CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Câu hỏi của ngài Thủ tướng


Tâm Nguyễn (Danlambao) - “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”. Đó là câu hỏi của ngài Thủ tướng trước lãnh đạo ngành lao động - thương binh & xã hội trong hội nghị trực tuyến ngày 7/1/2013. Khi đọc câu này, tự nhiên tôi cảm thấy như có ai đó đang vả vào mặt mình. Ủa, đáng lẽ câu hỏi đó phải là của những thằng dân quèn như tôi hỏi ngài mới phải chứ? Vậy thì ngài làm Thủ tướng mà điều hành đất nước cái kiểu gì để đến nông nỗi đó?
Tất nhiên không phải làm Thủ tướng thì cái gì cũng phải quán xuyến hết, nhưng ngoài cái vĩ mô là điều hành đất nước phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (mà mấy thằng dân quèn như tôi chỉ biết kinh tế thị trường chứ chẳng biết định hướng xã hội chủ nghĩa là cái cóc khô gì? Hay là gắn cái đuôi định hướng XHCN để chứng tỏ sự lãnh đạo của đảng CSVN luôn luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của thị trường), mà điều hành vĩ mô thì ngoài những kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu mang tầm vóc về kinh tế - văn hóa - xã hội, còn những chỉ tiêu an sinh xã hội, tức phúc lợi cho người dân, cụ thể là nhân dân lao động nghèo và cực nghèo, thì chưa được quan tâm đúng mức. 
Học sinh miền núi tỉnh Sơn La phải ăn thịt chuột
để 'cải thiện' bữa ăn
Ngài Thủ tướng khi đặt câu hỏi này chỉ nghĩ đến thành tích xuất khẩu gạo, mà chưa nghĩ đến người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo có sống được với giá trị sản phẩm bán ra của mình, có nghĩa quá trình lao động làm ra sản phẩm có được trả giá đúng mức hay không, hay chỉ làm lợi cho các đầu nậu mua bán, nhập xuất và nhà nước (nhờ thu được thuế), còn người nông dân thì chẳng được lợi nhuận đúng như công sức của họ bỏ ra. 
Trở lại chuyện gạo, rõ ràng mình không thiếu gạo, ai cũng biết thế, nhưng việc các cháu mang mì, mang ngô, mang khoai tới lớp thì có nhiều báo cũng nói nhiều rồi, thậm chí chuyện Ông Trần đăng Tuấn, nguyên TGĐ VTV một thời cũng ầm ĩ về việc viết bài và kêu gọi quyên góp cho chương trình Cơm có thịt, nhưng không được nhà nước cấp phép thành lập Quỹ (không biết bây giờ được cấp chưa?), thế thì việc này Ngài Thủ tướng phải biết chứ, và cái đám chuyên viên tham mưu cho Ngài cũng phải biết chứ, nhưng có hành động gì cụ thể để giải quyết thì chưa thấy nói. Lẽ ra, với cương vị của Ngài, chỉ cần Ngài ra lệnh cho cái đám chuyên viên và các Bộ trực thuộc lập một kế hoạch vừa tức thời vừa dài hơi để giúp các cháu yên tâm học hành, không lo đói. Nhưng nói đi rồi cũng nói lại, việc giải quyết cái gốc của vấn đề không phải là ở đó, mà ở chổ căn cơ hơn, đó là giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo của bà con người dân tộc, người nghèo bị cướp đất được đưa đi tái định cư ở những nơi khỉ ho cò gáy, không đất canh tác, không phương tiện sinh sống...
Hỏi trong khi quyền lực trong tay mình, có phải chăng là một hình thức nắn gân cộng đồng, hay muốn tỏ ra mình quan tâm đến nhân dân, hay thực ra không có quyền lực thật? Chợt nhớ ngài Thủ tướng thỉnh thoảng vẫn có những phát biểu làm những người dân đang mất niềm tin vào ngài chợt le lói chút hi vọng từ cái lương tri còn ẩn chứa đâu đó trong trái tim ngài, như cái phát biểu trân trọng chế độ Việt Nam Cộng hòa trong việc lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, đề nghị có Luật biểu tình hay phát biểu về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng... Cuối cùng thì cũng chỉ là những phát biểu mang tính mị dân, vì giữa phát biểu của ngài với thực tế cách xa một trời một vực, ngài phát biểu để chứng tỏ mình quan tâm đến tất cả mọi thứ nhưng thật ra chẳng quan tâm đến cái gì ngoài quyền lực và cho gia đình ngài, con cái ngài, tài sản càng ngày càng phình to ra của ngài...
Câu hỏi của ngài sẽ khiến những người dân giàu lòng nhân ái rưng rưng, nhưng sẽ khiến những ai có lương tri khó chịu, vậy ngài làm Thủ tướng cái kiểu gì... đất nước không chỉ có những thành quả được tô hồng, mà còn có những phận người, không chỉ có những em nhỏ phải nhịn đói đến trường, mà còn có những em nhỏ đã, đang và sẽ bỏ học vì không có tiền đóng tiền trường, không có áo mặc, cơm ăn, đất nước còn có những người dân bị tước đoạt quyền sống vì bị cướp đất, bị gán cho đủ tội tào lao vì yêu nước, bị bóc lột thậm tệ bởi những thứ thuế, phí trời ơi đất hỡi nhằm tận thu đến cùng bên cạnh nạn tham nhũng khủng khiếp đang trực tiếp làm nghèo đất nước và nạn cướp giựt đến mức báo động...
Câu hỏi đó nếu được gắn vào miệng một thằng dân quèn như tôi thì còn có giá trị, chứ ở trên miệng của Thủ tướng thì bổng trở nên khôi hài, bởi vì ngài chứng tỏ rằng ngài chẳng có liên quan gì trong việc đó, mà nó là chuyện của cái Bộ LĐTBXH, và cái Bộ này không biết có phải do ngài quản lý không?
Quả là rách việc!

15/01/2013
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo


 

DÂN OÁN NGÂM KHÚC (!)


Trải ra hết đơn từ khiếu kiện
Mảnh oan khiên đau đớn cõi lòng
Oán đời sao lắm bất công
Khắp nơi chung phận mất không đất nhà ...
Đường phố Hà Nội ngay từ ngày đầu năm mới 2013 vẫn còn nhiều người dân bị oan ức, đi khiếu kiện nằm vật vạ ở vỉa hè, công viên, các khu phố của những quan chức liên quan và đang gánh cương vị trách nhiệm. Thấy những cảnh khai niên với cái gọi là 'bôi bác xã hội' này không, hỡi những ai còn nặng nợ với dân oan!
            Khi thấy bất kỳ người qua đường nào dừng lại, có ý xem hay tìm hiểu sự việc là các dân oan trên vỉa hè vườn hoa Lý Tự Trọng lại cho họ xem những đơn từ, tài liệu tố cáo các quan tham trên khắp vùng Đất nước đã gây hại cho đời sống của họ, vi phạm dân chủ và pháp luật mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Những đơn kiện kéo dài hàng thập kỷ khiến họ trở thành dân oan chuyên nghiệp.

          Đơn từ, tài liệu tố cáo quan chức rải đầy ra hè đường, phía bên là đền Trấn Quốc linh thiêng.

              Người phụ nữ này là một dân oan Thái Nguyên, cho biết : "Sáng qua tôi phải đến tận nhà riêng ông Trần Đại Quang ở phố Nguỵ như Kon Tum từ lúc 6 giờ ba mươi sáng để chờ cho kỳ gặp được ổng, kêu cứu và tố cáo ". Bà, nói: “Ngày nào bọn công an phường Thuỵ Khuê cũng cho lính mặc giả côn đồ ra rình cướp khẩu hiệu, băng rôn tố cáo, cướp cả quần áo rét của chúng tôi, ban đêm nhiều người căng lều bạt nhỏ ngủ ngay cạnh Hồ Tây giá rét nhưng vẫn bị  chúng vẫn rình cướp đồ đạc"...
“- Có phải in chữ lên áo thì lũ cướp mới không cướp chạy được?”.
-  “Đúng thế, ai muốn? Bị côn đồ quậy phá quá, chỉ có cách đó thôi!”.

Dân oan từ Miền Trung: "Sáng nay chúng cướp tài liệu của tôi. Côn đồ thì liên quan gì việc này? Chẳng qua chúng là tay sai của chính quyền, công an nào đó mà thôi!"

> - Cần thêm tài liệu gì không hỡi các nhà lãnh đạo và các cơ quan công quyền Bộ, Ban, Ngành trung ương giữa Thủ đô? Con gái của Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Vĩnh Long nè các ông!

Tố cáo ông Uông Chu Lưu ký kết luận sai sự thật...cho quan gian tham cấp quận chiếm đất của Cha Mẹ liệt sỹ.

Dân oan Hà Đông, băng rôn tố cáo rất đầy đủ, chi tiết. 
               Đơn từ  khiếu kiện đưa đến các cơ quan công quyền quá nhiều mà vẫn “im lặng đáng sợ”. Giờ chỉ còn cách phải bày ra vỉa hè “đánh tiếng”. Sự vô cảm, vô trách snhiệm của các vị lãnh đạo và cơ quan công quyền đã “làm xấu bộ mặt thủ đô!” (Nguyễn Thế Thảo). Kiểu này chỉ làm nhói lòng “ông đi qua bà đi lại” được dân oan mời họ chụp ảnh giúp và đề nghị cho lên mạng. Ôi, chính quyền có thật, cả mấy trăm tờ báo có thật, mà dân chỉ còn nhờ mạng ảo thôi hay sao?  Liệu rằng “mạng ảo” có đem chút gì hiệu quả của việc cho những thông tin về họ lên mạng, hay các nhà chức trách MACKENO cứ lờ tịt đi, vô cảm lại càng vô cảm?
                Năm mới đã đến với mọi người, dân oan cũng đón năm mới ngay tại Ba Đình, đón trên hè, trên các “Vườn hoa Dân Oan”.
L.H.Đ

                              *    *   *

Qua sự kiện đầu năm "ngoài luồng " này, BVB xin cảm tác mấy đoạn: “Dân oán Ngâm khúc”:
 
Hỡi ôi!
Trải ra hết đơn từ khiếu kiện
Mảnh oan khiên đau đớn cõi lòng
Oán đời sao lắm bất công
Khắp nơi chung phận mất không đất nhà ...

Cả một lũ gian tà quan chức
Kết nhóm phe chờ chực hại dân
Đời sao ăn ở bất cân
Quan tham vênh váo, lòng dân oán hờn?

Hỏi có cách nào hơn như thế
Huyện, tỉnh kia mặc kệ dân oan
Vỉa hè vạ vật cơ hàn
Trung ương mặc kệ, Bộ, Ban phớt lờ

Máu vẫn thắm trên cờ Tổ quốc
Sao vàng bay mấy cuộc trường chinh
Bao giờ pháp luật công minh
Có ai thấu cảnh dân tình kêu oan?...

...Hồn cố quốc quặn đau hậu thế
Chuyện đất đai rơi lệ dân đen
Lòng tham dạ ác đớn hèn
Quan trên, quan dưới nhập nhèm chia nhau...
 
BVB




Copy từ: Bùi Văn Bồng


 

Trở lại thời vàng nhẫn



SGTT.VN - Giá vàng giảm liên tục, khoảng cách mua bán bị kéo ra xa, muốn bán vàng không dễ... thị trường vàng đang rối lên bởi những yếu tố trên. Dự báo, giá vàng sẽ có những “cơn điên” trong những ngày tới.
Vàng giảm, khó bán
Ngày 14.1, giá vàng miếng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC công bố tiếp tục giảm mạnh thêm 700.000 - 1 triệu đồng/lượng so với giá cuối tuần qua Ảnh: TNO
Ngày 14.1, giá vàng miếng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC công bố tiếp tục giảm mạnh thêm 700.000 - 1 triệu đồng/lượng so với giá cuối tuần qua, còn 44,1 - 44,6 triệu đồng/lượng. Mức giá thấp nhất trong ngày (lúc 9 giờ 15) là 43,8 - 44,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tại các ngân hàng (NH) cũng liên tục biến động mạnh, còn 44,2 - 44,6 triệu đồng/lượng. Riêng giá vàng miếng SJC tại các tiệm vàng lên mức 44,38 - 44,6 triệu đồng/lượng.
Mức chênh lệch giữa giá mua - bán vàng miếng SJC từ 220.000 - 500.000 đồng/lượng. Ngược với diễn biến giá vàng trong nước, giá vàng thế giới cùng ngày tăng nhẹ 3 USD/ounce, lên 1.669 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng trở lại đây và thu hẹp khoảng cách với giá thế giới, chỉ còn 2,8 triệu đồng/lượng thay vì mức 4 - 5 triệu đồng/lượng như trước.
Giá vàng miếng SJC thoát ly khỏi giá vàng thế giới và tăng giảm khó lường khiến nhiều người mua vàng tuần trước lỗ. Đó là trường hợp chị Quỳnh ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM mua 2 lượng vàng ngày 11.1 khi thấy giá giảm về mức 45,98 triệu đồng/lượng. Đến hôm qua, chị Quỳnh đã lỗ khoảng 1,9 triệu đồng/lượng. Tại Công ty SJC trên đường Nguyễn Công Trứ (Q.1, TP.HCM), lượng người dân xếp hàng bán vàng miếng gia tăng trong ngày khi liên tục chứng kiến cảnh giá giảm. Tâm lý người đang nắm giữ vàng trở nên bất an khi mang vàng đi bán gặp khó khăn hơn trước. Ông Nguyễn Công Tường - Phó phòng Kinh doanh vàng Công ty SJC cho biết, người dân đã bán vàng ra nhiều hơn mua vào gấp 2,2 lần. Trong ngày, công ty mua vào 1.600 lượng, bán ra 700 lượng.
Ông Lê Phát Vinh - Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý SJC Cần Thơ thông tin: “Trong nhiều ngày trở lại đây, người tiêu dùng mua vàng của công ty mang vàng đến bán dù công ty không có giấy phép mua bán vàng miếng theo quy định. Chúng tôi đã hướng dẫn người bán sang ngân hàng. Trên địa bàn TP.Cần Thơ có khoảng 80 đơn vị có giấy phép mua bán vàng miếng nhưng không phải ngân hàng nào cũng triển khai nghiệp vụ này, nên nhiều người không bán được vàng. Trước đây, lượng vàng giao dịch mỗi ngày của công ty lên 1.000 lượng nên sự ùn ứ này là dễ hiểu. Với những người mua vàng, công ty hướng dẫn mua vàng nhẫn để thay thế”.
Vàng nhẫn thay thế
Lượng vàng nhẫn gần đây có tiêu thụ tăng hơn trước bởi không cao hơn giá thế giới nhiều Ảnh: TPO
Dạo qua các tiệm vàng chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), các tiệm vàng xung quanh chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM)..., các khay vàng nhẫn được trưng bày thay thế cho vàng miếng trước đây. Là đơn vị sản xuất vàng nhẫn, ông Trần Hải (Q.5, TP.HCM) cho biết, lượng vàng nhẫn gần đây có tiêu thụ tăng hơn trước bởi không cao hơn giá thế giới nhiều. Cụ thể, giá mua bán vàng miếng SJC ngày 14.1 ở mức 44,1 - 44,6 triệu đồng/lượng thì vàng nhẫn SJC, PNJ chỉ 42,8 - 43,1 triệu đồng/lượng; mức giá chênh lệch mua - bán vàng nhẫn cũng chỉ 300.000 đồng/lượng thay vì 400.000 - 500.000 đồng/lượng như của vàng miếng SJC. Dự báo xu hướng vàng nhẫn sẽ thay thế vàng miếng khi thị trường vàng miếng bị siết chặt.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - giám đốc kinh doanh vàng công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, số lượng vàng nhẫn tiêu thụ gần đây cũng đã tăng gấp 5 - 6 lần so với trước. Tương tự, nhân viên bán hàng tại Trung tâm vàng Quốc Trinh (Hà Trung, Hà Nội) - đại lý của Tập đoàn Doji cũng tiết lộ, thời gian qua các đại lý tỉnh lẻ đã dò hỏi về vàng nhẫn khá nhiều, một số đã mua về với số lượng lớn để bán cho người dân. Đối với các cửa hàng kinh doanh vàng trang sức tại Hà Nội, hiện không ít đơn vị chuyển sang mua vàng nhẫn đóng vỉ này.
Lực cầu về vàng nhẫn đóng vỉ bắt đầu xuất hiện mạnh hơn từ phía người dân, đặc biệt tại những tiệm vàng ở các khu vực mạng lưới mua bán vàng miếng chưa phủ sóng tới, hoặc còn thưa thớt.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, chất lượng, trọng lượng vàng nhẫn từ trước đến nay bị thả nổi nên mỗi tiệm vàng đưa ra giá khác nhau. Có tiệm vàng sản xuất vàng nhẫn với chất lượng thấp tuổi thay vì 99% thì chỉ còn 98%, 97%, có nơi 95%. Chính vì vậy mới có chuyện người tiêu dùng mua vàng ở đâu thì bán vàng ở đó. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi mua loại vàng này.
Ngân hàng Nhà nước sẽ vào cuộc
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngay sau khi thị trường rộ lên xu hướng người dân có nhu cầu mua vàng nhẫn đóng vỉ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã “tìm tới” các DN tung ra sản phẩm này, yêu cầu báo cáo để nắm bắt thị trường. Theo đó, lượng cung vàng nhẫn của các DN lớn như Doji, Bảo Tín Minh Châu, PNJ... vào khoảng vài trăm lượng.
Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sau khi mạng lưới vàng miếng thu hẹp lại, nhu cầu vàng nhẫn đóng vỉ của người dân là có thật. Tuy nhiên, một lãnh đạo Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, hiện nay vàng nhẫn đóng vỉ theo khái niệm trong luật, các văn bản hướng dẫn vẫn được coi như vàng trang sức.
Cơ quan này chưa can thiệp vì chưa có tác động xấu tới chính sách, nhưng vẫn đang quan sát, theo dõi thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Cũng có thể tính tới khả năng, áp đặt biên độ giá giống như ngoại tệ. Trong trường hợp yết giá mua bán, giá thị trường đụng giá sàn cơ quan này đứng ra mua, còn chạm vào giá trần thì bán ra để can thiệp.
Theo Thanh Niên



Copy từ: SGTT


Cùng nhau khai thác biển Đông: Nên hay không?


2013-01-15
Với ý tưởng gác lại tranh chấp và cùng thăm dò phát triển tài nguyên ở các vùng biển tranh chấp, Việt Nam khẳng định việc này phải dựa vào Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển năm 1982, nhưng cũng sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.
AFP photo
Minh họa bản đồ hình "lưỡi bò" Trung Quốc đặt ra liếm gần trọn Biển Đông.

Theo bản tin từ Central News Agency của Đài Loan, được phát đi cuối tuần trước, Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp.
Hãng tin Đài Loan trích dẫn lời ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, rằng việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải dựa căn bản trên Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982. Tuy nhiên, vẫn lời ông Lương Thanh Nghị được trích dẫn, hợp tác sẽ không xảy ra trong những vùng Việt Nam có chủ quyền.

Đồng ý khai thác chung...

Theo các chuyên gia về biển Đông, đây là điểm mấu chốt và gây tranh cãi khi trên thực tế những khu vực các nước đòi chủ quyền chồng lấn lên nhau, trong lúc Trung Quốc giành đến 90%  diện tích vùng biển Đông.
Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, đại học Luật Khoa Hà Nội, tác giả bài viết “Việt Nam Cần Tăng Năng Lực Chấp Pháp Trên Biển Đông”, nói rằng trước hết có một điểm ông thấy cần minh định:
Cái từ “vùng lãnh hải tranh chấp" có lẽ nên xem lại và nên sử dụng chính xác là “vùng biển tranh chấp”. Bởi vì nói lãnh hải là nói tới vùng thuộc chủ quyền chúng ta mà chỉ rộng không quá 12 hải lý thôi, rất hẹp và rất gần bờ. Cho nên trên biển Đông thì các vùng tranh chấp mà các bên hướng tới thì đấy là vùng rộng như đặc quyền kinh tế, rộng  mà không được quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và thềm lục địa không được quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Đấy là điểm các bên quan tâm nhiều chứ không phải là lãnh hải.
Nếu nói rằng gác lại tranh chấp và cùng khai thác chung, như hãng tin Đài Loan đưa đẩy, thì liệu việc khai thác chung diễn ra ở mức độ nào. Vẫn lời tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng:
Hiện  nay trong khai thác chung người ta chỉ nhắm hướng tới thực tiễn, đó là trước tiên người ta tiến hành khai thác chung nguồn tài nguyên về thủy sản, ví dụ Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành  đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ.
Khai thác chung còn liên quan tới loại tài nguyên thứ hai, đấy là  khai thác dầu khí. Việt Nam cũng đã tiến hành với các quốc gia ở Vịnh Thái Lan, đấy cũng là một thực tiễn trực tiếp liên quan tới Việt Nam.
Khai thác chung còn chủ yếu  liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Trên thực tế các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu áp dụng biện pháp khai thác chung với  tính cách tạm thời trong vùng biển đó và cũng liên quan tới nguồn tài nguyên đó.
Với tư cách cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng nói ông hoàn toàn đồng ý với ý tưởng khai thác chung vì với tính cách tạm thời thì đây cũng là một trong những biện pháp có thể gọi là hạ nhiệt, góp phần vào việc quản lý xung đột tại biển Đông:
Chỉ có điều là để thực hiện biện pháp này không phải dễ dàng, bởi các bên phải thực sự ngồi vào bàn với nhau và xác định được vùng tranh chấp tức vùng chồng lấn. Chỉ khi xác định được vùng chồng lấn như vậy thì mới có thể nói tới biện pháp hợp pháp tức là khai thác chung.
Và như tôi đã đề cập, nếu Trung Quốc vẫn giữ nguyên cái tuyên bố về đường lưỡi bò mà không hề đưa ra bất kỳ một vị trí tọa độ cũng không hề đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào thì theo tôi biện pháp này rất khó có thể triển khai và mang tính khả thi trên thực tế.
Dưới mắt thạc sĩ Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông, tác giả tập sách “Biển Đông: Luận Cứ& Sự Kiện”,  gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác, như hãng tin Đài Loan nhận định,  thực ra là một ý tưởng không mới. Trước nhất, theo ông, đề làm rõ như thế nào là cùng hợp tác ở những vùng tranh chấp thì Việt Nam có thể khẳng định rằng  lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam, nhất là Luật Biển Việt Nam vừa thông qua, đã tuân thủ luật pháp quốc tế về Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982, trừ những vùng chồng lấn đối với Việt Nam Philippines, Viêt Nam Malaysia, Việt Nam Indonesia, Việt Nam Thái Lan, Việt Nam Kampuchia. Và trong thời gian vừa qua thì có thể nói mọi chuyện tạm ổn định giữa các nước ASEAN này với nhau:
Nhưng về phía Đài Loan hoặc phía Trung Quốc thì Việt Nam không hề có tranh chấp với Đài Loan hoặc là Trung Quốc ở biển Đông. Nói một cách khác, tranh chấp với Việt Nam ở biển Đông là Trung Quốc và ăn theo Trung Quốc là Đài Loan. Do đó, đối với các nước ASEAN, đối với những vùng chồng lấn, Việt Nam từng tạm gác tranh chấp, cùng khai thác hòa bình. Ví  dụ như giữa Việt Nam và Malaysia cùng khai thác ở vùng chồng lấn. Việc hợp tác giữa Tập Đoàn Dầu Khi Quốc Gia Việt Nam và Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Malaysia tức Petronas, là mẫu mực để giải quyết những tranh chấp trong nôi bộ.

... nhưng tránh vùng biển chủ quyền VN

000_Hkg8090462-250.jpg
Người dân biểu tình phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc hôm 09/12/2012. AFP photo
Còn đối với Trung Quốc, luôn muốn lấn chiếm và  sở hữu 90% vùng biển  này bằng đường lưỡi bò  ông Đinh Kim Phúc nói tiếp, thì không hề có vùng tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, cũng không có lý do gì để Đài Loan tuyên bố là Việt Nam sẵn sàng hợp tác: Muốn cùng khai thác cùng hợp tác ở những khu vực gọi là  tranh chấp với Trung Quốc thì tôi nghĩ chỉ có khu vực ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà thôi.  Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ đã ký với Trung Quốc năm 2000 thì đã giải quyết biên giới vùng biển, chỉ còn khu vực ở ngoài Vịnh Bắc Bộ. Vấn đề, có hay chăng, là Trung Quốc có dám cùng với Việt Nam khai thác hòa bình ở khu vực này hay không? Còn các khu vực khác trên biển Đông thì Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền.
Còn Đài Loan, khi còn thời Tưởng Giới Thạch, năm 1946, đã đưa  quân chiếm một số đảo ở phía Tây Hoàng Sa, cụ thể là Ba Bình cho đến ngày hôm nay. Trong quan hệ Đài Loan  Việt Nam hiện nay, chính sách nhất quán của đối ngoại Việt Nam là chỉ công nhận  Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, mọi quan hệ với Đài Loan là quan hệ phi chính phủ. Do đó không có lý do gì mà Đài Loan có thể tuyên bố Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Đài Loan để khai thác những vùng chồng lấn. Tôi nghĩ như thế này là không ổn về mặt pháp lý cũng không ổn về mặt quan hệ.
Nói một cách khác, nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc giải thích tiếp, sự kiện Việt Nam tuyên bố sẵn sàng hợp tác khai thác hòa bình ở những khu vực có tranh chấp thì hợp lý hơn cả là trong nội bộ ASEAN chứ không thể với Đài Loan hay với Trung Quốc:
Rõ ràng ý tưởng tạm gác tranh chấp cùng nhau khai thác cũng là ý tưởng của Bắc Kinh từ thời Đặng Tiểu Bình. Một khi họ không có chủ quyền, một khi họ tạo cớ để tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền của họ trên biển Đông, mà chúng ta tạm gác tranh chấp cùng nhau khai thác tức có nghĩa rằng chúng ta  biến những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam thành một khu vực có tranh chấp.
Đó là cái bẫy sập mà Trung Quốc tạo ra, thạc sĩ Đinh Kim Phúc khẳng định. Thứ hai, vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền và được công nhận bởi luật pháp quốc tế nhưng nếu biến thành khu vực gác tranh chấp cùng nhau khai thác thì chẳng khác nào rước hổ vào nhà .
Tất cả mọi hợp tác đó, ông kết luận, với Đài Loan hay với Trung Quốc, không sớm thì muộn sẽ khiến Việt Nam mất thêm biển đảo và mất tất cả quyền lợi của mình trên biển Đông.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA


 

Hồ sơ: Trung Quốc tiến ra đại dương (Bài 2)



Bài 2: Chiến lược địa chính trị và triển khai hải quân


SGTT.VN - Tiếp theo những kế hoạch tổng thể trên, giới làm chính sách Bắc Kinh từng có lúc ưu tiên cho sự mềm mỏng ngoại giao, chờ đợi thời cơ, song ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đại Hán từ xa xưa và cả thời kỳ Mao Trạch Đông[1] khiến cho chính sách của quốc gia này ngày càng tiến xa hơn trong bước phiêu lưu quân sự và xâm lấn của họ.
Chính sách càng mạnh bạo, phương cách càng bớt đi tính ngoại giao và gia tăng tính quân sự.
Gia tăng quân sự ra ngoài nước trong thế giới hiện đại, tại đây phần của không quân và hải quân sẽ là chính yếu.
Chính giới TQ tác động đến dân chúng TQ nhằm chuẩn bị quân lực và dân tộc hóa các hoạt động lấn chiếm của mình.
Chủ nghĩa dân tộc được đưa lên một mức cao, sẽ chính là nhiên liệu đẩy sự phiêu lưu của TQ đi xa hơn, mang dáng vẻ hợp lý (nội địa) hơn cho lý do hành xử của guồng máy chính quyền.
Hải quân Trung Quốc thừa hưởng chiến lược hải quân cũ của Thống chế M.V.Frunze vào thập kỷ 1920 - trường phái Sô Viết cũ (old school) vốn cho rằng hải quân là một bộ phận của quân đội nói chung và phải hỗ trợ lục quân tại các vùng cận sông biển.
Theo lý thuyết này, lãnh đạo hải quân Liên Xô Vladimir Nikolay đưa ra cách đánh “hạm nhỏ đánh trận nhỏ” vào 1927.
Hầu hết các sĩ quan của trường phái này đã không còn trong quân đội sau cuộc chỉnh huấn 1937 của Stalin. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lý luận này vẫn còn đó mãi đến khi Stalin qua đời 1953.
Một thời gian từ 1949 đến 1960, thiết kế dòng chính của hải quân TQ đi theo cách của Nga Sô Viết với các đặc điểm của một chế độ mới là: cần phải trấn áp chống đối nội bộ, sẵn sàng chống lại tấn công của các nước ngoài, lưu dụng nhân sự chế độ cũ, thiếu hụt tài chính và kỹ thuật trong khi các tàu chiến thù địch lừng lững ngoài khơi.
Năm 1950 Liên Xô điều 500 sĩ quan kỹ thuật sang hỗ trợ TQ, đến 1953 con số này là 2000. Ngược lại cũng có hàng ngàn sĩ quan TQ sang Liên Xô học tập trong đó có tướng Xiao Jingguang.
Khi thị sát hải quân tháng 2.1953 trong chiến tranh Triều Tiên, Mao phát biểu “chúng ta cần có hải quân mạnh để chống bọn đế quốc xâm lược”.
Tháng 10.1953, Mao lệnh cho Hải quân các nhiệm vụ chống can thiệp của Quốc dân đảng bảo đảm thông biển, chuẩn bị chiếm Đài Loan và đề kháng tấn công từ biển.
Sau đó TQ đã chiếm được các đảo nhỏ từ Đài Loan trừ Kim Môn, Mã Tổ. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn của phòng thủ bờ biển (coastal defense) cho Hải quân TQ.
Đến năm 1954, TQ mới nghĩ đến phát triển hải quân nước xanh (blue water), và vẫn chưa nói đến sự độc lập của hải quân với lục quân.
Giai đoạn những năm 1950 và 1960 Bắc Kinh tập trung vào võ khí hạt nhân và tàu ngầm để phóng hạt nhân.
Ảnh hưởng lớn của trường phái Sô Viết “hạm nhỏ đánh trận nhỏ” ngày đó cũng vì lý do cơ sở vật chất và tài chính của Trung Quốc còn yếu kém.
Khi sang Liên Xô năm 1958 học tại Voroshilov viện Hải Quân ở Leningrad, Lưu Hoa Thanh[2] chịu ảnh hưởng nặng Tổng Tư Lệnh Hải Quân Liên Xô S.G.Gorshkov (1956-1985).
Giai đoạn này Gorshkov tranh cãi với Krushev (người đề cao vai trò võ khí hạt nhân) bằng học thuyết thống lĩnh biển (sea supremacy) quyết tâm thu hút một phần nguồn lực vốn lý ra đã đành trọn cho võ khí nguyên tử.
Gorskov khẳng định “Nhằm bảo vệ quyền lợi Liên Xô trong thế giới, hải quân cần có vai trò chiến lược và độc lập không chịu sự chỉ huy của một bộ chỉ huy lục quân – hải quân chung nhất, và hải quân phải có khả năng hoàn tất các công việc chiến lược vì quyền lợi quốc gia trên biển”.
Giai đoạn 1960 đến 1976, TQ có nỗi lo sợ từ phía Bắc do đã có những cuộc đụng độ trên bộ. Giai đoạn này hải quân TQ vẫn hoạt động như một trợ thủ của lục quân một khi có nguy cơ từ Liên Xô.
Trở về Trung Quốc, Lưu Hoa Thanh trở thành Tổng tư lệnh Hải Quân và mau chóng phát triển những ý tưởng của Gorshkov trong khoảng thời gian thập kỷ 1980, khi người Trung Quốc mở của và phát triển kinh tế.
Đến đầu năm 1982, Lưu Hoa Thanh ra lệnh cho Học viện Nghiên cứu Hải quân tìm hiểu về phòng thủ ngoài khơi (offshore defense) và vẽ lên hai phòng tuyến.
Phòng tuyến 1 đi qua quần đảo Kurile, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, Borneo và Natuna Besar.
Phòng tuyến 2 bao trùm ra ngoài phòng tuyến 1 một diện tích khoảng 80% phòng tuyến 1 đã bao phủ.
Từ đó trở đi, hải quân TQ đã có hẳn một không gian giả định cho việc phòng thủ ngoài khơi (offshore defense) thay hẳn khái niệm phòng thủ bờ từ thời Liên Xô.
Năm 1986, Trung Quốc tổ chức hàng loạt hội thảo để bàn luận giữa trường phái cũ (old school), hải quân nước nâu (brown water navy) phòng thủ bờ biển (coastal defense) thành ra hải quân nước xanh (blue water navy) vào tháng 2.1987.
Nhật báo Quân đội Giải phóng đăng bài của Cai Xiaohong, lần đầu tiên khẳng định Hải Quân là “công cụ chiến lược” và các biển và đại dương là “không gian chiến lược mới”.
Trung Quốc từ đó đã tách hẳn Hải quân ra khỏi nhiệm vụ phụ thuộc quân đội nói chung và lục quân nói riêng và khẳng định “nhằm chiến thẳng các cuộc chiến hiện đại trên biển, chúng ta phải phối hợp không quân, tàu chiến và tàu ngầm và tạo thành một mũi tiến công tổng hợp”[3].
Theo niên giám Anh: “The Military Balance” trong 10 năm lục quân Trung Quốc đã giảm tỷ lệ võ trang từ 80,9% (1980) xuống 77,97% (1985) và đến 75,9%(1992) trong khi các năm tương ứng đó (1980, 1985 và 1992) Trung Quốc tăng từ 11,01% lên 12,85% và 15,55% (cho hải quân) và 8,09% lên 9,11% và 8,58% (cho không quân).
Chi tiết không được công bố nhưng theo số lượng võ khí nhập từ nước ngoài về, ưu tiên Trung Quốc dành cho hải quân và không quân là điều không khó nhận ra.
Các võ khí mới có bốn khu trục hạm Sovremenny, bốn tàu ngầm lớp Kilo, 48 máy bay SU27SK, một giấy phép sản xuất 200 chiến đấu cơ tương tự và thêm 55 chiếc SU30MKK. Trung Quốc đã nhập cả dàn S300PMU1 và Sam TorM.
Tỷ lệ mua sắm cho lục quân, hải quân và không quân là ngót ngét 2:3:5. Các chuyến ra đại dương của Hải quân Trung Quốc trong vòng 10 năm (1992-2002) là 30 lần so với tổng các chuyến đi 30 năm trước cộng lại.
Giữa thập kỷ 80, Trung Quốc đã gia tăng yêu sách chủ quyền cho vùng lãnh hải từ 12 hải lý lên 200 hải lý.
Hai tuyến phòng thủ số 1 và số 2 của TQ tự dựng. Nguồn www.globalsecurity.org
Trung Quốc đòi hỏi điện tích 4,7 triệu km2 trong biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Biển Đông.
Trung Quốc cho rằng 30% trong tổng số 800.000 km2 Biển Đông (South China Sea) “của Trung Quốc” đã bị nước khác lấn chiếm, trong đó khoảng 420.000 km2 là do Philippines, 70.000 km2 là do Việt Nam, 270.000 km2 (Malaysia), 50.000 km2 (Indonesia) và 3.000 km2 (Brunei).
Tại Biển Đông Trung Quốc (Biển Nhật Bản), và Hoàng Hải, Trung Quốc tranh chấp 30.000 km2 với Bắc Hàn, 170.000 km2 với Nam Hàn.
Với Nhật Bản, Trung Quốc có vùng tranh chấp 65.000 km2, trong đó có Điếu Ngư/Senkaku và 5 đảo nhỏ cùng bãi San’an.
Ngoài ra Trung Nhật còn bất đồng ở vùng thềm lục địa, liên quan 770.000 km2 mặt biển. Không muốn chia sẻ thềm lục địa với Nhật, Trung Quốc muốn lấy đường biển đi qua Okinawa làm đường ranh giới.
Trong khi Nhật chấp nhận chia thềm lục địa với Trung Quốc và lấy đường trung gian của Đảo Nanniu làm đường ranh giới. Để phản đối điều này, từ năm 1998 đến 2002 Trung Quốc đã cho tàu vào vùng EEZ của nhật đến 40 lần!
Lý do tranh giành của Trung Quốc ở biển Nhật Bản và Biển Đông là vì lợi ích kinh tế ở khu vực này.
Hải quân Trung Quốc đã tuyên bố khảo sát toàn bộ Biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Biển Đông.
Trong đó một trữ lượng 45 tỉ tấn khí tự nhiên và dầu mỏ là nằm ở Biển Đông (trị giá 1.500 tỉ USD).
Khu vực Trường Sa và Biển Nhật Bản là khu vực giàu dầu mỏ nhất – 13,7 đến 17,7 tỉ tấn dầu, trị giá 500 tỉ USD. Theo China Daily 13.12.1992, từ 1995 Trung Quốc đã nhập khẩu dầu. Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để giành các vùng này.
Lược đồ xung đột biển giữa TQ với 29 nước xung quanh từ 1949 đến đầu thập kỷ 2010. Ảnh: theinternationalpolicy.com
Âm mưu vừa chạy đua thời gian, nhưng TQ cũng vừa sử dụng thời gian kéo dài để gia tăng vị thế.
Theo khái niệm “hiệu lực thời gian” (time effect) trong luật Quốc tế, nếu một quốc gia quản lý thực tế một lãnh thổ tranh chấp trong một thời gian nào đó, quốc gia đó sẽ có thể tuyên bố làm chủ vùng lãnh thổ đó. Thông thường thời gian đó là 50 năm.
Một số học giả tại viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc còn kêu gọi nếu Trung Quốc không nhanh chóng “giải quyết” Trường Sa, đây sẽ là mối nguy cho Trung Quốc[4].
Họ còn dự đoán chắc chắn rằng từ 10 đến 30 năm nữa sẽ phải có đụng độ lớn tại Biển Đông. Ngược lại sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông sẽ làm giảm nguy cơ đối đầu của Trung Quốc và Đài Loan vì có thể hai nước này có chung kẻ thù, miễn là Đài Loan không tuyên bố độc lập.
Tại đây nổi bật sự hung hãn có toan tính sao cho cả trên phương diện quân sự và tận dụng luật pháp để họ có lợi tối đa.
Lê Vĩnh Trương (tổng hợp)

[1]http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121213-quan-he-viet-trung-viet-nam-duoi-cai-nhin-cua-%E2%80%9Cthien-trieu%E2%80%9D-trung-quoc
[2]Lưu Hoa Thanh là người đề ra lý thuyết hai phòng tuyến và chuỗi ngọc trai của TQ.
[3] Tạp chí Conmilit tháng 4/1992, trang 35
[4]Maritime Strategies in Asia, trang 225




Copy từ: SGTT


'Nhịn đến mức hèn là không được'



Nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy bình luận về thái độ của Nhà nước không dám đụng chạm đến Trung Quốc.
Trước sự e dè của truyền thông Việt Nam không chỉ đích danh Trung Quốc trong các sự kiện lịch sử như chiến tranh biên giới năm 1979 hai các cuộc hải chiến trên Biển Đông, ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, cho biết ông cũng thấy bất bình.
"Tôi không biết ai ra lệnh cấm. Tôi đang tìm hiểu để phê phán đích danh," ông nói và cho biết việc cấm kỵ về Trung Quốc đã trở thành 'bắt buộc không anh nào dám đụng đến cả'.
"Nó xâm lược mình, đánh mình như thế mà mình không dám nói đến là sao?," ông nói.
Theo ông Dy thì mặc dù Việt Nam e dè không dám đụng chạm đến Trung Quốc thì các trang mạng Trung Quốc mà ông theo dõi hàng ngày 'vẫn nói đó (chiến tranh biên giới) là cuộc chiến tự vệ do Việt Nam bài Hoa'.
"Trung Quốc nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979. Quan điểm chính thức của họ coi cuộc chiến đó là chính nghĩa. Họ nói xấu m̀inh không còn trời đất gì cả và đến giờ cũng vẫn liên tục luận điệu đó mà phía ta vẫn im thin thít."
Theo ông thì các lãnh đạo Việt Nam 'biết quá nhưng giả điếc' và không ai 'dám bước qua ranh giới này', ông cho biết.
Khi được hỏi liệu đề cập thẳng thắn đến chiến tranh biên giới thì có làm Bắc Kinh mất lòng hay không, ông Dy nói rằng 'mất lòng hay không thì cũng phải nói'.
"Họ đem 60 vạn quân sang giết đồng bào ta, phá hoại nhà cửa của ta mà mình im lặng là hèn," ông nói, "Cũng như với Mỹ không đánh nhau nữa nhưng vẫn nói về Mỹ có sợ Mỹ mất lòng đâu mà tại sao lại sợ Trung Quốc".
Còn về sự đối xử với các liệt sỹ đã hy sinh dưới tay Trung Quốc, ông Dy nói rằng cách đối xử của Nhà nước 'không những không công bằng mà phải nói là vô ơn, bất nhân'.
"Cùng là hy sinh nếu hy sinh chống Mỹ chống Pháp thì được nói công khai gia đình là thương binh liệt sỹ còn hy sinh trong chiến tranh biên giới thì lại không được công khai," ông giải thích.
"Hoàng Sa và Trường Sa các chiến sỹ hy sinh các chế độ chính sách vẫn lặng lẽ thi hành nhưng không dám nêu gương công khai như là những anh hùng," ông nói thêm.
Ông cho rằng thái độ của Nhà nước đối với Trung Quốc có thể giải thích là 'nhẫn nhịn với Trung Quốc đến lúc không nhịn được thì thôi' và phải 'sau này nhìn lại thì mới phê phán được'.
"Nhưng nhẫn nhịn quá mức đến chỗ hèn là không được."



Copy từ: BBC

Đọc thêm:

- Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Biển Đông (RFA). Manila đang đúc kết bản đồ mới của riêng họ … chính thức dùng tên ‘Biển Tây Philippines’ … phát triển những căn cứ quân sự … tăng cường phòng thủ những hòn đảo và các bãi đá ngầm … tương phản với trường hợp Việt Nam … chưa thấy Hà Nội đưa ra thông báo hay phản ứng chính thức nào về nội dung bản đồ mới của Trung Quốc …”
- Trung Quốc sẽ khảo sát các đảo tranh chấp với Nhật Bản (VOA).  – Trung Quốc tuyên bố sẽ khảo sát địa hình quần đảo Senkaku / Điếu Ngư (RFI).  – “Cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây Trung Quốc? (ANTĐ). – Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh (SGTT). – Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong năm 2013 (RFI). – Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh? (BBC). “Năm 2013, mục tiêu đặt ra cho toàn quân đội cũng như lực lượng quân cảnh là nâng cao khả năng tác chiến và chiến thắng…”.  - Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh và câu trả lời của Nhật Bản (Sống mới).  – “Căng tai” nghe ngóng & phán đoán thông tin (Nguyễn Vĩnh).







Đánh cá giữa vùng tranh chấp


Cập nhật: 10:43 GMT - thứ ba, 15 tháng 1, 2013

Căng thẳng Biển Đông: BBC tới Tam Sa
Phóng viên BBC Martin Patience tới Tam Sa gặp ngư dân từng bị Việt Nam 'tấn công' ở Hoàng Sa. 


Lý Xuân Vượng hiểu rõ nguy hiểm của Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) hơn đa số người khác.
Khi còn trai tráng, ông từng đi đánh cá mập và có khi ở trên biển suốt ba tháng. Nhưng nay người đàn ông 50 tuổi nói vùng biển này là nơi nguy hiểm nhất ông từng gặp.
“Chúng tôi sợ ra biển mà không có bảo vệ,” ông kể khi đứng trên chiếc thuyền gỗ 30 mét ở cảng Đàm Môn.
“Một con thuyền lớn thế này tốn nhiều tiền lắm và tôi không muốn để mất nó.”
Thuyền trưởng Lý là người dạn dày chinh chiến trong các đợt va chạm gia tăng trên Biển Nam Trung Hoa dính líu nhiều nước châu Á.
Với một phần ba lượng tàu thủy thế giới qua lại, Biển Nam Trung Hoa có tầm quan trọng chiến lược.
Nhưng các tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng nóng vì tiềm năng dự trữ dầu và khí đốt to lớn cũng như bãi cá giàu có.
Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền với các tảng đá, bãi đá ngầm và đảo.
Nhưng các tranh chấp gia tăng này có nghĩa là các ngư dân ở Đàm Môn cần ra nơi đầu sóng ngọn gió để kiếm sống.
Năm năm trước, thuyền trưởng Lý nói con tàu của ông bị giới chức Malaysia bắt giữ theo sau một vụ đối đầu. Ông kể mình ở trong trại giam năm tháng.
Thuyền trưởng mua một con tàu khác và lại ra khơi.
Trong vụ mới nhất hồi năm ngoái, ông nói tuần duyên Việt Nam đã tấn công đoàn tàu của ông.
“Tàu Việt Nam cố tình đánh chìm một tàu nhỏ của chúng tôi,” ông nói. “Tôi đang ở trong hải phận Trung Quốc.”
“Ba người của tôi phải bám vào các hòn đá. Tôi cứu được họ. Nhưng bây giờ những người này sợ quá, không dám ra biển nữa.”
Dĩ nhiên, ngư dân ở cả khu vực đã kể về các vụ quấy rối, xâm lấn hay thậm chí bị các nước tranh chấp bắt giữ trên Biển Nam Trung Hoa.
Nhưng Trung Quốc nói nước này gia tăng các vụ tuần tiễu để bảo vệ ngư dân.
Bắc Kinh cũng dùng những cách cụ thể hơn để khẳng định chủ quyền.
Nước này đang xây một thành phố mới trên một hòn đảo ở trung tâm Biển Nam Trung Hoa.
Đầu tư đang đổ vào thành phố mới Tam Sa, gồm cả ngân sách cho một căn cứ quân sự mới.
Những diễn biến này khiến các láng giềng của Trung Quốc lo ngại, theo lời Stephanie Kleine-Ahlbrant từ tổ chức International Crisis Group.
Trung Quốc xây thành phố mới Tam Sa
“Hiện nay có rủi ro xung đột vì những tuyên bố chủ quyền trái ngược,” bà nói.
“Căng thẳng đang hình thành do lo ngại khu vực về tăng trưởng trong sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc và sự mập mờ trong ý định của nước này.”

‘Khiêu khích’

Để đáp trả, nhiều nước châu Á nhỏ hơn đang mở lại tình bạn cũ với Washington.
Nhưng giới chức Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đang tìm cách dùng vấn đề để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ngô Sỹ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, chê trách rằng việc Mỹ can dự đã làm tăng căng thẳng.
“Các nước như Việt Nam và Philippines tin rằng Washington sẽ ủng hộ họ trong mọi tranh chấp,” ông nói.
“Vì vậy họ đang khiêu khích Bắc Kinh trong vấn đề Nam Hải.”
"Tôi sẵn sàng chiến đấu. Tôi đã chờ từ lâu rồi cho cuộc đụng độ quân sự."
Lý Xuân Vượng
Trên thuyền của mình, thuyền trưởng Lý đang mất kiên nhẫn. Ông nói Trung Quốc cần dùng vũ lực để dứt điểm tranh chấp.
“Chúng tôi cần gửi quân đội để lấy lại biển của mình,” ông nói, trong lúc một chân dung của Chủ tịch Mao được treo trên tường.
“Tôi sẵn sàng chiến đấu. Tôi đã chờ từ lâu rồi cho cuộc đụng độ quân sự.”
Chính kiểu nói chuyện này làm các láng giềng của Trung Quốc vô cùng hồi hộp.
Bắc Kinh khẳng định sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ đem lại hòa bình. Nhưng sức mạnh và sự tự tin gia tăng của Trung Quốc đang làm nổi sóng khu vực.


 

Copy từ: BBC

Đọc thêm:

- Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Biển Đông (RFA). Manila đang đúc kết bản đồ mới của riêng họ … chính thức dùng tên ‘Biển Tây Philippines’ … phát triển những căn cứ quân sự … tăng cường phòng thủ những hòn đảo và các bãi đá ngầm … tương phản với trường hợp Việt Nam … chưa thấy Hà Nội đưa ra thông báo hay phản ứng chính thức nào về nội dung bản đồ mới của Trung Quốc …”
- Trung Quốc sẽ khảo sát các đảo tranh chấp với Nhật Bản (VOA).  – Trung Quốc tuyên bố sẽ khảo sát địa hình quần đảo Senkaku / Điếu Ngư (RFI).  – “Cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây Trung Quốc? (ANTĐ). – Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh (SGTT). – Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong năm 2013 (RFI). – Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh? (BBC). “Năm 2013, mục tiêu đặt ra cho toàn quân đội cũng như lực lượng quân cảnh là nâng cao khả năng tác chiến và chiến thắng…”.  - Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh và câu trả lời của Nhật Bản (Sống mới).  – “Căng tai” nghe ngóng & phán đoán thông tin (Nguyễn Vĩnh).







 

Hồ sơ: Trung Quốc tiến ra đại dương (Bài 1)



Bài 1: Đối ngoại Trung Quốc 


SGTT.VN - Về mặt kinh tế, từ thời điểm 2000, Bắc Kinh đặt chỉ tiêu GDP đến năm 2020 tăng 4 lần trên con số 4.3 ngàn tỷ USD (2000). Nếu với đà gia tăng GDP khoảng 10%/năm hiện nay thì mục tiêu này của TQ có thể đạt sớm hơn 2020.
Hải quân Trung Quốc đang nâng cấp các tàu ngầm của họ. Ảnh: http://pacificfreeze.ips-dc.org 
Trong kế hoạch xây dựng hải quân biển xanh (blue water), Trung Quốc muốn vô hiệu hóa hệ thống chống tên lửa TMD của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Duơng bằng cách phát triển các tàu ngầm hạt nhân.
Những tàu ngầm có vũ khí hạt nhân sẽ phá vỡ hệ thống phòng thủ TMD của Nhật - Mỹ. Trung Quốc sẽ tập trung sâu hơn vào năng lực chiến tranh bất đối xứng để chống lại sự vượt trội về kỹ thuật của Mỹ.
Phong trào đòi độc lập của Đài Loan bị thoái trào qua tuyển cử và sự mơ hồ của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho Đài Loan, khiến Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ không ủng hộ cho một tuyên bố độc lập chính thức của đảo quốc này.
Dẫu vậy tháng 1.2010, Đài Loan vẫn tìm cách được mua gói vũ khí 6,4 tỷ USD cùng với các tên lửa Patriot và Harpoon tiên tiến nhất của Mỹ, [1] không kể gói 60 chiếc F16.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm làm tối thiểu các khác biệt, hiểu nhầm về quan điểm của hai bên Trung Mỹ về vấn đề Đài Loan đã các bên tiến hành, một phần nhằm tránh các cuộc “cướp cò”[2] cho không chỉ ba phía liên quan.
Trung Quốc sử dụng Bắc Hàn như một sức mặc cả để phi hạt nhân hóa Đông Bắc Á.
Dù tự ưu tiên phát triển năng lực bằng hạt nhân, TQ sử dụng Bắc Hàn theo từng cấp độ của “con ngáo ộp” để hạn chế khả năng tiếp cận kỹ thuật và hạ thấp sự hợp lý của phát triển nguyên tử từ phía Nam Hàn và Nhật Bản.
Như vậy, Trung Quốc nỗ lực để Bán đảo Triều Tiên và vùng biển Nhật Bản là phi hạt nhân nhưng đang vấp phải sự bất kham của Bình Nhưỡng, khi rút ra khỏi Hội Đàm Sáu Bên vào 2009.
Kế hoạch trung hạn của Bắc Kinh ở thời điểm 2012 là duy trì nguyên trạng quan hệ với các nước phương Tây: kiềm chế sao cho không bộc lộ sự đột biến trên bình diện kinh tế, quân sự và ủng hộ các sáng kiến Âu Mỹ liên quan đến vấn đề nguyên tử Iran, giảm nguy nhiễm môi trường, sở hữu trí tuệ.
Chia cắt Ấn Độ và Pakistan trong quan hệ với Mỹ thông qua ngoại giao kinh tế, siết chặt quan hệ với Pakistan để làm đối trọng với sức mạnh hạt nhân Ấn Độ, Trung Quốc phóng đại khả năng nguyên tử của Pakistan để Ấn Độ tập trung sức mạnh đối phó về huớng Tây (Pakistan).
Gần đây, (2012) Trung Quốc quay sang đấu dịu với Ấn Độ và thắt chặt quan hệ kinh tế với Pakistan.
Trong năm 2001, Trung Quốc cam kết viện trợ kinh tế cho Pakistan là 620 triệu USD còn năm 2009 các khoản đầu tư vào năng lượng của Trung Quốc vào Pakistan là 700 triệu USD[3].
Ve vãn Đông Nam Á và Nam Á và Iran bằng hợp tác kinh tế và ngoại giao với một loạt các gói ODA, hoặc thông qua các tổ chức quốc tế, Trung Quốc còn theo đuổi chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” để có đường ra cảng biển từ Đông Nam Á và Nam Á, gia tăng thương mại với Châu Phi.
Năm 2007, tổng giá trị thương mại Trung – Phi Châu là 7 tỷ USD đưa Châu Phi lên hàng đối tác thứ hai của Trung Quốc.
Trung Quốc tập trung vào các nước Châu Phi giàu năng lượng và các nước không dân chủ như Congo, Nigeria và Sudan.
Họ sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An LHQ để bảo vệ các đối tác như Zimbabwe, như ngăn cản quốc tế cấm vận chế độ Mugabe 2008. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng bốn lần về xung đột Dafur vào 2004, 2005 và 2006.
Năm 2009 Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng cho cấm vận chống Etrirea, đối tác lâu năm của Trung Quốc. Etrirea cũng như Sudan là khu vực giàu tài nguyên, quan trọng về địa lý chiến lược và là một nước vùng biển Đỏ giáp ranh Sudan.
Tại vùng Vịnh, Trung Quốc có quyền lợi vững chắc khi ủng hộ chế độ hiện thời tại Iran.
Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chính yếu của Iran với những thỏa thuận đối tác năng lượng quan trọng, trong đó có dự án dầu khí Yadaravan, 51% của Trung Quốc.
Thỏa thuận có tổng giá trị 100 tỷ USD với giếng dầu được kỳ vọng sản xuất 300.000 thùng dầu mỗi ngày .
Cân bằng lực lượng với Mỹ thông qua trục liên kết với Nga- Iran- Bắc Hàn cũng là một trọng tâm của Trung Quốc.
Trung Quốc hoặc Nga không thể đơn phương đối đầu với Mỹ bằng sức mạnh quân sự. Do vậy, cấu trúc chiến lược chi phối thế kỷ 21 là “đối tác chiến luợc” thay vì đồng minh quân sự có ràng buộc và chính thức.
Bắc Kinh và Moscow vẫn có thể thể hiện mình như những thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn khu vực và đa phương thay vì chỉ là những “kẻ phủ quyết” hay “phá bĩnh”.
Bắc Hàn không thể trực tiếp đối đầu với Mỹ nhưng nước này là một mối nguy hiển nhiên cho bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Bắc Kinh đã bỏ nhiều công sức trong quan hệ với Moscow và Bình Nhưỡng và là thành viên trụ cột của nhóm SCO (Shanghai Cooperation Onganization).
Trung Quốc lôi kéo Đông Nam Á ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ - Nhật và vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng ngoại giao kinh tế.
Trung Quốc tham gia vào diễn đàn ARF (1993), Hội thảo ASEAN (1996) và Thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Trung Quốc – ASEAN (2003) đã cho phép Trung Quốc gắn kết cao hơn với Đông Nam Á.
Khu vực này vốn là nơi tập trung sản xuất công nghiệp do Nhật chi phối và hầu hết các nước ASEAN đang hợp tác với Mỹ về quân sự.
Dù cho Trung Quốc đe dọa đến các năng lực của các ngành công nghiệp sơ cấp và thứ cấp của ASEAN, ngược lại FTA cho phép các nước Đông Nam Á gia tăng khả năng thâm nhập vào thị trường nội bộ lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh đã đầu tư nhiều thứ vào ngoại giao tư bản trong hai thập kỷ qua nhằm xử lý các bất đồng với các nước trong Biển Đông như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Lê Vĩnh Trương (tổng hợp)




Copy từ: SGTT


VN lại yêu cầu TQ dừng vi phạm chủ quyền



Quân đội Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa
Quân đội Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối các hoạt động mới của Trung Quốc tại Biển Đông và "yêu cầu hủy bỏ".
Hôm thứ Hai 14/1, ông Lương Thanh Nghị đã trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc công bố nội dung và đưa vào áp dụng Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam, đồng thời tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc nhóm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 - 2022 trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa...
Ông tuyên bố: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc".
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó”.
Phát biểu của ông Lương Thanh Nghị không có gì mới so với các tuyên bố trước đó của phía Việt Nam.

Anh hùng chống Trung Quốc

Trong một diễn biến có liên quan quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, báo Thanh Niên ở trong nước vừa có bài ghi chép về việc chuyển di cốt liệt sỹ Lê Đình Chinh từ Lạng Sơn về chôn cất tại quê nhà ở Thanh Hóa.
Bài viết 'Anh đã về với mẹ' của tác giả Ngọc Minh, khác với một số bài đăng trên các báo khác, mô tả việc biên phòng Trung Quốc "sát hại Lê Đình Chinh ngay trên đất Việt Nam".
Bài viết kể lại thời điểm tháng 7-8/1978, khi "tình hình biên giới Việt-Trung, đặc biệt là ở khu vực các cửa khẩu cực kỳ căng thẳng khi dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều".
Ngày 25/8/1978, khi một đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng tới khu vực giáp biên để động viên người Hoa trở về nơi ở cũ, họ "đã bị một toán người Trung Quốc dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá hành hung".
Sau đó đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị của Việt Nam và hàng chục công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục từ bên kia biên giới kéo sang.
Lê Đình Chinh, lúc đó là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, khi xông lên giải vây đã bị biên phòng Trung Quốc tấn công.
Bài của báo Thanh Niên mô tả: "Trên đường truy kích, anh bị kẻ địch phục kích sau lán trại dùng gậy vụt ngang ống chân khiến anh ngã sấp xuống đất. Ngay lập tức, bốn công an biên phòng Trung Quốc từ bên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém tới tấp xuống đầu, cổ anh".
Trước tờ báo này, một số báo khác khi nói về liệt sỹ Lê Đình Chinh đã nói ông bị "côn đồ sát hại", nhưng không nói rõ thủ phạm là người nước nào.




Copy từ: BBC

Đọc thêm:
- Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Biển Đông (RFA). Manila đang đúc kết bản đồ mới của riêng họ … chính thức dùng tên ‘Biển Tây Philippines’ … phát triển những căn cứ quân sự … tăng cường phòng thủ những hòn đảo và các bãi đá ngầm … tương phản với trường hợp Việt Nam … chưa thấy Hà Nội đưa ra thông báo hay phản ứng chính thức nào về nội dung bản đồ mới của Trung Quốc …”
- Trung Quốc sẽ khảo sát các đảo tranh chấp với Nhật Bản (VOA).  – Trung Quốc tuyên bố sẽ khảo sát địa hình quần đảo Senkaku / Điếu Ngư (RFI).  – “Cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây Trung Quốc? (ANTĐ). – Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh (SGTT). – Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong năm 2013 (RFI). – Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh? (BBC). “Năm 2013, mục tiêu đặt ra cho toàn quân đội cũng như lực lượng quân cảnh là nâng cao khả năng tác chiến và chiến thắng…”.  - Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh và câu trả lời của Nhật Bản (Sống mới).  – “Căng tai” nghe ngóng & phán đoán thông tin (Nguyễn Vĩnh).





Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh


SGTT.VN - Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) số ra ngày 15.1, các quan chức Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tuyên bố rằng quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh trong bối cảnh căng thẳng với Nhật Bản do tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông ngày càng leo thang.
Quan chức Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tuyên bố rằng quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Ảnh: zh.wikipedia.org
Phương hướng huấn luyện thường niên mới nhất của PLA là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị cho các tình huống chiến tranh thực tế của binh sỹ PLA.
Phương hướng này còn nhấn mạnh sự cấp thiết của khả năng chiến đấu thực tế bằng cách nhắc lại khoảng 10 lần cụm từ “chiến đấu trong các cuộc chiến tranh” trong toàn bộ nội dung không quá 1.000 từ của phương hướng huấn luyện.
Cụm từ này hoàn toàn không có trong nội dung của phương hướng huấn luyện năm ngoái.
Trước đó, Nhật báo Quân giải phóng của PLA số ra ngày 14.1 dẫn kế hoạch huấn luyện của bộ Tổng tham mưu PLA đối với toàn lực lượng, nêu rõ: “Trong năm 2013, mục tiêu đặt ra cho toàn thể quân đội và Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân là tăng cường khả năng chiến đấu và giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh bằng cách tiến hành các cuộc huấn luyện nghiêm ngặt và khắc nghiệt dựa trên cơ sở chiến đấu thực tế.”
Phương hướng huấn luyện của bộ Tổng tham mưu PLA được đưa ra chỉ một ngày sau khi các lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận chung quy mô lớn ở ngoại ô thủ đô Tokyo, với sự tham gia của 20 máy bay, 300 binh sỹ và 33 xe quân sự.
Vietnam+



Copy từ: SGTT


Đọc thêm:

- Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Biển Đông (RFA). Manila đang đúc kết bản đồ mới của riêng họ … chính thức dùng tên ‘Biển Tây Philippines’ … phát triển những căn cứ quân sự … tăng cường phòng thủ những hòn đảo và các bãi đá ngầm … tương phản với trường hợp Việt Nam … chưa thấy Hà Nội đưa ra thông báo hay phản ứng chính thức nào về nội dung bản đồ mới của Trung Quốc …”
- Trung Quốc sẽ khảo sát các đảo tranh chấp với Nhật Bản (VOA).  – Trung Quốc tuyên bố sẽ khảo sát địa hình quần đảo Senkaku / Điếu Ngư (RFI).  – “Cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây Trung Quốc? (ANTĐ). – Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh (SGTT). – Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong năm 2013 (RFI). – Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh? (BBC). “Năm 2013, mục tiêu đặt ra cho toàn quân đội cũng như lực lượng quân cảnh là nâng cao khả năng tác chiến và chiến thắng…”.  - Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh và câu trả lời của Nhật Bản (Sống mới).  – “Căng tai” nghe ngóng & phán đoán thông tin (Nguyễn Vĩnh).







Vụ 'cướp sóng đài phát thanh': Ông Võ Viết Dziễn bị kết án 3 năm tù


CTV Danlambao - Tòa án tại tỉnh Tây Ninh vừa kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với ông Võ Viết Dziễn, 42 tuổi, là chủ trang trại nuôi trồng thủy sản tại Trà Vinh. 
Phiên tòa sơ thẩm hôm 15/1 diễn ra chỉ trong một buổi sáng, ông Dziễn bị cáo buộc tội danh 'hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân' theo điều 79 Bộ luật hình sự.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nói rằng ông Võ Viết Dziễn đã tham gia Tổ chức Phục Hưng Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Cũng theo cáo trạng, ông Dziễn đã nhận nhiệm vụ từ tổ chức này để chuẩn bị các hoạt động như: phá sóng đài phát thanh, đốt phá tại các khu vực người Hoa, rải truyền đơn, kêu gọi tham gia biểu tình chống Trung Quốc...
Ông Võ Viết Dziễn bị bắt ngày 3/4/2012, sau khi nhập cảnh về Việt Nam tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), và bị giam giữ từ đó đến nay.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Radio Đáp Lời Sông Núi, Chủ tịch của Tổ chức Phục Hưng Việt Nam là ông Trần Quốc Bảo đã phủ nhận những 'trò chụp mũ rẻ tiền' do nhà cầm quyền CS Việt Nam đưa ra.
Ông Trần Quốc Bảo khẳng định Tổ chức Phục hưng Việt Nam "chủ trương đấu tranh ôn hòa, luôn luôn tôn trọng, đề cao sinh mạng và tài sản của người dân".
Ông Võ Viết Dziễn bị bắt cùng những vật dụng dùng để chèn sóng đài phát thanh
Tổ chức Phục Hưng Việt Nam được thành lập vào năm 1978, là một tổ chức đối lập hoạt động lâu năm tại hải ngoại. Chủ tịch hiện nay là ông Trần Quốc Bảo. CA Việt Nam nói rằng ông Trần Quốc Bảo là người đã gặp gỡ trực tiếp với ông Võ Viết Dziễn tại Singapore. 
Năm 2010, Tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã kết hợp cùng hai tổ chức khác là Tập Hợp Đồng Tâm và và Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn để thành lập nên Lực lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ quốc – gọi tắt là Lực Lượng Cứu Quốc. 
Ngay khi được thành lập, Lực Lượng Cứu Quốc đã thành lập đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi phát sóng trực tiếp về Việt Nam. Đài Radio Đáp Lời Sông Núi sử dụng làn sóng 1503-AM của chương trình BBC trước đây, với kinh phí lên đến 200 ngàn đô-la cho năm đầu tiên.
Sau khi ông Võ Viết Dziễn bị bắt, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh thay mặt cho quân ủy Trung ương đã gửi thư khen ngợi bộ đội biên phòng Tây Ninh.
CTV Danlambao
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo