CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Mơ hồ như... định giá đất

Mơ hồ như... định giá đất
Khung giá đất hiện nay chỉ phân thành 3 vùng cơ bản, đồng bằng, miền núi, trung du, nên biên độ giữa giá đất tối đa và tối thiểu có khoảng cách khá lớn - Ảnh: Việt Tuấn.


Đến thời điểm này, Nhà nước vẫn chưa có cơ quan định giá đất chuyên nghiệp...

 
Tròn 10 năm Luật Đất đai có hiệu lực, thị trường bất động sản đã hình thành từ rất lâu, nhưng câu chuyện định giá đất vẫn còn làm đau đầu các nhà quản lý.
Đã có hàng nghìn bài báo, hàng trăm hội thảo, hội nghị bàn về những bất cập, thiếu thực tế trong định giá đất tại Việt Nam, song dường như lối ra cho bài toán định giá đất vẫn là một ẩn số. Hội thảo về giá đất do Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức ngày 6/8 cũng không là ngoại lệ.

Thế nào là “trong điều kiện bình thường”?


Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất Bùi Ngọc Tuân nói, hiện việc định giá đất đang tồn tại những hạn chế lớn.

Trước hết là nguyên tắc định giá đất chưa định lượng được thế nào là “sát” với thực tế chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường. Các cơ quan chuyên môn cũng chưa làm rõ được thế nào là “trong điều kiện bình thường”. Nguyên tắc này, theo ông Tuân, cũng chưa bao hàm hết đối với những nơi, những loại đất không có giao dịch. Chính những quy định này đã làm nảy sinh nhiều hoài nghi trong việc định giá đất của các cơ quan chuyên môn.

Thứ hai, khung giá đất không bao giờ theo kịp được diễn biến giá thực tế trên thị trường, bởi lẽ từ khi lấy số liệu để xây dựng bảng giá đất cho đến khi ban hành, giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã biến động rất nhiều. Không những thế, khung giá đất hiện nay chỉ phân thành 3 vùng cơ bản, đồng bằng, miền núi, trung du, nên biên độ giữa giá đất tối đa và tối thiểu có khoảng cách khá lớn. Trong khi ở các nước khác được chia thành nhiều vùng, chẳng hạn như Hàn Quốc, khi định giá đất chính phủ phân thành 55 vùng.

Đặc biệt, dù năm nào cũng tiến hành khảo sát, xây dựng khung mới song bảng giá đất hàng năm của các địa phương ban hành luôn thấp hơn giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, chỉ bằng 30 - 60%.

Thứ ba, là cơ chế UBND các tỉnh, thành phố thoả thuận với nhau về giá đất tại các khu vực giáp ranh là không khả thi trong thực tế, không xử lý được chênh lệch lớn về giá đất tại khu vực giáp ranh, gây khiếu kiện trong dân khi thực hiện các dự án lớn, dự án theo tuyến thu hồi đất tại nhiều địa phương.

Thứ tư, theo ông Tuân là việc định giá đất cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có cơ chế hữu hiệu để giám sát việc xây dựng, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất, dẫn đến việc nhiều địa phương quyết định giá đất thấp để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và giảm kinh phí trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

Hạn chế lớn cuối cùng, là đến thời điểm này, Nhà nước vẫn chưa có cơ quan định giá đất chuyên nghiệp mà chủ yếu vẫn theo cơ chế hội đồng định giá liên ngành; chưa có hội đồng quản lý, theo dõi, cập nhật giá đất trên thị trường…

Trong việc xây dựng pháp luật, chính sách về đất đai, Cục trưởng Bùi Ngọc Tuân khuyến nghị, nên theo hướng có lợi cho người dân thì mọi việc sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

“Nhà nước phải chấp nhận chi ra thì mới được việc”
Là khách mời của hội thảo, Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá (Bộ Tài chính) Đinh Quang Vũ đưa ra nhiều thông tin đáng chú ý.

Theo ông Vũ, với tư cách là người đã “cọ sát” quá nhiều trên thực tế với các vụ việc, các hợp đồng tư vấn định giá đất nên ông rất hiểu thực tế câu chuyện giá đất hiện nay.

Thế nào là “sát giá thị trường”, thế nào là “trong điều kiện bình thường”…, theo ông trong điều kiện hiện nay, những câu hỏi này dường như không có đáp án nào cả.

Viện dẫn thực tế cho sự bất cập trong định giá đất, ông Vũ cho biết: “Công ty chúng tôi được UBND thành phố Hà Nội thuê làm tư vấn giá đền bù cho dự án đường vành đai 2, nhưng 6 tháng nay nhưng chưa ra được bảng giá. Bởi lẽ, trong khi một bên thì người dân thì vẫn luôn khiếu kiện vì giá đền bù thấp, một bên là yêu cầu của bên Hà Nội rằng giá gì thì giá, miễn sao không được gây áp lực lên ngân sách thành phố”.

Lãnh đạo Công ty Thẩm định giá cũng thừa nhận, qua quá trình làm việc, ông đúc rút ra rằng, định giá đất ở Tp.HCM minh bạch và công bằng hơn Hà Nội, bởi lẽ ở thành phố phía Nam, chính quyền có thể chấp thuận mức giá đền bù do nhà tư vấn đưa ra cao gấp 3 - 4 lần khung giá, còn ở Hà Nội, nếu cao hơn 3 lần sẽ không được chấp thuận.

Đặc biệt, Tổng giám đốc Vũ cho biết, “khi vào kiểm tra hồ sơ mua bán đất đai của cơ quan quản lý thì giá trong hồ sơ đều là giá nhà nước quy định, trong khi mua bán thực tế của người dân là giá thị trường, cao hơn nhiều lần”.

Cũng chính vì không chấp nhận những phương án của tư vấn đưa ra, ông Vũ cho biết, đầu tháng 7 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã thôi không thuê đơn vị này tư vấn định giá nữa.

Kết thúc phần phát biểu của mình, ông khuyến nghị: “Nhà nước phải chấp nhận chi ra thì mới được việc”.

Không kém thẳng thắn, chuyên gia kinh tế Ngô Văn Hiền (Học viện Tài chính) khẳng định, giá đất Việt Nam hiện nay mập mờ, thiếu minh bạch nên việc xây dựng được một bảng giá đất chuẩn gần như là một việc mơ hồ, khó thực hiện.

Trong khi đó, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá cho rằng, hiện 63 tỉnh thành mỗi nơi ban hành một kiểu bảng giá đất. Không những thế, theo ông, bảng giá đất của các địa phương trong nhiều trường hợp, việc ban hành, thông qua chỉ là hình thức, vì “600 trang bảng giá đất mà bắt các đại biểu hội đồng nhân dân nghiên cứu trong 3 ngày thì không thể có một mức giá thực tế được”.

Một ý kiến đến từ chuyên gia địa chính của Thuỵ Điển, ông Olov Farnvist cũng đáng chú ý. Ông cho biết ở quốc gia Bắc Âu này, thông thường khi phát hiện giá trị giao dịch thực tế và giá trị trong hồ sơ khác nhau thì họ sẽ đưa ra giải pháp “người thay thế”, nhà nước sẽ mua lại hoặc để người mua khác mua lại tài sản đó, điều này sẽ làm cho các bên mua bán, chuyển nhượng kê khai giá chính xác hơn.


Copy từ: VnEconomy

http://vneconomy.vn/20130806044919976P0C17/mo-ho-nhu-dinh-gia-dat.htm
 

Phen này dân sướng nhé: Chở cả bao tiền đi mua một ...mớ rau muống.

Mở rộng Nhà máy In tiền quốc gia

Thứ Hai, 05/08/2013 13:54

(NLĐO) - Ban quản lý Ngân hàng nhà nước vừa phối hợp với Nhà máy In tiền Quốc gia và các nhà thầu tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư phát triển và mở rộng Nhà máy In tiền quốc gia (Dự án NH.09A).

Ảnh minh họa
Mục tiêu của dự án NH.09A là mở rộng nhà xưởng, đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị cho Nhà máy In tiền quốc gia nhằm nâng cao năng lực sản xuất, bảo đảm đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất của nhà máy trong thời gian trước mắt. Dự kiến, đến cuối năm 2014, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2015.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú, Nhà máy In tiền quốc gia hoạt động được hơn 20 năm, điều kiện cơ sở vậy chất, kho tàng, máy móc thiết bị đã xuống cấp. Do đó, việc mở rộng xây dựng nhà xưởng và nâng cấp trang thiết bị công nghệ đối với nhà máy là hết sức cần thiết để góp phần bảo đảm an toàn, an ninh tiền tệ quốc gia.
V.Vinh


Copy từ: Người Lao Động

http://nld.com.vn/20130805015437863p0c1014/mo-rong-nha-may-in-tien-quoc-gia.htm
 

Chuyện bất thường ở cuộc họp báo

Không chỉ với Bộ Công thương mà cả EVN, trong một số lần điều chỉnh giá điện gần đây cũng lảng tránh việc họp báo. Do đó, người dân, doanh nghiệp càng có cơ sở để tin, các thông tin liên quan đến việc điều chỉnh giá điện luôn không minh bạch, rõ ràng.

Chiều 5/8 tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ Công thương - buổi họp diễn ra chỉ sau 4 ngày tăng giá điện, hàng chục phóng viên các báo đến dự họp chuẩn bị câu hỏi về tăng giá điện đã bất ngờ, hẫng khi lãnh đạo bộ Công thương từ chối trả lời các câu hỏi này. Đơn giản chỉ với câu nói: “Chúng tôi không giải thích thêm nữa, vì trong thời gian qua đã nói quá nhiều rồi. Buổi họp kết thúc ở đây”.
tăng giá điện, EVN, Bộ Công thương, công khai, minh bạch
Công trình thủy điện Sơn La. Ảnh: Vũ Điệp
Người nói câu ấy là Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Dường như việc sẽ từ chối nói về giá điện đã được Bộ Công thương dự kiến từ trước do Thứ trưởng Thoa không phải là người am hiểu và cũng không phải là người phụ trách theo dõi, chỉ đạo về lĩnh vực năng lượng, trong đó có điện lực.

Đúng là trước đó, lãnh đạo bộ Công thương, cục Điều tiết điện lực và EVN đã có trả lời một vài báo. Nhưng theo đánh giá của giới phóng viên, dường như đó là những tờ báo, những nhà báo vốn có “quan hệ” nhất định với lãnh đạo các cơ quan này để những thông tin, những giải thích về chuyện tăng giá điện được thực hiện có tính định hướng, xuôi chiều…Trong khi đó, với rất nhiều cơ quan báo chí khác, chưa có cơ hội để thực hiện phỏng vấn, để thông báo cho độc giả , người xem truyền hình…về những lý do, nguyên nhân phải điều chỉnh giá điện lần này thì đã bị từ chối.

Đáng nói là trước đó vài ngày, tại cuộc họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có đề nghị Bộ Công thương, EVN khi điều chỉnh giá điện cần phải có kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giải thích đầy đủ cho nhân dân về việc điều chỉnh giá điện.

Trước đây cũng vậy, với mỗi lần điều chỉnh giá những mặt hàng quan trọng: xăng, dầu…Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn Phòng Chính phủ…đều nêu ý kiến, các bộ, ngành, cơ quan liên quan phải tổ chức họp báo để giải thích cho người dân, doanh nghiệp hiểu, qua đó nhận được sự đồng thuận để chính sách có tính khả thi cao.

Trong các yêu cầu về xây dựng, ban hành chính sách trong những năm gần đây , Chính phủ cũng đã có quy định các cơ quan soạn thảo, ban hành chính sách phải lấy kiến đánh giá tác động đến các nhóm đối tượng có liên quan. Cụ thể tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản QPPL quy định: “Trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản”.

Người ta đã ngạc nhiên là tại buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ ngày 31.7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa nói rằng, trong việc điều chỉnh giá điện lần này, EVN cần phải lấy ý kiến người dân-một việc mà như theo điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nhưng ngay trong ngày hôm sau, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư về việc điều chỉnh giá điện và EVN đã thông báo việc điều chỉnh giá điện khiến nhiều báo đã ví von việc điều chỉnh giá lần này như một việc “đánh úp” người dân và doanh nghiệp. Không hiểu chỉ trong chưa đầy một ngày, Bộ Công thương đã có nghe ý kiến người dân và giải thích trước về điều chỉnh giá điện hay không ?

Không chỉ với Bộ Công thương mà cả EVN, trong một số lần điều chỉnh giá điện gần đây, tập đoàn này cũng lảng tránh việc họp báo. Do đó, người dân, doanh nghiệp càng có cơ sở để tin, các thông tin liên quan đến việc điều chỉnh giá điện luôn không minh bạch, rõ ràng.

Một chuyên gia trong tổ thẩm định giá của Bộ Tài chính mới đây cũng đã nói trước với hàng chục phóng viên theo dõi về ngành điện rằng, ông cũng thấy có sự không minh bạch của ngành điện. Một ví dụ dễ thấy nhất là trong các buổi họp tham vấn ý kiến về điều chỉnh giá điện, sau khi họp xong, EVN đã thu lại tất cả tài liệu của các đại biểu dự họp với lý do là: đây chưa phải bản thảo cuối. Chuyên gia này nói rằng, EVN rõ ràng không muốn tung các thông tin trong tài liệu đó ra ngoài và cá nhân ông thấy điều đó là sự không minh bạch.

Các cuộc thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính trong những năm gần đây với EVN đều phát hiện ra không ít sai phạm về tài chính, trong đó có cả những nội dung, chi phí liên quan đến giá điện. Ví dụ như Kiểm toán Nhà nước đã từng phát hiện EVN giấu những khoản chi phí lên đến hàng trăm tỉ đồng; có việc chuyển lỗ từ công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom-thua lỗ, đã sáp nhập vào tập đoàn Viettel) vào sản xuất, kinh doanh của tập đoàn…Tất cả cho thấy, có những khuất tất nhất định về tài chính, về giá của EVN mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác phải gánh thay một phần qua việc trả tiền điện là điều không sòng phẳng.

Do đó, tất cả những vấn đề này cần phải được lãnh đạo Bộ Công thương, EVN giải thích đầy đủ, ở một cuộc họp báo công khai, đàng hoàng. Nếu như lãnh đạo Bộ Công thương, EVN cho rằng, những nguyên nhân, lý do điều chỉnh giá điện là đúng đắn, hợp lý thì tại sai phải lẩn tránh các câu hỏi trong một cuộc họp báo như vậy ? Nếu giải thích đúng, đầy đủ, với sự có mặt đông đảo, đầy đủ của cơ quan báo chí thì đó là cơ hội để tăng hiệu quả thông tin, tuyên truyền về giá điện để người dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu và ủng hộ chứ sao ?

Mạnh Quân/Vietnamnet


Copy từ: Cu Làng Cát

http://culangcat.blogspot.co.uk/2013/08/chuyen-bat-thuong-o-cuoc-hop-bao.html

“Nhân bản” kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân!

Chuyện khó tin ở BV Đa khoa Hoài Đức:

“Nhân bản” kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân!

(LĐ) - Số 178 - Thứ hai 05/08/2013 10:50


Bất chấp hậu quả khôn lường cho bệnh nhân, một phiếu xét nghiệm huyết học ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) được khoa Xét nghiệm “nhân bản” để dùng luôn cho 2-5 bệnh nhân (!). Thậm chí,  họ nhẫn tâm tới mức lấy một phiếu xét nghiệm dùng chung cho các bệnh: Bệnh lao phổi, ápxe cạnh hậu môn, viêm ruột thừa...
Nhiều tài liệu chứng minh việc làm liều lĩnh ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã được Công an Hà Nội thu thập.

Từ tháng 7.2012 tới tháng 5.2013, đã có trên 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại BV Đa khoa Hoài Đức.

Sự “liều lĩnh” của phòng xét nghiệm

Ngồi trước bản thống kê với hơn 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng  cho ít nhất 2.000 bệnh nhân (trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2-5 bệnh nhân), chúng tôi không khỏi giật mình vì sự liều lĩnh của phòng Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. 

Đọc kỹ hồ sơ, chúng tôi càng choáng, bởi lẽ, nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều được dùng chung một kết quả xét nghiệm.

Thí dụ, một kết quả xét  nghiệm huyết học vào hồi 9h3 phút ngày 19.2.2013 được dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên - 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa - 27 tuổi, chẩn đoán ápxe cạnh hậu môn; Lý Thị Vân - 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp đang nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu và cháu Lương Kiều Trang - 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.

Với cách làm này, hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như thế nào ai cũng có thể hình dung được!

Câu hỏi đặt ra là tại sao một số kỹ thuật viên ở khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức dám làm như vậy, liệu có ai ''bật đèn xanh'' cho hành động này? 

Sáng 2.8, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo bệnh viện: Ông Nguyễn Trí Liêm - giám đốc, bà Nguyễn Thị Nhiên - phó giám đốc; tuy nhiên, cả hai vị lãnh đạo này đều lảng tránh câu trả lời hoặc nói không nắm chắc.

Ngụy biện để chối bỏ trách nhiệm?

Với bà Vương Kim Thành - Trưởng khoa Xét nghiệm BV Đa khoa Hoài Đức - khi chúng tôi hỏi về kết  quả xét nghiệm của các bệnh nhân trùng từ phút, giờ, ngày tháng và kết quả, bà Thành cho rằng, các kết quả bị trùng nhau này có thể bị những người tố cáo dán đè, sửa chữa và photocopy lại. Nhưng khi chúng tôi đưa ra quyển sổ theo dõi kết quả xét nghiệm huyết học (chứ không phải những hồ sơ riêng lẻ nữa) để chứng minh lần nữa sự trùng nhau, bà Thành không cần liếc qua mà nói ngay: Đây là quyển photocopy nên cũng có thể bị sửa chữa.

Để tiếp tục làm rõ trắng đen, chúng tôi cũng có trong tay quyển sổ gốc, kết quả cho thấy: Không có chuyện tẩy xóa, sửa đổi và việc vài bệnh nhân có chung một kết quả xét nghiệm là có thật.

Bà Thành thừa nhận, trong một số ít trường hợp có sử dụng kết quả của người này dùng cho người khác. Đó là những trường hợp là người quen, cần phiếu khám sức khỏe nhanh nên linh hoạt giải quyết. Nhưng qua hồ sơ thì cho thấy một sự thật đáng sợ hơn nhiều.

Chỉ lướt qua trong tháng 8.2012, có những kết quả xét nghiệm được dùng chung cho những người khác xa nhau về tuổi: Đó là trường hợp của bà Lương Thị Máng (64 tuổi, ở xã Song Phương) và cháu Nguyễn Quảng (6 tuổi, Lại Yên); cháu Nguyễn Ngọc Diệu (11 tháng tuổi, Tiền Yên) và ông Nguyễn Trí Mạng (66 tuổi, Song Phương); cụ Phạm Sáu (82 tuổi, Cát Quế) và cháu Vương Anh (4 tháng tuổi, Di Trạch); cụ Nguyễn Châu (80 tuổi, Song Phương) và cháu Nguyễn Trang (22 tháng tuổi, Đức Thượng)...

Không hiểu, những kết quả xét nghiệm của những cụ già được dùng cho các cháu bé hoặc mẫu máu của bệnh ngoại khoa dùng cho nội khoa thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh ra sao?
   
ThS-BS Ngô Mạnh Quân - Trưởng khoa Vận động và Tổ chức huyết học, Viện Huyết học và Truyền máu TƯ:

Với mục đích kiểm tra sức khỏe, cùng với xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu là những cơ sở căn bản đầu tiên đánh giá tình trạng sức khỏe con người.

Đối với bác sĩ, tùy theo mức độ chuyên sâu của xét nghiệm máu, có thể chẩn đoán rất nhiều bệnh, ví dụ như HIV/AIDS, viêm gan B, C, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ... Xét nghiệm công thức máu cho biết về nhóm máu, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu... có bình thường hay không ?

Nếu bất thường thì có thể là: Thiếu máu do thiếu một số chất, hoặc do bệnh ung thư máu, suy tủy, bệnh huyết tán... Nếu tiểu cầu bất thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nếu bạch cầu tăng cao thì cơ thể đang bị viêm nhiễm...

Vì thế, xét nghiệm máu là của riêng từng người, phản ánh tình trạng sức khỏe của họ trong thời điểm  đó. Với một người, ở các thời điểm khác nhau, các chỉ số có thể thay đổi theo diễn biến sức khỏe của họ. Vì thế, lấy kết quả xét nghiệm máu của người này dùng cho nhiều người là việc không thể chấp nhận được.   

Ng.H


Copy từ: Lao Động

http://laodong.com.vn/Y-te/Nhan-ban-ket-qua-xet-nghiem-dung-cho-nhieu-benh-nhan/130941.bld

Thư của một blogger gửi Đại sứ quán Thụy Điển

Blogger Florencia Knightingale là người ngoài cùng bên trái. 

Dưới đây là thư của blogger Nguyễn Vũ Hiệp (tên Facebook: Florencia Knightingale) gửi Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam để xin lỗi vì anh đã không thể có mặt tại cuộc tiếp xúc sáng nay của Đại sứ quán với đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam.

* * *

Thân gửi bà Elenore Kanter, quan chức Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam,

Tôi vừa làm lỡ cuộc hẹn của chúng ta sáng nay. Chân thành xin lỗi bà và quý cơ quan vì sự việc đáng tiếc ấy. Xem chừng buổi trò chuyện bất thành của chúng ta đã làm một số thế lực bất lương khó chịu. Một tốp cảnh sát và mật vụ hùng hậu vừa gửi tới tôi một giấy mời “làm việc” đột xuất, vì một lý do bí ẩn nào đó mà họ nhất định không chịu nói ra. Tuần trước, một “lời mời” đường đột tương tự đã tình cờ làm lỡ cuộc gặp của tôi với Đại sứ quán Hoa Kỳ. Rút kinh nghiệm đau thương, sáng nay, tôi cương quyết từ chối.

Vì vậy, lúc này đây, tôi đang bị giữ ở nhà bằng vũ lực. Các anh mật vụ cho biết: họ được lệnh quản thúc tôi tại gia. Cơ bắp của họ chỉ cho tôi có hai lựa chọn: hoặc đến trụ sở công an để “làm việc” – vì cái lý do mà chỉ có họ mới biết; hoặc ngồi trong nhà, chờ buổi sáng trôi qua, và viết thư xin lỗi này.

Tôi không hiểu vì lý do nào mà những ngày này, sau khi giáng xuống vô vàn bản án chính trị thẳng tay, chính phủ nước tôi lại sợ một bản tuyên bố về quyền con người đến thế. Chúng tôi, các blogger Việt Nam, tin rằng họ sẽ phải sớm trả lời trước nhân dân và thế giới tiến bộ.
Mong Đại Sứ quán Thụy Điển, một người bạn đáng tin cậy của những người Việt Nam yêu tự do, hòa bình và công lí, giúp tôi chuyển câu hỏi này tới chính phủ nước tôi. Gửi trực tiếp thật khó, vì đôi tai của họ thường đóng kín với người dân thường.

Thân mến,


F.K.


Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam

https://tuyenbo258.blogspot.se/2013/08/thu-cua-mot-blogger-gui-ai-su-quan-thuy.html
 

Tin về phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha

Hải Huỳnh (Danlambao) - Phiên xử phúc thẩm diễn ra lúc 8 giờ ngày 16.8.2013. Địa điểm là tòa án tỉnh Long An số 116 đường Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Thẩm phán chủ tọa là bà Trương Thị Minh Thơ, trước đây là thẩm phán của tòa án tỉnh Long An mới lên tòa án tối cao được 2 nhiệm kỳ. Thư ký phiên xử phúc thẩm là Phạm Anh Quân.
Tư cách của Đinh Nhật Uy tham gia phiên tòa từ người có quyền lợi liên quan chuyển thành đồng phạm. 
Có 3 luật sư tham gia bào chữa cho 3 Thanh niên yêu nước kỳ này là: 
1. Luật sư Hà Huy Sơn bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên 
2. Luật sư Nguyễn Văn Miếng bảo vệ cho Đinh Nguyên KhaĐinh Nhật Uy
3. Luật sư Nguyễn Thanh Lương bào chữa cho cả 3 thanh niên Phương Uyên, Nguyên Kha và Nhật Uy. 
Cho đến hôm nay thì các luật sư chưa ai gặp được thân chủ của mình trong nhà tạm giam của tỉnh Long An. 
Có chi tiết vô lý là hôm xử sơ thẩm thì chủ tọa tuyên án Nguyễn Phương Uyên chịu án tù từ ngày bị bắt là ngày 14 tháng 10 nhưng bản án sơ thẩm thì ghi là ngày chịu án là ngày 19 tháng 10 tức là Tuyên thì một nơi nhưng Án thì một nẻo. 
Các cơ quan tố tụng làm mất 5 ngày tù của Phương Uyên, nhưng các chi tiết về số chữ trong các khẩu hiệu thì họ đếm không sót chữa nào. 
Việc đếm chữ trong các khẩu hiệu của Phương Uyên thì kết luận điều tra ghi là có 116 chữ nhưng trong cáo trạng tăng lên là 150 chữ. Tại phiên sơ thẩm thì Phương Uyên cho là các cơ quan tố tụng cố tình tăng lên nhằm ý đồ trầm trọng hóa và bất lợi cho bị cáo. 
Phiên phúc thẩm dự kiến trong 1 ngày và hầu hết ý kiến của giới luật sư và nhà báo thì cho là sẽ y án.


Copy từ: Dân Làm Báo

Kinh tế Việt Nam: Thời điểm trả giá cho các thị trường đầu cơ

Đã bước vào quý 3/2013, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy một cái đáy nào rõ rệt. Khung cảnh vẫn nhuộm một gam màu u ám, bất chấp hàng loạt báo cáo của giới chức sắc chính phủ và phát ngôn của giới chuyên gia cận thần về triển vọng kinh tế đang tốt lên.

Mới đây, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là ông Cao Sỹ Kiêm đã mô tả bức tranh thực trạng: vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Cụ thể, sản xuất vẫn đang bị thu hẹp, phá sản, đình trệ vẫn cao, khó khăn của nhiều doanh nghiệp về vốn, về đầu ra, tồn kho vẫn chồng chất và có xu hướng tăng lên… Đến nay theo thống kê đã có một nửa số doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đi, không đủ sức để chờ đợi được hưởng chính sách này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chán nản, buông xuôi…

Ông Kiêm cũng đưa ra dự báo: với tình hình như thế này thì số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, giải thể phá sản chắc chắn còn tăng lên nữa.

Những nguồn cơn  nào đã dẫn đến hiện trạng cay đắng như thế?

Không thể hoài nghi, các thị trường đầu cơ đã đóng góp một phần không nhỏ cho thế tuột dốc không phanh của nền kinh tế quốc gia.

Parabol rơi xuống

Nhìn tổng quan và lấy mốc từ năm 2005 – khi giai đoạn trì đọng của kinh tế Việt Nam còn đi ngang, thì cho đến năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã tạo nên hai đỉnh. Đỉnh thứ nhất có thế năng lớn nhất, được lập vào năm 2007; còn đỉnh thứ hai vào năm 2009. Hai đỉnh này đã được xem là kết thúc cho biểu đồ tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1991 – thời điểm mở cửa kinh tế - cho đến nay.

2007 là thời gian mà đầu tư công và các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài tăng rất đáng kể. Đó cũng là thời kỳ tương tự như nhận định của một số chuyên gia kinh tế nước ngoài về nền kinh tế Trung Quốc “đầu tư nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất”. Tiền được đổ ra và kích thích các thị trường, nhưng cũng kéo theo lạm phát và mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng làm cho sinh hoạt của người dân trở nên khốn khó hơn.

Nếu xem xét vận hành của nền kinh tế theo quan điểm thị trường chứng khoán là kẻ đi tiên phong và báo hiệu thì trong thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, thị trường chứng khoán đã có một bước nhảy vọt gấp 3 lần. Nhiều đánh giá cho thấy một nguồn lực khổng lồ từ nước ngoài đã đổ vào cổ phiếu, khiến cho mặt bằng giá cổ phiếu tăng vô tội vạ. Đó cũng là minh họa sống động về nền kinh tế đã bị đầu tư quá nóng. Trong khi nền kinh tế và biểu đồ tăng trưởng của nó còn khá từ tốn thì đồ thị của chứng khoán đã làm nên một cuộc “đại nhảy vọt”, hệt như cuộc cách mạng thời năm 1960 ở Trung Quốc. Và logic tiếp nối là những gì ảo ảnh và nhảy vọt đều có thể để lại hậu quả “dưới đáy” khủng khiếp.

Nhưng cơn sốt kinh hoàng và để lại dư chấn ghê gớm nhất không phải là chứng khoán mà chính là bất động sản – điều xảy ra tương tự với thị trường Trung Quốc trong cùng giai đoạn 2007 – 2012.

Một điểm rất tương đồng giữa nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam là sau khi cùng lập đỉnh vào năm 2007, đến đầu năm sau, tất cả lại cùng lao dốc. Những gì tăng sớm nhất và mạnh nhất lại bắt buộc phải hạ cánh cứng nhanh nhất.

Chứng khoán là minh họa khốn khổ như thế. Trong khi thị trường này lao dốc, bất động sản - tuy chưa chịu xuống giá - nhưng lập tức rơi vào tình cảnh đóng băng. Đó cũng là một đặc trưng của thị trường địa ốc ở Việt Nam, khi có đến 70% người tham gia thị trường này với động cơ đầu cơ, để khi tăng thì mọi người cùng đổ xô mua đuổi giá cao, còn lúc xuống thì không mấy ai dám “bắt dao rơi” – như một thuật ngữ trong thị trường chứng khoán.

Đồ thị lao dốc của chứng khoán lại dắt dây đến đường biểu diễn suy giảm của bất động sản. Từ năm 2007 đến nay, bất chấp chu kỳ hồi phục ngắn vào năm 2009, giá chứng khoán ở Việt Nam đã giảm đến 70-80%, còn giá bất động sản giảm ít nhất 30-40%, cao hơn hẳn mức 25-30% của chỉ số suy thoái của bất động sản S&P/Case-Shiller của Mỹ trong thời kỳ 2007- 2011.

Chứng khoán và bất động sản lại kéo theo đà suy thoái không thể cưỡng được của nền kinh tế. Tuy không đến nỗi lao dốc như bất động sản, nhưng hiển nhiên nền kinh tế Việt Nam đã làm thành một vệt parabol lõm từ năm 2009 đến nay.

Kích cầu nhóm lợi ích

Vào năm 2009, chính phủ Việt Nam đã bơm ra một gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng, tương đương với 8 tỷ USD theo tỷ giá ngoại hối khi đó, để kích thích nền kinh tế và các thị trường.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong khi gói kích cầu năm 2009 vẫn chưa được làm rõ về tính hiệu quả thực sự của nó, thì lại có quá nhiều dư luận cho rằng phần lớn nguồn tiền này đã bị đầu tư sai mục đích, tức phần lớn đã chảy vào thị trường chứng khoán và bất động sản để “đánh” hai thị trường này lên, cũng là giúp cho các nhóm đầu cơ trục lợi và “thoát hàng”.

Trong năm 2009 – 2010, nếu mặt bằng giá cổ phiếu phục hồi gấp đôi thì mặt bằng giá nhà đất ở Hà Nội lại tăng gần gấp ba, tạo thành một cơn sốt mới và lập đỉnh mới. Kết quả là sau hơn 20 năm kể từ mốc mở cửa, giá nhà đất ở Việt Nam đã tăng gấp 100 lần, và hiện thời đang cao gấp 25 lần so với mặt bằng thu nhập bình quân của người tiêu dùng, trong khi chuẩn của Liên hiệp quốc chỉ dưới 5 lần.

Trong khi đó, giá vàng cũng đã tăng gấp gần 4 lần từ năm 1997 đến năm 2011, và tăng gấp 10 lần nếu tính từ thời điểm năm 2000. Giá vàng tăng dẫn đến lạm phát phi mã. Riêng năm 2011 lạm phát đã gần 20%.

Tất cả những tiêu chí lợi nhuận được tính bằng số lần ở Việt Nam đã khiến cho bất cứ một nhà tư bản nước ngoài nào cũng phải thèm khát. Điều lạ lùng luôn khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh ngạc là trong một thị trường Việt Nam quá thiếu minh bạch về thông tin và yếu kém về quản lý, người ta lại có thể kiếm tiền rất dễ dàng – hiện tượng mà chỉ có Trung Quốc mới so sánh được.

Quả thế, thị trường bất động sản vẫn được xem là một tâm điểm của tình trạng thiếu minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam. “Nền văn hóa kinh doanh rỉ tai”, hay những gì tương tự, đã khiến cho thị trường này phải đứng áp chót trong bảng xếp hạng 15 nước thuộc khối châu Á – Thái Bình Dương, và cũng đội sổ trong số 56 nước được chọn xếp hạng về độ minh bạch của thị trường bất động sản trên thế giới.

Tuy nhiên, dần dần các nhà đầu tư và nghiên cứu nước ngoài cũng hiểu ra một bí quyết tối quan trọng: thị trường càng thiếu minh bạch thì lại càng dễ đầu cơ. Mà đầu cơ lại là gốc rễ của tư bản, của siêu lợi nhuận. Phần lớn các thị trường mang tính đại chúng ở Việt Nam, trừ thị trường ngoại tệ thường dao động ngang và một số thị trường hàng hóa đặc thù, đã luôn đạt đến điểm mơ ước về siêu lợi nhuận trong đầu cơ như thế.

Trả giá!

Người dân Việt Nam có thể tự đặt câu hỏi: hơn 20 năm qua có ý nghĩa như thế nào đối với một thời lượng của sự phát triển? Sau phát triển, hay theo quy luật vận hành của nền kinh tế, thường là giai đoạn suy thoái. Vậy Việt Nam có tương đồng với trường hợp nước Mỹ, với chu kỳ 20 năm liên tục tăng trưởng GDP, đạt đến thời kỳ mà người ta vẫn dùng từ “Thịnh vượng” để miêu tả, để rồi sau đó rơi vào một chu kỳ điều chỉnh giảm bắt buộc?

Thế nhưng cũng không khác gì quy luật tăng trưởng – suy thoái trong đầu cơ quốc tế, sự vận hành của nền kinh tế đầu cơ ở Việt Nam cũng mang tính chu kỳ với hệ quả tất yếu phải xảy ra. Hơn 20 năm qua có lẽ đã đủ cho một chu kỳ tăng trưởng, đủ để hoạt động đầu cơ ở Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả do chính nó gây ra.

Hậu quả mà nền kinh tế Việt Nam phải nhận lãnh sau những cơn sốt tất nhiên là một sự thoái hóa chưa có hồi kết. Người ta có thể chứng kiến nhan nhản nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước như dầu khí, điện lực, xăng dầu, các tổng công ty kinh doanh bất động sản bị chìm ngập trong núi tài sản bị chôn trong cổ phiếu và bất động sản.

Tuy nhiên, khủng khiếp nhất vẫn là bất động sản với con số nợ xấu đang lên đến ít nhất 200.000 tỷ đồng đến thời điểm hiện nay. Còn nợ xấu trong hệ thống ngân hàng dĩ nhiên còn khủng khiếp hơn: ít nhất 250.000 tỷ đồng theo báo cáo chính thức của Ngân hàng nhà nước, và gấp đôi con số này theo ước tính của giới chuyên gia phản biện độc lập.

Cùng với bất động sản và chứng khoán, nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, sắt thép, xi măng, thủy sản, nông sản…cũng chịu cảnh đổ dốc và ngưng trệ sản suất. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế rơi vào tình trạng thảm thương khó có lối thoát, với gia tốc suy giảm tăng dần và biểu đồ suy thoái ngày càng chúc xuống với độ dốc lớn hơn.

Một khi chủ nghĩa đầu cơ cũng phải quy hàng thì có thể hiểu là nền kinh tế đang thiếu hẳn động lực để lấy lại những gì đã mất. Thậm chí nếu không được cải tổ mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam còn có thể mất hết những gì vừa có lại.

Do vậy, khó có thể quan niệm những năm 2009-2010 như giai đoạn phục hồi mạnh sau khủng hoảng, mà chỉ nên xem đó là thời kỳ quá độ của những khó khăn trên đà tiếp diễn. Có nghĩa là chữ L đã được hình thành cơ bản, đang kéo dài cạnh đáy của nó một cách không bằng phẳng, thậm chí cạnh đáy này còn có thể chúc xuống nếu như nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái kép trong những năm tới.

Vẫn luôn có một lối đối sánh không quá ẩn dụ đối với bối cảnh hiện thời: “Thị trường bất động sản đang biến toàn bộ nền kinh tế và người dân thành con tin của nó”. Rõ như ban ngày, sau thị trường chứng khoán, khối tài sản khổng lồ treo giá cao ngất nhưng không bán được của đa số các doanh nghiệp nhà đất đang trở nên một ổ dung nham khủng khiếp, tiềm ẩn trong núi lửa có thể phun trào xuống khu vực đồng bằng của nền kinh tế và đời sống dân sinh.

Các thị trường đầu cơ đã lao nhanh đến thời điểm phải trả giá, trả giá cho mặt bằng giá hoàn toàn không tương xứng với thu nhập bình quân của người dân. Và đến lượt mình, nền kinh tế cũng phải trả giá với tư cách một nạn nhân của các thị trường đầu cơ – một hệ quả mà thay vì phục hồi theo chữ V thì nền kinh tế vẫn còn ì ạch ở cạnh đáy của chữ L cho tới giờ này.

Sự trả giá trên là quy luật tất yếu và phải diễn ra, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.


Copy từ: VOA

Thương người em nhỏ, bây giờ ở đâu.



H4
Phải chăng cô là nạn nhân của sự ngăn cản thông tin. Khi chưa có nghị định 72 mới ra vừa xong của CP, cách đây vài năm. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh trên bục giảng, đã gợi ý học sinh của mình chịu khó lên mạng để tìm kiếm thông tin bổ sung cho môn học. Lập tức từ phía tuyên giáo của chính quyền nổi lên một cơn thịnh nộ. Báo Dân Trí lên án hành động này và quy kết cho đó là 

 "đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục".


Cô giáo Bích Hạnh bị đuổi việc, lâu dần không ai nhắc đến cô nữa.


Một chiều nắng năm 2010, tôi đến Yên Thành của đất Nghệ An, đi theo Lê Quốc Quân về quê hắn dự đám giỗ bố hắn. Quân dẫn tôi đi thăm làng quê hắn, đến một góc làng có một ngôi nhà lúp xúp thì hắn dừng lại ngó vào, qua hàng rào tre mục lưa thưa, tôi thấy một mảnh vườn phía trước trồng rau cải bắp và vài loại nữa. Quân nói.

- Ông biết cô giáo Bích Hạnh không.?

- À tôi có nghe, cô ấy ở Quảng Nam à.?

Quân lắc đầu.

- Không , nhà cô ấy ở đây, cô ấy dạy học trong Quảng Nam, nhưng vì bảo học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng, bị bọn nó đuổi dạy, giờ về nhà rồi, xin việc chẳng nơi nào nhận.

Quân đẩy cái cổng tre, chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà thấp lè tè, nền đất, trong nhà có bộ bàn ghế cũ để giữa nhà đã long tróc. Ở góc nhà có một bộ máy tính bàn sản xuất từ đời nào, một giá sách nhỏ. Tò mò tôi lại gần ngó vài thứ giấy tờ trên bàn, đó là những tờ giấy của ai đó đang soạn về một chương trình giáo dục.

Nhà chẳng có ai, ở quê người ta thường để cổng như vậy, hơn nữa thì ngôi nhà này có gì mà để trộm bõ công vào lấy. Chúng tôi ngồi ở ghế giữa nhà một lúc, thì cô giáo Bích Hạnh đi từ ngoài cổng qua sân, tay cầm thúng, tay cầm liềm. Quân cất tiếng chào, cô giáo chào chúng tôi, cất đồ vào bếp và quay lên nhà rót nước mời chúng tôi uống. Hỏi thăm công việc, cô cho biết chưa xin được nơi nào, chẳng đâu người ta nhận, giờ về nhà làm ruộng vườn cùng mẹ.

Tôi nhìn thân hình gầy gò, mảnh mai của cô, hình dung người con gái chịu khổ quyết chí học hành đến lúc có bằng thạc sĩ , vừa chớm ước mơ đứng trên bục giảng vài bữa thì bị tai họa giáng xuống. Mọi ước mơ, mọi công sức học hành giờ tan tành. Trở về nhà mẹ bên miếng ruộng, mảnh vườn tần tảo sống qua ngày.

 Thế rồi dòng đời trôi, tôi cũng không gặp cô nhiều, thỉnh thoảng lại đi cùng Quân về quê. Chuyện trò hàng xóm, tiện nhắc đến cô thì biết cô vẫn ở nhà làm vườn, ruộng, viết sách gì đó.

Nghệ An xảy ra vụ án chống chính quyền của mười mấy thanh niên xứ Nghệ. Theo dõi tin tức về những người bị bắt, hoàn cảnh từng gia đình, từng con người. Họ ở khắp nơi trên tỉnh Nghệ An, có người ở tít tận cuối tỉnh giáp Lào, người giáp Thanh Hóa. Từ đầu này Nghệ an đến đầy kia hàng trăm cây số. Trên cái xe máy cà tàng tôi đến từng nhà người bị bắt, nghe chuyện gia đình họ. Người con đứa lên ba, đứa trong nôi. Người sắp cưới vợ, người đang nuôi mẹ già, người đang học hành dang dở...tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình họ, để bạn bè và những người quan tâm giúp đỡ là một phần nhỏ tôi thấy sức mình có thể làm được trong lúc họ bị tù đày.

 Thế nhưng, giờ tôi thấy mình đã bỏ sót một gia đình. Đó là gia đình cô giáo Bích Hạnh, thật sự chuyện này tôi cũng mới biết không lâu. Hóa ra trong vụ ấy, có người bỏ trốn được, anh ta đã bị phát lệnh truy nã của cơ an an ninh điều tra bộ công an.





Thái Văn Tự, người đã bỏ trốn, nhờ có sự bỏ trốn của anh mà cơ quan an ninh điều tra đã bế tắc không khai thác được thêm thông tin về những người khác nữa. Bây giờ thì chẳng ai biết Thái Văn Tự ở đâu.

 Tự là chồng của cô giáo Bích Hạnh. Họ cưới nhau lúc nào tôi cũng không biết, dù tôi có gặp Tự trước đó vài lần.  Là một kỹ sư ngành tàu biển, đang có công việc và đồng lương tốt, Thái Văn Tự bỏ việc để theo đuổi con đường mà Tự và những người bạn cùng quê hương đã chọn. Mong cho đất nước có tự do, dân chủ và bác ái.

Giờ thì Thái Văn Tự bặt tăm chim trời cá nước. Những người bạn anh vào tù được người đời nhắc đến, Thái Văn Tự ẩn dật nơi nào không ai rõ, kể cả vợ con anh ta.

Cô giáo Bích Hạnh mang thai và sinh đứa con trai khi chồng cô đang trốn lệnh truy nã, giờ bên mảnh vườn, ruộng xơ xác nắng lửa miền Trung ấy, cái căn nhà lụp xụp thấp tè cũ kỹ ấy phải cưu mang thêm một sinh linh nhỏ bé nữa.

Đằng sau những người đấu tranh, là những mảnh đời,  những số phận của mẹ già, vợ dại, con thơ cùng gánh chịu những gian khó với họ.

Thế nhưng đất nước chưa bao giờ dứt những người đấu tranh. Những lớp người này vào tù ngục, lại có lớp khác đứng lên tiếp tục đòi hỏi tự do, công bằng , chủ quyền cho đất nước, cho dân tộc. Sẵn sàng đối diện với thể chế khắc nghiệt luôn đưa họ vào nhà tù hay khắc chế bằng mọi phương thức.

 Cảm ơn những người phụ nữ gày gò, sớm hôm bên mảnh ruộng vườn, tần tảo nuôi con. Không một lời ca thán, dãi bày như cô giáo Bích Hạnh. Từng ấy năm qua, một mẹ một con sống nhờ mảnh vườn, ruông , cô giáo Bích Hạnh âm thầm vượt bao khó khăn mà chưa bao giờ cô muốn kể cùng ai. 




Chẳng biết bao giờ cô và cháu nhỏ gặp lại người chồng, để sống yên bình như bao gia đình khác. Con đường phía trước của cô thật mịt mờ, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh ấy vẫn tràn đầy nghị lực sống,vẫn kiên cường đối diện vật lộn với miếng cơm , manh áo hàng ngày như bao thân nhân của những người tranh đấu khác.

Cô vẫn gầy guộc như cánh hạc, giữa cuộc đời giông tố và khắc nghiệt này. Mong cho mẹ con cô vượt qua được mọi gian khó....những  gian khó mà chưa ai biết được ngày nào sẽ qua.


Copy từ: Người Buôn Gió

http://webwarper.net/ww/~av/nguoibuongio1972.blogspot.de/2013/08/thuong-nguoi-em-nho-bay-gio-o-au.html


  Đọc thêm:

Cô giáo bị đuổi việc vì ‘xuyên tạc đường lối’ (BBC).   – Cô Giáo bị buộc thôi việc vì khuyến khích học sinh tìm hiểu thông tin trên Internet (RFA). –  Cho thôi việc nữ Thạc sĩ xuyên tạc đạo đức nhà giáo (DT)
 

Rainsy 'học cao và ghét Việt Nam'



Cập nhật: 10:03 GMT - thứ ba, 6 tháng 8, 2013


Sam Rainsy tại họp báo ở Phnom Penh hôm 29/7
Sam Rainsy tuyên bố ủng hộ Trung Quốc bảo vệ đảo trên Biển Đông


Không bằng lòng với kết quả bầu cử 28/7/2013 ở Campuchia, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, phủ nhận kết quả bầu cử do có nhiều sai phạm bầu cử nghiêm trọng và yêu cầu điều tra. 

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội sẽ được một ủy ban điều tra xem lại và chính thức công bố vào ngày 10/8.

Sau khi công bố kết quả, các đảng phái có thể khiếu nại trong vòng một tháng, nếu không có đơn khiếu nại thì kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 14/8.

Đây là một thành công lớn đối với ông Sam Rainsy vì, mặc dù không ra ứng cử, yêu cầu của ông đã được chính quyền Hun Sen lắng nghe.

Nhưng ông nổi tiếng hơn cả ở Việt Nam vì các phát biểu của mình cả về̉ người Việt, cả về Biển Đông.
Ông Sam Rainsy là ai và vì sao có những phát biểu như vậy?

Hai lần ân xá

Ngày 12/7/2013 Sam Rainsy đã được quốc vương Norodom Sihamoni ân xá theo đơn xin của đương kim thủ tướng Hun Sen "vì lợi ích của đất nước và trên tinh thần hòa giải dân tộc".
Ông Rainsy năm nay 64 tuổi (sinh năm 1949), đang sống lưu vong tại Pháp nhằm trốn tránh bản án xử vắng mặt 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia.

"Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh."
Nhắc lại, ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An củaViệt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh. 

Chính quyền Việt Nam đã lên án hành động này của Sam Rainsy và gọi nó là "phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia" và yêu cầu chính quyền Campuchia có biện pháp "xử lý thích đáng" đối với hành vi đó.

Trước sự phá hoại này, chính quyền huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng làm đơn kiện ông ra tòa và Sam Rainsy bị kết án 2 năm tù ngày 27/01/2010.

Để tránh bị bỏ tù, ông Sam Rainsy bỏ chạy sang Pháp định cư, vì ông mang hai quốc tịch (Pháp và Campuchia).

Không bao lâu sau, ngày 23/9/2010 tòa án Phnom Penh tuyên phạt ông Sam Rainsy một bản án vắng mặt nặng nề hơn, 10 năm tù về tội giả mạo và công bố một bản đồ sai lạc về biên giới nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia với Việt Nam.

Không vì lý do rõ ràng nào ông Sam Rainsy luôn tỏ ra hận thù với chính quyền cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Gia đình ông và vòng đai thân thuộc của ông không hề bị chính quyền Việt Nam và người Việt Nam có hành vi nào gây thương tổn hay thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.

'Thành công lớn nhất'

Xuất thân từ một gia đình quyền quý, thân phụ ông là Sam Sary, một chính trị gia lỗi lạc dưới thời cố quốc vương Norodom Sihanouk trong thập niên 1950.
Sau khi thân phụ ông bị thất sủng và bị ám sát năm 1965, ông Sam Rainsy được gia đình đưa sang Pháp tị nạn, lúc đó mới 16 tuổi.
Tại đây Sam Rainsy theo học những trường nổi tiếng như Lycée Janson de Sailly, sau đó là Sciences Po tại Paris và INSEAD (Intitut européen d’administration des affaires) tại Fontainebleau.
Tốt nghiệp ngành tài chánh ngân hàng, Sam Rainsy được tuyển dụng vào làm việc trong những ngân hàng lớn của Pháp, như BNP Paribas.

Bà Tioulong Saumura
Cưới bà Tioulong Saumura, con gái cựu Thủ tướng Nhiek, là 'thành công lớn nhất' trong đời ông Sam Rainsy

Thành công lớn nhất đời ông có lẽ là đã kết hôn với bà Tioulong Saumura (sinh năm 1950), ái nữ của ông Nhiek Tioulong, cựu chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ hoàng gia Campuchia thời vua Norodom Sihanouk, thủ tướng chính phủ năm 1962, đại sứ và nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính quyền Campuchia trong suốt thập niên 1960. 

Bà Tioulong Saumura thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Anh, Nhật và Nga vì đã theo học các truờng lớn tại các thủ đô Paris, Tokyo và Moskva, và tốt nghiệp các trường kinh tế tài chính lớn của Pháp như Institut d’Etudes Politiques de Parisnăm 1974, INSEAD de Fontainebleau năm 1980 và đã lần lượt nắm giữ những chức vụ lớn trong ngành ngân hàng và công ty bất động sản lớn của Pháp.

Sam Rainsy đã thành hôn với Tioulong Saumura năm 1971 và sinh được ba người con, tất cả đều mang tên Pháp: Sam Patrice, Sam Muriel và Sam Rachel.

Hai người có cùng một đam mê là chính trị, năm 1981 cả hai cùng gian nhập đảng FUNCINPEC do Norodom Sihanouk thành lập và con trai trưởng là Norodom Ranariddh điều hành.

Sự thù ghét Việt Nam của Sam Rainsy có lẽ bắt nguồn từ sau khi ông quen biết với gia đình Norodom, nhất là với Norodom Ranariddh (sinh năm 1944) tại Pháp, giáo sư môn chính trị học tại Đại học Aix-en-Provence.

Trong suốt thời gian trị vì, và có lẽ do bị thực dân Pháp cố tình nhồi nhét cho rằng chính Pháp đã cứu Campuchia ra khỏi họa thôn tính của Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, nên Norodom Sihanouk luôn luôn thù ghét Việt Nam và đã bằng mọi cách triệt hạ uy tín của các chế độ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và chính quyền cộng sản Việt Nam sau 1975.

Chính sự thù ghét này đã làm nảy sinh nhiều phong trào "cáp duồn" (chặt đầu người Việt) và thả trôi sông trong những năm 1970 và 1979, buộc quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia can thiệp.

"Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông."
Norodom đã lợi dụng sự can thiệp này để tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và kêu gọi quốc tế lên án Việt Nam và bênh vực ông. 

Bất chấp những tội ác do Khmer Đỏ gây ra cho dân tộc Campuchia, Norodom Sihanouk và những phe phái Khmer khác đã cùng nhau hợp tác chống lại phe Hun Sen, thân Việt Nam. Cái bất bình thường của giới chính trị gia Khmer là ở chỗ đó, vì không có hậu thuẫn của quần chúng bình dân phe nào cũng dùng lá bài chống Việt Nam để tranh phiếu.

Tại Pháp, Sam Rainsy tuy có nhiều bạn bè trong giới chính trị nhưng ít ai ủng hộ lập trường bài Việt của ông.

Những dân biểu trong Đảng xã hội Pháp như ông François Brottes, dân biểu quốc hội tỉnh Isère, chỉ yêu cầu chính phủ Pháp cưu mang Sam Rainsy khỏi bị kết án tại Campuchia.

Bài xích để tranh cử

Cũng như những đối thủ tranh cử thất bại khác, Sam Rainsy đã dùng chiêu bài tố cáo Việt Nam xâm chiếm Campuchia và xua đuổi cộng đồng người Việt ra khỏi lãnh thổ để tranh cử.
Người Khmer đã bỏ phiếu cho Sam Rainsy không phải vì chống Việt Nam mà vì những hứa hẹn về tự do dân chủ và đời sống sung túc, khác với hứa hẹn đảng cầm quyền do Hun Sen lãnh đạo là ổn định và phát triển.


Sam Rainsy tại một buổi lễ tôn giáo ở Phnom Penh hôm 30/7
Ông Sam Rainsy dùng lá bài Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng

Năm 1993, sau khi đắc cử dân biểu quốc hội tỉnh Siem Reap với tư cách là thành viên đảng FUNCIPEC, Sam Rainsy được giao giữ chức vụ bộ trưởng tài chánh nhưng bị thất sủng năm 1994 và bị loại ra khỏi đảng FUNCINPEC.

Không chấp nhận hợp tác với bất cứ đảng phái nào khác, năm 1998, Sam Rainsy lập ra một đảng mang tên mình, Đảng Sam Rainsy. Bắt đầu từ đây người ta thấy có cái gì không bình thường trong con người Sam Rainsy, hoặc là ông quá tự cao để không chấp nhận hợp tác với bất cứ một ai, hoặc ông quá tự kỷ vì chỉ thấy có mình là thông minh sáng suốt.

Lý do sau cùng này có lẽ đúng vì nếu so sánh trình độ kiến thức và học vị của những cấp lãnh đạo trong chính quyền Campuchia hiện nay, không ai có nhiều bằng cấp cao như Sam Rainsy. Và chính đó cũng là một vấn đề đối với Sam Rainsy, ông không được quần chúng bình dân và nông dân ủng hộ, và thành phần dân tộc này chiếm 80% dân số Khmer.

Sau nhiều lần thất bại trong các cuộc tranh cử, khẩu hiệu chống Việt Nam lần đầu tiên được Sam Rainsy sử dụng năm 2003, sau khi tố cáo đảng FUNCIPEC là tham nhũng và đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen là tay sai của Việt Nam. Số người dồn phiếu cho ứng cử viên Sam Rainsy tăng hẳn lên.

Tuy nhiên sự bài xích người Việt trong các chương trình tranh cử cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt thường ngày của người Khmer.

Chênh lệch mức sống

Cũng nên biết, đời sống thường ngày của người Khmer đã được phục hồi là do chính người Việt mang đến chứ không phải người Thái Lan.

"Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu."
Người Thái chỉ mang hàng hóa đến Campuchia để bán và mang tiền về nước, trong khi người Việt đến để phục hổi lại các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hành chánh, an ninh và xây dựng bị Khmer Đỏ hủy diệt khi cầm quyền. 

Với thời gian, những người Việt này đã gần như trở thành người Khmer và sinh sống như người Khmer, và có mức sống tương đối khá giả hơn những người Khmer ở thôn quê và các khu ngoại ô. Chính sự chênh lệch về mức sống này đã là đề tài tranh cử của các phe phái chính trị Khmer.

Trong lần tranh cử quốc hội lần này, những khẩu hiện bài xích người Việt càng hung hãn hơn.
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông tung ra một cương lĩnh tăng cường biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cảnh trái phép, đặc biệt là người Việt Nam, và được hưởng ứng mạnh.

Nhiều người gốc Khmer đi bỏ phiếu đều tự nguyện làm quan sát viên để ngăn cản người Khmer gốc Việt có tên trong danh sách bỏ phiếu.
Như để chuẩn bị cho những lần tranh cử sau đó, Sam Rainsy đang tìm cách lấy lòng Trung Quốc.

Trả lời kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong ngày 29/7, Sam Rainsy nói rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông sẽ xem Bắc Kinh là một đồng minh quan trọng...chúng tôi nghĩ là Trung Quốc có thể mang lại ảnh hưởng có tính cân bằng. Trung Quốc luôn luôn là đồng minh của Campuchia, giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".


Người Campuchia mang theo ảnh các nạn nhân của Khmer Đỏ trong cuộc biểu tình hôm 9/6/2013 phản đối một lãnh đạo đảng đối lập nói các trại tù của Khmer Đỏ là sự can thiệp của Việt Nam
Ông Rainsy nói Khmer Đỏ chỉ tồn tại ba năm nhưng Campuchia và TQ sẽ hợp tác lâu dài

Không những thế, Sam Rainsy cũng nói rất rõ rằng đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc đối với tranh chấp trên Biển Đông:

“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi”.
Trong cơn men tranh cử, ông Sam Rainsy sẵn sàng tuyên bố bất cứ điều gì để tranh thủ cử tri Khmer, bất chấp những chủ trương hay tuyên bố đó có thể gây phương hại đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

Sam Rainsy cũng bất chấp ký ức đau thương của người dân Khmer khi nói rằng chế độ Khmer Đỏ chỉ tồn tại có ba năm, nhưng Campuchia và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều thế kỷ nữa.

Nói chung, những khẩu hiệu bài xích Việt Nam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, đó không phải là những suy nghĩ chính chắn của một người có trình độ học thức cao.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris

Copy từ: BBC

https://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2013/08/130805_sam_rainsy_anti_vietnam.shtml



.............................

Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam



Thái Bình
Đợt tăng giá điện ngày 01/08/2013 vừa qua đổ gánh quá nặng lên đầu dân và doanh nghiệp. Dân ta, đông nhất là nông dân, tiếp theo là người làm công ăn lương, vô cùng cực khổ. Với nông dân, giá đầu vào liên tục tăng như giống, phân bón, xăng dầu, điện... nhưng đầu ra không những không tăng mà có lúc có nơi giảm và nghịch cảnh được mùa rớt giá liên tục xảy ra khiến nhiều nông dân lâm cảnh bần cùng. Người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp mấy năm qua kinh tế suy thoái, công ăn việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định; từ tháng 4/2012 đến 7/2013 điều chỉnh tăng lương 9,5%, nhưng sau 15 tháng giá cả sinh hoạt đã tăng rất nhiều (giá điện tăng 3 lần: 01/07/2012, 22/12/2012, 01/08/2013).

Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2013, Người Phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường”.

Bộ trưởng cho biết: Đầu vào giá điện có than, nhưng giá than bán cho điện hiện nay thấp hơn giá than bán cho xã hội và các ngành khác. Từ đó, có tình trạng buôn lậu than bán cho nước ngoài. Nếu giá điện của Việt Nam thấp, tất cả dự án đầu tư sẽ không thiên về đầu tư công nghệ để tiết kiệm điện. Như vậy dẫn đến nước ta sẽ có nền sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước không thể đầu tư mãi vào điện nên cần phải kêu gọi đầu tư từ xã hội nhưng giá điện thấp quá thì đầu tư không có lãi sẽ không thu hút được đầu tư.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói nền kinh tế thị trường đương nhiên giá cả phải theo thị trường, nhưng có rất nhiều hàng hóa của ta hiện nay đắt hơn thế giới và khu vực, liệu đó có phải kinh tế thị trường? Hơn nữa, có một số hàng hóa quan trọng như đất đai thu hồi của dân sao cơ quan công quyền áp đặt giá rẻ mạt? Giá hàng hóa đặc biệt “sức lao động” cũng không thấy quan chức có trách nhiệm đề cập phải theo thị trường mà đang bị khống chế bởi lương tối thiểu? Ở các nước có nền kinh tế thị trường người ta có luật chống bán phá giá, còn ở ta ngược lạ giá cả liên tục tăng.

Ông Đam nói bán than cho điện giá thấp nên có tình trạng buôn lậu than. Lý giải này của ông Vũ Đức Đam thiếu thuyết phục. Người dân đóng thuế để nuôi cả bộ máy chống buôn lậu từ trung ương đến địa phương làm gì? 

Ông Đam nói giá điện thấp không khuyến khích đầu tư công nghệ tiết kiệm điện, đây là giải thích mang tính bao biện. Trong kinh tế thị trường, nếu không có công nghệ tiên tiến, sản phẩm làm ra chất lượng kém, giá thành cao, liệu những doanh nghiệp đó có tồn tại? Mặt khác ta có rất nhiều cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ.

Cuối cùng ông Đam cho rằng giá điện thấp không thu hút vốn đầu tư cho ngành điện. Đánh giá này của ông Vũ Đức Đam hoàn toàn trái ngược với thực tế vì một số nhà máy sản suất điện cho hay ngành điện không mua hết lượng điện của họ hoặc mua với giá rất thấp. Nhà máy điện Phả Lại cho biết công suất thiết kế của nhà máy 3,9 tỷ KW/năm, nhưng năm 2012 ngành điện chỉ mua 3,2 tỷ khiến họ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Báo Đất Việt ngày 05/06/2013 đưa tin với tiêu đề

“Nghịch lý khi EVN vẫn mua điện tối đa từ Trung Quốc”
“Năm 2012 được đánh giá là năm "thừa điện" nhưng nhập khẩu điện từ Trung Quốc vượt mốc 2,5-2,8 tỷ KWh. EVN còn dự kiến mua khoảng 3,6 tỷ KWh điện từ Trung Quốc trong năm 2013.

Trong khi các nhà máy thủy điện đua nhau mọc lên, sản lượng điện tăng khá mạnh thì điện Trung Quốc vẫn "làm mưa làm gió” ngay tại sân nhà Việt Nam. Đáng lưu ý hơn, EVN mua điện nội địa với mức giá thấp còn điện Trung Quốc bán cho Việt Nam với mức giá cao, có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2011, giá điện nhập khẩu từ Trung Quốc là 5,8 cent/KWh, tăng lên 6,08 cent/KWh (khoảng 1.300 đồng/KWh) trong năm "thừa điện" 2012.

Trái lại, giá điện nội địa từ các nhà máy thủy điện nhỏ vẫn chỉ ở mức khoảng 800 - 900 đồng/KWh, có khi xuống mức 500 - 600 đồng/KWh. Giá nhiệt điện than có phần nhỉnh hơn nhưng cũng chỉ khoảng 1.280 - 1.300 đồng/KWh.
Chính cơ chế mua bằng hình thức bao tiêu, ký hợp đồng từ đầu năm với Trung Quốc, trong khi lượng cung điện trong nước chưa có dự báo tốt khiến lượng điện nội địa thất thường đã khiến điện Việt Nam "thừa vẫn mua" và chua xót hơn là phải mua điện với giá cao hơn điện tự sản xuất”.

Như vậy đã rõ hai lý do chính đưa ra để tăng giá điện lần này hoàn toàn áp đặt, không thuyết phục. Một là tăng giá để bù chi phí kinh doanh tăng? Ta thấy rằng giá điện lần này tăng lên 1.508,85 đ/KW; với giá này ngành điện thu siêu lợi nhuận vì lúc này các nhà máy thủy điện vận hành tối đa công suất với giá thành rất rẻ và giá mua rất thấp ( 500 – 600 đồng/KWh), EVN mua với giá này mà các nhà máy thủy điện nhỏ vẫn chịu đựng được thì với những nhà máy thủy điện cực lớn của EVN như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Đồng Nai... giá thành còn rẻ hơn, như vậy không thể có chuyện phải bù chi phí kinh doanh tăng. Lý do thứ hai để thu hút vốn đầu tư thì cũng không có cơ sở, bởi ngành điện chưa mua hết số điện do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Nghịch lý tiếp theo của ngành điện Việt Nam: Trong khi tất cả các hàng hóa mua càng nhiều giá càng giảm, thì điện sinh hoạt của dân sinh mua càng nhiều giá càng cao, một hộ dùng điện thành phố dùng khoảng 500kw/tháng giá phải mua điện trên 2000đ/1kw. Điều đáng chú ý là những hộ sử dụng điện khoảng 500kw/tháng trở lên chủ yếu sử dụng điều hòa nhiệt độ vào giờ thấp điểm từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. 

Nghịch lý tiếp theo nữa: Tất cả hàng hóa có tăng có giảm giá, nhưng riêng ngành điện lâu lắm rối chỉ có tăng không giảm. 

Làm sao xoá bỏ những nghịch lý trên của ngành điện Việt Nam? Chỉ có một con đường: xóa bỏ độc quyền của EVN.

Hà Nội Ngày 04/08/2013
T.B.


Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam



........................