CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chim mồi


Một nửa ổ bánh mỳ vẫn là bánh mỳ
Một nửa sự thật thì không phải là sự thật!
...

Muốn bẫy những chú chim đang tự do vẫy vùng trên bầu trời bao la rộng lớn người ta có rất nhiều cách, nhưng lâu đời nhất, phổ biến nhất và hiệu quả nhất vẫn là biện pháp sử dụng đồng loại để bẫy đồng loại, tức là chim mồi.

Chim mồi là những con chim đã được thuần dưỡng vì nhiều mục đích khác nhau của chủ nó.

Một chủ chim có thể có rất nhiều chim mồi, và những chú chim mồi đó có thể biết hoặc chẳng bao giờ biết về nhau.

Chúng sống, tồn tại, vui buồn ra sao nhờ vào khã năng, sự tận tụy đối với chủ. Và thực tế, chưa hẳn chủ nó là người tử tế, thậm chí có thể là một kẻ đồi bại, ác nhân.

Đinh Tỵ

P/s: Nhắn với Kami - Người đưa tin, xà bông không nổi bọt tại vì đồ quá bẩn. Hình như, ABS có lần muốn nhỏ to câu chuyện nhân sự RFA, mở một tí ...?

Xem thêm:
- Cho đó là thật tức là không thật
- Vì sao cáo trở nên hiền từ
- Trương Duy Nhất và Tom Cat
- Quan báo tào lao và công luận 'nhao nhao'




Copy từ: Phước Béo

 

TQ sai khi tuyên bố "chủ quyền vô hình”?





Trung Quốc đã xây nhiều cơ sở trên các bãi cạn tại Trường Sa.
Trong bài viết đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Phóng viên BBC Bill Hayton nói lỗi dịch thuật khoảng tám thập niên trước khiến một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ phía cận nam của Trung Quốc. BBC tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị.
Đâu là "điểm cận nam của lãnh thổ Trung Quốc"? Đó là một câu hỏi gây tranh cãi và câu trả lời ít nhất gây tranh cãi nhất có thể là đảo Hải Nam.
Câu trả lời gây nhiều tranh cãi hơn sẽ là quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa.
Thế nhưng điểm cận nam chính thức thậm chí còn vươn xa hơn nữa, kéo xuống phía nam như James Shoal (Bãi ngầm James), cách bờ biển Borneo khoảng 100 km.
Điều gây ngạc nhiên hơn là lãnh thổ này thực ra là vô hình. Không có gì ở đó cả, trừ phi quý vị có thiết bị lặn.
Bãi ngầm James nằm dưới mặt biển 22 mét. Tuy nhiên, sự bất tiện này không ngăn cản các tàu của hải quân Trung Quốc thỉnh thoảng đến thăm bãi này để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại đây.
'Lỗi dịch thuật'
Làm thế nào mà nhà nước Trung Quốc lại xem nơi đây là lãnh thổ cực nam của họ?
Tôi đã nghiên cứu chủ đề này bấy lâu nay trong lúc viết một cuốn sách về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
Trong những năm 1930, Trung Quốc đã đắm chìm trong làn sóng dân tộc tộc chủ nghĩa.
"Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Biển chỉ đơn giản là sao chép các bảng biểu của Anh Quốc sẵn có lúc đó và đổi tên của các hòn đảo để nghe cho có âm Trung Quốc"
Thực trạng xâm chiếm của cường quốc phương Tây và đế quốc Nhật Bản, cũng như việc Trung hoa Dân Quốc không làm được gì nhiều trước sức mạnh của ngoại bang gây ra làn sóng phẫn nộ trong dân và ngay cả trong chính quyền.
Năm 1933, họ lập ra "Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Biển" để chính thức liệt kê, mô tả và vẽ bản đồ tất cả các vùng lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một nỗ lực để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ rộng lớn của mình.
Vấn đề chính ủy ban phải đối mặt, ít nhất là tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), là họ không có phương tiện để thực sự khảo sát bất kỳ khu vực nào nhằm tuyên bố chủ quyền.
Thay vào đó, ủy ban này chỉ đơn giản là sao chép các bảng biểu của Anh Quốc sẵn có lúc đó và đổi tên của các hòn đảo để nghe cho có âm Trung Quốc.
Chúng ta biết họ đã làm điều này vì bản đồ của ủy ban có khoảng 20 lỗi vốn xuất hiện trên bản đồ của Anh – những nơi mà sau này có điều kiện khảo sát tốt hơn cho thấy rằng các đảo không hề tồn tại.
Ủy ban đã đặt tên Trung Quốc cho một số đảo tại quần đảo Trường Sa.
North Danger Reef được gọi là Bãi Bắc Hiểm, Antelope Reef được gọi là Bãi Linh Dương. Các tên khác đã được phiên âm như vậy và James Shoal trở thành Bãi Tăng Mẫu. Và có vẻ là lỗi dịch thuật nằm ở chỗ này.
Nhưng làm thế nào để dịch từ "shoal" (bãi ngầm)? Đây là một từ hải lý có nghĩa là một khu vực biển nông nơi sóng "tràn lên". Thủy thủ sẽ thấy một khu vực lạ vì có lẫn cả nước và đá ở giữa đại dương và biết khu vực này nông, do đó nguy hiểm. James Shoal (Bãi ngầm James) là một trong nhiều bãi như vậy tại quần đảo Trường Sa.
Nhưng ủy ban dường như không hiểu thuật ngữ oái oăm trong tiếng Anh vì họ dịch “Shoal” là "Bãi" như kiểu bãi biển hoặc bãi cát, là nơi nhô hẳn lên trên mặt nước. Ủy ban này, vốn không bao giờ đến thăm khu vực, dường như đã tuyên bố James Shoal/Bãi Tăng Mẫu là một vùng đất và do đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
'Đường lưỡi bò'

Việt Nam phản đối đường lãnh thổ "lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông.
Năm 1947, những người vẽ bản đồ của Trung Quốc đã rà soát lại chủ đề biên giới biển của Trung Quốc, phác ra điều được biết tới như "đường chữ U" (lưỡi bò).
Có vẻ như họ nhìn vào danh sách các tên Trung Quốc, cho rằng Bãi Tăng Mẫu nằm trên mặt nước và đã gộp bãi này vào trong phạm vi đường chữ U. Một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ cận nam của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình song song cùng một khoảng thời gian này, chính phủ Trung Quốc đã đặt các tên mới cho những vùng lãnh thổ ngoài biển. Quần đảo Trường Sa đã được gọi là Nam Quý và James Shoal được thay đổi cách gọi từ một bãi cạn thành một bãi san hô.
Có lẽ, vào thời gian này, nhà chức trách đã nhận ra sai lầm của mình. Tuy nhiên Bãi san hô Tăng Mẫu vẫn được coi là vùng lãnh thổ chính thức tại cực nam của Trung Quốc.
Tới thời điểm này, các lỗi dịch thuật đã trở thành một thực tế, cấu thành tranh chấp lãnh thổ cho các nước trong khu vực cho 80 năm sau.
"Có lẽ nay là thời điểm tốt cho Bắc Kinh để họ xem xét lại là làm thế nào họ lại tuyên bố chủ quyền cho một vùng lãnh thổ ngập nước từ lúc đầu."
Đây là một thực tế còn hơn cả dữ kiện lịch sử. Bãi ngầm James là phép thử xem liệu Bắc Kinh có thực sự cam kết với các quy định của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hay không.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, không một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền cho lãnh thổ bị ngập nước trừ phi nó nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ. Bãi James nằm cách lãnh thổ không có tranh chấp của Trung Quốc hơn 1.000 km.
Tháng trước, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tìm kiếm một phán quyết từ tòa án quốc tế về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển có tương thích với các công ước của Liên Hiệp Quốc hay không.
Bãi James sẽ là một ví dụ rõ ràng về một tuyên bố không tương thích. Có lẽ nay là thời điểm tốt cho Bắc Kinh để họ xem xét lại là làm thế nào họ lại tuyên bố chủ quyền cho một vùng lãnh thổ ngập nước từ lúc đầu.
Ông Bill Hayton đang viết một cuốn sách về Biển Đông, theo dự kiến sẽ xuất bản vào cuối năm nay. Tác giả gần đây  bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam để dự một hội nghị về Biển Đông.



Copy từ: BBC

LM Nguyễn Văn Lý, HT Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013


LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013

Từ trái: Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Nick Snyder, Kathleen Peoples, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại HCMC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ứng viên giải Novel Hòa bình, hình chụp ngày 17/8/2012.

Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013.

Thư đề cử của hai nghị sĩ Hoa Kỳ Chris SmithZoe Lofgren gửi Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy nói hai nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động dân chủ, và cũng là tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam này tuy phải chịu sự đàn áp thường xuyên từ nhà cầm quyền, nhưng vẫn kiên định tiếp tục cổ xúy nhân quyền cho người dân Việt Nam bằng những cái giá mà bản thân họ phải trả.

Thư viết rằng Linh mục Lý trong 37 năm qua không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhiều lần bị nhà nước bỏ tù trong những điều kiện giam giữ nghiệt ngã. Vị linh mục 66 tuổi này đã bị tuyên án 4 lần với tổng cộng 53 năm tù đày và 10 năm quản chế.

Năm 2006, ông thành lập nhóm đấu tranh dân chủ tại Việt Nam lấy tên là Khối 8406 nhằm kết nối các nhà hoạt động trong và ngoài nước trong công cuộc cổ võ dân chủ-đa đảng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do lập hội cho người dân tại Việt Nam. Linh mục Lý là tác giả nhiều bài viết nói về dân chủ, nhân quyền, và cũng là người đồng sáng lập Đảng Thăng tiến Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung thuộc Tòa Tổng giám mục Huế (ảnh chụp ngày 15/3/2010).Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu
​​Linh mục Lý hiện đang thi hành bản án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” dù tình trạng sức khỏe đang rất suy yếu.

Phiên xử ông cuối tháng 3 năm 2007 bị công luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt sau khi bức hình chụp cảnh ông bị một nhân viên an ninh bịt miệng ngay trước vành móng ngựa được phổ biến ra thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ vào giữa tháng 3 năm 2010 ngay khi bước chân ra khỏi trại giam với lệnh hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe, linh mục Nguyễn Văn Lý khẳng định tù tội không làm ông nao núng trong lý tưởng đấu tranh đòi dân chủ cho người dân Việt Nam vì, theo ông, đó là “cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính”.

Linh mục Lý nói: “Tôi không nhận bản án. Tôi cũng không coi mình là phạm nhân mà luôn luôn coi mình là tù nhân lương tâm. Tôi coi bản án đó là thiếu văn minh, trái với các Công ước  quốc tế mà Việt Nam đã ký. Những người đấu tranh bất bạo động càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ thì càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính thôi.”

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ năm nay 84 tuổi là nhà hoạt động lâu năm và là một học giả tôn giáo được kính trọng. Ngài lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận trong hơn 37 năm qua. Ngài đã trải qua nhiều chục năm bị giam cầm vì hoạt động dân chủ ôn hòa, kêu gọi nhân quyền và đa đảng tại Việt Nam.

Tôi luôn luôn coi mình là tù nhân lương tâm...Những người đấu tranh bất bạo động càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ thì càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính...
Năm 2001, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đưa ra lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam với một chương trình 8 điểm thực hiện tiến trình dân chủ hoá Việt Nam một cách ôn hòa. Vì lời kêu gọi này, Ngài bị nhà cầm quyền ra lệnh quản thúc 2 năm mà không qua xét xử. Kể từ năm 2003 tới nay, Ngài bị đưa về quản thúc tại Thanh Minh thiền viện dù không có án lệnh.

Thư của hai nghị sĩ Mỹ đề cử Giải Nobel Hòa Bình cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý nói trao giải thưởng cao quý cho hai nhân vật này là một sự ghi nhận quan trọng rằng các nhân quyền căn bản có giá trị toàn cầu mà tất cả các chính phủ buộc phải tôn trọng.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Freedom Now, lên tiếng hoan nghênh sự đề cử này, nói rằng các hoạt động chính đáng của hai nhân vật bất đồng chính kiến vừa kể nên được vinh danh thay vì bị trừng trị. Freedom Now đồng thời kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho hai vị lãnh đạo tinh thần.

Cùng lúc đó, Tổ chức Đoàn Kết Thiên Chúa giáo Toàn cầu nói họ hy vọng đề cử này sẽ khiến thế giới chú ý hơn tới tình trạng đàn áp tôn giáo đối với giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày nay.

Kết quả Giải Nobel Hòa Bình 2013 sẽ chính thức được công bố vào tháng 10 năm nay.



Copy từ: VOA

 

Hoa Kỳ không có kế hoạch trở lại Vịnh Cam Ranh?


Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, trong một buổi họp báo tại Ngũ Giác Đài.

Hồi giữa năm ngoái, chuyến thăm căn cứ cũ của Mỹ tại Vịnh Cam Ranh trong chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lúc đó là Leon Panetta đã làm dấy lên phỏng đoán rằng Washington có thể cân nhắc trở lại vùng biển được coi là mang tính chiến lược này.

Khi ấy, ông Panetta đã trở thành giới chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ trở lại thăm nơi từng đặt căn cứ hải quân lớn của Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Tuy nhiên, hôm 1/ 2 vừa qua, khi được hỏi rằng Washington có kế hoạch mở căn cứ quân sự ở Việt Nam trong thời gian tới hay không, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đã nói rằng Mỹ ‘không có ý định thiết lập thêm các căn cứ nào ở châu Á’.

Ông Locklear tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo qua điện thoại từ trụ sở của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ở Hawaii mà Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ tham gia từ Washington DC.

Ông nói: ‘Mỹ không có ý định thiết lập thêm các căn cứ. Điều chúng tôi hy vọng sẽ làm với các đối tác, đồng minh và bạn hữu của chúng tôi là tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau, làm việc chặt chẽ với nhau về mặt quân sự, kinh tế và chính trị. Chúng tôi cũng muốn người dân trong khu vực nhận thức về sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực và họ cảm thấy an tâm về điều đó’.

Liên quan tới mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, ông Locklear cho biết, mới đây, hai nước đã tiến hành một cuộc đối thoại quân sự thường niên thành công tại Hà Nội.

Ông nói: ‘Chúng tôi thảo luận các quan điểm cũng như cách thức thúc đẩy quan hệ song phương trong các vấn đề tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cứ trợ nhân đạo. Chúng tôi hết sức lạc quan về mối quan hệ đang thăng tiến giữa hai nước và chúng tôi hy vọng sẽ gia tăng mối bang giao song phương nhằm bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực’.

Cho dù các vấn đề tranh chấp lãnh hải nổi lên ở châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua, vị Đô đốc Hoa Kỳ vẫn cho rằng khu vực mà ông coi là quân sự hóa nhiều nhất trên thế giới ‘khá an toàn’ trong nhiều thập kỷ qua.

Chúng tôi cũng muốn người dân trong khu vực nhận thức về sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực và họ cảm thấy an tâm về điều đó.

Ông nói: ‘Tình hình an ninh sẽ ngày càng được củng cố vì mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với vùng Thái Bình Dương. Tôi nghĩ rằng Mỹ quan tâm tới vùng này trong thế kỷ tới cũng như ở Ấn Độ Dương. Đó sẽ là điều tốt đẹp cho vấn đề an ninh nói chung. Thế nên chiến lược thay đổi trọng tâm của Hoa Kỳ là điều quan trọng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương’.

Đô đốc Locklear phát biểu trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường các cuộc diễn tập quân sự với các đồng minh, và từng bước chuyển khí tài tân tiến tới châu Á trong một phần của chiến lược dài hơi.

Chính sách đặt châu Á là trọng tâm của Washington được đưa ra trong khi các nước ở khu vực này, trong đó có Việt Nam, tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông.

Về vấn đề này, ông Locklear nói rằng điều đầu tiên mà Hoa Kỳ muốn làm là duy trì đối thoại với các nước đồng minh và đối tác, kể cả với Trung Quốc, cũng như tất cả các quốc gia liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh hải.

Ông cho hay: ‘Chúng tôi muốn cùng chia sẻ thông tin để nắm được những gì đang xảy ra. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để duy trì an ninh nhằm tránh những tính toán sai lầm có thể dẫn tới hướng đi mà chúng tôi không mong muốn’.

Ông cũng nói Hoa Kỳ quan tâm tới việc các quốc gia hợp tác đa phương để xử lý vấn đề ở biển Đông. Trong khi đó, bấy lâu nay, Bắc Kinh tuyên bố các vấn đề ở vùng biển này nên được giải quyết thông qua đối thoại với mỗi nước tranh chấp.

Tình hình an ninh sẽ ngày càng được củng cố vì mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với vùng Thái Bình Dương.

Vị Đô đốc Mỹ cũng cho rằng điều quan trọng là các nước liên quan phải thiết lập được một ‘bộ quy tắc ứng xử’ ở biển Đông để mọi nước tranh chấp, kể cả Trung Quốc, phải có nghĩa vụ tuân thủ.

Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ thúc giục các quốc gia ‘không nên đưa ra khí tài quân sự mà có thể gây xáo trộn tình hình an ninh khu vực’.

Nhân chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Bảy năm 2012, khi được tờ Hoàn Cầu Thời Báo hỏi rằng Mỹ sẽ làm gì nếu chiến tranh bùng ra ở biển Đông, ông Locklear nói rằng không nên bàn về tình huống giả định đó.

Ông lặp lại quan điểm của chính quyền Washington rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.

Ông cũng bày tỏ mong muốn rằng vấn đề tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc đối thoại dựa trên luật pháp và không có tình trạng cưỡng ép bởi bất kỳ bên nào.

Còn trong cuộc điều trần để được chuẩn thuận vào vị trí người đứng đầu Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hồi đầu năm ngoái, ông Locklear cho rằng hải quân Mỹ cần phải duy trì sự hiện diện và khẳng định quyền tự do hàng hải cũng như quyền được bay qua biển Đông theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế. 
 
 

Copy từ: VOA

'Đã tới lúc Đảng nhân nhượng quyền lực'



Nguyễn Đình Lộc
Đại diện nhóm nhân sỹ, trí thức, quần chúng trao kiến nghị cho chính quyền
Một giáo sư gốc Việt giảng dạy ở Pháp nói đã đến lúc Đảng cộng sản cần "nới lỏng" để trao trả quyền lực cho nhân dân, chứ không chỉ giới hạn ở việc lấy ý kiến cho bản Dự thảo Hiến pháp chính thức mà chính quyền đang tiến hành hiện nay.
Trao đổi với BBC Việt ngữ từ Đại học Toulouse hôm 08/2/2013, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nói ông hy vọng rằng đợt sửa Hiến pháp lần này sẽ là một bước "nhân nhượng" của Đảng để tự "giảm bớt quyền lực."
Ông nói: "Người ta đã nhận thấy người ta không có khả năng ôm đồm quyền lực nữa như là Đảng Cộng sản nghĩ, thì đây là một sự mặc cả giữa Đảng và nhân dân Việt Nam.
"Đảng Cộng sản vẫn có thể sau lần này giữ một vai trò quan trọng nhưng không còn có thể, nói thẳng ra, là độc tài như trước được nữa."
Giáo sư Dũng tin rằng Đảng hiện đang có một vấn đề tâm lý cần vượt qua "là nỗi sợ phải từ bỏ quyền lực" mà từ lâu vẫn độc quyền do xuất phát từ điều mà ông gọi là "tính tham quyền lực."
Ông cho rằng việc người dân và các giới, trong đó có giới trí thức tư vấn cho Đảng về một "lộ trình chuyển giao quyền lực" được hiểu là diễn ra trong hòa bình, công bằng, tránh bạo lực, là "quan trọng" để Đảng có thể tiến hành công việc "nới lỏng và bàn giao quyền lực"
Ông nói: "Hiến pháp sẽ không thể hiện điều đó nhưng chuyện đàm phán để có được điều đó theo tôi rất quan trọng để có thể có được Hiến pháp mới.
"Và về phía những người không thuộc phía Đảng mà bây giờ muốn Đảng nới bỏ quyền lực ra thì cũng cần có sự đảm bảo cho những người ở trong Đảng hiện tại những sự đảm bảo nhất định thì họ mới có thể yên tâm nới lỏng quyền lực của mình ra."
Trong khi cho rằng lần sửa đổi Hiến pháp lần này là một "cơ hội" của toàn dân, nhà khoa học cũng tin rằng việc đi tới cải thiện xã hội, trong đó có việc thay đổi, sửa đổi Hiến pháp, là một "trách nhiệm" và một sự nghiệp "không có điểm dừng" của người dân.
Ông Dũng nói: "Nhiệm vụ của người dân là phải tiếp tục tìm cách thay đổi xã hội cho tốt hơn, việc thay đổi xã hội là một chuyện lâu dài và không có điểm nào là điểm dừng, chứ không phải là nếu không được nghe thì thôi, thì bỏ cuộc, vì cứ như thế sẽ không đi đến đâu."

'Điều dân mong muốn'
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (đứng) cho rằng Đảng Cộng sản nên nhân nhượng và tự giảm bớt quyền lực
Trong bài viết mới công bố của mình trên mạng Internet với tựa đề " Bấm Hiến pháp nào cho Việt Nam?," Giáo sư Dũng lưu ý mười nguyên lý mà một bản Hiến pháp cần tôn trọng và thể hiện là pháp trị, logic, nhân quyền, xã hội, bảo vệ, dân chủ, phân quyền - kiểm soát lẫn nhau, minh bạch, tự quản, hòa bình và trung lập.
Ông cho rằng về mặt bản chất, hiến pháp Việt Nam là một "hiến pháp Đảng trị" chứ không phải là dân chủ hay luật trị vì theo ông "dân không được bầu ra lực lượng lãnh đạo cao nhất (Đảng) và Đảng không chịu sự kiểm soát thực sự nào từ phía nhân dân."
Nhà khoa học nhắc tới hiện tượng "ôm đồm quyền lực" trong một thể chế mà ông gọi là "chính quyền cảnh sát." Ông viết: "Đảng không những nắm chính quyền, mà còn muốn kiểm soát chặt chẽ tất tật mọi thứ trong xã hội: kinh tế, chính trị, thông tin, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, v.v..."
Bình luận về nguyên lý "bảo vệ" của Hiến pháp và đặt câu hỏi "Hiến pháp bảo vệ ai?," nhà toán học viết:"Chính quyền do dân lập nên và vì dân, chứ không phải là vì bản thân cái chính quyền, chính quyền có phải hy sinh để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của dân tộc, thì cũng phải hy sinh."
""Toàn bộ các nguyên lý cơ bản của một hiến pháp dân chủ tiến bộ phải được tôn trọng trong một hiến pháp mới, đấy mới là điều mà nhân dân Việt Nam mong muốn"
GS Nguyễn Tiến Dũng
Sau khi cho rằng bản dự thảo Hiến pháp chính thức của chính quyền có nhiều "vấn đề nổi cộm," nhà khoa học nhấn mạnh: "Để có được một hiến pháp tiến bộ, nhân dân Việt Nam phải ngồi cùng với Đảng Cộng sản VN để sửa hiến pháp.
"Nhưng không phải là sửa theo kiểu dự thảo 01/2013, mà sửa một cách cơ bản, đàng hoàng, dựa trên một mô hình tổ chức mới về chính trị hợp lý hơn dân chủ hơn, có sự kiểm soát tốt hơn, minh bạch hơn, dễ chống tham nhũng hơn, v.v...
"Toàn bộ các nguyên lý cơ bản của một hiến pháp dân chủ tiến bộ phải được tôn trọng trong một hiến pháp mới, đấy mới là điều mà nhân dân Việt Nam mong muốn," ông lưu ý.
Hiện đang có nhiều ý kiến về việc nên hay không nên tham gia đóng góp cho lần sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra, trong đó, có ý kiến phê phán nói chính quyến đặt thời hạn ba tháng để dân góp ý là "quá ngắn và bất hợp lý," trong khi đề dân cần có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và chính quyền cũng cần mở rộng việc thông tin, tuyên truyền cũng như tổ chức các diễn đàn thảo luận.
Trong lúc có ý kiến tin rằng không nên tham gia đóng góp cho Dự thảo vì bản đề án của Chính quyền là "áp đặt," "dân chủ hình thức," thậm chí là "câu giờ" hay "giả hiệu," nhiều diễn đàn đã được mở ra trên mạng.
Gần đây, một bản kiến nghị về Hiến pháp mới đã được đại diện các trí thức, nhân sỹ và quần chúng giao cho chính quyền đầu tháng Hai với hơn hai nghìn chữ ký đi kèm vào thời điểm đó.




Copy từ: BBC

Người không có Tết


Tác giả Huỳnh Công Thuận viếng nghĩa trang Biên Hòa

Huỳnh Công Thuận - Đêm nay là 28 tháng chạp, năm nay không có ngày 30 vậy mai là giao thừa rồi.
Những ngày cuối năm, trong khi mọi người đang chuẩn bị vui mừng về quê tảo mộ đón tết thì trái lại đối với tôi lại là những ngày cay đắng buồn đau sầu thảm nhất. Sau bao nhiêu năm sống kiếp không nhà, phải sống ly hương trên chính quê hương mình, đối với tôi những tiếng “về quê, về nhà, gia đình” đã không còn! Dù đã cố quên nhưng khốn nạn thay ngày mà người ta đưa ông táo lại là ngày giổ nội tôi, nội tôi mất đúng vào ngày 23 tết năm 1978 – đó cũng là năm cuối cùng tôi được hưởng không khí gia đình ấm cúng dưới mái nhà trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ HUỲNH chúng tôi. Nhớ lại những ngày ấy với những thời khắc cuối năm bên bàn thờ tổ tiên với những ngôi mộ đã được con cháu tảo mộ chu toàn với khói hương và với sự tưởng nhớ thành kính.
Thắm thoát đã mấy mươi năm từ một thanh niên sống có lý tưởng, tôi đã phải bỏ nửa cuộc đời với những nỗi truân chuyên phải liên tục đấu tranh chống áp bức bất công, nhưng chẳng những không kết quả ngược lại còn bị rơi vào những “cuộc chiến” không lối thoát. Tôi đã mất quá nhiều thời gian của đời mình cho việc này, giờ không còn nhiều thời gian nữa nhưng vẫn không biết đến bao giờ mình mới được “về quê, về nhà, về gia đình”, không biết bao giờ mới được tự do thanh thản thắp những nén hương viếng mộ tổ tiên trong những ngày lễ giổ vì những ngôi mộ của gia tộc chúng tôi hiện đang bị chiếm đoạt…
Trong nghĩa trang gia tộc họ Huỳnh của chúng tôi hiện có 8 ngôi mộ, tất cả đều có mộ bia với hình ảnh đầy đủ, nhưng chỉ mộ bia Ba tôi với hình mặc quân phục là bị đập phá, người ta dùng vật sắc nhọn gạch trầy các chử trên bia mộ và đục vào mắt di ảnh người quá cố…
Kính xin hương hồn tổ tiên hãy tha thứ cho con không thể thắp hương viếng mộ tổ tiên gia tộc. 
Xin hãy tha thứ con bất lực để mộ bia người chết vẫn không được yên. 
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ 
còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Thiết nghĩ mồ mả không chỉ là tài sản riêng của một gia tộc mà còn là niềm tự hào của cả quốc gia dân tộc. Trong thời chiến tranh loạn lạc, bản thân người sống lo còn không xong, nên không lo cho mồ mả người chết chu toàn là điều có thể chấp nhận được. Ngày nay, đang ở thời bình trị, ổn định thì việc làm trước hết là phải khôi phục lại truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thăng trầm của đất nước. Giữ gìn và bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên là giử cho con cháu đời sau một truyền thống văn hóa đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Hiện con cháu gia tộc họ HUỲNH chúng tôi không được quyền giữ gìn bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên nằm trong phần đất hương hỏa của gia tộc chúng tôi nhưng tôi vẫn cố gắng lưu truyền gìn giử được gia phả của gia tộc mình trên phần đất ảo. Những người con đi xa, nếu bị thất lạc thông tin về gia tộc họ HUỲNH có thể dễ dàng tìm lại được nguồn cội của mình trên website Việt Nam gia phả tại đây:
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Sống cái nhà – Thác cái mồ” nhưng với những gì đã xảy ra đối với tôi và gia tộc tôi, cả với người sống lẫn người chết quả thực là đã quá sức chịu đựng!. Thiết nghĩ cướp nhà người sống và nhất là cướp mộ người chết là một trọng tội cần phải trừng trị một cách thật nghiêm khắc. Tôi luôn tin tưởng rằng: quyền bảo quản giử gìn mồ mả tổ tiên trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ “HUỲNH” rồi thế nào cũng trở về với con cháu họ HUỲNH chúng tôi và khi đó tôi sẽ vô cùng mãn nguyện.
Và khi nhìn lại “đoạn trường truân chuyên” trong suốt bao nhiêu năm qua dường như có giọt lệ nào, không chảy xuống mà chảy ngược vào tim tôi, lăn mãi, và lăn mãi... Người ta có thể tách quê hương ra khỏi con người nhưng không thể tách niềm đau nỗi nhớ ra khỏi tâm hồn.
Một ngày cuối năm.

Copy từ: Dân Làm Báo

 

TẤT NIÊN RỒNG LỘN 2012



Mấy hôm nay, đảng và chính phủ lên gân về hy vọng kinh tế 2013 - năm con rắn sẽ ngóc đầu chứ không rồng lộn cổ như năm 2012. Nhưng tớ nhìn lại cơ cấu kinh tế nước nhà nó không có gì thay đổi với hình thái chính trị đơn nguyên như sau:
Về tài nguyên thì: Than thì đến 2015 phải nhập, rừng thì hết rồi phải sang Kam và Lào để đốn. Biển thì cũng cạn dầu và hải sản thì bị Trung Hoa ngăn cấm hằng năm vào mùa biển lặng dễ đánh bắt xa bờ. Môi trường thì quá ô nhiễm dù là gần biển. Một phần nữa của nền kinh tế là vay ODA và đầu tư trực tiếp của nước ngoài mỗi năm khoảng 20 tỷ ông Tơn. Bao nhiêu của hồi môn ông cha để lại đã bán ăn hết rồi, lấy đâu nữa mà ăn?
Về khả năng làm ra tiền thì: Còn lại chỉ là kiều hối mỗi năm khoảng 12 tỷ Việt kiều gửi về. Nông dân là thành phần chủ lực làm ra sản phẩm cung cấp cho GDP khoảng 15 tỷ ông Tơn. Trí thức thì chỉ ngồi ăn bám chả làm ra sản phẩm gì. Lao động giản đơn thì đi làm gia công. Một ít du lịch chả bỏ bèn với vài tỷ ông Tơn. Chính khách thì bán đất giá cao để đẩy tăng trưởng tín dụng và GDP ảo.
Về kinh doanh tài chính thì: Đảng đã có những nghị định, nghị quyết độc quyền kinh doanh luôn cả vàng bạc và tiền tệ. Hầu hết tất cả các ngành ngon ăn đảng cũng gom luôn vào độc quyền như: điện, nước, xăng dầu, etc... Nhưng luôn báo lỗ khủng!
Ngó lại tất cả thì 90 triệu người Việt sức mạnh kinh tế nằm ở nông dân và lao động giản đơn. Còn trí thức là cục phân. Trong khi đó nông dân và lao động giản đơn đang bị ép thất nghiệp và bị cướp đất đai nhà cửa. Bao nhiêu thứ thuế, phí được ban hành ra nghị quyết, nghị định để bóc lột dân mà kiếm tiền cung phụng cho bộ máy lãnh đạo quốc gia và lương hưu trí. Thế thì tương lai sẽ ra sao?
Nên, theo tớ thì trước khi đất nước này được vực dậy thì chắc chắn phải có 1 cuộc cách mạng xã hội, còn không thì sẽ còn lụn bại nữa và không biết điều gì sẽ xảy ra? Máu có thể đổ nếu không khéo chống chèo.
Bảo trọng, bảo trọng. Hự hự,
Tư gia, 11h13' ngày 09/02/2013 nhằm 29 ném về 30 tháng Chạp 2012 Âm lịch năm thiếu.
 
 

Copy từ: BS Hồ Hải