CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

“Bắn Tiếng” Để TS Cù Huy Hà Vũ Đi Mỹ “Chữa Bệnh” – Nhà Cầm Quyền CSVN Cố Gỡ Khúc Xương Ngang Họng?


Chép Sử Việt - 4.3.2014: Đúng 1 tháng trước, trong bài “Bốn ‘khúc xương ngang họng’ nhà cầm quyền CSVN“, có viết:
Gần đây nghe thông tin các cơ quan luật pháp trung ương của nhà nước CSVN đang chụm đầu bàn bạc căng thẳng, đưa ra đủ cách mà vẫn chưa tìm ra giải pháp trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ …

… Hay là trả tự do nhưng kèm điều kiện phải sang Mỹ định cư, như Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy? Lại có ý kiến lo là ngộ nhỡ ông ta cứ “ừ” đại, rồi khi dẫn giải lên máy bay, bố mày lại la toáng lên, đòi xuống để … về nhà thì sao? Chẳng nhẽ lại lôi cổ đem giam lại à?

Chưa hết! Còn có lời bàn ra, là nhỡ ông ta lại đòi cho thêm người nhà đi định cư cùng nữa, đòi sang đấy phải có công ăn việc làm v.v.. thì sao?”
Hôm nay thì BBC có bài: TS Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh?

Bài viết dựa trên thông tin của vị Thiếu tướng (công an) Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ nói trên VTV4. Thế nhưng vợ TS Cù Huy Hà Vũ thì nói “chưa có thông tin gì về việc này”.

Rõ là “khúc xương” này gây đau đớn, lo lắng mà khó gỡ lắm, tức là nuốt vào thì nguy hiểm mà lôi ra lại vừa khó vừa đau, nên mới phải có kiểu “bắn tiếng” kỳ lạ đến vậy. Chắc tính nhờ “bác sĩ” gỡ dùm?

Về phần TS Cù Huy Hà Vũ, nếu lựa chọn cách “định cư” ở Mỹ, chắc ông phải hình dung một tương lai cho mình sẽ ra sao, trong đó không thể không nghĩ đến hoàn cảnh Nhà báo Bùi Tín.
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.de/2014/03/ban-tieng-e-ts-cu-huy-ha-vu-i-my-chua.html#sthash.3xa5tosr.dpuf

Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


...........

Blogger Trương Duy Nhất bị tuyên án 2 năm tù giam


Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-03-04
ngoai-toa---truong-duy-nhat-305.jpg
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.
Courtesy TNCG


Sáng hôm nay 4 tháng 3 năm 2014 Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng đã mở phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất theo điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Luật sư Trần Vũ Hải, người bảo vệ quyền lợi của Trương Duy Nhất đã từ Hà Nội vào Đà Nẵng từ chiều hôm qua và ông thất bại không được tòa án cho phép bảo lãnh bạn bè và thân nhân của Trương Duy Nhất vào tham dự phiên tòa. Vào giờ chót chỉ có bà Cao Thị Xuân Phượng là vợ ông Trương Duy Nhất cùng một người con và người em trai được tòa cho vào tham gia vụ xử.
Lúc 8 giờ sáng, chúng tôi được những bạn bè, blogger từ nhiều nơi tới Đà Nẵng nhằm ủng hộ cho Trương Duy Nhất tường thuật khung cảnh trước tòa. Blogger Mẹ Nấm cho biết:
"Bây giờ em đang đứng đối diện tòa án và đi một mình. Rất đông công an, an ninh thường phục, đủ thứ hết. Em đã vào trong tòa án để hỏi thì họ nói chỉ có những người có giấy mời và có nhiệm vụ mới vào được phiên tòa tức là nó không phải là phiên tòa công khai. Cho tới giờ này không có việc chặn đường, mọi việc đều bình thường, có lẽ xe chở anh Trương Duy Nhất sắp đến vì em thấy họ đổ người xuống dẹp đường rồi nên em nghĩ chắc là vậy."
Bây giờ em đang đứng đối diện tòa án và đi một mình. Rất đông công an, an ninh thường phục, đủ thứ hết. Em đã vào trong tòa án để hỏi thì họ nói chỉ có những người có giấy mời và có nhiệm vụ mới vào được phiên tòa tức là nó không phải là phiên tòa công khai.
-Blogger Mẹ Nấm
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội cùng vào Đà Nẵng với luật sư Trần Vũ Hải kể lại:
"Họ đang yêu cầu được vào tham dự phiên tòa vì nó xét xử công khai mà. LS Trần Vũ Hải yêu cầu cho phép mọi người vào nhưng hiện tại chỉ có gia đình và vợ con thôi mọi anh em bên ngoài đều không được vào. Lực lượng an ninh họ cũng chỉ ngăn chận thôi họ bảo ai có giấy mời thì vào còn không có giấy mời thì ở ngoài. Bản thân tôi chỉ yêu cầu họ ghi thêm lên tờ giấy là vụ án được xét xử công khai nhưng hạn chế người vào thì tôi sẽ về, tuy nhiên họ không thêm vào những chữ đó."
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã có mặt tại Đà Nẵng từ hôm qua cho biết những quan sát của ông:
"Đồng bào tập trung rất đông trước cổng tòa để xin được vào nhưng mà không được. Bây giờ lực lượng công an bắt đầu xuất hiện mời bà con ra khỏi cổng tòa án nhưng mọi người không chịu đi. Có gần trăm người và họ đang tranh cãi với lực lượng an ninh."
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang sống gần Đà Nẵng cũng có mặt anh cho biết:
TruongDuyNhat-phientoa-250.jpg
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014. Courtesy Dân Làm Báo.
"Em thấy cũng đông, có nhiều blogger đến từ Đà Nẵng hay đến từ Huế như anh Phan Đình Thành, đến từ Quảng Trị như chị Phương Anh, từ Sài Gòn như anh Huỳnh Ngọc Chênh, từ Nha Trang như Mẹ Nấm. Còn có anh Lê Thanh Hải anh Phạm Xuân Nguyên…"
Vào lúc 8 giờ 15 sáng blogger Mẹ Nấm cho biết thêm chi tiết về việc ông Trương Duy Nhất được mang tới tòa bằng cửa sau trong khi công an chuẩn bị ở cổng chính làm động tác giả như xe chở Trương Duy Nhất sắp đến:
"Sáng nay tất cả những người quan tâm và bạn bè của anh Nhất đều đứng ở cổng trước tòa án để đợi, cảnh sát giao thông, công an sắc phục dàn hai bên đường giống như sắp sửa đưa anh Trương Duy Nhất tới tòa án nhưng cuối cùng mọi người ở cổng trước đều bị hớ bởi vì lúc 8 giờ 10 phút có một bạn đứng ở cổng sau thấy họ đưa anh Nhất vào khu vực tòa án bằng cái cầu thang đi bộ phía sau khu vực tòa án. Không có người thân nào hay bạn bè nào biết chuyện đó. Em biết do tình cờ một người bạn ngồi ở phía sau bạn đó thấy."
Nhà báo Trương Duy Nhất cộng tác với báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết nhiều năm trước khi tuyên bố bỏ làm báo để dành thời gian viết blog. Trang blog có tên Một góc nhìn khác của ông chỉ sau một thời gian ngắn đã có lượng truy cập kỷ lục. Những bài viết của ông tập trung phê phán những chính sách sai lầm cũng như các phát ngôn, hành động của những lãnh đạo cao nhất nước.
Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đã nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội.
Vào khoảng 1 giờ chiều tòa tuyên án Trương Duy Nhất bản án 2 năm tù giam tính từ ngày bị tạm giữ. Luật sư Trần Vũ Hải cho chúng tôi biết nội dung phiên tòa ngắn ngủi trong vòng một buổi sángnhư sau:
TruongDuyNhat-phientoa-1-250.jpg
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014. Courtesy Dân Làm Báo.
"Trong phiên tòa Trương Duy Nhất đã cố gắng bào chữa và luật sư cũng cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình chứng minh cáo trạng và sự luận tội của Viện Kiềm sát là không có căn cứ. Chúng tôi tin rằng không có vị lãnh đạo nào có ý kiến gì về các bài viết này cả lúc ấy vị đại diện Viện kiểm sát lại quay ra nói rằng không truy tố về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các vị lãnh đạo và tổ chức mà chỉ nói rằng xâm phạm lợi ích nhà nước.
Chúng tôi hỏi lại lợi ích nhà nước là gì vì trong hiến pháp ghi rõ lợi ích nhà nước theo chúng tôi hiểu là vì dân do dân hạnh phúc, dân chủ v…v… nhưng ông này không xâm phạm những thứ đó. Lúc ấy Viện kiểm sát rất lúng túng không giải thích được như thế nào với bộ luật mà nói rằng lợi ích nhà nước chính là đường lối chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam bị xuyên tạc…
Chúng tôi nói rằng các anh nói thế là trái với hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp có nói nhà nước Việt Nam là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do dân, vì dân chứ có ai nói của nhà nước là vì uy tín của lãnh đạo hay đường lối của đảng và nhà nước đâu. Tôi đã yêu cầu Viện kiểm sát phải định nghĩa lại và định nghĩa đúng theo hiến pháp.
Tòa đã tìm mọi cách kết thúc phiên tòa và nói rằng để cho tòa quyết. Tôi thấy tòa mặc dù rất có thiện chí nhưng họ vẫn tìm cách cắt ngắn phiên tòa mà không làm rõ tất cả vấn đề mà bị cáo và luật sư đưa ra."
Khi chúng tôi hỏi ông Trương Duy Nhất có quyết định kháng cáo hay không luật sư Trần Vũ Hải cho biết:
"Ông Trương Duy Nhất thông báo với tôi là sẽ kháng cáo và ông khẳng định rằng chỉ khi tuyên vô tội thì ông ấy sẽ không kháng cáo nếu không thì sẽ kháng cáo tới cùng vậy thì chúng ta phải chờ đợi xem sao."
Mặc Lâm tường trình từ Bangkok Thái Lan.

Copy từ: Dân Luận

............

Blogger Trương Duy Nhất đã nói gì trước tòa?


RFA 04.03.2014
000_Hkg9564658.jpg
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.
AFP 
 
Sáng nay 4/3 trong phiên xử kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Tòa Án Đà nẵng đã tuyên phạt nhà báo, blogger Trương Duy Nhất 2 nằm tù, cáo buộc ông tội lời dụng quyền tự do, dân chủ, để xâm phạm lợi ích nhà nước, chiếu theo điều 258 của bộ luật hình sự.
Ông Nhất, 50 tuổi, bị bắt giữ từ tháng Năm năm ngoái, sau loạt 11 bài viết của ông được phổ biến trên trang blog cá nhân mang tên “Một Góc Nhìn Khác”, chứa đựng nội dung đòi hỏi đổi mới chính trị.
Một trong những bài viết của ông được phổ biến hồi tháng Tư 2013 mang nội dung đòi hỏi cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lẫn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức, đồng thời nói rằng hai nhân vật hàng đầu của đảng và chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra tình trạng kinh tế suy thoái, hỗn loạn chính trị, và tham nhũng không thể kiểm soát nổi.
Những bài viết của ông được người đọc đón nhận, nhưng cáo trạng của Tòa lại cho rằng đó là những bài viết mang nội dung sai trái, bôi nhọ lãnh đạo, tạo thành cái nhìn tiêu cực.
Trước tòa ông Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi.
Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ.
Luật Sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông, cho đài BBC biết thêm rằng lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân.
Ông Nhất cũng trình bày với Tòa rằng có những loại tù mà người bị kêu án cảm thấy ân hận hay xấu hổ, riêng với ông thì ông lại tự hào, nói thêm rằng chừng nào ông chưa được tự do mà còn bị kết tội thì ông sẽ còn tranh đấu cho đến khi tất cả các tội danh cáo buộc cho ông phải được xóa bỏ.
Cũng xin nói thêm là ngay sau khi bản án được công bố, Đại Sứ Quan Mỹ ở Hà Nội cho phổ biến bản thông cáo, trong đó viết rằng chính phủ Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc việc Tòa Án Việt Nam kết án ông Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời yêu cầu phía chính quyền Việt Nam cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.
Bản thông cáo cũng nói rằng hôm nay trong các cuộc thảo luận ở Hà Nội, bà Phụ Tá Ngoại Trưởng Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam.
Từ Paris, bản thông cáo chung của Tổ Chức Hành Động Cho Dân Chủ Việt Nam và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng lên án việc nhà nước kết án ông Trương Duy Nhất, đồng thời đòi hỏi chính phủ hà Nội phải công nhận và tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

Tin, bài liên quan



Copy từ: RFA

........

Đây không phải tượng Thánh Gióng


Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn (Danlambao) - Ngay từ thuở chưa cắp sách tới trường, tôi đã được nghe kể về Thánh Gióng. Đã hơn 60 năm qua đến nay các cháu, chắt trong gia tộc nhà tôi đều có thể kể vanh vách về Thánh Gióng, ngay cả khi chúng chưa biết đọc.

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái khi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền ướm chân mình vào. Sau đó, cô có mang và đẻ ra một đứa bé 3 năm không nói không cười chỉ trơ trơ nhìn trời. Bỗng một hôm nghe loa gọi Vua cầu hiền tài đi đánh giặc, cậu bé liền ngồi dậy nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về nói với vua hãy rèn cho ta một con ngựa sắt, một bộ giáp sắt, một cây roi sắt và một cái mũ sắt ta sẽ đánh tan giặc Ân cứu nước. Sau đó, cậu bé ăn rất khỏe, cả làng phải đem cơm gạo thức ăn cho cậu. Cậu lớn nhanh như thổi. Không lâu sau đó Vua cho người dẫn ngựa sắt đến. cậu lấy tay vỗ mạnh vào mông ngựa. ngựa bị bẹp rúm, cậu mắng sứ giả đã đem đồ giả đến. Sứ giả xin cáo lỗi và sẽ đem đủ các vật như cậu đã yêu cầu đến. Sau khi mặc áo giáp, đội mũ sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa, cậu lao thẳng vào đoàn quân đang kéo tới, ngựa phun lửa xa hàng chục mét làm giặc chết cháy đạp nhau xô chạy. Gậy sắt gãy cậu nhổ bụi tre bên đường tiếp tục đuổi đánh giặc.

Hẳn là ai là người Việt Nam, chỉ cần ở độ 6, 7 tuổi cũng đều biết chuyện này vậy những bức tượng kia là tượng của ai, đang trong tư thế gì? Cởi trần, búi tó, một tay cầm cây tre đâu phải là động tác đang cầm tre quật vào đầu quân thù!

Không hiểu tại sao có người hiến tới 30 tỉ để đúc một cái tượng như thế ở đền Phù Đổng – Sóc Sơn – Hà Nội và rồi được nhận từ văn phòng UBND thành phố Hà Nội một bản photocopy của giấy khen do thành phố cấp. Nếu là tôi tôi sẽ không có giấy khen và cũng chẳng gửi bản photocopy giấy khen vì đây có phải là tượng Thánh Gióng đâu. 







Copy từ: Dân Làm Báo

.........

Nguyễn Văn Thạnh - Hành trình tham dự phiên tòa xét xử blogger, nhà báo Trương Duy Nhất

Nguyễn Văn Thạnh
thanh_002.jpg
2h30 sáng (4.3.2014) tôi dậy, suy nghĩ có nên tham dự phiên tòa không, trước đó tôi không có ý định đi vì sức khỏe còn mệt mỏi. Sau khi đắn đo, tôi quyết định nên đi vì đến để chứng giám cho quyền mở miệng, có góc nhìn khác của công dân, trong đó có tôi.
Anh Phan Đình Thành ra quan sát xem có ai theo dõi không vì tối đó chó nhà bên sửa bất thường thì thấy nhà đối diện bên kia đường có hai thanh niên bắt ghế nhìn quan sát qua.
Để khỏi gặp rắc rối, chúng tôi đi ngõ sau. Anh Thành cõng tôi (tôi đang đau chân, đi lại khó khăn) vượt qua cồn cát tầm 1km để đi đến một nơi khác bắt xe dù nhà anh nằm trên đường lộ 1 bắt xe rất tiện.
Chúng tôi bắt được xe khách Hoàng Long, đến bến xe Đà Nẵng tầm 5h30 sáng, chúng tôi thuê nhà nghỉ gần đó để nghỉ đến 6h30 thì thuê taxi chạy về tòa án nhân dân Tp Đà Nẵng.

Tầm 7h xe đến tòa, quan sát thấy đông nhân viên an ninh gồm nhiều sắc phục cũng như nhiều người thường phục tụ tập thành nhóm phía trước mảnh đất trống của tòa. Thấy không khí có vẻ căng thẳng. Tôi và anh Thành đến quán café bên hông tòa để uống café nghe ngóng. Trong quán rất đông người, tôi thấy nhiều khuôn mặt căng thẳng quan sát tôi khi tôi bước vô. Chọn vị trí ngồi, chúng tôi vừa uống nước vừa quan sát, người đến có vẻ ngày càng đông. Tôi thấy nhiều gương mặt bên an ninh trước đây làm việc với tôi nay mặc thường phục đi lại xung quanh tòa.
thanh_001.jpg
Tôi thấy có nhiều khuôn mặt thân quen đến từ Đà Nẵng như Lãng Tử Lang Thang,... đến từ Huế như Thanh Hoang,... đến từ Quảng Trị như Phương Anh Lê Thị, Nha Trang-Mẹ Nấm Gấu,... các bạn cố gắng vô tòa với tư cách đàng hoàng lịch sự như một công dân có trách nhiệm với đất nước nhưng không được. Thậm chí quyền chụp hình cũng bị ngăn cản.
Tôi thấy tòa án này mang tên nhân dân, nó là của nhân dân nhưng hình như nó đang bị một thế lực chiếm đóng trái phép.
Có một số tên mặt có vẻ căng thẳng, côn đồ xung quanh, thỉnh thoảng lén lút lấy điện thoại chụp ảnh tôi.
Trong thời gian đợi, tôi viết một số status lên wall:
Bỏ tù nhà báo Trương Duy Nhất là mang bệnh phong cùi đến cho dân tộc!
“Mỗi khi có dịp về Qui Nhơn, tôi tranh thủ ghé Ghềnh Ráng thăm mộ thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh: Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ bị một căn bệnh quái ác đó là bệnh phong cùi. Bệnh này do vi khuẩn Hansen gây ra, vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh làm cho người bệnh mất cảm giác do không nhận được thông tin phản hồi. Vì không có thông tin phản hồi nên não bộ không biết tình hình bên dưới để ra lệnh sao cho kịp thời. Ví dụ người bệnh phong có thể cho tay vào lửa mà không biết nóng. Hậu quả của tình trạng này là cơ thể bị tổn thương, lẻ loét, tàn phế.
Trong một đất nước cũng vậy, thông tin phản hồi rất quan trọng, nếu không có nó có thể gây ra thảm họa rất lớn. Lịch sử cho thấy nhiều nạn đói khủng khiếp xảy ra ở Liên Xô, Trung Quốc,... có nguyên nhân là thông tin phản hồi bị tắt. Lãnh đạo ngồi trên cao không biết điều gì xảy ra, toàn nhận báo cáo láo với thành tích được tô hồng.
Chúng ta thấy người dám nói thật nói thẳng thắng như blogger-nhà báo Trương Duy Nhất có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nó như kênh phản hồi thông tin chính xác từ dưới lên trên. Nếu những người này bị bịt miệng, bị tiêu diệt thì xã hội bị mất thông tin phản hồi.
Do vậy phiên tòa hôm nay nếu kết tội blogger - nhà báo Trương Duy Nhất thì đây là hành vi đẩy dân tộc vào bệnh phong cùi.
Rất thê thảm cho dân, cho nước nếu điều này xảy ra”.
Và status ngắn:
“Dù còn đau, cơ thể rất ê ẩm. Biết trước là không thể vô phiên tòa, chỉ có thể ngồi ở quán cafe để hóng hớt và cảm nhận không khí nhưng tôi vẫn đến đây. Sự hiện diện của tôi để chứng giám cho quyền được mở miệng của công dân. Quyền mà ông Hồ Chí Minh nhân danh nó để làm cuộc cách mạng tháng 8 và ông hứa trước quốc dân đồng bào kể từ ngày đó”.
Những blogger quen biết nhau thì kéo đến ngồi cũng nhau vừa uống café, nước vừa tranh thủ online trên phone. Ngoài nhóm chúng tôi còn có nhóm các vị “bô lão” như blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, anh Lê Hải,….
thanh_003.jpg
Tại đây thỉnh thoảng tôi có nhận một số cuộc điện thoại quan tâm tình hình từ trong và ngoài nước nhưng máy bị chập chờn, nhiễu, gián đoạn, thậm chí là không cho phép tiếp nhận cuộc gọi.
Tình trạng vừa uống nước, vừa hóng tin kéo dài đến tầm 12h45 thì chúng tôi cử người mua bánh mì về ăn. Đang ngồi hóng thì bất ngờ có tiếng xe hú còi, tất cả người trong quán lao ra xem. Tôi thấy một chiếc xe bít bùng có chữ Police chạy nhanh từ trong tòa ra đường rồi mất hút. Tiếng xe hú ngày càng xa, tiếng vọng lại rất thê lương. Tôi biết có một con người bị giam cầm trong đó chỉ vì có góc nhìn khác.
Tôi nghe nhiều người nói tòa tuyên án 2 năm tù giam và điều này được khẳng định chính xác sau đó.
Kết quả này tôi không bất ngờ, vì tôi biết luật pháp Việt Nam không có chuẩn mực. Đây là một loại bản án mà nhiều người hay nói là “án bỏ túi”; phiên tòa dàn dựng. Điều tôi lo lắng nhất không phải bao nhiêu năm mà chính là sự chuẩn mực của luật pháp. Không có điều này, chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh bộ lạc chứ không phải nhà nước pháp quyền.
Tôi, anh Thành, anh Quốc, Phương Anh và một người bạn đón xe ra lại Lăng Cô-Huế mà ai cũng buồn thiu.
Tường trình từ Lăng Cô-Huế
19h45/4.3.2014
Nguyễn Văn Thạnh

thanh_004.jpg


Copy từ: Dân Luận

...........

KHÔNG ĐƯỢC ĐỔ LỖI CHO DÂN



Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn



Từ trưa ngày 24/2, các báo Việt Nam ào ạt viết về vụ tai nạn ở cầu Chu Va 6, Tam Đường, Lai Châu: Đoàn người đưa tang đang qua cầu thì cầu bị lật sang một bên như – đỉnh màn bị đứt mất một dây treo. Ngay hôm đó trên các báo đã thấy ảnh ốc neo bị rời ra làm hai. Giống như khi xảy ra tai nạn cầu cánh ngầm trên tuyến Sài Gòn – Vũng Tàu, tiến sĩ Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã tới ngay hiện trường để chỉ đạo, tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục hậu quả. Các báo đều đăng rằng ông đã phát hiện cầu được xây dựng không trùng với thiết kế và chỉ thị cho cán bộ trong ngành phải kiểm tra độ an toàn của tất cả các cầu treo trong nước nhất là ở vùng sâu vùng xa. Tiếp tục tìm kiếm đầy đủ các nguyên nhân gây ra “sập” cầu đây là việc làm rất có trách nhiệm cảu người đứng đầu ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Xong, tiếc rằng việc triển khai tìm kiếm nguyên nhân đang có vấn đề.

Trước hết cây cầu treo này không sập mà chỉ đứt ốc neo – dân dã gọi là đứt dây chằng. Hàng trăm bức ảnh chụp ốc neo đứt đôi cho ta thấy chất lượng của ốc rất kém kể cả từ vật liệu cho tới công nghệ tạo ra nó. Với ba ốc neo còn lại chúng ta có thể xác định được: độ chịu căng dãn, độ chịu nén, độ chịu uốn và độ chịu xoắn của mỗi con ốc. Tôi đảm bảo rằng dù có kéo bốn cái ốc neo này với một lực bằng tổng trọng lượng cầu, trọng lượng những người đi qua và quan tài ốc neo cũng không thể tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng như vậy vì bốn ốc neo này có thể chịu được lực kéo dãn còn lớn hơn rất nhiều lần. Đây là hiện tượng vật lý không thông thường, không được học trong trường phổ thông, đại học, mà chỉ có những người nghiên cứu áp dụng xung lực lớn trong thời gian ngắn để bẻ gãy những thanh gang lớn mới biết đến – tôi đã giảng về bài học này cho các học viên khoa xe năm 1977 trong chương trình “sức bền vật liệu”. Nói khác đi việc ốc neo tách làm hai không phải do nguyên nhân quá tải như ông Thiếu tướng, Giám đốc công an Lai Châu hoặc ông trưởng phòng cảnh sát điều tra của sở công an này yêu cầu các phóng viên tạm coi là như vậy.

Ốc neo đứt làm đôi cũng không phải là do hiện tượng cộng hưởng. Có một dây phơi quần áo được gõ đều đều dây sẽ rung động khi tần số gõ bằng tần số dao động riêng của dây phơi thì dây phơi sẽ dao động với biên độ cực đại – đây là kiến thức về dao động cưỡng bức và cộng hưởng ở phổ thông và vật lý đại cương. Nếu nhiều người cùng gõ dây mà tần số gõ của mọi người như nhau và cùng pha (tức là cùng gõ một lúc) thì sẽ ra hiện tượng cộng hưởng có biên độ lớn hơn trường hợp trước rất nhiều còn nếu như có nhiều người gõ ngược pha nhau và tần số gõ không trùng với tần số dao động riêng của dây thì dây dao động rất ít. Trong trường hợp tai nạn ở cầu trao Chu Va, số người đi qua có thể nhiều hơn 50 người nhưng không bước đều nhau, nhất là những người khiêng quan tài thì hiện tượng cộng hưởng càng không thể xảy ra, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông, Bộ giao thông vận tải và Giáo sư Phan Huy Pháp – Giảng viên chính của đại học giao thông khẳng định với các nhà báo: Do cộng hưởng là không phù hợp với lý thuyết và thực tiễn.

Nhìn vào cái cầu bị lật và ốc neo ta thấy chúng được sơn màu đỏ ở mặt dưới của cầu do bị nắng rọi ít nên màu còn đậm. Từ năm 1980 đến nay, tôi chưa thấy có cái cầu nào của nước ngoài sơn màu này. Vì đây là sơn chống gỉ, sau khi nó khô phải sơn màu khác lên. Hơn 30 năm trước, chúng ta thường thấy trên cầu Long Biên có những tốp thợ sơn cạo gỉ trên thành cầu rồi sơn đỏ và sau đó là sơn màu ghi, trên các cầu lớn của các quốc lộ cũng đều có thêm lớp sơn màu trên các lớp sơn chống gỉ. Điều nàu chứng tỏ quy trình xây cầu không thực hiện đầy đủ - ăn bớt sơn.

Đặc biệt từ mùng 3/3 các báo đưa tin trụ cầu được xây bằng gạch nung màu đỏ có lỗ với kích thước 650x300mm trong khi đó trụ cổng nhà tôi là 500x500mm chịu lực kéo xuống của hai cánh cửa được làm bằng ống tuýp nước chỉ sau một năm đã có vết rạn ở chỗ chôn giá bản lề. Với cấu tạo là gạch nung chất lượng kém có lỗ và xi măng rởm thì tru cầu này làm sao mà vững được, làm sao mà có thể chôn giữ dây chằng.

Một ốc neo của cầu Chu Va 6 bị tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng mà ai cũng có thể thấy được là nguyên nhân gây ra tai nạn. Tại sao ốc neo này bị tách làm hai? Rất dễ trả lời. Ngoài ra người ta còn thấy nhiều sai phạm khác mặc dù chưa được biết bản thiết kế, chưa được biết quá trình giám sát và thẩm định cầu như thế nào. Để không xảy ra tai nạn như ở cầu Chu Va 6, tốt nhất tiến sĩ Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho mọi người quan tâm tới vụ này (thực ra số người quan tâm không nhiều vì trong 0,21 giây chỉ có 495000 kết quả trên Google) thấy rõ sơ đồ thiết kế yêu cầu các thông số kỹ thuật của các vật liệu, dụng cụ, linh kiện xây dựng cầu, hình ảnh cầu khi hoàn thành sẽ có nhiều người góp ý. Đây là hiện tượng vật lý sẽ có rất nhiều người giải thích được chứ không chỉ có những người trong ngành giao thông hoặc công an.







Tác giả gửi cho: Nguyễn Tường Thụy’ blog

.............

Tường trình đi đăng ký tạm trú cho Nguyễn Văn Thạnh


Phan Đình Thành
Khoảng 9h sáng nay 3.3.2014, tôi đến công an thị trấn Lăng Cô để đăng ký tạm trú cho người bạn Nguyễn Văn Thạnh. Tiếp tôi là một cô gái mặc thường phục, cô ấy hỏi tôi lý do và tôi trình bày việc xin tạm trú. Cô ấy gọi điện cho đồng nghiệp. Sau đó một viên công an mang quân hàm thiếu úy và cô ấy cùng tôi lên tầng 2, phòng làm việc của đồn trưởng là ông Trương Thanh Sơn - hàm trung tá.
Tại đây ông Sơn giới thiệu cô gái là trung úy CA nhưng đang thai kỳ nên cho phép mặc thường phục và anh kia tên gì tôi nghe không rõ, trình độ đại học mới ra trường do trưởng CA huyện Phú Lộc gửi đến để làm việc này.
Sau khi giới thiệu xong, ông Sơn nói “hoan nghênh anh đến đây trình báo lưu trú nhưng việc xin được tạm trú thì phải bảo anh Thạnh đến đây!
Tôi đáp: Anh Thạnh đang bị đau chân nên không đến được. Nếu việc tạm trú cần phải có mặc anh ấy thì tôi xin các anh thông cảm nhận lời mời của tôi đến nhà tôi để tạo điều kiên giúp anh ấy.
Ông Sơn yêu cầu tôi xuất trình giấy CMND của anh Thạnh.
Vì CMND anh Thạnh bị CA Hòa Phước thu giữ nên anh Thạnh chỉ có giấy tờ tùy thân là giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, bằng đại học và biên bản thu giữ CMND của công an xã Hòa Phước.
Ông Sơn nói với tôi là không có giấy CMND thì không thể làm được thủ tục tạm trú chỉ lưu trú thôi. Ông ấy đề nghị anh Thạnh làm việc với CA Hòa Phước để lấy giấy CMND về rồi ông ấy mới xem xét giải quyết tạm trú.
Tôi hỏi: Vậy thời gian lưu trú là bao nhiêu ngày?
Ông thiếu úy đáp: Không quá 30 ngày.
Tôi hỏi: Sau 29 ngày nếu công an chưa giải quyết xong vụ việc thì chúng tôi có quyền gia hạn lưu trú thêm không?
Lúc này ông thiếu úy dở tập giấy ra xem và nói “trong này không có ghi thời hạn lưu trú là 30 ngày nên bây giờ chúng tôi không đồng ý để anh Thạnh được lưu trú. Bằng cách nào không biết, anh Thạnh phải có giấy CM thì mới xem xét lưu trú hay tạm trú”.
Họ cứ khăng khăng nói là anh Thạnh không có giấy CM nên không thể giải quyết được.
Tôi chứng minh cho họ thấy đây là biên bản tạm giữ giấy CM của anh Thạnh do CA xã Hòa Phước lập, có đóng dấu, ký tên hẳn hoi. Giấy này xác nhận anh Thạnh có giấy CM nhưng CA đã tạm giữ rồi.
Tôi nói tiếp: Nếu vì anh Thạnh bị CA giữ giấy CM mà các anh không cho anh Thạnh lưu trú hay tạm trú thì anh ấy ở đâu?
Pháp luật cho phép công dân Việt Nam có quyền đi khắp mọi nơi và định cư khắp mọi nơi không bị cấm cản, sao anh Thạnh các anh cấm cản.
Họ nói: ít nhất hãy vào CA xã Hòa Phước xác nhận tạm giữ CMND.
Tôi nói có biên bản tạm giữ ở đây, họ không chấp nhận.
Buột lòng tôi phải xin họ cho 10 ngày để cùng anh Thạnh vào CA xã Hòa Phước xin giấy xác nhận theo yêu cầu của họ.
Đến lúc này họ không những không cho thời hạn 10 ngày như tôi đề nghị mà họ còn yêu cầu phải vào tỉnh Bình Định, nơi quê anh Thạnh để xác nhận không có tiền án, tiền sự mới được xem xét.
Xoay quanh câu chuyện giấy CMND và các giấy tờ thay thế nó mà tôi phải tranh luận với họ hơn 1h nhưng không giải quyết được vấn đề.
Cuối cùng tôi thấy không thể đi đến kết quả là xin đăng ký lưu trú hay tạm trú cho anh Thạnh và thời gian đã quá trưa nên tôi nói với họ “cứ tranh luận thế này thì không biết đi đến đâu, giờ đã quá trưa, tôi xin phép ra về”.
Anh thiếu úy nói “thôi, anh về thì cứ về đi”.
Chi tiết buổi làm việc được ghi âm tại đây. Cảm phiền quí vị nghe để tỏ tường hơn.
https://soundcloud.com/phan-nh-th-nh/i-ng-k-t-m-tr-s-ng-3-3-2014
Qua đây tôi muốn thông báo cho quí bạn thấy sự làm việc tùy tiện, trái pháp luật, cố tình gây khó khăn trong việc đăng ký lưu trú/tạm trú cho anh Thạnh ở nhà tôi. Chắc chắn vụ việc này tôi sẽ có đơn trình báo lên cơ quan CA cấp cao hơn để họ giải quyết.
Trong thời gian này, tôi có điều quan ngại là cơ quan công an thị trấn Lăng Cô lấy cớ tôi không đăng ký tạm trú cho anh Thạnh để kiểm tra hành chính đêm khuya thậm chí là xảy ra đánh người như đã từng xảy ra bao người trước đây, điển hình là anh Thạnh.
Tại đây tôi tuyên bố quyền tự vệ của mình để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, và nơi cư trú.
Nếu có việc đáng tiếc xảy ra là do công an thị trấn Lăng Cô cố tình làm cho công dân không thể thực hiện đúng pháp luật rồi lấy cớ đó để qui tội.
Lăng Cô 17h16 ngày 3.3.2014
Phan Đình Thành
ĐT: 0905.544.363


Copy từ: Dân Luận

.................

Trung Quốc có thể học tiền lệ của Nga?



Media Player

PGS. TS Hoàng Ngọc Giao
PGS Hoàng Ngọc Giao quan ngại tiền lệ của Nga bị Trung Quốc sao chép sử dụng ở nước ngoài và Đông Nam Á.
Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, thì sẽ rất khó bác lý khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Hôm 03/3/2014, chuyên gia luật quốc tế nói với BBC từ Hà Nội:
"Trước hết phải nói rằng hành vi của nước Nga, mà cụ thể của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
"Cái thứ hai là vi phạm một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế, đó là không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế thì nước Nga đang sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukaine...,
"Các quy tắc ứng xử hiện nay mà luật pháp quốc tế, đặc biệt Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ rồi, cho nên anh không thể nào vin vào cớ bảo vệ kiều dân để đưa quân vào được, nếu mà nói như vậy thì thế giới này rất là loạn, các nhà cầm quyền nào mà ứng xử như ông Putin hiện nay thì thế giới thành ra loạn,
"Nếu nói như vậy thì Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng cái chuyện là người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện gì, họ cũng lấy cớ và họ đưa quân vào Việt Nam, điều đó thì sẽ thành loạn mất, cho nên lý lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục đối với nhân dân thế giới, đây chỉ là một cái cớ thôi."

'Biện pháp rà soát'

"Cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông"
Nhà nghiên cứu luật học nhân dịp này đưa ra khuyến nghị hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam.
Ông nói: "Theo tôi cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông,
"Riêng việc này thôi chúng ta thấy rõ là ở các dự án Trung Quốc, nó đã bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiếm soát được?
"Và điểm nữa là anh quy hoạch những vùng về an ninh quốc phòng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc phòng là không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc phòng."
Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lý những vấn đề này "hoàn toàn" nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam.
"Cái đó với tư cách là nhà cầm quyền, (Việt Nam) hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn xử lý được, không có gì là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không," ông Giao nói với BBC.

Copy từ: BBC

.............

Mỹ phản đối bản án của Trương Duy Nhất


Cập nhật: 12:09 GMT - thứ ba, 4 tháng 3, 2014

Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội ra thông cáo nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất."
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Tuyên bố này cho biết: "Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 4/3."
Tòa này đã xét xử ông Nhất về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân’ theo Điều 258 Bộ Luật hình sự.
Bằng chứng chống lại ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.
Tuy nhiên, luật sư của ông Nhất nói ông vẫn khẳng định mình ‘vô tội’ trước bản án.

Mức án nhẹ?

Theo cáo trạng tại tòa thì các bài viết trên blog của ông Trương Duy Nhất "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
Mức án 2 năm này là mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 – tức là trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng – mà ông Nhất bị truy tố.
"Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó."
Luật sư Trần Vũ Hải
Tuy nhiên luật sư bào chữa nói rằng ông không hài lòng với bản án và thân chủ của ông ‘phải được tuyên vô tội và được trả tự do tại Tòa’.
Nói với BBC sau khi kết thúc phiên tòa, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa của ông Nhất giải thích rằng Tòa đã cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ như gia đình ông Nhất có công với cách mạng và đã từng viết những bài báo được Ban Tuyên giáo tuyên dương.
Ngoài ra, theo ông Hải, trước sự đấu tranh của luật sư thì Tòa đã bỏ cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của tổ chức và cá nhân’ và chỉ còn giữ cáo buộc ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.
“Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó,” ông Hải giải thích.
Còn việc ông Nhất ‘chấm điểm thủ tướng’ hay yêu cầu ‘tổng bí thư phải ra đi’ thì Luật sư Hải lập luận rằng ‘đó là quyền đương nhiên của nền dân chủ’.
“Quyền của nhân dân là giám sát, trong giám sát phải được nhận xét, trong nhận xét có nhận xét tốt và chưa tốt,” ông nói thêm.
An ninh được thắt chặt quanh Tòa án Đà Nẵng
Riêng về cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’, ông Hải cũng không đồng tình.
Ông dẫn Hiến pháp năm 2014 rằng ‘Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân’ để lập luận rằng ‘Nhà nước không có lợi ích là bảo vệ uy tín lãnh đạo Đảng và đường lối của Nhà nước’.
Luật sư Hải cũng phản bác cáo trạng cho rằng thân chủ ông ‘bôi nhọ’ các vị lãnh đạo.
“Nếu bôi nhọ thì người đầu tiên cảm nhận là các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” ông nói, “Chúng tôi đã gửi thư xin ý kiến các vị đấy là có cảm thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hay không và chúng tôi chưa thấy có câu trả lời.”
Theo nhìn nhận của Luật sư Hải thì bản án có thể là sự dung hòa sự ‘chỉ đạo ở đâu đó’ với ý kiến của công luận mà ông cho là ‘đã có những tác động nhất định’.

‘Sẽ kháng cáo’

Về phần Trương Duy Nhất, ông Hải cho rằng ông thừa nhận có viết 11 bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.
"Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào."
Trương Duy Nhất nói trước Tòa
“Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn,” ông Hải nói.
Trong lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án được ông Hải thuật lại, ông Nhất khẳng định ông ‘vô tội’.
“Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân,” ông Nhất được dẫn lời nói.
“Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
“Chừng nào tôi chưa được tự do mà còn bị còn kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến khi được xóa bỏ tội danh.”

Copy từ: BBC

............

Hành trình dự phiên xử Blogger Trương Duy Nhất


Nguyễn Văn Thạnh gửi RFA từ VN 2014-03-04
ta-dn-305.jpg
Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.
Citizen photo
2h30 sáng ngày 4/3/2014 tôi dậy, suy nghĩ có nên tham dự phiên tòa không, trước đó tôi không có ý định đi vì sức khỏe còn mệt mỏi. Sau khi đắn đo, tôi quyết định nên đi vì đến để chứng giám cho quyền mở miệng, có góc nhìn khác của công dân, trong đó có tôi.
Anh Phan Đình Thành ra quan sát xem có ai theo dõi không vì tối đó chó nhà bên sửa bất thường thì thấy nhà đối diện bên kia đường có hai thanh niên bắt ghế nhìn quan sát qua.
Để khỏi gặp rắc rối, chúng tôi đi ngõ sau. Anh Thành cõng tôi (tôi đang đau chân, đi lại khó khăn) vượt qua cồn cát tầm 1km để đi đến một nơi khác bắt xe dù nhà anh nằm trên đường lộ 1 bắt xe rất tiện.
Chúng tôi bắt được xe khách Hoàng Long, đến bến xe Đà Nẵng tầm 5h30 sáng, chúng tôi thuê nhà nghỉ gần đó để nghỉ đến 6h30 thì thuê taxi chạy về tòa án nhân dân TP Đà Nẵng.
Tầm 7h xe đến tòa, quan sát thấy đông nhân viên an ninh gồm nhiều sắc phục cũng như nhiều người thường phục tụ tập thành nhóm phía trước mảnh đất trống của tòa. Thấy không khí có vẻ căng thẳng. Tôi và anh Thành đến quán café bên hông tòa để uống café nghe ngóng. Trong quán rất đông người, tôi thấy nhiều khuôn mặt căng thẳng quan sát tôi khi tôi bước vô. Chọn vị trí ngồi, chúng tôi vừa uống nước vừa quan sát, người đến có vẻ ngày càng đông. Tôi thấy nhiều gương mặt bên an ninh trước đây làm việc với tôi nay mặc thường phục đi lại xung quanh tòa.
Tôi thấy có nhiều khuôn mặt thân quen đến từ Đà Nẵng như Lãng Tử Lang Thang,.....đến từ Huế như Thanh Hoang,... đến từ Quảng Trị như Phương Anh Lê Thị, Nha Trang-Mẹ Nấm Gấu... các bạn cố gắng vô tòa với tư cách đàng hoàng lịch sự như một công dân có trách nhiệm với đất nước nhưng không được. Thậm chí quyền chụp hình cũng bị ngăn cản.
Tôi thấy tòa án này mang tên nhân dân, nó là của nhân dân nhưng hình như nó đang bị một thế lực chiếm đóng trái phép.
Có một số tên mặt có vẻ căng thẳng, côn đồ xung quanh, thỉnh thoảng lén lút lấy điện thoại chụp ảnh tôi.

Có lỗi với dân tộc

ta-dn-3-250.jpg
Các cuộc gọi từ nước ngoài bị chặn hay phá sóng. Citizen photo.
Trong thời gian đợi, tôi viết một số status lên wall:
“Bỏ tù nhà báo Trương Duy Nhất là mang bệnh phong cùi đến cho dân tộc.”
“Mỗi khi có dịp về Qui Nhơn, tôi tranh thủ ghé Ghềnh Ráng thăm mộ thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh: Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ bị một căn bệnh quái ác đó là bệnh phong cùi. Bệnh này do vi khuẩn Hansen gây ra, vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh làm cho người bệnh mất cảm giác do không nhận được thông tin phản hồi. Vì không có thông tin phản hồi nên não bộ không biết tình hình bên dưới để ra lệnh sao cho kịp thời. Ví dụ người bệnh phong có thể cho tay vào lửa mà không biết nóng. Hậu quả của tình trạng này là cơ thể bị tổn thương, lẻ loét, tàn phế.
Trong một đất nước cũng vậy, thông tin phản hồi rất quan trọng, nếu không có nó có thể gây ra thảm họa rất lớn. Lịch sử cho thấy nhiều nạn đói khủng khiếp xảy ra ở Liên Xô, Trung Quốc,... có nguyên nhân là thông tin phản hồi bị tắt. Lãnh đạo ngồi trên cao không biết điều gì xảy ra, toàn nhận báo cáo láo với thành tích được tô hồng.
Chúng ta thấy người dám nói thật nói thẳng thắng như blogger-nhà báo Trương Duy Nhất có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nó như kênh phản hồi thông tin chính xác từ dưới lên trên. Nếu những người này bị bịt miệng, bị tiêu diệt thì xã hội bị mất thông tin phản hồi.
Do vậy phiên tòa hôm nay nếu kết tội blogger-nhà báo Trương Duy Nhất thì đây là hành vi đẩy dân tộc vào bệnh phong cùi.
Rất thê thảm cho dân, cho nước nếu điều này xảy ra”.
Và status ngắn:
“Dù còn đau, cơ thể rất ê ẩm. Biết trước là không thể vô phiên tòa, chỉ có thể ngồi ở quán cafe để hóng hớt và cảm nhận không khí nhưng tôi vẫn đến đây. Sự hiện diện của tôi để chứng giám cho quyền được mở miệng của công dân. Quyền mà ông Hồ Chí Minh nhân danh nó để làm cuộc cách mạng tháng 8 và ông hứa trước quốc dân đồng bào kể từ ngày đó”.
ta-dn-2-250.jpg
Anh em, bạn bè trong một quán cà phê bên ngoài tòa án xử Blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng hôm 4/3/2014. Citizen photo.
Những blogger quen biết nhau thì kéo đến ngồi cùng nhau vừa uống café, nước vừa tranh thủ online trên phone. Ngoài nhóm chúng tôi còn có nhóm các vị “bô lão” như blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, anh Lê Hải,….
Tại đây thỉnh thoảng tôi có nhận một số cuộc điện thoại quan tâm tình hình từ trong và ngoài nước nhưng máy bị chập chờn, nhiễu, gián đoạn, thậm chí là không cho phép tiếp nhận cuộc gọi.
Tình trạng vừa uống nước, vừa hóng tin kéo dài đến tầm 12h45 thì chúng tôi cử người mua bánh mì về ăn. Đang ngồi hóng thì  bất ngờ có tiếng xe hú còi, tất cả người trong quán lao ra xem. Tôi thấy một chiếc xe bít bùng có chữ Police chạy nhanh từ trong tòa ra đường rồi mất hút. Tiếng xe hú ngày càng xa, tiếng vọng lại rất thê lương. Tôi biết có một con người bị giam cầm trong đó chỉ vì có góc nhìn khác.
Tôi nghe nhiều người nói tòa tuyên án 2 năm tù giam và điều này được khẳng định chính xác sau đó.
Kết quả này tôi không bất ngờ, vì tôi biết luật pháp Việt Nam không có chuẩn mực. Đây là một loại bản án mà nhiều người hay nói là “án bỏ túi”; phiên tòa dàn dựng. Điều tôi lo lắng nhất không phải bao nhiêu năm mà chính là sự chuẩn mực của luật pháp. Không có điều này, chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh bộ lạc chứ không phải nhà nước pháp quyền.
Tôi, anh Thành, anh Quốc, Phương Anh và một người bạn đón xe ra lại Lăng Cô-Huế mà ai cũng buồn thiu.
Tường trình từ Lăng Cô-Huế
19h45 ngày 4/3/2014
Nguyễn Văn Thạnh

Copy từ: RFA

............

TS Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh?



Ông Cù Huy Hà Vũ bị án tù 7 năm hồi năm 2011
Quan chức công an Việt Nam nói trên truyền hình rằng chính quyền đã "cho Sứ quán Mỹ làm thủ tục xuất cảnh" cho TS Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ chữa bệnh.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, nói trong chương trình 'Việt Nam 7 ngày' của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 hôm 1/3 rằng gần đây thời gian gần đây chính quyền đã "cho Sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân".
Tuy nhiên vợ ông Vũ, bà Nguyễn Thị Dương Hà, nói với BBC sáng thứ Ba 4/3 rằng "gia đình chưa có thông tin gì về việc này".
Bà Hà cho hay thực ra đề xuất cho TS Cù Huy Hà Vũ, người bị vấn đề về huyết áp, sang Hoa Kỳ đã được đưa ra từ năm ngoái trong một số tiếp xúc của giới chức Việt Nam và Mỹ.
"Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ."
Lúc đó, theo bà Dương Hà, ông Cù Huy Hà Vũ đã khước từ đề nghị này.
Bà Nguyễn Thị Dương Hà vừa vào Thanh Hóa thăm chồng vào giữa tháng Hai và cho hay giám thị trại giam đã thu hết sách vở của ông Vũ.
"Tới giờ anh Vũ vẫn chỉ có một cuốn vở để ghi chép và anh hết sức phản đối việc thu giữ sách vở tài liệu của anh."

Quan tâm Hiến pháp

Tháng 10 năm ngoái, từ trong tù, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đã gửi kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 dài 20 trang tới Quốc hội Việt Nam.
Để làm việc này, ông đã bỏ công nghiên cứu văn bản Dự thảo Hiến pháp và các tài liệu khác.
Chủ đề Hiến pháp là một trong các quan tâm lớn của TS Hà Vũ. Trước khi bị tòa kết án tù 7 năm vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự vào tháng Tư năm 2011, ông đã nhiều lần công khai nói tới nhu cầu phải cải tổ Hiến pháp, cổ súy đa đảng và bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật đào tạo tại Pháp.
Ông là con trai của nhà thơ Huy Cận, một vị công thần của chế độ, và là con nuôi của thi sỹ lừng danh Xuân Diệu.
Bị bắt ngày 5/11/2010 tại TP Hồ Chí Minh, ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Vũ hiện đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.
Phiên tòa phúc thẩm vào tháng 8/2011 giữ nguyên bản án đối với ông
Copy từ: BBC

............

ÔNG TRẦN LÂM BIỀN Ú Ớ CHỐNG TRẢ DƯ LUẬN VỤ XÚI LÀM BÌNH PHONG


 
Nhà tư vấn đặt bức bình phong chắn lăng Ngô Quyền nói gì? 

VOV.VN - GS Trần Lâm Biền khẳng định: "Rất nhiều trường hợp chúng tôi tư vấn một đằng thì thi công làm theo một nẻo. Tôi không thích con hổ này". 

Như VOV online đã phản ánh, sau 6 tháng thi công, các hạng mục mới được tu bổ ở lăng Ngô Quyền, làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã có nhiều chi tiết bị sai so với ban đầu, đặc biệt là việc xây mới một bức bình phong chắn lối vào của lăng khiến gia tộc họ Ngô bức xúc phản đối.

Bức bình phong có tạo hình là một con thú dữ tợn, thiếu thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi được hỏi thì dân làng và dòng họ Ngô cho biết “tác giả” của bức bình phong là giáo sư Trần Lâm Biền. Phóng viên VOV tìm đến hỏi, ông cũng tỏ ra rất ngỡ ngàng và bức xúc về câu chuyện này. 

PV: Hiện nay bà con dòng họ Ngô đang kiến nghị dừng xây lăng vì có những bất đồng trong tu bổ đền và lăng Ngô Quyền. Trong đó có một hạng mục là xây hoàn toàn mới một bình phong trong lăng có hình một con thú xấu xí, dữ dằn. Người dân cho biết đây là ý tưởng của giáo sư, có phải không ạ? 

GS Trần Lâm Biền: Văn hoá không chỉ đóng chết ở cái thời ấy, mỗi thời gian sau có đóng góp để phát triển hơn. Tôi không bảo làm hình này. Tôi chỉ khuyên nên làm bình phong. Vì trong tất cả những ngôi đền và lăng mộ thì bức bình phong giúp chống quỷ dữ tác động đến chỗ ngồi của thần. Chỉ có chùa không bao giờ có bình phong. Để giữ sự trong sáng cho thần thì đền, đình thì phải có bình phong. Tuỳ theo ông thần là ai.

Với cụ Ngô Quyền đánh quân Nam Hán thì phải nhìn quân Nam Hán như giặc như quỷ sẽ quấy rầy và bức bình phong đó chống quỷ quấy rầy.

Mình chỉ nêu như vậy trong buổi họp góp ý kiến tu bổ đền và lăng Ngô Quyền được tổ chức công khai trước dân làng là nên có bức bình phong vì trước đền có cái đầm thì dễ có thuỷ quái. Sau đó, người ta thực hiện như thế nào thì tôi không biết.

 Bình phong là "yếu tố mới" được xây mới hoàn toàn bằng xi măng chắn hết tầm nhìn của lăng.

Sau khi được phóng viên VOV online cho xem bức hình chụp con thú trên bức bình phong gây tranh cãi, phải mất một lúc giáo sư mới nhận ra đó là con hổ. GS Trần Lâm Biên tỏ rõ sự thất vọng và nói: 
Trước bình phong thường có con hổ. Con thú trong bình phong là sự sáng tác của người ta chứ tôi chưa nhìn thấy cái này. Hôm nay, bạn cho tôi nhìn tôi mới biết. Từ hôm góp ý kiến đến giờ tôi chưa lên kiểm tra lại xem họ làm thế nào.
Đây là sự sáng tác của thợ và nó chưa đạt được giá trị nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật của nó là con hổ và nó là thần linh cai quản mặt đất có khả năng trừ tà sát quỷ cho nên nó ngồi chồm hỗm, mặt quay ra để chống quỷ. Còn đây là hiện tượng họ tưởng con hổ chỉ là con hổ nên họ làm như thế chứ nếu hỏi mình thì mình sẽ bắt làm hổ ngồi hoặc mình sẽ giới thiệu mẫu rõ ràng. Trong việc thực hiện chẳng ai hỏi cả nên mình không có cơ hội tư vấn. Nhìn xa nó như con chó. Tôi không thích con hổ này. 

GS Trần Lâm Biền: "Tôi là dân mỹ thuật nên không chịu được cái con hổ xấu thế này...
Làm lấy được để lấy tiền, làm theo chủ quan và thiếu hiểu biết là không được".

PV: Theo Luật Di sản thì không nên thêm bớt bất cứ vật gì. Sao giáo sư lại tư vấn xây thêm bình phong trong khi phía trước lăng Ngô Quyền đã có bức bình phong tự nhiên là dãy núi phía xa? 
GS Trần Lâm Biền: Dãy núi ấy đến cái đầm rồi mới đến cái lăng. Nếu dãy núi ngăn cách cái lăng với cái đầm thì là chuyện khác. Nhưng dù sao cũng nên có bình phong để giữ yên như vậy. Cái lăng có niên đại muộn. Ở đấy có cái ngược. Thông thường người ta đến đền vào lăng thì thông thường sẽ vào đền trước rồi mới ra lăng.
Nhưng cái sái ở đó là để lăng trước rồi đền sau. Trước đây không có con đường đi ở giữa bởi người xưa cũng tránh cái đó nên họ đẩy cái lăng vào với nhiều cây như cái rừng. Tức là người ta vẫn vào đền trước rồi ra lăng sau, người ta đi vòng ra.
Mình yêu cầu bỏ con đường đó đi vì không ai đi từ cái chết đến cái sống. Bởi đi vào thế giới của người chết là phải đi từ đền sang lăng. Tôi khuyên nên bố cục lại. Tôi tư vấn thế thôi còn không biết người thực hiện ở địa phương sẽ thế nào chứ sau đó họ không gặp lại tôi để tư vấn khi có thiết kế. 
PV: Vậy là giáo sư chỉ tư vấn đúng hôm góp ý xây dựng chứ không tư vấn mẫu thiết kế cho bình phong? 
GS Trần Lâm Biền: Tôi chỉ có mặt đúng hôm họp mặt toàn dân và mọi người ở cuộc họp xin ý kiến xây dựng. Hôm nay mình mới nhìn thấy bạn cho xem con hổ đó. Tôi là dân mỹ thuật nên không chịu được cái con hổ xấu thế này. Bình phong để chống quỷ dữ tác dộng. Đây là mình nói về chuyện tâm linh còn từ khi nói xong chưa ai hỏi mình nên làm thế nào. Chứ nếu hỏi mình sẽ giới thiệu những mẫu đẹp.
Đây là câu chuyện giữa người thực hiện và người công đức. Thứ nhất chúng ta tu bổ di tích chứ không trùng tu. Từ trước đến nay không có chuyện trùng tu bởi chúng ta không làm được. Chúng ta có tu bổ tôn tạo, chúng ta không đem nhà hai tầng đặt vào đấy mà chúng ta tôn tạo để cho nó nghiêm chỉnh hơn, kính trọng hơn, có vậy thôi. Nguyên tắc đi vào một ngôi đền hay một lăng mộ là người ta không đi xộc thẳng vào giữa như thế. Nhiều khi phải có bức bình phong, nhiều khi thay bức bình phong bằng một hòn non bộ để tránh đi xộc thẳng và cũng để cho kính cẩn.
Việc làm đại khái là không kính cẩn, như thế là không được. Làm theo chủ quan và thiếu hiểu biết là không được. Rất nhiều trường hợp chúng tôi tư vấn một đằng thì thi công làm theo một nẻo. 
PV: Xin cảm ơn giáo sư./.

Trà Xanh/VOV online (thực hiện) 

Ý kiến độc giả:

Phan Hiếu - Cửa lăng (mặt tiền lăng) xem như là cái cửa của ngôi nhà mà bị che khuất, ngáng trở bởi bình phong, xét về phong thuỷ là không tốt trừ khi hướng đó có sát khí. Vua Ngô Quyền tượng trưng cho hào khí của dân tộc, tổ tiên của người Việt hội tụ nơi lăng mà bị che như vậy theo tôi là bất thường, bất lợi.

Nguyễn Đào Trọng Nghĩa - Nói như ông Biền, ko lẽ bao nhiêu đền miếu mà dân Việt mấy ngàn năm qua đã xây, không có cái bình phong nào thì không “...giúp chống quỷ dữ tác động đến chỗ ngồi của thần...” hả??? chày cối cũng vừa thôi...

Vinhus Nguyên - vì trước đền có cái đầm thì dễ có thuỷ quái. Sau đó, người ta thực hiện như thế nào thì tôi không biết" "" Bố ơi , cái đầm ở trước Lăng Cụ Ngô Quyền đó là thứ quý nhất đấy Bố ạ. cái thằng Tàu nó gọi là ( Minh Đường ) là tấm gương soi , là nơi các dòng nước tụ lại đấy , kính Bố GS một vái...

Triệu Ca - Phát biểu gã giáo sư này ngu như lợn, trước lăng cụ Ngô Quyền đã có cái đầm phải cải tạo đầm cho sạch đẹp, trồng thêm cây xanh, tạo bóng mát... hợp phong thủy, mấy bố lại xây bức bình phong án ngự lối vào lăng .
Ý kiến ý cò gì ngu bỏ mịa !

Vinhus Nguyên - ở Đền Ngô Quyền mới xây dựng tại nhà máy Xi Măng HP nhìn ra sông Bạch Đằng , trước sân đền người ta đặt một đôi Voi quỳ phục . chất liệu bằng Đá Ong tại Đường Lâm , nhìn rất đẹp và có ý nghĩa lớn

Trần Thạch Linh - Cái ông GS bố láo...khôn hơn cả người xưa à...

Tony Trung Tran - Ý ông ta nói cái chỗ kia bao lâu nay không có sự trong sáng.

Lê Như Phong - Hôm xưa thấy bác Ngô Nhật Đăng nhắc có ông anh nào bảo ông này khi đi học là kém khôn nhất khóa mà 

Ngô Nhật Đăng  - " Để giữ sự trong sáng cho thần thì đền, đình thì phải có bình phong ". GIÁO SƯ Biền khẳng định như vậy trong việc tư vấn láo toét vụ tu bổ lăng Ngô Quyền.Theo ông ta thì ngay trước cái lăng to nhất nước kia vẫn thiếu cái bình phong (?). 

Thanh-Nguyên Đặng-Võ thằng dở hơi !

Ngô Nhật Đăng -Ông Sơn trưởng ban bán vé ( tên chính thức là ban quản lý) di tích Đường Lâm nói rằng : " Chúng tôi làm đúng nuật". Ông còn nói rằng bức bình phong án ngữ trước lăng Ngô Quyền là theo ý kiến của giáo sư Trần Lâm Biền.Khi nhìn bức ảnh con " quái thú" trên bức bình phong ông Biền khẳng định :" Đây là con quỷ". 

Việc dư luận nghi ngờ có việc " trấn yểm" trước lăng mộ người anh hùng chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc tăm tối là có cơ sở.

Tigon Hoa - Thì xúm nhau vào đập mẹ nó đi,nhanh...

Copy từ: Tễu’ blog

.............