CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Đối thoại giữa Nhà báo Đoan Trang với một CB CA Hoàn Kiếm tại “TT lưu trú Lộc Hà”

Đối thoại giữa Nhà báo Đoan Trang với một cán bộ công an Hoàn Kiếm tại “Trung tâm lưu trú Lộc Hà”

4Bản ghi âm: Nguyễn Lân Thắng (9-12-2012).
Bản text: blog Ba Sàm.

Cán bộ công an (CA): Anh giới thiệu với em, anh … ở đội Điều tra Tổng hợp, công an quận Hoàn Kiến.
Nhà báo Đoan Trang (ĐT): Vâng.
CA: Đấy, giới thiệu để em nắm được …Thực ra là cũng … bọn anh cũng không muốn đi làm cái việc này đâu. Nhưng mà … lãnh đạo người ta phân công thì phải đi làm.
Đây … trao đổi với em như vậy. Thứ hai là anh muốn hỏi là em có mang theo giấy tờ gì không … thí dụ chứng minh thư …?
ĐT: Em không mang theo chứng minh thư … (tìm trong túi) … Thẻ thì em không có, không có thẻ … “Card Visit”, giấy giới thiệu các thứ thôi …

CA: Thế thì … Cái việc mà mời … anh mời em lên làm việc thế này thì em có vấn đề gì không?
ĐT: … Vấn đề thì … thực ra thì cái này em nghĩ mọi thứ phải rõ ràng. Lần trước em cũng đi biểu tình là ngày mùng 5 tháng 8, cũng đã …
CA: Lần trước có mặt ở đây không?
ĐT: Có. Mà cũng đã trình bày hết rồi, tức là em cũng không còn có gì để nói cả. Cái gì em cần nói đã nói rất nhiều rồi … Em còn viết để đưa lên mạng, những chuyện quan điểm của em thế nào em nói rõ rồi. Nên giờ nói là nói chuyện tiếp thì em không biết là phải nói gì về những chuyện này.  
CA: … Ừ … (ngừng một lát) … Nói chung là là là … đấy, là cũng giải thích cho em là… Thực ra giữa mình với Trung Quốc thì ai cũng biết có những trường hợp … như thế, nhưng mà đối với bọn anh thì bây giờ những việc …
ĐT: Vâng, anh cứ nói trước.
CA: Bọn anh mời em về thì yêu cầu ở đây thì phải làm việc, các thủ tục pháp luật quy định, … nhé! Ta sẽ tiến hành ghi lời khai và việc trình bày trong văn bản của em .. quyền trình bày của em, nhé! Bây giờ là 11h15, … hôm nay là ngày bao nhiêu?
ĐT: Ngày mùng 9 tháng 12, năm 2012.
CA: Em có thẻ nhà báo không?
ĐT: Em không.
CA: Bây giờ thế này nhé, trong cái khi làm việc ấy, thì thủ tục bọn anh phải hỏi đến quan hệ nhân thân của em. … nhé! (Không nghe rõ) … Cho nên là cũng đừng tự cho thế là thế này thế khác. Ấy! Thí dụ như hỏi bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra lớn lên ở đâu … Ấy!
ĐT: Em thì đồng ý cái đó, nhưng mà em đã trả lời hết lần trước rồi cho nên lần này em không trả lời nữa, vì em thấy nó cũng … nó đi vào chi tiết quá. Mà lần trước em trả lời rất tỉ mỉ, trả lời nhiều lần về chuyện này. Chủ yếu là các anh có rồi, thì em thấy không cần phải nhắc lại. Nếu cần có thể lấy lại cái biên bản của em ngày mùng 5 tháng 8 năm 2012, tại đây, địa điểm này đã làm việc với cán bộ tên là … anh Toại, ở công an quận …
CA: Hôm đấy là ngày bao nhiêu?
ĐT: Mùng 5 tháng 8 …
CA: Em đã làm việc với cơ quan công an bao lần.
ĐT: Đó là lần …
CA: Lần trước đó chứ gì. Thế lần này thì theo yêu cầu của cơ quan công an hỏi về gia đình thì …
ĐT: Em đã trả lời rồi. Còn bây giờ cơ quan công an, gọi là vào mạng điện tử kiểm tra … hồ sơ nhân thân dễ mà, hỏi lại làm gì.
CA: Không, nhưng mình cái nguyên tắc về cái … vào cái khi làm việc ấy thì mình vẫn phải hỏi như thế.
ĐT: Vâng, thế thôi thì em cũng đồng ý cái nguyên tắc như thế nhưng lần này em sẽ không trả lời lại nữa cho nó mất thì giờ quá. Có thể đi vào câu hỏi …
CA: Hôm đó là ngày bao nhiêu? Đã trả lời…
ĐT: Mùng 5 tháng 8. Chủ nhật mùng 5 tháng 8 năm 2012.
CA: Lần trước thì mời yêu cầu về đây làm việc cũng là về vấn đề biểu tình chứ gì? (ĐT: Vâng). Biểu tình chống Trung Quốc đúng không?
ĐT: Vâng. Phải nói một cách rất là rõ ràng là chống … bá quyền Trung Quốc ạ. Chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì chả ai chống làm gì.
CA: Về vấn đề … đúng không? … Biển Đông?
ĐT: Vâng, về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
CA: … Hôm nay thì Trang đi một mình hay đi với ai?
ĐT: Đi một mình ạ, như mọi lần.
CA: Vẫn … (Không nghe rõ) như hôm trước đúng không?
ĐT: Vâng.
CA: Lúc đó là mấy giờ?
ĐT: 9h.
CA: Mục đích là đi…
ĐT: … biểu tình
CA: Biểu tình … Biểu tình … nội dung?
ĐT: Chống các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Chống … các …
ĐT: Các hành vi, … (ĐT đọc cho CA ghi), gây hấn và chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Gây hấn … ?
ĐT: Gây hấn. Hát, a, en-nờ, … Hát, ớ, en-nờ-sắc … (ĐT đánh vần chữ “gây hấn” cho CA ghi). Gây hấn ạ …  Gây hấn và chính sách đối ngoại … Và chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: “Đối ngoại” gì?
ĐT: Hung hăng … Bá quyền … Anh cứ ghi vào thế. Bá quyền. Chính sách đối ngoại bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Khi đến thì có bao nhiêu người?
ĐT: Rất là đông. Khi đến là có cả một sân khấu đang được bày ra trước cổng Nhà hát lớn .. Sân khấu ca nhạc, rất đông khán giả đến xem.
CA: Rồi. Xong như thế nào? Xong đi đến đâu thì người ta yêu cầu (về)?
ĐT: Sau đó có … thì có một số người biểu tình bắt đầu tham gia …
CA: Thế bản thân Trang thì có mang theo khẩu hiệu gì không, băng rôn gì không?
ĐT: Không.
CA: Đi bộ chứ gì?
ĐT: Vâng.
CA: Có mang theo máy quay không?
ĐT: Không.
CA: Có máy ảnh không?
ĐT: Không.
CA: Sau đó thì đi đến đâu thì…?
ĐT: Đến Tràng Thi ạ.
CA: Đi ở giữa đám đông hay là đi sau?
ĐT: Đi … gần như là đầu đoàn.
CA: Xuất phát từ Nhà Hát lớn, mục đích là đến Đại sứ quán Trung Quốc?
ĐT:  À …, có lẽ thế.
CA: Khi đến đâu thì công an mời về đây?
ĐT: Đến Tràng Thi ạ.
CA: Chỗ đấy là trước cửa 16 đúng không?
ĐT: À…, Tràng Thi …
CA: Ở Nguyễn Kim chứ gì?
ĐT: Khoảng khoảng thế. Em không để ý.
CA: Họ đưa về đây bằng phương tiện gì?
ĐT: Xe buýt ạ.
CA: Lần trước thì cơ quan công an xử lý hành chính đúng không? Cái lần mùng 5 tháng 8 ý?
ĐT: Không, không xử lý hành chính.
CA: Có chứ!
ĐT: Không, có lý do gì mà xử lý đâu ạ?
CA: Có thể là là chị sẽ không ký vào cái quyết định gì đấy. Nhưng mà lần trước là có, tất cả những người đưa về đây đều xử lý …
ĐT: Thế thì nó hơi buồn cười là vì nếu xử lý thì em không hề biết, nếu bị xử lý mà em không được thông báo thì cũng hơi buồn cười. Nhưng mà theo như em biết thì là không xử lý, vì cũng chẳng có lý do gì mà xử lý …
2
Quảng bá cốc NO-U, áo NO-U
CA: Thế … làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
ĐT: Đợt trước ý ạ?
CA: Ừ.
ĐT: Khoảng một ngày đấy ạ, từ sáng đến chiều, không có cái cớ gì để xử lý cả. Còn nếu mà sau đấy vẫn xử lý thì cái đó em không biết, cái đấy không  thông báo gì cho em cả…
CA: Làm việc từ mấy giờ?
ĐT: Lần trước ạ?
CA: Ừ.
ĐT: Lần trước là từ sáng cho đến chiều tối ạ.
CA: Thế thì lần đấy có xử lý hành chính không?
ĐT: Không … Theo em biết thì không.
CA: Có nghĩa là bản thân chị thì không được thông báo, đúng không?
ĐT: Vâng. Không biết là có hay không?
CA: … Thế cái việc mà Trang đến đấy là tự mình đến hay là do ai …
ĐT: Tự ạ.
CA: Hay là xem trên mạng?
ĐT: Tự em đi ạ. Xem trên mạng có …
CA: Có nghĩa là mình xem trên mạng chứ gì? (Vâng). Chứ cũng không có người nào trực tiếp …
ĐT: Vâng.
CA: Trên mạng người ta đăng như thế nào?
ĐT: Em cũng chỉ nhớ mang máng là kêu gọi biểu tình.
CA: Có hẹn thời gian không?
ĐT: Hẹn buổi sáng, 9h, ở Nhà hát lớn. Những cái đấy thì vào mạng thì thấy ngay được.
CA: Có nghĩa là mình cứ xem cái thông tin đấy thì mình ra đó chứ không có ai …
ĐT: Vâng.
CA: Chứ không có ai trực tiếp rủ, hoặc là gặp gỡ … đúng không?
ĐT: Không. Vâng.
CA: Trong cái số này thì cũng có những trường hợp là người ta … tham gia, có những người cũng trao đổi … người ta cũng trả tiền, vật chất cho một số người đi. (ĐT: Có bằng chứng không?) Tất nhiên là ý tôi … ý của tôi không phải là họ … (Nghe không rõ), nhưng mà mình có trong cái dạng như thế không?
ĐT: Em nghĩ cái này là nếu không có bằng chứng thì em không tin, em không phải dạng đó, và em phủ nhận cái chuyện ý, nếu không chỉ được đích danh ai đưa tiền cho ai, và bao nhiêu tiền thì … đó là không có cơ sở. Đấy là một lời gọi là vu khống cũng được.
CA: Trong Nghị định 73 mà Chính phủ có … người ta đã quy định tại cái điều 7, điểm B, là không được tụ tập … nhá, không được tụ tập đông người …
ĐT: 73 hay là bao nhiêu? Chắc là 73, hay là bao nhiêu? 63?
CA: 73 ấy. Không được tụ tập đông người, rồi là gây cản trở giao thông, rồi là gây mất trật tự. Đấy. Thì so với cái Nghị định đấy thì bản thân Trang thấy Trang có vi phạm, có sai gì không?
ĐT: Em muốn hỏi lại anh một câu được không?  Em nên hiểu thế nào, hoặc anh hiểu thế nào khi mà bây giờ, người dân biểu tình là để bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bá quyền xâm lược. Và chính quyền bắt. Thì bây giờ nên hiểu cái hành động bắt của chính quyền … hay gọi là mời về làm việc cũng được, nên hiểu là thế nào? Chính quyền có ủng hộ hay không? …
CA: Bây giờ thế này nhé, về cái quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thì giữa mình với Trung Quốc, không phải là vấn đề là Đảng, Nhà nước mình không có … Tất cả đều giải quyết trên con đường ngoại giao … Đấy.
ĐT: Thế việc biểu tình thế này có phải là một kênh ngoại giao không? Anh có nghe nói đến ngoại giao nhân dân không?
CA: Chứ còn mình làm như thế thì sẽ thành những cái gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội cho thành phố, gây cản trở giao thông.
ĐT: Không liên quan. Đây việc này rất là rõ ràng. Em nghĩ là không nên ngụy biện như thế. Em nghĩ rằng cái việc nhân dân biểu tình là cái ngoại giao, kênh ngoại giao nhân dân, public diplomacy, đấy là luật, lý thuyết anh học rồi đấy … nói chung quan điểm chính trị quốc tế nó là kênh ngoại giao. Và cái việc chính quyền  cản trở nó là phản lại kênh ngoại giao đó và nó thể hiện thái độ chính quyền là ủng hộ những cái hành động, chủ trương của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nó không thông nhất giữa người dân và Chính quyền, đấy là một cái hành động rất là sai lầm của Chính quyền. Còn cái việc dân đi biểu tình mà anh quy là gây rối, chính quyền quy là gây rối, thì phải xem lại bản thân cái nghị định đó là vi hiến (Không nghe rõ)  khi mà người ta … Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, thì luật pháp của anh làm thế nào là phải thực hiện cái quyền đó chứ không phải là hạn chế nó. Hạn chế nó là vi hiến. … Và như vậy thì là rõ ràng là chúng ta … vì chúng ta không có  cơ chế bảo hiến, cho nên luật pháp của chúng ta vi phạm Hiến pháp tràn lan.  
Thế bây giờ cứ 5 người trở lên là lại bảo là tụ tập gây rối. Thế bây giờ hát, hát trước cổng Nhà hát Lớn thì có phải là gây rối không? Hát rất ồn ào, hát toàn những bài vớ vẩn. (Không nghe rõ) … người ta nhảy múa trên sân thì có phải gây rối không? Anh trả lời thế nào về cái chuyện ấy? Hoặc có thể là em nói to, em ra đám đông em nói to, có phải là gây rối không? Đừng có gọi là nhập nhèm giữa hành động để biểu thị ý thức của nhân dân với …

3
Nhà báo Đoan Trang (đầu tiên, phải), trong lúc diễn ra cuộc biểu tình Chủ nhật, 5/8/2011 (Ảnh: Xuân VN).
CA: Thế trong nhận thức của Trang thì Trang có thấy trong cái việc đấy mình có sai cái gì không?
ĐT: Em muốn hỏi lại anh về nhận thức của các anh. Mà em muốn hỏi lại là…
CA: Không đây là tôi muốn hỏi Trang đấy, là Trang có thấy sai gì không?
ĐT: Không, nhưng anh đang làm việc, chúng ta đang làm việc nên phải hợp tác. Vì vậy em muốn hỏi lại anh với tư cách là một phóng viên. Quan điểm của anh, nhận thức của các anh về cái việc mà chính quyền đi ngăn chặn biểu tình, là thế nào, cái nhận thức của các anh? Anh có thấy nó mâu thuẫn với cái ngoại giao nhân dân hay không? Em hỏi một cách rất là trung thực, em không đưa việc này lên báo. Hỏi để biết.
CA: (Im lặng một lúc) … Về phía bản thân Trang thì Trang có nhận thức được cái việc đấy của mình là sai không, vi phạm không?
ĐT: Không, không, không vi phạm. Vì nghị định vi hiến thì không có giá trị gì cả. Đối với em là thế. Cái thứ hai là cái nghị định đấy nó cũng chẳng có một chữ nào về biểu tình cả. Nên nó cũng chẳng điều chỉnh gì về hoạt động của bọn em cả. Biểu tình hay gấy rối. Em đi biểu tình chứ không đi gây rối trật tự công cộng, cho nên biểu tình là thể hiện cái ... Bản thân cái Nghị định vi hiến ấy nõ cũng không có tác dụng điều chỉnh hành vi của em. Cho nên em chẳng thấy em sai gì cả.
Em đang hỏi ngược lại, là em muốn biết nhận thức của … từ trước tới giờ  chính quyền luôn muốn biết dân làm gì và nhận thức thế nào, thì em muốn biết ngược lại là cái nhận thức của Chính quyền về cái việc mà đi trấn áp này thế nào. Anh có thể từ chối trả lời? Em hỏi, đây là chúng ta đang làm việc …
CA: Bây giờ thế này nhá, bây giờ thì…
ĐT: Em muốn biết anh có từ chối trả lời hay không?
CA: … Tôi đang làm việc với lị Trang … nhá. Cho nên với tất cả các cái câu hỏi thì tôi sẽ hỏi. Còn nếu với một buổi mà Trang là phóng viên mà đi thẩm vấn, nhá, thì những cái việc đấy thì bên …
ĐT: Thì bên cơ quan chức năng sẽ trả lời đúng không ạ?
CA: … Họ sẽ trả lời. Cho nên mình làm cho nó đúng khuôn khổ, đúng tổ chức.
ĐT: Nhưng khuôn khổ đấy rất là bất … công bằng …
CA: Vì ở đây là … quy định là …
ĐT: Vì em muốn biết quan điểm …
CA: Bây giờ thế này nha, nếu mà Trang cần thì Trang có thể phỏng vấn những cái người người ta lãnh đạo, người ta còn cao hơn tôi nhiều, là một. Thứ hai, buổi phỏng vấn đấy thì nó có đầy đủ các cái … cái … cái yếu tố pháp luật của mình, để mình làm cái việc đấy. Chứ còn ở đây thì lại, nó lại  là khác. Ở đây tôi không phân biệt là thế này, là thế kia nhưng rõ ràng là cơ quan nhà nước đang quy định cho lực lượng công an làm việc và hỏi những cái người trong số người biểu tình này, về những cái câu hỏi cần thiết phải hỏi.
ĐT: Và có thể không trả lời không ạ? Tức là em cũng muốn hỏi một câu là…
CA: Và bên Trang thì yêu cầu phải trả lời. Thí dụ là tôi có về quan hệ gia đình thì Trang có thể khai là trước tôi đã khai rồi, bây giờ tôi không khai lại nữa và tôi sẽ ghi vào biên bản như thế, ấy. cho nó thống nhất, nhé.
ĐT: Thế nó cũng như là anh có thể nói lại là chưa trả lời được. Anh từ chối câu hỏi của em …
CA: (Im lặng lâu) … Việc biểu tình này theo quan niệm của ta là biểu thị lòng yêu nước, đúng không? Nói ngắn gọn là như thế chứ gì?
ĐT: Anh lại nói về … Anh lại vừa nói vừa mỉm cười đấy … Thế anh không nghĩ như thế à?
CA: Không phải. Để tôi cho vào biên bản là các cái thứ …
ĐT: … Thì em đã nói rất nhiều lần, biểu tình là một cái quyền thể hiện chính kiến của nhân dân. Người tham gia biểu tình có thể có rất nhiều mục đích. Có người vì yêu nước, có người như em …  (Không nghe rõ) … Em không phải chỉ là yêu nước mà còn yêu nghề. Em đi biểu tình là để quan sát xem các anh trấn áp nhân dân như thế nào. Rất rõ ràng, là nhà báo phải quan sát. Cho nên nhân dân đi biểu tình là để biểu thị lòng yêu nước. Với em thì không hẳn đúng như thế, với em là thực sự yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia. 
CA: Theo nghề gì?
ĐT: Yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia. Em nghĩ là ghi vào biên bản thì (cười) hơi phức tạp đấy … Mình không nên, mọi người không nên quy chụp tất cả, chung vào một rọ. Mỗi người một quan điểm khác nhau. Em thì em nghĩ như thế.
CA: Thế cái việc mà Trang làm ở đấy thì là trong ấy, là cộng tác viên hay thế nào?  
ĐT: Em là phóng viên chính thức.
Em nghĩ là không thể quy về vấn đề là gọi là báo chí ở đây đâu.
CA: Phóng viên chính thức chứ không phải là … ?
ĐT: Phóng viên chính thức chứ không phải là nhà báo tự do … Anh có sợ chuyện đó không?  Em phải nói rất rõ ràng nhá, là mọi người hay nghĩ là nhà báo tự do, đúng không? Blogger hoạt động bên ngoài, đúng không? …
CA: Không phải là “tự do”, mà người ta có thể là cộng tác viên …
ĐT: Em không phải cộng tác viên, em là phóng viên chính thức, hợp đồng đàng hoàng dài hạn với tòa báo. Và từ trước tới giờ em cũng viết rất nhiều về Biển Đông, cũng như quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. Cho nên cái việc mà chính sách, chủ trương chính phủ, của đảng, nhà nước như thế nào là em biết. Em nghĩ là tương đối rõ, nếu không ngang thì cũng là hơn được cả lực lượng công an đấy. Cho nên là em nghĩ là không cần giải thích cho em những cái đó. Em đang hỏi, em muốn hỏi thêm thông tin và mọi người từ chối trả lời thì em biết vậy … Nó cũng rất thống nhất với các chính sách của nhà nước trong mấy năm nay.
Cái chính sách đó là luôn luôn hạn chế thông tin đối với người dân .Trong đó người dân đi biểu tình biểu thị chính kiến là bị bắt, hoàn toàn thống nhất, không có gì là ngược cả.  
Lần trước em còn tặng sách cho một anh công an ở đây. Sách của em viết in ở Nhà xuất bản Tri thức. Sách về chủ quyền của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông, “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”, Nhà xuất bản Tri thức.
CA: Cái cuốn sách ấy có phát hành không?
ĐT: Có chứ. Nhà xuất bản Tri thức mà lại không phát hành là sao? Tại sao mọi người cứ phải nặng nề vấn đề “chính thống” ở đây? Em khẳng định “chính thống” 100%, không lậu, không phải “lề trái”, phát hành đàng hoàng.
CA: Hôm nay Trang có mang theo không?
ĐT: Bán hết rồi ạ. Sách đấy bán hết.
Em nghĩ là không nên quan niệm những người biểu tình đều là (Nghe không rõ), là ngu dốt và không hiểu gì về chính trị, hay là quan hệ quốc tế, hay là chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ là mọi người quan niệm như thế là nhầm đấy.
CA: … (Im lặng một lúc) Cái thẻ nhà báo của Trang chỉ có thế này thôi chứ gì? (Vâng). UBND thành phố Hà Nội cũng đã có những cái cái …
ĐT: Cái Quyết định vi hiến đúng không?
CA: Ừ!
ĐT: Một cái quyết định vi hiến đúng không ạ?
CA: (Dặng hắng) … Thế thì cái việc mà bây giờ ai cũng tụ tập xuống dưới lòng đường về giữa mình với Trung Quốc thì Đảng và Nhà nước đã có một cái đường lối giải quyết cái việc đấy …
ĐT: Cụ thể như thế nào ngoài cái câu là… ?
CA: Cho nên là (Bị xen ngang nghe không rõ) … Chứ dân cứ tụ tập lôi kéo những cái đám đông như thế thì cái điều đầu tiên là nó gây ùn tắc giao thông, có đúng không?
1
Nhà báo Đoan Trang (thứ 3, phải) trong đoàn về thăm Văn Giang, Chủ nhật 18/11/2012 (Ảnh: BoxitVN).
ĐT: Không. Đó là việc của công an. Cái việc mà anh không đảm bảo được quyền biểu tình của người dân là lỗi của các anh chứ không phải là của dân. Lẽ ra là phải còn phải có đường sá cho người ta đi nữa là đằng khác. Phải dẹp cho người ta đi, nhé! Chứ không có cái chuyện các anh đổ tại biểu tình là gây rối. Em chưa thấy có một cái nước nào có thể có những cái phát ngôn kỳ quặc như thế. Biểu tình là gây rối à?
Thế giả dụ em đi đúng trên vỉa hè, em không hô hào, không cầm băng rôn, khẩu hiệu thì em có gọi là gây rối không? Tại sao bắt em về đây?
 Em nghĩ là em nói lại một lần nữa, các anh cần phải ý thức được rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ rằng là… Em vẫn thông cảm nếu anh không hiểu, bởi vì em cũng không hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước mình, nó không minh bạch, lúc thế này lúc thế kia. Cho nên là ngoài những cái câu là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương pháp hòa bình đối và thông qua đối thoại mà chúng ta học như con vẹt. Chúng ta không biết gì hơn cả! Và dân cũng vậy, cho nên họ bức xúc, họ biểu tình là chuyện rất là bình thường.
Đáng lẽ ra chúng ta phải bình thường hóa chuyện đấy. Chúng ta lại làm cho nghiêm trọng. Chúng ta bắt người, chúng ta cử những anh dân phòng phải nói là khá là vô học, không có chức năng gì cả. Lao ra đường túm bắt, bẻ cổ, bẻ tay. Em nghĩ rằng là cái đấy chỉ khoét thêm mâu thuẫn thôi, không có tác dụng gì cả.
Những cái này em nói rất nhiều lần rồi, em công khai cả trên mạng, đi phát biểu các nơi em đều nói thế và các anh phải minh bạch về chính sách ngoại giao, đường lối ngoại giao. Minh bạch và cụ thể chứ không thể nói mấy câu là thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình. Thế biểu tình không phải là đối thoại à?
Chúng tôi đã cầm quả bom nào ném vào Trung Quốc chưa? Chưa bao giờ! Em nói thật là người Việt Nam, dân Việt Nam mình quá hiền đấy. Chứ với cách cư xử của chính quyền như thế này không đào mả tổ lên là may. Em rất thông cảm với việc công an…các anh . Em biết các anh cũng chẳng hiểu gì hơn bọn em cả về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mà những việc anh làm cũng như kiểu người lính trên trận địa làm theo lệnh của chỉ huy. Cho nên em cũng không phản ứng dữ dội theo kiểu là chửi bới, lăng mạ lực lượng thi hành công vụ khi đưa em về đây. Nên em cho rằng người dân có làm thế  thì vẫn thông cảm được, vẫn hiểu được vì họ quá bức xúc.
CA: (Im lặng một lúc) Anh ấy ơi … (Hỏi vọng ra một công an khác) đây gọi là trung tâm lưu giữ nhở? (Công an khác: Lưu trú).
ĐT: Trung tâm lưu trú Lộc Hà.
CA: Lưu giữ đúng không?
ĐT: Lưu trú. (Công an khác: Lưu trú, đây “lưu trú”). Theo anh nếu như mà người dân họ muốn biểu thị  chính kiến của mình thì làm thế nào bây giờ? (CA: Hứ?). Theo anh nếu mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?
CA: (Im lặng)
ĐT: Họ nói như thế nào?
CA: Ở đây hay là… hay là …?
ĐT: Nói chung là trong cái xã hội của chúng ta, người dân muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?
CA: (Im lặng một lúc).
ĐT: Em đang đề nghị giải thích đường lối đấy ạ? Thì anh có biết chủ trương, chính sách thế nào … viết là “biểu thị” (nhắc CA đang viết chữ “biểu thị” vào biên bản).
CA: Từ từ anh đang làm việc …
(Im lặng lâu. Có thể CA đang vừa viết biên bản vừa nghĩ cách trả lời câu hỏi của ĐT).
ĐT: Anh trả lời được câu hỏi của em thì em ký biên bản, không thì thôi, em không ký.
CA: Sao em?
ĐT: Em cũng có nguyên tắc của em, là em không vi phạm …
CA: Bây giờ thế này nhé, nhà nước người ta có những trụ sở, có những cái phòng tiếp dân, (ĐT: Em biết) đúng không?
ĐT: Em hiểu.
CA: … để giải quyết về vấn đề từ các cấp chứ không riêng gì đến đây cả. Đến UBND thành phố Hà Nội thì người ta có phòng tiếp dân (ĐT xen vào: Thế tiếp dân lại bảo là tôi … Anh buồn cười thật.) để người dân đến đấy trình bày những cái về những cái việc…
ĐT: Anh đã đứng ở đấy bao giờ chưa, anh có nhìn thấy hàng đoàn người ở đấy không? Thế bây giờ …
CA: Cái đấy thì em phải có ý kiến ở đấy chứ còn đó là … nếu như họ đến đấy … (ĐT xen vào: Đúng rồi nhưng nếu em có ý kiến về việc đấy …). Chứ còn nếu trong cái cuộc làm việc thế này, ở những nơi này mà có thể bản thân cái người mà người ta yêu cầu gặp lãnh đạo cấp cao hơn, thì đó là cái đề nghị của người ta … trong việc đấy. Trong cái phần việc này thì cũng xin nói với Trang là chúng tôi cũng là những người thi hành công vụ như Trang vừa nói một câu lúc nãy … nhá!
ĐT: Em hiểu và em thông cảm, em rất thông cảm.
CA: Mình là người công vụ thì mình phải thực theo đúng cái nhiệm vụ mà mình được giao.
ĐT: Không có quyền từ chối ạ?
CA: … (Im lặng một lúc). Trang có gia đình chưa?
ĐT: Chưa ạ.
CA: Thế bây giờ ở với bố mẹ, hay ở một mình?
ĐT: Ở với mẹ, bố em mất rồi.
CA: Mẹ Trang làm gì?
ĐT: Cái này anh có thể lấy biên bản lần trước ra xem lại. Em trả lời ở đấy.
CA: Đây Trang xem lại cái lời trình bày của mình.
… (Im lặng một lúc. Có thể ĐT đang đọc lại biên bản).
ĐT: Còn thiếu nhiều nhưng mà thôi .. (Cười).
CA: Không, tôi làm việc thì tôi cũng không vì người khác. Tôi … Cái quan điểm của tôi thì tôi là cái người mà … mà … cấp trên giao đi làm hôm nay thì tôi đi làm.
ĐT: Em hiểu. Em hiểu các anh …
CA: Thế còn trong cái lời trình bày thì tôi nghĩ tôi ghi như thế này là đúng chứ không phải là tôi ghi sai.
ĐT: Theo em thì là thiếu ạ, chứ không phải…
CA: Cũng có thể là thiếu, ừ.
ĐT: Vâng.
CA: Thế Trang ký vào đây.
ĐT: Vì như quan điểm của em nói gì anh không ghi vào. Nhưng vì sao anh không ghi vào? (Cười)
CA: (Nhắc ĐT) Ghi rõ họ tên.
ĐT: Vì sao lại không ghi vào ạ? Tất cả những phần em nói là để những tình trạng này chấm dứt tốt nhất là cứ để cho nhân dân thực hiện quyền, thậm chí là một bộ phận người dân họ thể hiện cái quyền hiến định của họ? (Nghe không rõ) …
CA: Ghi rõ họ tên … (Im lặng lâu. Có lẽ đợi ĐT ghi thêm vào biên bản). Đây là lời trình bày nhé, chứ còn theo cái quy định của pháp luật í, thì người ta cho rằng cái hành vi đấy là hành vi vi phạm về hành chính cho nên là tôi đã lập cái biên bản vi phạm hành chính trong này có lời trình bày của Trang ở trong này. Ấy! Hai biên bản là một.
ĐT: Em nghĩ là em sẽ không ký, bởi vì em không thấy thỏa mãn với cái kiểu làm việc như thế này của cơ quan chính quyền …
CA: Đây nhá, cái thứ nhất là cái lời khai thì tôi vẫn giữ nguyên đúng như trong biên bản lúc nãy, (ĐT: Vâng), lời trình bày đấy. Nếu mà theo Trang cho rằng: cái việc đấy là “tôi không vi phạm gì” thì cũng có thể ghi vào biên bản vào chỗ này.
ĐT: Không, nhưng vấn đề bản thân cái này nó có cái chữ “vi phạm” ở đây ạ. Lập biên bản vi phạm hành chính, em không ký …
CA: Ừ, thì bản thân mình cũng có quyền ghi vào đây là “tôi không vi phạm gì”.
ĐT: Không! Em không đồng ý … nếu với một cái tiêu đề, thì bản thân cái này sai từ giấy tờ, bản thân cái tiêu đề cũng đã sai rồi. Em không thể ký vào một cái biên bản mà ghi là “Biên bản vi phạm hành chính”, rõ ràng là một cái …
CA: Cái thứ hai nữa là … cái … người ta sẽ xử lý hành chính về cái hành vi này, không có như lần trước lại bảo không biết. Đây là cái quyết định xử lý hành chính, bằng hình thức là phạt cảnh cáo.
ĐT: Trường hợp này em có quyền mời luật sư, theo anh nghĩ là có cần luật sư không?
CA: Không, điều đầu tiên là Trang có thể có ý kiến gì thì ghi vào trong cái phần này và ký vào đây.
ĐT: Không, cái này em nghĩ là liên quan đến luật pháp rồi, em phải có luật sư em mới ký không thì thôi.
CA: Đấy, cho nó rõ.
ĐT: Cái này rất là buồn cười. Anh có công nhận … có thấy chính quyền có lạm quyền quá không? Bây giờ cứ áp đặt cho một người nào đấy…, làm cái biên bản nói ký vào, chả thấy luật sư đâu.
CA: Được rồi. Bây giờ Trang tạm thời ngồi đây tí nhé. (Đứng lên đi ra ngoài) …
ĐT: Bây giờ làm gì ạ? Bây giờ làm gì ạ, hay là về …?

(Hết phần ghi âm này).



Copy từ: Anh Ba Sàm





Thư hồi âm của người anh em bị bắt



cuong le
Anh Thành,
Viết cho anh vào lúc này đây khi thân thể rã rời, mệt mỏi, đau nhức… sau một đêm thao thức không ngủ chờ đợi cuộc tuần hành/biểu tình “Phản đối Trung Quốc xâm lược” và một ngày vật vã với những bắt bớ, đánh đập, khai báo từ chính những người đồng bào mình mà chúng ta gọi là công quyền.

Đọc được bài viết của anh cùng những quan tâm, san sẻ, lo lắng từ mọi người trên cộng đồng mạng, thật tình tôi đã rơi nước mắt… Giọt nước mắt của anh, giọt nước mắt của tôi, giọt nước mắt của tất cả chúng ta đã khóc cho quê hương Việt Nam trước những trấn áp, bạo ngược với người yêu nước nhưng lại ương hèn, bạc nhược đối với kẻ thù.Dù vậy, tôi vẫn tin rằng sẽ còn rất nhiều, nhiều người nữa luôn muốn được xả thân, quên mình vì tương lai, vận mệnh của Tổ quốc. Chúng ta: không bao giờ – khuất phục trước bạo quyền, không bao giờ – cúi đầu trước quân xâm lược Trung Quốc.“Nếu tôi không cháy lên
Nếu anh không cháy lên
Nếu chúng ta không cháy lên
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng?” Tôi sẽ luôn bên cạnh các bạn, đồng hành cùng những người yêu nước, dõi theo từng nhịp thở của dân tộc. Chúng ta sẽ không đơn độc trong cuộc chiến này! Xin cảm ơn anh cùng tất cả mọi người!
Cường Lê
P/S:
Sáng 09/12, mặc dù rất muốn được tuần hành đến trước Tổng lãnh sự Quán Trung Quốc để biểu thị tinh thần yêu nước, bảo vệ biển đảo của nhân dân Việt Nam nhưng khoảng 10h, xét thấy cuộc biểu tình có nguy cơ tan rã vì không có người lãnh xướng do các bác lãnh đạo bị cô lập và trước sự đàn áp, chia cắt của lực lượng an ninh với đồng bào nên tôi quyết định ra về.
Sau khi được một chị mách bảo và nhờ một anh trai chở đi, đến gần ngã tư Pasteur và Nguyễn Du thì bị lực lượng an ninh, khoảng 6-7 người mặc thường phục, trong đó có cả tự vệ lôi kéo, đánh đập, giật điện thoại… tống lên taxi đưa về Công An phường Cầu Kho, quận 1 để làm tường trình. Đến khoảng 4h chiều làm việc xong, họ thả tôi về.
Hiện tại tôi đã bình an… Rất cảm ơn anh và mọi người đã quan tâm, chia sẻ. Vẫn dõi theo facebook của Paulo Thành Nguyễn, nếu có tin tức gì về anh trai đã chở tôi hôm qua, rất mong anh báo trên facebook, tôi cũng rất lo lắng về anh ấy…
IMG_3850
Anh bị an ninh đánh đập rơi mất cặp mắt kính
11.12.2012
 
 

Copy từ: Paule Thành Nguyễn







Côn đồ ăn lương dân ?


 Cộng đồng mạng đang chia sẻ những hình ảnh của đám côn đồ có mặt tại cuộc biểu tình của Nhân dân tại Hà nội chống giặc Tàu xâm lược. Đám này có mặt trong mọi chỗ : bắt người biểu tình, vào trại Lộc hà, ra ngoài cổng gây sự và có thái độ vô học với cả người già như Cụ Hiền Đức, Cụ Ngô Đức Thọ. Dưới đây là những hình ảnh được đăng tải trên mạng :

Bốn tên lao vào bóp cổ và lôi một thanh niên yêu nước tên Phương lên xe buyt

Bốn tên trong ảnh có mặt tại trại Lộc Hà, luôn gây sự, kích động, chọc gẹo cả người già và phụ nữ,  vào trong trại  cùng các công an Hoàn Kiếm.

Nghênh ngang trong trại Lộc hà cùng các cảnh sát.
Tên gày này bóp cổ, đánh thanh niên tên Phương trên xe buyt.

Hai tên này giở thái độ rất hỗn láo, vô học với GS Ngô Đức Thọ và cụ Lê Hiền Đức.

Những tên này tại sao lại đi chung với công an Hoàn Kiếm ?

Tên này cũng rất hung hăng gây hấn với nhiều người.

 Gọi thêm giang hồ ( hai tên đội mũ lưỡi trai) đến bắt tay bắt chân hỗ trợ. PV đã hỏi qua một kênh chơi với Cường " cát" - một liền anh liền chị  bên Gia Lâm - Cường cho biết : " mấy con ghẻ này đâm chém, bắn thuê, nhưng vẫn muỗi  thôi...tôi chơi với bố chúng nó...''.

Xe chở hai tên giang hồ huyện đến.
  Chỉ qua những hình ảnh mà cộng đồng đang chia sẻ trên mạng đã cho thấy : lực lượng công an, cảnh sát, giang hồ, côn đồ giờ là một hội, được sử dụng để chống lại Nhân dân ở mọi chỗ, mọi nơi. 
  Qua cộng đồng mạng, chúng tôi rất mong được các PV, các cá nhân biết thông tin về các nhóm này, cung cấp thông tin để làm rõ các hành vi hại dân của chúng.



Copy từ: Xuân Việt Nam

Điểm mặt nữ âm binh, cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn

Điểm mặt nữ âm binh, cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn
Dec 11, 2012 12:37 PMPublicPageviews 1 0
Kính gửi Ban biên tập và bạn đọc thôn Dân Làm Báo
Chúng tôi là độc giả thường xuyên đọc Danlambao, có người hiện đã đi làm hoặc đang đi học. Chúng tôi đều là những người đã tham gia biểu tình chống TQ tại SG ngày 09/12/2012.
Hôm nay, chúng tôi sẽ công bố các hình ảnh về một nữ âm binh, quái thú được cử đến để gây rối, phá hoại cuộc biểu tình yêu nước tại Nhà hát Thành Phố Sài Gòn sáng hôm 9/10 vừa qua.
Trong cuộc biểu tình, chúng tôi rất bất bình với đám âm binh mang loa, micro trà trộn vào đoàn biểu tình hát nhăng cuội mấy bài trẻ con như Cháu lên ba, Một con vịt,... và những bài khác không phù hợp với việc biểu tình chống TQ. Tôi thấy khá nhiều người ngây thơ bị mắc lừa và hát theo, trong đó có mấy người đi cùng tôi.
Sau khi nghe những bài hát lạ, tôi phát hiện ra họ đã bố trí một đám âm binh trà trộn vào đây giả vờ biểu tình để gây nhiễu. Tôi liền theo dõi một âm binh đã cầm micro hát (loa thì người khác bỏ vào balô mang theo) và chụp được mấy kiểu ảnh về âm binh này, đó là một mụ đàn bà mặc áo sọc ngang xanh - trắng. Vì không sẵn máy ảnh nên không chụp được cảnh âm binh này đang cầm micro hát nhưng tôi khẳng định tôi trực tiếp nhìn thấy ở khoảng cách 1m, lúc đó cũng khá nhiều máy ảnh chụp tôi nghĩ thể nào cũng có ảnh này mà ai đó đã chụp được.
Đoàn biểu tình sau khi diễn ra đã tiến ra đường phía trước nhà hát nhưng bị chặn đành quay lại nhà hát. 
Lúc đoàn biểu tình quay về đến nhà hát thì cũng là lúc ông Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện đứng trên thềm nhà hát và bắt đầu phát biểu. Mọi người kêu đưa micro nhưng đám âm binh này nói hết pin và mang thẳng vào trong nhà hát, âm binh áo xanh trắng tôi đề cập cũng chui thẳng vào trong đó rồi một lúc sau đi ra. Tôi chỉ chụp được mấy hình lúc âm binh này từ lúc trong nhà hát đi ra.
Tôi để ý âm binh này sau đó còn hét lên lu loa và tham gia vào màn giật băng rôn trong đoạn video dưới đây:



Kính thưa Ban biên tập và bạn đọc thôn Danlambao, tôi khẳng định kẻ mặc áo sọc xanh trắng đó là âm binh. Dưới đây là một số hình ảnh mà tôi đã chụp lại khuôn mặt của nữ âm binh quái thú này. (Có 1 ảnh tôi down về từ trang Basam, các ảnh còn lại do tôi chụp):


 La hét, lu loa lao vào cướp giật băng rôn

Chúng tôi cung cấp các tư liệu này và mong muốn được công bố, hoặc chuyển đến các trang mạng xã hội một bài với ý tưởng đề nghị là: “Truy tìm âm binh Việt gian” với nội dung:
- Đây là kẻ đã trà trộn vào để kích động, phá rối đoàn biểu tình chống TQ.
- Đây là kẻ đã mang loa hát những bài trẻ con để gây nhiễu tiếng hô chống TQ.
- Đây là kẻ đã tham gia cướp giật biểu ngữ phản đối TQ.
- Đây là kẻ đã nhận những đồng tiền dơ bẩn để làm những việc làm khốn nạn trước nỗi đau của đất nước.
- Đây là kẻ đã chỉ biết hành xử như xúc vật chỉ đâu đánh đấy mà không có một chút lương tâm và lẽ phải nào.
Ai biết kẻ này xin thông báo tên tuổi, chỗ ở, chỗ làm để mọi người cùng biết.
Chúng tôi nghĩ rằng từ bây giờ, chúng ta cần phải thêm chiến thuật “đánh âm binh”. 
Bọn âm binh khác bọn chóp bu ở chỗ không có nhiều đặc quyền đặc lợi. Với những chóp bu mặt trơ với quyền lợi nhiều thì việc bêu riếu, lột mặt sẽ ít làm chúng thay đổi thái độ. Nhưng với các âm binh thì khác, nếu chỉ nhận vài trăm ngàn cộng vài lời khen để cả nước phê phán, bêu riếu thì chắc chúng sẽ ảnh hưởng tinh thần lớn. 
Có thể chúng ta không tìm được tên tuổi, nơi ở, chỗ làm của âm binh nhưng tôi nghĩ với mạng thông tin hiện nay thì chắc chắn âm binh sẽ biết mình đang bị bêu riếu. Đánh âm binh để chúng nhìn nhau mà dè chừng cho các lần sau, để chúng bớt những hành động tay sai cũng có thể là một thành công.
Trân trọng kính chào.
CLS


Copy từ: Dân Làm Báo

Công ty sui gia Thủ tướng bị rút giấy phép

Bảng Đỏ (Danlambao) - Bộ Thông Tin Truyền Thông đã chính thức thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động của công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom). Đông Dương Telecom có nguồn vốn và chi phối thực tế bởi ông Nguyễn Bang. Ông Nguyễn Bang là sui gia với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam vào tháng 8/2009, tuy nhiên sau 3 năm không triển khai cung cấp dịch vụ, đến nay Đông Dương Telecom đã chính thức bị loại khỏi sân chơi di động béo bở. Đông Dương Telecom là mạng di động thứ 8 được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, cũng là nơi đang sở hữu đầu số 'vàng' 099. Đông Dương Telecom còn được gọi là 'mạng di động ảo', bởi mô hình hoạt động của nó là đi thuê lại cơ sở hạ tầng của các mạng khác, không có băng tần riêng và cũng không tốn chi phí đặt trạm phát sóng, mua máy móc... Vào tháng 3/2009, trang blog Change We Need được cho là của ông Trần Huỳnh Duy Thức tiết lộ: Đông Dương Telecom có nguồn vốn và chi phối thực tế bởi ông Nguyễn Bang. Ông Nguyễn Bang là sui gia với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh đó, Đông Dương Telecom còn có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá – cựu Bộ trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông (Nay là Bộ Thông Tin & Truyền Thông). Dưới đây là bài viết 'Chuyện về gia đình phò mã và sui gia Thủ tướng' liên quan được đăng trên Blog Change We Need. Đây là bài viết từng thu hút sự chú ý của dư luận lúc bấy giờ, và có lẽ bài viết này là một trong những nguyên nhân khiến tác giả của nó bị trả thù khủng khiếp qua mức án 16 năm tù giam. Bảng Đỏ danlambaovn.blogspot.com _________________________________ Chuyện về gia đình phò mã và sui gia Thủ tướng Change We Need - Chắc trong chúng ta sẽ có lần thắc mắc sao lại không có mã di động 099 mà chỉ có 090, 091, 092, 093, 094, 095, 096, 097, 098. Năm trước thấy Bộ Thông Tin Truyền Thông nói hết kho số 09 cho di động nên mới ra kho số 012… Sắp tới mọi người sẽ có câu trả lời vì sẽ thấy một “chú” di động mới ra đời, có dịch vụ di động mang mã số 099-xxx-xxxx. Nhà cung cấp dịch vụ này mang tên Indochina Telecom. Chắc ai cũng sẽ đang thắc mắc Indochina Telecom của ai mà lại được dành cho mã di động đẹp nhất Việt Nam như thế. Indochina Telecom được thành lập dưới danh nghĩa của Tổng cục II Bộ Quốc Phòng nhưng nguồn vốn và chi phối thực tế từ ông sui của anh 3 Thủ Tướng – ông Nguyễn Bang (cha của Nguyễn Bảo Hoàng hay Henry) và con rễ của ông ấy (Thomas O’Cornor, tức anh rễ của Hoàng), có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá – nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT. Ngoài ưu tiên được dành mã số đẹp, công ty viễn thông này còn có một đặc tính khác lạ hơn so với các công ty di động khác hiện nay, đó là nó không phải bỏ ra hàng trăm triệu Đô-La để đầu tư nhà trạm phát sóng, máy móc thiết bị đắt tiền tốn kém, mà tất cả các công ty di động của Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông VNPT bao gồm Vinaphone, Mobifone và một phần của Viettel Mobile sẽ phải “phát sóng thay” cho nó. Mà nó cũng chẳng phải bỏ tiền ra mua các sóng này, thay vào đó nó chơi rất “cha” bằng cách khi nào nó bán được dịch vụ, tức là khách hàng 099 mà có gọi và phát sinh doanh thu thì nó ăn chia phần trăm lại cho các công ty di động này. Đúng là một hợp trong trong mơ cũng không thể có được. Chẳng phải bỏ tiền ra đầu tư ban đầu tốn kém, cũng chẳng phải chịu rủi ro nếu mua sóng theo dung lượng nào đó mà chưa biết bán tới đó hay không. Ấy vậy mà một công ty di dộng có mã đẹp như thế chỉ cần vài chục triệu Đô-La Mỹ là hoạt động được rồi. Dự kiến là siêu lợi nhuận vì di động bình thường (phải đầu tư lớn) đã lời rất nhiều, còn cái này thì chẳng phải đầu tư gì đáng kể. Mấy chục triệu Đô-La này phía Tổng cục II không phải bỏ ra mà gia đình ông sui anh 3 lo hết. Nhưng trên thực tế, khoản tiền này cũng chẳng phải là tiền túi của gia đình này mà nó có nguồn gốc thật đáng xấu hổ. Những ai đọc các loạt bài ca ngợi phò mã Henry cách đây hơn một tháng trên các báo lề phải thì chắc vẫn còn nhớ các bồi bút nhắc tới VITC là một công ty được vị phò mã (tức là lúc đó chưa phải phò mã) Henry thành lập và phát triển nó lớn mạnh đến mức doanh số cả chục triệu Đô. Doanh số lên cả chục triệu là thật nhưng sự thật đầy đủ thì hãy đọc tiếp dưới đây. Nguyễn Bang khi mới sang VN móc nối được với Đỗ Trung Tá và mua chuộc tay quan tham này cho một kế hoạch mà nhiều người tin là được toan tính từ đó đến nay. VITC do con rễ của ông Bang là Thomas O’Cornor thành lập, đang buôn linh tinh đủ thứ từ xử lý môi trường, PVC, xuất khẩu ở VN thì đột ngột nhảy vào lĩnh vực viễn thông và có ngay hợp đồng với công ty Viễn thông Quốc tế VTI (trực thuộc VNPT) để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về VN với trị giá cả triệu Đô-La Mỹ một tháng. Điều kỳ lạ là nếu như các công ty khác làm ăn tương tự với VTI (như AT&T, France Telecom, …) đều phải thanh toán trước thì VITC luôn được thanh toán sau với trị giá có thời điểm lên đến gần 50 triệu Đô. Việc làm ăn này bắt đầu từ 2002 và lúc đó Henry đang làm Giám đốc kinh doanh cho VITC, anh rễ Thomas làm Tổng Giám Đốc, ông bố Nguyễn Bang làm Chủ Tịch. Ai cũng thắc mắc tại sao những tay Việt kiều này lại có thể chiếm dụng một số lượng vốn hàng chục triệu Đô thường xuyên và lâu dài như vậy. Có một số quan chức VNPT muốn đưa vấn đề này ra nhưng đều thất bại vì lúc đó ông Đỗ Trung Tá đã trở thành Bộ Trưởng Bộ BCVT từ cái ghế Chủ Tịch HĐQT VNPT. Số vốn chiếm dụng này gia đình Nguyễn Bang dùng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và mở một nhà hàng tên Vine ở số 1 Xuân Diệu, Hà Nội. Đến tháng 3/2008 VITC tuyên bố đóng cửa VPĐD tại VN với số nợ VTI lúc đó lên tới 23 triệu Đô-La Mỹ, và giải tán toàn bộ nhân viên đang làm việc ở đây. Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của ông Tá và lãnh đạo VTI nên VITC duy trì một văn phòng giả, lẳng lặng chuyển hết máy móc về số 1 Xuân Diệu, cho thiết bị chạy không tải, không có lưu lượng để qua mắt các nhà chức trách để duy trì cái hợp đồng với VTI nhằm chiếm dụng 23 triệu lâu dài. Kế hoạch của gia đình Nguyễn Bang cấu kết với Đỗ Trung Tá (dù giờ đây không còn làm Bộ Trưởng nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trên chính trường, đặc biệt là với ông 3 Dũng) là VTI sẽ xóa nợ 23 triệu này bằng những thủ đoạn như đối soát cước, mua lại cổ phần của VITC bên Mỹ, … Tuy nhiên việc này đến hiện nay đang gặp phản đối của nhiều người trong VNPT nên đến giờ vẫn không thực hiện được. Nhưng số tiền 23 triệu Đô thì vẫn nằm trong túi gia đình Nguyễn Bang và bây giờ được tiếp tục đầu tư vào Indochina Telecom. Trong quá trình lừa đảo trên, có một số nhân viên VITC, người nước ngoài lẫn người Việt cũng bị gia đình Nguyễn Bang lừa đảo và lợi dụng nên rất bất bình. Họ đang tìm cách đưa vấn đề này ra ánh sáng. Donald Berger (người Canada) đầu tiên hùn hạp với Thomas làm nhà hàng Vine, mới đây bị Thomas hất văng khỏi nhà hàng này. Hay như Larry Grace, một luật sư ở Chicago và là bạn học đại học của Hoàng phò mã, có thời được Thomas (thường gọi là Tom) mời sang tư vấn vụ bán một phần cổ phần của VITC cho VNPT (25%). Tuy nhiên chỉ sau 1 thời gian ngắn làm việc với gia đình này thì Larry phát hiện ngay ra đây là một công ty lừa đảo và ngay lập tức bỏ dở dự án và rút về nước làm Thomas và Hoàng vô cùng cay cú. Larry đã nhận ra bản chất lừa đảo của Tom và gia đình Nguyễn Bang từ rất sớm đã có một lần khởi kiện Tom ở Singapore liên quan đến việc lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích. Tom đã phải tốn khá nhiều tiền để lo lót vụ này êm xuôi. Larry cách đây vài năm đã gửi thư đến VNPT tố cáo bản chất lừa đảo của VITC và dụng ý xấu của Tom nhưng chả ai quan tâm. Nhưng Larry tuyên bố sẽ không bỏ cuộc trong việc vạch mặt việc chiếm dụng 23 triệu Đô tiền của nhà nước (tức của nhân dân). Tôi tin là câu chuyện này sẽ bị lôi ra ánh sáng, không sớm thì muộn. Anh 4 cũng đã nắm được thông tin này, hy vọng sẽ là một bằng chứng tốt để trừng trị Đỗ Trung Tá – thân tính của anh 3. Change We Need Copy từ: Dân Làm Báo

Vế đối hôm qua và “đèn đỏ” hôm nay trong ngày 9-12-2012

Vế đối hôm qua và “đèn đỏ” hôm nay trong ngày 9-12-2012

Nhà báo Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - ...Những ai đã bật nút bấm đèn đỏ, những ai đã đập dùi cui xuống đầu người Việt Nam yêu nước! Ngăn cản người Việt Nam đến với cuộc xuống đường yêu nước một cách ôn hòa! Các quý vị nhân danh ai? Tự giới thiệu mình là ai?... đang sắm vai gì trong bi kịch lớn lao của dân tộc Việt Nam hôm nay?... Điều đáng sợ nhất của quý vị không phải là mất Biển Đông, mất Hoàng Sa, Trường Sa... thậm chí cả mất nước. Nỗi sợ hãi lớn nhất của chế độ này là họ sợ “Cái Sẩy Nẩy Cái Ung!”, “Quá Mù Ra Mưa!”... sẽ làm sụp đổ chế độ này, kéo theo sự sụp đổ những nhóm lợi ích đang ký sinh trên thân mình của chế độ...
*
Giữa lúc người Trung Quốc lạnh lùng bước lên những nấc thang rất quá đáng: Từ 2013 họ sẽ dành quyền kiểm tra bất cứ tầu thuyền nào hiện diện trên Biển Đông! Hộ chiếu in hình lưỡi bò của Trung quốc phát tán khắp thế giới công khai khẳng đinh Biển Đông là của họ! Động thái trắng trợn này đã đặt dân tộc Việt Nam, một cộng đồng dân cư mặt biển... phút chốc trở thành một cộng đồng không còn biển. Một dân tộc tự hào coi mình là nòi giống Rồng Tiên, phút chốc rơi vào cảnh ngộ: 
“Rồng sa bãi cát Cua Càng cắp! 
Hổ lạc đồng bằng Chó Ghẻ xua!” 
Đây là sự xúc phạm danh dự và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam, một sự xúc phạm không thể chấp nhận. Lập tức người dân Việt Nam yêu nước đã lên tiếng giáng trả, lên tiếng gọi nhau, hẹn nhau sáng 9-12-2012 kéo về 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn để tuần hành, mít tinh phản đối hành động ngang ngược này của phía Trung Quốc. 
Là con dân Đại Việt, không ai cho phép mình dửng dưng, vô cảm đứng ngoài sự kiện này và tôi biết... sẽ không chỉ tôi, rất nhiều người khác sẽ không dễ mà đến được với cuộc tụ hội này. Ngay từ sớm 6-12 tôi đã trả lời thẳng “các vị khách” đến nhà tôi rằng: Tôi sẽ đi biểu tình cùng với mọi người, nếu cơ quan an ninh vẫn đối xử với người biểu tình yêu nước như đối xử với lực lượng thù địch thì quý vị sẽ trả lời thế nào trước nhân dân, trước hậu thế! “Khách” của tôi không nói gì, ra về trong tâm trạng buồn buồn... Trong tôi lúc đó lại như phảng phất một niềm tin mơ hồ: Cấp trên của họ sẽ bật đèn xanh cho buổi sáng 9-12-2012 này và tôi hối hả chuẩn bị hành lý tư trang cho buổi sáng này. Khẩu hiệu về Hoàng Sa - Trường Sa - Biển Đông – No U, tôi đã từng có rồi, lần này tôi lụi hụi tự cắt dán khẩu hiệu để cùng mọi người: 
“ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG”. 
(Sông “Bạch Đằng” từ xưa máu còn đỏ!) 
Đây chính là vế đối của Thám Hoa Giang Văn Minh (1573-1638) tung ra để đáp lại vế đối xỏ xiên “ĐỒNG TRỤ CHÍ KIM ĐÀI DĨ LỤC!” (Cột đồng đến nay đã rêu xanh!) của Hoàng Đế Sùng Trinh - Minh Tư Tông khi ông này đón đoàn sứ thần Nhà Lê sang cầu phong. Vế đối này hàm ý nhắc sứ thần An Nam nhớ tới việc Phục Ba Tướng quân Mã Viện đàn áp thành công cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho thuộc hạ yểm trên đất Giao Chỉ một cột đồng với lời nguyền độc địa: “Đồng trụ chiết - Giao Chỉ diệt!” (Cột đồng gẫy – Giao Chỉ vong!). Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có một lời bình tuyệt hay về sự kiện này: 
“Vào thời ấy, vế đối “Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ!” của Giang Văn Minh nhắc lại 3 lần người Việt đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng... được coi là cái tát thẳng vào mặt Hoàng Đế nhà Minh, trước đông đảo văn võ bá quan của Minh Triều và các sứ bộ các nước. Vua Minh Sùng Trinh bừng bừng nổi giận quên cả thể diện Thiên Triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám nhựa đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu?”. Sự việc xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão. Nhưng Sùng Trinh – Minh Tư Tông vẫn kính trọng cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài ông được đưa về Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và nhà chúa Trịnh Tráng cùng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công Bộ Tả Thị Lang, truy phong tước hiệu Vinh Quận Công, ban tặng câu: 

“Sứ bất nhục quân mệnh - Khả vi thiên cổ anh hùng” 

(Tức: Sứ thần không làm nhục mệnh vua - Xứng danh anh hùng thiên cổ). Thám Hoa Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, Thôn Mông Phụ, Xã Đường Lâm. Trên cánh đồng này có một quán nhỏ là nơi linh cữu ông được quàn và gọi là Quán Quàn. Hiện nay nhà thờ ông ở làng Mông Phụ được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di Tích lịch sử văn hóa. Tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã Quận Ba Đình. (Hết trích) 
Tôi cứ đinh ninh vế đối “ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG” (Sông ‘Bạch Đằng’ từ xưa máu còn đỏ!” của Thám Hoa Giang Văn Minh sẽ được tôi trịnh trọng dương cao trên khắp các con đường Hà Nội từ Nhà Hát Lớn đến sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu trong ngày 9-12-2012, để các nhà lãnh đạo của đất nước tôi bớt ngất ngây, lú lẫn trước cái bả “16 chữ vàng” và “4 tốt dỏm”, mà chú ý hơn đến cái “Lưỡi Bò” đang quét thia lia trên Biển Đông, để người Tầu tỉnh táo hơn trước những thèm khát của họ. 
Tôi đã thất vọng hoàn toàn, 8h30 tôi có mặt trước Nhà Hát Lớn... đang buồn vì sự xuất hiện rất lố một sân khấu dã chiến chềnh ềnh ngay trước mặt nhà hát, trên đó là các cháu xung phong tình nguyện đang đung đưa, nhún nhẩy theo âm thanh của một dàn loa khủng khuếch đại những bài hát của một thời rất đáng nhớ của thế hệ chúng tôi. Vậy mà vào lúc này, hoàn cảnh này... tiếng hát đó, sân khấu đó, bài hát đó lại lạc lõng vô hồn và tội lỗi đến thế! Vừa kịp nhận ra Lê Anh Hùng chàng trai đang gây nhức nhối ruột gan Ban Lãnh Đạo Việt Nam bởi những tố cáo làm rung rinh chế độ mà anh đang theo đuổi, tiến đến bắt tay tôi thì đó cũng là lúc tôi lọt vào lưới của an ninh. Thế là từ đó trở đi, tôi bị an ninh Thành Phố, an ninh Quận, an ninh Phường, kể cả cháu an ninh khu vực... bám không rời một bước. Các cuộc đối thoại diễn ra thật tẻ nhạt bởi thái độ hơn thua với họ không bao giờ có đối với tôi và cũng ngay từ lúc đó tôi biết là không có đèn xanh, đèn vàng gì hết, chắc chắn tôi không thể đến được với đám đông phía trước Nhà Hát. 
Lại vẫn là:...“Bác già rồi, đến đó làm gì!”, “Mọi vấn đề đã có đảng và nhà nước lo!”..., “Thế bác đến đây bằng phương tiện gì! Nếu bác đi xe bus để anh em tôi đưa xe chở bác về!”... Tôi điềm tỉnh nói với họ: “Tôi biết, các ông cũng chỉ vì đồng lương rất hậu từ tiền thuế của nhân dân, người khác thì vì chiếc ghế đang ngồi mà phải nói thế thôi. Tôi biết... về phương diện nào đó, các ông cũng nghĩ như tôi, nhưng không bao giờ dám nói, dám làm như tôi. Tôi đi biểu tình chống Trung Quốc người của các ông cũng vì “Còn Đảng - Còn Tiền!” đã chửi tôi, tôi không đi chắc họ còn chửi tôi dữ đến thế nào!, nhưng tôi đến đây không một chút nào vì họ. Tôi chỉ muốn nói với các ông rằng, nếu người yêu nước đi biểu tình chống Trung Quốc vẫn tiếp tục bị coi là người xấu, là lực lượng thù địch thì đời tôi, đời các ông có thể chưa nhìn thấy đất nước mình hóa thân thành ngôi sao thứ 6 trên lá cờ Trung Quốc... thì cũng chỉ đến đời con tôi, con các ông, sẽ chứng kiến tình cảnh đau xót đó đấy. Đến lúc đó, các ông biết giải thích thế nào trước trước hậu thế? Sự không có tiếng nói chung giữa công an và người yêu nước... như thế sẽ ngày càng làm xấu đi quan hệ giữa công an và nhân dân. Cuộc đối thoại chẳng đâu vào đâu giữa tôi với tốp an ninh tiếp tục diễn ra trong bối cảnh tôi biết mình không thể nào đến gần khu vực mà tôi biết người biểu tình yêu nước đã xuất hiện. Tôi đã tự tìm đến đây, nếu tôi không gặp được những người cùng ý chí như tôi thì cũng không bao giờ tôi lên xe của họ, tôi không để cho bất cứ ai cướp nốt chút tự do tối thiểu của tôi. 
Tôi nói với họ những điều đó lúc tôi đã tiến tới lối rẽ vào phía vườn hoa cụ Lý, thì gặp cựu chiến binh Đỗ Văn Thỉnh người ngày nào cùng các nhà giáo Hà Đông ký tên trong tâm thư khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Không hòa được vào đám đông những người biểu tình lúc hơn 9h, cả tôi và anh Đỗ Văn Thỉnh buộc phải lên xe bus 02 để trở về nơi cư trú, cùng lên xe là một an ninh của quận Hà Đông. Lúc đó là 9 h 30 sáng 9-12-2012... đó cũng là thời điểm đoàn tuần hành ở Hà Nội bị đập tan ngay đầu đường Tràng Thi và cuộc mít tinh ở Sài gòn cùng thời điểm đó cũng bị đập tan bằng một kịch bản tương tự. 
*** 
Vừa về đến nhà, tôi nhào vào máy tính... biết ngay cuộc xuống đường vì đất nước ở cả 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn đã cùng chung một kết quả thành công nhưng rất hạn chế. Thành công ở chỗ người Trung Quốc và những người Việt Nam nào đã bị người Trung Quốc thuần phục phải nhớ rằng, không phải người Việt Nam nào cũng gục mặt trước họ. Hạn chế là ở chỗ cuộc mít tinh ở Sài Gòn vì công an mà không đạt được ở quy mô cần thiết và cuộc tuần hành ở Hà nội cũng vì công an mà không đến được địa điểm cần phải đến. Bên cạnh đó là hàng loạt những gương mặt nổi tiếng của những cuộc xuống đường từ những năm trước như: Chủ Blog Nguyễn Tường Thụy, Cụ bà Lê Hiền Đức, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Blogger danh tiếng Lê Anh Hùng, Blogger Lê Dũng, Nguyễn Văn Phương, Nhà giáo Dương Thị Xuân... ở Sài Gòn là Giáo Sư Tương Lai, ông Lê Hiếu Đằng, Nhà Thơ Đỗ Trung Quân, Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Đại Tá Nhà Văn Phạm Đình Trọng... người thì bị bắt giữ, người thì bị rầy rà với các nhân viên an ninh... thế là chẳng có đèn xanh đèn vàng gì hết mà lại là “ĐÈN ĐỎ” tín hiệu của đàn áp. Nhưng thưa những ai đã bật nút bấm đèn đỏ, những ai đã đập dùi cui xuống đầu người Việt Nam yêu nước! Ngăn cản người Việt Nam đến với cuộc xuống đường yêu nước một cách ôn hòa! Các quý vị nhân danh ai? Tự giới thiệu mình là ai?... đang sắm vai gì trong bi kịch lớn lao của dân tộc Việt Nam hôm nay? Bảo rằng các vị là Hán gian! Tôi không tin. Các quý vị chỉ là những kẻ thừa hành mẫn cán cho một thể chế đã lỗi thời coi những quyền lợi ích kỷ của mình là tối thượng. Điều đáng sợ nhất của quý vị không phải là mất Biển Đông, mất Hoàng Sa, Trường Sa... thậm chí cả mất nước. Nỗi sợ hãi lớn nhất của chế độ này là họ sợ “Cái Sẩy Nẩy Cái Ung!”, “Quá Mù Ra Mưa!”... sẽ làm sụp đổ chế độ này, kéo theo sự sụp đổ những nhóm lợi ích đang ký sinh trên thân mình của chế độ. Nếu sự thực là như thế! Thì làm gì còn có khái niệm “TỔ QUỐC TRÊN HẾT!”, làm gì có khái niệm “TỔ QUỐC - DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM!” nữa “HỠI TRỜI! - HỠI ĐẤT! - HỠI NGƯỜI VIỆT NAM!”
10-12-2012 
Một chiều Hà Đông buồn bên bờ Sông Nhuệ. 
 
 
Copy từ: Dân Làm Báo

Tôi tố cáo...

Lê Hiếu Đằng

Tôi là Lê Hiếu Đằng, trước 1977 là Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, sau 1975 là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tố cáo trước công luận trong và ngoài nước hành động bắt bớ, trấn áp, bao vây các thành viên đứng tên trong thông báo tổ chức cuộc mittinh vào sáng ngày chủ nhật 9.12.2012 trước Nhà hát lớn Thành phố.
Cụ thể là GS Tương Lai, một trí thức tên tuổi, mặc tuổi cao sức yếu, lại đang bị bạo bệnh, trên đường đi đã bị công an phường Tân Phong Q7 dùng vũ lực cưỡng ép bắt về phường và sau đó truy đuổi đến tận nhà. Đây là một hành động trấn áp vô nhân đạo đối với một trí thức đã có nhiều cống hiến. Riêng các anh Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Cao Lập và tôi bị lực lượng công an chìm nổi bao vây không cho ra khỏi nhà. Trường hợp tôi, công an vây nhà từ 4g sáng. Các anh Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà văn Nguyễn Viện và nhiều ngươi nữa trên đường đi đều bị công an chận lại, dùng vũ lực khống chế, “áp tải” về đến tận nhà dù có người ở mãi Thủ Đức.
Bất chấp những hành dộng trấn áp, bắt bớ nói trên, cuộc mitting vẫn diễn ra với sự tham dự của đông đảo thanh niên, sinh viên, học sinh và nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ kể cả đại biểu Quốc hội khóa này như: GS Chu Hảo, các dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Đôn Phước, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, nhà báo Thế Thanh, nhà thơ Lưu Trọng Văn (con nhà thơ Lưu Trọng Lư), họa sĩ Trịnh Thanh Tùng, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân vận Thành ủy Hồ Hiếu, nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ nữ TP HCM Minh Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng Kha Lương Ngãi, các cán bộ đã từng công tác tại các ban của Trung ương cục Miền Nam như Nguyễn Hữu Phước (con Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam luật sư Nguyễn Hữu Thọ), Dương Hồng Lam, Trần Thị Tuyết Nga, Hồ Phương, v.v. Đặt biệt anh Huỳnh Tấn Mẫm, bằng kinh nghiệm của mình, đã thoát khỏi vòng vây của công an, chủ trì cuộc mitting và cùng các diễn giả khác lên tiếng tố cáo dã tâm xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc và hát vang những bài ca đấu tranh vô cùng lay động lòng người trong phong trào sinh viên học sinh trước đây như Dậy mà đi, Tự nguyện
Tôi xin hỏi ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBNDTP, những hành động trấn áp, bắt bớ nói trên là do ai chủ trương và ai chịu trách nhiệm? Chúng tôi, những người đứng ra tổ chức và tham gia cuộc mitting sáng ngày 9.12.2012, đang chờ câu trả lời của các ông.
L. H. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam 
 
 

Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí!



Đường hỏng không phải vì quá tải mà bởi chất lượng tồi, chất lượng ma thì đối tượng bị thu phí phải là nhà đầu tư, là quan chức giám sát quản lý, là Đinh La Thăng chứ không phải người dân. Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí!

         
 
          Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được ngành giao thông vận tải tự hào là tuyến hiện đại nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ sau 5 tháng hoàn thành đã hư hỏng, nhiều đoạn bong tróc, lún nghiêng, ổ gà ổ trâu…



(nguồn ảnh: infonet)       
          Không riêng tuyến cao tốc này, đây là hiện trang chung của chất lượng đường sá Việt Nam. Sự hư hỏng xuống cấp không phải do quá tải, mà bởi chất lượng ma, nó hỏng nát rất nhanh ngay sau khi khánh thành.
          Trước Cầu Giẽ – Ninh Bình, tuyến quốc lộ 1A tránh Huế  và rất nhiều tuyến khác từ Bắc chí Nam cũng bị hỏng nát, lở tróc hang hục gồ ghề như mặt sao hỏa, mà nguyên nhân chính là bởi chất lượng đểu của những con đường.
          Đường sá như vậy nên thu phí của ai?
          Không được thu phí xe, bởi xe cộ không phải là “bọn” phá đường. Kẻ đáng bị thu phí chính là nhà đầu tư, là quan chức quản lý, là Bộ Giao thông- vận tải, là ông Đinh La Thăng!
          Không được thu phí của dân. Hãy thu phí những đối tượng này, thu phí Đinh La Thăng, đè đầu ông Thăng ra mà thu phí để ông ấy biết thế nào là… yêu nước!
          Trước đây, nói về chủ trương thu phí để giảm kẹt xe và… tùm lum nguyên do khác, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ, cựu Viện trưởng Viện quy hoạch và quản lý giao thông- vận tải đã tỏ ý kiến rất bất bình “Thu phí mà giảm được kẹt xe tôi sẽ đi tù!”.
          Ông nói “Ở ta cứ có kiểu không quản lý được thì cấm, không thì thu phí. Phí đẻ ra phí. Cuối cùng người dân vẫn gánh chịu nhiều nhất, trong khi trách nhiệm quản lý thì lại không rõ ràng. Đó là bất cập mà bao lâu rồi chưa khắc phục được”.
          Vì thế theo ông “trước hết phải đánh phí quản lý, đánh thuế nhằm vào những người làm công tác quản lý tồi”, chứ không phải cái gì cũng nhằm vào dân, làm bầm vấy, hư hỏng hết cũng nhằm vào dân.
         Đường sá thế, làm thế, phá thế, phí thế, không bị dân chửi mới là lạ.


Copy từ: Trương Duy Nhất

Nguy cơ mất nước đã cận kề ?

Trước hiện trạng đất nước như hiện nay, liệu giới lãnh đạo Việt Nam có còn nhất mực tin vào "16 chữ vàng và 4 tốt"?

AFP photo
Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 09/12/2012.

Mất biển - mất nước

Qua những trích thuật của độc giả trên blog Huỳnh Ngọc Chênh – vẫn nhất mực cho rằng “Quan hệ hữu nghị truyền thống TQ-VN là tài sản quý báu chung”, hay “Tình hình Biển Đông không có gì mới”, hoặc “làm gì thì làm cũng không được phương hại đến tình cảm thắm thiết giữa 2 đảng, 2 nhà nước”, mà nếu có gì thì hãy “bình tĩnh, đừng manh động”, “để đảng và nhà nước lo”, thì blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội báo động “tai hoạ mất nước sừng sững đứng trước mọi nhà”; còn blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy “Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nỗi đâu”.
Sau khi TQ tung ra “hộ chiếu lưỡi bò”, thông qua biện pháp “quản lý trị an biên phòng duyên hải” để ngăn chận, khám xét, bắt giữ, trục xuất  tàu thuyền nào bị cho là vi phạm “lãnh hải lưỡi bò” phi pháp chiếm gần trọn biển Đông, thì vụ mới nhất cắt cáp tàu Bình Minh 2 của VN, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh từ Saigòn, là một chuỗi hành động mà TQ sẽ triển khai để chiếm biển Đông trên thực tế, và “VN đang đứng bên bờ vực của sự tồn vong”.
Qua bài tựa đề “Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nổi đâu”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh báo động vụ cắt cáp mới nhất này chứng tỏ TQ lại vào tận vùng nội thuỷ của VN, và điều đó cũng có nghĩa là hàng vạn tàu đánh cá của họ ngang nhiên tiếp tục hoạt động trong “đường lưỡi bò đơn phương và phi pháp’ của Bắc Kinh. Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh báo nguy, “ đường lưỡi bò phi lý không còn là hình vẽ trên bản đồ nữa mà đang từng bước được hình thành và cũng cố trên thực tế bằng nhiều biện pháp công khai và xảo quyệt của TQ”. Và tình hình nguy ngập cận kề lắm rồi, như blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:
Nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế.  Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Họ ngang nhiên đưa tàu giám ngư, hải giám, tàu đánh cá, tàu thăm dò, giàn khoan, phân lô lãnh hải của ta để gọi thầu thăm dò...để đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013 chính thức đưa tàu cảnh sát ra tuần tra và tuyên bố đuổi bắt, khám xét tất cả các tàu thuyền của VN ra biển của ta mà họ cho rằng xâm phạm lãnh hải áp đặt theo đường lưỡi bò của họ. Và đàng sau tất cả các tàu bè đó là tàu quân sự của họ…
Khi tàu cảnh sát TQ tung ra tuần tra thì đừng hòng các tàu thuyền của ta ra khơi hoạt động và làm ăn gì nữa. Hàng hải, dầu khí, ngư nghiệp, tài nguyên....đều mất sạch. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế. Một khi đã mất biển Đông thì nguy cơ mất nước cận kề. Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch.
Nhưng blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc rằng đảng và nhà nước “hầu như hoàn toàn nhẫn nhịn” đến mức “kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của lòng tự trọng và không biết đã chạm đến đáy chưa?”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tiếp:
Nếu như sự nhẫn nhịn ấy làm cho Trung Quốc xót thương dừng lại việc chiếm đoạt biển Đông thì nhân dân sẵn sàng đồng tình ủng hộ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhà cầm quyền VN càng nhẫn nhịn, Trung Quốc càng lấn tới, và kết quả như ngày hôm nay ta đang thấy. Mất biển Đông đang trở thành hiện thực. Vì thế mà sự nhẫn nhịn của đảng và nhà nước cộng thêm việc bưng bít thông tin và hơn thế nữa là việc thẳng tay đàn áp những người yêu nước có hành động tích cực phản đối Trung Quốc đã dấy lên trong lòng người dân sự nghi ngờ về động cơ nhẫn nhịn ấy.
Và tác giả hối thúc “Nhanh lên chứ không còn kịp nữa”, và khẳng định rằng “Sức mạnh đánh giặc cũng ở trong dân và kế sách đánh giặc cũng ở trong dân”, còn “ tự đảng không đủ sức chống lại sự xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc”. Đảng lâu nay chứng tỏ “không đủ sức” như vậy đã đành, mà còn đàn áp người yêu nước, làm cho người dân bây giờ “hết sức hoang mang”.

Vẫn đàn áp người biểu tình

000_Hkg8090527-200.jpg
Công an ra sức giải tán người biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo
Hôm Chủ nhật mùng 9 tháng 12 vừa rồi, người biểu tình tại Hà Nội và Saigon lại bị công an đủ loại nhanh chóng ngăn chận, đàn áp, bắt lên xe, sau khi họ ra sức tuần hành, hô vang những khẩu hiệu yêu nước, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như cáo giác hành động bành trướng quân sự TQ là đe dọa hòa bình, an ninh thế giới. Theo nhận xét của một người tham gia biểu tình thì những người thể hiện lòng yêu nước ấy đã bị "lọt thỏm giữa vòng vây dày kín của an ninh; ngoài lực lượng mặc sắc phục thì không làm sao để có thể phân biệt đâu là người xuống đường và đâu là an ninh", và " Lực bất tòng tâm, mọi người tự động giải tán vì số người tham gia quá ít so với lực lượng an ninh". Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng cũng bày tỏ mối âu lo cho quê hương:
Tôi thấy có những chuyện thuộc về chủ quyền của đất nước, dân tộc, nên người dân VN bày tỏ thái độ yêu nước bất bạo động, thì đối với một nhà nước chính danh, điều đó phải được trân trọng, ủng hộ…Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn. Đó là điều nhà nước không nên làm.
Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh ở Đà Lạt nhận xét:
Hiện nay, chúng tôi thấy người dân trong nước, nhìn chung, họ rất bất mãn hành động về phía TQ. Nhưng về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi…làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không !
Những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn.
GS Nguyễn Thế Hùng
Blogger Người Buôn Gió cũng không khỏi chua chát rằng “…bấy lâu đảng vẫn chỉ đạo chuyện tranh chấp biển Đông là dân cần phải bình tĩnh, lo làm ăn, để cho đảng và nhà nước lo”. Như vậy, blogger Người Buôn Gió thắc mắc rằng chỉ có đảng mới có nhu cầu về chủ quyền biển, đảo, còn người dân thì hãy khoan nhu cầu đó lại, đợi cho đảng thực hiện hay sao ?
Nhưng, thưa quý vị, đảng và nhà nước đâu phải không “lo”, vì –theo blog Dân Làm Báo – “Chính phủ của đồng chí X” vừa mới ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động kiểm ngư, qua đó, Cục Kiểm ngư của Tổng Cục Thuỷ sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN sẽ thành lập “Lực lượng kiểm ngư” để “tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên vùng biển theo quy định của pháp luật VN”.  Blog Dân Làm Báo nhận xét:
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng Giêng, năm 2013 và được ban hành sau khi các đồng chí thân thương phía bắc của đảng "tình cờ" mần đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02. Thiệt là "may"! Nhờ các đồng chí "bên kia biên giới là nhà" tình cờ nên lãnh đạo đảng ta mới biết là biển Đông không còn bình thường như lời đảng vẫn trấn an. "May" mà cáp đứt đến lần thứ 3 nên đảng lãnh đạo 90 triệu người mới biết "bên này biên giới" biển không còn là của ta. Té ra các đồng chí thân thương của bác và đảng ta ở… Bắc kinh không chỉ giỡn chơi in hình lưỡi bò liếm toàn bộ biển Đông của ta lên hộ chiếu của chúng cho... đẹp - mà còn đem tàu giám ngư, tàu hải giám, tàu thăm dò, tàu đánh cá, nói chung là toàn... Tàu, cày nát biển Đông của ta và tình cờ làm đứt cái dây cáp thăm dò (chắc cũng made in china) của tàu Bình Minh…Bà con ta có hỏi: vậy thì Quân Đội Nhân Dân của Dân ở đâu?
Câu hỏi “Quân Đội Nhân Dân của Dân ở đâu?”không khỏi khiến người ta liên tưởng đến nhận định của blogger Trương Nhân Tuấn rằng “ Sẽ không ngạc nhiên khi nghe ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng VN, luôn miệng ‘tụng niệm’ câu thần chú ‘biết ơn đảng và nhân dân TQ… VN nguyện hợp tác chiến lược toàn diện với TQ…’ ”.
Blogger Trương Nhân Tuấn nhân tiện đề cập tới thực trạng, chỉ riêng về mặt quân sự, đã thấy đáng ngại, chứ chưa nói đến chuyện giới cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân”. Qua bài “VN phải làm gì?”, tác giả nêu lên câu hỏi rằng “VN sẽ làm được gì với khả năng quân sự của TQ, về mọi mặt không quân, hải quân ngày càng tối tân, mạnh bạo ?” trong khi “Những chiếc tàu ngầm của VN mua của Nga đến nay vẫn chưa giao. Nguyên nhân do VN không có tiền để trả, tàu đóng chưa xong, hay do áp lực của TQ khiến Nga chần chờ giao tàu ? Hiện nay nghe tin Nhật sẽ bán tàu ngầm cho VN. Đây là tin vui nhưng chừng nào thì có tàu ? VN có bao nhiêu giàn hỏa tiễn Bastion để phòng thủ hiệu quả bờ biển dài 3.000 km ? Và phòng thủ trong bao lâu ?”.

Hèn với giặc, ác với dân

000_Hkg8090470-250.jpg
Người biểu tình giơ cao những tấm pano phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo
Trước những điều “trái tai, gai mắt” liên quan họa xâm lược của phương Bắc, tác giả Thiện Tùng “Không thể không hỏi, không luận bàn”, và nêu ra 13 câu hỏi, từ thắc mắc về “tàu lạ”, TQ khai thác bauxite Tây Nguyên, vấn đề cho thuê rừng đầu nguồn, phim TQ tràn ngập VN, lãnh đạo VN chọn ngày quốc khánh TQ để kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long”, phía VN tự ý thêm 1 sao nhỏ vô cờ TQ…cho tới: Việc tàu TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 xảy ra ngày 30/11/2012, nhưng sau đó 2 ngày, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CS TQ Lý Kiến Quốc thì chỉ “hảo hảo” thôi chớ không hề đá động gì đến việc cắt cáp, vậy là sao?
Người Trung quốc sang VN sử dụng hộ chiếu có hình Lưỡi Bò từ tháng 5/2012 mà đến cuối tháng 11/2012 (tức hơn 6 tháng sau) mới đổ bể ra do nguồn thông tin không chính thống phát hiện và công bố, lúc đó nhà nước VN mới bị động đối phó một cách miễn cưỡng. An ninh, tình báo, Hải quan… VN chẳng lẽ không phát hiện gì ? Hay vì quá bận lo rình rập đối phó dân oan, dân biểu tình chống TQ ?
Dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo, sao lãnh đạo VN lại cho Công an dẫn theo côn đồ hành hung gây khó, bắt nóng, bắt nguội…?
Có lẽ tình cảnh ấy khiến blogger Thùy Linh than rằng "Hôm nay, Đất nước tôi vẫn không thể đứng lên, dù một lần được thét gào 'Nam quốc sơn hà nam đế cư' vào mặt quân cướp nước. Đất nước tôi quằn quại dưới sự thờ ơ, dối trá, ươn hèn. Những kẻ cam tâm bán Tổ quốc cho những dự án lớn nhỏ, những đồng tiền nhơ nhớp lót dưới những chiếc ghế chức quyền. Đất nước tôi không biết đi về đâu khi tứ bề thọ địch, lòng người hoang mang, tức tưởi, phẫn uất bởi những kẻ ươn hèn, tham lam... Những kẻ đang được gọi là đồng bào nhưng dị mộng".
Dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo, sao lãnh đạo VN lại cho Công an dẫn theo côn đồ hành hung gây khó, bắt nóng, bắt nguội…?
Tác giả Thiện Tùng
Qua bài “Lưỡi bò và lưỡi liềm”, blogger Nguyễn Hữu Vinh báo nguy “cái hoạ mất nước sừng sững trước mọi nhà”, khi Hoàng Sa đã nằm trong tay TQ từ lâu, một phần Trường Sa cũng đang “dưới gót giày xâm lược”, trong khi mọi nẻo đường quê hương – từ Mũi Cà mau tới địa đầu Móng Cái – đều thấy dân phương Bắc ngênh ngang. Hiện tình quê hương, blogger Nguyễn Hữu Vinh lại báo động, đang tràn ngập người TQ qua việc thuê đất đai, trúng thầu những công trình trọng yếu, hàng hoá, thực phẩm, hoa quả nhiễm độc, kể cả “áo ngực phụ nữ” nhiễm độc made in China. Blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận xét:
Sau nhiều động tác khiêu khích, dọn đường và lấn chiếm bằng nhiều cách, bỗng nhiên vài năm gần đây, Trung Quốc thò ra cái đường lưỡi bò đứt khúc liếm gần trọn vẹn Biển Đông của Việt Nam. Nếu cái lưỡi bò này không bị chặt đứt, thì sau này Luật Biển Việt Nam sẽ phải sửa đổi nhiều điều khoản. Trong đó sẽ có một điều quy định rằng: Khi điều khiển thuyền bè ở ven biển, phải lưu ý đi dọc bờ, không quay ngang tàu thuyền vuông góc với bờ biển để tránh xâm phạm lãnh hải của nước bạn láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng. Trong trường hợp ai vi phạm ráng chịu và nhà nước sẽ không can thiệp.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA