CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Chuyện phiếm.


Một ngày nọ, tên phản động Người Buôn Gió ( LG) quyết định đi lòng vòng thế giới xem tình hình đấu tranh của các tổ chức ( mà theo truyền thông nhà nước VN ) gọi là các '' thế lực phản động''. Gần như hắn được gặp gỡ và tiếp xúc với tất cả những thế lực này.
 Cuối cùng hắn tạm rút ra kết luận. Không có '' tổ chức phản động '' chủ trương dùng vũ lực để lật đổ chính quyền Việt Nam. Lý do theo hắn nghĩ là các tổ chức này cho rằng tư duy đó không phù hợp với thời đại bây giờ. Thực tế dù có muốn thì các tổ chức này cũng chả có lực lượng vũ trang nào để đủ sức dùng vũ lực lật đổ nhà nước cộng sản Việt Nam. Thậm chí nhiều tổ chức còn tha thiết việc thay đổi thể chế diễn ra ôn hòa, không có đổ máu hoặc trả thù.
Thứ hai, hầu hết các tổ chức đều đi theo con đường là khai trí dân chúng, để sức ép dân chúng ( tự đứng lên ) làm thay đổi chế độ cộng sản. Đây là con đường đúng đắn, con đường hòa bình và đại nghĩa, không bị quy kết là bạo lực. Thế nhưng tên phản động LG ngẫm nghĩ thực tế rằng. Muốn khai sáng dân trí thì cần có phương tiện truyền thông, điều kiện để phương tiện tiếp xúc với dân chúng trong nước. Các '' thế lực thù địch '' chỉ có duy nhất phương tiện internet để làm công cụ phổ biến việc khai sáng dân trí. Trong khi nhà nước cộng sản VN có sẵn các phương tiện truyền thông đầy đủ để chiếm lĩnh thị phần khai sáng dân chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trường học, nhà máy, công sở và cả loa phát thanh khu phố.
 Chưa kể các phản động viên vừa lo khai sáng dân trí vừa phải lo kiếm miếng cơm và an toàn cho mình, trong khi các dư luận viên thì viết bài hành động gì là đã có cơm ăn, thậm chí là cơm ngon đằng khác.
Rút ra thì cách thứ nhất các '' tổ chức phản động '' không làm vì không muốn làm, và có muốn cũng chẳng có lực. Cách thứ hai khả dĩ, nhưng kết quả thì chưa ai dám chắc là khi nào dân trí khai sáng được xong, khi mà tương quan phương tiện quá chênh lệch.
Rút ra nữa là , nếu tên phản động LG nhận ra điều này. Thì tất nhà cầm quyền VN cũng biết rõ điều này.
Vậy tại sao nhà cầm quyền VN luôn sử dụng nguồn lực khổng lồ để tuyên truyền quá lố rằng '' các thế lực thù địch '' muốn dùng vũ lực, muốn lợi dụng truyền thông để lật đổ chế độ , phá hoại sự yên bình của đất nước ta.? Cái này thì đơn giản như vặt con ngan. Các thầy mo, trưởng bản đều cần phải có những '' bóng ma '' để dân chúng sợ hãi, lo cúng tế. Nếu không có '' bóng ma '' thì chẳng ai cúng tế hoặc sợ hãi thầy mo, trưởng bản làm gì. Các thầy mo luôn biết lợi dụng sự mọi thứ để biến thành '' bóng ma'' dạng như lân tinh, đom đóm, cú kêu, trời nổi dông bão, thiên tai, hạn hán....thậm chí nếu có kẻ nào làm gì đó cũng bị quy kết là do '' quỷ xui, ma khiến, bị ma nhập ''. Nếu lâu ngày không có những thứ đó, thầy mo sẽ dùng một thứ nhựa cây hấp dẫn lũ dơi, bôi lên cửa. Đêm đến lũ dơi bay đập vào cánh cửa tạo lên âm thanh rùng rợn, người dân mở cửa thì lũ dơi đã bay mất. Thầy mo giải thích là '' ma về'' hoặc bắt con cóc cho thuốc lào vào miệng khâu lại, thả ngoài vườn cho nó ho khục khặc như tiếng người già để bảo là '' ma về ''.
Từ khi người dân tin có ma và đến khi tin rằng không có ma mất đến cả hàng mấy trăm năm. Con đường khai sáng dân trí của các '' tổ chức phản động ''  để cho toàn dân tin rằng các '' thế lực thù địch '' đều mong mỏi đất nước thay theo hướng tiến bộ , ôn hòa bằng bài viết trên internet liệu là bao lâu.? Người lạc quan thì trông vào các sự kiện Mùa Xuân Ả Rập, biến cố Miến Điện...để hy vọng là không lâu lắm.
Người ta nói " đất có thời, dân có vận''. Công cuộc khai sáng dân trí để thay đổi là con đường nhiều người chọn, nhiều tổ chức chọn. Biết đâu thời vận đất nước đến sớm, vận nước đến hồi hưng thịnh. Thành công sẽ đến một cách êm đẹp như ước mơ. Hy vọng ngày ấy không xa.
Chuyện quán cóc.
Trên con đường vạn dặm bôn ba để ăn chơi , du hí, phè phỡn với bơ thừa, sữa cặn của bọn tư bản giẫy chết, núp dưới bóng là đi làm việc nghĩa. Ngày nọ tên Lái Gió lạc vào một quán cà phê ở Nam Cali nơi có đầy người Việt đang chơi cờ tướng, bên ngoài bàn cờ tướng hắn nghe thấy người ta nói chuyện quốc gia đại sự. 
Một người nói.
- Sao không khởi tố Nguyễn Phú Trọng nhỉ ? Tội rành rành '' thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng '' còn gì.?
Lái Gió không ngạc nhiên, vì đây là xứ tự do, người dân ăn nói thế này không vấn đề gì. Nhưng hắn ngạc nhiên là sao lại đòi đưa ông TBT ra khởi tố, hắn bèn hỏi lý do. Người kia nói.
- Này nhé, ông làm chủ ngân hàng, ông đánh giá đối tác sai, gửi tiền cho họ. Họ lấy mất, ông có phải chịu trách nhiệm không.?
Lái Gió băn khoăn.
- Lãnh đạo ngân hàng khác với lãnh đạo ĐCS chứ.?
Người kia mắng.
- Mày ngu, thế mà cũng nói. ĐCS nói rằng họ được nhân dân giao cho trách nhiệm lãnh đạo đất nước. ĐCSVN xác định quan hệ anh em với Tàu Cộng, tin tưởng tuyệt đối tình hữu nghĩ, hợp tác chiến lược. Giờ Tàu Cộng nó lấy mất biển đảo, có khác gì thằng lãnh đạo ngân hàng tin đối tác làm mất tiền của nhân dân gửi hay không.? Khởi tố là đúng luật còn gì. Phải đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Công An khởi tố TBT Nguyễn Phú Trọng vì trên cương vị lãnh đạo đất nước đã '' quan liêu, thiếu cảnh giác, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng '' ngay lập tức.
Lái Gió nói.
- Ông nói chuyện bên này thì được, chứ bên nhà là thành tào lao, có khi còn phạm tội xúc phạm lãnh đạo. Bị bỏ tù như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh ngay. Đảng có nội quy, kỷ luật của Đảng, sai thì Đảng xử lý nội bộ về mặt Đảng. Pháp luật nhà nước thì liên can gì đến Đảng. Đảng là tối cao rồi. Làm sao ông Dũng có thể dùng pháp luật khởi tố ông Trọng được. Còn nữa thì đây chủ trương chung của toàn Đảng, đã thống nhât rồi.
Người kia nói.
- Ừ thì chưa khởi tố Nguyễn Phú Trọng, thì khởi tố Phùng Quang Thanh theo điều 258 '' lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm hại lợi ích nhà nước''. Ông này phát ngôn là việc TQ xâm lược VN lại thành mâu thuẫn anh em. Khiến cho quốc tế họ hiểu lầm, không lên tiếng giúp ta. Gây thiệt hại về viện trợ của Nhật với VN, thế có phải xâm hại lợi ích nhà nước không.?
Lái Gió nói.
- Cũng không được, thứ nhất ông Thanh là người của Đảng vì ông là ủy viên BCT, sau nữa mới là người nhà nước ở cương vị bộ trưởng quốc phòng. Đảng tối cao nên không khởi tố được ông Thanh. Thứ hai là giờ người ta cho rằng '' binh bất yếm trá '' ông Thanh nói thế là nghi binh, cho TQ không phòng bị, để VN có thời gian phòng bị. Thứ ba là ông ấy nói thế vì yêu chuộng hòa bình thế giới, không ai vì xây dựng hòa bình mà bị khởi tố cả. Phải đề nghị quốc tế trao giải Nobel Hòa Bình năm nay cho ông ấy đằng khác.
Người kia chửi thề.
- Thế ĐM, mất biển đảo mà không ai chịu trách nhiệm pháp luật à.?
Lái Gió sắp bàn cờ mới , miệng nói.
- Đã có pháp thuật thì pháp luật vô giá trị. Bao giờ VN có chế độ tổng thống như bên này, thì hẵng nói chuyện pháp luật, khi ấy thì kể cả tổng thống phạm luật cũng bị truy tố. Giờ thì tôi cả ông chơi cờ, mọi việc cứ để đảng và nhà nước lo.

Copy từ: Người Buôn Gió


.............

“Sòng phẳng ra thì dân được kiện cơ quan nhà nước”

Công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời...

 “Sòng phẳng ra thì dân được kiện cơ quan nhà nước”


“Sòng phẳng ra, trong một nhà nước pháp quyền thì cũng cần nghiên cứu để bổ sung quy định người dân và doanh nghiệp được khởi kiện cơ quan nhà nước”, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, sáng 12/6.
Đề xuất mở rộng quyền làm chủ của người dân để người dân được khởi kiện các cơ quan nhà nước là vấn đề được đặt ra tại chất vấn của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, từ phiên chất vấn chiều 11/6.

Bởi hiện nay, theo ông Thuyền, nhân dân không chấp hành luật thì bị phạt hết sức ghê gớm, còn các cơ quan nhà nước ban hành đến 312 văn bản vi phạm pháp luật thì xử lý rất chậm chạp.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc cần phải nghiên cứu để giao cho Tòa án Tối cao khi xét xử các vụ án cụ thể mà phát hiện ra văn bản của các bộ hoặc các địa phương trái với Hiến pháp thì có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản đó.

Và khi cơ quan nhà nước cấp bộ trở xuống cho đến cấp địa phương khi ban hành văn bản pháp luật sai hoặc chậm, trực tiếp gây ra thiệt hại về vật chất cho công dân và doanh nghiệp thì có thể bị khởi kiện và phải bồi thường thiệt hại.

Cũng vẫn liên quan đến chất vấn của đại biểu Thuyền về việc công văn của Văn phòng Chính phủ cho bầu thêm phó chủ tịch tỉnh thì có trái nghị định của chính Chính phủ hay không, Bộ trưởng cho rằng đó không phải là vấn đề đáng quan tâm.

Bởi theo nghị định nếu có nhu cầu bổ sung số phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp thì xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Và từ trước đến nay sau khi có ý kiến Thủ tướng thì văn phòng ký thông báo chủ trương, đó là thông lệ.

Chất vấn của đại biểu Thuyền rơi vào trường hợp luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định những người lần này đi luân chuyển thì không tính vào chỉ tiêu số phó chủ tịch cũng như phó bí thư của các tỉnh, thành phố, ông Cường giải thích thêm.

Với băn khoăn của đại biểu Đỗ Văn Đương về tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án đại án tham nhũng hàng ngàn tỷ chỉ khoảng dưới 10%, Bộ trưởng phân trần rằng mỗi khi xử các vụ án đó không khí nhân dân phấn khởi còn anh em thi hành án rất lo. Vì Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản một cách tập trung, thống nhất, bài bản và minh bạch, cả bất động sản và động sản.

Đáng chú ý là có sự cắt khúc rất nghiêm trọng trong tố tụng hình sự hiện nay, đặc biệt thi hành án dân sự bị tách rời khỏi quyền lực của cơ quan tư pháp hiện nay là tòa án.

Mặt khác, theo Bộ trưởng còn có lý do thi hành án theo quy định của luật trong nhiều trường hợp phải theo đơn yêu cầu.

“Như vụ Vinashin, tất cả những gì thuộc về án chủ động đã thi hành xong, cò bồi thường cho các doanh nghiệp con, cháu của Vinashin thì phải có yêu cầu của họ. Việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc nhưng cho đến hôm nay con, cháu không buộc “ông” phải trả số tiền đó, mà số tiền không phải là ít”, Bộ trưởng nêu ví dụ.

Với đề nghị của đại biểu Chu Sơn Hà về thông tin bộ nào yếu kém nhất trong quy định chi tiết thi hành luật, Bộ trưởng không thể chỉ rõ địa chỉ. Bởi, xác định và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố.

Khi số lượng văn bản quy định chi tiết mà các bộ, cơ quan ngang bộ được giao soạn thảo trong cùng một thời gian rất khác nhau. Đồng thời, có những văn bản nội dung rất khó và phức tạp, nhạy cảm cũng phải xin lên, xin xuống ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

“Hiến pháp có quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Trong hệ thống pháp luật hiện nay còn có tình trạng quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong các văn bản dưới luật hay không. Nếu có thì công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không?”, đại biểu Trần Văn Độ chất vấn.

Đây cũng là vấn đề được một số vị đại biểu khác quan tâm đặt vấn đề với Bộ trưởng.

Bộ trưởng cho biết, kết quả rà soát những quy định của pháp luật, những văn bản pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân cho thấy trong số 155 luật, pháp lệnh có 29 luật, pháp lệnh cần được sửa đổi bổ sung, ban hành thay thế để phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Riêng câu hỏi là công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không, thì Bộ trưởng không đề cập.
 
Copy từ: VnEconomy 
 
...............

Du học sinh VN và cộng đồng người Việt hải ngoại

anh1-416x234-305.jpg 
Du học sinh Việt Nam tại Oklahoma tổ chức tiệc Tết Giáp Ngọ 2014.

 
Số lượng sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học ngày càng đông, và ở đây họ có những giao thiệp với người Việt đã định cư tại Mỹ. Diễn đàn bạn trẻ kỳ này đến Oklahoma City nơi có nhiều du học sinh Việt Nam học tập. Tham gia diễn đàn có anh Thanh Liêm, một người có nhiều hoạt động cộng đồng cùng hai bạn Tường Vy và Linh, sinh viên Mỹ gốc Việt, đã và đang hoạt động trong các hội sinh viên tại Oklahoma City.

Văn hóa khác nhau?

Kính Hòa: Đầu tiên xin đặt câu hỏi cho anh Liêm là anh đã quan tâm đến cộng đồng du học sinh lâu chưa và anh có nhận xét như thế nào?
Thanh Liêm: Trước tiên xin cảm ơn Linh, Tường Vy đã bỏ thì giờ, và  anh Kính Hòa đã cho chúng ta cơ hội trao đổi để tìm hiểu những vấn đề của người Việt ở hải ngoại mình nó như thế nào đối với người Việt từ trong nước sang. Tôi cũng là người Việt Nam yêu đất nước của mình, muốn người Việt của mình có thể ngồi lại với nhau, không có giận hờn, không có nghĩ về quá khứ quá nhiều, nhất là đối với những người trẻ hơn tôi. Đơn giản vậy thôi.
Tiếp xúc với những người Việt Nam là giới sinh viên sang thì tôi thường hay lên trường để tham dự các buổi lễ phát thưởng dành cho học sinh giỏi. Tôi nhận thấy rằng các em học sinh từ Việt Nam sang rất là giỏi. Tôi cũng thường hay nói chuyện, ủng hộ các em, rất là mong các em tham gia vào các hoạt động của cộng đồng ở địa phương. Cũng lâu lắm rồi.
Kính Hòa: Xin hỏi hai bạn Tường Vy và Linh, các bạn là sinh viên ở đây. Các bạn có nhận xét gì về các bạn du học sinh?
Ở bên đây người VN sanh bên Mỹ chơi với người VN khác sanh bên Mỹ thì cứ nói tiếng Mỹ với nhau. Người Tàu, người Nhật, người Hàn Quốc đều nói tiếng mẹ đẻ của họ.
-Tường Vy
Linh: Dạ thưa chú hồi trước con học ở trường University Of Oklahoma thì con cũng có sinh hoạt với các bạn du học sinh. Có năm con là Chủ tịch hội sinh viên. Mình lớn lên ở Mỹ thì sinh hoạt khác với các bạn ở Việt Nam sang. Các bạn từ Việt Nam sang có học bổng để học nên học là chính chơi là phụ. Những sinh hoạt mà các bạn đó tham gia thì mang tính chất gia đình nhiều hơn như là đi ăn cùng nhau hay đến nhà nhau để nấu ăn.
Tường Vy: Con sanh bên Mỹ này thực sự con cũng biết sơ sơ vài người du học sinh. Con thấy người Việt Nam bên đây không thích chơi với du học sinh. Con thấy họ thấy mắc cỡ hay là không thích cái culture (văn hóa) của mình.
Kính Hòa: Xin lỗi cho chú cắt chỗ này. Tức là con nói rằng họ không thích chơi với người Việt bên này?
Tường Vy: Con nghĩ không phải du học sinh không thích chơi với người sinh bên Mỹ này mà là người sinh bên Mỹ này không thích chơi với du học sinh.
Kính Hòa: À, vậy lý do là vì sao?
Tường Vy: Thì giống như con nghĩ rằng người sanh bên Mỹ này không có rành tiếng Việt. Tại vì cón thấy ở bên đây người Việt Nam sanh bên Mỹ chơi với người Việt Nam khác sanh bên Mỹ thì cứ nói tiếng Mỹ với nhau. Người Tàu, người Nhật, người Hàn Quốc đều nói tiếng mẹ đẻ của họ.
Kính Hòa: Cho chú hỏi là ngược lại những người du học sinh có muốn chơi với các bạn, những người như Linh và Tường Vy không?
Linh: Con hiểu sao Tường Vy lại nói vậy. Con sang Mỹ từ nhỏ và lớn lên ở đây. Khi con sinh hoạt với các bạn sinh viên du học thì con thấy cần phải có một cầu nối cho hai giới trẻ cùng một gốc, nhưng có hai cái nền khác nhau hòa thuận với nhau. Thứ nhất là tiếng nói, các bạn ở đây nói tiếng Anh nhiều hơn, còn các bạn từ Việt Nam sang thì nói tiếng Việt nhiều hơn. Khi mà con sinh hoạt chung với các bạn sinh viên du học thì con có tổ chức những chuyện như chèo thuyền chung với các bạn lớn lên ở đây để mình biết nhau hơn.
Con nghĩ là cũng tùy theo cá nhân có muốn sinh hoạt hay không.

Nên mở tấm lòng để giúp đỡ

anh7-416x234-250.jpg
Đội múa trường đại học trung tâm Oklahoma biểu diễn trong tiệc Tết Giáp Ngọ 2014 do du học sinh tại Oklahoma tổ chức. Courtesy sinhvienusa.org
Kính Hòa: Các bạn có quan sát thấy là những bạn du học sinh có thích gần gũi với cộng đồng người Việt ở Oklahoma không? Không nói những người trẻ như Linh và Tường Vy mà mình hỏi là họ có quan tâm đến các hoạt động của cộng đồng người Việt ở Oklahoma không?
Tường Vy: Con nghĩ những người trẻ ở Oklahoma này không có cơ hội để giúp đỡ cộng đồng. Con thấy những người lớn tuổi hay giành mấy cái… đồ làm…
Thanh Liêm: Hoạt động.
Tường Vy: …những hoạt động của cộng đồng, không cho người trẻ làm.
Linh: Cái này cũng hơi khó nói, tại vì lúc trước con có đi nhảy múa cho cộng đồng, rồi đi dạy tiếng anh cho mấy bác mới ở Việt Nam qua. Thành ra cũng tùy vào chuyện mình phải nói ra với những người mới sang là mình muốn giúp họ để làm quen với cuộc sống bên này. Thành ra phải tìm tới nhau mà giúp đỡ lẫn nhau. Nếu mình không nói thì làm sao người ta biết mình muốn giúp cho người ta.
Kính Hòa: Nhưng câu hỏi của chú hơi khác một chút là những người sinh viên từ Việt Nam qua có quan tâm đến những sinh hoạt của cộng đồng tại Oklahoma hay không?
Linh: Cái này thì khó… (cười)
Tường Vy: Tại vì mình không thể nói hết mọi người được.
Kính Hòa: Tức là có người quan tâm và có người không quan tâm?
Linh: Dạ cũng đúng nhưng mà có những chuyện quá khứ như là tụi con hay có những buổi gây quĩ để làm những sự kiện lớn thì các bạn sinh viên người Bắc, đại đa số các bạn du học sinh ở Oklahoma là người Bắc thì khi vô Oklahoma City để gây quĩ thì có những cô chú nói những lời không hay với họ cho nên đương nhiên là họ bị tổn thương khi sinh hoạt với cộng đồng. Con cũng muốn mang hai hội lại với nhau nhưng khó. Khi tụi con đi cùng với mấy bạn sinh viên người Bắc đó đi xin tiền con cũng nghe những lời không hay. Có lần có người hỏi con là tại sao con lớn lên ở đây mà lại đi chơi với mấy người du học này. Cái đó con không hiểu.
Kính Hòa: Một khía cạnh khác nữa là khi các bạn du học sinh qua đây thì chắc chắn họ tiếp xúc với những hoạt động mang tính chính trị, dân chủ của xã hội Mỹ. Linh và Tường Vy thấy những hoạt động mang tính chính trị của họ như thế nào?
Mình phải đặt mình vào vị trí của các em, thông cảm với các em mà không đẩy các em vào vị thế khó, gây khó khăn cho các em khi về nước.
-Thanh Liêm
Linh: Các bạn du học thì tránh những hoạt động mà có treo lá cờ tại vì các bạn sợ nếu mà chụp hình rồi thấy đằng sau lưng có lá cờ ba sọc thì các bạn sẽ về nước không được. Cái vấn đề quan tâm chính là nước Việt Nam có cho họ về lại hay không. Còn những sinh hoạt khác như đi múa, đi kể chuyện cho những hoạt động nào đó thì họ vẫn đi.
Tường Vy: Dạ con đồng ý.
Kính Hòa: Các bạn sinh viên như Linh và Tường Vy sinh ra lớn lên ở đây thì thuộc một hội còn các bạn du học sinh là một hội khác?
Linh: Lúc trước là một hội, rồi con không hiểu tại sao lại đổi ra thành hai hội.
Kính Hòa: Các bạn cũng biết là bây giờ Việt Nam vẫn được cai trị bởi một đảng duy nhất mà thôi. Các bạn có nghĩ là các bạn sinh viên từ Việt Nam sang bị kiểm soát bởi tòa đại sứ Việt Nam tại Mỹ không?
Linh: Con nghĩ là không vì các bạn sinh hoạt rất là tự do tuy các bạn có tránh lá cờ mình treo ở nước Mỹ này. Đầu năm thì tụi con gặp nhau và đồng ý là sẽ không dính gì đến chính trị mà chỉ gặp nhau vui chơi.
Tường Vy: Con cũng đồng ý với Linh.
Thanh Liêm: Tôi cũng đồng ý với Linh và Tường Vy. Tất cả du học sinh tại Oklahoma này hay có thể là cả nước Mỹ nói chung có thể là họ bị kiểm soát bởi tòa đại sứ bằng cách nào đó mà những người bình thường như mình không thấy được, nhưng mà tôi thấy các em sinh hoạt rất là tự do. Mình phải đặt mình vào vị trí của các em, thông cảm với các em mà không đẩy các em vào vị thế khó, gây khó khăn cho các em khi về nước.
Với tư cách người lớn tuổi hơn tôi mong muốn là mình đi cạnh các em để chỉ cho các em thấy cái xã hội tự do dân chủ là như thế nào. Tại vì không phải tất cả các em sang đây đều thay đổi tư duy. Mà cũng có một số rất là cực đoan, nghĩ rằng chế độ cộng sản là chế độ duy nhất mà con người Việt Nam và xã hội Việt Nam phải có. Thì cái điều đó chúng ta nên mở tấm lòng ra để giúp các em thấy các điều hay điều tốt của bên này.
Kính Hòa: Xin đặt câu hỏi cuối cùng cho Tường Vy và Linh. Như Linh nói lúc nãy là khi các bạn sinh hoạt chung với nhau thì đồng ý với nhau là không đề cập đến chuyện chính trị. Nhưng mà có lẽ là chúng ta không thoát khỏi chính trị. Các bạn có thấy là sinh viên Việt Nam có nên tham gia vào chính trị hay không? Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên từ Việt Nam đến Mỹ.
Linh: Theo con thì chính trị là một vấn đề rất nhạy cảm và con chọn không tham gia. Nhưng cũng có những bạn rất thích tham gia, thì cái đó tùy cá nhân từng người. Là một hội sinh viên để học hành, học hỏi nhau thì con nghĩ rằng không tham gia là tốt nhất vì các bạn có những ý kiến khác nhau, để tránh bất hòa thì mình nên…
Tường Vy: Con cũng đồng ý với lại Linh. Mỗi người có một ý khác nhau và thật sự con cũng nghĩ là người Việt Nam mình muốn nhiều tự do hơn, muốn nói ý kiến mình ra thì phải tham gia vào chính trị. Nhưng đó là quan điểm của mỗi cá nhân thôi.
Kính Hòa: Xin rất cảm ơn anh Liêm cùng hai bạn trẻ là Linh và Tường Vy đã tham gia diễn đàn bạn trẻ ngày hôm nay.

Copy từ: RFA


............

‘Ngư dân’ Trung Quốc cắt tóc 3 phân, tàu gắn lê ... rất hung hãn


Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam
Tình hình biển Đông nóng hơn bao giờ hết kể từ khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển thuộc chủ quyền  Việt Nam, liên tục tấn công ngư dân.
Nhưng không quản ngại nguy hiểm, ngư dân Đà Nẵng vẫn kiên cường tiến thẳng ra khơi buông lưới. Họ thả lưới chính tại vùng biển nơi mà Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn với  ông Nguyễn Văn Còn B, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê. TP Đà Nẵng- chủ tàu cá ĐNa 90039. Ông cũng là tổ trưởng đội tàu cá Đà Nẵng hoạt động đánh bắt ở Hoàng Sa, một trong 15 thuyền trưởng vừa qua được UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen vì đã tham gia xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo.
Thuyền trưởng Trần Văn Còn B kể lại chuyện tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cá Việt Nam
Thông qua câu chuyện của ông, chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình ra khơi bám biển đánh bắt cá cũng như những khó khăn nguy hiểm của những ngư dân đã kiên cường bám trụ tại Hoàng Sa suốt thời gian qua.
Thưa ông, trong quá trình ra khơi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa ở thời điểm hiện nay, tàu cá Việt Nam gặp những khó khăn gì khi bị các tàu Trung Quốc liên tục quấy nhiễu, tấn công?
Ông Nguyễn Văn Còn B: Mấy bữa đầu thì bên mình thả trôi cách giàn khoan tầm 7 hải lý. Sau đó thì phải thay đổi vị trí liên tục, lùi ra xa dần, vì tàu Trung Quốc lao vào xua đuổi, đâm húc dữ dội. Mà tàu Trung Quốc hung bạo lắm. Mấy “ngư dân” trên tàu Trung Quốc tóc đều cắt ngắn 3 phân.
Ghe tàu mình chỉ cần rút ngắn khoảng cách giàn khoan gần hơn 7 hải lý là Trung Quốc cho tàu quay ra đuổi liền. Tàu mình 800CV (mã lực) nhưng mà không ăn thua gì với tàu Trung Quốc to lớn đồ sộ, chạy chấp 4 lần tàu mình, trước mũi gắn lê phá băng...
Họ dã man lắm, áp sát tàu ghe mình và ném chai lọ, bu loong, ốc vít to như cái bát… sang. Mình mà không né kịp là toác đầu, mẻ trán liền. Có khi họ còn lấy gậy sắt dài vói sang đập máy móc trên tàu mình cho hư hỏng đi.
Ông có thể kể lại toàn bộ sự việc tàu cá ĐNa90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm không? Lúc ấy các ngư dân tàu của mình có chứng kiến hết toàn bộ sự việc?
Lúc đó bên mình tàu dàn đội hình ngang sát nhau thả trôi. Khoảng tầm 3 giờ chiều ngày 26.5, thấy mũi tàu Trung Quốc bắt đầu quay là tui thông báo với cả đội phải chú ý coi chừng.
Tầm 3 giờ 30 phút tàu Trung Quốc di chuyển. Lúc đó khoảng cách tàu Trung Quốc với tàu mình dưới 7 hải lý rồi nên tui thông báo anh em kéo lưới lên để chuẩn bị chạy.
Tàu Trung Quốc tăng tốc hết cỡ. Tàu tui nằm trên hết nên nó lao vô húc trước và bắt đầu ép sát vô thì tui nhấn ga de qua bên thế là né được. Xong tui liền kêu to “hắn tông thiệt, coi tránh hắn ra, tránh hắn ra”.
Cùng lúc ni hắn tiếp tục lao vô giữa nhắm húc tàu 51 của ông Chiến (ĐNa 90351- thuyền trưởng Lê Văn Chiến). Tàu ông Chiến cũng nhấn ga de qua kịp thời nên cũng thoát được trong gang tấc. Rứa là nó tiếp tục ép sát tàu 98 ( ĐNa 90098- thuyền trưởng Lê Dũng) nhưng cũng bị hụt tiếp. Xong nó theo đà lao vô thẳng tàu 52 (ĐNa 90152) húc vô sau đuôi.
Tàu  52 trồi lên cái nhưng nó dí vô sát húc thêm cái nữa lật úp luôn. Húc lật tàu 52 xong, tàu hắn bỏ chạy.
Vậy mọi người liền xử trí thế nào trong tình huống khẩn cấp ấy?
Anh em lúc đó cũng bình tĩnh lắm! Mấy tàu bọn tui đi theo đội hình nên cũng ở gần, liền vòng sát lại có mặt tại chỗ nơi tàu 52 chìm. Tàu 08  (ĐNa 90508- thuyền trưởng Nguyễn Đình Sinh- tàu ĐNa 90508 và ĐNa 90152 đều của gia đình ông Trần Văn Vốn - người đã đâm đơn kiện Trung Quốc trong vụ chìm tàu) lúc đó đi song song nên ngay lập tức đến cứu mấy anh em lên. 
Tui sợ có người mô bị vướng vào chân vịt hay bị va vô mạn tàu Trung Quốc thì nguy nên kêu lên hỏi “Anh em đã đủ người chưa?”. Mọi người kêu đủ rồi, khi đó mới quăng dây cột vô tàu 52 để kéo vào. Nhưng vì dòng nước chảy nên nặng quá không kéo nổi, đến đêm tàu kiểm ngư mình mới lai dắt đi.
Ra khơi đánh cá nhưng tàu Trung Quốc luôn hung hãn quấy phá, bản thân ông có cảm thấy sợ ? Sau sự việc xảy ra với tàu ĐNa 90152 như vậy, sắp tới ông vẫn sẽ tiếp tục ra khơi?
Không! Sợ thì không đâu! Bọn tui đi biển từ khi mới 15 tuổi, đến giờ là hơn 40 năm. Bọn tui cả đời chỉ biết bám biển mà làm nghề ni, không ra khơi nữa thì làm chi mà ăn.
Hoàng Sa, Trường Sa là biển của mình, từ trăm năm nay ông cha đã gắn bó với Hoàng Sa, giờ mà bọn tui không ra đó thì làm răng được?
Trước tình trạng tàu Trung Quốc quấy phá gây rối liên tục như vậy, về lâu dài tàu cá mình phải đối phó như thế nào để có thể bám biển, thưa ông?
Thì cứ ra khơi đánh bắt rứa thôi, tàu hắn mà xoay ngang so với ghe mình thì mình cứ thả lưới mà đánh bắt. Chỉ cần hắn xoay mũi là mình rút. Hắn đuổi thì mình chạy, hắn không đuổi nữa thì mình buông lưới đánh tiếp!
Ban đêm thì tụi tui không ngủ, phải thức để canh bọn tàu Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc hay nhằm ban đêm mà tông vô tàu mình lắm nên mình phải cảnh giác mọi lúc, không được chủ quan!
Chuyến vừa rồi ra khơi, tình hình trên biển căng thẳng như vậy, tàu cá mình có thu hoạch được gì không?
Vùng xung quanh giàn khoan mùa ni nhiều cá lắm, nhưng tàu thuyền cứ rượt đuổi nhau làm động biển nên chuyến ni chẳng thu hoạch được gì nhiều. Toàn bộ được 7 triệu tiền cá, lỗ! Không lại tiền xăng dầu. Bữa ni ra khơi, chi phí thì cao, mà giá cá thì rẻ bèo quá .
Sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam rồi dùng tàu lớn uy hiếp, đâm húc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu cá ngư dân mình, bản thân ông nghĩ gì?
Vùng biển mình mà nó ngang tàng quá chừng, nó ưng (thích) chi là làm, hung hăng quá trời quá đất. Tui chỉ mong làm sao để cho thế giới họ biết được bộ mặt thật của Trung Quốc mà tìm cách ngăn chặn nó lại. Chứ cứ ngang ngược vậy, ngư dân bọn tui nói riêng, nhân dân mình nói chung ức chế, bất bình lắm!
Nhiều người đã xúc động khi nhìn thấy tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng được kéo về đến Lý Sơn và chỉ còn nổi một mỏm nhỏ trên mặt biển
Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn! Chúc ông và các thuyền viên tàu ĐNa 90039 nói riêng, đội tàu cá Đà Nẵng nói chung dồi dào sức khỏe để tiếp tục ra khơi bám biển!
Nguyên Phi thực hiện

Mặc dù bị tàu Trung Quốc ra sức ngăn cản, đâm phá hung bạo và một trong số đó là tàu cá ĐNa 90152 bị tông chìm nhưng các tàu cá Việt Nam đã bám trụ kiên cường tại ngư trường Hoàng Sa ròng rã suốt tháng trời để đánh bắt khai thác, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
 
Copy từ: Một Thế Giới 
 
 
....................

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam có ...súng nước.

'Chân dung' tàu Cảnh sát biển hiện đại nhất Việt Nam

 

 

(TNO) Đó là con tàu Cảnh sát biển (CSB) 8001 hiện đang thực thi pháp luật tại nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 
Tàu CSB 8001 (bên trái) đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển Đông. Bên cạnh là tàu CSB 8003 được điều từ Cảnh sát biển vùng 1 vào. Tàu 8003 là con tàu có trọng tải rất lớn và khá hiện đại.
Đại úy Bùi Mạnh Hùng, Chính trị viên tàu 8001 cho biết trị giá tàu 8001 vào khoảng 60 triệu USD, hoạt động chính thức vào tháng 10.2013 và thuộc quân số của Cảnh sát biển vùng 3. Đây cũng là con tàu hiện đại nhất trong đội tàu của CSB Việt Nam.
Điểm đặc biệt của con tàu này là hoạt động không hạn chế cấp sóng. Trên tàu trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhất. Mọi hoạt động của tàu đều được điều khiển bằng hệ thống máy tính. Tàu có hệ thống nhận dạng các tàu trong và ngoài nước đăng ký hoạt động ở vùng biển Việt Nam.
Theo đại úy Hùng, tàu 8001 có sức chứa khoảng 200 người, có thể hoạt động liên tục trên biển 2-3 tháng. Do làm nhiệm vụ thu dung (khám chữa bệnh trên biển - PV) nên tàu 8001 có 120 giường bệnh, 12 giường ở phòng cấp cứu. Khi cần thiết, tàu sẽ nối vệ tinh với đất liền để thực hiện phẫu thuật ngay trên tàu.
“Đáng chú ý tàu có sân đỗ dành cho máy bay trực thăng. Tàu còn có hai xuồng cứu hộ chịu được nhiệt độ cao và sóng ở cấp 12, chạy bằng pin năng lượng mặt trời. Khi có sự cố, chỉ cần giật dây, hai xuồng này sẽ tự rớt ra và mỗi chiếc có thể chở tối đa 37 người”, đại úy Hùng cho biết thêm.
Tàu 8001 còn có hai súng cứu hỏa bắn xa 150-200 mét và phun 6 m3/phút để dập lửa trên biển. Hệ thống kính của tàu 8001 có khả năng chống và hạn chế tối đa vòi rồng phun vào.
Dưới đây là một số hình ảnh của tàu 8001 mà PV Thanh Niên Online ghi lại trong những ngày tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam:
 
Trung tâm thông tin trên tàu 8001


Khu vực chỉ huy tàu. Ở đây có máy nhận dạng các tàu đang đăng ký hoạt động ở vùng biển của Việt Nam


Bàn lái


Hệ thống bộ đàm


Hệ thống vệ tinh hiện đại kết nối với đất liền


Súng phun nước dùng để chữa cháy trên biển


Tàu có 6 tầng nên việc vận chuyển thức ăn phải dùng thang máy


Phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín


Nhà bếp, có khả năng phục vụ hàng trăm người


Bếp điện


Phòng tập thể hình trên tàu


Khi cần thiết, tàu sẽ kết nối vệ tinh với đất liền để thực hiện công tác giải phẫu ngay trên tàu


Hệ thống máy giặt, máy sấy trên tàu


Xuồng cứu hộ chịu được sóng cấp 12


Phía sau tàu có bãi đỗ dành cho trực thăng
Trung Hiếu
(thực hiện)
Copy từ:  Thanh Niên


..............

Lời phản đối tối hậu của PGHH Thuần Túy


PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

***

Lời Phản Đối Tối Hậu

Từ sau ngày 30-4-75, cưỡng chiếm được Miền Nam, chế độ cộng sản đã áp dụng một chính sách vô cùng nghiệt ngã đối với Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) về mọi mặt.

Riêng ngày Đại Lễ 18-5 âl là lễ kỷ niệm ngày khai sáng Đạo PGHH, nhà cầm quyền cs triệt để dùng mọi biện pháp tàn bạo nhất để trấn áp 7 triệu tín đồ PGHH không được tổ chức ngày lễ này. Từ năm 1999, nhà cầm quyền cs khai sinh được một hệ thống Ban Trị Sự PGHH tay sai (quốc doanh) thì ngày Đại Lễ 18/5 âl chỉ có hệ thống quốc doaqnh mới được tổ chức, còn đại đa số tín đồ trong khối Giáo Hội PGHH chính thống không chịu quỳ gối trước đảng cs thì không được tổ chức. Khối này gọi là PGHH Thuần Túy do tôi, Lê Quang Liêm làm Hội Trưởng Trung Ương.

PGHH có 3 ngày lễ chánh: Lễ khai Đạo (18/5 âl)... Lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ bị việt minh cộng sản (VMCS) ám hại (25/2 âl).... Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ (25/11 âl). Mỗi năm, đối với 3 ngày lễ này, nhà cầm quyền cs chỉ cho hệ thống quốc doanh tổ chức, còn với PGHH Thuần Túy thì nhà cầm quyền cs áp dụng một chiền dịch trấn áp vô cùng tàn bạo, xử dụng hàng ngàn công an, bộ đội cơ giới, có cả xã hội đen... xe tăng, thiết giáp để ngăn trở khối PGHH Thuần Túy tổ chức lễ.

Năm nay, chỉ còn 4 ngày nữa là đến ngày lễ 18/5 âl... thì sáng ngày 11-6-2014, hàng ngàn công an, bộ đội cơ giới, xã hội đen, xe tăng, thiết giáp, xe bít bùng (chở tù) xuất hiện rầm rộ trên các con đường trong các tỉnh Miền Tây.

Trên các nẽo đường đến nhà ông Nguyễn Văn Vinh ở Xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) là địa điểm sẽ cử hành Đại lễ 18/5 âl đã có khoảng 500 công an, xã hội đen, cơ động, giao thông bố trí triệt để ngăn cấm không cho một ai được đi qua lại trước nhà ông Vinh, mỗi đầu cách khoảng 500 mét đều có bố trí nút chận, cấm mọi phương tiện giao thông qua lại, nếu muốn đi thì đi bên kia con rạch (đối diện với nhà ông Vinh)... trong lúc đó, trên trăm nhà Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy trong các tỉnh Miền Tây đều bị công an đóng chốt trước cửa nhà, mỗi nơi ít nhất 20 người.

Nếu những người không biết được nguyên nhân của sự việc thì có lẽ sẽ hoảng hồn ngỡ rằng: TÀU CỘNG ĐÃ ĐẾN và đây là chiến dịnh ngăn chận xâm lăng... Mô Phật! Nếu được như vậy thì còn gì quý hơn!

Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Đây là một chiến dịch của nhà cầm quyền cs đối phó với khối PGHH Thuần Túy, một tập thể nông dân, tay lấm chân bùn, trong tay không có một tất sắt, chỉ biết ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ, cày sâu cuốc bẫm!... tất nhiên là nhà cầm quyền cs đã chiến thắng, tạo thêm một quang vinh vẻ vang mới trong vô số quang vinh quá khứ: cướp đất, giựt nhà, cướp vườn, giày xéo nhân dân.

-Nguyễn Phú Trọng Ơi!

-Trương Tấn Sang ơi !

-Nguyễn Sinh Hùng ơi!

-Nguyễn Tấn Dũng ơi!

Các ông là người lãnh đạo đất nước hiện thời, nếu các ông còn trái tim con người, các ông nhìn cuộc chiến thắng PGHH Thuần Túy như vậy, các ông hãnh diện hay xấu hổ???

Binh hùng, tướng mạnh, xe tăng thiết giáp tối tân như vậy sao không đem bảo vệ Ải, Thác, Biển, Hoàng Sa, Trường Sa???

Nhân danh Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy, tôi:

- Cực lực phản đối hành vi HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN, sâu dân mọt nước của đảng csVN, đồng thời cực lực phản đối chánh sách nghiệt ngã của đảng csVN đối với PGHH Thuần Túy, đòi hỏi phải chấm dứt ngay.

- Các ông phải trả lời cho 7 triệu tín đồ PGHH biết: Đứng trên phong tục nào, luật pháp nào, tâm lý nào mà mấy ông không cho: Học trò làm lễ kỷ niệm Thầy???

Tôi cũng xin long trọng tố cáo và thành khẩn tha thiết kêu gọi:

- Đại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

- Các Tổ Chức Nhân Quyền khắp thế giới.

- Các Quốc Hội, Chính Phủ trong Thế Giới Tự Do.

- Các Cơ Quan Truyền Thông Quốc Tế.

Hãy nhìn vào VN để nhận thấy những hành động bỉ ổi, trắng trợn chà đạp nhân quyền một cách thô bạo, tàn nhẫn của csVN mà VN là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ để xin có biện pháp thích nghi.

VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO DÂN CHỦ MUÔN NĂM.

PGHH TRƯỜNG TỒN BẤT DIỆT.

Ngày 12 tháng 6 năm 2014.

TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy.

Hội Trưởng Trung Ương

Đã ký

Lê Quang Liêm




Copy từ: Dân Làm Báo


..............

Hàng loạt án kỷ luật vì cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đội vốn

Nhiều tổ chức, cá nhân chịu kỷ luật sau khi Kiểm toán Nhà nước có kết luận về dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình...

 

Hàng loạt án kỷ luật vì cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đội vốn

Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tư vấn giám sát đến từ Cuba

Minh Nguyên.

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, xử lý hành chính với các đơn vị nhà thầu, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư liên quan đến sai phạm tại đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Cụ thể, Bộ phê bình Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đối với các tồn tại của dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1), đặc biệt là việc để tăng tổng mức đầu tư của dự án và chậm trễ triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, đồng thời yêu cầu khẩn trương tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án tiếp theo.

Đồng thời, Bộ cũng phê bình nghiêm khắc đối với tập thể lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) do trong quá trình thực hiện dự án đã để xảy ra các tồn tại như Kiểm toán Nhà nước đã nêu.

Các đơn vị này phải khẩn trương tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp và thông báo tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của VEC để rút kinh nghiệm thực hiện các dự án tiếp theo.

Ngoài ra, Bộ cũng cảnh cáo Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và các nhà thầu phụ là đơn vị có liên quan về trách nhiệm đối với nhiều nội dung tồn tại của dự án, góp phần làm tăng tổng mức đầu tư các dự án. Các đơn vị này sẽ bị trừ điểm trong danh sách xếp hạng và đăng tải các vi phạm trên trang web của Bộ, trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Danh sách các đơn vị bao gồm cả các đơn vị tư vấn thiết kế (TEDI và các đơn vị thầu phụ); tư vấn giám sát (công ty QCI của Cuba); đơn vị thi công (Cienco1, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Vinaconex, Công ty Phương Thành, Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long, Công ty 479, Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng cầu 75, Cienco 4, Cienco 5, Cienco 6, Cienco 8, Công ty Vạn Cường và các đơn vị thầu phụ).

Đáng chú ý là Bộ sẽ cấm công ty QCI và đơn vị thí nghiệm (thuộc Công ty TNHH Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng, Công ty TNHH Xây dựng công trình giao thông 481) tham gia các dự án do VEC làm chủ đầu tư trong thời gian 2 năm. Đối với 10 kỹ sư tư vấn nước ngoài (Cuba), thống nhất không để tiếp tục quay lại làm giám sát tại công trình giao thông ở Việt Nam.

Cũng bị cấm tham gia các dự án do VEC làm chủ đầu tư trong thời gian hai năm là các phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Gói thầu số 5 LAS XD 160 - thuộc Công ty TNHH Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng; Phòng thí nghiệm Gói thầu số 6: LAS XD 620 - thuộc Công ty TNHH Xây dựng công trình giao thông 481; đồng thời yêu cầu các đơn vị thi công không thanh toán chi phí thí nghiệm đối với các hạng mục còn tồn tại về chất lượng.

Về xử lý tài chính theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ yêu cầu VEC tiếp tục tiến hành thu hồi, giảm trừ số tiền hơn 2,1 tỷ đồng ngoài số tiền mà Kiểm toán Nhà nước đã nêu gồm: giảm trừ giá trị thanh toán hạng mục bê tông nhựa chặt hạt mịn do thi công chưa đảm bảo chiều dày thiết kế tại gói thầu với diện tích phải xử lý là 11.117 m2 tương ứng với số tiền 998,7 triệu đồng; giảm trừ 50% chi phí lập tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án (khoảng 1 tỷ đồng) khi thanh toán cho TEDI...

Đặc biệt, Bộ cũng yêu cầu Hội đồng Thi đua Bộ không xem xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định.

Quyết định khó hiểu?
Vào đầu tháng 3 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kiểm toán dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) với tổng chiều dài 50 km, có kinh phí phê duyệt ban đầu là 3.734 tỷ đồng, nhưng tại thời điểm quyết toán, chi phí đầu tư đã tăng lên tới 8.974 tỷ đồng, tức kinh phí cho mỗi km là gần 180 tỷ đồng.

Đáng chú ý, qua kiểm toán đã phát hiện trong quá trình khảo sát lập dự án, Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án 1 (PMU1), Ban Quản lý dự án Thăng Long và nhà thầu tư vấn khảo sát lập dự án (TEDI) đã bỏ qua nội dung khảo sát thủy văn và đã sử dụng các số liệu điều tra, tính toán thủy văn của một số dự án tương tự sát với khu vực tuyến đường đi qua.

Tuy nhiên, ngay trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã “kêu oan” cho các nhà thầu tại dự án này.

Theo Bộ trưởng Thăng, dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được làm dự toán từ năm 1999 nhưng đến 2007 mới triển khai. Tuy nhiên, khi vào kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước vẫn lấy dự toán của năm 1999 để so sánh với năm 2007 cũng như thời điểm hiện nay, để nói rằng dự án này tăng tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

“Số liệu như vậy rất phản cảm, vì không thể so sánh tổng mức đầu tư của năm 1999 với 2007 được. Nghe thế dân sẽ rất sốt ruột, vì họ so sánh giá trị đầu tư một cầu treo dân sinh chỉ hơn 1 tỷ đồng, trong khi dự án làm thất thoát hơn 5.000 tỷ, nghe rất vô lý”, Bộ trưởng Thăng nói.

Với quan điểm đó, người đứng đầu ngành giao thông đề nghị tới đây Thủ tướng phải chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước khi đưa ra số liệu cần khách quan, minh bạch, tránh sự hiểu lầm.

Nhưng, nếu những nội dung và viện dẫn của Bộ trưởng Thăng nói trên là đúng sự thật thì sẽ càng khó hiểu hơn cho quyết định xử lý sai phạm nói trên của Bộ Giao thông Vận tải, bởi việc làm “tăng tổng mức đầu tư của dự án” cũng được Bộ đề cập đến và được xem là một trong những lý do để kiểm điểm, xử lý sai phạm của các đơn vị liên quan.

Copy từ: VnEconomy 

............

ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ NỖI ĐAU NƯỚC VIỆT



Hoàng Mai
Nếu như có một cõi tâm linh, nơi mà con người sau khi chết vẫn nhận biết, thì ông Phạm Văn Đồng chắc hẳn là người đang đau khổ. Vì vấn đề liên quan đến cá nhân ông đang mang lại một nỗi đau quá lớn cho dân tộc.
Không có lẽ người Việt mất Hoàng Sa, sau hơn 3 thế kỷ chiếm hữu, với những công trình mà người Việt và người Pháp xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa, lại chỉ bằng một văn bản, mà rất có thể chỉ có Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng tự quyết định với nhau? Hay ông Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành trước một Hồ Chí Minh bao trùm uy tín, quyết định mọi vấn đề ngày đó?!
Sản phẩm của cơ chế độc đảng, độc quyền
Việc kiện China lên các tòa án liên quan để đòi lại Hoàng Sa (cũng như một phần Trường Sa) còn “thiên nan, vạn nan”. Dẫu sao, vẫn còn một phần may mắn cho con dân nước Việt, đó là, Hoàng Sa khi đó thuộc Việt Nam cộng hòa (VNCH) quản lý.
Nếu như miền Bắc với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ngày đó, thực sự có cơ chế “Tam quyền phân lập”, thực hiện theo Hiến pháp 1946, thì cụ Phạm Văn Đồng có làm được điều “bút sa gà chết” như vậy không? Rõ ràng là không!
Đưa Việt Nam đi theo con đường độc đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, là thắng lợi lớn nhất mà Mao và các học trò của ông ta đã làm được cho đất nước China trong gần 85 năm qua. Phải chăng, vì vậy mà, mặc dù là một tên đồ tể, gây nên cái chết của 77 triệu người (chủ yếu là người Tàu), nhưng Đảng cộng sản China hôm nay vẫn bắt Nhân Dân China tôn thờ Mao?
Bài học không chỉ riêng đối với ông Phạm Văn Đồng
Hôm nay, khi mà mâu thuẫn giữa “hai đảng anh em”, đã không còn có thể che dấu với việc China chủ động lấy mặt nạ ra khỏi khuôn mặt thật của họ thông qua sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HY981), thì rất có thể còn nhiều điều bất ngờ sẽ được phía China công bố về sau.
Được biết, hôm 09.06.2014, China đã gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc, theo đó, ngoài “công thư Phạm Văn Đồng” như dư luận đã biết; thì China còn gửi thêm 02 tài liệu, đó là: (1) Sách lớp 9 phổ thông toàn tập, NXB Giáo dục Hà Nội – 1974; và (2) Tập bản đồ thế giới, do Cục đo đạc và bản đồ Phủ Thủ tướng, xuất bản tại Hà Nội năm 1972; trong đó Việt Nam gián tiếp công nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà China gọi là Tây Sa và Nam Sa; đó chính là những bất ngờ mới, rồi đây liệu rằng Bắc Kinh sẽ còn có tung ra thêm tài liệu hay thỏa thuận gì nữa?
Với lịch sử quan hệ bí mật giữa “hai đảng anh em” Việt Nam – China trong gần 85 năm qua, những người Việt quan tâm đến vận mệnh Đất Nước, chắc chắn tin rằng, không chỉ riêng ông Phạm Văn Đồng đang phải buồn lòng nơi chín suối, mà sẽ còn có nhiều vị nữa. Ngay cả là đối với các vị làm Tổng Bí thư từ sau “Hội nghị Thành Đô” (9/1990) về sau, như các ông (đang còn sống): Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… rất có thể, tội lỗi của các ông này còn nặng hơn ông Phạm Văn Đồng ngày trước.
Tạm kết
Xung quanh việc tranh chấp chủ quyền của Quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và China mà hai bên đã lên án, phản bác lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông vừa rồi; dù muốn hay không nghĩ đến, nhưng người Việt hôm nay, phần nào phải công nhận rằng: Chính nghĩa đang dần thuộc về VNCH. Nếu như cho rằng, với mọi người trên Đất Nước Việt Nam thì “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, tối thượng”, thì chính nghĩa lại đang thuộc về VNCH.
clip_image002
Sắc lệnh (năm 1961 – sau 3 năm so với “công thư Phạm Văn Đồng”) của Tổng thống VNCH, đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam. Nguồn ảnh: facebook.com
Sau đây là một đoạn thể hiện điều nhận định trên, khi trong bài viết “Có sẽ bị “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông?”, của tác giả Dương Danh Huy, đăng trên trang Bauxite Việt Nam, ngày 11.6.2014, có đoạn:
“Một trong những điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam cho là hào quang của mình là vai trò của họ trong phong trào Việt Minh giành độc lập cho Việt Nam. Họ cũng cho rằng vai trò của họ trong cuộc chiến 1954-1975 là một hào quang. Nhưng giả sử điều thứ nhì có đúng đi nữa thì hào quang đó cũng có một bóng tối, đó là khi đối diện với câu hỏi “Có nói Hoàng Sa, Trường Sa là của dân tộc Việt hay không?” họ đã chọn trả lời sai. Dù trả lời sai đó có không làm cho Việt Nam mất chủ quyền pháp lý đi nữa, thì đó cũng là một bóng tối về luân lý. Nhưng, quan trọng hơn, nếu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà Việt Nam lâm vào tình huống phải “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông thì vị trí của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối, không hào quang nào có thể soi sáng nổi. Tất nhiên, điều quan trọng hơn tất cả là nếu điều đó xảy ra thì tương lai của Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối”.
Nếu như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay, không có những thay đổi táo bạo, mang tính quyết định, nhưng hợp với lòng Nhân Dân và xu thế lịch sử, tranh thủ thời cơ được sự ủng hộ của Nhật Bản, Hoa Kỳ… thì chính họ, chứ không phải ai khác, sẽ đóng đinh lên tấm ván thiên cho Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự vớt vát cuối cùng đối với danh dự những cá nhân phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đang nằm trong tay các vị thuộc Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.
13.6.2014
H.M.
Tác giả gửi Bauxite Việt Nam

..........

Phạm Chí Dũng : Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014.
REUTERS/Pablo Martinez Monsivais/Pool

Thụy My
Thời gian gần đây, đã có những chuyển động mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong các lãnh vực từ giáo dục, quân sự đến ngoại giao. Trong hoàn cảnh bị Bắc Kinh ức hiếp mọi bề, đặc biệt là tình hình Biển Đông luôn căng thẳng, phải chăng khuynh hướng ngả dần về phương Tây đang trở thành một xu thế không cưỡng lại được để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay ? Dư luận đang sốt ruột chờ đợi, vì có lẽ không còn nhiều thời gian cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà bình luận Phạm Chí Dũng về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay. Thưa anh, chính phủ Việt Nam vừa chấp thuận chủ trương cho thành lập trường đại học Fulbright của Hoa Kỳ. Theo anh đây có phải là một tín hiệu đáng quan tâm trong mối quan hệ Việt - Mỹ?
Vấn đề đại học Fulbright tuy chỉ là một việc nhỏ trong nghị trình làm việc giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng nếu chúng ta gắn kết sự việc này với những tín hiệu và chuyển động khác thì có thể thấy một “quyết tâm” nào đó, đang manh nha hình thành từ một nhóm chính khách nào đó trong đảng, nhằm thúc đẩy tiến trình giao hảo nhanh hơn đôi chút.
Vào năm 2013, ngau sau chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ý tưởng lập đại học Fulbright đã bắt đầu được nêu ra. Đây là đại học phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên rất có thể là khi đó quan hệ Việt - Mỹ mới chỉ tái khởi động nên tiến trình xây dựng đại học này vẫn khá chậm, và tính đến nay đã mất gần một năm.
Tuy nhiên tôi vẫn nhận ra một điểm khá đặc biệt: trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình các đại học và cao đẳng ở Việt Nam đã lạm phát đến 400 trường và do đó từ năm 2013 Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương không cho thành lập mới đại học, cả công lập lẫn tư thục, việc xuất hiện chủ trương “đặc cách” cho thành lập đại học Fulbright chính là một dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đang muốn chứng tỏ đôi chút thiện chí với Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ đe dọa Việt Nam từ Trung Quốc là quá lớn.
RFI : Anh vừa đề cập đến những chuyển động mang tính tín hiệu khác. Đó là tín hiệu nào vậy thưa anh ?
Chính xác là những tín hiệu được chủ động phát ra từ giới quân sự Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể nhận ra là không phải vô cớ mà chỉ hai tuần sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 và do sức ép liên tục từ Bắc Kinh đối với Hà Nội, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương - ông Locklear - đã bắn tiếng trên hãng tin Reuteurs về khả năng Mỹ và Việt Nam có thể hình thành “đối tác chiến lược”. Thành thật mà nói, trong tình cảnh nguy nan như hiện nay, một đối tác chiến lược đủ mạnh là một mơ ước của giới chính khách yếu đuối Hà Nội.
Vào năm trước, thỏa thuận chung Việt - Mỹ tuy bao hàm khá nhiều nội dung mang tính “toàn diện”, nhưng cần chú ý là mức độ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ “đối tác toàn diện” chứ không đề cập gì đến khả năng “đối tác chiến lược”. Nhưng một khi chính người Mỹ chủ động bắn tín hiệu về triển vọng đối tác chiến lược thì có thể hiểu điều đó bao gồm cả yếu tố an ninh và quốc phòng. Đặc biệt là quốc phòng - chính là điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và Bộ Quốc phòng quốc gia này đặc biệt trông dựa vào.
Vậy là một lần nữa, lại một lần nữa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra “giao lưu hải quân” ở Đà Nẵng. Vào tháng 4/2013, cuộc giao lưu này diễn ra một cách khiêm tốn chỉ với ba tàu hải quân của Mỹ “đến chơi”. Còn lần này, có vẻ không khí chộn rộn hơn, thậm chí Hải quân Mỹ còn giao lưu với cả sinh viên Việt Nam và được báo chí cấp tiến của Việt Nam dành cho những lời lẽ khá nồng nhiệt.
Chỉ có thể xây dựng một quan hệ chiến lược về quốc phòng với Mỹ, người Việt Nam mới nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh để đối phó với tham vọng khống chế Biển Đông và cả đất liền của Trung Quốc. Bằng chứng sống động và gần gũi nhất là mới vào cuối tháng 4/2014 ngay trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Philippines, hai quốc gia này đã ký kết với nhau một bản hiệp ước về tương trợ quốc phòng.
Ngay lập tức, những động tác “ném đá dò đường” của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ của Philippines lắng hẳn đi, còn Manila tuyên bố không ngần ngại tiếp tục chương trình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và trong thực tế họ đã bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Philippines.
Chúng ta cũng thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam lại chọn Manila - nơi diễn ra một diễn đàn kinh tế về hình thức - để lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đủ cam đảm đưa ra nhận xét về “hữu nghị viển vông” đối với Trung Quốc. Đó là bằng chứng gần nhất và sáng nhất cho thấy Thủ tướng Dũng không còn đường lùi. Đường tiến duy nhất của ông ta hiện nay và trong ít ra vài năm tới chỉ còn là tình hữu nghị không hề viển vông từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
RFI : Sau sự bắn tiếng của Tư lệnh Locklear, đến lượt Tổng thống Obama lên tiếng. Đây có phải là tín hiệu không hề viển vông không thưa anh ?
Đó là tín hiệu tốt lành, nhất là trong bối cảnh quá nhạy cảm hiện thời. Nếu Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên lên tiếng “thoát Trung” trong hai nhiệm kỳ thủ tướng của ông, thì Obama cũng lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ tổng thống nói thẳng về khả năng Mỹ có thể đưa quân đến biển Đông. Điều quân để làm gì? Tất nhiên để bảo vệ sự an toàn của công dân Mỹ ở ngoài biên giới Mỹ. Nhưng người Mỹ còn thòng thêm một câu vốn là truyền thống của họ: bảo vệ các đồng minh của Mỹ. Như vậy ai là đồng minh của Mỹ?
Chúng ta đã thấy bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đã cộng tác quân sự với Mỹ từ hơn ba chục năm qua. Còn Philippines cũng là một đồng minh quân sự và được Mỹ bảo vệ cho đến giờ này. Tất cả những quốc gia ấy có bị Trung Quốc hiếp đáp như đối với Việt Nam không? Câu trả lời là không hoặc rất ít. Âu đó cũng là một bài học phản tỉnh cho Nhà nước Việt Nam khi họ chọn quan hệ đu dây mà chẳng đi tới đâu, thậm chí còn bị lật ngửa như mới đây.
RFI : Có phải vì không đi tới đâu trong mối quan hệ đu dây mà Hà Nội đã quyết định để Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đi Mỹ ?
Đây lại là tín hiệu phản hồi, xuất hiện từ phía Việt Nam. Hầu như ngay sau khi Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương Locklear lên tiếng về triển vọng “đối tác chiến lược”, một cuộc điện đàm trực tiếp đã diễn ra giữa ông Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tất nhiên người ta có thể hiểu đó là cuộc điện đàm do ông Minh chủ động đề xuất. Nhưng khác hẳn với lời đề xuất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh “đàm phán” mà đã bị Tập Cận Bình thẳng thừng từ chối, theo một tiết lộ của báo The New York Times, ông Phạm Bình Minh đã lập tức nhận được lời mời “thăm Hoa Kỳ” của ông Kerry. Sự việc này lại diễn ra ngay sau lời tuyên bố có vẻ hơi can đảm của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Manila về thực chất mối quan hệ Việt - Trung.
Người ta cho rằng rất có thể nhóm chính khách ưu tiên chọn lá bài phương Tây đã quyết định phải hành động, phải tiến một bước đủ dài và đủ mạnh để thoát khỏi cái bóng nặng nề vẫn kềm tỏa họ từ lâu nay. Mà muốn như vậy thì chỉ còn cách đi Washington chứ không thể cứ mãi ngồi họp ở Văn phòng trung ương đảng được.
RFI : Nhưng cho tới nay, ông Phạm Bình Minh vẫn chưa đi Mỹ, cũng chưa có lịch trình công du Hoa Kỳ nào được công bố ?
Đây là một bí ẩn. Trước đây có thông tin là ông Phạm Bình Minh đã “xếp hành lý vào va-li” và chỉ còn chờ lên đường ra sân bay Nội Bài. Thế nhưng việc cho tới giờ vẫn bặt tăm hơi chuyến đi Mỹ của ông lại cho thấy một điều gì đó không được ổn lắm. Giới quan sát bình luận rằng có khả năng ông Minh không nhận được sự đồng thuận từ một số ủy viên nào đó trong Bộ Chính trị, cho dù thủ trưởng trực tiếp của ông Minh là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể còn sẵn sàng đi xa hơn cả nước Mỹ.
RFI : Thủ tướng Việt Nam còn có thể đi xa đến đâu, theo anh ?
Đến đại hội 12 của đảng vào năm 2016, vì ngay trước mắt có vẻ đại hội này còn quan trọng hơn cả TPP và vấn đề đối tác chiến lược với Mỹ. Nhưng muốn tiến đến đại hội 12 với vị thế một ứng cử viên nặng ký cho chức vụ cao nhất trong đảng, ông Dũng lại phải được lòng dân chứ không chỉ được lòng đa số các ủy viên trung ương. Tôi cho rằng ông Dũng đang phải ngày càng lập trình về yếu tố lòng dân.
Vào thời nhà Hồ bị quân Minh đe dọa, khi Hồ Quý Ly ước ao “có được trăm vạn quân để chống giặc Minh”, con trai Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã trả lời cha “quân không thiếu, chỉ sợ lòng dân không theo”. Quả báo đã đến với nhà Hồ khi dân chúng, vốn trước đó bị triều đình đàn áp tàn bạo, đã không còn thiết tha gì với vận mệnh xã tắc. Khi gần một trăm vạn quân Minh tràn vào nước Nam, nhà Hồ chỉ cầm cự được hơn 6 tháng thì thảm bại. Đất nước bị nô thuộc, còn cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa thẳng về Trung Quốc.
Bây giờ cũng tương tự vậy thôi. Nếu một cuộc chiến tranh được kích động từ Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có thể dựa vào 3/4 trong số gần 200 ủy viên trung ương đảng để chiến đấu, hay ông ta phải dựa vào 90 triệu dân chúng? Có lẽ đó là lý do để ông Dũng trở thành người duy nhất trong bộ tứ triều đình đưa ra một vài tuyên bố có vẻ cứng rắn đối với Bắc Kinh. Và đó cũng là lý do để ông thấy rằng nếu không biết khoan sức dân thì đến một ngày nào đó sẽ chẳng còn ai đi biểu tình chống Trung Quốc hay chiến đấu với Trung Quốc.
RFI : Điều anh vừa nói có phải là lý do để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù đã gật đầu với việc cấm và đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc vào ngày 18/05/2014, nhưng lại chủ động đề nghị Quốc hội đưa Luật Biểu tình vào chương trình luật năm 2015, thay vì để đến năm 2020 như dự kiến cách đây có vài tháng ?
Chính xác là như vậy. Một sự thay đổi đột ngột đến mức khó tin từ phía ông Dũng. Mới vào đầu năm 2014, Chính phủ đã dự kiến sẽ chỉ ban hành Luật Biểu tình sau năm 2016, và theo lộ trình là phải đến năm 2020 mới ra được luật này. Trước đó vào năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam cũng như gây ra hàng loạt thương vong cho ngư dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn trước Quốc hội và trở thành người đầu tiên trong Bộ Chính trị yêu cầu cần có luật biểu tình. Thế nhưng từ đó đến nay tất cả vẫn im hơi lặng tiếng, dự thảo Luật Biểu tình được giao cho Bộ Công an soạn thảo nhưng tới giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu. Còn ông Dũng có vẻ chẳng còn giữ được “quyết tâm” của ông về ban hành luật này.
Tất cả hầu như là một sự bất nhất đến khó mà cảm thông và còn như sỉ nhục đối với quốc dân đồng bào. Ngay vào kỳ họp Quốc hội tháng 11/2013 khi thông qua Hiến pháp mới, Luật Biểu tình đã không hề được đả động. Nhưng đến tháng cuối của năm 2013, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - lại bất ngờ thông báo là Quốc hội có thể sẽ ban hành Luật Lập hội và Luật Biểu tình « trong thời gian tới ». Thời gian tới là khi nào thì chẳng ai làm rõ. Hay theo cái cách của Hiến pháp năm 1992, đến nay đã hơn hai chục năm mà vẫn chẳng một ai luật hóa các quyền tự do lập hội và tự do biểu tình?
Nhưng bây giờ thì đúng là “gặp thời thế, thế thời phải thế” - như cụ Ngô Thời Nhậm đã phán. Đến như một ông nghị có truyền thống “phản biểu tình” như Hoàng Hữu Phước mà cũng thay đổi quan điểm chuyển sang ủng hộ Luật Biểu tình chỉ sau một đêm, thì chúng ta có thể thấy thời vận đang thay đổi nhanh thế nào. Khi báo chí trong nước hỏi lý do vì sao ông Phước lại thay đổi quan điểm đột ngột như vậy, ông ta lập tức trả lời rằng đó chỉ là cách hiểu khác nhau về ngôn từ.
Hẳn là tình thế đã trở nên bức bách đến mức mà một đại biểu Quốc hội “kiên cường” như Hoàng Hữu Phước mới phải thay đổi, còn những tờ báo kiên định nhất của đảng cũng mới bắt đầu hé lộ ý tưởng “chấp nhận các khuyến nghị UPR”. Tôi cho rằng đây cũng là một tín hiệu mới. Nếu vào cuộc UPR (kiểm điểm định kỳ phổ quát) vào tháng 2/2014 ở Thụy Sĩ, phái đoàn Hà Nội còn hùng hồn tuyên bố Việt Nam đã thực hiện đến hơn 80% khuyến nghị của các quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì nay giọng điệu của Bộ Ngoại giao có vẻ đã đổi khác. Âu đó cũng là một sự cách điệu về ngôn từ.
RFI : Với những tín hiệu cách điệu đó, anh có hy vọng câu chuyện dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tới?
Vấn đề này lại phụ thuộc vào một tín hiệu khác là Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ mới diễn ra ở Washington vào giữa tháng 5/2014.
Cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái là Tom Malinowski, phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.
Điểm đáng ghi nhận đầu tiên chính là sự có mặt trực tiếp của chính Tom Malinowski sau cuộc đối thoại vừa qua, trong khi sau cuộc đối thoại năm ngoái đã không hề xuất hiện Dan Baer - trưởng đoàn Mỹ. Cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ năm 2013 cũng chỉ là bắt đầu cho mối quan hệ được tái lập sau thời gian bị bỏ ngỏ, và vào thời điểm đó các viên chức Mỹ có vẻ không hề hài lòng trước sự trì hoãn cố tật của phía Việt Nam. Dan Baer còn không được gặp gỡ một số nhân vật bất đồng chính kiến mà ông đề nghị đến thăm.
Nhưng vào năm nay thì khác hẳn. Tháng 3/2014, bà Wendy Sherman Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về chính trị còn được gặp Hội Anh em Dân chủ - một tổ chức dân sự độc lập ngay tại Hà Nội. Vào ngày 20/5/2014, Phái đoàn Liên minh châu Âu cũng lần đầu tiên tổ chức được một cuộc hội thảo với một số hội đoàn dân sự độc lập của Việt Nam ngay tại Hà Nội, tạo nên một sự kiện chưa từng có đối với xã hội dân sự ở đất nước này.
Còn sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vừa qua, Tom Malinowski nhận định: “Sở dĩ có hy vọng cao rằng Đối thoại Nhân quyền năm nay đạt tiến bộ, xuất phát từ đối thoại TPP. Cho nên, cuộc Đối thoại Nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay”.
Thực ra chúng ta có thể chuẩn bị nâng ly chúc mừng Nhà nước Việt Nam. Lần gặp gỡ của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào đầu tháng 6/2014 - một tháng sau Đối thoại Nhân quyền - đã phác ra một bức tranh không đến nỗi quá xấu xí: TPP có cơ hội được kết thúc vào cuối năm nay, và do đó người Việt cũng có thể tạm gột rửa vết dơ Trung Quốc trên mặt mình.
Thậm chí Tom Malinowski còn cho rằng “Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự”. Quả thực, nửa cuối năm nay có vẻ là cơ hội gần cuối cho giới đàm phán Hà Nội, vì nếu đến năm sau khi tất cả các ứng cử viên Hoa Kỳ đều phải tất bật vì chuyện vận động tranh cử, sẽ chẳng còn mấy ai tha thiết vận động cho Việt Nam vào TPP nữa.
Tom Malinowski còn nêu ra một ví von ẩn dụ rất tượng hình: “Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn”. Chúng ta nên đặc biệt để ý đến câu nói này. Ví von này mang một phong cách mà chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh tự tin của giới chính trị gia phương Tây.
Biểu đạt cảm hứng này cũng gián tiếp cho thấy chưa bao giờ từ năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam phải chứng kiến một Nhà nước Việt Nam cô đơn và chia rẽ đến thế, bất chấp phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và hàng chục đối tác chiến lược toàn diện mà nhà nước này đã “dày công vun đắp” suốt hàng chục năm qua. Họ cô đơn trước quốc tế và cô độc trước cả dân chúng của họ.
Với quốc tế và với đa số trong giới nghị sĩ Mỹ, sẽ không thể có TPP cho Việt Nam nếu không có nhân quyền. Và với 153 nghị sĩ chiếm đến 2/3 đảng Dân chủ vừa nêu ra một thư yêu cầu đối với Đại diện thương mại Mỹ, sẽ không thể có TPP nếu Việt Nam không chấp nhận thành lập công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân. Những người cầm quyền Việt Nam không thể cứ đẩy người dân vào nỗi cô độc vô cùng tận để trám chỗ cho nỗi cô đơn chưa biết làm cách nào giải tỏa của chính thể.
RFI : Lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, trưởng đoàn Hoa Kỳ nhắc tới từ “quân sự” nhằm khẳng định quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền. Làm cách nào và ai sẽ xử lý cuộc “khủng hoảng Việt Nam” lần này?
Không ai có thể làm thay cho Nhà nước Việt Nam. Nếu một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như Phùng Quang Thanh đã gây phản cảm nặng nề nơi công luận, bởi biểu hiện buồn thảm và sợ sệt đến thế của viên đại tướng này trong những lời ve vuốt “nước bạn” tại Diễn đàn Shangri-la, làm sao chính thể cầm quyền ở Việt Nam có hy vọng gì dùng quân đội để đối đầu với một lực lượng quân sự đông gấp 3-4 lần của Trung Quốc, nếu một cuộc chiến tranh mang tên “Mười sáu chữ vàng” xảy ra?
Tôi xin nhắc lại câu lời tự sự của Trưởng đoàn đàm phán đối thoại nhân quyền Mỹ: “Liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được”, và “Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới”. Trong hoàn cảnh nguy cơ từ Trung Quốc ngày càng cận kề, nếu nhà nước và giới quân sự Việt Nam không hành động nhanh chóng, quyết đoán với đôi chút thành tâm, họ sẽ mất đi chút ít cơ hội còn lại và rơi vào lịch sử của nhà Hồ mất nước.
Tuy nhiên với tín hiệu từ cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào tháng 5/2014, tôi có thể hy vọng rằng những ngày sắp tới, hay chính xác là những tháng sắp tới sẽ có được một số chuyển biến. Tôi có cảm giác rằng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại vừa đạt được một thỏa thuận không chính thức nào đó, theo đó sắp tới sẽ có thêm một đợt thả tù nhân lương tâm, tiếp theo đợt thả tù chính trị trong hai tháng Ba và Tư năm nay.
Xu hướng ngả dần về phương Tây cũng dần phải trở thành một xu thế không cưỡng lại được, bất chấp một lực lượng nhân sự “thân Trung” nào đó vẫn có thể tìm cách phá bĩnh. Tiến độ này sẽ cho thấy xu thế hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được nâng dần về cấp độ, và không loại trừ sự có mặt dày hơn và có ý nghĩa răn đe hơn của Hạm đội 7 ở Biển Đông trong thời gian tới.
Nhưng muốn có được những kết quả đó, nội bộ Việt Nam phải có một đột biến về nhân tố khởi phát cho chuyển động. Nhiều người đang nhìn vào ông Nguyễn Tấn Dũng như một nhân tố có thể xử lý “khủng hoảng Việt Nam”. Thế nhưng cũng nhiều người không kém lại cho rằng ông Dũng chỉ là vị lãnh đạo viển vông khi nêu ra tính từ “viển vông” đối với Trung Quốc, trong khi thực chất ông ta sẽ chẳng làm gì hết.
Nhưng làm gì thì làm và nói gì thì nói, thật ra thời gian chẳng còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào. Đã đến lúc cần xác định rằng đã qua thời kỳ “Lũ chúng ta nằm trong giường chiếu hẹp” mà phải thật sự tiến ra đường phố với một lòng thành tâm tối thiểu, cùng một quyết tâm không nhìn về phía sau. Chỉ có thế mới đảm bảo tương lai chính trị cho các chính khách Việt Nam và cũng là phần nào cứu nguy cho cái dân tộc Việt quá nhiều đắng cay này.
Còn nếu giới chính trị cứ bùng nhùng như hiện nay thì tương lai của họ chắc chắn sẽ là “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.
RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ về vấn đề những tín hiệu mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

Copy từ: RFI


.............