CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

BÀI VIẾT "MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG"- kỳ 2: NỔI TIẾNG TỪ SỰ TAI TIẾNG




CÁI NÀY THỬ HỎI LÀ "VĂN MINH CS HAY LÀ TỘI AC"
 Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thông tin và bằng chứng đa chiều để chứng minh những tội ác , sai phạm có hệ thống của rất nhiều đảng viên cs qua các thời kỳ  , tôi đã tiếp cận với một số đảng viên lâu năm
 Một mặt lên internet tìm kiếm thông tin. Một mặt tôi trực tiếp tìm đến tận hiện trường những vụ xử oan khiên cho công dân. Những vụ án vu khống chụp mũ về chính trị nhằm bịt miệng những tiếng nói đấu tranh cho Dân Chủ. Những vụ án công an , người của đảng đánh chết dân
Tôi đã vượt qua những chặng đường gian nan , nguy hiểm để đến trực diện những nơi người của đảng tổ chức cưỡng chế cướp đất của nông dân. Xem và chứng kiến cũng như hỏi chuyện từng nhân chứng của vụ việc . Có những vụ việc tôi không thể đến tận nơi thì tôi đã có cuộc ghi âm chất vấn đàm thoại với những nhân vật liên quan . Hiện nay tôi có trong tay cả "kho tư liệu" về những bằng chứng sai phạm có hệ thống - có bầy đàn từ trên xuống dưới của những kẻ luôn ngạo mạn lấy đảng , lấy quyền lực lãnh đạo để gây tội ác với Nhân Dân . 
Thế nên chuyện đảng đánh mất lòng tin trong Nhân Dân là chuyện vô cùng dễ hiểu  
Đảng Mafia:
Vào những năm 45-50  của thế kỷ trước. Sau khi tuyên bố "cướp được chính quyền từ tay thực dân phong kiến , đảng ta lập tức gây "thanh thế " để "nổi tiếng bằng những việc làm tội ác và tai tiếng"
Bắt đầu của chuỗi dài những tội ác đối với Dân tộc là cuộc đấu tố , thanh trừng được đặt dưới một cái tên rất chi là BỊP BỢM đó là : CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Sử sách và nhân chứng sống vẫn còn biết bao người để có thể đứng lên uất nghẹn làm nhân chứng trong cuộc cải cách này. Đấy là khi chính đảng cầm quyền đã nhồi nhét và dạy cho người dân thói tàn ác vô luân bằng những màn đấu tố ghê rợn. Có lẽ không nơi nào trên thế giới mà  con người lại được "dạy dỗ" những trò mất nhân tính như kiểu " con tố Cha- Vợ tố chồng" . Trò ném đá, cầm roi đánh vào ông bà- cha chú mình như những gì lịch sử còn ghi lại. Đầu têu trong những trò man rợ này chính là những đảng viên cs như Trường Trinh. Người hạ lệnh bắn bà Năm địa chủ đã từng có công nuôi kháng chiến chính là vị "cha già dân tộc" 
Tiếp theo màn CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT đến màn thanh trừng nhân sĩ trí thức. Đó là vụ án NHÂN VĂN GIAI PHẨM...
Biết bao tội ác tày trời để "lưu truyền uất hận" tới ngày nay
Tôi không được sinh thời trong những năm đó để làm người chứng kiến tất cả những tội ác không thể gột rửa  trong cái đất nước này dưới "sự lãnh đạo tài tình của đảng ta"
Nhưng có 2 sự kiện mà càng lớn tôi càng muốn tìm hiểu cho ra bởi những "mâu thuẫn" của nó. Đó là cuộc chiến tranh tương tàn giữa 2 miền Nam - Bắc
Cuộc chiến tranh được khởi xướng bởi những kẻ lãnh đạo vô nhân và đã đem xương máu người Việt 2 miền để "tô điểm " cho cái gọi là "lịch sử oai hùng " của những tên bạo chúa
Ai đã gây nên cái chết cho hàng ngàn , hàng vạn dân thường trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Kẻ nào hạ lệnh tấn công trong những ngày Tết khi lệnh "đình chiến" cho dân ăn Tết đang còn chưa ráo mực. Không phải chờ cho đến hôm nay mà từ lâu, từ  rất lâu câu hỏi này vẫn tức tưởi trong lòng bao con người. Kể cả những con người từng hy sinh một phần máu thịt trong cuộc chiến tranh " Giai phóng miền nam - thống  nhất đất nước" Gio đây mọi người bắt đầu tự hỏi : CÓ HAY KHÔNG SỰ GIẢI PHÓNG? CÓ HAY KHÔNG SỰ "THỐNG NHẤT"
Và câu trả lời là những gì hiển hiện trong suốt một chiều dài lịch sử. Sau trận đánh "tổng tiến công" vào Sài Gòn khiến cho "mỹ cút- nguỵ nhào" như lời đảng luôn hùng hồn tuyên bố thì tiếp theo là một cuộc tấn công đánh vào chính đồng bào máu thit của mình với danh xưng  " ĐÁNH TƯ SẢN MẠI BẢN"< thật ra là ăn cướp>để rồi một chiến dịch đẩy dòng người bằng mọi cách di tản , trốn chạy khỏi đất nước quê hương , nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ bị "ruồng bỏ" bị gọi là "bọn "phản động lưu vong ....Ai đặt ra những cái tên gọi này nếu không phải là những kẻ gây chia rẽ , gây hận thù dân tộc? Họ đưa tất cả những từ ngữ, những danh xưng  "miệt thị" và bỉ ổi vào cả trong sách giáo khoa nhà  trường mà nhồi nhét vào từng đầu của những đưa trẻ. Để rồi những con người như chính tôi đây bao nhiêu năm vẫn bị mù , bị lừa bịp cho đến lúc họ gọi chính tôi là PHẢN ĐỘNG thì tôi mới giật mình nhận ra rằng " Họ! Chính họ, những kẻ dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng " mới là những tên phản động- cực kỳ PHẢN ĐỘNG 


Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phản động biểu hiện ở những việc làm chống lại các phong trào cách mạng, dân chủ và giải phóng dân tộc; hăm doạ, săn lùng và đàn áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị, đàn áp nhân dân lao động;

  • Chính quyền phản động:
Chính quyền phản động là một chính quyền được thành lập bởi những người thuộc giai cấp bóc lột, có khuynh hướng bảo vệ quyền lợi của giai cấp bóc lột hoặc cấu kết với ngoại bang. Ví dụ hính quyền nhà Nguyễn ở Đông dương từ năm 1929-1945.[10][11]
  • Chính sách phản động:
Chính sách phản động là những chính sách được áp dụng bởi các chính quyền phản động.
Vậy theo khái niệm này  chúng ta đã nhìn thấy rõ AI LÀ PHẢN ĐỘNG
Một thầy hiệu trưởng Sầm Đức Sương cưỡng ép học sinh phải thoả mãn dục vọng cho mình rồi đem các em đi bán dâm cho 15 quan chức hàng tỉnh
Một tổng bí thư của một quốc gia mà để con cái làm đơn tố cáo lên công luận và để dư luận truyền miệng những chuyện như " lấy tranh "bồ" của con trai"
Một TT từng bị nhiều người khinh miệt, từng có tới 70 lá đơn trong đó đều tố cáo việc làm vi phạm pháp luật. Thậm chí cả " giết người bịt khẩu
Một chủ tịch thành phố , uỷ viên TW như  Nguyễn Thế Thảo thì ngoài biết bao nhiêu đơn kiện của người dân về vấn đề đất đai đến nay chẳng ai giải quyết,  ông ta còn ngồi xổm lên luật. Thể hiện quyền hành bạo ngược của mình bằng cách muốn bắt ai, trả thù ai là chỉ thị cho thuộc cấp như đám công an mafia Hoàn Kiếm ra tay
Những trận đàn áp người biểu tình yêu nước dưới bàn tay chỉ đạo của loại phản động như Nguyễn Thế Thảo  đều "Nổi tiếng " khiến cả thế giới phải biết đến như cú đạp mặt đảng viên Nguyễn Chí Đức- Vụ cướp nón do những nhân viên công lực đeo băng đỏ thực hiện tại Bờ Hồ và những vụ bắt bớ, khám xét vô tội vạ nhằm ăn cướp bằng chứng tố cáo. Cưỡng chiếm tài sản công dân như đám mafia Hoàn Kiếm đã thực hiện với tôi và nhiều người, Vậy mà cho đến tận bây giờ,  sau bao nhiêu lần viết đơn khiếu nại  , tố cáo - Dù biết rõ những việc làm đó sai trái hoàn toàn luật pháp nhưng họ không hề xử lý . Cũng như không bao giờ thèm trả lời đơn thư của công dân
Một đất nước "quân hồi vô phèng" bởi chính sự "Gây rối " của đám công quyền mang nhãn mác đảng viên như thế. Thử hỏi rằng AI LÀ KẺ PHÁ ĐẢNG? AI LÀ KẺ GÂY RỐI ? Ai là những kẻ làm cho niềm tin của Nhân Dân vào đảng không còn tới gram,  mà trái lại bây giờ nhiều  người phẫn uất,  căm thù bọn Tà Quyền vô nhân tính hơn lúc nào hết. Chính vì thế sau bao nhiêu năm "giải phóng" và "phát triển" đất nước,  đến giờ này Dân Oan có mặt khắp các tỉnh thành và lực lượng này ngày một đông hơn
Phải nói rằng nếu đem "kể tội" của những đảng viên , những lãnh đạo, những uỷ viên TW thì rõ ràng còn hơn cả giặc giã ngày xưa: "Trúc Nam sơn không ghi hết tội- Nước biển Đông không bao giờ rửa hết tiếng nhơ"
Có lẽ  với tiêu đề bài viết NỔI TIẾNG TỪ SỰ TAI TIẾNG đám bồi bút ngu trung muốn khơi gợi để người dân đứng lên tố cáo thêm những trò nổi tiếng bỉ ổi của những tên mượn danh đảng, mượn danh "người lãnh đạo"? Để người dân dễ bề so sánh thì xin mời quý độc giả cứ thử đọc bài viết của những tên bồi bút - nô bút xem chúng viết có logic và có bằng chứng gì sát thực , cụ thể hay không? Nhưng những điều tôi viết và đưa ra đây thì chúng ta cứ nhìn thật tế ngoài đời sẽ còn nhiều hơn thế nữa. Và tôi tin rằng mọi người sẽ cùng tôi "thống kê tội ác " của những kẻ này chờ đến một ngày Nhân Dân sẽ PHÁN XỬ
Mượn một comment của bạn bè trên facebook để tạm kết bài viết này cho độc giả " lan man đánh giá"

"! Lúc tối ngồi ăn tất niên với một thư ký toà Hà Nội, em hỏi thế vụ cái bà Bùi Thị 

Minh Hằng kiện chủ tịch thành phố thế nào rồi ? Sao lại không thụ lý ? 

Nó cười, bảo: Lãnh đạo nói vụ đấy nhạy cảm quá ! Xem qua đơn đã thấy người 


  khởi kiện có cơ sở. Nếu thụ lý để đưa ra xét xử sẽ làm mất uy tín của lãnh đạo 

thành phố, lại là uỷ viên trung ương... Nếu xử sai thì mất thẩm phán... 

Em cười bò ra, uống luôn chén đầy !
Thế đấy! cái đất nước này, cái thể chế này có còn có kỷ cương , phép nước hay không? Hay thật sự nó bị đảo lộn theo kiểu "Quân hồi vô phèng" đến nỗi một viên trung tá công an trong lúc "điên tiết" đã vô tình huỵch toẹt ra cái bản chất đúng nhất mà người cs hiểu nó hơn ai hết TỰ DO LÀ CÁI CON C
Vậy mà cứ mãi rao rảng về "sự lãnh đạo tài tình"
Vậy mà vẫn cứ cong môi , uốn lưỡi về vai trò "dẫn dắt" Có chăng từ lớn đến nhỏ là kiểu dẫn dắt CNXH < cả nước xuống hố>


https://www.facebook.com/media/set/?set=a.10151011979088808.447361.693948807&type=3

Kỳ tiếp theo : Quay đầu là bờ
 
 

Copy từ: Bùi Hằng

 

Bơm ròng gần 48.600 tỷ đồng trên OMO tuần giáp Tết

Bơm ròng gần 48.600 tỷ đồng trên OMO tuần giáp Tết

Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 48.600 tỷ đồng trong tuần cuối cùng năm Nhâm Thìn...

Bơm ròng gần 48.600 tỷ đồng trên OMO tuần giáp Tết
Hiện khối lượng vốn lưu thông trên OMO còn khoảng trên 51.000 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của Bloomberg, phiên giao dịch cuối cùng năm Nhâm Thìn, Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường mở 1.090 tỷ đồng, với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 7%/năm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hút về 1.276 tỷ đồng, đưa mức hút ròng trong ngày 8/2/2013 ở mức 186 tỷ đồng.

Tính chung cả tuần, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra gần 51.300 tỷ đồng, và hút về 2.706 tỷ đồng. Như vậy, cơ quan này đã bơm ròng gần 48.600 tỷ đồng trong tuần cuối cùng năm Nhâm Thìn cho các tổ chức tín dụng vay.

Hiện khối lượng vốn lưu thông trên OMO còn khoảng trên 51.000 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tín phiếu chưa đến kỳ đáo hạn còn hơn 68.400 tỷ đồng tín phiếu.

Đáng chú ý trong tuần, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tới 17.870 tỷ đồng hôm 5/2, bơm ròng hơn 14.000 tỷ đồng hôm 4/2 và 7/2. 
 


Copy từ: VnEconomy

Kiến nghị lên trời và sự tích nước Chai

 Ngày xưa ngày xưa ở một nước giáp biển Đông, có tên là nước Chai.

Năm ấy nước Chai loạn, kinh tế, chính sự, chủ quyền mọi thứ đều be bét. Bởi thế triều đình mới sửa hiến pháp gọi là có thay đổi chút ít từ trên cao, ngõ hầu trấn an dân chúng.

Đám nhân sĩ, trí thức lựa dịp ấy, mới làm tờ sớ trình một bản hiến pháp mới có sửa đổi dựa trên bản hiến pháp cũ. Sớ được đưa đi bốn phương để thỉnh bá tánh.

Sớ đưa ra công chúng hàng ngàn người ký đồng tình, triều đình vội vã họp lại nghị luận. Các quan trách nhau rằng.

- Vội bày ra trò đó làm chi, không khéo bọn hủ nho lợi dụng làm xằng.

Quan khác nói.

- Giờ uy tín triều đình đã không còn trong bá tính, kêu góp ý sửa chứ đã sửa cái gì đâu mà phải lo. Cứ kệ cho chúng góp ý để khách quan. Dao kia ta nắm đằng chuôi, có gì phải sợ.

Quan nọ nói.

-  Đúng, cho chúng kiến nghị lên trời là hết chuyện.


Các quan nhìn lại thì ra đại thần bộ Học họ Đường, tên chữ là Thế Hoang. Đường Thế Hoang người trấn Sơn Nam Hạ mặt mỏng, mắt rắn. Mới được cất nhắc làm đại thần nghị sự, giỏi nghề bẻ chữ, lái câu, phao tin , đồn tiếng. Tài của Hoang giỏi đến nỗi từng đem con hươu ra Đại Học Quốc Đường, gọi bọn nho sinh lại nói rằng đó là ngựa. Đám nho sinh tin đến nỗi thi nhau là bài phú, bài vè để vịnh con ngựa có gạc.

Bây giờ các quan xúm lại hỏi Đường Thế Hoang cách nào để kiến nghị của bọn nho sĩ không tới khắp dân chúng mà lại bay lên trời. Hoang đáp.

- Cứ theo lệ cũ, tổng hợp mọi biện pháp đấu tranh, phòng ngừa mà làm. Thứ nhất sai bọn dư luận viên cũng làm kiến nghị, kiến nghị thật nham nhở như cho đồng tính lấy nhau, kiến nghị lập nền quân chủ, kiến nghị lập giáo chủ...bọn hủ nho kiến nghị một bản thì quân ta trà trộn trong đám dân, đám sĩ kiến nghị cả mười bản, cốt sao đòi hỏi thật phi lý.  Sau đó ta cho người phê phán là có quá nhiều kiến nghị không ra đâu vào đâu, thiếu ý thức xây dựng, không thực tế....

Bước song song ta cho người ký tên vào bản kiến nghị của bọn hủ nho, sau cho kẻ đó lên công chúng nói ăn năn hối lỗi , kiểu như là nhận thức thấy kém, chủ quan, vội vã nên đã ký vào kiến nghị. Nay thấy nói nhiều kiến nghị không thực, tế, thiếu xây dựng. Lấy làm hối hận muốn rút lui.

Cùng đó ta cho công sai toả khắp nơi ngăn cản việc dân chúng ký kiến nghị của bọn hủ nho, chúng không có điều kiện để thu thập chữ ký. Muốn thu thập chúng phải in nhiều tờ, cho người đi nhiều nơi. Chúng lấy đâu ra người, nếu kẻ nào đến đâu mở điểm thu thập chữ ký. Công sai đến gô cổ về phủ, hỏi về ai soạn bản kiến nghị, ai cấp giấy, in ở đâu. mở điểm thế này đã xin phép triều đình chưa, có biết vi phạm sắc lệnh 83 của tể tướng không.. chúng trả lời xong từng ấy câu hỏi mà khôn ngoan không phạm tội gì thì cũng hết thời hạn triều đình thu thập kiến nghị. 

Quan đại thần Hoang ngừng nói, đưa mắt nhìn quanh hỏi các quan.

- Bổn quan chỉ có vài kế sách ấy, xin các quan chỉ bảo thêm.

Các quan đều nghiêng mình vái lạy nói.

- Triều ta thật có phúc mới được đại quan, Gia Cát Lượng chỉ tính đến 2 kế sách, nay ngài tính đến gấp mấy lần. Cứ thế này kiến nghị của bọn hủ nho chỉ có nước hoá vàng mà gửi lên trời.

Về sau hiếp pháp chả có gì thay đổi, cãi nhau , dèm nhau một chập rồi phần thắng vẫn thuộc về bên nắm quyền. Bấy giờ dân chúng mới nhận ra quan lại nước mình chả ai mọc râu trên mặt cả. Bởi vậy họ tự đặt nước mình là nước Chai.
 

Copy từ: Người Buôn Gió

Thế giới nuối tiếc trước tin Đức Giáo Hoàng Benedict 16 từ chức


Đức giáo hoàng Benedict 16

Lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Anh giáo phân trần rằng trái tim ông “cảm thấy nặng trĩu" sau khi biết quyết định thoái vị của Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục của Canterbury Justin Welby
​​
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby, nói thêm trong một tuyên bố gởi tới cộng đồng Anh giáo gồm 80 triệu người rằng ông hoàn toàn đồng cảm với quyết định của Đức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 rời khỏi công việc mà Đức Giáo hoàng đã đảm đương với “tư cách, nhận thức, và sự can đảm tuyệt vời.”

Tổng Giám Mục Welby cầu xin Thiên Chúa ban phước cho Đức Giáo Hoàng trong thời gian về hưu, và cho những người được ủy thác nhiệm vụ lựa chọn người kế vị.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai cho biết bà dành "sự tôn trọng lớn nhất" cho quyết định thoái vị khó khăn của Đức giáo hoàng có gốc Đức. Bà Merkel nói rằng Đức Giáo Hoàng Benedict đã và sẽ vẫn là một trong những nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại chúng ta.

Tại Rome, nơi Đức Giáo Hoàng đã công bố quyết định của mình, một số người Ý đã lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên, trong khi những người khác nói rằng họ thông cảm sự lựa chọn của Ngài.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông và phu nhân Michelle cảm tạ sự phục vụ của Đức Giáo Hoàng và dành lời cầu nguyện của họ cho Ngài.

Trong một tuyên bố, ông Obama lưu ý rằng giáo hội Công giáo đóng một vai trò quan trọng tại Hoa Kỳ và thế giới, và ông cầu chúc mọi điều tốt nhất cho những vị sắp nhóm họp để chọn người kế nhiệm Đức giáo hoàng.

Chủ tịch  Hạ viện Mỹ, Dân biểu Cộng hòa John Boehner, nói rằng quyết định của Đức giáo hoàng "cho thấy sự khiêm tốn phi thường và tình yêu đối với Giáo Hội."

Ở Nam Phi, Đức Tổng Giám Mục Pretoria, William Slattery, cho biết 170 triệu người Công giáo của lục địa này sẽ tưởng nhớ đến Đức Giáo Hoàng một cách trìu mến. Ông cho biết tin tức đó đã làm cho giáo phận của mình ngạc nhiên, nhưng mà mọi người thông cảm lý do của Ngài.

Và ở Trung Đông, Trưởng giáo sĩ Do Thái giáo của Israel, Yona Metzger, nói rằng Đức Giáo Hoàng Benedict cải thiện mối quan hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo, điều đó đã giúp giảm bớt phong trào bài Do Thái trên khắp thế giới. Ông hy vọng người kế nhiệm sẽ bước theo những hoạt động của Đức Giáo Hoàng.



Copy từ: VOA

Phản ứng của các lãnh đạo thế giới trước tin Ðức Giáo Hoàng từ chức


Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI năm nay 85 tuổi nói vì tuổi tác cao, ngài không còn thích hợp với các yêu cầu của chức vụ.

Lisa McAdams

-Trở thành một trong các vị tân Giáo hoàng cao tuổi nhất khi được bầu lên năm 2005, vào lúc 78 tuổi.
-Bộ trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin trước khi lên ngôi Giáo hoàng.
-Được tấn phong Ðức Hồng y Tổng giáo phận Munich năm 1977.
-Giảng dạy tại nhiều đại học từ năm 1959 đến năm 1966.
-Tham gia đoàn Thanh niên Hitler năm 1941 khi tất cả nam thanh thiếu niên Ðức bắt buộc phải tham gia.
-Tên khai sinh là Joseph Ratzinger, sinh năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria, cha là một cảnh sát viên.
​​Người đứng đầu giáo hội Anh Quốc nói ông rất buồn sau khi nghe tin về quyết định của Ðức Giáo Hoàng từ chức vào ngày 28 tháng này, vì tuổi cao.

Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói thêm trong thông cáo với 80 triệu giáo dân trong cộng đồng Anh giáo rằng ông hoàn toàn thông cảm với quyết định rời chức của Ðức Giáo Hoàng Benedict mà theo ông đã được ngài thực thi với một cách “đường hoàng, can đảm và đầy viễn kiến.”

Ông Welby cầu xin Thượng Ðế ban phước lành cho Ðức Giáo Hoàng Benedict khi ngài về hưu, cũng như cho những người được giao trọng trách kế nhiệm ngài.

Thủ tướng Ðức Merkel hôm nay tuyên bố bà dành sự “kính trọng cao độ” cho quyết định khó khăn phải từ chức của vị giáo hoàng người Ðức. Bà Merkel nói giáo hoàng Benedict hiện là và sẽ tiếp tục là một trong các triết gia tôn giáo quan trọng nhất trong thời đại chúng ta.

Tại Roma, nơi Ðức Giáo Hoàng loan báo quyết định trong một cuộc họp với các hồng y hồi sớm hôm nay, một số người Ý tỏ ý không tin, trong khi những người khác nói họ thông cảm với sự lựa chọn của ngài.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ John Boehner của đảng Cộng Hòa, tuyên bố quyết định của Ðức Giáo Hoàng “chứng tỏ sự khiêm cung khác thường và tình yêu đối với giáo hội.”

Tại Nam Phi, tổng giám mục Pretoria William Slattery nói 170 người Công giáo ở châu lục này sẽ nhớ tới giáo hoàng với lòng quý mến. Ông nói tin này gây bất ngờ trong giáo phận của ông nhưng dân chúng thông cảm các lý do khiến Ðức Giáo Hoàng từ chức.

Và tại Trung Ðông, trưởng giáo Israel Yona Metzger, tuyên bố Ðức Giáo Hoàng Benedict đã cải thiện bang giao giữa Do Thái giáo và Cơ đốc giáo, giúp giảm thiểu chủ nghĩa bài Do Thái trên khắp thế giới. Ông tỏ ý hy vọng người kế nhiệm giáo hoàng cũng sẽ đi theo con đường hành động tương tự.



Copy từ: VOA

Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức



Đức Giáo hoàng sẽ từ chức sau bảy năm cầm quyền
Đức Giáo hoàng sẽ từ chức vào cuối tháng này trong một diễn biến hoàn toàn bất ngờ, Vatican vừa xác nhận.
Dự kiến ngày Ngài từ nhiệm sẽ là 28 tháng 2, vào lúc 20:00.
Vatican tuyên bố việc chuyển giao chức vụ sẽ êm ả nhưng hiện chưa rõ việc bầu chọn tân giáo hoàng sẽ được tổ chức ra sao.

Lý do sức khoẻ

Vị Hồng y 85 tuổi chuyên về thần học trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI hồi tháng Tư 2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời.
Khi đó, Đức Hồng y Joseph Ratzinger, vị giáo sư biết chơi đàn piano, đang định nghỉ hưu. Ngài nói Ngài chưa bao giờ muốn trở thành Giáo hoàng.
Lý do đằng sau việc từ chức đầy bất ngờ của Ngài vẫn chưa được nêu ra.
Ở tuổi 78, cựu Hồng y Joseph Ratzinger là một trong những vị tân giáo hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử, khi được bầu chọn.
Từ mấy năm nay sức khoẻ của Đức Giáo hoàng người Đức đã sút giảm.
Vatican nói quyết định của Giáo hoàng thể hiện 'lòng dũng cảm'
Hồi lễ Phục Sinh năm ngoái, báo chí đã đưa tin trông Ngài mỏi mệt, chắc là vì chuyến công du kéo dài tới Mexico và Cuba.
Anh trai Ngài từng nói Giáo hoàng Benedict, khi đó có dự định giảm công du nước ngoài vì lý do sức khỏe.
Hôm nay, 11/2, Vatican trích lời Giáo hoàng nói Ngài không còn đủ sức khoẻ để "hoàn toàn thực hiện sứ mệnh được ủy thác".
Cũng vào Lễ Phục Sinh năm 2012, Ngài lên tiếng cảnh báo rằng loài người đang 'mò mẫm trong bóng tối'.
Tuyên bố từ chức được Đức Giáo hoàng đưa ra bằng tiếng Latin, trong buổi họp các hồng y tại Vatican.
Tòa Thánh nói quyết định từ chức sẽ khiến vị trí Giáo hoàng bị bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3, theo Reuters từ Rome.



Copy từ: BBC

Tết của dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng


2013-02-11
Tết Quí Tị năm nay dân oan từ các tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện đã giảm bớt vì một số được công an đưa lên xe chở về nguyên quán, trong lúc vườn hoa Mai Xuân Thưởng bị phong tòa và vườn hoa Lý Tự Trọng thì chỉ còn mười mấy người ở lại vì không có nhà để về.
Blog Nguyễn Tường Thuỵ
Đêm Ba mươi Tết của dân oan ở vườn hoa Lý Tự Trọng (Tết Quý Tỵ, 2013)

Tải xuống - download
Tết lạnh lẽo nơi công viên
Vào những ngày trước Tết, công an phường Thụy Khuê, khu vực có nhiều dân oan tụ họp quanh năm để khiếu kiện nhà đất, được lệnh phong tỏa vườn hoa Mai Xuân Thưởng để dân oan không thể lui tới.
Tiếp đó, công an đến ngay trụ sở tiếp dân ở Hà Nội,  buộc một số dân oan tỉnh Dak Nông lên xe về nguyên quán phía Nam, trong lúc một số khác được người dân ở Dương Nội, Hà Đông, cho tá túc mấy ngày Tết:
Sau hôm đó bà con đã được ở nhờ một gia đình người nông dân tốt ở Dương Nội. Đấy là hôm 26 Tết.
Đó là lời bà Lê Hiền Đức, người thường sát cánh hỗ trợ dân oan trong những vụ khiếu kiện nhà đất bị trưng thu với tiền đền bù không thỏa đáng:
Còn một số khoảng độ mười chín người dân oan Hải Phòng và một số các tỉnh khác nữa, đêm giao thừa không có chỗ nào nương tựa cả thì vẫn nằm trong lều ở vườn hoa Lý Tự Trọng. Tám giờ tối đêm 30 Tết công an phường Thụy Khuê lại ra đấy. Được biết bà con bị cướp một số quà Tết....
Đến 27 Tết, một công an ở Hà Đông gọi điện: “Cụ ơi cụ bảo dân phải về Dak Nông lấy giấy giới thiệu của địa phương mới được đăng ký tạm trú. Hai sáu hai bảy Tết rồi, bảo người ta về địa phương để lấy giấy giới thiệu thì thà rằng sang 26 người ta lên ô tô người ta về cho nó xong. Sau đó tôi lại báo cáo lên cấp trên và cuối cùng thì bà con báo với tôi là được tạm cho ở mấy ngày. Đấy là nhóm người Dak Nông trụ lại ở Dương Nội.
Còn một số khoảng độ mười chín người dân oan Hải Phòng và một số các tỉnh khác nữa, đêm giao thừa không có chỗ nào nương tựa cả thì vẫn nằm trong lều ở vườn hoa Lý Tự Trọng.
Cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan đêm 30 Tết
Cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan đêm 30 Tết. Blog Nguyentuongthuy
Tám giờ tối đêm 30 Tết công an phường Thụy Khuê lại ra đấy. Được biết bà con bị cướp một số quà Tết, bánh chưng rồi mứt rồi thì phong bì tiền rồi điện thoại rồi mì tôm vân vân… Đó là những thứ quà mà dân oan được người Hà Nội và một vài tổ chức hảo tâm ghé cho, trong đó phải kể đến những người tốt bụng ở Văn Giang và Dương Nội.
Không phải đợi đến tối 29 chạy 30 Tết mà trước đó mấy ngày, từ 27 Tết, công an đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng, phát cho những người ở lại mỗi người hai trăm ngàn đồng và thuyết phục họ giải tán.
Bà Cúc, dân oan Thanh Hóa từ năm 2005 tới giờ, cho biết:
Đêm 30 Tết họ đánh xe ra họ cho công nhân dọn vệ sinh, họ không đuổi nhưng mà cho nằm ở vỉa hè vườn hoa đến mai sớm là phải ra ngoài. Mùng Một Tết đi đến các cơ quan, còn mùng Hai thì tôi đang ngồi ở vỉa hè của vườn hoa Lý Tự Trọng. Bữa nay còn mười chín người, cũng sợ lắm, sợ họ đuổi thành đứng ngồi cũng không yên. Nhà tôi họ phá đi một nửa còn một nửa sắp rồi không còn nơi ở.
Ở đây dân thương mình thì người ta cho chứ còn nhà nước thì chẳng ông cán bộ nào ra cả, chỉ có cho hai trăm mà phải ký vào bản cam kết là không được ở vườn hoa, không được đi đến nhà các ông để chúc Tết.
Dân oan đón giao thừa ở vườn hoa Lý Tự Trọng
Cụ Ngọc, dân oan đón giao thừa ở vườn hoa Lý Tự Trọng. Blog danoan
Chúng tôi không ký vào bản cam kết mà cũng không lấy hai trăm ngàn. Bữa 30 Tết thì cái chú công an ấy ra mừng tuổi cho tôi một chục ngàn. Còn đến mùng Một là có chú đó ra mừng cho năm chục ngàn, những người khác được người chục ngàn người được hai chục. Có sao thì tôi nói vậy, nhưng mà không ăn ở được yên ổn, cứ ra ngoài trời ở chứ không được sự quan tâm của nhà nước cái gì cả.
Cũng có mặt ở vườn hoa Lý Tự Trọng cho đến sáng mùng Hai này là sư cô Đàm Bình, đi khiếu kiện hơn năm năm nay:
Ngày 27 thì họ ra họ hốt đồ, ngày 28 coi như công an đến giải thích là nhân hỗ trợ hai trăm để vào nhà trọ. Tôi thì chính quyền chiếm hết chùa chiền rồi, không còn chỗ ở, tôi bảo tôi không có tài sản gì tôi cứ ở vườn hoa chứ không đi đâu cả. Thế thì bà con cũng đi sơ tán khỏi nơi ấy, đến 1 giờ  sáng bắt đầu trở về vườn hoa. Đến đêm 30 thì công an lại đến hốt đồ lúc 11 giờ đêm, bao nhiêu đồ đạt chăn màn của bà con không mang theo được thì lại dấu vào thùng rác ở công viên. Họ ra  họ dọn rác  thì họ lấy hết cả chăn màn ở cái thùng rác. Bây giờ bà con không có chiếu,người còn mảnh chăn đắp người thì không có. Người nào không nhận hai trăm đi nhà trọ là họ không cho một cái gì hết.
Không được đi thăm các lãnh đạo nhà nước
Vẫn theo sư cô Đàm Bình, niềm an ủi trong đêm Tết lạnh lẽo nơi công viên là năm nay có nhiều đoàn thể đi phát quà cho dân oan hơn những năm trước.
Bà con chúng tôi có đi đến nhà ông Nguyễn Phú Trọng, đến nhà ông Nguyễn Sinh Hùng, sau đó chúng tôi đến số 72 Cơ Quan Liên Hiệp Quốc ở tại Việt Nam chúng tôi ghi tên, sau đó về đến chỗ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước
Rất là đông các đoàn phát quà rồi bánh kẹo là hơn mọi năm chứ mọi năm thì không ai dám cho dân oan, họ bảo dân oan là không ai được liên quan không ai được cho.
Nếu mà ai không nhận tiền hai trăm để đi vào nhà trọ hoặc về quê ăn Tết thì phải cam kết không được ở vườn hoa, không được đến nhà riêng của các cán bộ cấp cao để gây rối trật tự công cộng.
Về vấn đề nhận hai trăm ngàn của công an đưa để vào nhà trọ hoặc đi nơi khác, một dân oan khác trong số mười chín người ở lại vườn hoa Lý Tự Trọng, bà Hải, quê ở Ninh Bình, giải thích cặn kẻ hơn:
Nội dung của giấy mà công an thành phố Hà Nội đưa cho chúng tôi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, Giấy Cam Kết … Họ Tên…Địa Chỉ, họ photo sẵn là “Tôi được Đảng và Nhà Nước quan tâm giúp đỡ để về quê ăn Tết số tiền hai trăm nghìn, và tôi xin cam kết trong dịp Tết này không có mặt ở vườn hoa, không ra vườn hoa và không đến nhà các cơ quan và lãnh đạo nhà nước. Ký tên”
Tuy nhiên, theo lời bà Cúc ở Thanh Hóa, bà Hải ở Ninh Bình cũng như sư cô Đàm Bình, vì không nhận  hai trăm ngàn và không ký vào giấy cam kết, nên sang mùng Một tất cả mười chín dân oan đã từ vườn hoa Lý Tự Trọng kéo đi chúc Tết lãnh đạo:
Bà con chúng tôi có đi đến nhà ông Nguyễn Phú Trọng, đến nhà ông Nguyễn Sinh Hùng, sau đó chúng tôi đến số 72 Cơ Quan Liên Hiệp Quốc ở tại Việt Nam chúng tôi ghi tên, sau đó về đến chỗ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước.
Khác với mọi năm, mọi người cho biết tiếp, năm nay dân oan đi chúc Tết lãnh đạo đã không bị công an đuổi và đều được ghi tên. Chỉ riêng tại tư dinh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang là dân oan không được ghi tên mà thôi.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA

Ảo tưởng, ảo tưởng, rặt ảo tưởng … dzưng mà rất cần!


Phạm Toàn
Đôi lời thủng thẳng
Hôm qua mồng một Tết. Tôi dậy sớm, ăn qua loa mấy miếng, rồi đón taxi về quê thăm mộ ông bà cha mẹ (không thăm được bà ngoại, vì bà nghỉ ở nghĩa trang Quán Dền ở khu Nhân Chính), lễ tổ, rồi phong bao bác Cả 95 tuổi, phong bao em dâu 75 tuổi và hai đứa cháu, vèo một cái đã hết non nửa tháng lương hưu, đành bấm bụng xa quê, lại đón taxi ra ngay Hà Nội, xét về động cơ thầm kín, không hiểu là nhằm tránh các cuộc gặp gỡ đầu năm gây biết bao sợ hãi, hay là thực lòng muốn về nhanh để tranh thủ làm việc, nghỉ Tết nửa ngày đã quá đủ rồi!

Nguyễn Ngọc Giao
Mở máy ra, gặp ngay chuyện vui hơn cả những lời chúc Tết năm mới nhàn nhạt kiểu Mừng Đảng Mừng Xuân: Nguyễn Ngọc Giao và bài viết quá hay * liên quan đến … liên quan đến gì nhỉ? … Giời ạ! Khi Nguyễn Ngọc Giao đã viết, thì hiếm có bài nào lại chẳng liên quan đến điều gì đó vô cùng quan trọng của đất nước. Có điều là, bài của Nguyễn Ngọc Giao bao giờ cũng như một tiếng còi của trọng tài, hoặc đúng hơn, như những lời giảng giải sau khi trọng tài tuýt coi. Nhưng buồn là ở đời có nhiều người chẳng chịu nhận ra sự xung đột khi nhận đường. Tôi đọc những lời giảng giải của Nguyễn Ngọc Giao và nhìn thấy một quá trình giằng co trong nhận thức của ông trọng tài, và từ đó mà thấy việc Nguyễn Ngọc Giao tự giải đáp cho chính mình nhiều điều người đời cũng đang cần được giải đáp. Những người ấm ức với bài phân tích của Nguyễn Ngọc Giao cần nhớ rằng: lý ra, Nguyễn Ngọc Giao thừa sức để là một người hùng ở Bên Thắng Cuộc; hình như vị giáo sư Toán trẻ tuổi đó thực sự mang một lý tưởng cao đẹp định gây dựng một cơ đồ chung. Nhưng sự thông minh và tính trung thực của người trí thức chắc chắn đã buộc Nguyễn Ngọc Giao phải có những lời khuyên nghịch nhĩ đối với những kẻ đang thắng cuộc. Những lời khuyên khiến cho những kẻ được khuyên ngớ người ra: ô thế ra lâu nay anh vẫn chống lại chúng tôi à? Những người ấm ức với bài phân tích của Nguyễn Ngọc Giao cũng cần biết rằng tác giả đã từng trong gần hai chục năm bị cấm đặt chân về nước – hè hè hè, không được cấp visa thì về bằng cách gì nhỉ dù rằng mình đúng là Việt kiều yêu nước?
Bài phân tích của Nguyễn Ngọc Giao có mấy điểm tôi thấy là rất quan trọng.
Điểm thứ nhất là việc xác định lại các khái niệm thay cho những cách nói năng hồ đồ, hấp tấp, cảm tính, võ đoán, áp đặt. Chẳng hạn, chỉ một cách thay đổi chiến tranh giải phóng  thành chiến tranh giải phóng dân tộc, và chỉ cần một thí dụ đưa ra, thế là mọi sự đã bày ra rõ hết – Nguyễn Ngọc Giao viết:
“ … Chính xác phải nói “chiến tranh giải phóng dân tộc”, đối tượng của sự giải phóng là dân tộc, mục tiêu của nó là chấm dứt sự thống trị của nước ngoài. Chiến tranh giải phóng thắng lợi, dân tộc tự do, nhưng người dân không nhất thiết được tự do: điều này đã từng thấy trong nửa sau thế kỉ XX tại các nước thuộc địa, trong đó có nước ta. Phân biệt tự do cho dân tộc và tự do cho công dân, chúng ta mới bình tĩnh đọc câu nói ý nhị của Huy Đức trong lời mào đầu tập 1:  “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 — ngày nhiều người tin là Miền Bắc đã giải phóng Miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là Miền Bắc”. Tác giả chơi chữ, nhờ đó mà nhiều người hả hê, không ít người bực bội, nhưng đằng sau sự chơi chữ là một sự thật khó chối cãi (chỉ lấy một thí dụ cụ thể: tự do báo chí ở Sài Gòn (mặc dầu chính quyền Thiệu chuyên nghề “hốt cắt đục”) đã biến mất sau ngày 30.4.75, về sau đã nhen nhúm một chút trên báo chí cả nước, bắt đầu từ những tờ báo Thành phố như Tuổi Trẻ). Tất nhiên, điều này không liên quan tới nền độc lập dân tộc mà chúng ta cần trở lại để bàn về bản chất cuộc chiến tranh”.
Điểm quan trọng thứ hai trong bài viết của Nguyễn Ngọc Giao là việc nó không cần lặp lại Huy Đức về sử liệu nhưng nó làm hiện rõ lên những điều Huy Đức muốn phân tích nhưng không thể phân tích tường minh (lộ liễu) vì muốn giữ vẻ khách quan của một nhà báo muốn viết báo theo lối dân chủ − và theo tôi, đây là phân tích quan trọng nhất, thường đã nằm rải rác khắp bài viết, nhưng cuối cùng không “nhịn” được, đã được tập trung lại ở mục về trách nhiệm của các bên.   
Nguyễn Ngọc Giao viết và xác định rõ:
… “cuộc chiến tranh đã mở đầu từ những quyết định ở Paris và Hà Nội. Khi cuộc chiến tranh lần thứ nhất kết thúc, quyết định đã được lấy từ Moskva, Bắc Kinh, Việt Bắc một bên, và từ Washington DC, London, Paris, thể hiện ở Genève ngày 21.7.1954. Còn toàn bộ cuộc chiến tranh lần thứ nhì, từ năm 1955 đến đêm 29.4.1975, hai trung tâm quyết định, và chỉ có hai trung tâm đó thôi, là Hà Nội và Washington DC”.
Các bên không còn có thể đổ tội cho ai khác, không thể đổ vấy cho hoàn cảnh này nọ. Ngọn cờ trong tay anh, anh phải chịu trách nhiệm. Chuyện trách nhiệm bên ngoài nói mà làm gì, Nguyễn Ngọc Giao dũng cảm nói toạc chính kiến của mình về nguồn gốc của trách nhiệm với những người luôn luôn “đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác” ở ngay trong nước và ở chuyện khó nhằn nhất: nội chiến hay không nội chiến:
“Vậy thì nội chiến ở Việt Nam bắt đầu bao giờ và như thế nào ? Sẽ cần những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc để làm sáng rõ vấn đề, nhưng ở đây và bây giờ, người viết bài này muốn khẳng định, với tất cả tinh thần trách nhiệm: từ chính sách mao-ít của Đảng cộng sản Việt Nam sau năm 1950”.
Có muốn cãi không? Này thì thử cãi đi nào:
“Với chủ trương quy định thành phần giai cấp một cách thô bạo (có thể nói : lưu manh, ít nhất trong cách thực hiện) trong cuộc chỉnh huấn quân đội, chỉnh đảng, rồi cải cách ruộng đất, ĐCSVN đã đi ngược lại chính sách đoàn kết dân tộc chống thực dân đế quốc, xua đẩy sang hàng ngũ đối phương các thành phần trung phú nông, tiểu tư sản, tư sản, nhân sĩ, trí thức…”
Cãi nữa đi coi nào:
“Chính đường lối “tả khuynh” theo kiểu Stalin và Mao thực hiện từ năm 1951 này đã “bưng mâm bầy cỗ” cho Mĩ một cơ sở xã hội rộng rãi mà họ chưa từng dám mơ ước…”
 Ảo tưởng
Trên kia đã nói đến bài viết của Nguyễn Ngọc Giao với hai điểm quan trọng, thứ nhất là xác định rõ khái niệm, và điểm quan trọng thứ hai là xác định rõ trách nhiệm.
Bây giờ, cho tôi nói đến điểm quan trọng thứ ba, đó là cái hoặc những ảo tưởng cố hữu, toát lên từ toàn bộ bài viết. Cái ảo tưởng muốn con người có đủ sức trong Trí và Tâm dám thanh thản tiếp nhận nuốt quả đắng để nhảy một bước nhảy sinh mệnh cho cá nhân họ, cho tập đoàn của họ, vì một tương lai sống còn chững chạc của đất nước Việt chúng mình. Cái ảo tưởng ấy sinh ra giọng văn mềm mại đến mức quyết liệt và vì thế không sao che dấu nổi chút cay đắng của kẻ nhìn thấy con tàu đang chìm.
Cho tôi phân tích tí ti: trong giới tinh hoa (là đối tượng của các ảo tưởng Nguyễn Ngọc Giao chứ gì?), cái lớp tinh hoa nằm cả trong thành phần có thực quyền (mainstream) và cả trong thành phần chầu rìa (marginal), hiện thời có lẽ được chia thành ba hạng người mà mẫu số chung là sự tha hóa (cái ấy mới đau chứ!), chúng được phân bố từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất như sau.
Một hạng chẳng biết mô tê gì cả, chỉ nhắm mắt làm công cụ và khi có cơ hội thì cũng tranh thủ hít chút bã mía (do chỗ đàn voi này to nên đống bã mía cũng to, và cũng không phải là không có gì đậm đà hấp dẫn).
Một hạng chỉ biết đến đạo đức, cái thứ đạo đức cả thật lẫn giả đan xen nhau nhuần nhuyễn, hành vi của hạng này giống nhau ở chỗ chỉ biết rao giảng nhưng mó tay vào làm thật thì việc nào cũng không đến nơi đến chốn. Nhưng xin đừng nghĩ là hạng này không biết kiếm chác: trong một không gian hình cầu chỉ có những đường cong.
Một hạng thứ ba còn lại chiếm bao nhiêu phần trăm không thật rõ, là bọn khuấy đảo cả ở tầm vĩ mô cũng như ở cấp độ vi mô, bọn tội phạm chưa bị tóm cổ vì đang được hai hạng bên trên vô tình hoặc cố tình bao che.
Con thuyền Tổ quốc sẽ trôi giạt về đâu?
Tôi chỉ còn cầu mong vào một điều: cái Bất ngờ trong Lịch sử.
Mồng 2 Tết, Hà Nội
P.T.
* Nguyễn Ngọc Giao: Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn đàn/ BS).




Copy từ: Anh Ba Sàm