CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

CA Gia Lai đánh đập, làm nhục vợ con mục sư Nguyễn Công Chính


CTV Danlambao - Tối ngày 12/04/2013, vợ mục sư Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng cùng hai con nhỏ đã bị CA Gia Lai chặn đường bắt cóc và đánh đập hết sức dã man. Nghiêm trọng hơn, nhóm công an này còn tiếp tục có những hành vi xúc phạm nhân phẩm nặng nề đối với bà Hồng cùng con trai 13 tuổi bằng cách lột trần truồng cả hai mẹ con bà, rồi thay nhau khám xét.

Vụ việc xảy ra đúng 1 ngày sau khi ông TT Nguyễn Tấn Dũng đến Gia Lai thăm trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên và ra lệnh cho lực lượng này 'sẵn sàng chiến đấu'.
Lúc 22h30 phút tối cùng ngày, trao đổi với CTV Danlambao khi vẫn chưa hết bàng hoàng và đau đớn, bà Trần Thị Hồng cho biết: Ba mẹ con bà bị bắt cóc, đánh đập và làm nhục khi đang đi xe đến trại giam thăm mục sư Nguyễn Công Chính.
Lúc 20 giờ tối ngày 12/04, khi xe vừa qua khỏi TP. Plây Ku, bất ngờ xuất hiện hàng chục công an sắc phục chặn xe, đòi khám xét mẹ con bà.  Kế hoạch trả thù đã được chuẩn bị sẵn, cho nên ngay sau khi bà Hồng từ chối hợp tác thì lập tức nhóm công an này hùng hổ lao vào nắm tóc, lôi kéo bà Hồng cùng 2 con nhỏ vào một ngôi nhà gần đó, rồi khóa kín cửa.
Tại đây, bà Hồng liên tiếp hứng chịu những đòn trả thù tàn bạo, bị đánh túi bụi vào đầu cùng những lời mạt sát của công an. Toàn bộ thức ăn, thuốc men dùng để thăm nuôi mục sư Chính trong tù bị nhóm CA này lục lọi và vứt tung tóe.
Sau khi khám xét không thu được gì, nhóm CA này tiếp tục trả thù bằng cách lột trần truồng bà Hồng cùng con trai 13 tuổi nhằm làm nhục mẹ con bà. Con gái út của bà hoảng sợ chỉ biết khóc thét.
Cuối cùng, nhóm CA này bỏ đi, để lại bà Hồng cùng hai con nhỏ lê lết về nhà trong sự đau đớn và uất nghẹn.
Bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Chính cùng con gái út
Mục sự Nguyễn Công Chính đang bị giam giữ tại trại giam Đồng Xoài, Bình Phước với bản án 11 năm tù giam. Được biết, đã hơn 2 tháng nay mục sư Chính không được gặp người nhà. 
Sau khi chồng bị bắt, bà Trần Thị Hồng một thân một mình nuôi 4 con nhỏ, đồng thời chăm sóc người mẹ già đang nằm hấp hối trong bệnh viện. Ngoài ra, do thường xuyên bị chính quyền địa phương sách nhiễu, chặn đường làm ăn nên cuộc sống của gia đình bà Hồng hiện rất khó khăn.
Trao đổi với Danlambao, bà Trần Thị Hồng tha thiết kêu gọi sự quan tâm, lên tiếng của các tổ chức, cá nhân đối với tình trạng hiện nay của gia đình.
Những hành vi trên của CA Gia Lai diễn ra đúng một ngày sau khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ trưởng CA Trần Đại Quang có chuyến công tác tại Gia Lai và thăm Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên. Tại buổi gặp gỡ hôm 11/4, ông Nguyễn Tấn Dũng đã lệnh cho lực lượng này phải 'sẵn sàng chiến đấu'.
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Kiến nghị “trưng mua” thay cho “thu hồi” đất



Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo luật Đất đai sửa đổi, do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức sáng 12.4, nhiều thành viên Hội đồng tư vấn của MTTQ kiến nghị cần bịt kẽ hở tùy tiện, lạm dụng quyền lực trong cưỡng chế thu hồi đất, không giao cơ quan hành pháp được quyền thu hồi đất mà chỉ được trưng mua.

Triệt tiêu tình trạng lạm quyền
 

Không chấp nhận việc giao cơ quan hành pháp quyền thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải tiến hành thỏa thuận với người dân đang sử dụng đất để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các hợp đồng dân sự

GS Nguyễn Lang,
thành viên HĐTV về kinh tế của MTTQ

Nhìn nhận cưỡng chế thu hồi đất là vấn đề “cực kỳ bức xúc”, nguyên Phó chủ tịch MTTQ TP.Hà Nội Phạm Ngọc Thảo, thành viên Hội đồng tư vấn (HĐTV) dân chủ pháp luật đề nghị bổ sung một khoản quy định trong dự luật Đất đai sửa đổi “chỉ cưỡng chế thu hồi đất khi người bị thu hồi đất vi phạm pháp luật”, nhằm hạn chế việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lạm dụng quyền lực để cưỡng chế, gây thiệt hại cho người dân, khi chính các cơ quan thu hồi đất vi phạm chính sách. Theo đó, điều 71 cần được bổ sung một khoản quy định rõ “việc cưỡng chế thực hiện quyết định, kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, quyết định thu hồi đất được thực hiện trong trường hợp người bị thu hồi đất vi phạm pháp luật và chống đối sau khi đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật về thu hồi đất”.
“Quy định như vậy sẽ buộc các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về thu hồi đất mà không thể tùy tiện áp đặt. Sau đó nếu người dân bị thu hồi đất cố tình vi phạm thì mới cưỡng chế. Điều này sẽ tránh được tình trạng lạm dụng quyền lực để cưỡng chế, ép buộc người dân mà có tới 70-80% vụ việc là do cơ quan nhà nước sai phạm trong những năm vừa qua”, ông Thảo lý giải. Ông cũng kiến nghị thêm: “Cần bỏ quy định tại khoản 3 điều 71 về việc Chính phủ quy định việc thu hồi, cưỡng chế mà nên quy định luôn trong luật để người dân được rõ, từ đó có ý thức chấp hành và giám sát việc thực hiện”.
GS Nguyễn Lang, thành viên HĐTV về kinh tế của MTTQ, cũng đề nghị dự luật sửa đổi cần làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội (với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai) và Chính phủ (với trách nhiệm thực hiện sự thống nhất quản lý nhà nước) trong việc tổ chức khai thác tài nguyên đất một cách tiết kiệm với hiệu quả cao. Theo GS Lang, quy định rõ để đồng thời bảo đảm quyền làm chủ của người nhận quyền sử dụng đất, khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực để thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất dẫn đến khiếu nại, tố cáo làm tăng bất đồng xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội.
Kiến nghị “trưng mua” thay cho “thu hồi” đất
GS Nguyễn Lang phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng
Không giao cơ quan hành pháp thu hồi đất
Liên quan đến quy định thu hồi đất, GS Nguyễn Lân Dũng kể lại câu chuyện khi còn làm đại biểu QH. Trong một lần ông đến một địa phương theo lời mời của một vị đại biểu QH khác, người dân ở đó đã “vây” chặt lấy ông để hỏi can cớ gì mà ruộng ngô của họ bị thu hồi chỉ để cho một tư nhân khác trồng cam? Từ câu chuyện này, GS Dũng đề nghị trong luật Đất đai sửa đổi cần bỏ khái niệm "thu hồi đất", thay vào đó là "trưng mua, trưng dụng đất" phù hợp trong từng trường hợp nhà nước lấy đất của dân phục vụ cho lợi ích quốc gia hay lợi ích công cộng.
GS Nguyễn Lang chỉ ra một trong những “khiếm khuyết” của dự thảo luật Đất đai sửa đổi là tiếp tục củng cố và nâng cao quyền thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho người dân (chủ yếu là nông dân). Ông nhấn mạnh việc sửa luật lần này cần khắc phục cho được những thiếu sót, sai lầm của bộ máy hành pháp trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai, tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân theo hướng hạn chế quyền trưng mua, trưng thu đất, chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng. “Không chấp nhận việc giao cơ quan hành pháp quyền thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải tiến hành thỏa thuận với người dân đang sử dụng đất để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các hợp đồng dân sự”, GS Lang góp ý.
Phải có chế tài nếu chậm bồi thường
 Hôm qua, tại buổi họp báo của Bộ TN-MT, ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai, cho biết đến thời điểm này đã có trên 6 triệu lượt ý kiến góp ý dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Theo ông Chính, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và giao đất, cho thuê đất là những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo tầng lớp nhân dân, mỗi nội dung có tới trên 1 triệu lượt ý kiến đóng góp. Trong đó, người dân kiến nghị cần có quy định cụ thể về trình tự thủ tục thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất, bồi thường theo giá của loại đất bị thu hồi tại thời điểm cơ quan hữu trách ban hành quyết định thu hồi đất. Khi thu hồi đất ở thì bồi thường toàn bộ diện tích đất ở bị thu hồi đồng thời phải có chế tài để xử lý trong trường hợp nhà nước bồi thường chậm cho người dân có đất bị thu hồi.
Liên quan đến việc chuyển nước, tranh chấp nguồn nước, ông Lê Hữu Thuần, Cục phó Cục Quản lý tài nguyên nước, cho biết: “Việc chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác, cần cân nhắc đến nhiều vấn đề, phải đem lại lợi ích cho nhiều bên, ảnh hưởng ít nhất đến đời sống dân sinh và nếu ảnh hưởng đến đời sống dân sinh thì phải có giải pháp thỏa đáng”. Về cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước, ông Thuần cho biết nhà nước khuyến khích giải quyết các tranh chấp này bằng biện pháp hòa giải, nếu hòa giải bất thành các bên liên quan có thể đưa ra tòa án để phân xử.
Quang Duẩn
Bảo Cầm


Copy từ: Thanh Niên

Hãy thông báo thảm trạng nhân quyền tại Việt Nam đến Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!


Thất Lĩnh (Danlambao) Quốc hội Hoa Kỳ đã có phiên điều trần để xem xét đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Country Particular of Concern – những quốc gia bị quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo). Hành động này xuất phát từ việc chính quyền cộng sản bắt bớ, giam cầm vô cớ người lên tiếng vì dân chủ ngày càng gay gắt trong thời gian gần đây. Thiết nghĩ người Việt Nam trong và ngoài nước hãy lên tiếng ủng hộ quyết định trên của chính phủ Hoa Kỳ, bởi vì, suy cho cùng điều đó có ích cho tương lai của dân tộc Việt Nam.
Cũng như các lần trước, mỗi khi chính phủ Hoa Kỳ phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, thì báo chí lề Đảng lập tức phản ứng bằng những bài viết bằng lập luận kiểu “lý sự cùng”. Tác giả của các bài viết ấy oang oang khẳng định rằng Việt Nam có nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhân quyền ở đâu không thấy chị biết rằng Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sàm, Việt Khang….. vì lên tiếng chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà bị tống giam bằng bản án khắc nghiệt. Tự do tôn giáo ở đâu không thấy chỉ biết tín đồ công giáo ở Cồn Dầu đã bị truy đuổi một cách tàn bạo. Tín đồ công giáo tại Nghệ An bị phạt tù vì đòi quyền tự do tôn giáo. Tín đồ PGHHTT Bùi Văn Trung bị phạt tù vì tội thuyết pháp tại gia. Gần hơn, tín đồ PGHHTT tại Chợ Mới bị công an tấn công vì tập trung cầu nguyện tưởng niệm ngày giáo chủ bị tử nạn.
Không dừng lại ở đó, người dân Việt Nam đang bị bủa vây bởi vô số những vụ vi phạm nhân quyền qua các vụ án oan. Tiêu điểm trong đó là vụ nông dân Đoàn Văn Vươn phản kháng lại hành động chiếm đoạt đất đai ngang ngược của chính quyền Tiên Lãng. Nếu ở một quốc gia có dân chủ, chắc chắn hành vi tước đoạt trắng trợn này đã không xảy ra, và vì vậy, cũng sẽ không dẫn đến hành động tử thủ vì cơ nghiệp bị cướp giữa ban ngày. Ngoài vụ án Đoàn Văn Vươn, chắc chắn trong thực tế còn rất nhiều nỗi oan khác đang tồn tại. Điều này được minh chứng qua hình ảnh những người nông dân giăng biểu ngữ biểu tình đòi đất tại Sài Gòn và Hà Nội vẫn còn tiếp diễn.
Chắc chắn nhiều người hiểu rằng, người dân bị ức hiếp, bị tước đoạt ruộng đất, bị xử oan là vì nhà nước không tôn trọng công lý và quyền bình đẳng. Người dân Việt Nam biết rõ tất cả nhưng vì bị xiềng trong gọng kìm của cảnh sát, tòa án nên họ không thể hành động giành lấy lẽ phải. Những người dũng cảm phản kháng công khai thì bị công an bắt bớ, theo dõi, quản chế. Thay vào đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng trước sự vi phạm quyền con người ngày càng nghiêm trọng của cộng sản Việt Nam. Theo báo chí quốc tế, trong danh sách những người tham gia phiên điều trần ngày 11.4.2013, ngoài các dân biểu Hoa Kỳ còn sự tham gia của nhiều nạn nhân và đại diện gia đình nạn nhân của các vụ bắt giam oan ức đến từ Việt Nam. Họ ở đó, để làm chứng và trình bày sự thật của cái gọi là tự do dân chủ lừa dối của cộng sản Việt Nam.
Nhiều người tự vấn rằng quốc hội Hoa Kỳ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam để làm gì? Nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào tình trạng nhân quyền ở Việt Nam thì quyền lợi và sức mạnh của họ có bị giảm sút không? Chắc chắn là không. Vậy tại sao họ hành động kiểu “vác tù và hàng tổng” như thế, khi mà điều này rất có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước. Đơn giản là vì những quốc gia tiến bộ tôn trọng quyền con người ở bất cứ nơi nào trên trái đất này, và họ sẵn sàng lên tiếng nhằm giảm bớt nỗi đau của người dân ở những quốc gia độc tài mất dân chủ như Việt Nam.
Thiết nghĩ, nếu mỗi người trong chúng ta cứ im lặng chấp nhận thực trạng này, thì tương lai sẽ tiếp tục còn những vụ oan khuất khác sẽ xảy ra, nỗi đau còn chồng chất. Vì thế, chúng ta hãy lên tiếng ủng hộ quốc hội Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Cách chúng ta có thể thể hiện ước muốn của mình là thông qua Dân Làm Báo, thực hiện một bảng kiến nghị với nội dung lên án sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, thu thập nhiều chữ ký của người dân, và gửi thẳng đến quốc hội Hoa Kỳ. Song song đó, chúng ta cũng sẽ gửi bảng kiến nghị đến Uỷ ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để thông báo về thực trạng đáng báo động của nhân quyền tại Việt Nam.
Suy cho cùng hành động đấu tranh đó sẽ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước chúng ta. Điều đó đồng nghĩa chúng ta đang hành động để tự bảo vệ mình. Đây là cách làm tốt nhất để được hít thở bầu không khí trong lành hơn khi chúng ta bị buộc phải sống trong một chế độ chà đạp lẽ phải vì lợi ích riêng như cộng sản Việt Nam.


Copy từ: Dân Làm Báo

CSW quan tâm cái chết của ông Hoàng Văn Ngài


Một tổ chức Ky-tô giáo đã lớn tiếng yêu cầu nhà chức trách Việt Nam điều tra ngay tức khắc về cái chết của ông Hoàng Văn Ngài, một người dân tộc Hmong và là một trưởng lão của đạo Tin Lành đã chết trong lúc đang ở trong tay công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Tổ chức Đoàn Kết Ky-tô Giáo Thế giới, CSW, cũng nói rằng họ quan tâm đến số phận của các người bà con ông Ngài và một số người khác, đã báo cáo và cung cấp thông tin về cái chết của ông này.

Tổ chức CSW đề nghị nhà chức trách địa phương có ngay các biện pháp để bảo vệ những người này nói riêng, và cộng đồng người dân tộc Hmong ở Tây Nguyên nói chung.

Ông Hoàng Văn Ngài qua đời ngày 17/3 trong lúc bị giam tại đồn công an Gia Nghĩa.

Công an tại đây nói rằng, cuộc khám nghiệm tử thi xác nhận rằng ông Ngài đã chết sau khi đưa bàn tay của mình vào một ổ cắm điện. Tuy nhiên, các tấm ảnh chụp ngay sau khi chết và các báo cáo của những người đã nhìn thấy xác, gợi ý rằng ông Ngài đã bị đánh đập tàn nhẫn trong khi bị công an tạm giữ.

Tổ chức CSW nói rằng họ đã nhận được tất cả tài liệu liên quan đến cái chết này.

(Canada Free Press, CSW’s Report)


Copy từ: VOA

Nông dân 'đang ở đáy xã hội Việt Nam'


Xã hội Việt Nam
Nông dân đang được xếp đứng dưới cùng trong thang phân tầng xã hội ở VN
Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Xã hội học tại Hà Nội cho BBC hay nông dân đang được xếp dưới cùng trong thang phân tầng của xã hội Việt Nam hiện đại.
Trao đổi với BBC hôm 12/4/2013, nhân dịp BBC vừa công bố bảng xếp loại với Bấm 7 giai tầng mới trong xã hội Anh, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội nói nông dân Việt Nam xếp dưới cùng trong chín tầng lớp xã hội ở nước này.
Ông nói:
"Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị thuộc loại thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp nông dân cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp,
"Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần cũng kém các tầng lớp khác."
Ông Kính cũng cho hay tầng lớp lao động phổ thông, giản đơn được dự đoán thuộc nhóm chịu nhiều rủi ro, bấp bênh trong xã hội, trong khi nhóm có trình độ chuyên môn cao, hay tầng lớp trí thức, được xếp ngày một cao trên bảng phân tầng.
Ở trên cùng của bảng này, theo chuyên gia là tầng lớp những người lãnh đạo, những người có chức, có quyền, trong khi nhóm giàu cũng bao gồm những người thuộc tầng lớp này.

Tầng lớp có 'quyền và tiền'

"Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng"
TS Đỗ Thiên Kính
Khi được hỏi về "nhóm lợi ích" có liên hệ ra sao, như một lát cắt so sánh, trong tháp phân tầng, nhà xã hội học nói đây chính là nhóm "có chức, có quyền", có "địa vị" và do đó mà có sự liên hệ tới "bổng lộc, lợi ích". Nhóm này theo ông Kính cũng đứng ở trên cùng của bảng phân loại.
Ông nói: "Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng."
Trả lời câu hỏi những người thuộc nhóm giàu là ai và nguồn gốc sự phồn vinh, giàu có vật chất của họ tới từ đâu, nhà xã hội học cho hay trong nhóm này có những người giàu có do làm ăn phi pháp và những người làm ăn đàng hoàng.
"Thực tiễn xã hội Việt Nam, những người giàu có có nhiều dạng. Ví dụ, dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có.
"Nhưng tóm lại tầng lớp trên, theo tháp phân tầng của chúng tôi, ví dụ tầng lớp lãnh đạo, quản lý, những người chuyên môn cao, doanh nhân... gần như gắn với các thành phần kinh tế nhà nước, vì phần nhiều họ là công chức nhà nước..."
"Những người giàu có có nhiều dạng... Dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có"
TS Đỗ Thiên Kính
Chuyên gia xã hội học cho hay chưa thể đáp ứng câu hỏi về mối liên hệ giữa "phân tầng trong đảng viên" với bảng phân tầng xã hội hiện tại và đồng ý có thể cần tới một nghiên cứu tách biệt, tuy nhiên ông cho rằng nhóm đứng ở đầu bảng phân loại là nhóm có nhiều quyền lực, từ tài chính, cho tới chính trị.
Ông nói:
"Các tầng lớp trên, vốn tài sản, quyền lực hay vốn văn hóa hiện nhiều hơn các tầng lớp phía dưới" và "tầng lớp bên trên chính là tầng lớp đang lãnh đạo xã hội."
Về giới trẻ và tầng lớp trung lưu, ông Kính nói:
"Nhóm trẻ tất nhiên không thể leo lên các tầng lớp trên được, cùng lắm có thể thoát khỏi tầng lớp dưới và gia nhập những tầng lớp giữa. Ví dụ có thể là thợ thủ công, hoặc nhân viên, hoặc chuyên môn ở trình độ thấp hơn... Nhóm trẻ chỉ ở những tầng lớp giữa thôi."
Còn về mức độ tiêu dùng như một đặc điểm xếp hạng, nhà xã hội học cho hay:
"Trừ tầng lớp lãnh đạo quản lý ra, tầng lớp càng cao có mức chi tiêu tiêu dùng càng nhiều, ví dụ doanh nhân hay tầng lớp chuyên môn cao tiêu dùng rất lớn, nhưng đến nông dân thì tiêu dùng ở mức thấp nhất."

'Khoảng cách và suy giảm'

Chuyên gia trong nước được vấn ý nhân dịp tại Anh mới công bố một xếp hạng phân chia xã hội hiện đại theo bảy nhóm.
Tầng lớp nào ở đáy xã hội Việt Nam?
Đánh giá về các giai tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, một nhà nghiên cứu xác nhận có tầng lớp dưới đáy và nhóm 'bấp bênh'.
Đây là các giai cấp: thượng lưu, trung lưu ổn định truyền thống, trung lưu công nghệ, công nhân mới, người lao động truyền thống, nhân viên dịch vụ, phục vụ và giai cấp vô sản bấp bênh.
Các nhà xã hội học tại Anh được BBC đặt hàng làm cuộc điều tra này cho rằng xã hội hiện đại không còn mô hình như chủ nghĩa Marx phân tích chỉ gồm có ba bốn giai cấp: tư sản, trí thức, vô sản...như trước.
Còn ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu nay cũng đưa ra mô hình tháp để chia tầng xã hội thành chín nhóm.
Đó là lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao (hay trí thức), nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và dưới cùng là nông dân.
Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), UNDP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đều lưu ý về sự chuyển động theo hướng nới rộng trong khoảng cách giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Việt Nam.
Riêng về mặt địa bàn cư trú tại Việt Nam hiện có khoảng cách nhất định về thu nhập và cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống giữa lao động và cư dân ở đô thị và nông thôn.
Còn về mặt dân số, hiện cũng manh nha xu hướng 'dân số già tăng', trong khi chưa chắc đã có một mối quan hệ tỷ lệ thuận tương ứng giữa nâng cao cơ hội đào tạo và tỷ lệ tăng trưởng dân số trẻ cùng nhóm lần đầu tiên gia nhập thị trường lao động.
Ở khía cạnh khác, một số nghiên cứu cho hay có sự suy giảm nhất định về mức "tiêu dùng văn hóa" ở nhiều nhóm dân số, trong đó xuất hiện cả ở nhóm mới giàu lên và nhóm thanh niên xét về hàm lượng và chất lượng văn hóa.


Copy từ: BBC

CÓ OAN, SAI KHÔNG VỤ ÁN BẮT GIAM, ÉP TỘI, TUYÊN ÁN TỬ HÌNH BÙI ĐỨC LỢI Ở VÂN ĐỒN- QUẢNG NINH ĐỂ LẤY NỘI TẠNG BÁN CHO TRUNG QUỐC ? ( Kỳ 7 )


                                     Điều tra nhiều kỳ của Phạm Viết Đào

...Về bản án sơ thẩm số 34/2008/HSST của Tòa ản nhân tỉnh Quảng Ninh; bản án phúc thẩm số 544/2008/HSPT của Tòa án nhân dân tối cao- Tòa phúc thẩm xử phạt tử hình Bùi Đức Lợi quê ở thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh... 


Vô lý 7:

Cáo trạng Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh viết:
-“ Khi vào phòng khách, Lợi bắn một phát súng vào tường để uy hiếp, khống chế ông Hùng và một số người nhà ông Hùng, đồng thời yêu cầu ông Hùng nộp 01 triệu đồng?-“Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định: Tại phòng khách nhà ông Hùng, trên nền nhà có nhiều vết máu đọng vũng, nhỏ giọt, vết to nhất có kích thước ( 1,2 x 0,8 ) m. Trên tường bên trái có vết bong vỡ lớp vữa, kích thước ( 3,5 x 2,5 ) cm, sâu 01 cm. Trên nền nhà phòng bếp phía sau có 01 vỏ đạn súng thể thao. Cơ quan điều tra thu giữ do Bùi Đức Lợi cướp của nhà ông Hùng ( gồm 01 chiếc điện thoại di động loại T 400 và 700.000 đ ), ngoài ra cong thu của Bùi Đức Lợi 01 khẩu súng dài 38 cm, 39 viên đạn, 01 dây chuyền màu trắng, 01 đồng hồ loại rado, 01 điện thoại di động loại sony T630 và một số đồ vật khác ( bút lục số 123-126,228,236)…
Tại biên bản khám nghiệm tử thi ngày 29/11/2007 và bản giám định pháp y số 68 ngày 02/3/2007 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Quảng Ninh xác định tình trạng thương tích của ông Phan Đình Hùng như sau:Trước ngực áo ngoài bên trái có 01 lỗ thủng áo đường kính 0,7 cm, bờ mép nham nhở, xém xoăn đầu. Tương ứng vị trí này ở áo đông xuân bên trong, cách mép trên túi trái 0,5 cm có lỗ thủng đường kính 01 cm, bờ mép nham nhở, cháy xém đen, quanh lỗ thủng áo dính nhiều máu. Vùng ngực bên trái trên đường nách trước, tương ứng khoang liên sườn 4 có 01 lỗ thủng da cơ, đường kính 0,4 cm, xung quanh có bờ bầm tím màu đen, chiều hướng vết thương từ trái sang phải, từ trước ra sau, hướng vào trong. Mổ tử thi thấy trong khoang ngực bên trái có khoảng 200 ml máu không đông, thủng thùy dưới phổi trái đường kính 0,5 cm, thủng cơ hoành trái. Khoang bụng có khoảng 2000 ml máu và khoảng 500 gam máu cục. Thủng bờ cong lớn dạ dày, đường kính 0,8 cm. Thủng mặt trước động mạch chủ ngực, lỗ thủng đường kính 01 cm.
Kết luận: Nạn nhân chết do sốc mất máu cấp bởi vết thương thủng động mạch chủ ngực. ( Bút lục số 70-72, 113-114 ).” (Trích Cáo trạng số 217/KSĐT-KSXXST-HS ngày 06/11/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh…)

                                      Bài liên quan: 

* Phần 2:CÓ OAN, SAI KHÔNG VỤ ÁN BẮT GIAM, ÉP TỘI, TUYÊN ÁN TỬ HÌNH BÙI ĐỨC LỢI...


Anh Phan Đình Tường, con ông Phan Đình Hùng khai tại phiên tòa sơ thẩm:
-“Thời gian xảy ra vào ngày sự việc vào khoảng 19 h 20 ngày 29/01/2007, lúc đó gia đình anh ngoài bố, mẹ anh còn có Bình em gái, bác Thu chị gái của bố anh. Lúc sự việc xảy ra anh đang ở trong phòng của Bình thì nghe thấy tiếng kêu cướp, anh đi ra thấy một người đội mũ len bịt kín mặt chỉ hở 2 mắt ( sau này biết tên là Bùi Đức Lợi ), tay cầm súng lúc đầu dí vào ngực bác Thu, sau đó chĩa sang Phan Đình Hùng và đòi 1 triệu đồng. Thấy vậy anh và mẹ anh lẻn ra ngoài và anh gọi điện thoại cho ông Trại ở gần đó báo gia đình có cướp, gọi điện thoại xong vào bếp lấy một con dao lên phòng nơi sự việc đang diễn ra. Tại đây anh thấy Lợi đang dí súng vào người bố anh bắt đưa tiền, thấy anh đến Lợi lại quay súng sang anh bắt anh đứng im, sau đó lại quay ngay súng sang bố anh bắt phải đưa tiền không thì sẽ bắn chết người trong nhà. Bố anh lấy tiền đưa cho Lợi, Lợi lại yêu cầu bố anh mở tủ đưa tiếp, bố anh nói không có và dùng tay hất khẩu súng, lúc này Lợi bóp cò súng nổ bố anh gục xuống, thấy vậy anh dùng dao xông vào đập vào gáy và ôm chặt lấy Lợi, còn mẹ anh cũng lao vào ghì khẩu súng trên tay Lợi chĩa sang hướng khác... Lời khai báo của anh Tường cơ bản phù hợp với lới khai tại phiên tòa cũng như trong hồ sơ của các nhân chứng Trịnh Thị Quý ( BL 317-318 ) Phan Thị Thơm ( BL 319-320 ), anh Trần Văn Đỉnh ( Bl 326-328 ), anh Trần Văn Tuấn ( BL 329-331 ), anh Đàm Quang Tùng ( Bl 332-334 )” ( Trích Bản án sơ thẩm số 34/2008 )
Câu hỏi 1: Trong lời khai của anh Phan Đình Tường con ông Phan Đình Hùng trước tòa không có tình tiết Bùi Đức Lợi rút súng bắn vào tường để uy hiếp ? Trong Kết luận điều tra của Cơ quan Điều tra số 197/KLĐT ngày 24/9/2007 cũng không có tình tiết Lợi rút súng bắn uy hiếp ông Hùng ? Bản Kết luận điều tra viết như sau:” Đối tượng đột nhập vào nhà sử dụng súng thể thao cưa báng, cưa nòng khống chế yêu cầu anh Hùng phải đưa “ một triệu đồng “, anh Hùng lấy trong túi quần 700.000 đ đưa cho đối tượng…Sau khi y cầm tiền và điện thoại, y yêu cầu anh Hùng ra mở tủ để kiểm tra lấy thêm tiền. Ngay lúc đó con trai anh Hùng là Phan Đình Tường chặn cửa định tấn công đối tượng. Anh Hùng sợ con trai bị bắn nên xông tới tiếp cận tấn công trước, đối tượng quay súng bắn vào ngực anh Hùng làm anh Hùng chết tại chỗ ?”
Vậy tình tiết bắn súng vào tường như cáo trạng của Viện kiểm sát mô tả đã căn cứ vào đâu để đưa vào cáo trạnh hành vi này? Theo anh Phan Đình Tường và Kết luận điều tra, khi vào nhà ông Hùng, Lợi chỉ bắn một phát súng duy nhất vào ngực ông Hùng làm ông Hùng chết tại chỗ ?
Nếu Bùi Đức Lợi trực tiếp bắn vào ngực ông Hùng như anh Tường và cơ quan điều tra mô tả thì tại sao trong Biên bản khám nghiệm hiện trường, ngay sau khi vụ án xảy ra lại tìm thấy:” Trên nền nhà phòng bếp phía sau có 01 vỏ đạn súng thể thao?! Nếu Lợi bắn thì vỏ đạn phải rơi ra nơi ông Hùng bị bắn chứ không thể rơi ra ở “phòng bếp”?
Trong khi đó thì hiện trường vụ án theo Biên bản khám nghiệm hiện trường có 2 phát đạn: Một phát bắn vào tường “Trên tường bên trái có vết bong vỡ lớp vữa, kích thước ( 3,5 x 2,5 ) cm, sâu 01 cm ?”; Phát thứ 2 bắn vào ngực ông Hùng khiến ông Hùng “chết do sốc mất máu cấp bởi vết thương thủng động mạch chủ ngực…”
Trong khi anh Tường khai Lợi chỉ bắn 1 phát, Cơ quan điều tra cũng kết luận Lợi chỉ bắn 1 phát vào ngực ông Hùng, vậy ai bắn lên tường, và vì sao 1 vỏ đạn súng thể thao lại tìm thấy ở gian bếp ?
Câu hỏi 2:
Xin đặt dấu hỏi: Lợi dùng súng thể thao bắn ông Hùng với khoảng cách gần liệu có thể gây nên vết đạn nổ xé to như trong Biên bản khám nghiệm tử thi không?
Tại biên bản khám nghiệm tử thi ngày 29/11/2007 và bản giám định pháp y số 68 ngày 02/3/2007 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Quảng Ninh xác định tình trạng thương tích của ông Phan Đình Hùng như sau:”Trước ngực áo ngoài bên trái có 01 lỗ thủng áo đường kính 0,7 cm, bờ mép nham nhở, xém xoăn đầu. Tương ứng vị trí này ở áo đông xuân bên trong, cách mép trên túi trái 0,5 cm có lỗ thủng đường kính 01 cm, bờ mép nham nhở, cháy xém đen, quanh lỗ thủng áo dính nhiều máu. Vùng ngực bên trái trên đường nách trước, tương ứng khoang liên sườn 4 có 01 lỗ thủng da cơ, đường kính 0,4 cm, xung quanh có bờ bầm tím màu đen, chiều hướng vết thương từ trái sang phải, từ trước ra sau, hướng vào trong. Mổ tử thi thấy trong khoang ngực bên trái có khoảng 200 ml máu không đông, thủng thùy dưới phổi trái đường kính 0,5 cm, thủng cơ hoành trái. Khoang bụng có khoảng 2000 ml máu và khoảng 500 gam máu cục. Thủng bờ cong lớn dạ dày, đường kính 0,8 cm. Thủng mặt trước động mạch chủ ngực, lỗ thủng đường kính 01 cm…”
Một viên đạn súng thể thao cho dù đã cưa nòng, bắn cự ly gần liệu có gây ra vết thương xé phá to như biên bản khám nghiệm tử thi ghi nhận không ? Trọng lực của viên đạn loại súng này hình như 3,5 kg ? Đề nghị các chuyên gia vũ khí, hình sự cho ý kiến về vấn đề này ?
Câu hỏi 3:
Trong biên bản khám nghiệm hiện trường chỉ ghi nhận là đã tìm thấy có 01 vỏ đạn; Tại sao khi khám nghiệm tử thi không thấy ghi nhận loại đầu đạn bắn vào người ông Hùng là loại đầu đạn gì; Chắc chắn đầu đạn này chưa thoát ra ngoài vì biên bản không ghi là bị xuyên táo, và nếu xuyên táo thì vẫn tìm thấy vì ông Hùng bị bắn chết trong nhà ? Đây là bằng chứng, tang chứng bắt buộc về mặt pháp lý phải có để kết tội thủ phạm bắn chết ông Hùng là ai, khẩu súng nào gây án ? Đáng tiếc tang chứng, vật chứng này đã bị bỏ qua, không được đưa ra hay bị dấu đi ?
Như vậy có 3 vật chứng quan trọng trong vụ án kết tội cướp của giết người cho Bùi Đức Lợi đều không có, như vậy tội danh: Bùi Đức Lợi vào nhà ông Hùng để trấn cướp, sử dụng súng bắn chết ông Hùng:
1.Chiếc mũ len bịt mặt để khẳng định Lợi vào nhà ông Hùng để ăn cướp: cơ quan điều tra không xác nhận có; biên bản khám nghiệm hiện trường không xác nhận có; ra tòa vật chứng này cũng không được đưa ra ? Thế nhưng Cáo trạng của Viện Kiểm sát và bản án của Tòa sơ và phúc thẩm vẫn lấy đó làm bằng chứng kết tội Lợi vào nhà ông Hùng để ăn cướp là căn cứ vào tang chứng, vật chứng nào ?
2/ Viên đạn bắn chết ông Hùng là loại đạn gì ? Là đạn của khẩu súng thể thao thu được tại hiện trường vụ án hay đạn từ 1 khẩu súng khác từ bên ngoài bắn vào? Vật chứng này cả cơ quan điều tra, Cáo trạng của Viện kiểm sát và Tòa 2 cấp đã không chứng minh được bằng tang chứng, vật chứng có thật ? Trong khi đó thì cách mô tả tình tiết nổ súng tại nhà ông Hùng giữa Kết luận Điều tra của Cơ quan điều tra, Cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án sơ thẩm, phúc thẩm và lời khai của anh Phan Đình Tường lại mô tả mâu thuẫn nhau; kết luận của Cơ quan điều tra, Cáo trạng của Viện Kiểm sát và kết án của Tòa việc Lợi dùng súng thể thao bắn chết ông Hùng ở cự ly gần không phù hợp với vết đạn xé trên thi thể ông Hùng như Biên bản khám nghiệm tử thi đã lập; vật chứng là đầu đạn súng thể thao bắn chết ông Hùng không được đưa ra làm bằng chứng ?
3/Kết luận của Cơ quan Điều tra và lời khai của anh Tường ghi nhận Lợi chỉ bắn một phát súng vào ngực ông Hùng; Trong khi đó hiện trường lại có 2 vết đạn: một vết đạn bắn vào tường và 1 vết đạn bắn vào người ông Hùng ? Nếu Lợi bắn vào ông Hùng thì ai bắn vào tường nhà ? Có hai viên đạn bắn tại vụ án này tại sao hiện trường lại chỉ thu được 01 vỏ đạn mà lại thu được trong gian bếp? nếu do Lợi bắn cả 2 viên: một viên lên trần và một viên vào ông Hùng ?
Nếu Lợi bắn cả 2 viên tất yếu phải có 02 vỏ đạn rơi ra tại nơi xảy ra án mạng chứ không thể ở gian bếp ?
Từ những tình tiết vô lý trên chúng tôi thấy ý kiến của bà Mùi và lời khai của Bùi Đức Lợi trước tòa là có cơ sở:
-Lợi vào nhà ông Hùng không phải để ăn cướp mà để dàn xếp việc tranh chấp bến bãi; Có thể Hùng được bạn bè nhờ như một hình thức để vào nhà ông Hùng gây áp lực, dọa, dằn mặt ông Hùng…
Có thể do thái độ của Lợi và do có sự xuất hiện của một số bạn bè Lợi từ bên ngoài nên một trong những người nhà ông Hùng đã đem súng ra để bắn uy hiếp lại; nổ súng đề đe dọa với cánh Hùng rằng sẵn sàng ăn thua với nhau;
-Do sự chủ động nổ súng từ phía nhà ông Hùng, khẩu súng này là của nhà ông Hùng, thấy Hùng bị nguy nên phía bạn của Hùng bên ngoài đã nổ súng chi viện; Viên đạn này đã làm tử thương ông Hùng…Lợi đã khai trước tòa rằng người bắn chết ông Hùng là Dũng, bạn cùng đi với Lợi; Còn viên đạn nổ lên tường là do có sự giằng co giữa Lợi và gia đình ông Hùng, súng cướp cò nên nổ trượt lên tường…
Diễn biến này phù hợp với hiện trường vụ án: 01 vỏ đạn súng thể thao tìm thấy trong gian bếp là do người nhà ông Hùng bắn trượt lên tường nhà…
-Còn vỏ đạn thứ 2 do bạn của Lợi bên ngoài bắn vào bằng súng chuyên dụng nên mới giết chết ông Hùng và vết đạn bắn từ khoảng cách 5-10 m mới có sự bung xé to như biên bản khám nghiệm tử thi vụ án mô tả;
-Vì cố tình lái vụ án sang hướng đổ dồn tội vào cho Bùi Đức Lợi nên Viện Kiểm sát và Tòa đã chụp thêm cho Lợi cái mũ len bịt mặt không có thật và vô lý như đã phân tích, chứng minh ở trên; Đồng thời cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa đã lờ đi một tang chứng, vật chừng chắc chắn phải có: đó là cái đầu đạn đã giết chết ông Hùng, chắc chắn vẫn còn nằm trong thi thể ông Hùng nhưng đã bị cất, dấu đi. Nếu ông Hùng đũng là đã bị bắn chết bằng chiếc súng thể thao tìm thấy tại hiện trường vụ án thì đầu đạn chắc chắn đã được lưu giữ, chưng ra làm bằng chứng không thể chối cãi chứng minh ai là thủ phạm gây ra cái chết của ông Hùng  ???
P.V.Đ.
( Còn nữa... )
 
 


Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Dấu hỏi đằng sau nhiều bài viết về tâm linh của báo lề đảng!?


Chua-co-dang (Danlambao) - Ảnh hưởng của những bài viết mang tính tâm linh, ngoại cảm, bùa yểm, phong thủy, của báo công an do Hữu Ước chủ biên có một sức ảnh hưởng lan tỏa cực lớn tới nhiều tầng lớp nhân dân. Đi đâu cũng thấy người bàn tán, lắng nghe, tin tưởng. Người dân thêm một lần nữa bị lái ra khỏi những vấn đề quan trọng của xã hội và đời sống, thay vào đó đặt niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vào sự thiên định và rồi...

*
Gần đây, báo, đài, dư luận của báo lề đảng thường có rất nhiều bài viết mang đậm tính tâm linh, thậm chí có thể nói là theo xu hướng mê tín huyền bí. 
Báo An ninh thế giới của lực lượng công an, có hàng loạt bài viết về hiện tượng ngoại cảm, trong đó Phan thị Bích Hằng được coi là nhà ngoại cảm có khả năng tìm ra rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ. Rồi có cả trung tâm nghiên cứu khả năng kỳ lạ của con người do ông Nguyễn Phúc Giác Hải phụ trách. Báo An ninh đưa ra những bằng chứng khá thuyết phục về những nhân chứng nặng ký, như Giáo sư Trần Phương tìm mộ em gái là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Rồi các cuộc tìm kiếm mộ của hàng ngàn bộ đội mất tích trong chiến tranh. Báo đài đã có cả những bộ phim, phóng sự chính thống cổ vũ và chứng minh cho hiện tượng này. 
Nếu đọc những bài báo này, xem những bộ phim tài liệu này thì ngay một người vốn theo chủ nghĩa duy lý, khoa học như tôi cũng bắt đầu lung lay về một thế giới bên kia, về một sự tiền định, và hình như con người và xã hội này đã được trời định. Vậy thì đại bộ phận người dân Việt nam sẽ ảnh hưởng thế nào. 
Chúng ta thử nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt nam xem có bao nhiêu câu chuyện thần thoại được kể lại và những câu chuyện này thường liên quan tới một nhân vật lịch sử, một vị vua, một ông quan. 
Vua Đinh không ai biết bố là ai, lịch sử chỉ ghi lại là mẹ ông hình như có giao hoan với con rái cá nên có bầu đẻ ra ông. 
Vua Lý cũng không có bố, chỉ biết bà mẹ có vào chùa có bầu đẻ ra ông. 
Tổng bí thư Nông đức Mạnh cũng không cho biết bố ông là ai. 
Nguyễn Tấn Dũng trong tiểu sử cũng không thấy ghi bố là ai. 
Ông Hồ theo như sự tích khi sinh ra thì khe bò đái cũng đột nhiên tắt tiếng, và Nàm đàn sinh thánh! 
Vua Lê lợi cũng có sự tích trả gươm thần 
Chúa Nguyễn Hoàng gắn liền sự tích xây chùa Thiên mụ theo lời của bà tiên áo tím phán " có một vị chúa từ ngoài bắc vào, xây chùa và gia đình thành hoàng đế"! 
Nguyễn Trãi cũng dùng chiêu viết mỡ vào lá cho kiến ăn để cho dân tin vào đó là lời của trời phán " Lê lợi là vua, Nguyễn Trãi làm tôi". 
Thâu tóm tất cả các sự kiện lịch sử đó lại, bạn có bao giờ đặt một câu hỏi lớn cho những bài viết, cho một loạt bài phóng sự chính thống của báo đài lề đảng về những hiện tượng tâm linh? Đằng sau đó liệu có mục đích gì khác! 
Trong thời kỳ Lê Duẩn chùa chiền miếu mạo bị phá hại một cách điên cuồng. Các di sản của lịch sử cha ông hào hùng đã bị tàn phá thêm một lần nữa bởi sự thiển cận, giáo điều, vô văn hóa của một tầng lớp lãnh đạo. 
Thời kỳ ngày nay lại có một nghịch lý đáng ngờ! 
Sách bói toán, địa lý, thần bí, phong thủy, lên ngôi. 
Chùa miếu được tận dụng tối đa cho mục đích thương mại hóa, và mê tín hóa tôn giáo. Nếu bạn để ý sẽ thấy rất nhiều chùa ở ngoài Bắc thường tổ chức những dịch vụ kiểu như dâng sao giải hạn, đăng đàn cầu siêu, ở đó có đủ yếu tố thương mại và vai trò của chính quyền. Lễ giải hạn mỗi người đóng tiền khoảng 200k, ví dụ ở chùa Phúc khánh gần ngã tư Sở, nhà chùa còn cho bắc hệ thống loa như kiểu loa tuyên truyền đọc oang oang. Lễ đăng đàn thường có vai của chính quyền, cầu cho quốc thái dân an, tuyệt nhiên không cầu cho tham nhũng chết bớt đi! 
Phải nói rằng sự ảnh hưởng của những bài viết mang tính tâm linh, ngoại cảm, bùa yểm, phong thủy, của báo công an do Hữu Ước chủ biên có một sức ảnh hưởng lan tỏa cực lớn tới nhiều tầng lớp nhân dân. 
Đi đâu cũng thấy người bàn tán, lắng nghe, tin tưởng. Người dân thêm một lần nữa bị lái ra khỏi những vấn đề quan trọng của xã hội và đời sống, thay vào đó đặt niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vào sự thiên định và rồi. 
Con người có số, số làm quan, xã hội và đảng là do trời định rồi! 
Tôi và các bạn hãy đặt câu hỏi liệu có một mục đích đằng sau những bài viết về tâm linh của báo đài lề đảng? 


Copy từ: Dân Làm Báo

Cà Mau: Hào Anh được giải oan. CA tỉnh xác nhận có dấu hiệu bức cung.

Ngày 12.4, tại buổi gặp một số phóng viên báo chí, đại tá Võ Minh Phương, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, khẳng định Nguyễn Hoàng Anh (17 tuổi, tên thường gọi Hào Anh) và nhóm bạn Trần Như Bình (20 tuổi), Đồng Phạm Minh (16 tuổi), Đặng Hồng Đức (14 tuổi, cùng ngụ P.8, TP.Cà Mau) không ăn trộm rạng sáng 26.3.

Trước đó, ông Lê Trường Giang (cách nhà Hào Anh khoảng 200 m), đến cơ quan công an trình báo bị mất trộm vào khoảng 2 giờ ngày 26.3 và kẻ trộm là Hào Anh vì ở gần nhà nên ông biết mặt, khi phát hiện bị trộm ông đã đuổi theo đánh nhưng đánh hụt. Ông Giang báo mất 4 điện thoại cùng 3,5 triệu đồng và một nhẫn đeo tay 0,5 chỉ, một lắc tay 0,7 chỉ vàng 18K của gia đình. Ngay sau đó, cơ quan công an đã triệu tập Hào Anh, Bình, Minh, Đức lấy lời khai nhưng không cho gia đình giám hộ và có dấu hiệu bị đánh, ép cung.
Theo đại tá Võ Minh Phương, kết luận bước đầu của Thanh tra Công an tỉnh Cà Mau cho thấy vào thời điểm xảy ra vụ trộm như khai báo, Hào Anh và Trần Như Bình đang chơi game; còn Đồng Phạm Minh và Đặng Hồng Đức đang ngủ tại nhà và không có bằng chứng nào thể hiện các em có liên quan đến vụ trộm.
Hào Anh được giải oan
Nụ cười của Hào Anh khi nghe tin được giải oan
Đại tá Võ Minh Phương cũng nhìn nhận một số cán bộ công an thực hiện điều tra vụ ăn trộm đã làm sai quy định tố tụng. Dự kiến, trong tuần tới sẽ có một cuộc xin lỗi công khai tại nơi cư trú đối với tất cả các đối tượng trong vụ nghi trộm oan này. Một số cán bộ, chiến sĩ công an liên quan sẽ bị kỷ luật nghiêm sau khi có kết quả thanh tra chính thức.
“Công an P.8 và cả Công an TP.Cà Mau đều cùng sai ở khâu không cho người nhà giám hộ. Công an P.8 nói quá trình lấy lời khai đã nhờ Bí thư Đoàn phường giám hộ. Nhưng qua kiểm tra, chúng tôi đủ cơ sở kết luận đó là cách giải trình đối phó, không đủ căn cứ. Hơn nữa, quyền giám hộ của cha mẹ ruột là quyền đương nhiên, được ưu tiên một. Trong khi cha mẹ các em đến xin giám hộ, Công an P.8 không cho là sai với quy định tố tụng hiện hành. Phía Công an TP.Cà Mau cũng giải trình là có cho cha mẹ giám hộ, nhưng qua thanh tra làm rõ thì cha mẹ của các em chỉ được ký vào biên bản lấy lời khai sau khi việc lấy lời khai kết thúc. Đúng ra, cha mẹ các cháu phải được ngồi chứng kiến suốt quá trình lấy lời khai đó”, đại tá Phương nói.
Về việc các em nói bị công an đánh và bức cung, còng tay treo lên cửa sổ, ông Phương nói rõ: “Chưa đủ cơ sở kết luận, nhưng có dấu hiệu đó. Chúng tôi đã chỉ đạo thanh tra ngành tiếp tục làm rõ và nếu có sẽ xử lý nghiêm, quyết không bao che”…
Gia Bách




Copy từ: Thanh Niên

Cháy suốt đêm ở Tổng kho Sacombank

(TNO) Đến 9 giờ sáng nay 13.4, vụ cháy ở Tổng kho Sacombank (khu công nghiệp Sóng Thần 1, thị xã Dĩ An, tỉn Bình Dương) vẫn chưa được dập tắt lửa hoàn toàn…

>> Cháy, nổ dữ dội ở Tổng kho Sacombank Sóng Thần
>> Cháy kinh hoàng tại khu công nghiệp Sóng Thần 1
Tại hiện trường sáng 13.4, quan sát của PV Thanh Niên Online cho thấy một số điểm lửa nhỏ đã bốc cháy trở lại.
Khói trắng vẫn nghi ngút bốc cao, bao phủ quanh khu vực các kho bị cháy.
Phòng Cảnh sát PCCC thị xã Dĩ An vẫn tiếp tục sử dụng 5 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ để dập lửa.
Có ít nhất 6 kho hàng bị cháy và đổ sập trên 70% diện tích, gồm các kho nguyên liệu gỗ, hạt nhựa, mủ cao su sơ chế, hóa chất…
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC Dĩ An cho biết đến thời điểm 10 giờ ngày 13.4, do phải tập trung cho công tác chữa cháy nên chưa thể thống kê chính xác diện tích nhà xưởng bị cháy. Hiện công an đang liên hệ với các doanh nghiệp có hàng hóa gửi ở trong kho đến để thống kê thiệt hại.
Do phải “vật lộn” với khói, lửa suốt hơn 12 giờ, nhiều chiến sĩ PCCC đã có dấu hiệu mệt mỏi. Trong quá trình chữa cháy, lực lượng PCCC phải sử dụng mặt nạ chống độc, do các loại hóa chất, hạt nhựa bị cháy bốc lên theo khói trắng.

Vụ cháy xảy ra hồi đêm 12.4

Ảnh chụp vụ cháy lúc 24 giờ khuya 12.4 - Ảnh: Sỹ Bình


Cháy phía bên trong kho số 1 lúc rạng sáng 13.4

... và đến 10 giờ sáng 13.4

Sáng 13.4, lực lượng cứu hỏa vẫn ra sức dập lửa còn cháy âm ỉ bên trong kho

Khói vẫn bao phủ khu vực kho

Một thùng đựng hóa chất bị cháy nổ, văng xa hàng chục mét



 Cảnh đổ nát sau vụ cháy





Một đám cháy bùng phát trở lại lúc 9 giờ sáng 13.4

 

Nhiều chiến sĩ PCCC mệt mỏi sau khi “vật lộn” với khói, lửa suốt hơn 12 giờ



Tranh thủ lót dạ trong lúc thi hành nhiệm vụ
Tin, ảnh: Đỗ Trường




Copy từ: Thanh Niên

Dấu hỏi đằng sau nhiều bài viết về tâm linh của báo lề đảng!?


Chua-co-dang (Danlambao) - Ảnh hưởng của những bài viết mang tính tâm linh, ngoại cảm, bùa yểm, phong thủy, của báo công an do Hữu Ước chủ biên có một sức ảnh hưởng lan tỏa cực lớn tới nhiều tầng lớp nhân dân. Đi đâu cũng thấy người bàn tán, lắng nghe, tin tưởng. Người dân thêm một lần nữa bị lái ra khỏi những vấn đề quan trọng của xã hội và đời sống, thay vào đó đặt niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vào sự thiên định và rồi...

*
Gần đây, báo, đài, dư luận của báo lề đảng thường có rất nhiều bài viết mang đậm tính tâm linh, thậm chí có thể nói là theo xu hướng mê tín huyền bí. 
Báo An ninh thế giới của lực lượng công an, có hàng loạt bài viết về hiện tượng ngoại cảm, trong đó Phan thị Bích Hằng được coi là nhà ngoại cảm có khả năng tìm ra rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ. Rồi có cả trung tâm nghiên cứu khả năng kỳ lạ của con người do ông Nguyễn Phúc Giác Hải phụ trách. Báo An ninh đưa ra những bằng chứng khá thuyết phục về những nhân chứng nặng ký, như Giáo sư Trần Phương tìm mộ em gái là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Rồi các cuộc tìm kiếm mộ của hàng ngàn bộ đội mất tích trong chiến tranh. Báo đài đã có cả những bộ phim, phóng sự chính thống cổ vũ và chứng minh cho hiện tượng này. 
Nếu đọc những bài báo này, xem những bộ phim tài liệu này thì ngay một người vốn theo chủ nghĩa duy lý, khoa học như tôi cũng bắt đầu lung lay về một thế giới bên kia, về một sự tiền định, và hình như con người và xã hội này đã được trời định. Vậy thì đại bộ phận người dân Việt nam sẽ ảnh hưởng thế nào. 
Chúng ta thử nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt nam xem có bao nhiêu câu chuyện thần thoại được kể lại và những câu chuyện này thường liên quan tới một nhân vật lịch sử, một vị vua, một ông quan. 
Vua Đinh không ai biết bố là ai, lịch sử chỉ ghi lại là mẹ ông hình như có giao hoan với con rái cá nên có bầu đẻ ra ông. 
Vua Lý cũng không có bố, chỉ biết bà mẹ có vào chùa có bầu đẻ ra ông. 
Tổng bí thư Nông đức Mạnh cũng không cho biết bố ông là ai. 
Nguyễn Tấn Dũng trong tiểu sử cũng không thấy ghi bố là ai. 
Ông Hồ theo như sự tích khi sinh ra thì khe bò đái cũng đột nhiên tắt tiếng, và Nàm đàn sinh thánh! 
Vua Lê lợi cũng có sự tích trả gươm thần 
Chúa Nguyễn Hoàng gắn liền sự tích xây chùa Thiên mụ theo lời của bà tiên áo tím phán " có một vị chúa từ ngoài bắc vào, xây chùa và gia đình thành hoàng đế"! 
Nguyễn Trãi cũng dùng chiêu viết mỡ vào lá cho kiến ăn để cho dân tin vào đó là lời của trời phán " Lê lợi là vua, Nguyễn Trãi làm tôi". 
Thâu tóm tất cả các sự kiện lịch sử đó lại, bạn có bao giờ đặt một câu hỏi lớn cho những bài viết, cho một loạt bài phóng sự chính thống của báo đài lề đảng về những hiện tượng tâm linh? Đằng sau đó liệu có mục đích gì khác! 
Trong thời kỳ Lê Duẩn chùa chiền miếu mạo bị phá hại một cách điên cuồng. Các di sản của lịch sử cha ông hào hùng đã bị tàn phá thêm một lần nữa bởi sự thiển cận, giáo điều, vô văn hóa của một tầng lớp lãnh đạo. 
Thời kỳ ngày nay lại có một nghịch lý đáng ngờ! 
Sách bói toán, địa lý, thần bí, phong thủy, lên ngôi. 
Chùa miếu được tận dụng tối đa cho mục đích thương mại hóa, và mê tín hóa tôn giáo. Nếu bạn để ý sẽ thấy rất nhiều chùa ở ngoài Bắc thường tổ chức những dịch vụ kiểu như dâng sao giải hạn, đăng đàn cầu siêu, ở đó có đủ yếu tố thương mại và vai trò của chính quyền. Lễ giải hạn mỗi người đóng tiền khoảng 200k, ví dụ ở chùa Phúc khánh gần ngã tư Sở, nhà chùa còn cho bắc hệ thống loa như kiểu loa tuyên truyền đọc oang oang. Lễ đăng đàn thường có vai của chính quyền, cầu cho quốc thái dân an, tuyệt nhiên không cầu cho tham nhũng chết bớt đi! 
Phải nói rằng sự ảnh hưởng của những bài viết mang tính tâm linh, ngoại cảm, bùa yểm, phong thủy, của báo công an do Hữu Ước chủ biên có một sức ảnh hưởng lan tỏa cực lớn tới nhiều tầng lớp nhân dân. 
Đi đâu cũng thấy người bàn tán, lắng nghe, tin tưởng. Người dân thêm một lần nữa bị lái ra khỏi những vấn đề quan trọng của xã hội và đời sống, thay vào đó đặt niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vào sự thiên định và rồi. 
Con người có số, số làm quan, xã hội và đảng là do trời định rồi! 
Tôi và các bạn hãy đặt câu hỏi liệu có một mục đích đằng sau những bài viết về tâm linh của báo đài lề đảng? 


Copy từ: Dân Làm Báo

Việt Nam đề cập việc thay đổi quốc hiệu


Quốc hội Việt Nam
Tên nước 'Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam' đã tồn tại hơn 30 năm qua
Chính quyền Việt Nam sẽ xem xét có nên thay đổi quốc hiệu ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ để trở lại quốc hiệu cũ là ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ hay không, báo chí trong nước đưa tin.
Đây là vấn đề mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị trung ương 7 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì việc sửa đổi này là ý kiến của nhiều người dân trong đợt góp ý cho Hiến pháp hiện đang diễn ra.
Bên cạnh vấn đề quốc hiệu, trong bản báo cáo tổng hợp các góp ý cho Hiến pháp được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm thứ Sáu ngày 12/4, Ủy ban này cũng nhắc đến một loạt đề xuất khác của người dân về một số chủ đề nhạy cảm khác như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và thu hồi đất đai.

‘Ý kiến khác nhau’

Các vấn đề này được nhìn nhận là ‘còn nhiều ý kiến khác nhau’ nên sẽ được để ngỏ để Quốc hội và Đảng quyết định.
Theo đó, đối với từng vấn đề sẽ có hai phương án: giữ nguyên như trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc sửa lại theo góp ý của người dân.
Về Quốc hiệu được nêu trong điều 1, phương án 2 mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
Đại biểu Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông mong muốn Việt Nam trở lại chế độ dân chủ, cộng hòa
Báo Dân Trí dẫn báo cáo của Ủy ban này phân tích rằng việc giữ nguyên quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ có mặt lợi là khẳng định ‘mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội’ đồng thời không cần phải thay đổi quốc huy và con dấu. Mặt khác, đối với người dân thì cách gọi ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã rất quen thuộc.
Còn cách gọi ‘dân chủ cộng hòa’ phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và có khả năng đoàn kết dân tộc cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế, cũng theo báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được báo Dân Trí dẫn lại.
Với cách phân tích như vậy, có thể thấy Ủy ban này gián tiếp thừa nhận quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ gây chia rẽ người dân Việt Nam và bị cộng đồng quốc tế ác cảm.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với BBC, một đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng cho biết quan điểm cá nhân của ông ủng hộ việc Việt Nam nên trở lại với chế độ "dân chủ, cộng hòa."
Đại biểu  Dương Trung Quốc nói với BBC Việt ngữ: "Rõ ràng bản hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên một nền tảng có một sự đồng thuận rất cao khi lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa.
"Còn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tôi nghĩ vẫn là mục tiêu có thể đặt ra, nhưng nó phải hết sức thực tiễn vì đó là mô hình chưa hề có.
'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc sửa đổi hiến pháp đang diễn ra và cho hay ông mong muốn có sự trở lại với 'chế độ dân chủ, cộng hòa.'
"Vì thế tôi đề nghị, tôi mong muốn là ta trở lại với chế độ dân chủ, cộng hòa," đại biểu đồng thời là nhà sử học nói.
Tuy nhiên, về điều 4 khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản vốn gây tranh cãi, báo cáo của Ủy ban này cho biết ‘tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành’.
Ý kiến của nhân dân về điều 4 này, có chăng, là viết gọn lại thành ‘Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ thay vì phải diễn giải rõ về bản chất và tư tưởng của Đảng.
Ngoài ra, theo Ủy ban này, người dân cũng yêu cầu Hiến pháp viết rõ trong điều 4 này là ‘Đảng chịu sự giám sát của nhân dân’ và sự lãnh đạo của Đảng ‘chịu sự lãnh đạo của nhân dân’.
Tuy nhiên ý kiến làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân có thể giám sát Đảng đã bị Ủy ban này bác bỏ với lập luận rằng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là điều kiện đủ để dân giám sát Đảng, cũng theo Dân Trí.

Trung thành với ai?

Ở điều 70 quy định về sự trung thành của quân đội, báo cáo tổng hợp ý kiến của người dân cho thấy có hai luồng ý kiến tán thành và phản đối việc quy định ‘lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn
GS Đàm Thanh Sơn cho rằng quân đội, lực lượng vũ trang phải trước hết trung thành với Tổ quốc và nhân dân
Tuy nhiên ở luồng ý kiến tán thành cũng yêu cầu sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong sự trung thành của quân đội là với Tổ quốc, nhân dân trước rồi mới đến Đảng.
Về vấn đề này, trong một trao đổi với BBC gần đây, Giáo sư Bấm Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Hoa Kỳ, thành viên khởi xướng nhóm "Cùng viết hiến pháp" bên cạnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong một thư góp ý của mình gửi tới Quốc hội Việt Nam cho rằng:
“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.
Ông không tán thành bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.
Giáo sư nêu lý do: "Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ.
"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý."
"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân"
Đại biểu Dương Trung Quốc
Về việc thu hồi đất được quy định ở điều 58, báo cáo tiếp thu ý kiến người dân cũng đề xuất không tiếp tục thu hồi đất với cả ‘dự án phát triển kinh tế-xã hội’ và bổ sung quy định ‘thu hồi phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định’, báo Pháp Luật TPHCM cho biết.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu ý kiến đóng góp về nguyên lý ‘vô tội’. Theo đó bị cáo ‘được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án’.
Có một thực tế ở Việt Nam là các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cáo buộc ‘chống Nhà nước’ mặc dù vẫn chưa ra tòa hoặc chưa bị tòa tuyên án thì đã bị các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước khẳng định là ‘có tội’.
Một điểm đáng lưu ý nữa mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu là quy định ‘Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý’ để bảo điểm quyền lập hiến của nhân dân.
Về điểm này, trong cuộc trao đổi với BBC, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nói:
"Phải có thời gian để chúng ta sửa đổi Hiến pháp một cách hoàn thiện hơn, và trước khi có thể sửa đổi bản Hiến pháp một cách căn bản, thì nên giải quyết một vấn đề đã được đặt ra trong các bản hiến pháp trước đây. Đó là quyền trưng cầu dân ý.
"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân.
"Thì chắc chắn bản Hiến pháp sắp tới sẽ đảm bảo tính bền vững, vì nó kế thừa nền tảng vững chắc của chế độ dân chủ, cộng hòa được xác lập từ năm 1945 và nó cũng không thay đổi định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta còn mong muốn," ông nói với BBC.


Copy từ: BBC