CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Trang Ba Sàm: : "bỏ đảng, "đa đảng" - phần 7

Tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 7 (xem phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5, phần 6 – lưu trữ trong mục BÌNH LUẬN). 

 Như đã hẹn ở lần trước, phần này nói về cơ sở thực tế của những khả năng khác nhau có thể xảy ra mà giới cầm quyền cần phải dự liệu.
Trước hết, trở lại kinh nghiệm gần nhất cho việc đoán định tình hình, thì tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng xem ra đã đạt đủ cả 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đó là:

1- Bước tiến ngoạn mục của Kiến nghị 72 nhân đợt “góp ý” sửa đổi Hiến pháp mà trong đó điểm đột phá mạnh nhất là vào Điều 4. Như đã từng nói, đó là một bàn đạp vững vàng cho mọi cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân 3quyền kế tiếp. Từ nay, không những sự tồn tại độc tôn của ĐCSVN không còn có thể mặc nhiên là điều húy kỵ cấm bàn đến và không được bác bỏ nữa, mà người ta còn có thể bàn tới cả sự cần thiết ra đời những chính đảng khác, lôi bộ máy tuyên truyền của đảng phải vào cuộc dù là theo bất cứ cách nào.
Thêm nữa, trong suốt nửa năm qua, mọi tầng lớp nhân dân đã được thỏa sức tham gia, chủ yếu qua mạng tự do, vào một cuộc tập dượt dân chủ và học hỏi kiến thức về Hiến pháp – Pháp luật sôi động chưa từng thấy.  

Từ đó, đã hình thành nên những khối quần chúng đông đảo, có sự gắn kết của những thành phần xã hội rất khác nhau, cùng có chung một tiếng nói. Những cọ sát, thể nghiệm, thử thách cần thiết để dần hình thành nên một xã hội dân sự lành mạnh đã diễn ra, thông qua mạng xã hội, vượt qua cản ngại của thực tế quyền lập hội, hội họp, biểu tình vẫn chưa được công nhận theo như quy định của Hiến pháp trong suốt 68 năm qua.    

2- Thực trạng ê chề trong quan hệ với Trung Quốc, áp lực đoàn kết ASEAN, bị Philippines “qua mặt” trong khẳng định và bảo vệ chủ quyền, sức ép của Mỹ, Phương Tây về nhân quyền, nhu cầu rất lớn gia nhập TPP, tránh bị thất bại bẽ mặt sau khi tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ 2014-2016 vào Hội đồng nhân quyền LHQ đã buộc chính quyền khó có thể gia tăng trấn áp như trước, ít ra là trong 1 năm tới. Quan trọng nữa là bên trong nội bộ đảng, tương quan lực lượng giữa phái bảo thủ với những người cấp tiến cũng thay đổi theo.

3- Thế nhưng, thất bại thấy rõ của ĐCSVN trong nỗ lực vô vọng chống tham nhũng để “chỉnh đốn” nội bộ, giữa lúc liên tiếp những động thái đi đầu trong các cuộc đấu tranh dân chủ của nhiều cựu quan chức, đảng viên trung cao cấp, nhân sĩ, trí thức dẫn tới nhu cầu cần phải có những bước đi mạnh dạn hơn trước đòi hỏi của đông đảo người dân. Thời gian không còn chờ đợi nữa, với những người có ảnh hưởng nhất định tới giới lãnh đạo đương thời, ít nhiều đã giành được niềm tin trong nhân dân, song khá đông trong số họ tuổi đã cao. Phía sau họ còn là rất nhiều đảng viên trẻ tuổi hơn, trông đợi có ngọn cờ đi đầu dẫn dắt, vượt qua nỗi sợ hãi, mặc cảm.

Tuy nhiên, như phát pháo hiệu, cú “gây sốc” của ông Lê Hiếu Đằng nhắc nhở mọi người bắt đầu một thời kỳ mới, cùng suy nghĩ, bàn luận, chớ ảo tưởng hay đòi hỏi khắt khe phải có ngay một cái gì đó, bài bản, rõ ràng, dứt khoát, …

Vậy thử nhìn vào trong hàng ngũ hơn 3 triệu đảng viên hiện nay, những ai đang mong muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ, suy nghĩ, hành động của họ ra sao, để trả lời cho những khả năng khác nhau có thể xảy ra. Có 3 thành phần chính:

1- Có lẽ đông đảo nhất vẫn là những đảng viên “vô sừng vô sẹo”, không có hoặc còn quyền hành lợi lộc gì trong bộ máy nhà nước, đoàn thể “quốc doanh”, cùng phải chịu đựng những bất công như mọi người dân, nhưng điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức trong đó có những quyền tự do dân chủ, đa đảng v.v.. vẫn hạn chế. Tóm lại là “dân trí” thấp. Họ sẽ là lực lượng ủng hộ mạnh nhất cho một “ngọn cờ” nào đó trong hàng ngũ của đảng có uy tín, khéo léo tranh thủ lòng dân, tỏ ra muốn cải cách nhưng vẫn “kiên định lập trường” cộng sản. Ngược lại, nếu “ngọn cờ” đó thể hiện, hoặc bị cho là muốn rũ bỏ chủ thuyết, “lật nhào thần tượng” lãnh tụ HCM, hay đơn giản chỉ “thiếu gương mẫu” trong những nguyên tắc đảng, trong đời sống hàng ngày là dễ dàng bị lực lượng này dìm xuống bùn đen. Lực lượng “bất mãn” nhưng bị hạn chế hiểu biết này lại chính là chỗ dựa vững cho phái bảo thủ trong đảng khi cần.

Họ cũng là những nhân tố sẵn sàng hưởng ứng nhiệt thành một khi có “ngọn cờ” giương lên trong số cựu quan chức cấp cao có chút uy tín đòi thành lập một đảng “Mác-xít chân chính”, hay “Đảng Bác Hồ”. Với họ, đó là lối thoát tinh thần khả dĩ nhất.

4 

2- Trong số các cựu cán bộ, đảng viên bậc trung trở lên, giới trí thức, văn nghệ … ít nhiều có tư tưởng tiến bộ. Đây là lực lượng mà giới bảo thủ trong đảng ngại nhất, vì họ có ảnh hưởng nhiều trong xã hội, đóng góp quan trọng trong mở mang dân trí.
Tuy nhiên, lực lượng này có không ít điểm yếu … (Mời theo dõi tiếp phần sau).



Copy từ: Ba Sàm

Ngụy truyện về “Đức Giáo Hoàng của Hitler” bị sụp đổ


VRNs (25.08.2013) – Sài Gòn – Catholic Herald giới thiệu, một cuốn sách quan trọng của tác giả Joanna Bogle sắp ra đời, cho thấy Đức Giáo Hoàng Piô XII đã ra sức bảo vệ người Do Thái. (Joanna Bogle đã luôn nhiệt thành và tận tụy trong các bài viết của mình, cô luôn luôn bảo vệ và loan báo các giá trị của Giáo hội Công giáo, nhằm giúp độc giả có thể sống đời sống của một người Công giáo.)
Cuốn sách thuật lại câu chuyện của hai nữ tu dòng thánh Bridget, đã kể lại việc những người Do Thái được che chở, được cung cấp lương thực thực phẩm, và được tôn trọng như thế nào trong các nhà thờ, tu viện nhằm thoát khỏi bọn Đức Quốc Xã.
Tác giả bài viết trên Catholic Herald cho biết, “Tôi vừa đọc một cuốn sách của cô, sắp được xuất bản bởi Gracewing, thiết nghĩ tất cả mọi người nên đọc khi cuốn sách được chính thức xuất bản vào cuối tháng này : ‘Courage and Conviction’, câu chuyện của hai nữ tu dòng thánh Bridget, mẹ Riccarda Hambrough và Mẹ Katherine Flanagan, đã che chở người Do Thái trong tu viện của họ suốt thời gian Đức chiếm đóng Rôma. Cuốn sách cho ta một cái nhìn sống động về những nỗ lực của các tổ chức Công giáo trên khắp Rôma và cả nước Ý đã giúp cho người Do Thái có nơi trú ẩn khỏi Đức Quốc Xã sau  sự sụp đổ của chế độ Mussolini vào năm 1943.
Một câu hỏi vẫn luôn được đưa ra chính là vai trò của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong việc bảo vệ người Do Thái. Cuốn sách đưa ra ánh sáng những cáo buộc sai lầm về Đức Piô XII trong một cuốn sách khác có tên là “Hitler’s Pope” (Đức Giáo Hoàng của Hitler). Joanna Bogle chỉ ra rằng, trong suốt thời kỳ Đức Quốc Xã, 80% người Do Thái sống tại Ý được sống sót, trong khi tại các nước Châu Âu khác số người sống sót chỉ có 20%.
Tác giả còn trích dẫn từ cuốn sách của J. Lichten “A Question of Moral Judgement: Pius XII and the Jews” (Nghi vấn về phán quyết luân lý: Đức Piô XII và người Do Thái) một chi tiết quan trọng về việc Đức Piô XII đã ra lệnh sử dụng các cơ sở, tu viện Công Giáo làm nơi trú ẩn cho người Do Thái, dù phải chịu sự hy sinh lớn lao vì sự cư ngụ của người Do Thái có thể gây nguy hiểm.
Hàng ngàn người Do Thái (từ khoảng 4000 đến 7000 người) đã được cung cấp nơi ẩn náu, lương thực, quần áo trong 180 địa điểm thuộc thành Vatican, trong nhà thờ và các tu viện. Theo David Dalin, một Rabbi Do Thái cho biết, có ít nhất 3000 người Do Thái đã được che chở tại Castel Gandolfo, cung điện mùa hè của Đức Giáo Hoàng. Tại nhà riêng, bệnh viện, chính Đức Giáo Hoàng đã nhận trách nhiệm bảo vệ cho tất cả các trẻ em Do Thái bị trục xuất khỏi Ý.
Câu chuyện của hai nữ tu Bridget người Anh, mẹ Riccarda Hambrough và mẹ Katherine Flanagan, là một phần nhỏ trong các hoạt động lớn mà Đức Piô đã làm nhằm bảo vệ người Do Thái. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò quan trọng của Đức Giáo Hoàng, không thể không nhắc đến sự dũng cảm và đức tin của các tín hữu Công giáo, những người đã dám thực thi lời kêu gọi của Ngài.
Cuốn sách kể lại cách sống động những gì đã diễn ra tại tu viện Birdget, một góc nhỏ của Rôma. Các nữ tu Bridget không những giúp đỡ người Do Thái có nơi trú ẩn, còn cho họ được học hành, tạo điều kiện cho họ sống và cầu nguyện như một tín hữu Do Thái mà không có bất cứ sự kỳ thị nào đã cho người đọc một cái nhìn rõ nét hơn về những gì người Công Giáo và Đức Piô XII đã làm để giúp người Do Thái sau khi đế chế Mussolini sụp đổ. Cuốn sách, một lần nữa làm sụp đổ những ngụy truyện sai lầm về Đức Pio XII và Giáo Hội Công Giáo trong hành vi Diệt Chủng của Hittle.
Cần nói thêm rằng, ngày nay vẫn còn nhiều người tiếp tục đọc và tin vào những ngụy truyện về Đức Piô XII và Hittler, nổi bật là cuốn sách có tên là “Hittler’s Pope”, làm lưu truyền cái huyền thọai rằng: chính Giáo Hội Công Giáo, chứ không phải người Hồi Giáo cực đoan, đã là và vẫn còn là nguồn gốc nổi bật nhất gây ra phong trào chống Do Thái trong thế giới hiện đại.
Cuốn sách phỉ báng Đức Giáo Hoàng “Hitler’s Pope”, được phát tán rộng rãi trên thị trường cho rằng Đức Piô XII là “người lãnh đạo nguy hiểm nhất trong lịch sử”, mà nếu không có Ngài “Hitler không thể đi xa hơn trong kế hoạch diệt chủng”. Sự “Im Lặng” của Đức Thánh Cha đã khiến giới truyền thông Mỹ bấy giờ cáo buộc Ngài rằng “ Giáo Hoàng Piô XII xem nhẹ lương tâm Công Giáo hơn lợi ích Công Giáo” 
Ngày nay, hơn 60 năm sau “cuộc Tàn sát người Do Thái”, một sự thật được sáng tỏ, hoàn toàn trái ngược với truyền thuyết được phổ biến rộng rãi do các kẻ chỉ trích các Đức Giáo Hòang một cách bừa bãi gây nên. Không phải Giáo Hoàng Piô XII và các nhà lãnh đạo Công Giáo, mà chính những nhà lãnh đạo Hồi giáo cực đoan và mạng lưới khủng bố của họ đã đóng một vai trò lớn và cực đoan làm nổi dậy và phát triển phong trào chống Do Thái.
Cuốn sách mới của Joanna Bogle đã góp phần đưa sự thật về Đức Piô XII, Hittler và người Do Thái ra ánh sáng.
Bình Yên
(chuyển ngữ & sưu tầm)


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Từ sự kiện lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng và những ồn ào sau đó


Song Chi.

Sự việc hai đảng viên cộng sản kỳ cựu, ông Lê Hiếu Đằng, tiếp theo là Ông Hồ Ngọc Nhuận, thẳng thắn nói lên sự cần thiết phải đa nguyên đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế bế tắc và nguy cấp hiện tại, đồng thời kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để đấu tranh công khai với đảng cộng sản, đã gây nên nhiều phản ứng trái chiều từ nhiều phía, trong những ngày qua.
Ông Lê Hiếu Đằng là luật gia, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc VN, nguyên phó Tổng Thư ký Ủy ban TƯ Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên phó Chủ Tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM (từ 1989-2009)…Ông Hồ Ngọc Nhuận là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía nhà cầm quyền, phản ứng được bộc lộ qua việc “lệnh” cho báo chí “lề đảng” tung ra hàng loạt bài đánh vào ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân đội Nhân dân, Đại Đoàn Kết, Nhân dân, SGGP…
Như hầu hết những bài viết đứng về phía đảng và nhà nước cộng sản, những luận điểm trong các bài viết trên cũ rích, mà người dân đã phải nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần, như cuộn băng cũ tua đi tua lại. Có lẽ không cần thiết phải nhắc lại hoặc đập lại những luận điểm đó vì trong những ngày qua, đã có nhiều bài viết làm điều này, và phải nói rằng trước mắt, trong cuộc chiến truyền thông, lý luận này phe “đảng ta” ngày càng thất bại thảm hại, từ đội ngũ bồi bút trên báo đảng cho tới đám dư luận viên trên mạng. Thói chụp mũ, vu khống, nói lấy được bất chấp tình hình thực tế, đã không còn lừa bịp được mấy người.
Về phía những người đang đấu tranh đòi tự do dân chủ, trong hay ngoài nước, cũng rất nhiều ý kiến khác nhau.
Do “quá khứ, nhân thân” của ông Lê Hiếu Đằng, là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, còn ông Hồ Ngọc Nhuận là dân biểu đối lập thời VNCH, Giám đốc chánh trị chủ bút nhật báo Tin Sáng, nghĩa là đối với người chống Cộng xuất thân từ chế độ miền Nam VNCH, hai ông là dạng “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” trước đây, nên dễ bị nghi ngờ.
Từ đó nhiều người suy ra cái đảng Dân chủ Xã hội mà các ông kêu gọi thành lập, có thể cũng chỉ là một dạng dân chủ cuội, “hợp tác” với đảng cộng sản, thậm chí là ý tưởng của chính đảng cộng sản để từ từ chuyển màu, chuyển tên đảng cộng sản, giúp bảo toàn được tài sản, sinh mệnh chính trị của đám quan chức, lãnh đạo từ trên xuống dưới…Nghĩa là “bình cũ rượu mới”.
Có người cho rằng chưa cần thiết lập thêm đảng lúc này, nhất là khi chưa biết được cái đảng ấy cương lĩnh, đường lối hoạt động ra sao, có phải là một đảng dân chủ cuội hay không. Mà thay vào đó hãy tập trung đấu tranh đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ các quy định luật pháp bảo vệ sự độc quyền của đảng CSVN và sự trung thành của các lực lượng vũ trang với chính quyền…
Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng khoan vội nghi ngờ, chụp mũ, hãy cứ để các ông thành lập đảng, nếu như cái đảng đó có thể thành lập được và có thể hoạt động được. Người viết bài này cũng có những suy nghĩ như vậy, trong bài “Trở ngại của người Việt nằm ngay trong chính mình” đăng trên báo Người Việt với những ý sau:
“Khi đã xác định dân chủ hóa, đa nguyên đa đảng là cần thiết thì việc thành lập càng nhiều đảng càng có sự cạnh tranh. Ngay Cambodia mà cũng có cả vài chục đảng khác nhau. VN rồi sẽ có những đảng phái chính trị mới trong đó đa phần là cựu đảng viên cộng sản, có đảng đa phần là người dân trong nước, có đảng đa phần là người Việt ở hải ngoại… Các đảng phái cần phải có cương lĩnh, đường lối, mục tiêu hành động rõ ràng, không thể chỉ có mỗi một cái tên là đủ.
Tất cả cùng một mục tiêu chung là vì một nước VN tự do, dân chủ, pháp trị, tam quyền phân lập. Sau này khi đảng cộng sản đã bị lật đổ hoặc tự diệt vong, đất nước đã thay đổi về mặt thể chế chính trị, lúc đó người dân sẽ chọn lựa đảng cầm quyền thông qua hình thức bầu cử.
Việc cần thiết phải thành lập các đảng đối lập để đấu tranh công khai với đảng cộng sản, buộc đảng cộng sản phải thay đổi đã đành, mà còn để chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị quá trình chuyển giao quyền lực sau này…”
Dù sao, qua sự việc này có những cái lợi gì?
Thứ nhất, thông qua những bài viết của phe “lề đảng” đánh vào ông Lê Hiếu Đằng và những bài trả lời lại, người dân có thể thấy phe nào đuối lý về lập luận, nói càn, chụp mũ, thóa mạ người khác, ai đúng ai sai. Người dân sẽ sáng ra. Còn đối với phe dân chủ, phe “lề dân”, càng có những cuộc va chạm, cọ xát, sẽ giúp cho những người đang đấu tranh dứt khoát hơn về mặt nhận thức, về sự chọn lựa, sắc sảo hơn về mặt lý luận.
Xã hội dân sự hình thành do nhiều yếu tố, trong đó có một phần từ những trận cọ xát, va đập nhau về mặt lý luận này.
Thứ hai, như có thể thấy từ thực tế bao nhiêu năm qua, một trong những trở ngại lớn nhất trên quá trình đấu tranh vì tự do, dân chủ cho VN là sự chia rẽ sâu sắc trong người Việt. Điều này là một hệ quả của lịch sử, không thể một sớm một chiều vượt qua. Dù sao, chúng ta vẫn phải quen và xem tất cả những sự chia rẽ, khác biệt nhau này là bình thường, đồng thời tập tôn trọng sự khác biệt, học để có văn hóa trong tranh luận.
Nếu phe phò đảng cộng sản vì bị đuối lý, vì không còn tính chính nghĩa, vì sâu xa trong thâm tâm cũng không còn tin vào những điều đảng nói và mình nói, nên thường xuyên sử dụng cách nói càn, bất chấp logic, bất chấp thực tế, hoặc ngôn ngữ chợ búa, chửi bới, bôi nhọ, vu khống một cách mất văn hóa là điều dễ hiểu. Nhưng không lẽ chúng ta, những người muốn đấu tranh chống lại một chế độ độc tài để xây dựng một xã hội dân chủ lại hành xử giống như vậy?
Về phía những người đang muốn thành lập một đảng phái chính trị, sự hoài nghi của người khác có lẽ cũng giúp họ nhận ra rằng không thể chỉ kêu gọi xuông, không thế chỉ có mỗi cái tên đảng là đủ. Trách nhiệm của họ là phải hóa giải sự hoài nghi đó, phải chứng minh bằng hành động. Họ cần phải chuẩn bị cương lĩnh, mục tiêu, nhân sự, lộ trình hành động…bây giờ cũng như về sau này, khi quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra cũng như khi phải xây dựng lại đất nước thời “hậu cộng sản”…Như thế, mọi người mới có thể tin tưởng. Và những đảng phái, tổ chức chính trị đã tồn tại từ trước đến nay cũng vậy.
Đã 38 năm trôi qua kể từ khi thống nhất đất nước, VN bây giờ lạc hậu, thua kém các nước khác về mọi mặt hàng chục, hàng trăm năm cũng như đang đứng trước nguy cơ mất nước ra sao không cần phải nói nữa, thời gian không còn nhiều nên mọi bước đi đều phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đạt được kết quả, lấy lại quãng thời gian đã mất.
Trên con đường đấu tranh còn rất dài, làm sao để có thể có sự ra đời, hoạt động của những đảng phái chính trị khác nhau bên cạnh những tổ chức, phong trào xã hội dân sự của những cá nhân hoặc các hội đoàn tôn giáo muốn lựa chọn những phong trào nhân danh quyền con người hơn là các đảng phái chính trị. Mỗi người làm một việc, phù hợp nhất với mình. Mỗi người đặt một dấu chân, đi một quãng đường, từ đó người sau bước tới, bước tiếp, dồn đảng cộng sản đến một lúc buộc phải thay đổi hoặc tự diệt vong.


Copy từ: Song Chi (RFA’blog)

Khi nhà "khoa học"Đông La ngữa mặt phun nước bọt

Khi nhà "khoa học"Đông La ngữa mặt phun nước bọt:"VỀ CHUYỆN LÊ HIẾU ĐẰNG KÊU GỌI LẬP ĐẢNG LƯU MANH?"

Lời dẫn

Hùa theo chiến dịch chĩa mũi dùi công kích Luật gia Lê Hiếu Đằng trên mặt trận báo chí và truyền hình, chiều nay(Chủ Nhật) NLG nhận được bài viết của Đông La do Huy Tuấn, một CTV từ Hà Nội giới thiệu với phụ đề:"Khi dư lợn viên  Đa Lông phun nước bọt vào mặt mình" tuy nhiên với quan điểm đa chiều và tôn trọng tác giả , NLG mạo muội biên tập tiêu đề, thành "Khi nhà khoa học Đông La ngữa mặt phun nước bọt..." như trên mong Ông/anh Huy Tuấn thông cảm và xin chân thành cảm ơn.

NLG

 

Thứ năm, ngày 22 tháng tám năm 2013


VỀ CHUYỆN LÊ HIẾU ĐẰNG KÊU GỌI LẬP ĐẢNG LƯU MANH?

ĐÔNG LA
VỀ CHUYỆN LÊ HIẾU ĐẰNG KÊU GỌI
LẬP ĐẢNG LƯU MANH?

Trong bản tổng kết cuộc đời với 45 tuổi Đảng, Lê Hiếu Đằng đã viết: “những trải nghiệm cay đắng” đã “thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả”.
Thật thú vị, theo lý luận giải cấu trúc (deconstruction) của Derrida, chúng ta sẽ thấy một bộ mặt thật của Lê Hiếu Đằng “ẩn giấu trong văn bản”, nó ngược với những gì mà LHĐ muốn thể hiện để mị dân. Qua bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, LHĐ muốn tỏ ra là một người dũng cảm dám tố cáo “tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam”, “đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ”, nhưng LHĐ lại không ngờ đã bộc lộ cái nhân cách tầm thường, những tính toán xôi thịt qua việc sử dụng những từ ngữ của con buôn như: “thanh toán”, “tính sổ”.
Vậy chúng ta thử tính toán lời lãi giúp LHĐ khi tham gia cách mạng xem sao?
Lê Hiếu Đằng khoe: “…lúc tôi còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế gần một năm”; “đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin cho hai chúng tôi được ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi… Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không?”.
Ở đây, LHĐ cũng lại không ngờ đã tự thú việc tham gia cách mạng của mình chỉ như trò chơi của con nít, đua đòi, bởi có tù chính trị nguy hiểm nào mà lại được “giải lao” để đi thi? Còn việc tranh thủ tố cáo chế độ một cách gián tiếp qua việc ca ngợi sự nhân đạo của nhà tù của bọn giặc ngoại xâm thì chỉ cần lấy một ví dụ cũng đủ chứng tỏ là “Đằng láo”:
Võ Thị Sáu, người con Đất Đỏ, mới 14 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1950 đã bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án khi cô chưa đủ 18 tuổi nên đã lén lút đem cô đi thủ tiêu vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, tại Côn Đảo.
Như vậy phải chăng LHĐ là người của địch giả vờ đi tù, nằm chờ thời cho đến tận hôm nay mới lộ mặt?
Ta hãy xem tiếp công trạng của LHĐ: “Trong thời gian đó, lúc nhà tù cho tù nhân làm văn nghệ tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn… Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con gái rất thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó””
Làm cách mạng mà vui vẻ cứ như đi trẩy hội, hát nhạc của “Đại úy Quân đội Sài Gòn”, còn “cưa” được cả gái nữa, thì như các cụ nói, ai cũng làm cách mạng đời được!
Với công trạng như thế, sau giải phóng Lê Hiếu Đằng được vào HĐND TPHCM (khóa 4, khóa 5), còn leo lên đến chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM (từ 1989-2009). Như vậy là quá lời rồi, còn cay cú “tính sổ” gì nữa! Con người này quả là có lòng tham vô đáy!
Khi nước mất nhà tan, người ta tham gia cách mạng chủ yếu là để giành lại đất nước, ai cũng tính toán xôi thịt như LHĐ thì nhà nước nào trả đủ cho xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho những ngày hòa bình hôm nay?
Vì cay cú thua thiệt nên LHĐ đã trắng trợn xuyên tạc, cho Nhà nước đã “nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam”, khiến “Dân chúng đói kém rên xiết”, làm “tan nát biết bao gia đình”; rồi LHĐ đã đần độn cho: “chấp nhận kinh tế có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa”. Rồi hung hăng như một kẻ lưu manh, đầu gấu tri thức, Đằng đã: “Tôi thách bất cứ ai trong Bộ chính trị, Ban bí thư, trong Ban Tuyên huấn của Đảng mà đứng đầu là ông Đinh Thế Huynh, vừa là Trưởng ban, vừa là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, trả lời luôn một cách công khai, minh bạch với chúng tôi trên các diễn đàn mà không chơi trò “bỏ bóng đá người” như đã từng thường sử dụng hiện nay”.
Trước hết phải dạy cho “giảng viên triết học” Đằng biết một tí triết học đã. Triết học Mác cho vật chất không chỉ quyết định mà còn “sinh ra ý thức”. Nếu hiểu ngô nghê như Đằng ở trên thì rác rưởi, xú uế cũng là vật chất nên cũng sẽ sinh ra ý thức sao? Cần phải hiểu mỗi khái niệm đều có ngoại diên và nội hàm nhất định. Ý thức ở trên chính là ý thức người, vật chất ở trên chính là bộc óc người. Thế thôi! Đây chính là lĩnh vực sinh lý học thần kinh. Chủ nghĩa Mác vốn biện luận trên chứng cớ khoa học, nên từ việc bộ óc loài người sinh ra ý thức đã khái quát thành những quy luật chung:“Vật chất quyết định ý thức”, “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng”; “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, v.v… Vừa rồi cái chuyện 2 bố con 40 năm sống trong rừng đã thành người rừng đã chứng minh một cách cụ thể và sinh động nhất quy luật “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”.
Vì vậy, khi Lê Hiếu đằng cho có nhiều thành phần kinh tế thì cần phải có nhiều đảng thì thật ấu trĩ, ngô nghê.
Hiện tại nếu theo triết học Mác, “cơ sở hạ tầng” của ta là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tuy duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo, vì vậy “kiến trúc thượng tầng” là một chế độ do Đảng lãnh đạo là hoàn toàn đúng theo lý luận.
Mặt khác “kiến trúc thượng tầng” cũng cần phải phù hợp với trình độ cũng như thực tế của “cơ sở hạ tầng”.
Tôi đã viết trong cuốn Bóng tối của ánh sáng, nước ta “ngoài lịch sử bị xâu xé và yếu tố đa dân tộc, đa tôn giáo, đã hình thành nhiều sự đối kháng về ý thức, về quyền lợi, về tình cảm và về văn hóa, khiến lòng người chia năm xẻ bảy; ngay tầng lớp trí thức, lớp người có trình độ có thể tác động đến quá trình dân chủ, vốn được đào tạo từ nhiều nước, cũng sẽ năm phương mười hướng; bởi người học ở Nga tất sẽ cho Nga hay, người từng ở Trung Quốc sẽ cho Trung Quốc tốt; rồi Đức cũng siêu, Tiệp, Hung, Ba Lan… cũng giỏi; còn phía bên này thì Anh, Pháp, Mỹ… mới đúng là tuyệt vời!”
Vì thế nếu duy trì đa đảng, sẽ không phải là những đảng đối lập như tính đối lập về điện trong cấu tạo vật chất, đối lập để tạo thế cân bằng, mà chính là những đảng đối kháng, sẽ giành giật quyền lợi và tiêu diệt lẫn nhau, tất sẽ làm nước mình loạn mà thôi. Còn tính đối lập thì dù trong một chất trung hòa điện vẫn có tính đối lập nội tại, nên trong một đảng và ngay trong mỗi đảng viên cũng hoàn toàn có thể có tính đối lập, vẫn có thể phát huy được tính đối lập cho sự tồn tại và phát triển. Như biện pháp “phê bình và tự phê bình” chẳng hạn; rồi những quy chế giám sát, chất vấn và phản biện nữa.
John Gray, một học giả người Anh, nói: “Càng ngày càng thấy nhiều hơn những cuộc thử nghiệm dân chủ kéo theo cùng bạo lực, xung đột và sự chịu đựng của dân chúng”; “đánh đồng các giá trị với mô thức chủ nghĩa tự do của nhà nước phương Tây là sai lầm. Có rất nhiều hệ thống mà trong đó cho phép con người sống có phẩm giá… Trong thể chế độc Đảng tại Singapore, người ta không bắn giết nhau hàng ngày. Người dân của nó sống trong phồn vinh, có tự do tín ngưỡng”.
GS. Trần Chung Ngọc trong bài Nguyễn Cao Kỳ và tờ Việt Weekly , viết:
 “Cựu Tướng Không quân nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ luật” thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ: “… Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay” [The former air force general said a strong one-party government that provided "stability and discipline" was essential for Vietnam to escape the clutches of poverty… "I think it is very wrong that some, especially some Vietnamese overseas in America , today are asking, demanding that Vietnam has to adopt some sort of democracy like they have in America . My personal opinion is that it is wrong. It does not fit Vietnam in the present situation," said Ky].
… Khi được Jim Rohwer, Kinh tế Gia… hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á Châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
- Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm  cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng… Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy. Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách”.
Về vấn đề đa nguyên và dân chủ nói trên, Trọng Đức trên qdnd  đã phản bác LHĐ bằng bài Đôi điều với tác giả "Viết trên giường "bịnh" khá hay. Nhưng diễn đạt còn non, còn nhiều sơ hở nên đã bị Vũ Thị Phương Anh xoáy vào những chi tiết lặt vặt, bắt bẻ bằng loạt bài đã được chuyên gia quấy rối Diện “háng lông” tung hô trên blog của mình: TOÀN VĂN BÀI PHẢN BIỆN CỦA NỮ SĨ PHƯƠNG ANH VỚI BÀI TRÊN QĐND. Vì tò mò, tôi lên mạng coi thì biết “nữ sĩ” này làm nghề dạy học. Nhưng xem chừng lại bị mất dạy vì vị này đã nhiệt thành ủng hộ cô sinh viên Phương Uyên và cô Nhã Thuyên. Đơn giản là vì bênh vực một kẻ phạm pháp là hành động phạm pháp; bênh vực người sai trái cũng là một hành động sai trái. Nếu thấy cần hoặc có hứng tôi sẽ nói kỹ hơn vào dịp khác.
 Trong bài trên Trọng Đức viết: “Nếu đã dẫn học thuyết Mác - Lê-nin, chắc ông Đằng cũng không quên, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng gắn bó với nhau theo hình chóp xuôi. Không phải cơ sở hạ tầng có cái gì thì kiến trúc thượng tầng cũng phải có cái ấy. Chẳng hạn, Việt Nam cũng như bất cứ nền kinh tế mở nào khác trên thế giới đều có thành phần kinh tế nước ngoài (các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các doanh nghiệp góp vốn liên doanh, mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước). Điều đó không có nghĩa (cũng chẳng có nước nào cho phép) nhất thiết phải tồn tại “Đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài” để bảo vệ quyền lợi cho thành phần kinh tế ấy”.
Đây là ý rất hay. Vậy mà “nữ sĩ” phản bác: “Tôi chưa có thời gian để tìm ra được một đảng của những người hoạt động trong khu vực kinh tế nước ngoài, nhưng giả dụ nếu quả thật là không có thì điều đó cũng chỉ cho thấy hiện nay người ta không có nhu cầu, chứ không có nghĩa là không được phép thành lập một đảng như vậy”.
Xin nhớ “đảng” đang bàn ở đây là đảng chính trị, có quyền giành quyền lãnh đạo. Nếu một nước mà dân chủ tới mức cho người nước ngoài thành lập đảng tranh giành quyền lực với người nước mình thì đúng là một nước ngu. Như nước ta nhỏ yếu, nếu cũng cho người Trung Quốc, người Mỹ lập đảng của họ, thì với sức mạnh của họ, trong nháy mắt ta sẽ mất nước. Viết như trên, vị “nữ sĩ” của Diện “háng lông” không chỉ mất dạy mà còn rất ngu!
 Trọng Đức cũng có một ý hay nữa:
dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”.
“Nữ sĩ” phản bác: “Theo tôi, lời khẳng định này … vừa thiếu chứng cứ vừa sai logic… xin ông/bà cho biết những quốc gia nào độc đảng mà dân chủ, những quốc gia nào đa đảng mà độc tài
Cần phải hiểu dân chủ với ý nghĩa quan trọng nhất của nó chứ không phải quyền được quấy rối, làm càn, nói lăng nhăng là tiêu chí của dân chủ. Với tiêu chí ấy, nước ta độc đảng mà dân chủ. Có thể do trình độ xã hội, nước ta còn rất nhiều vụ việc mất dân chủ, nhưng phải khẳng định đó là những hành động phạm pháp, chứ không có bất cứ sự hiến định nào cũng như chính sách nào bảo kê cho sự phản dân chủ cả. Còn tùy theo trình độ và hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác, người ta có thể cấm hoặc không cấm cái gì đó vì lợi ích toàn xã hội. Bắc Âu người ta có thể cho tự do mại dâm, tự do ma túy; còn nước ta cũng lấy cái chuẩn mực ấy mà thực hiện dân chủ thì loạn!
Còn nước Mỹ? Bây giờ nước Mỹ đã là bạn, đã thiết lập mối bang giao toàn diện với nước ta, ta không nên có thái độ như thời chiến tranh lạnh. Nhưng khách quan nhận xét, nền dân chủ của “thiên đường tự do” Mỹ có khiếm khuyết không? Nếu coi lại cả lịch sử của việc bầu cử ở Mỹ, ta thấy là việc rất tốn kém, nhưng rồi kết quả có khi lại bầu ra những ông tổng thống để rồi đưa ra những chính sách làm hại chính dân Mỹ. Đó chính là khiếm khuyết của nền dân chủ mang tính bản chất của thể chế nước Mỹ. Như việc đối ngoại, không chỉ thua đau ở VN, tiếp theo nước Mỹ còn bị hao người tốn của, bị sa lầy ở nhiều nơi nữa. Việc tự do sử dụng súng dẫn đến chuyện xả súng giết người hàng loạt cũng là một thất bại của nền dân chủ kiểu Mỹ. Chuyện Tổng thống Obama phải “bó tay” trong việc thuyết phục Quốc hội Mỹ kiểm soát việc mua bán vũ khí cũng thể hiện khiếm khuyết về bản chất của nền dân chủ Mỹ.
Còn với nước Đức? Từ nửa đầu thế kỷ trước, chính nền dân chủ Đức đã cho ra đời chế độ Phát Xít, đã gây ra tai họa khủng khiếp cho chính nước Đức và cho cả thế giới.
Vì vậy đa đảng hay độc đảng không phải là vấn đề quyết định bản chất dân chủ tốt đẹp của một xã hội. Còn hiện tại dù tôi không phải đảng viên ĐCS, không phải công chức, nhưng vẫn phải thừa nhận chưa có một dấu hiệu nào xuất hiện một đảng mới tốt đẹp hơn so với ĐCS VN. Nếu có chỉ là những kẻ cơ hội, muốn đục nước béo cò, lợi dụng những yếu kém của xã hội để lật đổ chế độ, giành quyền lợi. Chúng không ngần ngại thổi phồng xuyên tạc, thậm chí cả bôi đen lãnh tụ, lộn ngược lịch sử. Có lẽ nào những kẻ lăng nhăng, ảo tưởng, dốt nát, lại có thể thay thế một Đảng chỉ trong khoảng chớp mắt của lịch sử, đã lãnh đạo dân ta đánh thắng đến 4 cuộc xâm lăng, đưa đất nước ta đến được những ngày như hôm nay.
Còn việc Lê Hiếu Đằng từ việc Liên Xô sụp đổ cho Chủ nghĩa Mác đã chết thì là cái nhìn mông muội, ấu trĩ của thời chiến tranh lạnh, với chiến lược tuyên truyền ta tốt, địch xấu! Việc cho cứ tuyên bố theo Chủ nghĩa Mác là đất nước sẽ văn minh, sẽ tốt đẹp hơn các nước tư bản giống y như chuyện cứ cho ông nông dân lái xe bò, mặc áo phi công vũ trụ là sẽ lái được tàu vũ trụ vậy. Điều đó phản với chính Chủ nghĩa Mác. Cần phải coi Chủ nghĩa Mác như một học thuyết khoa học, cần phải hiểu đúng, vận dụng đúng, các quá trình phát triển sẽ diễn ra theo đúng lý thuyết, cụ thể là quy luật lượng đổi chất đổi. Nghĩa là sự phát triển không hề đơn giản và Chủ nghĩa Mác không phải là một phép tiên. Như không có phép tiên nào có thể biến đội bóng nước ta đá thắng Đức, Braxin hoặc Tây Ban Nha được! Cũng như cần phải hiểu công thức E = mc2 của Einstein, rồi phải hiểu những điều kiện cần phải có, người ta mới có thể chế tạo được bom nguyên tử hoặc sử dụng năng lượng nguyên tử vì quốc kế dân sinh. Chính vì cái nhìn khoa học như vậy, thế giới vẫn coi Mác là nhà tư tưởng số 1, tại nước Đức quê hương, ông vẫn được tôn vinh bằng việc một loạt đại lộ mang tên ông.
Dù rằng Xã hội VN hiện tại còn rất nhiều yếu kém. Như việc thiếu cơ chế kiểm soát sinh ra tham nhũng. Rồi ngân hàng gì mà huy động tiền gửi không cho vay để sản xuất mà lại cho nơi khác vay để ăn lãi. Thật kỳ quái! Bởi tiền mà không sinh ra vật chất mà chỉ sinh ra tiền thì những người làm thế có ăn tiền thay cơm được không? Ông cựu Bộ trưởng Giá bị đi tù là đáng lắm! Rồi chuyện khắp nơi đổ sô đi xây nhà, rồi dân không tiền mua thì làm sao thị trường không đóng băng? Bao tiềm lực của nền kinh tế đã bị cột chân đứng tại chỗ!... Tôi sẽ rất cảm phục nếu ai đó có đủ tâm và tầm chỉ ra đúng những cái xấu, đưa ra được những giải pháp phù hợp, tháo gỡ khó khăn, giữ gìn được sự ổn định và thúc đẩy được sự phát triển. Còn những yếu kém ta cũng không nên bi quan quá mà hãy coi đó như những vấp ngã tất yếu của quá trình phát triển. Ngay phát triển đến như Mỹ mà cũng vẫn bị khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nhà đất đó thôi!
Còn so với những nước đang loạn như Ai Cập, với tin mới nhất lực lượng an ninh nước này đã sát hại hơn 750 người biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Mohamed Morsi; như Xyri, mà xem hình mấy đứa trẻ chăm sóc người bị thương trên ti vi, chúng bảo thấy máu chảy nhiều quá quen như thấy nước lã vậy, chả còn sợ gì nữa, v.v…; thì VN ta quả đang là thiên đường của hòa bình. So với những nước từng sung sướng hơn ta rất nhiều nhưng hiện đang bị bẹp dí bởi gánh nợ công, tiệm thuốc tây phải bán kèm giầy dép như Hy Lạp,… thì nước ta quả là đang phát triển rất mạnh.
Vậy mà Lê Hiếu Đằng đã ngông cuồng kêu gọi lật đổ chế độ như thế này:
Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hòa mà tiêu biểu là đề nghị 7 điểm và dự thảo Hiến pháp năm 2013 của nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở trong Nam ngoài Bắc như nhà văn Nguyên Ngọc, các Giáo sư Hoàng Tụy, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển, những trợ lý Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc Đại sứ nhiều thời kỳ như ông Trần Đức Nguyên, Việt Phương, Nguyễn Trung, v.v. Các nhà kinh tế có uy tín lớn như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà báo, nhân sĩ trí thức kỳ cựu như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Đình Đầu, Lữ Phương, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái, và các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975 như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Văn Long (Năm Hiền), Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập và biết bao con người tâm huyết … Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội…? … Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao?”
Về cái cái chuyện “lật pháp” của các vị trên đây tôi đã viết nhiều, không lặp lại nữa. Chỉ muốn nói đến cái danh sách dài dằng dặc trên. Tôi nói dài dằng dặc với ý là rác thì dù chỉ có một cọng có trong phòng khách cũng đã là quá nhiều, huống hồ trong đám trên không phải chỉ có một người. Có điều nếu theo luật quá bán của dân chủ thì vẫn chỉ là một dúm. Các vị trên đều từng là công chức “ăn ngập chân răng” danh lợi của chế độ. Vậy bây giờ các vị đang cho cái chế độ đó là xấu xa, muốn lật đổ để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thì trước hết các vị nên trả lại tất cả nhà cửa, chế độ hưu trí đã, rồi quay về rừng lập chiến khu để làm cách mạng, giống như Đảng, Bác lập chiến khu chống giặc ngoại xâm ngày nào vậy. Nếu các vị thua, bị bắt, bị giết thì ráng mà chịu; còn thắng thì các vị sẽ là vua. Lúc ấy các vị tha hồ mà thực hiện dân chủ, dân chiếc. Còn không thì chứng tỏ các vị chỉ là những kẻ đã hành động vì lòng tham, vì cay cú do thua thiệt, cứ nghĩ tài của mình thì phải có được vị trí cao hơn, hưởng lợi lộc cao hơn cơ. Nên thực chất hành động của các vị chính là hành động của những kẻ phản trắc, ăn cháo đá bát, vô ơn, dốt nát về chính trị, đã tham vọng, ảo tưởng, xây lâu đài trên cát, thì sẽ chỉ đưa đất nước đến bạo loạn, đến nồi da xáo thịt như Ai Cập trong những ngày hôm nay mà thôi! Dù các vị nhân danh đủ thứ tốt đẹp nhưng hành động của các vị thực chất là những hành động phạm pháp, hại dân, hại nước!
Còn riêng nhân cách của “Đảng chủ” Lê Hiếu Đằng?
Khi biết tôi viết về Lê Hiếu Đằng, một bạn thân quen đã cung cấp một thông tin rất hay để mọi người rõ hơn mặt thật của con người này:
Nguyễn Hướng Dương là một em khuyết tật ở chân, mẹ em cũng là một sinh viên trong phong trào chống Mỹ ở đô thị miền Nam trước năm 1975. 12 năm qua em làm giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù. Lê Hiếu Đằng khi ấy còn trong Ủy Ban MMTQTP hắn được đưa  về làm chủ tịch quản lý quỹ từ thiện xây dựng chương trình thư viện sách nói này .
LHĐ lợi dụng chương trình này để nhận nguồn tài trợ,  nhưng đã sử dụng tài chánh bất minh, lèm nhèm, cướp công sức của em Nguyễn Hướng Dương. LHĐ dùng thời gian làm từ thiện thì ít mà làm chính trị biểu tình thì nhiếu. Khi LHĐ chủ mưu và tham gia các cuộc biều tình thì thành viên ban quản trị rất sợ, vì số lượng khách nước ngoài và người lạ mà LHĐ tiếp xúc họp hành ở trụ sở đã làm cho các nhà tài trợ trong nước hoang mang, không biết ông chủ tịch này có phải là phản động không và họ không tài trợ nữa. Dự án xây lại trụ sở bị đình chỉ vì nhà tài trợ nói ngày nào LHĐ còn làm chủ tịch họ không cho một xu. Ban quản trị phải yêu cầu, năn nỉ LHĐ đừng có lợi dụng chức vụ quỹ từ thiện để làm chính trị nũa, và xin ông hãy thôi chức này, nhưng LHĐ vẫn ngoan cố không chịu. Mời họp để giải quyết thì lần lữa không đến. Mất mấy tháng trời đấu tranh, LHĐ mới chịu ký giấy rời khỏi chức vụ này khi phải vào bệnh viện”.
Rất mong những ai nhẹ dạ còn cả tin vào những lời lừa mị của bọn dốt ác như LHĐ hãy tỉnh ngộ!
 
22-8-2013
ĐÔNG LA
 ĐÔNG LA

VỀ TÁC GIẢ ĐÔNG LA

NGUYỄN HUY HÙNG
*Quê quán: Thanh  Miện, Hải Dương.
*Nghiên cứu Hóa Học, viết văn, làm thơ, viết phê bình.
*Giải thưởng cuộc thi thơ
Hội Nhà Văn  TPHCM 1986.
*Tặng thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998.
*Tặng thưởng phê bình Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1997.
*Giải A sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TPHCM 1993
 http://donglasg.blogspot.com/2013/08/ve-chuyen-le-hieu-ang-keu-goi-lap-ang.html


Copy từ: Blog Người Lót Gạch

Sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hạ trong tù



VRNs (26.08.2013) – Lâm Đồng – Nữ tù nhân chính trị, sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị tuyên án 7 năm tù, vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam, vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc.
Trong tù, Nữ tù nhân chính trị, sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội, bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, bị khủng bố tinh thần tại trại giam B34 – Bộ công an, bị bất công, không minh bạch và bị đánh đập tại toà, bị trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư, bị hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh, suýt bị chết tại trại giam Bến Lức, Long An, bị cưỡng bức lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận, bị cưỡng bức lao động và bị đánh đập tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
—–

BẢN TƯỜNG TRÌNH

v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.
Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc – Long Khánh – Đồng Nai – Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh “phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :
 Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
 Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ… Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm – Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) khủng bố tinh thần tại trại giam B34 – Bộ công an
- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm : bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự“, tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.
Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời “” hoặc “không” (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo).
Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh – Hùng – Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.
Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.
- Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
- Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.
- Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
- Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai
+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát  vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
Thư của ông Đỗ Tỵ, bố sinh viên Minh Hạnh, gởi đến Viện trưởng VKS tối cao và Tổng cục trượng TC 8.
6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
- Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản! Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản! thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An
Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.
Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận
Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v…
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v…
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam.
Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v…
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.
11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam.
Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
Trần Thị Ngọc Minh


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế