CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

MQ-4C Triton: Siêu máy bay không người lái của hải quân Mỹ

Dân Việt - Để phục vụ cho chiến lược “tung sức mạnh quân sự” của hải quân, Mỹ đang phát triển các máy bay trinh sát không người lái tiên tiến thế hệ mới; trong đó, máy bay MQ-4C Triton được đánh giá là hạng nhất.

Máy bay trinh sát không người lái MQ-4C Triton được phát triển trong khuôn khổ chương trình Giám sát biển khu vực rộng BAMS (Broad Area Maritime Surveillance), do hải quân Hoa Kỳ ký với Công ty Northrop Grumman (Mỹ) nghiên cứu, chế tạo, với trị giá hợp đồng lên đến hơn 1,2 tỷ USD.
Máy bay không người lái MQ-4C Triton
MQ-4C Triton là thế hệ máy bay không người lái (UAV) tầm siêu cao, thời gian bay dài, đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát và hỗ trợ cho lực lượng do thám và tuần tra trên biển của Hải quân Mỹ.
Theo Northrop Grumman, MQ-4C Triton được thiết kế dựa trên biến thể của máy bay Global Hawk RQ-4B dùng cho hải quân. Ưu điểm nổi bật của MQ-4C Triton là được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại nhất; trong đó có radar mạng pha chủ động AN/ZPY-3, camera video, các sensor quang-điện tử/hồng ngoại, các phương tiện trinh sát radar, hệ thống nhận dạng tự động AIS và phương tiện tiếp phát.
Máy bay Global Hawk RQ-4B
Trong hệ thống điều khiển, MQ-4C Triton được trang bị các cảm biến có trường quan sát 360 độ, cảm biến chủ động đa chức năng, cảm biến hồng ngoại/quang-điện tử, bộ thu hệ thống nhận dạng tự động và các thiết bị hỗ trợ điện tử.
Máy bay được trang bị động cơ turbine cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, có thể hoạt động ở độ cao tối đa là 18.000 m và tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu tối đa là 9.950 hải lý, trong 30 giờ. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 14.628 kg, trong khi tốc độ tối đa của máy bay là 357 dặm/h.
Do có tầm bay cao và thời gian hoạt động kéo dài, UAV này có thể thu thập thông tin, trinh sát trong khu vực biển rộng 2,7 triệu dặm, hỗ trợ cho các máy bay P-8A Poseidon và các phương tiện quan sát khác để chuyển tiếp thông tin tình báo trực tiếp đến các chỉ huy hải quân làm nhiệm vụ ở nhiều địa bàn xa.
Cặp đôi máy bay không người lái MQ-4C Triton trên đường băng tại một cơ sở thử nghiệm Northrop Grumman ở Palmdale, California
Được biết, chiếc MQ-4C Triton đầu tiên đã được thử nghiệm từ tháng 7.2012. Chiếc thứ hai mới được thử nghiệm gần đây trong một chương trình bao gồm đánh giá hoạt động của động cơ, phần mềm của hệ thống điều khiển và sự phối hợp của các phương tiện liên lạc trên khoang với trạm điều phái mặt đất.
Theo tin từ hải quân Mỹ, lực lượng này dự định đưa vào trang bị tổng cộng 68 MQ-4C Triton để sử dụng cùng với 117 máy bay tuần biển P-8A Poseidon mà họ đang mua sắm. Dự kiến, bộ đôi này sẽ cho phép hải quân Mỹ thay thế đội máy bay tuần biển lạc hậu gồm 225 chiếc P-3C Orion và nâng cao khả năng tác chiến biển xa lên gấp nhiều lần. Theo kế hoạch, MQ-4C Triton sẽ được biên chế và tham gia sẵn sàng chiến đấu vào tháng 12.2015.


Copy từ: Dân Việt

Thu hồi đất: Dự thảo hiến pháp lại “thụt lùi sâu sắc”


Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
2013-05-23
_MG_0035-305.jpg
Một khu đất đang quy hoạch ở Nha Trang, ảnh minh họa.
RFA photo
Khi Chủ nhiệm ủy ban pháp luật quốc hội Phan Trung Lý xuất hiện với bộ mặt căng đầy “vẫn thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội”, người ta lại có thể nhận ra một sự thụt lùi sâu sắc về mặt tư duy, không khác mấy từ ngữ tương tự mà người Mỹ thường dùng để ám chỉ những quốc gia vi phạm nhân quyền một cách tệ hại.

Vỡ làng!

Với tiêu đề hiếm có trên, Nông nghiệp Việt Nam - một tờ báo “lề phải” nhưng đã có nhiều bài phản biện xã hội sắc sảo, trong số ra ngày 22/5/2013 đã chuyển tải những dòng phóng sự quá đỗi đau xót đến người đọc.
Tam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Người già ở đây bảo cuộc cải cách ruộng đất dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ vẫn còn âm ỉ đau khổ thì nay vấn đề ruộng đất lại gây ra cho Tam Cường những đau khổ, day dứt không kém.
Năm 2008, Cty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí lấy đất làm nhà máy cồn nhiên liệu sinh học ở địa bàn 3 xã Cổ Tiết, Văn Lương và Tam Cường với tổng diện tích 51 ha, phần nhiều trong đó là đất hai lúa thuộc diện “bờ xôi, ruộng mật”. Dù nhiều người dân của xã Tam Cường kịch liệt phản đối, yêu cầu chuyển dự án lên đồi rừng tránh lấy đất hai lúa của họ nhưng không được đáp ứng. Người dân yêu cầu chủ đầu tư phải thỏa thuận với dân về giá cả nhưng cũng không được chấp nhận mà chỉ áp đền bù ở mức 15 triệu đồng/sào. Gần 100 hộ dân ở khu 3 của thôn Tự Cường kiên quyết phản đối chuyện lấy đất. Dự án vẫn tiếp tục. Nhiều đoàn thể đến từng nhà dân vận động ký vào biên bản “Hỗ trợ bồi thường tái định cư” mà họ gọi là ký đối soát. Việc ký đối soát được thực hiện cả ngày lẫn đêm.
Lão nông Phạm Công Lưu ở Khu 3 bảo: “Chưa bao giờ quê tôi tan nát như thế này. Trước giặc Pháp đóng ở Gành, các vùng khác theo tề, riêng dân Tam Cường mỗi người hai cây tre góp nhau rào làng kháng chiến đến lúc thắng lợi. Tình yêu Tổ quốc nói đâu xa, từ chính tình yêu con sông, cái suối, gốc đa, giếng làng, yêu bà con chòm xóm. Giờ quê tôi ăn cưới chia hai dãy mâm, bên phản đối bán đất, bên nhận tiền đền bù. Lắm đám cỗ cưới ế sưng vì bà con không thèm đến, đám ma vắng lạnh phải huy động cả đoàn thể đi để cho người chết đỡ tủi. Anh em không nhìn mặt nhau, bố con từ nhau cũng chỉ vì người nhận đền bù, người không chịu. Ông trưởng họ đồng ý bán đất, cả họ từ mặt…”.

Quốc hội?

_MG_0432-250.jpg
Một khu vực đang đô thị hóa, vẫn còn gia súc "lang thang" trong thành phố. RFA photo
Cùng với “vỡ làng”, một tan vỡ khác cũng vừa xảy đến, nhưng lần này ứng vào niềm tin đối với những người đại diện cao nhất của Quốc hội.
Trong những ngày đầu của kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khóa XIII vào tháng 5/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp (DTSĐHP) của cơ quan dân cử cao nhất này bất ngờ tung ra một “phán quyết”: việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.
Ngay trước kỳ họp Quốc hội trên, trong bản dự thảo mới nhất của Luật đất đai sửa đổi, Bộ tài nguyên và môi trường vẫn đưa ra hai phương án về vấn đề thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội. Phương án thứ nhất giữ nguyên quan điểm thu hồi đất cho các dự án kinh tế, xã hội. Phương án thứ 2 không quy định việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhưng lại chia các dự án vào các nhóm được thu hồi đất vì mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phục vụ an ninh, quốc phòng. Theo đó, các dự án như làm khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới… do Thủ tướng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư … đều được nhà nước thu hồi đất.
Nhưng lại có nhiều ý kiến lo ngại rằng luật mới như vậy vẫn để ngỏ “cửa” cho những cuộc chạy chọt dự án cho các nhà đầu tư sau này.
Trên tờ báo điện tử Dân Trí, ông Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, đã một lần nữa vạch rõ: Dự án phát triển kinh tế xã hội là một khái niệm không mạch lạc. Đã gọi là dự án xã hội, hoặc kinh tế - xã hội kết hợp thì thường sẽ thấy được mục đích vì lợi ích công cộng.
Theo ông Võ, chỉ cần tách ra nhóm dự án vì mục đích thuần túy kinh tế; và cần loại bỏ hoàn toàn các dự án kinh tế ra khỏi cơ chế Nhà nước thu hồi đất.
Chuyên gia Đặng Hùng Võ nói thẳng: Phần chúng ta cần chống lại, không chấp nhận là cơ chế Nhà nước thu hồi đất cho lợi ích riêng của nhà đầu tư. Việc Nhà nước có quyền rút quyền lợi, tài sản của người này đưa cho người khác thì xã hội đó thực sự không phải là một xã hội văn minh, dân chủ và công bằng; ở đó tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng của quản lý và khiếu kiện của dân.
Kiểu dự án đó không thể được xếp là vì mục đích công cộng. Đó là vì mục đích "kiếm ăn" ở một khu dân cư nào đó, khu đô thị nào đó.
Do giá đất đai trong đô thị rất cao, tiềm năng thu lợi lớn nên nhà đầu tư mong muốn Nhà nước thu hồi đất để giao cho mình. Lợi dụng quyền thu hồi đất của Nhà nước để phục vụ lợi ích kinh tế đơn thuần của nhà đầu tư trong trường hợp này là không đúng.
Song nhiều cuộc tranh luận và lấy ý kiến cử tri về trường hợp “các dự án kinh tế xã hội” như trên dường như đều bị “thu hồi” chính kiến.
Như để tránh cái “không đúng” liên quan đến tình trạng thu hồi đất tràn lan mà ông Đặng Hùng Võ và nhiều cử tri khác bức xúc, Dự thảo hiến pháp lại quy định “Việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật”.

Thụt lùi sâu sắc!

_MG_0003-250.jpg
Một công trình đang xây dựng dở dang. RFA photo
Từ nhiều năm qua, “theo quy định của pháp luật” vẫn là một cụm từ trừu tượng đến mức luôn có thể làm phát sinh vô số vi phạm hết sức cụ thể ở các địa phương.
Một trong những vi phạm điển hình đã được đưa lên bản đồ nhân quyền thế giới là vụ cưỡng chế trái phép đất của gia đình “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, gây nên một chấn động đủ lớn và cũng đủ làm nên một dấu mốc về phản ứng của nông dân đối với chính quyền, tính từ sau cuộc “cách mạng” Thái Bình năm 1997.
Chỉ sau vụ việc Đoàn Văn Vươn, các nhà lập pháp và cả hành pháp mới bắt buộc phải xem xét đến khả năng điều chỉnh Luật đất đai theo hướng sở hữu cá nhân, thay cho điều được gọi là “sở hữu toàn dân” luôn bị khép chặt.
Thực ra, đã có một hy vọng cho dân chúng và đặc biệt cho tầng lớp nông dân áo mộc khi Luật đất đai được hứa hẹn đổi khác theo hướng đa sở hữu tích cực, cũng như đem lại sắc thái công bằng hơn và dĩ nhiên làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết làn sóng khiếu tố đất đai - vốn đang mỗi lúc một dâng cao và quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, bầu không khí công dân - đang manh nha hơi hướng tự do, bỗng trở nên hụt hẫng vào những ngày gần diễn ra kỳ họp quốc hội tháng 5/2013, khi những lời hứa hẹn vụt trở nên thâm trầm đến mức khó hiểu.
Không còn mấy quan chức nhắc đến câu chuyện “đa sở hữu”.
Thay vào đó, khi chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Quốc hội - ông Phan Trung Lý - xuất hiện với bộ mặt căng đầy cùng phát ngôn “vẫn thu hồi đất cho các dự án kinh tế xã hội”, người ta lại có thể nhận ra một sự thụt lùi sâu sắc về mặt tư duy, không khác mấy từ ngữ tương tự mà người Mỹ thường dùng để ám chỉ những quốc gia vi phạm nhân quyền một cách tệ hại.
Không có một cải cách xứng đáng nào được đưa ra liên quan đến Luật đất đai. Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, Dự thảo hiến pháp vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.
Xem ra, Đoàn Văn Vươn và những người thân của mình đã phải đi tù một cách uổng phí. Cũng sau hình ảnh không thể quên của người nông dân này, hình như các cơ quan hữu trách vẫn chưa rút ra được một bài học nào về trách nhiệm trong hành xử với giai tầng nông dân trong cái xã hội đầy tiềm ẩn động loạn này.
Chỉ có một sự kiện dường như mang tính ngẫu nhiên và có thể an ủi phần nào cho dư luận: trước kỳ họp Quốc hội 3 ngày, Chính phủ phát đi một văn bản về hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, rất đáng chú ý là một đề xuất của cơ quan hành pháp này: “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội””.
Tất nhiên, khi các đại biểu quốc hội chưa bấm nút thông qua, bất kỳ một đề nghị nào, dù của Chính phủ hay từ phía Ủy ban DTSĐHP, cũng chỉ mang tính số ít.
Nhưng lẽ nào vào lần này, Quốc hội muốn “phản công” Chính phủ?

Hai phe!

_MG_0008-250.jpg
Một góc TP Nha Trang nhìn từ trên cao. RFA photo
Trong khi những người đại diện cho dân chúng vẫn mải mê với cuộc tranh luận thiếu lối ra, câu chuyện bị o ép thu hồi đất đai ở xã Tam Cường ở tỉnh Phú Thọ và những nơi tương tự vẫn không ngừng tái hiện.
“Phản đối ư?” - báo Nông nghiệp Việt Nam đặt câu hỏi.
Rồi tờ báo này cũng tự tìm ra câu trả lời đắng ngắt: những gia đình có công nông bị giữ xe, bảo phải ký vào biên bản đền bù đất mới cho chạy nhưng chạy được mấy hôm lại phạt, phải bán xe. Những cây xăng mi ni đều bị lập biên bản và bắt đình chỉ nếu không ký vào biên bản nhận đền bù. Các giấy tờ liên quan đến chính quyền rất khó được giải quyết.
Như con ông Phạm Công Lưu ở khu 3 đi đăng ký kết hôn không được giải quyết, sau đó phải về cơ quan đăng ký. Như con những nhà xin giấy tờ đi học bị phê thẳng vào hồ sơ gia đình không chấp hành chủ trương đường lối của địa phương. Trong đại hội Hội Người cao tuổi xã có ba đảng viên trên 70 tuổi bị đuổi ra khỏi hội trường vì không ký. Đến ngay cả ông Hoành, ông Lý đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi gia đình đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bán ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…
Do phản đối chính sách lấy đất ruộng 2 đảng viên bị khai trừ, 18 đảng viên bị cảnh cáo (nhiều người 50-60 năm tuổi đảng, bệnh tật), 3 đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm, 1 trưởng khu bị cách chức, 1 cán bộ khuyến nông bị bãi nhiệm, 1 Chủ tịch Hội Người cao tuổi bị cách chức…, mấy người bị giam trên huyện. Tất cả cũng đều từ lý do phản đối chuyện dự án lấy đất ruộng của mình.
Gia đình anh Hán Văn Thanh ở khu 3 thôn Tự Cường là một điển hình về chia rẽ đến nỗi chia cả bàn thờ, chia cả ngày giỗ cha, giỗ mẹ. Anh bảo: “Nhà tôi có mười anh em giờ chia hai phe, bố tôi, mẹ tôi tôi cúng, bố anh mẹ anh anh cúng. Cùng cha mẹ mà nay ra ngõ không nhìn mặt nhau. Nhớ thời bầm bủ tôi còn sống vẫn thường khuyên con cái rằng: “Củ sắn chia đôi, bắp ngô bẻ nửa, nhà ta anh em đông nhưng no đói phải đùm bọc nhau” mà đau lòng!””.


Copy từ: RFA

Toàn cảnh đối đầu TQ - Philippines ở Bãi Cỏ Mây - Trường Sa


TPO- Manila tuyên bố sẽ chiến đấu “đến người cuối cùng” chống lại Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền trên vùng biển tranh chấp.
Binh lính Philippines được cho là đang đồn trú trên chiếc tàu chiến từ thời Thế chiến II để kiểm soát Bãi Cỏ Mây
Binh lính Philippines được cho là đang đồn trú trên chiếc tàu chiến từ thời Thế chiến II để kiểm soát Bãi Cỏ Mây.
Động thái căng thẳng mới nhất liên quan đến tranh chấp chủ quyền với các đảo, bãi ngầm trên Biển Đông, Philippines tuần này lên án “sự hiện diện khiêu khích và bất hợp pháp” của tàu chiến và đội tàu cá Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Philippines chiếm đóng bất hợp pháp và Trung Quốc cũng lên tiếng đòi chủ quyền trên bãi cạn này).
Sau khi phía Trung Quốc bác bỏ sự phản đối này và ngang nhiên khẳng định chủ quyền với Bãi Cỏ Mây, nơi có nhiều rạn san hô và ngư trường phong phú, Manila hôm qua, 23/5, đã có những tuyên bố mạnh mẽ phản đối sự Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ chiến đấu vì những gì thuộc về chúng tôi cho tới người lính cuối cùng”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói với các phóng viên khi được hỏi liệu Philippines có cúi đầu trước đe dọa của Trung Quốc và rút quân ra khỏi bãi ngầm này hay không.
Tổng thống Aquino III thị sát lực lượng thủy quân lục chiến ngày 21.5 - Ảnh: AFP
Tổng thống Aquino III thị sát lực lượng thủy quân lục chiến ngày 21.5 - Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, ông Gazmin cho biết, Philippines chưa có ý định gửi thêm quân tiếp viện tới đây và hiện chưa xảy ra cuộc đối đầu nào giữa hai bên tại Bãi Cỏ Mây kể từ khi các tàu Trung Quốc tới khu vực vào đầu tháng này.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một trong chín đảo bị Philippines chiếm đóng. Trong khi đó, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí cả khu vực cách đại lục đến hàng ngàn km.
Phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết tuyên bố của Trung Quốc về “đường chín đoạn bao gồm hầu hết Biển Đông” là “quá đáng”, theo một báo cáo của Tokyo.
Toàn cảnh vụ xâm phạm Bãi Cỏ Mây
Ngày 6/5, một tàu chiến Trung Quốc cùng hai tàu hải giám và 30 tàu đánh cá rầm rộ tiến gần đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt cá trái phép.
Hôm 10/5, Philippines trao công hàm phản đối vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm và có những hành động khiêu khích ở vùng nước gần Bãi Cỏ Mây, thuộc Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Raul Harnandez cho biết.
Hôm 16/5, truyền thông Philippines cho hay, một tàu chiến Trung Quốc xua đuổi tàu M/T Queen Seagull chở người vừa đắc cử thị trưởng Kalayaan, ông Eugenio Bito-onon, đang từ đảo Thị Tứ (đảo Philippines chiếm đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa), trở về tỉnh Palawan.
Chiếc tàu cũ được Philippines sử dụng làm căn cứ chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP
Chiếc tàu cũ được Philippines sử dụng làm căn cứ chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP.
Theo lời ông Bito-onon thì tàu chiến Trung Quốc tiến đến khu vực từ mạn đông, đang bật đèn pha tìm kiếm hoặc có hoạt động gì đó ở Bãi Cỏ Mây, trong đó 1 chiếc tàu lớn neo đậu cách chiếc tàu Philippines chỉ khoảng 30 mét. Cuộc rượt đuổi kéo dài khoảng 1 tiếng và chỉ kết thúc khi tàu Philippines vào khu vực quanh bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa, nơi một tàu chiến Trung Quốc bị mắc cạn vào năm ngoái.
Sau đó vài hôm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin cho biết, tàu đánh cá có tàu chiến hải quân hộ tống của Trung Quốc tiếp tục “câu trộm” gần Bãi Cỏ Mây từ ngày 21/5.
Trong khi đó, hôm 23/5, phản ứng lại sự phản đối mạnh mẽ của Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trắng trợn: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Tàu của Trung Quốc có quyền tuần tra ở đó”.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này tiếp tục gửi công hàm phản đối sự hiện diện của tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây.
Việt Nam Phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông
Ngày 15/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.
Phan Yến
(Tổng hợp)

Copy từ: Tiền Phong

Vốn nhà băng ồ ạt “đổ” vào vàng


Trong phiên đấu thầu vàng miếng tổ chức vào sáng nay, thứ Sáu (24/5), các đơn vị trúng thầu đã mua hết 26.000 lượng...

Vốn nhà băng ồ ạt “đổ” vào vàng
Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, từ cuối tháng 3/2013 đến nay, cơ quan này đã tổ chức 22 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 554.600 lượng.


Tương tự như trong hai phiên trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã bán hết được toàn bộ 1 tấn vàng chào bán trong phiên thứ 22.

Thông báo phát đi từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong phiên đấu thầu vàng miếng tổ chức vào sáng nay, thứ Sáu (24/5), các đơn vị trúng thầu đã mua hết 26.000 lượng, tương đương 1 tấn vàng, chào bán. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 22, đồng thời là phiên thứ ba tổ chức trong tuần này.

Trong phiên đấu thầu thứ 20 và 21, Ngân hàng Nhà nước cũng chào thầu mỗi phiên 1 tấn vàng và cũng đều bán hết.

Việc “cháy hàng” trong các phiên đấu thầu này trái ngược với quan điểm trước đó cho rằng, vàng đấu thầu đã hết hấp dẫn khi các tổ chức tín dụng đã gom gần đủ vàng để đóng trạng thái trước hạn 30/6. Quan điểm này được đưa ra khi có tới 18.000 lượng vàng bị “ế” trong phiên đấu thầu 26.000 lượng tổ chức vào ngày thứ Sáu tuần trước.

Trong phiên hôm nay, có 7 thành viên bỏ thầu đã trúng thầu. Đây đều là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.

Giá trúng thầu dao động trọng khoảng 40,69-40,75 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng SJC mà các doanh nghiệp niêm yết mua vào trên thị trường sáng nay từ 190.000-250.000 đồng/lượng.

Giá sàn mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho phiên này là 40,5 triệu đồng/lượng, ngang với giá thu mua trên thị trường, nên có thể được xem là khá “mềm”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các đơn vị đã “mạnh tay” bỏ giá cao để mua được vàng.

Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, từ cuối tháng 3/2013 đến nay, cơ quan này đã tổ chức 22 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 554.600 lượng trên tổng số 640.000 lượng chào thầu.

Khối lượng vàng trúng thầu trên tương đương hơn 21,3 tấn vàng. Trong khi đó, trước khi có hoạt động đấu thầu vàng, các tổ chức tín dụng được cho là cần phải gom thêm khoảng 20 tấn vàng để tất toán trạng thái.

Đại diện một đơn vị tham gia đấu thầu vàng cho biết, trong những phiên gần đây, mua vàng đấu thầu chủ yếu là các ngân hàng. Phiên hôm nay, đơn vị mua nhiều nhất mua được 10.000 lượng, đơn vị mua ít nhất mua 1.000 lượng.

So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán ra vào lúc gần 16h chiều nay cao hơn 5 triệu đồng/lượng.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 40,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,83 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, giá vàng SJC theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý cùng thời điểm là 40,68 triệu đồng/lượng và 40,8 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.


Copy từ: VnEconomy

Báo động đỏ về suy giảm kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-05-24
Nhiểu công trình xây dựng phải bỏ dở dang vì cụt vốn
Nhiểu công trình xây dựng phải bỏ dở dang vì cụt vốn
RFA
Một nhóm đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng suy giảm kinh tế đang ở mức báo động và kiến nghị sớm thành lập một Uỷ ban Quốc gia để đối phó. GSTS Trần Hoàng Ngân, đại biểu thành viên Ủy ban kinh tế Quốc hội đã nói với báo chí như vậy, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào sáng 20/5 tại Thủ đô Việt Nam.
Cứu doanh nghiệp phải song hành cứu nông thôn
Đề xuất vừa nêu đã như tô đậm thêm nhận định của Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan trước đó một tuần:“Tình hình kinh tế gay go lắm rồi.”
Mạng tin Dân Trí Online trích phát biểu của đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, tình hình suy giảm kinh tế hiện nay là vô cùng lo ngại khi doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động đã trở thành “đại dịch”. Theo lời vị đại biểu, báo cáo của Chính phủ cho thấy 69% doanh nghiệp kinh doanh lỗ trong năm 2012 và cần phải có một Ủy ban mang tầm Quốc gia để cứu vãn tình trạng này.
Tuy vậy, vị đại biểu cũng là Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM còn nêu ra một vấn đề đáng chú ý hơn. Đó là sự cần thiết phải giải bài toán cho nông dân. Những người được mô tả là bị thiệt hại kép, thứ nhất thu nhập giảm vì giá lương thực giảm, trong khi chi phí tăng cao. GSTS Trần Hoàng Ngân cho rằng, cứu doanh nghiệp phải song hành cứu nông thôn, nông nghiệp vì 67% dân số sống ở nông thôn; 47% dân số làm nông nghiệp.
Người nông dân thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội
Người nông dân thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội
Sự cần thiết phải giải bài toán cho nông dân. Những người được mô tả là bị thiệt hại kép, thứ nhất thu nhập giảm vì giá lương thực giảm, trong khi chi phí tăng cao....cứu doanh nghiệp phải song hành cứu nông thôn
GSTS Trần Hoàng Ngân
Những gì vị đại biểu Quốc hội nói với báo chí có thể chưa diễn tả thực trạng ở nông thôn miền Trung trong thời kỳ suy giảm hiện nay. Ông Hai một nông dân ở Phú Yên một tỉnh ở nam Trung bộ cho biết, đất ít người đông nên nông dân mỗi người được chia khoảng 650 m2 đất canh tác. Lợi tức bình quân đầu người khoảng 250.000 đ/tháng, mức lợi tức này chưa được một nửa so với đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, lúc nông nhàn nông dân phải kiếm thêm thu nhập, người thì bắt cá, mò cua, người thì đi bán vé số, buôn gánh bán bưng, chạy xe ôm, phổ biến nhất là làm lao động thời vụ cho nhà máy xí nghiệp, hay làm thợ hồ. Tuy vậy mấy năm nay kinh tế khó khăn việc kiếm thêm việc làm lúc nông nhàn không thuận lợi như trước.
“ Điển hình tại tỉnh Phú Yên lúc bình thường có khoảng 13.000 công nhân làm hạt đào (hạt điều) tức là tách vỏ chín lấy hạt đào. Nhưng hiện nay công ty hạt đào nợ nần gặp khó khăn chỉ còn hoạt động cầm chừng khoảng 15%. Làm công nhân hạt đào thu nhập không cao chỉ khoảng 1,1 triệu đồng/tháng tức 30.000đ/ngày nhưng cũng không còn việc để làm nữa, tình hình rất bấp bênh. Còn làm thợ hồ ở Phú Yên được 160-170 ngàn đồng/ ngày nhưng vì tình hình bất động sản đóng băng thì thợ hồ bây giờ rất khó kiếm việc. Ngay cả phụ hồ việc quá nặng nhọc không ai muốn làm, thì bây giờ muốn kiếm việc cũng không còn ai mướn.”
Từng có 10 năm phục vụ Nhà nước trong vai trò cán bộ công chức ở địa phương nay trở về với đồng ruộng, ông Hai mô tả rõ nét hơn về tình trạng suy thoái tấn công trực diện vào mỗi gia đình nông dân miền Trung. Ông nói:
“Mức sống, mức kinh tế tôi thấy rất là suy sụp, chẳng hạn như hồi xưa thí dụ 2 vợ chồng 2 đứa con một ngày đi chợ 50.000đ bây giờ giảm chỉ còn 30.000đ coi như giảm 30%-40%. Cuộc sống coi như cố gắng lắm, mới bảo đảm được cái dinh dưỡng.”
Báo cáo của Chính phủ cho thấy 69% doanh nghiệp kinh doanh lỗ trong năm 2
Báo cáo của Chính phủ cho thấy 69% doanh nghiệp kinh doanh lỗ trong năm 2

Suy giảm nhưng đừng để suy thái
GSTS Trần Hoàng Ngân đã trở thành người tạo thời cuộc với đề xuất phải có Ủy ban Quốc gia đối phó với suy giảm kinh tế. Ngày 23/5 Thời báo kinh tế Việt Nam dành cơ hội cho ông làm rõ hơn tình hình suy giảm kinh tế mà ông nói là những dấu hiệu đã quá rõ ràng. Theo lời ông, nếu như năm 2012 kinh tế Việt Nam là khó khăn đáng lo ngại, thì hiện nay có thể xác định là vô cùng khó khăn và vô cùng đáng lo ngại. Dấu hiệu suy giảm đã rất rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi, doanh nghiệp phá sản ngày một nhiều.
Mức sống, mức kinh tế tôi thấy rất là suy sụp, chẳng hạn như hồi xưa thí dụ 2 vợ chồng 2 đứa con một ngày đi chợ 50.000đ bây giờ giảm chỉ còn 30.000đ coi như giảm 30%-40%. Cuộc sống coi như cố gắng lắm, mới bảo đảm được cái dinh dưỡng
ông Hai, nông dân
Theo nhận định của GSTS Trần Hoàng Ngân, Chính phủ cần phải làm quyết liệt hơn nữa trong việc tạo dựng niềm tin cho dù cũng có một hai điểm sáng xuất hiện trong những tháng đầu năm nay. Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:
“Sau 4 tháng đầu năm thì có một số những chỉ dấu về sự khởi sắc nhất định. Thí dụ chỉ số giá có tăng chậm lại, rồi đầu tư nước ngoài thì có những dự án rất lớn đã được cam kết như là Samsung ở Thái Nguyên, rồi có những dự án lớn vào miền Trung, đấy là những tiến bộ nhất định. Xuất khẩu đã dựa chủ yếu vào xuất khẩu của đầu tư nước ngoài, trong đó thì điện thoại di động Galaxy của Samsung vượt lên cả dệt may rồi…
Nhưng mặt khác, các biện pháp cải cách tái cấu trúc cơ bản hiện nay chưa được thực hiện một cách hiệu quả và chưa đem lại các kết quả mà người dân mong đợi. Tình hình đó dẫn tới tình trạng ngân hàng thừa vốn mà doanh nghiệp thì không vay được và cũng không dám vay, dẫn đến việc các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục hoạt động kém hoặc phải đóng cửa, phải xin phá sản và tình hình công ăn việc làm của thanh niên là hết sức khó khăn.”
Các biện pháp cải cách tái cấu trúc cơ bản hiện nay chưa được thực hiện một cách hiệu quả và chưa đem lại các kết quả mà người dân mong đợi. Tình hình đó dẫn tới tình trạng ngân hàng thừa vốn mà doanh nghiệp thì không vay được và cũng không dám vay, dẫn đến việc các doanh nghiệp...phải đóng cửa, phải xin phá sản
TS Lê Đăng Doanh
TS Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội đơn vị TP.HCM được Dân Trí Online xếp vào nhóm các đại diện dân cử có những âu lo về sự suy giảm kinh tế đã quá rõ rệt. TS Lịch cho rằng, thời điểm hiện nay lãi suất ngân hàng không còn là chiếc đũa thần, nhiều doanh nghiệp được vay vốn với mức 8%-9% mà cũng không vay. Theo lời ông, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là điểm nghẽn của nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Giờ đây không chỉ là vấn đề nợ xấu nữa, mà suy giảm thị trường, suy giảm đầu tư và niềm tin thị trường. TS Trần Du Lịch khuyến cáo đừng nên bàn quá nhiều giải pháp mà phải tập trung thực hiện những giải pháp đã đưa ra trước đây.
Trong tư liệu của chúng tôi, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định rằng việc chậm trễ giải quyết những vấn nạn của nền kinh tế, điển hình là nợ xấu đang gây ra những hậu quả khó lường.
“Tôi cho là phải cố gắng sớm và minh bạch đưa ra một giải pháp đầy đủ hơn thì mới có thể làm được và phải làm càng sớm càng tốt, càng kéo dài thì càng bất lợi vì rõ ràng là bây giờ nền kinh tế đứng trước những cản trở như về nợ xấu trong các công việc với ngân hàng rồi sự tắc nghẽn của các doanh nghiệp trong phát triển, bao nhiêu thứ nó đang đè nặng lên nền kinh tế.”
Theo Dân Trí Online, Đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan ngại về mức tăng trưởng kinh tế khó đạt trong những tháng còn lại của năm 2013. Ông đánh giá các biện pháp của Chính phủ triển khai rất chậm thậm chí chỉ mới đề ra các giải pháp, trong đó có việc kích cầu, tăng sức mua, xử lý nợ xấu, phá băng bất động sản.
“Liều thuốc chính hiện nay là kích cầu cứu nền kinh tế. Phải chấp nhận là chúng ta đang suy giảm rồi. Sao không dám công nhận? Chúng ta đang suy giảm, đừng để nó vào ngưỡng cửa suy thoái.”
ông Nguyễn Đức Hưởng
Chúng tôi xin trích lời TS Lê Đăng Doanh về vấn đề liên quan:
“Quĩ Tiền tệ Quốc tế có lưu ý là các cải cách của Việt Nam như vậy là chậm. Nếu như không giải quyết sớm các cải cách ngân hàng và giải quyết nợ xấu thì nền kinh tế Việt Nam khó có thể lấy lại được đà tăng trưởng trước đây.”
“Tình hình kinh tế gay go lắm rồi” như cảnh báo của Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, hoặc kiến nghị sớm thành lập ủy ban đối phó suy giảm kinh tế của Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân được xem là tín hiệu báo động đỏ.
Các chuyên gia cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam không thể không nhận thức tình trạng này. Nhưng cũng có thể có những vướng mắc từ đâu đó như lời ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trên VnEconomy ngày 21/5/2013. Doanh nhân ngân hàng này nhận định: “Liều thuốc chính hiện nay là kích cầu cứu nền kinh tế. Phải chấp nhận là chúng ta đang suy giảm rồi. Sao không dám công nhận? Chúng ta đang suy giảm, đừng để nó vào ngưỡng cửa suy thoái.”

Copy từ: RFA

Giá vàng tăng lên mức cao nhất từ đầu tuần


Dân Việt - Sáng nay (24.5), giá vàng trong nước tăng trở lại. Tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn, giá bán ra chủ yếu đạt từ 40,85 đến 40,88 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ đầu tuần đến nay.

Tại Hà Nội, tập đoàn vàng bạc đá quý Doji công bố giá vàng SJC lúc 09 giờ 38 trao đổi ở mức 40,45 – 40,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC lúc 09 giờ 37 mua - bán tương ứng là 40,48 – 40,88 triệu đồng/lượng.
Vàng tăng do được hỗ trợ bởi đồng USD và chứng khoán giảm
Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận cùng thời điểm niêm yết giá mua vào 40,08 triệu đồng/lượng, bán ra 40,58 triệu đồng/lượng. So với hôm qua, vàng hiện tăng khoảng 100.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hôm qua phục hồi, được hỗ trợ khi đồng USD và thị trường chứng khoán đều giảm. Khép phiên giao dịch đêm 23.5 tại New York (Mỹ), vàng giao tháng Sáu tăng 1,8% lên 1.391,8 USD/Oz. Chứng khoán châu Á hôm qua giảm mạnh, đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực lên các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu và Mỹ đều quay đầu đi xuống.
Mặt khác, đồng USD cũng giảm mạnh trở lại so với euro cùng nhiều loại tiền tệ khác, khi một bản báo cáo mới nhất cho thấy chỉ số đo lường hoạt động của ngành công nghiệp dịch vụ khu vực châu Âu trong tháng này có thể tăng cao hơn dự đoán. Tỷ giá EUR/USD sáng nay đạt 1,2915.
Trong khi đó, Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán ra, đưa tổng lượng vàng dự trữ giảm còn 1.020,07 tấn – mức nắm giữ thấp nhất từ tháng 2.2009.
Trong năm nay, các nhà đầu tư quốc tế đã bán ra 463,4 tấn vàng, trị giá khoảng 20,8 tỷ USD thông qua các quỹ đầu tư tín thác vàng lớn, trước các dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế Mỹ khiến nhiều người ngày càng mất lòng tin vào giá trị của vàng.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay là 20.828. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại đạt 20.960 – 21.020 (mua vào – bán ra).

Copy từ: Dân Việt

CPI tháng 5 “âm” trở lại!


Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2013 giảm 0,06% so tháng trước...

CPI tháng 5 “âm” trở lại!
Diễn biến CPI của cả nước trong các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
So với các kỳ khác, CPI tháng 5 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng thấp hơn nhiều so với các năm gần đây. Cụ thể, CPI tháng 5/2013 tăng 6,36% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,35% so với tháng 12 năm ngoái.

Chi tiết tăng giảm các nhóm hàng trong rổ hàng hóa CPI cho thấy, giá cả những mặt hàng thiết yếu hàng ngày như lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm và tăng chậm lại nhưng các mặt hàng quan trọng không kém như y tế lại tăng rất mạnh.

Tính từ đầu năm, lương thực giảm 1,62%, thực phẩm tăng 2,27%  nhưng dịch vụ khám chữa bệnh đã tăng đến 17,39%. Những chi phí y tế, khám chữa bệnh này khi tăng chỉ ảnh hưởng đến con số CPI một lần duy nhất vào bắt đầu áp dụng, nhưng nó sẽ làm hao hụt tiền của người dân hàng ngày, kể từ khi mức giá mới được áp dụng.

Ở một khía cạnh khác của bộ số liệu thống kê là chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội. Trong tháng 4 năm 2013, chỉ tiêu này đã ghi nhận con số rất thấp khi chỉ tăng 0,9% so với tháng trước và 4 tháng đầu năm chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã loại trừ yếu tố giá, thấp hơn rất nhiều khi so với 4 tháng đầu năm năm 2008 (10,1%) và 2009 (7,4%), các năm mà kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong tháng này, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội được dự báo tiếp tục đạt mức thấp theo đúng xu hướng giảm dần từ đầu năm. Như vậy, mặc dù giá giảm nhưng tiêu dùng của đại bộ phận người dân cũng giảm theo do phải cân đối chi tiêu hợp lý đảm bảo cuộc sống bình thường hàng ngày trong điều kiện ngân sách gia đình eo hẹp.

Tuy nhiên, xét trong tổng thể nền kinh tế hiện nay, lạm phát thấp là cơ hội tốt để tạo dư địa cho các chính sách kinh tế được thực hiện đồng bộ, đúng lộ trình trong quá trình cải tổ, khắc phục những khiếm khuyết hiện nay.

Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, việc nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục với hàng loạt các hoạt động vui chơi giải trí như lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội Carnival Hạ Long, Festival làng nghề truyền thống tại Huế…nhưng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong tháng cũng chỉ đủ sức đẩy chỉ số giá nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,23% so với tháng trước, chỉ bằng 1/3 và 1/4 mức tăng của nhóm này năm 2012 và năm 2011.

Tăng mạnh nhất trong tháng lại là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 1,58% so tháng trước, trong đó dịch vụ y tế tăng 1,92%. Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo thông tư liên bộ từ trước, tháng này, Vĩnh Phúc và Long An điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh đã khiến chỉ số chung cả nước tăng thêm  0,1%.

Cùng với các mức tăng giá do thời tiết nắng nóng của các nhóm khác như nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,41%, nhóm may mặc mũ nón giầy dép và nhóm thiết bị đồ dùng gia đình cùng tăng 0,36% so tháng trước thì việc điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế cũng chỉ kéo chỉ số chung không giảm quá sâu chứ không thể khiến chỉ số giá chung tăng so tháng trước do áp lực kéo giảm mạnh mẽ đến từ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Trong tháng, nhóm có quyền số lớn nhất này giảm -0,35% so với tháng trước trong đó lương thực giảm -0,69%, thực phẩm giảm -0,45% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,32%.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào CPI là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức giảm -4,62% và tăng 0,21% so với tháng trước.


Copy từ: VnEconomy

Người Trung Quốc chủ yếu đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ

Ngày 22-5 (giờ địa phương), Ủy ban Chống đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ công bố báo cáo cho biết nạn ăn cắp tài sản trí tuệ gây thiệt hại cho Mỹ hơn 300 tỉ USD mỗi năm. Các vụ đánh cắp chủ yếu do người Trung Quốc thực hiện.

Đài Tiếng nói Mỹ (VOA) cho biết theo báo cáo, Trung Quốc là thủ phạm chính, chiếm 50%-80% số vụ ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ mỗi năm. Báo cáo cho rằng các mục tiêu chính sách công nghiệp quốc gia đã khuyến khích một lượng lớn những người Trung Quốc trong các doanh nghiệp và cơ quan chính quyền tổ chức ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.
Báo cáo cho biết chỉ một phần nhỏ tài sản trí tuệ bị ăn cắp bằng tấn công tin tặc trực tuyến. Phần lớn bị ăn cắp theo cách truyền thống như xài phần mềm vi phạm bản quyền, ăn cắp ổ đĩa cứng, nghe lén điện thoại, hối lộ.
Báo cáo đề nghị chính phủ Mỹ hành động quyết liệt hơn, kể cả dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế, cấm nhập khẩu và đưa vào sổ đen của các thị trường tài chính. Báo cáo cũng đề nghị cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống đứng ra điều phối một chiến dịch toàn diện nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và trừng phạt những kẻ ăn cắp.
Đồng chủ tịch ủy ban, ông Jon Huntsman, nguyên Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, kêu gọi Tổng thống Obama phải mạnh mẽ nêu lên vấn đề này trong hội nghị cấp cao với Chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng tới tại bang California. Ủy ban Chống đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ (ủy ban cố vấn tư nhân) gồm các cựu quan chức cấp cao của Mỹ.
THẠCH ANH


Copy từ: Pháp Luật

Nick Vujicic đã bị cộng sản Việt Nam biến thành một tên hề

Thất Lĩnh (Danlambao) - Việc Nick Vujicic được mời đến Việt Nam trong bối cảnh kinh tế suy kiệt, niềm tin vào chính quyền đang sa sút, được nhiều người dự đoán trước là một liệu pháp tinh thần mà đảng cộng sản muốn sử dụng để níu kéo lòng tin của người dân. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng đảng cộng sản Việt Nam còn làm được hơn thế, đó là yêu cầu anh ta tôn vinh Hồ Chí Minh. Hành động này đã biến Nick vĩ đại thành một tên hề trong một vở tuồng lố bịch.
Nick Vujicic, chàng trai không tay không chân, trở thành một hiện tượng trên mạng vì làm được nhiều điều đặc biệt như bơi lội, lướt sóng, tự chải đầu, tự nghe điện thoại… Từ đó, anh trở thành một một nhà thuyết trình được nhiều người tại nhiều nước yêu thích. Những ai đã từng xem các video clip của anh ta được phát trên youtube, đọc ba quyển sách của anh cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt tuyệt nhiên không thấy anh nhắc đến cái tên Hồ Chí Minh. Vậy mà, trong buổi nói chuyện với doanh nhân tại White Palace sáng ngày 23.5, anh ta nói rằng: “Hãy nhìn vào Bác Hồ của quý vị, nhìn vào sự can đảm của người khi dám mơ giấc mơ lớn và dám dấn thân, từng bước hiện thức giấc mơ đó”.
Khi truyền thông lề đảng đăng tải câu nói này, nhiều người mơ hồ rằng, lời của Nick đã được dịch khác đi. Nhưng nhiều người có mặt trong buổi thuyết trình khẳng định họ nghe nghe rõ Nick gọi Hồ Chí Minh là Uncle Hồ, sau đó như sợ người khác không hiểu ý đã lập lại bằng tiếng Việt là Bác Hồ. Những ai đã đọc và xem Nick thật sự bất ngờ vì câu nói này, thế nên, nhiều người cho rằng anh ta đã bị ban tổ chức yêu cầu phải nói như thế để ca ngợi Hồ Chí Minh.
Nhiều người nghĩ khác. Họ cho rằng Nick vì muốn lấy lòng người Việt Nam nên xã giao bằng việc ca ngợi lãnh tụ của đất nước trả tiền cho anh cho các buổi nói chuyện. Trong trường hợp này, Nick đã không hiểu rằng, chính vì giấc mơ lớn của Hồ Chí Minh mà Việt Nam mới trở thành một đất nước XHCN độc đảng toàn trị. Vì giấc mơ lớn của Hồ Chí Minh mà biết bao con người phải sống dở chết dở qua các cuộc đấu tố. Vì giấc mơ lớn của Hồ Chí Minh mà một miền Nam ruộng lúa phì nhiêu phải sống trong cảnh đói khổ. Vì có giấc mơ Hồ Chí Minh mà hàng triệu người Việt Nam phải xuống tàu vượt biên và nhiều người đã bỏ mạng giữa biển khơi. Vì giấc mơ Hồ Chí Minh mà hàng trăm ngàn binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bị đày đọa trong trại cải tạo. Vì giấc mơ Hồ Chí Minh mà giờ đây rất nhiều người bị tống giam vì lên tiếng đòi dân chủ nhân quyền. Vì giấc mơ Hồ Chí Minh mà hàng triệu người nông dân và công nhân đang sống trong nghèo khổ, trong khi quan chức thì giàu nức đố đổ vách. Nick cũng đâu biết rằng trong thời điểm anh ta đang nói về giấc mơ Hồ Chí Minh thì những thanh niên công giáo yêu nước tại Nghệ An, chính quê hương Hồ Chí Minh, bị kết tội oan ức. Một bà mẹ của một trong số người tù yêu nước ấy bị công an đánh đập và cả chích thuốc độc vào người.
Nick đã nói với doanh nhân Việt Nam về giấc mơ Hồ Chí Minh nhằm gửi đi một thông điệp hãy bình tĩnh vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Anh ta nói thêm: “Bác Hồ của quý vị không coi trọng giá trị của đồng tiền.” Trong thời điểm cả miền Bắc bị học thuyết cộng sản biến thành xã hội vô sản, hàng hóa sản phẩm thiếu thốn, mọi người sống trong nghèo khó thì một lãnh tụ đầy mưu lược như Hồ Chí Minh đâu dại dột chứng minh mình là người ham vật chất. Trong khi mọi người xung quanh đang thiêu thốn thì có cho vàng Hồ Chí Minh cũng không dám đua đòi xe hơi, nhà lầu và đồ hiệu. Tuy nhiên, những ai đã từng phục vụ chế độ cộng sản lâu năm đều thừa nhận rằng, trong thời điểm đói kém nhất thì bữa ăn của lãnh đạo cộng sản vẫn khác xa so với bữa ăn bình thường của một người dân, huống chi là những lợi ích khác.
Trong câu chuyện của Nick, nhiều người lý giải đừng nâng tầm lên mức độ quốc gia vì ban tổ chức là một công ty tư nhân là Tôn Hoa Sen. Những người nghĩ theo hướng này đã bỏ quên một yếu tố đài truyền hình Việt Nam luôn được xem là một công cụ tuyên truyền cho đảng cộng sản, và phần lớn các buổi nói chuyện của Nick đều được phát sóng trực tiếp. Trong trường hợp này Lê Phước Vũ, ông chủ của Tôn Hoa Sen đã thực hiện được một lợi ích “kép” là vừa quảng bá cho thương hiệu Tôn Hoa Sen của ông ta, vừa tiếp tay cho nhà nước làm công tác dân vận. Cái tinh vi của đảng cộng sản nằm ở chổ này đây, dùng tiền của người khác để thực hiện được nhiệm vụ chính trị để đảm bảo được quyền cai trị.
Nhưng nhìn ở góc độ khác, một buổi nói chuyện của Nick có đủ để doanh nhân hoàn toàn yên tâm và vững tin rằng khó khăn nào cũng có thể vượt qua bằng nghị lực và ý chí. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tiền để kinh doanh, thế nhưng ngân hàng cũng cạn kiệt. Riêng lĩnh vực bất động sản dù có 3.000 tỷ đồng cứu trợ vẫn không nhìn thấy được một tia sáng nào ở cuối đường hầm, bởi vì, con số đó quá nhỏ nhoi so với tổng số tiền mà các doanh nghiệp cần. Theo Viện chính sách và phát triển (ADP) lạm phát ở Việt Nam là 18% trong năm 2011 và 6,8% trong năm 2012 cao hơn 3 % so với mức lạm phát của Trung Quốc, Philippines, Inđônêxia, Thái Lan. Chắc chắn rằng khi đối diện với thực tế các doanh nhân sẽ không thể nuôi hy vọng bằng những lời thuyết trình ngắn ngủi của Nick, cho dù cuộc đời anh ta là một bài học về ý chí vươn lên.
Hết ngày 26.5 Nick sẽ về nước. Có lẽ nhìn thấy con số hàng chục ngàn người đến nghe anh nói chuyện, Nick sẽ cho rằng anh đã có một chuyến đi thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng Nick đâu hiểu rằng anh đã bị đảng cộng sản Việt Nam biến thành một tên hề không hơn không kém. Anh đâu biết rằng trước anh, trên mạng xã hội người ta đang châm biếm anh đủ kiểu. Anh cũng đâu biết rằng đảng cộng sản đã từng sử dụng “người của công chúng” để lừa gạt, và mị dân đều không đạt kết quả như mong muốn. Nguyễn Cao Kỳ chẳng những không làm được gì ngược lại bị công chúng kết luận là kẻ hai mặt. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hiện ý đồ hòa hợp dân tộc theo ý đảng cộng sản đã cũng nhận kết cục không vui vẻ tại Việt Nam.
Giá như Nick đến Việt Nam và chỉ nói những điều anh đã từng nói ở nhiều nơi trên thế giới. Giá như Nick đừng dính đến yếu tố chính trị kiểu tôn vinh Hồ Chí Minh, thì Nick vẫn là một Nick được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ. Bởi vì, người Việt Nam rất thông minh, khi nghe ai đó nói chuyện người ta đủ năng lực ý thức để hiểu người đó đang có dụng ý gì. Thật buồn cho Nick.



Copy từ: Dân Làm Báo

Nick Vujicic, cô gái Việt và bà Doan


nick 13 nhân vật, 3 cung cách ứng xử cho thấy sự khác biệt lớn.  Nick Vujicic đã không chỉ truyền dạy cho lớp trẻ nghị lực sống, mà còn dạy cho bà Phó Chủ tịch nước Việt bài học lớn quá xấu hổ và đầy mai mỉa về văn hóa ứng xử.

Buổi diễn thuyết đầu tiên tại TP. HCM. Một cô gái Việt học đàn tại London. Cô bị bệnh cột sống, bi quan chán nản muốn bỏ nghề. Nhưng rồi cô đã đứng vững, vượt qua nhờ học tập tấm gương Nick Vujicic. Cô bước lên sân khấu đến bên Nick và… tuôn ra một tràng tiếng Anh.
Thấy vậy, Nick Vujicic liền nhắc: Bạn hãy dùng tiếng Việt của mình!
*
*          *
Buổi diễn thuyết tại Mỹ Đình (Hà Nội). Mưa tầm tã. Nick Vujicic vẫn cương quyết không chịu cho người cầm dù che. Ướt sũng, miệt mài hào hứng giao lưu, diễn thuyết trong mưa.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bước lên khán đài trao tặng Nick Vujicic một… tấm ảnh chân dung Hồ Chí Minh. Sát nách là hai tay cận vệ lực lưỡng cầm dù che mưa.
Một tay cận vệ định giơ dù che cho Nick Vujicic thì bị anh… từ chối.
*
*           *
“Tôi thấy xấu hổ cho bà Doan. Bà có biết người tàn tật phải là người được ta giúp đỡ che chở trước. Bà là người tay chân lành lặn sao lại phải có người che ô cho mình, trong khi đứng đấy suốt trời mưa, một người tàn tật như Nick lại ‘ dầm mưa’ để nói về sự chở che nhân ái của con người với nhau?”
Một bạn đọc ký tên “Honda” đã comment vào bài “Nick Vujicic và… tư tưởng Hồ Chí Minh” như vậy.
Còn đây là lời bình của cây bút Hiệu Minh:
"Bà Doan chưa được học về lễ ngoại giao tối thiểu. Nếu anh Nick không dùng ô thì bà cũng không nên nhờ người khác che ô. Nick nhìn hàng vạn người trên sân Mỹ Đình đứng dưới mưa nghe anh, tại sao diễn giả lại không thể đội mưa cùng họ. Văn hóa chia sẻ là thế. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất. Tuy nhiên, ở cái nước mình nó thế. Lên chức hầu hết phải có ô dù. Chuyện ra tặng ảnh cho khách cũng phải dùng ô là do thói quen. Giá anh Nick mà biết chi tiết đó, thay vì khuyên học tập cụ Hồ, anh sẽ nhắc, xin quí bà đừng để người khác che ô, mà hãy đứng trên đôi chân của chính mình. Bà xem đây, không cần có chân mà Nick tôi vẫn đứng vững"
Hình ảnh Nick Vujicic ướt sũng vẫn miệt mài hào hứng diễn thuyết trong mưa:
nick
Và hình ảnh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với hai tay vệ sĩ lực lưỡng che dù:
nick 1
nick 2
Một vài hình ảnh của Nick Vujicic tại Mỹ Đình Hà Nội tối qua 23/5/2013:
nick 3
nick 4
nick 5
nick 6________________


Copy từ: Trương Duy Nhất

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng trong năm qua, Việt Nam mạnh tay hơn với những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động, qua việc bắt giam nhiều blogger và nhạc sĩ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.

Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người  biểu tình một cách ôn hòa.

Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.

Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.

Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.

Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.

Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.

Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.

Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.

Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.

Nguồn: Amnesty.org, AFP

Copy từ: VOA

Từ Hoàng Sa trở về: Tàu cá Việt bị đâm tơi tả


TP - Tàu cá QNg 90917 TS hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc quyết liệt cản đường và suýt bị đâm chìm trên biển. Con tàu trở về với nhiều vết thương trên thân tàu, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Vết nứt chạy dọc thân tàu. Ảnh: Đức Nguyễn
Vết nứt chạy dọc thân tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.
16 tàu quây 1 tàu
Tối 21/5, tàu cá QNg 90917 TS cùng 15 ngư dân cập bến Sa Cần (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với nhiều vết thương trên thân tàu. Chủ tàu là Trần Văn Quang, thuyền trưởng tàu là Trần Văn Trung (ở xã Bình Thạnh, Bình Sơn).
Thuyền trưởng buồn rầu kể lại: “Chiều 20/5, tàu chúng tôi sau chuyến đánh bắt ở Hoàng Sa trở vào đất liền. Tại tọa độ 15 độ 21 phút bắc, 111 độ 28 phút đông, cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu ghi chữ China gồm 16 chiếc đi thành hai tốp. Mỗi chiếc đi cách nhau khoảng 3 hải lý. Đoàn tàu này hướng mũi sang tàu tôi và bắt đầu cản đường”.

            Chủ tàu Trần Văn Quang và chiếc mỏ neo bị tàu Trung Quốc đâm lút vào mũi tàu.
            Ảnh: Đức Nguyễn
Chủ tàu Trần Văn Quang và chiếc mỏ neo bị tàu lạ đâm lút vào mũi tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.
Theo anh Trung, chiếc tàu sắt đầu tiên sơn màu trắng, mũi tàu mang số 32001 có in hình mỏ neo trên thân tàu màu trắng bạc và có chữ “China”. Trên tàu có người mặc áo quần giống cảnh sát biển Trung Quốc, mang dây đeo màu đen, không đội mũ. Tàu được trang bị súng ống đầy đủ.
Thủy thủ trên tàu ra hiệu cho tàu Quảng Ngãi phải hành trình về phía nam, không được về Quảng Ngãi. Thuyền trưởng Trung hướng tàu đi xiên về phía nam. Tuy nhiên, những chiếc tàu trên vẫn tiếp tục đeo bám.
17h 30 phút, trời bắt đầu sập tối. Chiếc tàu sắt sơn màu cam mang số 264 bắt đầu tách ra và đâm thẳng vào đuôi tàu ngư dân Quảng Ngãi. Ngư dân dưới khoang bắt đầu hò hét và kiếm áo phao. Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi. Những người điều khiển tàu này mặc quần áo dân sự.
Anh Trung bình tĩnh quay bánh lái cho con tàu lắc tròn né những cú đâm hiểm. Con tàu sắt công suất lớn nhanh chóng trở đầu và tiếp tục lao vào hông tàu ngư dân. Chiếc tàu có thành tàu cao ngang tầng thượng tàu cá, nên mỗi cú đâm trượt, lan can tàu này lại quét giàn đèn pha tàu ngư dân vỡ toác.
Thoát nạn trong gang tấc
Thấy chưa làm gì được tàu ngư dân, con tàu này quay lại tấn công cú chót bằng cách đâm thẳng vào mũi tàu gỗ. Tất cả ngư dân trên tàu hoảng loạn khi chiếc tàu nghiêng hẳn một bên, nước tràn vào khoang tàu. Biết chúng quyết dìm 15 ngư dân Việt Nam, ông Trung kéo hết ga cho tàu tháo chạy. Các ngư dân dưới khoang tàu bị hất văng ngã lăn qua mạn trái. Trên ca bin, thuyền trưởng vừa lái tàu vừa hò hét vào máy Icom gọi về tổng đài Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam để báo cáo tình hình.
Trước sự việc trên, Đồn biên phòng Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tiến hành lập biên bản kiểm tra dấu vết trên tàu, ghi lời khai của các ngư dân. Theo hồ sơ ban đầu, thiệt hại của tàu ngư dân gồm: be phải tàu bị gãy dài 17m; be phía sau gãy 6,8m; 4 đà ngang bị gãy dài 2,7m; ca bin bị gãy dài 1m. Đây là con tàu vừa hoàn thành chuyến biển dài 20 ngày tại quần đảo Hoàng Sa, thu hoạch được 7 tấn cá, đang trên đường trở về.
Tàu ngư dân bị nứt dài chạy dọc theo be phải con tàu. Một số điểm trên thành tàu lún sâu vào như bị một chiếc búa máy va đập mạnh. Chiếc tàu cá có công suất 340 mã lực, thân tàu dài 19,5 mét nên rất vững chãi. Tuy nhiên, là tàu vỏ gỗ, ngư dân vẫn không thể trụ nổi trước những con tàu vỏ thép cố tình đâm và có chiều dài gần 30 mét.
Dấu vết rõ nét nhất là chiếc neo tàu bị cắm sâu vào thành gỗ. Ông Trần Văn Quang, chủ tàu lý giải: “Chiếc neo này nằm cạnh mũi, khi tàu ghi chữ China đâm thẳng vào tàu chúng tôi thì chiếc neo đã bị đóng mạnh và ghim lút vào mũi tàu. Đây là cú đâm chí tử khiến tàu của chúng tôi gần chìm”.
Tàu của ông Quang là loại tàu hành nghề lưới rút theo công nghệ hiện đại, được trang bị hệ thống thiết bị ánh sáng cao áp, giàn kéo lưới bằng máy, cần cẩu để nhấc giàn chì lưới nặng hàng tấn.
Hệ thống thông tin trên tàu gồm 2 máy Icom tầm xa, một định vị, tầm ngư, máy dò. Trên tàu, ngoài cột cờ cao nhất phía trên mũi, ngư dân còn cắm hàng chục lá Quốc kỳ trên giàn phao nổi. Nhìn từ xa, chiếc tàu cá của ngư dân Bình Sơn như một cụm cờ Tổ quốc trên biển Đông.
Đức Nguyễn


Copy từ: Tiền Phong

Báo Nhân Dân đang “tự diễn biến“ từ bên trên?

NguyenPhuongUyen-Kha-votoi-danlambao
Lâu lắm rồi tôi không còn đọc báo Nhân Dân. Lý do thật đơn giản, vì không thu nhận được thông tin gì bổ ích cả. Nay thấy Trang TTX Viả Hè của ABS ưu ái đăng lại toàn văn bài Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương của tác giả Lê Võ Hoài Ân. Tôi mới tò mò đọc. Đọc xong thấy vô cùng thất vọng. Chả nhẽ những cảnh báo từ chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình“ bấy nay ở Báo QĐND lại ứng nghiệm ngay tại tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận to tổ bố của ĐCS VN này?
Ngay khi vừa đọc xong (23/05/2013 LÚC 03:45), tôi đã viết cái còm như sau:
Thưa ông Lê Võ Hoài Ân!
- Đã sinh ra quan tòa là trọng chứng chứ không trọng cung! Vì thế mới phải mở phiên tòa công khai. Các tranh tụng, lời khai và chứng cứ trước tòa mới là cơ sở cho việc tuyên án. Rất tiếc phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ở Long An ngày 16/5/2013 đã không tuân thủ những nguyên lý sơ đẳng đó!
- Nếu Phương Uyên lúc ban đầu do lời dỗ ngon ngọt của các anh “còn đảng còn mình” mà nhận bừa rằng em đã “chống lại Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam” để được thả cho về làm bài thi. Thì đó cũng chỉ là lời “bức cung” chứ đó không phải là “bằng chứng” để khép vào khung hình phạt “chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88) được. Bởi vật chứng (là dòng chữ được viết bằng ngón tay từ máu pha nước trên hai mảnh vải trắng: “Tàu Khựa Cút Khỏi Biển Đông” và: “Đi Chết Đi ĐCS VN Bán Nước”) không có nội dung “Chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” được qui định như ở Điều 88 này. Trừ phi quan tòa chứng minh được chống Tàu (“nói không hay về Trung Quốc”) và phỉ báng ĐCS VN là đồng nghiã với “Chống Nhà nước CHXHCH Việt Nam”.
- Tính đến giờ phút này, mới có 2 đợt mà đã có tới 736 chữ ký yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Trong đó có rất nhiều tên tuổi danh giá mà không ai có thể bôi bác được cả về trí tuệ và nhân cách của họ! (
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/23/danh-sach-ky-loi-keu-goi-tra-tu-do-cho-nguyen-phuong-uyen-va-dinh-nguyen-kha-dot-1-2/)
- Sự thật dành dành như canh nấu hẹ như vậy mà quí ông Lê Võ Hoài Ân còn bao biện bênh vực cho cái sai là cớ làm sao? Lại được Báo Nhân Dân tiếp tay nữa chứ!
Vậy ai mới chính là thủ phạm “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp” và “hành động bất lương”?
Lúc đang gõ các dòng này, mới chưa đầy 20 tiếng đồng hồ mà trên Trang Ba Sàm đã có tới hơn 200 phản hồi khác nhau. Chứng tỏ hành động “tự diễn biến“ của bài báo đã nhận được sự quan tâm theo dõi của nhiều độc giả từ khắp nơi. Xem kỹ lại bài báo một lần nữa. Tôi thấy tác giả bài báo đã phạm những lỗi rất nghiêm trọng khi phản biện. Khiến mọi luận lý trở thành sự ngụy biện trơ trẽn và không có tính thuyết phục.
Chẳng hạn, ngay ở đầu bài báo, tác giả khẳng định ngay với dòng chữ đậm Trước khi TAND tỉnh Long An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, các thế lực thù địch và một số cá nhân được sự tiếp sức của VOA, BBC, RFI, RFA,… đã đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc bản chất sự việc, từ đó vu cáo Ðảng và Nhà nước Việt Nam đanh thép như vậy mà lại không hề trích dẫn (dù là đường link nhỏ) cho độc giả coi cái gọi là “nhiều luận điệu xuyên tạc…“ nó là như thế nào. Như vậy khác gì “cả vú lấp miệng em“ hay trong môn đấm box đem trói đối thủ lại để một mình ra đòn?
Cáo trạng buộc tội
Khi dẫn ra cái “Cáo trạng số 31/QĐ-KSĐT của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An“ mà tác giả Hoài Ân lại không hề đả động đến phương pháp làm ra bản cáo trạng ấy nó có “phạm pháp“ hay không. Khi lực lượng an ninh không đem theo bất cứ lệnh (hay trát tòa) nào tới ký túc xá của Phương Uyên bắt cóc em đưa vào giam giữ ở khách sạn (hành vi này chả khác gì của xã hội đen). Rồi khống chế và dụ dỗ bằng những lời hứa ngon ngọt, rằng sẽ cho em về làm bài thi nếu em chịu “hợp tác“ để tìm tội và có được cái “bản viết tay lời nhận tội của Nguyễn Phương Uyên“. Điều này chứng tỏ các bản cung ép này là vô giá trị. Bởi các lời khai và chứng cứ (trước tòa) về các hành vi phạm tội đã chống lại bản cáo trạng trên. Trong khi cơ quan an ninh không hề bắt được qủa tang (“bắt tận tay day trận trán“) các em đang thực hiện “hành vi phạm pháp“. Mà chỉ tạo dựng nên cáo trạng buộc tội các em bằng chính “hành vi phạm pháp“ trắng trợn của mình.
Ngay trong phiên xử hôm 16/5/2013, mặc dù toà Long An, nơi được cho là không hắc ám như tòa ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác khi xử những tội danh “Chống Nhà nước..“ theo Điều 88, nhưng việc bắt giữ nhiều người quan tâm tới dự phiên tòa. Đặc biệt còn không cho và cả thân nhân (như bố đẻ của Phương Uyên là ví dụ) vào dự khán một phiên tòa được gọi là công khai thì dù có muốn cãi xóa “hành vi phạm pháp“ trắng trợn này, thật cũng thậm khó đấy, thưa qúi báo Nhân Dân và tác giả Lê Võ Hoài Ân?!
Quang cảnh phiên xử Uyên và Kha hôm 16/5
Quang cảnh phiên xử Uyên và Kha hôm 16/5
Còn nếu qúi ông Hoài Ân và qúi Báo Nhân Dân muốn tranh luận và phản biện một cách công tâm thì, với vị thế của qúi báo, chỉ cần mượn lại và cho đăng toàn bộ nội dung (gỡ băng ghi âm) hoặc chiếu toàn bộ băng hình (nghiệp vụ) từ đầu cho tới cuối phiên tòa hôm 16/5 lên cho độc giả nghiên cứu. Nhất là những lời phát biểu cuối cùng của các em Uyên và Kha thì chả cần được cãi cố thua cãi cầm. Sẽ thấy ngay ai phạm pháp ai bất lương?
Về chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ trong bản cáo trạng
Là người sinh trưởng ở miền Bắc sau 1954, qủa thật lá cờ vàng ba sọc đỏ, với tôi và nhiều người cùng cảnh ngộ thật không am hiểu gì nhiều. Chỉ biết qua lời giải thích của một số bà con đã từng sống ở phía nam vĩ tuyến 17 từ trước 1975, nói rằng đó là lá cờ rất đẹp với nền vàng thuộc hành thổ tượng trưng cho đất đai màu mỡ phì nhiêu (đất phù sa). Còn 3 sọc đỏ tượng trưng cho 3 miền: Bắc-Trung-Nam. Lá cờ này còn mang ý nghiã “máu đỏ da vàng“ cái gốc của người Việt đối nghịch với “máu đỏ da trắng“ trên lá cờ tam tài của Thực dân Pháp đô hộ nước ta suốt 80 năm…
Nay nhờ thông tin của tác giả Hoài Ân:
Vua Thành Thái (1879-1954)
Vua Thành Thái (1879-1954)
“Về lịch sử các lá cờ, Triều Nguyễn có “Long Tinh kỳ” (1863-1885), sau đó là “Ðại Nam kỳ” (1885-1889). Năm 1890, Thành Thái lên ngôi, lá cờ ba sọc mầu đỏ trên nền vàng mới ra đời, được sử dụng đến năm 1916 – năm hoạt động chống thực dân Pháp của vua Duy Tân thất bại, ông bị Pháp bắt rồi đày ra đảo La Réunion. Năm 1916, Khải Ðịnh lên ngôi đã thay…“.
Tôi mới vỡ lẽ lá cờ vàng 3 sọc đỏ như vậy còn gắn với lịch sử chống Pháp của hai vị vua yêu nước nổi tiếng bậc nhất Triều Nguyễn là vua Thành Thái và vua Duy Tân (người đã từng nói câu nổi tiếng: “nước bẩn lấy máu mà rửa“) suốt 26 năm dòng. Vậy mà tác giả Lê Võ Hoài Ân dám xưng xưng phỉ báng lá cờ đó là “cờ ba que“ (như một số người mù thông tin) thì thật không còn gì để nói nữa. Đành rằng, sau này các chế độ đối nghịch với thể chế cộng sản đã từng tồn tại ở miền Nam (1954-1975) là các ông Bảo Đại, Diệm và Thiệu đã lấy lại biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của hai vị vua yêu nước trên làm quốc kỳ cho chế độ VNCH đi chăng nữa. Thì cũng không phải vì thế mà xổ toẹt giá trị lịch sử của lá cờ. Cũng như những tác phẩm điêu khắc các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung và cả Phan Bội Châu được dựng lên ở các đô thị phía Nam trong thời VNCH quản trị miền Nam (theo hiệp định Geneve-1954) là cũng bị gán cho cái tội đề cao “những biểu tượng quá vãng“ và cần phải dẹp bỏ hay sao? Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc hội năm kia đã từng khẳng định: “Hoàng Sa là của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép vào năm 1974 từ tay chế độ VNCH“ đấy thôi. Nếu phủ định sạch trơn lịch sử thì làm sao dám dùng những chứng cứ pháp lý của chế độ VNCH về Hoàng Sa và Trường Sa để đưa ra khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi“ (của các đời Phát ngôn viên BNG như: Thanh Thúy; Lê Dũng; Phương Nga và Lương Thanh Nghị) trong đấu tranh pháp lý quốc tế để đòi lại Hoàng Sa và các đảo bị Trung Cộng xâm chiếm trái phép ở Trường Sa?
Liên quan tới chuyện chủ quyền biển đảo. Có người đã từng nêu thắc mắc. Tại sao những người kiên định ý thức hệ trong ĐVS VN không học ngay cách tư duy của người đàn anh CS ở Hoa lục. Khi họ biết xúi bẩy đám Tàu khựa quốc gia ở Đài Loan. Những ngày qua gây sức ép khá dữ lên chính quyền Phi Luật Tân vụ Phi bắn chết một ngư dân xứ Đài để “Ngư Ông hưởng lợi“. Chưa kể trước đó họ còn phát triển tấm bản đồ bành trướng của chế độ Tàu Tưởng (“tay sai bán nước“) vẽ ra từ 1947 để làm thành tấm bản đồ 9 đoạn “lưỡi bò“ nhằm độc chiếm 80% Biển Đông. Cùng tam tương tứ tốt với nhau cả mà Tàu Cộng không biết bênh che và bảo vệ nhau như Hà Nội đã bảo vệ Bắc Kinh mà lại liên kết với “các thế lực thù địch“ thuộc phe quốc gia như vậy?
Chống Tàu xâm lấn bờ cõi và phỉ báng ĐCS có phải là chống nhà nước?
35Liên quan tới hai khẩu hiệu (dùng ngón tay chấm máu pha loãng viết trên vải trắng): ”Tàu Khưạ Cút Khỏi Biển Đông“ và “Đi Chết Đi ĐCS VN Bán Nước“ mà Phương uyên đã viết như bản cáo trạng luận tội là: “phỉ báng đảng CS và nói không hay về Trung Quốc“ có đúng là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“ như lời buộc tội của công tố viên?
Có người cho rằng, nếu Phương Uyên mà viết ngược lại như: “Hoan hô Tàu Cộng vào Biển Đông“ và “Muôn Năm ĐCS VN Quang Vinh“. Tức là nếu các em Uyên và Kha ủng hộ (nói hay) về ông “bạn vàng“ Trung Quốc và ca ngợi (không phỉ báng) ĐCS VN thì chắc chắn các em đã không bị khép tội “Chống Nhà nước…“ theo Điều 88 mà có khi còn được những người “bám Tàu Cộng giữ ghế“ âm thầm “cơ cấu“ vào hàng ngũ “kế cận sự nghiệp…“ cũng chưa biết chừng.
td3-e1368558341268Điều bất ngờ lớn của những người làm “trọng án“ vụ Uyên Kha là mặc dù đã trang điểm cho vụ án những tình tiết hết sức nhạy cảm như có yếu tố chất nổ (khủng bố) và đặc biệt yếu tố “phản động“ như quảng bá “cờ ba que“ của chế độ VNCH vào để hòng cô lập chia rẽ các em với một bộ phận nhân sỹ trí thức vốn xuất thân từ chế độ CS. Như cáo buộc nói rằng, Kha và Uyên (trích) “đã rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ này và phục dựng chế độ cờ vàng ba sọc cũ” (hết trich)
Nhưng kết cục đã thất bại thảm hại. Bằng chứng là Kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt. Nay lại tiếp LỜI KÊU GỌI trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khi bị tuyên những bản án nặng nề bất công đang loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với hàng trăm chữ ký ban đầu của nhiều trí thức khoa bảng hàng đầu thuộc đủ mọi chính kiến cả trong và ngoài nước. Khiến giới chóp bu tham quyền cố vị đau đầu.
Đường đi hay tối nói dối hay cùng
Đối phó với hai em sinh viên trong trắng ngây thơ. Ai đó cứ nghĩ, với các chiêu thức lừa phỉnh như đã từng thành công phần nào trong các vụ án áp theo Điều 88 trước đó. Những người làm án định dùng chiêu “nhận tội“ và “xin khoan hồng“ làm bùa để dập tắt ý chí phản kháng. Làm lu mờ hình ảnh và tiếng nói yêu nước nơi các em. Nhằm vừa bôi bác, vừa răn đe trấn áp số đông đang dõi theo vụ án. Nhưng những lời phản cung bình tĩnh sáng suốt và thông minh của hai em Uyên và Kha. Cùng các tranh tụng thẳng thắn và thuyết phục của các luật sư biện hộ đã chứng tỏ cho cả nước và cả thế giới thấy rõ sự phi lý của bản án mà toà Long An đã tuyên hôm 16/5. Đó là thứ án bỏ túi theo điều luật X nếu ai mà “ăn năn nhận tội” thì án nhẹ. Ai mà “cương” thì lãnh án nặng… Như lời nhận xét của nhà báo T.D. (xem ở đây).
Không dừng lại ở đó. Nay, Lê Võ Hoài Ân lại dùng Báo Nhân Dân của đảng để làm trò ảo thuật tiếp tục dụ cho dân xứ lừa dấn sâu vào cạm bẫy!
Xin trích:
Những ngày qua trên internet, đã có rất nhiều ý kiến chân thành gửi tới Ðinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, hy vọng sẽ có ý nghĩa đối với họ: “Chỉ có một cách cuối cùng để cứu mình thôi Uyên ơi. Ðó là, khi phúc thẩm, ra tòa em hãy nói một cách thành thật những gì đã xảy ra với em. Nếu trước tòa, thấy sai em hãy thành thật nhận lỗi, đừng quanh co. Và quan trọng nhất là đừng biến mình thành kẻ bung xung làm vật tế thần cho kẻ khác… Ðừng có mê sảng tin rằng một nhúm người như chúng, đứng ở ngoài, phất cờ ba sọc mà có thể lật nhào một chế độ đã có lịch sử trong gian khó mà vẫn đánh bại nhiều thế lực hùng mạnh nhiều tiền, lắm súng…”, và “Tương lai của các em còn rất dài, hãy là những “chủ nhân tương lai của đất nước” Việt Nam theo đúng nghĩa chứ đừng để mình bị biến thành quân cờ trong tay của các thế lực ngoại bang, của những con người vốn vẫn mang nặng hận thù với Việt Nam để rồi phản bội lại chính quốc gia, dân tộc mình”.
(hết trích)
Từ một em sinh viên ngoan hiền học giỏi sống chan hòa với mọi người, nguyên ủy viên BCH Đoàn TNCS… Chỉ vì thể hiện thái độ một cách ôn hòa chống giặc ngoại xâm và giặc nội xâm (tham nhũng) cấu kết với nhau bách hại muôn dân và đưa đất nước tới bờ vực thẳm mà Phương Uyên đã bị hãm hại bằng lối hành xử của xã hội đen mang danh lực lượng bảo vệ chế độ “còn đảng còn mình“. Bị lừa hợp tác điều tra để được thả cho về thi và học tiếp. Em đã tin theo. Nhưng sự thật của cái trò “hợp tác làm việc“ này là như thế nào thì bản thân Uyên, gia đình các em và những người quan tâm đều đã ngấm qúa đủ.
Nay lại “bổn cũ soạn lại“, báo đảng thông qua các ngòi bút nô dấn tiếp cú lừa lớn hơn. Làm như vậy, Uyên và Kha hay gia đình các em có nhẹ dạ cả tin mà bị sập bẫy nữa?
Cái tay ất ơ vô hình vô tướng (trên mạng ảo) mang cái tên Nguyễn Thiện Thành cầm đầu cái tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước“ nào đó đang sống lẩn lút ở Thái Lan kia có phải là người bằng xương bằng thịt hay chỉ là thứ “hoa mướp“ của cơ quan an ninh? Bởi cơ chế của loại mồi giả (hoa mướp) kiểu này là đầu tư vốn (mồi) tối thiểu mà vẫn thu được lợi lớn. Tựa như chuyện chỉ cần bỏ ra có 100 USD$ thôi (để đầu tư mua máy ảnh và thẻ nhớ) mà câu được những ếch bụ (giàu lòng yêu nước) như 2 em Uyên và Kha?
Chế độ cộng sản chỉ tồn tại được nhờ sự lừa dối. Đó là lời thú nhận cay đắng của nguyên TBT Đảng CS Liên Xô Gorbachev. Còn tướng Trần Độ, một cựu công thần có hạng của chế độ hiện hành, trong cuốn Nhật Ký Rồng Rắn đã bộc bạch: “…Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”
Lời kết
Xin trích lại một ý kiến của một cư dân mạng phản hồi bài báo của Lê Võ Hoài Ân trên ABS rằng:
Hòa giọng với hàng ngàn DLV đang ngày đêm đánh phá các trang web, blog dân chủ, tờ báo nhân dân lại có bài viết bất lương, gắp lửa bỏ tay người với mong muốn định hướng nhân dân. Đưa ra đủ thứ lập luận, trích cả bản cung khai bị ép của nạn nhân lúc trong tù, phủ luôn cái bóng của lá cờ VNCH lên bản án, chỉ nhằm kết tội hai cháu sinh viên này là “tay sai thế lực ngoại bang…”. Mà không dám trích dẫn câu nói cuối cùng của Phương Uyên và Nguyên Kha trước tòa. Cũng không thấy lòng người đang nổi giận vì sự bất nhân của chế độ cầm quyền.
Họ càng thanh minh, cá nhân tôi chỉ thấy họ đang SỢ.
CS Việt Nam sợ từ hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ sống lại ở miền Nam, sợ đến những quyển sách Tuyên ngôn về Nhân quyền của LHQ,
sợ thay đổi cả tên nước sẽ làm mất đảng,
sợ thay đổi Hiến Pháp,
sợ thanh niên có lòng yêu nước không theo chỉ đạo của đảng,
sợ đa nguyên đa đảng,
sợ nhân dân giác ngộ ra những quyền cơ bản của con người như tư hữu đất đai, quyền làm báo tư nhân, quyền hội họp…
Và bản chất hèn mạt nhất đã lộ ra với những chuyện sợ anh bạn vàng 4 tốt- 16 chữ vàng. Và càng sợ hãi, càng hung tàn với chính đồng bào của mình nhiều hơn, thì chính quyền CS này chắc chắn phải tiêu vong. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử…
(hết trích)
Từ phải sang: Mẹ của Uyên; Kha và chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Điếu Cày)
Từ phải sang: Mẹ của Uyên; Kha và chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Điếu Cày)
Đó cũng chính là luật “gieo nhân nào gặt qủa ấy“ của tạo hóa. Những việc làm vô pháp vô luân và bất lương của những “âm binh“ có chút chữ nghiã như Lê Võ Hoài Ân trên đây chắc chắn sẽ góp phần làm cho cỗ xe cũ nát của chế độ lao xuống đáy vực được xuôi sẻ hơn. Đó chính là sự “diễn biến“ từ bên trên. Mà Báo Nhân Dân ở đây là trường hợp cụ thể. Nói theo ngôn từ triết học, những âm thầm góp gió hôm nay, là “đêm trước của một cuộc cách mạng“ (cỏ hoa nào đấy). Nhẹ nhàng song đủ mạnh để chôn vùi cái ác cái xấu!
Yếu tố còn lại là lực lượng nào sẽ sắm vai chính trong cuộc hồi sinh mới của dân tộc này. Nếu đó không phải là những người con trai con gái trẻ tuổi thông minh và giàu bản lĩnh như lớp trẻ Uyên và Kha?


Copy từ: Gocomay