CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Ông Sang xây một, Nguyễn Thanh Sơn phá mười

VRNs (02.08.2013) – Washington DC, USA – Chủ tịch Nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang và Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn đã không biết đánh giá chính xác về sức mạnh chính trị của người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ để đưa ra những lời nói gây bất bình, đãi môi, xúc phạm, gây chia rẽ và đẩy hận thù dân tộc lên một tầm cao mới.
Trước hết, hãy nói về ông Trương Tấn Sang, trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26/07 (2013).
Ông Sang được Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, CSIS) chiều ngày 25/7: “Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới”.
Phát biểu của ông Sang trùng hợp với tuyên bố của Tổng thống Barack Obama vài giờ trước đó tại Tòa Bạch Ốc khi ông Obama tiếp ông Sang.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ nói với báo chí sau khi họp riêng với Phái đòan Việt Nam: “Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it’s those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.” 
(Tạm dịch: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đồng ý với nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và kết qủa là mối giao hảo giữa con người với con người là chất keo sơn gắn bó làm tăng sức mạnh giao hảo giữa bất kỳ hai nước nào.”)
Và cũng tại cuộc họp này, ông Sang đã nói với Tổng thống Obama, qua lời của người phiên dịch: “I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
And I also would like to take this opportunity to convey a message from our government to the Vietnamese-American community here in the U.S. that we would like to see you contributing more and more to the friendship between our two countries as well as further development of our relationship in the future.”
(Tạm dịch: “Tôi cũng bầy tỏ lời biết ơn về sự cưu mang của Hoa Kỳ đã dành cho người Việt Nam định cư tại đây, và bây giờ họ đã là công dân Hoa Kỳ và đang đóng góp vào sự phát triển tòan diện của Hiệp Chủng Quốc. Tôi cũng cảm ơn vì nhờ có sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ mà Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây đã giầu mạnh và thành công trong đời sống cũng như trong việc làm của họ.
Tôi cũng nhân cơ hội này gửi một lời kêu gọi của Nhà nước ta đến Cộng đồng người Mỹ gốc Việt rằng chúng tôi mong đồng bào hãy đóng góp nhiều hơn cho mối giao hải giữa hai nước, đồng thời phát triển cao hơn mối quan hệ trong tương lai.”
Tuyên bố của Tổng thống Obama mang nhiều ý nghĩa ngọai giao, nhưng cũng có nghĩa nói về vai trò của người Mỹ gốc Việt phải được quan tâm trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Lời nói của ông Sang thì khác. Nó đã phản ảnh quan điểm “tự nhận về phần mình” có trách nhiệm bảo vệ người Việt Nam ở nước ngòai nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng của đảng và nhà nước CSVN.
Nhà cầm quyền CSVN luôn luôn cho rằng “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, nhưng họ lại quên “liên hệ máu thịt giữa đồng bào” với nhau khác với “liên hệ giữa “một bộ phận” người Việt Nam ở nước ngòai với nhà nước và đảng CSVN.”
Một bộ phận nhỏ trong tổng số lối 4 triệu người Việt sống ở bên ngòai Việt Nam, có chăng chỉ đại diện cho thành phần lao động được nhà nước Việt Nam gửi đi làm việc ở nước ngòai để giải quyết nạn thất nghiệp ở trong nước và số công nhân Việt Nam, đa phần từ miền Bắc, được gửi đi lao động ở các nước Cộng sản trong khối Liên Xô và Cộng sản Đông Âu cũ đã ở lại sau khi Chủ nghĩa Cộng sản tan rã ở các nước này từ 1989 đến 1991.
Vì vậy, nếu có thể thay mặt cảm ơn Chính phủ và nhân dân Mỹ thì ông Sang chỉ có thể nói thay cho những ai đã nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ và đảng CSVN. Còn đối với tuyệt đại đa số người Mỹ gốc Việt từ thế hệ phải bỏ nước chạy trốn Cộng sản tìm tự do trên thế giới và tại Hoa Kỳ trước và sau ngày tàn cuộc chiến 30 tháng 04 năm 1975 thì “sự lạm dụng đại diện” của ông Sang nói trước mặt ông Obama tại Tòa Bạch Ốc là không thành thật, nếu không phải hòan tòan bất xứng, không chấp nhận được vì ông Sang không có quyền làm như thế.
Hơn nữa khi ông Trương Tấn Sang nói những điều này với ông Obama và sau đó, với hàm ý ngọai giao tại CSIS, thì cũng đã có gần 2,000 người Mỹ, Canada và Úc gốc Việt biểu tình chống chính sách cai trị độc tài của đảng CSVN và đòi quyền con người và các quyền tự do tự do khác, trong đó có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận phải được tôn trọng ở Việt Nam.
Tất nhiên là ông Sang không thể nhân danh những người này để cảm ơn ông Obama vì họ chống Chính phủ của ông bằng những khầu hiệu và tiếng hát vang chống Cộng vào tận bên trong Tòa nhà Bạch Ốc.

NGUYỄN THANH SƠN HẠI ÔNG SANG
Nhưng nếu những gì ông Sang đã làm cho người Mỹ gốc Việt mất cảm tình trong chuyến đi Mỹ chỉ tác hại một thì những lới nói xúc phạm có chủ ý mạ lỵ những người gốc Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 25 tháng 07 (2013) của Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngòai Nguyễn Thanh Sơn còn gây bất lợi cho chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc gấp ngàn lần hơn !
Hãy nghe ông Sơn nói những lời “chói tai” như thế này: “Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc… Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng”…
“… Qúy vị không có lý gì các vị “đứng ở ngang giữa đường các vị ngăn cản cái quan hệ Mỹ-Việt”. Điều đó chỉ làm cho các qúy vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thâm những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách qúy vị là “cản cái con đường hội nhập của Việt Nam và cản cái quá trình quan hệ Mỹ-Việt” mà họ đang mong muốn….
“….Thì tôi cho là các bác, các anh chị –“những người đang còn có những tư tưởng như vậy hãy hết sức tĩnh tâm suy nghĩ lại để chúng ta xóa bỏ tất cả những cái hận thùcòn có những cái suy nghĩ cực đoan chống lại đất nước hoặc là có một cái suy nghĩ lệch lạc thì đó thực sự nó chỉ là ảo tưởng…. hãy gác lại những cái tư thù cá nhân, hãy gác lại những cái suy nghĩ cá nhân “.
Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện tượng. Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy.  Có những người chì vì đồng tiền, có những người chì vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó, chứ trong lòng tôi nghĩ qúy vị cũng không có những suy nghĩ muốn phá hoại quan hệ Mỹ-Việt.”(Trích phỏng vấn của Phố Bolsa TV)
Đọc những dòng chữ có “gạch dưới” để tạo chú ý đến tư duy và ý nghĩ chủ quan một chiều, cực đoan và hậu ý xấu của ông Nguyễn Thanh Sơn, hẳn sẽ thấy nổi lên không thiếu những hàm ý chỉ gây chia rẽ hận thù thêm giữa đảng CSVN và người Mỹ gốc Việt ở Mỹ.
Nhưng đây cũng là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Bộ Ngọai giao của Nhà nước CSVN như ông Sơn đã công khai nói đến một cuộc biểu tình chống lãnh đạo Việt Nam khi đến Mỹ, một điều đã cố tình che dấu trong nhiều năm kể từ khi có cuộc thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải từ 19 đến 26/6/2005.
Thay vì khôn khéo lựa lời để nói thì ông Sơn đã vụng về và mất bình tĩnh để cố tình đi ra ngoài khuôn khổ của ngành ngọai giao để “dổ dầu vào lửa” đốt cho cháy hết những gì còn sót lại trên chặng đường hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa nhà nước Việt Nam với người Mỹ gốc Việt.
Vì vậy ông Sơn đã đưa mối hận thù Cộng Sản của những người phải bỏ nước ra đi sống ở xứ người lên tầm cao mới. Chẳng những thế, ông còn nhắc người Việt Nam ở nước ngoài rằng: “Hãy nhìn vào những người đi trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả Nghị viên Hòang Duy Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống Cộng rất quyết liệt, có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong muốn phá họai cái sự đi lên của đất nước. Nhưng đến bây giờ ông Hòang Duy Hùng cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hòan tòan là không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta.”
Nhưng có ai sáng gía mà đã ngậm đắng nuốt cay cho đến cuối đời bằng “những người đi trước” như hai ông nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ (08 tháng 09 năm 1930 – 23 tháng 7 năm 2011) về Việt Nam nuôi hy vọng “bắc nhịp cầu hòa giải” giữa người Việt tị nạn ở nước ngòai với người Cộng Sản và Nhạc sỹ Phạm Duy (05 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 01 năm 2013), về Việt Nam năm 2005, cũng với hòai bão mở đường “hòa giải dân tộc” ?
Cả hai ông trước khi ra đi cũng đều “tay trắng” trong “sự nghiệp hòa giải, đòan kết và hòa hợp dân tộc” với người Cộng sản.
Ông Kỳ từng có ý nguyện khi chết được chôn xác tại Sơn Tây, nơi ông sinh ra nhưng gia đình ông đã quyết định hỏa thiêu ngay nơi ông qua đời, Kular Lumpur (Mã Lai Á), rồi đem tro cốt về một ngôi Chùa ở California.
Nhạc sỹ Phạm Duy, cây Cổ thụ của lịch sử Tân Nhạc Việt Nam, khi qua đời tại Sài Gòn, đã không có đến một vòng hoa thăm viếng của Hội Nhạc sỹ Thành phố, nói chi đến có người nhà nước đến thăm !
Đám tang ông, một Nhạc sỹ tài ba nhất Việt Nam, tẻ lạnh đến não lòng chỉ vì người Cộng sản vẫn còn nuôi thù Phạm Duy đã bỏ hàng ngũ kháng chiến năm xưa, hay chỉ vì ganh ghét mà ra nông nỗi vậy ?
Nếu như hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không trở về Việt Nam, một thời gian dài đã bị lợi dụng để cho nhà nước tuyên truyền, và không có những lời nói làm phật lòng nhiều người chạy trốn Cộng Sản thì đám ma các ông chắc phải linh đình ở Hoa Kỳ và được nhiều người thương tiếc và ghi ơn cho những đóng góp cho đất nước và âm nhạc.
Rất tiếc hai ông đã không làm như thế và chắc gì giờ này, những người từng vồn vã đón hai ông hồi hương về Việt Nam như ông Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam còn nhớ đến cái ngày “quay về” lịch sử ấy, nói chi đến hàng Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ?
Nhưng khi ông Sơn xỏ xiên người đi biểu tình chống Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang ngày 25/07 (2013) trước Tòa Bạch Ốc “chỉ vì đồng tiền” thì cũng chính cái ông Sơn này đã muối mặt khi nói với báo Thanh Niên trong cuộc phỏng vấn ngày 30/4/2013: “Năm 2012, lượng kiều hối gửi về VN qua con đường chính thức đạt khoảng 10,5 tỉ USD, qua đường không chính thức ước khoảng 1/3 số đó nữa, rồi hơn 6 tỉ USD đầu tư vào các dự án trong nước… Như vậy ước tính nguồn lực kiều bào đạt tới 20 tỉ USD/năm, tương đương 1/5 GDP cả nước, bằng cả hợp tác thương mại của ta với EU”.
Như vậy thì “Việt kiều” giầu cũng cần đi biểu tình để kiếm tí tiền còm hay ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn gà ra cáo đến mất khôn ?
Phạm Trần


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Ý kiến mới của Thủ tướng về đất đai ở Đà Nẵng

Ý kiến mới của Thủ tướng về đất đai ở Đà Nẵng

(ĐVO) - Văn phòng Chính phủ ngày 22/7 đã có Công văn số 5956/VPCP gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra Chính phủ và UBND TP. Đà Nẵng thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành pháp luật đất đai tại TP. Đà Nẵng.
 
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường tại Văn bản số 2032/BTNMT-TTr ngày 31/5/2013. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường và báo cáo kết quả trước ngày 30/8/2013.
 
Trước đó, hồi đầu năm 2013, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất giai đoạn 2003 -2011.
 
Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng.
 
Tiếp đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường kiểm tra, đánh giá lại một số dự án mà kết luận thanh tra chưa có điều kiện làm rõ.
 
Trong báo cáo Số 2032/BTNMT-TTr, Bộ Tài nguyên - Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 6 nội dung, gồm: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra sai sót, tồn tại trên khi thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ;
 
Sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản trái quy định của pháp luật còn đang có hiệu lực; Thực hiện đúng trình tự, thủ tục trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật;
 
Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát lại các trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với dự án đầu tư vào mục đích sản xuất kinh doanh, đề xuất phương án xử lý;
 
Chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định tại khoản 12 điều 38 luật Đất đai 2003; Thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật và sớm thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất.
 
Theo Thanh niên


Copy từ: Đất Việt

TIN VUI TỪ TRẠI 6: ANH NGUYỄN VĂN HẢI (ĐIẾU CÀY) ĐÃ NGƯNG TUYỆT THỰC

Sáng nay, vợ các tù nhân Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Xuân Ngãi và vợ con ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đã vào Trại 6 - Bộ Công An, thuộc xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để thăm người thân hiện đang bị tù tại đây.

Vào chiều nay, vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, vợ ông Nguyễn Xuân Ngãi đều được gặp chồng. Riêng anh Nguyễn Trí Dũng cũng đã gặp cha là Nguyễn Văn Hải trong vài phút ngắn ngủi (bà Dương Thị Tân không được thăm gặp ông Điếu Cày).

Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) cho con trai biết: Ngày 27.7.2013 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã đã cử ông Nga vào trại gặp ông, tiếp nhận và giải quyết các đơn tố cáo và khiếu nại, đồng thời cũng đề nghị ông ngưng tuyệt thực, ăn uống trở lại (sau 35 ngày tuyệt thực). Ông Hải thấy các đòi hỏi yêu cầu chính đáng của mình đã được bước đầu tiếp nhận giải quyết nên đã ngưng tuyệt thực, bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 năm 2013. 
Việc tuyệt thực để đấu tranh của ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đã thành công và qua con trai mình, ông gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.

__________________________ 21h00, tin trên RFA Việt ngữ:  Blogger Điếu Cày ngưng tuyệt thực
Blogger Điếu Cày đã ngưng tuyệt thực vào ngày 27 tháng 7 sau khi cán bộ viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An đến gặp mặt và giải quyết đơn khiếu nại biệt giam của ông gửi cho Viện Kiểm sát trước đây.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nói với chúng tôi vào lúc 8 giờ sáng thứ sáu, giờ Washington như sau:
"Tôi cùng mẹ đã đến trại giam số 6 lúc 3 giờ chiều. Trại bắt làm giấy cam kết, tôi không làm, đến 5 giờ mới cho gặp mặt. Bố tôi bước ra bất ngờ, ông cho biết đã có người xuống giải quyết đơn khiếu nại, người đó đề nghị ông ăn trở lại. Người giữ đơn khiếu nại chính là ông Nha,  trưởng phòng.... của viện Kiểm sát nhân dân Nghệ An, hôm 27 tháng 7 đã xuống giải quyết lá đơn gửi trước đó rất lâu,  từ 24 tháng 6. (Bố tôi nói)... Mục đích chính đã đạt được, để cho mọi người biết hiện trạng giam giữ tù nhân lương tâm, thứ hai là để cơ quan chức năng khẳng định đã nhận được những đơn của tập thể đội A, trại giam số 6.... Nghệ An đã ký. Đã đạt được mục đích chính nên cùng ngày 27 bố tôi đã ăn trở lại." 
Anh Nguyễn Trí Dũng cũng cho biết sau khi anh rời khỏi trại giam thì liên tục nhận được nhiều cuộc điện thoại của cùng một người hăm dọa sự an nguy của bố anh trong nhà giam mà anh đã thu lại trong máy của mình:
"Cha mày coi chừng bị giết trong tù đó..."
Anh Dũng cũng xác nhận số điện thoại sách nhiểu này: 01224857352.

Nguồn: RFA Việt ngữ


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Báo Tuổi Trẻ nói 1000 người làm 700m đường, báo Lao động nói chỉ có 350m thôi

Vụ 1.000 người làm 350m đường: Công trình chỉ tính giá trị tinh thần  

Hết đường là... xuống ruộng. Ảnh: Hữu Danh


Vụ 1.000 người làm 350m đường: Công trình chỉ tính giá trị tinh thần

Liên quan tới công trình đường thanh niên ở xã Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội), PV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Trung – Trưởng ban Thanh niên nông thôn, Thành đoàn Hà Nội - một trong những người trực tiếp chỉ huy công trường.

- Bà Nguyễn Thị Ngà nói con đường làm hết 1,5 tỉ đồng, Thành đoàn hỗ trợ bao nhiêu, thưa ông?
- Kinh phí xây dựng đường chia làm 2 phần, phần chính làm cốt đường là do xã đã làm hết. Đoàn thanh niên chỉ hỗ trợ làm mặt đường và hoàn thiện. Để làm được phần việc này, chúng tôi phải đi xin mỗi nơi hỗ trợ một ít. 1,5 tỉ tính từ các hỗ trợ và công tình nguyện, không phải là tiền mặt.

- Nghĩa là phần cốt đường, xã phải làm từ nguồn tiền khác?
- Đúng vậy, họ làm phần cốt đường, làm cống và số tiền này một phần cũng huy động của người dân. Con đường này chúng tôi đã nghiệm thu, gần 700m (vẫn còn chưa xong). Sang tuần, chúng tôi mới ký biên bản bàn giao.

- Ông nói đường 700m, nhưng thực tế phóng viên đo từ điểm khởi công tới đoạn cuối chỉ có 350m, vì sao lại chênh nhau như vậy?
- Đoạn đầu của cung đường ở sâu trong làng, trước đó thanh niên đã làm. Đoạn hôm thi công 13.7 là tính từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng. Nếu đo đoạn này thì đúng là 350m.

- Tuy nhiên, người dân ở đó đều khẳng định thanh niên làm đoạn đường từ nhà cuối cùng ra tới cánh đồng?
- Họ khẳng định vậy vì họ không biết. Ban đầu thì thống nhất họ đóng tiền làm nhưng sau đó bàn lại, đoàn thanh niên sẽ làm bề mặt toàn bộ 700m, còn đoạn cốt và làm cống, người dân phải đóng tiền. Vì thế, họ cứ tưởng xã làm nhưng thực ra không phải, vì phần đường vẫn là do thanh niên làm.

- Theo thông cáo báo chí của Thành đoàn thì đường thanh niên tình nguyện sẽ được hoàn thành trong 3 ngày, vậy các tình nguyện viên có thực hiện đầy đủ không, hay chỉ làm trong 2 ngày như PV đã trao đổi với xã Phùng Xá?

- Trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, các đơn vị phối hợp sẽ tham gia, còn ngày thứ ba chúng tôi cũng đã làm việc với huyện, nếu trường hợp phát sinh quá ngày thì toàn bộ lực lượng thanh niên huyện Thạch Thất tham gia nốt. Lỗi ở đây là do huyện vì không điều động được người. Do vậy, hôm sau Thành đoàn đã huy động cả máy móc cùng phối hợp.  

- Như ông nói ban đầu, 1,5 tỉ đồng dự kiến làm đường là tính cả công của thanh niên tình nguyện. Đây là hoạt động tình nguyện rồi, vì sao lại tính công?

- Tính để thấy sự... đóng góp của thanh niên tình nguyện. Các công trình, chương trình xây dựng của Đoàn thanh niên đều tính như thế, chứ không chỉ Thành đoàn Hà Nội.

- Xin làm một phép tính ví dụ, 1 người thợ 1 ngày công là 200.000 đồng và họ phải tự lo cơm ăn, nước uống. Trong khi công trình của đoàn thì phải mất 3 công tình nguyện mới bằng 1 công thợ và được tính là 600.000 đồng công. Ông nhận định thế nào khi công trình gắn chữ tình nguyện mà chi phí gấp 3 lần công trình thương mại?
- Cái đó khó nói lắm, vì cái được là sự lan tỏa ý nghĩa của chương trình nông thôn mới. Ở đây so sánh công trình tình nguyện với thương mại thì rất khó.

- Xin cảm ơn ông!

 


Copy từ: Lao Động


  Đọc thêm: 700m đường... 1.000 người thi công! 




.........................

CÁI GÌ BẢO ĐẢM TUYÊN BỐ CHUNG SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH …”LỜI NÓI GIÓ BAY”?


Nhật ký mở lại (mở lần thứ 59)

Ngày 29/7/2-013

CÁI GÌ BẢO ĐẢM TUYÊN BỐ CHUNG SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH …”LỜI NÓI GIÓ BAY”?


Mình dám tự tin và tự hào về cái khả năng “ngửi” thấy các loại mùi gì sau những “trò chơi chính trị” suốt gần 70 năm qua của mấy ông luộn vỗ ngực tự hào “Thế ta là thế đứng trên đầu thù”! Do vậy, lần này, ngay lúc anh Tư Sang chưa lên đường qua Mỹ, mình đã mạnh dạn phán đoán:

1- Chuyến đi của anh Sang qua Mỹ sẽ chẳng mang cho dân tộc Việt Nam một lợi ích gì!


2- Chuyến đi gấp gáp, ngắn gọn từ thời gian, chương trình làm việc đến tổ chức đoàn đi theo, không hề có chuẩn bị, tiền trạm kỹ càng, không một chút bề thế như hồi anh Trọng đi Tây và bản thân anh Sang vừa mới sang Tầu!

3- Tất cả những hành động đàn áp tự do-dân-chủ-nhân quyền của đảng cộng sản độc tài VN (kiểu mới) qua cái chính quyền, quốc hội, tòa án, cùng bộ máy truyền thông khổng lồ “cả vú lấp miệng em” thời gian trước khi anh Sang lên đường đều bị dư luận Mỹ, các nhân vật tên tuổi và nhiều quyền lực như Edward R.Royce, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, Chritopher Smith, Loretta Sanchez và hàng loạt các nhà chính trị gia, bình luận gia, các hãng thông tấn chính thức của ngay nước Mỹ đã lên tiếng, kiến nghị, gửi thư riêng lên án mạnh mẽ chưa từng thấy và đòi hỏi Tổng Thống của họ (*) cần “áp lực lên anh Sang” như thế nào thì đủ thấy sự thất bại toàn diện cho anh Sang khi anh “bị” hoặc “phải” giơ đầu chịu báng trước một đối tượng không dễ chơi như với đ/c 4 tốt Tập Cận Bình!
Chẳng biết cái bọn “tiến sỹ giáo sư Mác Lê, những viện sỹ thầy dùi có khả năng biết chút ít về anh-téc-lét có “muốn” hoặc “dám” báo cho anh Sang cần chuẩn bị đề phòng về những điều mà tên kẻ thù số 1 của cộng sản độc tài đã giăng ra để mà lo “giữ miếng” khi “đơn thương độc mã” (đúng nghĩa đen của nó) vào tận phòng bầu dục, đối mặt với Obama không? Tớ chỉ trích 1/1.000 những gì tớ đã đọc và 1/100 những gì tớ đã lưu toàn văn ở trong máy để các bạn trẻ ít có thời giờ lên mạng, đọc mà…thương cho anh Sang:

DB Christopher Smith: Tổng thống cần phải quả quyết, rõ ràng và nhìn thẳng vào mắt chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam và nói thẳng rằng Việt Nam cần phải dừng ngay hành động đàn áp nhân quyền vì nhân quyền đang ngày càng tồi tệ. Chúng ta thấy chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có nhiều những phiên tòa chính trị xét xử, 40 người, hơn tất cả những phiên tòa xét xử hồi năm ngoái. Tổng thống Obama không thể chỉ có những lời nói ngọt, để qua chuyện mà trong cuộc họp báo, Tổng thống Obama cần phải thật rõ ràng nhắc đến những trường hợp cụ thể mà nhân quyền Việt Nam đang bị đàn áp một cách rõ rệt. Chúng tôi muốn người Việt Nam biết rằng, chúng tôi những người Mỹ, đặc biệt là những dân biểu trong Quốc Hội Hoa Kỳ thực lòng rất muốn người Việt Nam có được tự do, chúng tôi sẽ không thấy được nỗ lực của mình chừng nào người dân sống tại Việt Nam được hưởng những quyền căn bản mà bất kỳ một ai sinh sống trên trái đất này đều phải có. Tôi đã có cơ hội được gặp rất nhiều những nhà đấu tranh dân chủ, những người bảo vệ nhân quyền, luật sư hay các giới chức tôn giáo dũng cảm, nhiệt huyết, chẳng hạn Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, những người lẽ ra phải được hưởng sự tự do thực sự hơn là đang bị chế độ độc tài kiểm soát. Hiện giờ Đảng CSVN ngày càng thẳng tay bắt bớ những nhà đấu tranh dân chủ trẻ tuổi, những nhạc sĩ sáng tác nhạc, bất kể ai lên tiếng cho nhân quyền, bất kể ai muốn tự do tôn giáo thực thụ. Và đó chính là lý do vì sao chúng tôi muốn nói cho chính phủ Việt Nam rằng chúng tôi muốn xóa bỏ điều 79, điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự VN và Chính phủ hãy để người dân có được tự do nhân quyền.

Hoặc cụ thể và dứt khoát hơn:
Về hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, thì Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ kinh tế song phương tốt đẹp, sâu rộng, tích cực hơn với Hoa Kỳ. Đây là dịp để Tổng thống Obama nói với lãnh đạo Việt Nam là Hoa Kỳ đã ký nhiều hiệp định kinh tế với Việt Nam nhưng Việt Nam không bao giờ hành động đến cùng trong lãnh vực nhân quyền, người Mỹ cần thấy được những chuyển đổi trong lãnh vực ấy, nếu không, Việt Nam không thể đứng chung trong các hiệp ước kinh tế với Hoa Kỳ.

Những “bí mật” này cũng đã được công bố trước chuyến đi của anh Sang đến cả tuần! Lẽ nào cũng không ai thèm biết! Hay là …biết cả đấy nhưng cứ để anh Tư đi mà thấy chẳng ai hơn người anh pho-rơ-gút!? (4 tốt)

Hôm 11-7-2013, Tòa Bạch Ốc công bố rằng TT Barack Obama sẽ tiếp Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 25-7-2013 sắp tới (http://www.huffingtonpost.com/2013/07/11/obama-vietnam-president_n_3579709.html). Sự kiện nầy đã làm bùng nổ nhiều dư luận cho rằng CSVN chưa đáng được TT Barack Obama tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang vì quốc gia nầy đang ngày càng vi phạm nhân quyền tồi tệ, bắt bớ cầm tù các nhà dân chủ, các Bloggers ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược; cũng như hiện đàn áp các tôn giáo và dính vào các vụ buôn người từ Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới…

Thế nhưng, nhân vật tiết lộ tin nói với ký giả Hạnh Dương (*) (cố vấn danh dự trong nhóm “Chicken Cabinet” của TT Obama) rằng: “TT Barack Obama không hề mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc trong giai đoạn nầy, lý do vì thời gian hiện nay TT Barack Obama phải tập trung vào việc chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 sắp diễn ra trong 2 ngày Thứ Năm 05 và Thứ Sáu 06-9-2013 sắp tới tại St. Peterburg của Nga”.
Còn chính ngay khi anh Sang đặt chân tới nước Mỹ thì, Ôi trời! Loạn lên là những tin buồn, chán, thất vọng, phẫn nộ đủ mầu sắc của các trang mạng lề trái đọc lên thấy buồn theo đến….dễ sợ! (hãy xem các ảnh minh chứng dưới đây)
-Nào là: Chưa có nguyên thủ nào bị bạc đãi như anh Sang: Không ai trong chính phủ Mỹ đón tiếp, không bồng súng, chào cờ, duyệt binh, 21 phát cà-nông không thảm đỏ, không quốc yến...!
-Nào là « Chuyến đi của anh Tư đã thất bại hoàn toàn” …hội đàm trao đổi gì mà chỉ có một anh Sang được nói không quá 15 phút! (cộng cả phiên dịch là 30 phút!) Còn tất cả phái đoàn cao cấp đều phải đứng nghiêm suốt cả 75 phút cho đến khi anh Obama đã cắt đứt để ra máy bay bay thẳng đến Carolina đọc một bài diễn văn quan trọng đã hẹn trước!



TT Nixon tiếp đón TT Thiệu



-Nào là hợp tác toàn diện gì chỉ thấy nói và ghi lên giấy gọi là Tuyên Bố Chung nhưng không cụ thể hóa bằng bất cứ một mẩu văn bản ký kết giữa các cơ quan chấp hành, có lãnh đạo cao nhất của hai bên chứng kiến, giống như ký một lúc 10 văn bản “hợp tác chiến lược” với các đồng chí 16 chữ vàng, trước đó không lâu!...
-Nào là…vạch ra những chuyện « lặt vặt nhưng cực kỳ quan trọng » như anh Sang trót lỡ miệng nói « Người Mỹ gốc Việt » ra « Người Việt gốc Mỹ »
Hoặc là anh Tư đã quá… “dại” khi cảm ơn chính phủ Mỹ đã “cưu mang” những người Việt chạy trốn cộng sản, động tới nỗi đau của cả triệu người Mỹ gốc Việt!

-Riêng với Anh Obama thì ngoài cái sơ xuất: vẫn dùng cụm từ « Biển Nam Trung Hoa » chứ không quen « Biển Đông” lại còn bị ngay báo chí Mỹ nêu ra những thái độ, cử chỉ “quá coi thường” người đối thoại như: Vừa nghe lời phiên dịch vừa rút trong túi áo ra một tài liệu nào đó để …nghiên cứu, hoặc khi sốt ruột vì quá giờ quy định (45phút) đã vén cao tay áo coi đồng hồ rồi chìa nó ra về phía “đối tác” để nhắc…ngầm là: ”Đã đến lúc xì-tốp! xì tốp!”
_Đặc biệt đáng phàn nàn là vấn đề phiên dịch! Chẳng biết cố ý hay vô tình không ít ý, ít từ đã bị thay đổi và rất nhiều những đoạn văn bị chuyển dịch sai sót, thậm chí ngược nghĩa mà phiên dịch của 2 bên đã, hoặc khôn khéo (phía VN) hoặc vụng về hay cố tình dịch cho thêm rối rắm (phía Mỹ)! (BBC, sau khi đưa toàn văn cuộc độc thoại của 2 người bằng lịnk audio còn chạy tít mỉa mai thêm: Dịch sai sót đã đánh rớt mất... «hợp tác chiến lược»!!!)
Và còn rất nhiều những ý kiến nhận xét về chuyến đi “chưa từng thấy” của một vị nguyên thủ quốc gia tới nước Mỹ từ trước tới nay: (4 tấm ảnh so sánh làm người Việt ở trong cũng như ngoài nước phát xấu hổ!)
Ngoài những ý kiến tự an ủi của một vài vị như:
-Chuyến đi « có những thành quả đặc biệt » thậm chí « ngoài mong đợi »!? (Phạm chi Lan) thì 99% những người nuôi hy vọng sẽ có một sự chuyển biến đột xuất ở trong nước như « Trả tự do cho một số tù nhân lương tâm, đặc biệt là miễn truy tố cho L.S. Lê quốc Quân và trả tự do cho Điếu Cầy, 2 con người mà từ Tổng Thống đến người dân Mỹ bình thường khá biết mặt biết tên... » đều ....chưng hửng!
Đúng như tờ Hufington đã viết khá chuẩn xác về thái độ của chính phủ của họ mà không sợ bị ...đóng cửa báo, hay tổng biên tập nào bị...ra tòa theo luật 258 cả Họ viết rằng:

"Lo ngại về một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả-rập, phản ứng của Hà Nội cho đến nay vẫn là bắt bớ, bắt bớ và bắt bớ.
Việc họ làm thế mà không sợ sự lên án của cộng đồng quốc tế một phần lớn là bởi thái độ bàng quan của Mỹ. Tổng thống Bush thăm Việt Nam năm 2006 để dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, và lập tức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia hạn chế ngặt nghèo tự do tôn giáo ngay giữa lúc các nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn tiếp tục chống chọi trong các trại tù của nó.

Dưới thời Obama, người Mỹ đang háo hức vì đã phát hiện ra một cánh cửa để đường hoàng trở lại với sân chơi Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, họ khá kín tiếng về vấn đề nhân quyền.
“Thật khó mà được coi là quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền khi bạn vẫn đang ăn ngủ cùng Bộ Chính trị và bán những McDonald’s hay Starbuck”
…..
Hoặc:

“Chính phủ cộng sản VN, với chính sách cai trị bằng sự sợ hãi là sản phẩm của thời kỳ Xô-Viết nhưng trong thời buổi này, thế giới đã không còn Ý Thức Hệ! Chỉ có một sự hỗn hợp độc hại của sự bành trướng quyền lực cá nhân, chủ nghĩa bài ngoại, sự kỳ thị người đồng tính và tinh thần chống Mỹ rừng rú…..(Washington Post)


Rõ ràng người Mỹ ở rất xa Việt Nam mà họ biết tỏng ra rằng: Chính cái tháng 7 này, các chú Việt cộng lại có dịp lu loa lên thành tích đánh thắng Đế Quốc Mỹ ở Khe Sanh, ở Sai-gòn, nhân dịp kỷ niệm ngày mấy tướng biệt động đã qua đời, nhân ngày thương binh liệt sỹ của “bên thắng cuộc”! dù rằng đã cố gắng đưa các lời phát biểu huênh hoang về các đài, báo, Tivi địa phương là chính!

Có thể, một số kẻ “bại não” nào đó vẫn cho rằng “báo chí địch” chỉ có nói láo, bôi nhọ phe ta, dựng đứng những chuyện nhằm làm cho dân ta, do “thiếu hiểu biết”, mà…”tự diễn biến”, “thoái hóa”! Chứ chuyến đi của chủ tịch nước đã thành công ngoài mong đợi!”

Nhưng đây là những gì báo chí Mỹ đã “ném đá” chính Tổng Thống do họ bầu ra mà không lo phải …vô tù! Chỉ riêng vài câu nói ”đãi bôi” khi nhận kỷ-vât-thư của Ông Hồ, Obama đã bị phán như sau:
Hãy đọc nè :
B.Obama “lỡ lời” khi nói với báo chí: “Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson.”
“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.

Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.

Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.
Ông này nói “thật khó hiểu làm sao”! Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.

“Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông Hồ cho thấy hoặc Tổng Thống vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên.”

Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.
“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết. Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.

Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.
“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ – và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.
Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố “đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam”.
Kiên quyết và chống cộng triệt để hơn nữa bà ta thét lên :
“Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ,(*)
Là một người chưa từng làm “ngoại rao” nhưng do có quan hệ khá thân thiết với một số đồng hương, đồng khóa, đồng đội, lính văn công cũ chuyển ngành thậm chí cả con rể một thời (nay chúng nó đã bỏ nhau sau thời gian thằng chồng đi làm thường trực ở Liên Hiệp Quốc) nên tớ cũng biết khá nhiều về cái …”truyền thống ngoại giao cộng sản”! Tớ xin phép không gọi đúng tên họ ra vì sợ ảnh hưởng đến con cái họ vì sao bố chúng lại lộ bem đến thế với loại sớm “thoái hóa” như tớ! Còn họ thì nay sống chết ra sao chưa chắc đã nuốt nổi những gì tớ phanh phui ra đây mà…có thể cười to lên, hoặc lên tăng xông mà chết thì tớ mắc tội:
N.T.H có lần cho tớ biết khi tớ tỏ vẻ ngạc nhiên vì cái miệng luôn lắp ba, lắp bắp của hắn khi đi học mà tại sao lại có thể được làm việc ở cái mi-nít-tè-re (Ministère = Bộ) là nơi đòi hỏi ăn, nói phải hùng hồn lưu loát ...
Câu chuyện mới diễn ra cách đây khá lâu, khi hắn mới đi công tác mấy nước Tư Bản dãy chết về mang tặng tớ 2 cái đĩa Philipps có 2 bản giao hưởng số 3 và số 9 của Beethoven nên mình gần như còn nhớ hết cái đêm hai thẳng bạn học thân gặp lại nhau gác chân tâm sự suốt đêm ở cái chung cư 23 Lý Tự Trọng: Sau đây là “nội rung” cái nghề ngoại giao của hắn mà mình đã được bổ xung vì đã biết khá nhiều chuyện “vô cùng đặc biệt” qua hàng loạt những nguồn thân tín khác:
-Ở bộ tớ “ít nói” hoặc “không nói gì” là phương châm để tồn tại! Vả lại ai khiến anh nói chứ! Tất cả mọi điều cần ăn nói hoặc tuyên bố với báo chí đều đã có sẵn “ai đó” chuẩn bị sẵn cả rồi! Sáng kiến chỉ có về “bô nặng”sớm!
-Thế còn các văn bản hiệp định, ký kết?
-Tất cả đều được thảo luận nát nước từ Pô-lít-buy- ơ-rô, chỉ đạo cặn kẽ từng chữ, từng câu, cứ thế mà đàm mà phán, cấm thêm, cấm bớt!
-Chả trách cái thằng nhà báo xét lại C Y bạo mồm, bạo phổi, bạn cùng lớp chúng mình nó đã tóm tắt “ngoại giao cù lần nên cứ…cù nhầy, và cù cưa….cho đến khi có chỉ thị ở nhà mà không hề là của Bộ Trưởng!”
-Vậy là của ai?
-Longue marche du demi-sou en cuivre! (Trường Trinh và Trinh bằng...Đồng!) chứ ai nữa! Sau này thì tất cả quyết định đều từ tay «"Six marteaux" (Sáu búa)!
-Vậy còn các chuyến đi của các nguyên thủ?
-Ôi dào! Cái chuyện này thì …diệu vợi, dày dà lắm Văn kiện dự thảo, phái đoàn tiền trạm, thống nhất thủ tục, lễ nghi đón tiếp, dùng ngôn ngữ nào ….Tất cả đều phải vừa học vừa làm chứ từ năm 1945, có mà quan hệ ngoại giao nào với ai mà lo ba cái thứ thủ tục rắc rối đó! Mà chỉ cần lỡ một cái bước chân, một cái bắt tay, một nụ cười cũng dễ gây “rắc rối ngoại giao”!
Bọn tớ làm cái nghề mà, tớ nói thật, chỉ là những “cuốn băng cassette phát lại những gì người ta đã ghi sẵn mà thôi! Có con cháu, đừng có cho nó theo caí nghề này mà đầu óc chỉ ngày càng…cùn đi mà thôi!!!
Thằng TV nó còn bảo bọn tớ làm ở cái “Ministre des étranges affaires” chứ đâu phải là “Ministre des affaires étrangères” nữa cơ đấy! (“bộ ngoại giao” bị chơi chữ, đổi một âm cuối đã trở thành “bộ áp-phe quái dị”!
Chính nhờ những sự hiểu biết khá rành về mặt trái của cái nghề này,
Chính nhờ có thêm những tư liệu qua Internet,
Chính nhờ sự chịu khó cắn răng, nén tức mà theo dõi toàn bộ cuộc viếng thăm ngắn ngủi và “độc thoại không đàm thoại” cũng như soi kỹ từng dòng, từng chữ của các tuyên bố miệng, tuyên bố in thành chữ và những hành động cử chỉ của cả đoàn 300 người của anh Sang qua Mỹ...
Mà mình có thể khẳng định:

CHUYẾN ĐI CẬP RẬP CỦA ANH SANG LÀ HƠN CẢ MỘT THẤT BẠI HOÀN TOÀN TRONG ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN NÀY

Và đặc biệt nguy hiểm nữa:

NHỮNG KẺ THÂN TẦU, PHỤC TẦU MỘT LẦN NỮA LẠI THẤY CON ĐƯỜNG DUY NHẤT TỒN VONG LÀ THEO CÁC ĐỒNG CHÍ BỐN TỐT ĐẾN CÙNG!

Con đường gai góc anh Sang nhận lãnh ấn tiên phong chỉ là đem về một bản “Tuyên bố Chung”mà tất cả đều ở thì…tương lai chưa chắc chắn!
Kể cả 4 chữ “hợp tác toàn diện” cũng đầy những ẩn nghĩa vu vơ:
-Toàn diện có nghĩa là chấp nhận con đường XHCN, kiên quyết theo Mác theo Lê đánh đổ chủ nghĩa tư bản thối nát sao?
-Hợp tác toàn diện nghĩa là cùng với Đảng, Nhà Nước-Quốc Hội này tiến hành ăn chia ruộng đất của nông dân? hợp tác khai thác tài nguyên hầm mỏ, nhà máy của nước Việt Nam?
Hay là:
-Hợp tác toàn diện nên sẽ không phản đối các bác cộng sản? cứ muôn năm cai trị đi! Cứ tiếp tục bắt bớ, giết người bất đồng chính kiến đi?
Hay là:
Hợp tác toàn diện khi nổ ra chiến tranh chống xâm lược thì người Mỹ sẽ mang cả mấy hạm đội sang giúp dân Việt Nam đòi lại những gì đã mất trong tay bọn bành trướng?
Hỏi là đã trả lời rồi:
KHÔNG ĐỜI NÀO! KHÔNG THỂ NÀO TIN ĐƯỢC NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CHUNG “HỢP TÁC TOÀN DIỆN” GIỮA HAI KẺ CHỐNG ĐỐI NHAU VỀ MỌI MẶT LÀ CÓ THẬT!

Người Mỹ chẳng ký kết cái gì xất! Còn Ông Sang dù có được ký kết gì chăng nữa thì, đến tớ cũng còn biết tỏng tòng tong ra nữa huống hồ các các nhà chính trị lão thành!

KHÔNG CÓ MỘT CÁI GÌ KÝ KẾT MÀ KHÔNG THỂ KHÔNG XÉ BỎ KHI QUYỀN LỢI TRƯỚC MẮT THÚC ĐẨY!
Vậy thì: Chán nản mà làm gì? Ước mơ hão huyền mà làm gì để rồi lại thất vọng như tớ cách đây không lâu!
Hãy đợi đấy! Chính con đường đi Mỹ của anh Sang lại dẫn các nhà lãnh đạo Việt Nam đến nhanh tới Bắc Kinh cho mà coi!

ĐỪNG TRÔNG MONG GÌ VÀO NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CHUNG CHUNG ĐÓ! MỌI SỰ NẰM TRONG TAY, TRONG Ý CHÍ CỦA CHÍNH NGƯỜI DÂN TA!

------------------------------------------------

Chú Thích:

-THƯ CỦA DÂN BIỂU ROYCE GỬI TỔNG THỐNG B-OBAMA

-Và tổng thống Obama đã làm gi?

“We discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly. And we had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.”

TT Obama nói: “At the conclusion of the meeting, President Sang shared with me a copy of a letter sent by Ho Chi Minh to Harry Truman. And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S. Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United States.” Tạm dịch: Cuối buổi họp, CTN Trương Tấn Sang cho tôi xem bức thư của ông Hồ Chí Minh gửi TT Harry Truman. Và chúng tôi thảo luận, thực tế là ông Hồ Chí Minh đã lấy cảm hứng từ Bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ và những lời lẽ của TT Thomas Jefferson.
Ông Hồ Chí Minh nói về sự quan tâm của ông trong việc hợp tác với Hoa Kỳ. Khi mang bức thư của ông HCM gửi TT Harry Truman sang Mỹ đưa cho TT Obama xem, CTN Trương Tấn Sang muốn chuyển thông điệp gì đây? Có lẽ là thông điệp tốt. Mời bà con bình luận.

-Họp báo về nhân quyền trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch VN - Vũ Hoàng, RFA, 2013-07-23

-Vài điều đáng quan tâm vì sao không tin "hợp tác toàn diện" sẽ có thực:

...Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. (Tuổi Trẻ, 26/07/2013) ==> Tuổi Trẻ

-Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang? ==> tin BBC

-Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch? ==> tin BBC

-OBAMA đã nói gì ngoài cái tuyên bố chung?

Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Ông Obama nói cuộc gặp thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước
Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
"Tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam."
Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào.
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm và tôi mong đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau ./.

Còn tờ Huffington thì nhận xét: (24/7/013)
"Lo ngại về một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả-rập, phản ứng của Hà Nội cho đến nay vẫn là bắt bớ, bắt bớ và bắt bớ.
Việc họ làm thế mà không sợ sự lên án của cộng đồng quốc tế một phần lớn là bởi thái độ bàng quan của Mỹ. Tổng thống Bush thăm Việt Nam năm 2006 để dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, và lập tức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia hạn chế ngặt nghèo tự do tôn giáo ngay giữa lúc các nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn tiếp tục chống chọi trong các trại tù của nó.
Dưới thời Obama, người Mỹ đang háo hức vì đã phát hiện ra một cánh cửa để đường hoàng trở lại với sân chơi Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, họ khá kín tiếng về vấn đề nhân quyền.
“Thật khó mà được coi là quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền khi bạn vẫn đang ăn ngủ cùng Bộ Chính trị và bán những McDonald’s hay Starbuck”, một người Mỹ gốc Việt sống ở Hà Nội nhận xét.
Vậy nên không có gì phải thắc mắc khi những người đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam không còn hướng tới Hoa Kỳ như một nguồn cổ vũ quan trọng của họ. Trong các phòng chát trên mạng, những người bất đồng chính kiến ngày càng tìm thấy nhiều cảm hứng từ các phong trào phản kháng ở Tunisia, Ai Cập và Myanmar.
Tuy nhiên, sẽ là một bi kịch nếu Chú Sam, trong khi bày tỏ quan ngại về nhân quyền, lại dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bi kịch đó sẽ trở nên trớ trêu nếu một Mùa Xuân Việt Nam lại nổ ra, chỉ để bị đàn áp bằng súng đạn của Hoa Kỳ.

-NHỮNG BÍ MẬT CHƯA AI BIẾT VỀ VIỆC CHỦ TỊCH NƯỚC CSVN TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN TÒA BẠCH ỐC HỌP THƯỢNG ĐỈNH VỚI TT BARACK OBAMA NGÀY 25-7-2013. ==> bài của Ký Giả Hạnh Dương từ Viet Press USA

-Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh ==> tin BBC


Copy từ: NS Tô Hải

Thời đại truyền thông “một mình một chợ” của Cộng Sản Việt Nam đã hết!

Nguyễn Chí Đức - Trong tháng 7/2013, việc ra đời công khai Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBGVN) có thể xem như là một cột mốc kế tiếp đánh dấu sự thay đổi về chất cho những người đấu tranh cho tự do ngôn luận, cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn trong thời đại toàn cầu hóa, phổ cập Internet. Dĩ nhiên để có thành quả ngày hôm nay đã có những mất mát của những con người ở các thế hệ, thời điểm khác nhau phải chịu đày đọa, tù tội khi nói/viết lên công khai chính kiến của mình.
Tôi rất tự hào được ký tên trong bản tuyên bố của MLBGVN nhưng cũng tự thấy mình còn có những khiếm khuyết nhất định. Thành thực mà nói chuyện viết lách không phải là sở trường và cũng không phải là nhu cầu chính khi tôi quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính trị. Mong ước thầm kín của tôi đó là sớm dứt điểm ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và đầu quân cho một chính đảng theo đường hướng của các lãnh tụ Quốc Gia tiền bối. Đó là một nhu cầu chính đáng và tự nhiên của những người có ước vọng tham gia hoạt động chính trị.
Tôi nhận thấy MLBGVN còn phôi thai cần phải được sự hưởng ứng của những nhà báo giàu kinh nghiệm, những người có chuyên môn trong giới truyền thông/truyền hình, các nhà văn/nhà thơ khả kính... Từ đây cho ra đời những tạp chí định kỳ theo tuần/tháng/quí, chuyên đề nhằm phổ biến rộng rãi cho người đọc trong và ngoài nước. Có những giải thưởng định kỳ thi đua nhằm thúc đẩy người viết hoàn thiện hơn, đi sâu sát hơn vào các vấn đề xã hội và bao quát hơn các vấn đề lớn của đất nước. Bằng không dù danh sách ký tên MLBGVN có đông đến mấy chỉ gây ồn ào một thời gian vì mục đích ký tên cho có hay ủng hộ tinh thần cho nhau là chính.
Tôi hi vọng sự ra đời của MLBGVN là một tiền đề gây được sự chú ý của Liên Hiệp Quốc, các nước trên thế giới và quan trọng nhất là được sự ủng hộ đông đảo người đọc trong nước. Từ đó theo đà tiến lan tỏa cảm hứng ra đời các nhà xuất bản/tờ báo, các tổ chức văn hóa/nghệ thuật, các hiệp hội hoạt động có tính chất xã hội độc lập.
Tôi cho rằng vì là Mạng Lưới cho nên tự thân mỗi cá nhân, nhóm nhỏ khi kết nối vào MLBGVN sẽ có tính chất như những Nút Mạng độc lập. Nếu chúng ta muốn người ta biết đến sự đóng góp của mỗi cá nhân thì từng Nút Mạng phải gia tăng nỗ lực hoạt động, viết lách có hiệu quả thiết thực. Mỗi khi một ai đó (kể cả tôi) vì lý do nào đó dừng cuộc chơi, đi ngược lại tiêu chí chung cũng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển, vận hành của MLBGVN. Thậm chí ngay các những blogger “phò Đảng”, Dư Luận Viên cũng phải được xem như những Nút Mạng của MLBGVN (nếu kết nối).
Nếu đâu đó còn e ngại MLBGVN chưa tuân thủ luật pháp của nước Việt Nam?
Xin thưa: nói cho đúng luật pháp hiện hành là luật pháp mang danh nghĩa nước CHXHCNVN; là luật pháp do ĐCSVN độc quyền chấp bút và thao túng. Luật pháp này không thể hiện ý chí, khát vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân trong tình hình hiện nay.
Quốc Hội này, Chính Phủ này, Tòa Án này, Quân Đội này là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng”
Vài lời mạo muội đóng góp xin gửi tới MLBGVN và các blog/web thông tin để rộng đường dư luận. 
(*) Ghi chú : bài viết thể hiện chính kiến của cá nhân với việc ra đời của MLBGVN


Copy từ: Dân Làm Báo

Công an Nga bắt 1200 người Việt

Công an Nga bắt 1200 người Việt

Cập nhật: 13:13 GMT - thứ năm, 1 tháng 8, 2013

Người Việt tại một xưởng may ở Moscow
Công nhân tại một xưởng may từng nói với BBC họ bị coi như 'nô lệ'
Cảnh sát Nga đã bắt 1.200 người Việt trong vụ bố ráp các xưởng may ở đông bắc Moscow nơi họ phát hiện các di dân bất hợp pháp sống trong cảnh chui rúc.
Hãng tin AFP dẫn lời cảnh sát Nga bình luận sau khi sự việc xảy ra hôm 31/7: "Các công nhân sống trong điều kiện mất vệ sinh cùng với các gia đình bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ em còn đang bú mẹ."
Cảnh sát cũng nói họ tìm thấy một phụ nữ trong tình trạng nguy kịch vì bị đâm bằng dao nhưng không được chăm sóc y tế.
Các công nhân này sản xuất hàng may mặc nhái nhãn mác.
AFP nói trong một động thái hiếm thấy, bộ tình trạng khẩn cấp đã lập trại tạm để giữ các công nhân Việt Nam.
Một phát ngôn viên nói với hãng tin ITAR-TASS rằng trại có bếp dã chiến để cung cấp cháo, đồ ăn sẵn, nước và bánh bích quy.

Như 'nô lệ'

AFP nói chính quyền Nga có các chiến dịch bố ráp dân nhập lậu theo định kỳ nhưng cảnh sát Nga cũng khét tiếng trong vấn đề nhận hối lộ từ dân nhập cư lậu.
Xưởng may do một nhóm người gồm người Iraq, Syria, Azerbaijan và Việt Nam, trong đó có cả những người có quốc tịch Nga điều hành.
Các nhà điều tra đã khởi tố hình sự tám nghi phạm do lập băng đảng tội phạm và tổ chức nhập cư trái phép trong khi các di dân nhập lậu sẽ bị trục xuất.
Vụ bố ráp diễn ra trong lúc cảnh sát Moscow tiến hành một chiến dịch lớn nhắm vào công nhân làm việc trái phép ở Nga tại vài khu chợ.
Còn theo BBC Tiếng Nga tại London, các khu vực dân nhập cư và thị trường lao động lậu tại Nga là nơi công an địa phương và các nhóm cảnh sát thường xuyên vây bắt, và cũng là nơi có nhiều vụ tham nhũng.
Việc bắt giữ, kiểm tra giấy tờ, phạt tiền rồi lại thả ra để bắt lại lần sau đã thành thông lệ với nhiều sắc dân không phải người Nga, theo BBC Tiếng Nga.
BBC Tiếng Nga cũng cho hay họ đã tìm cách liên lạc và hỏi quan điểm của Đại sứ quán Việt Nam trong vụ việc mới nhất này.
BBC đã từng tới ít nhất hai xưởng may lậu và biết rằng hầu hết người lao động sang bằng visa du lịch và ở quá hạn để làm việc, nhiều khi quá tới vài năm.
Tại một xưởng mà BBC Tiếng Nga cử phóng viên tới tới trong mùa hè năm ngoái, người lao động nói họ bị coi như 'nô lệ' và thậm chí bị 'hành hung' khi không làm việc được vì ốm đau hoặc muốn về nước.


Copy từ: BBC

OHCHR: “Blogger Việt Nam hãy lên tiếng”

Tuyên bố 258 - Chiều 31/7 tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các blogger đại diện cho mạng lưới blogger chính trị Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ với bà Maria Isabel Sanz Garrido, tên thân mật là Mabel, quan chức của OHCHR phụ trách về nhân quyền khu vực Đông Nam Á. 
Có mặt tại buổi gặp là một số blogger đến từ cả ba miền của đất nước: Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn). “Chúng tôi đến đây, tuy khác nhau về độ tuổi, giới tính, tỉnh thành, nghề nghiệp, nhưng chúng tôi có điểm chung, là đều là những blogger muốn chống lại việc nhà nước lạm dụng pháp luật trấn áp quyền tự do của người dân” – blogger Nguyễn Anh Tuấn, 23 tuổi, phát biểu tại cuộc gặp.

Lợi dụng pháp luật để đàn áp blogger
Các blogger đã mô tả sơ qua về bối cảnh chính trị hiện nay tại Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã ký kết, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cùng nhiều công ước quốc tế về nhân quyền có liên quan. Việt Nam cũng đang tích cực chạy đua vào chiếc ghế thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn duy trì một hệ thống luật pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền và các công ước quốc tế liên quan. 
Trong hệ thống luật pháp đó, hiện tại, nổi lên ba điều khoản trong Bộ luật Hình sự, gồm Điều 79, 88 và 258, đang được Nhà nước sử dụng để bắt bớ, đàn áp, truy tố và kết án tù đối với các blogger hay có thể gọi là những người viết trên mạng (net-writer). Thực tế là gần đây, chỉ trong vòng một tháng, đã có tới ba blogger bị bắt giam và bị buộc tội vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây là một điều khoản với ngôn ngữ pháp lý mơ hồ, chung chung, đủ để trở thành một cái vòng kim cô rất rộng để chụp lên đầu bất kỳ blogger nào viết những điều chính quyền không thích.
Trước tình hình đó, hơn 100 blogger Việt Nam đã quyết định hình thành một mạng lưới blogger chính trị và đưa ra Tuyên bố chung lên án việc Nhà nước lạm dụng pháp luật, cụ thể là Điều 258 Bộ luật hình sự. Đặc biệt, thay vì chỉ gửi kiến nghị tới Chính phủ, lần này, blogger Việt Nam đã, đang và sẽ gửi Tuyên bố tới các tổ chức quốc tế, bao gồm cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, để cộng đồng quốc tế có cái nhìn chân thực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. 
“Blogger hãy thu thập bằng chứng”
Đại diện cho OCHCR, bà Maria Isabel Sanz Garrido cho biết OHCHR hiểu tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay là khá nghiêm trọng, với những vụ bắt giữ nối tiếp nhau và những hành động trấn áp nhằm vào blogger cũng như những người bất đồng chính kiến. “Tuy nhiên, vấn đề là OHCHR không mở văn phòng đại diện ở Việt Nam, mà nói cho đúng là Chính phủ Việt Nam không muốn cho chúng tôi mở văn phòng ở đó” – bà mỉm cười – “cho nên OHCHR gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin để thu thập bằng chứng”.
“Blogger và những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam cần ghi lại (document) tất cả các vụ việc: Chuyện gì đã xảy ra? Với ai? Ai gây ra? Ở đâu? Bao giờ? Các bạn không nhất thiết phải viết một báo cáo dài tới 3 trang giấy, nhưng cần có những thông tin căn bản đó để gửi cho chúng tôi, theo một cơ chế bảo vệ nhân quyền đặc biệt của Liên Hợp Quốc, gọi là Special Procedures Rapporteur” *. Bà Garrido khuyên các blogger Việt Nam. Bà cũng đã tặng cho các blogger Việt Nam một loạt tài liệu về cơ chế SPR của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. 
Vị quan chức của OHCHR tỏ ra đặc biệt quan tâm đến trường hợp blogger Điếu Cày – “người chịu án tù 12 năm và hiện đang tuyệt thực”. OHCHR đã chuẩn bị sẵn sàng để chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc này. 
"Chúng tôi ở đây là để giúp các bạn" - bà nhấn mạnh.


______________________________________
Chú thích: 








Copy từ: Dân Làm Báo

Thứ trưởng Sơn phản hồi về bài trên BBC

Bình luận của Ba Sàm:

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu. Ở Mỹ không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông khi cảnh sát dừng xe anh để hỏi, anh chỉ biết chấp hành và nộp phạt. Nhưng ở Việt Nam thì người dân có quyền chất vấn cảnh sát tôi phạm lỗi gì, luật gì, tại sao dừng xe tôi“.
Ông thứ trưởng không biết luật lệ ở Mỹ nên nói bừa. Ở Mỹ, người dân có quyền cãi lại CSGT, nhưng nếu cảnh sát vẫn cho rằng họ đúng, vẫn ghi giấy phạt, thì người bị buộc tội vi phạm luật giao thông, có quyền không đồng ý với giấy phạt và đòi cảnh sát ra tòa đối chất. Ở VN, người dân có được ra tòa đối chất với CSGT vì bị phạt oan, sai khi điều khiển giao thông không ông?
Ở Mỹ không có chuyện cảnh sát làm tiền những người điều khiển giao thông như đang diễn ra hàng ngày ở VN. Ở Mỹ cũng không có dân chủ theo kiểu Việt Nam, khi kẻ tội phạm là con cháu các lãnh đạo thì được tha bổng, trắng án, hoặc được “khoan hồng”, xử nhẹ. Ở Mỹ, con tổng thống phạm tội vẫn bị ra tòa lãnh án như con dân thường.
- Coi chừng Bộ Ngoại giao VN cử Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn qua Mỹ phản bác luật này: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về VN (BBC). – Hạ Viện Mỹ thông qua Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 (VOA). “Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do”.

  Thứ trưởng Sơn phản hồi về bài trên BBC


Cập nhật: 11:08 GMT - thứ năm, 1 tháng 8, 2013


Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Ông Sơn nói 'chỉ có một số nhỏ' mang hận thù và biểu tình vì tiền


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
Nhắc tới tựa 'Chống ông Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'?' của BBC hôm 28/7, ông Sơn nói trong một phỏng vấn cũng với Phố Bolsa TV:

"Đã là cơ quan truyền thông, mà truyền thông có tiếng như BBC, ở đây tôi không nói chung BBC vì các ban chuyên môn khác của BBC họ cũng không làm như thế.

"Có lẽ xưa nay chỉ có Ban Việt ngữ đôi khi hay có những cái giật tít ví dụ như bài mà nói rằng là...chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, hận thù và thu nhập đấy, thì tôi cho rằng cách giật tít như thế nó không xứng tầm của BBC vì BBC là đài có tiếng trên thế giới và đã là có tiếng thì anh phải giữ cái uy tín.

"Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.

"Còn nếu anh giật tít như vậy tôi cho là nó không đúng với mục đích cái trả lời phỏng vấn của tôi.

"Tôi nói là số lượng rất nhỏ người Việt Nam còn lại trong cộng đồng gần bốn triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài trong đó ở Hoa Kỳ, số người còn có tư tưởng hận thù, tôi không muốn nói đến hai chữ hận thù, tôi muốn dùng những từ nhẹ hơn để bà con cô bác, những người trong số này người ta cảm thấy chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hắt hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên...uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không quên họ..."

'Kiếm thêm vài ba chục đô la'

Về chuyện người biểu tình tham gia để có thêm 'thu nhập', ông Sơn giải thích thêm:
"Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình...phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.
"Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.

"Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi."
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
"Nhưng mà trong thâm tâm họ đâu có muốn phản đối cái việc này.
"Thế và thực tế tôi cũng gặp một số doanh nghiệp người Việt Nam ở Mỹ vừa qua có cho tôi biết là có một số các tổ chức, cá nhân trong số những cá nhân, tổ chức cực đoan còn muốn đi ngược lại lợi ích dân tộc, họ quyên góp tiền để mà tổ chức các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ thì nhiều doanh nhân nói với tôi rằng 'chúng tôi không đóng góp...bởi vì đấy là những hoạt động phi nghĩa...' tôi cho rằng đấy là việc làm rất đúng đắn.
"Tôi nghĩ rằng số lượng người lần này tham gia hoạt động chống phá chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ nó cũng lại thể hiện một sự chống đối yếu ớt.
"Tôi rất chân thành mong muốn kêu gọi các quý vị còn đang có những tư tưởng hận thù, đi ngược lại lợi ích dân tộc, các qúy vị cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào thực tế là đã gần 40 năm nay các quý vị thực hiện những chiêu bài này nó đạt được cái gì.
Ông Sơn nói 'quy mô biểu tình ...teo dần' trong khi vị thế của Việt Nam đi lên rõ rệt.

'Ngày càng tươi đẹp'


 
Bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng hồi cuối tháng Bảy, ông Sơn nói quan niệm rằng quan hệ Việt - Mỹ chỉ là 'hình thức' là không đúng.

Ông Sơn nói: "Nhìn lại quá khứ đau buồn trước đây thì hai nước đã từng là cựu thù của nhau.Nhưng đây tôi cho cũng là tấm gương rất trong sáng trong vấn đề hòa hợp, hòa giải và đoàn kết, hữu nghị và hội nhập bởi vì hai quốc gia như vậy mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua quá khứ.

"Tôi cho rằng trong quá khứ đau buồn của đất nước Việt Nam nó còn mảng nhỏ nữa, tôi nói đây là mảng nhỏ bởi vì thực thế chân lý khách quan đã chứng minh điều đó, tức là còn lại một bộ phận không lớn cái số người Việt Nam ra đi sau năm 1975 bởi vì cái cuộc chiến tranh đã kết thúc, chân lý đã thắng lợi, hai miền Nam Bắc về một mối, những người cộng sản đã có công thống nhất đất nước, đã làm nên trang sử rất vẻ vang mà cái này chính cựu lãnh tụ của Việt Nam Cộng hòa trước đây, ông Nguyễn Cao Kỳ, đã thừa nhận cái việc đó.
"Những người cộng sản đã làm nên lịch sử và dẫn dắt đất nước Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam bây giờ phát triển phồn thịnh, có thể nói đất nước ngày càng thay đổi, ngày càng đi lên, đất nước ngày càng tươi đẹp.

"Còn khó khăn ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng có khó khăn không riêng gì Việt Nam."
"...Một số người rất nhỏ trong cộng đồng không muốn nhìn sự thật không muốn nhìn chân lý rõ ràng là đất nước Việt Nam đã thay đổi cơ bản."

Dân chủ Việt - Mỹ


Biểu tình phản đối Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Hoa Kỳ

Ông Sơn không nói tới những vấn đề mà người biểu tình nêu ra mà chỉ nói về động cơ họ đi biểu tình của một bộ phận mà ông coi là 'rất nhỏ'
Trong phỏng vấn được đưa lên  YouTube hôm 31/7, ông Sơn cũng bình luận về dân chủ ở Việt Nam và Mỹ trong đó ông nói "dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng" và bình luận thêm: 

"So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu."
"Ở Mỹ không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông khi cảnh sát dừng xe anh để hỏi, anh chỉ biết chấp hành và nộp phạt.

"Nhưng ở Việt Nam thì người dân có quyền chất vấn cảnh sát tôi phạm lỗi gì, luật gì, tại sao dừng xe tôi.
"Thì tôi hỏi quý vị, ở Mỹ ra khỏi xe ô tô là bị quặt tay ra đằng sau ngay nếu như là phạm tội, còn bình thường thì cũng phải xem giấy tờ và một là phải nộp phạt, hai là phải ra phòng thuế."

Vào cuối phỏng vấn ông Sơn cũng ca ngợi sự 'trung thực' của các cơ quan truyền thông hải ngoại như Bolsa TV và Việt Weekly trong khi có ý chỉ trích BBC Tiếng Việt khiến người đọc hiểu nhầm ý của ông.


Copy từ: BBC