CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Một Cty ở Trung Quốc đóng dấu chìm xác nhận vé mời xịn của “Hoa khôi trí tuệ Việt Nam 2013”

Vé mời “Hoa khôi trí tuệ Việt Nam 2013” nhờ chữ Trung Quốc để chống làm giả

Hết thực phẩm Tàu, phố Tàu xuất hiện nhan nhản tại Việt Nam, giờ đây chiếc vé tưởng chừng như đơn giản cũng được in nổi chữ Tàu với lời biện hộ: để chống hàng giả. Điều này cho thấy cuộc thi Miss Itgo- Hoa Khôi trí tuệ Việt Nam mà phải dùng đến hình thức chống làm giả nực cười thế này ngay từ chiếc vé mời, thì có nên xem các “trí tuệ” Việt Nam uốn éo diễn trò nữa không?

Hình ảnh vé mời cuộc thi Miss Itgo có in dấu chìm chữ Trung Quốc. Ảnh: Thanh Niên.
 
Miss Itgo- Hoa khôi trí tuệ Việt Nam là cuộc thi do Trung tâm trực tuyến Itgo- Trung ương Hội khuyến học Việt Nam phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức. Năm nay, đại diện BTC cuộc thi đã xin phép tổ chức tại Hà Tĩnh và được Sở VH-TT&DL đồng ý.
 
Mặc dù khi làm thủ tục, BTC khẳng định chương trình miễn phí vé khách mời nhưng thực tế loại vé này vẫn được bán công khai tại nhiều khách sạn. Có 3 loại vé khác nhau căn cứ vào số lượng ngôi sao in trên vé, được bán với giá dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Đáng nói là không hiểu vì sao toàn bộ số vé này đều có in chữ Trung Quốc với nội dung tạm dịch là: “Công ty TNHH Sara, chi nhánh ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc”.
 
Theo báo Thanh niên thông tin, ông Võ Hồng Hải, giám đốc Sở VH-TT&DL cho hay, đại diện BTC lý giải việc in con dấu chìm chữ Trung Quốc là để nhằm hạn chế vé mời giả. Tuy nhiên, cách giải thích này đưa ra chỉ để “bịp” trẻ con, bởi có chống hàng giả thì phải in chìm dấu của Ban tổ chức chứ sao lại có tên của một công ty TNHH ở tận Trung Quốc. Rất cố thể, để rẻ và tiện, cuộc thi đã mua sẵn mẫu vé mời “made in China” nhưng lại cẩu thả không để ý đến cái dấu chìm, chỉ đến khi phát vé mới thấy nên trả lời qua quýt cho xong chuyện.
 
Ông Hải cho biết thêm càng đến ngày tổ chức đêm chung kết, BTC cuộc thi Miss Itgo 2013 lại bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, đồng thời cho hay Sở VT-TT&DL thành phố Hà Tĩnh đang phối hợp với công an tỉnh thành lập tổ công tác để giám sát, kiểm tra chặt chẽ cuộc thi Miss Itgo 2013. Nếu phát hiện thêm sai phạm sẽ đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn tước giấy phép, không cho tổ chức cuộc thi.
 
Vậy là “bổn cũ soạn lại”, mọi chuyện được xin phép đàng hoàng, và cũng được đồng ý một cách chính thống, nhưng chỉ đến khi có vấn đề thì các vị lãnh đạo mới xem xét lại quá trình. Điều này chứng tỏ, lúc cấp phép, các vị đều “nhắm mắt” ký chứ có xem kỹ hay lường trước điều gì đâu, nên mọi sự cứ bung bét cả, theo kiểu “thả gà ra đuổi”. Nhưng nực cười nhất là cuộc thi có dính đến “trí tuệ Việt Nam” nhưng lại phải dùng dấu chìm Trung Quốc để chống hàng giả, chẳng lẽ “trí tuệ Việt” chỉ có ngần ấy.
Hiền Mai
 
Hiền Mai


Copy từ: Sống Mới

Kính thưa các loại nghị đĩnh, quyết định và đề xuất 6 tháng đầu năm 2013

Tổng kết đề xuất, quyết định và nghị định từ các cấp, các bộ, các ban ngành, đoàn thể trong 4 quý; giữa cuối 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, tại VN:

1. Đóng thuế đẻ
2. Dạy tiếng Tàu trong trường tiểu học
3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX)
4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.
5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng.
6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức.
7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng.
8. Làm đập thủy điện tại Nam cát Tiên.
9. Xe phải “chính chủ”
10. Chó mèo phải “chính chủ”
11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản.
12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.
13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet.
14. Thu phí nhạc số.
15. Không tổng hợp bài của báo mạng lên FB.
16. Cấm uống rượu trong quá Karaoke (không cấm bia)
17. Đám cưới không quá 300 người
18. Đám ma không quá 7 vòng hoa
19. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….)
20. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ.
21. Niêm phong lồng gà chính chủ.
22. Dán tem rau, thịt, cá.
23. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt.
24. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20tr.
25. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100tr.
26. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm.
27. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.
28. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú.
29. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.
30. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài)
31. Có quota mới được nhập xe hơi.
32. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi
33. Xài điện quá ít cũng bị phạt.
34. Thu phí đọc thơ online
35. VFF ra ban tư vấn đạo đức
36. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định
37. Không mua vàng dưới 1 lượng
38. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
39. Đánh thuế vàng
40. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà
41. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu
42. Bộ giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực
43. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng.
44. Đánh thuế tiền tiết kiệm
45. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu.
46. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm.
47. Đấu thầu bán vàng để giảm giá
48. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!)
49. CA được phép bắn người cản trở thi hành công vụ
50. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
51. Xe máy 2 bánh phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
52. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn.
53. “Quyền công dân có thể bị giới hạn..” (dự thảo hiến pháp 2013)
54. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc”
55. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “Danh Nhân”
56. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh
57. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông
58. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng
59. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2
60. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú
61. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
62. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giới
63. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook
64. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri)
65. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.
66. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h.
67. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn
68. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.
69. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?)
70. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.
71. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.
72. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
73. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.
74. Thay đổi lời quốc ca.
75. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
76. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
77. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013)
78. Phụ nữ 33 tuổi trờ lên không được phép mang thai
79. Chống chì chiết vợ bị phạt.
80. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
81. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
82. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (Trà Vinh)
83. Dọa “ngáo ộp” con nít bị phạt 2 triệu đồng
84. Sinh hoạt tình dục với vợ/chồng mà không được đồng ý, phạt 100k đến 1 triệu đồng
85. Hạn chế các thành viên trong gia đình không cho đi đái/ỉa, phạt 1,5tr – 2tr
....

@Nguồn: giang hồ, có bổ sung và edit ;-D


Copy từ: FB Cô Gái Đồ Long

Đảng đã can thiệp vào việc xét xử như thế nào?


Anh Vũ, thông tín viên RFA 2013-08-03
Ta-Phong-Tan-305.jpg
Blogger Tạ Phong Tần tại phiên sơ thẩm sáng 24/9/2012 tại Tòa án Nhân dân TPHCM
Photo by Nguyễn Lân Thắng


Việt Nam là một nhà nước theo thể chế toàn trị, đảng CSVN tự cho mình quyền lãnh đạo toàn diện mọi mặt của nhà nước và xã hội. Vì thế việc các cơ quan tư pháp phải chịu sự chỉ đạo của đảng trong công tác xét xử với các bản án bỏ túi được chuẩn bị sẵn là điều hết sức phổ biến. Sự thực của vấn đề này thế nào?

Xét xử mang tính hình thức

Ngày 17.7.2013 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tại hội nghị này người đứng đầu của đảng CSVN đã đề nghị cần phải phát huy vai trò cơ quan thường trực của Ban Nội chính Trung ương. Mà theo ông Nguyễn Phú Trọng thì quan điểm nhất quán là Đảng lãnh đạo việc phòng, chống tham nhũng nhưng: “Đảng không làm thay cơ quan chức năng, không can thiệp vào công tác xét xử”.

Nguyên tắc của ngành tòa án, khi xét xử thì thẩm phán không nhân danh cá nhân hay Hội đồng xét xử, mà phải nhân danh Nhà nước để định tội danh và hình phạt trong các vụ án. Tuy nhiên, nếu khi căn cứ vào điều 4 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì việc đảng CSVN chỉ đạo việc xét xử các vụ án được hiểu là điều đương nhiên đối với các cơ quan trong ngành tư pháp. Và câu phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng được hiểu, rằng lâu nay Đảng đã can thiệp vào công tác xét xử, làm thay cho cơ quan chức năng trong công tác xét xử.
Cái này thì rõ ràng, rằng là những gì tôi biết tới nay thì đảng đều có sự can thiệp vào công việc của tòa án.
-Vũ Thư Hiên
Thực tế lâu nay về vấn đề này được nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết:
“Cái này thì rõ ràng, rằng là những gì tôi biết tới nay thì đảng đều có sự can thiệp vào công việc của tòa án cả. Cho nên nó có những bản án gọi là bản án đã soạn sẵn, án bỏ túi ra đấy chỉ có rút ra mà đọc thôi, ông ấy nói như thế là cái sự chối cãi không thuyết phục được ai. Tức là một thứ mà ai cũng biết (nên) khi ông ta nói ra thì người ta cười, vì vậy có chuyện phản ứng là đương nhiên. Không có cái gì là lạ cả”.

Việc các phiên tòa chỉ xét xử mang tính hình thức, thậm chí nhiều lúc không cần quan tâm đến các chứng cứ, các tình tiết mang tính chất pháp lý… kể cả lời bào chữa của luật sư là hiện tượng phổ biến. Tất cả cũng vì Hội đồng xét xử đã có một bản án do tập thể lãnh đạo chỉ đạo, định sẵn và Tòa án chỉ làm công việc công khai phán quyết định sẵn đó.
000_Hkg4765495-250.jpg
TS luật Cù Huy Hà Vũ ở phiên tòa xét xử tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội vào ngày 04 tháng 4 năm 2011. AFP PHOTO.

Một dẫn chứng gần nhất là phiên phúc thẩm gia đình ông Đoàn Văn Vươn hồi hai ngày 29 và 30 tháng 7 vừa qua. Chính các luật sư bào chữa cho biết, tất cả các luận cứ của họ đưa ra không hề được phía Viện Kiểm sát tranh luận tại tòa và được Hội đồng xét xử lắng nghe để đưa ra bản án phù hợp.

Nhận xét về vấn đề này, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí cho chúng tôi biết:
“Vấn đề căn bản, trong một nhà nước toàn trị thì cơ quan tư pháp đều phụ thuộc vào sự lãnh đạo của đảng hết, nên không có sự độc lập mà Việt Nam ta gọi là bản án bỏ túi.Ví dụ như vụ Đoàn Văn Vươn chẳng hạn, vụ Cù Huy Hà Vũ cũng vậy, mặc dầu dư luận phản đối rất nhiều nhưng vẫn y án. Do có những cái án bỏ túi của tập thể Bộ Chính trị và Tòa án chỉ là người phán quyết. Còn vai trò của luật sư thì tôi biết trong cơ chế này thì luật sư chả có cái quyền gì, đó là đặc trưng của thể chế toàn trị, Việt Nam hay Trung quốc cũng chỉ thế thôi”

Ban Nội chính Trung ương để làm gì?

Sự can thiệp và chỉ đạo của đảng cũng được phân cấp, tùy theo mức độ và cấp xử lý của các vụ án. Từ trung ương, đến các tỉnh thành, tới cấp quận huyện thì Bí thư đảng ở các cơ quan Viện Kiểm sát hay Tòa án các cấp đều là người đứng đầu các cơ quan đó. Nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết:
“Đã gọi là đảng lãnh đạo toàn diện thì có nghĩa là chẳng có thừa một lĩnh vực nào mà đảng không muốn lãnh đạo cả. Thậm chí cả lãnh đạo trẻ con thì cũng phải có cái (hội) đoàn thiếu nhi của đảng thì đấy là những cái can thiệp chứ sao lại bảo là không can thiệp?
Ở mọi cấp các cơ quan đó đều có cái Đảng đoàn thì Đảng đoàn họ chỉ đạo. Bí thư Đảng đoàn thường là người đứng đầu các cơ quan Viện Kiểm sát hay Tòa án.
-Trần Quang Thành
Riêng về lĩnh vực luật pháp thì cái nguyên tắc đảng lãnh đạo có những cái được lãnh đạo từ trung ương, nó khác với cái lãnh đạo của đảng ở địa phương. Như mấy anh bắt (trộm) vịt, 14 năm tù cho hai anh thì phải, thì cái đó không thể nói là trung ương đảng chỉ đạo cái việc xử mấy anh bắt vịt. Nhưng mà đảng bộ địa phương là có chỉ đạo, cho nên nó mới có các hiện tượng như vậy. Vì thế nói đảng không lãnh đạo là hoàn toàn nói sai ”

Khi có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các bộ, các ngành phải báo cáo Ban Nội chính Trung ương để xin chủ trương xử lý, vì thế có người cho rằng nếu đảng không can thiệp vào công tác xét xử thì sinh ra cái Ban Nội chính để làm gì? Thực tế cho thấy, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan quản lý các cơ quan như là Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao… để chỉ đạo việc xét xử. Ở các cấp tỉnh cũng có các cơ quan tương đương do cơ quan Đảng đoàn ở cấp đó trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Còn ở cấp huyện thì sẽ do thường vụ huyện ủy trực tiếp chỉ đạo. Và Bí thư Đảng đoàn thường là người đứng đầu các cơ quan Viện Kiểm sát hay Tòa án, nhân danh đảng để chỉ đạo vụ án.

Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành, người từng bị tạt át xít vì chống tham nhũng nói với chúng tôi về thủ tục, cách thức và trình tự việc đảng can thiệp vào các vụ án nói chung và án tham nhũng nói riêng. Nhà báo Trần Quang Thành cho biết:

“Nói chung cái gì cũng phải có đảng có ý kiến hết. Đảng chỉ đạo (thông qua) Ban Nội chính, là một cơ quan để tập hợp các cơ quan tư pháp và một số đơn vị khác. Ở trên trung ương thì là Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao. Ở cấp tỉnh thì có các cơ quan tương tự ở cấp tỉnh, còn ở cấp Huyện không có Ban Nội chính thì thường vụ Huyện ủy họ chỉ đạo. Ở mọi cấp các cơ quan đó đều có cái Đảng đoàn thì Đảng đoàn họ chỉ đạo. Bí thư Đảng đoàn thường là người đứng đầu các cơ quan Viện Kiểm sát hay Tòa án thì họ chỉ đạo nhân danh đảng chỉ đạo luôn vụ án”

Muốn công lý được thực thi để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thì bắt buộc “Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là điều có tính nguyên tắc bất khả xâm phạm trong một nhà nước pháp quyền. Còn một khi trong một phiên tòa xét xử, thẩm phán lại nhân danh một tổ chức tự cho mình quyền lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, với các bản án bỏ túi để tuyên án, thì khi đó công lý và pháp luật sẽ không bao giờ hiện hữu.

Copy từ: RFA

HR 1897: Nước cờ đầu tiên của thế “triệt buộc”

HR 1897: Nước cờ đầu tiên của thế “triệt buộc”

Phạm Chí Dũng
Độ mở của Washington tùy thuộc vào thái độ bớt khép kín của Hà Nội. Ngay trước mắt, giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã có thể bắt đầu nghĩ đến một khả năng “hòa hợp hòa giải” với chính thể, để cùng giữ cho đất nước này tránh thoát khúc quanh đầy tai biến trong những năm tháng tới.
Ba ngày sau

Chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Washington vào cuối tháng 7/2013 đã “gặt hái” được một kết quả gián tiếp nhưng tức thì: chỉ ba ngày sau kết thúc hội đàm Obama - Sang, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR 1897 với số phiếu áp đảo. 

Có vẻ đúng như báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng – đã định hướng, một “chương” mới cho quan hệ Mỹ - Việt đang mở ra.

HR 1897 cũng là văn bản đầu tiên xác nhận mối liên đới giữa hai nhà nước với nhau, thay cho cuộc hội đàm Sang - Obama khá ngắn ngủi mà đã không hiển lộ bất cứ kế hoạch triển khai chi tiết nào, ngoài bản tuyên bố chung với hình thức khá giống một thông cáo báo chí.

Chỉ có điều, báo chí quốc tế lại đã không làm tròn phận sự của mình. AP, CNN, AFP hay nhiều hãng truyền tin khác đã tỏ ra thờ ơ một cách đáng bị khiển trách, lồng trong bầu không khí trầm mặc tại sân bay quân sự Andrew không thảm đỏ và cũng không có cả đội danh dự. 

Một phát ngôn có tính an ủi “hướng về tương lai” hóa ra lại thuộc về John Kerry – cựu binh Mỹ ở chiến trường Nam Việt Nam và cũng là người đã không ít lần bác bỏ bản dự luật nhân quyền Việt Nam do Hạ nghị viện chuyển qua Thượng nghị viện.

Bữa ăn trưa Kerry - Sang ngồn ngộn những tính từ ngoại giao và làm đầy đặn cho dạ dày xã giao, nhưng không khỏa lấp được hương vị của hai bản dự luật nhân quyền đang lan tỏa.

Giới quan chức Việt Nam có lẽ vẫn băn khoăn: liệu vào năm sau (2014), Ngoại trưởng Mỹ có thể một lần nữa không quan tâm đến Luật nhân quyền Việt Nam?

“Triệt buộc”
Hình như người Mỹ đã tính toán sao cho hợp lý vào trước, trong và nhất là sau chuyến đi của ông Sang đến Nhà trắng. Phái đoàn nghe nói đông đến 200 người của Chủ tịch nước Việt Nam, ngoài việc được đón tiếp ngang cấp đại sứ ở sân bay, đã không có cơ hội bước lên diễn đàn để “tôn giáo vận” và cao hơn nữa là “địch vận” trong lòng Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Năm chức sắc tôn giáo của Việt Nam cũng bởi thế đã không hiển minh được chính kiến của họ về “thực tế sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam”.

Y Ky Ê Ban – mục sư Tin Lành trong cơ số chiếm trọn một chiếc máy bay – là một minh họa điển hình. Sau chuyến đi lặng lẽ và âm thầm trở về thành phố sương mù ngầy ngật mùi cà phê Ban Mê Thuột, ông mục sư này đã cho một tổ chức truyền thông xã hội biết rằng trong suốt những ngày ở nước Mỹ, ông đã không tiếp xúc với bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào người Mỹ hay người Việt lưu vong. 

Cũng có nghĩa là đã không có một cuộc “điều trần” nào của phái đoàn ông Trương Tấn Sang trước Ủy ban về tự do tôn giáo và Ủy ban đối ngoại của Hạ nghị viện Hoa Kỳ – một trạng thái không giống với nghị trình đã được phía Việt Nam và cả các dân biểu tranh đấu cho tự do nhân quyền của Mỹ lập trình chu đáo trước đó.

Có thể Chris Smith – Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ – đã “đi đêm” với Tổng thống Barak Obama về việc không cần nghe một lời thanh minh nào thêm từ phía Việt Nam. 

Cũng cho tới nay, vẫn không có bất cứ tin tức bàn thảo nội bộ nào trong cuộc gặp Obama - Sang được tiết lộ từ phòng Bầu Dục. Tuy không có bằng chứng nào về việc Obama đã “lên án” Hà Nội về vấn đề nhân quyền như một số nghị sĩ Mỹ đề xuất, nhưng cũng không có chứng minh nào đủ thuyết phục về chuyện Tổng thống Mỹ đã quay lưng với những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Logic của vấn đề có thể được diễn đạt: một khi không cần đến sự diễn giải của phái đoàn ông Sang về nhân quyền, người Mỹ đã chưa nhìn thấy điều được gọi là “thành tâm chính trị” thể hiện rõ nét trong chuyến đi vừa qua, và do vậy người Mỹ tự cho mình cái quyền đẩy Hà Nội vào tình thế đánh đố nhiều hơn là gợi mở.
Với HR 1897, có thể coi đó là thế “triệt buộc”.
Sân khấu vẫn ẩn giấu sau một tấm màn khép kín mà chưa viễn tượng ra tương lai.

“Hòa hợp hòa giải”
Tương lai ấy, Nhà nước Việt Nam đã không thể có cơ hội tiếp cận bằng chính xúc giác của họ trong chuyến đi Washington vừa qua. Từ TPP đến “đối tác chiến lược” và vũ khí sát thương, tất cả đều không hé lộ một triển vọng nhanh chóng nào.
Thế nhưng, việc thông qua Luật nhân quyền Việt Nam chỉ ít ngày sau cuộc gặp Obama - Sang và trước thời hạn quy định của Hạ viện Mỹ lại là lời đánh đố mở màn, như biểu lộ động thái cần nhanh chóng làm cho Hà Nội hiểu rằng họ đang ở vào năm 2013 chứ không còn là năm 2006 – thời điểm mà Nhà nước Việt Nam được “bóc tách” khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC), để chuẩn bị cho cuộc tiến chiếm bàn tròn WTO với tư cách là thành viên thứ 150.
Rất có thể, người Mỹ đang chơi bài theo cách của Bắc Kinh, với những nhấn nhá và điểm xuyết cho bức tranh quan hệ hữu hảo có điều kiện. 

Và không thiếu ràng buộc…
Bài học mà người Mỹ có lẽ đã không ít lần ôn lại là kể từ khi không còn nằm trong danh sách CPC vào năm 2006, tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại trở nên “tự do” đến mức mà giới quan sát phương Tây phải yêu cầu chính quyền Mỹ đóng cửa quan hệ với Hà Nội. 

Nếu Trương Tấn Sang đã tâm tư thành thật bằng vào hành động ẩn dụ trao cho Obama bản sao bức thư của ông Hồ Chí Minh đề nghị Tổng thống Mỹ Harry Truman “giúp đỡ Việt Nam” vào năm 1946, thì sau gần bảy chục năm, liệu người ta có thể ghi nhận một “thành tâm chính trị” nào đó của Hà Nội, ít nhất bằng vào một động thái giải tỏa nhân quyền đối với giới nhân sĩ và trí thức dân chủ vẫn còn trong vòng “cưỡng chế” nơi đây, để đổi lại quy chế TPP, như đã từng đánh đổi quy chế tối huệ quốc vào năm 2000? 

Cách chơi bài của người Mỹ là kiểu cách với điếu xì gà trên miệng cùng những vòng khói tỏa ra từ lỗ mũi thâm sâu của người Trung Hoa. Bầu không khí ấy có vẻ không hứa hẹn một viễn cảnh được phác ra sớm sủa, mà có lẽ sẽ kéo dài theo một quy luật được tích tụ từ dĩ vãng: độ mở của Washington tùy thuộc vào thái độ bớt khép kín của Hà Nội.

Sau chuyến đi được đại sứ Hoa Kỳ David Shear xem là “cơ hội lịch sử”, mọi chuyện đang rẽ sang một khúc quanh mới. Hợp tác quân sự ở Biển Đông, TPP và cả chủ đề dân chủ nhân quyền đều đang hé lộ triển vọng, ít nhất trên phương diện hứa hẹn. 

Nhưng ngay trước mắt, giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, với sứ mệnh không chỉ phản biện xã hội mà còn đóng vai trò cầu nối giữa chế độ và quốc tế, đã có thể bắt đầu nghĩ đến một khả năng “hòa hợp hòa giải” với chính thể, để cùng giữ cho đất nước này tránh thoát khúc quanh đầy tai biến trong những năm tháng tới.

P.C.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


Copy từ: Bauxite Việt Nam

Bớ mấy ông xây tượng đài mẹ VNAH: Hãy nhìn đây

Nhà mẹ liệt sĩ xuống cấp trầm trọng


Dân Việt - Trước mắt chúng tôi là “cơ ngơi” của mẹ liệt sĩ chỉ vẻn vẹn chưa đầy 7m2, đã xuống cấp trầm trọng, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Qua thông tin từ người dân, chúng tôi đến ngôi nhà thờ phụng liệt sĩ Lê Quang Huy ở thôn Phúc Tân, xã Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.

Tường nứt, ngói vỡ, mái xiêu, đồ gỗ bị mối mọt “xài”, giường nằm cũ kỹ thiếu thang, rát giường tre rũ mục, cỗ hậu sự lâu năm sơn đỏ đã đổi màu. Cụ Lê Thị Nhự chỉ vào bức ảnh liệt sĩ Huy nghẹn ngào nói:

“Tui năm ni 92 tuổi, chết sống không biết khi mô, cuộc đời tui đã quá cực khổ, hai đời chồng, tưởng có thằng Huy để được cậy nhờ, ai ngờ chiến tranh đã lấy mất… Nay mai tui chết mà không có nơi thắp hương cho vợ chồng tui và cho thằng Huy thì tôi có chết cũng không yên. Mong Đảng và Nhà nước giúp tui có được cái nhà”.
Nhà thờ liệt sĩ 7m2 xuống cấp trầm trọng .
Nhà thờ liệt sĩ 7m2 xuống cấp trầm trọng .

Chị Lê Thị Hà - chị gái liệt sĩ Huy tâm sự: 2 năm qua, mẹ tôi không thể ở trong nhà này bởi có thể sập bất cứ lúc nào nên tôi phải đón mẹ đến ở nhà tôi ở Can Lộc. Hàng tháng, cứ đến mùng 1, ngày rằm tôi lại đưa mẹ về thắp hương rồi đóng cửa để đấy.

Tôi đã 3 lần viết đơn đề nghị chính quyền hỗ trợ làm nhà cho bà và đã được trưởng thôn chấp thuận, thế nhưng chính quyền xã Kim Lộc vẫn lờ đi, thậm chí ông Đỗ Viết Thống - Chủ tịch UBND xã Kim Lộc còn hăm dọa là: “Đã đưa nhà báo về thì hôm sau cứ bảo nhà báo về mà làm nhà”, ông còn dọa cắt chế độ liệt sĩ của mẹ tôi nữa”.

Trao đổi nội dung trên với Chủ tịch xã Kim Lộc Đỗ Viết Thống, ông đã nêu ra một loạt lý do, nào là bấy lâu nay bà không ở ổn định một nơi mà cứ đi đi, về về với con gái ở Thường Nga (Can Lộc), nào là thời xưa bà Nhự đã có nhà nhưng bà nhượng lại cho người khác từ hàng chục năm qua, nào là bà Nhự không có đất để mà làm nhà lớn… Tuy vậy ông Thống vẫn khẳng định: “Bà Nhự là đối tượng số 1 của xã, chúng tôi phải quan tâm hàng đầu”.

Chí Thúc


Copy từ: Dân Việt

Tôi sẽ đi biểu tình, nhất là có mặt ông Nguyễn Thanh Sơn

Gởi ông Nguyễn Thanh Sơn
Tôi sống tại thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland, nằm sát thủ đô Washington D.C.
Từ nhà tôi đến The White House chỉ 39 dặm, khoảng 40 phút lái xe.
Tôi đã đi biểu tình chống ông Nguyễn Minh Triết năm 2005.
Nhưng lần này, tôi đã không đến biểu tình chống ông Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng 7 vừa qua.
Không phải vì bận công lên việc xuống gì nên không có thì giờ. Tôi vốn đã về hưu mấy năm nay. Ở nhà đi ra đi vào chẳng biết làm gì cũng buồn.
Cũng không phải vì tôi đã thôi không còn chống chế độ độc đảng độc tài đang kềm hãm dân tộc tôi, không cho Việt Nam vươn lên so tài cùng Nhật Bản, Hàn Quốc
Nguyên thời gian gần đây, tôi coi trên RFA, thấy hình ông Thứ trưởng Ngoại giao VNCS Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, một cử chỉ rất mát lòng không chỉ cho các bạn tôi đang nằm ở đó, mà còn là niềm hy vọng mát lòng cho cả dân tộc Việt Nam.
Tôi cho đó là một ngôn ngữ chính thức đưa tay hoà giải với VNCH.
Lòng tôi đã mang mang một nỗi xúc động, nghĩ đến ngày toàn dân đoàn kết, quốc nội hải ngoại bắt tay nhau xây dựng lại cơ đồ nước Việt sạu 555 năm chia cắt.
Kể từ ngày Chúa Nguyễn – Chúa Trịnh chia cắt sông Gianh năm 1558.
Rồi 100 năm Pháp thuộc, Việt Nam trở thành 3 nước Tonkin – An Nam – Cochinchine.
Ngay khi người Pháp rời đi, họ cũng để lại giòng Bến Hải chia hai bờ Quốc – Cộng.
Và từ 1975 đến nay, người Việt hai bên bờ Thái Bình Dương chưa bao giờ bắt tay được với nhau như anh em một nhà.
Và lần này ông Trương Tấn Sang sau khi đi Bắc Kinh về, đã vội vàng đến Hoa Kỳ , làm tôi càng thêm lòng hy vọng vào sự thay đổi tư duy của đảng CSVN. Tôi nghĩ, nếu “HỌ” thực tâm muốn bắt tay với Hoa Kỳ, thì nình không nên chống “HỌ” nữa, còn về nhân quyền, ông Obama sẽ lên tiếng đòi hỏi.
Đó là tất cả nguyên do khiến tôi không có mặt trong đoàn biểu tình vừa qua.
Vậy mà ông Nguyễn Thanh Sơn đã phát biểu nhiều câu làm tôi rất bất bình.
Thưa ông Nguyễn Thanh Sơn !
1- Chúng tôi đi biểu tình không những không được đồng bạc nào, mà thực ra còn mất rất nhiều thời gian, sức khoẻ và tiền bạc nữa.
Nếu ở gần như tôi, thì phải đi rất sớm từ trước 6 giờ sáng mới có chỗ đậu xe, phải bỏ vào cột đồng hồ 2 dollars mỗi giờ. Và phải canh giờ quay lại bỏ tiền tiếp nếu không muốn bị phạt.
Nếu ở xa như bạn tôi từ California thì tốn $566 vé máy bay hai chiều đi và về, $389 cho 2 ngày khách sạn Days Inn, $110 tiền mướn xe, thêm tiền xăng, tiền đậu xe, ăn uống, tổng cộng không dưới $1.500.
Tôi quả quyết điều ông nói “có những người chỉ vì đồng tiền” là vu khống hoặc thiếu hiểu biết, chỉ nghe qua một vài kẻ lừa dối hay cũng kém hiểu biết như ông.
Ông đưa ra ví dụ về dân chủ qua việc CSGT phạt người vi phạm là chứng tỏ ông chưa biết gì về luật pháp Hoa Kỳ.
Khi CSGT dừng xe người phạm lỗi, chúng tôi không cần gì phải tranh cãi hay chất vấn, trong biên bản đã đánh dấu sẵn lỗi mục số mấy và ngày nào ra toà gì ở đâu nếu không nhận lỗi.
Khi người vi phạm nhận thấy mình không vi phạm gì thì cứ việc đến toà. Tại đó, lái xe không cần phải chứng minh mình không phạm lỗi, ngược lại Cảnh sát có nhiệm vụ phải chứng minh cho chánh án về sai phạm của người lái, chẳng hạn trưng ra máy thu hình chiếc xe số này, vào ngày giờ, tốc độ hiện trên màn hình. Nếu vì bất cứ lý do gì, người CSGT ghi biên bản không xuất hiện trước toà, người lái xe đương nhiên miễn phạt, bên Cảnh sát không được dùng người khác đến thay.
Tôi thật sự rất bất bình về thái độ nguỵ biện một cách kém cỏi của ông Nguyễn Thanh Sơn. Phát biểu của ông không chứng tỏ ông là người biết làm ngoại giao, mà trái lại chỉ phản tuyên truyền, làm cho cộng đồng người Việt chúng tôi vừa thất vọng, vừa khinh thường chính phủ của các ông.
Lần sau nhất định tôi lại đi biểu tình.
Nhất là nếu có ông Nguyễn Thanh Sơn !!!


Copy từ: Ba Sàm

Loạn nhịp với thông tin

 Loạn nhịp với thông tin Những thông tin công bố sai lệch, hay - nhiều thông tin trước - sau bất nhất, gây hoang mang cho nhà đầu tư.

Giới đầu tư chứng khoán trong tuần qua đã phải trải qua nhiều cơn giật bắn người vì những thông tin công bố sai lệch, hay - nhiều thông tin trước - sau bất nhất, gây nhiễu loạn tâm lý cho nhà đầu tư (NĐT).
Giới đầu tư trên TTCK trong những ngày gần đây nháo nhào với thông tin về giá tham chiếu của mã FLC trong phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE. Tuy nhiên, trong khi cổ đông và NĐT đang lâng lâng vì khoản lợi nhuận bất thường, DN này lại bất ngờ thay đổi giá tham chiếu trong sự ngỡ ngàng của nhiều NĐT. Theo kế hoạch, ngày 5.8 là phiên giao dịch đầu tiên của CTCP Tập đoàn FLC trên HoSE sau khi chính thức hủy niêm yết tại sàn HNX kể từ ngày 30.7. Điều đáng nói là mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch chào sàn HoSE của FLC là 10.000đ/CP, trong khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trên sàn HNX, FLC chỉ chốt ở mức 5.500đ/CP.

Ngay khi mức giá chào sàn được công bố, cổ đông và NĐT đang nắm giữ CP FLC vui như hội bởi mức chênh lệch quá lớn này. Trong khi giới đầu tư vẫn đang bàn tán xôn xao về những khoản lợi nhuận lớn mà mình sắp có thì trong một thông báo mới nhất được HoSE công bố cuối giờ chiều ngày 30.7, mức giá tham chiếu của hơn 77,1 triệu CP FLC trong ngày giao dịch đầu tiên được điều chỉnh xuống chỉ còn 5.500đ/CP thay vì 10.000đ/CP và ngày giao dịch chính thức 6.8 thay vì ngày 5.8. Tuy nhiên, thông báo mới nhất này không hề lý giải về sự thay đổi bất ngờ này và cũng chính vì lý do này mà giới đầu tư bắt đầu đoán già, đoán non về sự kiện này.

Trong khi đó, cũng không ít NĐT phải điếng người khi hai lần công bố cách nhau chỉ khoảng một tuần, nhưng con số lãi ròng 6 tháng đầu năm của TCty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) đã có sự chênh lệch lên tới hàng trăm tỉ đồng. Theo bản tin ngày 18.7 về hoạt động của GAS 6 tháng đầu năm được đăng tải trên website công ty, GAS công bố lợi nhuận sau thuế Cty mẹ đạt 6.205 tỉ đồng. Theo công bố này, với lãi ròng 6 tháng đạt 6.205 tỉ đồng, trong khi quý I đã ghi nhận 4.160 tỉ đồng, tức lợi nhuận quý II chỉ tầm 2.045 tỉ đồng.

Chính vì lợi nhuận thấp hơi nhiều so với mức lợi nhuận khoảng 2.300 - 2.500 tỉ đồng trong các quý trước và giảm hơn 50% lợi nhuận so với quý trước đó đã góp phần tạo một đợt bán khá mạnh, giá CP GAS rớt từ 66.000đ/CP về 63.000đ/CP. Tuy nhiên, theo BCTC quý II/2013 của Cty mẹ GAS vừa công bố trên HoSE ngày 25.6, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Cty mẹ lên tới 7.040 tỉ đồng, riêng quý II ghi nhận 2.883 tỉ đồng.

Có thể thấy, cũng là lãi ròng Cty mẹ nhưng qua hai lần công bố cách nhau chỉ khoảng một tuần đã có sự chênh lệch lên tới hàng trăm tỉ đồng. Mà cụ thể, con số hụt đi là 835 tỉ đồng. Với giới đầu tư thì việc công bố thông tin sai lệch hoàn toàn với khác biệt quá lớn này có thể gây sốc cho nhà đầu tư dài hạn, gây thiệt hại bởi các quyết định mua bán trong khoảng thời gian qua khi tiếp cận thông tin công bố sai.

Hay như việc CTCP đầu tư thương mại SMC (SMC) công bố lỗ gần 27 tỉ đồng trong quý II đã khiến không ít NĐT đang phải gặm nhấm với những ảo tưởng lợi nhuận được xây dựng trước đó, cụ thể là vào những ngày đầu tháng 6 vừa qua, việc cung cấp khoảng 100.000 tấn thép cho Dự án Formosa Hà Tĩnh mà lãnh đạo SMC đã chính thức chia sẻ cũng đã làm cho không ít NĐT nở nụ cười. Nhưng điều khiến giới đầu tư cảm thấy bất an đó chính là độ tin cậy về thông tin công bố của Cty này. Đáng chú ý là trong quý II, chi phí tài chính của SMC (gần 31 tỉ đồng) đã tăng gấp đôi so với quý I (hơn 15 tỉ đồng), trong đó chi phí lãi vay hơn 21 tỉ đồng (quý I chỉ gần 12 tỉ đồng).

Câu hỏi đặt ra là tại sao một DN quản lý chi phí tốt như SMC, đặc biệt là chi phí lãi vay luôn ở mức thấp, lại để xảy ra tình trạng chi phí tài chính tăng vọt như vậy? Thông thường, khi DN thua lỗ, các NH có thể cân nhắc gia tăng lãi suất để cân bằng rủi ro, nhưng đến đầu quý III thì SMC mới báo lỗ quý II. Hơn nữa, trong quý II, SMC cũng đã công bố về việc cung cấp thép cho dự án Formosa (Hà Tĩnh) và được các NH hỗ trợ gia tăng hạn mức tín dụng và lãi suất hấp dẫn. Theo như giải trình trên thì SMC cũng không hề có bất kỳ sự kiện đột biến nào không lường trước được trong tháng 6 vừa qua, để có thể xoay chuyển hoàn toàn kết quả kinh doanh như vậy.

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, TTCK không chỉ đóng vai trò là một kênh huy động vốn, mà còn là một môi trường giúp minh bạch hóa thông tin của các DN. Tuy nhiên, cũng sau gần một thập kỷ ấy, điều được mong chờ nhất vẫn chưa thể làm được. Việc công bố thông tin vẫn đi thụt lùi, với giới đầu tư bây giờ luôn phải sống trong sự ngờ vực!

 


Copy từ: Lao Động

Thứ trưởng ngoại giao càng biện minh, dân càng phản ứng


VRNs (03.08.2013) – Sài Gòn – Cư dân mạng đánh giá rằng, ông Thứ trưởng Sơn đã vụng về khi đánh giá cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt trong chuyến thăm của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, được đăng trên Phố Bolsa TV. Ông Sơn cho rằng người Mỹ gốc Việt phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây tới Hoa Kỳ là vì “chút hận thù cuối cùng” và “muốn có thêm thu nhập”. Sau đó, ông Thứ trưởng Sơn đã chối quanh, đổ thừa và chỉ trích BBC đưa tin không đúng với mục đích ông Sơn trả lời, được đăng vào ngày 01.08.

BBC cho biết, Ông Thứ trưởng Sơn nói, “Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.”

Ngay lập tức Phạm Quốc Anh phản biện: “Câu này rất hay, nhưng rất tiếc là thứ trưởng Sơn nhắm vào BBC là sai đối tượng, mà đúng hơn ông Sơn nên nói thẳng với 700 tờ báo ở Việt Nam!”. Phan hồng Thái –CCQ đưa ra nhận xét: “Nếu đưa “Thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch” thì Đảng CSVN bị giải tán từ lâu rồi.” Hành Nhân bực bội: “Thích thì nói là BBC có tiếng, có uy tín trên thế giới. Không thích thì lại nói BBC là báo đài phản động. Đúng là lưỡi không xương!”. Tin – Sai Gon mỉa mai: “Vì ông Sơn nhìn nhận vấn đề trên phương diện của người cộng sản, nơi mà những con người bị nhồi sọ chung một tư tưởng và cái nhìn phiến diện… Đất nước mà chuyện bình thường thì cho là bất thường còn chuyện bất thường thì rất đỗi bình thường. Thì việc ông Sơn cho báo BBC viết như vậy là lạ là đúng rồi”.
Bài báo cho biết thêm, với những người tham gia biểu tình trước Tòa Bạch Ốc vào ngày 25.07 vừa qua, ông Thứ trưởng Sơn cho rằng, “Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi”.

Dai Viet không đồng tình và cảm thấy bị xúc phạm với lời nhận định của ông Thứ trưởng, Dai Viet nói: “Tiền công hàng giờ thấp nhất Ở Mỹ là 7.25 dollar/một giờ. Một ngày làm tám tiếng, tổng cộng là 58 dollars. Đó là lương thấp nhất ở Mỹ. Sau thuế rồi cũng lấy về ít nhất là 45 dollars. Tội gì mà phải bỏ cả ngày đi biểu tình để lấy vài ba chục đô la hả tt Sơn. Người ta đi biểu tình để nói lên những gì mà người dân Việt Nam không được nói, để khiếu kiện, đối lại công bằng, vì ở VN có đi khiếu kiện cả đời cũng có ai nghe đâu. Nói tóm lai, người ta đi biểu tình là vì cái tâm, vì lòng yêu nước yêu dân tộc VN đó TT Sơn. Ông Sơn và đảng CS rất dị ứng với biểu tình, cứ ai đi biểu tình là bị gắn vào tội khuấy rối công cộng, bị thế lực thù địch xúi dục, bị bọn Việt Kiều dụ dỗ.”

Ông Thứ trưởng Sơn nói tiếp: “Những người cộng sản đã làm nên lịch sử và dẫn dắt đất nước Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam bây giờ phát triển phồn thịnh, có thể nói đất nước ngày càng thay đổi, ngày càng đi lên, đất nước ngày càng tươi đẹp.”

Thế nhưng, với Tuyên bố Việt – Trung, nhà cầm quyền ký kết với cs Trung Cộng vào ngày 21.06, được Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và những người theo dõi tình hình chính trị ở VN xem như là một tuyên bố bán nước.

Ấy thế mà, những người dân yêu nước bày tỏ quyền tự do ngôn luận trước nguy cơ của Trung Cộng đối với an ninh đất nước, đặc biệt là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của VN, thì bị quy kết vào Điều 79 và Điều 88 của BLHS VN như Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, Blogger Phan Thanh Hải, các Thanh niên Công giáo và Tin Lành, Ls Lê Quốc Quân… Những người đi biểu tình thì bị công an, an ninh, CSGT, dân phòng trấn áp, hành hung đánh đập như: Blogger Chí Đức, Blogger Hoàng Vi, Blogger Thục Vy…

Các tôn giáo thì luôn bị nhà cầm quyền đe dọa đánh đập, họ xen vào các hoạt động nội bộ của các tôn giáo, cũng như “mượn” đất của các tôn giáo nhưng không trả… Các vị chức sắc tôn giáo cũng như các tín đồ thực hiện giáo lý của mỗi tôn giáo thì nhà cầm quyền quy kết cho các vị này hoạt động tôn giáo trái với quy định của pháp luật như: rất nhiều các chức sắc và các tín đồ PGHH thuần túy đi tù nhiều năm; nhiều vị Chánh Trị Sự (CTS) thuộc giáo hội Cao Đài chân truyền bị hành hung nén đá lủng đầu như Hiền huynh PCTS Nguyễn Văn Em, Hiền tỷ PTS Lê Thị Kẹt bị những người mặc thường phục dùng dây dù trói chặt hai tay gây thương tích trầm trọng. Cha Lui Nguyễn Quang Hoa thuộc giáo phận Kontum bị đánh đập một cách dã man sau khi ngài đi dâng lễ ở trong vùng sâu trở về nhà… Đó là chính sách triệt tiêu các tôn giáo trong chế độ cs ở VN.

Không những vậy, nhiều người dân khắp nơi trên đất nước VN bị nhà cầm quyền cướp đất và không được đền bù, nếu có đền bù thì mức đền bù không thỏa đáng với giá đất thực tế đáng lẽ người dân được hưởng.
Ngoài ra, công nhân biểu tình và đình công do chế độ lao động hà khắc nhưng không nhận được tiền trợ cấp và tiền lương thỏa đáng, điển hình như 2000 công nhân thuộc Công ty TNHH Ivory, tỉnh Thái Bình, vào ngày 29.07, với lý do công ty bắt công nhân tăng thêm giờ làm việc nhưng không tăng tiền trợ cấp cho công nhân.

Bài báo này cho hay, về vấn đề dân chủ ở VN, ông Thứ trưởng Sơn nói: “nói “dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng” và bình luận thêm: “So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu.”
Nếu như, Thứ trưởng Sơn xác quyết xã hội VN thực sự dân chủ thì tại sao nhà cầm quyền lại sợ một đất nước đa đảng, tam quyền phân lập…?

Dân chủ kiểu VN xót xa cho đất nước VN và phân tích: “ông Sơn nói “dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng”. Ông Sơn nói chưa được đầy đủ, ông phải nói đầy đủ như sau: “dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng, nhưng dân chủ không được cấm đa đảng, việc cấm đa đảng nói lên rằng xã hội không dân chủ, vì dân chủ là người dân có quyền lập hội, lập đảng, bình đẳng chính trị giữa mọi thành phần” Thưa ngài Sơn, có đúng không ạ!”. Dân Việt phản ánh: “dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng”. Vậy theo ông “đảng CSVN độc quyền lãnh đạo là “dân chủ” không thưa ông Sơn ? ôi! đã “độc quyền” thì sao gọi là “dân chủ”. Độc quyền thì bao giờ cũng thối nát.” Vũ Viết giải thích: “Các lãnh đạo CSVN lúc nào cũng lợi dụng 2 chữ Dân chủ vào để lợi dụng đó mà vơ vét, nếu các ông còn nghĩ cho Dân tộc VN thì sao các ông không nghe các đóng góp của dân, mà chỉ bám theo Tàu”.

Ông Thứ trưởng Sơn nói VN Dân chủ nhưng nhà cầm quyền lại lo sợ người dân tìm hiểu về quyền con người. Đạo ! nhận định: “Ông thứ Trưởng nhận xét chưa có dân chủ, khách quan, thì làm sao ông sớm hòa giải dân tộc và đem tự do dân chủ cho mọi người, nếu ông có thực tâm thì cấp cho mỗi gia đình người Việt trong nước, bản hiến chương về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Chúc ông khai tâm trước nhé, rồi sau đó mới kêu gọi người khác tỉnh ngộ !”. Ba Sàm mỉa mai: “Ở Mỹ cũng không có dân chủ theo kiểu Việt Nam, khi kẻ tội phạm là con cháu các lãnh đạo thì được tha bổng, trắng án, được “khoan hồng”, xử nhẹ. Ở Mỹ, con tổng thống phạm tội vẫn bị ra tòa lãnh án như con dân thường.” mr tèo thất vọng: “đúng là những người cộng sản Việt nam hiện nay họ ra sức bảo vệ sự độc đảng cai trị của đảng cộng sản, vì nếu đa dảng thì họ sẽ mất hết tất cả quyền lợi vì họ phải chia chát quyền lợi cho người dân Việt. ” đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hảy nhìn kỷ những gì cộng sản làm.”
HT, VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Lạy Trời đừng để thằng EVN thua lỗ nợ nần nữa, kẻo 90 triệu dân Việt Nam chỉ còn da bọc xương

Phớt lờ chỉ đạo EVN tự ý tăng giá điện?

(ĐVO) - Trong khi chỉ đạo của Chính phủ về việc phải có kế hoạch tuyên truyền, giải thích trước khi tăng giá điện vẫn còn đang nóng hổi trên các trang báo thì bất ngờ, EVN thông báo tăng giá điện 5% kể từ ngày 1/8.

 
EVN coi thường chỉ đạo của Chính phủ
 
Tại buổi họp báo ngày 30/7, người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ với báo giới rằng, rút kinh nghiệm các lần trước, lần này Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.
 
Bên cạnh đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý. 
 
Tuy nhiên, 1 ngày sau các chỉ đạo trên, EVN bất ngờ tăng giá điện.
 
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.

Việc tăng giá đột ngột của EVN cũng khiến đại diện một doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương bất ngờ. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, dù là doanh nghiệp “trong nhà”, nhưng bản thân đơn vị này cũng khá "sốc" với quyết định tăng giá điện của Bộ.
Bởi chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn đáng kể.
 
Còn theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách.
 
Tăng giá điện để bù lỗ cho Tập đoàn?
 
Giải thích trên truyền hình tối 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng, do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện.
 
Chính thông tin này đã khiến người dân không thể hiểu bài toán kinh doanh cũng như lý do phải thu thêm tiền của dân để bù lỗ cho sự yếu kém của EVN. Phải chăng cứ khi nào EVN thua lỗ là lại nhằm vào túi tiền người dân để bù đắp?
 
Và thực tế, từ giữa năm 2011, ngay khi Quyết định 24 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/6/2011) cho phép doanh nghiệp, dù vẫn phải báo cáo với Bộ Công Thương nhưng gần như có quyền chủ động trong việc điều chỉnh giá dưới ngưỡng 5%. Kể từ đó, giá điện đã đều đặn tăng 4 lần, cùng với biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
 
Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. 
 
Tuy nhiên ngày 2/8, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẳng định, không có chuyện EVN lấy việc tăng giá điện để bù lỗ.
 
"Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
 
Chúng tôi dự kiến lấy lợi nhuận của các nhà máy điện của EVN để bù lỗ chứ không lấy tăng giá điện để bù lỗ. Tăng 5%, dự kiến thu được 3.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng. Chi phí than chúng tôi chi tăng thêm 5.000 tỷ đồng, giá khí tăng lên chi thêm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Nên phần thu tăng thêm này không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. 
 
Nhưng chúng tôi phải điều hành giảm chi phí sản xuất, làm sao có khoản lợi nhuận bù cho phần do chi phí than và khí tăng, để đảm bảo năm 2013 không bị lỗ" - ông Tri cho biết.
 
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt" - Ông Tri nói.
 
 
Giá điện sẽ tác động CPI tăng thêm khoảng 0,12%
 
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính dự báo, việc tăng giá điện lên 5% sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,12% vào tháng đầu tiên.
 
Đối với doanh nghiệp, nhất là ngành sử dụng nhiều điện, thì giá thành sản xuất tăng lên khoảng 2-3%. Tuy nhiên, đợt tăng giá điện lần này khó tạo ra những cơn sốt giá như nhiều năm trước đây.
 
"Cùng với tác động điều chỉnh giá một số mặt hàng khác như xăng dầu, tăng giá điện cũng sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Nhưng trong bối cảnh sức mua còn kém, tồn kho còn lớn, kinh tế còn khó khăn, thì đợt tăng giá này không tạo ra cơn sốt giá như những năm trước đây"- ông Thỏa nói.
 
Thuỵ Miên


Copy từ: Đất Việt

Điệp khúc tăng giá xăng

Doanh nghiệp lại kêu lỗ 500 đồng/lít xăng

Dân Việt - Hôm qua (2.8), các doanh nghiệp xăng dầu trong nước lại phát tín hiệu kêu lỗ. Theo các doanh nghiệp, hiện giá xăng thế giới cao hơn so với giá xăng bán lẻ trong nước khoảng 500 đồng/lít.

Tính chung cả tháng 7 vừa qua, các doanh nghiệp cho biết, giá dầu thô đã tăng 8,8%, trong khi giá xăng giao sau tăng tới 12%... Chốt phiên giao dịch ngày 31.7 vừa qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York đã tăng 1,95 USD, tương ứng với mức 1,9%, lên 105,03 USD mỗi thùng.




Copy từ: Dân Việt

Điếu Cày ngưng tuyệt thực, báo chí Nhà nước bị tố cáo ngụy tạo thông tin

Điếu Cày blogger Nguyễn Văn Hải (DR)
Điếu Cày blogger Nguyễn Văn Hải (DR)

Thanh Phương
Hôm qua, 02/08/2013, gia đình blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) thông báo là ông đã ngưng tuyệt thực kể từ ngày 27/07 sau khi đại diện Viện Kiểm sát Nghệ An đến trại giam để nhận và hứa giải quyết đơn tố cáo theo yêu cầu của ông. Con trai của Điếu Cày là anh Nguyễn Trí Dũng đã được vào trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) để thăm bố.

Như vậy, tính từ ngày bắt đầu 22/06/2013 cho đến ngày kết thúc  27/07/2013, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng được 35 ngày.
Trong khi đó, hôm nay, báo chí chính thức của Việt Nam tiếp tục bác bỏ thông tin về vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Theo tờ Tiền Phong, hôm qua, 02/08, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khẳng định « không có chuyện phạm nhân Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong trại giam, sức khỏe của phạm nhân này vẫn ổn định. » Tờ báo này còn cho biết, tại phiếu khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân Hải ngày 26/7, bác sỹ trại giam kết luận ông Hải “đủ sức khỏe để chấp hành án” và ông này đã ký nhận vào phiếu khám.
Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày trước hết bày tỏ tâm trạng của bà sau khi ông ngừng tuyệt thực và mạng sống được bảo toàn, đồng thời tố cáo báo chí Nhà nước ngụy tạo những thông tin hình ảnh nhằm bác bỏ những thông tin về vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày.


Copy từ: RFI

10.000 người xuống đường vì nạn nhân da cam và người khuyết tật

10.000 người đi bộ vì nạn nhân da cam và người khuyết tật

Thứ Bảy, 03/08/2013 23:01

Sáng 3-8, tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (TP HCM), Hội Chữ thập đỏ TP phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình đi bộ “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo” lần 7 năm 2013.

Chương trình thu hút hơn 10.000 người đến từ các cơ quan đơn vị, công ty, học sinh, sinh viên của TP và thành viên Chữ thập đỏ quốc tế đến từ các quốc gia cùng trại sinh của hội trại tình nguyện viên thanh, thiếu niên chữ thập đỏ toàn quốc.
 
Với lộ trình dài 3 km, cuộc đi bộ này là hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo (10-8 đến 10-9). Tại cuộc đi bộ còn diễn ra chương trình diễn tập sơ cấp cứu hưởng ứng Ngày Sơ cấp cứu thế giới năm 2013.
 
Hơn 10.000 người tham gia đi bộ vào sáng 3-8 vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam của Hội Chữ thập đỏ TP sau 6 năm hoạt động (từ năm 2006 đến 2012) đã chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền trên 32,2 tỉ đồng.
Phan Anh


Copy từ: Người Lao Động

Nghị định 72 và cụ… Các-Mác!


VRNs (04.08.2013) – Lâm Đồng – “Cho và nhận thông tin công khai trên mạng chính là “Mình cho mọi người, và mọi người cho mình”, tất cả thành của chung mà không mất cái riêng, rất tự do mà không chiếm được của nhau, đó chính là lý tưởng “đại đồng” đầu tiên được thành hiện thực trên trái đất vậy, đó cũng là nơi để “trí tuệ toàn thế giới liên hiệp lại” .  Thú vị hơn nữa, trong đại dương của thông tin ấy, ai có trí tuệ bao nhiêu thì góp bấy nhiêu, nhưng được truy cập thông tin vô hạn, khai thác “tài nguyên” vô hạn, có thể học và biến tri thức cả nhân loại thành của mình (chỉ lo đầu mình không chứa nổi), thế là trong Thế giới Internet rõ ràng con người được hưởng chế độ “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” ! Thế thì, hỡi những người yêu Mác, quý vị phải yêu Internet muôn lần nhiều hơn chúng tôi, hãy  và xin đừng hạn chế, cắt xén những thuộc tính giải phóng và liên kết nhân loại của Internet, đừng nhốt Internet vào “phòng kỷ luật” của Việt Nam, khiến Internet phải tuyệt thực thì khổ”.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã viết như vậy khi trả lời VRNs về Nghị định 72 – quản lý Internet, sẽ có hiệu lực từ 01.09 sắp tới.


VRNs: Thưa Ts Hà Sĩ Phu, ông có thể tóm tắt nội dung chính của Nghị định 72 về quản lý internet được chính phủ ban hành vào ngày 15.07, và có hiệu lực ngày 01.09 có những điểm gì đáng chú ý?
Ts Hà Sĩ Phu: Nghị định 72/2013/NĐ-CP có cái tên khá dài: NGHỊ ĐỊNH QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG, gồm đến 6 chương và 46 điều. Nhưng dư luận quan tâm nhất đến các quy định về nội dung đăng tải và thông tin trao đổi trên các trang mạng thế nào thì được coi là “hợp pháp”, là được phép, thế nào là vi phạm . Mà tôi nghĩ đấy mới là mục đích chính khiến Nghị định này ra đời, đặt ra những giới hạn để đối phó với sự phát triển Internet hiện nay không theo ý của nhà cầm quyền , vì Internet ngày càng tự khẳng định là kẻ đào mồ chôn chính sách ngu dân, mà dân khôn thì khó “trị”. Ngoài vai trò nâng cao dân trí, trên Internet đã xuất hiện khả năng hình thành các liên kết và các hội đoàn, vuột khỏi tầm tay của “lãnh đạo”.

VRNs: Thưa Ts Hà Sĩ Phu, điều 4 trong Nghị định 72 ở điểm thứ 5 có ghi: “Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.” Nhưng vấn đề đặt ra là thông tin như thế nào thì được gọi là hợp pháp, cơ quan nào có quyền thẩm định điều này ạ?
Ts Hà Sĩ Phu: Đây là điều quan trọng số 1 phải giải quyết khi ra Nghị định này, nếu không quy định thật cụ thể thì sẽ rất chủ quan tùy tiện. Nhưng trong kỷ nguyên thông tin ngày nay mà quy định những “thông tin hợp pháp” thì thật khó và rất lạ, có lẽ chẳng nước nào có. Thông tin thuộc loại “mật” thì nhà nước đã giữ chặt, thông tin kích động bạo lực nhất là kích thích lối sống sa đọa thì dư luận tán thành ngay là phải cấm nhưng xem ra nhà nước cũng không kiên quyết thực hiện và thực hiện còn ít hiệu quả. Phải chăng sự “hợp pháp” ở đây là đối chiếu với khuôn mẫu chính trị chính thống của đảng và nhà nước? Điều này thì ông Lê Doãn Hợp đã từng nói báo chí phải đi theo “lề phải” rồi. Nhưng cuộc sống tự nó cứ phát sinh ra “lề trái”, người ta muốn nghe “bằng cả hai tai” để sàng lọc. Tôi nhớ câu của nhà báo Huy Đức tặng nhà báo Ba Sàm: Báo Ba Sàm thì đưa tin chính thống, báo chính thống lại đưa tin ba sàm! Trong cuộc thi đua để chiếm lòng tin cậy của dân, có khi phía “lề phải” đã thấy mình yếu thế nên phải nghĩ ra luật để kiềm chế đối thủ “lề trái” đang được lòng dân? Nếu lấy “lề phải” làm chuẩn thì các trang Basam, Bô-xít và hầu hết các Blog cá nhân hiện nay đều phạm luật cả.

VRNs: Thưa Ts Hà Sĩ Phu, vào ngày 31.07, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng nói: “Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.” Ông bình luận như thế nào về điều này?
Ts Hà Sĩ Phu: Quy định Blog cá nhân chỉ được nói chuyện cá nhân, không được liên quan đến tập thể, đến các thông tin tổng hợp dù là thông tin chính thức từ nhà nước ư? Vấn đề này tôi cần nói hơi dài vì nó phản khoa học và phản nhân văn đến ký lạ. Trước hết điều này vi phạm điều 19 của Luật quốc tế nhân quyền, vi phạm quyền công dân được tham gia vào việc điều hành xã hội, vi phạm quyền tự do tư tưởng và lập hội đã quy định trong hiến pháp, và chống ngay đường lối quần chúng vốn có của ĐCS khi tuyên truyền phổ biến chính sách.                                                                                                   
Nhưng điều tôi muốn nói kỹ  hơn là nó chống lại lô-gích tự nhiên của tư duy và ngôn ngữ. Trong hoạt động của bán cầu đại não, dù cấp thấp ở động vật hay cấp cao ở người luôn có hai quá trình “phân tích và tổng hợp”. Qua các giác quan, bộ não cứ tự nhiên thu thập mọi thông tin từ môi trường xung quanh, để các tế bào thần kinh thực hiện sự phân tích và tổng hợp bên trong vỏ não và từ đó phát sinh hành động để thích nghi. Đến con người, do sống thành xã hội, do giao lưu giữa người với người, sự “phân tích và tổng hợp” trong vỏ não mới hình thành nên ngôn ngữ và tư duy. Bản chất tư duy và ngôn ngữ đã mang tính xã hội, tính giao lưu, tính tổng hợp, nên trong thế giới của tư duy không thể có vùng nào là vùng cấm. Dù luật có cấm, sự tổng hợp vẫn cứ diễn ra trong đầu người ta.
Đặt vùng cấm trong tư duy là chống tự nhiên, chống xã hội và chỉ những người ít lao động trí óc mới nảy sinh ý định cấm đoán này. Tôi còn nhớ trong cuộc bắt tù tôi năm 1995, một vị tướng công an bảo tôi: anh cứ việc tự do tư tưởng, tự do sáng tác, nhưng anh để trong ngăn kéo của anh thì chẳng ai cấm anh cả! Nói thế vì chưa hiểu bản chất của ngôn ngữ và tư duy đương nhiên phải mang tính xã hội, phi giao lưu bất thành tư tưởng. Cho tự do tư tưởng nhưng cấm giao lưu khác nào tay phải ban cho nhưng tay trái giật lại, đó là thứ “tự do đánh đố ” theo mẹo Trạng Quỳnh, cho tự do “ị” nhưng không được “tẻ” thì không cấm mà hóa ra cấm!
Cao thêm một tầng nữa là sự hình thành những người Trí thức và giới Trí thức-văn nghệ sĩ. Nhiều học giả đã khẳng định một đặc điểm chết không bỏ được của người Trí thức là cứ “xớ-rớ” vào những việc không phải của mình hay không thuộc chuyên môn của mình, cứ “giật chén rượu trong tay người khác mà tưới khối hận trong đời mình”[1], để mình tự cười tự khóc trước thế gian gian, về những nông nỗi của thế gian. Cá nhân và xã hội đã tan vào nhau thành một! Trí thức là vậy, rồi từ “Trí” kết tinh thành “Chí”. Cấm họ viết về tất cả những điều mà họ quan tâm là muốn giết cái “Chí” trong họ. Nhưng “tam quân khả đoạt súy dã, thất phu bất khả đoạt chí dã” (có thể đoạt một ông tướng trước mặt ba quân, chứ không thể đoạt cái chí trong đầu một con người)![2] . Quen thói võ biền, cũng không cướp được cái Chí trong đầu kẻ Sĩ?
Những người soạn thảo Nghị định còn đe rằng: Muốn trích dẫn ai thì phải xin phép, bao giờ người ta đồng ý mới được, nếu không là vi phạm bản quyền! Ghê thiệt, thế thì các Blog chúng ta vi phạm suốt ngày, vi phạm liên tục mà đâu có chờ nhau xin phép? Lời đe dọa ấy là không hiểu luật tự nhiên trên mạng. Mạng Internet là một kho thông tin khổng lồ, mọi thông tin, mọi tri thức của cá nhân đểu đổ về một đại dương thông tin ấy. Thông tin cá nhân có bản quyền khi lưu vào đó tự nhiên được lưu cả thời gian và bản quyền, ai muốn trích thông tin ra xin cứ tự do nhưng phải ghi kèm xuất xứ, nếu muốn ăn gian biến thành của mình cũng sẽ bị cộng đồng mạng phát hiện và lên án, không dễ gì chiếm được tác quyền.
Cho và nhận thông tin công khai trên mạng chính là “Mình cho mọi người, và mọi người cho mình”, tất cả thành của chung mà không mất cái riêng, rất tự do mà không chiếm được của nhau, đó chính là lý tưởng “đại đồng” đầu tiên được thành hiện thực trên trái đất vậy, đó cũng là nơi để “trí tuệ toàn thế giới liên hiệp lại” .  Thú vị hơn nữa, trong đại dương của thông tin ấy, ai có trí tuệ bao nhiêu thì góp bấy nhiêu, nhưng được truy cập thông tin vô hạn, khai thác “tài nguyên” vô hạn, có thể học và biến tri thức cả nhân loại thành của mình (chỉ lo đầu mình không chứa nổi), thế là trong Thế giới Internet rõ ràng con người được hưởng chế độ “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” ! Thế thì, hỡi những người yêu Mác, quý vị phải yêu Internet muôn lần nhiều hơn chúng tôi, hãy và xin đừng hạn chế, cắt xén những thuộc tính giải phóng và liên kết nhân loại của Internet, đừng nhốt Internet vào “phòng kỷ luật” của Việt Nam, khiến Internet phải tuyệt thực thì khổ.
Nhưng có điều người Mác-xít thường tự mâu thuẫn. Khi muốn xóa bỏ tính cá nhân để “tập thể hóa” con người thì định nghĩa con người chẳng qua là sự “tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, đến khi không muốn cho con người liên kết với nhau thì lại hết sức khoanh con người trong ranh giới cá nhân mà nghị định 72 này là một ví dụ điển hình.

VRNs: Thưa Ts Hà Sĩ Phu, theo ông, Nghị định này sẽ được nhà nước triển khai như thế nào? Liệu có làm được điều họ muốn không ạ?
Ts Hà Sĩ Phu: Như trên tôi đã trình bày, nhiều điều trong Nghị định 72 đã chống lại quy luật của xã hội và của tự nhiên. Nhưng hãy chiêm nghiệm bài học vĩ mô: Một chủ nghĩa từng bao trùm cả một hệ thống thế giới nhưng chỉ vì chống lại quy luật mà còn bị quy luật đào thải, thì những Nghị định lẻ tẻ chống lại quy luật sao có thể tồn tại được, dù cho lúc đầu người ta cố sức thi hành? Những ví dụ về những quy định vô lý rất chủ quan thì sẽ thất bại đã có rất nhiều xin miễn kể ra ở đây. Còn nếu quả thực nhà nước đủ tự tin vào nền dân chủ gấp vạn lần tư bản của mình thì hãy đem Nghị định 72 này trình ra Liên hiệp quốc như một đề tài để tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền xem sao!
Huyền Trang, VRNs đặt câu hỏi
Ts Hà Sĩ Phu trả lời
=================
[1] Lý Trác Ngô (tác giả Trung Quốc đời Minh) 
[2] Khổng Tử (sách Luận ngữ)


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế