là những phản ứng rộng rãi từ cộng đồng khắp nơi mà  đảng cộng sản và nhà nước đã không lường trước được. Điều đã xảy ra là sự  xuất hiện đồng loạt và  sự ủng hộ mạnh mẽ cho những yêu cầu cải cách toàn bộ hiến pháp và cải cách chế độ chính trị. Sự viêc  bắt đầu với một bản kiến ​​nghị có chữ ký của một nhóm 72 nhân sĩ trí thức và những nhân vật quan trọng trong cộng đồng. Hầu hết trong số những người ký tên đầu tiên có liên quan mật thiết với đảng và nhà nước. Những đề nghị của họ bao gồm việc bãi bỏ Điều 4 trong đó công nhận đảng cộng sản là lực lượng chính trị tối cao và không thể tranh cãi, loại bỏ điều khoản khẳng định quân đội phải trực thuộc sự lãnh đạo của đảng cũng như loại bỏ các lời mở đầu của hiến pháp ghi nhận quyền lãnh đạo tất yếu của đảng (cộng sản), thực hiện các cải cách hiến pháp để bảo đảm các quy định của pháp luật mà Việt Nam hiện nay không có. Thực sự mà nói, đây chỉ  là  một đề nghị cổ  điển theo đó  Việt Nam cần một hiến pháp dân chủ đa đảng nhưng chính điều đó  đã đưa đến sự giận dữ của đảng.
Như vậy từ việc đảng (Cộng sản Việt Nam) đưa ra bản dự thảo hiến pháp của họ trong đó chủ yếu tập trung vào việc phản ảnh nền kinh tế thị trường rồi sau đó một nhóm, đúng ra phải nói là một nhóm nhỏ các nhà trí thức, công bố một bài tham gia ý kiến trong đó họ muốn được nói đến những vấn đề quan trọng hơn nhiều. Như vây đã có cái gì đó khác lạ xẩy ra, phải không? Ngay cả viêc khoảng hơn bảy mươi trí thức đứng ra ký tên bản kiến nghị đã trở thành một phong trào quần chúng. Làm thế nào điều đó đã xảy ra đựơc?
Vâng, có một vài sự kiện.
Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi hiến pháp đầu tiên được 72 nhà trí thức biên soạn và ký tên bắt đầu được sự hỗ trợ sau khi được lưu hành rộng rãi trên Internet và số lượng người ký vào bản kiến ​​nghị tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, một trong những điều gây ra nhiều tiếng vang xuất phát từ hậu quả của bài phát biểu mà Tổng bí thư đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong buổi nói chuyện trước một số cán bộ chính trị cấp tỉnh, trong đó ông phàn nàn rằng có những luồng ý kiến suy thoái tư tưởng chính trị và hành vi phi đạo đức của một số người có liên quan đến yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Một nhà báo trẻ, anh Nguyễn Đắc Kiên, ký giả cho một tờ báo tin tức tương đối ít tiếng tăm gọi là “Gia đình và Xã hội” đã viết bài tranh luận đăng trên trang mạng của mình trả lời những nhận xét của Tổng bí thư và được các đài truyền hình nhà nước phổ biến. Anh ta đã  tấn công thẳng thừng, trong đó anh ta nói rằng ông Tổng bí thư của đảng  hoàn toàn sai lầm trong cảm nghĩ của ông ta. Tuy nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc làm ngay ngày hôm sau – điều đó không có gì là bất ngờ- anh cũng đã khẳng định rằng Việt Nam cần phải từ bỏ các hạn chế tự do tối thiểu, cho phục hồi quyền tranh luận chính trị và cần soạn thảo bản hiến pháp mới dựa trên nền dân chủ đa đảng. Sau việc làm của anh, các hoạt động phê phán góp ý đã bùng nổ nhanh chóng, và đã có hơn mười nghìn chữ ký ủng hộ bản kiến nghị đầu tiên (Kiến nghị 72) tại thời điểm này.
Hành động gần đây nhất của đảng và nhà nước là cố gắng triệt hạ uy tín của những người tham gia soạn thảo và ký tên tham gia kiến nghị như họ vẫn thường làm, và gọi những người kêu gọi cải cách sâu rộng bản hiến pháp là đại diện (trích) “thế lực thù địch” (hết trích). Dù họ đã cố gắng bưng bít chặt tất cả những ý kiến đóng góp của nhân dân, nhưng dầu sao trong lúc này đã có một số tiến triển thực sự đáng chú ý và gây ấn tượng trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam qua lần sửa đổi hiến pháp này.
Vậy thì những gì … đặc biệt đã xảy ra sau lúc đó?
Vâng, đến lúc này thì chưa có ai bị bắt giữ nhưng điều đó vẫn có thể sẽ xảy ra. Thực sự ra, như anh đã biết rồi, điều quan trọng nhất là vô hình chung chưa bao giờ chúng ta nhìn thấy những điều rất khích lệ như thế này xảy ra  ở Việt Nam, nhưng chúng ta cũng sẽ thật ngu ngốc nếu mình tiên đoán rằng nó sẽ đưa đến những sửa đổi hiến pháp quan trọng. Những sinh hoạt này chỉ nên coi là một giao điểm tốt trong sự phát triển văn hóa chính trị mới tại Việt Nam, bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay. Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm. Bạn phải biết đây là một nước có tiềm năng đi lên rất to lớn và người dân đã có rất nhiều nỗi thất vọng đối với  tình trạng quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm và không đủ năng lực của chính quyền từ trung ương đến địa phương, làm ảnh hưởng tai hại đến tương lai của đất nước. Đó là vấn đề thực tế tại Việt Nam và mọi người cảm nhận viêc có được cơ hội tìm ra khoảng trống trong không gian chính trị của họ.
Jonathan London, Phân khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, tại Đại học Thành phố Hồng Kông.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
Tài liệu tham khảo và chương trình phát thanh tiếng Anh radio ABC- Úc được ghi lại:
http://www6.cityu.edu.hk/searc/2013-03-16%20Dr%20London%20Interview-2.mp3
http://www.abc.net.au/radionational/programs/saturdayextra/vietnam3a-amending-the-constitution/4570480
ABC reporter Richard Aedy:
Now to Vietnam.
The government there wants to change the constitution. It was written in 1946 and was amended 4 times since, and most recently in 1992. From January to the end of this month the government has asked for public comment on the draft amendment,  but it hasn’t been pleased with the comments that have come in. Party’s Secretary Nguyen Phu Trong said some of the comments (quote) “show the decline of political thought and morality in Vietnam”. So,What is going on?
I’m joined with Dr Jonathan London, assistant professor of Department of Asian and International Studies, City University of Hong Kong.
Jonathan, welcome to the program
Dr Jonathan London: Thank you very much for having me.
Let’s start. Why is it? Why the government want to alter the constitution?
Well, I think that many authoritarian governments, Vietnam included, have believed in to occasionally make constitution changes, not only to insure the constitution is in line with the demand of the government but also is the way of trying to boost their legitamicy of the government in the eyes of their population.
What does it want to change, specifically?
Some of the items that were up for discussion relate to Vietnam’s transition to the market economy, and, you know, essentially Vietnam has been under the market economy for the last twenty years since the last constitutional revision. There are some aspects of the constitution that require adjustment or amendment to make them more suitable.
There is also though, as I understand, an amendment that would completely reinforce the grip of the communist party on the State?
Well, in the last several alternations of the constitution, the communist party’s claim its political authority is fairly established in Article 4. It is also stated in the preamble of the constitution that the party is the indispensable force in Vietnam’s politic and social life and so a fundamental part of the constitution is to assert the supremacy of the party.
And the army is subject to the party rather to the state, isn’t it?
That’s right. As in most one party states, the constitution specifically states the military and state are subordinates of the party, it’s the same in the case of Vietnam’s constitution as well.
Now, you mentioned that it brings in line more with the fact that it’s a market economy and pretty much it has been since the last amendment was made. So those reforms making to the market economy, have they led to, well, to a fairer society?
Vietnam has experienced over two decades rapid economic growth and most of the population have benefited very significantly in the same tangible improvement. And what occurred along the way is it creates inequality and some indications that inequality of incomes and assets are actually intensified within the last several years. And what occurred recently is slow down of Vietnam economic growth due to both development of world economy and also system’s macro-economic turbulence in Vietnam are related to economic mismanagement, and some of its macro-economic turbulences have been generating economic insecurity among the population, exasperating social vulnerability. Now overlaying this, it has been an increasing sense that corruption has really taken whole of the government and make it not only ineffective in managing the economy but also unaccountable and lacking of clear vision for Vietnam’s future.
Right, I have been holding myself back, Jonathan, until this point. But given that, what are the suggestions and comments on the proposed constitutional changes that are so upset the party’s leader there?
Well, firstly I would say that the launching of public consultation was intended to be a ritualistic event that there will be some minor expressions of disapproval but it was more something like a generally state mass which the party and State have not anticipated. What it has gotten is a remarkable out-pouring of supports for major constitutional reform and major political reform. They were started with a petition signed by a group of 72 notible intellectual and public figures. Most of them have long and strong tie with the party and State. And their suggestions include the abolishment of Article 4 which recognises the communist party is the supreme and indisputable political force, getting rid of the Article which states the army should be the subordinate of the party as well as getting rid of the preamble of the constitution which resolves the indispensability of the (communist) party, also undertaking the constitutional reform to ensure the rule of law which Vietnam presently doesn’t have. Really it was a classic recommendation that Vietnam adopts a multi-party democratic constitution they drew the party’s ire.
Yes, so the party puts out its draft which primarily focus on reflecting the fact it is market economy having it reflecting in the constitution. And instead the group, in fact a small group of intellectuals it has to be said, published something, it says actually we want to say much more important things. But there is something different, isn’t it? Even with seventy odd intellectuals signing something like that and became something, I don’t know, a more mass movement. How was that happened?
Well, there were a few things. Firstly, the initial petition that was signed by the 72 intellectuals started to gather support as it was circulated in the internet and increasing the number of people signed the petition. One of the dramatic things, however, occurred in the aftermath of the speech that General secretary of the (Vietnamese) Communist party, Nguyen Phu Trong, made to some provincial political officials in which he complained that there are ideological retrograde tendency and even unethical behaviour among some of the people who involved in asking for constitutional reform. A young journalist, Nguyen Dac Kien, who writes for a relatively obscured news paper called “Family and Society” went on line, and on his webpage he responded to the party general secretary’s remark that was televised. He launched a scavenging attack in which he actually said the party’s general secretary is completely wrong in his sentiment. And Nguyen Dac Kien, the journalist, who lost his job, no surprise there the day after, reiterated Vietnam needs to abandon out (restriction) for the competition and draft the constitution based on multi-party democracy. And that, in turn, was followed by an explosion of activities that went viral and the original petition has up-warded to more than ten thousand signatures at this point in time. Most recently the party and state tried to discredit the signatories of the petition and have tried to suggest, as they often do, that many people call for fundamental reform represent (quote) “hostile forces” (unquote). So they tried to bottle it all up. But in the meantime there have been some really remarkable and impressed development in Vietnam’s politics around this constitutional reform.
So what…what has specifically happened since then?
Well, there have been no arrest yet, that might well happen, really the most significant thing is intangible which is, you know, Vietnam has never seen anything quite like this, and we would be foolish to predict it would resolve in any important constitutional reform. They represent a credit juncture of sort in the development of Vietnam’s political culture. Because never in Vietnam’s contemporary history has politic being discussed in a quite critical and open manner. I think, regardless what will occur in the next month, it has a significant development in that politic in Vietnam is all of a sudden interested. You know this is the country with enormous up-potential and there are lots of frustrations that problems with government and with the lack of accountability and incompetent are hurting the future of the country. It’s really tangible in Vietnam and people are sensing the opportunity of finding their political void.
Jonathan London, Department of Asian and International Studies, at the City University of Hong Kong.


Copy từ: Anh Ba Sàm